Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 05:36:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310729 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #310 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 04:45:28 pm »


        Nghị định thư (về việc phân định biên giới và dùng làm phụ lục hiệp ước, ngày 23-3-1907)

        Nhằm tạo thuận lợi cho công việc của ban đã nêu tại Điều 4 hiệp ước ngày hôm đó, và để tránh các khó khăn có thể xảy ra trong việc phân định ranh giới, Chính phủ nước Cộng hoà Pháp và Chính phủ của Đức vua Xiêm thoả thuận như sau:

        Điều 1:

        Biên giới giữa Đông Pháp và Xiêm xuất phát từ biển tại điểm đối diện với đỉnh cao nhất của đảo Koh Kut. Từ điểm đó, nó chạy theo hướng Đông Bắc đến sống núi Phnom Kravanh. Đã thoả thuận chính thức là trong tất cả các trường hợp, các triền Đông của các núi đó, kể cả toàn bộ lưu vực sông Long Kopo, là thuộc về Đông Dương thuộc Pháp.

        Biên giới đi theo sống núi Phnom Kravanh theo hướng Bắc đến Phnom Thom nằm trên đường phân thuỷ chính, giữa các sông chảy về . vịnh Xiêm và các sông chảy về Biển Hồ. Từ Phnom Thom, biên giới đầu tiên đi theo hướng Tây Bắc, rồi hướng Bắc, ranh giới giữa một bên là tỉnh Battambang và bên kia là Chantaboun và Kratt đến điểm biên giới cắt sông Nam Sai. Lúc đó, biên giới đi theo dòng sông này. Đến khi nó hợp với sông Sisophôn và từ sông này đến một điểm cách hạ lưu tỉnh Aranh 10 km. Cuối cùng, từ điểm này biên giới tiếp tục đi theo đường thẳng đến một điểm nằm trên rặng Dang Rêk Owr giữa đường giữa các lạch Chong Ta Koh và Chong Sa Mét. Đã thoả thuận rằng đường nói trên phải đi trên đất Xiêm theo đường thẳng từ A Canh đến Chong Ta Koh.

        Từ điểm vừa nêu, nằm trên nằm trên đỉnh Dang Rêk, biên giới đi theo đường phân thuỷ giữa một bên là lưu vực Biển Hồ và sông Mê Công và bên kia là lưu vực sông Nom Me Um, và đến tận sông Mê Công phía hạ lưu Pak Moum, ở cửa sông Hua Done theo đúng vạch biên giới đã chấp nhận ngày 15-01-1907.

        Một ký hoạ sơ lược biên giới đã mô tả ở phần trên được đưa vào phụ lục của nghị định thư này.

        Điều 2:

        Về phía Luang Prabang, biên giới tách ra khỏi sông Mê Công ở phía Nam cửa sông Nam Hương và đi theo đường đáy sông này đến tận nguồn sông nằm ở Phèo Khao Miệng. Từ đó, biên giới đi theo đường phân thuỷ giữa sông Mê Công và sông Mênan và đi đến sông Mê Công ở điểm Keng Pha Dai theo đúng đường biên giới đã được Uỷ ban hoạch định chấp nhận ngày 18-1-1906.

        Điều 3:

        Uỷ ban hoạch định biên giới đã dự kiến theo Điều 4 của hiệp ước ngày hôm đó phải xác định và vạch ra phương án, nếu cần, ngay trên thực địa đoạn biên giới đã mô tả trong Điều 1 của nghị định thư này. Nếu trong quá trình tiến hành phân định, Chính phủ Pháp mong muốn điều chỉnh đường biên giới nhằm mục đích thay thế các đường tự nhiên bằng các quy ước, thì trong mọi trường hợp việc điều chỉnh đó không được làm thiệt hại cho Chính phủ Xiêm.

        Để làm tin, các đại diện của hai bên đã ký và đóng dấu vào nghị định thư này.

       
Làm ở Bangkok, thành hai bản ngày 23-3-1907
(Đã ký)               

V.COLLIN DE NANEY       

(Đã ký)               

DEVA WENGSE AROPRAKAR
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #311 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 04:50:06 pm »


        7. Các đoạn trích trong Hiệp ước Hữu nghị, thương mại và giao thông thuỷ giữa Pháp và Xiêm, ngày 14-2- 1 9251

        Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Đức vua Xiêm, với tinh thần mong muốn phát triển cáo quan hệ hữu nghị và cộng tác đã được xây dựng tốt đẹp giữa hai nước và tin chắc rằng mục đích đó chỉ có thể đạt được tốt hơn bằng cánh xem xét lại các hiệp ước giữa hai nước đã ký kết trước đây, đã quyết định tiến hành việc xem xét lại này trên tinh thần công bằng và cùng có lợi, để làm việc đó đã củ ra các đại diện toàn quyền:

        Về phía Tổng thống nước Cộng hoà Pháp:

        Ô. Edonard Herriot, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao;

        Về phía Đức vua Xiêm:

        Hoàng thân Chroon, đặc phái viên và đặc mệnh toàn quyền của Đức vua Xiêm tại Paris.

        Các vị nói trên sau khi thông báo các quyền đầy đủ của mình, được xem là đúng thể thức, sẽ thoả thuận về các điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Sẽ có hoà bình bền vững và hữu nghị lâu dài giữa nước Cộng hoà Pháp và vương quốc Xiêm.

        Điều 2:

        Các bên ký hiệp ước xác nhận, đồng thời đảm bảo việc cùng tôn trọng các biên giới đã được xác định giữa các lãnh thổ hai nước căn cứ và theo đúng các quy định của hiệp định trước đây, được Điều 27 của hiệp định duy trì.

        Theo đúng các nguyên tắc đã nêu trong Hiến chương của Hội Quốc liên, các bên thoả thuận rằng, trong trường hợp phát sinh trong tương lai các vấn đề tranh chấp không thể giải quyết bằng một thoả thuận hữu nghị và bằng con đường ngoại giao, hai bên sẽ đưa cuộc tranh chấp các bên lựa chọn một hay nhiều trọng tài, hay nếu không phải là trọng tài lên Toà án thường trực quốc tế. Toà án thường trực quốc tế sẽ được hai bên giao xét xử, hay nếu hai bên giao xét xử, hay hai bên không thể thoả thuận với nhau, sẽ chỉ cần đề nghị của một bên.

        Tuy nhiên, đối với các tranh chấp liên quan đến các quy định của các hiệp định trước đây, được nói đến ở đoạn 2, Điều 27 đã nói lên việc áp dụng quy định trong đoạn trên chỉ có tính bó buộc sau khi kết thúc cuộc đàm phán đã nêu ở đoạn 2, Điều 26 của hiệp ước này.

        Điều 3:

        Những người có quốc tịch của mỗi bên trong các bên ký hiệp ước sẽ có quyền tự do hoàn toàn cùng với gia đình họ vào lãnh thổ bên kia, đi lại tạm trú hoặc cư trú ở đó, cũng như ra khỏi lãnh thổ; họ sẽ được bảo vệ luôn an toàn về con người và tài sản của mình như người địa phương với điều kiên tôn trọng và áp dụng các luật về cảnh sát đối với người nước ngoài.

        (…)

        Điều 12:

        Có quyền tự do hoàn toàn và đầy đủ về thương mại và giao thông thuỷ giữa các lãnh thổ của các bên ký hiệp ước.

        (…)

        Điều 18:

        Ở các cảng có con sông và lãnh hải của các bên ký hiệp ước các tàu mang cờ Pháp và các tàu mang cờ Xiêm, cũng như các thuỷ thủ đoàn, người đi tàu, hàng hoá được đối xử hoàn toàn bình đẳng như các tàu mang cờ nước khác, cả về việc trả các thuế chung hay riêng cho thương mại và giao thông thuỷ, lẫn việc ra vào của tàu thuyền, việc đậu tàu, bốc hàng lên và rỡ hàng xuống, các hoạt động hải quan và nói chung, tất cả các thủ tục hay quy định nào đó mà các tàu buôn, thuỷ thủ đoàn và hàng hoá các tàu đó phải theo.

        (…)

        Điều 27:

        Kể từ ngày trao đổi các văn bản đã phê chuẩn và trừ các quy định tại Điều 15 và 26 của hiệp ước này sẽ thay cho hiệp ước hữu nghị, thương mại, giao thông thuỷ đã ký ở Bangkok ngày 15-8-1856. Ngoài ra nó còn huỷ bỏ từ ngày đó, các hiệp ước, thoả ước và thoả thuận đó giữa Pháp và Xiêm trừ các điều khoản về xác định và hoạch định các biên giới (trong thoả ước ngày 3-10-1907 và thoả ước ngày 23 tháng 3 năm 1907 và nghị định thư phụ lục của hiệp ước đó) và việc thi hành quyền bảo hộ của Pháp ở Xiêm (các Điều 10 và 11 của thoả ước năm 1904), cũng như tất cả các quy định liên quan đến Đông Dương thuộc Pháp và trường hợp với các điều quy định của hiệp ước này và các nghị định thư kèm theo, nhất là các Điều 2, 3 của hiệp ước đã nêu ngày 3-10-1893.

        (…)

        Đối với các quy định liên quan đến Đông Dương thuộc Pháp, ngoài những điều khoản về xác định và hoạch định biên giới cũng như về việc thi hành quyền bảo hộ của Pháp ở Xiêm các bên ký hiệp ước thừa nhận quyền của hai bên đề xuất và thảo luận về việc duy trì, thay đổi huỷ bỏ trong cuộc đàm phán về thoả ước đặc biệt và các cuộc dàn xếp bổ xung mà điều nêu trên đã dự liệu mà không thể viện dẫn gì trong hiệp ước này có thể hạn chế việc thảo luận hay gây cản trở cho các giải pháp cần áp dụng.

        Điều 28:

        Hiệp ước này sẽ có tác dụng sau ngày trao đổi các văn bản phê chuẩn và sẽ có hiệu lực trong thời gian mười năm kể từ ngày đó.

        Nếu 12 tháng trước khi kết thúc thời hạn mười năm không có bên ký hiệp ước nào thông báo cho bên kia ý muốn chấm dứt hiệp ước, hiệp ước tiếp tục có tính bắt buộc đến khi hết một năm kể từ ngày một trong các bên ký, bãi bỏ hiệp ước. Tuy nhiên, đã quyết định rõ ràng là việc bãi bỏ như vậy sẽ không có tác dụng khiến cho bất kỳ quy định nào đã được bãi bỏ, cả đối với các hiệp định trước đây lẫn hiệp ước này, lại có hiệu lực.

        (…)

---------------
1. Công báo Công hoà Pháp, 31/7/1926, tr. 8570; CAOM: BIB, OAM/ 50061/1926/tháng 7)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #312 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 04:55:24 pm »


        8. Công ước giữa Pháp và Xiêm, ngày 25-8-19261

        Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Đức vua Xiêm, với tinh thần mong muốn bảo đảm càng đầy đủ càng tốt cho quan hệ đặc biệt của Xiêm và Đông Dương, lợi ích của điều khoản của hiệp ước mới về tình hữu nghị, thương mại, và giao thông thuỷ Pháp và Xiêm đã ký ngày 14-2-1925, đã quyết định ký thoả ước quy định quan hệ Đông Dương và Xiêm, để làm việc này, các ông đã cử các đại diện toàn quyền của mình:

        (…)

        Các vị nói trên sau khi thông báo các quyền đầy đủ của mình được xem là đúng thể thức đã thoả thuận về các điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Hiệp ước hữu nghị, thương mại và giao thông thuỷ giữa nước Cộng hoà Pháp và Vương quốc Xiêm ngày 14-2-1925 sẽ áp dụng vào các quan hệ đặc biệt của Xiêm và Đông Dương trong các phạm vi nó tương hợp. với thoả ước này hay các thoả thuận do thoả ước đã định, kể từ ngày trao đổi văn bản thoả ước này đã được phê chuẩn.

        Điều 2:

        Vì Điều 2 của hiệp ước ngày 14-2-1925 bảo đảm việc hai bên duy trì và tôn trọng các biên giới chung của Xiêm và Đông Dương, các bên ký thoả ước tuyên bố bãi bỏ Điều 3 của hiệp ước ngày 3-10-1893 và Điều 6 của thoả ước ngày 13-2-1904, ngoài ra về việc áp dụng các quy định nêu ở đoạn 2 Điều 3 của hiệp ước ngày 14-2-1925, đã thoả thuận như sau:

        1. Ở hai đoạn biên giới Xiêm - Đông Dương, nơi biên giới do sông Mê Công tạo thành, một vùng rộng 25 km ở hai bên đường biên giới đó sẽ được phi quân sự hoá.

        2. Trong vùng nói trên, Xiêm và Đông Dương sẽ không được duy trì trên lãnh thổ của mình lực lượng vũ trang nào ngoài quân số cảnh sát cần cho việc duy trì an ninh và trật tự công cộng. Tuy nhiên, mỗi bên có quyền gia tăng tạm thời quân số đó nếu cần có các hoạt động cảnh sát bất thường. Mỗi bên cũng có quyền tiến hành trên lãnh thổ của mình qua vùng phi quân sự, các cuộc chuyển quân và trang bị mà các hoạt động cảnh sát ở các vùng lân cận hay các cuộc tác chiến chống một nước thứ ba đòi hỏi. Cuối cùng, trên các lãnh thổ của mỗi bên và trong vùng phi quân sự, các bên sẽ có quyền cho đậu, bất kỳ lúc nào, các phương tiện bay quân sự không mang vũ khí.

        3. Trong vùng phi quân sự sẽ không thể có các công trình có công sự hay các cơ sở quân sự, các sân bay dành riêng cho quân đội, các kho vũ khí, đạn dược hay trang bị chiến tranh, trừ các kho vật liệu thông thường và nhiên liệu cần cho các phương tiện bay quân sự không mang vũ khí. Các trại lực lượng cảnh sát có thể có cả tổ chức bảo vệ mà an toàn của các trại đó bình thường phải có.

        4. Thông qua một thoả thuận riêng rẽ được điều đình trong một ngày càng sớm càng tốt giữa Xiêm và Đông Dương, sẽ tiến hành việc hoạch định ranh giới vùng phi quân sự được xác định ở đoạn thứ nhất nói trên. Thoả thuận đó cũng phải ấn đinh tính chất, số lượng và vũ khí của các lực lượng cảnh sát của mỗi nước được duy trì bình thường trong vùng đó. Nó sẽ phải xác định các điều kiện theo đó các bên hữu quan có thể sử dụng các điều kiện dễ dàng mà phần 2 đoạn 2 nói trên cho phép. Cuối cùng, nó cũng phải định rõ chế độ đặc biệt về giao thông hàng không trong vùng phi quân sự, nhất là các điều kiện các phương tiện hay dân sự của mỗi nước có thể bay phía trên dòng sông, đã trên và ở lại đó.

        5. Việc thoả thuận như vậy sẽ được "Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công" được thiết lập theo Điều 12 sau đây soạn thoả và trình các Chính phủ hữu quan xét duyệt.

--------------
1. Tư liệu lưu trữ quốc gia Pháp, Trung tâm Tư liệu lưu trữ Hải ngoại, Đông Dương, Thư viện của RSC, 649)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #313 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 05:00:03 pm »


        Điều 3:

        Nhằm tránh mọi khiếu nại liên quan đến đường biên giới do sông Mê Công giữa Xiêm và Đông Dương tạo thành, các bên ký kết đồng ý sẽ tiến hành xác định đường đó tại chỗ và đi đến thoả thuận chung. Về vấn đề này, việc xác định biên giới trên sông Mê Công được cụ thể hoá như sau:

        1. Ở những đoạn sông Mê Công không có các đảo chia thành nhiều nhánh, trung tuyến luồng hàng hải của sông tạo thành biên giới giữa Xiêm và Đông Dương;

        2. Ở những đoạn sông Mê Công chia thành nhiều nhánh do các đảo cách bờ phía Xiêm vào một thời gian nào đó trong một năm bằng một dòng nước chảy, biên giới là trung tuyến luồng hàng hải của nhánh sông gần bờ phía Xiêm nhất;

        3. Ở những điểm do việc cát bồi hay cạn nước của nhánh sông mà có thể gắn một cách thường xuyên các đảo trước đây nằm cách bờ sông nay vào bờ sông đó, biên giới về nguyên tắc sẽ đi theo trung tuyến luồng hàng hải cũ của nhánh sông bị cát bồi. Tuy nhiên, Uỷ ban thường trực cao cấp sông Mê Công sẽ có nhiệm vụ xem xét cụ thể mỗi trường hợp thuộc loại này nếu có, và sẽ có thể đề xuất việc chuyển dịch đoạn biên giới đó đến trung tuyến luồng hàng hải gần hơn của con sông nếu uỷ ban đánh giá nên chuyển dịch như vậy, cũng như ngay bây giờ quyết định đối với những vùng đất sông kể trong đoạn sau đây. Được sáp nhập hẳn vào lãnh thổ Xiêm những vùng đất có tên là Don Khies, Don Khies Noi, Don Noi, Don Nhiệt, Donphaen, Hạt Saipeh, Vun Khum, Don Keokong Dinnua và Don Somhong; những vùng nói trên có vùng được xem như những phần bờ sông của Xiêm, có vùng chỉ là những điểm đọng phù sa thuộc bờ đó chứ không phải là những đảo thực sự. Những người có quốc tịch Pháp đang ở hay canh tác trên những vùng đất kể trên sẽ giữ quốc tịch của mình: Dưới chế độ luật Xiêm và các hiệp ước đang có hiệu lực họ sẽ tiếp tục hưởng các quyền cư trú, sở hữu hay chỉ là canh tác Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công sẽ có trách nhiệm tiến hành việc xác định đường biên giới trên sông được định nghĩa như vậy với điều kiện được hai chính phủ hữu quan chuẩn y. Việc xác định sẽ gồm có việc thể hiện đường biên giới trên một bản đồ dòng sông Mê Công tỷ lệ 1/100.000. Ngoài ra, còn có việc đặt mốc biên giới ở tất cả các đoạn sông Mê Công nếu uỷ ban thấy cần.

        Điều 4:

        Các bên ký hiệp ước, vì mong muốn tạo thuận lợi cho việc phát triển các quan hệ kinh tế giữa các lãnh thổ của họ, thoả thuận rằng việc giao thông thương mại trên sông sẽ tự do cho cả hai phía trên suốt chiều rộng sông Mê Công ở những đoạn sông này tạo thành biên giới giữa Xiêm và Đông Dương. Các quy định của Điều 4 của công ước ngày 13 tháng 02 năm 1904 được duy trì và xác định. Các công ty giao thông thương mại thuỷ sau đây có thể được chính quyền của nước nào đó ven bờ cho phép sử dụng các tàu chạy trên sông Mê Công - biên giới sẽ chỉ là những công ty của Xiêm hay Đông Dương.

        Điều 5:

        Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công sẽ có trách nhiệm xem xét khả năng thay đổi chế độ các nhượng địa của Xiêm cho Pháp thuê trên bờ phải sông Mê Công theo Điều 6 của hiệp ước ngày 3 thán 10 năm 1893 và Điều 8 của thoả ước ngày 13-2- 1904. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ đã quyết định rằng các thay đổi mà một thoả thuận đặc biệt có thể mang lại cho chế độ hiện nay về các nhượng địa sẽ không thể trong trường hợp nào có hại cho các lợi ích của Chính quyền Đông Dương hay cho những người có quốc tịch Đông Dương vào thời điểm có thoả thuận đó. Đặc biệt đồng ý rằng Chính phủ Xiêm cam kết, trong trường hợp có thay đổi chế độ các nhượng địa, tạo thuận lơi cho tất cả các cách bố trí và các việc mua hay thuê riêng các diện tích đất trên bờ sông bên phải cần thiết cho các công ty giao thông thuỷ hay các doanh nghiệp thương mại của Đông Dương trên sông Mê Công.

        Điều 6:

        Vì cần thiết đối với Xiêm từ nay tham gia vào việc cảnh sát các đoạn sông Mê Công dùng làm biên giới, các bên thoả thuận bằng thoả ước nay bãi bỏ Điều 2 của hiệp ước ngày 3-10-1893. Như vậy, mỗi bên sẽ được quyền cho các tàu vũ trang chạy trên đoạn sông Mê Công - biên giới để phục vụ công tác hải quan hay công tác cảnh sát an mình. Nhưng thỏa thuận đặc biệt do Điều 2 của thoả ước này đề ra cũng phải xác định số kiểu, tải trọng và số vũ khí tối đa của các tàu vũ trang đó.

        Điều 7:

        Ở hai đoạn của sông Mê Công tạo thành biên giới giữa Xiêm và Đông Dương, những người thuộc quốc tịch của hai nước sẽ có quyền đánh cá trên suốt chiều rộng của sông, nhưng chỉ bằng các phương tiện nổi hay thao tác thủ công. Những cơ sở đánh cá cố định sẽ chỉ có thể được những người có quốc tịch của nước mà vùng đó là một bộ phận, sử dụng.

        Ở cửa các nhánh sông, quyền đánh cá ở các vùng nước của con sông sẽ hoàn toàn dành cho những người có quốc tịch của nước có bờ sông tương ứng. Ranh giới trên sông, tuỳ theo từng nơi và trong mỗi trường hợp đặc biệt, sẽ do Uỷ ban thường trực cao cấp sông Mê Công ấn định.

        Điều 8:

        Các bên ký thoả ước thoả thuận, qua một cuộc dàn xếp đặc biệt bảo vệ các quyền lợi tương ứng, quy định việc sử dụng và chuyển dòng các vùng nước sông Mê Công - biên giới phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hay thương mại nhất là để tưới tiêu và sản xuất năng lượng điện.

        Điều 9:

        Về các công việc bảo trì hay bố trí sông Mê Công với tính chất đường giao thông ở hai đoạn sông tạo thành biên giới, đã thoả thuận là Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công sẽ có trách nhiệm soạn ra một quy định xác định các điều kiện theo đó hai bên từ nay sẽ phải tham gia nghiên cứu, thực hiện và trả các phí tổn. Trước khi các bên hữu quan thông qua quy định nói trên, sẽ duy trì chế độ hiện nay.

        Uỷ ban đó sẽ có thẩm quyền đề xuất với hai chính phủ việc thực hiện các công việc có ích hay cần cho việc duy trì hay cải thiện khả năng tàu bè đi lại trên sông; Uỷ ban cũng có thể được mời đưa ra ý kiến về tất cả các chương trình công việc mà hai bên hữu quan sẽ thông báo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #314 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 05:05:41 pm »


        Điều 10:

        Sẽ thành lập một "Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công" gồm các viên chức của Xiêm và Đông Dương với số lượng bằng nhau. Ngoài các quyền hạn được trao theo các Điều 2, 3, 5, 6 và 9 của thoả ước, Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công nhìn chung sẽ có nhiệm vụ thàm lo việc thực hiện các thoả thuận khác nhau về vùng biên giới và nghiên cứu các vấn đề do việc áp dụng chế độ mới về vùng đó đặt ra. Đặc biệt, uỷ ban sẽ cho ý kiến trong trường hợp nảy sinh các bất đồng liên quan đến đường biên giới sông Uỷ ban cũng có thể đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm giải quyết bằng thỏa thuận những vấn đề liên quan đến các quyền canh tác được những người có quốc tịch hai nước thực hiện tạm thời ở các vùng đất trên lòng sông. Trong tất cả các trường hợp, việc áp dụng các đề nghị đó sẽ phụ thuộc vào việc chấp nhận bằng văn bản và có bàn bạc của hai chính phủ, sau khi thoả thuận cùng áp dụng.

        Sẽ đàm phán càng sớm càng tốt giữa Xiêm và Đông Dương một cuộc thoả thuận về thành lập và quy định tổ chức "Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công" nhằm xác định, theo tinh thần điều này, các điều kiện tổ chức và hoạt động uỷ ban đó.

        Điều 11:

        Theo đúng các điều khoản nghị định thư kèm theo hiệp ước ngày 14/2/1925, một cuộc thoả thuận đặc biệt sẽ được thương lượng càng sớm càng tốt giữa bên ký kết nhằm xác định dứt khoát quy chế của những người có quốc tịch Xiêm ở Đông Dương. Thoả thuận đó, trong khả năng có thể và trong tinh thần có đi có lại công bằng, phải dựa vào các điều khoản của hiệp ước ngày 14-2-1925 quy định quy chế của những người Đông Dương ở Xiêm. Ngay từ bây giờ, các bên ký kết thoả thuận sẽ bảo vệ hoàn thành các quyền chủ quyền của hai chính phủ hữu quan về vấn đề quy định việc nhập cư của nước ngoài vào lãnh thổ từng nước. Cùng đồng ý ngay từ bây giờ rằng những người có quốc tịch Xiêm đến Đông Dương trong thời gian không quá ba tháng, sẽ được hưởng về mặt nhân thân và về việc bảo vệ tài sản cách đối xử giành cho những người có quốc tịch tối huệ quốc.

        Điều 12:

        Để khiến cho việc hợp tác của các chính quyền và ngành cảnh sát của hai nước trong việc trừ diệt các tội ác và tội phạm trên dọc toàn bộ các biên giới chung hữu hiệu hơn, giữa Xiêm và Đông Dương sẽ ký một thoả thuận đặc biệt xem xét lại và bổ sung các chỉ thị đã thống nhất đưa ra cho các viên chức của hai nước trong năm 1920.

        Điều 13:

        Các bên ký thoả ước thoả thuận rằng "một thoả ước dẫn độ sẽ được thương lượng càng sớm càng tốt giữa Pháp và Xiêm sẽ được áp dụng ở Đông Dương".

        Điều 14:

        Các bên ký kết thoả thuận rằng "thoả thuận thương mại và hải quan" như đã dự liệu tại đoạn 4 của nghị định thư dùng làm phụ lục cho hiệp ước ngày 14 tháng 02 nam 1925 sẽ bãi bỏ Điều 5 của hiệp ước ngày 3 tháng 10 năm 1893.

        Thoả thuận đó sẽ nên tất cả các quy định có ích nhằm loại buôn lậu và đặc biệt là việc buôn bán thuốc phiện trên biên giới Xiêm - Đông Dương.

        Điều 15:

        Vì các cam kết đối với nhau của hai bên được xác định ở đoạn thứ nhất Điều 7, đoạn cuối cùng Điều 8 và Điều 9 của thoả ước ngày 13 tháng 02 năm 1904 không còn phù hợp với các nhu cầu và các khả năng phát triển kinh tế của Xiêm và Đông Dương, các bên ký kết tuyên bố bãi bỏ các quy định nêu trên của thoả ước đã nói.

        Ngoài ra, các bên thoả thuận rằng Xiêm và Đông Dương phải thống nhất xây dựng một chương trình hợp tác phát triển các đường giao thông và các quan hệ đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, máy bay, điện báo, vô tuyến điện báo và bưu điện giữa hai nước.

        Chương trình các công việc lợi ích chung nói trên, sau đó khi một bên thấy cần, sẽ là đối tượng việc xem xét lại và hiệu chỉnh.

        Điều 16:

        Bãi bỏ các quy định của các hiệp ước và hiệp định giữa Pháp và Xiêm ký trước hiệp ước ngày 14-2-1925 không còn tương hợp với thoả ước này.

        Tuy nhiên, các quan hệ là đối tượng của các thoả thuận bổ sung đã dự liệu theo thoả ước này, cho đến ngày áp dụng các thoả thuận đó, sẽ được chi phối bởi các quy định trước đây có hiệu lực hay các quy định đã được hiệp ước ngày 14-2-1925 thay thế.

        Điều 17:

        Thoả ước này sẽ có tác dụng từ ngày trao đổi các văn bản đã phê chuẩn và còn có hiệu lực đến khi hết thời hạn mười năm bắt đầu từ ngày trao đổi các văn bản đã phê chuẩn của hiệp ước hữu nghị, thương mại và giao thông thuỷ ký giữa Pháp và Xiêm ngày 14-2-1925.

        Nếu mười hai tháng trước kỳ hạn đã định trên, không có bên ký kết nào thông báo cho bên kia ý muốn chấm dứt thoả ước này, thoả ước sẽ tiếp tục có tính bắt buộc đến khi hết một năm kể từ ngày một trong các bên đã ký bãi bỏ thỏa ước.

        Tuy nhiên, đã quyết định rõ ràng là việc bãi bỏ như vậy sẽ không có tác dụng khiến cho bất kỳ quy định nào đã được bãi bỏ cả đối với các hiệp định trước đây lẫn thoả ước này lại có hiệu lực.

        Điều 18:

        Thoả ước này sẽ được phê chuẩn và các văn bản đã phê chuẩn sẽ được trao đổi ở Bangkok trong thời hạn ngắn nhất.

        Để làm tin, các đại diện toàn quyền của hai bên đã ký và đóng dấu vào thoả ước này.

        Làm thành hai bản bằng tiếng Pháp ngày 25-8-1926, kỷ nguyên Cơ đốc ứng với ngày 25 tháng 5 năm 2469, kỷ nguyên Phật giáo.

(Đã ký)         

VARENNE         

TRAIDOS PRABANDH
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #315 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 05:14:26 pm »

        
        9. Trích Hiệp ước Hữu nghị, thương mại và giao thông thuỷ giữa Pháp và Xiêm, ngày 7-12-19371

        Điều 22:

        Hiệp ước này, kể từ ngày có hiệu lực, sẽ thay hiệp ước hữu nghị, thương mại và giao thông thuỷ ký ở Bangkok ngày 14-2-1925. Ngoài ra, kể từ ngày đó, hiệp ước này còn xoá bỏ các hiệp ước, thoả ước, thoả thuận khác giữa Pháp và Xiêm, trừ các điều khoản liên quan đến việc định nghĩa và phân định các biên giới, bảo đảm chúng và việc phi quân sự hoá biên giới sông Mê Công (trong hiệp ước ngày 3- 10-1893, thoả ước ngày 13-2-1904, hiệp ước ngày 23-3-1907 và nghị định thư phụ lục của hiệp ước đó ngày 14-2-1925) cũng như thoả ước liên quan đến Đông Dương ký ở Bang kok ngày 25-8-1926 và các thỏa thuận mà thoả ước này dự tính - Cũng đã quyết định rằng hiệp ước này, kể từ ngày có hiệu lực, sẽ thay cho hiệp ước ngày 14-2-1925 về những gì liên quan đến các quan hệ giữa Đông Dương và Xiêm trong phạm vi những quy định của hiệp ước đó không tương hợp với các quy định của thoả ước đã nói và các thoả thuận mà thoả ước này dự tính.

        10. Hiệp định giải quyết Pháp - Xiêm, ngày 17-11-19462

        Chính phủ lâm thời Cộng hoà Pháp và Chính phủ Xiêm, hành động theo đúng lý tưởng của Liên hợp quốc và vì lợi ích hoà bình thế giới;

        Xem xét các quan điểm do các Chính phủ Mỹ và Anh thể hiện;

        Mong muốn khôi phục lại các quan hệ hoà bình và hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

        Đã cử các đại diện toàn quyền: Về phía Tổng thống Chính phủ lâm thời nước Cộng hoà Pháp:

        Ngài Hen ri Bonnet, đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Pháp ở Hoa Kỳ; huân chương Bắc đẩu bội tinh;

        Ngài Guillaume Georges - Picot, đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Pháp ở Hợp chủng que Venezuela, huân chương Bắc đẩu bội tinh.

        Về phía Đức vua Xiêm:

        Hoàng thân Wan Waithayakon, thượng nghị sĩ, huân chương Hoàng gia Chakri, huân chương lớn đặc biệt Bạch Tượng;

        Ngài Khoang Apaivongse, thành viên Hạ viện, huân chương lớn đặc biệt Bạch Tượng.

        Các vị trên sau khi thông báo cho nhau toàn quyền của họ, đúng thể thức, đã thoả thuận về các điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Thỏa ước Tokyo ngày 9-5-1941 bị Chính phủ Pháp bác bỏ trước đây nay xoá bỏ và nguyên trạng trước thoả thuận đó được phục hồi.

        Căn cứ vào đó, các vùng đất của Đông Dương là đối tượng của thoả ước nói trên nay chuyển cho nhà cầm quyền Pháp theo những điều kiện được chỉ ra ở nghị định thư ký về việc đó.

        Điều 2:

        Ngay sau khi ký hiệp định này, các quan hệ ngoại giao sẽ được phục hồi và các quan hệ giữa hai nước sẽ lại được hiệp ước ngày 7-12- 1937 và thoả thuận thương mại và thuế quan ngày 9-12-1937 chi phối. Các bên ký kết sẽ thông báo hiệp định này lên Hội đồng Bảo an và Xiêm rút đơn khiếu nại đã gửi lên hội đồng, Pháp sẽ không chống lại việc Xiêm vào Liên hợp quốc.

        Điều 3:

        Ngay sau khi ký hiệp định này, áp dụng Điều 21 của hiệp ước Pháp - Xiêm ngày 7-12-1937, Pháp và Xiêm sẽ thành lập một uỷ ban hoà giải gồm hai đại diện của các bên và ba đại diện trung lập, theo đúng định ước chung Genève ngày 28-9-1928 về giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế quy định thành phần và hoạt động của uỷ ban. Uỷ ban sẽ bắt đầu các công việc của mình càng sớm càng tốt sau khi việc chuyển giao các lãnh thổ nêu ở đoạn 2 Điều 1 được hoàn tất. Uỷ ban sẽ có trách nhiệm xem xét các lập luận kỹ thuật, địa lý và kinh tế của các bên nhằm xét các lập luận kỹ thuật, địa lý và kinh tế của các bên nhằm xét lại hay xác nhận các điều khoản của hiệp ước ngày 3-10- 1893, thoả ước ngày 13-2-1903 và hiệp ước ngày 23-3-1907, được duy trì hiệu lực theo điều 22 của hiệp ước ngày 7-12-1937.

       Điều 4:

        Ngay sau khi khôi phục lại các quan hệ ngoại giao, sẽ mở các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tất cả các vấn đề tồn tại giữa hai nước.

        Các vấn đề tài chính liên quan đến hiệp định giải quyết này, trong đó có các khoản tiền đóng đền bù thiệt hại sẽ chuyển cho uỷ ban hoà giải trong trường hợp hai bên không đi đến một thoả thuận trực tiếp trong thời hạn ba tháng.

        Điều 5:

        Hiệp định này sẽ có hiệu lực ngay sau ngày ký.

        Để làm tin, các đại diện toàn quyền đã ký và đóng dấu vào hiệp định này.

        Làm thành hai bản bằng tiếng Pháp và tiếng Xiêm tại Washington ngày 17-11-1946, tương ứng ngày 17 tháng 11 năm 2489 năm theo lịch Phật giáo.

        
(Đã ký)           

HENRI BONNET        

G. GEORGES - PIEOT  

WAN WALTHAYAKON  

KHUANG APAIVONG - SE
--------------
1. Tư liệu lưu trừ quốc gia Pháp. Trung tâm tư liệu lưu trữ hải ngoại, Đông Dương - Thư viện RSC, 649)
2. Tư liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm tư liệu lưu trữ hải ngoại, Đông Dương - Thư viện CP, 18/19)

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #316 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 05:17:17 pm »

       
        Tuyên bố của đại diện toàn quyền thứ nhất của Pháp:

        Khi ký hiệp định giải quyết các vấn đề Pháp - Xiêm hôm nay, tôi có vinh dự tuyên bố theo lệnh của chính phủ của nước tôi là chính phủ nước tôi nắm lại quyền sở hữu các lãnh thổ Đông Dương được nói đến ở Điều 1 đoạn 2 của hiệp định này, nhân danh các Chính phủ Campuchia và Lào.

        H Bonnet

        Washington, ngày 17 tháng 11 năm 1946

        Các đoạn trích nghị định thư về các thể thức đánh giá và di chuyển khỏi các lãnh thổ nêu ở Điều 1 của Hiệp định giải quyết ký hôm nay:

        Chính phủ Pháp và Chính phủ Xiêm thoả thuận như sau:

        (…)

        3) Rút ra khỏi các lãnh thổ

        Các lãnh thổ là đối tượng của nghị định thư này sẽ được các lực lượng Xiêm đang ở đó rút ra và thay bằng các lực lượng Pháp theo đúng các nguyên tắc sau đây:

        A. Các lực lượng Xiêm đóng giữa biên giới hiện nay và biên giới cũ (xem Điều 22 của hiệp ước năm 1937) sẽ ra đi ngày thứ 21 sau ngày ký hiệp định giải quyết và phải có mặt chậm nhất bảy ngày sau đó ở phía bên kia đường biên giới cũ xem Điều 22 của hiệp ước năm 1937).

        Di chuyển họ là lính hiến binh, cảnh sát và nhà chức trách hành chính có mặt trong các lãnh thổ đã nói trên, trừ các nhà chức trách sẽ tham gia vào các việc di chuyển được quy định ở các phần một và hai nêu trên và những người cần cho việc đảm bảo duy trì trật tự. Các lực lượng dùng vào việc canh gác các đường giao thông và nhất là các công trình nghệ thuật cũng sẽ phải được duy trì trong các lãnh thổ đó cho đến khi các lực lượng Pháp đến thay thế.

        B. Các lực lượng mà Chính phủ Pháp sẽ có ý định phái đến các lãnh thổ nêu trên sẽ lên đường ngay hôm sau ngày các lực lượng Xiêm bắt đầu rút lui và sẽ có thể đến đường biên giới cũ (xem Điều 22 của hiệp ước năm 1937) sớm nhất bảy ngày sau đó. Đi sau họ có thể sẽ có nhà chức trách hành chính Pháp được yêu cầu đóng tại các lãnh thổ đã nêu trên.

        C. Các lực lượng Pháp sẽ điều chỉnh tốc độ hành quân sao cho duy trì được một khoảng cách không đổi với các lực lượng Xiêm.

        11. Các đoạn bích báo cáo của Uỷ ban hoà giải Pháp - Xiêm, ngày 27-6-1947(1) (Báo cáo của Uỷ ban liên hợp Pháp - Xiêm (27/6/1947) trong chú thích và nghiên cứu tài liệu, 23/1/1948, N° 811, Paris: Tài liệu Pháp)

        Chỉ có Phần III, đoạn D của báo cáo và các khuyên nghị 5 và 6 của Phần IV liên quan đến biên giới Campuchia và đặc biệt là tỉnh Battambang. Sau đây là toàn văn Phần III.

        (...)

        D. Battambang

        1. Việc đòi hỏi của Chính phủ Xiêm là nhằm chuyển cho Xiêm tỉnh Battambang hiện nay. Diện tích là 20.335 km vuông và dân số ước tính 271.000 người. Tỉnh đó, một phần hiện nay của Campuchia, đã được Xiêm nhượng cho Pháp theo hiệp ước Pháp - Xiêm ngày 23-3-1907.

        2. Để hỗ trợ cho yêu sách, nhân viên Xiêm tuyên bố rằng nguyên thuỷ dân ở đó là thuộc gốc Môn - Khơ-me, nhưng người dân hai bên đường biên giới kết hợp chặt chẽ với nhau, pha trộn có từ lâu đời và có những quan kệ kinh tế và văn hoá mật thiết. ông đảm bảo rằng tỉnh này có các quan hệ tự nhiên về địa lý và kinh tế nhiều với các lãnh thổ phía Bắc của Xiêm và Bangkok, hơn là với Đông Dương.

        Ví dụ, Bangkok cách vịnh Xiêm 35 km có thể tạo thành đầu ra tốt hơn so với Phnôm Pênh là thành phố mà Battambang được nối bằng đường bộ và đường sắt nhưng cách biển tới 350 km và không thể tiếp nhận các tàu có hầm sâu quá bốn mét. Ngoài ra, Battambang cũng nối bằng đường bộ và đường sắt với Bangkok là cảng có khả năng lớn hơn Phnôm Pênh nhiều và đang được nâng cấp Những liên lạc đường bộ khác với Xiêm có thể phát triển và trong tương lai sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn các đường xuống phía Nam. Theo quan điểm của Chính phủ Xiêm, đường biên giới hiện nay đang ngăn trở sự phát triển tương lai của tỉnh vì hạn chế các phương tiện thâm nhập tốt nhất.

        3. Về phía Pháp, người ta đảm bảo rằng sự phân ranh giới chủng tộc giữa người Xiêm và người Campuchia, trong thực tế đi qua phía Bắc và phía Tây đường biên giới hiện nay và đường biên giới mới theo yêu sách của Chính phủ Xiêm không phù hợp với bất kỳ dữ kiện tự nhiên nào và sẽ đi ngang qua lãnh thổ có các người dân Campuchia sinh sống.

        Nhân viên Pháp nêu rõ ràng dãy núi Dang Rek nhạy dọc theo đường biên giới hiện nay, cũng như các khu rừng bao phủ phía Tây Nam khối núi ở phía dưới cùng tạo ra một đường biên giới tự nhiên (và là đường biên giới duy nhất khả dĩ) giữa các lãnh thổ phía Tây, nơi đa số dân là người Xiêm và lãnh thổ phía Đông và Đông Nam có người Campuchia sinh sống.

        4. Về vấn đề giao thông, nhân viên Pháp đã cho thấy rằng lãnh thổ Battambang nối với Phnôm Pênh không những bằng đường bộ và đường sắt mà còn nối với Sài Gòn bằng những đường thuỷ không đứt quãng và hai đường bộ. ông cho rằng các quan hệ kinh tế của Battambang, bao giờ cũng như của phần còn lại Campuchia, bao giờ cũng đã là và nhất thiết phải hướng về phía Đông Nam và về Sài Gòn về mặt giao thông trên biển nhờ hệ thống các đường thuỷ tự nhiên.

        5. Tỉnh này tạo thành một trung tâm lúa gạo quan trọng. Theo nhân viên Pháp, xuất khẩu gạo trước năm 1941 đã lên tới con số từ 235.000 đến 150.000 tấn tuỳ theo mùa. Việc xuất khẩu cá khô, sản phẩm của những ngư trường lớn của Biển Hồ, lên tới vào khoảng 35.000 tấn, trong đó vào khoảng 2.000 tấn đưa sang Xiêm.

        6. Xem xét về mặt chủng tộc, uỷ ban cho rằng minh chứng cho việc chuyển sang chủ quyền của Xiêm một lãnh thổ ở đó dân không phải là người Xiêm là không xác đáng. Biên giới chủ yếu do dãy núi Dang Rik tạo thành là phù hợp với quan điểm của uỷ ban. Theo uỷ ban, đường biên giới đó có vẻ phù hợp với các đòi hỏi về chủng tộc và địa lý hơn bất kỳ biên giới nào được gợi ý.

        Về phương diện kinh tế, uỷ ban cho rằng, mặc dầu các đường giao thông với Xiêm chắc chắn sẽ có thể được phát triển có lợi cho những người hữu quan, điều cũng đúng không kém là hướng tự nhiên về thượng mại của Battambang đi theo các đường sông hiện có và các đường giao thông bộ và đường sắt khác về phía Nam và Đông.

        Trong những điều kiện đó, uỷ ban đưa ra quan điểm là tách tỉnh Battambang ra khỏi phần còn lại của Campuchia sẽ có thể có hại cho nhân dân tỉnh đó và những người dân khác của Campuchia mà không có đủ lợi ích nào có thể xem xét để đền bù.

        7. Do đó, uỷ ban không thể tán thành yêu sách của Xiêm muốn chuyển tỉnh Battambang sang Xiêm hay tán thành yêu cầu xem xét lại đường biên giới hiện nay.

        8. Do tầm quan trọng mà các ngư trường của Biển Hồ đóng góp với tính chất nguồn thực phẩm cho các lãnh thổ lân cận, ủy ban khuyến nghị áp dụng những biện pháp được hai bên thoả thuận nhằm đảm bảo cho thị trường Xiêm việc cung cấp đều đặn và đủ nguồn cá đã chế biến.

        Phần V:

        Tóm tắt các khuyến nghị

        (…)

        5. Uỷ ban không ủng hộ các yêu sách của Xiêm về tỉnh Batttambang và các điều khoản của hiệp ước ngày 23-3-1907 về biên giới giữa Xiêm và Đông Dương không cần được xem xét lại (Phần IIID, đoạn 7).

        6. Về các ngư trường ở Biển Hồ, uỷ ban khuyến nghị các bên có một cuộc dàn xếp nhằm đảm bảo việc cung cấp thích hợp cá cho Xiêm (Phần IIID, đoạn Cool.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2016, 09:55:06 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #317 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2016, 07:41:47 pm »


        12. Các đoạn trích phán quyết của Toà án quốc tế về Vụ đền Préah Vihear, ngày 15-6-19621

        (…)

        Mặc dầu có hoài nghi về việc Xiêm chấp nhận bản đồ vào năm 1908 và do đó chấp nhận biên giới ghi ở đó, Toà căn cứ vào các sự kiện về sau, căn cứ vào cách ứng xử của Thái Lan, cho rằng bây giờ nước này không thể khẳng định là họ đã không chấp nhận bản đồ. Trong năm nước này đã hưởng các lợi ích mà thoả ước năm 1904 đã đảm bảo cho họ dù đó chỉ là lợi ích của một đường biên giới ổn định. Nước Pháp và qua trung gian của nước Pháp, Campuchỉa đã tin vào việc Thái Lan chấp nhận bản đồ. Vì không có bên nào trong hai bên có thể viện dẫn sự sai lầm, nên tìm xem lòng tin đó có căn cứ vào việc tin chắc vào sự chính xác của bản đồ hay không là không quan trọng. Ngày nay, Thái Lan không thể, một mặt viện dẫn các lợi ích của việc giải quyết và hưởng các lợi ích đó, mặt khác lại phủ nhận họ chưa bao giờ là bên thừa nhận cách giải quyết nói trên.

        Tuy nhiên, Toà suy tính rằng vào năm 1908 - 1909, Thái Lan đã thực sự chấp nhận bản đồ của phụ lục I là thể hiện kết quả của các công việc hoạch định biên giới và do đó đã thừa nhận đường vạch trên bản đồ đó là biên giới mà kết quả là đặt Préah Vihéar vào trong lãnh thổ của Campuchia.

        (…)

        Hai bên qua cách ứng xử của mình, đã thừa nhận đường và chính qua đó thực sự thoả thuận coi đường nói trên là biên giới.

        (…)

        Từ đó phải kết luận là Thái Lan không thể viện dẫn họ đã chấp nhận đường biên giới theo phụ lục I do lầm lẫn, vì điều đó tuyệt đối không tương hợp với lý do họ viện ra về các hành động họ đã thực hiện nói trên, như việc chính họ cho là họ có chủ quyền đối với vùng này.

        (…)

        Toà xem xét là việc các bên chấp nhận bản đồ của phụ lục I đã đưa bản đồ đó vào việc thoả thuận giải quyết mà bản đồ là một bộ phận hữu cơ.

        (…)

        Có thể tự hỏi tại sao các bên ở Toà án này đã dự kiến một cách hoạch định biên giới thay vì căn cứ vào điều khoản hiệp ước quy đinh rằng trong vùng, đường biên giới phải là đường phân thuỷ. Có những hiệp ước xác định các đường biên giới chỉ giới hạn vào việc dựa vào đường phân thuỷ hay đường các sống núi mà không dự kiến một việc hoạch định biên giới. Các bên trong cuộc phải đã có một lý do để chấp nhận biện pháp bổ sung đó. Lý do khả dĩ duy nhất là họ xem việc nêu đường phân thuỷ tự nó không đủ để đi đến một kết quả chắc chắn và dứt khoát. Chính để đạt mục đích như vậy người ta dựa vào cách hoạch định biên giới và các đường ghi trên bản đồ.

        (…)

        Toà cho rằng có thể kết luận một cách hợp pháp rằng mục đích quan trọng nếu không phải là chủ yếu của các thoả thuận của thời kỳ từ năm 1904 đến 1908 (đã dẫn đến việc giải quyết chung các vấn đề biên giới tồn tại giữa hai nước) là chấm dứt tình trạng căng thẳng đó và thực hiện sự ổn định các đường biên giới một cách chắc chắn và dứt khoát.

        (…)

        Việc nêu đường phân thuỷ tại điều thứ nhất thoả ước năm 1904, bản thân nó không phải là điều gì khác hơn là một cách hiển nhiên và thuận tiện mô tả đường biên giới một cách khách quan mặc dầu bằng những từ ngữ chung chung. Nhưng không điều gì có thể cho phép các bên đã gắn một tầm quan trọng đặc biệt vào bản thân đường phân thuỷ, so với tầm quan trọng hàng đầu, vì lợi ích của một giải pháp xác định, của việc chấp nhận đường biên giới trên bản đồ như đường này đã có thể được xác định và như nó đã được các bên chấp nhận. Như vậy, trên quan điểm giải thích các hiệp ước, Toà tuyên bố tán thành đường biên giới vạch trên bản đồ đối với vùng tranh chấp.

        (…)

        Vì những ký do đó,

        Toà

        Bằng chín phiếu thuận ba phiếu chống,

        Tuyên bố rằng đền Préah Vihear là nằm trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Campuchia;

        Do đó bằng chín phiếu thuận ba phiếu chống,

        Tuyên bố rằng Thái Lan phải rút các đơn vị quân đội hay cảnh sát hay những đơn vị canh gác khác họ đã thiết lập trong đền hay các vùng lân cận với chùa nằm trên lãnh thổ Campuchia.

        Bằng bảy phiếu thuận, năm phiếu chống,

        Tuyên bố rằng Thái Lan phải trả lại Campuchia tất cả các vật thuộc các loại đã quy định trong kết luận thứ năm của Campuchia, từ thời điểm Thái Lan chiếm đóng đền vào năm 1954, mà nhà cầm quyền Thái Lan đã có thể lấy khỏi đền hay vùng có đền.

-------------
1. Toà án pháp lý quốc tế, lời thỉnh cầu, tư vấn và phán quyết, 1962
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #318 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2016, 07:49:15 pm »

  
        C. TƯ LIỆU VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA

        1. Hiệp ước Pháp - An Nam ngày 5-6-18621

        Điều 3: Toàn bộ ba tỉnh Biên Hoà, Gia Định và Định Tường (Mitto) cùng với đảo Poulo Condor (Côn Đảo) được nhượng hoàn toàn về chủ quyền cho Hoàng đế Pháp.

        Ngoài ra, các thương nhân Pháp được tự do buôn bán và đi lại trên các tàu, bất kể loại nào, trên sông lớn ở Campuchia và tất cả các nhánh của sông đó; các tàu chiến Pháp gửi tới tuần tra trên sông này hay các nhánh của sông cũng được quyền như vậy.

        (…)

        Điều 4:

        Sau khi có hoà bình, nếu một nước ngoài muốn, bằng cách khiêu khích hoặc bằng một hiệp ước, được nhượng một phần lãnh thổ An Nam thì quốc vương An Nam sẽ cử một phái viên báo trước cho Hoàng đế Pháp để cho Hoàng đế Pháp biết trường hợp này, Hoàng đế Pháp hoàn toàn có quyền đến giúp hay không đến giúp vương quốc An Nam; nhưng nếu trong hiệp ước với nước ngoài có vấn đề nhượng lãnh thổ thì việc nhượng đó chỉ có thể được phê chuẩn với sự đồng ý của Hoàng đế Pháp.

        (…)

        Điều 10:

        Nhân dân ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên có thể được tự do buôn bán trên ba tỉnh của Pháp với điều kiện chấp hành luật pháp hiện hành, nhưng việc vận chuyển quân đội, vũ khí, đạn dược hay lương thực giữa ba tỉnh nói trên chỉ được tiến hành bằng đường biển.

        2. Hiệp ước Pháp - An Nam ngày 15-3-18742

        Điều 5:

        Quốc vương An Nam thừa nhận chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn của Pháp trên toàn bộ vùng lãnh thổ hiện do Pháp chiếm và nằm trong các biên giới sau:

        Ở phía Đông, biển Trung Hoa và vương quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận);

        Ở phía Tây, vịnh Xiêm;

        Ở phía Nam, biển Nam Trung Hoa; ở phía Bắc, vương quốc Campuchia và vương quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận).

        3. Biên bản hoạch định đoạn biên giới quận Hà Tiên giáp với Campuchia, ngày 23-01-18723

        Đường phân giới giữa vương quốc Campuchia và Nam Kỳ thuộc Pháp (quận Hà Tiên) xuất phát ở phía Đông đi theo kênh Vịnh Tế đến nơi mà kênh này gặp lạch Giang Thành, cách Hà Tiên 2 km, từ điểm này, ranh giới được tạo thành do một thành luỹ cũ của An Nam sau khi kéo dài trên chiều dài 8.040 mét đi đến gặp vịnh Xiêm ở điểm tên là Hòn Táo ở vĩ tuyến 10°23'15" Bắc.

Ngày 23 tháng 01 năm 1872
      
Quận Hà Tiên         

KUGARADEC         

        4. Thư của tỉnh trưởng Hà Tiên gửi Giám đốc Nội chính Phủ Toàn quyền Nam Kỳ, ngày 27-01-18744

        Hà Tiên, ngày 27 tháng 01 năm 1874,

        Thưa ngài Giám đốc Nội chính,

        Tôi hân hạnh báo cáo với ngài rằng tháng 11 vừa qua tôi đến biên giới để đặt các cột mốc xác định ranh giới giữa lãnh thổ chúng ta và lãnh thổ Campuchia. Tôi thấy chỉ có một cột mốc có thể có chút nghi ngại thôi, vì đường phân giới do ông De Kergaradec đề ra đã được xác định rõ ở hầu hết các điểm.

        Tuy vậy, tôi thấy ở điểm mút của đường thành luỹ phân cách hai nước, đường này chia nhánh theo cách hai nhánh ôm lấy một khu vực rộng vài trăm ha, năm 1867 tạo thành làng Sa Kỳ của An Nam nhưng ngày nay chỉ thấy ít nhà. ở điểm này trên bản đồ chỉ có một đường liên tục trong khi ở thực địa có hai đường khác nhau hiện tồn tại và biên bản mà tôi có chỉ nói biên giới là một thành luỹ cũ của An Nam sau khi trải dài trên chiều dài 8.040 mét, đến gặp vịnh Xiêm ở điểm gọi là Nam Tao tại vĩ tuyến 10°23'15" Bắc.

        Tôi phải tự hỏi, trước văn bản mà tôi vừa dẫn, trong hai con đường mà tôi thấy trên thực địa đường nào đã được ông De Kergaradec chọn làm đường khép biên giới. Các kỳ lão An Nam mà tôi hỏi về điểm ngờ vực của tôi cho biết là vùng đất nằm giữa hai đường thành luỹ thuộc về An Nam năm 1867 khi chúng ta chiếm hữu vùng này và khi đó tạo thành làng nhỏ Tà Ki; nhưng Phủ Campuchia Ving Trach đã chiếm vùng đất này và đã bắt dân làng nộp thuế nên hầu hết dân đã di tản. Các kỳ lão Hà Tiên trao cho tôi các giấy tờ nói lên một cách không thể bác bỏ các sự kiện mà họ nêu lên (các văn bản của một lý trưởng ở Tà Ki của phủ Hà Tiên, các chỉ thị về nộp thuế cho lý trưởng...). Tôi nghĩ ngay rằng ông De Kergaradec không thể không biết tình hình đó và đường mà ông chọn làm đường biên giới phải là một trong các đường của An Nam đi sâu về phía lãnh thổ Campuchia.

        Theo đúng các chỉ thị mà tôi nhận được, tôi cho trồng các cột mốc làm mốc biên giới và đã báo cho phủ Ving Trach. Ít hôm sau, phủ trả lời tôi rằng vùng đất này thuộc phủ vì phủ đã thu thuế và phủ không tán thành việc chúng tôi đặt mốc ở đó. Hai hay ba tuần sau, phủ đã cho chặt các các cột mốc mà tôi đặt. Mặc dầu các hành động của phủ có tính chất khiêu khích, tôi chỉ báo cáo sự việc lên người đứng đầu chế độ bảo hộ ở Campuchia; ông này tỏ ra không nắm được đúng tình hình vì bức điện gần đây của ông nói với tôi rằng chúng ta bị ràng buộc vào công ước giữa Pháp và Campuchia về các đường ranh giới của hai bên. Tôi là người đầu tiên thừa nhận điều đó nhưng trong trường hợp này, cần nắm rõ ý nghĩa của văn bản công ước và hành động theo đó.

        Tôi hoàn toàn không dự tính và hoàn toàn không tìm một sự xung đột và cho đến lúc này, tôi chỉ yêu cầu cách giải quyết một khó khăn mà tôi bất ngờ gặp. Tôi nghĩ rằng mình có trách nhiệm trình với ngài vấn đề và đề nghị ngài giám đốc vui lòng giải quyết. Theo tôi nghĩ, lãnh thổ của làng cũ Tà Ki rõ ràng là theo luật thuộc về chúng ta, phải trở lại thuộc chúng ta, theo ngay văn bản công ước; và biên bản khi lấy luỹ An Nam ở đó làm ranh giới giữa hai nước đã muốn nói tới phần luỹ đi sâu nhất về lãnh thổ Campuchia. Tôi đính theo thư này một phác hoạ có thể giúp ngài hình dung vùng đất tranh chấp.
        
(Ký tên)

JANTET

---------------
1. Charles SAMWER, Bản sưu tập tổng quát mới các hiệp ước và văn kiện liên quan đến các quan hệ luật pháp quốc tế, quyển XVII, phần II, Gottinggue: Thư xã De Dieterich, 1869 (trích)
2. Charles SAMWER và Jules HOPF, Bản sưu tập tổng quát mới các hiệp ước và văn kiện liên quan đến các quan hệ luật pháp quốc tế, loại 2, tập II, phần II, Gottinggue: Thư xã De Dieterich, 1878 (trích)
3. CAOM: INDO/GGI/64388, Văn bản số 5
4. CAOM, INDO/GGL/64487
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2016, 08:40:32 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #319 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 05:59:47 pm »


        5. Biên bản hoạch định biên giới giữa Châu Đốc và Hà Tiên với Campuchia 

        I. Hoạch định biên giới giữa địa hạt Châu Đốc với Campuchia, ngày 4-4-1876.

        Từ mốc số 59 là điểm ranh giới Campuchia và hai đại hạt Tân An và Châu Đốc, đường biên giới theo bờ Bắc kênh Cái Cỏ đến chỗ kênh Cái Cỏ gặp sông Ta Ly (hay sông Trà Bek), nơi này cắm mốc số 60; tiếp tục đi qua sông Tam Ly và xuôi theo bờ hữu ngạn đến hợp lưu của sông Tam Ly với sông Sở Hạ rồi tiếp tục đi theo bờ Bắc của sông này qua các mốc số 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68 ở sông Sở Hạ và xuôi bờ hữu ngạn sông Sở Hạ đến hợp lưu của sông này với rạch Cá Xu, có cắm mốc số 69.

        Từ mốc 69, biên giới theo bờ tả ngạn rạch Cá Xu đến nguồn của nó tại mốc số 70; xuôi theo rạch Mộc Rá đến gặp sông Sở Thượng (hay rạch Ba Nam) tại điểm cắm mốc số 71.

        Từ mốc số 71 ở bờ tả ngạn của rạch Ba Nam, biên giới ngược bờ tả ngạn của rạch này đến mốc số 72; qua rạch đến mốc 73 ở cửa rạch Tà Du với rạch Ba Nam; tiếp tục ngược hữu ngạn rạch Tà Du qua các mốc số 74, 75, 76, 77, 78 đến mốc số 79 cách 80 mét phía dưới ngã ba rạch Ba Nam với rạch Mỹ Cân (hoặc rạch Prek Kanchiel).

        Từ mốc số 79, biên giới hướng theo phía Tây và qua các mốc số 80, 81, 82, 83 qua một cánh đồng lớn sình lầy rất khó qua lại.

        Từ mốc số 83 ở cách bờ tả ngạn sông Tiền Giang 128 mét, biên giới chạy theo đường thẳng qua một cây Gáo và sau đó vượt qua sông tới mốc số 84 ở bờ hữu ngạn sông Tiền Giang, rồi đi theo hướng Tây theo một đường gầy khúc. Qua các mốc số 85, 86 trên bờ tả ngạn của rạch Cỏ Lau và mốc số 87 ở giữa hai cây xoài trên tả ngạn của rạch Bắc Nam, đường này cắt qua các đầm rất sâu không thể qua lại được.

        Từ mốc số 87, đường biên giới chạy xuống theo bờ tả ngạn rạch Bắc Nam đến mốc số 88 để lại các làng cho Campuchia, và tới ngã ba của rạch này với sông Hậu Giang ở bờ tả ngạn của sông Hậu Giang; đi qua sông Hậu Giang tới mốc số 89 ở hữu ngạn của sông; rồi tiếp tục ngược hữu ngạn của sông tới các mốc số 90, 91 ở ngã ba sông với rạch Bình Ghi, qua rạch này và tiếp tục chạy theo hữu ngạn của rạch tới mốc số 92.

        Từ mốc số 92, biên giới theo đường song song và cách bờ Bắc rạch Bình Ghi một đoạn 100 mét, đi qua các mốc sô 93, 94, 95 được đặt trên bờ tả ngạn sông Châu Đốc; đi qua sông đến mốc số 96 ở bờ hữu ngạn sông Châu Đốc và theo hướng Nam, biên giới đi theo một đường gãy khúc bên hữu ngạn của sông và qua các mốc số 97, 98, 99, 100 và mốc số 101 được cắm cách tả ngạn của rạch Cam Ra 116 mét; đi qua cánh đồng lớn bỏ hoang đầy sậy và cỏ mọc cao; đi theo đường thẳng tới mốc số 102 ở bờ hữu ngạn của rạch Cam Ra; sau khi đi qua rạch này rồi hướng về phía Nam qua mốc số 103 ở bờ tả ngạn rạch Vông Cần Thăng; vượt qua rạch và qua mốc số 104, 105, 106 và mốc số 107 ở cách 1 200 mét trước khi tới kênh Vĩnh Tế.

        Từ mốc số 107, biên giới theo hướng Tây và theo một đường song song và cách kênh 1.200 mét, qua các mốc số 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123 và mốc số 124 ở trên bờ hữu ngạn rạch Cái Dứa và xuôi rạch này đến hợp lưu của rạch với kênh Vĩnh Tế là điểm ranh giới của Campuchia với hai địa hạt của Châu Đốc và Hà Tiên.

        Cột mốc số 60:

        Cột mốc số 60 được cắm ở phía Bắc chỗ lấy nước từ kênh Cái Cỏ vào sông Tam Ly hay sông Trà Bek và ở bờ tả ngạn của sông Tam Ly và ở làng Thông Bình.

        Từ cột mốc số 59, biên giới theo bờ Bắc của kênh Cái Cỏ cho tới chỗ lấy nước vào trong sông Tam Ly ở cột mốc số 60 ở trong làng Thông Bình phân chia thành hai phần, phần Bắc thuộc Campuchia, phần Nam thuộc Pháp.

        Cột mốc số 61:

        Mốc này được cắm trên bờ Bắc của Dinh Bà và ở mỏm Bắc cù lao An Mai.

        Từ cột mốc số 60, biên giới đi xuôi bờ hữu ngạn sông Tam Ly cho tới khi sông Tam Ly gặp Dinh Bà và theo bờ Bắc sông này cho tới cột mốc số 61 ở cù lao An Mai.

        Cột mốc số 62:

        Cột mốc số 62 được cắm trên bờ Bắc sông Dinh Bà, ở ngã ba sông này với rạch Cân Si và trên bờ hữu ngạn của Cân Si.

        Từ cột mốc số 61, biên giới theo bờ Bắc của sông Dinh Bà cho tới ngã ba sông này với rạch Cân Si đến cột mốc số 62.

        Cột mốc số 63:

        Cột mốc số 63 được cắm trên bờ Bắc của sông Dinh Bà và cách về phía Tây ngã ba sông này với rạch Cần Tra hay Prek Cley Cho 60 mét, và ở hữu ngạn của Cần Tra.

        Biên giới theo bờ Bắc sông Dinh bà cho tới cột mốc số 63.

        Cột mốc số 64:

        Cột mốc này được cắm trên bờ Bắc của sông Dinh Bà ở phía Tây ngã ba sông này với rạch Vây Hông hay Prek Chham, trên bờ hữu ngạn của rạch Vây Hông.

        Từ cột mốc số 63, biên giới vẫn theo bờ Bắc sông Dinh Bà cho tới cột mốc số 64.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM