Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:41:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290607 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #50 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 09:45:41 am »

sắp 30-4 rồi !Nhớ anh em đồng đội E 101 quá các cụ ơi !Nhớ thủ trưởng Ngoan vô cùng .CỤ Tường kể tiếp chuyện lính E 101 đi .

Bạn phải viết đi, chính bạn là người đã đi đến tận cùng của cuộc chiến. Khi e mình đi vào Thừa Thiên thì mình đã ra nên mình không thể thay thế các bạn được. Hãy dũng cảm viết đi có gì anh em bổ khuyết cho. Đâu phải ai cũng có năng khiếu cầm bút đâu. Mình nghĩ viết về đồng đội về quãng đời chiến trận của thế hệ chúng ta, những gì có thật cũng không khó lắm đâu. Mình chờ đợi bài viết của bạn.   
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #51 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 12:57:33 pm »

Chào mọi người ,chào :jupitercocs cám ơn cú phôn của cậu ,nó nhắc nhở tớ rằng sắp tới 30/4 ,ngày mà có thể nhiều người quên ,nhưng chúng ta những người lính thì không bao giờ quên được ,những ngày này 20/4/1975 sau khi rời ĐÀ NẴNG e 101 trong đội hình sư đoàn đang hành tiến có lẽ đã qua PHAN RANG rồi ,ở cửa ngõ PHAN RANG chúng ta có một trận đánh ác liệt không kém ngày chúng ta đánh ở PHÚ LỘC ,tôi còn nhớ như in cái ngày 16/4 ,trên đường 1 quân ta tiến quân bằng cơ giới đội hình kéo dài nhiều cây số ,cảnh tượng vô cùng hoành tráng ,đến gần 2 cái tháp chàm bên trái đường thì nhiều tốp A 37 lao tới  cắt bom ,súng phòng không lên tiếng ,còn lính bb thì dạt sang 2 bên đường ,tôi chạy vào trong tháp xây gạch nhưng phải bật ra ngay vì mùi hôi không chịu nổi ,đấy là đầu ra của sóng người  hỗn loạn chạy từ  quân khu 1 vào ,rời khỏi tháp tôi băng qua những ruộng dưa ,những quả dưa tròn  căng  nằm lăn lóc không người thu hái ,bom nổ súng phòng không bắn trả , tiếng máy bay xa dần rồi mất hẳn ,lệnh lên xe ,tiếp tục tiến về phía nam,thị xã PHAN RANG ngày ấy bé nhỏ  nên chúng tôi chạy khắp nơi ,tiêu diệt tàn quân, bắt tù binh một điều thú vị là ở nơi này ta bắt được 2 tướng sài gòn là :tướng NGHI và tướng SANG ,d2 tiến đánh sân bay THÀNH SƠN , đây chính là nơi những chiếc a 37 đã xuất kích ngăn chặn đoàn quân  chúng ta ,bọn phi công và thợ máy đã nhanh chân dùng máy bay bỏ chạy , nhưng cũng để lại khá nhiều máy bay còn nguyên vẹn,đánh vào khu phi công ở trong tủ lạnh còn vô số thức ăn  rau quả còn tươi nguyên ,và tất nhiên chiến lợi phẩm đã được chúng tôi xử lý ngon lành . Ở đây ,tại sân  bay THÀNH SƠN này tôi đã vô tình làm một chuyên ngu ngốc với  đồng đội mình ,tôi ân hận mãi ,trong chiến tranh người ta dễ dàng quên đi những gì về sinh hoạt đời thường, để tâm vào chuyện đạn bom ,sống chết ,nhưng với  tôi ,tôi đã day dứt ngay từ lúc ấy ,song tôi không có đủ can đảm để nói một lời xin lỗi ,một lời thôi nhưng nó nặng tựa ngàn cân , và day dứt ấy cứ theo tôi suốt cuộc trường chinh .
   Ngày trở về, cuộc sống với những lo toan về cơm ,gạo ,tôi bị cuốn vào vòng xoay của xã hội những tháng ngày bao cấp khó khăn ,ngập chìm trong gian khổ ,tôi đi học xây dựng rồi ra  công trường làm việc , rồi tôi đi xuất khẩu lao động ,nhưng vẫn  canh cánh bên lòng ...câu chuyện năm xưa .
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #52 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 02:01:14 pm »

Chào mọi người ,chào :jupitercocs cám ơn cú phôn của cậu ,nó nhắc nhở tớ rằng sắp tới 30/4 ,ngày mà có thể nhiều người quên ,nhưng chúng ta những người lính thì không bao giờ quên được ,những ngày này 20/4/1975 sau khi rời ĐÀ NẴNG e 101 trong đội hình sư đoàn đang hành tiến có lẽ đã qua PHAN RANG rồi ,ở cửa ngõ PHAN RANG chúng ta có một trận đánh ác liệt không kém ngày chúng ta đánh ở PHÚ LỘC ,tôi còn nhớ như in cái ngày 16/4 ,trên đường 1 quân ta tiến quân bằng cơ giới đội hình kéo dài nhiều cây số ,cảnh tượng vô cùng hoành tráng ,đến gần 2 cái tháp chàm bên trái đường thì nhiều tốp A 37 lao tới  cắt bom ,súng phòng không lên tiếng ,còn lính bb thì dạt sang 2 bên đường ,tôi chạy vào trong tháp xây gạch nhưng phải bật ra ngay vì mùi hôi không chịu nổi ,đấy là đầu ra của sóng người  hỗn loạn chạy từ  quân khu 1 vào ,rời khỏi tháp tôi băng qua những ruộng dưa ,những quả dưa tròn  căng  nằm lăn lóc không người thu hái ,bom nổ súng phòng không bắn trả , tiếng máy bay xa dần rồi mất hẳn ,lệnh lên xe ,tiếp tục tiến về phía nam,thị xã PHAN RANG ngày ấy bé nhỏ  nên chúng tôi chạy khắp nơi ,tiêu diệt tàn quân, bắt tù binh một điều thú vị là ở nơi này ta bắt được 2 tướng sài gòn là :tướng NGHI và tướng SANG ,d2 tiến đánh sân bay THÀNH SƠN , đây chính là nơi những chiếc a 37 đã xuất kích ngăn chặn đoàn quân  chúng ta ,bọn phi công và thợ máy đã nhanh chân dùng máy bay bỏ chạy , nhưng cũng để lại khá nhiều máy bay còn nguyên vẹn,đánh vào khu phi công ở trong tủ lạnh còn vô số thức ăn  rau quả còn tươi nguyên ,và tất nhiên chiến lợi phẩm đã được chúng tôi xử lý ngon lành . Ở đây ,tại sân  bay THÀNH SƠN này tôi đã vô tình làm một chuyên ngu ngốc với  đồng đội mình ,tôi ân hận mãi ,trong chiến tranh người ta dễ dàng quên đi những gì về sinh hoạt đời thường, để tâm vào chuyện đạn bom ,sống chết ,nhưng với  tôi ,tôi đã day dứt ngay từ lúc ấy ,song tôi không có đủ can đảm để nói một lời xin lỗi ,một lời thôi nhưng nó nặng tựa ngàn cân , và day dứt ấy cứ theo tôi suốt cuộc trường chinh .
   Ngày trở về, cuộc sống với những lo toan về cơm ,gạo ,tôi bị cuốn vào vòng xoay của xã hội những tháng ngày bao cấp khó khăn ,ngập chìm trong gian khổ ,tôi đi học xây dựng rồi ra  công trường làm việc , rồi tôi đi xuất khẩu lao động ,nhưng vẫn  canh cánh bên lòng ...câu chuyện năm xưa .

Bác cứ mạnh dạn viết ra để trải lòng sẽ nhẹ vơi đi rất nhiều. Ký ức một thời, kỷ niệm về đồng đội về những người còn sống và đã chết cần phải được viết ra để nguôi ngoai đi. Đây chính là cách tốt nhất để chúng ta tôn vinh một thời, tôn vinh một thế hệ đã để lại tuổi trẻ cho hôm nay.

Cổ Nhuế nơi bác sống, tôi có rất nhiều bạn bè học ở cấp 3 Yên Hòa B những năm 1965-1971. Nguyễn Văn Thạc ở d bộ 1/e101 quê cũng ở Cổ Nhuế đấy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #53 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 06:42:28 pm »

   Cám ơn :le xuan tuong đã động viên ,Thạc kém tôi một tuổi nhưng lại học cùng nhau ,ngày xưa nó thế ,học cùng lớp 7 còn có :Hoàng nhuận Cầm  nữa ,tôi học xong lớp 7 thì ốm suýt chết nên lỡ mất 1 năm ,năm sau tôi đi học trung cấp cơ khí và cũng đi lính từ trường ,tháng 9/1971 tôi cùng khung huấn luyện E101 từ Quế võ về Hà Nội lấy quân ,d2 nhận quân của trường y ,cũng chẳng biết  THẠC và Cầm cũng đi đợt ấy.
    Năm 1974 từ những triền đồi khô nóng miền tây Quảng Trị tôi về phép ,người nhà báo tin cho tôi Thạc đã hy sinh ở Quảng Trị  ,tôi nghĩ chiến trường rộng như vậy biết nó ở đơn vị nào .Nhiều năm sau đó ,ngày mà :Đặng vương Hưng biên soạn và cho ra :mãi mãi tuổi 20 ,tôi mới biết nó cùng trung đoàn với mình ,tôi còn biết nó hy sinh ngày 29/7 vì tôi bị thương ngày 31/7/1972 ở chợ sãi ,mấy lần đi hội 30/4 chỗ anh KÍNH nhận kỉ niệm chương giữ thành Q T ,mọi người nói về THẠC về tay bác sĩ hoa súng mà mình không dám góp chuyện nhiều ,sợ mọi người cho là :thấy người sang bắt quàng làm họ ,mình ở HÀ NỘI nhưng lúc nhập ngũ ở trường  chỉ có một mình là Hà Nội  còn toàn người  các tỉnh khác ,lúc ra quân cũng vậy chỉ một mình xuống ga Hà Nội vai đeo ba lô  tay ôm chiếc casete thấy đường dài dài thêm...
                (còn nữa),
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #54 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 08:33:00 pm »

  ... tháng 9/1971 tôi cùng khung huấn luyện E101 từ Quế võ về Hà Nội lấy quân ,d2 nhận quân của trường y, ...

6/9/1971, sinh viên ĐHTH và ĐH Nông nghiệp nhập ngũ được biên chế vào C23 và C24/d6/e101/f325. Không rõ d6 còn có c nào nữa không, nhưng biết chắc SV một số trường khác được biên chế vào d5/e101.

Có lần tôi nếu thắc mắc: Tại sao khi ở Quảng Trị, tên các đơn vị của e101 lại là d1-d2-d3, có phải là d5-d6 ở Hà Bắc không, thì được ai đó giải thích: Hồi huấn luyện quân tăng cường ở Hà Bắc, e101 có d4-d5-d6, khi cả f325 chuyển thành sư đoàn cơ động, kéo vào Hà Tĩnh rồi vào Quảng Trị thì đổi thành d1-d2-d3. (d4-d5-d6 của e95, d7-d8-d9 của e18)

Như vậy thì có thể bác Quanghung khi đó là cán bộ khung của d5, sau này mới đổi thành d2/e101.
Logged

Nhật ký Viết lại
ditimlietsy69
Moderator
*
Bài viết: 276


« Trả lời #55 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 10:40:35 pm »

chào chú lexuantuong1972.
 đọc bài của chú quả thực cháu cũng cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh ,giai đoạn ác liệt nhất. những người hi sinh nằm xuống,máu các anh đã chuyển thành sức sống, sức chiến đấu, để rồi có mùa xuân (hoa) 1975 sau này và mãi mãi về sau.
nhiều người hi sinh để lại tổn thất tinh thần cho người thân không gì bù đắp nổi. biết bao nhiêu người còn nằm ngoài kia chưa được quy tập, biết bao nhiêu ngôi mộ còn chưa xác định được tên( không bao giờ các anh là vô danh).còn là nỗi đau mãi và buồn không tả hết.

 đến bây giờ vẫn còn mẹ ,vợ và con..liệt sỹ mong mỏi tin các anh, dù chuyện cổ tích không phải là không có. nhiều người trở về sau khi giấy báo tử ngót ba bốn chục năm rôi. và còn hàng nghìn người vẫn chỉ nhận được giây báo tử mà đâu có biết ls đã hi sinh bao nhiêu năm giờ đang thất lạc nơi đâu.
đôi khi người thân họ cũng mong nhận được địa chỉ nơi mất, hay như nhiều gia đình chỉ mong mang được nắm đất về .nói về một góc độ nào đó những người đi sau còn chưa làm tốt công việc này.
cháu đã đi và được gặp những ccb ở kontum. gialai,lào, mỗi người một cuộc sống riêng.,có người an nhàn bên con cháu, có người gần 75 tuổi họ vẫn mưu sinh(ít) nhưng khi nhắc đến đi tìm mộ(liệt sỹ họ hào hứng, họ lại nghẹn nghào cuống họng, đôi mắt gợn buồn,....
 cháu đã ngồi ở nghia trang gialai nói chuyện với môt chú ccb quân đoàn 3.cả buổi chiều.
 chú nói rất nhiều,cũng vui cũng buồn... nhưng có câu nói đọng lại trong cháu lâu  ''bây giờ con người ,cuộc sống, xã hội thay đổi nhiều rồi nhưng đông đội của chú nằm đó. khong buồn không vui, không cười ,họ rất công bằng,họ chỉ im lặng thôi.''...............

 nghĩ về chuyện đó mà thấy mình nhỏ bé lại.thấy cuộc sống này sẽ co nhiều ý nghĩa hơn khi chúng ta sông chậm lại ,đôi khi nghĩ cho những người đã hi sinh, những người hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước cho dân tộc...
 không biết đã co những ai vào gialai kon tum thang 5 chưa, xung quanh nghĩa trang gia lai rất nhiều hoa phượng. nhất là ở kontum. con đường dẫn vào nghĩa trang là hàng cây hoa phượng to cao như sức sống mãnh liệt.mùa hoa phượng về đỏ thắm , màu hoa đỏ lam tôi gợi nhớ đến bài hát rất hay.
cháu viết vài dòng chữ này cũng có đôi chút tâm sự.xin chúc cho vong hồn các liệt sỹ được siêu thoát.luôn về với gia đinh các anh,họ cũng luôn mong các anh về,các anh mang bình an đến cho gia đình,

                                           có người lính mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo,,có người lính mua xuân ấy ra đi từ đó không về.
                              dòng tên anh khắc vào đá núi..................................
Logged

quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #56 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2011, 02:11:33 am »

   Tôi nhập ngũ 5/1970 ,đơn vị đầu tiên lại là E 18 của f325, sau 3 tháng tân binh tôi và một số anh em chuyển về E 101 đóng ở NHƯ XUÂN  Thanh HÓA ,tháng 1/1971 cả sư 325 đi b2 ,tôi do mổ thoát vị nên ở lại bệnh xá f ,sau đó tôi hết làm liên lạc cho d này đến d khác ,tôi nhớ biên chế của f325 như sau :3 E bộ binh,chuyên huấn luyện tân binh ,E  101 là trung đoàn 1 gồm 3d thứ tự :d1,d2,d3.cứ như vậy E 95 là trung đoàn 2 gồm d4,d5,d6. còn E3 là  tr .đoàn 18 .
   Khi f325 chuyển ra Hà Bắc chỉ còn rất ít cán bộ khung,E 101 ở QUẾ VÕ  lúc đó trên tăng cường cán bộ về khá nhiều tạo khung sườn mới , mấy ông cán bộ mới hỏi tôi :trước mày ở d mấy tôi bảo ;em d2 ,lại hỏi ;c mấy ,tôi bảo c5 ,vậy hãy về c5 đi ,vậy là đời lính của tôi chung thân với :c5/d2.
   E 101 lúc ở Nhã Nam ,lúc về Chí linh sao đỏ ,rồi Kỳ anh ,Cự Nẫm ,rồi Quảng Trị lúc nào cũng chỉ có :d1,d2,d3,và các đ vị trưc thuộc .Có ai đó nói E 101 có d4,d5,d6 là không đúng, lúc ở Hà Bắc ngoài quân cũ từ Thanh Hóa ra còn có lính sv 6/9/1971,lính  Nam Hà ,lính Hải Hưng ,lính f338 chuyển qua ,lính Thái Bình một ít ,chỉ đến khi đánh An Tiêm ,Chợ Sãi mới bổ xung nhiều quân các tỉnh .
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #57 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2011, 10:17:24 am »

....
   Ngày trở về, cuộc sống với những lo toan về cơm ,gạo ,tôi bị cuốn vào vòng xoay của xã hội những tháng ngày bao cấp khó khăn ,ngập chìm trong gian khổ ,tôi đi học xây dựng rồi ra  công trường làm việc , rồi tôi đi xuất khẩu lao động ,nhưng vẫn  canh cánh bên lòng ...câu chuyện năm xưa .

Sau chiến tranh trở về với đời thường ai cũng thế mà. Nhưng rồi đến lúc thấy rằng cuộc sống đâu chỉ có cơm ăn và áo mặc nữa mà rất cần những thứ khác nhất là khi nhìn lại những gì đằng sau lưng chúng ta mà một thời trẻ trai để lại gợi lại cho ta bao nỗi niềm và rất cần sự chia sẻ để không bao giờ bị lãng quên. Quá khứ dù hay dù dở nhưng vẫn tồn tại trong mỗi chúng ta để đi tiếp chặng đường còn lại, có phải thế không bác.

Bác về học ĐH xây dựng năm nào thế. Tôi đang là SV k14 đi lính tháng 5/1972 và về c3/d1/e101 tháng 8/1972.

Sau khi anh Kính mất, đại diện e101 ở Hà Nội giờ có Phượng ở c3. Số ĐT của Phượng 01685536231, có gì bác liên hệ để tiện sinh hoạt.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #58 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 01:35:24 am »

  Mạng  hồi này nó làm sao ấy lúc có lúc không, cả ngày đọc trang báo cũng không xong nói gì đến gõ gạc nữa ,à bác lexuantuong này tôi về không học ĐH xây dựng mà học ở :viện khoa học kỹ thuật công nghệ xây dựng (76-80) .
   Bác nói Phượng c3 có phải Phương đình Phượng không? năm 2009 mất ĐT nên không liên lạc được với anh em nữa đến nỗi bác KÍNH mất mà không biết ,để mai rảnh gọi cho Phượng xem 30/4 năm nay có tổ chức gặp mặt anh em 101 không ? bác KÍNH cuối chiến dịch về làm C trưởng c5 ,cả bác Tấn làm c phó ,đấy tất cả d2 ở Hà Nội chỉ có vậy , chính cái lần vào Quảng Trị "Một thời hoa lửa" tôi bị lỡ vì cứ chờ bác Kính gọi, đợi mãi sốt ruột hỏi bác Kính thì bác ấy bảo phải gọi cho bác ấy để đăng kí ,bây giờ đang bị quá tải mời ra ĐHTH giao lưu ,tôi xem T V thấy trong ấy mưa to quá và lòng thì buồn tê tái nhớ về mùa hè đỏ lửa năm nào .
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #59 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2011, 07:56:06 am »

 Mạng  hồi này nó làm sao ấy lúc có lúc không, cả ngày đọc trang báo cũng không xong nói gì đến gõ gạc nữa ,à bác lexuantuong này tôi về không học ĐH xây dựng mà học ở :viện khoa học kỹ thuật công nghệ xây dựng (76-80) .
   Bác nói Phượng c3 có phải Phương đình Phượng không? năm 2009 mất ĐT nên không liên lạc được với anh em nữa đến nỗi bác KÍNH mất mà không biết ,để mai rảnh gọi cho Phượng xem 30/4 năm nay có tổ chức gặp mặt anh em 101 không ? bác KÍNH cuối chiến dịch về làm C trưởng c5 ,cả bác Tấn làm c phó ,đấy tất cả d2 ở Hà Nội chỉ có vậy , chính cái lần vào Quảng Trị "Một thời hoa lửa" tôi bị lỡ vì cứ chờ bác Kính gọi, đợi mãi sốt ruột hỏi bác Kính thì bác ấy bảo phải gọi cho bác ấy để đăng kí ,bây giờ đang bị quá tải mời ra ĐHTH giao lưu ,tôi xem T V thấy trong ấy mưa to quá và lòng thì buồn tê tái nhớ về mùa hè đỏ lửa năm nào .

Ở Viện KHKTCN xây dựng lớp tôi ngày xưa có thằng Kham, thằng Long, cái Hằng... về công tác ở đó.

Đúng là thằng Phượng đấy. Ở d2 ngoài Tấn và Thư công tác tại ĐH dược còn có một số anh em khác.

Cái đêm Một thời hoa lửa 31/10/2005, nhóm ĐHXD ở 325 cũng định vào QT nhưng theo yêu cầu của em Loan VTV3 : nếu như các anh đi hết vào trong đó thì ngoài này không còn các cựu SV ở đầu cầu phía Bắc. Chính vì thế khi điểm mặt các Cựu SV các trường đại học có mặt thì ĐHXD là đông nhất.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM