Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:09:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290588 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2011, 04:00:30 pm »



ớ, hôm nay em vô tình đọc qua 1 bài viết, có cái ảnh này, đích thị là bác lexuantuong. Chuyến đi xuyên Việt của Quỹ mãi mãi tuổi 20, bác LXTuong cũng đã kể trên này.
Trong bài viết này, còn nhắc đến 1 người bạn cùng xe tăng với bác LXTa mà hồi xưa bác LXTa cũng đã kể ở trận Nước Trong.
Bài của VOV nhưng qua trang tìm kiếm nên không thấy tên tác giả.
http://tintuc.xalo.vn/00-131583898/Hanh_trinh_ve_mien_ky_uc.html?id=109d059&o=648

Tác giả bài này là 1 nữ PV trẻ tên là Nguyệt Thương, NT rất gắn bó với những hoạt động của Quỹ MMT20, cô đã cùng chúng tôi vào Tây Nguyên tới tận Ban Mê Thuột, đi qua dải đất miền Trung tới quê anh Trỗi, Đức Phổ nơi chị Trâm ngã xuống, rồi tới Đất Đỏ quê hương chị Sáu...
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2011, 09:41:30 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
jupitercocs
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2011, 09:36:20 pm »

Tôi có lời xin lỗi anh em c3/d14, bác Kháng - cv trưởng của c14, cùng các bạn theo dõi trên trang QSVN. Cv trưởng c14 là Nguyễn Đình Kháng (bài Cô con gái nuôi của tiể đoàn) tôi viết là Nguyễn Đình Sáng. Nguyên do sau khi biết câu chuyện này để lấy thêm chi tiết tôi có gọi qua ĐT cho Cao Huy Trang nên nghe nhầm Kháng thàng Sáng. Các bạn lượng thứ cho. Trang giọng khê nồng (không rõ lúc đó có li nào chưa), tai tôi bây giờ nhiều khi nghe ù..ù..cạc...cạc.
Hê hê !Gìa rồi ông bạn ạ !Mình cứ thắc mắc  cái tên Sáng .CTV Kháng có thời kỳ ở C11-D3 bọn tớ có câu nói bất hủ :"ngồi buồn móc ..ít ngửi".Còn ctrưởng Mai chỉ huy C11 đánh cao điểm 312 ngày 21/3 và bị thương mà.

Ồ hóa ra ông Kháng và ông Mai sau về d3/e101, thế mà tụi c14/f325 nó không hề nói gì cả !!! Bác đã liên lạc với Trang để xin số ĐT của ông Mai chưa ?  
cám ơn bác Tường !Tôi đã lên lạc được với bác Mai và Bác Kháng rồi ạ !
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #42 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 12:09:24 pm »

Chào các bác cựu chiến bing thời đánh mỹ. em cũng là lính 12.8mm.nhưng thời đánh bên K .1978-1980, Q16. F5 .QK7 nhìn chung biên chế 1 khẩu đội cũng vậy.tuy có thay đổi chút xíu 1 khẩu đội trưởng xách AK.thêm 1 cán bộ B cầm cây M79.vì 12.8mm là đại đội độc lập trực thuộc cấpE.2 chiến sỹ vác chân .1 người chân cái ,1 người 2 chân con .thân súng 2 người .xạ thủ 1 vác thân súng kèm theo kính ngắm bắn máy bay. xạ thủ 2 nòng súng +hộp tiếp đạn +70 viên đạn rời ,khuyến mãi thêm 1 áo trấn thủ để vác nòng súng khi đánh vận động (cho đỡ nóng ).1 người vác bệ đỡ .anh em vẫn quen gọi là cái đầu bò.(thường chọn người thấp đậm vì cái này cồng kềng người cao vác chui rừng le khônh tiện) còn 5 -6 người vác đạn .tuy nhiên tụi em vác trực tiếp chứ không dùng đòn tre để khiêng.đi hành quân thì tháo rời 5 bộ phận đánh vân động thì để 3 bộ phận hoặc 2 bộ phận.trong lúc thao tác ráp súng từ 5 bộ phận đến lúc bắn khoảng 1 phút ,còn từ 3 bộ phân đến lúc bắn khoảng từ 30-40 giây.thân ái chào các bác.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #43 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 10:14:10 am »

Tôi xin gửi tiếp cho các bạn một bài viết nữa của Nguyễn Như Thìn. Sức khỏe của Thìn không được tốt, tôi cứ phải động viên bạn mình khi nào gõ được thì gõ để chia sẻ với nhau những gì của một thời không thể nào quên ấy.


ANH LÍNH LẠC LOÀI
Nguyễn Như Thìn


            Lần đầu tiên hắn xuất hiện trước tiểu đội, quần ống thấp ống cao, như mới đi bừa về. Người hắn toát lên một mùi ngai ngái cuả bùn đất, cái mùi ấy, theo hắn suốt cả đời binh nghiệp, chẳng hề phai.
            
            Có  thể nói hắn không đẹp trai, ấy là cách nói giản nói tránh. Đôi mắt to, nhưng không phải mắt  bồ câu. Miệng hắn luôn phô ra hai tiểu đội răng rất mất trật tự, cái đứng nghiêm, cái nghỉ, cái ngồi. Đôi vai hẹp ngự trên bộ ngực lép, dưới nữa là cái bụng eo quá mức cần thiết. Nhưng ngược lại, hắn sở hữu một cặp mông nở nang khiến nhiều chị em phải ghen tỵ. Có lẽ bao chất bổ trong người đều dồn cả vào đấy. Khi hắn mặc quân phục, áo bỏ trong quần, nom như con bọ ngựa đang múa gươm. Mà cái áo thì khó bảo, lúc thụng ra như chiếc váy ngắn, khi thì tóp lại, bó sát tấm thân không đầy đặn, khiến hắn thẳng tưng như cây bút chì. Chiếc thắt lưng Liên Xô thít gần được hai vòng bụng. Mà chiếc thắt lưng, là nỗi khốn khổ. Nghe hướng dẫn mãi mới biết sử dụng. Những ngày đầu, cần giải quyết việc riêng tư, hắn đỏ mặt kéo, càng kéo càng chặt, tý nữa thì vãi ra quần. “Giá có đoạn dây làm dải rút thì tiện”, hắn bảo thế. Nhưng giữa hàng quân mà lại có anh lính lạc loài dùng dải rút thì ai mà chấp nhận được.

         Thôi chẳng muốn nói đến cách ăn mặc, đi đứng của hắn nữa. Chán lắm ! Muốn ra sao thì ra. Nhưng  có việc, không thể, ra sao  cũng được. Ấy là luyện tập kỹ năng chiến đấu của người lính. Hơn nữa, lại là lính 12 ly 7 trợ chiến. Cái bảng bắn máy bay, nhồi vào đầu hắn tai này thì lòi sang tai kia. Khi bắn đạn thật, bài bắn bộ binh, đạn toàn vọt lên trời, còn  bắn máy bay, đạn lại găm xuống đất. Bó tay! Thôi để hắn chuyên “xạ thủ số 4” vậy. Nghĩa là, chuyên khuân vác đạn. Được cái hắn khiêng vác khỏe, chẳng thấy phàn nàn gì. Nhưng cái ba-lô của  hắn, rất  nghịch mắt, lúc nào cũng gấp rưỡi đồng đội. Chẳng hiểu hắn đựng cái quái gì. Trông như cái bướu khổng lồ của con lạc đà châu Phi, khiến hắn rất khó đổi vai khi khiêng súng đạn. Có lần tiểu đội phải ra nghị quyết kiểm tra hành chính. Thôi thì trăm thứ bà rằn. Một quyển từ điển Nga-Việt của một lính sinh viên nào vứt lại vì quá nặng. Bốn năm tập giấy trắng. Tập được phát, tập đổi, tập xin. Mấy gói đường sữa được cấp từ hồi mới đi B. Hai bộ quần áo còn mới tinh, một bộ còn rung rúc. Rồi  những chiếc vỏ lon, hộp đẹp mắt chẳng hiểu đã đựng những gì trước khi trở thành bộ sưu tập của hắn…vân vân và v.v...Có lẽ phải thanh lý bớt thôi cho dù hắn phản đối kịch liệt “… để khi nào có dịp gửi về quê...” hắn giải thích thế. Còn quái dịp nào nữa, đánh nhau bỏ mẹ, người còn chẳng tiếc nữa là mấy thứ linh tinh. Nhẹ người còn để tránh mũi tên hòn đạn.

          Nhưng, ngay cả mũi tên hòn đạn hắn cũng không buồn tránh. Kỳ lạ thật! hắn cứ ngẩn ngơ, thơ thẩn chuyện ruộng vườn. Trận đầu tiên, đào công sự trên mảnh ruộng trống trơn, hắn cứ ngắm nghía, bóp bóp, ngửi  ngửi cục đất lẩm bẩm,“ruộng này cấy hai vụ là ăn chắc”. Mặc cho tiểu đội đang lo lắng, căng thẳng, vì rơi vào tình huống sống còn. Ở vườn chuối, thấy mấy cây rau dền “cổ thụ” lá to cỡ bàn tay, thân như gốc tre hắn suýt xoa. Ngoài mình mà có giống dền này, tớ chỉ trồng một vườn là có cả tạ rau. Sốt ruột hơn, thấy bao lúa bị vung vãi vì bom, hắn vốc một vốc những hạt thóc dài chẳng hiểu giống lúa gì nhét ngay vào ba-lô. Dường như hắn đang lên kế hoạch thời hậu chiến. Mỗi người một cách nghĩ, thôi kệ vậy. Nhưng bực nhất là khi, chẳng còn gì để ăn, bom đạn ác liệt, đành phải hậu cần tự túc. Có con bê bị thương do B52, may vớ được, đem thịt, hắn lậy như tế sao:“ Tao xin chúng mày..  nó còn nhỏ quá …để  nó sống”. Tình huống bi hài như sắp đem thân nhân của hắn ra pháp trường. Hắn chẳng chịu hiểu, làm sao con bê có thể sống được vài ngày khi mà trên mảnh đất này, mảnh gang của bom, đạn còn nhiều hơn là cỏ. Cứ ngơ ngơ như bò đội nón thì làm sao mà tồn tại được.

          Ấy thế mà, hắn vẫn tồn tại. Dường như bom đạn cứ tránh hắn. Trận đầu rút lui, giữa đồng không mông quạnh, đạn như vãi trấu hắn chẳng việc gì. Trận Tám Cát hai phần ba tiểu đội thương vong hắn chẳng làm sao. Hai trận liền giữ chốt trên doi cát. Không một mét vuông nào tránh khỏi bom đạn cày xới, hắn cứ, chạy đi, chạy lại, tiếp đạn, như con thoi cho cỗ máy dệt ra toàn khói lửa. Mặt hắn ám đầy thuốc súng, đen nhẻm  như móc dưới ruộng lên, nhưng quái lạ, hắn vẫn phảng phất ngai ngái mùi bùn đất. Trận Cửa Việt, ngày 27 tháng một năm 73, một ngày trước khi Hiệp Đinh Pa-ri có hiệu lực, B52 trần suốt ngày không theo quy luật. Bom nổ, bên trái một quả, bên phải một quả, hầm hắn ở giữa. Chiều, tối, rồi đêm, xe tăng ta, xe tăng địch, lính ta lính địch, pháo ta pháo địch trộn lẫn vào nhau. Một khoảng bờ biển chạy dài gần một km chỉ thấy lửa địa ngục. Những ánh chớp và tiếng nổ của thần sấm sét giáng xuống liên hồi. Sáng ra, trên mặt biển cuộn sóng, mặt trời từ từ, nhô lên, chiếu những tia sáng đầu tiên. Quang cảnh chiến trường hiện dần như trên một màn ảnh vĩ đại mà không một đạo diễn tài ba nào có thể dàn dựng nổi. Xác của những chiếc thiết giáp 23 ly, những chiếc xe tăng, của cả hai bên, có cái vẫn dựng lên những cột khói  nghi ngút, nằm rải rác. Xa xa, bên mép nước, có tới  cả trăm chiếc xe tăng của địch đang co cụm lại. Hắn chạy ra xem. Quá tầm gọi lại, nhìn đôi chân trần như bay trên cát mà thót cả ruột gan. Mìn cần chống tăng giăng như mạ cấy. Vậy mà hắn vẫn lành lặn trở về, xách theo một khẩu M79 gẫy thước ngắm, tòong teng như xách một cái điếu cày.

         Năm 74, giữ chốt giáp ranh, kệ cho đồng đội căng mắt dõi nhìn mặt đất và bầu trời, vớ được đoạn tre, chẻ lạt, hắn đan. Chẳng  hiểu hắn đan gì? Hóa ra, hắn đan một cái sàng. Hắn xúc cát sàng sàng, sẩy sẩy, gạn gạn, nhặt nhặt như dân đãi vàng. Rồi hắn nhúm được một dúm … một dúm sái thuốc lào. Cho vào điếu, kéo một hơi, hắn ngây ngất ngắm thành quả lao động của cả một ngày đang tan thành mây khói.
    
        Nhưng chiến sự chẳng cho hắn ngồi sàng cát mãi. Năm 75, cùng đại quân, hắn đánh ngược ra Huế. Đánh xuôi Đà Nẵng. Ngồi trên xe hẳn hoi, hắn cứ lướt mỗi ngày một vài tỉnh. Bình, Phú, Khánh Hòa. Tràn vào Phan Rang, bất ngờ như lũ cuốn. Mấy tên cảnh sát Sài Gòn tay vẫn còn cầm tách café. Đêm tiếp quản Phan Thiết không một bóng người trên đừơng phố. Rồi Long Thành, Nhân Trạch, Cát Lái, Đồng Nai. Đồng đội hắn rơi rụng khá nhiều. Nhưng hắn vẫn không sao. Trưa 30 tháng 4, quần ống thấp ống cao, hắn bước vào dinh Độc Lập.

[/left]
                                                                  
Tháng 4 năm 2011
                                                                                                           
N.N.T  
 

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2011, 02:35:39 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #44 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 10:37:20 am »

Câu chuyện của Thìn đã đưa tôi trở lại những ngày xưa ấy:

- QT ngày ấy trong dân trồng rất nhiều những cây dền cổ thụ. Những cây dền cao tới ngực, thân cây phải đến 5-7cm đường kính. Sau khi đã vặt trụi lá để nấu canh, bà con hạ cây xuống, tước hết vỏ cây và đem xắt ra như xắt khoai, sắn rồi đem phơi. Phơi tai tái mấy nắng rồi đem trộn với cá biển băm nhuyễn với gạo rang, muối, bột ngọt và đường nhất là rất nhiều ớt rồi đóng vào những bình, hũ, nếu có thêm dứa thì càng tốt. Sau một thời gian đem ra dùng. Loại mắm này ăn khá ngon có vị thơm, chua, cay, ngọt lại có những miếng thân cây dền sần sật. Nếu như chỉ ăn mà không thấy dân làm sẽ không biết đến giá trị của thân cây dền già. Khi còn đánh nhau, nhà nào cũng vài bình như vậy, chúng tôi không biết là gì nên không dám nếm thử. Chỉ sau HĐ Paris 1973 khi dân về, thấy người ta làm mới thấy vị ngon của nó.  

- Thuốc lào hiếm cho nên phải sàng cát để lấy sái là đúng rồi. Nhưng thường thường dùng ống sữa hộp để xỉ bã. Khi nào hết thuốc thì đãi lấy sái để quay vòng.      
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2011, 08:17:33 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #45 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 04:33:59 pm »

Bác Nguyễn Như Thìn viết truyện rất hay.

Giọng văn cũng rất lôi cuốn.

Nếu đầu tư nghiêm chỉnh, chắc bác cũng trở thành một nhà văn lính.

Chúc bác có sức khỏe tốt và dài lâu.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #46 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 05:16:06 pm »


 ... ngày 27 tháng một năm 73, một ngày trước khi Hiệp Đinh Pa-ri có hiệu lực, B52 trần suốt ngày không theo quy luật...


Đọc đến đoạn này, tôi thấy chút băn khoăn. Để thực hiện rắp tâm chiếm lại Cửa Việt ngay trước lệnh ngừng bắn, đúng là đếm 27/1/73, địch "giã" miền Đông tơi bời, nhưng hình như 1-2 tuần trước Hiệp định-73, hầu như không còn B52 ở QT, chỉ có pháo thôi. Định hỏi bác LXT. Nhưng rồi sực nhớ ra và tự kiểm tra trong Nhật ký, thấy ghi:

"28.1.1973: Đêm qua còn kịp nghe trận bom B52 cuối cùng (có lẽ là cuối cùng)...."
Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #47 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 05:31:27 pm »

Bác Nguyễn Như Thìn viết truyện rất hay.

Giọng văn cũng rất lôi cuốn.

Nếu đầu tư nghiêm chỉnh, chắc bác cũng trở thành một nhà văn lính.

Chúc bác có sức khỏe tốt và dài lâu.


      Bác Trinhsat không biết bác Thìn nhưng nhận xét đúng quá. Bác Thìn nhập ngũ 6/9/1971, khi đang là SV lớp toán ĐHTH cùng với Nguyễn Văn Thạc. Năm 75 được về trường học tiếp, nhưng bác ấy không học toán nữa mà chuyển sang học tổng hợp văn. Bác ấy, nhà nghề chứ không phải nghiệp dư đâu !
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2011, 05:56:42 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #48 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2011, 08:22:33 pm »

Bác Nguyễn Như Thìn viết truyện rất hay.

Giọng văn cũng rất lôi cuốn.

Nếu đầu tư nghiêm chỉnh, chắc bác cũng trở thành một nhà văn lính.

Chúc bác có sức khỏe tốt và dài lâu.


      Bác Trinhsat không biết bác Thìn nhưng nhận xét đúng quá. Bác Thìn nhập ngũ 6/9/1971, khi đang là SV lớp toán ĐHTH cùng với Nguyễn Văn Thạc. Năm 75 được về trường học tiếp, nhưng bác ấy không học toán nữa mà chuyển sang học tổng hợp văn. Bác ấy, nhà nghề chứ không phải nghiệp dư đâu !

Đúng là nhà nghề và viết văn hợp với năng khiếu của bác Thìn, chính vì thế sau khi học xong bác ấy về công tác tại Fafim. Trước khi về nghỉ do sức khỏe tồi bác ấy là chánh văn phòng của Fafim.

Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
jupitercocs
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #49 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2011, 09:39:00 am »

sắp 30-4 rồi !Nhớ anh em đồng đội E 101 quá các cụ ơi !Nhớ thủ trưởng Ngoan vô cùng .CỤ Tường kể tiếp chuyện lính E 101 đi .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM