Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:54:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290615 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #140 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 01:10:01 pm »

@lexuantuong: theo cách của bạn, tôi đã vào mạng tìm danh sách LS tại NTLS xã Triệu Long thấy có mấy trường hợp muôn trao đổi với bạn:
1. LS Đinh Khắc Chúc sinh năm 1942 Phù Lễ Thủy Nguyên HP hy sinh 1982: có phải anh Chúc ct c3/d1/e101/f325 nhà mình không? Sao lại HS năm 1982?
2. LS Nguyễn Đăng Quế HS 23/11/1973: có phải Quế lớp Thông gió K15ĐHXD Hà Nội không?
3. Có một số LS HS sau 1975 mà toàn quê ở xa cả, có phải sai năm HS không?

Theo DS mà mình có trong tay thì:

- LS Đinh Khắc Chúc sinh năm 1942, C trưởng c3/d1/e101, quê Phả Lễ, Thủy Nguyên, HP. HS tháng 10/1972. Bản đồ ở nhà nên chưa kiểm tra được Phả Lễ hay Phù Lễ.

- Mình không biết Quế có phải quân DHXD không? Trong DS không có quê, không đơn vị chỉ có mỗi e101. Hy sinh 23/11/1973 chắc không phải vì tháng 11/1973 ở khu vực này có đánh nhau nữa đâu.

- Trong DS của mình không có ai quê ở xa mà HS sau năm 1975, chắc là sai.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #141 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2011, 02:24:16 pm »

@lexuantuong: đúng là ở huyện Thủy Nguyên không có xã Phù lễ nhưng lại có cả Phả Lễ và Phục Lễ. Chắc là LS Đinh Khắc Chúc ở xã Phả Lễ  như trong danh sách của cậu. Mà tại sao họ lại làm ăn thế nhỉ, nhiều sai sót quá.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #142 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 10:02:18 am »

   
    Gửi bác chienc3.1972 & thaiminhhung,

   Rất vui được gặp va trao đổi trên diễn đàn, nhất là các bác đã cho những lòi góp ý về bài viết của tôi.
   Nhờ các bác CCB XD , cho tôi tư liệu về LS Huỳnh khi còn học, nhập ngũ v.v... Tôi muốn chấp nối một số sự kiện để có thể viết về   LS   ấy.

Chào, nguyenhuuluanc17
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #143 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 10:33:57 am »

   
    Gửi bác chienc3.1972 & thaiminhhung,

   Rất vui được gặp va trao đổi trên diễn đàn, nhất là các bác đã cho những lòi góp ý về bài viết của tôi.
   Nhờ các bác CCB XD , cho tôi tư liệu về LS Huỳnh khi còn học, nhập ngũ v.v... Tôi muốn chấp nối một số sự kiện để có thể viết về   LS   ấy.

Chào, nguyenhuuluanc17

Thứ bẩy này 28/5 đến nhận KNC của QT trao tặng tại BT HCM bạn sẽ gặp được những anh em DHXD trong đó có Lê Cường là người học cùng lớp với Huỳnh là rõ nhất.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #144 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 11:14:07 am »

@nguyenhuuluanc17: Tôi nghĩ rằng mỗi dòng chúng ta viết trên diễn đàn này là tài sản chung của Quân sử Việt Nam. Về một vấn đề có thể bác viết, có thể tôi viết, có thể chúng ta cùng viết tùy vào cảm xúc của mỗi người. Khi đó (và khi nào cũng vậy) tính chân thực được đặt lên hàng đầu. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay tại sao vẫn có rất nhiều người kể cả các bạn rất trẻ vẫn bỏ nhiều thời gian vào đọc các bài viết trong Quân sử Việt Nam? Bởi vì theo tôi, họ và cả chúng ta tìm thấy ở đó những suy nghĩ thật, những sự việc thật do chính những người trong cuộc thực hiện hoặc trực tiếp chứng kiến thực hiện...Để viết về LS Lê Văn Huỳnh thì đã có một số bài báo rất cảm động của cánh nhà báo chuyên nghiệp thông qua tư liệu của anh em chiến hữu của LS cung cấp. Gần giũi nhất với LS Lê Văn Huỳnh, LS Nguyễn Trần Được là các bác lexuantuong1972, Lê Cường ở Đại học kinh tế Quốc Dân, bác nên tiếp xúc với các bác ấy để lấy tư liệu. Thực ra LC cũng là một cây viết xuất sắc đấy, chắc là còn bận làm tiền nên chưa viết đó thôi. Mong được đọc tiếp những bài viết của bác.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #145 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2011, 02:39:30 pm »


   Gửi  tới  CB chienc3.1972,

Tôi nghĩ rằng mỗi dòng chúng ta viết trên diễn đàn này là tài sản chung của Quân sử Việt Nam. Về một vấn đề có thể bác viết, có thể tôi viết, có thể chúng ta cùng viết tùy vào cảm xúc của mỗi người. Khi đó (và khi nào cũng vậy) tính chân thực được đặt lên hàng đầu
   Trước hết tôi  cũng  nghĩ  như những người đã trực tiếp tham dự cuộc chiến , có khác chăng là tại  Quảng trị và  là những CCB sinh   viên khoác áo lính.
 Có thể nhiều nhà báo , cây viết chuyên nghiệp đã viết về một sự kiện nào đó  hay một người nào đó đã biết trong chiến trận ,  nhưng  cá nhân tôi muốn viết ( có thể như vậy ) dưới tư cách là một người lính, một người đồng đội cùng trận chiến,  và còn lại .
   tôi có đọc, có nghe một số bài viết nhưng  chưa thấy thuyết phục, còn có những điều  là cảm nhận .

 Đầu tiên là  nghĩ về  người đã ngã xuống và không thể nói những điều muốn nói của họ và cũng  chỉ có thể nói lên được phần nào điều đó.

Chào, nguyenhuuluanc17


Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #146 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 08:50:06 am »

Bác ChiếnC3 & Bác Luân ạ
Chúng ta là những CCB SV  đã chiến đấu tại Quảng Trị, may mà chúng ta vẫn còn sống đến hôm nay và có hiểu biết một chút về Công nhệ thông tin thì chúng ta mới lên được diễn đàn QSVN để trao đổi. Có người viết rất hay do có tư chất của nhà văn, có người viết hay vừa và không được hay lắm, nhưng những điều chúng ta trao đổi trên mạng phải là những sự thật bởi vì còn rất, rất nhiều người đọc. Mỗi người trong chúng ta phải tự làm chủ bản thân và những cảm xúc của mình khi viết những dòng tâm đắc nhất để mọi người cùng đọc. Viết càng nhiều càng tốt miễn là làm rõ thêm những khó khăn ác liệt, gian khổ, và những câu chuyện vui của thế hệ chúng ta đã trải qua, nhằm mục đích "ôn nghèo kể khổ" giúp chúng ta giải toả tâm lý, tìm được thêm một niềm vui trong cuộc sống.
Chào các Bác hẹn thứ Bẩy 28/5 chúng ta gặp nhau để tiếp tục trao đổi. Thái Minh Hùng
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #147 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2011, 11:43:04 am »

những điều chúng ta trao đổi trên mạng phải là những sự thật bởi vì còn rất, rất nhiều người đọc. Mỗi người trong chúng ta phải tự làm chủ bản thân và những cảm xúc của mình khi viết những dòng tâm đắc nhất để mọi người cùng đọc. Viết càng nhiều càng tốt miễn là làm rõ thêm những khó khăn ác liệt, gian khổ, và những câu chuyện vui của thế hệ chúng ta đã trải qua, nhằm mục đích "ôn nghèo kể khổ" giúp chúng ta giải toả tâm lý, tìm được thêm một niềm vui trong cuộc sống.

     Tôi có cùng suy nghĩ với ThaiMinhHung, những gì viết ra phải là sự thật cho dù nó có thô thiển và xấu xí.

     Một người bạn của tôi nói: "văn mình viết ra như hoa dại mọc trên đất hoang". Chất của nó thế. Nếu đem vào trồng trong vườn và chăm bón cẩn thận thì liệu nó có sánh được với những loại hoa khác rực rỡ màu sắc và hương thơm ?

     Nói gì thì nói, Cái chất của hoa cỏ dại thì hoa trong vườn lại không bao giờ có được. Tôi nghĩ, cứ để nó nguyên chất y như nó vốn có như vậy.
Logged

thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #148 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2011, 10:26:22 am »

Những CCB SV ĐHXD còn nhớ không ? Mùa hè năm 1972 vào ngày này cách đây 39 năm chúng ta tạm biệt mái trường thân yêu để gác bút nghiên lên đường vào quân ngũ. Có một số các anh K12, và các thầy giáo được ở lại chuyển sang các đơn vị khác còn lại anh em từ k16 đến k13 lên đường vào Quảng Trị  tham gia chiến dịch bảo vệ Thị xã-Thành cổ  81 ngày đêm, nhiều người đã không trở lại về trường thân yêu , họ đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho Tổ Quốc để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình và bè bạn. Ngày mai 28/5/2011 các CCB SV ĐHXD tổ chức lễ đón nhận Kỷ niệm chương chiến sĩ Bảo vệ Thị xã Thành cổ Quảng Trị 1972 do UBND tỉnh Quảng Trị trao tặng. Chúng ta sẽ gặp nhau để nhớ lại những ngày đã cùng  sống, học tập, chiến đấu bên nhau, cùng đồng cam cộng khổ, điếu thuốc,nắm cơm, ngụm nước cùng chia sẻ. Ngày mai chúng ta sẽ cùng được hát vang những bài hát mà chúng ta đã hát trên đường hành quân, lúc chiến đấu, sẽ cùng nhau uống rượu để mừng cho chúng ta những người may mắn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Chúng ta phải tiếp tục sống và mạnh khoẻ để cố gắng làm những điều mà chúng ta chưa làm được, những điều mà những người đã khuất gửi gắm cho chúng ta. Các CCB ơi ! nhớ đến đông đủ để cho vui .
Ngày 27 tháng 5 năm 1972 - ngày 27 tháng 5 năm 2011   .
Thái Minh Hùng
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2011, 10:43:25 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #149 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2011, 10:47:37 am »

Nguyễn Như Thìn vừa gửi cho tôi thêm 1 bài nữa

Tôi là – cái ba-lô
[/b]

Nguyễn Như Thìn

          Tôi là cái ba-lô. Tôi sinh ra ở Mỹ, trên một dây truyền sản xuất quân trang hiện đại. Các kỹ sư tài giỏi đã dầy công nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ra tôi để phục vụ cho chiến tranh được tốt nhất. Về hình dáng, trông tôi hầm hố với những đường nét gân guốc phong trần. Về công năng, tôi lại càng vượt trội so với đồng loại. Chẳng cần khiêm tốn làm gì, tôi xin kể ngay đây. Trước hết là hai cái quai, nó được trần một lớp bông hóa học dầy, rất êm ái khi đặt lên vai người lính. Giữa hai quai là hai cái khóa rất đơn giản. Khi mang nặng, lúc cần hạ xuống nghỉ ngơi, người lính chỉ cần giật nhẹ hai cái tai, khóa bung ra, tôi tiếp đất thật  nhẹ nhàng. Sau lưng tôi là ba túi cóc cũng như nhiều đồng loại. Nhưng khác biệt là, khóa của  túi cóc, không  phải  dây buộc như mấy thằng Trung Quốc, hay  bằng  đồng vừa nặng vừa rắc rối như mấy anh bạn màu ô-liu quai ngắn, đồng hương. Khóa của tôi vừa  cài lại vừa bấm, bằng nhựa nhẹ, rất thuận tiên cho lính tùy thích sử dụng. Trên vai tôi là cái nắp được may bằng hai lớp vải tráng cao su, tạo thành một cái túi bí mật đựng những tài liệu giấy tờ, chống nước rất hữu hiệu.  Đặc biệt, tôi được dệt bằng sợi tổng hợp má lính  quen  gọi là vải dù. Nó rất  nhẹ, chịu được nước và rất chóng khô khi chẳng may dính nước.
 
        Váo những năm 70 của thé kỷ trước, tôi xuất xưởng, thằng tân binh khoác chiếc áo màu cỏ úa mới tinh là tôi xuống tầu  sang Việt Nam tham chiến. Ban đầu, chủ tôi là một viên sĩ quan trẻ  trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Khí hậu miền Trung Việt Nam thật khắc nghiệt. Khi thì gió Lào cát trắng, nắng giòn quân phục, lúc thì mưa lũ, trắng xóa cả mặt đất và bầu trời . Chỉ một năm nếm mùi trận mạc, nước da tôi nhanh chóng ngả sang  màu cỏ chết.  Quảng Trị , mùa hè đỏ lửa năm 1972, đại đội của viên sĩ quan trẻ tử trận non một nửa. May mắn thoát chết, anh  ta cõng tôi chạy tới tận sông Mỹ Chánh. Rồi nhờ có hỏa lực mạnh của đồng minh, tôi lại theo viên sĩ quan  phản kích tới gần bờ nam sông Thạch Hãn. Nhưng, cái ngày định mệnh 27 tháng 1 năm 73, trận Cửa Việt, viên sĩ quan tử trận. Tôi bị bỏ rơi lăn lóc trên bãi cát trong một đêm lửa đạn kinh hoàng. Sóng giận dữ mấy lần lôi tuột tôi xuống biển khơi, rồi lại ném tôi phơi lưng trên triền cát trắng, thật tủi nhục.

       Sáng ra, một anh lính Giải Phóng trẻ đi ngang qua, có lẽ vì hình thù kỳ dị và những công năng hiển hiện của tôi mà anh không bỏ qua. Tháo cái khung sắt vừa nặng lại chẳng mấy tác dụng quẳng xuống biển,  ông chủ mới  thu nạp tôi. Kể từ đây, cuộc  đời tôi rẽ sang một trang mới  lắm gian truân.

       Năm 73 sau Hiệp định Pari , tạm yên tiếng súng.  Nằm trong lán, thẳng hàng  với chục thằng không cùng chủng tộc, tôi luôn bị dòm ngó, đố kỵ, dèm pha. Nhất là khi cấp trên xuống kiểm tra điều lệnh nội vụ. Bọn chúng vuông thành, sắc cạnh, nằm nghiêm tăm tắp. Còn tôi, chẳng giống ai, chỗ cần tròn thì lại vuông mà chỗ cần vuông thì lại cứ cong  như  trêu ngươi mấy sếp.Vì tôi, tiểu đội của ông chủ chẳng mấy khi đạt điểm thi đua. Mà nhìn mấy thằng đồng đội bất đắc dĩ thật đáng ghét. Lúc còn trận mạc, nom chúng dúm dó, bẩn thỉu và hôi hám. Vậy mà giờ đây, ngực căng tròn , chúng cứ dương dương tự đắc sáng lòa. Ngữ này chỉ hợp với thời bình thôi. Tôi nghĩ thế. Lo sợ vì thi đua mà ông chủ  quẳng quách tôi vào đống rác. Nhưng không, ông là người thực tế, thành tích thi đua chỉ là trò vớ vẩn. “Hay,  hay không đến cửa công mới biết”. Mà cũng chẳng cần chờ đến ngày trận mạc. Cơn bão số 7 năm 74, mưa như hắt nước vào mặt, gió như tát thẳng vào tai, đại đội hành quân dã ngoại, nửa đêm hạ trại giữa rừng già. Lính  vừa đói vừa rét. Ướt như chuột lột, riêng tôi thì không. Cái bật lửa và mấy cuốn nhật ký, mà ông chủ quí hơn vàng trong túi bí mật vẫn khô nguyên. Hơn nửa tiếng sau tiểu đội ông chủ tôi đã có cơm ăn, cũng chừng ấy thời gian, tiểu đội đã có chỗ nằm, trong khi, đội bạn vẫn rét run, chạy đi, chạy lại, xin lửa rối rít. Cũng tài thật, ngoài trời vẫn mưa gió bão bùng.

     Đầu năm 75 tôi theo ông chủ đi chiến dịch xuân hè. Một đêm tháng giêng rét mướt, tối như bưng, đại đội vượt sông Ba Lòng . Nước lạnh  giá như đóng băng. Bất ngờ phao của ông chủ tôi bị rách. Ông chủ  bơi giỏi lắm, tính mạng chắc chẳng đáng ngại. Nhưng còn súng đạn…Tôi cố gồng mình lên, lớp vải dầy liên kết lại,  trở thành một cái phao bất đắc dĩ đưa ông chủ sang tới bờ. Tôi đã cứu ông một bàn thua trông thấy. Có lẽ, ngựa Xích thố cứu Quan Công cũng chỉ đến thế là cùng. Kể từ đấy, tình cảm giữa ông và tôi càng thêm sâu nặng.  Tôi theo ông dong ruổi khắp các nẻo đường chiến dịch. Đến giữa tháng tư năm 75,  trứơc cửa ngõ Phan Rang, tôi bị thương. Một mảnh bom găm vào sườn trái, thủng một lỗ. Ông chủ tôi xót xa lắm, ông không nói gì, chỉ vuốt vuốt chỗ đau . Mặc dù bị thương, song tôi vẫn cố theo ông đến tận Sài Gòn. Thật là vui, ngày đại thắng…Nhưng lắm lúc cũng thấy thật buồn tủi. Thỉnh thoảng đại đội lại báo động đột xuất. Chúng tôi bị lôi ra một con phố nhỏ, lộn ngược hết cả ra, xấu hổ quá, chẳng khác gì cởi truồng trước bàn dân thiên hạ. Chắc các thủ trưởng sợ, chúng tôi chứa văn hóa đồi trụy chăng?

      Thôi vứt quách hết nỗi buồn phía sau, tôi ôm lưng ông chủ ra Bắc. Ông được ra quân trở về trường cũ. Tuyệt vời ! Từ ga Hàng Cỏ thả bộ về nhà, dân thủ đô nhìn chúng tôi như người ngoài hành tinh. Chắc cả  chủ lẫn tớ trông đều quái dị lắm. Mà cũng phải, sau bốn năm trận mạc, không quái dị một chút  mới là lạ. Ngay cả nhũng  người thân của ông chủ, cũng nhìn tôi không mấy thiện cảm, đặc biệt là bà mẹ. Dường như tôi là hiện thân của chiến tranh, của chết chóc, của mất mát đau thương.( Anh trai ông chủ tôi vĩnh viễn không trở về). Nếu biết tôi mang quốc tịch Hoa kỳ, chắc bà còn ghét tôi lắm. Một chiều mưa gió, bà gói gém tôi cùng với thằng Xanh-tuya-rông, cái bi đông và con dao găm,  sao bà ghê sợ và ghét con dao thế, ném vào thùng rác. Cỏ lẽ bà nghĩ, hết chiến tranh rồi, lũ chúng tôi chỉ gây thêm phiền toái mà  thôi. Cũng may, ông chủ tôi phát hiện, giấu biến chúng tôi lên gác xép cao tít.

     Những tưởng cuộc đời tôi được an bài từ đấy. Nhưng không,  năm 1979 chiến tranh biên giới lại nổ ra . Thằng  em ông chủ  lại ra trận. Nó ngỏ lời xin mang tôi theo để lấy may. Ông chủ  tần ngần giây lát, có lẽ  không lỡ  rời xa tôi . Nhưng rồi ông cũng chẳng giữ tôi lại nữa, chiến sự  đang cần tôi mà, như ngựa chiến ngửi thấy  mùi thuốc súng... Tiễn thằng em với ánh mắt trìu mến, nhìn chúng tôi lầm lũi lên đường, chút nữa ông  rơi nước mắt. Đất nước ơi sao mà khổ thế.

     Tôi lên Vị Xuyên, chứng kiến những trận đánh đẫm máu và ác liệt chẳng kém gì khi ở với ông chủ. Tôi lại bị thương. Nhưng lần này, có bàn tay dịu dàng của một  sơn nữ mạng vá lành lặn, vết thương  như thêu hoa kết gấm. Thỉnh thoảng bị  nhẹ một tý  thế này, kể  cũng thú vị. Chiến tranh biên giới rồi cũng kết thúc, cùng thằng em ông chủ, tôi lại trở về đất kinh kỳ. Vẫn đôi mắt trìu mến ấy, ông chủ đón chúng tôi tận cửa ngõ . Tôi tin rằng, tình cảm ông dành cho chúng tôi là 50/50.

     Giờ ông chủ tôi đã già, tóc đã bạc, chân đã yếu, mắt cũng mờ, vì bệnh tật và tuổi tác. Tôi cũng đã, quá bạc màu theo năm tháng, chỉ muốn mãi mãi nằm trên căn gác xép ẩm mốc, đánh bạn với lũ chuột nhắt  tinh quái.  Tôi rất sợ phải ra trận lần nữa, rất sợ những mảnh gang nóng chết người… Thỉnh thoảng ông chủ lại lôi tôi xuống, vuốt ve ngắm nghía. Đôi mắt sáng long lanh. Ông như sống lại những năm trai trẻ hào hùng. Ôi đôi mắt, đích thị là của người đang lên đồng. Tôi dám chắc, mặc dù đã ở tuổi sáu mươi, lúc ấy, vẫn còn có thể, ông  bắn  súng lục ông  bơi thuyền rồng.      



                                                                            Tháng 5 năm 2011
                                                                               NHƯ THÌN



 

                              Ông chủ đang giới thiệu tôi với bạn bè
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2011, 02:31:21 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM