Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:31:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310336 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #350 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 03:11:18 pm »

        2) Tình trạng biên giới từ năm 1975

        Việt Nam và Caomiên sau khi hoàn toàn thắng các lực lượng phản động, lần đầu tiên ở trong một tình trạng tương đương: cả hai cùng theo CNXH và cùng có một chiều hướng cách mạng.

        Đúng lý tình trạng duy nhất này phải thuận tiện cho việc giải quyết vĩnh viễn và hợp tình, hợp lý vấn đề biên giới.

        Sự thực trái ngược hẳn lại. Ngay sau khi giải phóng Nam Vang. Chính quyền Caomiên đã không ngớt tấn công nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, trên các đảo cũng như trên lục địa. Và những va chạm biên giới gay go tới một mức độ chưa từng thấy, mặc dầu Việt Nam cố tìm cách giải quyết êm thấm vấn đề.

        Các cố gắng giải quyết vấn đề biên giới: Ngay từ 4-5-1975, Campuchia đã đánh phá các hải đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam và tấn công nhiều nơi trên biên giới từ Hà Tiên tới Tây Ninh. Tháng 6-1975, quân đội Việt Nam phản công, lấy lại đảo Thổ Chu và chiếm đảo Polo Way.

        Do đó, ông Pôn Pốt, Bí thư Đảng Cộng sản Campuchia đi Hà Nội để gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam và ông Lê Quẩn, Bí thư Đảng lao động vb sang Nam Vang để tiếp xúc với chính quyền Campuchia.

        Sau đó, ngày 10-8-1975, một cuộc hội đàm tối cao đã giải quyết vụ nói trên. Việt Nam bằng lòng rút quân khỏi đảo Polo Way và trao trả các quân nhân Miên đã bị bắt giữ trong những cuộc đụng độ, Ngược lại, Campuchia hứa sẽ trả lại 515 dân thường Việt Nam bị mang đi từ đầu tháng 5-1975 và hứa sẽ không vi phạm lãnh thổ Việt Nam nữa.

        Nhưng Campuchia không tôn trọng các điều đã hứa: một mặt không trả lại các thường dân Việt Nam bị bắt mà cũng chẳng cho biết tin tức về những người đó, một mặt vẫn tiếp tục phá rối ở biên giới.

        Vì vậy, đầu tháng 4-1976 hai chính phủ quyết định sẽ thương thuyết ở cấp bậc cao để đi tới một thoả ước quy định biên giới. Hội nghị này dự tính sẽ họp vào tháng 6. Nhưng để sửa soạn hội nghị đó, hai bên cần phải họp sơ bộ ở Nam Vang từ 4 đến 18-5-1976.

        Trong những phiên họp sơ bộ này, hai bên đã thoả thuận dùng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của SGI để làm căn bản thảo luận. Trái lại vấn đề hải giới chưa có cơ sở để giải quyết thích đáng.

        Đồng thời một số biện pháp cụ thể được chấp thuận: hai bên cam kết làm thế nào để các cán bộ, quân nhân và dân chúng sống ở vùng biên giới thấm nhuần đoàn kết và hữu nghị, Trong trường hợp cao sự va chạm xảy ra, lập những uỷ ban liên lạc gồm đại diện hai bên để điều tra, và giải quyết trong "tinh thần đoàn kết, hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau".

        Nhưng Campuchia đột ngột đòi ngừng các phiên nhóm sơ bộ, và vì thế hội nghị ở cấp cao không thể tổ chức được vào tháng 6-1976 như đã dự tính.

        Mặt khác, Campuchia tiếp tục và gia tăng các vi phạm biên giới. Nên tháng 6-1977, một lần nữa chính phủ Việt Nam cố gắng tìm một giải pháp cho vấn đề biên giới. Ngày 7-6-1977, Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị triệu tập một hội nghị tối cao để đàm phán, nhưng Đảng Cộng sản Campuchia trong thư trả lời ngày 18-6-1977, cho rằng chưa tới lúc vì cần "phải đợi một thời gian để tình trạng trở lại bình thường và chấm dứt các vụ va chạm ở biên giới". Trong lúc đó, tình thế ngày càng trầm trọng, dẫn tới các biến cố cuối năm 1977.

       Những yếu tố mới của vấn đề địa giới: Từ mấy tháng nay, vấn đề biên giới Miên - Việt với những diễn biến quan trọng trên mặt quân sự cũng như trên mặt ngoại giao trở thành một vấn đề sôi động.

        Vấn đề này không cần nhắc lại các chi tiết mà ai cũng biết rõ, qua báo chí quốc tế và quốc nội.

        Để đóng góp vào sự tìm hiểu vấn đề, có thể đưa ra vài nhận xét như sau:

        Trước hết, ta nhận thấy lập trường của Việt Nam tỏ rõ ngày 5-2-1978 trong đề nghị 3 điểm để giải quyết vấn đề biên giới:

        - Chấm dứt mọi hành động quân sự và đóng quân cách biên giới 5 cây số.

        - Đàm phán ngay tại bất cứ một địa điểm nào, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của hai bên.

        - Tìm mọi hình thức bảo đảm biên giới, bảo đảm quốc tế và giám sát quốc tế.

        Lập trường thương thuyết này vẫn là lập trường nhất quán của chính phủ Việt Nam, yếu tố mới là đề nghị tìm một giải pháp biên giới với sự bảo đảm và giám sát quốc tế.

        Nhận xét thứ hai, là phía Campuchia lập trường cũng không thay đổi. Nghĩa là vẫn một lập trường không rõ rệt. Một mặt, chính quyền Campuchia nhìn nhận địa giới thể hiện trên bản đồ 1/100.000 do SGI lập trước năm 1954, những ảo tưởng lấy lại đất Việt Nam, sau khi đã đưa ra những đòi hỏi về đất đai không hợp lý trước năm 1967.

        Trong tinh thần ấy, ngày 8-2-1978, Campuchia đã bác bỏ đề nghị thương thuyết 3 điểm của Việt Nam, coi đó là một hành động tuyên truyền để đánh lạc dư luận quốc tế.

        Đồng thời, từ ngày 31-12-1977, Campuchia luôn luôn tố cáo Việt Nam là xâm lược, thôn tính lãnh thổ", gọi dân tộc Việt Nam là "kẻ thù xâm lăng"1

        Thực ra, khi gọi dân tộc Việt Nam là kẻ thù xâm lăng, là "nuốt đất đai của Cambot", chính quyền Campuchia chỉ muốn nhắc lại vấn đề biên giới lịch sử, vì từ khi bị ngoại bang đô hộ cho tới khí dành độc lập Việt Nam không hề "nuốt đất" của nước láng giềng nào cả.

        Điều này dẫn đến một nhận xét thứ ba để kết thúc: Bây giờ, đã đến lúc mà Campuchia phải dứt khoát chọn lựa. Hoặc tiếp tục nuôi dưỡng những hận thù lịch sử và ảo tưởng phục hồi lãnh thổ đã nhượng từ mấy thế kỷ trước. Hoặc từ bỏ các điều đó, thẳng thắn xây dựng những quan hệ mới với nước bạn trong tình đoàn kết của 30 năm chống đế quốc thực dân và trong sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Chỉ con đường thứ hai này là phù hợp với chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp cách mạng mà Campuchia tự nhận là đang theo đuổi.

------------
1. Phát ngôn ngày 6/01/1978 của Bộ Thông tin tuyên truyền Campuchia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #351 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 03:47:59 pm »

        
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

        I. SÁCH BÁO TIẾNG VIỆT

        - Đào Duy Anh (1994), Nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hoá.

        - Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Văn hoá thông tin.

        - Lương Ninh, Đặng Đức An (1978), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục.

        - AFP Phnôm Pênh, "Lemonde", ngày 1-8-1967 và 2-8-1967.

        - Biên giới đất liền Khơ-me - Việt Nam, Bộ Ngoại giao Cộng hoà Việt Nam, Sài Gòn, 7-1964.

        - Bộ Thông tin, Tạp chí Campuchia, ngày 2/1958. Bộ Ngoại giao Mỹ, "Biên giới Trung Quốc - Việt Nam", Tạp chí Geographer (tiếng Việt - Số 38, ngày 29-10-1964).

        - Ban Biên giới của Chính phủ, Tập san Biên giới và Lãnh thổ (Các số 2, 3, 5, 6, 7, Cool.

        - Ban biên giới của Chính phủ (1997), Quản lý Nhà nước về biên giới lãnh thổ, các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, Hà Nội.

        - Ban Biên giới của Chính phủ (5-2000), Quản lý nhà nước về biên giới Lãnh thổ.

        - Các văn bản pháp lý về việc giải quyết biên giới Việt Nam - Lào, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

        - Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương, IV.

        - Nguyễn Đức Châu, Nguyễn Tuấn Chung (1994), Ông cha ta bảo vệ biên giới, NXB Công an nhân dân.

        - Nguyễn Quốc Định, Việc quốc tế hoá sông Mê Công, ADI, 1962.

        - Ngô Điền (Hồi ký), Campuchia - Nhìn lại và suy nghĩ.

        - Đại sử ký Biên giới Việt Nam - Lào, Quyển 1, 2 Vụ Biên giới phía Tây, Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao).

        - Phạm Đức Dương (1998), 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học, NXB Khoa học xã hội.

        - Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức (2000), Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, Nxb Văn Hoá Thông tin, Hà Nội.

        - "Gia Lai - Đất nước, Con người", Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, 5/1999.

        - Trần Trọng Kim (2003), Việt Nam sử lược, NXB Đà Nẵng.

        - Phan Khoang (1967, 2001), Việt sử xứ Đàng Trong. Sài Gòn, Nxb Văn học.

        - Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an, "Báo cáo của phái đoàn của Hội đồng Bảo an ở Vương quốc Campuchia và Cộng hoà Việt Nam", tư liệu S/5832, 27-4-1964. Tư liệu S/5832 ngày 27-7-1964. Quyết nghị ngày 4-6-1964, tư liệu S/5741.

        - Huỳnh Lứa (2000), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ thế kỷ 17, 18, 19, NXB KHXH.

        - Ngô Sỹ Liên, Toàn thư, Tập IV.

        - Phan Ngọc Liên (chủ biên 2002), Lược sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục.

        - Lịch sử thế giới cổ đại (1998), NXB Giáo dục, Hà Nội.

        - Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam Đất - Biển - Trời, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 18

        - Lịch sử Campuchia (1982), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội.

        - Mã Đoan lâm, Văn hiến thông thảo.

        - Trần Văn Minh (1978), Biên giới Việt Nam - Campuchia, vài khía cạnh về lịch sử và pháp lý, Paris.

        - Lương Ninh (1991), Sự hình thành và phát triển của vương quốc cổ Chăm Pa. Lịch sử Việt Nam, tập I, Hà Nội.

        - "Người Việt Nam gốc Khơ-me", Việt Nam và quan hệ quốc tế của Việt Nam, quyển III, 12-1958.

        - Trần Quỳnh Cư, Trần Việt Quỳnh (2004), Các đời vua chúa nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hoá.

        - Quốc sử Quán triều Nguyễn. Đại Nam Thống Nhất Chí (1971), Tập IV, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

        - Trương Hữu Quýnh (chủ biên - 1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục.

        - Phương đình Nguyễn Siêu, Quốc sử quán triều Nguyễn. Cương mục, tập IX. Thực lục, tập I.

        - Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội.

        - Hoàng Linh, Long Việt, "Hiệp ước ngày 30/12/1999 về biên giới trên bồ Việt Nam - Trung Quốc", Tạp chí Thông tin Công tác tư tưởng (Số 1/2000).

        - Thông tấn xã Phnôm Pênh, 31-12-1964 và 5-1-1965

        - Thông tấn xã Campuchia, 1-8-1964, No 4884.

        - Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1997), "Luật quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia", Hội thảo, Hà Nội.

        - Nguyễn Khắc Thuần (2000), Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

        - Tài liệu tập huấn quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Ban Biên giới Bộ Ngoại giao.

        - Tài liệu chương trình tuyên truyền và phổ biên pháp luật cho cán bộ chiến sỹ bộ đội biên phòng và nhân dân vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Hà Nội 2005.

        - Đại học quốc gia Hà Nội (2000), "Tuyển tập báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học", Đề tài Xây dựng luận cứ khoa học về lịch sử, địa lý và pháp lý đường biên giới đất liền phía Tây Nam của nước CHXHCN Việt Nam,

        - Hà Văn Tấn, Phù Nam - Óc Eo: ở đâu, bao giờ và ai?

        - Phạm Đức Thành (1995), Lịch sử Campuchia, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

        - Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến (chủ biên 1989), Địa chí Long An, NXB Long An và KHXH.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #352 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 04:10:06 pm »


        II. SÁCH BÁO TIẾNG NƯỚC NGOÀI

        - A.Dauphim et Meunier (1968), Histoire du Cambodge, PUF.

        - Adhémard Leclère (l-914), Histoire du Cambodge, Paris.

        - A.D. Meumek, Campuchia. Tuyển tập Survolde monde. Paris.

        - A.Guani, La solidarite dans L-Amerique Latine, Academie de Droit International, Reeueil des Cours, Tom 8, 1925, voi III.

        - Aubaret (1863), Histoire et description de la Basse Cochinchine, Traduction de Gia dinh Thong Chi, Paris (No te du Ministre d' Etat Phan Thanh Giang).

        - Archives du Ministere des Colonies, Dossier Indochine, NF 582, carton 48. carton 37, Dossier B30 (1), Annexe No6. A20. A20 (62) và (63). A30 (57).

        - Aymonier (1904), Le Cambodge, Paris, quyển III.

        - Assemblée Nationale, dé bats, phiên nhóm ngày 21-5-1949.

        - B.A.Coch, 1935, 1937.

        - Biên bản No 3, phiên họp ngày 7-9-1954 của Uỷ ban các công việc khác nhau. Phiên họp toàn thể của Uỷ ban các việc khác nhau DọC.CAD.PV số 5, ngày 21-9-1954. Phiên họp toàn thể 35 25-9-1954 số 1973, 25-1-1955.

        - Bulletin Officiel de la Cochinchine, 1870. 1873. 1914.

        - Bull.Adm (1937), du Cambodge.

        - Bộ Thông tin Cam Bốt (1962), Le Cambodge.

        - B.O.Coch., 9-7-1870, 15-7-1873.

        - Charles SAMWER và Jules HOPF, Bản sưu tập tổng quát mới các hiệp ước và văn kiện liên quan đền các quan hệ luật pháp quốc tế, loại 2, tập II, phần II.

        - Ch.Meyniard (1891), Le Second Empire en Indochine, Paris,.

        - Công báo Pháp, "Phiên nhóm ngày 19-5-1949", Debats Assemblee de L'union Francaise.

        - Công báo Cộng hoà Pháp, 31-7-1926, CAOM BIB, OAM/50061/1926/tháng 7.

        - Công báo Đông Dương thuộc Pháp:

        CAOM: BIB/AOM/50061/1905.

        CAOM: BIB/AOM/50061/1932.

        CAOM, BIB/AOM/50061/1914.

        CAOM:BIB/AOM/50061/1936/tháng 12.

        CAOM:BIB/AOM/50061/1935/th12.

        CAOM, INDO/RSC/33.

        CAOM, INDO/GGI/64386.

        CAOM, INDO/RSC/3646.

        CAOM, INDO/GGI/64388, văn bản số 5.

        CAOM, INDO/GGI/64487.

        CAOM, INDO/GGI/64387.

        CAOM, INDO/HCC/33.

        - Cambodge - Publie par le Ministere de L’Information, Phnompenh, 1962.

        - Các hiệp ước và tư liệu ngoại giao, Tuyển tập Thémis. Colliard et Manin, Droit international et histoire diplomatique, Documents choisis, Tom I, Voi.II.

        - Charles Rousseau, Droit International Public, Tome III, 1977.

        - CH. Rousseau, Droit internationl public, T.I, 1970.

        - Chambre des députés, débats, séance 31-5-1885.

        - Documentation Francaise, N.E.D. Noi901 - 30-7-1954.

        - Dalloz (1966), Các đường biên giới của Cambodge.

        - Dauphin (1968), Meunier - Histoire du Cambodge, PUF, Paris.

        - Doc. Fr se, Các hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, N. E. D, 1295 ngày 14/3/1950. N. E. D 1901, 3 và 4 (30-7-1954) N.E.D..,No 1147, 20-6-1949. N.E.D., No 1973, 23-6-1955. NED. No 1973. 25/1/1955. NED, No 1425, 24/1/1951. N.E.D. No 1909, 8/8/1954, N.E.D, No 1901, 30/7/1954.

        - Devillers (19t52), lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952, Nxb Scuil Paris.

        - Phùng Văn Đản, La Formation territoriale du Vietnam, Revue du Sud Est Asiatique, Bruxelles, No 4, 1964.

        - De Clerep Recueil des Tratés, conventions et actes diplomatiqlles conelus par la France avec les Puissances étrangères, Vol.8.

        - DOC.CIE Pau, 1950, NO/COM, NAV, Tường thuật tốc ký phiên họp ngày 25/7/1950. DOC.CIE Pau, 1950, NO/5/PV. DOC.CIE, Pau, 1950, số 6/CR, phiên họp toàn thể lần thứ 6, ngày 22/7/1950.

        - DOC.CIE, Pau, 1950, phiên họp ngày 22-7-1950, phiên họp toàn thể thứ 7 ngày 24-7-1950

        - E.P.Thiebault (1970), Le tragique destin d’un empereur d’Annam, France-asie, ler Trimestre, vol XX.IV, Nol.

        - Etienne Aymonier (1904), Le Cambodge, Paris, Tome III.

        - E.Gaspardone, Un Chinois des Mers du Sud, le fondateur de Ha Tien, Journal Asiatique, 1952, fasc.3.

        - Francois Luchaire (1968), Les frontieres de la Chine, Bulletin de L'institut International d'administration Publique, No 8.

        - Folliot-examen (1889), Des anciennes frolltieres entre le territoire annamite, Bulletin de la Societe des etudes indochinoises.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #353 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 04:20:41 pm »

        - Gaulle, Mémoires et M. Giteau (1957), Histoire du Cambodge - Didier, Paris.

        - G.Taboulet (1956), La geste francaise en Indochine, Paris. Vol II.

        - Gottinggue, Bản sưu tập tổng quát mới các hiệp ước và văn kiện liên quan đến các quan hệ luật pháp quốc tế, Thư xã De Dietench, 1878, quyển XVII, phần II, và Thư xã De Dieterich, 1869.

        - Henri Battifol (1955), Chuyên luận phổ thông về Tư pháp Quốc tế Paris.

        - Nguyễn Thị Hảo (1973), Les relations Khơ-meo- Sudvietnamiennes, Paris.

        - Journal Officiel, Assemblée Nationale, Débats, phiên nhóm ngày 21-5-1949.

        - Journal Officiel de la Répllblique Francaise, Assemblée de L'union Francaise, phiên nhóm thứ hai ngày 9-3-1cJ49, phiên nhóm ngày 19-5-1949.

        - Journal Officiel, Assemblée de L'union Francaise, Débats, 1949.

        - Journal Officiel de la République Francaise, 1949.

        - J.O. de L Indpchine Francaise, 1914.

        - J.O Chambre des députes, Débats, séance du 4-2-1895.

        - J.O.R.F, các cuộc tranh luận của Quốc hội liên hiệp Pháp 20-5-1941, 20-5-1949, tranh luận ở Quốc Hội 21/5/1949.

        - Le Thanh Khoi (1955), Histoire du Vietnam, histoire et civizisation, Paris.

        - Thai Van Kiem (1959), La plaine a.ux cerfs et la princesse de Jade, Buiietin de la Societe des Etudies Indochincises, No4.

        - La frontiere terrestre Khméro-vietnamienne, Ministere des Affaire Etrageres, Saigon, 1964.

        - L. Cavaríc (1969), Côngpháp quôc tếhiệp đinh Paris A. Pedone. Mario Bettati, "Le Conflit sinosovietique", Vol2, 1971; Chang Chung-tao, "Les traites inegaux de la Chine et L'attitude des Puissances", Paris, 1929; F.Luchaire, "Le probleme des frontieres Chinoises" trong Bull. De L'institut internatonal d'administration publique, Oct-déc, 1968; C.H. Rousseau, chronique des faits internationaux, trong R.G.D.I.P.

        - Milton Osborne David K.Wyatt, "The abreged Cambodian chronicle", Prance-asie, Paris, 1968 (bản dịch ra tiếng Pháp của Lãnh sự Gréhan).

        - Notes et Etudes documentaires, Noi295, 14-3-1950.

        - Norodom Sihanouk (1972), L -indochine de Pékin, entretiens avec Jean Lacouture, Seuil.

        - Norodom Sihanouk (15-5-1970), "Chủ nghĩa chống Mỹ của tôi", la Doc Frse, A.D.

        - Norodom Sihanouk (15-5-1970), "Phải hiểu thế nào về nền độc lập và tính trung lập của chúng ta?", la Doc. Frse, A.D, No 20.

        - P.Couzinet (1938), La structure juridique de L’ Union indochinoise, Revue Indochincise.

        - P.Boudet, La conquête de la Cochinchine par les Nguyện et le rôle des émigres chinois, Bulletin de L’Ecole Francaise d'extrême Orient, v.XLII, 1942,

        - Pomonti (yean Claude) và Thiện (Serge), Từ xu nịnh đến tán thành, Pari, Gollimart, 1971.

        - Philippie Devillers (1971), "Cambodge", L,'Asie du Sud Est Tome II, Sirey.

        - P. reten và A. gror (1960), Các hiệp ước và các tư liệu ngoại giao tuyển tập Théms, Paris.

        - Paul Bourrières, "Việc bố trí thung lũng sông Mê Công", Impact (UNESCO), tập XIV (1964), No 4.

        - Roger Levy (1947), L’indochine et Traités, Paris.

        - R. Levy, "Đông Dương và các Công ước", Hartmarin, Paris.

        - R.Reuter, "Công ước Vienne về luật về các điều ước", Armand Collin, Paris.

        - Serge de Labrusse, "Các triển vọng về một thị trường chung ở Đông Nam Á", Chính sách đối ngoại, No 3, 1962, tr 272; "Về một sự phát triển tương hỗ của các nước ở Đông Nam Á", la Doc. Frse, các vấn đề kinh tế, No 753, 5/6/1962.

        - Sarin Chhak, Les frontieres du Cambodge, Dalloz, 1966.

        - Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm lưu trữ hải ngoại, Đông Dương. Kho sách của GGI: 39537 - 39549; Thư viện GGI: 39541; Thư viện RSC, 649; Thư viện GGI, hồ sơ 39547; Thư viện CP, 18/19.

        - Toà án pháp lý quốc tế, lời thỉnh cầu, tư vấn và phán quyết, 1962

        - Tập Pháp chế của Lào và Foussngrève, tập 2.

        - Tuyển tập các ý kiến tư vấn của Toà án Thường trực quốc tế, xuất bản phẩm của Toà án Thường trực quốc tế, loại B, No 1.

        - Long Việt, "Vietnam - Chứa Lanh Border Treaty - a com mon victory of two nations", Vietnam Lalv and Legal Forum, No 65, 1/2000.

        - Viện Dân biểu Pháp, nhiệm kỳ thứ 3, khoá họp 1885, tài liệu số 3482.

        - Y Delvert (1961), Người nông dân Campuchia, Paris La Haye, Tuyển tập Nghiên cứu "Thế giới hải ngoại, No 10".

HẾT

"CÁC VUA HÙNG ĐÃ CÓ CÔNG DỰNG NƯỚC, BÁC CHÁU TA PHẢI CÙNG NHAU GIỮ NƯỚC"
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM