Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:49:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310340 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #270 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 12:08:50 am »

        
Chương thứ tư
       
TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ BIÊN GIỚI
       Điều 30:

        Trong việc quản lý đường biên giới và bảo quản các mốc quốc giới, các đồn Biên phòng hai Bên có nhiệm vụ:

        a) Tổ chức quản lý đoạn biên giới và bảo quản các mốc quốc giới do đồn mình phụ trách.

        b) Phát hiện những hiện tượng thay đổi về đường biên giới trên thực địa, ngăn chặn kịp thời những hành động phá hoại, di chuyển mốc quốc giới, phát hiện những mốc quốc giới bị phá hoại, bị hư hại, bị di chuyển và những hiện tượng không bình thường khác, kịp thời thông báo cho đồn đối diện biết và làm biên bản chung báo cáo lên cấp trên của mỗi Bên sau khi cùng xem xét hiện trường.

        c) Tiến hành kiểm tra liên hợp định kỳ mỗi năm ít nhất một lần; thời gian kiểm tra định kỳ do các đồn có trách nhiệm liên đới thoả thuận.

        d) Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng, khôi phục mốc quốc giới trong phạm vi đồn phụ trách theo kế hoạch của cơ quan biên giới trung ương.

        Điều 31:

        Đồn trưởng Biên phòng mỗi Bên có nhiệm vụ:

        a) Quan hệ với Đồn trưởng Biên phòng Bên kia trong việc thực hiện những nhiệm vụ giải quyết những vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của mình. Những vấn đề ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì báo cáo lên cấp trên và chính quyền cấp tỉnh.

        b) Tiếp nhận hoặc trao cho Bên kia những người vi phạm quy chế qua lại biên giới nói ở Điều 29 của Hiệp định này.

        c) Phối hợp hoạt động với phía Bên kia cùng bảo vệ anh ninh khu vực biên giới.

        d) Cấp giấy phép cho công dân khu vực biên giới phía Bên mình khi có việc phải qua khu vực biên giới Bên kia theo khoản a) Điều 19 của Hiệp định này.

        Điều 32:

        Chế độ quan hệ làm việc giữa Đồn trưởng biên phòng hai Bên quy định như sau:

        a) Tiến hành họp thường kỳ ba tháng một lần và họp bất thường nếu cần để giải quyết những công việc đã quy định ở Điều 31 của Hiệp định này.

        b) Các cuộc họp thường kỳ được tổ chức luân phiên; họp trên lãnh thổ bên nào thì Bên đó chịu trách nhiệm về ăn, ở, đi lại, hoạt động và an ninh. Hai Bên thông báo trước cho nhau biết các vấn đề sẽ nêu và thành phần dự họp.

        c) Đề nghị họp bất thường của Đồn trưởng Biên phòng cần đưa ra cho Đồn trưởng Biên phòng Bên kia trước 24 giờ và cần được Đồn trưởng Biên phòng Bên kia chấp nhận.

        d) Nếu Đồn trưởng một Đồn Biên phòng gặp trở ngại không thể đến họp được, có thể uỷ nhiệm cho Phó Trưởng đòn hoặc người đại diện có thẩm quyền khác họp thay nhưng cần báo trước cho Đồn trưởng Đồn đối diện biết.

        e) Cuộc họp của các Đồn trưởng đồn Biên phòng cần làm biên bản chung ghi rõ thời gian, thành phần, địa điểm, nội dung cuộc họp, những vấn đề hai Bên đã thống nhất giải quyết, những vấn đề chưa giải quyết được. Biên bản làm thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, có chữ ký của Đồn trưởng hai Bên hoặc người được uỷ quyền.

        Điều 33:

        Chính quyền các tỉnh biên giới có nhiệm vụ:

        a) Tổ chức phổ biến rộng rãi và thường xuyên nội dung Hiệp định về Quy chế biên giới cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong tỉnh, nhất là trong khu vực biên giới.

        b) Chỉ dạo việc quản lý, bảo vệ đường biên giới và bảo quản hệ thống mốc quốc giới trong phạm vi tỉnh mình phụ trách.

        c) Chỉ đạo việc kiểm tra đường biên giới và mốc quốc giới, theo kế hoạch do cơ quan biên giới trung ương hai Bên thoa thuận đề ra.

        d) Theo dõi tình hình công tác biên giới trong phạm vi tỉnh mình.

        e) Liên hệ với đại diện chính quyền cấp tỉnh của tỉnh biên giới phía Bên kia để giải quyết những sự kiện về biên giới.

        g) Báo cáo lên cơ quan biên giới trung ương bên mình tình hình thực hiện quy chế biên giới và những vấn đề không giải quyết được hoặc ngoài thẩm quyền của mình. Trong khi chờ ý kiến giải quyết của cấp trên, mỗi Bên cố gắng giữ quan hệ bình thường, không làm cho tình hình thêm phức tạp hơn.

        h) Cử ra một thành viên của Uỷ ban nhân dân tỉnh (phía Việt Nam) hay Uỷ ban chính quyền tỉnh (phía Lào) phụ trách theo dõi, chỉ đạo thường xuyên việc thực hiên Hiệp định về Quy chế biên giới trong phạm vi tỉnh mình và đại diên cho tỉnh giải quyết các vấn đề về biên giới với tỉnh biên giới bên kia. Người đại diện này có một Phó và một số chuyên viên giúp việc.

        i) Các đại diện chính quyền cấp tỉnh có chung biên giới tiến hành hội nghị khi hai Bên thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của một Bên. Hai Bên sẽ thoả thuận về thời gian và địa điểm từng hội nghị. Hội nghị tổ chức trẽn lãnh thổ Bên nào, Bên đó dàm nhiệm chi phí.

        Trong các cuộc họp, nếu xét thấy cần thiết, có đại diện các ngành có liên quan và một số chuyên viên tham dự, nhưng cần thông báo cho phía Bên kia. Công việc của các kỳ họp được ghi trong biên bản chung: thời gian, thành phần, địa điểm, nội dung cuộc họp, những vấn đề hai Bên đã thống nhất giải quyết, những vấn đề chưa giải quyết được. Biên bản làm thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, có chữ ký của đại diện hai tỉnh.

        Điều 34:

        a) Cơ quan biên giới trung ương của hai Bên được giao nhiệm vụ trực tiếp quan hệ với nhau để giúp Chính phủ hai Bên chỉ đạo việc thực hiện Hiệp định này.

        b) Hai Bên tiến hành hội nghị khi cần thiết hoặc theo đề nghị của một Bên. Hai bên sẽ thoả thuận về thời gian và địa điểm hội nghị. Hội nghị tổ chứ trên lãnh thổ Bên nào bên đó đảm nhiệm chi phí.

        Các hội nghị của cơ quan biên giới trung ương hai Bên nếu xét thấy cần có thể có đại diện các bộ, ngành và các tỉnh biên giới liên quan cùng các chuyên viên tham dự.

        Công việc của mỗi hội nghị của cơ quan biên giới trung ương hai Bên được ghi vào biên bản chung, có chữ ký của Trưởng đoàn đại biểu hai Bên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #271 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 08:15:47 am »

        
Chương thứ năm
       
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
       Điều 35:

        a) Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoả thuận của hai Bên ký kết.

        b) Hai Bên ký kết phải giải quyết các bất đồng có liên quan đến việc giải thích và vận dụng Hiệp định này thông qua thương lượng giữa cơ quan biên giới trung ương hai Bên; nếu không giải quyết được thì báo cáo lên hai Chính phủ.

       Điều 36:

        a) Hiệp định này sẽ được phê chuẩn và sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày hai Bên trao đổi thư phê chuẩn.

        b) Hiệp định này có giá trị trong 10 năm kể từ ngày có hiệu lực và tiếp tục có giá trị thêm từng 5 năm một nếu, sáu tháng trước khi Hiệp định hết hạn, không Bên nào thông báo bằng Công hàm ý định muốn huỷ bỏ Hiệp định.

        Điều 37:

        Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, Biên bản về Quy chế đầu tiên về Quy chế Biên giới giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 3-7-1978 tại Viếng Chăn mặc nhiên không còn giá trị nữa.

        Làm tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1-3-1990 thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

        
       THAY MẶT CHÍNH PHỦ                             THAY MẶT CHÍNH PHỦ
        CHXHCN VIỆT NAM                                          CHDCND LÀO
                 (Đã ký)                                                      (Đã ký)
       NGUYỄN CƠ THẠCH                                         PHUN XI PA XỚT
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO                      BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

        
PHỤ LỤC
       
(Kèm theo Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào)

        * Toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào gồm: 214 mốc.

        - Số đoạn: 10 đoạn.

        - Mốc đơn: 190 mốc.

        - Mốc đôi: 3 mốc.

        - Mốc ba: 6 mốc.
Phụ lục I      

        A. Mốc quốc giới nằm trên lãnh thổ Việt Nam: 15 mốc

- Đoạn B: B-13 (1) mốc ba       - Đoạn L: L-1 mốc đôi
- Đoạn G: G-7               L-5 (1) mốc ba
- Đoạn H: H-1 mốc đôi- Đoạn M: M-6
              H-5- Đoạn Q: Q-7
- Đoạn K: K-1 (2) mốc ba - Đoạn R: R-1 mốc đôi
              K-1 (2) mốc ba               R-2 (1) mốc ba
              K-1 (3) mốc ba               R-7 (2) mốc ba
- Đoạn T: T-23

        B. Mốc quốc giới nằm trên lãnh thổ Lào: 21 mốc

- Đoạn B: B-13 (2) mốc ba       - Đoạn L: L-1 mốc đôi
              B-13 (2) mốc ba               L-5 (2) mốc ba
              L-5 (3) mốc ba
- Đoạn E: E-4- Đoạn Q: Q-8
- Đoạn G: G-9- Đoạn R: R-1 mốc đôi
- Đoạn H: H-1 mốc đô               R-2 (2) mốc ba
- Đoạn K: K-1 (2) mốc ba               R-2 (3) mốc ba
              K-2 (2) mốc ba               R-7 (1) mốc ba
              K-2 (3) mốc ba               R-7 (3) mốc ba
              K-4- Đoạn T: T-13
              K-5               T-22
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2016, 08:52:42 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #272 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 07:01:59 pm »


Phụ lục II
       

        A. Mốc quốc giới mang số chẵn: 88 mốc

Đoạn A           A-2, A-4, A-6
Đoạn BB-2, B-4, B-6, B-8, B-10, B-12
Đoạn CC-2, C-4, C-6, C-8
Đoạn DD-2, D-4, D-6, D-8, D-10
Đoạn EE-2, E-6, E-8
Đoạn GG-2, G-4, G-6, G-8, G-10, G-12
Đoạn HH-2, H-4, H-6, H-8
Đoạn II-2, I-4, I-6, I-8
Đoạn KK-6
Đoạn LL-2, L-6, L-8, L-10
Đoạn MM-2, M-4, M-8, M-10, M-12, M-14
Đoạn NN-2, N-4, N-6, N-8, N-10, N-12
Đoạn OO-2, O-4
Đoạn PP-2, P-4
Đoạn QQ-2, Q-4, Q-6, Q-10, Q-12, Q-14, Q-16
Đoạn RR-8, R-10, R-12, R-14, R-16
Đoạn SS-2, S-4, S-6, S-8, S-10
Đoạn TT-2, T-4, T-6, T-8, T-10, T-12, T-14, T-18, T-20, T-22, T-24, T-26
Đoạn UU-2, U-4, U-6

        B. Mốc quốc giới mang số lẻ : 90 mốc

Đoạn A           A-3, A-5, A-7
Đoạn BB-1, B-3, B-5, B-7, B-9, B-11
Đoạn CC-1, C-3, C-5, C-7, C-9
Đoạn DD-1, D-3, D-5, D-7, D-9
Đoạn EE-1, E-3, E-5, E-7, E-9
Đoạn GG-1, G-3, G-5, G-11
Đoạn HH-3, H-7
Đoạn II-1, I-3, I-5, I-7
Đoạn KK-3
Đoạn LL-3, L-7, L-9
Đoạn MM-1, M-3, M-5, M-7, M-9, M-11, M-13
Đoạn NN-1, N-3, N-5, N-7, N-9, N-11, N-13
Đoạn OO-1, O-3
Đoạn PP-1, P-3, P-5
Đoạn QQ-1, Q-3, Q-5, Q-9, Q-11, Q-13, Q-15, Q-17
Đoạn RR-9, R-11, R-13, R-15
Đoạn SS-1, S-3, S-5, S-7, S-9, S-11
Đoạn TT-1, T-3, T-5, T-7, T-9, T-11, T-15, T-17, T-19, T-21, T-25, T-27
Đoạn UU-1, U-3, U-5

       
Làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 1-3-1990       

THAY MẶT ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆT NAM           THAY MẶT ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO
                   (Đã ký)                                                    (Đã ký)
             LÊ MINH NGHĨA                             KHĂMVEOXIKHỐTCHUNLAMALI
    TRƯỞNG BAN BAN BIÊN GIỚI            CỤC TRƯỞNG CỤC BIÊN GIỚI QUỐC GIA
        HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG                                  BỘ NỘI VỤ
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2016, 07:08:50 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #273 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 07:47:31 am »


        6. Biên niên một số sự kiện về đàm phán giải quyết biên giới

        1/ Từ ngày 10-12-1973 đến 14-12-1973 tại Đồ Sơn (Hải Phòng): Hội đàm Bộ Chính trị hai Đảng.

        2/ Từ ngày 29-4-1974 đến 13-5-1974 tại Viếng Xay (Hùa Phăn): Đàm phán giữa Phái đoàn Việt Nam DCCH và phái đoàn Trung ương Mặt trận Lào yêu nước

        3/ Ngày 10-02-1976 tại Hà Nội: Hội đàm Bộ Chính trị hai Đảng.

        4/ Từ ngày 01-3-1976 đến 5-3-1976 tại Hà Nội: Đàm phán Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ hai nước.

        5/ Từ ngày 12-7-1976 đến 21-7-1976 tại Viếng Chăn: Đàm phán lần thứ nhất giữa Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ hai nước.

        6/ Từ ngày 18-8-1976 đến 30-8-1976 tại Viếng Chăn: Đàm phán lần thứ hai giữa Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ hai nước.

        7/ Từ ngày 11-10-1976 đến 12-12-1976 tại Viếng Chăn: Đàm phán lần thứ ba giữa Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ hai nước.

        8/ Ngày 15-01-1977: Soạn thảo "Hiệp ước hoạch định biên giới".

        9/ Ngày 10-3-1977 Thoả thuận xong dự thảo "Hiệp ước hoạch định biên giới".

        10/ Ngày 18-7-1977, tại Viếng Chăn: Ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        11/ Ngày 31-10-1977, tại Hà Nội: Trao đổi văn kiên phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia.

        12/ Từ ngày 23-5-1978 đến 3-7-1978 tại Viếng Chăn: Họp Khoá I Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        13/ Từ ngày 25-7-1978 đến 31-3-1979: Phân giới cắm mốc thí điểm đoạn biên giới Bình Trị Thiên.

        14/ Từ ngày 17-11-1978 đến 20-11-1978 tại Lao Bảo: Họp Khoá II Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        15/ Từ ngày 20-01-1979 đến 24-01-1979 tại Viếng Chăn: Họp Khoá III Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        16/ Từ ngày 27-12-1979 đến 24-01-1980: Hai bên gặp nhau ở Viếng Chăn bàn kế hoạch triển khai và dự kiến đường biên các đoạn K L, M- N, O - P.

        17/ Từ ngày 6-6-1980 đến 10-6-1980 tại Viếng Chăn: Họp Khoá IV Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        18/ Từ ngày 15-9-1981 đến 16-10-1981 tại Viếng Chăn: Họp Khoá V Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        19/ Tháng 7-1984 tại Hà Nội: Họp Khoá VI Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        20/ Từ ngày 5-12-1985 đến 11-12-1985 tại Viếng Chăn: Họp Khoá VII Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        21/ Ngày 24-01-1986, tại Viếng Chăn: Ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        22/ Ngày 24-01-1986, tại Viếng Chăn: Ký Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        23/ Từ ngày 20-6-1986 đến 21/6/1986 tại Viếng Chăn: Họp Khoá VIII Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        24/ Từ ngày 14-10-1987 đến 17/10/1987 tại Viếng Chăn: Họp Khoá IX Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        25/ Ngày 16-10-1987, tại Viếng Chăn: Ký Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        26/ Ngày 01-3-1990, tại thành phố Hồ Chí Minh: Ký Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        27/ Ngày 31-8-1997, tại thành phố Huế: Ký Nghị định thư sủa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #274 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 06:55:55 pm »

        
IV. MỘT SỐ VĂN BẢN NỘI LUẬT

        1. Luật Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam, năm 2003


        Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.

        Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng;

        Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001-QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

        Luật này quy định về biên giới quốc gia.

        
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

        Điều 1.

        Biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam.

        Điều 2.

        Luật này quy đinh về biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

        Chế độ pháp lý, quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 3.

        Cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm chấp hành các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

        Điều 4.

        Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

        1 Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam xác định công bố.

        2. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng mười hai hải lý.

        3. Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng hai trăm hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.

        4. Thềm lực đia là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của na lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền, quyền tài phán được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.

        5. Mốc quốc giới là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên đất liền.

        6. Công trình biên giới là công trình được xây dựng để cố định đường biên giới quốc gia, công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        7. Cửa khẩu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu hàng hải và cửa khẩu đường hàng không.

        8. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.

        9. Đi qua không gây hại trong lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự, môi trường sinh thái của nước CHXHCN Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

        10. Tàu bay là phương tiện hoạt động trên không bao gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và những phương tiện bay khác.

       Điều 5.

        1. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.

        2. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

        3. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

        Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của CHXHCN Việt Nam theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

        4. Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

        Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của CHXHCN Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

        5. Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2016, 07:56:32 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #275 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2016, 08:27:29 am »


        Điều 6.

        Khu vực biên giới bao gồm:

        1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

        2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo quần đảo.

        3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng 10 Km tính từ biên giới quốc gia trở vào.

        Điều 7.

        Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm:

        1. Các vùng nước phía trong đường cơ sở.

        2. Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.

        Điều 8.

        Vùng nước lịch sử là vùng nước do những điều kiện địa lý đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, quốc phòng, an ninh của Việt Nam hoặc của Việt Nam và các quốc gia cùng có quá trình quản lý, khai thác, sử dụng lâu đời được CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan thoả thuận sử dụng theo một quy chế đặc biệt bằng việc ký kết điều ước quốc tế.

        Điều 9.

        Lãnh hải của Việt Nam rộng mười hai hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.

        Điều 10.

        Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

        Điều 11.

        Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.

        Điều 12.

        Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khu vực biên giới; xây dựng công trình biên giới và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

        Điều 13.

        Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, động viên nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về biên giới quốc gia; giám sát việc thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia của tổ chức, cá nhân.

        Điều 14.

        Các hành vi bị nghiêm cấm:

        1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới.

        2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới.

        3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.

        4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà nhà nước cấm xuất nhập khẩu.

        5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an mình, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

        6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #276 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2016, 08:36:12 pm »

 
Chương II

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA,

KHU VỰC BIÊN GIỚI

        Điều 15.

        1. Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại của khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định di theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.

        2. Người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

        Điều 16.

        1. Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, việc nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu, xác định cát tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không dùng cho việc quá cảnh do Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        2. Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật.

        Điều 17.

        1. Khu vực kiểm soát được thiết lập tại của khẩu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, làm các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

        2. Chính phủ quy định cơ quan chủ trì phối hợp để quản lý và giữ gìn an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu.

        Điều 18.

        Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.

        Điều 19.

        1. Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        2. Tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều này khi tiến hành các hoạt động khác trong lãnh hải Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 20.

        Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 21.

        1. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lý do đặc biệt khác hoặc theo đề nghị của nước hữu quan, người, phương tiện, hàng hoá có thể bị hạn chế hoặc tạm ngừng qua lại biên giới quốc gia, kể cả việc đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam.

        2. Thẩm quyền quyết định việc hạn chế, tạm ngừng quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định. Quyết định về việc hạn chế, tạm ngừng phải được thông báo cho chính quyền địa phương và nhà chức trách của nước hữu quan biết.

        Điều 22.

        Trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan khác buộc phải qua biên giới quốc gia mà không thể tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thì người điều khiển phương tiện phải thông báo ngay với cảng vụ, cơ quan cứu hộ và cứu nạn quốc gia, cơ quan quản lý bay hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam nơi gần nhất và thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

        Điều 23.

        Dự án xây dựng ở khu vực biên giới có liên quan đến biên giới quốc gia phải tuân thủ quy hoạch và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; khi thực hiện phải tuân theo quy chế khu vực biên giới, các quy định khác của pháp luật và không được cản trở việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        Điều 24.

        1. Mọi hoạt động có liên quan đến biên giới quốc gia tại khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế của khẩu và các khu kinh tế khác trong khu vực biên giới phải tuân theo quy chế khu vực biên giới.

        2. Quy chế khu vực biên giới do Chính phủ quy định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #277 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 08:28:58 am »

        
Chương III

        XÂY DỰNG, QUẢN LÝ,

        BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA, KHU VỰC BIÊN GIỚI
       Điều 25.

        Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân định cư ở khu vực biên giới.

        Điều 26.

        Hàng năm, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, điều chỉnh dân cư khu vực biên giới, công trình biên giới trình Chính phủ quyết định.

        Điều 27.

        Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng công trình biên giới, mốc quốc giới để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        Điều 28.

        1. Nhà nước xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        2. Ngày 3 tháng 3 hàng năm là "Ngày Biên phòng toàn dân".

       Điều 29.

        1. Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới phải được giữ gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.

        2. Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất.

        Điều 30.

        1 Việc khôi phục, sửa chữa mốc quốc giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.

        2. Việc giải quyết vụ việc xảy ra biên quan đến biên giới quốc gia phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và diều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 31.

        1. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân.

        2. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an mình, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

        Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

        Điều 32.

        Các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, phương tiện chuyên dùng theo quy định của pháp luật.

        Điều 33.

        1. Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        2. Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chính sách, chế độ như đối với dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

        3. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động trong trường hợp cấp thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

       Điều 34.

        1. Hàng năm nhà nước dành ngân sách thích đáng bảo đảm cho hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        2. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:

        a) Ngân sách nhà nước cấp.

        b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

        3. Chính phủ quy định cụ thể chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #278 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 10:39:40 pm »

        
Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

        Điều 35.

        Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:

        1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia.

        2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        3. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia.

        4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia.

        5. Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới.

        6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        7. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.

        9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        Điều 36.

        1. Chính phủ thống nhất quản lý về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

        2. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

        3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

        Điều 37.

        Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của Chính phủ.

        
Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
       Điều 38.

        Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

        Điều 39.

        Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xũ phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

      
Chương VI
        VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

        Điều 40.

        Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

        Điều 41.

        Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật này.

        Luật này đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17-6-2003.
Chủ tịch Quốc hội        
(Đã ký)              
NGUYỄN VĂN AN        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #279 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2016, 09:12:18 pm »

       
        2. Chỉ thị số 28/2003/CT-TTg ngày 19-12-2003 của Thủ tưởng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Biên giới quốc gia

        Luật Biên giới quốc gia được Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17-6-2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2004. Luật Biên giới quốc gia đã thiết lập hành lang pháp lý cho việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.

        Để kịp thời tổ chức triển khai thi hành Luật Biên giới quốc gia, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

        1. Luật Biên giới quốc gia phải được tổ chức tuyên truyền, học tập đến cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân; đặc biệt là cán bộ, nhân dân ở khu vực biên giới và Bộ đội biên phòng nhằm làm cho mọi người hiểu được những nội dung cơ bản của luật ý nghĩa, tầm quan trọng của biên giới quốc gia đối với chủ quyền, lãnh thổ; chính sách của Đảng, nhà nước về xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng; trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, xã hội và nhân dân trong thực hiện Luật Biên giới quốc gia.

        2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các Bộ, ngành hữu quan:

        - Thực hiện kế hoạch tổ chức triển khai quật Biên giới quốc gia của Chính phủ.

        - Biên soạn tài liệu tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi cho việc thực hiện luật được thống nhất (đề cương, tài liệu tập huấn, nội dung bồi dưỡng báo cáo viên...).

        - Trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Biên giới quốc gia, Nghị định về quy chế khu vực biên giới biển.

        3. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ phối hợp biên soạn và thẩm định tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật Biên giới quốc gia. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ có trách nhiệm xác định nội dung, chương trình tuyên truyền, phổ biến Luật Biên giới quốc gia trong toàn quốc; phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức hữu quan biên soạn tài liệu tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia.

        4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác rà soát hệ thống hoá giáo trình, tài liệu giảng dạy, biên soạn tài liệu học tập Luật Biên giới quốc gia đưa vào chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng và các trường phổ thông. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì thẩm định về nội dung.

        5. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương chuẩn bị nội dung và tổ chức việc thông tin, tuyên truyền, giải thích đối ngoại liên quan đến Luật Biên giới quốc gia.

        6. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia, gắn an ninh biên giới với an ninh nội địa; phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ an ninh trật tự ở khu vực biên giới quốc gia.

        7. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hành Việt Nam xây dựng các chương trình tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các chương trình đối với khu vực miền núi, dân tộc bằng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số.

        8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo gắn với an ninh, quốc phòng.

        9. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng lập kế hoạch để đảm bảo nguồn kinh phí xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới và triển khai thi hành Luật Biên giới quốc gia.

        10. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên giới quốc gia trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ liên quan có trách nhiệm:

        - Tổ chức tổng kết công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia gắn với tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật Biên giới để nâng cao ý thức pháp luật về biên giới, lãnh thổ và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        - Xây dựng quy hoạch dân cư gắn với quy hoạch sản xuất nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu vực biên giới; kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.

        - Chỉ đạo các ban, ngành và các lực lượng ở địa phương phối hợp với Bộ đội biên phòng trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an mình, trật tự ở khu vực biên giới. Thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của Chính phủ.

        11. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và chỉ đạo công tác phổ biến, tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia trong ngành, địa phương mình; tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản của ngành mình liên quan đến Luật này bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về biên giới quốc gia.

        Hàng năm, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai Chỉ thị này và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ

            PHAN VĂN KHẢI     
   
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM