Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:18:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290634 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #60 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 08:49:52 am »

Chào bác LexuanTuong,

Đợt 30/4 này chắc các bác lính Quảng Trị lại tổ chức gặp mặt nhiều. Truyền thống của các bác đáng trân trọng. Chúng tôi lại chỉ gặp nhau vào ngày nhập ngũ và ngày thành lập Trung đoàn là chính. Ngày 40/4 may lắm gặp được từng tốp dăm thằng, mặc dù đựoc nghỉ tới mấy ngày.

Có tin nhắn cho bác đấy. Đợt 30/4 chắc bác bận. Tôi muốn gặp bác sớm hơn được không?
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #61 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2011, 08:54:16 pm »

Trong bài Ngược dòng ký ức của Ký ức một thời hoa lửa-phần 1 , http://www.quansuvn.net/index.php/topic,17230.40.html, tôi đã kể về Cao Minh Sơn học lớp nước K16 ĐHXD, chiến sĩ của c1/d1/e101/f325 hy sinh đầu tháng 9/1972 tại khu vực An Tiêm, Chợ Sãi (xã Triệu Thành, Triệu Phong, Quảng Trị - quê ông Lê Duẩn).

...Tốp đi cuối cùng chúng tôi đã tới cầu phao, nhưng cầu đã cắt vì nước sông lên to, phương tiện vượt sông lúc này chỉ có phà. Phà tới bờ, tôi lao lên khỏi phà và vượt qua đê. Dưới ánh sáng đỏ quạch của ngọn đèn bên đường Trần Khánh Dư, mấy bóng người dáng vẻ bồn chồn như đang đợi ai, tôi nhận ra trong số đó cái bóng cao cao của bố tôi. Chỉ kịp gọi “Bố" nước mắt tôi đã trào ra nghẹn lại. Vừa lúc đó có tiếng gọi phía sau “Tường con ơi, mẹ đợi con mãi ở bến phà ... ”. Thì ra những gia đình lên thăm con em đã về Hà Nội thông báo cho nhau, người nọ báo cho người kia, mẹ Hòa ở Hai Bà Trưng đã chạy sang báo cho mẹ tôi biết. Đơn vị qua phà và lên xe ở đầu dốc Bác Cổ, không thấy tôi, mẹ tôi hỏi mãi mới gặp được một cậu liên lạc cho biết tôi đi ở tốp sau cùng. Cậu đó là Cao Minh Sơn - K16 Nước - làm liên lạc đại đội. Sơn gặp mẹ tôi đang nhớn nhác tìm con, cậu ấy nói: “Bác giống mẹ cháu quá, mẹ cháu ở tận Hải Phòng lên chắc không kịp”. Sau này, khi vượt  sông Thạch Hãn về đơn vị, tôi về c3, Sơn ở c1 cùng d1, e101, f325 chốt giữ khu vực Triệu Long, Triệu Thành ở phía đông bắc Thị xã - Thành Cổ Quảng Trị. Sơn đã hy sinh trong một đêm đầu tháng 9/1972 khi đưa cơm cho đồng đội ở trong chốt. Đã bao năm trôi qua cho mãi đến bây giờ khi mẹ tôi đã xấp xỉ tuổi 90 bà chỉ nhớ mỗi thằng bé xinh trai người Hải Phòng và anh Được ở ngõ Nam Ngư trong số rất nhiều đồng đội của tôi. Và sau này cứ mỗi lần chào mẹ để đi Quảng Trị, bà vẫn nhắc tôi cố gắng đi tìm 2 người đó về. Sơn nằm ở đâu đó ở khu vực An Tiêm, Chợ Sãi ; còn anh Được hy sinh trong khi tập kích địch ở Tích Tường, Như Lệ đầu năm 1973. Cho tới khi ký hiệp định Paris, 2 bên tiếp xúc nhau, lính địch cho biết trận đó có mấy anh chết trong đó có 1 anh trắng trẻo có răng khểnh ...- đó là anh Được. Đã mấy lần chúng tôi cùng gia đình đi tìm các anh nhưng đều không có kết quả. Một phần khi các anh hy sinh không một ai được biết; mặt khác nơi các anh hy sinh lại là vùng tranh chấp, sau này là vùng địch chiếm. Tháng 7/2003, mấy anh em chúng tôi qua nhà Sơn thắp hương và đặt lên bàn thờ Kỷ niệm chương Quyết chiến bảo vệ Thị xã - Thành Cổ Quảng Trị, hè 1972. Quả thật vóc dáng và tuổi tác của mẹ Sơn rất giống mẹ tôi, ôm lấy bà mà tôi không sao cầm được nước mắt. Đất nước chúng ta mất mát nhiều quá, cả một lứa trai ra đi mà rất ít người trở về, cái giá của ngày hôm nay không thể nào đong đếm được...

Hôm nay một đồng đội đã gọi điện cho tôi biết trên báo Người cao tuổi hôm nay có bài viết về Cao Minh Sơn, đó là Đặng Ngọc Trìu người cùng tiểu đội với Sơn và đã cùng Sơn đưa cơm vào chốt trong cái đêm định mệnh ấy...http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=4&ID=5886

“Hồn anh trong trái tim tôi”
Đó là tựa đề bài thơ mà ông Đặng Ngọc Trừu, Phó Chủ tịch UB MTTQ, Phó Trưởng Ban đại diện Hội NCT huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đã gửi gắm tình cảm tiếc thương người đồng đội anh dũng hi sinh tại thành cổ Quảng Trị, trong chiến dịch 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt với quân thù. Tuy chiến tranh kết thúc đã 36 năm, nhưng ông vẫn đau đáu nỗi nhớ thương và xúc động mỗi khi kể về những đồng đội của mình...

Năm 1971, chàng trai 17 tuổi Đặng Ngọc Trừu, xã Đông Vinh viết đơn xung phong nhập ngũ, được biên chế về Sư đoàn 325, Quân đoàn II. Năm 1972, đơn vị được lệnh vượt sông Thạch Hãn tham gia chiến đấu, chốt giữ thành cổ Quảng Trị. Chiến sĩ Cao Minh Sơn, quê ở thành phố Hải Phòng, sinh viên năm thứ hai, Trường Đại học Xây dựng được bổ sung chiến đấu cùng tiểu đội với anh. Họ thay nhau mang đạn dược, cơm nắm, lương khô, nước uống cho đồng đội trên chốt chiến đấu giành giật từng tấc đất với địch và vận chuyển thương binh về tuyến sau. Một lần trong đêm, tiểu đội của anh gồm 3 chiến sĩ, trong đó có Sơn được lệnh mang cơm, đạn vào chốt. Từ đơn vị đóng quân vào chốt khoảng 2 km, qua bãi trống, dày đặc bom, pháo của địch cày xới suốt ngày đêm. Lợi dụng pháo sáng lập lòe, tiểu đội băng qua làn đạn pháo, chưa tới được chốt thì chợt pháo bầy của địch rơi trúng đội hình. Anh em nhanh nhẹn nhảy vào các hố pháo vừa nổ. Ngớt đợt pháo, không thấy Sơn đâu. Anh em lặng đi và nghĩ chắc chắn Sơn đã hi sinh. Cuộc chiến đấu ngày càng khó khăn, ác liệt. Máy bay B52 rải thảm, pháo bắn, địch liên tiếp nống ra hòng tái chiếm. Bộ đội ta kiên cường đánh trả, nhiều người đã anh dũng hi sinh, nhưng chốt vẫn được giữ vững cho đến ngày chiến thắng. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả vẫn đè nặng trong mỗi người chiến sĩ năm xưa và gia đình những anh hùng liệt sĩ. Vì không tìm được, đơn vị báo tin ra Bắc là Sơn mất tích. Thật trớ trêu, người em trai của Sơn được xét đi du học nước ngoài, nhưng do lí lịch gia đình không rõ ràng (có anh mất tích) nên không được toại nguyện. Bố của Sơn trước lúc lâm chung, khắc khoải niềm tin đứa con mình vẫn là chiến sĩ giải phóng quân, không phụ lòng cha mẹ. Bà mẹ ngoài 80 tuổi cùng gia đình nhiều lần đi tìm hài cốt theo "tâm linh", nhưng chưa thấy. Sau đó, cụ đã gặp và nghe ông Trừu kể lại, mẹ nghẹn ngào nuốt đau thương, lóe lên niềm vui vì có người con tham gia chiến đấu đã anh dũng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Nỗi đau mất đồng đội, bứt rứt về cảnh ngộ trớ trêu của chiến sĩ Cao Minh Sơn và nhiều người khác, ông Trừu đã làm bài thơ "Hồn anh trong trái tim tôi" để gửi gắm tình cảm của mình.

Năm 1979, ông Trừu chuyển ngành về Tỉnh đoàn Thái Bình rồi Huyện đoàn, Hội Nông dân, MTTQ huyện Đông Hưng, phụ trách Hội NCT. Tuy bị nặng tai do sức ép của bom Mỹ và chất độc da cam để lại di chứng cho một người con tàn tật mất sớm, ông Trừu vẫn vượt lên tất cả bằng ý chí và nghị lực của người lính, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông và Ban Đại diện, phong trào Hội NCT huyện Đông Hưng ngày càng phát triển mạnh, trở thành đơn vị dẫn đầu của tỉnh nhiều năm liền, được Trung ương Hội NCT Việt Nam, UBND, MTTQ tỉnh Thái Bình tặng Bằng khen.

Nam Giang


Thế đấy, những ngày tháng tư sôi động này lại càng nhớ về nhứng người đồng đội đã nằm lại mảnh đất nóng bỏng QT. Thân thể của họ đã hòa vào đất vào nươc sông và mãi mãi sống trong đáy lòng mỗi người lính còn sống hôm nay.  
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2011, 10:57:49 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
jupitercocs
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #62 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2011, 12:53:26 am »

30/4 này , lính D3 E 101 tại Hải phòng tổ chức gặp mặt AE đồng đội cũ ,bác Tường xuống giao lưu với chúng tôi nhé !
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #63 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2011, 08:07:58 am »

30/4 này , lính D3 E 101 tại Hải phòng tổ chức gặp mặt AE đồng đội cũ ,bác Tường xuống giao lưu với chúng tôi nhé !

Cám ơn bác, để dịp khác. 30/4 năm nào anh em chúng tôi cũng vào QT. Tối 29/4 đi xe giường nằm vào ĐH, sáng 30/4 đến nơi đi một loạt NTLS tại QT từ Thành cổ ra đến Cửa Việt, vào Hải Phú nơi anh em của 325 nằm lại. 1/5 năm nay ra Cồn Cỏ. tối 2/5 lên xe quay về HN. Đấy là chương trình của anh em CCB-SV ĐH Xây dựng. Riêng tôi lại phải đưa ae CCB của cơ quan vào QT vì tôi là Chủ tịch mà, sang năm nghỉ hưu rồi lại không tổ chức cho họ đi được. Cơ quan tôi có hơn 30 CCB nhưng chỉ có 3 người là tham gia giải phóng, còn lại là thế hệ sau này.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #64 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2011, 08:25:37 am »


- Tối nay 19g tại Nhà văn hóa HS-SV Hà Nội (hồ Thiền Quang) có buổi Gặp gỡ tháng tư với các thế hệ xếp bút nghiên lên đường chiến đấu do Thành đoàn HN kết hợp với Quỹ MMT20 tổ chức. Đây là thông lệ được tổ chức trong nhiều năm qua. Các bác Cựu tham dự cho vui.

- Trong các thành viên của QSVN có bác nào là Cựu SV-CS của ĐH nông nghiệp không nhỉ ? Các bác lên tiếng đi để có việc đấy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #65 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2011, 03:33:51 pm »


- Tối nay 19g tại Nhà văn hóa HS-SV Hà Nội (hồ Thiền Quang) có buổi Gặp gỡ tháng tư với các thế hệ xếp bút nghiên lên đường chiến đấu do Thành đoàn HN kết hợp với Quỹ MMT20 tổ chức. Đây là thông lệ được tổ chức trong nhiều năm qua. Các bác Cựu tham dự cho vui.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------  Chào bác Tường! Đến dự tự do hay phải có giấy mời. Bác cho biết để tôi đến dự.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #66 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 09:17:45 am »


- Tối nay 19g tại Nhà văn hóa HS-SV Hà Nội (hồ Thiền Quang) có buổi Gặp gỡ tháng tư với các thế hệ xếp bút nghiên lên đường chiến đấu do Thành đoàn HN kết hợp với Quỹ MMT20 tổ chức. Đây là thông lệ được tổ chức trong nhiều năm qua. Các bác Cựu tham dự cho vui.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------  Chào bác Tường! Đến dự tự do hay phải có giấy mời. Bác cho biết để tôi đến dự.

Chào bác tau khong so. Đã lâu không thấy bác hiện diện. Tôi cũng không báo các bác biết là những vụ việc như thế này anh em cứ đến tham dự cho vui (các buổi sinh hoạt như thế này chỉ có những người như ta là quan tâm thôi, người khác họ đâu có để ý). BTC có phát giấy mời đấy nhưng chủ yếu quân ta nhắn nhau đến. Chiều qua tôi bận quá nên không mở diễn đàn nên không trả lời bác được. Để dịp sau vậy. Tối qua Trinhsat cũng có mặt đấy mấy anh em QSVN có nhận lời đến nhưng chắc bận nên không thấy có mặt. Cậu Phong ở Vietnet có anh họ đằng vợ là Phongquang có cho tôi nói chuyện với PQ mà bận không đến được.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #67 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 12:54:32 pm »

Chào bac LexuanTuong và các CCB.

        Đúng là những vụ gặp nhau như tối qua ở nhà văn hóa thanh niên, chúng ta chỉ cần ới nhau là đến được thôi. Các em nhân viên ở đó thấy mặt lính cựu chúng ta tóc điểm hoa râm là chào đón nhiệt tình rồi. Càng đông càng vui chứ có phải hạn chế gì người đâu. Mà không bắt buộc cứ phải là lính sinh viên đâu.
Tiếc là các bác trên QSVN đến ít quá.

        Tối qua thấy anh em cựu F101 khá đông. Lính binh củng TTG cũng nhiều. Có cả một số cựu binh nữ nữa. Hy vọng gặp các bác TichtuongNhule, 6971 và Lixeta như lời bác Tường hẹn mà không được, tiếc quá. Toàn bác viết bài hay cả.

    Nhân đây có 2 thông tin hỏi bác Lixeta:

      - Tăng có 5 chiến sĩ là tăng loại nào vậy?

      - Bác Tập (lái xe 390 năm xưa) có kể chuyện lúc giao lưu là ngày 30/4/1975, sau khi vào đến quá ngã tư Hàng Xanh có gặp nhiều xe M113 của địch đi ngược ra cản đường. Ở khoảng cách 30 mét, pháo 100 trên xe bác ấy bắn một phát xuyên táo 2 xe M113. Đây là lần đầu tiên tôi nghe kể chuyện này. Bác Lixeta có biết không?

Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #68 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 01:37:43 pm »

Chào bac LexuanTuong và các CCB.

        Đúng là những vụ gặp nhau như tối qua ở nhà văn hóa thanh niên, chúng ta chỉ cần ới nhau là đến được thôi. Các em nhân viên ở đó thấy mặt lính cựu chúng ta tóc điểm hoa râm là chào đón nhiệt tình rồi. Càng đông càng vui chứ có phải hạn chế gì người đâu. Mà không bắt buộc cứ phải là lính sinh viên đâu.
Tiếc là các bác trên QSVN đến ít quá.

        Tối qua thấy anh em cựu F101 khá đông. Lính binh củng TTG cũng nhiều. Có cả một số cựu binh nữ nữa. Hy vọng gặp các bác TichtuongNhule, 6971 và Lixeta như lời bác Tường hẹn mà không được, tiếc quá. Toàn bác viết bài hay cả.

    Nhân đây có 2 thông tin hỏi bác Lixeta:

      - Tăng có 5 chiến sĩ là tăng loại nào vậy?

      - Bác Tập (lái xe 390 năm xưa) có kể chuyện lúc giao lưu là ngày 30/4/1975, sau khi vào đến quá ngã tư Hàng Xanh có gặp nhiều xe M113 của địch đi ngược ra cản đường. Ở khoảng cách 30 mét, pháo 100 trên xe bác ấy bắn một phát xuyên táo 2 xe M113. Đây là lần đầu tiên tôi nghe kể chuyện này. Bác Lixeta có biết không?
/quote]

Qua mặt lixeta 1 chút chơi.

- T34 là loại tank với kíp xe 5 người. Đây là loại tank nổi tiếng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại của LX. Hồi chưa đi lính mê mẩn với những pha đấu tank trong chiến dịc Kusk trong phim Giải phóng4 (?) chiến sĩ xe tank và con chó của Ba-lan.

- Trường hợp xiên táo 2 M113 đúng là lần đầu tiên nghe thấy đấy nhưng cũng có thể trong khoảng cách gần với sức căng của đạn xuyên cỡ 100 mà vỏ của M113 lại mỏng bằng đu-ra. Có phải thế không bác tài tank.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #69 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 03:36:39 pm »

Chào các quê!
Hơi tiếc là tối qua gia đình có việc bận nên lixeta đã không thể đến dự cuộc gặp mặt được.
Còn LXT qua mặt nhưng cơ bản là chính xác đấy- nhất là về tăng T34.
Riêng vụ bắn xuyên táo xe M113 thì mình cũng nghe các lão ấy kể nhiều rồi nhưng nói cho công bằng là cũng không tin lắm (bác Tập là lái xe cũng chỉ nghe pháo thủ NS Nguyên kể lại thôi, mà Ng thì nổ khá to Grin). Tuy vậy cũng không thể phản bác được vì không có mặt ở đấy  Cry. Còn Về mặt nguyên tắc thì điều đó có thể xảy ra. Lý do vì:
Trong cơ số đạn trên tăng của bọn mình hồi đó thì đạn xuyên chỉ có 2 loại đạn xuyên đầu nhọn và đạn xuyên đầu tù có chóp xuyên và chóp gió. Đây là loại đạn dùng động năng để xuyên vào mục tiêu, khả năng xuyên của nó ở 1000 m cỡ khoảng 150 mm thép. Loại đạn này có nhồi một lượng thuốc nổ mạnh trong đầu đạn, ở đáy đầu đạn có lắp một ngòi nổ chậm. Khi viên đạn chạm mục tiêu, ngòi này sẽ kích nổ khối thuốc với thời gian nổ chậm khoảng 0,01 đến 0,03 giây với mục đích khi đầu đạn đã xuyên vào mục tiêu rồi sẽ nổ, dùng sóng nổ, nhiệt độ, mảnh vỡ v.v... tiêu diệt sinh lực, phá hủy đạn, phương tiện sau vỏ giáp.
Vì vậy, khi bắn ở khoảng cách gần, với sơ tốc 900 m/s thì 0,01 s đầu đạn có thể bay được vài mét, mà vỏ của M113 chỉ là đuya- ra khá mềm nên có thể có trường hợp nó xuyên qua mà vẫn chưa nổ và xuyên tiếp mục tiêu thứ hai.
Đại loại như vậy Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM