Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:49:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310740 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #340 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 06:26:26 am »

        
        2. Những lý do tình cảm

        Trước hết cần nhắc lại quá trình hình thành biên giới lịch sử Miên - Việt tới giữa thế kỷ 19.

        Sau một thời kỳ oanh liệt, nước Caomiên suy nhược và phải chịu thần phục Xiêm La. Cho tới khi chúa Nguyễn, sau khi đã thôn tính Chiêm Thành, mở mang bờ cõi tới giáp giới Caomiên. Vua Miên thời đó (đầu thế kỷ 17) có lẽ vì muốn liên kết với một dân tộc mạnh, cưới con gái của chúa Nguyễn Sãi Vương. Theo tác giả Thái Văn Kiểm, đó là công chúa Ngọc Văn1. Vua Miên Preah chetta II cưới con gái chúa Nguyễn năm 1620, thì ngay năm 1623, chúa Nguyễn được phép di dân vào các tỉnh giáp giới Caomiên, sau khi đã giúp con rể đánh đuổi quân Xiêm2

        Từ đó trở đi, mỗi khi Việt Nam giúp Caomiên chống lại sự xâm nhập của Xiêm, thì lại được nhượng một ít đất. Hơn nữa, nội bộ Caomiên luôn luôn bị lủng củng, tranh quyền và đánh giết lẫn nhau, và vì thế thường nhờ người Việt can thiệp.

        Dĩ nhiên, không ai dám nói là sự can thiệp của chúa Nguyễn hoàn toàn không vụ lợi, không ai chối cãi là sự chiếm đóng của quân nhà Nguyễn có thể có nhiều điều đáng trách. Nhưng nói chung, cũng phải công nhận rằng nếu Việt Nam không can thiệp, thì có lẽ nước Xiêm đã thôn tính hết Caomiên từ lâu rồi. Nhất là những sự xâm lược của Xiêm rất tai hại cho nước Miên: tàn phá kinh thành nhiều lần, bắt giữ các con vua Miên làm con tin, bắt tất cả dân tráng kiện đem về Xiêm làm nô lệ. Sự khủng bố này qua bao nhiêu thế hệ hãy còn làm người Miên khiếp sợ. Một số ví dụ do sử gia Meyniard kể lại: khi de Montigny, sứ thần của Pháp hoàng, sang Caomiên muốn gặp Vua Miên, nhưng một tay sai của vua Xiêm cản trở, không cho vua Miên tới gặp. Khi nhân vật này tới Oudong (kinh đô), vua Miên vội quay về tiếp, thì nhân vật đó ngồi trên ghế, còn vua Miên phủ phục ở dưới đất3. Thậm chí ngay sau khi Pháp bảo hộ, sau khi Xiêm đã nhận từ bỏ quyền làm bá chủ trong hiệp ước với Pháp năm 1867, người Miên mỗi khi gặp người Xiêm vẫn còn khiếp sợ. Năm 1868, đại uý Laurent, trong khi đi phân định ranh giới giữa Miên và Xiêm, nhận xét thấy những nhân viên Miên trong Uỷ ban này, mỗi khi đứng trước các nhân viên Xiêm đều có thái độ sợ hãi4

        Mặt khác, khi người Việt vào lập nghiệp ở Nam Kỳ, thì phần lớn là rừng rậm và bãi lầy. Bao nhiêu thế hệ ra sức khai phá khẩn hoang mới dựng nên một vùng phì nhiêu. Không những tốn công khai thác, mà lại còn phải bảo vệ chống những cuộc xâm lược liên tiếp: chống Xiêm ở vùng Hà Tiên, Châu Đốc; chống Pháp khi mới đánh phá đất Nam Kỳ và gần đây, trong 30 năm chiến tranh giành độc lập.

        Nói xa hơn nữa, nếu Pháp chịu cho Caomiên "độc lập 10% năm 1946 (Tạm ước Pháp-Miên ngày 7-1-1946)5, 50% năm 1949 (Thoả ước ngày 8-11-1949), và 90% năm 1953 (Hiệp định ngày 29-8-1953 và ngày 17-10-1953)", phần lớn phải chăng là nhờ sự chiến đấu anh dũng của quân đội Việt Nam DCCH? Chính Thái tử Xi-ha-núc trả lời một câu hỏi của Jean Lacouture đã phải xác nhận điều này6

        Và trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ, Việt Nam đã góp một phần xương máu không phải nhỏ. Chính quyền Campuchia cũng nhận thức rõ sự kiện này trong nhiều văn thư. Ví dụ bức công điện ngày 3-2-1978 của Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia gửi Trung ương Đảng Lao động Việt Nam: "Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với sự ủng hộ và giúp đỡ mà Đảng Lao động Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã giành cho Đảng Cộng sản Campuchia trong thời kỳ chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, cũng như trong giai đoạn lịch sử mới của nước Campuchia sau ngày giải phóng"7.

        Phải chăng vì vậy mà chính quyền cách mạng Campuchia, trái với các chính thể trước, từ Thái tử Xi-ha-núc tới Lonnol không bao giờ chính thức và công khai đòi lại đất Nam Kỳ cả. Chúng ta lại càng không hiểu tại sao trong khi một mặt Campuchia tỏ lòng biết ơn Việt Nam, một mặt lại liên tiếp đánh phá lãnh thổ và giết hại thường dân Việt Nam vô tội, tại sao lời nói và việc làm không đi đôi với nhau.

        Trên thực tế, có hai nước láng giềng nào mà lại không có sự va chạm hoặc tranh chấp quyền lợi? Trong trường hợp Việt Nam và Campuchia, những bất hoà hoặc mâu thuẫn đã không thể xóa bỏ những giàng buộc do lịch sử và địa dư tạo nên. Mỗi khi có một đe doạ lớn lao từ phương xa tới, ta lại thấy số phận của hai nước dính líu mật thiết với nhau. Khi Mông Cổ đã chiếm Trung Hoa, rồi đòi mượn đường Việt Nam để tấn công hai mặt thuỷ bộ đi đánh chiếm Chiêm Thành và Chân Lạp (Caomiên) thì quân tướng nhà Trần đại phá quân Nguyên, khiến tất cả ba nước cùng thoát nạn. Sang thế kỷ 19, Việt - Miên bị Tây phương chinh phục cùng một lúc, và ngày nay trở lại độc lập cùng một lúc. Năm 1884 là năm Pháp quốc hoàn toàn đô hộ hai nước Việt - Miên, cũng như năm 1975 là năm giải phóng Sài Gòn và Nam Vang8.

        Nếu Campuchia không quên vai trò của quân dân Việt Nam trong thắng lợi lớn lao giành độc lập, thì Việt Nam cũng vẫn nhớ sự đóng góp của anh em Miên vào sự nghiệp thực hiện thống nhất đất nước.

        Tình trạng Miên, Việt không thể so sánh với tương quan giữa Trung Quốc và Liên Xô. Miền Siberia rộng 8,5 triệu km2 mà chỉ có 3 người/1km2, trong khi Trung Quốc với 9,5 triệu km2 có tới 73 ngườl/km2. Năm 1964, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói nửa đùa nửa thật: Liên Xô rộng 22 triệu km2 mà chỉ có 200 triệu dân, vậy phải chia bớt đất cho Trung Quốc vì Trung Quốc có 700 triệu dân mà chỉ có 9,5 triệu cây số vuông9.

        Ngược lại, ông Pônpôt, Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Thủ tướng Campuchia, trong cuộc viếng thăm chính thức Trung Quốc tháng 9-1977, tuyên bố rằng Campuchia với 181.000 km2 mà chỉ có chưa tới 9 triệu dân, trong khi đất đai Campuchia cần phải 20 triệu người mới đủ sức khai khẩn. Như vậy, Campuchia không đủ người để khai thác một lãnh thổ quá lớn, lẽ nào lại còn đòi lại những đất đai đã nhượng từ lâu mà dân Việt Nam đã tận lực vun xới trong hai thế kỷ và hy sinh xương máu để bảo vệ trong một trăm năm chống ngoại bang?

-------------
1. Thái Văn Kiểm - La plaine aux cerfs ét la princesse de Jade trong Buiietin de la Societe des Etudies Indochincises, No4, 1959, trang 389-391.
2. Xem Aymonier - Le Cambodge, Paris, 1904, quyển III, trang 769. Dauphin - Meumer - Histoire du Cambodge, PUF, Paris, 1968, trang 72).
3. Ch.Meymard, dẫn trên, trang 423-424.
4. Thư ngày 20/3/1868 của đại uý Laurent gửi Thống đốc Nam Kỳ, Archives du Ministere des Colonies, Dossier Giam 20.
5. Toàn văn Tạm ước này trong Roger Levy - L'indochine ét Traités, Paris, 1947, trang 41 và kế tiếp)
6. Xem: Nô-rô-đôm Xi-ha-núc - L'indochine de Pékin, entretiens avec Jean Lacouture, Seuil, 1972, trang 44-45.
7. Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 31/12/1977.
8. Năm 1884 là năm ký Hoà ước Patenottre hoàn tất cuộc đô hộ Pháp ở Việt Nam và cũng là năm ký Hiệp ước Nô-rô-đôm - Thomson đặt chế độ bảo hộ rất chặt chẽ ở Caomiên. Vua Nô-rô-đôm bị cưỡng bức ký Hiệp ước này trong trường hợp rất ly kỳ và sau đó có viết thư phản kháng cho Tổng thống Pháp Jules Grévy. Bản chính thư này trong Archives du Ministere des Colomes, Dossier Indochine, NF 582, carton 48).
9. Xem Francois Luchaire - Les frontieres de la Chine, trong Bulletin de L'institut International d'administration Publique, Số 8, tháng 10-12 năm 1968, trang 59).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #341 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 11:36:32 am »


        3. Những yếu tố pháp lý

        Sau thế chiến thứ hai, khi nền đô hộ Pháp bắt đầu lung lay vì cuộc kháng chiến của Việt Nam, Campuchia nhiều lần tuyên bố giành quyền trên đất Nam Kỳ. Bà hoàng thân Yukanthor, năm 1949, cho rằng "trên phương diện pháp lý, Nam Kỳ vẫn là một phần lãnh thổ của Caomiên"1. Công hàm ngày 10-1-1965 của Bộ Ngoại giao Campuchia gửi Đại sứ quán Pháp ở Nam Vang khẳng định Caomiên có "quyền sở hữu trên đất Nam Kỳ". Trong cuốn "Cambodge" do Bộ Thông tin Campuchia phát hành năm 1962, có vẽ bản đồ Nam Kỳ và chú thích như sau: "các tỉnh Caomiên bị Việt Nam chiếm cứ". Các tỉnh này vừa mang tên Việt Nam, vừa mang tên Campuchia như sau:

        Long Hor (Vĩnh Long) Peam (Hà Tiên)

        Phsar Dek (Sa Đéc) Prei Nokor (Sài Gòn)

        Meat Chrouk (Châu Đốc) Me Sar (Mỹ Tho)

        Kramuon Sar (Rạch Giá) Srok Khoang (Sóc Trăng)

        Rung Damrey (Tây Ninh) Po Loeuh (Bạc Liêu)2.

        Dùng hai chữ "chiếm cứ" (occupés) để chỉ quy chế của các tỉnh Nam Kỳ, Bộ Thông tin Campuchia ngụ ý rằng đó là chiếm cứ vô quyền, hoặc là tạm chiếm, nhưng chủ quyền vẫn thuộc Caomiên.

        Nói một cách khác, mặc dầu Việt Nam đã thiết lập chủ quyền trên đất Nam Kỳ từ hai, ba thế kỷ nay, nhưng những "quyền lịch sử" (droits historiques) của Caomiên mới thực sự là chủ quyền.

        Sự thực ra sao? Nếu chúa Nguyễn và sau đó triều đình Huế dùng vũ lực để thôn tính các tỉnh Caomiên, thì điều đó cũng không trái với luật quốc tế thời bấy giờ. Ngay ở Tây phương, cũng phải đợi khi Hiệp ước Briand Kellog ra đời năm 1928 tại Paris, mới bắt đầu cấm đoán các vụ thôn tính đất đai bằng vũ lực3.

        Nhưng các tỉnh Nam Kỳ không bị thôn tính bằng vũ lực, mà do các vua Caomiên nhượng cho Việt Nam để trả ơn những sự giúp đỡ hoặc đuổi đánh quân Xiêm, hoặc giúp cho các ông vua đó lấy lại ngôi báu...

        Cắt đất để đền ơn là một việc thông thường, không những ở á đông mà còn ở tây phương. Ví dụ, Sardaigne nhượng cho Pháp hai miền Savoie và Nice, theo hiệp ước ký ở Turin ngày 24-3-1860 vì Pháp đã giúp Sardaigne trong cuộc chiến đấu chống nước Áo để thực hiện thống nhất nước ý. Ví dụ khác, theo mật ước ký ở Londres ngày 26-4- 1915, nước Ý bằng lòng tuyên chiến với Đức để trợ giúp đồng minh, nhưng ngược lại, Pháp và Anh sau khi thắng trận đã phải cắt vài mẩu đất thuộc địa ở châu Phi cho Ý, tổng cộng lớn tới 430.000 km2, nghĩa là lớn hơn lãnh thổ Việt Nam4. Tuy nhiên, có người cho rằng trường hợp tỉnh Hà Tiên thì khác, vì không phải do Caomiên nhượng cho Việt Nam. Sử chép rằng cuối thế kỷ 17, có một Hoa kiều gốc ở Quảng Đông, tên là Mạc Cửu, không chịu thần phục nhà Thanh, bỏ sang Chân Lạp và được vua Chân Lạp cho ở vùng Hà Tiên. Vùng này khi đó toàn rừng rú. Mạc Cửu dần dần lập ra những thị trấn phồn thịnh5. Vì vua Chân Lạp không bảo vệ nổi Mạc Cửu để chống lại quân Xiêm sang đánh phá nên vợ Mạc Cửu, vốn là người Việt, xui chồng cầu chúa Nguyễn tiếp viện và thần phục chúa Nguyễn6. Chúa Nguyễn phong Mạc Cửu làm Tổng binh giữ đất Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất, chúa Nguyễn phong con là Mạc Thiên Tứ làm chứng Đô đốc, trấn ở Hà Tiên. Năm 1739, vua Caomiên đi đánh Mạc Thiên Tứ để lấy lại đất Hà Tiên nhưng bị thua trận và từ đó về sau không bao giờ đánh Hà Tiên nữa. Sau khi vua Caomiên mất, trong nước có nổi loạn, cháu vua Caomiên là Ang Ton trốn ở Hà Tiên và nhờ Mạc Thiên Tứ nói dúm với chúa Nguyễn gửi quân giúp để giành lại ngôi vua. Xong việc rồi, vua Caomiên dâng chúa Nguyễn vùng Tầm Phong Long ở phía bắc Bassac và cho Mạc Thiên Tứ 5 châu: Chan Sum (Trực Sâm), Campot (Cần Bột), Congpongsom (Hương úc), Sài Mạt và Linh Quỳnh. Năm 1759, Mạc Thiên Tứ liền dâng cả cho chúa Nguyễn và lại được tiếp tục cai quản Hà Tiên. Như vậy, lúc đó tỉnh Hà Tiên rất lớn dọc theo bờ biển và giáp với Xiêm.

        Theo Sarin Chhak, Mạc Cửu và con cháu không có tư cách gì để lấy đất của Caomiên và đem hiến cho chúa Nguyễn cả7. Như thế, chỉ là sự chiếm ngụ vô quyền và chúa Nguyễn không có tư cách gì để phong cho Mạc Cửu cai quản đất Hà Tiên.

--------------
1. Journal Officiel, Debats de L'assemblee de L'union Francaise, phiên nhóm thứ hai ngày 9/3/1949, trang 311 và phiên nhóm ngày 19/5/1949, trang 516.
2. Dẫn trên, trang 49.
3. Ở châu Mỹ cũng có một Hiệp ước tương tự, ngay từ năm 1889: Hiệp ước Hoa Thịnh Đốn ngày 2/8/1889, cấm các nước ở châu Mỹ không được dùng vũ lực để thôn tính đất đai của nhau. Xem: A.Guani - La solidarite danh L'amerique Latine - Academie de Droit International, Recueil des Cours, Tom 8, 1925, voi III, trang 252 và kế tiếp
4. Xem: Charles Rousseau - Droit International Public, Tom III, 1977, trang 178-180.
5. P.Bouaet - La conquête de la Cochinchine par les Nguyễn ét le rô le des émigres chinois, trong Bulletin de L'ecole Francaise d'extrême Orient, i.XI~II, 1942, trang 121. Hoặc: E.Gaspardone - Uứn Chinois des Mers du Sud, le fondateur de Ha Tiên, trong Journal Asiatique, 1952, fasc.8, trang 375 và kế tiếp.
6.  (Vợ Mạc Cửu là người Việt Nam gốc ở Biên Hoà. P.Boudet, dẫn trên, trang 122.
7. Sarin Chhak - Les frontieres du Cambodge, Dalloz, 1966, trang 130.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #342 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 11:54:29 am »

        Thực ra, trên mặt pháp lý, đây là một vấn đề phức tạp, có thể suy luận như sau: Trong giai đoạn đầu, Mạc Cửu với tư cách cá nhân không thể có chủ quyền trên đất Hà Tiên được. Theo những tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế Tây phương, một cá nhân không thể chiếm đất của một nước khác, vì chỉ có những quốc gia mới có thể thiết lập chủ quyền trên một lãnh thổ1. Nhưng từ khi chúa Nguyễn đem quân sang để giúp Mạc Cửu và con cháu đánh đuổi quân Xiêm hoặc chống lại vua Xiêm, thì từ đó Mạc Cửu chỉ là người thụ uỷ của chúa Nguyễn, và chính là chúa Nguyễn đã lấy và duy trì đất Hà Tiên qua Mạc Cửu và con cháu. Từ đó, những nhân vật này hành động với tư cách là người thụ uỷ của triều Nguyễn, chứ không phải với tư cách cá nhân. Việc chiếm đất của một nước khác qua trung gian của một cá nhân đã có xảy ra nhiều lần trong lịch sử bang giao quốc tế. Ví dụ, Stanley chiếm miền tả ngạn sông Congo cho vua nước Bỉ, hay Savorgnan de Brazza chiếm miền Congo cho nước Pháp, trong khoảng năm 1879 - 1882.

        Nếu không muốn dẫn những ví dụ lấy ở Phi châu vì các cường quốc Tây phương trước đây coi Phi châu là đất vô chủ (res nullius) để có cớ chiếm hữu, thì cũng có thể dẫn chứng ở lục địa khác. Ví dụ, ngày xưa Hà Lan uỷ thác cho một công ty tư nhân là Compagnie Néerlandaise des Indes Orientales, hay Anh uỷ thác cho một công ty tư nhân là Compagnie Anglaise des Indes Orientales đi chiếm cứ nhiều lãnh thổ ở Á châu và thiết lập chủ quyền trên các lãnh thổ đó2.

        Sau nhiều biến cố, Việt và Xiêm chiếm qua chiếm lại đất Hà Tiên, cuối cùng là vua Minh Mạng sai các tướng Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đại phá quân Xiêm năm 1834 trên sông Cô Cong (thuộc Vĩnh Long) và trong một tháng, lấy lại Hà Tiên và Châu Đốc3. Sau đó, triều Nguyễn trực tiếp cai trị Hà Tiên và bổ nhiệm Nguyễn Tri Phương làm Tổng đốc An Giang và Hà Tiên4.

        Dù sao chăng nữa, tất cả đất Nam Kỳ đã thuộc chủ quyền Việt Nam và trong giai đoạn cuối cùng trước khi người Pháp sang đô hộ, thì chủ quyền Việt Nam đã được xác nhận trong Hiệp ước Việt - Xiêm trước mặt vua Caomiên là Ang Dương năm 18475. Trong Hiệp ước này có những điều khoản gì? Các sử gia không nói giống nhau. Đại để là, Hiệp ước công nhận vua Ang Dương là vua Caomiên, nhưng Caomiên nhận là chư hầu của hai nước Việt và Xiêm; triều đình Huế phong vua Ang Dương làm Caomiên Quốc vương, trả lại Caomiên các quận chúa và hoàng tộc hay đại thần đã bị đem sang giữ ở Việt Nam, ngược lại, Caomiên xác nhận các đất Nam Kỳ thuộc về Việt Nam6.

        Chỗ này có một nghi vấn do bức thư của vua Ang Dương gửi Napoleon III đặt ra. Theo thư này, thì khi ký hoà ước với Xiêm năm 1845, Việt Nam hứa sẽ trả Caomiên tất cả các tỉnh Nam Kỳ, nhưng tới năm 1846 vua Việt Nam lại đổi ý kiến và tuyên bố không trả nữa7.

        Vì không có văn bản của hiệp ước này nên không rõ thực hư ra sao. Tuy nhiên, nếu theo một văn kiện có lợi cho Caomiên nhất, là bản tóm lược ký sự Caomiên bằng Anh ngữ do vua Xiêm trao cho Lãnh sự quán Pháp là Gréhan ở Bangkok năm 1863, thì không thấy nói gì tới vấn đề trả đất8.

        Có thể Vua Ang Dương muốn nói việc hứa trả 5 châu ngày trước vua Miên cho Mạc Thiên Tứ để tạ ơn đã có lời với chúa Nguyễn gửi quân sang giúp. Đó là các châu Chan Sum, Kampot, Kampong Sam, Sai Mạt và Linh Quynh. Nếu các châu này về hẳn Việt Nam thì Caomiên không còn mặt tiền trông ra biển nữa, vì kéo dài từ Hà Tiên cho tới giáp giới Xiêm. Vì vậy vua Tự Đức đã trả Caomiên các châu này9.

--------------
1. Nhiều án lệ viễn dẫn bởi Ch. Rousseau, sách đã dẫn trên, trang 151-152.
2. Ch. Rousseau, sách dẫn trên, trang 154-156.
3. Phùng Văn Đản - La Formation territonale du Vietnam, trong Revue du Sud Est Asiatique, Bruxelles, số 4, 1964, trang 154. Hoặc Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Sài Gòn, 1958, trang 459; Lê Thành Khôi - Histoire du Vietnam, histoire ét civilisation, Paris, 1955, trang 335.
4. Aubaret - Histoire ét description de la Basse Cochinchine - Traduction de Gia dinh Thông Chí, Paris, 1863, trang 130 (No te du Mimstre d' Etat Phan Thanh Giảng).
5. Theo bản chú giải của Phan Thanh Giảng, trong Gia Định thông chí (Aubaret, sách đã dẫn trên, trang 180).  thì Hoà ước này ký năm Đinh Vi (tức Đinh Mùi), Thiệu Trì thứ 7 (1847). Theo ông Trần Trọng Kim6, đó là năm ất tỵ (1845).
        Theo Adhémard Leclère - Histoire du Cambodge - Paris, 1914, đó là 1845 (trang 433), còn 1846 là năm trao đổi tù binh và 1847 là năm Ang Dương lên ngôi và được Việt Nam phong làm Caomiên Quốc vương. Theo Etienne Aymonier - Le Cambodge, Paris, 1904, Tome III thì Hiệp ước ký tháng 6/1846 (trang 797).
6. A. Dauphim-meunier - Histoire du Cambodge, PUF, 1968, trang 97, Phihppie Devillers - Cambodge, trong cuốn L'asie du Sud Est Tome II, Sirey, 1971, trang 654-655.
7. Toàn văn thư này trong Ch. Mevniard, đã dẫn trên, trang 431.
8.  (Milton Osborne David K.Wyatt - The abreged Cambodian chronicle, trong tạp chí Prance-asie, Pans, 1968, trang 189-196, bản dịch ra tiếng Pháp của Lãnh sự Gréhan, trang 197-200.
9. Những châu này trả năm nào thì các sử gia chép không giống nhau. Theo Etienne Aymomer thì trả năm 1848, theo P.Boudat thì trả năm 1847, theo Phùng Văn Đản thì trả năm 1862, trong bản chú giải của Phan Thanh Giảng chỉ ghi là trả dưới triều Tự Đức).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #343 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 12:08:41 pm »

        Nói tóm lại, chủ quyền Việt Nam trên đất Nam Kỳ hoàn toàn không thể chối cãi được trên phương diện pháp lý cũng như thực tế.

        Nếu những "quyền lịch sử" của Caomiên trên đất Nam Kỳ không có căn bản pháp lý gì cả và đã bị tiêu diệt từ lâu, thì trái lại, Việt Nam hãy còn có một quyền lịch sử là quyền bá chủ.

        Thực vậy, mới đầu Caomiên là chư hầu của Xiêm. Sau nhờ Việt Nam đánh đuổi được quân Xiêm, thì thành chư hầu của An Nam. Qua nhiều biến cố sau cùng, vì Việt Nam đang bị lúng túng với quân Pháp bắt đầu sang gây chiến nên năm 1846 (hay 1847), do hoà ước ký với Xiêm, Caomiên là chư hầu cả hai nước Việt và Xiêm.

        Năm 1867, Xiêm ký với Pháp Hiệp ước ngày 15-7-1867, từ bỏ quyền bá chủ đối với Caomiên(1. Nhưng Việt Nam chưa bao giờ chính thức và rõ rệt từ bỏ quyền đó cả. Năm 1863, khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Caomiên, Hiệp ước Pháp - Miên năm 1863 nói rõ là Pháp sử dụng quyền bá chủ của Việt Nam đối với Caomiên và đổi quyền bá chủ thành quyền bảo hộ. Tại sao Pháp lại được sử dụng quyền bá chủ của triều Nguyễn? Theo người Pháp giải thích, thì triều đình Huế, vì lấy được đất Nam Kỳ của Caomiên, nên có quyền bá chủ đối với Caomiên. Nay quân Pháp lấy được 3 tỉnh phía Tây của Nam Kỳ, thì Pháp thay thế triều Nguyễn để sử dụng quyền đó. Đây là quan điểm của Đô đốc de la Grandiere trong Huấn thị ngày 21-7-1863 gửi các sĩ quan Pháp ở Caomiên2, cũng như trong thư gửi Lãnh sự Pháp ở Băngkok ngày 5- 10 18633. Quan điểm này sau đó lại được trình bày rõ ràng hơn bởi dân biểu Bugène Ténot trong Phúc trình tại Viện Dân biểu Pháp trong khoá họp năm 1885 để bàn cãi về Hiệp ước mới ký với vua Nô-rô-đôm năm 18844.

        Thực ra, mới chỉ lấy được có 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ mà đã giành được quyền bá chủ của Việt Nam đối với Caomiên, thì cũng hơi quá đáng, nhất là trong các hoà ước Việt Nam nhường cho Pháp các tỉnh Nam Kỳ không bao giờ đả động tới vấn đề nhượng quyền bá chủ đó cả5. Theo sử gia Lê Thành Khôi thì việc chiếm 3 tỉnh Nam Kỳ không cho Pháp một cơ sở pháp lý nào để thay thế triều Nguyễn làm bá chủ Caomiên cả6.

        Caomiên cũng không thể nói là các vụ xung đột giữa Caomiên và Việt Nam năm 1858 đã làm hoà ước 1846 (hay 1847) mất hiệu lực và như thế quyền bá chủ của Việt Nam ghi trong hoà ước đó cũng bị tiêu diệt. Bằng chứng là, chính Bộ trưởng Ngoại giao Xiêm, trong thư gửi Đô đốc Bonard, Thống đốc và Tổng Tư lệnh Pháp ở Nam Kỳ, ngày 24-1-1863, nói rõ rằng mặc dầu các vụ va chạm năm 1858, Caomiên vẫn tiếp tục triều cống triều Nguyễn. Nhưng năm 1859, khi sứ Caomiên đem lễ vật sang, thì Pháp đã chiếm Sài Gòn và Tổng đốc Việt Nam ở Châu Đốc không thể đưa sứ Caomiên ra Huế để triệu kiến vua Tự Đức7. Hơn nữa, khi ký Hiệp ước năm 1863 với Pháp, vua Caomiên đã công nhận là Pháp đổi quyền bá chủ ra quyền bảo hộ.

        Có thể nói rằng, vì Pháp đổi quyền đó ra quyền bảo hộ đối với Caomiên thì Việt Nam không còn quyền bá chủ nữa chăng? Thực ra, trên pháp lý, nước Pháp không hề được Việt Nam trao cho quyền đó. Cho rằng vì lấy được 3 tỉnh Nam Kỳ mà Pháp được thừa hưởng quyền đó đi chăng nữa, thì sau khi trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam năm 1949, quyền đó lại trở về với Việt Nam.

        Caomiên có thể nói rằng khi Pháp bãi bỏ chế độ bảo hộ, thì quyền đó cũng mất đi chăng? Thực ra, Caomiên tuyên bố độc lập năm 1945 và huỷ bỏ các hiệp ước bảo hộ sau vụ đảo chính Nhật ở Đông Dương; nhưng sau khi quân đội Pháp trở lại Đông Dương, thì vua Nô-rô-đôm Xi ha-núc đã bí mật rút lại Tuyên ngôn độc lập và nhận tái lập các hiệp ước bảo hộ năm 1863 và 1884, nghĩa là lập lại quyền bá chủ dưới danh nghĩa bảo hộ8.

        Sau đó, Hiệp ước Pháp - Caomiên ngày 8-1-1949, điều 19, nói rằng các Hiệp ước năm 1863 và 1884 bảo hộ Caomiên đều huỷ bỏ. Như vậy, có phải là Việt Nam mất quyền bá chủ không? Vẫn không! Vì trước khi ký Hiệp ước này với Caomiên, Pháp đã nhận trong thoả hiệp Việt - Pháp ngày 8-3-1949 và trong đạo luật ngày 4-6-19499, trao trả lại đất Nam Kỳ cho Việt Nam. Nếu vì chiếm đất Nam Kỳ mà Pháp lấy được quyền bá chủ đối với Caomiên, thì khi trả lại đất Nam Kỳ, Pháp cũng trả lại luôn cả quyền đó, vì theo Pháp, quyền đó gắn liền với lãnh thổ Nam Kỳ. Nói một cách khác, khi trả lại đất Nam Kỳ cho Việt Nam, thì Pháp đương nhiên mất quyền bảo hộ đối với Caomiên, vì hiệp ước bảo hộ Caomiên năm 1863 mất căn bản pháp lý. Thành thử khi Pháp trả lại độc lập cho Caomiên tháng 11 năm 1949, thực ra Caomiên đã độc lập rồi, từ tháng 6 năm đó, nghĩa là từ khi Pháp không còn đất Nam Kỳ nữa. Nhưng quyền bá chủ của Việt Nam vẫn y nguyên như trước khi Pháp bảo hộ Caomiên do Hiệp ước năm 1863.

        Lập luận trên đây không nhằm mục đích đòi lập lại một đặc quyền lỗi thời, mà chỉ cốt để chứng tỏ rằng nếu đi vào các cuộc tranh luận về quyền lịch sử, thì lập trường của Việt Nam vững hơn của Caomiên rất nhiều.

        Nếu bây giờ, ta gác sang một bên tất cả các lý luận trên đây, thì chỉ một lẽ này cũng đủ để bác bỏ các đòi hỏi của Caomiên trên đất Nam Kỳ. Caomiên vẫn cho rằng biên giới thuộc địa còn bất lợi cho mình hơn cả biên giới lịch sử nữa. Như vậy, nếu Caomiên đã nhìn nhận biên giới thuộc địa thì không còn lý do gì để chỉ trích và đòi sửa đổi biên giới lịch sử cả.

        Vậy tất cả vấn đề là xem Caomiên có nhìn nhận biên giới thuộc địa không?

-------------
1. Toàn văn Hiệp ước này trong de Clereq, sách đã dẫn trên, quyển 9. Trường hợp ký kết Hiệp ước này xem: G.Taboulet - La geste francaise en Indochine, Paris, 1956, quyển II, trang 653-654. Nguyên văn điều 3: "S.M. le Roi de 81am renonce, pour lui en ses successeurs à toẹt triều, présent cu au tre marque de vassalite de la part du Cambodge".
2. Xem G.Taboulet, sách dẫn trên, trang 623.
3. Archives du Ministere des Colonies, Indochine, carton 37, Dossier B30 (1), Annexe N°6.
4. Viện Dân biểu Pháp, nhiệm kỳ thứ 3, khoá họp 1885, tài liệu số 3482.
5. Xem toàn văn hoà ước ngày 5/6/1862 giữa Pháp, Y Pha Nha và An nam, trong de Clereq, sách đã dẫn trên, Tom 8, trang 414-415. Vì vậy, chúng ta không thể tán thành sử gia Philippe Deviìlers khi ông viết: "Cet accord (du 5/6/1862) substituait la France à la Cour de Huê danh le droit au tribut que le Roi du Cambodge adressait à L'empereur d'annam" (sách dẫn trên, trang 566).
6. Sách dẫn trên, trang 370, chú thích số 80.
7. Archives du Ministere des Colomes, Indochine, carton 37, Dossier B30 (1), văn kiện 11 bis.
8. Ph. Devilìers, sách dẫn trên, trang 594, chú thích số 1.
9. Journal Officiel de la République Francaise, 1949, trang 5502.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #344 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 02:20:51 pm »


        Phần II. Vấn đề địa giới

        Địa giới giữa Việt Nam và Campuchia đã được nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương quy định trong nhiều văn kiện. Mặc dầu Campuchia đã chính thức chỉ trích các địa giới này, nhưng rút cục cũng phải công nhận những biên giới hiện tại.

        1. Những địa giới giữa Việt Nam và Campuchia

        Địa giới giữa Caomiên và Nam Kỳ được quy định ngay từ đầu vì hai nơi này bị đô hộ trước tiên, và vì quy chế của hai miền đó khác nhau nên việt phân ranh cấp bách hơn.

        Biên giới giữa Caomiên và Nam Kỳ

        Khi Caomiên hãy còn hưởng một quy chế bảo hộ rộng rãi (Hiệp ước năm 1863), thì địa giới được quy định bởi các Thoả hiệp ký với nhà cầm quyền Pháp. Nhưng từ sau Hiệp ước năm 1884 thiết lập một nền bảo hộ chặt chẽ hơn, thì biên giới được quy định hay sửa đổi một cách đơn phương bởi Toàn quyền Đông Dương hay Khâm sứ.

        Những Thoả hiệp phân ranh

        Tất cả có hai Thoả hiệp phân ranh, năm 1870 và năm 1873. Năm 1870, Caomiên vừa mới bình định xong (sau vụ Pukambo nổi dậy), và đất Nam Kỳ vừa mới chiếm được (Pháp chiếm nốt 3 tỉnh phía Tây năm 1967), tại sao nhà cầm quyền Đông Dương đã vội phân ranh biên giới? Lý do giản dị là các dân cư ở vùng biên giới tìm cách trốn thuế, tự xưng là người Caomiên nếu gặp nhân viên sở thuế Nam Kỳ, và nhận là dân Nam Kỳ khi gặp sở thuế Caomiên1.

        Ngay từ tháng 3-1870, một Uỷ ban Pháp - Caomiên nghiên cứu vùng Tây Ninh và đề nghị đường ranh giới. Ngày 9-7-1870, thoả hiệp phân ranh được vua Nô-rô-đôm và Thống đốc Nam Kỳ chấp thuận2. Thoả hiệp này quy định ranh giới vùng Tây Ninh, trong đó có khúc gọi là "mỏ vẹt" (bec de canard) nhưng để giành lại một khúc dọc theo sông Vaico.

        Năm 1871, sự phân ranh lại được tiếp tục, và hoạ đồ hai tỉnh Hà Tiên và Châu Đốc được thiết lập bởi các nhà chức trách Pháp. Ngày 15-7-1873, vua Nô-rô-đôm và Thống đốc Nam Kỳ ký một thoả hiệp phân ranh để bổ túc thoả hiệp năm 1870.

        Đặc điểm của thoả hiệp này là sự phân ranh có tính cách vĩnh viễn. Phần mở đầu của thoả hiệp xác nhận hai bên "thoả thuận quy định vĩnh viễn biên giới giữa Vương quốc Caomiên và Nam Kỳ, sau khi đã nghiên cứu địa hình và cho các đường ranh giới dựa vào các sông ngòi hoặc các địa điểm rõ rệt và bất di bất dịch, để tránh mọi sự tranh chấp về sau"3.

        Thoả hiệp này quy định ranh giới từ Tây Ninh tới bờ biển, và giới tuyến được thể hiện bởi 124 cột trụ. Cột trụ số 1 bắt đầu ở Tây Ninh, và cột trụ số 124 ở cách rạch Vĩnh Tế4 và làng Hoà Thành chừng 1.200 mét. Đường ranh giới này nhiều khúc vòng vèo, lượn ở giữa những vườn xoài hay vườn ổi, đi qua những bãi lầy và nhiều khi không được thể hiện rõ rệt. Nhiều cột trụ bằng gỗ hay có khi là những lu đất, hoặc bị phá huỷ hoặc bị di chuyển bởi dân chúng địa phương, vô tình hay cố ý.

        Sửa đổi và bổ túc giới tuyên

        Sau hai thoả hiệp kể trên, Toàn quyền Đông Dương đã ra nhiều nghị định để bổ túc hoặc sửa đổi ranh giới giữa Caomiên và Nam Kỳ. Những nghị định này phải được Chính phủ Pháp chấp nhận bởi một sắc lệnh.

        Khoảng trước đại chiến thế giới thứ nhất, những đồn điền cao su phát triển mạnh ở Nam Kỳ và rất nhiều công ty xin phép nhượng đất5. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải phân ranh rõ rệt để biết những đơn xin đất phải nộp cho nhà chức trách Caomiên hay nhà chức trách Nam Kỳ.

        Một Uỷ ban thành lập năm 1910 nghiên cứu vấn đề và đề nghị sửa đổi biên giới giữa Kămpôt và Hà Tiên, Tây Ninh và Prey Veng, Thủ Dầu Một và Kongpong Chàm. Sau đó, một Uỷ ban khác lo việc đặt các mốc để ghi nhận ranh giới.

        Tới năm 1935, Khâm sứ Caomiên lập một Uỷ ban khác để nghiên cứu ranh giới vùng Mekong-bassac. Đề nghị của Uỷ ban này, được Toàn quyền Đông Dương chấp thuận trong Nghị định ngày 6-12-19356.

        Sang năm 1936, ranh giới giữa Châu Đốc và Prey Veng lại được sửa đổi7. Năm 1942, một vài nơi trên biên giới Châu Đốc và Kandal cũng thay đổi chút ít. Đặc biệt là cù lao Khánh Hoà trước thuộc Caomiên tỉnh Kandal), nay thuộc Châu Đốc. Ngược lại, châu Bình Ghi và một dẻo đất rộng 200 mét, dài 2,5 km trước thuộc Châu đốc, nay chuyển sang lãnh thổ Caomiên8.

--------------
1. Thư của Thống đốc Nam Kỳ ngày 15/7/1869 gửi Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa Pháp, trong A rchives du Ministere des Colomes, Dossier Indochine A20.
2. Toàn văn Thoả hiệp trong Bulletin Officiel de la Cochinchine, 1870, trang 247.
3. Toàn văn Thoả hiệp trong Bulletin Officiel de la Cochinchine, 1873, trang 435-436.
4. Trong bản đồ Nam Kỳ và Caomiên lập ra năm 1863, rạch Vĩnh Tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam và biên giới ở cách xa rạch này, lấn sang lãnh thổ Campuchia một khoảng lớn, Aubaret, sách dẫn trên, phụ lục 2.
5. Thư Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp trong năm 1910-1911, trong Archives... Dossier Indochine A20 (62) và (63).
6. Toàn văn trong Bulletin administratif du Cambodge, 1914, trang 866-367. Hoặc J.O. de L'indpchine Francaise, 1914, trang 1258.
7. Nghị định ngày 11/12/1936, J.O.I..F, 1936, trang 3805, hoặc Bull.Adm du Cambodge, 1937, trang 83.
8. Nghị định 26/7/1942, xem Sarin Chhak, sách dẫn trên, trang 205.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #345 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 02:30:53 pm »

        
        Địa giới giữa Caomiên và Trung Kỳ:

        Giữa Caomiên và Trung Kỳ, sự phân ranh chưa được hoàn tất và qua nhiều giai đoạn.

        Sự chia đất năm 1904: Năm 1888, vua Đồng Khánh chỉ thị cho các quan, với sự giúp đỡ của đại uý Luce thuộc Bộ Hải quân Pháp sưu tầm các tài liệu để chứng minh chủ quyền của triều đình Huế trên miền tả ngạn sông Cửu Long(1. Nhờ những tài liệu này, Pháp nhân danh vua Annam đã đòi lại của Xiêm miền tả ngạn sông Cửu Long, do Hiệp ước ngày 3-10-18932.

        Những đất đòi lại được của Xiêm, mới đầu sáp nhập vào lãnh thổ Lào. Tới năm 1904, tỉnh Stung Treng tách khỏi đất Lào và được Toàn quyền Đông Dương phân chia cho Caomiên và Trung Kỳ, do Nghị định ngày 6-12-1904. Nghị định này giành cho Trung Kỳ phần hữu ngạn sông Nậm Tham3, và chỉ thị các Khâm sứ. Trung Kỳ, Caomiên và Lào phải chuẩn bị để phân ranh hai miền nói trên.

        Vụ chia này chỉ ấn định ranh giới giữa Caomiên và Trung Kỳ trên một khúc mà thôi.

        Trả lại vùng Đắc Lắc cho Trung Kỳ: Trên đất Lào, chính quyền bảo hộ đã lập ra từ năm 1899 quận Đắc Lắc, và đất quận này dưới quyền Khâm sứ Trung Kỳ. Năm sau (1900), quận này được mở rộng ra, phía tây giáp với Caomiên ra tới bờ sông Dak Dam, và năm 1923 đổi thành tỉnh Đắc Lắc4. Tới năm 1929, Nghị định 30-4-1929 sáp nhập tỉnh Đắc Lắc vào lãnh thổ Trung Kỳ5, rồi Nghị định ngày 30-3-1932 xác định ranh giới giữa tỉnh này và lãnh thổ Caomiên6.

        Như vậy, cho tới năm 1932, ranh giới giữa Caomiên và Trung Kỳ được quy định từ sông Dak Plei cho tới sông Dak Dam.

        Từ sông Dak Plei tới vùng "ba biên giới": Nhưng từ sông Dak Plei tới vùng ba biên giới, nghĩa là nơi ba nước Việt, Miên, Lào tiếp giáp nhau, thì ranh giới giữa Việt Nam và Caomiên không có một văn kiện nào quy định cả. Tuy nhiên, ranh giới này được minh thị trên tất cả các bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương, cũng như các bản đồ quân sự.

        Nói tóm lại, chỉ trừ một khúc thuộc miền thượng du Trung Kỳ, tất cả biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đã được các nhà cầm quyền Đông Dương xác định. Vấn đề được đặt ra là Caomiên, sau khi độc lập, có phải tôn trọng các địa giới do chính quyền thuộc địa quy định không?

--------------
1. Thư Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp ngày 8/3/1899, trong Archives... Dossier Giam (32).
2. Toàn văn Hiệp ước trong D.E Clerq, Tom 20, trang 67-70. Về chủ quyền của triều đình Huế trên tả ngạn sông Cửu Long, xem bài phát biểu của dân biểu F.Deloncle tại Viện Dân biểu Pháp, trong J.O Chambre des députes, Débats, séance du 4/2/1895, trang 396 và tiếp. Về vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Xiêm và triều đình Huế, xem Folhot- Examen des anciennes frontieres en tre le territoire annamite, trong Bulletln de la Societe des etudes indochinoises, 1889, lục cá nguyệt II, trang 21-24.
3. Theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương, ấn bản 1903. Xem Nghị định này trong J.O de L'indochine, 1904, trang 1500.
4. Nghị định ngày 2/7/1923, J.O de L'indochine, 1923, trang 125.
5. Nghị định ngày 30/4/1929, xem Sarin Chhak, trang 192.
6. J.O.I, 1932, trang 1170.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #346 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 02:40:49 pm »

        
        2. Cuộc tranh luận về hiệu lực pháp lý của địa giới

        Trong một giai đoạn đầu, Caomiên nêu lên vấn đề biên giới và lãnh thổ, nhưng không nói rõ các lý do để biện minh lập trường của mình. Đại cương, Caomiên chú ý đặt vấn đề giành quyền lợi đối với biên giới lịch sử cũng như đối với biên giới thuộc địa.

        Trong giai đoạn thứ nhì, từ năm 1954, Caomiên công khai đặt vấn đề biên giới thuộc địa và viện dẫn các lý do pháp lý, đặc biệt là tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 để chấm dứt chiến tranh Đông Dương và năm 1965 trong một công thư của Bộ Ngoại giao Caomiên gửi Đại sứ quán Pháp tại Nam Vang.

        Những lý do viện dẫn trong các văn thư kể trên cũng là những lý do được trình bày và bàn rộng trong một luận án tại trường Đại học Luật khoa Paris năm 1964 của Sarin Chhak1. Điều này quan trọng, vì Sarin Chhak có tham dự các cuộc thương thuyết về vấn đề biên giới với MTDTGPMNVN năm 1966, và sau đó là Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Xi-ha-núc ở Bắc Kinh từ năm 1970 tới 1975, và Bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Campuchia Dân chủ khi mới giải phóng Nam Vang.

        Các lý do viện dẫn có thể tóm tắt như sau:

        1) Biên giới thuộc địa và Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867

        Lý do chính được nêu ra trong công thư năm 1965 cũng như trong luận án của Sarin Chhak là các biên giới thuộc địa trái với Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867.

        Hiệp ước Pháp - Xiêm ngày 15-7-1867: Điều 3 như sau: "Vua Xiêm vĩnh viễn từ bỏ quyền bá chủ trên Vương quốc Miên, Hoàng đế Pháp Nã Phá Luân đệ tam cam đoan không thôn tính Vương quốc Caomiên để sáp nhập vào lãnh thổ Nam Kỳ"2.

        Theo Sarin Chhak và Bộ Ngoại giao Miên thì biên giới do chính quyền thuộc địa quy định có kết quả là lấy đất của Caomiên để cho Nam Kỳ. Như vậy trái với Hiệp ước Pháp - Xiêm kể trên.

        Lập luận này không thể chấp nhận được bởi hai lẽ:

        - Caomiên không có tư cách pháp lý để đòi thi hành Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867.

        - Dầu sao chăng nữa, những sự quy định biên giới không trái với điều 3 của Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867.

        Caomiên không thể đòi thi hành Hiệp ước Pháp - Xiêm: Hiệp ước năm 1867 chỉ ràng buộc hai nước Pháp, Xiêm. Đối với Hiệp ước này, Vương quốc Miên chỉ là một quốc gia đệ tam.

        Điều 3 của Hiệp ước có dính líu tới Caomiên và có thể coi là một cam kết có lợi cho kẻ ngoại cuộc (stipulation pour autrui), vì Xiêm hứa từ bỏ quyền bá chủ, và Pháp cam đoan không thôn tính Caomiên. Những điều khoản này chỉ ràng buộc Pháp và Xiêm với nhau. Xiêm cam kết với Pháp và Pháp cam kết đối với Xiêm.

        Tuy các sự cam kết đó có lợi cho Caomiên, Caomiên có quyền đòi thi hành không?

        Trên phương diện pháp lý, trong trường hợp Xiêm không tôn trọng điều 3 nói trên, Pháp có quyền đòi thi hành điều này; và ngược lại, nếu Pháp bội ước Xiêm có quyền nhân đôi. Nhưng riêng Caomiên không đủ tư cách để viện dẫn Hiệp ước đó để bắt buộc Pháp hay Xiêm thực hiện các điều đã cam kết. Các án lệ quốc tế thường thường theo chiều hướng này. Thí dụ, Thuỵ Điển không thể đơn phương đòi thi hành Hiệp ước 30-3-1856 trung lập hoá và phi quân sự hoá các đảo Aland. Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là quốc gia đệ tam đối với Hiệp ước Paris ngày 15-4-1856 bảo đảm nền độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Serbie chỉ là quốc gia đệ tam đối với Hiệp ước Berlin ngày 13-7-1878…3.

        Quy định biên giới không phải là thôn tính lãnh thổ: Hơn nữa, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương, khi quy đỉnh địa giới giữa Miên và Việt không nhằm mục đích thôn tính lãnh thổ Miên để làm lợi cho thuộc địa Nam Kỳ.

        Các biên giới được quy định chỉ thể hiện giới hạn đã có sẵn giữa hai nước khi Pháp mới tới đô hộ, và chỉ có mục đích xác định hoặc chỉnh lý các giới tuyến. Vì vậy phần lớn các văn kiện đó để tránh những đường biên giới ngoằn ngoèo và khúc mắc, tìm cách trao đổi đất giữa hai bên để có thể có những giới tuyến tương đối giản dị và bớt quanh co. Thí dụ, Thoả hiệp phân ranh năm 1870 lấy một mẩu đất của Nam Kỳ gán cho Caomiên, nhưng để bù lại cắt của Caomiên một khoảnh gồm 486 nóc nhà để chuyển sang Nam Kỳ. Cũng như Nghị định ngày 31-7-1914, hoặc Nghị định ngày 26-7-1942 đều có những sự trao đổi đất đai tương tự.

        Nói tóm lại, các sự quy định biên giới nói trên hoàn toàn không có tính cách "bóc lột" Caomiên hoặc xâm lấn đất đai.

        Vì vậy để trả lời bà Hoàng thân Yukanthor năm 1949 tại Quốc hội Pháp, Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại nhắc lại rằng các Thoả hiệp phân ranh năm 1870 và 1873 đã có sự thoả thuận của Caomiên, và nhiều biên bản xác định ranh giới, thí dụ ở tỉnh Hà Tiên, đã được cả  hai bên nghiên cứu kỹ lưỡng rồi mới chấp thuận4.

--------------
1. Sarin Chhak có trình 2 luận án ở Đại học Paris, một về biên giới Campuchia - Việt Nam, và một về biên giới Campuchia - Thái Lan.
2. Toàn văn Hiệp ước này trong De Clerq, quyển 6, trang 734-736. Xem Sarin Chhak, Luận án "biên giới Khơ-me - Việt Nam", Paris, 1966, trang 78092. Các chi tiết về vụ ký kết hiệp ước 1867 trong G.Taboulet: La geste francaise en Indochine, Voi 2, Paris, 1955- 1956, quyển II, trang 653-654)
3. Xem CH. Rousseau: Droit internationl public, T.I, 1970, trang 190 và kế tiếp.
4. Phiên nhóm ngày 21/5/1949, Assemblée Nationale, débats, trang 2773.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #347 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 02:50:55 pm »

        Sau đó, năm 1957, trong một công thư gửi Bộ Ngoại giao Miên, Sứ quán Pháp ở Nam Vang cũng khẳng định tính cách vô tư của các Thoả hiệp phân ranh năm 1870 và 18731.

        Sự thực, điều 3 của Hiệp ước Pháp - Xiêm phải được giải thích một cách khác.

        Giải thích điều 3 của Hiệp ước 1867: Khi Pháp cam đoan không thôn tính Vương quốc Caomiên để sáp nhập vào lãnh thổ Nam Kỳ, sự thực chỉ muốn nói rằng Pháp cam đoan duy trì quy chế bảo hộ ở Miên, và không đổi Vương quốc Miên thành một thuộc địa của Pháp.

        Trong suốt thời gian đô hộ của Pháp, vấn đề quy chế này chỉ được chính thức đặt ra có một lần. Đó là khi Thống đốc Nam Kỳ Thomson cưỡng bách vua Nô-rô-đôm ký một Hiệp ước bảo hộ mới năm 1884. So với Hiệp ước bảo hộ năm 1863 thì Hiệp ước Thomson - Nô-rô-đôm có tính cách rất chặt chẽ và tước hết thực sự chủ quyền của vua Caomiên. Vì vậy vấn đề được nêu ra khi đó là xem Hiệp ước Thomson - Nô-rô- đôm có gián tiếp thôn tính đất Miên không, và do đó có trái với điều 3 của Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867 không.

        Cuộc tranh luận tại Viện dân biểu Pháp năm 1885 về điểm này cho thấy rằng Hiệp ước Thomson - Nô-rô-đôm không vi phạm Hiệp ước Pháp - Xiêm kể trên. Chính vua Nô-rô-đôm, trong bức thư phản kháng gửi Tổng thống Pháp Jules Grévy, cũng không viện dẫn Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867.

        Thực ra, chỉ có một người có tư cách pháp lý để viện dẫn Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867, đó là vua Xiêm. Vậy mà chính vua Xiêm cũng không phản đối Hiệp ước Thomson - Nô-rô-đôm. Félix Faure, khi đó là phụ tá Bộ trưởng Bộ hải quân và Thuộc địa Pháp, trong cuộc tranh luận tại Viện dân biểu kể lại là chính vua Xiêm trong một cuộc công du với Thống đốc Nam Kỳ Thomson ở Vịnh Xiêm, đã xác nhận điều này2.

        Nói tóm lại, các sự quy định biên giới giữa Nam Kỳ và Caomiên trong thời kỳ đô hộ không có gì mâu thuận với Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867.

        2) Biên giới thuộc đia và "Hiệp ước bất bình đẳng".

        Một lý do thứ hai được nêu ra ngay từ năm 1954 tại hội nghị Giơ-ne-vơ3 và được bàn rộng trong luận án của Sarin Chhak4 và trong công thư năm 1965 của Bộ Ngoại giao Miên gửi Đại sứ Pháp ở Nam Vang5. Lý do đó là các thoả hiệp phân ranh năm 1870 và 1873 là những "hiệp ước bất bình đẳng" (traités inégaux), nghĩa là được ký kết giữa một nước mạnh và một nước yếu, một nước bảo hộ (Pháp) và một nước bị bảo hộ (Miên), và vì sự chênh lệch đó nên không thể có giá trị.

        Phải chăng các nhà lãnh đạo Caomiên muốn nhắc tới vụ tranh chấp biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc? Ta biết rằng Trung Quốc chỉ trích các hoà ước giữa đế quốc Nga và Trung Hoa trong thế kỷ XIX là những "hiệp ước bất bình đẳng", và không công nhận hiệu lực pháp lý của các vụ nhượng đất có tính cách cưỡng bách đó.

        Tuy không thể đi vào chi tiết của các cuộc tranh luận này6, có thể nói rằng những hoà ước nhượng đất giữa Nga và Trung Hoa là một trường hợp hoàn toàn khác hẳn các thoả hiệp phân ranh năm 1870 và 1873 giữa Pháp và Miên, vì các lý do vắn tắt sau đây:

        - Không có chiến tranh giữa Pháp và Miên và vì vậy không có tính cách cưỡng bách vì lý do chiến bại.

        - Không phải là sự phân ranh giữa hai nước độc lập, mà là sự phân ranh giữa một nước bảo hộ và một thuộc địa, bởi nhà cầm quyền ngoại bang.

        - Nếu Caomiên ở vào thế yếu đối với Pháp hồi đó, thì Nam Kỳ còn ở một thế yếu hơn nữa.

        - Trên phương diện pháp lý, một "hiệp ước bất bình đẳng" không phải là một hiệp ước vô giá trị. Nó chỉ vô giá trị nếu trong khi thương thuyết, đại diện nước yếu bị uy hiếp hay đe doạ tới chính bản thân cá nhân họ, và vì thế phải bắt buộc ký hiệp ước7.

--------------
1. Xem: Nguyễn Thị Hảo, sách dẫn trên, trang 260-261, lục đăng toàn văn công thư của Đại sứ quán Pháp.
2. Chambre des députés, débats, séance 31/5/1885, trang 947, và trước đó, tại phiên họp 27/5/1885, một dân biểu, Laisant, cho rằng Hiệp ước bảo hộ Thomson-Nô-rô-đôm năm 1884 là một sự thôn tính lãnh thổ, trái với Hiệp ước Pháp - Xiêm 1867 (débats, trang 917).
3. Xem Documentation Francaise, N.E.D. Noi901 - 30/7/1954, trang 7.
4. Trong "Các đường biên giới của Cambodge", Dalloz, 1966, trang 87-89.
5. Công thư 10/1/1965, xem Nguyễn Thị Hảo, sách dẫn trên, trang 272-278.
6. Về vụ tranh chấp này, xem: Manh Bettati, "Le Cong;i sinosovietique", Voi, 1971; Chang Chung-Tao, "Les traites inegaux de la Chine ét L'attitude des Puissances", Pan, 1929; F.Luchaire, "Le probleme des frontieres Chinoises" trong Bull. De L'institut internatonal d'administration publique, Oct-déc, 1968) C.H. Rousseau, chronique des faits internationaux, trong R.G.D.I.P.
7. Vụ Thống đốc Thom son ép vua Nô-rô-đôm ký Hiệp ước bảo hộ năm 1884 có thể thuộc vào trường hợp này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #348 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 02:57:45 pm »


        3) Biên giới thuộc địa và Hiến pháp 1875 của Pháp

        Một lý do thứ ba do Sarin Chhak nêu ra là các văn kiện quy định biên giới Miên - Việt trái với Hiến pháp năm 1875 của Đệ tam Cộng hoà Pháp1.

        Theo điều 8 của hiến pháp này thì mọi sự chuyển nhượng, trao đổi hoặc sáp nhập đất đai phải do một đạo luật chấp thuận. Vậy mà các vụ chuyển nhượng lãnh thổ giữa Caomiên và Nam Kỳ đều được quyết định bởi các cơ quan hành chính, chứ không phải do quốc hội Pháp chấp thuận, và do đó trái với hiến pháp năm 1875.

        Để dẫn chứng, Sarin Chhak nêu trường hợp đảo Catrey ở cửa sông Kămpôt. Năm 1881, vua Miên định nhường đảo này cho Nam Kỳ. Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp trước khi nhận, có hỏi ý kiến Bộ Ngoại giao Pháp. Theo Bộ Ngoại giao thì sự nhượng đất này phải được quốc hội thông qua. Vì không muốn đưa ra trước quốc hội, nên Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp đành chỉ sử dụng đảo Catrey một cách tạm thời, chứ không chuyển nhượng chủ quyền cho Nam Kỳ2.

        Lập luận này không xác đáng.

        Điều 8 của hiến pháp 1875 chỉ áp dụng cho các quan hệ giữa Pháp và một nước khác, chứ không áp dụng cho các quan hệ ở trong đế quốc Pháp, giữa "mẫu quốc" và một xứ bảo hộ hay thuộc địa.

        Năm 1882, Bộ Ngoại giao Pháp có thể viện dẫn hiến pháp 1875 trong trường hợp đảo Catrey, vì khi đó Caomiên tuy là một xứ bảo hộ nhưng hiệp ước bảo hộ năm 1863 rất rộng rãi và điều 16 của hiệp ước này vẫn công nhận chủ quyền của vua Miên3.

        Nhưng từ năm 1884 thì khác hẳn. Hiệp ước bảo hộ mới Thomson - Nô-rô-đôm tước hết chủ quyền của vua Miên và những quan hệ giữa Pháp và Miên không còn là những quan hệ quốc tế nữa mà chỉ là các quan hệ quốc nội.

        Hơn thế, từ năm 1887 thì cá tính quốc tế của Caomiên hoàn toàn biến mất trong tập thể mới lập ra tức là khối Đông Pháp (Indochine Francaise) do sắc lệnh ngày 17-10-1887. Nhưng sự chuyển nhượng đất đai trong khối Đông Pháp, hay Liên hiệp Đông Dương (Union Indochinoise) không thuộc phạm vi điều 8 của hiến pháp 18754. Sau đó, sắc lệnh ngày 20-9-1915 cho phép Toàn quyền Đông Dương chuyển dịch đất đai giữa các nước ở trong khối Đông Pháp.

        Tất cả những cuộc tranh luận trên đây chỉ có một giá trị lịch sử mà thôi, vì thực ra những sự đòi hỏi đất đai sẽ không còn lý do tồn tại nếu Caomiên chấp thuận nguyên tắc biên giới bất di bất dịch (principe de L'intangibilité des Frontieres). Chính Sarin Chhak cũng phải công nhận rằng nếu chấp thuận nguyên tắc này thì luận án của tác giả cũng trở thành vô dụng. Vì vậy, ngay trong phần mở đầu, Sarin Chhak nêu hết cả các lý lẽ để bác bỏ nguyên tắc biên giới bất di bất dịch.

        Nhưng sự thực, Caomiên đã chấp nhận nguyên tắc này và chính thức nhìn nhận các địa giới Miên - Việt.

        3. Sự chấp nhận Các địa giới hiện tại

        Nguyên tắc biên giới bất di bất dịch chỉ có nghĩa là các nước mới thâu hồi độc lập phải tôn trọng các biên giới thuộc địa và không thể tự ý đơn phương sửa đổi các biên giới đó. Dĩ nhiên, nếu các đương sự thoả thuận với nhau, thì có thể tuỳ ý sửa đổi. Nguyên tắc này đã được các nước châu Mỹ la tinh đề xướng ngay từ đầu thế kỷ thứ 19, sau khi lật đổ chính quyền thuộc địa. Khoảng năm 1960, các nước Phi châu mới độc lập cũng chấp nhận nguyên tắc này.

        Khi Maroc, cựu bảo hộ Pháp, đòi sáp nhập xứ Mauritanie, cựu thuộc địa Pháp, các nước Phi châu, trong nhiều phiên họp của Tiểu ban thứ nhất của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1960, đã quyết định tôn trọng các biên giới thuộc địa để tránh mọi sự đảo lộn sâu xa.

        Tới năm 1964, Hội nghị tối cao đầu tiên của tổ chức thống nhất Phi châu (O.U.A) ra quyết nghị như sau: "Tất cả các nước trong tổ chức này cam kết khi được độc lập có những biên giới như thế nào thì cứ duy trì và tôn trọng biên giới đó".

        Lập trường của Caomiên về điểm này ra sao?

        Để trả lời câu hỏi này, cần phải phân biệt hai giai đoạn: trước và sau khi cách mạng toàn thắng năm 1975.

-------------
1. Xem "Các đường biên giới của Cambodge", sách dẫn trên, trang 119-121.
2. Thư của Thống đốc Nam Kỳ ngày 17/4/1882 gửi Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp, trong Archives... Dossier Indochine A30 (57), viện dẫn trong Sarin Chhak, như trên, trang 120, chú thích 42.
3. Toàn văn Hiệp ước bảo hộ 1863 trong Colliard et Mamn: Droit international et histoire diplomatique, Documents choisis, T.I, Voi.II, trang 984-988.
4. Xem P.Couzinet: La structure juridique de L'union indochinoise, trong Revue Indochincise, 1938, trang 426 và kế tiếp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #349 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 03:02:37 pm »

        1) Lập trường của Caomiên cho tới năm 1975

        Nói chung, Caomiên chấp nhận nguyên tắc biên giới bất di bất dịch, và đã chính thức thừa nhận các địa giới do nhà cầm quyền Pháp quy định trong thời kỳ ngoại thuộc. Tuy nhiên, lập trường của Caomiên cũng có phần nào diễn biến trước và sau cuộc đảo chính năm 1970.

        Trước vụ đảo chính năm 1970: Trong suốt thời gian này, chính quyền Xi-ha-núc có hai người đối thoại để thương thuyết về vấn đề biên giới: một bên là chính phủ Việt Nam DCCH và MTDTGPMNVN và một bên là ngụy quyền Sài Gòn.

        Tại sao Caomiên lại thương thuyết vấn đề biên giới với cả hai bên? phải chăng là vì Cao-miên khi đó theo chính sách trung lập?

        Thực ra lý do là Caomiên tin chắc rằng, rút cục cách mạng sẽ thắng và vấn đề biên giới muốn được giải quyết vĩnh viễn cần có sự thoả thuận của chính phủ Việt Nam DCCH và của MTDTGPMNVN. Mặt khác, trên thực tế những va chạm biên giới giữa Caomiên và quân đội Sài Gòn có Mỹ ủng hộ, khiến Caomiên cũng cần phải thương thuyết với nhà cầm quyền Sài Gòn để tránh khỏi bị vi phạm lãnh thổ, vì không đủ sức bảo vệ biên giới chống với quân Mỹ - ngụy.

        Trong tình trạng đó, Caomiên chỉ có thể có một lập trường duy nhất là cố giữ vững được các biên giới hiện tại, mặc dầu đôi khi Caomiên vẫn lớn tiếng chỉ trích các biên giới thuộc địa.

        Vì vậy trong hiệp ước ký với Pháp ngày 8-11-1949 bãi bỏ chế dộ bảo hộ, Caomiên đòi trong điều 2, Pháp phải "bảo đảm các biên giới hiện hữu của vương quốc Caomiên".

        Thái tử Xi-ha-núc có kể lại với ký giả Lacouture là trong dịp hội nghị Bandoeng năm 1955, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có vào thăm và đề nghị hoà hiếu vĩnh viễn giữa hai nước và tôn trọng tuyệt đối các biên giới hiện hữu của Caomiên.

        Quan trọng hơn cả là lập trường của Caomiên tại hội nghị các nước không liên kết tại Le Caire tháng 10-1964, Thủ tướng Caomiên, Hoàng thân Nô-rô-đôm Kantol chính thức ủng hộ nguyên tắc biên giới bất di bất dịch. Hội nghị này, trong bản tuyên ngôn bế mạc, biểu quyết như sau: "Những nước tham dự hội nghị này, phần lớn đã dành độc lập sau nhiều năm tranh đấu, nhắc lại ý chí kiên quyết chống tất cả mọi mưu toan vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời tất cả cam kết rằng khi được độc lập, có những biên giới như thế nào thì cứ tiếp tục duy trì và tôn trọng các biên giới đó".

        Đặc biệt hơn là Hoàng thân Nô-rô-đôm Kantol tuyên bố thêm:

        "Vấn đề chủ yếu của chúng tôi là được các nước thừa nhận biên giới với Nam Việt Nam... đường giới tuyến này do mẫu quốc Pháp đặt ra... và lấy của chúng tôi nhiều đất đai để sáp nhập vào thuộc địa Nam Kỳ. Mặc dầu cá biên giới này rất bất lợi cho Caomiên, chúng tôi cũng thừa nhận những biên giới đó".

        Như vậy là Caomiên đã chính thức và rõ ràng thừa nhận các địa giới Miên - Việt.

        Sarin Chhak trong luận án kể trên, trình năm 1964, chưa biết các chi tiết trên đây vì xảy ra trong tháng 10-1964. Nhưng khi luận án này được xuất bản năm 1966, tác giả vẫn không bổ khuyết sự thiếu sót căn bản này, và không hề đả động tới các sự kiện đó. Điều này cũng dễ hiểu vì nếu công bố việc Caomiên chính thức thừa nhận biên giới Miên - Việt thì tất cả luận án của Sarin Chhak không còn lý do để tồn tại nữa.

        Sau đó 4 năm, một tác giả khác nhắc lại lập trường của Caomiên về vấn đề biên giới, vẫn tiếp tục viện dẫn Sarin Chhak để chỉ trích nguyên tắc biên giới bất di bất dịch. Tác giả đó hình như không biết rằng tại hội nghị Le Caire 1964, Caomiên đã hoàn toàn công nhận nguyên tắc này.

        Cũng trong năm 1964, nhân vụ bị quân đội Mỹ - Ngụy vi phạm biên giới, Caomiên đưa việc này ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Một phái đoàn điều tra gồm các đại diện Brazin, Cote L'ivoire và Maroc sang quan sát tại chỗ và lập phút trình ngày 27-7-1964.

        Lúc trình đó ghi rằng theo nhà cầm quyền Sài Gòn, địa giới hai nước không ghi rõ trên mặt đất mà cũng không ghi rõ trên bản đồ. Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và bản đồ tỷ lệ 1/400.000 của SGI lập ra không trùng hợp với nhau. Tuy nhiên, theo phái đoàn, sự chênh lệnh giữa hai bản đồ đó rất nhỏ mọn và phái đoàn kết luận rằng không có sự tranh chấp về địa giới giữa hai nước.

        Áp lực của quân đội Sài Gòn ở biên giới Miên ngày càng tăng nên ngày 9-5-1967, chính phủ Miên gửi một thông tư cho tất cả các nước có liên hệ ngoại giao với Caomiên để yêu cầu các nước này nhìn nhận biên giới Miên - Việt. Ngày 31-5-1967, MTDTGPMNVN "thừa nhận và cam đoan tôn trọng biên giới hiện hữu giữa Caomiên và Nam Việt Nam". Ngày 8-6-1967, Hà Nội long trọng tuyên bố "nhìn nhận và tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ Caomiên trong các biên giới hiện tại" và "hoàn toàn tán thành tuyên bố ngày 31-5-1967 của MTDTGPMNVN".

        Để trả lời hai bản tuyên bố nói trên, Thái tử Xi-ha-núc trong hai bức thư gửi luật sư Nguyễn Hữu Thọ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, có nói đại khái rằng: "vấn đề biên giới là vấn đề gây cấn giữa hai nước Miên, Việt do ngoại bang để lại. Tuy nhiên, hai nước chấp nhận di sản đó để giữ vững tình đoàn kết tự nhiên giữa hai dân tộc".

        Tiếp theo, nước Việt Nam DCCH và MTDTGPMN, một số nước khác cũng nhìn nhận biên giới hiện hữu Miên - Việt, trong số đó có nước Pháp, cuối tháng 11-1967.

        Sau vụ đảo chính năm 1970: Ngày 18-3-1970, một cuộc đảo chính do Mỹ gián tiếp chủ trương, lật đổ chính quyền trung lập, phi liên kết của Xi-ha-núc. Chế độ mới là chế độ "chống cộng" triệt để và ác cảm với người Việt Nam sống trên đất Miên.

        Do đó, từ năm 1970 các vụ thương thuyết về biên giới chỉ diễn ra giữa Nam Vang và Sài Gòn chứ không liên hệ với Việt Nam DCCH và MTGP.

        Đại để hai chế độ đó cũng theo Mỹ và cũng chống cộng, đã tái lập quan hệ ngoại giao năm 1970 và đi tới nhiều thoả hiệp để giải quyết một số vấn đề cấp bách: thoả hiệp ngày 27-5-1970 về tình trạng người Việt sống trên đất Miên; 5 thoả hiệp ngày 22-01-1971 về quy chế các dân cư ở vùng biên giới và quy chế giao thông trên sông Cửu Long; 2 thoả hiệp ngày 4-6-1971 về vấn đề quan thuế... Riêng về vấn đề biên giới, cuộc thương thuyết năm 1970 ở Sài Gòn có kết quả là hai bên hứa "tôn trọng các ranh giới hiện tại trong phạm vi hành chính của mỗi bên".

        Như thế, phải chăng là ranh giới không có tính cách xác định chủ quyền mà chỉ phân chia hai khu vực đặt dưới thẩm quyền hành chính của hai chính phủ? Nếu vậy thì tình trạng này là một bước thoái quan trọng so với tình trạng trước năm 1970.

        Thực ra, câu đó chỉ có ý nghĩa là duy trì tình trạng cũ, nghĩa là hai bên chấp nhận địa giới nhưng dành lại vấn đề hải giới. Giải thích này phù hợp với thực tế hơn, vì ta biết rằng Nam Vang và Sài Gòn trong khoảng 1972 - 1973 không đồng ý với nhau trong việc quy định thềm lục địa và mỗi bên tự ý cấp những giấy phép tìm dầu hoả.

        Tình trạng mập mờ này không thể kéo dài lâu được và đã được kịp thời chấm dứt khi Nam Vang và Sài Gòn giải phóng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM