Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:18:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310327 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #230 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2016, 08:21:01 pm »

        Ông Son Sann: Nhân danh đoàn chúng tôi, tôi thành thật cảm ơn bài phát biểu của các ngài. Đặc biệt các ngài đã viện dẫn cuộc họp báo của Quốc trưởng chúng tôi về vấn đề cơ bản, tôi xin trả lời các ngài lần họp tới, sau khi xem bản thuyết trình của các ngài.

        Các ngài đã cam đoan với chúng tôi rằng các ngài thừa nhận các đường biên giới của chúng tôi và rằng các ngài đã không có đòi hỏi về lãnh thổ. Các ngài cũng muốn nêu là lòng mong muốn xây dựng giữa chúng ta một nền hoà bình trong tình hữu nghị: Chúng tôi đồng ý về mục đích này và chính chúng tôi đã nhấn mạnh điều đó trong bản thuyết trình trước của chúng tôi. Vả lại, không có sự khác nhau về mục đích.

        Nhưng ở đây các khó khăn và điểm khác nhau nảy sinh, đó là các biện pháp được đề ra để đạt được mục đích này.

        Nhân danh phái đoàn Khơ-me, tôi muốn nêu ý kiến liên quan đến bản thuyết trình của các ngài ngày 23-8-1966: Phái đoàn bạn đã nhắc đến các đoạn văn chính trong các bức thư của Samdech Quốc trưởng của chúng tôi gửi cho chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận DTGPMNVN vào ngày 20-6 và ngày 18-8-1964. Samdech Quốc trưởng của chúng tôi mong muốn xây dựng một nền hoà bình và tình hữu nghị lâu dài giữa Nam Việt Nam và Campuchia và ông đã đề nghị đoàn chủ tịch Mặt trận DTGPMNVN cùng giải quyết vấn đề biên giới là mầm mống bất hoà chính giữa hai nước chúng ta. Chính lá thư ngày 23/06 đã nói rõ rằng đương nhiên nếu các cuộc đàm phán đi tới ký kết một thoả thuận về đường biên giới, thì các đòi hỏi và bảo lưu của Campuchia về Nam kỳ và các vùng lãnh thổ bị mất khi hoạch định hành chính sẽ chấm dứt, dĩ nhiên là trong trường hợp mà thoả thuận này sẽ không có hoặc không thể thực hiện được, chúng tôi sẽ lấy lại mọi quyền và bảo lưu của chúng tôi.

        Mục đích của Samdech Quốc trưởng theo đuổi sẽ đạt được không nếu như các vấn đề chưa giải quyết là nguyên nhân có thể gây ra những khó khăn và những bất hoà không giải quyết đồng thời được không? Chính vì tính đến mối quan tâm này của hoàng thân, mà phái đoàn Khơ-me khi ở Bắc kinh đã đề nghị giải quyết đồng thời hai vấn đề khác nhau. Hoà bình và tình hữu nghị cũng như những nhân tố tạo nên hoà bình và hữu nghị là không thể phân chia.

        Vả lại các vấn đề liên quan ràng buộc mật thiết với vấn đề chính, là vấn đề biên giới, vừa là những vấn đề chưa được giải quyết, vừa là mối quan hệ về lãnh thổ - con người và lãnh thổ - di sản.

        Về biên giới, các ngài nhiều lần khẳng định rằng các cuộc đàm phán phải đặt trong khuôn khổ của tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi. Đó cũng chính là các tình cảm vun đắp thêm tình yêu công lý của chúng ta.

        Theo niềm tin của chúng tôi, các bức thư mà các ngài trích dẫn chỉ là các cơ sở đàm phán, điều này có nghĩa là trước mọi thoả thuận, chúng tôi có căn cứ dựa vào các bảo lưu của chúng tôi, đặc biệt ở hội nghị Giơ Ne Vơ năm 1954. Các sự kiện mới chứng minh tính thích đáng của niềm tin này hoàn toàn được xác nhận qua cuộc họp báo của Samdech quốc trưởng ngày 19-8-1966. Với tinh thần này chúng tôi đã đề nghị những điều chỉnh cần thiết ngay từ đầu các cuộc đàm phán.

        Vả lại, thủ tục theo hiến pháp của đất nước chúng tôi đòi hỏi rằng mọi thoả thuận quốc tế, đặc biệt thoả thuận gắn với lãnh thổ phải được sự đồng ý trước của Thượng viện và Quốc hội, đại diện nhân dân, người phán xử cao nhất sẽ quyết định dựa trên cơ sở cùng có lợi. Nói cách khác, trước khi có sự đồng ý này của nhân dân, các cuộc vận động không thể có tính quyết định cuối cùng. Thoả thuận mà chúng tôi sẽ ký nhằm xây dựng một tình hữu nghị lâu dài còn phải phụ thuộc vào đòi hỏi thuộc về hiến pháp.

        Tình hữu nghị và đoàn kết liên kết và ràng buộc chúng ta dựa theo cùng các lý tưởng là tình yêu tự do và công lý loại bỏ dứt khoát mọi hình thức nô lệ. Chính tình cảm cao quý này thúc đẩy nhân dân Campuchia chúng tôi, trong cuộc đấu tranh thường xuyên bảo vệ nền độc lập quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình mà chúng tôi đã có thể giữ nguyên vẹn trong các đường biên giới do thực dân để lại cho chúng tôi. Cuộc đấu tranh bằng các biện pháp hoà bình, bằng pháp lý hay bằng vũ trang mà nhân dân Khơ-me đã tiến hành với mục đích duy nhất là bảo vệ các quyền thiêng liêng và chính đáng nhất.

        Để cho công việc của chúng ta tiến triển chúng tôi nhắc lại đề nghị của mình chuyển qua việc xem xét dự thảo thoả thuận mà chúng tôi hân hạnh đã đưa cho các ngài. Trong văn bản khởi thảo, chúng tôi xin nêu thêm một điều khoản dự phòng cho Campuchia có thể một lần nữa đòi được hưởng các quyền của mình và các bảo lưu đối với những vùng đất mà Campuchia đã mất, trong trường hợp mà chúng tôi không thể dự kiến bây giờ ngăn cản việc thực hiện thoả thuận mà chúng ta sẽ ký hay là làm tổn hại đến hiệu lực của thoả thuận.

        Tiếp theo tuyên bố của Ngài đã nêu trên, nhất là về đoạn "tất cả đồng bào của chúng tôi bằng mọi hy sinh lớn lao phải giành lại lãnh thổ khỏi nanh vuốt của đế quốc..." chúng tôi xin nói thêm rằng qua các cuộc đàm phán này, Campuchia không có ý đinh yêu sách các lãnh thổ không thuộc về mình và rằng theo chúng tôi, cuộc đấu tranh của các ngài nhằm mục đích giành chính quyền đối với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, mà không nhằm giành lãnh thổ thuộc về Campuchia nhưng nó lại được Pháp trao cho Việt Nam, phủ nhận các quyền của chúng tôi và vi phạm các nguyên tắc pháp lý.

        Về bản tuyên bố của ngài được nêu ở phiên họp trước.

        Vì chúng tôi đồng ý nên chúng tôi xin các ngài chuyển sang xem xét nội dung văn bản dự thảo thoả thuận của chúng tôi. Tôi xin phép bổ sung vài điểm đáng lưu ý:

        Chúng tôi đề nghị xây dựng một nền hoà bình và một tình hữu nghị lâu dài. Để được như vậy cần phải tránh các nguyên nhân hiểu lầm hay xích mích. Vả lại, sẽ là tai hại nếu xây dựng cái gì không thể được các cơ quan lập pháp có thẩm quyền là Thượng viện và Quốc hội chấp nhận để phê chuẩn thoả thuận mà chúng ta đang đàm phán.

        Trong các bản dự thảo thoả thuận, chúng tôi xin các ngài tính đến điều mong muốn của nhân dân, mong muốn xuất phát từ nhu cầu sống còn của dân cư biên giới chúng tôi. Chính trong nỗi lo lắng này mà chúng tôi đã đề nghị điều chỉnh đường biên giới hiện nay, ngay từ đầu các cuộc đàm phán của chúng ta.

        Chúng tôi xin các ngài cũng tính đến hai vấn đề có liên quan khác cùng vấn đề chính tạo nên một tổng thể không thể chia cắt. Đó là điều mà chúng tôi đã đề nghị từ lúc ở Bắc Kinh. Niềm tin của chúng tôi là như thế, chúng tôi đề nghị các ngài cân nhắc.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi xin đề nghị nghỉ giải lao buổi họp. 10 phút sau, phiên họp lại bắt đầu vào lúc 10 giờ 35'.

        Trước mắt chúng tôi có hai bản dự thảo, một dự thảo Khơ-me và một dự thảo của Mặt trận dân tộc giải phóng. Về vấn đề biên giới bản dự thảo của chúng tôi gồm có hai điều: Điều 1 và điều 2, dự thảo của Khơ-me trên cùng một vấn đề là một điều khoản duy nhất, điều 1 dự kiến một nghị định thư phụ lục. Nhưng trong lúc này, nếu thiếu nghị định thư đã nêu thì chúng tôi không thể đưa ra quan điểm của chúng tôi về điều khoản này. Do đó, chúng tôi mong muốn biết quan điểm của đoàn Khơ-me về các điều khoản 1 và 2 và phối hợp với điều khoản 3 bản dự thảo của chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #231 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2016, 05:41:24 pm »

        Ông Son Sann: Chúng tôi đề nghị ngài xem xét hai dự thảo của chúng ta bắt đầu bằng lời mở đầu. Chúng tôi đề nghị các ngài lấy lại những đoạn có thể hợp lại thành một văn bản chung nhất. Lời mào đầu có thể được thảo như sau:

        "Một bên là Sam đếch Nôrôđôm Sihanúc, chủ tịch Sangkum Reastrniyum và Quốc trưởng Campuchia.

        Bên kia là Ngài Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận DTGPMNVN, đại diện chính thức và hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam.

        Mong muốn gìn giữ một nền hoà bình lâu dài và thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân Nam Việt Nam và nhân dân Khơ-me.

        Xét thấy rằng việt thiết lập mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Nam Việt Nam và Campuchia trên cơ sở các nguyên tắc thoả thuận Giơ Ne Vơ năm 1954 về Đông dương và 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình đáp ứng với lợi ích sống còn của hai nước cũng như lợi ích của các nước Đông dương và Đông Nam châu Á.

        Kiên quyết theo đuổi chính sách chung thực hiện nghiêm chỉnh các thoả thuận đã nêu nhằm chấm dứt sự can thiệp quân sự ở Miền Nam Việt Nam và sự xâm lược của Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đồng minh của nó chống lại nhân dân Đông Dương.

        Kiên quyết tôn trọng các lợi ích, nhu cầu và khát vọng của nhân dân Campuchia và Nam Việt Nam và đặc biệt hơn nữa là ý chí vững chắc của họ bảo vệ và đòi tôn trọng chủ quyền, độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của các nước đó.

        Và trong khi chờ đợi thống nhất nước Việt Nam thực hiện các thoả thuận Giơ-ne-vơ năm 1954 và tính trước sự thống nhất này.

        Đã thoả thuận điều sau: ... "

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi cảm ơn Trưởng đoàn Khơ-me chấp thuận một vài đoạn trong phần mở đầu của chúng tôi. Chúng tôi xin ghi nhận và chúng tôi đề nghị để lại việc xem xét phần mở đầu mà hai bên có thể dễ dàng thoả thuận.

        Chúng tôi xin ngài vui lòng nêu ý kiến của ngài liên quan đến các điều khoản 1 và 2 bản dự thảo của chúng tôi.


        Ông Son Sann: Tôi thông báo với ngài rằng điều 1 của bản dự thảo được viết theo cách sau:

        “Điều I: Các bên cấp cao tham gia ký kết thừa nhận và cam kết tôn trọng các đường biên giới quốc gia của mình là các đường biên giới được xác định trong Nghị định thư phụ lục kèm theo thoả thuận này".

        Đoàn đại biểu Khơ-me hiểu rõ rằng các ngài không thể chấp thuận điều đó khi không biết dự thảo nghị định thư phụ lục nói trên, Ban thư ký sẽ giao lại cho Ngài văn bản nghị định thư và chỉ cho ngài bản đồ trên đó thể hiện đường biên giới có tính đến mọi điều chỉnh mà chúng tôi đã nêu trong các bản thuyết trình của chúng tôi. Vậy là chúng ta ngay bây giờ có thể trao đổi điều khoản này và các ngài có thể nhận với điều kiện là nhận được nghị định thư.

        Các điều khoản 1 và 2 dự thảo của ngài có thể được thay thế bằng điều 1 của chúng tôi.

        Về điều 3 dự thảo của ngài, không có một khó khăn nào: Các ý tưởng phù hợp với ý điều 2 của chúng tôi mà tôi đề nghị các ngài chấp nhận.

        Tôi nêu với ngài rằng các lời lẽ điều 4 của các ngài không khác nhiều với điều 3 chúng tôi; trong khi đoạn thứ hai của điều 3 chúng tôi dự kiến các quy định liên quan đến tộc thiểu số Khơ-me dang sống ở Nam Việt Nam. Các quy định đã nói như sau:

        "Vì thể chế đặc biệt mà tộc thiểu số Khơ-me đang sống ở Nam Việt Nam đã luôn được hưởng; Mặt trận DTGPMNVN đã chủ động khẳng định lại chính sách đối với tộc này là chính sách bình đẳng hoàn toàn với các dân tộc khác, sự thừa nhận các quyền của tộc đó về việc duy trì và phát triển các tập quán, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết và đảm bảo cho dân tộc thiểu số này được hưởng đầy đủ và hoàn toàn sự đối xử dành cho người bản quốc trong khuôn khổ một cộng đồng đoàn kết để bảo vệ nền độc lập và tái thiết quốc gia".

        Bằng cách áp dụng chính sách này, Mặt trận DTGPMNVN thừa nhận các quyền đối với tộc thiểu số Khơ-me như sau:

        "1. Giảng dạy ở bậc tiểu học và trung học bằng tiếng mẹ đẻ.

        2. Được sử dụng tiếng Việt và tiếng Campuchia ngang nhau trong các công sở, trong các tài liệu chính thức và trong danh pháp dịa hình ở những vùng dân cư gốc Khơ-me.

        3. Quyền được giữ họ gia đình Campuchia và khôi phục lại họ bị bắt buộc Việt Nam hoá từ khi có Sắc lệnh 29-8-1956 do tổng thống Ngô Đình Diệm ký.

        4. Bình đẳng về các quyền làm việc trong các công sở với một tỷ lệ công bằng ở các khu vực dân cư gốc Khơ-me.

        5. Duy trì mối quan hệ tôn giáo truyền thống giữa người Khơ-me theo đạo phật ở Nam Việt Nam và tăng lữ đạo phật Khơ-me của Campuchia, những quan hệ đã luôn tồn tại trước khi thành lập các chính quyền kế tục của Sài Gòn”.

        Ngoài ra, bản dự thảo của chúng tôi bao gồm các điều 4, 5, 6 mà chúng tôi xin ngài vui lòng bổ sung vào bản dự thảo chung của chúng ta.

        Tôi xin đọc:

        "Điều 4: Các quy định của các hiệp định Pari năm 1954 chấm dứt các vấn đề chung giữa Campuchia và Nam Việt Nam từ khi giải thể Liên bang Đông dương sẽ được các bên cấp cao ký kết thực hiện sau khi nền hoà bình ở Nam Việt Nam được thiết lập lại.

        Điều 5: Các bên cấp cao tham gia ký kết cam kết không dùng đe doạ hoặc dùng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế của mình và giải quyết những tranh chấp giữa họ bằng các biện pháp hoà bình theo cách khiến cho hoà bình và an ninh quốc tế cũng như công lý không bị tổn hại.

        Điều 6: Nếu như có nảy sinh trong việc thực hiện thoả thuận này các vấn đề tranh chấp không thể được giải quyết bằng một thoả thuận hữu nghị hoặc bằng con đường ngoại giao, các bên cấp cao tham gia ký kết sẽ đệ trình những vấn đề tranh chấp cho ba nhân vật làm trọng tài mà hai nhân vật sẽ được mỗi bên cấp cao tham gia ký kết chỉ định và nhân vật thứ ba được hai nhân vật đã nêu chi định. Nếu không thể thoả thuận về việc chỉ định nhân vật thứ ba thì nhân vật này do toà án pháp lý quốc tế chọn".

        Cuối cùng, nên thêm một điều khoản khác là điều 7.

        "Điều 7: Các bên cấp cao tham gia ký kết thỏa thuận rằng Campuchia có căn cứ để lại đòi các quyền và bảo lưu của mình đối với Nam kỳ và các vùng đất bị mất khi hoạch định ranh giới hành chính, trong trường hợp các hoàn cảnh nào đó ngăn cản việc thực hiện hoặc đụng chạm đến hiệu lực của thoả thuận được ký kết này với sự quan tâm duy nhất về hoà bình, hữu nghị và láng giềng tốt đẹp, không kể đến các lý do pháp lý".

        Vậy là điều 7 cũ của bản dự thảo chúng tôi sẽ trở thành điều 8 bao hàm các ý tưởng trong điều 5 của các ngài.

        Cuối cùng, chúng tôi đề nghị các ngài cho ghi điểm cuối cùng:
"Được làm 3 bản ở Phnôm pênh, ngày, năm 1966 bằng tiếng Việt, Khơ-me và tiếng Pháp, văn bản tiếng Pháp làm cơ sở".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #232 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2016, 05:02:12 am »

        Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, chúng tôi xin cảm ơn đoàn đại biểu Khơ-me giải thích rõ ràng về toàn bộ các điều khoản của bản dự thảo Khơ-me. Nhưng vấn đề làm chúng tôi lo lắng hiện nay, đó là vấn đề về các đường biên giới. Về vấn đề các đường biên giới này trong bản dự thảo của chúng tôi, chúng tôi đã đề nghị sử dụng bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 được lập và in ấn bởi Sở Địa dư Đông dương thông dụng đến năm 1954 như là tài liệu cơ bản. Đó là một tài liệu đủ rõ ràng, chính xác và đơn giản để làm cơ sở tham khảo. Chính vì lý do này mà chúng tôi mới nêu lên điều 1 của mình.
Điều 2 của chúng tôi đề nghị lấy đường Brevié mà đường này đã được phía Khơ-me đề nghị trước đây. Chúng tôi tin rằng điều đó cũng có thể được phía Khơ-me chấp thuận. Đối với 2 điều này, chúng tôi hy vọng có sự đồng ý của phái đoàn bạn.

        Đối với điều 1 của bản dự thảo Khơ-me, chúng tôi sẽ đưa ý kiến của chúng tôi ngay khi mà chúng tôi nhận được và nghiên cứu Nghị định thư của ngài.


        Ông Son Sann: Câu trả lời của chúng tôi đã được thực hiện rồi. Các yếu tố được bao hàm ngay trong đề nghị của tôi. Chúng tôi phải để nghị các ngài điều 1 của chúng tôi, vì điều này phù hợp với lòng mong muốn của chúng tôi đi tới một thoả thuận về biên giới. Lập trường của chúng tôi là không thay đổi ngay từ dầu đàm phán. Bởi vì đây là một đường biên giới phải được xác định dứt khoát, cần phải thiết lập đường biên giới theo cách nào đó nhằm tránh đến hết mức những tranh chấp và những tranh cãi trong tương lai: Đó là lý do mà chúng tôi đã đề nghị có những điều chỉnh cần thiết. Chúng tôi xin làm nổi bật ác ý của thực dân Pháp đã không tính tời nhu cầu sống còn của dân cư biên giới. Chúng tôi sẵn sàng giải quyết vĩnh viễn vấn đề về lãnh thổ. Điều này buộc chúng tôi phải có những kiểm chứng trước nhằm một mặt tránh cho cái gì của Campuchia không còn được chuyển qua biên giới bên kia và mặt khác chú ý tới những nhu cầu của dân cư biên giới của chúng tôi Các sự kiện mới đây chứng tỏ chúng tôi có lý, chẳng hạn trường hợp ở Thloc Trách mà các ngài cũng thừa nhận như là làng của Campuchia.

        Cần phải tránh một ngày nào đó, người ta lên án chúng tôi đã giao một làng nào đó trong các làng biên giới Campuchia cho Nam Việt Nam. Chúng tôi muốn xây dựng vấn đề lâu dài cho những quan hệ tương lai của chúng ta. Chúng tôi phải nghĩ đến đem lại khả năng sử dụng nguồn nước cho con người và con vật.

        Chúng tôi sẽ trao cho các ngài bản dự thảo nghị định thư liên quan đến đường biên giới này khi mà các cơ quan kỹ thuật của chúng tôi đã làm xong.

        Chúng tôi đã là mục tiêu lấn chiếm vì lợi ích của chế độ thực dân ở Nam kỳ. Không thể để tình trạng đó tái diễn và mặt khác nên xem xét làm giảm bớt các bất công này.

        Các bạn của tôi và bản thân tôi có trách nhiệm bảo vệ bản dự thảo thoả thuận của chúng tôi trước nhân dân Campuchia và để có thể làm diều đó lập trường của chúng tôi phải có thể được bảo vệ một cách có hiệu lực.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi cảm ơn ngài có lời giải thích rõ ràng này. Nhân danh đoàn của tôi, tôi xin nêu thêm mục đích của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng có thể lần này làm băng giá các đường biên giới của chúng ta, vì vậy chúng tôi đã cố gắng tìm một tài liệu cơ sở nổi bật về tính đơn giản và sự chính xác của nó.

        Những điều chỉnh bao hàm việc xem xét lại các đường biên giới hiện nay. Công việc sẽ quá phức tạp và có nguy cơ ra ngoài khuôn khổ các cuộc hội đàm của chúng ta. Chúng tôi biết rất rõ rằng trong các đường biên giới giữa hai nước chúng ta còn tồn tại những thiếu sót và những khiếm khuyết. Chúng tôi có các biện pháp để khắc phục những khó khăn mà cư dân Campuchia gặp phải. Những người dân này có thể luôn nhận được những thuận tiện trong các hoạt động vì cuộc sống. Các đồng bào của chúng tôi cũng đã nhận được các thuận tiện từ phía Campuchia. Chúng tôi đề nghị để lại vấn đề này, việc này sẽ được xem xét tiếp ngay khi các điều kiện cho phép. Mục đích của chúng tôi là phải làm "băng giá" các đường biên giới hiện nay của chúng ta, dựa trên cơ sở một tài liệu hiện có. Về việc điều chỉnh, chúng tôi đề nghị các ngài hoãn xem xét.

        Ông Son Sann: Chúng tôi cũng xin nêu quan điểm của chúng tôi. Chúng tôi đồng ý làm băng giá các đường biên giới của chúng ta. Nhưng đó là biên giới nào? Đối với các ngài, đó là đường biên giới thể hiện trên bản đồ UTM năm 1954. Đối với chúng tôi có khác. Tại Giơ ne vơ chúng tôi đã có những bảo lưu để phủ nhận tính tối hậu của các đường biên giới trên bản đồ này. Từ đó, lập trường của chúng tôi không thay đổi. Các sự kiện mới chỉ ra rằng chúng tôi có lý do để đề nghị có các điều chỉnh. Tôi thấy rằng giữa chúng ta có khoảng cách khá xa. Nếu chỉ có việc chấp nhận bản đồ năm 1954, thì các cuộc đàm phán đã mất các lý do tồn tại của mình.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Cho phép tôi hỏi ngài liệu đoàn Khơ-me có chấp nhận làm "băng giá" các đường biên giới hiện nay không?

        Ông Son Sann: Trong ý tưởng của chúng tôi, vấn đề là biết các đường biên giới hiện nay là những đường biên giới như thế nào? Để xác định những đường biên giới này sẽ cần phải có các điều chỉnh đường biên giới thể hiện trên bản đồ gốc năm 1954 nhằm tránh những bất lợi đã được nêu lên nhiều lần.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Có phải bản đồ này không thể được chấp nhận làm cơ sở tham khảo để làm "băng giá" các đường biên giới không?

        Ông Son Sann: Bản đồ này có thể sử dụng làm bản đồ gốc, miễn là có những điều chỉnh cần thiết mà một đường biên giới cuối cùng đòi hỏi.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị dừng buổi họp và xác định ngày của buổi họp tới.

        Hai bên chấp nhận họp lần sau vào thứ bảy ngày 3-9-1966 lúc 10 giờ.

Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 36'.        
Làm thành 3 bản tại Phnôm pênh, ngày, tháng, năm đã ghi ở trên.        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #233 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2016, 05:24:00 am »

       
        Biên bản 5 (Tài liệu K/FNL/PV/5, ngày 3-9-1966)


        Ngày 3-9-1966, lúc 10 giờ đã diễn ra cuộc họp giữa phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và phái đoàn Campuchia tại Văn phòng của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần họp:

        - Phía Mặt trận DTGPMNVN: Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỷ Văn.

        -  Phía Campuchia có: Son Sann, Trưởng đoàn; So Nem, Phó Trưởng đoàn; các đoàn viên: Sann Chhak, Nguôn Chhay Kry, Srey Saman; Trương Cang, cố vấn; Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Tổng thư ký gồm có: Nginn Nippha, Phạm Văn Quang.

        Ông Son Sann: Thưa ngài, trước khi đề cập đến chủ đề của cuộc nói chuyện hôm nay, tôi xin thông báo cho các ngài một số khó khăn gặp phải về việc soạn thảo biên bản phiên họp trước. Thư ký của đoàn ngài đã đề nghị thêm một vài đoạn mà các ý tưởng không được thể hiện trong cuộc họp. Thêm vào những ý tưởng mới có hậu quả làm sai lệch ý nghĩa các trả lời của đoàn chúng tôi về các câu hỏi của ngài trong buổi họp, điều này làm những lời trao đổi không phù hợp với thực tế. Tôi đề nghị ngài, để làm dễ dàng công việc của Ban thư ký chung, có hai giải pháp sau:

        1. Để đúng biên bản như được Ban Tổng thư ký soạn thảo: Đoàn nào thấy việc ghi lại bản tuyên bố của mình không đủ trung thành sẽ có thể nói lại cái ý tưởng của mình trong phiên họp tới.

        2. Từ phiên họp tới, sẽ ghi âm lời phát biểu trong cuộc họp.
Trong trường hợp bất đồng, thư ký của hai đoàn sẽ dựa vào băng thu.


        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi đồng ý về cách soạn thảo các biên bản. Về vấn đề bổ xung phát biểu mà đoàn bạn nêu, chúng tôi thấy đây không phải là ý mới, mà là bổ sung thêm các phần thiếu.

        Ông Son Sann: Sáng nay tôi đã nhận được bản sửa của các ngài, trong đó phần nhiều vượt qua điều đã được nói hôm trước, và các câu trả lời của tôi không còn phù hợp với các câu hỏi của các ngài nữa.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị xem lại nội dung biên bản sau buổi họp.

Ông Son Sann: Về đề nghị của tôi liên quan tới việc ghi âm.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Về nguyên tắc, không có gì bất tiện. Tôi chỉ thấy có lợi.

        Ông Son Sann: Vậy thì, tôi đề nghị Ban thư ký tổ chức ghi âm vào phiên họp sau. Thưa ngài, về các ý mới trong biên bản, các ngài có thể nói rõ ngay bây giờ, và điều đó sẽ được giải quyết.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi sẽ cố gắng xem lại biên bản để xem có đúng là có vấn đề thêm không?

        Ông Son Sann: Tôi đề nghị Ban thư ký của hai đoàn xem lại vấn đề. Tôi đề nghị chỉ ghi vào biên bản cái gì đã nói và về nguyên tắc phải ghi đúng. Với điều kiện này, nhân danh phái đoàn Khơ-me, tôi xin phép trình bày với các ngài như sau:

        Phái đoàn Khơ-me vui lòng có thể tiếp tục với phái đoàn bạn xem xét vấn đề đầu tiên trong ba vấn đề đều là chủ yếu cho phép chúng ta cùng nhau xây dựng, dựa trên một cơ sở vững chắc, một nền hoà bình và một tình hữu nghị bền vững giữa miền Nam Việt Nam và Campuchia. Chúng tôi xin phát biểu rõ thêm tiếp theo các giải thích của đoàn bạn trong phiên họp gần đây mà chúng tôi rất cảm ơn.

        Thưa ngài, thưa quý vị,

        Phái đoàn chúng tôi đánh giá cao sự hiểu biết sâu sắc mà các ngài thể hiện đối với những lo lắng của nhân dân Khơ-me muốn gìn giữ di sản của mình bằng bất cứ giá nào, và sự đánh giá cao đối với chính sách thực tế của Săm dech Quốc trưởng chúng tôi về lĩnh vực này. Toàn vẹn lãnh thổ là một vấn đề chúng tôi thiết tha. Toàn thể nhân dân Khơ-me đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Quốc trưởng thể hiện một trong những nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mình là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá và sự hy sinh lớn nhất.

        Cũng thế, chúng tôi hoan nghênh sự bảo đảm mà các ngài dành cho chúng tôi, sự bảo đảm mà theo đó các ngài sẵn sàng trả lời đề nghị của Campuchia một cách chân thành và hữu nghị về việc "làm băng giá" các đường biên giới giữa hai nước và sẵn sàng tỏ thiện chí của mình trong việc tìm kiếm một giải pháp thoả đáng cho vấn đề này. Chúng tôi vui mừng về các biện pháp hữu nghị đó cho phép chúng tôi nhìn thấy kết quả của các cuộc đàm phán này với niềm hy vọng và tin tưởng. Chúng tôi cũng vui mừng ghi nhận những lời giải thích rõ ràng của các ngài nhằm làm tiêu tan mọi sự ngờ vực về ý định thật sự của các ngài và nhằm tránh mọi sự hiểu lầm. Ngoài ra, chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng các ngài không lấy việc thừa nhận các đường biên giới làm một thứ mua bán để đổi lấy các mối lợi khác ngoài các lợi ích đã rất lớn do việc hai bên ký thoả thuận đang được đàm phán.

        Các ngài đã đề nghị làm "băng giá" các đường biên giới được vạch trên bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thiết lập, thông dụng đến tháng 12-1954, bởi vì các ngài đã đánh giá, đó là "một tài liệu tham khao dủ chính xác và khá đơn giản". Chúng tôi muốn nói rõ với các ngài rằng đó là một tài liệu đơn giản. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng vì tính đơn giản này nên nó thiếu chính xác và không đủ khả năng phục vụ mục đích mà chúng ta tìm kiếm, là làm sao có được đường biên giới vĩnh viễn. Vả lại, các thiếu sót của nó đã được thể hiện hiển nhiên qua các cuộc ném bom vào làng Thlok Trách của Campuchia.

        Các ngài đã khẳng định phía Campuchia cũng chọn tấm bản đồ này và để chứng minh cho ý kiến này, các ngài đã nêu lá thư của Săm đích Quốc trưởng chúng tôi gửi cho Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ ngày 18-8-1964, các bản dự thảo Nghị định thư của Chính phủ Vương quốc được trao cho các Chính phủ có liên quan vào năm 1962, 1964 v.v... Về điều này, chúng tôi có nghĩa vụ cần giải thích rõ. Các tác giả của các tài liệu này ngay lúc đầu đã nhận thấy khiếm khuyết của các bản đồ sử dụng cho đến năm 1954 và thấy không thể sử dụng làm đường biên giới chung cuối cùng của hai nước.

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2016, 05:50:12 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #234 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2016, 05:48:45 pm »

       Thực vậy, đường biên giới này thay đổi tuỳ theo tỷ lệ bản đồ và theo lần xuất bản. Sự biến đổi đó khiến cho phía Campuchia yêu cầu các bản đồ thông dụng cho đến năm 1954, được coi là tư liệu gốc cho các cuộc dàm phán tương lai nhằm ấn định đường biên giới vĩnh viễn.  Ngôn từ "Les" (những) được cố ý sử dụng để thể hiện việc chưa quyết định lựa chọn một bản đồ và các ý định của chúng tôi sử dụng tất cả các bản đồ thiếu chính xác, coi như là cơ sở cho các cuộc đàm phán. Vả lại chính các nhà làm bản đồ Mỹ đã nhận thấy và khẳng định các khiếm khuyết và sự thiếu chính xác của các bản dỗ Pháp, khi họ đã ghi vào tấm bản đồ được thiết lập trên cơ sở các bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương, lời chú giải "đường biên giới chưa minh định" trong một số đoạn. Chính vì tình trạng này mà Quốc trưởng chúng tôi, với tính hiện thực sâu sắc không thể phản bác, đã khẳng định lại ngày 18-8-1966 ở Kôngpông Chàm, rằng trong các trường hợp này, đường biên giới phải được xác định theo sự thực hiện thật sự về chủ quyền (quản lý hành chính thật sự).

        Đó là tại sao chúng tôi vẫn nhắc lại một lần nữa rằng đường biên giới trên bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 hay một bản đồ khác, không đủ để sử dụng làm đường biên giới được "băng giá”. Cần phải được hiệu chỉnh để có thể trở thành một đường vĩnh viễn. Những điều chỉnh mà chúng tôi đã đề nghị không bao hàm việc xét lại đường biên giới, nếu việc xét lại đường biên giới được tiến hành thì nó sẽ đặt lại việc xem xét tất cả các vùng lãnh thổ tranh chấp.

        Chúng tôi đồng ý với phái đoàn bạn là "đi vào chi tiết thì mọi đường biên giới quốc tế luôn bao hàm những khiếm khuyết cũng như là các điều bất thường". Nhưng chúng ta phải ghi nhận rằng các đường biên giới hành chính của Campuchia với Nam Việt Nam, không chỉ có những khiếm khuyết về chi tiết. Các khiếm khuyết của nó là cơ bản và nghiêm trọng, đến mức cần phải điều chỉnh để làm giảm bớt các điều bất lợi. Chúng tôi cũng buộc phải nhận xét rằng nếu một đường biên giới lý tưởng không thể tìm thấy, thì ít ra mọi quốc gia trên thế giới cũng tìm cách giảm đến mức tối thiểu những khiếm khuyết và những điều bất thường, bởi vì một đường biên giới có quá nhiều khiếm khuyết thì không phải là một đường biên giới đoàn kết mà là một đường biên giới chia rẽ và làm nảy sinh ra các xung đột.

        Mặt khác, những khiếm khuyết và những bất thường phải được chia đều giữa hai nước láng giềng. Một đường biên giới chỉ mang lại thuận lợi cho riêng một bên và chỉ kéo theo những điều bất lợi cho bên khác, là nguồn gốc của các sự cố và tranh chấp.

        Các nhận xét này áp dụng vào đường biên giới hành chính giữa Nam Việt Nam và Campuchia nhất thiết đòi hỏi có những điều chỉnh mà về nguyên tắc được chúng tôi đề cập ngay từ đầu các cuộc đàm phán, để tránh đường biên giới mà chúng ta "làm băng giá" lại là đường biên giới mà đối với một bên là đường biên giới an lạc, tiện lợi và hài lòng, và đối với bên kia là một đường biên giới bị tước đoạt thiếu nước và đau khổ. Các điều chỉnh này là do nhu cầu sống còn của dân cư biên giới, không kể đến các nguyên tắc công bằng, các luận cứ về dân tộc, xã hội và lịch sử có kết quả là làm dịu bớt tính hà khắc của một đường biên giới có quá nhiều thiếu sót và bất lợi, đường biên giới bất công do chủ nghĩa thực dân thiết lập mà các ngài và chúng tôi phải khắc phục. Phải can thiệp trước khi biên giới được "băng giá”. Chúng tôi hy vọng rằng tình hữu nghị và sự hiểu biết mà nhiều lần các ngài bảo đảm với chúng tôi, sẽ cho phép các ngài hiểu và tính đến những khát vọng chính đáng này của nhân dân Khơ-me.

        Chúng tôi xin nhắc lại với các ngài tuyên bố ngày 21-7-1951 vào phiên họp toàn thể lần thứ 8 tại Giơ-ne-vơ của Trưởng phái đoàn Campuchia là: "Trung thành với lý tưởng hoà bình và nguyên tắc quốc tế không can thiệp, Campuchia không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia Việt Nam và tham gia đầy đủ vào nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn của quốc gia Việt Nam với điều kiện là có hiệu chỉnh và điều hoà việc hoạch định các đường biên giới giữa quốc gia Việt Nam và Campuchia, các đường biên giới cho đến nay được ấn định chỉ bằng hành động đơn phương của Pháp".

        Tuyên bố long trọng này được đưa ra vào những hoàn cảnh không kém long trọng chứng minh đầy đủ các điều chỉnh mà hiện nay chúng tôi đề nghị các ngài.

        Cho đến khi Nghị định thư đã dự kiến về điều 1 của chúng tôi có thể được trình cho các ngài, chúng tôi gợi ý các ngài ngày hôm nay cùng xem xét các điều 3 và 4 của bản dự thảo của chúng tôi liên quan đến dân tộc thiểu số Khơ-me và các thoả thuận Paris.


        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi xin cảm ơn ngài Trưởng đoàn Campuchia về những đánh giá quý báu về thiện chí và sự hiểu biết của chúng tôi để giải quyết những vấn đề này. Về các điểm khác, tôi xin trình bày một lần nữa quan điểm của chúng tôi:

        Về vấn đề thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới giữa hai nước chúng ta, hai đoàn chúng ta vẫn không thể thoả thuận về mục tiêu cần đạt được ngay. Chúng tôi biết rằng phía Campuchia cho rằng cần có một số hiệu chỉnh trước khi làm "băng giá" các đường biên giới hiện nay. Như thế, bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông dương nói trong bức thông điệp của Quốc trưởng Campuchia cũng như là trong các thảo án khác được chính phủ Vương quốc Campuchia trình bày trước kia (được chúng tôi nêu lại trong cuộc họp trước) không còn có thể dùng như là điểm xuất phát của các cuộc đàm phán về việc rà soát lại các đường biên giới.

        Về phía chúng tôi, chúng tôi nghĩ rằng điều mong muốn và có thể đạt được là một sự thừa nhận các đường biên giới hiện nay giữa Nam Việt Nam và Campuchia cho dù trong điều kiện của cuộc chiến tranh còn đang diễn ra trên đất nước chúng tôi. Đối với điều đó trong lúc này cần và chỉ cần tham khảo một tài liệu dù chưa hoàn hảo nhưng có thể cung cấp được các số liệu thoả đáng. Vấn đề là trường hợp của tấm bản đồ UTM kể trên. Tài liệu này khá chính xác và đơn giản đối với các công việc thám sát đã được chính phía Campuchia chọn, bởi vì những thảo án đã được trình cho các chính phủ hữu quan, không phải là các tài liệu để thảo luận mà là những văn bản sẵn sàng ký.

        Ngay từ khi thành lập, Mặt trận DTGPMNVN nuôi dưỡng niềm tin là hai đoàn chúng ta sẽ có thể dễ dàng đạt được một thoả thuận về các đường biên giới chung, đánh giá cao đề nghị ban đầu của Campuchia về tính hiện thực và đơn giản, bởi vì đề nghị này cho phép chúng tôi giải quyết vấn đề ngay cả vào giữa cuộc chiến tranh. Đối với chúng tôi, không có một lợi ích nào là làm chậm trễ việc ký kết một định ước thừa nhận và cam kết tôn trọng các đường biên giới hiện nay giữa Nam Việt Nam và Campuchia. Cần tính tới vô số khó khăn đối với các công việc của chúng ta nếu như thay vào việc "băng giá" các đường biên giới, chúng ta lại đi vào xem xét lại các đường biên giới với tất cả các vấn đề liên quan, phức tạp như nhau. Mặc dù có thiện chí của cả hai bên, chúng tôi không nghĩ rằng với một mục tiêu như thế, chúng ta có thể thoát ra khỏi trong một thời gian xác - định cái mớ bòng bong luôn được lặp lại đó trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài.
Lòng mong muốn chân thành của chúng tôi thể hiện một tình hữu nghị tin cậy vào nhân dân Khơ-me, sự tôn trọng tuyệt đối của chúng tôi về toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia làm cho chúng tôi có nghĩa vụ khẳng định trước thế' giới là thực sự có một biên giới hoà bình và hoà hợp được hai nước chúng ta thoả thuận, bất chấp tình trạng chiến tranh ở Nam Việt Nam và các yêu sách điên rồ của những tên tay sai của đế quốc Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #235 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2016, 03:00:10 am »

        Ông Son Sann: Tôi đề nghị các ngài tạm dừng buổi họp để cho phép các đoàn suy nghĩ về bản thuyết trình của mỗi bên.

        Buổi họp dừng lại từ 10h 35 đến 10h 45.

        Ông Son Sann: Thưa ngài, nhân danh phái đoàn chúng tôi, tôi xin đề nghị trong khi chờ đợi trả lời cụ thể đối với bản thuyết trình của tôi, phái đoàn bạn dưa ra quan điểm của mình về các điều khoản 3 và 4.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, chúng tôi phải nêu lại lập trường của chúng tôi về mục tiêu 1. Chúng tôi xin thông báo tình trạng chiến tranh không cho phép khởi sự những việc bao gồm các hoạt động phức tạp mà chúng ta không thể giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng tôi biết rằng cả hai bên đã thừa kế một quá khứ nặng nề do chủ nghĩa thực dân để lại cho chúng ta. Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng bản đồ UTM chứa đựng các khiếm khuyết ngay cả bất công. Nhưng để thuận lợi cho công việc của chúng ta, chúng tôi đề nghị bản đồ đó như là tài liệu gốc. Cũng vậy, đường Brevié đã được chính quyền thực dân vạch ra. Để làm băng giá các đường biên giới của chúng ta, chúng tôi thừa nhận đường này như một đường biên giới quốc gia. Tóm lại, chúng tôi nhắc lại với các ngài lập trường của chúng tôi là dựa trên bản đồ này. Tiến hành cách khác gây ra các khó khăn mà chúng ta không thể giải quyết được trong thời chiến. Dĩ nhiên, ý tưởng được trình bày trước của chúng tôi vẫn không thay đổi. Tôi đề nghị phái đoàn bạn thông báo cho chúng tôi Nghị định thư phụ.

        Ông Son Sann: Thưa ngài, chúng tôi nghĩ cũng cần giải thích rõ ràng về vấn đề thứ nhất. Các ngài đã nhiều lần nhắc lại rằng phái đoàn của ngài đánh giá việc điều chỉnh là không chấp nhận được. Chúng tôi đã luôn dựa vào tuyên bố trước kia của chúng tôi và nhất là tuyên bố của Quốc trưởng chúng tôi ở Công Pông Chàm. Vì các ngài nói rằng các việc điều chỉnh không được các ngài chấp nhận, chúng tôi xin hỏi liệu chúng tôi có thể chuẩn bị bản Nghị định thư có những điều chỉnh trên bản đồ thông dụng năm 1954 như thế nào? Đối với phía chúng tôi, chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa để phái đoàn bạn cho biết quan điểm của mình về các điều 3 và 4 của bản dự thảo của chúng tôi.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, chúng tôi đề nghị trả lời rõ hơn vào buổi họp sau. Chúng tôi luôn hy vọng có thông tin về văn bản của Nghị định thư, nó sẽ là một yếu tố đánh giá mới. Bản đồ UTM năm 1954 luôn được phía Campuchia đề nghị trong các bản thảo án mà chúng tôi đã dẫn.

        Đối với các điểm tiếp theo của bản dự thảo Khơ-me, tôi xin đề nghị phái đoàn Campuchia có lời giải thích rõ ràng khác.


        Ông Son Sann: Về câu hỏi của các ngài, chúng tôi đã trả lời trong bản thuyết trình ngày hôm nay của chúng tôi, nhưng việc thiết lập Nghị định thư giả thiết là sau khi được chấp nhận nguyên tắc có các điều chỉnh dựa trên các cơ sở mà chúng tôi đã nêu. Nếu ta chỉ sử dụng bản đồ UTM 1954 thì cuộc đàm phán của chúng ta không có ý nghĩa gì nữa. Tôi cũng xin các ngài một lần nữa tham khảo bản thuyết trình của chúng tôi.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi xin phép đề nghị giải thích rõ thêm. Theo các bản thảo án về các đề nghị được chính phủ Vương quốc thông báo với các Chính phủ, nhận thấy rõ ràng các tài liệu này xem trọng bản đồ năm 1954 và không có điều chỉnh. Về vấn đề điều chỉnh được đề cập ngày hôm nay, chúng tôi muốn biết các điều chỉnh đó là làm từ bản đồ UTM năm 1954 hay là một tài liệu khác. Chúng tôi muốn biết phía Campuchia có giữ nguyên đề nghị ban đầu của mình để làm băng giá các đường biên giới mà không nói đến điều chỉnh hay không. Tôi chỉ được uỷ quyền đến để làm băng giá đường biên giới hiện tại. Chúng tôi tới đây để ký kết sự thừa nhận của mình. Mục đích cuộc đàm phán của chúng tôi là đơn giản; không có sự thừa nhận này thì hai nước chúng ta vẫn không có đường biên giới chung, hai bên bị thiệt và đế quốc Mỹ lợi dụng khai thác tình hình.

        Ông Son Sann: Chúng tôi trả lời ngay hôm nay. Chúng tôi đã giải thích rằng, từ hội nghị Giơnenơ chúng tôi có những bảo lưu và chứng minh cần có các điều chỉnh, trong các tài liệu của chúng tôi, chúng tôi đã luôn nói về các bản đồ và không chi một bản đồ duy nhất. Chúng tôi cũng đã đề cập việc làm băng giá các đường biên giới của chúng ta, nhưng hình như hai đoàn chúng ta chưa thoả thuận là các đường biên giới nào? Chúng tôi kêu gọi tinh thần công lý của các ngài, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau để đạt được một thoả thuận giữa hai đoàn chúng ta.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng ta sẽ xem xét thấu đáo hơn bản thuyết trình của hai bên. Về các điều 3 và 4, chúng tôi muốn biết liệu đoàn bạn có giải thích gì thêm không?

        Ông Son Sann: Chúng tôi đã làm và chúng tôi không có vấn đề gì để nói thêm nữa.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Với sự có mặt của Tổng thư ký đoàn Khơ-me và đoàn chúng tôi, tôi đề nghị cùng ngài xem xét dự thảo biên bản của buổi họp trước.

        Ông Son Sann: Trước khi kết thúc buổi họp theo đề nghị của các ngài, tôi xỉn nói thêm nếu đoàn của ngài không chấp nhận nguyên tắc điều chỉnh thì chúng tôi không thể làm bản dự thảo nghị định thư phụ.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Nhưng văn bản Nghị định thư luôn có ích cho chúng tôi. Nó sẽ cho phép chúng tôi xem xem có khả năng hoà giải quan điểm của chúng ta hay không. Chúng tôi cũng sẽ có một tài liệu trình cho Chủ tịch Đoàn Mặt trận của chúng tôi.

        Ông Son Sann: Tài liệu có thể được trao cho các ngài sau khi phái đoàn ngài đã cho biết lập trường thuận lợi của mình về nguyên tắc điều chỉnh. Chúng tôi cũng mong muốn đồng thời có quan điểm của các ngài về hai vấn đề khác liên quan tới dân tộc thiểu số Khơ-me và các thoả thuận Paris.

        Hai bên đã nhất trí đồng ý để họp tiếp vào thứ ba ngày 6-9-1966 lúc 11 giờ.

Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 15 phút.                         
Làm thành ba bản tại Phnôm Pênh, ngày tháng năm ghi ở trên.
       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #236 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2016, 04:42:29 am »

       
        Biên bản 6 (Tài liệu K/FNL/PV/6, ngày 6-9-1966)


        Ngày 6-9-1966, vào lúc 8 giờ, Đoàn Đại biểu Mặt trận DTGPMNVN và Đoàn Đại biểu Campuchia đã họp phiên thứ sáu tại phòng họp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần có mặt gồm:

        - Về phía Mặt trận DTGPMNVN: ông Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký Phạm Văn Quang, Lê Kỳ Văn.

        - Về phía Campuchia: Son Sann, Trưởng đoàn; So Nem, Phó trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguôn Chhay kry, Srey Saman; Trương Cang, cố vấn; Teao Sunthan, chuyên viên. - Ban Tổng thư ký gồm có: Nginn Nippha, Phạm Văn Quang.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Kính thưa ngài, thưa quí vị. Trước khi đoàn chúng tôi trình bày, tôi xin nói rõ về biên bản số 4, hai đoàn đã thoả thuận được văn bản chính thức cuối cùng. Đối với biên bản số 5, có một câu ở trang 7, trước đoạn cuối cùng đã không phản ánh đúng ý của chúng tôi. Biên bản đã ghi câu đó như sau: "Tôi xin đề nghị... về vấn đề điều chỉnh, chúng tôi muốn biết việc điều chỉnh sẽ được thực hiện từ bản đồ UTM năm 1954 hay là thực hiện diều chỉnh từ một bản đồ nào khác". Tôi đề nghị được thay đổi câu này như sau: "Chúng tôi đề nghị đoàn Khơ-me nói rõ tại sao không thể dùng bản đồ này làm căn cứ tham khảo để thừa nhận đường biên giới".

        Ông Son Sann: Thưa ngài, thay mặt đoàn Khơ-me, tôi đề nghị cứ giữ nguyên biên bản như đã ghi đúng như hai đoàn đã thoả thuận và sẽ làm rõ trong biên bản của cuộc họp lần này.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi đồng ý về điểm này. Thưa ngài, chính điểm này là lý do tại sao chúng tôi phải nói rõ những suy xét của chúng tôi, nghĩa là, có thể chấp nhận biên bản số 5, và trong biên bản tới sẽ nêu rõ là câu nói trên không hoàn toàn thể hiện đúng ý của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi đề nghị ghi chính xác câu này như tôi đã đề nghị ở trên.

        Ông Son Sann: Tôi đồng ý, tôi cho rằng, đó cũng chính là thủ tục mà chúng ta, tôi và ngài, đã cùng nhau thoả thuận hôm thứ bảy vừa qua.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị ghi trong biên bản đề nghị sửa đổi đó.

        Ông Son Sann: Như vậy là biên bản số 4 và 5 đã được thông qua.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Hôm nay, để làm rõ một số điểm, đoàn chúng tôi xin tập hợp lại các ý kiến của đoàn chúng tôi đã nêu trong các phiên họp trước với ý định để tạo thuận lợi cho đoàn bạn ở cuộc họp lần này hiểu rõ về tổng thể lập trường của chúng tôi trong cuộc đàm phán này.

        1) Theo chúng tôi, sự thừa nhận các đường biên giới Khơ-me - Việt Nam hiện nay là mục tiêu chủ yếu của các cuộc thảo luận hiện nay. Chúng tôi luôn luôn cho rằng, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh chống xâm lược Mỹ, đối với cả hai Bên chúng ta vẫn có lợi và có khả năng thoả thuận được về đường biên giới, bước đầu tiên trên con đường củng cố tình hữu nghị giữa chúng ta. Cuộc đấu tranh trường kỳ chống sự bất công của chúng tôi không cho phép chúng tôi làm bất cứ điều gì gây thiệt hại cho các bạn bè của chúng tôi và vì vậy chúng tôi có thể khẳng định lại rằng cái lợi mà Mặt trận chúng tôi thu được trong việc thừa nhận đường biên giới chung chủ yếu là tình hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc, cực kỳ cần thiết cho việc bảo vệ nền độc lập và sự phát triển của hai nước chúng ta. Chúng tôi tin tưởng rằng cái lợi đó của chúng ta là hoàn toàn chính đáng, hơn nữa là lợi cho cả hai bên và hoàn toàn công bằng. Chúng tôi không giành thêm bất cứ cái lợi nào khác khi thừa nhận đường biên giới hiện tại giữa Nam Việt Nam và Campuchia bởi vì chính Chính phủ Hoàng gia Khơ-me đã khởi xướng việc băng giá các biên giới. Chúng tôi sẵn sàng tán đồng đề nghị của Khơ-me với các lý do gắn bó với chính sách của chúng tôi vì hoà bình và quan hệ láng giềng tốt với Campuchia, thể hiện ý nguyện tốt đẹp và sự chân thành của chúng tôi trong việc tôn trọng nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước bạn.

        Với tinh thần này, chúng tôi đáp ứng sáng kiến của Chính phủ Vương quốc Khơ-me với tất cả tấm lòng chân thành và chúng tôi đánh giá những đề nghị của các bạn vừa thực tế vừa đơn giản, có thể chấp nhận được trong bối cảnh đất nước chúng tôi đang trong cuộc chiến.

        Sự thừa nhận hợp cách đầy đủ, không quá phức tạp có thể bắt đầu từ một bản đồ có tỷ lệ thích hợp và dễ nhận biết; dự thảo ban đầu của Chính phủ Vương quốc Khơ-me đã nói rõ là bản đồ tỷ lệ 1/100.000 thông dụng đến năm 1954 do Sở Địa dư Đông dương đo vẽ và xuất bản. Các bản đồ đó với tỷ lệ và lần xuất bản được xác định, dù cho có một số khiếm khuyết đã được chính phủ Vương quốc Khơ-me đánh giá là có thể sử dụng để tham khảo vì một thảo án cuối cùng được lập 'trên cơ sở đó đã được đề nghị các bên hữu quan ký kết. Việc chấp nhận bản đồ tỷ lệ 1/100.000 thông dụng đến năm 1954 đã được quyết định với sự tham gia của các chuyên viên mặc dù cách làm này là khá đơn giản và nhanh chóng nhưng có giá trị lớn bởi vì nó thắt chặt có hiệu quả là tình hữu nghị và sự hoà hợp giữa chúng ta. Thay vì mất lý do tồn tại, các cuộc đàm phán hiện nay sẽ đạt được những kết quả rực rỡ không những hai nước mong đợi mà tất cả các nước bạn bè cũng đứng trước một tình trạng sáng sủa. Điều này cho phép các nước bạn bè có lý do để thừa nhận biên giới chung giữa chúng ta đồng thời có tác dụng ngăn chặn kẻ thù trong việc thực hiện những ý đồ tội ác chống lại nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của hai nước chúng ta.

        Về vấn đề điều chỉnh đường biên giới, chúng tôi đề nghị gác lại chủ yếu là vì lý do thực tế. Trong lúc này, chúng tôi không nhìn thấy cách giải quyết một khi đi vào cái mê lộ của các văn bản, bản đồ, số liệu về nhân chủng, hay về địa lý cực kỳ động trong thời kỳ chiến tranh. Điều này sẽ làm nảy sinh các cuộc tranh luận, bàn cãi vô tận, nếu như chúng ta đề cập đến những vấn đề này trong khi các hoàn cảnh chưa được ổn định cho một sự xem xét có ích lợi.

        Chúng tôi muốn đoàn bạn nói rõ hơn về những ý định của các bạn. Chúng tôi mong muốn, ít ra là có trong trường hợp, chúng tôi phải xin ý kiến của Uỷ ban trung ương Mặt trận của chúng tôi tất cả những yếu tố cần thiết để đánh giá đúng lập trường của phía Campuchia. Ngoài ra, chúng tôi luôn luôn mong muốn thể hiện thiện chí của chúng tôi để tìm ra biện pháp thoả đáng giải quyết tất cả những điểm còn khác nhau giữa hai Bên.

        Chúng tôi xin bảo đảm rằng, trong tất cả mọi trường hợp, cho dù kết quả công việc của chúng ta như thế nào đi nữa thì sự thừa nhận và tôn trọng biên giới hiện tại giữa hai nước của chúng tôi vẫn nghiêm chỉnh và không thay đổi, tình hữu nghị và lòng yêu mến đối với nhân dân Khơ-me và chính phủ Vương quốc, trong cuộc đấu tranh kiên cường bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, chống lại sự đe doạ và xâm lược của Mỹ cũng sẽ không bao giờ thay đổi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #237 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2016, 03:44:38 pm »

       2) Về chính sách đối với các dân tộc thiểu số, chúng tôi đã trình bày trong dự thảo Tuyên bố đơn phương của chúng tôi được trao cho các bạn trong phiên họp đầu tiên với đoàn Khơ-me với đôi chút phát triển liên quan đến người thiểu số Khơ-me. Tôi xin đọc lại nguyên văn như sau:

        “Tuyên bố của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về chính sách đối với các dân tộc thiểu số.

        Với ý đồ làm cho Nam Việt Nam trở thành một thuộc địa kiểu mới và một căn cứ quân sự Hoa Kỳ, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai dã áp đặt cho nhân dân miền Nam Việt Nam, không phân biệt người dân tộc thiểu số hay người dân tộc đa số, một chế độ khủng bố dã man và áp bức tàn khốc nhất. Chúng đã gây ra sự hận thù và sự chia rẽ giữa các dân tộc, chúng đã dùng các biện pháp phân biệt đối xử đàn áp và bóc lột một cách vô nhân đạo, bắt phải bỏ những phong tục, tập quán, tôn giáo, tiếng nói và chữ viết v.v... riêng của các dân tộc thiểu số.

        Ngay từ khi thành lập, Mặt trận DTGPMNVN, người dại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, đã tuyên bố đối với tất cả các dân tộc chính sách đoàn kết của Mặt trận dựa trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối về quyền và nghĩa vụ, về sự tôn trọng và giúp đỡ tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc đa số và thiếu số.

        Mặt trận DTGPMNVN thừa nhận các tộc thiểu số có quyền duy trì và phát triển những truyền thống, tập quán, tôn giáo, tiếng nói chữ viết vv của mình và tất cả các dân tộc thiểu số, trong đó có người thiểu số Khơ-me, được hưởng đầy đủ và hoàn toàn sự dối xử dành cho người bản quốc. bằng các biện pháp cụ thể, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã cố gắng nâng cao dời sống cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt: văn hoá, kinh tế và xã hội, cho phép họ thiết thực tham gia quản lý các hoạt động trong cộng đồng.

        Đặc biệt, đối với người thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam, vẫn giữ các mối quan hệ tình cảm, văn hoá và tôn giáo với Campuchia, Mặt trận DTGPMNVN với sự thông cảm sâu sắc, sẵn sàng dành cho họ tất cả những thuận lợi để duy trì những mối quan hệ đó.

        Tất cả các dân tộc thiểu số hay đa số đều là thành viên trong công đồng chung, đều bình đẳng và có nghĩa vụ tôn trọng luật pháp và quy định do Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ban hành và có nghĩa vụ đoàn kết, đấu tranh bảo vệ nền dốc lập quốc gia và khôi phục đất nước.
Tuyên bố đơn phương này phản ánh trung thành điểm 7 của cương lĩnh của chúng tôi là:

        "Đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc. Tất cả các dân tộc đều được tự do sử dụng và phát triển tiếng nói và chữ viết của mình; được tự do giữ và thay đổi phong tục và tập quán của mình.

        Bãi bỏ chính sách phân biệt đối xử và đồng hoá đối với các dân tộc của Diệm hiện nay.

        Giúp đỡ các dân tộc thiểu số theo kịp mức sống chung của nhân dân, bằng cách phát triển kinh tế, văn hoá trong những vùng họ sinh sống và đào tạo những cán bộ có năng lực là người thiểu số".

        Đại hội lần thứ II của chúng tôi cũng khẳng định lại chính sách đoàn kết và tương trợ giữa tất cả các dân tộc.

        Chính sách này có đặc điểm là:

        - Sự bình đẳng tuyệt đối về các quyền cũng như các nghĩa vụ giữa tất cả các dân tộc không phân biệt vai trò của họ trong cộng đồng. Chúng tôi cho rằng, nguyên tắc như vậy là hoàn toàn thích hợp đối với người dân tộc thiểu số Khơ-me bởi vì đã bảo đảm tất cả các quyền có thể có của các dân tộc cư trú ở Nam Việt Nam.

        - Tôn trọng chặt chẽ các bản sắc riêng của tất cả các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc cùng chung sống ở đất nước chúng tôi. Việc đồng hoá, cũng như phân biệt đối xử phải bị loại bỏ. Người thiểu số Khơ-me dược bảo đảm bãi bỏ các biện pháp của chính quyền Diệm hay các bọn bù nhìn khác sau Diệm dã thực hiện trái với nguyên tắc này.

        - Sự tương trợ giúp đỡ anh em để cúng phát triển và là điều kiện cần thiết cho sự tiến bộ và ổn định dân tộc. Mọi chênh lệch sẽ được san bằng trong một thời gian xác định để thống nhất và hoà hợp chung.

        Chúng tôi đã nói, chính sách này đã được áp dụng ở vùng giải phóng và nhận được sự tán thành nồng nhiệt của tất cả các nhóm người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, qua việc khẳng định lại những điều trong Tuyên bố đơn phương nhân dịp ký kết một thoả thuận về biên giới, chúng tôi mong muốn qua đó thể hiện rõ thiện chí, lòng thành thực với nỗ lực cao nhất để thực hiện chính sách hữu nghị với các nước láng giềng của chúng tôi; đồng thời với việc tôn trọng các nguyên tắc không thể đụng chạm về chủ quyền quốc gia.

        3) Còn lại nhiều vấn đề khác mà trong điều kiện thời chiến chưa cho phép chúng tôi tính đến được.

        Vui mừng về sự hiểu biết trên tình anh em của Campuchia đối với thái độ thực tế của chúng tôi trong cuộc đàm phán này, chúng tôi xin khẳng định rằng, việc thừa nhận các biên giới không phải là mục tiêu cuối cùng của các cuộc trao đổi giữa chúng ta. Nhân dân hai nước chúng ta đời dời chung sống bên nhau, qua các kinh nghiệm quá khứ lâu dài sẽ biết cách giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến lợi ích chung trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và lẽ công bằng.

        Qua việc nhắc lại những yếu tố chính về quan điểm của chúng tôi trong cuộc họp lần này, chúng tôi mong muốn đoàn Bạn lưu ý đến cái lợi trong việc giải quyết từng bước có cân nhắc mà không bỏ qua bất cứ vấn đề nào thuộc về lợi ích tương lai của một bên nào.

        Tôi xin kết thúc lời phát biểu hôm nay.


       Ông Son Sann: Thưa ngài, thưa quí vị, Đoàn Khơ-me rất chú ý lắng nghe ý kiến mà các bạn vừa trình bày và sẽ trả lời vào phiên họp sau. Hôm nay, chúng tôi xin được phát biểu: Ngài trưởng đoàn bạn đã cho biết trong phiên họp ngày 3-9-1966, các bạn rất mong muốn: “khẳng định dứt khoát trước thế giới là có một đường biên giới hoà bình và hoà thuận được hai nước chúng ta chấp nhận". Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy, ý này cũng trùng hợp với ý nghĩ của chúng tôi và như vậy là mục đích tìm kiếm của hai bên là giống nhau. Trong phiên họp trước chúng ta đã phát biểu nhiều về những đặc điểm và những cái lợi của một đường biên giới như thế cũng như những điều kiện về đường biên giới đó.

        Đoàn Bạn cũng như đoàn chúng tôi đều nhận thấy những sự chưa hoàn thiện và không công bằng của đường biên giới trên bản đồ U.T.M tỷ lệ 1/100.000. Chúng tôi cho rằng, với những thiếu sót như vậy, đường biên giới trên bản đồ U.T.M hay trên mọi bản đồ khác thông dụng trước năm 1954 (mà chỉ dùng một bản) đều không phục vụ được mục đích của chúng ta, là xây dựng một đường biên giới đoàn kết hai dân tộc và tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #238 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2016, 03:58:23 am »

        Đoàn Bạn nêu rằng, để tiện lợi cho công việc của chúng ta nên đề nghị giải quyết biên giới theo bản đồ U.T.M tỷ lệ 1/100.000. Mặc dù chúng tôi cũng bị thu hút về tính đơn giản của bản đồ này nhưng chúng tôi vẫn cho rằng, mục đích và vai trò của đường biên giới này đòi hỏi chúng ta phải cố gắng chống lại khuynh hướng chỉ muốn tiện lợi về tinh thần hay cho công việc trong đàm phán trước mắt, mà cần phải mạnh dạn tìm tòi để đạt dược thuận lợi cho các quan hệ tương lai của hai nước chúng ta. Chính vì nhận thức này, mà chúng tôi đề nghị có một số điều chỉnh. Việc điều chỉnh nhằm 3 mục đích: hoặc là để làm cho đường biên giới phù hợp với các văn bản pháp lý đẻ ra đường biên giới (điều này là lô gíc, thậm chí là đương nhiên); hoặc là để làm cho đường biên giới phù hợp với việc thực hiện thật sự chủ quyền quốc gia (điều này phù hợp với quan điểm hết sức thực tiễn của đức quốc trưởng chúng tôi); hoặc là cho phép thoả mãn được những nhu cầu sống còn nhất của nhân dân Campuchia. Việc điều chỉnh này không dẫn đến việc xét lại đường biên giới mà là làm cho có thể "băng giá" được một đường biên giới được bọn thực dân thiết lập một cách độc đoán và các ngài cũng thừa nhận là có khiếm khuyết và bất công. Làm một cách khác, tức là "băng giá" đường biên giới này trong tình trạng hiện nay với những điều chưa thoả đáng và bất công nghiêm trọng nhất, thì chúng tôi tin rằng sẽ làm nẩy sinh những tranh chấp, những vụ việc do một đường biên giới được hoạch định bất chấp các thực tế, bất chấp các thu cầu, làm hại đến lơi ích của tình hữu nghị giữa hai nước.

        Việc soạn thảo một Nghị định thư phụ lục và bản đồ đính kèm phụ thuộc vào việc chấp nhận nguyên tắc có điều chỉnh dựa theo 3 tiêu chuẩn như đã nêu ở trên; chúng tôi rất hân hạnh được biết quan điểm của các bạn về vấn đề này. Trong trường hợp các bên đồng ý, cần có một thời gian để chuẩn bị những tài liệu cần thiết.

        Đối với các vấn đề khác mà các bạn đã nêu, nhất là vấn đề tài liệu mà phía Campuchia đã trình với các Chính phủ hữu quan khác, chúng tôi đã có những giải thích cần thiết nên đề cập lại ở đây là thừa.

        Một lần nữa, chúng tôi xin khẳng định lại rằng, việc chúng tôi chấp nhận đường biên giới hiện tại có nghĩa là chấp nhận đường biên giới được vạch trên các bản đồ khác nhau có kèm theo một số điều chỉnh nhẹ nằm trong một chương trình duy nhất để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng với Nam Việt Nam nhằm đi tới một kỷ nguyên hoà bình và hữu nghị vững chắc giữa hai nước chúng ta. Nói cách khác, chúng tôi cho rằng những vấn đề còn tồn đọng giữa chúng ta đâu có liên hệ với nhau. Điều này đã được đặt ra ngay từ khi bắt đầu các cuộc đàm phán ngay cả ở Bắc Kinh. Đó là lý do tại sao chúng tôi cho rằng, không có gì trở ngại trong vấn đề chúng ta đang bàn bạc trong khi đang chờ đợi giải quyết 2 vấn đề khác không tính đến thứ tự của các vấn đề theo chương trình. Những yếu tố đánh giá dường như đã hội tụ đầy đủ để chúng ta thảo luận ngay. Chúng tôi xin nhắc lại với các bạn rằng, chúng tôi đề nghị đề cập ngay đến vấn đề người thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam và các Hiệp định Paris.

        Chúng tôi tin rằng, tình hình chiến tranh ở Nam Việt Nam không có gì cản trở việc giải quyết các vấn đề này cũng như không ngăn cản việc giải quyết vấn đề biên giới. Bởi vì các Hiệp định được ký kết về các lĩnh vực đó chỉ được thi hành đầy đủ khi hoà bình được lập lại.

        Chúng tôi tin rằng, đoàn Bạn đã cân nhắc về lợi ích của mỗi bên, đã hiểu quan điểm của chúng tôi và giúp đỡ chúng tôi đạt được một kết quả có thể cho phép chúng tôi giải thích được với nhân dân Campuchia. Về phía chúng tôi, chúng tôi cố gắng đặt mình ở địa vị của các bạn và chúng tôi thấy những gì chúng tôi đề nghị với các bạn là không vượt quá khuôn khổ có thể được.

        Mỗi đoàn đã khẳng định quan điểm của mình với thời gian khá dài, bây giờ chúng ta cần xem xét lại, kiểm tra cụ thể văn bản thoả thuận để có thể trình lên cấp trên.

Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, tôi đề nghị tạm dừng buổi họp. Cuộc họp tạm dừng từ 11h 35' đến 11h 40'. Chúng tôi vừa trình bày toàn bộ quan điểm của chúng tôi về mục tiêu cần đạt được cho các cuộc đàm phán này. Như vậy các vấn đề đoàn bạn nêu ra đã được trả lời trong trình bày của chúng tôi. Nếu đoàn bạn muốn làm rõ hơn, chúng tôi sẵn sàng một lần nữa nêu những quan điểm của chúng tôi về các vấn đề này. Bây giờ cho phép chúng tôi trả lời đoàn Khơ-me về những sự điều chỉnh mà đoàn bạn cho là cần thiết đặt ra trong các cuộc đàm phán này. Chúng tôi cũng đã trình bày quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Cho phép tôi trở lại vấn đề bằng việc nói rõ là chúng tôi xuất phát từ đề nghị của Chính phủ Vương quốc Khơ-me. Đó là đề nghị không có sự điều chỉnh nào, ngược lại đã đưa ra một bản đồ xác định coi như căn cứ để thừa nhận đường biên giới. Vấn đề điều chỉnh là ngoài phạm vi mà chúng tôi nhận được chỉ thị từ khi bắt đầu cuộc đàm phán của chúng ta. Chúng tôi cho rằng, để giải quyết vấn đề mới nảy sinh này, chúng tôi phải xin chỉ thị của Uỷ ban Trung ương. Tuy nhiên với tinh thần làm hết khả năng có thể của chúng tôi để cuộc đàm phán này đi tới, chúng tôi cho rằng, chúng tôi cần được biết những đề nghị điều chỉnh của đoàn Khơ-me. Như vậy, chúng tôi có dịp để báo cáo rõ ràng về các đề nghị mới do đoàn Khơ-me nêu lên. Chúng tôi cũng có dịp tìm trong những đề nghị này khả năng đi tới một giải pháp mà hai nước có thể chấp nhận. Tôi xin tóm tắt quan điểm của chúng tôi. Vấn đề điều chỉnh vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của đoàn chúng tôi, do đó, chúng tôi phải xin chỉ thị của Uỷ ban Trung ương của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị được thông báo về Nghị định thư mà đoàn Khơ-me đã nói để có thể báo cáo chi tiết về các đề nghị mới của Khơ-me. Như vậy, chúng tôi mới có thể tìm được cách giải quyết những điểm mới do đoàn Khơ-me nêu ra.

        Về chính sách dân tộc của Mặt trận, chúng tôi đã trình bày dự thảo Tuyên bố đơn phương của chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng rằng, về nội dung, chính sách này chắc chắn đáp ứng nguyện vọng của các dân tộc thiểu số khác nhau cư trú trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Còn một vấn đề khác mà chúng tôi không thể không tính đến, đó là vấn đề tôn trọng các nguyên tắc về chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào Công việc nội bộ của các quốc gia. Chính vì lý do này mà chúng tôi đã đề nghị: vừa phải tôn trọng mong muốn duy trì tình hữu nghị với nhân dân Khơ-me đồng thời cũng phải tôn trọng nguyên tắc về chủ quyền quốc gia với giải pháp một Tuyên bố đơn phương của chúng tôi nhân dịp ký một thoả thuận về biên giới.

        Đối với các vấn đề khác còn chưa được giải quyết giữa hai bên, chúng tôi cũng đã trình bày quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Chúng tôi hy vọng rằng, việc giải quyết vấn đề biên giới không cản trở việc xem xét các vấn đề khác chưa được giải quyết giữa hai nước, miễn là chúng ta dựa trên cơ sở tình hữu nghị và sự tin cậy lẫn nhau trong quan hệ giữa chúng ta. Chúng tôi tin rằng, những vấn đề còn tồn tại đó sẽ được giải quyết thoả đáng cho cả hai bên. Như vậy tôi đã trình bày quan điểm của chúng tôi về toàn thể các vấn đề mà đoàn Khơ-me nêu ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #239 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2016, 08:32:49 pm »

        Ông Son Sann: Kính thưa quý vị, tôi đề nghị tạm dừng cuộc họp. Cuộc họp tạm dừng từ 11h55' đến 12h30'.

        Kính thưa ngài, thưa quý vị, Chúng tôi, các thành viên trong đoàn Khơ-me, đã chăm chú theo dõi phát biểu của các bạn, chúng tôi hiểu là các bạn phải trình bày vấn đề biên giới hiện nay như chúng tôi quan niệm lên Chủ tịch đoàn. Chúng tôi rất cảm ơn sự bảo đảm của các bạn. Nhưng để các bạn báo cáo rõ với Chủ tịch đoàn, chúng tôi muốn nêu rõ với các bạn một số điểm trước khi chúng tôi trình bày tiếp với các bạn. Chúng tôi ghi nhận với sự biết ơn đối với việc các bạn đã nhiều lần trịnh trọng bảo đảm là trong mọi tình hình tôn trọng biên giới hiện tại của chúng tôi. Các bạn cũng nhiều lần tuyên bố và mới đây nhắc lại là tôn trọng phần lãnh thổ còn lại của chúng tôi phù hợp với những điều mà chúng tôi cũng đề nghị với các cường quốc khác. Đoàn Campuchia một lần nữa cảm ơn các bạn. Nhưng để các bán báo cáo lên Chủ tịch đoàn những gì chúng tôi đề nghị trong vòng đàm phán này, đoàn chúng tôi muốn trước tiên trả lời đề nghị bổ sung của các bạn đưa ra đầu buổi họp. Các bạn đề nghị sửa đổi biên bản và nói rõ như sau tuyên bố trong cuộc họp ngày 3-9- 1966. Tôi xin nhắc lại:

        "Chúng tôi đề nghị với đoàn Khơ-me nói rõ xem có phải bản đồ này không còn có thể dùng làm căn cứ tham khảo để thừa nhận đường biên giới".

        Chúng tôi đã giải thích rằng, từ Giơnevơ, chúng tôi đã có những bảo lưu và chứng minh sự cần thiết phải có những điều chỉnh. Chúng tôi đã luôn nêu trong các tài liệu của chúng tôi là các bản đồ chứ không phải chỉ một bản đồ.

        Theo ngữ cảnh câu trả lời của chúng tôi, cho phép tôi một lần nữa nói rõ với các bạn rằng, chúng tôi đề nghị - và các bạn cũng nhiều lần trịnh trọng đáp ứng và hôm nay các bạn đã nhắc lại một lần nữa - bảo đảm và tôn trọng số ít lãnh thổ còn lại của chúng tôi. Ở Giơnevơ, chúng tôi đã có những bảo lưu và những bảo lưu đó có một giá trị lớn hơn nhiều so với phần hôm nay chúng tôi có thể chấp nhận. Tôi xin nói rõ và giải thích kỹ những suy nghĩ của chúng tôi. Các bạn đã chấp nhận tôn trọng các đường biên giới của chúng tôi có nghĩa là tôn trọng phần còn lại ít ỏi của lãnh thổ thuộc về chúng tôi. Nhưng vấn đề bây giờ là đông cứng biên giới hiện tại của chúng ta. Đó là vấn đề mà đoàn bạn và đoàn chúng tôi có mặt ở đây để đàm phán để biết các đường biên giới hiện tại mà chúng ta sẽ giải quyết. Đó cũng là vấn đề mà theo quan điểm của chúng tôi là đường biên giới phải phản ánh đúng các đường biên giới hiện tại này. Để đông cứng các đường biên giới hiện tại cần có một đường biên giới phản ánh đúng các đường biên giới đó. Và để có thể có một cách chính xác đường biên giới cuối cùng cần phải xác định đường biên giới theo những tiêu chuẩn mà chúng tôi đề nghị. Đó là lý do tại sao chúng tôi trình bày sự cần thiết phải chấp nhận ba tiêu chuẩn như chúng tôi đã nêu trong các vòng đàm phán này. Các tiêu chuẩn đó như các bạn đã biết là:

        Tiêu chuẩn 1: Đường biên giới cần phải phù hợp với nội dung các văn bản liên quan đến đường biên giới.

        Tiêu chuẩn 2: Lãnh thổ Campuchia và các đường biên giới cần phải đông cứng phải bao gồm những lãnh thổ thật sự dưới sự quản lý hành chính của phía Campuchia.

        Tiêu chuẩn 3: Cần phải tính đến nhu cầu thiết yếu của nhân dân Campuchia ven biên giới.

        Tôi xin nói rõ thêm ý nghĩ của tôi. Sẽ không cần thiết phải lập một đường biên giới chính xác nếu như chỉ có vấn đề tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi hiện nay đã bị thu giảm đến mức thấp nhất. Nhưng vì vậy không phải chỉ như vậy mà là hai đoàn chúng ta có trách nhiệm đông cứng vĩnh viễn các đường biên giới, cần phải lập một đường biên giới phản ánh đúng các đường biên giới hiện tại. Vì vậy các tiêu chuẩn mà chúng tôi đề nghị và bảo vệ cần được chấp nhận để chúng ta lập được đường biên giới vĩnh viễn để đông cứng. Vả lại, đoàn ngài đã thừa nhận trong trình bầy của mình, các đường biên giới này bất công và không hoàn hảo và có những mặt bất tiện đối với dân cư biên giới Campuchia. Các bạn cũng thừa nhận trường hợp Thlok Trách là một trường hợp bất thường và làng này thuộc lãnh thổ Campuchia. Chúng tôi cũng đã quan tâm đến lý tưởng hữu nghị, hoà bình và công lý mà các bạn không ngừng tuyên bố khi thảo luận và vừa rồi cũng đã phát biểu, chúng tôi xin trả lời vấn đề này chi tiết hơn vào phiên họp sau. Nhưng vì đồng thời các bạn tiếp tục nhấn mạnh việc đông cứng các đường biên giới không hoàn hảo, bất công và không tiện lợi cho nhân dân vùng biên giới chúng tôi, chúng tôi buộc phải tự hỏi liệu các bạn có muốn sáp nhập thêm làng Thlok Trách và các phần lãnh thổ khác của Campuchia không? Các bạn cũng nhiều lần nhắc lại là quan tâm đến mong muốn của Đức Quốc trưởng của chúng tôi. Thế mà Đức Quốc trưởng của chúng tôi đã nói rõ trong cuộc họp báo ngày 19-8-1966 rằng, đường biên giới giữa chúng ta cần bao gồm tất cả những lãnh thổ dưới sự quản lý hành chính thật sự của Campuchia. Cho phép tôi thay mặt đoàn Khơ-me đặt một câu hỏi với các bạn là các bạn không thể quan tâm đến những mong muốn của Đức Quốc trưởng của chúng tôi hay sao? Bây giờ, tôi đề nghị các bạn theo đúng ý các bạn là xin ý kiến Chủ tịch đoàn của các bạn về 3 tiêu chuẩn điều chỉnh biên giới hiện tại mà chúng tôi đề nghị để lập được đường biên giới vĩnh viễn một cách có giá trị. Ngay sau khi các bạn nhận được sự chấp nhận của chủ tịch đoàn mà chúng tôi đang nóng lòng chờ đợi, các kỹ thuật viên chúng tôi sẽ thảo ngay Nghị định thư và đường biên giới để đưa cho các bạn. Đó là vấn đề thứ nhất, một phần trong tổng thể 3 vấn đề là đối tượng các cuộc đàm phán của chúng ta hiện nay tiếp theo các cuộc đàm phán đã bắt đầu tại Bắc Kinh.

        Đối với vấn đề thứ hai liên quan đến quy chế đối với người thiểu số Khơ me ở Nam Việt Nam, đoàn chúng tôi ở Bắc Kinh đã trình bày kỹ quan điểm của chúng tôi. Tôi xin nhắc lại đơn giản là:

        1. Người thiểu số này gắn bó với một lãnh thổ Campuchia đã luôn tồn tại từ xa xưa và chúng tôi sẵn sàng nhường lại cho các bạn. Là những người cư trú lâu dời trên lãnh thổ này, họ cùng máu mủ ruột thịt với chúng tôi, họ không phải là những người nhập cư mà một Chính phủ được tự do cho hay không cho những quyền ưu đãi hay các đặc ân, mà họ là những người chiếm hữu đầu tiên trên lãnh thổ đó, những người bản địa mà người ta phải bảo đảm chắc chắn cho họ một quy chế người thiểu số.

        2. Người thiểu số này luôn luôn tồn tại và sự tồn tại của họ có trước chủ quyền mà các bạn đã nêu, bởi vì họ tồn tại trước khi thực dân Pháp đến và chính người Pháp cũng đã thoả thuận cho họ một quy chế. Như vậy tính đến tình trạng này, chúng tôi đề nghị một quy chế tương tự như quy chế đã được thực dân Pháp luôn luôn chấp nhận và không bao gồm nhiều hơn các quyền quốc tế đã công nhận đối với người dân tộc thiểu số thuộc một dân tộc bại trận sau chiến tranh. Chúng tôi hy vọng rằng các bạn Mặt trận DTGPMNVN không thể làm ít hơn so với thực dân Pháp.

        Cuối cùng, đối với vấn đề thứ ba trong tổng thể không thể tách rời là vấn đề di sản gắn liền với lãnh thổ mà chúng tôi đã nhượng lại và những con người trên lãnh thổ đó mà chúng tôi đã bỏ lại. Di sản là đối tượng của những hiệp định mà Chính phủ Nam Việt Nam đã ký kết. Thực vậy, Nam Việt Nam đã long trọng tham gia ký hiệp định Paris cùng với Chính phủ Pháp, Chính phủ Lào và Chính phủ Vương quốc Campuchia. Chúng tôi cho rằng, với tư cách là đại diện chân chính của Nam Việt Nam và bạn với Campuchia, Mặt trận DTGPMNVN không thể làm ít hơn so với các chế độ trước đây hay Chính phủ Nam Việt Nam bằng cách không tiếp tục tôn trọng những cam kết mà Chính phủ Nam Việt Nam đã ký tại Paris năm 1954.

        Kính thưa ngài, thưa quý vị! Đó là những vấn đề mà hôm nay tôi thay mặt đoàn Campuchia có bổn phận nêu rõ để các bạn báo cáo với Chủ tịch đoàn của các bạn. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã cho chúng tôi biết rằng trong mọi tình huống xảy ra, các bạn vẫn bảo đảm tôn trọng các đường biên giới hiện tại và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi và các bạn cũng sẽ trình những đề nghị của chúng tôi về việc điều chỉnh lên Chủ tịch đoàn của các bạn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM