Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:56:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310323 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #240 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2016, 09:23:15 am »

       Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, thay mặt đoàn chúng tôi, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn những đánh giá công bằng của đoàn Khơ-me về sự không thay đổi, luôn tôn trọng biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi đối với Campuchia. Tôi cũng xin cảm ơn đoàn bạn đã nói rõ những quan điểm khác nhau hai bên nêu ra và giải thích chút ít về phát biểu của chúng tôi hôm nay trước khi trả lời một cách chi tiết hơn vào phiên họp tới.

        Trước hết, về vấn đề biên giới, ngài trưởng đoàn bạn đã nhấn mạnh và nhắc lại việc đánh giá của chúng tôi về mặt chưa đầy đủ và bất công của đường biên giới. Chúng tôi muốn giải thích rõ là chúng tôi muốn nói đến các đường biên giới nói chung, giữa tất cả các quốc gia. Còn có những đoạn biên giới không phản ánh đầy đủ các đặc trưng thuận lợi và công bằng giữa các quốc gia. Đối với nhân dân vùng biên giới, còn có thể có một số điều kiện không thuận lợi, một vài điều kiện không đáp ứng đời sống hàng ngày của họ. Như vậy, đối với người dân cư Khơme cũng như đối với dân cư chúng tôi trong một số đoạn biên giới có thể có những điều không thuận lợi như vậy. Vì vậy, đối với chúng ta trong tương lai sẽ phải xem xét lại vấn đề này và giải quyết theo lợi ích chung của hai bên. Ngài cũng đã đề cập đến đường biên giới. Chúng tôi đã trình bày quan điểm của chúng tôi như trên, chúng tôi đề nghị, với sự ước chừng đầu tiên, thừa nhận đường biên giới trên một bản đồ mà hai bên có thể chấp nhận vì tính chính xác và đơn giản của bản đồ. Như vậy, chúng ta có một căn cứ tham khảo để đông cứng vấn đề biên giới.

        Đối với Nghị định thư, chúng tôi luôn luôn muốn biết những chi tiết có thể ghi trong Nghị định thư để chúng tôi có thể xin ý kiến Chủ tịch đoàn về vấn đề này. Đối với các quyền của các dân tộc thiểu số ở Nam Việt Nam, chúng tôi đã đưa ra những nội dung các quyền và nghĩa vụ trên nguyên tắc bình đẳng tuyệt đối giữa tất cả các cộng đồng, khiến cho người thiểu số Khơme không mất một quyền nào khác so với các dân tộc khác. Mặt khác, nguyên tắc bình đẳng đó cũng nghiêm cấm một nhóm dân tộc có những đặc quyền làm tổn hại cho các nhóm dân tộc khác. Tôi xin lưu ý đoàn Khơ-me về tình hình cộng đồng dân tộc thiểu số đang sống trong các vùng giải phóng hiện nay. Chúng tôi thừa nhận cho họ có nhiều quyền lợi hơn so với những quyền mà dân tộc thiểu số được hưởng trong thời kỳ thực dân. Như vây, đoàn Khơ-me được bảo đảm rằng tất cả các quyền trên đều được thừa nhận đối với người thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam. Không có ngoại lệ nào trong việc thừa nhận các quyền đã được thừa nhận đối với các dân tộc khác. Như vậy, ở đây không thể thừa nhận những quyền riêng cho nhóm dân tộc này hay nhóm dân tộc khác được Tôi muốn nói rõ là theo nguyên tắc bình đẳng tuyệt đối giữa tất cả các nhóm dân tộc, chúng tôi không thể đặt vấn đề thoả thuận về các quyền khác với các quyền đã được thừa nhận đối với tất cả các dân tộc của chúng tôi.

        Còn vấn đề các Hiệp định cũ mà Chính phủ Ngô Đình Diệm và các Chính phủ khác đã ký kết. Chúng tôi đề nghị gác lại những vấn đề này, trước hết vì lý do thực tiễn, nghĩa là vì việc kiểm tra những vấn đề này đặt ra quá nhiều sự phức tạp phải xử lý trong lúc này. Ngoài ra còn một vấn đề khác về chủ đề này là các văn bản do Chính phủ cũ ký dưới sức ép của Hoa Kỳ là vấn đề cần được các người đại diện tương lai của nhân dân Nam Việt Nam xem xét lại bởi vì nhân dân Nam Việt Nam từ chối không thừa nhận mọi điều do chính quyền cũ đã ký đi ngược lại lợi ích chung. Để làm rõ điểm này, chúng tôi xin khẳng định lại ý nguyện của chúng tôi là sẽ hợp tác với đoàn Khơ-me tìm biện pháp giải quyết tất cả các vấn đề đặt ra hiện nay. Chúng tôi xin nói rõ, cũng như đoàn Khơme đã nhấn mạnh, rằng trong mọi tình huống xảy ra chúng tôi thừa nhận và tôn trọng các biên giới chung giữa Nam Việt Nam và Campuchia, Mặt trận chúng tôi và nhân dân Nam Việt Nam trong các vùng giải phóng chúng tôi đã luôn luôn tôn trọng một cách nghiêm chỉnh. Chúng tôi đã khẳng định và khẳng định lại thiện chí của chúng tôi về việc tìm một giải pháp cho những vấn đề do đoàn Khơme mới nêu ra. Chúng tôi luôn luôn hy vọng, trên cơ sở tình hữu nghị và sự tin cậy của Mặt trân chúng tôi đối với nhân dân và Chính phủ Vương quốc Campuchia, chúng ta luôn luôn tìm ra một giải pháp cho tất cả khó khăn mà chúng ta sẽ vượt qua.

        Trong khi chờ đợi Uỷ ban Trung ương chúng tôi cho chỉ thị mới, chúng tôi sẵn sàng cùng với đoàn Khơ-me bằng mọi cách tìm ra một giải pháp mà hai bên chúng ta đều có thể chấp nhận được.

        Vì vậy, thay mặt đoàn chúng tôi, tôi xin khẳng định lại mong muốn lớn lao của chúng tôi trong các vòng đàm phán này, là đi tới các kết luận thoả đáng.


        Ông Son Sann: Thưa ngài, tôi cho rằng trong phiên họp tới chúng tôi sẽ trả lời chi tiết những phát biểu trong ngày hôm nay của các bạn. Tôi xin đề nghị ta thống nhất thời gian phiên họp tới.

        Hai đoàn thoả thuận ấn định cuộc họp sau vào ngày thứ bảy, ngày 10-9-1966, vào hồi 10 h.

Cuộc họp kết thúc vào lúc 13h.                              
Làm thành ba bản tại Nôm Pênh, ngày, tháng và năm như trên.        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #241 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2016, 08:57:21 am »

       
        Biên bản 7 (Tài liệu K/FNL/PV/7, ngày 10-9-1966)


        Ngày 10-9-1966, vào lúc 10 giờ, Đoàn Đại biểu Mặt trận DTGPMNVN và Đoàn Đại biểu Campuchia đã họp phiên thứ bảy tại phòng họp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần có mặt gồm:

        - Về phía Mặt trận DTGPMNVN: Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỳ Văn.

        - Về phía Campuchia: So Nem, Phó trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguôn Chhay kry, Srey Saman; Trương Cang, cố vấn; Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Tổng thư ký gồm có: Nginn Nippha, Phạm Văn Quang.

        Ông Son Sanh trưởng đoàn Khơ-me vắng mặt vì bận đi công tác nước ngoài nên ông So Nem làm trưởng đoàn Khơ-me.

        Ông So Nem: Kính thưa ngài, thưa quí vị. Cho phép tôi được mở đầu phiên họp hôm nay. Trong phiên họp trước, đoàn bạn đã nêu tóm tắt các quan điểm của mình về các vấn đề đã thảo luận. Đoàn chúng tôi xin cảm ơn đoàn bạn và xin được đến lượt mình trình bày với các bạn tổng thể ý kiến của chúng tôi.

        Trong khuôn khổ chính sách hoà bình và hữu nghị có hiệu quả với miền Nam Việt Nam, Chính phủ vương quốc Campuchia đã sử dụng tất cả các biện pháp có thể để đạt được mục đích đã đặt ra và vì mối quan hệ với nước bạn vượt qua các giới hạn chặt chẽ trong việc cùng tồn tại hoà bình và quan hệ láng giềng tốt, tiến tới một thời kỳ hợp tác hoà bình trên mọi lĩnh vực. Tin tưởng vào lý tưởng hoà bình, hữu nghị, công lý và công bằng dẫn dắt tất cả nhân dân tiến bộ mà Mặt trận DTGPMNVN đã cam kết trong chính sách của mình, Chính phủ hoàng gia Campuchia tìm thấy ở đây một bạn chơi được lựa chọn để cùng thực hiện mục tiêu đó. Điều đó, khiến chúng tôi đi tới đề nghị chúng ta cùng nhau giải quyết những vấn đề tồn đọng giữa hai nước chúng ta trẽn cơ sở lý tưởng chung về tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau, gắn bó mọi trở ngại hưởng tới một tương lai chung không có mây mù, một tương lai cùng hợp tác anh em và có hiệu quả. Cách thức giải quyết cụ thể của chúng tôi về những vấn đề đó như sau:

        1. Về biên giới: Là một trong 3 vấn đề thiết yếu cần giải quyết. Như đoàn bạn, đoàn chúng tôi cho rằng vấn đề này là vấn đề quan trọng nhất, vấn đề này càng quan trọng vì hai bên đều thấy sự cần thiết phải "đông cứng biên giới" để có thể xây dựng tình hữu nghị giữa hai nước trên một cơ sở lành mạnh và vững chắc.

        Đoàn bạn đã nhấn mạnh rằng, trong việc giải quyết vấn đề biên giới chung, các bạn không muốn được hưởng lợi gây thiệt hại cho phía Campuchia mà chỉ dựa trên tinh thần hữu nghị lâu dài giữa hai nước có lợi cho cả hai bên và việc thừa nhận các đường biên giới này có thể tiến hành từ một bản đồ tỷ lệ 1/100.000 thông dụng đến năm 1954, bởi vì thảo án ban đầu của Chính phủ vương quốc đã dựa trên bản đồ này và bản đồ này có cái lợi là chính xác và đơn giản.

        Về điểm thứ nhất, chúng tôi thấy rằng, khi chấp nhận đề nghị "giải quyết” các biên giới chung của chúng ta, Mặt trận DTGPMNVN không mưu lợi cho mình mà gây thiệt hại cho chúng tôi, chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhưng cần phải nhận thức một cách khách quan rằng, việc đông cứng vấn đề biên giới có hậu quả đối với chúng tôi, là chuyển một cách dứt khoát cho Nam Việt Nam những vùng lãnh thổ rộng lớn mà Campuchia luôn luôn có những bảo lưu rõ ràng chống lại những quyết định đơn phương và tuỳ tiện của thực dân. Về phía chúng tôi nếu chúng tôi vui lòng chấp nhận một số trong các cuộc thôn tính như vậy thì chỉ đơn giản là chúng tôi muốn chấm dứt những khó khăn và căng thẳng mà bọn thực dân muốn có giữa chúng ta với ý đồ đen tối hòng thống trị chúng ta lần nữa và cũng bởi vì chúng tôi mong muốn sâu sắc xây dựng một nền hoà bình, một tình hữu nghị vững chắc giữa hai nước trong lợi ích của hai dân tộc và củng cố nền hoà bình ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới.

        Vấn đề thứ hai, chúng tôi đồng ý với đoàn bạn rằng thảo án ban đầu của chúng tôi gửi cho các cường quốc liên quan về việc công nhận nền trung lập, và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, đã nêu rõ là tham khảo các bản đồ thông dụng đến năm 1954. Nhưng về vấn đề này, cần phải nói thêm để tránh sự hiểu lầm. Thảo án liên quan đến vấn đề thừa nhận toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong tổng thể của nó chứ không phải là việc đông cứng các đường biên giới là vấn đề riêng giữa hai nước chúng ta. Việc thừa nhận toàn vẹn lãnh thổ nhằm mục đích đem lại những bảo đảm cho một khu vực địa lý được coi như là một không gian sinh tồn tối thiểu, trong khi đó, việc giải quyết vấn đề biên giới chỉ nhằm xác định ranh giới cuối cùng của không gian đó sau khi hai bên đã thoả thuận về không gian đó.

        Vả lại ngay khi bắt đầu, tác giả của bản thảo án đã nhận thấy, tất cả các bản đồ có liên quan không có khả năng để vạch vĩnh viễn đường biên giới chung. Đó là lý do tại sao cần phải lưu ý đến các bản đồ khác nhau để có một cách nhìn tổng thể và gần đúng đối với lãnh thổ được bảo đảm. Về lý do độ chính xác và tính đơn giản của bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000, chúng tôi chỉ có thể đồng ý với đoàn bạn là bản đồ này có cái lợi là đơn giản. Nhưng chính sự đơn giản đó đã làm mất tính chính xác. Đó là điều đã được khẳng định trong trường hợp làng Thlok Trách của Campuchia. Sự thiếu chính xác của bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 cũng được chính các chuyên gia bản đồ Mỹ khẳng định. Làm việc từ bản đồ của Pháp, người Mỹ đã ghi trên các bản đồ của họ ghi chú: “biên giới chưa được minh định” ở một số khu vực. Để đường biên giới được "giải quyết" một cách vĩnh viễn, chúng ta không thể dừng lại ở tính đơn giản của bản đồ để dễ đàm phán mà cần phải nghiên cứu để đạt được sự chính xác, và chỉ có chính xác thì mới là điều kiện quyết định cho việc thực hiện mục tiêu chung của chúng ta, điều kiện duy nhất dành cho các mối quan hệ của chúng ta trong tương lai sự bảo đảm và thắng lợi ở mức tối đa.

        Trung thành với mục đích mà chúng tôi theo đuổi, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng những đề nghị của đoàn bạn. Qua nghiên cứu, chúng tôi chứng minh được rằng, đường biên giới trên bản đồ thông dụng đến năm 1954 là không thể chấp nhận làm đường biên giới đã được "giải quyết", bởi vì nó không có đủ khả năng trở thành một đường biên giới hoà bình và hoà hợp. Trước hết, cần phải loại bỏ những khuyết điểm của nó. Đó là: Hoặc bản đồ thể hiện không phù hợp với văn bản sinh ra nó, hoặc có sự không phù hợp giữa đường biên giới và tình hình thực tế quản lý hành chính thật sự, hoặc là bỏ qua các nhu cầu sống còn của cư dân biên giới Campuchia. Tất cả các thiếu sót đó dẫn đến những điều dị thường trong đường biên giới mà các ngài đề nghị. Tình hình đó khiến cho Quốc trưởng của chúng tôi mà tính thực tế được mọi người thừa nhận đã nói rõ trong tuyên bố ngày 18/8/1966 ở Kompôngcham rằng trong trường hợp này, quốc tịch của các mảnh đất phải phù hợp với việc thực hiện chủ quyền thật sự.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2016, 05:20:56 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #242 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2016, 05:20:28 am »

       Đoàn bạn đã thừa nhận một cách khách quan với chúng tôi rằng: Đường biên giới đó có những thiếu sót, có sự bất bình thường và không công bằng.

        Mục đích chung mà chúng ta đang theo đuổi là giải quyết tình trạng khiếm khuyết của đường biên giới trên các bản đồ thông dụng trước năm 1954, những quan điểm rất thực tế của Samdech Quốc trưởng chúng tôi, sự đánh giá khách quan của đoàn bạn về thiếu sót trong đường biên giới đó đã chứng minh cho đề nghị về những điều chỉnh của chúng tôi những điều chỉnh không có hàm ý xét lại đường biên giới. Đề nghị đó càng cần thiết bởi vì lý tưởng hoà bình, hữu nghị và công lý không cho phép Mặt trận DTGPMNVN sát nhập vào Nam Việt Nam các làng, hay các bộ phận lãnh thổ đang nằm dưới sự cai quản hành chính thật sự của Campuchia như trường hợp làng Thlok Trách.

        Đoàn bạn muốn trình xin ý kiến Chủ tịch đoàn (MTDTGPMNVN - ND) của mình về đề nghị này. Chúng tôi xin gửi đến đoàn bạn sự biết ơn của chúng tôi đối với việc bảo đảm tôn trọng đường biên giới của chúng tôi bất kể kết quả vòng đàm phán này như thế nào, mà trong cam kết ngài đã khẳng định lại. Sự bảo đảm của Mặt trận DTGPMNVN cũng như sự bảo đảm của các lực lượng yêu chuộng hoà bình và công lý khác là một biểu hiện tôn trọng nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi.

        2. Vấn đề người thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam, đoàn bạn đã giải thích nhiều về lập trường của mình dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, chính sách bình đẳng tuyệt đối giữa tất cả các dân tộc tôn trọng nghiêm chỉnh những bản sắc riêng của các dân tộc.

        Về vấn đề này, đoàn chúng tôi đã giải thích rõ ràng. Đề nghị của chúng tôi là nhằm vào việc thừa nhận một quy chế đặc biệt đối với người thiểu số Khơ-me sinh sống ở Nam Việt Nam, không thể xem đó là sự vi phạm chủ quyền của nước các bạn. Vấn đề này cần được xem xét trên cơ sở lịch sử lãnh thổ Nam Kỳ. Những người Khơ-me mà ngày nay chúng tôi quan tâm đến số phận của họ là những người đã chiếm hữu đầu tiên lãnh thổ Nam Kỳ. Khi người Pháp mới đến Nam kỳ, họ còn sinh sống thành từng làng, từng quận và thậm chí từng tỉnh với tiếng nói, phong tục, tập quán, văn hoá và cách sống riêng của họ. Điều này không thể không biết đến, thực dân Pháp đã tính đến thực tế đó nên đã thừa nhận cho thiểu số Khơ-me này một quy chế riêng, cho phép họ có thể giữ những bản sắc riêng của họ.

        Việc ban hành quy chế này chỉ là phù hợp với công lý, vì lý do những người Khơ-me này có tư cách là người chiếm hữu đầu tiên, phù hợp với các quyền đã được thừa nhận một cách phổ biến đối với tất cả các dân tộc thiểu số và phù hợp với thực tiễn được nhiều nước chấp nhận.

        Ngoài ra cần nhắc lại rằng các quốc vương của chúng tôi và các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có những bảo lưu về vấn đề lãnh thổ Nam Kỳ ngay khi thực dân Pháp mới đến đất nước này, trong thời điểm các nước Đông dương mới bắt đầu giành được độc lập, tại hội nghị Giơ-ne-vơ. Hiệp định mà chúng ta sẽ ký kết sẽ làm cho các bảo lưu của chúng tôi về lãnh thổ Nam Kỳ không còn nữa; chúng tôi không thể làm điều đó nếu chưa giải quyết trước số phận của những người cư trú trên lãnh thổ tranh chấp đó.

        Quy chế mà chúng tôi đề nghị đối với những người thiểu số Khơ-me đó đã được nêu trong dự thảo thoả thuận chung của chúng tôi như sau:

        "Dựa trên quy chế dặc biệt mà những người thiểu số Khơ-me sinh sống ở Nam Việt Nam đã luôn luôn được hưởng, Mặt trận DTGPMNVN khẳng định lại đối với những người thiểu số này, chính sách bình đẳng tuyệt đối với các dân tộc khác, thừa nhận cho họ có các quyền được duy trì và phát triển tập quán, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết của họ, bảo đảm cho những người thiểu số này được hưởng hoàn toàn và đầy đủ sự đối xử đối với người bản quốc trong khuôn khổ một cộng đồng đoàn kết để bảo vệ nền độc lập và khôi phục quốc gia.

        Vận dụng chính sách này, Mặt trận DTGPMNVN thừa nhận người thiểu số Khơ-me có các quyền sau:

        1) Giáo dục tiểu học và trung học bằng tiếng mẹ đẻ.
        2) Sử dụng tiếng Việt Nam và tiếng Khơ-me như nhau trong công sở hành chính, trong các văn bản chính thức và địa danh đối với các vùng dân cư gốc Khơ-me.
        3) Quyền được giữ tên, họ Campuchia và khôi phục lại tên họ cũ đã bị cưỡng bức Việt Nam hoá, theo sắc lệnh ngày 29-8-1956 của tổng thống Ngô Đình Diệm.
        4) Bình đẳng về các quyền được làm việc tại các công sở với một tỷ lệ hợp lý ở những vùng dân cư gốc Khơ-me.
        5) Được giữ mối liên hệ tôn giáo truyền thống giữa những người theo đạo phật Khơ-me ở Nam Việt Nam và giới tăng lữ phật giáo Khơ-me ở Campuchia, mối liên hệ này đã có từ trước khi các Chính phủ Sài Gòn kế tiếp nhau nắm quyền."

        Quy chế mà chúng tôi đề nghị với các bạn dành cho những người thiểu số này cũng là quy thế mà thực dân pháp đã thừa nhận. Bởi vì theo tuyên bố của đoàn bạn trong phiên họp trước, Mặt trận DTGPMNVN chấp thuận cho những người thiểu số này thêm các quyền mà thực dân Pháp còn chưa chấp nhận; chúng tôi hy vọng rằng Mặt trận DTGPMNVN không thấy có gì khó khăn để chấp nhận đề nghị của chúng tôi vì nội dung đề nghị còn ở dưới mức có thể chấp nhận được. Vả lại, quy chế mà chúng tôi đề nghị với các bạn dành cho người thiểu số Khơ-me chỉ là sự cụ thể hoá việt thực hiện chính sách dân tộc của Mặt trận DTGPMNVN. Chúng tôi đánh giá rằng, nó không tạo thành một trường hợp nào can thiệp vào công việc nội trị của Nam Việt Nam, cũng không thể xem như một sự đụng chạm đến chủ quyền của nhân dân Việt Nam. Đó là lý do tốt khiến cho chúng tôi nhấn mạnh với Mặt trận DTGPMNVN để có sự hiểu biết hơn vấn đề này.

        3. Vấn đề các Hiệp định Paris năm 1954: Đoàn bạn đã nêu với chúng tôi trong phiên họp trước rằng, những hiệp định đó thuộc về các định ước đã được các Chính phủ theo Hoa Kỳ ký kết, và cần phải được xem xét lại bởi các đại diện trong tương lai của Nam Việt Nam, bởi vì nhân dân Việt Nam từ chối không công nhận những văn bản do các nhà chức trách ký kết đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Chúng tôi xin có các ý kiến sau:

        Trước hết, không phải là các Hiệp định Paris được một Chính phủ ký dưới sức ép của Hoa Kỳ. Những Hiệp định đó đã được ký kết trước khi có sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam.

        Những Hiệp định này đã được ký 6 tháng sau hội nghị Giơ Ne Vơ năm 1954, đã do các Chính phủ hoàn toàn có chủ quyền, Chính phủ có tư cách là đại diện hợp pháp của nhân dân các nước có liên quan.

        Quyền lợi của chủ nghĩa thực dân không có vai trò gì. Ngược lại, các Hiệp định này đã công nhận sự giải thể 4 Bên, là một dấu mốc sinh động đánh dấu sự kết thúc chủ nghĩa thực dân và thể hiện rõ các quốc gia thuộc địa cũ đã giành được độc lập. Chỉ có quyền lợi của các nước đó được tính đến. Các bên đều có những cái lợi và bất lợi bù trừ nhau.

        Ngoài ta, chúng tôi cho rằng không thể gắn số phận của các Hiệp định quốc tế đã được ký kết nhân danh nhà nước với số phận của các Chính phủ. Nếu tiến hành theo một cách khác sẽ làm cho các Hiệp định này mất tính ổn định và làm mất chỗ dựa của các Hiệp định, đó là sự tin cậy quốc tế.

        Chúng tôi không thể đồng ý với quan điểm gắn hiệu lực pháp lý của các thoả thuận với lợi ích của các quốc gia được đánh giá sau 12 năm. Nếu như chấp nhận giải pháp này thì Việt Nam chỉ phải duy trì những điều khoản mà hiện nay họ cho rằng có lợi. Điều đó có nghĩa là, Việt Nam có thể trút bỏ cho phía bên kia các điều khoản bất lợi và giữ lại các điều khoản có lợi, như vậy là trái với tinh thần của các quy định trong điều 27 của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam được tăng cường qua định ước cuối cùng.

        Đó là một số điểm cần thiết mà chúng tôi muốn làm rõ theo quan điểm của chúng tôi.

        Cuối cùng, cho phép tôi xin nói thêm rằng đoàn chúng tôi vô cùng mong muốn cuộc thương lượng của chúng ta sẽ đi đến một kết quả tốt đẹp. Văn bản cuối cùng đang được hình thành sẽ là một văn bản lịch sử có tầm quan trọng lớn lao mà đoàn bạn sẽ không thể bỏ qua.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2016, 04:57:55 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #243 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2016, 04:57:13 am »

        Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, tôi đề nghị tạm dừng cuộc họp. Cuộc họp đã tạm dừng từ 10h30' đến 10h40'.

        Kính thưa ngài, thưa quý vị, đoàn chúng tôi chân thành cám ơn đoàn Khơ-me đã cung cấp những thông tin mới và đã nêu tóm tắt tổng quát quan điểm của phía Campuchia về chủ đề liên quan đến cuộc họp này.

        Cho phép tôi cung cấp thêm thông tin bổ sung với ý định cùng nhau tìm kiếm khả năng đưa vòng đàm phán này tiến triển hơn. Về vấn đề này, tôi xin phép nói chính xác lập trường của chúng tôi về vấn đề quan trọng nhất mà chúng tôi quan tâm trước tiên trong tình hình hiện nay.

        Đoàn chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của cuộc đàm phán này, không chỉ vì quan hệ tương lai của hai nước mà còn vì cuộc đấu tranh của nhân dân Đông dương chúng đế quốc Mỹ xâm lược với sự tiếp tay của bè lũ tay sai bản địa; do đó đoàn chúng tôi luôn có thiện chí, cố gắng tìm biện pháp thoả đáng cho vấn đề nóng bỏng là việc thừa nhận đường biên giới chung hiện nay. Về vấn đề này, đoàn Khơ-me đánh giá là không có gì trở ngại đối với chúng tôi trong tình hình đang có cuộc chiến hoành hành ở Nam Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra đối với chúng tôi. Chúng tôi cho rằng, các bạn chưa tính đến những điều kiện hết sức khắc nghiệt của một cuộc chiến tranh nhân dân kéo dài với bao khó khăn gian khổ trước một kẻ thù hung dữ và nhiều vũ khí. Về vấn đề giải quyết đường biên giới hiện nay, đoàn Khơ-me cũng đánh giá chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tính đơn giản của giải pháp. Chúng tôi cho rằng, chúng tôi không có quan điểm chỉ tìm giải pháp dễ thực hiện, mà chúng tôi lo ngại những khó khăn hầu như không vượt qua được trong điều kiện chiến tranh của chúng tôi hiện nay. Cho phép tôi nói rằng, việc tìm một giải pháp khác cho vấn đề này sẽ khiến chúng tôi phải tiến hành những hoạt động không thể thực hiện được ở đất nước chúng tôi đang có chiến tranh. Chúng tôi thấy ràng, trong tình hình quan hệ giữa hai nước hiện nay còn nhiều vấn đề khác liên quan đến lợi ích chung của hai nước cần phải xem xét, thì điều cực kỳ có lợi cho cả hai Bên trong thời kỳ chiến tranh ác liệt cùng chống kẻ thù chung này là hai Bên cần đạt được một thoả thuận về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, việc kéo dài thêm cuộc đàm phán do phải giải quyết đồng thời rất nhiều vấn đề trong đó một số có lẽ chưa được xem xét một cách đúng đắn có thể dẫn đến những cách giải thích không dúng và có hại cho nhân dân hai nước chúng ta trong khi đang cố gắng bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy, chúng tôi muốn nhắc lại một lần nửa với đoàn Bạn rằng, đã đến lúc chúng ta phải ký kết một thoả thuận ban đầu và cơ bản về vấn đề biên giới và để lại các vấn đề khác mà cả hai Bên cùng quan tâm nhưng chưa có đủ điều kiện chín muồi để giải quyết. Đối với vấn đề công nhận đường biên giới hiện tại, chúng ta đã có những tiền đề vững chắc để đạt được sự thoả thuận về vấn đề này, chẳng hạn như ngay tại vòng đàm phán ở Bắc Kinh, hai Bên đã đạt được sự chấp nhận đường biên giới hiện nay như đã được vạch trên bản đồ được trù tính. Do đó, về vấn đề này, hôm nay chúng ta cần đạt được một kết quả đáng mừng. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đang xâm phạm một cách có tính toán lãnh thổ của Khơ-me và tất cả các nước yêu chuộng hoà bình và công lý đang chờ đợi một sự khẳng định của hai nước chúng ta để lên tiếng công nhận và ủng hộ.

        Với một thoả thuận chính thức về biên giới, chúng ta có thể chống lại những tham vọng của đế quốc Mỹ và chư hầu bằng sự đoàn kết chính đáng của nhân dân hai nước chúng ta chống xâm lược nhằm bảo vệ lãnh thổ hai nước trong ranh giới hiện tại. Đương nhiên là hai bên chúng ra sẽ đi vào các vấn đề về lợi ích chung được đặt ra cho chúng ta đúng lúc với tinh thần thận trọng và hiểu biết lẫn nhau.

        Đây là vấn đề cơ bản.

        Về dự thảo tuyên bố đơn phương của chúng tôi về chính sách của Mặt trận DTGPMNVN đối với các dân tộc thiểu số, chúng tôi nghĩ rằng, chính sách này đã được ghi trong cương lĩnh của Mặt trân với tính chất là một lời cam kết trình trọng trước nhân dân Nam Việt Nam. Có thể nói cương lĩnh của Mặt trận được xem như là bản Hiến pháp đối với nhân dân Nam Việt Nam chống xâm lược Mỹ, nghĩa là cương lĩnh này với các điểm về các quyền và nghĩa vụ của các dân tộc thiểu số là sự bảo đảm chính thức của Mặt trận. Những quyền đó như chúng ta đã thấy đáp ứng được những nguyện vọng của tất cả các dân tộc thiểu số cư trú trên đất nước chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng, nhân dịp có thể sẽ ký một thoả thuận giữa hai Bên, việc ra một tuyên bố đơn phương của chúng tôi vừa phù hợp với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia của mỗi nước đồng thời cũng thể hiện thái độ hiểu biết và hữu nghị với nhân dân và Chính phủ vương quốc Khơ-me. Chúng tôi nghĩ rằng, việc tôn trọng các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình đối với những vấn đề nội trị của chúng tôi là một sự bảo đảm cho các dân tộc ở Đông dương tránh được những bất đồng, bởi vì lịch sử đã để lại cho chúng ta một tình trạng dân tộc thiểu số rất phức tạp và do vậy cần phải biết cách giải quyết vấn đề này theo những qui định chặt chẽ. Thực vậy, tất cả các nước Đông dương đều có vấn đề dân tộc thiểu số, chỉ có thể giải quyết dúng đắn vấn đề này trong khuôn khổ chính sách đối nội đúng. Giải quyết vấn đề này vượt ra ngoài chính sách đối nội sẽ tạo thành một tiền lệ nguy hiểm cho hai dân tộc chúng ta. Đoàn bạn muốn nêu lại quan điểm của chúng tôi đối với những Hiệp định của các Chính phủ trước đây do Mỹ đặt ra ở Sài Gòn ký kết. Hôm nay, chúng tôi chỉ lưu ý rằng, Chính phủ Diệm do Mỹ dựng lên đã gửi đại diện của mình tham gia các hội nghị quốc tế được tổ chức sau khi Diệm lên nắm quyền. Sự việc này không chỉ những người yêu nước ở Nam Việt Nam chúng tôi biết và tố cáo, mà còn bị chính các Chính phủ và nhân dân bè bạn kết tội. Vì vậy, tất cả các Hiệp định của Chính phủ Ngô Đình Diệm và các Chính phủ khác đã ký kết chỉ có mục đích vì lợi ích của đế quốc Mỹ mà làm mất đi tất cả các quyền dân tộc của Nam Việt Nam. Chúng tôi hy vọng Chính phủ vương quốc Khơ-me hiểu quan điểm của Mặt trận chúng tôi về vấn đề này. Việc Mỹ đặt các lực lượng quân sự và kinh tế của chúng ở Nam Việt Nam đã gây ra ở đây một cuộc kháng chiến dân tộc của nhân dân Việt Nam đã được tất cả các nước bạn bè biết. Đồng bào chúng tôi qua tiếng nói của Mặt trận đã tố cáo sự phản bội của chính quyền Sài Gòn. Mong phía Campuchia hiểu việc chúng tôi từ chối khuất phục trước những đòi hỏi của kẻ xâm lược và của các Chính phủ do ngoại bang lập nên. Lập trường nguyên tắc này không cản trở chúng tôi khi thời cơ đến, xem xét các vấn đề về quyền lợi chung giữa hai nước chúng ta trên một cơ sở vững chắc hơn hẳn của sự bình đẳng và tình hữu nghị. Chúng tôi thấy là không làm gì tổn hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân Khơ-me. Trưởng đoàn bạn đã nêu vấn đề chúng tôi từ chối thừa nhận các văn bản do các Chính phủ trước đây đã ký kết. Theo đoàn bạn, sự từ chối này dẫn đến sự nghị ngại trong quan hệ quốc tế. Phía chúng tôi nghĩ rằng cơ sở mà chúng tôi đề nghị cho cơ sở quan hệ giữa hai nước chúng ta trong tương lai là sự hiểu biết, quý trọng và tình hữu nghị là căn cứ vững chắc dẫn đến sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước trong việc giải quyết các vấn đề về quyền lợi chung liên quan đến hai nước chúng ta trong tương lai. Cơ sở này chắc chắn không cho phép chúng tôi chỉ giành lấy thuận lợi, trút những bất lợi cho bạn bè. Quan điểm của chúng tôi về tất cả những vấn đề liến quan đến hai nước chúng ta như đã biết là tôn trọng quyền lợi chính đáng của các Bên, thông cảm và giải quyết tất cả các vấn đề dựa trên cơ sở bình đẳng về lợi ích. Chúng tôi thiết nghĩ, hôm nay đã trình bày một số vấn đề làm rõ và chứng minh thiện chí của chúng tôi luôn mong muốn trong mọi cơ hội đều có thể tìm ra những biện pháp mới để giải quết các điểm có liên quan đến các cuộc đàm phán này. Tôi xin cám ơn đoàn bạn.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2016, 05:04:12 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #244 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2016, 12:43:49 pm »

        Ông So Nem: Nếu các vị cho phép, tôi đề nghị tạm dừng cuộc họp. Cuộc họp tạm dừng từ 10h55' đến 11h05’.

        Thưa ngài, thưa các bạn. Nếu các bạn cho phép, đoàn Campuchia sẽ trả lời các bạn một cách chỉ tiết hơn vào phiên họp tới. Tuy nhiên, tôi thấy cần phải lưu ý các ban rằng, nhân dân Campuchia mà cụ thể là đoàn chúng tôi hoàn toàn thông hiểu cuộc đấu tranh của Mặt trận DTGPMNVN; nhưng chúng ta, cả chúng tôi và các bạn, họp với nhau hôm nay là mong muốn thoả thuận một điểm về nguyên tắc là đông cứng vấn đề biên giới. Thuật ngữ “đông cứng" tức là giải quyết một cách dứt điểm, và cũng như chúng tôi không ngừng lưu ý các bạn để giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới hiện tại, cần thiết phải chấp nhận một đường biên giới coi như là vĩnh viễn. Thế nhưng, trường hợp Thlok Trách như các ngài đã thấy là một trường hợp rất hiển nhiên xác nhận sự e ngại của chúng tôi và chứng minh rằng đề nghị điều chỉnh của chúng tôi là đúng. Về điểm này, chúng tôi một lần nữa cám ơn các bạn đã hiểu biết và các bạn muốn trình xin ý kiến Chủ tịch đoàn (Mặt trận DTGPMNVN).

        Cũng cho phép tôi nói thêm với các bạn một vài điểm để làm rõ vấn đề người thiểu số và một lần nữa xin khẳng định với các bạn rằng, đề nghị của chúng tôi không ngoài mục đích xây dựng mối quan hệ vững chắc, lành mạnh trên cơ sở hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau. Vấn đề người thiểu số, như các bạn không ngừng nhắc lại, cũng là vấn đề gắn liền với vấn đề lãnh thổ và là một bộ phận của tổng thể không thể tách rời. Từ cuộc họp ở Bắc Kinh, chúng tôi đã nhấn mạnh và chúng tôi đã nêu trong phát biểu vừa rồi rằng, chúng tôi không đề nghị đoàn Mặt trận DTGPMNVN phải có một quy chế cao hơn quy chế mà thực dân Pháp đã thừa nhận đối với người thiểu số Khơ-me này.

        Về các Hiệp định Paris, chúng tôi cần phải lưu ý các bạn rằng, dù là Chính phủ nào đã ký kết các Hiệp định này đi nửa thì vẫn tồn tại một nguyên tắc đã được thừa nhận trên quốc tế, đó là nguyên tắc kế tục của các Nhà nước. Để cụ thể hoá ý kiến của chúng tôi, chúng tôi xin nhấn mạnh một ví dụ hiện tại: giữa Thái Lan và Campuchia mặc dù không có quan hệ ngoại giao giữa hai nước nhưng các thoả thuận về biên giới được ký kết giữa Pháp, nhân danh Campuchia, với Thái Lan vẫn luôn luôn có hiệu lực và được cả hai Bên tôn trọng. Chúng tôi đã thừa nhận Mặt trận DTGPMNVN và nhân dân Việt Nam được tập hợp trong Mặt trận, khác hẳn với những kẻ đã bán mình cho đế quốc Mỹ, mà là một dân tộc tiến bộ đi theo lý tưởng hoà bình và công lý. Hiện nay các bạn mới chỉ là một phong trào và chưa hình thành một Chính phủ. Bằng việc thừa nhận Mặt trận DTGPMNVN, chúng tôi đã không ngừng khẳng định là chúng tôi nhận thấy các bạn là người đối thoại hợp pháp, nghĩa là người không vứt bỏ các cam kết trước đây của quốc gia Việt Nam qua các hiệp định quốc tế; các hiệp định đó đem lại cho các bên ký kết cả các điều lợi và bất lợi. Các Hiệp định Paris dã được thảo luận nhiều và rất kiên nhẫn, các thuận lợi và bất lợi cũng đã được các Bên cân nhắc. Chúng tôi nghĩ rằng, phía các bạn thừa nhận các Hiệp định này là điều tất nhiên, vì vậy trong dự thảo ban đầu của chúng tôi về thoả thuận của các cuộc đàm phán này, chúng tôi đặt ra một cách đơn giản nguyên tắc thừa nhận các Hiệp định mà không đi vào các chi tiết. Chúng tôi nghĩ rằng, các chi tiết vận dụng có thể được giải quyết khi đất nước các bạn được hoà bình. Tôi xin cám ơn sự chú ý của các bạn đối với một số điểm mà chúng tôi đề cập với các bạn để làm rõ thêm.


        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi cám ơn ngài trưởng đoàn và đoàn Khơ-me đã đưa ra những điểm mới để làm rõ thêm. Trong khi chờ đợi chỉ thị mới từ Chủ tịch đoàn của chúng tôi và cũng chờ đợi những dữ liệu mới của đoàn Khơ-me nêu thêm ở phiên họp tới, tôi đề nghị kết thúc phiên họp hôm nay.

        Ông So Nem: Chúng tôi đồng ý kết thúc cuộc họp, nhưng trước khi kết thúc cần quy định thời gian họp phiên họp tới. Phiên họp tới chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm chủ toạ. Nếu các bạn đồng ý, chúng ta sẽ họp vào ngày 17-9-1966 vào cùng giờ như hôm nay.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đồng ý với ngày các bạn đề nghị.

Cuộc họp kết thúc lúc 11h15’.                                 
Làm thành ba bản tại Phnôm Pênh, ngày, tháng và năm như trên.         
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2016, 12:48:59 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #245 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2016, 11:17:27 am »


        III. BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO

        1. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 18-7-1977

        Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,

        Với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trên cơ sở những nguyên tắc: hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không ngừng tăng cường đoàn kết và tin cậy lẫn nhau, hợp tác về mọi mặt theo nguyên tắc cùng có lợi và hết lòng giúp đỡ nhau;

        Để xác định chính thức đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nhằm xây dựng đường biên giới hữu nghị anh em lâu dài giữa hai nước;

        Đã quyết định ký Hiệp ước này và cử các Đại diện toàn quyền:

        Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĨa Việt Nam cử đồng chí Phạm Hùng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

        Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cử đồng chí Phun - Xi Pa Xớt, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân lào;

        Các Đại diện toàn quyền của hai Bên, sau khi trao đổi giấy uỷ quyền thấy là hợp lệ, đã cùng nhau thoả thuận những điều sau đây:

        Điều I.

        Trên cơ sở tôn trọng đường biên giới đã có vào lúc hai nước tuyên bố nền độc lập của mình (Việt Nam ngày 2-9-1945, Lào: ngày 12-10-1945), hai Bên nhất trí lấy đường biên giới vẽ trên bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service géographique de l’Indochine) xuất bản năm 1945 làm căn cứ chính để hoạch định đường biên giới giữa hai nước. Nơi nào không có bản đồ Pháp xuất bản năm 1945, thì hai bên thoả thuận lấy bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000 xuất bản vào năm gần năm 1945 nhất. Hai bên đã nhất trí sử dụng 48 mảnh bản đồ đã được đại diện hai bên đối chiếu và ký xác nhận, theo bản kê kèm Hiệp ước này (Phụ lục I).

        Ở những nơi nào cả hai bên đều thấy cần thiết phái điều chỉnh đường biên giới và ở những nơi đường biên giới chưa được vẽ trên các bản đồ Pháp nói ở đoạn trên, hai bên đã hoạch định đường biên giới trên cơ sở hoàn toàn nhất trí, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

        Điều II.

        Căn cứ vào nguyên tắc hoạch định đường biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nêu ở Điều I của Hiệp ước này, và căn cứ vào các biên bản giữa Đoàn đại biểu hai bên ký kết ngày 21-7-1976, ngày 30-8-1976 và ngày 11-12-1976, hai bên đã thoả thuận hoạch định đường biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào theo hướng chung từ Bắc đến Nam như sau:

        1. Khởi đầu từ điểm có toạ độ 110G89'03" - 24G89'06", điểm này cách điểm cao 1865 - Khoan La San (có ký hiệu điểm tam giác) khoảng 120 m (một trăm hai mươi nét) về phía Bắc Tây Bắc, đường biên giới đi hướng Đông Nam theo sống núi đến điểm cao 1850 (có ký hiệu điểm tam giác); rồi chuyển hướng Tây Nam theo sống núi Y ma Ho, trở lại hướng Đông Nam theo sống núi San Cho Kay qua điểm cao 1830 - P. Ya Hò Yên (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1680 - P. Hô Năm Ma, điểm cao 1823 - P. Pha Sang (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1896 P. Den Dinh, theo sống núi P. Pa Lồng qua điểm cao 1859 - P. Năm Khé (có ký hiệu điểm tam giác), đến toạ độ 111G30'62" - 24G48'00", chuyển hướng Tây Nam đến toạ độ 111G27'25" - 24G44'15"; rồi chuyển hướng Đông Nam đến toạ độ 111G337'70" - 24G37'06"; chuyển hướng Đông Đông Nam đến điểm cao 1614 - Pou Den Dinh 2 (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Đông Nam đến điểm cao 1533 - Pou Den Dinh (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Nam và Nam Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 111G46'32" - 24G22'23", toạ độ 111G46'03" - 24G19'32", qua đỉnh núi đã không tên đến toạ độ 111G48'78" - 24G06'07"; từ đó chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi P. Ta Te Son đến toạ độ 111G64'98" - 24G15'03"; chuyển hướng Bắc theo sống núi đến toạ độ 111G63'90" - 24G26'76"; chuyển hướng Đông theo sống núi đến toạ độ 111G67'80" - 24G26'95"; rồi chuyển hướng Nam theo sống núi đến toạ độ 111G70'76" – 24G11'36"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi đến toạ độ 111G81'50" - 24G16'15", cách điểm cao 1454 - P.Y Houei khoảng 600 m (sáu trăm mét) về phía Tây Nam; từ đó trở lại hướng Nam và Đông Nam theo sống núi xuống cắt hai nhánh suối của N. Thin tại toạ độ 111G80'62" - 24G13'82" và toạ độ 111G82'95" - 24G12'78", tiếp tục hướng Nam theo sống núi xuống gặp ngã ba Nam Lam và N. Thin tại toạ độ 111G82'00" - 24G06'35", từ đó đi theo bờ phía hữu ngạn của N. Thin (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp cửa Nam Meuk, đi theo bờ phía tả ngạn của suối Nam Meuk (như bản đồ Pháp vẽ) lên cửa N. Ti tại toạ độ 111G82'99" - 23G98'43"; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi qua điểm cao 871 đến toạ độ 111G69'88" - 23G80'65"; rồi chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi Nam Ouap đến toạ độ 111G77’87" - 23G84'15"; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi qua điểm cao 1455 (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1326 - Nam Oun (có ký hiệu điểm tam giác) đến toạ độ 111G73'07" - 23G74'00"; chuyển hướng Nam theo sống núi qua toạ độ 111G72'25" - 23G69'81", xuống gặp Nam Noua tại toạ độ 111G72'65" - 23G67'30"; từ đó đi theo bờ phía tả ngạn của Nam Noua (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp cửa suối không tên tại toạ độ 111G64'30" - 23G60'90"; rồi đi theo bờ phía tả ngạn của suối đó (như bản đồ Pháp vẽ) theo hướng Đông và Đông Nam đến toạ độ 111G74'31" - 23G59'10"; chuyển hướng Nam theo sống núi đến đỉnh đèo Tây Chang tại toạ độ 111G73'86" - 23G57'65".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #246 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2016, 11:45:50 am »

        2. Từ đỉnh đèo Tây Chang, đường biên giới đi về hướng Nam theo sống núi đến toạ độ 111G73'09" - 23G52'36"; chuyển hướng chung Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 111G78'40" - 23G48'75, toạ độ 111G77'35" - 23G47'50", toạ độ 111G79'70" - 23G46'00", toạ độ 111G79'70" - 23G42'31", toạ độ 111G85'66" - 23G40'60", toạ độ 111G90'81" - 23G33'62", toạ độ 111G93'73 - 23G28'62", toạ độ 111G96'22" - 23G23'52", toạ độ 112G02'71" - 23G17'27" đến toạ độ 112G08’70" - 23G14'20"; rồi chuyển hướng Đông tiếp tục theo sống núi đến toạ độ 112G16'99" - 23G15'19"; chuyển hướng Đông Nam đến toạ độ 112G28'55" - 23G09'28"; chuyển hướng Đông bắc qua đem cao 1897 - Phou Sam Sao (có ký hiệu điểm tam giác) đến toạ độ 112G35'38" - 23G14'39"; từ đó chuyển hướng Đông Nam đến toạ độ 112G40'30" - 23G06'44"; rồi hướng Đông theo sống núi đến toạ độ 112G50'60" - 23G05'20"; chuyển hướng Đông Nam đến điểm cao 1697 - Tam No (có ký hiệu điểm tam giác); theo hướng chung Đông và Đông Bắc theo sống núi đến toạ độ 112G67'12" - 22G97'59"; rồi chuyển hướng Bắc Tây bắc đến toạ độ 112G65'72" - 23G03'86", từ đó chuyển hướng Đông Bắc đến toạ độ 112G7'2'26" - 23G05'67"; rồi hướng Bắc Tây Bắc đến toạ độ 112G170'52" - 23G11'85"; rồi hướng Đông Bắc đến toạ độ 112G74'50" - 23G17'30"; chuyển hướng Bắc đến toạ độ 112G74'30" 23G18'60"; chuyển hướng Đông và Đông Bắc theo sống núi qua toạ độ 112G81'90" - 23G21'90" đến toạ độ 112G83'90" - 23G22'80"; từ đó hướng Đông Nam theo sông núi qua toạ độ 112G86'16" - 23G22'40", cắt suối không tên tại toạ độ 112G87'80" - 23G20'60"; rồi chuyển hướng Đông Bắc đến sông Mã tại toạ độ 112G92'40" - 23G23'70"; xuôi dòng sông Mã theo dòng nước sâu nhất của mùa nước thấp đến Sốp Khôn tại toạ độ 112G92'80" - 23G23'60"; cắt sông Mã lên hướng Đông qua các điểm cao 519, 634 đến điểm cao 1113; chuyển hướng Đông Bắc qua các điểm cao 1053, 1370 đến điểm cao 1263; chuyển hướng Đông Nam qua toạ độ 113G09'55" - 23G28'70" đến điểm cao 1078; rồi chuyển hướng Đông cắt đường Sop San đi Co Nòi tại toạ độ 113G10'69" - 23G27'63", cắt bốn suối gần nhau tại các toạ độ 113G11'41" - 23G27'61", toạ độ 113G11'79" - 23G27'90", toạ độ 113G12'22" - 23G28'09" và toạ độ 113G13'94" - 23G28'34", đến điểm cao 1270; rồi chuyển hướng đông Nam theo sống núi qua điểm cao 1224 đến toạ độ 113G25'30 - 23G23'80"; chuyển hướng Đông Bắc đến toạ độ 113G26'70" - 23G26'30", chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 113G27'49" -23G23'71"; qua các điểm cao 1295, 1356, 1519 (có ký hiệu điểm tam giác), qua toạ độ 113G39'80" - 23G12'80", toạ độ 113G44'80" - 23G10'80" đến toạ độ 113G47'70" - 23G08'2O"; từ đó chuyển hướng Đông Nam và Nam qua các điểm cao 1331 và 1341, cắt đường Sốp Bau đi Mộc Châu tại toạ độ 113G48'80" - 23G02'40", chuyển hướng Đông Nam và Đông theo sống núi đến điểm cao 1130, theo hướng Tây Nam đến toạ độ 113G51'54" - 23G01'22"; hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 113G53'02" - 23G00'00"; rồi chuyển hướng Đông Bắc qua điểm cao 1249 đến điểm cao 1309 - Khao Quặm; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 113G60'11" - 22G97'81" đến điểm cao 1880 - Pha Luonh (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Nam và Tây Nam theo sống núi qua toạ độ 113G66'29" - 22G94'74" đến toạ độ 113G62'00" - 23G89'21"; theo hướng Tây đến toạ độ 113G55'36" 22G88'58"; theo hướng Tây Nam qua toạ độ 113G53'92" - 22G84'09" đến toạ độ 113G50'78" - 22G82'80"; từ đó xuống cắt sông Mã tại toạ độ 113G49'50" - 22G81'50" cách cửa Nam Sim khoảng 100 m (một trăm mét) về phía Tây Bắc; rồi theo sống núi qua toạ độ 113G46'08" 22G79'28", qua điểm cao 928 (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 1205; đi hướng Nam và Tây Nam qua điểm cao 1201 - Phou Long (có ký hiệu điểm tam giác) đến Phou Chom tại toạ độ 113G37'12" - 22G71’60"; từ đó chuyển hướng Đông Nam qua điểm cao 1107 đến điểm cao 1037 - Ban Bo (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Tây Nam theo dòng suối không tên (địa phương gọi là suối Ai) cắt Nậm Sim tại toạ độ 113G40'18" -22G67'99"; chuyển hướng Nam Đông Nam đến toạ độ 113G40'90" - 22G65'71", đi đường thẳng đến toạ độ 113G41'04" - 22G64'82"; rồi chuyển hướng Đông Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 113G45'58" - 22G63'90"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi đến toạ độ 113G54'71" - 22G67'86"; chuyển hướng Đông theo sống núi đến toạ độ 113G62'99" - 22G69'13"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi qua toạ độ 113G66'10" - 22G74'19" đến toạ độ 113G68'58" - 22G74'90"; chuyển hướng Tây Nam đến gặp ngã ba suối không tên (địa phương gọi là suối Sâu Nọi) và suối không tên khác địa phương gọi là suối Bon Nam) tại toạ độ 113G68'40" - 22G74'36"; rồi chuyển hướng Đông Bắc đến gặp suối không tên địa phương gọi là suối Cò Phay) tại toạ độ 113G69'28" - 22G74'60"; hướng Đông Nam ngược dòng suối Cò Phay đến toạ độ 113G69'77" - 22G73'94"; chuyển hướng Tây Nam và Đông Nam theo sống núi xuống gặp ngã ba N. Sao Lu (địa phương gọi là Sâu Tớp) với suối không tên (địa phương gọi là Suối Piềng) tại toạ độ 113G70'53" - 22G71'85", theo sống núi đến toạ độ 113G73'35" - 22G68'96"; rồi hướng Tây Nam đến toạ độ 113G70'99" - 22G68'20", theo sống núi xuống cắt một nhánh suối lớn của sông Luống tại toạ độ 113G70'00" - 22G66'50", theo sống núi đến toạ độ 113G66'11" - 22G64'90"; chuyển hướng Tây Bắc đến toạ độ 113G64'30" - 22G65'30"; chuyển hướng Tây Nam đến toạ độ 113G62'52" - 22G63'12"; rồi chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 113G64'35" - 22G62'60"; chuyển hướng Nam đi theo dòng suối không tên (địa phương gọi là Huội Tà Ngơn) đến gặp Nam Poun tại toạ độ 113G63'95" - 22G55'45", theo dòng Nam Poun xuống cửa N. Soi đến cầu Na Mèo tại toạ độ 113G64'25" - 22G55'10".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #247 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2016, 12:46:44 pm »

        3. Từ cầu Na Mèo, đường biên giới đi ngược dòng N. Sôi theo hướng Nam đến toạ độ 113G63'04" - 22G52'40" (Khua Hộp); từ đó vẫn hướng Nam theo sống núi đến toạ độ 113G63'50" - 22G49'15'; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi xuống cắt suối không tên (địa phương gọi là suối Cha Khót) tại toạ độ 113G65'64" - 22G47'62", cách ngã ba suối Cha Khót với suối không tên (địa phương gọi là suối Chía) khoảng 100 m (một trăm mét) về phía Bắc; rồi chuyển hướng Đông theo sống núi Pou Boun Gium đến toạ độ 113G69'44" - 22G47'45", chuyển hướng Nam và Đông theo sống núi đến toạ độ 113G80'65" - 22G44'50"; rồi hướng Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 113G82'70" - 22G43'81", toạ độ 113G83'75" - 22G43'10", toạ độ 113G85'10" - 22G41'91", toạ độ 113G86'50" - 22G41'11", toạ độ 113G88'30 - 22G40'71", xuống ngã ba suối không tên (địa phương gọi là suối áng Ngước Tớp) với một suối không tên khác tại toạ độ 113G89'82" - 22G40'20"; chuyển hướng Đông Nam theo dòng suối áng Ngước Tớp đến của suối áng Ngước Tớp chảy vào sông Nậm Niem tại toạ độ 113G90'82" - 22G39'50"; rồi theo dòng Nậm Niem đến cửa suối không tên (địa phương gọi là áng Ngước Noi) tại toạ độ 113G91'20" - 22G39'60"; chuyển hướng Đông Nam ngược dòng áng Ngước Noi rồi rẽ theo khe phía Bắc của suối áng Ngước Nói lên đỉnh núi tại toạ độ 113G92'11" - 22G38'60"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi qua toạ độ 113G93'00" - 22G38'20", toạ độ 113G96'40" - 22G39'10", toạ độ 113G97'70" - 22G39'75" đến toạ độ 113G98'40" - 22G39'92"; từ đó chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 114G05'45" - 22G32'60"; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi đến toạ độ 114G02'80" - 22G31'60"; rồi xuống hướng Nam theo sống núi đến gặp ngã ba suối không tên (địa phương gọi là suối Luông) với một suối không tên khác tại toạ độ 114G03'20" - 22G29'90" (ở khu vực này có hai bản: Bản Ruộng thuộc Việt Nam, Bản Pa Hốc thuộc Lào); từ đó theo dòng suối Luông đến toạ độ 114G03'40" - 22G29'12"; rồi hướng Tây Nam theo dòng suối không tên (địa phương gọi là Huội Hin Cha) lên đỉnh núi tại toạ độ 114G02'80" - 22G28'85"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 114G03'10" - 22G28'45"; rồi xuôi dòng suối không tên (địa phương gọi là Huội Hò) đến gặp suối không tên khác (địa phương gọi là suối Kheo) tại toạ độ 114G03'10" - 22G28'20"; ngược dòng suối Kheo về hướng Nam đến cầu Phong Tần tại toạ độ 114G02'70" - 22G26'90"; từ cầu Phong Tần theo sống núi qua toạ độ 114G02'90" - 22G25'20" đến toạ độ 114G02'83" - 22G25'10"; rồi chuyển hướng Đông theo sống núi đến toạ độ 114G04'00" - 22G25'05"; chuyển hướng Tây Nam đến toạ độ 114G02'05" - 22G21'46"; chuyển hướng Tây đến toạ độ 113G98'10" - 22G21'95"; từ đó chuyển hướng Tây Nam xuống gặp ngọn suối Nam Han, xuôi theo dòng Nam Han xuống gặp sông Chu (tên Lào là Nam Sam) tại toạ độ 113G89'10" - 23G13'20"; rồi chuyển hướng chung là hướng Nam theo sống núi qua toạ độ 113G89'80" - 22G08'00", toạ độ 113G88'55" - 22G06'50" đến toạ độ 113G86'36" - 212G98'18"; chuyển hướng Tây Nam qua toạ độ 113G79'31" - 21G94'75", toạ độ 113G69'02" - 21G89'32" đến toạ độ 113G66'12" - 21G80'26"; từ đó chuyển hướng Tây đến toạ độ 113G51'60" - 21G80'35"; chuyển hướng Tây Bắc qua toạ độ 113G42'59" - 21G85'79" đến ngọn suối H. Leung tại toạ độ 113G42'25" - 21G88'75", vẫn tiếp tục hướng Tây Bắc theo sống núi đến toạ độ 11G41'70" - 21G89'48"; chuyển hướng Tây và Nam theo sống núi đến toạ độ 113G40'18" - 21G88'77", rồi xuống gặp suối không tên (địa phương gọi là Huội Pa), theo dòng Huội Pa đi về hướng Tây xuống gặp H. May tại toạ độ 113G36'70" - 21G88'45", theo bờ phía hữu ngạn của H. May (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp sông Cả (tên Lào là Nậm Neun) tại toạ độ 113G30'81" - 21G85'30"; từ đó đường biên giới chuyển hướng Tây theo bờ phía tả ngạn của sông Cả (như bản đồ Pháp vẽ) đến cửa suối N. Song tại toạ độ 113G03'10" - 21G86'91"; rồi ngược dòng suối N. Song lên đỉnh núi (địa phương gọi là núi Sủng) tại toạ độ 113G07'24" - 21G74'45"; chuyển hướng Nam theo sống núi xuống gặp suối không tên (địa phương gọi là Huội Duộc) cánh ngã ba Huội Duộc và H. Khát khoảng 400 m (bốn trăm mét) tại toạ độ 113G07'24" - 21G73'00", đi theo dòng Huội Duộc đến ngã ba Huội Duộc với H. Khát theo bờ phía hữu ngạn của H. Khát (như bản đồ Pháp vẽ) đến ngã ba H. Khát với N. Tham (địa phương gọi là Huội Tằm) tại toạ độ 113G07'58" - 21G71'34", rồi theo bờ phía tả ngạn của N. Tham (như bản đồ Pháp vẽ) đến ngã ba N. Tham với H. Met tại toạ độ 113G06'90" - 21G69'07"; từ đó hướng Đông Nam theo bờ phía tả ngạn của H. Met (như bản đồ Pháp vẽ) đến ngã ba H. Met với suối không tên tại toạ độ 113G09'00" - 21G67'10"; rồi hướng Tây Nam ngược dòng suối không tên theo sống núi lên đỉnh P. Cang tại toạ độ 113G08'30" - 21G66'30", rồi đi tiếp sống núi đến toạ độ 113G06'00" - 21G66'00", rồi theo bờ phía hữu ngạn của suối không tên mà địa phương gọi là Phỉ Nha Vai (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp suối Nam Kan, theo bờ phía hữu ngạn của suối Nam Kan (như bản đồ Pháp vẽ đến cầu Nam Kan tại toạ độ 113G04'80" - 21G63'14"; từ đó theo bờ phía hữu ngạn của suối Nam Kan (như bản đồ Pháp vẽ) đến ngã ba suối Nam Kan và suối không tên (địa phương gọi là Huội Đin Đăm), rồi lên theo núi P. Den Din đến đỉnh núi đá tại toạ độ 113G02'98" - 21G61'62"; chuyển hướng Nam theo sống núi xuống gặp sông Nam Mô tại toạ độ 113G03'43" - 21G57'40"; hướng Tây Nam theo bờ phía tả ngạn của sông Nam Mô (như bản đồ Pháp vẽ) đến cửa Houei Hang tại toạ độ 112G82'33" - 21G44'60"; từ đó chuyển hướng Đông theo bờ phía tả ngạn của Houei Hang (như bản đồ Pháp vẽ) đến ngã ba Houei Hang với Houei Na Than; rồi hướng Đông Bắc theo bờ phía tả ngạn của Houei Na Than (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp suối không tên tại toạ độ 112G83'75" - 21G45'39"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi Phou Pa Khna qua điểm cao 1290 đến toạ độ 112G86'94" - 21G42'86"; từ đó đường biên giới vạch một đường thẳng đến toạ độ 112G89'30" - 21G40'86", rồi hướng Đông Nam đi thẳng đến điểm cao 1734, theo sống núi Phou Miệng đến điểm cao 2339 (có ký hiệu điểm tam giác); rồi chuyển hướng Đông Đông Bắc, theo sống núi Phou Sam Tiè đến toạ độ 113G03'05" - 21G83'60"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi Phou Tong Chinh qua điểm cao 2348 (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 2343; chuyển hướng Đông Bắc đến điểm cao 2290; hướng Đông Nam theo sống núi Phou Xong qua các điểm cao 2365, 2297, 2287 đến điểm cao 2911 - Phou Xai Lai Leng (có ký hiệu điểm tam giác); từ đó chuyển hướng Đông Nam theo sống núi Phou Lom, qua các điểm cao 2470, 2272, 2052 đến toạ độ 113G19'29" - 21G24'33"; chuyển hướng Đông theo sống núi đến toạ độ 113G28'90" - 21G23'50"; rồi hướng chung Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 113G30'2O" - 21G20'54" và toạ độ 113G34'60" - 21Gi8'93" đến toạ độ 113G45'09" - 21G09'62"; chuyển hướng Đông Bắc đến điểm cao 1640 - Phu Van có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Đông Nam đến điểm cao 1841 - Phu Ma te (có ký hiệu điểm tam giác), theo sống núi Phu Đen đến qua điểm cao 1540, qua toạ độ 113G59'62" - 21G00'07", toạ độ 113G74'75" - 2OG93'50" đến điểm cao 1788 (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Đông đến toạ độ 113G96'73" - 20G87'85"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 113G99'69" - 20G82'19", chuyển hướng đông theo sống núi đến toạ độ 114G08'76" - 20G83'28"; chuyển hướng Đông Nam đến toạ độ 114G11'92" - 20G78'70; chuyển hướng Đông qua toạ độ 114G20'30" - 20G79'30" đến điểm cao 1016 - N. Truyền (có ký hiệu điểm tam giác); rồi theo hướng chung Đông Nam qua điểm cao 987 (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1020 đến điểm cao 935 (có ký hiệu điểm tam giác); từ đó hướng Nam và Tây theo sống N. Tóc Nạc Lec đến điểm cao 1044; rồi chuyển hướng Tây Nam qua điểm cao 1190 đến toạ độ 114G18'75" - 20G56'30"; chuyển hướng Nam đến toạ độ 114G18'20" - 20G51'05"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến đỉnh đèo Keo Neua cắt đường số 8 tại toạ độ 114G23'73" - 20G43'06".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #248 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2016, 09:00:54 am »

        4. Từ đỉnh đèo Keo Neua, đường biên giới đi hướng chung Đông Nam theo sống núi qua điểm cao 1671 - Phou Ngam, điểm cao 1839, theo sống núi Hong Lèu đến toạ độ 114G39'62" - 20G26'50"; rồi hướng Đông Bắc đến điểm cao 1540; từ đó chuyển hướng Nam và Đông Nam qua điểm cao 1922 - Rao Co I (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 2255 - Rao Co (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Đông Bắc đến toạ độ 114G57'50" - 20G22'99", rồi trở lại hướng chung Đông Nam qua điểm cao 1339, 1407 - Giang Man (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1113, 1145 - Giang Man (Nam) (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1100 Ong Giao (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 1284 - Phou Cú Tang (có ký hiệu điểm tam giác); từ đó đi hướng Đông Nam và Nam theo sống núi qua điểm cao 1069 đến toạ độ 114G74'40 - 19G87'56"; theo hướng chung Đông Nam qua các điểm cao 1145, 1506, 2017 - Phou Có Pi (có ký hiệu điểm tam giác), 971 đến toạ độ 114G89'95" - 19G63'29" đến đỉnh đèo Mu Gia cắt đường số 12 tại toạ độ 114G91'23".

        5. Từ đỉnh đèo Mu Gia, đường biên giới đi hướng Đông Bắc theo sống núi đến điểm cao 930; chuyển hướng Đông Nam và Đông qua dãy núi đá đến toạ độ 114G97'06" - 19G62'20"; chuyển hướng Đông Nam qua điểm cao 1074 theo sống núi đến toạ độ 115G02'18" - 19G58'20"; từ đó vạch một đường thẳng theo hướng Đông Nam qua núi đá dài khoảng 37 km (ba mươi bảy km) đến điểm cao 623, rồi theo sống núi qua điểm cao 743 - Phou Vong đến cắt đường số 20 tại toạ độ 115G38'26" - 19G20'70".

        6. Từ đường số 20, đường biên giới đi hướng chung Đông Nam theo sống núi qua điểm cao 774, theo sống núi Co Pou Pan, qua điểm cao 929 (có ký hiệu điểm tam giác) đến núi Co Roman tại toạ độ 115G45'32" - 19G16'25"; rồi chuyển hướng Đông Bắc qua điểm cao 915 đến toạ độ 115G48'18" - 19G21’76’’ hướng Đông theo sống núi đến điểm cao 1624 - Co Ta Run (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Nam theo sống núi qua các điểm cao 711, 903, 866, 940 đến toạ độ 115G51'72" - 19G13'15", rồi chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua điểm cao 811, 906 - núi Co Regor, 869 - N. Con Voi, 1080 (có ký hiệu điểm tam giác); 1107 (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 1272 (có ký hiệu điểm tam giác) ; chuyển hướng Đông Bắc qua điểm cao 795 đến điểm cao 1221; rồi vạch một đường thẳng xuống phía Nam qua điểm cao 944 đến toạ độ 115G78'70" - 18G80'60"; chuyển hướng Tây đi theo dòng suối không tên xuống gặp suối Cù Bai (tên Lào là Ca Pai, mà trong bản đồ viết là Houei Co Bai) tại toạ độ 115G76'40" - 18G80'60", xuôi theo dòng suối Cù Bai về hướng Nam đến ngã ba suối phía Nam bản B. Tapang khoảng 500 m (năm trăm mét) tại toạ độ 115G75'40" - 18G77'50", tiếp tục theo hướng Nam lên đỉnh núi đá tại toạ độ 115G75'50" - 18G76'65"; rồi chuyển hướng Đông Nam đến cửa suối Cù Bai chảy vào sông Sé Bang Hieng tại toạ độ 115G76'35" - 18G76'20", cắt núi P. Talaigne xuống suối ngầm tại toạ độ 115G77'30" - 18G75'35"; chuyển hướng đông Nam đi theo dòng suối nhỏ đến tọa độ 115G78'75" - 18G74’25"; từ đó đi thẳng xuống phía Nam qua điểm cao 1054 mà bản đồ lào là 1094 đến Đông Ta Puc ở điểm cao 1020 mà bản dỗ lào là 1021 (có ký hiệu điểm tam giác); từ đó hướng Nam Đông Nam theo sống núi qua các điểm cao 688, 334, xuống đến cầu Xà Ợt trên đường số 9 tại toạ độ 115G83'15" - 18G47'02".

        7. Từ cầu Xà Ợt trên đường số 9, đường biên giới theo dòng suối Xà Ợt vào gặp sông Sé Pone và đi theo bờ phía hữu ngạn của sông Sé Pone (như bản đồ Pháp vẽ) lên đến cửa Khé A Giai, đi theo bờ phía tả ngạn của Khé A Giai (như bản đồ Pháp vẽ) lên đến ngã ba Khé A Giai với suối không tên tại toạ độ 116G03'32" - 18G29'74"; rồi hướng Đông đến điểm cao 505 - Co Plang mà bản đồ Lào là 583; từ đó chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi qua các điểm cao 538, 502 đến núi Co Pat tại toạ độ 116G09'98" - 18G38'60"; hướng Đông Nam theo sống núi qua các điểm cao 648 mà bản đồ Lào là 649, 900 Dong Deck mà bản đồ Lào là 899, 977, 1080, 1411 - Co Ka Leuye (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 1050; đi hướng Đông theo sống núi qua toạ độ 116G34'09" - 18G11'14" đến điểm cao 1193 - Tam Bói (có ký hiệu điểm tam giác); từ đó vạch một đường thẳng theo hướng Đông Nam cắt núi và hai suối không tên tại toạ độ 116G40'62" - 18G10'74" và toạ độ 116G41'79" - 18G09'90", rồi gặp suối lớn không tên tại toạ độ 116G44'88" - 18G07'60" (ở phía Nam của A Le Lock), đi theo bờ phía hữu ngạn của suối này (như bản đồ Pháp vẽ) xuống hướng Nam gặp Rào Lao tại toạ độ 116G45'45" - 17G98'84"; rồi hướng đông Nam theo sống núi qua toạ độ 116g58"04" - 17G93'58", qua điểm cao 1403 - Ha Cop (có ký hiệu điểm tam giác) đến toạ độ 116G66'07" - 17G83'43"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi qua toạ độ 116G70'90" - 17G85'85" đến toạ độ 116G78'59" - 17G87'57"; chuyển hướng Đông Nam đến tọa độ 116G80'63" - 17G80'42"; rồi chuyển hướng Tây Nam theo sống núi qua toạ độ 11673'26" - 17G66'03" đến toạ độ 116G52'42" - 17G59'31"; chuyển hướng Nam theo sống núi qua toạ độ 116G52'18" - 17G51'64", toạ độ 116G51'55" - 17G48'90" đến toạ độ 116G51'70" - 17G48'60"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi đến cắt ngọn suối Dak Poyo tại toạ độ 116G54'70" - 17G49'40"; rồi chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 116G56'00" - 17G48'75", toạ độ 116G56'14" - 17G48'63", toạ độ 116G59'68" - 17G36'31", toạ độ 116G68'79" - 17G28'82" đến toạ độ 116G71'55" - 17G21'20"; chuyển hướng Đông và Đông Nam qua toạ độ 116G87'15" - 17Gi7'83" đến toạ độ 116G91'65 – 17G11'03"; chuyển hướng Đông Bắc qua toạ độ 116G94'00" - 17G12'20" đến toạ độ 116G95'95" – 17G12'90"; theo hướng Đông đến toạ độ 116G98'70" - 17G12'00"; chuyển hướng Tây Nam qua toạ độ 116G97'65" – 17G11'20" đến toạ độ 116G95'15" - 17G09'20"; chuyển hướng Đông Nam qua toạ độ 116G96'40" - 17G05'45", toạ độ 116G96'55" - 17G03'80" đến toạ độ 116G99'60’’ - 17G02'00"; từ đó chuyển hướng Tây Nam theo sống núi xuống cắt suối Dak Bla rồi đến toạ độ 116G98'30" - 17G01'10"; chuyển hướng Nam theo sống núi đến toạ độ 116G98'00" - 16G99'30"; theo hướng Tây Nam xuống cắt suối không tên rồi đến toạ độ 116G97'40" - 16G98'80", theo hướng Nam xuống gặp suối không tên tại toạ độ 116G97'60" - 16G98'00", ngược theo dòng suối lên hướng Nam đến toạ độ 116G99'20" - 16G92'10"; chuyển hướng Tây Nam xuôi theo dòng suối xuống gặp ngã ba suối không tên tại toạ độ 116G96'10" - 16G89'45", xuôi theo dòng suối theo hướng Tây Nam đến toạ độ 116G94'10" - 16G88'50"; rồi ngược dòng suối theo hướng Đông Nam đến toạ độ 116G98'00" - 16G82’60"; đi hướng Tây Nam theo dòng suối không tên đến toạ độ 116G96'00" - 16G81'50"; từ đó chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua điểm cao 1808 đến điểm cao 1782 (có ký hiệu điểm tam giác); rồi chuyển hướng Tây Nam theo sống núi đến điểm cao 1609; chuyển hướng Đông Nam qua điểm cao 1718 - N. Peng Dia đến điểm cao 1800; chuyển hướng Tây theo sống núi Peng Lak qua điểm cao 1769 đến toạ độ 116G94'80" - 16G72'2O"; chuyển hướng Tây Nam đến toạ độ 116G93'75" - 16G69'95"; rồi chuyển hướng Tây Bắc theo sống núi đến toạ độ 116G88'23" - 16G72'65"; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi đến toạ độ 116G80'55" - 116G69'20"; chuyển hướng Nam theo sống núi đến toạ độ 116G80'51" - 16G66'82"; từ đó chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua điểm cao 1294 - Ngọc Tong Hoi (có ký hiệu điểm tam giác) đến toạ độ 116G93’50" - 16G54'15"; chuyển hướng Nam theo sống núi N. Hoe Blok đến toạ độ 116G93'40" - 16G51'00"; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi xuống cắt Dak Sú tại toạ độ 116G84'65" - 16G42'85"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 116G88'84" - 16G38'80"; rồi chuyển hướng Tây Nam theo sống núi đến toạ độ 116G86'49 - 16G86'33"; trở lại hướng Đông đến toạ độ 116G90'45" - 16G35'43"; chuyển hướng Nam đến toạ độ 116G90'40" – 16G31'60".

        Đường biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hoạch định như trên được thể hiện bằng ký hiệu chữ thập màu đỏ (+) vẽ trên bản đồ tỷ lệ 1./100.000 gồm 48 mảnh nói ở đoạn một của Điều I nói trên. Các mảnh bản đồ này là bộ phận cấu thành của hiệp ước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #249 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2016, 09:47:18 am »

       
        Điều III


        1. Khi đi qua cầu bắc trên các sông, suối biên giới đường biên giới đi chính giữa cầu, không kể đường biên giới đi dưới sông, suối như thế nào.

        2. Những cù lao và bãi bồi ở hai bên đường biên giới trên các sông, suối biên giới, nếu ở phía Việt Nam thì thuộc về Việt Nam, nếu ở phía Lào thì thuộc về phía Lào.

        Những cù lao và bãi bồi nằm trên sông, suối biên giới mà đường biên giới đi qua thì quy định chia những cù lao và bãi bồi đó như đã nói ở đoạn một, khoản 2 Điều III này.

        Những cù lao và bãi bồi mới xuất hiện sau khi giải quyết xong hoàn toàn đường biên giới cũng được giải quyết theo nguyên tắc nói trên.

        3. Trường hợp sông hoặc suối biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo dòng mới nếu hai bên không có thoả thuận nào khác.

        Điều IV.

        Hai bên ký kết thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa (gọi tắt là Uỷ ban liên hợp) gồm đại biểu bằng nhau của mỗi bên, và giao nhiệm vụ cho Uỷ ban liên hợp: Căn cứ vào Điều II và Điều III của Hiệp ước này, tiến hành việc phân vạch trên thực địa toàn bộ đường biên giới; dự kiến vị trí các mốc quốc giới; lập bản đồ đường quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có ghi vị trí các mốc quốc giới; soạn thảo Nghị định thư phân giới trên thực địa để Đại diện Chính phủ hai nước ký; tiến hành chính thức cắm mốc quốc giới.
Nghị định thư phân giới trên thực địa sẽ là một phụ lục của Hiệp ước này. Bản đồ đường quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào do Uỷ ban liên hợp lập sẽ thay thế cho bản đồ gồm 48 mảnh nói ở Điều I của Hiệp ước này và được lấy làm căn cứ chính thức.

        Uỷ ban liên hợp bắt đầu hoạt động ngay sau khi Hiệp ước này có hiệu lực, tiến hành công tác của mình theo kế hoạch do uỷ ban quyết định, lần lượt họp ở thủ đô của mỗi nước và chấm dứt hoạt động khi dã làm xong những nhiệm vụ được giao.

        Điều V

        Hai bên sẽ ký kết càng sớm càng tốt Quy chế chế biên giới giữa hai nước bao gồm việc đi lại của nhân dân hai bên biên giới, quy định các cửa khẩu qua lại... nhằm bảo đảm chủ quyền của mỗi nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống của nhân dân hai bên biên giới và việc hợp tác về mọi mặt giữa hai nước.

        Điều VI

        Hiệp ước này cần được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn. Việc trao đổi thư phê chuẩn sẽ tiến hành tại Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

        Làm tại Viếng Chăn, thủ đô nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 18-7-1977 thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào, cả hai văn bản Việt Nam và Lào đều có giá trị như nhau.

            THAY MẶT CHỦ TỊCH                            THAY MẶT CHỦ TỊCH
          NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                        NƯỚC CHDCND LÀO
                  PHẠM HÙNG                                       PHUNXI PA XỚT
               PHÓ THỦ TƯỚNG                                  PHÓ THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM      CHÍNH PHỦ NƯỚC CHDCND LÀO
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM