Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:27:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310371 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #330 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 07:47:55 pm »


        13. Báo cáo của Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ thuộc Pháp về vấn đề phân định ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia, ngày 6-10-19131

        Phiên họp thứ hai, ngày 6-10-1913

        Phân định biên giới giữa Nam Kỳ và CampuChia.

        Dưới sự chủ trì của ông M. Cuniac, Chủ tịch Hội đồng.

        Báo cáo gửi Hội đồng thuộc địa:

        Chính quyền có vinh dự gửi lên Hội đồng Thuộc địa, hồ sơ các công việc của uỷ ban được thành lập theo nghị định của Toàn quyền ngày 8-12-1910 nhằm nghiên cứu vấn đề hoạch định biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia.

        Uỷ ban có nhiệm vụ đề ra các kiến nghị ấn định các biên giới giữa các tỉnh Kampot và Hà Tiên, Tây Ninh, và Prey Vùng, Thủ Dầu Một và Kompong Thom (vùng hành chính Kratié). Ban đã chấp thuận các kiến nghị như sau:

        1. Hoạch định biên giới giữa Hà Tiên và Kampot.

        Uỷ ban có ý kiến Campuchia phải trả lại Nam Kỳ lãnh thổ Cũ của làng Sa Kỳ thuộc Nam Kỳ trước đây và đã trao cho Campuchia, do nhầm lẫn sau lần hoạch định ranh giới năm 1896.

        Thực vậy, khi nghiên cứu các tư liệu liên quan đến vấn đề này, kết quả cho thấy ngay sau khi chinh phục, chính quyền Pháp đã quan tâm đến việc xác định rõ ràng ranh giới của Nam Kỳ với các tỉnh Campuchia láng giềng. Theo đó, tỉnh trưởng Hà Tiên, ông De Kergaraclec chịu trách nhiệm ấn định ranh giới tỉnh ông; đó là điều được nêu trong một biên bản ngày 23-01-1872. Theo biên bản đó, biên giới tỉnh Hà Tiên đi theo đường dây điện báo, và đường này lại đi theo đường cái quan cũ của Mạc Cửu xây dựng dưới triều Hoàng đế Gia Long; như vậy, đường cái quan của Mạc Cửu đánh dấu ranh giới giữa hai nước. Việc phân định ranh giới vừa nói đã được một công ước ký ngày 15-7-1873 giữa vua Campuehia và phó đô đốc Duperré, Thống đốc Nam Kỳ chấp nhận. Một uỷ ban cắm mốc được giao trách nhiệm thực hiện trên thực địa ranh giới đã được chấp nhận. Uỷ ban đã ghi lại các kết quả khảo sát trong một biên bản ngày 5-4-1876; biên bản đó đáng lẽ là văn bản dứt khoát về vấn đề này và đặt dấu chấm hết cho mọi trở ngại.

        Đáng tiếc là căn cứ vào biên bản của họ, uỷ ban cắm mốc chỉ giới hạn vào việc lập một phác hoạ khá mơ hồ trong khi đáng lẽ phải xác minh bằng những chi tiết địa hình chính xác hơn những chỉ dẫn do vị trí của các cột dây điện báo cung cấp. Vào năm 1885, khi có phong trào nổi dậy của Campuchia, đường dây điện báo đã bị phá hoại nhiều lần, bị di dời và đưa xa hơn về phía Nam trên đường cái quan do Tự Đức xây dựng. Về sau, đến năm 1895, nó lại được đưa về vị trí cũ.

        Việc di chuyển các cột dây điện báo vào năm 1885 đã làm nẩy sinh những sự không chắc chắn về đường phân giới. Sau những sự kiện khác nhau, nhất là những khó khăn xuất hiện vào năm 1895 giữa các phái viên của tỉnh trưởng Kompong Trach có nhiệm vụ tiến hành một cuộc bắt người và các chức sắc An Nam ở Ton Hon. Công sứ Campot đã yêu cầu lập một uỷ ban hoạch định ranh giới mới, hay nói chính xác một uỷ ban cắm mốc mới nhằm áp dụng một lần nữa trên thực địa các ranh giới đã được công ước năm 1878 xác định. Uỷ ban đã được cử và đã hoạt động vào năm 1896. Vì không được làm sáng tỏ đầy đủ, uỷ ban đã giải thích sai các câu chữ của công ước mà vua Campuchia và Thống đốc Nam Kỳ đã ký. Thực vậy, uỷ ban tin tưởng rằng đường dây điện thoại đặt lại mới được ít lâu trên đường cái quan Mạc Cửu, vào năm 1873, nằm trên thánh đường mới của Thủ Đức; do đó uỷ ban xác định là biên giới nằm trên thánh đường Thủ đức. Như vậy, Nam Kỳ mất toàn bộ lãnh thổ nằm giữa hai đường cái quan.

        Uỷ ban hoạch định năm 1911 đã đề xuất viện hoàn trả cho Nam Kỳ vùng đất này. Diện tích của nó là vào khoảng 924 ha, trong đó 275 ha ruộng lúa. Phần còn lại là những khu đất trong đó bốn phần năm có thể trồng lúa.

        Dải đất đó gồm làng Sa Kỳ có 35 người đăng ký, xóm Kau Chanlot có 63 người. Tổng số dân là 294 người.

------------
1. Nam Kỳ - Các biên bản của Hội đồng thuộc địa, phiên họp bất thường năm 1913, Sài Gòn: 1913 - tr 57-58; CAOM:BIB/AOM/50272/1913
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #331 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 07:50:21 pm »


        2. Hoạch định biên giới giữa Tây Ninh và Prey-veng. Về vấn đề này Uỷ ban đã có những kiến nghị sau đây.

        Nam Kỳ sẽ nhượng cho Campuchia vùng đất lọt giữa có tên là Cái Cậy đến hợp lưu sông Cái Cậy với rạch Ông Bộ. Từ điểm đó, biên giới mới bắt đầu đi theo một con đường không có tên (nhưng được vẽ trên bản đồ 1/100.000 của tỉnh Tây Ninh) đến khi đường đó gặp rạch Tà So sau đó đi theo rạch Tà So đến điểm gặp biên giới hiện nay (rạch Tà So tạo thành ranh giới giữa các thôn Ca Khớp và Dãy Xoài). Vùng đất được nhương như vậy gồm:

        1/ Toàn bộ làng Dọc Bo;

        2/ Làng Ca Khup, trừ một miếng đất có hình gần giống hình tam giác với diện tích ước tính là 90 ha có ranh giới một cạnh là con đường đi từ hợp lưu sông Cái Cậy với rạch ông Bộ, một cạnh là ranh giới hai tổng Hoà Ninh và Khan Xuyên và cạnh thứ ba là rạch Tham Rồ;

        3/ Toàn bộ phần thôn Hòa Hội nằm ở phía Tây đường đi từ hợp lưu sông Cái Cậy với rạch ông Bộ và phải trở thành biên giới mới đến điểm nó gập rạch Tà So.

        Các kiến nghị này dường như phải được chấp nhận. Thực vậy, bộ phận lãnh thổ có tên là "La Corne" (Cái Sừng) đã có dự định nhượng cho Campuchia tạo thành một vùng đất nằm giữa lọt sâu trong Campuchia và sự tồn tại của nó là một trở ngại cho việc quản lý tốt các vùng lân cận. Dải đất không có giá trị lớn đó, chiều ngang lớn nhất không rộng quá một km, là nơi ẩn náu của bọn trộm cướp cả An Nam lẫn Campuchia của các tỉnh gần đó. Nó gần như thoát hoàn toàn ra khỏi hoạt động của tỉnh trưởng Tây Ninh, còn nhà chức trách Campuchia cũng không thể kiểm soát được.

        Việc Campuchia đồng ý nhượng lãnh thổ Sa Kỳ trên biên giới Hà Tiên cho Nam Kỳ dường như có thể đủ để đền bù cho việc từ bỏ vùng "La Corne".

        3. Hoạch định biên giới giữa Thủ Dầu Một và Kompong Cham (Vùng Kratié)

        Ranh giới giữa Campuchia và tỉnh Thủ Dầu Một chưa bao giờ được xác định chính xác. Nhưng, một nghị định của ông Toàn quyền ngày 26-7-1893 đã tạo ra trong vùng biên giới các tổng Lộc Ninh và Phước Lễ là những tổng trong thực tế do Nam Kỳ cai trị. Các chánh, phó tổng đều do người cầm đầu chính quyền địa phương cử và lương của họ lấy trong ngân sách địa phương. Ngoài ra người S'tieng và người Mọi ở đó được ghi tên vào sổ thuế tỉnh Thủ Dầu Một. Họ đã lao động với tính cách người xây dựng để làm đường từ Chân Thành đi Kratie. Đường đó được trải đá trên 80 km, từ Bến Cát đến đồn điền Lộc Ninh và tỉnh Thủ Dầu Một.

        Như vậy, có thể nói là từ năm 1898, Nam Kỳ đang thi hành trên vùng Lộc Ninh và Phước Lễ, vùng đất trước kia độc lập, quyền sở hữu đã trở nên hữu hiệu nhờ các công trình thâm nhập lớn và qua sự thần phục của người địa phương.

        Căn cứ vào những suy tính trên, uỷ ban hoạch định đề nghị sáp nhập hẳn vùng trên vào Nam Kỳ và do đó ấn định biên giới như sau:

        1/ Lấy sông Cần Lê Cham ở điểm nó đổ vào sông Cần Lê Tru (sông Sài Gòn) đi theo bờ phải đến khi nó đột ngột rời hướng Bắc để đi nghiêng và tạo thành một khuy lớn ở phía Đông. Sau đó đi đường thẳng đến điểm Prek Chrieu cắt đường Kratie;

        2/ Quay sang phía Đông và đi theo bờ trái sông Prek Chrieu đến sông Djerman. Đi dọc theo sông này về phía Bắc và đến sông Bé là ranh giới các tỉnh Biên Hoà và Thủ Dầu Một.

        Hai tổng Lộc Ninh và Phước Lễ sẽ được sáp nhập như vậy vào Nam Kỳ có diện tích vào khoảng 147.000 ha. Người địa phương ở đó thuộc các dân tộc khác nhau, gần như man rợ, thưa thớt. Các tổng đó đáng chú ý nhờ đường Kratié và các đồi đất đỏ trên lãnh thổ đó. Nhờ con đường và đất rất màu mỡ, thích hợp với việc trồng cao su, vùng này dường như sẽ có triển vọng kinh tế.

        Đó là những kiến nghị của uỷ ban hoạch định ranh giới thành lập theo quyết định của ông Toàn quyền ngày 8-12-1910. Để làm cơ sở cho các kiến nghị đó, trong hồ sơ kèm theo còn có các biên bản của các uỷ ban cắm mốc được chỉ định theo một nghị định ngày 22-6-1912 có nhiệm vụ đặt các mốc đánh dấu các biên giới mới, bổ sung vào các biên bản là các bình đồ trên đó có vạch những biên giới mới.

        Qua thư ngày 13-9-1911, số 1298, ông Thống sứ Campuchia đã cho biết ông không có phản đối nào về các đề nghị do uỷ ban đưa ra. Chính quyền địa phương cũng tán thành các kiến nghị, và chính quyền xin trình lên Hội đồng Thuộc địa để xem xét và lấy ý kiến, theo đúng các quy định của Điều 35 sắc lệnh ngày 8-2-1888.

Sài Gòn, ngày 8 tháng 7 năm 1913.         
Hội đồng Thuộc địa thông qua ngày 6-10-1913.
THỐNG ĐỐC NAM KỲ, COURBEIL         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #332 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 07:56:46 pm »


        14. Chỉ dụ của vua Campuchia, ngày 12-3-19141

        Sẽ trả cho Nam Kỳ dải đất nằm giữa Kampot và Hà Tiên và gồm xã Say và xóm Ban Chanlot, để đổi lại việc nhượng cho Campuchia vùng đất lọt giữa có tên là Cái Cậy nằm giữa Tây Ninh và Prey Veng.

        Việc phân định biên giới mới giữa Kompong Chàm và Thủ Dầu Một sẽ để lại cho Nam Kỳ hai tổng Lộc Ninh và Phước Lễ có các bộ lạc độc lập sinh sống.

Làm tại Phnôm Pênh, ngày 12 tháng 3 năm 1914.
Thi hành theo Nghị định số 392 của Thống sứ,   
ngày 14 tháng 3 năm 1914.             

        15. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, ngày 31-7-19142

        Toàn quyền Đông Dương;

        Chiếu theo các sắc lệnh ngày 20-10-1912, và quy định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức hành chính và tài chính của Đông Dương;

        Chiếu theo quyết định ngày 25-12-1913;

        Chiếu theo Thông tư Bộ trưởng ngày 20-6-1911;

        Chiếu theo nghị định ngày 6-12-1910, lập uỷ ban nghiên cứu vấn đề phân định các biên giới của Nam Kỳ và Campuchia;

        Chiếu theo các biên bản của uỷ ban nói trên đề xuất các kiến nghị về thay đổi các biên giới giữa các tỉnh Kampot và Hà Tiên, Tây Ninh và Prey Vũng, Thủ Dầu Một và Kompong Cham (vùng Kratie);

        Chiếu theo nghị định ngày 22-6-1912 về các uỷ ban cắm mốc có nhiệm vụ đặt các mốc giới mới đã được uỷ ban thành lập theo nghị định ngày 6-12-1910, xác định;

        Chiếu theo cuộc thảo luận của Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ ngày 6-10-1913 về phân định biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia;

        Theo đề nghị của Chính phủ Nam Kỳ, ở Hội đồng cơ mật và Thống sứ Campuchia;

        Sau khi nghe ý kiến của Uỷ ban thường trực của Hội đồng Phủ Toàn quyền;

       
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Biên giới mới phân chia các tỉnh Hà Tiên và Kampot, giữa vũng tàu phía trong của Hà Tiên và vịnh Xiêm đi theo đường dây điện báo đến điểm đường đó cắt cắt công sự cách Hà Tiên 2.293 mét, điểm này được chỉ ra bằng chữ B trên bình đồ kèm theo nguyên bản nghị định.

        Từ điểm B, biên giới kéo dài 1.441 mét, theo ranh giới hiện nay của xã Sa Kỳ được đánh dấu bằng vết các công sự cũ để lại, đến điểm C, rồi D, là điểm cực Bắc xã Sa Kỳ tạo bời nùi Phnom Prachieu (An Nam gọi là núi Đá Dựng); khoảng cách từ B đến C là 423 mét, từ C đến D là 1.018 mét.

        Từ D đến E (cách nhau 688 mét), biên giới đi qua một "trảng" sâu, rồi ở E gặp một tuyến phòng thủ, đi theo tuyến này đến F là điểm cao ranh giới của vùng đất Sa Kỳ, khoảng cách từ E đến F là 481 mét.

        Từ F, tuyến phòng thủ quay lại phía điểm E, chạy liên tục tới bờ sông tại đó nó gặp điểm G, khoảng cách F - G là 3.148 mét.

        Điều 2:

        Biên giới mới giữa các tỉnh Tây Ninh và Prey Veng. Vùng đất nằm giữa có tên là Cái Cậy đến hợp lưu sông Cái Cậy với rạch ông Ba được sáp nhập vào Campuchia.

        Từ điểm này, biên giới mới đầu tiên đi theo một đường thẳng dài 1.523 mét đến điểm B, sau đó đi theo một đường dài 209 mét tạo ra với đường thứ nhất một góc 190°30', rồi đi đến rạch Ra So, theo đường này đến khi nó cắt biên giới hiện tại không điều chỉnh gì giữa Nam Kỳ và Campuchia.

        Điều 3:

        Biên giới mới giữa các tỉnh Thủ Dầu Một và Kompong Cham (vùng Kratie) đi từ hợp lưu sông Cần Lê Chàm với sông Cần Lê Tru (sông Sài Gòn), đi theo sông Cần Lê Chàm đến điểm nó rời hướng Bắc để tạo thành một khuỷu lớn ở phía Đông. Điểm này được chỉ ra bằng chữ A trên bản đồ kèm theo nguyên bản nghị định.

        Sau đó, đi theo đường thẳng tới điểm tới giao điểm sông Prèk Chrieu và đường Kratie quay về phía Đông đi theo sông Prek Chrieu đến nguồn sông này (điểm C).

        Tiếp tục đi theo đường thẳng đến điểm D, ở đó gập sông Prek Man hay Djerman, theo dòng sông này đến nguồn sông, rồi đến hợp lưu sông Dar Klé và sông Dar Hoyt.

        Biên giới đi theo sông Dar Hoyt tới nguồn của nó.

        Điều 4:

        Chính phủ Nam Kỳ và Thống sứ Campuchia chịu trách nhiệm mỗi người theo phần việc của mình, thi hành nghị định này.

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 1914             
THAY MẶT ÔNG TOÀN QUYỀN ĐANG ĐI CÔNG TÁC 
CHÁNH VĂN PHÒNG PHỦ TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
VAN VOLLENHOVEN                   

KÝ THAY ÔNG TOÀN QUYỀN, THỐNG SỨ CAMPUCHIA
E. OUTREY                           
--------------
1. Sarin Chhak, Các biên giới của Campuchia, sách đã dẫn
2. Công báo Đông dương, năm 1914, tr. 1258 - 1259. AOM, BIB/AOM/ 50061/1914
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #333 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 08:14:42 pm »


        16. Sắc lệnh của Tổng thống Cộng hoà Pháp, ngày 20-9-1915

        Toàn quyền Đông Dương, Huân chương Bắc đẩu bội tinh,

        Căn cứ sắc lệnh ngày 20-11-1911 quy định về quyền hạn Toàn quyền Đông Dương và các tổ chức tài chính và hành chính ở Đông Dương,

        Căn cứ sắc lệnh ngày 20-9-1915 về phê chuẩn các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương việc thực hiện chuyển dịch lãnh thổ giữa các bộ phận trong Liên bang Đông Dương.

       
NGHỊ ĐỊNH

        Điều khoản duy nhất: Sắc lệnh ngày 20-9-1915 được ban bố ở Đông Dương, phê chuẩn các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, việc thực hiện chuyển dịch lãnh thổ giữa các bộ phận trong liên bang Đông Dương.
       
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1915
E.ROUME.                   

       
SẮC LỆNH CỦA TỔNG THỐNG CỘNG HOÀ PHÁP

        Căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa;

        Chiếu theo Nghị định số 18 của Nghị viện nguyên lão ngày 3-5-1854;

        Chiếu theo Hiệp ước giữa nước Pháp và Xiêm được ký ngày 23-3- 1907 và được phê chuẩn ngày 21-6-1907;

        Chiếu theo Sắc ,lệnh ngày 27-6-1907, thực hiện theo tinh thần Hiệp ước Pháp - Xiêm;

        Chiếu theo Sắc lệnh ngày 20-10-1911, quy định quyền của Toàn quyền Đông Dương và các tổ chức tài chính và hành chính ở Đông Dương Chiếu theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

       
SẮC LỆNH

        Điều 1:

        Mọi việc chuyển dịch lãnh thổ giữa các xứ hợp thành thuộc địa Đông Dương thuộc Pháp được thực hiện bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương được Hội đồng chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến của Hội đồng bảo hộ hoặc Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ. Tất nhiên, các nghị định này chỉ được thực thi sau khi được Bộ trưởng Bộ Thuộc địa chuẩn y.

        Điều 2:

        Các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương thực hiện việc chuyển dịch lãnh thổ giữa các bộ phận của Đông Dương sau đây được phê chuẩn:

        1. Nghị định ngày 29-8-1896, rút ba huyện của Thượng Lào sáp nhập vào tỉnh Thanh Hoá.

        2. Nghị định ngày 15-6-1903, sáp nhập vùng Hủa Phăn của tỉnh Thanh Hoá (Trung Kỳ) vào xứ Hương Sơn (Lào).

        3. Nghị định ngày 22-11-1904, cắt tỉnh Đắc Lắc khỏi Lào và nhập tỉnh này vào Trung kỳ.

        4. Nghị định ngày 6-12-1904, trả lại tỉnh Stung Treng thuộc Lào về Campuchia, bớt lại một phần đất được đặt dưới sự cai quản về hành chính và chính trị của Trung Kỳ và tách vùng Sien pang của tỉnh Khong (Lào) để nhập lại vào tỉnh Stung Treng.

        5. Nghị định ngày 28-3-1905, hoạch định ranh giới lãnh thổ giữa Vương quốc Campuchia và Vương quốc Bassac (Lào).

        6. Nghị định ngày 16-5-1905, sáp nhập các mường của Campuchia vào tỉnh Bassac.

        7. Nghị định ngày 4-7-1905, trả vùng đất của Lào bao gồm các khu vực các bộ lạc Sedang, Bana, Giarai... về cho lãnh thổ Trung Kỳ dưới tên gọi tỉnh Mọi Pleiku.

        8. Nghị định ngày 7-11-1905 sáp nhập một số làng Mọi thuộc tỉnh Phan Thiết (Trung Kỳ) vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ).

        9. Nghị định ngày 27-6-1907 sáp nhập tỉnh Kas Long vào công sứ Kăm-pôt như đã được xác định trong Nghị định thư đính kèm theo Hiệp ước giữa Pháp và Xiêm ký ngày 23-3-1907.

        10. Nghị định ngày 27-6-1907 sáp nhập vào Campuchia lãnh thổ Battambang, vùng được cấu thành từ các tỉnh Battambang, Xiêm Riệt và Sisophon, như đã được xác định trong Nghị định thư đính theo Hiệp ước giữa Pháp và Xiêm ký ngày 23-3-1907.

        11. Nghị định ngày 31-7-1914 hoạch định biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia.

        Điều 3:

        Bộ trưởng Bộ Thuộc địa chịu trách nhiệm thỉ hành Sắc lệnh này.
       
Làm tại Paris ngày 20 tháng 9 năm 1915
R. POINCARE                   
THAY MẶT TỔNG THỐNG CỘNG HOÀ PHÁP
 
GASTON DOUMERGUE             
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỘC ĐỊA         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #334 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 08:26:24 pm »


        17. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương về các ranh giới tỉnh Đắc Lắc, ngày 30-3-19321

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu Bội tinh hạng 3,

        Chiếu theo các sắc lệnh ngày 20-10-1911 về xác định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức tài chính và hành chính Đông Dương;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 23-8-1928;

        Chiếu theo nghị định ngày 13-6-1916 về phí tổn đại diện và kinh lý;

        Chiếu theo nghị định ngày 23-6-1932 về giảm 10% chi phí công tác hay chi phí đại diện và kinh lý theo một nghị định địa phương do các viên chức các cấp chính quốc, thuộc đia, địa phương hay thành phố đi công tác ở Đông Dương thu được;

        Theo đề nghị của ông Thống sứ Trung Kỳ;

       
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Một đơn vị hành chính được thành lập ở tỉnh Đắc Lắc (Trung Kỳ) gọi là đơn vị Dac Dam. Đơn vị bao gồm các lãnh thổ được xác định trong các ranh giới sau:

        Ở phía Đông - Bắc: các sông Srépok và Trong Kno;

        Ở phía Đông - Nam: đường phân thuỷ của:

        1. Dak Pri và Dak Dro;

        2. Dak Tong và Dak Bung So;

        3. Dak R'Mang và Dak Bung So.

        Ở phía Nam: sông Đồng Nai;

        Ở phía Tây: sông Dac Dam và đường phân thuỷ Sông Bé và sông Dak Bung So.

        Viên chức hay sĩ quan đứng đầu vùng đó, với danh nghĩa người được Công sứ Ban Mê Thuộc uỷ lĩnh, sẽ đóng ở Buou jen drom.

        Điều 2:

        Viên chức được uỷ lĩnh ở Buou jen drom của Công sứ Ban Mê Thuộc, với tư cách đó, có quyền hưởng các chi phí đại diện và kinh lý, phụ cấp năm là 500 piastres theo nghị định ngày 13-2-1916. Tiền phụ cấp đó giảm 10% theo nghị định đã nói ngày 23-2-1932.

        Điều 3:

        Khâm sứ Trung kỳ chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 1932
P. PASQUIER                 

        18. Nghị định quy định về lanh giói lỉnh Pleiku, ngày 04-3-1933

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương bắc đẩu bội tinh hạng 3:

        Chiếu theo các sắc lệnh ngày 20-10-1911 xác định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức tài chính và hành chính ở Đông Dương Chiếu theo sắc lệnh ngày 23-8-1928;

        Chiếu theo nghị định ngày 9-2-1913 về thành lập tỉnh Kon Tum;

        Chiếu theo Nghị định ngày 24-5-1925 về thành lập Trung tâm Hành chính Pleiku;

        Chiếu theo nghị định số 6 - 8 bis ngày 24-5-1932 quy định thành lập một tỉnh mới trên lãnh thổ tỉnh Kon Tum;

        Theo đề nghị của Khâm sứ Trung Kỳ và sau khi đã hỏi ý kiến của Hội đồng Bảo hộ Trung Kỳ và Cơ mật viện;

        Uỷ ban thường trực của Hội đồng Chính phủ Đông Dương thông qua,

       
NGHỊ ĐỊNH

        Điều thứ 1: Tỉnh mới thành lập ở Trung Kỳ theo Nghị định ngày 24 tháng 5 năm 1932 được đặt tên là tỉnh Pleiku, tỉnh lị được đặt tại Pleiku.

        Điều thứ 2: Tỉnh Pleiku có ranh giới như sau:

        1) Phía Bắc: Đường A - Y phân cách giữa Pleiku và Kon Tum được thể hiện trên hai mảnh bản đồ đính kèm theo bản chính của Nghị định này và được xác định như sau:

        Điểm A: 116G78,96 độ kinh, 15G33 độ vĩ là điểm mà biên giới của Campuchia chạy qua về phía Đông sông Sê San. Đường ranh giới chạy theo sông Sê San đến:

        Điểm B: 117G13,60 độ kinh, 15G80 độ vĩ,

        Rồi đi chéo về phía Đông - Đông Nam chạy ngang cao điểm 1.178, qua điểm trắc địa Thu Tu Kon 1.269 mét, qua cao điểm 702 chạy đến gặp sông Ya Rung ở điểm F. Đi theo sông Ya Rung và băng qua quốc lộ 14 ở điểm G ở cây số 36,385 (cầu Ya Rung, thuộc tỉnh Pleiku), đi theo đường phân thuỷ qua các cao điểm 1197 và 1254 đến điểm J, hợp lưu giữa sông Dak Ban và sông Trong Pa Long, ngược theo sông Dak Lan đến điểm K nằm ở hướng chính Tây của điểm L, Chi Ro Dan 997 mét, rồi chạy đến điểm M là điểm mà sông Dak Grang được hình thành do sự hợp lại của hai con sông, chạy xuôi theo dòng của sông Dak Grang và băng qua quốc lộ 19 ở điểm cây số 122,800 (cầu qua sông Dak Grang thuộc về tỉnh Kon Tum - điểm N), đi xuôi theo hướng Nam để đến gặp một nhánh không tên của sông Dak Ayoun, chạy đến gặp sông Dka Ayoun ở ngã ba và chạy theo sông Dak Ayoun đến:

        Điểm Q: 117G59 độ kinh, 15G40 độ vĩ,

        Ngược theo hướng Đông - Đông Bắc, chạy qua cát đỉnh núi Chu Kinh, Chu Bal, quay về hướng Đông đến đỉnh núi Kon Bra, chạy đến gặp núi Chu Bloi và điểm T ở cầu trên đường 188 (thuộc tỉnh Kon Tum), xuôi theo sông Ya Pour đến ngã ba sông Ba, chạy theo hướng Đông qua các đỉnh núi Chư Kí và Kon Da Dam đến thung lũng Dak Po Kor về phía Bắc và thung lũng Ya Tuol về phía Nam, rồi chạy theo hướng Đông qua một vùng hoàn toàn không biết rõ địa hình đến đường ranh giới Bình Định ở điểm Y.

        2) Về hướng Đông, hướng Nam và hướng Tây, các ranh giới cũ của tỉnh Kon Tum nằm ở phía Nam của đường A - Y nói trên. Điều thứ ba: Khâm sứ Trung Kỳ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
       
Hà Nội, ngày 4 tháng 3 năm 1933
P. PASQUIER           

--------------
1. Công báo Đông Dương, 1932, tí.li70; CAOM: BIB/AOM/50061/1932
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #335 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 08:32:09 pm »

       
        19. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, ngày 6-12-1 9351

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh hạng 3;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 20-10-1911 xác định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức tài chính và hành chính Đông Dương;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 2-7-1935;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 20-9-1915 về việc di chuyển lãnh thổ giữa các bộ phận khác nhau của Liên hiệp Đông Dương;

        Chiếu theo nghị định số 1615 ngày 28-5-1935 của Thống sứ Campuchia lập một uỷ ban nghiên cứu về vấn đề phân định biên giới Nam Kỳ - Campuchia (khu vực Mê Công - Bassac);

        Chiếu theo các biên bản của uỷ ban nói trên;

        Chiếu theo sự thoả thuận giữa Thống sứ Campuchia và Thống đốc Nam Kỳ;

        Chiếu theo ý kiến tán thành của Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ và Hội đồng Bảo hộ Campuchia trong các phiên họp của các hội đồng hữu quan vào các ngày 2 và 15-10-1935;

        Sau khi nghe ý kiến của Hội đồng Chính phủ Đông Dương,

        
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Biên giới phân chia các tỉnh Châu Đốc (Nam Kỳ) và Kandal (Campuchia) giữa sông Mê Công và sông Bassac đi theo đường do uỷ ban thành lập theo nghị định ngày 28-5-1935 nêu trên vạch ra trên bình đồ kèm theo nguyên bản nghị định này.

        Biên giới đó có cắm các cột mốc số 84, 85, 87 và 88 và có ghi các điểm A, B, C, D.

        Các cột mốc và các điểm nói trên được xác định như sau:

        Cột mốc số 84: cắm cách 10 mét phía Nam chỗ hợp lưu với sông Mê Công một kênh đào giữa các mảnh đất thuộc ông Lê Văn Can ở phía Bắc và ông Nguyễn Cao Bang ở phía Nam.

        Cột mốc số 85: Cắm trên bờ Đông tráng Diêm đối diện với nhánh Tây của tráng đó.

        Điểm A: Nằm cách phía Đông tráng Cá Tra vào khoảng 140 mét. Điểm này đã được vật chất hoá bằng một mốc đạc tam giác đặt năm 1935 khi lập bản đồ đo vẽ thôn Tân An.

        Điểm B: Nằm trên bờ Tây một nhánh sông Mương Lớn chảy về phía Bắc, cách hợp lưu nhánh đó với chính sông Mương Lớn vào khoảng 150 mét.

        Cột mốc số 86: Cắm trên bờ Tây rạch Cù Lao đối diện với hợp lưu rạch này với sông Mương Lớn.

        Điểm C: Nằm ở điểm xa nhất phía Nam sông Ho Ta Mỹ cạnh một đường mòn cho xe bò kéo đi theo bờ Nam của lũng này và cách bờ Tây rạch Bắc Nam vào khoảng 1 km.

        Cột mốc số 87: Cắm ở cạnh phía Nam đường mòn nói trên, cách điểm C vào khoảng 530 mét.

        Điểm D: Cắm cách bờ Nam sông Bassac, của ranh giới phía Nam của khu đất của nhà máy rượu Ba Nam.

        Điều 2:

        Sau đây sẽ cử một uỷ ban cắm mốc để, khi nước rút, tiến hành đặt mốc đánh dấu biên giới đã nói.

        Điều 3:

        Thống đốc Nam Kỳ và Thống sứ Campuchia, chịu trách nhiệm, mỗi người theo phần việc của mình, thi hành nghị định này.
        
Hà Nội, ngày 6 tháng 12 năm 1935
RENÉ ROBIN            

---------------
1. Công báo Đông Dương, số đặc biệt hàng tháng, 12/1935, tr 1272 - 1273; CAOM: BIB/AOM/50061/1935/ tháng 12
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #336 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 08:35:22 pm »

       
        20. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, ngày 11-12-19361

        Quyền Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh,

        Chiếu theo các sắc lệnh ngày 20-10-1911, xác định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức tài chính và hành chính của Đông Dương;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 9-12-1936;

        Chiếu theo thông tri Bộ trưởng ngày 29-6-1911;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 20-9-1915 về các cuộc di chuyển lãnh thổ giữa các bộ phận khác nhau của Liên hiệp Đông dương;

        Chiếu theo nghị định ngày 8-4-1936 của Thống sứ Campuchia về việc cử một ban điều tra việc phân định biên giới Nam Kỳ - Campuchia giữa Châu Đốc và Prey Veng do các kỹ sư - đo vẽ địa hình của Sở Địa dư là Symphorien và Dumas thực hiện vào các ngày 16 và 17-3-1935;

        Chiếu theo biên bản của ban đó;

        Chiếu theo sự thoả thuận giữa Thống sứ Campuchia và Thống đốc Nam Kỳ;

        Chiếu theo ý kiến tán thành của Hội đồng thuộc địa của Nam Kỳ và Hội đồng Bảo hộ của Campuchia trong các phiên họp của các hội đồng hữu quan vào các ngày 15 và 16-7-1936.

        Sau khi nghe ý kiến của Hội đồng Chính phủ,

        
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Biên giới phân chia các tỉnh Châu Đốc (Nam Kỳ) và Prey Veng (Campuchia) giữa sông Mê Công và sông Sở Thượng đi theo đường do uỷ ban thành lập theo nghị định ngày 8-4-1936 đã nêu trên vạch ra.

        Biên giới đó được cắm các cột mốc số 83, 82, 81, 80 và 79. Các cột mốc đó được xác định như sau:

        Cột mốc số 83: Cách 2.180 mét cột mốc số 82, được cắm ở phía Đông, đường đi dọc theo bờ trái sông Tiền, cách một cây gòn rất đáng chú ý 90 mét, cách bờ trái sông này 38 mét và ở điểm một rãnh trồng tre lớn gặp đường bờ sông.

        Từ cột mốc số 83 biên giới đi theo rãnh nói trên và đi thẳng đến một mốc bằng đá hoa cương có thiết diện vuông xây trên một khối bê tông lớn. Đó là mốc TGI (toạ độ: X = + 13.434,60 và Y = + 25,952,60 của hệ thống Nam Kỳ) và cách cột mốc số 82 là 204 mét về phía Đông.

        Từ mốc tam giác đạc đến cột mốc số 82 biên giới đi theo một đường thẳng giả tưởng hướng Tây Bắc - Đông Nam và cách điểm tam giác đạc 2.014 mét là cột mốc số 82.

        Cột mốc số 82 theo công ước : Cột mốc số 82 đặt ở khoảnh đất của ông Nguyễn Văn Bang ở vị trí hiện nay có một chiếc chum, cách điểm T.G.I là 2.014 mét, cách 86 mét một điểm tam giác đạc được làm bằng đá hoa cương có thiết diện vuông và có toạ độ X = + 15.032,55 và Y = + 24.585,74 của hệ thống Nam Kỳ. Đó là điểm tam giác đạc số 38 của thôn Thường Phước (Nam Kỳ).

        Từ cột mốc số 82, biên giới đi theo một đường thẳng giả tưởng hướng Tây - Đông Nam, với khoảng cách 2.452 mét qua vùng đồng bằng đến cột mốc số 81.

        Cột mốc số 81: Đặt ở miếng đất còn thuộc tài sản công cộng và có nhiều bụi rậm của phía Nam Kỳ và cách một điểm tam giác đạc 260 mét, có toạ độ X = + 17.097,00 và Y = + 23.596,35 của hệ thống Nam Kỳ, đó là điểm T.S.V của Thường Phước (Nam Kỳ).

        Từ cột mốc số 81, biên giới đi theo một đường giả tưởng hướng Tây Đông Bắc, với khoảng cách 2.568 mét đến cột mốc số 80.

        Cột mốc số 80 là một chiếc chum đặt trên một mô đất. Chiếc chum đó nằm trong miếng đất của ông Lê Văn Hoài (Thường Phước) trồng lúa và ngô.

        Từ cột mốc số 80, biên giới cũng đi theo hướng Tây - Đông Bắc như trên, và cũng theo đường thẳng đến cột mốc số 79 nằm cách cột mốc số 80 là 708 mét sau khi cắt ngang qua rạch Mỹ Cân.

        Cột mốc số 79 là một chiếc cột làm bằng gỗ giáng hương, cao khoảng 1,7 mét, đặt ở bờ phải sông Sở Thượng và bên phải đường bờ sông, trên miếng đất của ông Tô Phước Xen (Thường Phước).

        Điều 2:

        Sau đây, sẽ cử một uỷ ban cắm mốc, ngay sau khi nước rút, có nhiệm vụ đặt các mốc đánh dấu biên giới mới đã nói.

        Điều 3:

        Thống đốc Nam Kỳ và Thống sứ Campuchia, chịu trách nhiệm mỗi người theo phần việc của mình, thi hành nghị định này.

Sài Gòn, ngày 11 tháng 12 năm 1936
SILVESTRE                
       21. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, ngày 26-7-19422

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh;

        Chiếu theo các Sắc lệnh ngày 20-10-1911, xác định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức tài chính và hành chính của Đông Dương;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 20-9-1915;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 23-10-1940;

        Theo đề nghị cùng đưa ra của Thống đốc Nam Kỳ sau khi nghe ý kiến uỷ ban hỗn hợp, Hội đồng Thuộc địa và Hội đồng Cơ mật, và của Thống sứ Campuchia sau khi nghe ý kiến của Hội đồng Bảo hộ;

        Sau khi nghe ý kiến của Hội đồng Chính phủ;

        Chiếu theo bức điện cáp của ông Quốc vụ khanh phụ trách thuộc địa, số 4061, ngày 15-7-1942,

        
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Đảo nhỏ Koh Ka Ki (An Nam gọi là cù lao Khánh Hoà) hiện nay thuộc thum Prek Chrey, quận Koh Thom, tỉnh Kandal (Campuchia) nay sáp nhập vào làng Khánh An, tỉnh Châu Đốc (Nam Kỳ) như ghi ở bình đồ phụ lục đính kèm bản gốc của nghị định này.

        Điều 2:

        Vùng dân cư Bengel (An Nam gọi là Bình Ghi) và một dải đất rộng 200 in và dài 2,5 km nằm giữa Bình Ghi và khuỷu sông Prek Bình Ghi thuộc tinh Châu Đốc (Nam Kỳ) này sáp nhập vào Campuchia như ghi ở bình đồ phụ lục đính kèm bản gốc của nghị định này.

        Phần đất sáp nhập bao gồm cả các lô 1 và 2 thuộc tờ thứ hai của bình đồ địa dư làng Cảnh Bình.

        Điều 3:

        Ông Chánh văn phòng Phủ Toàn quyền Đông Dương, Thống đốc Nam Kỳ và Thống sứ Campuchia, chịu trách nhiệm mỗi người theo phần việc của mình, thi hành nghị định này.
        
Đà Lạt, ngày 26 tháng 7 năm 1942
DECOUX              

--------------
1. Công báo Đông Dương, 26/12/1936, tR. 3805; CAOM:BIB/AOM/50061/ 1936/tháng 12
2. Sarin Chhak, Các biên giới của Campuchia, sách đã dẫn)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #337 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 08:45:56 pm »

       
        22. Tuyên bố của ông Tép Phan, đại biểu Campuchia sau khi kết thúc Hội nghị Giơ-ne-vơ, ngày 21-7-19541

        Các khoản 7, 11, 12 của định ước cuối cùng quy định việc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

        Campuchia yêu cầu hội nghị xem điều khoản đó không bao hàm việc từ bỏ các quyền và lợi ích chính đáng mà Campuchia có thể nhấn mạnh đối với một số vùng của Nam Việt Nam, và về vấn đề đó Campuchia đã nêu các bảo lưu rõ ràng, nhất là vào thời điểm ký hiệp ước Pháp - Khơme ngày 8-11-1949 về các quan hệ giữa Pháp và Campuchia và khi có biểu quyết sáp nhập Nam Kỳ vào Việt Nam.

        Trung thành với lý tưởng hoà bình và nguyên tắc không can thiệp, Campuchia sẽ không xen vào các công việc nội bộ của nước Việt Nam và hoàn toàn tán thành nguyên tắc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này với điều kiện điều chỉnh và hợp thức hoá việc phân định các biên giới giữa quốc gia này và Campuchia, những biên giới cho đến nay được xác định theo hành động đơn phương của nước Pháp.

        Để làm cơ sở cho bản tuyên bố này, phái đoàn Campuchia gửi cho tất cả các thành viên Hội nghị một "Bản ghi nhớ về các vùng đất Campuchia ở Nam - Việt Nam".

        23. Tuyên bố của Uỷ ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam - Việt Nam, ngày 31-5-19672

        "Xét Sự phát triển tốt đẹp các quan hệ láng giềng tốt và trên tình nghĩa anh em giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Khơ-me trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình: cùng tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược, không can thiệp vào các công việc nội bộ, bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chung sống hoà bình.

        Xét việc bọn đế quốc Mỹ và nhà cầm quyền Sài Gòn và Bangkok trâng tráo yêu cầu xét lại các biên giới hiện tại của Campuchia và không ngừng đe doạ độc lập, chủ quyền, sự trung lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của vương quốc Campuchia.

        Đáp ứng thông cáo ngày 9-5-1967 theo đó Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã kêu gọi các nước tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong các đường biên giới hiện tại của mình.

        Uỷ ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố rằng:

        1. Lập trường trước sau như một của Mặt trận là thừa nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong các biên giới hiện tại của nước này và cam kết tôn trọng sự toàn vẹn đó.

        2. Mặt trận thừa nhận và cam kết thừa nhận các biên giới hiện tại giữa Nam Việt Nam và Campuchia.

        3. Mặt trận kịch liệt lên án các mưu toan và các hành động xâm lược của bọn đế quốc Mỹ và lũ tay sai của Nam Việt Nam và Thái Lan của chúng chống vương quốc Campuchia; Mặt trận kiên quyết chống lại các mưu toan của chúng muốn thay đổi các biên giới hiện tại của vương quốc Campuchia.

        Chính sách của Uỷ ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng Nam Việt Nam về các biên giới của Campuchia, cũng như toàn bộ chính sách của Mặt trận đối với vương quốc Campuchia, đáp ứng các lợi ích trước mắt của hai dân tộc trong cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc Mỹ, để bảo vệ các quyền dân tộc thiêng liêng của mỗi nước, đồng thời đáp ứng các lợi ích lâu dài về xây dựng đời sống về mọi mặt theo đúng các nguyện vọng của mỗi dân tộc. Chính sách đó là một sự đóng góp đáng kể vào nền hoà bình và an ninh trong khu vực này của thế giới".

        24. Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 8-6-1967

        Các nước tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, theo Điểm 12 của bản Tuyên bố cuối cùng, đã cam kết tôn trọng các quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia và sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này. Nhưng, trong khi tiến hành xâm lược Việt Nam và can thiệp quân sự vào Lào, bọn đế quốc Mỹ, phối hợp với nhà cầm quyền Sài Gòn và Bangkok, đã hên tiếp đe doạ chống độc lập, chủ quyền, sự trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của vương quốc Campuchia và âm mưu xem xét lại các biên giới hiện tại của Campuchia. Rõ ràng là chúng đã chà đạp các hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và phá hoại nghiêm trọng hoà bình ở Đông Dương và ở khu vực này của thế giới.

        Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Quốc trưởng Samdech Nô-rô-đôm Xi ha-núc, nhân dân Khơ-me đã kiên quyết đấu tranh chống các mưu toan và hành động phá hoại của bọn đế quốc Mỹ để bảo vệ các lợi ích quốc gia thiêng liêng của mình. Nhân dân Việt Nam bao giờ cũng đã hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa đó của nhân dân Khơ-me. Trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là bọn đế quốc xâm lược Mỹ, tình hữu nghị ruột thiệt và tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Khơ-me anh em càng ngày càng được củng cố và phát triển.

        Xuất phát từ chính sách trước sau như một của mình đối với vương quốc Campuchia, là tôn trọng độc lập, chủ quyền, sự trung lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này, . Chính phủ nước Việt Nam DCCH long trọng tuyên bố.

        1. Chính phủ Việt Nam thừa nhận và cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong các đường biên giới hiện tại của Campuchia.

        2. Chính phủ Việt Nam hoàn toàn tán thành bản tuyên bố ngày 31-5-1967 của Uỷ ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về việc thừa nhận các đường biên giới hiện tại giữa Nam Việt Nam và Campuchia. Chính phủ nước Việt Nam DCCH thừa nhận các đường biên giới đó và cam kết tôn trọng chúng.

        Chính phủ nước Việt Nam DCCH tin chắc rằng việc tăng cường các quan hệ láng giềng tốt và sự phát triển tình hữu nghị và tin vậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Campuchia đáp ứng các lợi ích của hai nước và các lợi ích của cuộc đấu tranh chung của các dân tộc Đông Dương chống bọn đế quốc xâm lược Mỹ, để bảo vệ các quyền quốc gia thiêng liêng của hai nước và vì duy trì hoà bình ở Đông Dương, ở Đông Nam Á và trên thế giới".

---------------
1. Các tư liệu về Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (21/7/1954). Nhận xét và Nghiên cứu tư liệu, 30/7/1954, N°1901, Pari: Tư liệu Pháp
2. Nghiên cứu Campuchia, N°10, 4-6/1967, tr 16
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2016, 09:16:35 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #338 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 09:31:48 pm »

       
        25. Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh các dân tộc Đông Dương, ngày 24 - 25-4-1870 (đoạn trích)1

        "Các bên tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của các hiệp định Genève năm 1954 về Đông Dương, thừa nhận và cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong các đường biên giới hiện tại của nước này...".

        26. Vấn đề biên giói giữa Campuchia và Việt Nam (vài khía cạnh lịch sử và pháp lý)

        Trần Văn Minh (bản dịch từ tiếng Pháp)

        Trước khi bị nước Pháp đô hộ, Việt Nam và Campuchia là hai nước đã thành hình từ lâu và đã có ranh giới, tuy không được thể hiện một cách chính xác như biên giới các nước phương Tây hiện đại nhưng cũng minh định lãnh thổ của hai bên, và có thể gọi là biên giới lịch sử.

        Trong thời kỳ ngoại thuộc, những biên giới lịch sử này được thay đổi ít nhiều tuỳ từng trường hợp, và được xác định cụ thể. Biên giới do ngoại bang đặt ra có thể gọi là "biên giới thuộc địa" - frontières coloniales.

        Sau khi thâu hồi độc lập, vấn đề đặt ra cho Việt Nam và Campuehia cũng như tất cả các nước trong cùng một hoàn cảnh là nên giữ nguyên biên giới thuộc địa hay nên lập lại biên giới lịch sử?

        Rất nhiều nước, nhất là ở Phi châu, để giải quyết vấn đề này đã tán thành nguyên tắc duy trì biên giới thuộc địa, để tránh các vụ tranh chấp vô tận và các đòi hỏi không bờ bến, có thể làm đảo lộn một tình trạng đã ổn định từ lâu.

        Tuy nhiên, cũng có một số nước chỉ trích biên giới thuộc địa, coi đó là "biên giới thực dân" - frontières colonialistes - là một tàn tích của thời kỳ ngoại thuộc, cần phải xoá bỏ. Các nước này đòi lại biên giới lịch sử vì có lợi cho họ hơn. Như vậy, đối với các nước này, chỉ có một vấn đề là vấn đề biên giới thuộc địa.

        Nhưng cũng có nước đòi đi xa hơn nữa, không những đòi xoá bỏ biên giới thuộc địa mà còn đòi thay đổi luôn cả biên giới lịch sử nữa. Trong trường hợp này, đương sự muốn đi ngược dòng thời gian, trở lại một thời quá khứ mà lãnh thổ của họ rộng lớn nhất, và đặt ra hai vấn đề: vấn đề biên giới lịch sử và vấn đề biên giới thuộc địa cần phải giải quyết.

        Đó chính là trường hợp của Campuchia, đã đặt lại vấn đề biên giới lịch sử ngay từ khi Pháp mới bảo hộ, và sau năm 1945 đặt lại cả vấn đề biên giới lịch sử và biên giới thuộc địa.

        Nhưng vấn đề biên giới lịch sử Việt Nam - Campuchia có đặc điểm là nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương chỉ quy định các địa giới (frontières terrestres) mà không quy định hải giới (frontières maritimes). Vì vậy, sau khi xem xét vấn đề biên giới lịch sử (phần I), cần phải tách rời hai vấn đề địa giới (frontières terrestres) (phần II) và hải giới (frontières mantimes) (phần III).

        Phần I. Vấn đề biên giới lịch sử

        Bảo rằng biên giới thuộc địa là do ngoại bang đặt ra trong thời kỳ đô hộ, và vì thế, đòi sửa đổi lại, điều đó có thể hiểu được.

        Nhưng đòi sửa lại cả biên giới lịch sử đã lập ra trong thời kỳ tự chủ, do sự thoả thuận giữa hai nước láng giềng, điều này có vẻ khó giải thích hơn. Nếu nước nào cũng đòi hỏi như vậy, thì bản đồ thế giới sẽ hoàn toàn đảo lộn, mà vẫn không giải quyết được vấn đề, vì có nước muốn lùi lại vài thế kỷ trước, có nước trở lại ranh giới thời trung cổ hay có khi thượng cổ nữa.

        Nói chung, trên thực tế, trường hợp này ít xảy ra vì các đòi hỏi đó không dựa trên những cơ sở vững chắc.

        Nguyên nhân nào đã thúc đẩy Campuchia đặt lại vấn đề biên giới lịch sử và đòi hỏi các đất đai đã nhượng cho Việt Nam từ thế kỷ trước? Những đòi hỏi này có hợp lý hợp tình không? Đó là hai điểm cần phải phân tích.

        1. Những uẩn khúc lịch sử

        Sở dĩ Campuchia đòi lại miền Nam Việt Nam từ khi bị Pháp đô hộ, là vì có một uẩn khúc lịch sử, có thể nói là một hiểu lầm ly kỳ. Nguyên là khi người Pháp bắt đầu gây chiến sự với triều đình Huế, thì vua Caomiên Ang Dương nghĩ ra một kế hoạch táo bạo: thúc đẩy nước Pháp chiếm Nam Kỳ của nước láng giềng, rồi sau đó nhượng lại Nam Kỳ cho Campuchia. Ngược lại, Caomiên sẽ nhận để Pháp bảo hộ. Như thế, cả hai bên sẽ đều có lợi: Caomiên lấy lại được đất Nam Kỳ và Pháp được bảo hộ cả Nam Kỳ lẫn Caomiên sáp nhập làm một nước, mà khỏi tốn công chinh phục nước Caomiên.

        Để thực hiện kế hoạch này, vua Ang Dương nhờ giám mục Miche viết thư cho Pháp hoàng Nã Phá Luân đệ tam (Napoleon III), kèm theo nhiều lễ vật như ngà voi lớn, sừng tê giác, đường cát trắng, hạt tiêu... và gửi qua lãnh sự quán Pháp ở Tân Gia Ba. Sau đó Pháp hoàng gửi ông Charles de Montigny sang gặp vua Xiêm năm 1856 và luôn thể tiếp xúc với vua Caomiên. Nhưng rút cục, Charles de Montigny không trực tiếp gặp vua Ang Dương, mà chỉ trao đổi thư từ nên vua Caomiên lại viết một thư nữa cho Nã Phá Luân đệ tam ngày 25-11-1856(1) (Nguyên văn thư này trong Ch.Meyniard - Le Second Empire en Indochine. Pari, 1891, trang 429-432. Thư này có trích đăng trong cuốn "Cambodge" do Bộ Thông tin Cam Bốt phát hành năm 1962, trang 48).

        Các điều này đã được bà hoàng thân Yukanthor trình bày tại Hội đồng Liên hiệp Pháp ngày 15-9-1949, trong khi thảo luận về dự án sáp nhập Nam Kỳ vào quốc gia liên kết Việt Nam (của Bảo đại)2.

-------------
1. Pomonti (yean Claude) và Thion (Serge). Từ xu nịnh đến tán thành. Paris: Gollimart, 1971 - Nguyên văn theo sách, nhưng có lẽ hội nghị ra tuyên bố vào 1970 mới đúng - Giangtvx.
2. Phiên nhóm ngày 19/5/1949, Công báo Pháp, Debats Assemblee de L'umon Francaise, trang 515, và kế tiếp
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #339 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 09:48:33 pm »

        Thi hành kế hoạch nói trên, Caomiên tìm cách tiếp tay người Pháp chinh phục Nam Kỳ. Khi Sài Gòn bị bao vây năm 1859, quân đội Caomiên tiến đánh các tỉnh Châu Đốc, Rạch Giá, Sóc Trăng và Trà Vinh. Chi tiết này được phát giác trong cuốn "Nam Kỳ, lãnh thổ của Cam Bốt" (Cochinchina Cambodian territory) do phái đoàn Caomiên cạnh Liên Hợp quốc phổ biến năm 1959.

        Tới năm 1861, theo bà hoàng thân Yukanthor, quân đội Caomiên tiếp sức quân đội Pháp để đánh Tây Ninh, vì vậy quân của triều đình Huế không dám giữ Tây Ninh vì bị cô lập và bị bao vây hai mặt.

        Năm 1863, khị Caomiên nhận Pháp bảo hộ (Hiệp ước ngày 11-8- '1863), vua Nô-rô-đôm tưởng đã tới lúc thâu hồi được lại cái tỉnh thuộc Nam Kỳ, nên năm 1864, vua Nô-rô-đôm vận động với Đô đốc De la Grandiere, Thống đốc Nam Kỳ để Pháp sẽ nhượng lại hai tỉnh Châu Đốc và Hà Tiên, nhưng không có kết quả3

        Người Pháp có hứa với vua Ang Dương hay vua Nô-rô-đôm sẽ trao trả lại Nam Kỳ cho Caomiên, để đánh đổi lại việc Caomiên chịu nhận sự bảo hộ của Pháp không? Qua những văn kiện chính thức, thì không thấy có gì chứng tỏ điều đó cả. Có thể là các giáo sĩ Pháp tại Caomiên hồi đó làm cho vua Caomiên có ảo mộng đó chăng? Dù sao, theo sử gia Meyniard thì giám mục Miche, người đóng vai trò quyết định trong việc Pháp bảo hộ Caomiên, cho rằng vua Caomiên không chịu có những cố gắng (trong việc chỉnh đốn quốc gia) đáng để cho nước Pháp giúp đỡ, vì nếu Pháp trao trả lại cho Caomiên các đất đai đã bị Việt Nam lấy từ Sài Gòn đến Cancao (tên Trung Hoa của tỉnh Hà Tiên) thì các tỉnh này sẽ trở lại thành sa mạc, vì người Việt Nam không chịu để người Caomiên cai trị, và sẽ rút hết1.

        Điểm ta có thể cho là xác thực là Caomiên tin tưởng nước Pháp sẽ thực hiện kế hoạch của vua Ang Dương, nghĩa là trả đất Nam Kỳ nếu Caomiên chịu nhận Pháp bảo hộ. Vì vậy, các nhà cầm quyền Caomiên lúc nào cũng níu chặt lấy Pháp để đòi đất. Năm 1864, vua Nô-rô-đôm vận động Thống đốc Nam Kỳ để đòi Châu Đốc và Hà Tiên. Năm 1948, vua Xi-ha-núc gửi Cao uỷ Pháp ở Đông Dương một thư dài, lời lẽ rất khiêm tốn để giành các "quyền thiêng liêng của Vương quốc Campuchia"3. Năm 1949, tại Hội đồng Liên hiệp Pháp, bà hoàng thân Yukanthor nhiều lần đòi sửa đổi biên giới và đòi Pháp trả lại Caomiên các đất đai đã nhượng cho Pháp. Bà Yukanthor còn nhấn mạnh thêm rằng các nhà lãnh đạo Caomiên đã rất trung thành với nước Pháp: "Nhiều hoàng thân Caomiên đã hy sinh tính mạng để bảo vệ lãnh thổ Pháp. Một hoàng tử Caomiên cháu nội vua Sisowath đã ngã trên chiến trường trong đại chiến 1914 - 1918. Trong thế chiến thứ hai, có hai con của vua Monovong đã tình nguyện phục vụ trong quân đội Pháp... Trong khi đó, không có một ông hoàng An Nam nào phục vụ và bảo vệ đất Pháp cả"4. Ở đây xin mở một dấu ngoặc: bà Yukanthor có lẽ không biết trường hợp của cựu hoàng Duy Tân, tức là hoàng thân Vĩnh Sán5.

        Kết quả sự tranh thủ của bà hoàng thân Yukanthor là Hội đồng Liên hiệp Pháp chấp thuận một điều khoản nói rằng các quyền lợi của Caomiên về vấn đề đất đai hay về vấn đề người Việt Nam gốc Khơ-me, sẽ được bàn cãi giữa Caomiên và Việt Nam "dưới sự trọng tài của Pháp"6.

        Cũng năm 1949, khi ký thoả ước ngày 8-11-1949 với Pháp chấm dứt chế độ bảo hộ, Caomiên lại minh xác là không từ bỏ các quyền lợi trên lãnh thổ Nam Kỳ7. Và năm 1965, trong một công thư gửi Đại sư Pháp tại Nam Vang (Phnompenh), Bộ Ngoại giao Caomiên lại viện dẫn thư của Ang Dương gửi Nã Phá Luân đệ tam năm 1856 để đòi đất đai đã nhượng cho Pháp.

        Nói tóm lại, lập luận của Caomiên là nước Pháp chiếm Nam Kỳ, tức là miền này không thuộc Việt Nam nữa. Và khi Pháp lập bảo hộ ở Caomiên thì Nam Kỳ là do Caomiên nhượng tạm cho Pháp cho tới khi nào hết thời kỳ đô hộ lại sẽ trở về Caomiên.

        Đó chỉ là do sự hiểu nhầm của các vua Caomiên mà ra. Caomiên cho rằng muốn đô hộ thì phải chinh phục trước đã. Đằng này, Pháp không phải tốn công chinh phục, tức là đã chịu nhận một điều kiện với Caomiên, nghĩa là sẽ trả cho đất Nam Kỳ. Thực ra, nền bảo hộ của Pháp ở Caomiên có một cơ sở pháp lý khác, chứ không phải sự đánh đổi nói trên. Hiệp ước 1863, trong đoạn mở đầu có nói rõ là nước Pháp thay thế An Nam để sử dụng quyền bá chủ đối với Caomiên, nhưng Pháp bằng lòng đổi quyền bá chủ đó thành ra chính sách bảo hộ. Nói một cách khác, nước Pháp đã có sẵn nguyên do pháp lý để lập nền bảo hộ, chứ không cần phải đánh đổi đất Nam Kỳ cho Caomiên8.

        Vì vậy mọi sự đòi hỏi đất đai đều bị chính phủ Pháp khước từ. Thí dụ trong công hàm ngày 6-11-1957 của Đại sứ quán Pháp ở Nam Vang trả lời Bộ Ngoại giao Caomiên, có nói rằng nước Pháp xin miễn cho các ý kiến về các đặc quyền lịch sử của Caomiên đối với đất Nam Kỳ9.

        Trong cuốn "Cambodge" phát hành năm 1962, chính phủ Caomiên rút kết luận chua chát sau đây: "Thì ra Caomiên đi tìm một đồng minh ở Âu Châu mà hoá ra mất cả chì lẫn chài, vừa mất đất Nam Kỳ lại mất luôn cả độc lập nữa"10.

        Cũng vì có sự uẩn khúc kể trên, nên Caomiên chỉ nắm lấy chính phủ Pháp để đòi đất Nam Kỳ, chứ không bao giờ chính thức đòi Việt Nam cả. Chỉ có một lần, sau những va chạm ở biên giới về vụ tranh chấp các hải đảo trong một công hàm của Bộ Ngoại giao Caomiên ngày 6-4-1960 gửi Bộ Ngoại giao Sài Gòn, Caomiên nói vì Sài Gòn đòi một số đảo ở vịnh Thái Lan, thì ngược lại Caomiên cũng "bắt buộc phải đòi đảo Phú Quốc và đất Nam Kỳ"11.

        Nguyên nhân sâu xa khiến Caomiên đòi đất Nam Kỳ không phải là vấn đề chính. Vấn đề chính là xem xét các đòi hỏi đó có xác đáng không, về lý cũng như về tình.

--------------
1. Xem Sarin Chhak - Những đường biên giới của Campuchia, Dalloz, 1966, trang 167, chú thích 1 và nhất là trang 127.
2. Meyniard, đã dẫn, trang 462.
3.  (Thư này viện dẫn trong Journal Officiel de la République Francaise, Assemblée de L'umon Francaise, phiên nhóm thứ hai ngày 9-3-1949, trang Sil và phiên nhóm ngày 19-5-1949, trang 516. Đoạn chót thư như sau: "Je prie respectueusement M.le Haut Commissaire de la République de biên vouloir considérer cette missive, non comme un appel à la moindrre indiscipline, mai comme un désir ardent ét profond de sauvegarder les intérêts de mon peuple tout entier")
4. Journal Officiel, Assemblée de L'union Francaise) Débats, 1949, trang 538
5. Về việc này, xem E.P.Thiebault - Le tragique destin d’un empereur d'annam, trong France-asie, ler Trimestre 1970, voi XX.IV, Noi, trang 8 và kế tiếp. Đồng thời, de Gaulle Mémoires, quyển III, trang 230.
6. Xem Journal Officiel, Assemblée Nationale, Débats, phiên nhóm ngày 21-5-1949, trang 2773
7. Nguyên văn thoả ước trong Notes et Etudes documentaires, Noi295, ngày 14/3/1950
8. Toàn văn hiệp ước này ở trong De Clerep Recueil des Tratés, conventions et actes diplomatiques conelus par la France avec les Puissances étrangères, Voi.8, trang 608-612
9. Xem: La frontiere terrestre Khméro-vietnamienne, Mimstere des Affaire Etrageres, Saigon, 1964.
10. Cambodge - Publie par le Ministere de L'information, Phnompenh, 1962, trang 47
11. Xem Nguyễn Thị Hảo - Les relations Khơ-meo-sudvietnamiennes, Luận án Luật khoa, Paris, 1973, trang 269.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM