Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:40:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310319 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #300 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 11:03:34 am »

        
        V. MỘT SỐ TƯ LIỆU VÊ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN

        A. TƯ LIỆU BIÊN GIỚI LÀO - CAMPUCHIA LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO.

        1 Các đoạn trích báo cáo của Thượng Hội đồng Đông Dương (Uỷ ban 2), ngày 25-7-19041


        No20. Những chuyển dịch lãnh thổ dự tính ở Trung Kỳ, Lào, Campuchia và Nam Kỳ.
        (…)
        Trong lúc này, không thể chỉ rõ các ranh giới chính xác cho các tỉnh đó. Chỉ có thể xác định ranh giới cũng như địa điểm của các tỉnh lỵ của tỉnh này sau khi đã tiến hành nghiên cứu cẩn thận các vùng còn chưa nắm được tình hình. Trong việc hoạch định, trước hết phai tính đến các dữ kiện về nhân chủng mà một cuộc khảo sát có phương pháp sẽ cung cấp khiến cho có thể gom vào trong cùng một huyện các dân cư cùng một dòng họ và làm cho các khu vực hành chính phù hợp với các đường biên giới của các nơi cư trú của dân cư.

        (…)

        Chính vì các mối quan tâm thuộc loại đó mà có kế hoạch sáp nhập tỉnh Stung Treng vào Campuchia. Dân tộc Campuchia vẫn giữ ở mức rất cao tình cảm dân tộc và kỷ niệm về uy quyền cổ xưa của mình nên không tiếp nhận với một sự hài lòng mạnh mẽ việc sáp nhập lãnh thổ đó việc sáp nhập còn chuẩn bỉ cho cho việc sáp nhập sắp tới tỉnh Mélouprey vào vương quốc. Các vùng lãnh thổ ở bên kia sông Mê Công đối diện với các vùng lãnh thổ được nhượng lại cho chúng ta khi sáp nhập trở lại Campuchia mà họ mới bị tách ra gần đây, sẽ tiếp nhận tổ chức vững chắc cần trao cho các lãnh thổ đó vào lúc mà các lãnh thổ đó phải là cơ sở phục vụ cho việc mở rộng sự nghiệp bình định và khai hoá của chúng ta ở các vùng mới
        (…)

       2. Thư của Khâm sứ Lào gửi cho Toàn quyền Đông Dương, ngày 6-12-19042
 
        Vientiane, ngày 6-12-1904,

        Khâm sứ ở Lào gửi ngài Toàn quyền Đông Dương

        Tiếp theo điện số 96 của tôi ngày 25 tháng 11 (văn bản số 1 ), tôi hân hạnh trình bày với ngài dưới đây, ý kiến của tôi về các đường biên giới mới cần thông qua giữa Lào và Campuchia có thể thế nào đương nhiên là với điều kiện phải tính đến các cam kết đặc biệt mà tôi không biết đã có thể có với quốc vương Sisowath khi ông lên ngôi, những cam kết mà dường như ông Morel có nói tới trong diện số 378 của ông (văn bản số 2 ) liên quan các yêu sách tối thiểu của Campuchia. Ngày 18 tháng 6, qua bức điện 602, ngài có chỉ thị cho tôi thoả thuận với khâm sứ ở Campuchia về vấn đề các đường biên giới mới của Lào, tôi đã tiến hành một cuộc trao đổi với ngài khâm sứ ở Campuchia, qua đó ông De Lamothe và tôi đi đến thoả thuận một phần về việc hoạch định ranh giới các vùng lãnh thổ dưới quyền lãnh đạo của chúng tôi. Theo đúng với thư số 640 của ngài ngày 24 tháng 6, ngài khâm sứ ở Campuchia chỉ yêu cầu tỉnh Stung Treng và thậm chí dừng lại ở thung lũng sông Spépok; trên hữu ngạn, tôi đề nghị lấy sông Sélampao hay Tonlé Répou làm đường biên giới (văn bản số 3, số 4 ) và ngài De Lamothe đề nghị lấy một nhánh nhỏ ở thượng lưu sông Tonlé Répou. Trong dịp họp Thượng Hội đồng, chúng tôi thoả thuận cũng trên các cơ sở đó, nhưng tôi thấy cần phải đọc ở uỷ ban một bức điện của ông uỷ viên chính phủ ở Stung Treng cho tôi biết mong muốn của các nhà chức trách Lào là không bị sáp nhập vào Campuchia và trả lời của tôi (các văn bản số 5, số 6 ). Tuy nhiên, tôi đã phát biểu ý kiến là chúng ta cần bỏ qua những lời phàn nàn đó nhưng không cưỡng bức dân cư phải ở dưới quyền các công chức mà dường như họ sợ. Vấn đề đến đấy, ngày 23 tháng 10, tôi điện cho ông Morel yêu cầu cho biết các đề nghị của ông (văn bản số 7 ); ông trả lời tôi ngày 22 tháng 11 (văn bản số 8 ) qua đó thấy rằng chúng tôi không đồng ý với nhau và do đó tôi đã gửi cho ngài điện số 96 ngày 25 tháng 11 nói lên các đề nghị của tôi (văn bản số 1 ). Tiếp đó, tôi đã trao đổi với ông Morel các điện kèm theo đây (văn bản số 9, 10, 11 ) nhưng tình hình vẫn không thay đổi ở mức mà tôi thấy không cần phải báo cáo lại với ngài tình hình đó. Thực vậy, nếu đúng như ngài khâm sứ ở Campuchia cho tôi biết, ngài đã chấp nhận về nguyên tắc việc sáp nhập Muong (mường) Siémpang vào tỉnh Stung Treng mặc dầu Muong đó thuộc tỉnh Khong. Tôi thấy cần trình bày trong điện số 96 (văn bản số 1 ). Các lý do khiến tôi đề nghị chỉ có tỉnh Stung Treng được sáp nhập vào Campuchia trước hết là vì trong thư số 640 của ngài ngày 24 tháng 6 không chỉ có vấn đề tỉnh đó, rồi đến các phản đối của các nhà chức trách Lào đối với tỉnh Khong còn mạnh hơn đối với tỉnh Stung Treng và tình hình ở đây người Campuchia là rất thiểu số so với người Lào. Về vấn đề này chỉ cần đọc (văn bản số 12 ) điện mà ông uỷ viên chính phủ ở Stung Treng gửi cho tôi nói rằng theo hộ tịch của tỉnh đó thì số lượng là 5.923 mà chỉ có 99 người Campuchia. Tiếp đó, tôi đã đề nghị với ngài lấy các ranh giới hiện thời của tỉnh Stung Treng làm đường biên giới, theo các tài liệu mà tôi có thì các ranh giới này có thể đã được thể hiện bằng đường xanh trên bản đồ A kèm theo đây, giao cho Campuchia các đảo khác ở dưới. Thế nhưng ngài khâm sứ ở Campuchia đã chuyển dịch đường biên giới này đi khoảng 50 km ở đoạn xa nhất, do đó mà gộp gần một phần ba tỉnh Khong vào Campuchia. Tôi xin nói thêm là tỉnh Stung Treng cũng như tỉnh Khong và ngay cả tỉnh Tonlé Répou và Mélouprey xưa kia thuộc vương quốc Bassac; nếu vì những lý do khác nhau mà thông thường hơn là sáp nhập các tỉnh Stung Treng, Mélouprey và Tonlé Répou vào Campuchia thì không vì đó mà một phần quan trọng của tỉnh Khong cũng phải chịu chung số phận. Không thấy hết những lo sợ mà người tiền nhiệm của tôi đã phát biểu trong bản báo cáo gửi cho ngài ngày 6/11/1902 với số 11, tôi nghĩ rằng, chỉ nên giải quyết tỉnh Stung Treng thôi. Về phía hữu ngạn, không có gì phải nghi ngờ về các quyền mà Lào có đối với vùng đó; đã thấy rõ là vương quốc Bassac trước đây không chỉ mở rộng đến Khong mà còn bao gồm cả các tỉnh Attopeu, Stung Treng, Tonlé Répou và Mélouprey. Tuy vậy, vì Xiêm đã giao lại cho ta lãnh thổ Bassac và vùng giáp Campuchia của tỉnh Tonlé Répou và Mélouprey, tôi nghĩ rằng, việc giao cho chính quyền nước này phụ trách vùng này là có lợi nhưng tôi hoàn toàn không thấy cần đi xa hơn nữa và tôi cho rằng Sélampao hoặc Tonlé Répou phải là giới hạn mà chúng ta phải chấp nhận. Nhưng người bản xứ rất hiếm hoi, họ gần giống người Campuchia, người Soués rất ít ở quá con sông này. Nếu như ta rút khỏi quyền lực của người đứng đầu hiện nay của Bassac một phần các lãnh thổ hiện thuộc ông ta tức là vượt qua sông Sélampao hay Tonlé Répou, như thế chúng ta không thể hiện với ông ta sự tin cậy, sự tôn trọng vì chúng ta giảm bớt quyền lực của ông ta đúng vào lúc ông ta chuyển sang thuộc quyền lực của chúng ta. Ngược lại dường như chúng ta có lợi khi tổ chức một đơn vị hành chính duy nhất của lãnh thổ thuộc vương quốc Bassac và đặt đơn vị hành chính đó dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh bản xứ duy nhất nhưng không vì đó mà trao cho ông ta một danh nghĩa hay các quyền lực hoàng gia. Do đó tôi đề nghị ngài Toàn quyền thông qua con đường thể hiện trên các bản đồ A và B trên hữu ngạn sông Mê Công giữa Lào và Campuchia. Bản đồ B chỉ là một bộ phận của tấm bản đồ của quyển I về chuyến đi Lào của ông Aymonrer. Tôi nghĩ rằng cách hoạch định này dủ để Campuchia hài lòng và để nguyên tỉnh Khong và lãnh thổ Bassac như chính phủ Xiêm trao lại cho chúng ta. Các nét vạch trên các bản đồ kèm theo chỉ rõ lãnh thổ mà Campuchia đòi hỏi vượt qua cái mà tôi thấy trao cho họ là hợp lý; ngài Toàn quyền sẽ thấy đó là một phần ba tỉnh Khong và một phần ba lãnh thổ Bassac.
        
Ký tên

G. MAHE

---------------
1. Thượng Hội đồng Đông Dương, khoá thường kỳ năm 1904, phiên họp ngày 25/7/1904. CAO/INDO/RSC/33
2. CAOM, INDO/GGI/64386
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #301 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 11:16:36 am »

        
       3. Thư của Tổng thư ký Đông Dương gửi Khâm sứ ở Campuchia, ngày 7-12-19041

        Tôi hân hạnh báo cho ông rằng ngài Toàn quyền đã ký, ở Uỷ ban thường trực Thượng Hội dông, một nghị định theo đó tỉnh Tung Trong cộng thêm một phần vùng Siem Pang mà trước đây đặt dưới quyền của Uỷ viên Chính phủ ở Khong được trả lại cho Campuchia: trừ đối với phần nằm ở hữu ngạn sông N. Thamm (bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000, xuất bản tháng 4 năm 1903) được trả lại cho Trung Kỳ và sẽ được sáp nhập vào một tỉnh của xứ này theo như đề nghị của khâm sứ ở Huế. Ông sẽ sớm nhận được bản sao nghị định và tôi gửi đến ông cùng văn bản đó bản đồ tỉ lệ 1/3.000.000 để hoàn chỉnh văn bản trong đó ghi sơ lược các ranh giới phía Bắc và phía Đông mới của Campuchia trong phần này của Đông Dương. ông sẽ thấy rằng việc hoạch định ranh giới của Campuchia trên hữu ngạn sông Mê Công không được xác định trong văn bản này. Để đi đến một quyết định, cần phải đợi đến lúc uỷ ban tiến hành việc cắm mốc cần thiết theo thoả thuận mới đây với Xiêm để hoàn thành công việc. Thời điểm của việc chuyển dịch lãnh thổ nói trên để thực hiện chương trình tổng thể mà Thượng Hội đồng đã thông qua trong khoá vừa qua được ấn định là ngày 1-1-1905.

        4. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương xác định biên giới giữa vương quốc Campuchia và vương quốc Bassac (Lào), ngày 28-3- 1 9052

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh,

        Chiểu sắc lệnh ngày 21-4-1891;

        Chiểu nghị định ngày 13/2/1899 xác định quyền hạn của các sở của Phủ Toàn quyền và các sở thuộc các xứ Đông Dương và các quan hệ giữa các sở đó;

        Chiểu công ước Pháp - Xiêm ngày 13-2-1904;

        Theo đề nghị của các khâm sứ ở Campuchia và Lào và ý kiến của Tổng Thư ký Đông Dương;

        Sau khi Uỷ ban Thường trực Thượng Hội đồng Đông Dương đã nghe.

NGHỊ ĐỊNH

        Điều 1: Đường biên giới giữa vương quốc Campuchia và vương quốc Bassac (Lào) trên hữu ngạn sông Mê Công, xuất phát từ cửa sông Sélam Pao (hay Tonlé Répou) trên sông Mê Công, ngược dòng nhánh chính của sông này theo hướng chung với dãy núi Dang Rèk và chấm dứt ở Tây Bắc đèo Prea Cham Bock.

        Điều 2: Tổng Thư ký Đông Dương và các khâm sứ ở Campuchia và Lào chịu trách nhiệm thực hiện nghị định này theo phần liên quan đến mình.
        
Hà Nội, ngày 28-3-1905        

TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG, BEAU

TỔNG THƯ KÝ ĐÔNG DƯƠNG, BRONI

KHÂM SỨ Ở LÀO, MAHE        

KHÂM SỨ Ở CAMPUCHIA, MOREL  


        5. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương sáp nhập một số Muong (mường) của Campuchia vào tỉnh Bassac (Lào), ngày 16-5-19053)

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh,

        Chiểu sắc lệnh ngày 21-4-1891;

        Chiểu Công ước Pháp - Xiêm ngày 13-2-1904;

        Chiểu nghị định ngày 28-3-1905 xác định biên giới giữa vương quốc Campuchia và vương quốc Bassac (Lào) trên hữu ngạn sông Mê Công;

        Theo đề nghị của Khâm sứ Lào và ý kiến của Tổng Thư ký Đông Dương;

        Sau khi Uỷ ban Thường trực Thượng Hội đồng Đông Dương đã nghe.

        Nghị định

       Điều 1: Các mường Thon Thong, Pasah, Soukhoume, Outhoum, Moulapoumouk, Saphangphoufa và Bắc Sélampao nay sáp nhập vào tỉnh Bassac (Lào).

       Điều 2: Tổng Thứ ký Đông Dương, Khâm sứ Lào có trách nhiệm thực hiện nghị định này trong phần liên quan đến mình.

        
Hà Nội, ngày 16-5-1905      

TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG, BEAU

TỔNG THƯ KÝ ĐÔNG DƯƠNG, BRONI

KHÂM SỨ Ở LÀO, MAHE        

        6. Biên bản hoạch định biên giói Lào - Campuchia trên đường thuộc địa số 13 ngày 16-8-19374

        Ngày 6-8-1937, vào 10 giờ sáng, ở kilômét 450 trên đường thuộc địa 13, hai uỷ ban được thành lập theo các nghị định ngày 26-7-1937 cho Lào và ngày 5-7-1937 cho Campuchia đã họp để xác định vị trí đặt mốc biên giới Lào - Campuchia trù liệu trên đường thuộc địa 13 mới.

        Có mặt:

        Về phía Campuchia

        Ông Desjardins, Công sứ Pháp ở Stung Treng

        Ông Lafoucriere, kỹ sư - phân khu trưởng công chính ở Stung Treng

        Ông Dumas, kỹ sư - trắc địa viên Sở Địa chính Kompong Cham

        Về phía Lào

        Ông P. Surcouf, Công sứ Pháp ở Paksé

        Ông Gelos, Phân khu trưởng Công chính ở Paksé

        Ông Nguyễn Văn Khanh, cán sự kỹ thuật công chính ở Paksé

        Hai uỷ ban đã nhận xét tại chỗ rằng:

        - Theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương, đường thuỷ dịa trên chiều dài 9 km (từ kilômét 449 đến kilômét 458) là đường biên giới hành chính giữa Lào và Campuchia;

        - Đường đỉnh (sống) núi dùng làm đường biên giới cắt đường thuộc địa 13 ở nhiều điểm trên đoạn 9 km nói trên.

        - Giao điểm đầu tiên từ phía Campuchia lại là kilômét 449 và từ Lào lại là kilômét 458;

        - Trên thực tế không thể đặt một mốc biên giới ở mỗi điềm đường thuộc địa 13 cắt đường biên giới. Do đó, hai uỷ ban đề nghị chọn một giải pháp trung gian và đặt mốc biên giới ở gần đúng giữa đoạn 9 km nói ở trên, tức là ở điểm cách đúng 5 km về phía Đông một đường ống kép 1 m phù hợp với P. K 453 + 350. Phân khu trưởng Công chính Stung Treng bảo lưu về vấn đề chọn vị trí này. Các uỷ viên khác tán thành giải pháp này. Để làm bằng, các công chức của hai uỷ ban nói trên lập biên bản này với hai bản gốc.

        
Stung Treng, ngày 6-8-1937.

-----------
1. CAOM, INDO/HCC/33
2. CAOM/INDO/GGI/64386
3. SARIN CHHAK. Các biên giới của Campuchia, đã dẫn
4. CAOM, INDO/RSC/3646
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2016, 11:58:38 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #302 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 11:40:59 am »

       
B. TƯ LIỆU VỀ BIÊN GIỚI CAMPUCHIA - THÁI LAN THỜI KỲ THUỘC PHÁP


        1. Hiệp ước bí mật Xiêm - Campuchia, ngày 01-12-18631

        Với mong muốn thịnh vượng và hạnh phúc gia tăng và bao trùm lên đất nước Campuchia.

        Giữa một bên là ông Phya Rajawaranukul, người được trao toàn quyền của Đức vua Xiêm Somdeth Phra Poradendr Maha Mongkut và của các bộ trưởng của vua để giải quyết các vấn dề của Campuchia, và bên kia là ông Phra Nô-rô-đôm Phrom Briraksa Maha Uperat, Phó vương Campuchia, ông Phra Harirat Danai Trai Keofa, cùng với các nhà quý tộc Campuchia sau đây:

        Phya Sri Thamarat

        Phya Kalahom

        Phya Bang Waravenchai

        Phya Phiphit Sarakrai

        Phya chakri Thebodi

        Somdetch Chaitha Montri

        Phya Attibodi Senath

        Đã ký một hiệp ước nhằm đảm bảo hoà bình, phồn vinh cho các quan cai trị và nhân dân Campuchia.

        Mong muốn các nhà chức trách các tỉnh, các thương nhân đến Campuchia nắm được hiệp ước này và chấp hành đúng vì các vua nước Xiêm đã giúp Campuchia rất nhiều trong việc giúp đỡ, bảo vệ Campuchia từ khi bắt đầu thời kỳ hiện tại.

        Campuchia nằm giữa các lãnh thổ Xiêm, Nam Kỳ và các vùng đất thuộc Pháp, do đó việc ký một hiệp ước giải quyết những vấn đề cũ và mới dùng làm kim chỉ nam cho các nhà cai trị và các nhà quý tộc của Campuchia, hiện nay và trong tương lai, cũng như các nhà cai trị các bang khác nhau của Xiêm là phù hợp (cần thiết). Tất cả mọi người phải làm theo đúng các điều khoản của hiệp ước này.

        Điều 1:

        Campuchia là một quốc gia chư hầu của Xiêm. Nếu người cai trị Campuchia và họ hàng ông này tranh giành nhau và đánh nhau hay nếu các nhà quý tộc Campuchia hay người dân nổi loạn chống lại nhà cai trị đất nước và ông này báo cáo việc đó cho Bangkok, một đạo quân do một uỷ viên hoàng gia chỉ huy sẽ được phái đến để dẹp yên rối loạn và khôi phục lại sự yên ổn cho đất nước.

        Nếu người cai trị Campuchia và anh em ông hay họ hàng ông tranh giành nhau và một người anh em cùng gia đình trốn sang Bangkok, Chính phủ Xiêm sẽ giữ ông ta lại, ngăn cản ông trở về gây ra những rối loạn mới ở Campuchia. Nếu sau này họ hàng ông hoà giải và đề nghị ông trở về, yêu cầu đó sẽ được đáp ứng, nhưng nếu, khi ông trốn sang Bangkok, họ hàng ông đề nghị Chính phủ Xiêm đuổi ông về hay trừng phạt ông, Chính phủ Xiêm sẽ không thực hiện.

        Nếu người Campuchia có một cuộc tranh chấp với một cường quốc nước ngoài có quan hệ hữu nghị với Xiêm, Xiêm sẽ tìm cách giải quyết vấn đề đó bằng cách hòa giải nhưng không gửi quân sang cứu Campuchia để không ảnh hưởng đến tình hữu nghị hiện có giữa Xiêm và các cường quốc nước ngoài.

        Điều 2:

        Thương nhân Xiêm đến Campuchia phải chấp hành đúng các luật và quy định của các nước; họ phải trả ở đó các khoản thuế do biểu thuế Campuchia ấn định. Thương nhân Campuchia đến Xiêm cũng phải làm như vậy.

        Điều 3:

        Nếu một kẻ tội phạm là người Xiêm trốn sang Campuchia và nhà chức trách Campuchia được thông báo, nhà chức trách sẽ truy tìm, bắt giữ và đưa kẻ tội phạm sang Xiêm, họ phải triệt để làm đúng theo quy tắc đó, không tìm cách chứa chấp hay giữ những kẻ tội phạm đó lại.

        Nếu một kẻ tội phạm là người Campuchia trốn trên lãnh thổ Xiêm và nhà chức trách Campuchia thông báo điều đó cho các nhà cai trị các tỉnh của Xiêm, các vị này phải cho truy tìm hay bắt giữ tội phạm và đưa y đi Bangkok để xét xử theo công lý. Nếu y bị xem là có tội, người ta sẽ chuyển y sang Campuchia hay trừng phạt ở Xiêm.

        Điều 4:

        Nếu người Xiêm sang Campuchia để tìm kiếm công ăn việc làm mà có hành vi xấu, nhà chức trách Campuchia sẽ thông báo điều đó cho Chính phủ Xiêm, và nếu những lời phàn nàn là không có cơ sở, Chính phủ Xiêm sẽ cho phép những người này tiếp tục cư trú ở Campuchia.

        Nếu, vì một lý do nào đó có những người Campuchia trốn sang Xiêm, lý do đó sẽ được giải thích cho nhà cầm quyền Campuchia và người trốn tránh sẽ được hưởng một thời gian cư trú thích hợp. Nếu sau đó họ muốn quay về Campuchia và không có lời khiếu nại nào đối với họ, họ sẽ được phép quay về.

        Điều 5:

        Nếu Chính phủ Xiêm cử một sứ giả đi bằng đường bộ hay đường biển sang Campuchia vì các công việc nhà nước, nhà cầm quyền Campuchia sẽ không gây trở ngại gì cho nhiệm vụ của ông này. Trái lại họ phải có thái độ tôn kính cao nhất có thể, và như trong quá khứ, cung cấp chỗ ở cũng như phương tiện sinh hoạt.

        Nếu có các nhân viên của Chính phủ Xiêm sang Campuchia về việc riêng, như thăm viếng họ hàng, bạn bè, nhà cầm quyền Campuchia không cung cấp gì cho sinh hoạt của họ, nhưng để cho họ tự do đi lại.

        Nếu các nhân viên người Xiêm đó xúc phạm hay nói dối là phái viên của nhà vua và đưa ra những mệnh lệnh sai hay quá đáng, nhà cầm quyền Campuchia sẽ bắt họ và thông báo cho Bangkok.

        Nếu nhà cầm quyền Campuchia cử sang Bangkok những phái viên về công việc nhà nước, nhà cầm quyền Xiêm sẽ chu cấp cho họ chỗ ở cũng như sự trợ giúp như trong quá khứ.

        Nếu các phái viên đó được cử đi chỉ để mua bán hay về công việc riêng tư, nhà cầm quyền Xiêm sẽ không cung cấp cho họ chỗ ở nhưng để cho họ tự do đi lại.

        Điều 6:

        Khi một nhà cai trị nước Campuchia mất, nếu trong số họ hàng của ông có một người xứng đáng kế vị, Chính phủ Xiêm sẽ lấy ý kiến của những người họ hàng đó và của các nhà quý tộc Campuchia. Nếu các ý kiến là giống nhau, người được chọn như vậy sẽ là người cai trị Campuchia theo tục lệ cũ, còn Đức vua Xiêm sẽ không cử người cai trị theo ý muốn riêng của ông. Nếu người ta biết rằng người được chọn chỉ được lòng các nhà quý tộc chứ không được lòng dân, ông ta sẽ không được cử.

        Điều 7:

        Theo tục lệ, các nhà cai trị Campuchia nhận sự bổ nhiệm của Bangkok. Như vậy, khi một nhà cai trị chết, người Campuchia không tự mình chỉ định người sẽ kế vị ông ta, mà sẽ trình điều đó lên Xiêm để xem xét. Sau khi tìm hiểu, khi thấy người được chọn có thể xứng đáng cai trị Campuchia, Đức vua Xiêm sẽ gửi cho ông ta, theo tức lệ cũ, giấy bổ nhiệm kèm theo các huy hiệu cần có, nếu không phải như vậy, một nhà quý tộc Campuchia đáng tin cậy có thể được cử sang Xiêm để biện hộ vấn đề trực quan nhiếp chính phụ trách. Khi Chính phủ Xiêm và quan nhiếp chính đó đã quyết định, nhà cầm quyền Campuchia sẽ chấp nhận quyết định và sẽ ứng xử thế nào để không làm suy yếu các quan hệ hữu nghị gắn bó với Xiêm và với các nước ngoài.

-------------
1. Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm lưu trữ hải ngoại, Đông Dương. Kho sách của GGI: 39537 - 39549
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2016, 12:06:26 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #303 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 12:11:36 pm »


        Điều 8:

        Các tỉnh Xiêm là Phra Talong (Batambang) cũng như Nakhon Siamrap (Ăngko hay Siem Reap) do Nack Ong Eng Somdetch Phra Narai Ram Thibodi hoàn toàn tặng cho Xiêm, đã khuyển từ lãnh thổ Campuchia sang lãnh thổ Xiêm vào năm 1197 theo lịch Xiêm, tức là năm 1705 theo lịch Gia Tô. Nhà cầm quyền Campuchia sẽ không thi hành quyền gì, cũng như không phải cống nạp gì đối với các vùng này của Campuchia, cùng với các khu rừng ở đó, từ thời xa xưa đã thuộc về Xiêm, các quan cai trị và người dân trước hết là người Campuchia, rồi ra các tỉnh Lào và Khan giáp ranh Campuchia cũng vậy, các tỉnh này đã thuộc Xiêm từ thời xa xưa, tính từ cực tỉnh Chiếng Tug và Attaba ở phía Bắc. Nếu xảy ra vấn đề gì phải giải quyết với các tỉnh đó, nhà cầm quyền Campuchia sẽ cố gắng giải quyết trực tiếp; nếu thất bại, họ sẽ gửi kiến nghị lên Bangkok, ở đó tranh chấp sẽ được giải quyết công bằng. Nhà cầm quyền Campuchia sẽ không gây áp lực trực tiếp hay đe doạ các tỉnh đó.

        Nếu một tỉnh của Xiêm như trường hợp Viengshan (Vientiane), nhà cầm quyền Campuchia phải thông báo ngay cho Bangkok và không ủng hộ bọn phiến loạn về bất kỳ mặt nào.

        Điều 9:

        Nhiều người Âu, người Ấn Độ, người Ả Rập, người Chulias đến Kampot và Ondongmigai, có người là thương nhân, người khác là nhà khoa học hay giáo sĩ, những người ngoại quốc này đến từ những nước xa xôi và hùng mạnh, trong đó nhiều nước đã gắn với Xiêm bằng những hiệp ước và các quan hệ hữu nghị, có những lãnh sự của họ ở Bangkok. Nhà cầm quyền Campuchia sẽ đón tiếp những người nước ngoài này cũng thân thiện như người ta đón tiếp họ ở Bangkok và không cho phép người Campuchia áp bức hay lừa dối họ vì họ là người nước ngoài. Phải cho phép họ đi lại và cư trú ở những nơi nhà cầm quyền Campuchia có thể bảo vệ. Cho phép họ mua và thuê đất để cư trú hay buôn bán ở những nơi nhà cầm quyền Campuchia thấy là thích hợp và trong những giới hạn nào đó, như được nói trong các hiệp ước giữa Xiêm và các nước ngoài.

        Nếu những người nước ngoài đó có tranh chấp gì với người Campuchia, nhà cầm quyền Campuchia sẽ nghiên cứu trường hợp và xét xử công bằng. Nếu những người nước ngoài không chấp nhận quyết định hay nếu trong số họ, có người vi phạm luật pháp Campuchia, nhà cầm quyền Campuchia sẽ không trừng phạt họ theo luật Campuchia mà sẽ thông báo sự kiện cho Xiêm, trong đó nêu rõ tên người nước ngoài và quốc tịch của họ. Các bộ trưởng Xiêm sẽ bàn bạc với lãnh sự nước sở quan và sẽ tìm cách dàn xếp vấn đề.

        Nếu có những người nước ngoài gửi khiếu nại cho lãnh sự của họ ở Bangkok, yêu cầu lãnh. sự đòi nhà cầm quyền Xiêm chống lại áp bức hay bất công của Chính phủ Campuchia, ngay sau khi được thông báo, Chính phủ Xiêm sẽ cử một phái viên Hoàng gia xem khiếu nại đó có cơ sở không. Nhà cầm quyền Campuchia phải gửi báo cáo không chậm chễ, cho các chi tiết chính xác về sự vụ và không gây cản trở gì cho việc điều tra của phái viên hoàng gia.

        Điều 10:

        Theo tục lệ, mỗi năm chính phủ Campuchia cử một nhà quý tộc sang gặp Đức vua Xiêm mang theo cống vật. Nếu gặp trở ngại gì, do chiến tranh hay do việc khác, ngăn cản không cho phép gửi cống vật vào thời gian đã định, nếu buộc chậm lại một hay hai năm và Chính phủ Campuchia đề nghị hoãn như vậy đến khi có điều kiện thích hợp, Chính phủ Xiêm sẽ chấp nhận đề nghị đó. Nếu không có lý do trì hoãn nào như đã kể, Chính phủ Campuchia hàng năm sẽ cử một nhà quý tộc mang cống vật vào thời gian đã định.

        Đức vua Xiêm sẽ tìm hiểu qua nhà quý tộc Campuchia tình hình công việc của vị cai trị ở Campuchia; Đức vua sẽ cho bảng tiền bạc và quần áo, một tặng phẩm tương ứng với chức vị của nhà quý tộc và theo tục lệ sẽ yêu cầu ông chuyển các quá biếu cho các nhà cầm quyền Campuchia.

        Điều 11:

        Các tỉnh Phottisat (Pursat) và Kaphong Sawai (Kompong Sai) giáp ranh giới với các tỉnh Phra Tabong và Siamrap, nên sẽ có lợi cho nhân dân các tỉnh đó luôn luôn có quan hệ với các tỉnh nói trên.

        Ong Phava Nô-rô-đôm và Ong Phra Harirat Danai đã gửi tặng Đức vua Xiêm các tỉnh Phottisat và Kaphong Sawai. Văn thư gửi tặng ghi ngày 18 trăng tàn tháng thứ tư năm 1224, ứng với ngày 2 tháng 3 năm 1863, theo lịch Gia Tô. Văn thư đó nay đặt trong kho lưu trữ ở Bangkok.

        Đức vua Xiêm đã trả lời rằng vì các tỉnh Phittisat và Kamphong Sawai có lợi cho Campuchia nên ngài không muốn nhận và vẫn để lại cho Campuchia như trước đây. lệnh của Đức vua về vấn đề này ghi ngày 2 trăng tàn tháng 5 năm con lợn, ứng với ngày 5-4-1863. Đức vua thương cảm ông Phra Nô-rô-đôm và ông Phra Harirat Danai là những người mà ngài cùng sống thân mật lâu năm và đã trả cho các ông các tỉnh nói trên để các ông rút ra lợi ích gì đó, hay nói rõ ràng hơn, ngài để cho các ông giữ lại các tỉnh nói trên.

        Nếu sau này, các nhà cai trị Campuchia xử sự tốt và làm hài lòng Đức vua, ngài sẽ cho họ hai tỉnh Phittisat và Kaphong Sawai. Nếu trái lại họ xử sự xấu và làm Đức vua không hài lòng, hai tỉnh nói trên sẽ được thu hồi và hợp nhất với các tỉnh Phra Tabong và Nakhon Siamra, vì lợi ích của người dân các tỉnh đó và vì việc cai trị tốt hơn.

        Vua Xiêm thấy nên hành động như vậy, các nhà quý tộc Campuchia không thể phản kháng vì ông Phra Nô-rô-đôm và ông Phra Harirat Danai đã mong muốn và đã gửi một thông báo về vấn đề này.

        Khi nhà cầm quyền Campuchia đưa vào các khu rừng Campuchia các con voi đực hay cái có màu trắng hay màu lạ, còn đủ ngà, đủ móng, họ không được giấu diềm; vì vua Xiêm đòi có loại súc vật này, nhà cầm quyền Campuchia phải gửi cho Đức vua theo tục lệ như các nước phiên thuộc khác của Xiêm.

        Chúng tôi, Ong Phra Nô-rô-đôm và Ong Phra Harirat Danai, cùng với họ hàng của chúng tôi và các nhà quý tộc Campuchia, đã xây dựng hiệp ước này hoàn toàn thực tâm và thiện chí, cùng với Phya Rajwaranu Kul và Phya Phachimbine. Chúng tôi đã đóng dấu của Campuchia lên ba bản mà Phya Rajwaranu Kul sẽ đưa về Bangkok để Đức vua Xiêm phê chuẩn; sau khi phê chuẩn, hiệp ước sẽ có hiệu lực ở Campuchia.

       
Ngày 2 trăng tàn tháng thứ 12 năm con lợn 1229,

        tức là ngày 1-12-1863.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #304 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 12:18:22 pm »


        2. Hiệp ước giữa Pháp và Vương quốc Xiêm, ngày 15-7-18671

        Đức Vua Hoàng đế của người Pháp và Đức vua Xiêm, vì muốn giải quyết dứt điểm, với sự nhất trí, vị trí của vương quốc Campuchia sau hiệp ước ký ở Oudon giữa Pháp và Campuchia nói sau ngày 11-8-1863 ngày 27 tháng Assach năm Cor 1225), và vì muốn tránh mọi sự tranh chấp trong tương lai có thể làm tổn hại tình hữu nghị hoàn hảo gắn bó hai quốc gia, đã cử các đại diện toàn quyền cụ thể là:

        (…)

        Các ông nói trên sau khi trao đổi các quyền đầy đủ của mình, được xem là đúng thể thức, đã thoả thuận về các điều sau đây:

        Điều 1:

        Đức vua Xiêm long trọng thừa nhận quyền bảo hộ của Đức Hoàng đế của người Pháp đối với Campuchia.

        Điều 2:

        Hiệp ước đã ký tháng 12 năm 1863 được tuyên bố như là không có trong tương lai Chính phủ Xiêm không thể viện dẫn nó trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

        Điều 3:

        Đức vua Xiêm từ bỏ mọi cống nạp, quà biếu cho ông và những người kế vị ông, hay mọi biểu hiện chư hầu khác từ phía Campuchia.

        Về phía mình, Đức Hoàng đế của người Pháp cam kết không xâm chiếm vương quốc đó để sáp nhập vào các đất đai sở hữu của ông thuộc Nam Kỳ.

        Điều 4:

        Các tỉnh Battambong và Angkor (Makhon Siemrap) vẫn thuộc vương quốc Xiêm. Biên giới các tỉnh đó, cũng như biên giới các tỉnh khác của Xiêm giáp ranh Campuchia, như đã hai bên thừa nhận cho đến nay, sẽ được xác đinh chính xác trong thời gian ngắn nhất bằng các cột mốc hoặc các dấu hiệu khác, do một uỷ ban gồm các viên chức Xiêm và Campuchia tiến hành với sự có mặt và giúp đỡ của các viên chức Pháp do Thống đốc Nam Kỳ cử ra.

        Khi việc phân định ranh giới đã hoàn tất, các viên chức Pháp sẽ lập một bản đồ chính xác.

        Điều 5:

        Người Xiêm sẽ tránh mọi cuộc tấn công trên lãnh thổ Campuchia và người Campuchia cũng sẽ tránh mọi cuộc lấn chiếm trên lãnh thổ Xiêm.

        Tuy nhiên, người dân hai nước sẽ có quyền tự do đi lại, buôn bán và định cư hoà bình trên các lãnh thổ của hai bên. Nếu có thần dân Xiêm mắc các vi phạm hay tội ác trên lãnh thổ Campuchia, họ sẽ được Chính phủ Campuchia xét xử và trừng trị công bằng theo luật của nước này; nếu có thần dân Campuchia mắc các vi phạm hay tội ác trên lãnh thổ Xiêm, họ cũng sẽ được Chính phủ Xiêm xét xử và trừng trị công bằng theo luật của Xiêm.

        Điều 6:

        Các tàu mang cờ Pháp sẽ có thể tự do thông thương ở các khúc sông Mê Công và Biển Hồ giáp vùng đất của Campuchia. Chính phủ của Đức vua Xiêm sẽ cấp cho nhà chức trách Sài Gòn số giấy thông hành mà nhà chức trách này thấy cần được cấp, sau khi họ đã ký và phê chuẩn, cho các người thuộc quốc tịch Pháp nếu những người này muốn đến các vùng đó. Trên lãnh thổ Xiêm, những người có quốc tịch Pháp phải chấp hành đúng các quy định của hiệp ước 1856 giữa Pháp và Xiêm. Giấy thông hành nói trên, trong trường hợp ghé bến cho phép đi qua như quy định tại Điều 7 hiệp ước đã nói và trong trường hợp khẩn cấp cho phép người mang theo, quyền khiếu nại trực tiếp với nhà chức trách Xiêm.

        Điều 7:

        Chính phủ Pháp cam kết buộc Campuchia tôn trọng các quy định nói trên.

        Điều 8:

        Hiệp ước này đã được biên soạn bằng tiếng Pháp và tiếng Xiêm và hai văn bản có cùng nội dung và cùng ý nghĩa, văn bản tiếng Pháp sẽ là chính thức và có giá tri nội dung trong mọi quan hệ, và văn bản tiếng Xiêm cũng vậy.

        Điều 9:

        Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn và các bản phê chuẩn sẽ được trao đổi ở Bangkok trong thời hạn năm tháng, hay sớm hơn nếu có thể.

        Để làm tin, các đại diện toàn quyền của hai bên đã ký tên và đóng dấu có hình huy hiệu.

        Làm ở Paris thành hai bản, ngày 15-7-1867 (tức ngày 14 tháng 8 năm Thỏ: năm 1229 theo lịch Xiêm) Đã ký: Moustier
       
(Đã ký)             

PHYA - SWAWONGS - WAY

WAT PHRA - KARA - SENA

----------------
1. Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm lưu trữ hải ngoại, Đông Dương. Kho sách của GGI. 39537 - 39549

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #305 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 02:41:58 pm »

       
        3. Hiệp ước giữa Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ Đức vua Xiêm, ngày 3-10-18931

        Điều 1:

        Chính phủ Xiêm từ bỏ mọi yêu sách đối với toàn bộ các lãnh thổ ở bờ trái sông Mê Công và đối với các đảo của sông này.

        Điều 2:

        Chính phủ Xiêm sẽ không duy trì hay cho thuyền bè, chiến hạm chạy trên các vùng nước của Biển Hồ, của sông Mê Công và các sông nhánh của chúng nằm trong các ranh giới ghi ở điều tiếp theo.

        Điều 3:

        Chính phủ Xiêm sẽ không xây dựng công sự hay cơ sở quân sự nào ở các tỉnh Battambang và Siem Reap và trong bán kính 25 km trên bờ phải sông Mê Công.

        Điều 4:

        Trong các vùng đã nêu ở Điều 3, công tác cảnh sát được nhà chức trách địa phương tiến hành theo thông lệ với những quân số thực sự cần thiết. Sẽ không duy trì ở đó một đội quân chính quy hay không chính quy nào.

        Điều 5:

        Chính phủ Xiêm cam kết tiến hành trong thời hạn sáu tháng các cuộc đàm phán với Chính phủ Pháp nhằm giải quyết chế độ hải quan và thương mại các lãnh thổ được nêu tại Điều 3, và xem xét lại hiệp ước 1856. Trước khi đi đến một sự thoả thuận, sẽ không xác định các thuế quan trong vùng nêu tại Điều 3. Chính phủ Pháp cũng sẽ làm như vậy đối với các sản phẩm của vùng đã nói.

        Điều 6:

        Việc phát triển hàng hải trên sông Mê Công có thể đòi hỏi cần làm một số công việc hay lập các trạm đỗ tàu thuyền và các kho gỗ và than. Chính phủ Xiêm cam kết tạo ra, theo đề nghị của Chính phủ Pháp, mọi sự thuận tiện cần có về việc này.

        Điều 7:

        Các công dân, người có quốc tịch Pháp có thể đi lại tự do và buôn bán ở các lãnh thổ đã nêu ở Điều 3, nếu có một giấy qua lại do nhà đương cục Pháp cấp. Người dân ở các vùng đó cũng có thể đi lại tự do như vậy.

        Điều 8:

        Chính phủ Pháp có quyền đặt các lãnh sự ở những nơi Chính phủ thấy là thích hợp vì quyền lợi của những người thuộc quốc tịch Pháp, nhất là ở Korat và Quang Nan.

        Điều 9:

        Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc giải thích, chỉ có văn bản bằng tiếng Pháp là có giá trị.

        Điều 10:

        Hiệp ước phải được phê chuẩn trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày ký. Để làm tin, các đại diện toàn quyền đã ký vào hiệp ước này thành hai bản và đã đóng dấu làm ở Bangkok, ngày 3-10-1893.

(Đã ký)               

LE MYRE DE VILERS       

(Đã ký)               

DEVAWONGSE VAROPRAKAR

PHỤ LỤC

        Các đại diện toàn quyền đã quyết định trong thoả ước này các biện pháp khác nhau và các quy định nhằm thực hiện hiệp ước hoà bình ký hôm nay và thư tối hậu nhận ngày 5 tháng 8 vừa qua.

        Điều 1:

        Các bốt quân sự của Xiêm trên bờ trái sông Mê Công phải được rút quân trong thời hạn tối đa là một tháng kể từ ngày 5 tháng 9.

        Điều 2:

        Tất cả các công sự ở vùng được nêu ra tại Điều 3 hiệp ước này sẽ phải san bằng.

        Điều 3 :

        Các thủ phạm các vụ mưu sát Tong Xiềng Kam và Kammom sẽ được nhà chức trách Xiêm xét xử; một đại diện của Pháp sẽ tham dự việc xét xử và theo dõi việc thực hiện các hình phạt được tuyên bố. Chính phủ Pháp có quyền đánh giá xem các mức hình phạt đã đủ chưa và nếu cần sẽ yêu cầu xét xử lại ở một toà án hỗn hợp mà Pháp sẽ xác định thành phần.

        Điều 4:

        Chính phủ Xiêm sẽ phải trao cho Công sứ Pháp ở Bangkok hay cho nhà đương cục Pháp ở biên giới tất cả những người có quốc tịch Pháp, An Nam, Lào ở bờ trái và những người Campuchia bị bắt giam vì một lý do nào đó; Chính phủ Xiêm sẽ không được gây trở ngại cho việc trở về bờ trái của những người dân cũ của vùng này.

        Điều 5:

        Lê Bám Biên của Tong Xiêng Kam và tuỳ tùng sẽ được một người uỷ nhiệm của Bộ Ngoại giao đưa về Công sứ quán Pháp cùng với các vũ khí và lá cờ Pháp mà nhà chức trách Xiêm đã thu giữ.

        Điều 6:

        Chính phủ Pháp sẽ tiếp tục chiếm Chantabuon cho đến khi thực hiện xong các quy định của thoả ước này và đặc biệt đến khi hoàn toàn rút quân và bình định cả ở bờ trái sông lẫn các vùng được nói đến tại Điều 3 của hiệp ước ký hôm nay.

        Để làm tin, các đại diện của hai bên đã ký vào thoả ước này và đóng dấu.

--------------
1. Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm lưu trữ hải ngoại, Đông Dương. Kho sách GGI: 39537 - 3954
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #306 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 02:49:49 pm »


        4. Công ước giữa Cộng hoà Pháp và Chính phủ Đức vua Xiêm, ngày 7-10-19021


       Điều 1:

        1. Biên giới giữa Xiêm và Campuchia xuất phát ở bờ trái Biển Hồ từ cửa sông Tung Roluis, đi theo vĩ tuyến của điểm đó theo hướng Đông cho đến khi gặp sông Prek Kompong Giam, rồi đi ngược lên phía Bắc, đi vào kinh tuyến của điểm gặp nhau đến dãy núi Phnom Dang Rek. Từ đó, đi theo đường phân thuỷ giữa các lưu vực một bên là sông Nam Sen và sông Mê Công, bên kia là sông Nam Mun và gặp dãy núi Phnom Padang, nó sẽ đi theo sống núi về phía Đông đến tận sông Mê Công. Về phía thượng lưu điểm này, sông Mê Công vẫn là biên giới của vương quốc Xiêm, theo đúng Điều 1 của hiệp ước ngày 3-10-1893.

        2. Còn về biên giới giữa Luang Prabang, bên bờ phải, và các tỉnh Muang Phi chai và Muang Nan, biên giới xuất phát từ sông Mê Công ở điểm hợp lưu với sông Nam Huong, và đi theo sống các núi phân chia các thung lũng của sông Nam Huong và sông Mê Công, đi về hướng Tây đến khi gặp đường phân thuỷ giữa lưu vực sông Mê Công và lưu vực sông Mé Nan. Quay về phía Bắc, từ điểm này đường biên giới đi theo đường đỉnh giữa hai lưu vực đó đến tận nguồn sông; sông này đến từ phía Đông Nam đổ vào sông Nam Ngoun, rồi theo dòng sông và chính sông Nam Ngoun đến khi nó hợp lưu với sông Ban Luak. Sau đó biên giới quay trở lại bằng cách đi ngược sông này ở đường đỉnh giữa các lưu vực sông Me Nan và sông Mê Công rồi đi theo đường đó ở phía Tây tới sông Nam Kop rồi xuôi dòng đến tận sông Mê Công.

        3. Tuy nhiên, rõ ràng là thoả ước này, cũng như hiệp ước và thoả ước năm 1893, không thay đổi gì các quan hệ truyền thống giữa Đức vua Xiêm và bộ phận của Luang Prabang nằm ở bờ phải sông Mê Công.

        Điều 2:

        Đồng thời với việc các tỉnh Melouprey, Bassue (và nói chung các lãnh thổ nằm ở phía Đông biên giới chỉ ra tại Điều 1, đoạn 1) sẽ được Chính phủ Xiêm trao lại cho nhà cầm quyền Pháp, quân đội Pháp sẽ rời thành phố Chantaboun mà họ chiếm đóng tạm thời theo Điều 6 của công ước ngày 3-10-1893.

        Điều 3:

         Các hạn chế khác nhau nêu ở các Điều 3 và 4 của hiệp ước ngày 3-10-1893 nay bãi bỏ. Tuy nhiên, Đức vua Xiêm cam kết là các đội quân mà ông sẽ phái đi hay sẽ duy trì trong toàn bộ lưu vực sông Mê Công bao giờ cũng sẽ là những đội quân có quốc tịch Xiêm, do các sĩ quan Xiêm chỉ huy. Ngoại lệ đối với quy tắc này là đội hiến binh Xiêm hiện nay do các sĩ quan Đan Mạch chỉ huy. Trong trường hợp Chính phủ Xiêm muốn thay các sĩ quan nói trên bằng những sĩ quan nước ngoài có quốc tịch khác, họ phải thoả thuận trước với Chính phủ Pháp.

        Điều 4:

        Trong tương lai, ở bộ phận thuộc Xiêm trong lưu vực sông Mê Công, nếu muốn xây dựng các cảng, sông đào, đường sắt (nhất là các đường sắt nối thủ đô với một điểm nào đó của lưu vực sông), Chính phủ Hoàng gia sẽ thoả thuận với Chính phủ Pháp trong trường hợp các công việc đó không thể thực hiện chỉ bằng nhân lực và vốn của Xiêm. Về vấn đề sử dụng các cảng, sông đào, các đường sắt cả ở vùng đất thuộc Xiêm của lưu vực sông Mê Công, cũng như ở các nơi khác trong vương quốc, sẽ không thể đặt ra bất kỳ thuế quan khác nhau nào trái với nguyên tắc bình đẳng về thương mại đã ghi trong các hiệp ước mà nước Xiêm đã ký.

        Điều 5:

        Những người gốc châu Á sinh trên một lãnh thổ dưới quyền thống trị trực tiếp hay quyền bảo hộ của nước Pháp, trừ những người đã cư trú ở Xiêm trước thời kỳ lãnh thổ gốc của họ được đặt dưới quyền thống trị hay quyền bảo hộ, sẽ có quyền được Pháp bảo hộ và có thể đăng ký ở Toà Công sứ hay các Lãnh sự quán và Phó lãnh sự quán của Cộng hoà Pháp trong vương quốc Xiêm. Còn những người đó cũng được bảo hộ nhưng cháu thì không. Người Campuchia ở Xiêm sẽ tiếp tục chịu Điều 5 của hiệp ước ngày 15-7-1867 chi phối.

       Điều 6:

        1. Các danh sách những người được bảo hộ hiện có sẽ được nhà chức trách các lãnh sự quán duyệt xét lại theo đúng các quy tắc được xác định tại điều trên, và sẽ thông báo cho Chính phủ Xiêm, và Chính phủ Xiêm có thể nêu những nhận xét phản đối các đăng ký theo ý họ không đúng. Nhân viên người Pháp sẽ xem lại những trường hợp được nêu ra như vậy.

        2. Người Trung Quốc hiện đăng ký trong các danh sách nêu trên ở Toà Công sứ hay trong một Lãnh sự quán ở Xiêm tiếp tục được Pháp bảo hộ. Về phương diện xét xử, họ phải theo pháp luật Xiêm và do các toà án Xiêm xét xử. Tuy nhiên, một đại diện của Toà Công sứ hay một lãnh sự quán của Pháp sẽ có quyền được thông báo về các hồ sơ thẩm cứu và dự các phiên từ xét xử họ.

        Điều 7:

        Về vấn đề gia nhập vào sự bảo hộ của Pháp của người châu Á không sinh ra ở một lãnh thổ dưới quyền thống trị trực tiếp hay sự bảo hộ của Pháp, Chính phủ nước Cộng hoà, hưởng các quyền bình đẳng với các quyền mà Xiêm trong tương lai trao cho các nước khác.

        Điều 8:

        Các điều quy định của các hiệp ước, hiệp định, thoả ước cũ giữa Pháp và Xiêm không bị thoả ước này thay đổi vẫn có hiệu lực.

        Điều 9:

        Trong trường hợp có những khó khăn trong việc giải thích thoả ước này biên soạn bằng tiếng Pháp và tiếng Xiêm, riêng văn bản tiếng Pháp là có giá trị thực tế.

        Điều 10:

        Thoả ước này sẽ được phê chuẩn trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày ký, hoặc sớm hơn nếu có thể.

        Để làm tin các đại diện toàn quyền của hai bên đã ký thoả ước này và đóng dấu.

        Làm ở Paris thành hai bản, ngày 7-10-1902.

        
(Đã ký)    

DELEASSÉ  

(Đã ký)    

PHYA SURIYA
----------------
1. Tư liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm tài liệu lưu trữ hải ngoại. Thư viện GGI: 39541

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #307 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 02:55:58 pm »


        5. Công ước giữa Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ Đức vua Xiêm, ngày 13-2-19041

        Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Đức vua Xiêm, mong muốn thắt chặt và tin cậy hơn nữa các quan hệ hữu nghí sẵn có giữa hai nước và giải quyết một số khó khăn đã phát sinh về việc giải thích hiệp ước và thoả ước ngày 3-10-1893, đã quyết định ký một thoả ước mới và đã cử các đại diện toàn quyền, gồm có:

        (…)

        Các ông nói trên, sau khi trao đổi các quyền đầy đủ của mình, đã thoả thuận về các điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Biên giới giữa Xiêm và Campuchia xuất phát ở bờ trái Biển Hồ, từ cửa sông Sông Roluos; nó đi theo vĩ tuyến của điểm đó theo hướng Đông đến khi gặp sông Prek Kompong - Tiam, rồi đi ngược lên dãy núi Phnom Dang Rek. Từ đó nó đi theo đường phân thủy giữa các lưu vực một bên là sông Nam Sen và sông Mê Công, bên kia là sông Nam Moum và gặp dãy núi Phnom Padang, đi theo sống núi về phía Đông đến sông Mê Công. Về phía thượng lưu điểm này, sông Mê Công vẫn là biên giới của vương quốc Xiêm, theo đúng Điều 1 của hiệp ước ngày 3 tháng 10 năm 1893.

        Điều 2:

        Còn về biên giới giữa Quang Prabang, bên bờ phải, và các tỉnh Muang - Phichai và Muang Nan, biên giới xuất phát từ sông Mê Công ở điểm hợp lưu với sông Nam Huống, và đi theo đường rãnh sâu của sông này đến khi nó hợp lưu với sông Nam - Tang, đến đường phân thuỷ giữa các lưu vực sông Mê Công và lưu vực sông Mé nam ở một điểm nằm gần Pou - Dène - Dine. Ngược lên phía Bắc từ điểm này, đường biên giới đi theo đường đỉnh giữa hai lưu vực đến tận nguồn sông Nam Kop, rồi đi theo dòng sông này đến khi nó gặp sông Mê Công.

        Điều 3:

        Sẽ tiến hành phân định các biên giới giữa vương quốc Xiêm và các lãnh thổ hợp thành Đông Pháp. Việc phân định sẽ do các ban hỗn hợp tiến hành gồm các viên chức do hai nước ký kết cử ra. Công việc sẽ được tiến hành đối với đường biên giới được xác định ở các Điều 1 và 2 cũng như về vùng nằm giữa Biển Hồ và biển. Để tạo thuận lợi cho công việc của các ban và nhằm tránh khó khăn có thể có trong việc phân định ranh giới miền nằm giữa Biển Hồ và biển, hai chính phủ sẽ thoả thuận trước khi thành lập các ban hỗn hợp, xác định các điểm chính của việc phân định ranh giới vùng này, nhất là điểm biên giới ra tới biển.

        Các ban hỗn hợp sẽ được cử ra và bắt đầu các công việc của họ trong vòng bốn tháng sau khi phê chuẩn thoả ước này.

        Điều 4:

        Chính phủ Xiêm từ bỏ mọi đặc quyền bá chủ đối với các lãnh thổ của Luang Prabang nằm ở bờ phải sông Mê Công. Các tàu buôn và các bè gỗ của người Xiêm có quyền qua lại tự do trên đoạn sông Mê Công đi qua lãnh thổ Luang Prabang.

        Điều 5:

        Ngay sau khi thoả thuận nêu ở Điều 3 đoạn 2 và liên quan đến việc phân định biên giới giữa Biển Hồ và biển hoàn tất, và ngay sau khi điều đó được thông báo chính thức cho nhà cầm quyền Pháp là các lãnh thổ do kết quả của thoả thuận này và các lãnh thổ nằm ở phía Đông biên giới, như đã nêu ở các Điều 1 và 2 của hiệp ước này, là thuộc về nhà cầm quyền Pháp, quân đội Pháp hiện đang chiếm đóng tạm thời Chantaboun theo thoả ước ngày 3-10-1893, sẽ rời thành phố này.

        Điều 6:

        Các quy định tại Điều 4 của hiệp ước ngày 3-10-1893 sẽ được thay bằng các quy định sau đây:

        Đức vua Xiêm cam kết là các đội quân mà ông sẽ phái đi hay sẽ duy trì trong toàn bộ lưu vực thuộc Xiêm của sông Mê Công bao giờ cũng sẽ là những đội quân có quốc tịch Xiêm do các sĩ quan Đan Mạch chỉ huy. Trong trường hợp Chính phủ Xiêm muốn thay các sĩ quan đó bằng những sĩ quan nước ngoài có quốc tịch khác, họ phải thoả thuận trước với Chính phủ Pháp. Đối với các tỉnh Siem Reap, Battambang và Sisophon, Chính phủ Xiêm cam kết chỉ giữ ở đó các đội cảnh sát cần thiết cho việc duy trì trật tự. Các đội đó sẽ chỉ được tuyển mộ các thổ dân tại chỗ.

        Điều 7:

        Trong tương lai, tại vùng đất của Xiêm trong lưu vực sông Mê Công, nếu muốn xây dựng các cảng, sông đào, đường sắt (nhất là các đường sắt nối thủ đô với một điểm nào đó của lưu vực sông) Chính phủ Hoàng gia sẽ thoả thuận với Chính phủ Pháp trong trường hợp các công việc đó không thể thực hiện bằng nhân lực và nguồn vốn của Xiêm. Đương nhiên cũng sẽ như vậy đối với việc khai thác các cơ sở đã nói. Về vấn đề sử dung các cảng, sông đào, các đường sắt cả vùng đất thuộc Xiêm của lưu vực sông Mê Công cũng như ở các nơi khác trong vương quốc tất nhiên sẽ không thể đặt ra bất kỳ thuế quan khác nào trái với nguyên tắc bình đẳng về thương mại đã ghi trong các hiệp ước mà nước Xiêm đã ký.

-------------
1. Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm tài liệu lưu trữ hải ngoại, Đông Dương. Thư viện RSC, 649)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #308 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 03:02:03 pm »


        Điều 8:

        Để thực hiện Điều 6 của hiệp ước ngày 3 tháng 10 năm 1893, những khu đất với diện tích sẽ xác định sau sẽ được Chính phủ Xiêm nhượng cho Chính phủ nước Cộng hoà Pháp ở các vị trí sau đây nằm trên bờ phải sông Mê Công: Zieng Khan, Non Khay, Muống Saniaboroi, cửa sông Nam Khan (bờ phải hay bờ trái), Dang Mouk Dahan, Kemmaral và cửa sông Nam Moun (bờ phải hay bờ trái). Hai chính phủ sẽ thoả thuận với nhau khai thông dòng sông Nam Moun, giữa hợp lưu sông này với sông Mê Công và Pimoun, để loại bỏ những chướng ngại cản trở tàu bè qua lại. Trong trường hợp nhận thấy công việc đó không thể thực hiện hay quá tốn kém, hai chính phủ sẽ hợp tác xây dựng một đường bộ giữa Pimoun và Mê Công. Họ cũng sẽ thoả thuận đặt giữa sông Bassae và biên giới Quang Prabang, như kết quả của Điều 2 hiệp ước này cho thấy, những đường sắt được thừa nhận là cần thiết để bổ sung cho nhược điểm về đi lại trên sông Mê Công.

        Điều 9:

        Ngay bây giờ điều thích hợp là hai chính phủ sẽ tạo thuận lợi cho việc đặt một đường sắt nối Phnôm Pênh với Battambang. Việc xây dựng và khai thác đường sắt này hoặc do chính các chính phủ thực hiện, mỗi chính phủ đảm nhiệm phần việc trên lãnh thổ của mình hoặc do một công ty Pháp - Xiêm được hai chính phủ cho phép. Hai chính phủ đồng ý về sự cần thiết tiến hành các việc để cải thiện dòng sông ở Battambang giữa Biển Hồ và thành phố đó. Để làm việc này, Chính phủ Pháp sẵn sàng để Chính phủ Xiêm sử dụng các cán bộ kỹ thuật mà Chính phủ Xiêm có thể cần cả về mặt thực hiện lẫn bảo trì các công trình đó.

        Điều 10:

        Chính phủ Đức vua Xiêm chấp nhận các danh sách những người được Pháp bảo hộ như hiện có, trừ những người có thể sau này cả hai bên thừa nhận là việc đăng ký không hợp cách. Nhà chức trách Pháp sẽ chuyển cho nhà chức trách Xiêm bản sao các danh sách đó Con cháu những người được đặt dưới pháp chế Pháp đó sẽ không còn có quyền đòi đăng ký nếu họ không thuộc diện những người được nêu tại điều tiếp theo của thoả ước này.

        Điều 11:

        Những người gốc châu Á sinh ra trên một lãnh thổ dưới sự thống trị trực tiếp hay dưới sự bảo hộ của Pháp, trừ những người đã cư trú ở Xiêm trước thời kỳ lãnh thổ gốc của họ được đặt dưới quyền thống trị hay quyền bảo hộ, sẽ có quyền được Pháp bảo hộ còn những người đó cũng được Pháp bảo hộ nhưng cháu thì không.

        Điều 12:

        Về vấn đề pháp chế từ nay sẽ chi phối, không trừ trường hợp nào, tất cả những người Pháp và người được Pháp bảo hộ, hai chính phủ thoả thuận thay các quy định hiện hành bằng những quy định sau đây:

        1. Về hình sự, người Pháp hay người được Pháp bảo hộ sẽ chỉ do toà án Pháp xét xử;

        2. Về dân sự, mọi vụ kiện mà nguyên đơn là người Xiêm, bị đơn là một người Pháp hay được Pháp bảo hộ, sẽ được đưa ra Toà án Lãnh sự Pháp. Mọi vụ kiện mà bị đơn là người Xiêm sẽ được đưa ra Toà án Xiêm về các vụ liên quan đến người nước ngoài thành lập ở Bangkok. Riêng ở các tỉnh Xiêng Mai, Lakhon, Lampounn và Nam các vụ kiện dân sự và hình sự liên quan đến người có quốc tịch Pháp sẽ được đưa ra toà án quốc tế Xiêm. Nhưng đã quyết định rằng trong các vụ kiện đó Lãnh sự Pháp sẽ có quyền dự các phiên toà hay được đưa ra các nhận xét ông cho là thích hợp vì lợi ích của công lý. Trong trường hợp bị đơn là người Pháp hay người được Pháp bảo hộ, Lãnh sự Pháp sẽ có thể, vào mọi thời điểm của trình tự tố tụng, nếu ông cho là thích hợp và có xuất trình đơn viết, giành quyền xét xử vụ việc. Lúc đó vụ việc sẽ chuyển sang Toà án Lãnh sự Pháp; từ lúc này, toà án lãnh sự là toà án có thẩm quyền đuy nhất và nhà đương cục Xiêm phải tận tình giúp đỡ. Việc chống các bản án do toà án về các vụ việc liên quan đến người nước ngoài hay do toà án quốc tế đối với các tỉnh nêu trên sẽ đưa ra Toà thương thẩm Bangkok.

        Điều 13:

        Trong tương lai về việc chấp nhận để Pháp bảo hộ những người châu Á không sinh ra trên một lãnh thổ chịu quyền trực tiếp hay quyền bảo hộ của Pháp hay không được nhập quốc tịch hợp pháp, Chính phủ nước Cộng hoà sẽ được hưởng các quyền bình đẳng với các quyền Xiêm trao cho các nước khác.

        Điều 14:

        Không bị thoả ước này thay đổi vẫn có hiệu lực.

        Điều 15:

        Trong trường hợp có những khó khăn trong việc giải thích thoả ước biên soạn bằng tiếng Pháp và tiếng Xiêm, văn bản tiếng Pháp là có giá trị thực tế.

        Điều 16:

        Thoả ước này sẽ được phê chuẩn trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày ký, hoặc sớm hơn nếu có thể.

        Để làm tin, các Đại diện toàn quyền của hai bên đã ký thoả ước này và đóng dấu.

       
Làm ở Paris, thành hai bản, ngày 13-2-1904.

(Đã ký)   

DELCASSE   

(Đã ký)   

PHYA STRIYA
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #309 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2016, 04:32:43 pm »

        
        6. Hiệp ước giữa Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ đức vua Xiêm, ngày 23-3-19071

        Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Đức vua Xiêm,

        Sau các hoạt động phân định ranh giới được tiến hành để thực hiện thoả ước ngày 13-2-1904, mong muốn một mặt đảm bảo việc giải quyết dứt điểm tất cả các vấn đề liên quan đến các biên giới chung giữa Đông Dương và Xiêm bằng một hệ thống trao đổi qua lại và hợp lý, mặt khác mong muốn tạo thuận lợi cho các quan hệ giữa hai nước bằng cách áp dụng từng bước một hệ thống xét xử giống nhau và bằng cách mở rộng các quyền của những người có quốc tịch Pháp định cư ở Xiêm,

        Đã quyết định ký một hiệp ước mới, và về việc này đã cử các đại diện toàn quyền của mình, cụ thể là:

        Về phía Tổng thống nước Cộng hoà Pháp:

        Ông Victor Emile Marie Foseph Colin (de Plancy), đặc phái viên và Công sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hoà Pháp ở Xiêm, huân chương Bắc đẩu bội tinh và huân chương giáo dục hạng nhất.

        Về phía Đức vua Xiêm:

        Hoàng thân Devanwongse Varoprakar, huân chương Maha Chakrkri, huân chương Bắc đẩu bội tinh… Bộ trưởng Ngoại giao.

        Các vị nói trên được trao quyền đầy đủ, hợp thức, đã được thoả thuận về các điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Chính phủ Xiêm nhượng cho nước Pháp các lãnh thổ Battambang, Siem Reap và Sisphon. Biên giới các lãnh thổ đó được xác định tại Điều 1 của nghị định thư kèm theo đây:

        Điều 2:

        Chính phủ Pháp nhượng cho Xiêm các lãnh thổ Dansai và Kratt. Biên giới các lãnh thổ đó được xác định tại các Điều 1 và 2 của nghị định thư nói trên, cùng với các đảo nằm ở phía Nam mũi Lem Ling, cho đến và kể cả đảo Koh Kut.

        Điều 3:

        Hai bên sẽ trao cho nhau các lãnh thổ đó trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày hiệp ước này được phê chuẩn.

        Điều 4:

        Một ban hỗn hợp gồm các viên chức Pháp và Xiêm sẽ được hai nước ký hiệp ước cử ra trong thời hạn bốn tháng sau khi phê chuẩn hiệp ước này có nhiệm vụ phân định các biên giới mới. Ban sẽ bắt đầu công việc ngay sau khi thời tiết cho phép theo đúng nghị định thư về phân định ranh giới kèm theo hiệp ước này.

        Điều 5:

        Tất cả những người châu Á, người quốc tịch Pháp và được Pháp bảo hộ, căn cứ vào Điều 11 của thoả ước 13-2-1903 sẽ đăng ký ở các Lãnh sự quán ở Xiêm sau khi ký hiệp ước này, sẽ thuộc quyền xét xử của các toà án Xiêm. Quyền xét xử của các toà án quốc tế Xiêm, mà việc thiết chế đã định tại Điều 12 của thoả ước ngày 13-2-1904, trong các điều kiện đã nêu ở nghị định thư về phạm vi xét xử kèm theo đây, mở rộng trên toàn bộ vương quốc Xiêm, vào người châu Á, người quốc tịch Pháp và được Pháp bảo hộ được nói đến tại các Điều 10 và 11 thỏa ước nói trên và hiện đăng ký ở các Lãnh sự quán Pháp ở Xiêm. Chế độ đó sẽ kết thúc và thẩm quyền của các toà án quốc tế sẽ chuyển giao cho các toà án Xiêm thưởng sau khi các bộ luật Xiêm được ban hành và có hiệu lực (luật hình sự luật dân sự và thương mại, luật tố tụng, luật tổ chức tư pháp).

        Điều 6:

        Người châu Á, người quốc tịch Pháp và được Pháp bảo vệ trên toàn bộ lãnh thổ Xiêm sẽ được hưởng các quyền và đặc quyền mà người trong nước được hưởng, nhất là các quyền sở hữu, tự do cư trú và tự do đi lại. liọ sẽ chịu các thuế khoá và lệ phí bình thường. Họ sẽ được miễn công tác quân dịch và không chịu các việc trưng dụng và các loại thuế đặc biệt...

        Điều 7:

        Các quy định của các hiệp ước, hiệp định và thoả ước cũ giữa Pháp và Xiêm, không thay đổi theo hiệp ước này, vẫn có đầy đủ hiệu lực.

        Điều 8:

        Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc giải thích hiệp ước biên soạn bằng tiếng Pháp và tiếng Xiêm này, riêng bản tiếng Pháp là có giá trị thực tế.

        Điều 9:

        Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày ký, hay sớm hơn nếu có thể.

--------------
1. Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm tài liệu lưu trữ hải ngoại, Đông Dương, thư viện GGI, hồ sơ 39547. Không thấy trong hồ sơ tài liệu đã nói đến của Điều 5 của nghị định thư
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM