Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:03:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 2  (Đọc 290613 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tantrao
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2011, 04:14:22 pm »

Cảm ơn Lexuantuong đã cống hiến cho các thành viên QSVN một câu chuyện về chiến tranh đầy xúc đông cho bao người.Tôi nghĩ có lẽ những thế hệ trẻ chưa biết chiến tranh họ khó tin thì phải.Nhưng đoạn kết thì rất có hậu đó là những cán bộ chiến sĩ ngày xưa từng cưu mang cháu bé đã bỏ nhiều cống sức để tìm lại được Xuân Mai .Tình đồng đội của các anh thật cảm động và trong sáng.Anh lính liên lạc cho đại đội bây giờ là ông Cường Bí thư tỉnh ủy Hưng Yên vần như ngày nào chan chứa tình dòngđội.Những nét đặc sắc đó tạo ấn tương rất cảm đông cho người đọc.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #11 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2011, 07:12:50 pm »

Tôi chuyển tới các bạn một bài báo mới nói về câu chuyện của LS Lê Binh Chủng và chị Biển Khơi đăng trên báo QĐND hôm nay http://qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/10/52/52/142012/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2011, 08:45:26 pm »

Bạn hoang phu.

Câu chuyện này tôi ghi lại qua lời kể của những người lính c14, rất tiếc khả năng thể hiện của tôi còn hạn chế nên chưa toát hết được tấm lòng vị tha của những người lính. Những người lính năm xưa làm được rất nhiều nhưng họ không muốn nói về mình. Phải là những người trong cuộc mới hy vọng được họ chia sẻ, bộc bạch.  

Bạn nói là đã gặp mình, quả thực trí nhớ mình tồi quá, hy vọng lúc nào đó chúng ta gặp được nhau nhỉ. 


« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2011, 09:08:55 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2011, 09:20:37 pm »

CÔ CON GÁI  NUÔI CỦA TIỂU ĐOÀN

......Bé Xuân An lớn lên trong vòng tay chăm sóc của những người bố nuôi của c3 dưới những trận oanh kích dữ dội của địch. Cháu đã chập chững những bước đi đầu tiên và bập bẹ gọi bố..bố… mỗi khi có người tạt vào hầm quân y thăm cháu…
  
Ôi , mới đọc có mấy dòng thôi nhưng em nghĩ là chuyện này lên phim được quá đi chứ và có thể trở thành huyền thoại được đó. Không biết có bác nào trong QSVN dính tới giới phim ảnh  không nhỉ. Em nghĩ là khéo dựng lên hay gấp mấy lần phim Mỹ ấy chứ ( là em nói về cốt truyện thôi nhé) , ta đâu cần phải đi coppy kịch bản Hàn về chi cho mệt nhỉ.

Dính đến phim ảnh thì không rõ nhưng có một người đang ở báo Hà Nội Mới, ông ta vừa rồi có đóng 1 vai trong 1 bộ phim VN tôi không nhớ tên (quả thực tôi không xem phim VN được dựng trong những năm gần đây, nó cứ giả giả như thế nào, tình cờ mở TV thấy ông ta trong phim). Ông này nguyên là SV tổng hợp văn là lính trinh sát pháo binh của d14 này. Ông ta không ở c3 nên có thể không biết chuyện c3 có đứa con gái nuôi.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2011, 09:38:27 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tantrao
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 08:02:03 am »

Lexuantuong xem lại vì sao chúng tôi không thấy các ảnh hiển thị như giới thiệu.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 09:47:17 am »

   CHÙM ẢNH LỄ KỶ NIỆM 60 NĂM THÀNH LẬP SƯ ĐOÀN 325 11/3/1951 - 11/3/2011





Khung cảnh sư đoàn ngày lễ kỷ niệm


Thiếu tướng Lê Đình Sô và bà Nguyễn Thị Hằng - 2 người lính già từ buổi đầu thành lập e101 (5/9/1945)



Trước Nhà truyền thống của Sư đoàn


Các Anh hùng của Sư đoàn qua các thời kỳ  





Tên các LS kín đặc cả 4 bức tường trong phòng tưởng niệm



Gặp gỡ đồng đội và thế hệ chiến sĩ trẻ của tiểu đoàn cũ (d1/e101)



Phác thảo Đài chiến thắng Nhan Biều (2-3/11/1972)




Đêm đốt lửa giao lưu của thế hệ trẻ sư đoàn với các đơn vị kết nghĩa




Đồng đội cũ gặp lại nhau



Gắn Huân chương Bảo vệ Tổ quốc lên lá quân kỳ quyết thắng của sư đoàn








Khối các chiến sĩ và các đơn vị kết nghĩa diễu hành qua lễ đài




« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2011, 01:01:54 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tantrao
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #16 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2011, 10:04:39 am »

Bạn Lexuantuong 1972 liện hệ  với BQT mạng xem vì sao đã hơn 48 giờ rồi mà ảnh bạn gửi chưa được hiển thị.Chúng tôi đang mong được xem những ảnh bạn gửi.
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #17 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2011, 02:20:21 pm »

 Ảnh rất nhiều, dể phải đến hàng chục bức ấy chứ, nội dung chủ yếu về f325. Bác Tantrao nên xem lại máy tính của mình có vấn đề gì không.
Logged
tantrao
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #18 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2011, 03:41:32 pm »

Cảm ơn nguyenquochung ,khoảng 12h30 máytinh tôi đã xem được tất cả ảnh của Lexuantuong 1972 gủi.Chuyện về Xuân An rất xúc động nên cũng muốn biết hình ảnh của nhân vật trong Tuyết và các bố nuôi hiện tại.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2011, 08:50:27 am »

Trong dịp trở về Sư đoàn để tham dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Sư đoàn 325 (11/3/1951 - 11/3/2011), tình cờ những người lính của tiểu đoàn 14 cối 120 ly đã kể lại cho tôi nghe 1 câu chuyện rất cảm động về đứa trẻ mà các anh đã tìm thấy và nuôi nấng, chở che cho nó trong những tháng ngày ác liệt bên dòng Thạch Hãn 39 năm về trước.

CÔ CON GÁI  NUÔI CỦA TIỂU ĐOÀN (1)

Những ngày tháng 7 năm 1972 đất trời khu vực thị xã Quảng Trị như một chảo lửa khổng lồ. Cuộc hành quân Lam Sơn 72 của địch nhằm tái chiếm lại những vùng chúng đã bị mất đang ở những ngày quyết liệt. Các đơn vị ta chốt giữ trong thị xã và Thành cổ Quảng Trị đang phải hứng chịu những gì khốc liệt nhất mà kẻ thù đang dội xuống nơi đây có lẽ chỉ còn thiếu bom nguyên tử. Đoạn sông Thạch Hãn sang bên thị xã sôi lên sung sục, đủ các loại hỏa lực của địch từ B52, máy bay chiến thuật, pháo từ hạm đội 7 và từ các trận địa pháo đủ loại dội vào đây tạo nên những màn nước giăng trên dòng sông còn phải kể đến những luồng 12 ly 8 và đại liên của địch quét trên sông hòng ngăn chặn sự chi viện của ta từ bờ Bắc bên Nhan Biều, Xuân An.

Đại đội 3, tiểu đoàn 14 cối 120 ly  của sư đoàn 325 bám trụ bên bờ Bắc thuộc thôn Xuân An, xã Triệu Thượng để chi viện cho quân ta ở bên Thị xã. Chưa đầy một tháng trận địa của các anh đứng chân tại đây nhưng đã tổn thất nhiều vì hỏa lực của địch. Sự chi viện của các anh cũng hạn chế rất nhiều vì đạn dược có hạn, trang bị hỏng hóc không bổ sung kịp và quân số thương vong nhiều, bắn được vài quả là địch  phản pháo lại 1 cách dữ dội.

Một đêm cuối tháng 7, tổ tuần tra do b trưởng Quýnh (người Hải Dương) phụ trách, đang cảnh giới phía bờ sông, chợt có tiếng lạch cạch va chạm của vỏ đồ hộp thu hút sự chú ý của các anh, dưới ánh sáng của pháo sáng địch, trong đống đổ nát của những căn nhà bị bom pháo phá hủy, các anh phát hiện ngay gần đấy 1 bóng đen nhỏ tụt vào đống đổ nát của căn nhà bị sập. Cái gì nhỉ ? Địch chăng ? Không thể là người được vì bóng đen đó rất nhỏ, hay là một con chó còn sót lại trong bom đạn mù trời này !!!…

Sau khi được báo cáo, anh Mai (c trưởng) và anh Kháng (cv trưởng) quyết định đêm hôm sau phải tìm cách xác định bóng đen đó có phải là chó hay con vật gì ?

Ngay khi màn đêm buông xuống, Quýnh và mấy người nữa lại bò ra khu vực mà hôm trước các anh phát hiện ra bóng đen. Mật độ pháo kích của địch rất dầy đặc vì chúng biết hàng đêm chúng ta tiếp tế lương thực, đạn dược và bổ sung quân qua bến vượt Nhan Biều và Xuân An này. Chờ mãi không thấy động tĩnh gì, mọi người chúi trong những căn hầm thay nhau ngủ và cử người cảnh giới. Gần sáng khi mật độ pháo kích đã bớt đi, giữa các trận oanh kích dữ dội, khoảng không gian đặc quánh mùi khói đạn  bỗng như yên ắng lạ thường… Chợt ngay gần đấy tiếng động của vỏ đồ hộp vọng đến. Người lính cảnh giới đá chân ra hiệu cho Quýnh hướng  về nơi phát ra tiếng động. Một bóng đen nhỏ như một con chó thò đầu qua đống gạch đổ, con vật này khác chó ở chỗ chó thì gục đầu xuống để liếm láp vỏ đồ hộp, còn nó lại ngửa đầu lên để mút mát vỏ đồ hộp được cầm bằng chi trước…Người rồi chứ không phải là chó mà đây là 1 đứa trẻ còn sót lại trong những trận bom pháo vừa qua. Các anh tiến sát đến chỗ đứa trẻ, nghe động nó thụt rất nhanh vào đống đổ nát mất dạng.

Quyết phải bắt cho bằng được đứa bé, các anh khẳng định nó dứt khoát phải ra khỏi chỗ trú để kiếm ăn khi ngớt tiếng pháo kích. Gần sáng khi pháo địch vừa ngớt, các anh áp sát nơi trú ẩn của đứa bé. Khi nó vừa thò ra khỏi đống gạch, bằng động tác chuẩn xác, một người chụp lấy đứa bé đồng thời bịt miệng không để cho nó kêu vì bên kia sông là địch.

Dưới ánh sáng leo lét khói mù của ngọn đèn thắp bằng dầu đậu nành trong hầm của đại đội, một đứa con gái quãng chừng 2 tuổi chưa biết nói, chưa biết đi, người đen nhẻm lấm láp toàn bùn đất, cóc cách toàn những nốt ghẻ lở toàn thân, đứa bé chỉ ọ… ẹ … trong vòng tay những người lính đã đón nó về, có lẽ đã bao nhiêu ngày nó tồn tại như một con vật hoang dã và chẳng còn đủ sức để khóc nữa. Anh em đoán chắc cha mẹ nó đã chết vì bom pháo và nó đã sống sót cho đến ngày hôm nay.

Anh Mai giao đứa trẻ cho y tá đại đội chăm sóc và chữa trị ghẻ lở cho nó. Với bàn tay vụng về thô ráp của những người lính pháo đã cắt may cho cháu bé những bộ quần áo từ những vỏ chăn cắt ra. Anh Mai c trưởng đã đặt tên cháu là Xuân An và lấy họ Hồ của mình để làm họ cho cháu - Hồ Xuân An.

Bé Xuân An lớn lên trong vòng tay chăm sóc của những người bố nuôi của c3 dưới những trận oanh kích dữ dội của địch. Cháu đã chập chững những bước đi đầu tiên và bập bẹ gọi bố..bố… mỗi khi có người tạt vào hầm quân y thăm cháu…

(còn tiếp)
  
 
 
 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM