Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:57:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310324 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #250 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2016, 07:24:03 am »

       
PHỤ LỤC 1

BẢN KÊ 48 MẢNH BẢN ĐỒ TỶ LỆ 1/100.000 MÀ HAI BÊN ĐÃ THOẢ THUẬN SỬ DỤNG ĐÃ ĐỐI CHIẾU VÀ KÝ XÁC NHẬN

        Bản đồ phía Việt Nam

TTTên bản đồ------Số hiệuNăm đoNăm xuất bảnCQXB Chữ ViệtCQXB Chữ PhápTính chấtChú thích
1Mường Ou Tây12-E1938Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinechính quy
2Mường Tè13-W1934, 1936ntntnt
3Mường Hun Xiêng Hung22-W1955ntnttạm thời
4Mường Hun Xiêng Hung22-E19541954ntntnt
5Luân Châu23-E1950, 19541955ntntnt
6Điện Biên Phủ34-W1933, 19541954ntntntô vuông UTM
7Bản Kha Na33-E19541954ntntntnt
8Mường Khoa44-E19541954ntntnt
9Sốp Cộp45-W19541954ntntnt
10Sốp Cộp45-E19541955ntntnt
11Mường Son57-E19541955ntntnt
12Sam Neua58-W19541955ntntnt
13Mường Hét46-W19541955ntntnt
14Mường Hét46-E1928, 19361954ntntnửa chính quy
15Vạn Yên47-W1908, 19091948ntntchính quyô vuông Bonne
16Hồi Xuân59-W1953, 19541955ntnttạm thời
17Sam Neua58-E1939, 19431950ntntchính quyô vuông Bonne
18Sam Teu70-W1953, 19541955ntnttạm thời
19Sam Teu70-E1953, 19541955ntntnt
20Quỳ Châu79-E1952, 19541955ntntnt
21Quỳ Châu79-W1953, 19541955ntntnt
22Nọng Hét78-E1937, 19541955ntntnt
23Nọng Hét78-W1937, 19521953ntntnt
24Khe Kiên86-W1937, 19521953ntntnt
25Khe Kiên86-E1942, 19541954ntntnt
26Cửa Rào87-W1935, 19541955Sài Gòn in lạiServicegeographieque de L’indochinent
27Pha Bo94-W19531953Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinent
28Pha Bo94-E19531953ntntnt
29Vinh95-W1905, 19381950ntntnt
30Na Pê102-E1922, 19441950ntntNửa chính quyô vuông Bonne
31Hương Khê103-W1925, 19431950ntntTạm thời
32Hương Khê103-E1909, 19431950ntntchính quy
33Mụ Giạ110-E1909, 19431954ntntnt
34Ron111-W1910, 1938ntntnt
35Kê Bang114-W1922, 19351954ntntntÔ vuông UMT
36Kê Bang114-E1910, 19541954ntntntnt
37Tchépone118-Entntntnt
38Quảng Trị119-W1910, 19351950Tạm thờiô vuông Bonne
39Lao Bảo124-W1911, 19431950ntntNtnt
40Lao Bảo124-E1911, 19431950ntntnt
41Haute Sê Kông130-E19501952ntntnt
42An Diêm131-W19501952ntntnt
43Ban Phone135-E19501953ntntnt
44Bến Giàng136-W19501953ntntTạm thời
45Bến Giàng136-E1936, 19521952ntntntô vuông Bonne
46Đak Sút142-E1936, 19521953ntntntô vuông UTM
47Đak Sút142-W19501954ntntnt
48Đak Tô148-W19501954ntntntô vuông UTM
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2016, 07:30:29 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #251 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2016, 05:41:20 am »


        Bản đồ phía Lào

TTTên bản đồSố hiệuNăm đoNăm xuất bảnCQXB Chữ ViệtCQXB Chữ PhápTính chấtChú thích
1Mường Ou Tây12-E1936, 19421953Mỹ in lạiServicegeographieque de L’indochine AMSchính quyô vuông UTM
2Mường Tè13-W1922. 19431950Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinentô vuông Bonne
3Nam Po22-W1924, 19541955Sài Gòn in lạiServicegeographieque national du Vietnamtạm thờiô vuông UTM
4Mường Hun Xiêng Hung22-E19541954Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinent
5Luân Châu23-E1950, 19541955ntntntô vuông UTM
6Điện Biên Phủ34-W1933, 19541954ntntntnt
7Bản Kha Na33-E1953, 19541954ntntntnt
8Mường Khoa44-E19541954ntntntnt
9Sốp Cộp45-W1953, 19541954ntntntnt
10Sốp Cộp45-E1953, 19541955ntntntnt
11Mường Son57-E19541955ntntTạm thờint
12Sam Neua58-W19541955ntntnt
13Mường Hét46-W19541955ntntntô vuông UTM
14Mường Hét46-E1928, 19361954ntntnửa chính quynt
15Vạn Yên47-W1923, 1954, 19091954ntntTạm thờint
16Hồi Xuân59-W1953, 19541955ntntnt
17Sam Neua58-E1939. 19431950ntntChính quy
18Sam Teu70-W1953, 19541955ntnttạm thời
19Sam Teu70-E1953, 19541955ntntnt
20Quỳ Châu79-E1952, 19541955ntntnt
21Quỳ Châu79-W1953, 19541955ntntnt
22Nọng Hét78-E1937, 19541955ntntnt
23Nọng Hét78-W1937, 19321953ntntnt
24Khe Kiên86-W1937, 19521953ntntntô vuông UTM
25Khe Kiên86-E1942, 19541954ntntnt
26Cửa Rào87-W19351955Sài Gòn in lạiServicegeographieque national du Vietnamntô vuông UTM
27Pha Bo94-W19531953Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinentnt
28Pha Bo94-E19531953ntntntnt
29Vinh95-W1905, 19381953ntntChính quynt
30Na Pê102-E1922, 19441953Mỹ in lạiServicegeographieque de L’indochine AMSNửa chính quyô vuông UTM
31Hương Khê103-W1925, 19431950ntntntnt
32Hương Khê110-E1909, 19431950Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinechính quynt
33Mụ Giạ110-E1909, 19431953Mỹ in lạiServicegeographieque de L’indochine AMSntnt
34Ron111-W19431953ntntntnt
35Kê Bang114-W1922, 19351954ntntntnt
36Kê Bang114-E1910, 19541954Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinentnt
37Tchépone118-E19421953Mỹ in lạiServicegeographieque de L’indochine AMSntnt
38Quảng Trị119-W1910, 19351950Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinent
39Lao Bảo124-W1911, 1943195…ntntntô vuông UTM
40Lao Bảo124-E1911, 19431950ntntntô vuông Bonne
41Haute Sê Kông130-E19501952ntntô vuông UTM
42An Diêm131-W19501952ntntnt
43Ban Phone135-E19501953ntntnt
44Bến Giàng136-W19501953ntntnt
45Bến Giàng136-E1936, 19521952ntntntô vuông Bonne
46Đak Sút142-E1936, 19521953ntntnt
47Đak Sút142-W19501954ntntntô vuông UTM
48Đak Tô148-W19501954ntntntnt
[/td][/tr][/table]

Làm tại Viêng Chăn ngày 18-7-1977

           THAY MẶT                                                THAY MẶT
ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆT NAM                           ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO
         LƯU VĂN LỢI                        THONG SA VẮT - KHẢY KHĂM PHI THUN
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #252 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2016, 07:59:27 am »

        2. Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào

        Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,

        Căn cứ thực tế của công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào như Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (dưới đây gọi tắt là Hiệp ước hoạch định) ký ngày 18-7-1977 đã hoạch định;

        Đã quyết định ký Hiệp ước bổ sung này nhằm xác nhận những sự sửa đổi đường biên giới mà hai bên đã thoả thuận trong quá trình phân giới trên thực địa so với đường biên giới đã được hoạch định theo Hiệp - ước hoạch định và cử các đại diện toàn quyền:

        Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

        Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cử đồng chí Phun Xi Pa Xớt, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

        Các đại diện toàn quyền của hai bên, sau khi trao đổi giấy uỷ quyền thấy là hợp lệ, đã cùng nhau thoả thuận những điều sau đây:

        Điều I:

        Đường biên giới ở khu vực ba bản Na-luống, Na-ún, Na-son từ điểm có tọa độ 20°53'38"5 - 103°07’18"0 (mốc C-5) đến điểm có tọa độ 20049'58"2 - 103°14’24"2 (mốc C-7) thể hiện trên ba mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5650 IV-A, 5650 IV-B, 5650 IV-D của đoạn C (tương ứng với tọa độ 23G21183" - 111G97'27" và tọa độ 23G15'04" – 112G10'44" đo trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Sộp Cộp 45-W, số 9) giữa tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và tỉnh Luông-pha-bang (Lào) đã được sửa đổi như sau:

        "Từ mỏm núi đầu nguồn Ta La và suối Lao Thạo tọa độ 20°53'38"5 - 103°07'18"0, đường biên giới theo sống núi hướng bắc Đông Bắc đến mỏm núi tọa độ 20°54'27"5 - 103°07158"3, chuyển hướng Đông Nam theo sống núi xuống gặp ngã ba suối Ta La - suối Chén tọa độ 20°54'19"2 - 103°08'08"1. Từ đó đường biên giới chuyển hướng Đông xuôi theo dòng suôn Chén đến ngã ba suối Chín - suối Hua tọa độ 20°54'12"5 - 103°09'38’’0; rồi chuyển hướng Đông Bắc xuôi theo dòng suối Hua đến ngã ba suối Hua - suối không tên tọa độ 20°54'51"7 - 103010'14"9; chuyển hướng chung hướng Đông Nam ngược dòng suối không tên đến đỉnh núi tọa độ 20°54'01"8 - 103011'33"0; chuyển hướng chung hướng Đông Đông Nam theo sống núi qua đỉnh núi tọa độ 20°54'14'19 - 103°12'08"2, điểm cao 1288 đến yên ngựa cạnh đường mòn tọa độ 20°53'50"2 - 103°13'06"6; chuyển hướng chung hướng Đông Nam theo sống núi qua điểm tọa độ 20°53'18"5 - 103°13'02"2, điểm cao 1447 đến đỉnh núi tọa độ 20°52'19"3 - 103°14'21"8; chuyển hướng chung hướng Nam theo sống núi qua mỏm núi tọa độ 20°50'27"8 - 103°13'54"1, điểm cao 1472 đến điểm trên sống núi đầu nguồn suối Hùa và suối Vai tọa độ 20°49'58"2 - 103°14'24"2".

        Để bản Na-luông, bản Na-ún, bản Na-son thuộc về Lào.

        Điều II

        Đường biên giới ở khu vực Na-cay, Na-hói từ mỏm núi tọa độ 20°53'571'3 - 103°55'20"3 đến đỉnh núi tọa độ 20°53'37"4 - 103°56'52"7 thể hiện trên mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5750 I-B của đoạn D (tương ứng với tọa độ 23G22'40" - 112G86'20" và tọa độ 23G21'62" - 112G88'95" đo trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Mương Hét 46-W, số 13) giữa tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa-phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

        "Từ mỏm núi tọa độ 20°53157"3 -103°55'20"3, đường biên giới đi theo sống núi hướng chung hướng Đông qua đỉnh núi tọa độ 20°53'37"1 103°56'53"5, yên ngựa đèo Co Mun cạnh đường mòn tọa độ 20°54'05"2 - 103°56'19'12, điểm cao 855 đến đỉnh núi tọa độ 20°53'37"4 - 103°56’52’’7".

        Để phần đất phía Bắc đường biên giới theo Hiệp ước hoạch định thuộc về Lào.

        Điều III:

        Đường biên giới khu vực Phu Ta Mê từ điểm có tọa độ 20°55'331'0 - 104°17'12"2 đến mỏm núi tọa độ 20°55'22"5 - 104°17'46"0 thể hiện trên mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5850 I-A của đoạn E (tương ứng với tọa độ 23G25'36" - 113G26'52" và tọa độ 23G24'75" - 113G27'66" đo trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Mường Hét 46-E, số 14) giữa tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa-phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

       “Từ điểm có tọa độ 20°55’33’’0 - 104°17'12"2, đường biên giới theo hướng chung hướng Đông Đông Nam theo sống núi qua đỉnh núi tọa độ 20°55'34"5 - 104°17'19'’0, mỏm núi tọa độ 20°55'26"8 - 104°17'32"3 đến mỏm núi tọa độ 20°55'22"5 - 104°17'46"0".

       Để toàn bộ bản Kẹo Muông thuộc về Việt Nam.

      Điều IV:

       Đường biên giới ở khu vực Na Hàm từ đỉnh Phu xa vít tọa độ 20°25'11"4 - 104°42'23"2 đến đỉnh núi tọa độ 20°21'41"2 - 104°37'22"8 thể hiện trên bốn mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5949 IV-A, 5949 IV-B, 5949 IV-C, 5949 IV-D của đoạn G (tương ứng với tọa độ 23G68'95'1 - 113G73'37" và tọa độ 22G62'67" - 113G64'23" đo trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Hồi Xuân 59- W, số 16) giữa tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và tỉnh Húa-phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

       "Từ đỉnh Phu xa vít tọa độ 20°25'11"4 - 104°42'23"2, đường biên giới xuôi theo dòng suối không tên đến gặp suối Khiết tại tọa độ 20°24'25"1 - 104°43'26’’2; chuyển hướng Nam Tây Nam lên theo sống núi đến mỏm núi tọa độ 20°23'53"2 - 104°43'08"0; chuyển hướng chung hướng Tây theo sống núi đến đỉnh núi tọa độ 20°24'09"2 – 104°41'20"3; chuyển hướng chung hướng Tây Nam theo sống núi xuống cắt suối Khua tại tọa độ 20°24'02"5 - 104°41'19"0, lên theo sống núi rồi lại xuống gặp ngã ba suối Xia tớp - suối Pa khốm tại tọa độ 20°23'24"5 - 104°40'44"8, ngược dòng suối Pa Khắm đến điểm tọa độ 20°23'00"9 - 104°39'56"3, rồi tiếp tục lên theo sống núi qua mỏm núi tọa độ 20°22'39"7 - 104°39'04"4, xuống cắt khe nhỏ tại tọa độ 20°22'31"3 - 104°39"10"7, lên theo sống núi rồi lại xuống cắt suối Son tại tọa độ 20°22'05"1 - 104°38'10"8, rồi lên theo sống núi đến đỉnh núi tọa độ 20°21’41’’21 - 104°37’22’’8’’.

       Để phần đất phía Đông Nam đường biên giới theo Hiệp ước hoạch định thuộc về Lào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #253 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2016, 07:41:06 am »

       
        Điều V:


        Đường biên giới ở khu vực Văng áng Ngước từ đỉnh núi tọa độ 20°10’08"8 - 104°49'27’’9 đến mỏm núi tọa độ 20°08'39"5 - 104°52'47"5 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5949 II-A, 5949 II-B của đoạn H (tương ứng với tọa độ 22G41'08" - 113G86'52" và tọa độ 22G38'29" - 113G92'38" đo trên mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Sam Teu 70-E, số 19) giữa tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và tỉnh Húa-phăn Lào) đã được sửa đổi như sau:
"Từ đỉnh núi tọa độ 20°10'08"8 - 104°49127"9 đường biên giới theo sống núi hướng chung hướng Đông Nam qua yên ngựa tọa độ 20°09'37"3 - 104°49'36'’5, mỏm núi tọa độ 20°09’18"6 - 104°50'21"8 xuống gặp suối áng Ngước Tớp tại tọa độ 20°08'54"5 - 104°50'42"9, rồi xuôi dòng suối áng Ngước Tớp đến gặp Nậm Niêm tại toạ độ 20°08'44"3 - 104°51'301'9, rồi xuôi dòng Nậm Niêm đến ngã ba Nậm Niêm - suối áng Ngước Noi toạ độ 20°08'45"3 - 104°51'32"7, ngược dòng suối áng Ngước Noi đến mỏm núi tọa độ 20°08'30"0 - 104°52'07"2, chuyển hướng chung hướng Đông Đông Bắc theo sống núi đến mỏm núi tọa độ 20°08’39’’5 - 104°52’47’’5’’.

        Điều VI:

        Đường biên giới ở khu vực Piêng Tần, bản Đục từ mỏm núi tọa độ 20°05'00"0 - 104°59'04"1 đến đỉnh núi đầu nguồn Nặm Hàn tọa độ 19°59'42"6 - 104°55’26"5 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5949 II-D, 5948 I-B của đoạn H (tương ứng với tọa độ 22G31'47" - 114G04'31" và tọa độ 22G21'95" - 113G98'00" đo trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Sam Teu 70-E, số 19) giữa tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và tỉnh Húa-phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

        "Từ mỏm núi tọa độ 20°05'00"0 - 104°59'04"1 đường biên giới theo hướng chung hướng Nam Tây Nam theo sống núi qua đỉnh núi tọa độ 20°04'45"0 - 104°59'07"5 đến cắt suối Pa Hốc tại tọa độ 20°03'36’’0 - 104°58'36"7, lên theo sống núi rồi lại xuống cắt suối Kheo tại toạ độ 20°03'09"1 - 104°58'02"9, lên cắt đường ô-tô cũ tại tọa độ 20°03'07"4 - 104°58'02"1; chuyển hướng chung hướng Tây Nam theo sống núi qua đỉnh Phu Huột tọa độ 20°02'41’’5 - 104°57'09’’6, rồi xuống cắt suối Cánh Cóm tại tọa độ 20°02'01’’0 - 104°56'18’’0, lên theo sống núi qua đỉnh núi Cánh Pha toạ độ 20°01'34'15 - 104°55'59"5, đỉnh núi tọa độ 20°00'48"3 - 104°55’18’’9, đỉnh núi tọa độ 20°00'07"6 - 104°55'12"5 đến đỉnh núi tọa độ 20°00'00"0 - 104°54'56"1; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến đỉnh núi tọa độ 19°59'39"0 - 104°55'08’’21 chuyển hướng chung hướng Đông Đông Bắc theo sống núi đến đỉnh núi đầu nguồn Nặm Hàn tọa độ 19059'42"6 - 104°55’26’’5".

        Để bản Ruộng, bản Khẹo, bản Đục thuộc về Việt Nam.

        Điều VII:

        Điều III của Hiệp ước hoạch định được sửa đổi như sau:

        1) Đường biên giới trên tất cả các đoạn sông, suối biên giới từ Bắc đến Nam được hoạch định thống nhất theo nguyên tắc sau đây:

        a) Sông biên giới mà tàu thuyền đi lại được thì đường biên giới đi giữa lạch của sông hoặc đi giữa lạch chính của sông nếu sông có nhiều nhánh vào lúc mức nước thấp nhất.

        b) Sông, suối biên giới mà tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi giữa sông, suối.

        Đường biên giới trên tất cả các đoạn sông, suối biên giới được miêu tả và thể hiện đi về một bên bờ trong Hiệp ước hoạch định và trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước cũng như trong các Biên bản phân giới trên thực địa và cắm mốc và sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 có liên quan làm trước khi có Hiệp ước bổ sung này đều không có giá trị.

        Việc huỷ bỏ những mốc không cần thiết và xây những mốc mới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo khoản 1, điều VII của Hiệp ước bổ sung này sẽ do hai bên bàn bạc quyết định.

        2) Khi đi qua cầu bắc trên các sông, suối biên giới đường biên giới đi chính giữa cầu, không kể đường biên giới đi dưới sông, suối như thế nào.

        3) Những cù lao và bãi bồi ở hai bên đường biên giới trên các sông, suối biên giới, nếu ở phía Việt Nam thì thuộc về Việt Nam, nếu ở phía Lào thì thuộc về Lào.

        Những cù lao và bãi bồi nằm trên sông, suối biên giới mà đường biên giới đi qua thì quy định chia những cù lao và bãi bồi đó nh đã nói ở đoạn một, khoản 3, điều VII này.

        Những cù lao và bãi bồi mới xuất hiện sau khi giải quyết xong hoàn toàn đường biên giới cũng được giải quyết theo nguyên tắc nói ở đoạn một, khoản 3, điều VII này.

        4) Trường hợp sông hoặc suối biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo dòng mới nếu hai Bên không có thoả thuận nào khác.

        Điều VIII:

        Việc xử lý các mốc không cần thiết cũng như việc cắm các mốc quốc giới mới nói ở điều VII trên đây sẽ được ghi vào một Nghị định thư có chữ ký của đại diện hai nước. Nghị định thư này có hiệu lực từ ngày Chính phủ hai nước trao đổi công hàm phê duyệt và trở thành phụ lục của Hiệp ước hoạch định và Hiệp ước bổ sung này.

        Điều IX:

        Các điều khoản khác của Hiệp ước hoạch định không được Hiệp ước bổ sung này sửa đổi vẫn có hiệu lực.

        Điều X:

        Đường biên giới được sửa đổi nêu từ Điều I đến Điều VI nói trên được thể hiện trên mười ba mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5650 IV-A, 5650 IV-B, 5650 IV-D, 5750 I-B, 5850 I-A, 5949 IV-A, 5949 IV-B, 5949 IV-C, 5949 IV-D, 5949 II-A, 5949 II-B, 5949 IL-D, 5948 I-B.

        Mười ba mảnh sơ đồ nói trên là phụ lục của Hiệp ước bổ sung này và lần lượt đánh số là:

        - Phụ lục 1 gồm ba mảnh mang số hiệu 5650 IV-A, 5650 IV-B, 5650 IV-D của khu vực ba bản Na-luông, Na-ún, Na-son.

        - Phụ lục 2 là mảnh mang số hiệu 5750 I-B của khu vực Na-cay, Na-hói.

        - Phụ lục 3 là mảnh mang số hiệu 5850 I-A của khu vực Phu Ta Mê.

        - Phụ lục 4 gồm 4 mảnh mang số hiệu 5949 IV-A, 5949 IV-B, 5949 IV C 5949 IV-D của khu vực Na Ham.

        - Phụ lục 5 gồm hai mảnh mang số hiệu 5949 II-A, 5949 II-B của khu vực Văng áng Ngước.

        - Phụ lục 6 gồm hai mảnh mang số hiệu 5949 II-D, 5949 I-B của khu vực Giêng Tần - Bản Đục.

        Điều XI:

        Hiệp ước bổ sung này sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn. Việc trao đổi thư phê chuẩn sẽ tiến hành tại Hà Nội, thủ đô nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

        Làm tại Viếng Chăn, thủ đô nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 24-01-1986, thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào, cả hai văn bản Việt Nam và Lào đều có giá trị như nhau.

               ĐƯỢC UỶ NHIỆM CỦA                   ĐƯỢC UỶ NHIỆM CỦA
        CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC   CHỦ TỊCH NƯỚC CHDCND LÀO
            NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM       
                        (Đã ký)                                         (Đã ký)
                NGUYỄN CƠ THẠCH                        PHUN XI-PA-XỚT
          BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO  PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘTRƯỞNG
                                                            BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Ba, 2016, 05:50:45 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #254 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2016, 05:56:08 am »

        3. Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào ký ngày 24-01-1986.

        Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,

        Căn cứ điều VIII Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 24-01-1986 (dưới đây gọi tắt là Hiệp ước bổ sung);

        Sau khi xem xét các Biên bản ghi nhận kết quả việc xử lý các mốc không cần thiết và cắm các mốc quốc giới mới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung từ ngày 27-12-1986 đến ngày 6-4-1987;

        Đã quyết định ký Nghị định thư bổ sung này nhằm công nhận đường biên giới quốc gia giữa hai nước trên các đoạn sông, suối biên giới nêu trong điều I Nghị định thư bổ sung này đã được chính thức xác định trên thực địa và của các đại diện toàn quyền:

        Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử đồng chí Lưu Văn Lợi, Trưởng ban Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng;

        Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cử đồng chí Khăm-phốn But-đa-khăm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

        Các đại diện toàn quyền của hai Bên, sau khi trao đổi giấy uỷ quyền thấy là hợp lệ đã cùng nhau thoả thuận những điều sau đây:

        Điều I: Hai Bên ký kết đã thoả thuận xác định đường biên giới trên thực địa trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung theo hướng từ Bắc xuống Nam như sau:

        Đoạn B:

        a) Đường biên giới trên sông Nậm Thin (Nậm Chim), Nậm Mốc từ tọa độ 21°39'18"8 - 102°59'04’’4 đến tọa độ 21°34'55"3 - 102°59’26"3 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lê 1/25.000 mang số hiệu 55'52 II-B, 5552 II-D được xác định lại như sau:

        "Từ điểm tọa độ 21°39'18’’8 - 102°59'04"4 (mốc B-7) đường biên giới đi thẳng đến ngã ba Huội Lam - Nậm Thin (Nậm Chim) tọa độ 21°39’17"2 - 102°59'07"3, rồi xuôi dòng Nậm Thin (Nậm Chim) đến ngã ba Nậm Thin (Nậm Chim) - Nậm Mốc, rồi ngược dòng Nậm Mốc đến ngã ba Nậm Mốc - Nạm Ti tọa độ 21°34'56"3 - 102°59'28"5, rồi đi thẳng đến tọa độ 21°34'55"3 - 102°59'26"3 (mốc B-8)".

        b) Đường biên giới trên sông Nậm Nua, Huội Moi từ toạ độ 21°18'09"4 - 102°54'04’’6 đến tọa độ 21°13'41’’4 - 102°55’02"8 thể hiện trên bốn mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5551 I-D, 5551 I-C, 5551 II-A, 5551 II-B được xác định lại như sau:

        "Từ điểm tọa độ 21°18'09’’4 - 102°54'04"6 (mốc B-12), đường biên giới đến ngã ba Nậm Nua - Huội Keng Bươn tọa độ 21°18'08’’0 - 102°54'02"3, xuôi dòng Nậm Nua đến ngã ba Nậm Nua - Huội Moi tọa độ 21°14'43"9 - 102°49'41"9, rồi ngược dòng Huội Moi đến đầu ngọn suối Huội Moi tọa độ 21°13'41"4 - 102°55'02"8".

        Đoạn I

        Đường biên giới trên Huội May từ tọa độ 19°41'38"3 - 104°22'37"0 đến tọa độ 19°39'57"4 - 104°19'27"8, thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5848 II-B, 5848 II-A được xác định lại như sau:
“Từ ngã ba Huội Pa - Huội May tọa độ 19°41'38"3 - 104°22'37"0, đường biên giới xuôi dòng Huội May đến ngã ba Huội May - sông Cả (Nậm Nơn) tọa độ 19°39’57"0 - 104°19'25’’6".

        Đoạn K

        a) Đường biên giới trên sông Cả (Nậm Nơn) từ tọa độ 19°39'57"4 - 104°19'27"8 đến tọa độ 19°40'48"5 - 104°04'30"7 thể hiện trên ba mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5848 II-A, 5848 III-B, 5848 III-A được xác định lại như sau:

        “Từ ngã ba Huội May - sông Cả (Nậm Nơn) tọa độ 19°39'57"0 - 104°19’25"6, đường biên giới ngược dòng sông Cả (Nậm Nơn) đến ngã ba sông Cả (Nậm Nơn) - Huội Sống tọa độ 19°40'48"9 - 104°04'31"0".
b) Đường biên giới trên Huội Khắc, Nậm Tăm, Huội Mẹt từ tọa độ 19°32'43"9 - 104°06'37’’6 đến tọa độ 19°30'05"8 - 104°07'37"7 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5848 LII-C, 5848 III-D được xác định lại như sau:

        "Từ ngã ba Huội Duộc - Huội Khắc tọa độ 19°32'43"1 - 104°06'38"1, đường biên giới xuôi dòng Huội Khắc đến ngã ba Huội Khắc - Nậm Tăm tọa độ 19°32'22"0 - 104°06’50"8 rồi ngược dòng Nậm Tăm đến ngã ba Nậm Tăm - Huội Mẹt tọa độ 19°31'11’’2 - 104°06’32"7, rồi ngược dòng Huội Mẹt đến ngã ba Huội Mẹt - suối không tên tọa độ 19°30'05"8 - 104°07'37"7"

        c) Đường biên giới trên suối Phí Nhả Vai, Nậm Cắn từ tọa độ 19°29'27"1 - 104°06'07"0 thể hiện trên mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5847 IV-A được xác định lại như sau:

        "Từ điểm tọa độ 19°29'27"1 - 104°06'07’’0, đường biên giới xuôi dòng suối Phí Nhả Vai đến ngã ba suối Phí Nhả Vai - Nậm Cắn tọa độ 19°28'41"0 - 104°05'21"4, rồi xuôi dòng Nậm Cắn đến cắt đường số 7 (điểm giữa cầu Nậm Cắn) tọa độ 19°28'06’’9 - 104°05'22"8".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #255 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2016, 05:25:00 am »

        Đoạn L

        a) Đường biên giới trên Nậm Cắn từ đường số 7 tọa độ 19°28'09"4 - 104°05’19"4 đến cửa suối ngầm tọa độ 19°27'51’’2 - 104°05'06’’0 thể hiện trên mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5847 IV-A được xác định lại như sau:

        "Từ điểm giữa cầu Nậm Cắn (đường số 7) tọa độ 19°28'06"9 - 104°05'22"8 đường biên giới tiếp tục xuôi dòng Nậm Cắn đến chỗ nước chảy ngầm vào núi đá (cửa suối ngầm) tọa độ 19°27’51’’2 - 104°05'06"0".

        b) Đường biên giới trên Nậm Mộ, Huội Hằng, Huội Na Than từ điểm tọa độ 19°24'54’’6 - 104°04’27"4 đến điểm tọa độ 19°18'26"0 - 103°54’18"4 thể hiện trên ba mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5847 IV-A, 5747 I-B, 5747 I-D được xác định lại như sau:

        "Từ tọa độ 19°24'54"6 - 104°04'27"4 (mốc L-3) đường biên giới đi thẳng đến điểm giữa Nậm Mộ tọa độ 19°24'53"0 - 104°04'26"1, rồi ngược dòng Nậm Mộ đến ngã ba Nậm Mộ - Huội Hằng toạ độ 19°17'58"1 - 103°54’18"1, rồi ngược dòng Huội Hằng đến ngã ba Huội Hằng - Huội Na Than (Huội Buộc - Huộc), rồi ngược dòng Huội Na Than (Huội Buộc - Huộc) đến điểm tọa độ 19°18'28"0 - 103°54'18’’4. Từ đó đường biên giới chuyển hướng lên sống núi".

        Đoạn R

        Đường biên giới trên sông Sê-pôn, suối A Giơi từ cửa suối Ka Tăng tọa độ 16°37'05"0 - 106°35'39"7 đến điểm tọa độ 16°28'03"8 - 106°46'41"8 thể hiện trên bốn mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 6342 III-C, 6342 III-D, 6341 IV-B, 6341 I-A được xác định lại như sau:

        "Từ điểm tọa độ 16°37’07"3 - 106°35'41"5 (điểm này cách cửa suối Ka Tăng khoảng 100 mét ghi theo Biên bản phân giới trên thực địa và cắm mốc hai đoạn Q và R ký ngày 31-3-1979) đường biên giới xuôi dòng suối Ka Tăng đến ngã ba suối Ka Tăng - sông Sêpôn tọa độ 16°37'03"3 - 106°35'38"4, rồi ngược dòng Sê-pôn đến ngã ba sông Sê-pôn - suối A Giơi đến điểm tọa độ 16°28’02’’6 - 106°46'39’’5, từ đó đường biên giới chuyển hướng lên sống núi".

        Đoạn S

        Đường biên giới trên sông A-ling từ tọa độ 16°16'04"2 - 107°09'04"6 đến điểm tọa độ 16°11'32"1 - 107°09'09"2 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25,000 mang số hiệu 6441 IV-D, 6441 III-B được xác định lại như sau:
"Từ mốc S-4 tọa độ 16°16'04"6 - 107°09'04"0 đường biên giới đi thẳng đến điểm giữa sông A-ling tọa độ 16°16'01"0 - 107°09'03’’9, rồi xuôi dòng sông A-ling đến ngã ba sông A-ling - sông A-sáp tọa độ 16°11'32"1 - 107°09'09"2, rồi đường biên giới chuyển hướng lên sống núi".

        Các tọa độ ghi trong điều I này đều được đo trên sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 đính theo Nghị định thư bổ sung này.

        Đường biên giới trên các sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII của Hiệp ước bổ sung đã được thể hiện lên các sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 nói ở trên bằng ký hiệu vẽ vào giữa hoặc hai bên bờ sông, suối đó.

        Điều II:

        1) Xác nhận việc xử lý các mốc và cắm các mốc quốc giới mới trên tất cả các đoạn sông, suối biên giới nêu trong Điều II Nghị định thư bổ sung này được tiến hành theo đúng quy cách mà hai Bên đã thoả thuận ngày 31-3-1979 và 24-01-1986.

        a) Đoạn B: đã cắm nhóm ba mốc B-13 bằng bê tông cốt thép ở ngã ba Nậm Nua - Huội Moi.

        b) Đoạn K:

        + Đã cắm hai nhóm ba mốc bằng bê tông cốt thép:

                - Nhóm ba mốc K- 1 cắm ở ngã ba Huội May - sông Cả (Nậm Nơn).
                - Nhóm ba mốc K-2 cắm ở ngã ba sông Cả (Nậm Non) - Huội Sổng.

        + Đã sửa lại sổ đo trên sườn hai mốc:

                - K-4 cắm trên đất Lào, về phía Tây Bắc của ngã ba Huội Duộc - Huội Khắc.
                - K-5 cắm trên đất Lào, về phía Nam của ngã ba Nậm Tăm - Huội Mẹt.

        c) Đoạn L:

        - Nhóm ba mốc L-5 bằng bê tông cốt thép ở ngã ba Nậm Mộ - Huội Hằng.
        - Mốc đôi L-1 bằng bê tông cốt thép ở hai đầu cầu Nậm Cắn (đường số 7).
        + Đã phá huỷ mốc L-4 cắm trên đất Lào, về phía Tây Bắc của ngã ba Nậm Mộ - Năm Khiến.

        d) Đoạn Q:

        + Đã cắm lại mốc Q-8.

        + Đã thay thế 3 (ba mốc gỗ đã cắm trước đây: Q-14, Q-16, Q-17 bằng mốc bê tông cốt thép.

        e) Đoạn R

        + Đã cắm hai nhóm ba mốc bằng bê tông cốt thép:

                - Nhóm ba mốc R-2 cắm ở ngã ba suối Ka Tăng - sông Sê-pôn.
                - Nhóm ba mốc R-7 cắm ở ngã ba sông Sê-pôn - suối A-giơi.
Mốc đôi R-1 bằng bê tông cốt thép ở hai đầu cầu Huội Xà-ợt (đường 9).

        + Đã phá huỷ 4 mốc:

                - R-3 cắm ở bản Ka Túp (Việt Nam) bên bờ hữu ngạn sông Sê-pôn.
                - R-4 cắm ở bãi bồi (xã Tân Thành, Việt Nam) bên bờ hữu ngạn sông Sê-pôn.
                - R-5 cắm ở gần cửa suối Bi Hiên (Việt Nam) bên bờ hữu ngạn sông Sê-pôn.
                - R-6 cắm ở thôn Pa Lọ Vạc (Việt Nam) bên bờ hữu ngạn sông Sê-pôn.

        2) Việc cắm mốc mới (nhóm ba mốc, mốc đôi) cũng như việc sửa lại số đo ở sườn các mốc đều được ghi vào Biên bản, có sơ đồ vị trí mốc tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 và 4 (bốn) hoặc 6 (sáu) kiểu ảnh chụp các mốc đó kèm theo Biên bản.

        Riêng việc xử lý các mốc không cần thiết chỉ được ghi vào Biên bản không có sơ đồ kèm theo.

        Những văn bản pháp lý nói trên đây đều có chữ ký của Đội trưởng đội cắm mốc, Tổ trưởng kỹ thuật đo đạc và bản đồ, Tổ trưởng kỹ thuật xây mốc hai Bên và của Đại diện Đoàn đại biểu Việt Nam và Đoàn đại biểu Lào trong Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #256 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2016, 09:00:33 am »

        Điều III:

        1) Các Biên bản cắm mốc mới, xử lý các mốc không cần thiết, Biên bản bổ sung Biên bản cắm mốc, sơ đồ vị trí mốc, ảnh mốc nói ở khoản 2 Điều II trên đây là bộ phận cấu thành của Nghị định thư bổ sung và trở thành những phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (dưới đây gọi tắt là Hiệp ước hoạch định biên giới), Hiệp ước bổ sung và lần lượt đánh số là:

        Phụ lục 1 có một tập gồm 20 (hai mươi) mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 vẽ đường biên giới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo Điều VII Hiệp ước bổ sung (có bản kê kèm theo).

        Phụ lục 2 có:

        - Một tập gồm 17 (mười bảy) Biên bản cắm mốc mới, Biên bản xử lý các mốc không cần thiết, Biên bản bổ sung Biên bản cắm mốc (có bản kê kèm theo)...

        - Một tập gồm 33 (ba mươi ba) sơ đồ vị trí mốc (có bản kê kèm theo).

        - An-bom để 14 (mười bốn) bộ ảnh mốc.

        2) 20 (hai mươi) mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5552 II- B, 5552 IL-D, 5551 I-D, 5551 I-D, 5551 I-C, 5551 II-A, 5551 II-B, 5848 II A, 5848 III-B, 5848 III-A, 5848 III-C, 5848 III-D, 5847 IV-A, 5747 I- B, 5747 I-D, 6342 III-C, 6342 III-D, 6341 IV-B, 6341 I-A, 6441 IV-D, 6441 III-B và 12 (mười hai) sơ đồ vị trí mốc B-7, B-8, B-12, K-4, K-5, K-6, L-2, L-3, L-6, R-8, S-4, S-5 vẽ đường biên giới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo Điều VII Hiệp ước bổ sung nói ở điều I Nghị định thư bổ sung này sẽ thay thế cho 20 (hai mươi) mảnh sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu tương ứng và 12 (mười hai) mảnh sơ đồ vị trí mốc mang số hiệu tương ứng đính theo Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa hai nước Việt Nam - Lào ký ngày 24-01-1986.

        Điều IV:

        1) Nghị định thư bổ sung này là một phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới và Hiệp ước bổ sung sẽ được Chính phủ hai nước phê duyệt và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi Công hàm phê duyệt.

        2) Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa Việt Nam - Lào sẽ chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư bổ sung này có hiệu lực.

        Về việc tiến hành những công việc còn phải giải quyết của Uỷ ban liên hợp nói trong các khoản 2 và 5 điều II và khoản 1 điều IV Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới ký ngày 24-01-1986, hai bên ký kết thoả thuận giao cho cơ quan Biên giới Trung ương hai nước đảm nhiệm.

        Làm tại Viếng Chăn, thủ đô nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 16-10-1987 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt Nam và tiếng Lào, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

        ĐƯỢC UỶ NHIỆM                                       ĐƯỢC UỶ NHIỆM               CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG                     CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
  NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                             NƯỚC CHDCND LÀO
              (Đã ký)                                                    (Đã ký)
         LƯU VĂN LỢI                             KHĂM-PHỐN BÚT-ĐA-KHĂM




Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #257 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2016, 04:20:16 am »

       
BẢN KÊ CÁC VĂN BẢN CỦA PHỤ LỤC 1

        Một tập gồm 20 (hai mươi) mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 vẽ đường biên giới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo diều VII Hiệp ước bổ sung:

        Đoạn B có 06 mảnh mang số hiệu: 5552 II-B, 5552 II-D, 5551 I-D, 5551 I-C, 5551 II-A, 5551 II-B.

        Đoạn I có 01 mảnh mang số hiệu 5848 II-A.

        Đoạn K có 04 mảnh mang số hiệu 5848 III-B, 5848 III-A, 5848 III- C, 5848 III-D.

        Đoạn L có 03 mảnh mang số hiệu 5847 IV-A, 5747 I-B, 5747 I-D.

        Đoạn R có 04 mảnh mang số hiệu 6342 III-C, 6342 III-D, 6341 IV-B, 6341 I-A.

        Đoạn S có 02 mảnh mang số hiệu 6441 IV-D, 6441 III-B.

        Làm tại Viếng Chăn, ngày 16 tháng 10 năm 1987.
        
                   THAY MẶT                                           THAY MẶT
        ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆT NAM                       ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO
                    (Đã ký)                                                (Đã ký)
            THÁI TĂNG KHIÊM                KHĂM-VẸO XI-KHỐT CHUN-LẢ-MA-Ll


BẢNG KÊ CÁC VĂN BẢN CỦA PHỤ LỤC 2

        1/ Tập P. L 2/A gồm 17 (mười bảy) Biên bản cắm mốc:

        Đoạn B có 01 biên bản cắm nhóm ba mốc B- 13.

        Đoạn K có:

        02 Biên bản cắm 02 nhóm ba mốc K-1 và K-2.

        02 Biên bản về việc sửa lại số đo ở sườn 02 mốc K-4, K-5.

        Đoạn L có:

        01 Biên bản cắm mốc đôi L-1.

        01 Biên bản phá huỷ mốc L-4.

        01 Biên bản cắm nhóm ba mốc L-5.

        Đoạn Q có:

        01 biên bản cắm mốc Q-8.

        03 Biên bản về việc thay 03 mốc gỗ Q-14, Q-16, Q-17 bằng bê tông cốt thép.

        Đoạn R có:

        01 Biên bản cắm mốc đôi R-1.

        02 Biên bản cắm 02 nhóm ba mốc R-2, R-7.

        01 Biên bản phá huỷ 04 mốc không cần thiết R-3, R-4, R-5, R-6.

        01 Biên bản bổ sung Biên bản cắm mốc S-4.

        II. Tập P.L 2/B gồm 33 (ba mươi ba) sơ đồ vị trí mốc.

        Đoạn B có:

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc B-13, B-13 (1), B-13 (2), B-13 (3).

        03 sơ đồ vị trí các mốc B-7, B-8, B-12 (vẽ lại đường biên giới trên sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung).

        Đoạn K có:

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc K-1: K-1 (1), K-1 (2), K- 1(3).

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc K-2: K-2(1), K-2(2), K-2(3).

        03 sơ đồ vị trí mốc các mốc K-4, K-5, K-6 (vẽ lại đường biên giới trên sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung).

        Đoạn L có:

        01 sơ đồ vị trí mốc đôi L-1.

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc L-5: L-5(1), L-5(2), L-5(3).

        03 sơ đồ vị trí mốc các mốc L-2, L-3, L-6 (vẽ lại đường biên giới trên sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung).

        Đoạn Q có 01 sơ đồ vị trí mốc Q-8.

        Đoạn R có:

        01 sơ đồ vị trí mốc đôi R-1.

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc R-2: R-2(1), R-2(2), R-2(3).

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc R-7: R-7 (1), R-7 (2), R-7 (3).

        01 sơ đồ vị trí mốc R-8 (vẽ lại đường biên giới trên sông, suối biên giới được sủa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung).

        Đoạn S có 02 sơ đồ vị trí mốc các mốc S-4, S-5 (vẽ lại đường biên giới trên sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung) III/ Tập P.L 2/C có một quyển an-bom để 14 (mười bốn) bộ ảnh mốc:

        Đoạn B có 01 bộ ảnh mốc B-13.

        Đoạn K có 04 bộ ảnh mốc: K-1, K-2, K-4, K-5.

        Đoạn L có 02 bộ ảnh mốc: L-1, L-5.

        Đoạn Q có 04 bộ ảnh mốc: Q-8, Q-14, Q-16, Q-17.

        Đoạn R có 03 bộ ảnh mốc: R-1, R-2, R-7.

        Làm tại Viếng Chăn, ngày 16 tháng 10 năm 1987.

                  THAY MẶT                                           THAY MẶT
        ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆT NAM                       ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO
                    (Đã ký)                                               (Đã ký)
            THÁI TĂNG KHIÊM                KHĂM-VẸO XI-KHỐT CHUN-LẢ-MA-Ll
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #258 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2016, 08:18:25 pm »


        4. Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 01-3-1990.

        Chính phủ Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào;

        Căn cứ Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18-7-1977;

        Căn cứ Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 24-1-1986;

        Với lòng mong muốn không ngừng củng và phát triển mồi quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trên cơ sở những nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác về mọi mặt theo nguyên 'tắc cùng có lợi và hết lòng giúp đỡ lẫn nhau;

        Để xây dựng biên giới hữu nghị lâu dài giữa hai nước, góp phần bảo vệ an ninh biên giới, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước và tạo thuận lợi cho việc sinh sống của nhân dân hai Bên biên giới;

        Đã quyết định ký Hiệp ước về Quy chế biên giới quốc gia giữa hai nước và cử đại diện toàn quyền ký Hiệp định này:

        Hội đồng Bộ trưởng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

        Hội đồng Bộ trưởng Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cử đồng chí Phun Xi Pa Xớt, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
       

       
Chương thứ nhất

       
VIỆC BẢO VỆ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VÀ CÁC MỐC GIỚI

        Điều 1:

        a) Đường biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân lào được quy định bởi Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân lào ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước bổ sung ký ngày 24-01-1986 cùng các văn bản, phụ lục, tài liệu, bản đồ, sơ đồ về phân giới trên thực địa và cắm mốc kèm theo các Hiệp ước nói trên bao gồm:

        - Nghị định thư ký ngày 24-01-1986 và Nghị định thư bổ sung ký ngày 16-10-1987.

        - Các biên bản phân giới và cắm mốc trên thực địa các đoạn biên giới đã miêu tả toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.

        - Các biên bản cắm mốc trên thực địa đã miêu tả từng mốc quốc giới.

        - Các mảnh sơ đồ đường biên giới Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/25.000 đã vẽ toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.

        - Các sơ đồ vị trí mốc quốc giới tỷ lệ 1/5.000 và tỷ lệ 1/10.000 và vẽ vị trí từng mốc quốc giới.

        - Các ảnh của từng mốc quốc giới.

        b) Đường biên giới nói ở khoản a) điều này cũng là đường dùng để . phân ranh giới vùng trời và lòng đất giữa hai nước vạch theo hướng thẳng đứng.

        Điều 2:

        Hai Bên ký kết có nhiệm vụ bảo đảm tôn trọng đường biên giới giữa hai nước, bảo vệ toàn bộ hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước.

        Việc giải quyết vấn đề đường biên giới thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước cao nhất. Các Bộ, các ngạnh và các địa phương của hai Bên không được phép thoả thuận bất kỳ sự sửa đổi nào về đường biên giới, nếu có những thoả thuận như vậy thì những thoả thuận đó hoàn toàn không có giá trị và phải huỷ bỏ.

        Điều 3:

        Hai Bên ký kết phân công bảo quản các mốc quốc giới giữa hai nước như sau:

        a) Các mốc quốc giới đặt trên lãnh thổ Bên nào thì bên đó chịu trách nhiệm bảo quản (Phụ lục 1).

        b) Các mốc quốc giới đặt chính tâm đường biên giới được phân công như sau (Phụ lục 2):

        - Bên Việt Nam chịu trách nhiệm đối với các mốc số chẵn.

        - Bên Lào chịu trách nhiệm đối với các mốc số lẻ. Nếu vì địa hình hiểm trở một Bên không đi tới được mốc mình được phân công phụ trách thì có thể giao cho Bên kia bảo quản thay theo sự thoả thuận của hai Bên.

        c) Nếu cần thiết, hai Bên ký kết sẽ cùng nhau thoả thuận điều chỉnh sự phân công nói trên.

        Điều 4:

        Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, mỗi Bên phát quang xung quanh mốc quốc giới do Bên mình phụ trách để dễ nhận thấy.

        Ở nơi nào cần thiết và có điều kiện thuận lợi, hai Bên ký kết phát quang dọc theo biên giới sâu vào lãnh thổ mỗi Bên 5 (năm) mét, dải phát quang này không phải là đường biên giới.

        Điều 5:

        Nội dung công tác bảo quản các mốc quốc giới là: giữ cho vị trí, loại mốc, hình dạng, kích thước, ký hiệu, chữ và mầu sắc của mốc quốc giới đúng với quy cách mà Uỷ ban liên hợp đã thoả thuận trong các văn kiện phân giới và cắm mốc.

        Điều 6:

        a) Hai Bên ký kết cùng khôi phục sửa chữa mốc quốc giới hoặc phân công một Bên khôi phục, sửa chữa với sự có mặt của Bên kia. Đối với mốc bị phá hoại hoặc hư hại, sau khi khôi phục hoặc sửa chữa xong hai bên chụp ảnh lại mốc làm biên bản xác nhận sự khôi phục hoặc sửa chữa đó.

        b) Nếu vì lý do địa hình thực tế không thể làm lại mốc quốc giới ở vị trí cũ thì đội kiểm tra liên hợp cần đề nghị vị trí mới và chỉ được tiến hành xây đúng ở vị trí mới sau khi Chính phủ của hai Bên chuẩn y.

        Việc xây dựng lại mốc quốc giới phải tiến hành đúng theo Điều 5 Hiệp đình này và không được làm thay đổi đường biên giới. Nếu xây dựng lại mốc ở vị trí cũ thì ghi ký hiệu và chữ đúng như mốc cũ, nếu xây dựng mốc ở vị trí mới thì ghi năm xây dựng mới ở mặt mốc.

        Sau khi xây dựng xong phải làm Biên bản, vẽ sơ đồ vị trí và chụp ảnh mốc quốc giới theo thể thức mà Uỷ ban liên hợp đã quy định.

        c) Khi có cơ sở xác định rõ ràng mốc quốc giới bị công dân một Bên phá hoại hoặc làm hư hại Bên đó phải chịu toàn bộ phí tổn về việc khôi phục hoặc sửa chữa mốc quốc giới đó; trường hợp do nguyên nhân khách quan thì kinh phí do hai Bên cùng chịu.

        Điều 7:

        Mỗi Bên tổ chức tuần tra để bảo vệ biên giới và bảo quản các mốc quốc giới mà mình phụ trách. Đường tuần tra ở trên lãnh thổ Bên mình.

        Khi phát hiện mốc quốc giới có hiện tượng khác thường hoặc bị mất, Bên phát hiện cần thông báo ngay cho Bên kia để cùng kiểm tra xác nhận, làm biên bản và báo cáo lên cấp trên của mình.

        Điều 8:

        Khi cần thiết, hai Bên tổ chức các đội kiểm tra liên hợp để tiến hành kiểm tra song phương đường biên giới hoặc các mốc quốc giới.

        Điều 9:

        a) Hai Bên ký kết thường xuyên tiến hành việc tuyên truyền giáo dục công dân ở dọc biên giới nước mình tham gia bảo vệ các mốc quốc giới và hết sức giúp đỡ các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra biên giới.

        b) Mỗi Bên ký kết xử lý theo pháp luật của nước mình những người cư trú trên lãnh thổ mình đã phá hoại, làm hư hại hoặc tự ý xê dịch, di chuyển mốc quốc giới, ngăn cản các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra biên giới.

        Điều 10:

        Hai Bên ký kết có những biện pháp kiên quyết ngăn chặn mọi hành động dẫn đến sự thay đổi đường biên giới trên các sông, suối biên giới.

        Bên nào vi phạm quy định trên đây gây thiệt hại cho Bên kia, phải có trách nhiệm bồi thường thích đáng và phá huỷ các công trình đã dẫn đến sự thay đổi đường biên giới, khôi phục lại nguyên trạng đường biên giới.

        Điều 11:

        Mỗi khi phát hiện thấy một đoạn sông, suối biên giới đổi dòng làm ảnh hưởng đến đường biên giới hai nước, các Đồn Biên phòng gần nhau làm biên bản chung, có chừ ký của Đồn trưởng Đồn Biên phòng hai Bên xác nhận việc đổi dòng và nguyên nhân của nó để báo cáo lên cấp trên của mỗi Bên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #259 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2016, 06:38:27 pm »


       
Chương thứ hai

       
VIỆC QUA LẠI BIÊN GIỚI
        Điều 12:

        Hai Bên ký kết nhất trí rằng "khu vực biên giới" nói trong Hiệp định này là khu vực bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương của Việt Nam và các bản hoặc đơn vị hành chính tương đương của Lào tiếp giáp với đường biên giới quốc giới giữa hai nước nhằm làm cho việc qua lại biên giới của công dân cư trú trong khu vực biên giới của hai Bên được thuận tiện, đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày của họ và đảm bảo an ninh cho mỗi khu vực biên giới.

        Hai Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau biết danh sách các xã, bản hoặc đơn vị hành chính tương đương nói trên và nói rõ thuộc huyện, tỉnh nào.

        Điều 13:

        Công dân cư trú trong khu vực biên giới của mỗi Bên từ 15 (mười lăm) tuổi trở lên được nhà đương cục có thẩm quyền của nước mình cấp một giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận có ký hiệu riêng gọi là giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới để phân biệt với công dân cư trú ngoài khu vực biên giới. Hai Bên ký kết thông báo cho nhau biết ký hiệu của giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận đó.

        Điều 14:

        a) Công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới Bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết cho đời sống hàng ngày, cho sản xuất, thăm viếng người thân, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.

        b) Hai Bên ký kết quy định thể thức, danh mục, giá trị và số lượng hàng và tiền tệ mà công dân ở khu vực biên giới mỗi Bên được phép mang qua biên giới theo khoản a) điều này.

        Điều 15:

        a) Khi có dịch bệnh với người, vật nuôi, cây trồng ở trong khu vực biên giới một Bên, chính quyền địa phương Bên đó phải có biện pháp phòng chống kịp thời; đồng thời phải báo ngay cho chính quyền địa phương Bên kia biết. Nếu được yêu cầu, Bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        b) Trong thời gian có dịch bệnh với người phải tạm dừng việc qua lại ở khu vực biên giới có dịch bệnh. Khi có vật nuôi, cây trồng nào có dịch bệnh phải tạm ngừng việc mua bán, di chuyển vật nuôi, cây trồng trong phạm vi xã, bản biên giới hoặc đơn vị hành chính tương đương do chính quyền nơi đó quyết định và báo ngay lên cấp trên của mình. Việc tạm ngừng qua lại tại các cửa khẩu chính ghi trong Điều 18 của Hiệp định này do Chính phủ mỗi Bên ký kết quyết định và thông báo cho Bên kia.

        Điều 16:

        Công dân ở mỗi Bên khu vực biên giới bị bệnh hoặc tai nạn có thể trực tiếp liên hệ với cơ sở y tế của Bên kia nhờ giúp đỡ cứu chữa; sau đó báo cho chính quyền Bên mình biết để liên hệ làm thủ tục cần thiết với chính quyền Bên kia.

        Điều 17:

        a) Mỗi Bên ký kết giáo dục nhân dân ở khu vực biên giới Bên mình tránh không để gia súc sang khu vực biên giới Bên kia phá hoại hoa màu. Trường hợp gia súc phá hoại hoa màu, người chủ gia súc đó phải bồi thường thích đáng theo sự thoả thuận của các bên đương sự.

        b) Khi có gia súc ở khu vực biên giới Bên kia qua khu vực biên giới Bên này, nhà chức trách và công dân Bên này giữ lại và trông nom giúp, đồng thời báo ngay cho nhà chức trách Bên kia và chủ gia súc biết để sang nhận và chủ gia súc phải trả tiền công trông nom gia súc đó. Trong lúc gia súc còn dưới sự quản lý của mình, cấm bắt gia súc đó làm việc hoặc đánh đập làm cho gia súc đó bị thương hoặc bị chết; nếu cố tình làm cho gia súc bị thương hoặc bị chết người trông nom phải bồi thường thích đáng.

        c) Nếu các đương sự không thể tự giải quyết được, chính quyền địa phương hai Bên giúp đỡ họ giải quyết trên tinh thần hữu nghị anh em.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM