Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:30:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310337 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #260 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2016, 08:10:28 pm »

        Điều 18:

        Hai bên ký kết thoả thuận mở tám cửa khẩu chính trên các đường bộ sau đây:

a)

Tên cửa khẩu phía Việt Nam      Đường qua biên giới       Tên cửa khẩu phía Lào
Tây ChangĐường 42Xốp Hun
Pa HángĐường 43Sốp Bau
Na MèoĐường 217Bản Lơi
Nậm CắnĐường 7Nậm Căn
Keo NưaĐường 8Keo Nưa (Na Pe)
Cha Lo (đèo Mụ Giạ)Đường 12Thông Khảm
Lao BảoĐường 9Huội Ka Ky (Bản A Lôn)
Bờ YĐường 18Giang Giơn

        b) Ở những nơi xa các cửa khẩu nói ở khoản a) điều này, nếu xét thấy cần thiết, chính quyền cấp tỉnh hai Bên có thể thoả thuận mở thêm những cửa khẩu phụ để thuận tiện cho công dân cư trú ở khu vực qua lại. Việc kiểm soát qua lại biên giới ở cửa khẩu phụ phải theo nguyên tắc kiểm soát chung.

        Điều 19:

        Công dân của hai Bên ký kết khi qua lại biên giới phải tuân theo những quy định sau đây:

        a) Công dân cư trú trong khu vực biên giới của mỗi Bên ký kết khi đi phải sang biên giới của Bên kia với mục đích nêu trong Điều 14 của Hiệp định này phải có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận như quy đỉnh ở Điều 13 của Hiệp định này. Nếu đương sự muốn lưu lại khu vực biên giới nơi đến quá 7 (bảy) ngày thì phải xin giấy phép của chính quyền xã, bản nơi mình cư trú hoặc đồn Biên phòng gần nhất Bên mình. Thời hạn của giấy phép không quá 20 (hai mươi) ngày, nhưng có thể được chính quyền địa phương nơi đến gia hạn thêm không quá 15 ngày.

        Những người dưới 15 (mười lăm) tuổi chưa có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới được đi sang khu vực biên giới Bên kia với điều kiện là đi kèm với người có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới.

        Đương sự phải xuất trình giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới và giấy phép cho đồn Biên phòng hoặc chính quyền xã, bản nơi đến.

        b) Công dân của Bên ký kết này khi xuất, nhập cảnh lãnh thổ của Bên ký kết kia phải tuân theo các quy định có liên quan của mỗi Bên ký kết và các quy định đã được hai Bên thoả thuận.

        c) Hàng hoá, vật tư, thiết bị (trừ các loại hàng được phép mua, bán, trao đổi theo quy định của Điều 14 Hiệp định này) và các loại phương tiện vận chuyển nhập cảnh, xuất cảnh phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ của các cơ quan hữu quan, phải tuân theo luật lệ hải quan, kiểm dịch và luật lệ liên quan khác của mỗi Bên.

       Điều 20:

        Việc kiểm soát qua lại biên giới quy định sau:

        a) Người, hành lý, hàng hoá, phương tiện vận chuyển chỉ được qua lại biên giới của hai Bên ký kết khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ như Điều 19 của Hiệp định này quy định và phải qua đúng cửa khẩu đã được phép. Đương sự phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành và các giấy tờ cần thiết khác cho nhà chức trách và tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm nhiệm vụ kiểm soát tại các cửa khẩu.

        b) Hai Bên ký kết sẽ thoả thuận quy đinh những trường hợp đặc biệt được miễn thủ tục hải quan.

        Điều 21:

        a) Trường hợp có công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này sang xin di cư sang khu vực biên giới Bên kia, nếu thấy nguyện vọng của họ là chính đáng, thì chính quyền cấp tỉnh của đương sự bàn bạc với chính quyền cấp tỉnh phía Bên kia nếu được sự chấp nhận của chính quyền cấp tỉnh phía Bên kia mới cho phép di cư.

        b) Khi một Bên thấy công dân Bên kia tự tiện di cư qua khu vực biên giới Bên mình thì phải báo cho Bên kia biết để chính quyền cấp tỉnh hai Bên bàn bạc giải quyết trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và luật pháp mỗi Bên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #261 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2016, 11:50:15 am »

      
Chương thứ ba

        KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG SÔNG SUỐI BIÊN GIỚI,
        BẢO VỆ RỪNG, SĂN BẮN, KHAI KHOÁNG VÀ GIỮ GÌN
        AN NINH TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI

        Điều 22:

        Sông, suối biên giới là những sông, suối có đường biên giới đi giữa lạch sâu nhất vào lúc mức nước thấp nhất (nếu là sông, suối tàu thuyền đi lại được) hoặc giữa sông, suối nếu là sông, suối tàu thuyền không đi lại được).

        Trong việc khai thác sử dụng các sông, suối biên giới, mỗi Bên ký kết cần áp dụng những biện pháp cần thiết bảo đảm tôn trọng lợi ích của cả hai Bên.

       Điều 23:

        a) Công dân cư trú hai bên bờ sông, suối biên giới được sử dụng nước sông, suối để đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt, sản xuất và giao thông.

        b) Việc làm các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác cỡ nhỏ trên các sông, suối biên giới phải được phép của chính quyền cấp tỉnh hữu quan của hai Bên ký kết trên cơ sở tôn trọng lợi ích của cả hai Bên ký kết và tránh không được làm thay đổi dòng chảy và ô nhiễm môi trường của các sông, suối đó.

        c) Việc xây dựng những công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác cỡ vừa hoặc lớn trên các sông, suối biên giới, kể cả các công trình xa đường biên giới nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng nước và môi trường của các sông, suối đó, phải được Chính phủ hai bên ký kết thoả thuận.

        d) Hai Bên ký kết có những biện pháp bảo vệ môi trường các sông, suối biên giới.

        Trong việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên các sông, suối biên giới cấm dùng các chất nổ, chất độc hoá học, các loại lá, rễ cây có chất độc và các phương tiện khác có thể làm cho thuỷ sản chết hàng loạt.

        Điều 24:

        a) Đối với cầu biên giới, mỗi Bên ký kết quản lý nửa cầu về phía Bên mình.

        b) Bên ký kết này phải thông báo cho Bên ký kết kia về thời gian và nội dung sửa chữa, bảo dưỡng phần cầu do Bên mình quản lý. Sau khi sửa chữa, bảo dưỡng xong phải thông báo cho Bên kia biết.

        Phí tổn đối với việc sửa chữa, bảo dưỡng phần cầu thuộc Bên nào do Bên đó chịu.

        c) Việc xây dựng cầu mới hoặc xây lại cầu cũ bị hư hỏng cần có sự thoả thuận của hai Bên ký kết về vị trí, hình dáng, kích thước cấu trúc, trọng tải, thời gian và kinh phí. Hai Bên ký kết cần có sự hợp tác tích cực trong việc xây dựng cầu đó.

       Điều 25:

        a) Cấm công dân ở khu vực biên giới Bên này sang khu vực Biên giới bên kia làm ruộng, rẫy, vườn, săn bắn, đốn cây, khai thác lâm thổ sản, khoáng sản và thuỷ sản, trừ trường hợp được chính quyền cấp tỉnh hoặc Chính phủ hai Bên cho phép.

        b) Việc săn bắn trong khu vực biên giới phải chấp hành theo các quy định có liên quan của mỗi Bên hoặc các thoả thuận của hai Bên ký kết. Tuyệt đối cấm săn bắn các loại thú quý, hiếm trong khu vực biên giới. Hai Bên ký kết sẽ cùng nhau quy định các loại thú đó.

        Điều 26:

        Hai Bên ký kết tăng cường hợp tác bảo vệ rừng và có những biện pháp ngăn cấm mọi hành động gây hại cho rừng trong khu vực biên giới. Khi một Bên bị sâu bệnh phá hoại hoa màu, cây cối hoặc bị cháy rừng Bên đó phải nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh hoặc dập tắt đám cháy, đồng thời báo cho chính quyền xã, bản hoặc đồn Biên phòng nơi gần nhất Bên kia biết để kịp thời có biện pháp phòng ngừa. Nếu được yêu cầu Bên kia cần tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        Điều 27:

        a) Việc thăm dò địa chất và khai khoáng của mỗi Bên ký kết trong khu vực biên giới chỉ được tiến hành trên lãnh thổ phía Bên mình. Nếu việc thăm dò địa chất và khai khoáng đó có ảnh hưởng đến đường biên giới giữa hai nước và tài nguyên của Bên kia thì phải được sự thoả thuận của Bên đó trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau.

        b) Khi một Bên tiến hành khảo sát bằng việc dùng máy bay chụp ảnh từ trên không ở khu vực biên giới của mình cần thông báo cho phía Bên kia biết trước. Nếu cần bay qua đường biên giới hoặc chụp ảnh khu vực biên giới của Bên kia thì phải được sự đồng ý của Bên kia thông qua đường ngoại giao.

       Điều 28:

        a) Hai Bên ký kết hợp tác chặt chẽ giữ gìn anh ninh khu vực biên giới giữa hai nước, ngăn ngừa và đập tan mọi hành động xâm phạm an ninh quốc gia, ngăn chặn buôn lậu.

        b) Khi một Bên phát hiện hoạt động của biệt kích, gián điệp và eác phần tử xấu khác trong khu vực biên giới cần kịp thời thông báo phía Bên kia biết và phối hợp hoạt động truy quét.

        c) Công dân của một Bên phạm tội hình sự và bị bắt trong khu vực biên giới của Bên kia thì Bên bắt giữ tiến hành xét xử theo pháp luật của mình; sau khi xét xử xong trao trả đương sự cùng hồ sơ vụ án và tư trang của đương sự nếu có cho Bên kia.

        d) Cấm bắn súng và ném chất nổ qua Bên kia biên giới. Nếu một Bên muốn nổ mìn và luyện tập quân sự trong khu vực biên giới cần thông báo cho Bên kia biết.

        e) Mỗi Bên ký kết có nghĩa vụ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của những công dân thuộc khu vực biên giới Bên kia sang khu vực biên giới Bên mình một cách hợp pháp. Trường hợp họ gặp tai nạn cần tích cực và kịp thời giúp đỡ; đồng thời xác minh nguyên nhân tai nạn và thông báo ngay cho chính quyền Bên kia biết.

        g) Khi phát hiện thấy xác chết ở khu vực biên giới mà không rõ người chết là người của bên nào, Bên phát hiện phải thông báo ngay cho phía bên kia biết để cùng nhau xác minh. Nếu người chết là người của bên nào thì bên đó chôn cất.

        Sau 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi thông báo, nếu Bên kia không đến thì Bên phát hiện làm các thủ tục cần thiết và được phép chôn cất.

        Điều 29:

        Mỗi Bên ký kết xử lý thích đáng theo pháp luật của Bên mình những người có hành động vi phạm quy chế biên giới.

        Đối với những người vi phạm quy chế qua lại biên giới, nếu là công dân của Bên nào thì trao cho Bên đó xử lý, trừ những trường hợp phạm pháp về hình sự.

        Khi giao nhận người vi phạm nói trên cần làm biên bản ghi nhận hành động vi phạm của họ; tang vật thì xử lý theo pháp luật của Bên bắt giữ.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2016, 12:05:19 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #262 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2016, 12:09:53 pm »


       
Chương thứ tư

       
TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ BIÊN GIỚI

        Điều 30:

        Trong việc quản lý đường biên giới và bảo quản các mốc quốc giới, các đồn Biên phòng hai Bên có nhiệm vụ:

        a) Tổ chức quản lý đoạn biên giới và bảo quản các mốc quốc giới do đồn mình phụ trách.

        b) Phát hiện những hiện tượng thay đổi về đường biên giới trên thực địa, ngăn chặn kịp thời những hành động phá hoại, di chuyển mốc quốc giới, phát hiện những mốc quốc giới bị phá hoại, bị hư hại, bị di chuyển và những hiện tượng không bình thường khác, kịp thời thông báo cho đồn đối diện biết và làm biên bản chung báo cáo lên cấp trên của mỗi Bên sau khi cùng xem xét hiện trường.

        c) Tiến hành kiểm tra liên hợp định kỳ mỗi năm ít nhất một lần; thời gian kiểm tra định kỳ do các đồn có trách nhiệm liên đới thoả thuận.

        d) Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng, khôi phục mốc quốc giới trong phạm vi đồn phụ trách theo kế hoạch của cơ quan biên giới trung ương.

        Điều 31:

        Đồn trưởng Biên phòng mỗi Bên có nhiệm vụ:

        a) Quan hệ với Đồn trưởng Biên phòng Bên kia trong việc thực hiện những nhiệm vụ giải quyết những vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của mình. Những vấn đề ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì báo cáo lên cấp trên và chính quyền cấp tỉnh.

        b) Tiếp nhận hoặc trao cho Bên kia những người vi phạm quy chế qua lại biên giới nói ở Điều 29 của Hiệp định này.

        c) Phối hợp hoạt động với phía Bên kia cùng bảo vệ anh ninh khu vực biên giới.

        d) Cấp giấy phép cho công dân khu vực biên giới phía Bên mình khi có việc phải qua khu vực biên giới Bên kia theo khoản a) Điều 19 của Hiệp định này.

        Điều 32:

        Chế độ quan hệ làm việc giữa Đồn trưởng Biên phòng hai Bên quy định như sau:

        a) Tiến hành họp thường kỳ 3 tháng một lần và họp bất thường nếu cần để giải quyết những công việc đã quy định ở Điều 31 của Hiệp định này.

        b) Các cuộc họp thường kỳ được tổ chức luân phiên; họp trên lãnh thổ bên nào thì Bên đó chịu trách nhiệm về ăn, ở, đi lại, hoạt động và an ninh. Hai Bên thông báo trước cho nhau biết các vấn đề sẽ nêu và thành phần dự họp.

        c) Đề nghị họp bất thường của Đồn trưởng Biên phòng cần đưa ra cho đồn trưởng Biên phòng Bên kia trước 24 giờ và cần được Đồn trưởng Biên phòng Bên kia chấp nhận.

        d) Nếu Đồn trưởng một Đồn Biên phòng gặp trở ngại không thể đến họp được, có thể uỷ nhiệm Phó Trưởng đồn hoặc người đại diện có thẩm quyền khác họp thay nhưng cần báo trước cho Đồn trưởng Đồn đối diện biết.

        e) Cuộc họp của các Đồn trưởng đồn Biên phòng cần làm biên bản chung ghi rõ thời gian, thành phần, địa điểm, nội dung cuộc họp, những vấn đề hai Bên đã thống nhất giải quyết, những vấn đề chưa giải quyết được Biên bản làm thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, có chữ ký của Đồn trưởng hai Bên hoặc người được uỷ quyền.

        Điều 33:

        Chính quyền các tỉnh biên giới có nhiệm vụ:

        a) Tổ chức phổ biến rộng rãi và thường xuyên nội dung Hiệp định về Quy chế biên giới cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong tỉnh, nhất là trong khu vực biên giới.

        b) Chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ đường biên giới và bảo quản hệ thống mốc quốc giới trong phạm vi tỉnh mình phụ trách.

        c) Chỉ đạo việc kiểm tra đường biên giới và mốc quốc giới, theo kế hoạch do cơ quan biên giới trung ương hai Bên thoả thuận đề ra.

        d) Theo dõi tình hình công tác biên giới trong phạm vi tỉnh mình.

        e) Liên hệ với đại diện chính quyền cấp tỉnh của tỉnh biên giới phía Bên kia để giải quyết những sự kiện về biên giới.

        g) Báo cáo lên cơ quan biên giới trung ương bên mình tình hình thực hiện quy chế biên giới và những vấn đề không giải quyết được hoặc ngoài thẩm quyền của mình. Trong khi chờ ý kiến. giải quyết của cấp trên, mỗi Bên cố gắng giữ quan hệ bình thường, không làm cho tình hình thêm phức tạp hơn.

        h) Cử ra một thành viên của Uỷ ban nhân dân tỉnh (phía Việt Nam) hay Uỷ ban chính quyền tỉnh (phía Lào) phụ trách theo dõi, chỉ đạo thường xuyên việc thực hiên Hiệp định về Quy chế biên giới trong phạm vi tỉnh mình và đại diện cho tỉnh giải quyết các vấn đề về biên giới với tỉnh biên giới bên kia. Người đại diện này có một Phó và một số chuyên viên giúp việc.

        i) Các đại diện chính quyền cấp tỉnh có chung biên giới tiến hành hội nghị khi hai Bên thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của một Bên. Hai Bên sẽ thoả thuận về thời gian và địa điểm từng hội nghị. Hội nghị tổ chức trên lãnh thổ Bên nào, Bên đó đảm nhiệm chi phí.

        Trong các cuộc họp, nếu xét thấy cần thiết, có đại diện các ngành có liên quan và một số chuyên viên tham dự, nhưng cần thông báo cho phía Bên kia. Công việc của các kỳ họp được ghi trong biên bản chung: thời gian, thành phần, địa điểm, nội dung cuộc họp, những vấn đề hai Bên đã thống nhất giải quyết, những vấn đề chưa giải quyết được. Biên bản làm thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, có chữ ký của đại diện hai tỉnh.

        Điều 34:

        a) Cơ quan Biên giới Trung ương của hai Bên được giao nhiệm vụ trực tiếp quan hệ với nhau để giúp Chính phủ hai Bên chỉ đạo việc thực hiện Hiệp định này.

        b) Hai Bên tiến hành hội nghị khi cần thiết hoặc theo đề nghị của một Bên. Hai Bên sẽ thoả thuận về thời gian và địa điểm hội nghị. Hội nghị tổ chứ trên lãnh thổ Bên nào bên đó đảm nhiệm chi phí.

        Các hội nghị của cơ quan biên giới trung ương hai Bên nếu xét thấy cần có thể có đại diện cán Bộ, ngành và các tỉnh biên giới liên quan cùng các chuyên viên tham dự.

        Công việc của mỗi hội nghị của cơ quan biên giới trung ương hai Bên được ghi vào biên bản chung, có chữ ký của Trưởng đoàn đại biểu hai Bên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #263 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2016, 11:55:51 am »

      
Chương thứ năm
       
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
       Điều 35:

        a) Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoả thuận của hai Bên ký kết.

        b) Hai Bên ký kết phải giải quyết các bất đồng có liên quan đến việc giải thích và vận dụng Hiệp định này thông qua thương lượng giữa cơ quan biên giới trung ương hai Bên; nếu không giải quyết được thì báo cáo lên hai Chính phủ.

       Điều 36:

        a) Hiệp định này sẽ được phê chuẩn và sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày hai Bên trao đổi thư phê chuẩn.

        b) Hiệp định này có giá trị trong 10 năm kể từ ngày có hiệu lực và tiếp tục có giá trị thêm từng 5 năm một nếu sáu tháng trước khi Hiệp định hết hạn, không Bên nào thông báo bằng Công hàm ý đinh muốn huỷ bỏ Hiệp định.

        Điều 37: Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, Biên bản về Quy chế đầu tiên về Quy chế Biên giới giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 03-7-1978 tại Viếng Chăn mặc nhiên không còn giá trị nữa.

        Làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 01-3-1990 thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
        
            THAY MẶT CHÍNH PHỦ                          THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM     CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
                       (Đã ký)                                                       (Đã ký)
               NGUYỄN CƠ THẠCH                                      PHUN XI PA XỚT
        BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO                  BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO


PHỤ LỤC
(Kèm theo Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào)
       * Toàn tuyến Biên giới Việt Nam - Lào gồm: 214 mốc.
        - Số đoạn: 10 đoạn.
        - Mốc đơn: 190 mốc.
        - Mốc đôi: 3 mốc.
        - Mốc ba: 6 mốc.
        
Phụ lục I

       A. Mốc quốc giới nằm trên lãnh thổ Việt Nam: 15 mốc

- Đoạn B: B-13 (1) ba mốc- Đoạn L: L-1 mốc đôi
- Đoạn G: G-7               L-5 mốc đôi  
- Đoạn H: H-1 mốc đôi- Đoạn M: M-6
              H-5- Đoạn Q: Q-7
- Đoạn K: K-1 (2) mốc ba- Đoạn R: R-1 mốc đôi
              K-1 (2) mốc ba               R-2 (1) mốc ba
              K-1 (3) mốc ba               R-7 (2) mốc ba
- Đoạn T: T-23

       B. Mốc quốc giới nằm trên lãnh thổ Lào: 21 mốc

- Đoạn B: B-13 (2) ba mốc- Đoạn L: L-1 mốc đôi
              B-13 (2) mốc ba               L-5 (2) mốc ba
- Đoạn E: G-4               L-5 (3) mốc ba
- Đoạn G: G-9- Đoạn Q: Q-8
- Đoạn H: H-1 mốc đôi- Đoạn R: R-1 mốc đôi
- Đoạn K: K-1 (2) mốc ba               R-2 (2) mốc ba
              K-2 (1) mốc ba               R-2 (3) mốc ba
              K-2 (3) mốc ba               R-7 (1) mốc ba
              K-4               R-7 (3) mốc ba
              K-5- Đoạn T: T-13
              T-22
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2016, 12:06:33 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #264 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2016, 09:11:01 am »

Phụ lục II
       A. Mốc quốc giới mang số chẵn: 88 mốc
Đoạn A          A-2, A-4, A-6
Đoạn BB-2, B-4, B-6, B-8, B-10, B-12
Đoạn CC-2, C-4, C-6, C-8
Đoạn DD-2, D-4, D-6, D-8
Đoạn EE-2, E-6, E-8
Đoạn GG-2, G-4, G-6, G-8, G-10, G-12
Đoạn HH-2, H-4, H-6, H-8
Đoạn II-2, I-4, I-6, I-8
Đoạn KK-6
Đoạn LL-2, L-6, L-8, L-10
Đoạn MM-2, M-4, M-8, M-10, M-12, M-14
Đoạn NN-2, N-4, N-6, N-8, N-10, N-12
Đoạn OO-2, O-4
Đoạn PP-2, P-4
Đoạn QQ-2, Q-4, Q-6, Q-10, Q-12, Q-14, Q-16
Đoạn RR-8, R-10, R-12, R-14, R-16
Đoạn SS-2, S-4, S-6, S-8, S-10
Đoạn TT-2, T-4, T-6, T-8, T-10, T-12, T-14, T-18, T-20, T-22, T-24, T-26
Đoạn UU-2, U-4, U-6

       B. Mốc quốc giới mang số lẻ : 90 mốc
Đoạn A          A-3, A-5, A-7
Đoạn BB-1, B-3, B-5, B-7, B-9, B-11
Đoạn CC-1, C-3, C-5, C-7, C-9
Đoạn DD-1, D-3, D-5, D-7, D-9
Đoạn EE-1, E-3, E-5, E-7, E-9
Đoạn GG-1, G-3, G-5, G-11
Đoạn HH-3, H-7
Đoạn II-1, I-3, I-5, I-7
Đoạn KK-3
Đoạn LL-3, L-7, L-9
Đoạn MM-1, M-3, M-5, M-7, M-9, M-11, M-13
Đoạn NN-1, N-3, N-5, N-7, N-9, N-11, N-13
Đoạn OO-1, O-3
Đoạn PP-1, P-3, P-5
Đoạn QQ-1, Q-3, Q-5, Q-9, Q-11, Q-13, Q-15, Q-17
Đoạn RR-9, R-11, R-13, R-15
Đoạn SS-1, S-3, S-5, S-7, S-9, S-11
Đoạn TT-1, T-3, T-5, T-7, T-9, T-11, T-15, T-17, T-19, T-21, T-25, T-27
Đoạn UU-1, U-3, U-5
Làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 1-3-1990.
       
               THAY MẶT                                          THAY MẶT
   ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆT NAM                          ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO
                (Đã ký)                                                       (Đã ký)
          LÊ MINH NGHĨA                           KHĂMVEOXIKHỐTCHUNLẠMALI
TRƯỞNG BAN BAN BIÊN GIỚI          CỤC TRƯỞNG CỤC BIÊN GIỚI QUỐC GIA
        HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG                                BỘ NỘI VỤ      

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2016, 09:21:31 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #265 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2016, 10:40:11 pm »


        5. Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 1-3-1990

       
Ký ngày 31-8-1997         

        Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào;

        Căn cứ khoản a Điều 35 Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 1-3-1990, đã quy định là Hiệp định có thể được sửa đổi và bổ sung theo thỏa thuận của hai Bên ký kết, đã quyết định sủa đổi bổ sung một số điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Bổ sung đoạn sau đây vào cuối khoản a Điều 1: Trường hợp xây dựng lại mốc tại vị trí cũ hoặc tại vị trí mới để thay mốc cũ, cũng như việc thực hiện những công việc xác định đường biên và mốc quốc giới mà Uỷ ban Liên hợp chưa hoàn thành, hai Bên sẽ làm văn bản ghi nhận theo thể thức mà Uỷ ban liên hợp đã quy định. Theo sự thoả thuận của hai Bên, khi thực hiện những công việc trên, sau khi được sự chấp thuận của Chính phủ hai nước, các văn bản này được coi là phụ lục bổ sung hoặc thay thế các phụ lục cùng tên đính kèm Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước Bổ sung ký ngày 24-01-1986.

        Điều 2:

        Bổ sung thêm đoạn 3 Điều 2: Hai Bên ký kết có biện pháp kiên quyết ngăn chặn mọi hành động làm thay đổi đường biên giới trên bộ; không cho phép Bên nào tuỳ tiện xây dựng thêm bất cứ công trình gì trong phạm vị 100 (một trăm) mét cách đường biên giới về mỗi Bên. Nếu Bên nào có nhu cầu muốn xây dựng trong phạm vi nói trên, cần thông báo và trao đổi trước với phía Bên kia trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích của nhau, phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh thực tế.

        Điều 3:

        Khoản a Điều 14 được sửa đổi như sau: Công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này được phép sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới Bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống hàng ngày, thăm viếng người thân, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.

        Điều 4:

        Bổ sung thêm khoản c Điều 18: c) Nếu hai Bên xét thấy cần thiết nâng cửa khẩu phụ thành cửa khẩu chính, từ cửa khẩu chính thành cửa khẩu quốc tế và đổi tên cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế, hai bên sẽ trao đổi bằng văn bản qua đường ngoại giao, khi Chính phủ hai nước chấp thuận mới được tổ chức thực hiện.

        Điều 5:

        Bổ sung thêm khoản d Điều 19: Công dân của hai tỉnh có chung đường biên giới được phép sử dụng Giấy thông hành biên giới do Công an cấp tỉnh cấp để qua lại cửa khẩu hình, cửa khẩu quốc tế công tác và thăm viếng hữu nghị. Giấy thông hành biên giới phải ghi rõ mục đích chuyến đi và chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi tỉnh biên giới đối diện.

        Điều 6:

        Khoản a và b Điều 21 được sửa đổi như sau: a) Trường hợp công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này muốn di cư sang khu vực biên giới Bên kia phải xin phép chính quyền cấp tỉnh Bên mình. Nếu thấy nguyện vọng của họ là chính đáng, Chính quyền cấp tỉnh của đương sự trao đổi với Chính quyền cấp tỉnh phía Bên kia, rồi báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để trình Chính phủ bên mình xem xét quyết định. Sau khi được Chính phủ hai nước chấp nhận thì mới được di cư.

        b) Khi một Bên thấy công dân Bên kia tự tiện di cư qua khu vực biên giới Bên mình thì phải thông báo ngay cho Bên kia biết để cùng nhau giải quyết trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và pháp luật của mỗi Bên.

        Điều 7:

        Khoản a Điều 27 được sửa đổi như sau: a) Việc thăm dò địa chất và khai khoáng trong khu vực biên giới chỉ được tiến hành trên lãnh thổ Bên mình. Khi một Bên có nhu cầu tiến hành thăm dò địa chất và khai khoáng trong phạm vi cách đường biên giới về phía mỗi bên 500 (năm trăm) mét, phải thông báo và trao đổi với phía bên kia trước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích của nhau, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Việc khai thác các mỏ khoáng sản nằm trên đường biên giới cần phải có sự thoả thuận và được phép của Chính phủ hai nước.

        Điều 8: Điều 29 được điều chỉnh và bổ sung như sau:

        Mỗi bên ký kết phải kiên quyết xử lý theo pháp luật của Bên mình đối với những người có hành động sai trái và người vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới giữa hai nước.

        Đối với những người vi phạm Quy chế qua lại biên giới, nếu là công dân của Bên nào thì trao cho Bên đó xử lý, trừ những trường hợp phạm pháp về hình sự.

        Khi giao nhận những người có hành động sai trái và người vi phạm nói trên phải lập biên bản ghi nhận hành động vi phạm của 1 đương sự, về tang vật thì xử lý theo pháp luật của Bên bắt giữ.

        Điều 9:

        Nghị định thư này sẽ có hiệu lực kể từ ngày hai Bên trao đổi Công hàm qua đường ngoại giao thông báo về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết của hai Bên ký kết.

        Làm tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày 31-8-1997 thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào. Hai văn bản đều có giá trí như nhau.

       
          THAY MẶT CHÍNH PHỦ                       THAY MẶT CHÍNH PHỦ
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                       NƯỚC CHDCND LÀO
                    (Đã ký)                                             (Đã ký)
            TRẦN CÔNG TRỤC                           PHÔNG XA VẮT BÚP PHẢ
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #266 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2016, 01:29:32 pm »

        
NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (SAU KHI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)

        
Chương thứ nhất

        
VIỆC BẢO VỆ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VÀ CÁC MỐC GIỚI

        Điều 1:

        a) Đường biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được quy định bởi Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước bổ sung ký ngày 24-1-1986 cùng các văn bản, phụ lục, tài liệu, bản đồ sơ đồ về phân giới trên thực địa và cắm mốc kèm theo các Hiệp ước nói trên bao gồm:

        - Nghị định thư ký ngày 24-1-1986 và Nghị định thư bổ sung ký ngày 16-10-1987.

        - Các biên bản phân giới và cắm mốc trên thực địa các đoạn biên giới đã miêu tả toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.

        - Các biên bản cắm mốc trên thực địa đã miêu tả từng mốc quốc giới.

        - Các mảnh sơ đồ đường biên giới Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/25.000 đã vẽ toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.

        - Các sơ đồ vị trí mốc quốc giới tỷ lệ 1/,5.000 và tỷ lệ 1/10.000 và vẽ vị trí từng mốc quốc giới.

        - Các ảnh của từng mốc quốc giới.

        Trường hợp xây dựng lại mốc tại vị trí cũ hoặc tại vị trí mới để thay mốc cũ, cũng như việc thực hiện những công việc xác định đường biên và mốc quốc giới mà Uỷ ban biên hợp chưa hoàn thành, hai Bên sẽ làm văn bản ghi nhận theo thể thức mà Uỷ ban liên hợp đã quy định. Theo sự thoả thuận của hai Bên, khi thực hiện những công việc trên, sau khi được sự chấp thuận của Chính phủ hai nước, các văn bản này được coi là phụ lục bổ sung hoặc thay thế các phụ lục cùng tên đính kèm Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước Bổ sung ký ngày 24-1-1986.

        b) Đường biên giới nói ở khoản a) điều này cũng là đường dùng để phân ranh giới vùng trời và lòng đất giữa hai nước vạch theo hướng thẳng đứng.

        Điều 2:

        Hai Bên ký kết có nhiệm vụ bảo đảm tôn trọng đường biên giới giữa hai nước, bảo vệ toàn bộ hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước.

        Việc giải quyết vấn đề đường biên giới thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước cao nhất. Các bộ, các ngành và các địa phương của hai Bên không được phép thoả thuận bất kỳ sự sửa đổi nào về đường biên giới, nếu có những thỏa thuận như vậy thì những thoả thuận đó hoàn toàn không có giá trị và phải huỷ bỏ.

        Hai Bên ký kết có biện pháp kiên quyết ngăn chặn mọi hành động làm thay đổi đường biên giới trên bộ; không cho phép Bên nào tuỳ tiện xây dựng thêm bất cứ công trình gì trong phạm vị 100 (một trăm) mét cánh đường biên giới về mỗi Bên. Nếu Bên nào có nhu cầu xây dựng trong phạm vi nói trên, phải thông báo và trao đổi trước với phía Bên kia trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích của nhau, phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh thực tế.

        Điều 3:

        Hai Bên ký kết phân công bảo quản các mốc quốc giới giữa hai nước như sau:

        a) Các mốc quốc giới đặt trên lãnh thổ Bên nào thì Bên đó chịu trách nhiệm bảo quản (Phụ lục 1).

        b) Các mốc quốc giới đặt chính tâm đường biên giới được phân công như sau (Phụ lục 2):

        - Bên Việt Nam chịu trách nhiệm đối với các mốc số chẵn.

        - Bên Lào chịu trách nhiệm đối với các mốc số lẻ.

        Nếu vì địa hình hiểm trở một Bên không đi tới được mốc mình được phân công phụ trách thì có thể giao cho Bên kia bảo quản thay theo sự thoả thuận của hai Bên.

        c) Nếu cần thiết, hai Bên ký kết sẽ cùng nhau thoả thuận điều chỉnh sự phân công nói trên.

        Điều 4:

        Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, mỗi Bên phát quang xung quanh mốc quốc giới do Bên mình phụ trách để dễ nhận thấy.

        Ở nơi nào cần thiết và có điều kiện thuận lợi, hai Bên ký kết phát quang dọc theo biên giới sâu vào lãnh thổ mỗi Bên 5 (năm) mét, dải phát quang này không phải là đường biên giới.

       Điều 5:

        Nội dung công tác bảo quản các mốc quốc giới là: giữ cho vị trí, loại mốc, hình dạng, kích thước, ký hiệu, chữ và mầu sắc của mốc quốc giới đúng với quy cách mà Uỷ ban Liên hợp đã thoả thuận trong các văn kiện phân giới và cắm mốc.

        Điều 6:

        a) Hai Bên ký kết cùng khôi phục sửa chữa mốc quốc giới hoặc phân công một Bên khôi phục, sửa chữa với sự có mặt của Bên kia. Đối với mốc bị phá hoại hoặc hư hại, sau khi khôi phục hoặc sửa chữa xong hai bên chụp ảnh lại mốc làm biên bản xác nhận sự khôi phục hoặc sửa chửa đó.

        b) Nếu vì lý do địa hình thực tế không thể làm lại mốc quốc giới ở vị trí cũ thì đội kiểm tra liên hợp cần đề nghị vị trí mới và chỉ được tiến hành xây đúng ở vị trí mới sau khi Chính phủ của hai Bên chuẩn y.

        Việc xây dựng lại mốc quốc giới phải tiến hành đúng theo Điều 5 hiệp định này và không được làm thay đổi đường biên giới. Nếu xây dựng lại mốc ở vị trí cũ thì ghi ký hiệu và chữ đúng như mốc cũ, nếu xây dựng mốc ở vị trí mới thì ghi năm xây dựng mới ở mặt mốc.

        Sau khi xây dựng xong phải làm Biên bản, vẽ sơ đồ vị trí và chụp ảnh mốc quốc giới theo thể thức mà Uỷ ban liên hợp đã quy định.

        c) Khi có cơ sở xác định rõ ràng mốc quốc giới bị công dân một Bên phá hoại hoặc làm hư hại Bên đó phải chịu toàn bộ phí tổn về việc khôi phục hoặc sửa chữa mốc quốc giới đó; trường hợp do nguyên nhân khách quan thì kinh phí do hai Bên cùng chịu.

        Điều 7:

        Mỗi Bên tổ chức tuần tra để bảo vệ biên giới và bảo quản các mốc quốc giới mà mình phụ trách. Đường tuần tra ở trên lãnh thổ Bên mình.

        Khi phát hiện mốc quốc giới có hiện tượng khác thường hoặc bị mất, Bên phát hiện cần thông báo ngay cho Bên kia để cùng kiểm tra xác nhận, làm Biên bản và báo cáo lên cấp trên của mình.

        Điều 8:

        Khi cần thiết, hai Bên tổ chức các đội kiểm tra liên hợp để tiến hành kiểm tra song phương đường biên giới hoặc các mốc quốc giới.

        Điều 9:

        a) Hai Bên ký kết thường xuyên tiến hành việc tuyên truyền giáo dục công dân ở dọc biên giới nước mình tham gia bảo vệ các mốc quốc giới và hết sức giúp đỡ các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra biên giới.

        b) Mỗi Bên ký kết xử lý theo pháp luật của nước mình những người cư trú trên lãnh thổ mình đã phá hoại, làm hư hại hoặc tự ý xê dịch, di chuyển mốc quốc giới, ngăn cản các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra biên giới.

        Điều 10:

        Hai Bên ký kết có những biện pháp kiên quyết ngăn chặn mọi hành động dẫn đến sự thay đổi đường biên giới trên các sông, suối biên giới.

        Bên nào vi phạm quy định trên đây gây thiệt hại cho Bên kia, phải có trách nhiệm bồi thường thích đáng và phá huỷ các công trình đã dẫn đến sự thay đổi đường biên giới, khôi phục lại nguyên trạng đường biên giới.

       Điều 11:

        Mỗi khi phát hiện thấy một đoạn sông, suối biên giới đổi dòng làm ảnh hưởng đến đường biên giới hai nước, các đồn Biên phòng gần nhau làm biên bản chung, có chữ ký của Đồn trưởng đồn Biên phòng hai Bên xác nhận việc đổi dòng và nguyên nhân của nó để báo cáo lên cấp trên của mỗi Bên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #267 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2016, 04:47:48 am »

        
Chương thứ hai
       
VIỆC QUA LẠI BIÊN GIỚI
       Điều 12:

        Hai Bên ký kết nhất trí rằng "khu vực biên giới" nói trong Hiệp định này là khu vi" bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương của Việt Nam và các bản hoặc đơn vị hành chính tương đương của Lào tiếp giáp với đường biên giới quốc giới giữa hai nước nhằm làm cho việc qua lại biên giới của công dân cư trú trong khu vực biên giới của hai Bên được thuận tiện, đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày của họ và đảm bảo an ninh cho mỗi khu vực biên giới.

        Hai Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau biết danh sách các xã, bản hoặc đơn vị hành chính tương đương nói trên và nói rõ thuộc huyện, tỉnh nào.

        Điều 13:

        Công dân cư trú trong khu vực biên giới của mỗi Bên từ 15 (mười lăm) tuổi trở lên được nhà đương cục có thẩm quyền của nước mình cấp một giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận có ký hiệu riêng gọi là giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới để phân biệt với công dân cư trú ngoài khu vực biên giới. Hai Bên ký kết thông báo cho nhau biết ký hiệu của giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận đó.

        Điều 14:

        a) Công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này được phép sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới Bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống hàng ngày, thăm viếng người thân, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.

        b) Hai Bên ký kết quy định thể thức, danh mục, giá trị và số lượng hàng và tiền tệ mà công dân ở khu vực biên giới mỗi Bên được pháp mang qua biên giới theo khoản a) điều này.

        Điều 15:

        a) Khi có dịch bệnh với người, vật nuôi, cây trồng ở trong khu vực biên giới một Bên, chính quyền địa phương Bên đó phải có biện pháp phòng chống kịp thời; đồng thời phải báo ngay cho chính quyền địa phương Bên kìa biết. Nếu được yêu cầu, Bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        b) Trong thời gian có dịch bệnh với người phải tạm dừng việc qua lại ở khu vực biên giới có dịch bệnh.

        Khi có vật nuôi, cây trồng nào bị dịch bệnh phải tạm ngừng việc mua bán, di chuyển qua biên giới vật nuôi, cây trồng đó.

        c) Việc tạm ngừng qua lại biên giới cũng như việc tạm ngừng mua bán, di chuyển vật nuôi, cây trồng trong phạm vi xã, bản biên giới hoặc đơn vị hành chính tương đương do chính quyền nơi đó quyết định và báo cáo ngay lên cấp trên của mình.

        Việc tạm ngừng qua lại tại các cửa khẩu chính ghi trong Điều 18 của Hiệp định này do Chính phủ mỗi Bên ký kết quyết định và thông báo cho Bên kia.

        Điều 16:

        Công dân của mỗi Bên ở khu vực biên giới bị bệnh hoặc tai nạn có thể trực tiếp liên hệ với cơ sở y tế của Bên kia nhờ giúp đỡ cứu chửa; sau đó báo cho chính quyền Bên mình biết để liên hệ làm thủ tục cần thiết với chính quyền Bên kia.

        Điều 17:

        a) Mỗi Bên ký kết giáo dục nhân dân ở khu vực biên giới Bên mình tránh không để gia súc sang khu vực biên giới Bên kia phá hoại hoa màu. Trường hợp gia súc phá hoại hoa màu, người chủ gia súc đó phải bồi thường thích đáng theo sự thoả thuận của các bên đương sự.

        b) Khi có gia súc ở khu vực biên giới Bên kia qua khu vực biên giới Bên này, nhà chức trách và công dân Bên này giữ lại và trông nom giúp, đồng thời báo ngay cho nhà chức tách Bên kia và chủ gia súc biết để sang nhập và chủ gia súc phải trả tiền công trông nom gia súc đó. Trong lúc gia súc còn dưới sự quản lý của mình, cấm bắt gia súc đó làm việc hoặc đánh đập làm cho gia súc đó bị thương hoặc bị chết; nếu cố tình làm cho gia súc bị thương hoặc bị chết người trông nom phải bồi thường thích đáng.

        c) Nếu các đương sự không thể tự giải quyết được, chính quyền địa phương hai Bên giúp đỡ họ giải quyết trên tinh thần hữu nghị anh em.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #268 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2016, 06:44:02 pm »


        Điều 18:

        Hai Bên ký kết thoả thuận mở 8 cửa khẩu chính trên các đường bộ sau đây:

        a)

Tên cửa khẩu phía Việt Nam         Đường giao thông        Tên cửa khẩu phía Lào
Tây ChangĐường 42Xốp Hun
Pa HángĐường 43Sốp Bau
Na MèoĐường 217Bản Lơi
Nậm CắnĐường 7Nậm Căn
Kẹo NưaĐường 8Keo Nưa (Na Pê)
Cha Lo (đèo Mụ Giạ)Đường 12Thông Khảm
Lao BảoĐường 9Huội Ka Ky (Bản A Lôn)
Bờ YĐường 18Giang Giơn

        b) Ở những nơi xa các cửa khẩu nói ở khoản a) điều này, nếu xét thấy cần thiết, chính quyền cấp tỉnh hai Bên có thể thoả thuận mở thêm những cửa khẩu phụ để thuận tiện cho công dân cư trú ở khu vực qua lại. Việc kiểm soát qua lại biên giới ở cửa khẩu phụ phải theo nguyên tắc kiểm soát chung.

        c) Nếu hai Bên xét thấy cần thiết nâng cửa khẩu phụ thành của khẩu chính, từ cửa khẩu chính thành cửa khẩu quốc tế và đổi tên cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế, hai Bên sẽ trao đổi bằng văn bản qua đường ngoại giao, khi Chính phủ hai nước chấp thuận mới được tổ chức thực hiện.

        Điều 19:

        Công dân của hai Bên ký kết khi qua lại biên giới phải tuân theo những quy định sau đây:

        a) Công dân cư trú trong khu vực biên giới của mỗi Bên ký kết khi đi sang khu vực biên giới của Bên kia với mục đích nêu trong Điều 14 của Hiệp định này phải có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận như quy định ở Điều 13 của Hiệp định này. Nếu đương sự muốn lưu lại khu vực biên giới nơi đến quá 7 (bảy) ngày thì phải xin giấy phép của chính quyền xã, bản nơi mình cư trú hoặc đồn Biên phòng gần nhất Bên mình. Thời hạn của giấy phép không quá 20 (hai mươi) ngày, nhưng có thể được chính quyền địa phương nơi đến gia hạn thêm không quá 15 ngày.

        Những người dưới 15 (mười lăm) tuổi chưa có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới được đi sang khu vực biên giới Bên kia với điều kiện là đi kèm với người có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới. Đương sự phải xuất trình giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới và giấy phép cho đồn Biên phòng hoặc chính quyền xã, bản nơi đến.

        b) Công dân của Bên ký kết này khi xuất, nhập cảnh lãnh thổ của Bên ký kết kia phải tuân theo các quy định có liên quan của mỗi Bên ký kết và các quy định đã được hai Bên thoả thuận.

        c) Hàng hoá, vật tư, thiết bị (trừ các loại hàng được phép mua, bán, trao đổi theo quy định của Điều 14 Hiệp định này) và các loại phương tiện vận chuyển nhập cảnh, xuất cảnh phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ của các cơ quan hữu quan, phải tuân theo luật lệ hải quan, kiểm dịch và luật lệ liên quan khác của mỗi Bên.

        d) Công dân của hai tỉnh có chung đường biên giới được phép sử dụng Giấy thông hành biên giới do Công an cấp tỉnh cấp để qua lại cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế công tác và thăm viếng hữu nghị. Giấy thông hành biên giới phải ghi rõ mục đích chuyến đi và chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi tỉnh có chung đường biên giới.

        Điều 20:

        Việc kiểm soát qua lại biên giới quy định sau:

        a) Người, hành lý, hàng hoá, phương tiện vận chuyển chỉ được qua lại biên giới của hai Bên ký kết khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ như Điều 19 của Hiệp định này quy định và phải qua đúng cửa khẩu đã được phép. Đương sự phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành và các giấy tờ cần thiết khác cho nhà chức trách và tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm nhiệm vụ kiểm soát tại các cửa khẩu.

        b) Hai Bên ký kết sẽ thoả thuận quy định những trường hợp đặc biệt được miễn thủ tục hải quan.

        Điều 21:

        a) Trường hợp công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này muốn di cư sang khu vực biên giới Bên kia phải xin phép chính quyền cấp tỉnh Bên mình. Nếu thấy nguyện vọng của họ là chính đáng, chính quyền cấp tỉnh của đương sự trao đổi với Chính quyền cấp tỉnh phía Bên kia, rồi báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để trình Chính phủ bên mình xem xét quyết định. Sau khi được Chính phủ hai nước chấp nhận thì mới được di cư.

        b) Khi một Bên thấy công dân Bên kia tự tiện di cư qua khu vực biên giới Bên mình thì phải thông báo ngay cho Bên kia biết để cùng nhau giải quyết trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và pháp luật của mỗi Bên.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2016, 06:51:54 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #269 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2016, 12:01:37 pm »

        
Chương thứ ba
       
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG SÔNG SUỐI BIÊN GIỚI, BẢO VỆ RỪNG, SĂN BẮN, KHAI KHOÁNG VÀ GIỮ GÌN AN NINH TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI


        Điều 22:

        Sông, suối biên giới là những sông, suối có đường biên giới đi giữa lạch sâu nhất vào lúc mức nước thấp nhất (nếu là sông, suối tàu thuyền đi lại được) hoặc giữa sông, suối nếu là sông, suối tàu thuyền không đi lại được).

        Trong việc khai thác sử dụng các sông, suối biên giới, mỗi lên ký kết cần áp dụng những biện pháp cần thiết bảo đảm tôn trọng lợi ích của cả hai Bên.

        Điều 23:

        a) Công dân cư trú hai bên bờ sông, suối biên giới được sử dụng nước sông, suối để đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt, sản xuất và giao thông.

        b) Việc làm các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác cỡ nhỏ trên các sông, suối biên giới phải được phép của chính quyền cấp tỉnh hữu quan của hai Bên ký kết trên cơ sở tôn trọng lợi ích của cả hai Bên ký kết và tránh không được làm thay đổi dòng chảy và ô nhiễm môi trường của các sông, suối đó.

        c) Việc xây dựng những công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác cỡ vừa hoặc lớn trên các sông, suối biên giới, kể cả các công trình xa đường biên giới nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng nước và môi trường của các sông, suối đó, phải được Chính phủ hai Bên ký kết thoả thuận.

        d) Hai Bên ký kết có những biện pháp bảo vệ môi trường các sông, suối biên giới.

        Trong việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên các sông, suối biên giới cám dùng chất nổ, chất độc hoá học, các loại lá, rễ cây có chất độc và các phương tiện khác có thể làm cho thuỷ sản chết hàng loạt.

        Điều 24:

        a) Đối với cầu biên giới, mỗi Bên ký kết quản lý nửa cầu về phía Bên mình.

        b) Bên ký kết này phải thông báo cho Bên ký kết kia về thời gian và nội dung sửa chữa, bảo dưỡng phần cầu do Bên mình quản lý. Sau khi sửa chữa, bảo dưỡng xong phải thông báo cho Bên kia biết.

        Phí tổn đối với việc sửa chữa, bảo dưỡng phần cầu thuộc Bên nào do Bên đó chịu.

        c) Việc xây dựng cầu mới hoặc xây lại cầu cũ bị hư hỏng cần có sự thoả thuận của hai Bên ký kết về vị trí, hình dáng, kích thước cấu trúc, trọng tải, thời gian và kinh phí. Hai Bên ký kết cần có sự hợp tác tích cực trong việc xây dựng cầu đó.

       Điều 25:

        a) Cấm công dân ở khu vực biên giới Bên này sang khu vực biên giới Bên kia làm ruộng, rẫy, vườn, săn bắn, đốn cây, khai thác lâm thổ sản, khoáng sản và thuỷ sản, trừ trường hợp được chính quyền cấp tỉnh hoặc Chính phủ hai Bên cho phép.

        b) Việc săn bắn trong khu vực biên giới phải chấp hành theo các quy định có liên quan của mỗi Bên hoặc các thoả thuận của hai Bên ký kết. Tuyệt đối cấm săn bắn các loại thú quý, hiếm trong khu vực biên giới. Hai Bên ký kết sẽ cùng nhau quy đỉnh các loại thú đó.

        Điều 26:

        Hai Bên ký kết tăng cường hợp tác bảo vệ rừng và có những biện pháp ngăn cấm mọi hành động gây hại cho rừng trong khu vực biên giới. Khi một Bên bị sâu bệnh phá hoại hoa màu, cây cối hoặc bị cháy rừng Bên đó phải nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh hoặc dập tắt đám cháy, đồng thời báo cho chính quyền xã, bản hoặc đồn Biên phòng nơi gần nhất Bên kia biết để kịp thời có biện pháp phòng ngừa. Nếu được yêu cầu Bên kia cần tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        Điều 27:

        a) Việc thăm dò địa chất và khai khoáng trong khu vực biên giới chỉ được tiến hành trên lãnh thổ Bên mình. Khi một Bên có nhu cầu tiến hành thăm dò địa chất và khai khoáng trong phạm vi cách đường biên giới về phía mỗi bên 500 (năm trăm) mét, phải thông báo và trao đổi với phía bên kia trước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích của nhau, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Việc khai thác các mỏ khoáng sản nằm trên đường biên giới cần phải có sự thoả thuận và được phép của Chính phủ hai nước.

        b) Khi một Bên tiến hành khảo sát bằng việc dùng máy bay chụp ảnh từ trên không ở khu vực biên giới của mình cần thông báo cho phía Bên kia biết trước. Nếu cần bay qua đường biên giới hoặc chụp ảnh khu vực biên giới của Bên kia thì phải được sự đồng ý của Bên kia thông qua đường ngoại giao.

       Điều 28:

        a) Hai Bên ký kết hợp tác chặt chẽ giữ gìn anh ninh khu vực biên giới giữa hai nước, ngăn ngừa và đập tan mọi hành động xâm phạm an ninh quốc gia, ngăn chặn buôn lậu.

        b) Khi một Bên phát hiện hoạt động của biệt kích, gián điệp và các phần tử xấu khác trong khu vực biên giới cần kịp thời thông báo phía Bên kia biết và phối hợp hoạt động truy quét.

        c) Công dân của một Bên phạm tội hình sự và bị bắt trong khu vực biên giới của Bên kia thì Bên bắt giữ tiến hành xét xử theo pháp luật của mình; sau khi xét xử xong trao trả đương sự cùng hồ sơ vụ án và tư trang của đương sự nếu có cho Bên kia.

        d) Cấm bắn súng và ném chất nổ qua Bên kia biên giới. Nếu một Bên muốn nổ mìn và luyện tập quân sự trong khu vực biên giới cần thông báo cho Bên kia biết.

        e) Mỗi Bên ký kết có nghĩa vụ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của những công dân thuộc khu vực biên giới Bên kia sang khu vực biên giới Bên mình một cách hợp pháp. Trường hợp họ gặp tai nạn cần tích cực và kịp thời giúp đỡ; đồng thời xác minh nguyên nhân tai nạn và thông báo ngay cho chính quyền Bên kia biết.

        g) Khi phát hiện thấy xác chết ở khu vực biên giới mà không rõ người chết là người của bên nào, Bên phát hiện phải thông báo ngay cho phía Bên kia biết để cùng nhau xác minh. Nếu người chết là người của bên nào thì bên đó chôn cất.

        Sau 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi thông báo, nếu Bên kia không đến thì Bên phát hiện làm các thủ tục cần thiết và được phép chôn cất.

        Điều 29:

        Mỗi bên ký kết phải kiên quyết xử lý theo pháp luật của Bên mình đối với những người có hành động sai trái và người vi phạm Hiệp định về Quy chế Biên giới Quốc gia giữa hai nước.

        Đối với những người vi phạm Quy chế qua lại biên giới, nếu là công dân của Bên nào thì trao cho Bên đó xử lý, trừ những trường hợp phạm pháp về hình sự.

        Khi giao nhận những người có hành động sai trái và người vi phạm nói trên phải lập biên bản ghi nhận hành động vi phạm của đương sự, về tang vật thì xử lý theo pháp luật của Bên bắt giữ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM