Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:34:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310373 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #220 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2016, 04:20:24 am »

        1. Đối với lãnh thổ

        Chúng tôi cho rằng có thể duy trì đường biên giới hiện tại với một số điều chỉnh, mặc dù sự duy trì hiện trạng này đối với chúng tôi là chấp nhận mất mát những vùng lãnh thổ rộng lớn mà việc hoạch định của thực dân đã gây ra cho chúng tôi.

        Đoàn Campuchia đã có dịp giới thiệu cho đoàn Mặt trận DTGPMNVN lịch sử hoạch định này mà tình trạng bất lợi cho Campuchia, có thể tóm tắt trong một vài dòng như sau:

        - Mất một phần quan trọng của tỉnh Stungtreng, phần được tách ra đầu tiên là để thiết lập xứ Đắc Lắc đặt dưới quyền của Khâm xứ Nam Lào và sau đó sáp nhập vào Trung Kỳ.

        - Mất nhiều tổng thuộc về tỉnh Thủ Dầu Một hiện nay. Việc sáp nhập những lãnh thổ này vào Nam Kỳ đầu tiên là do nhu cầu tuyển dụng nhân công để xây dựng con đường Tây Ninh - Kratié, sau này được khẳng định trước sự hiện diện các vùng đất đỏ được thừa nhận là thích hợp với việc trồng cây cao su. Chính viên quan cai trị Outrey, người đưa ra sáng kiến sáp nhập đầu tiên khi ông ta là thanh tra các công việc bản xứ ở Thủ Dầu Một, và 21 năm sau phải ký bản báo cáo đề nghị xác nhận việc sáp nhập này khi ông ta là Khâm sứ ở Campuchia.

        - Tiếp về phía Nam, việc hoạch định đã tước của chúng tôi các quận rộng lớn thuộc về tỉnh Tây Ninh hiện nay. Các làng Beng Tranh, Beng Chrum, Chong Bađen của chúng tôi đã bị tước nhằm cho phép thực hiện các mục đích chính trị của Chính phủ Nam Kỳ, nhằm dịch đường biên giới xa Sài Gòn nhất có thể được để ngăn cản các cuộc tấn công từ phương Bắc.

        - Ở phía trong của hai bờ sông Vàm Cỏ, hai dải đất rộng rất mầu mỡ của chúng tôi đã bị mất sau khi âm mưu chiếm toàn bộ vùng lõm giữa hai con sông Vàm Cỏ thuộc Campuchia thất bại.

        - Tiếp về phía Nam, ở các tỉnh Preyveng, Kandal, Takeo, Kampot, đường biên giới đáng lẽ ra theo thông lệ chung chạy theo các dòng chảy trên sông lại được ấn định độc đoán vào bên trong lãnh thổ của Campuchia, đặt hầu hết các dòng nước vào phía trong của Nam Kỳ và chỉ do Nam Kỳ được sử dụng gây thiệt hại cho nhân dân nhiều vùng của Campuchia.

        Nghiên cứu sâu hơn về các trường hợp đã hoạch định buộc chúng tôi đi tới những kết luận sau:

        - Đó là một đường biên giới được ấn định trái với các nguyên tắc công bằng. Thực vậy, các quận, các tổng mà các văn bản lúc đó đã minh chứng rõ ràng thuộc quyền sở hữu của Campuchia đã được sáp nhập không do dự vào Nam Kỳ. Đó là các trường hợp Beng Tranh, Beng Chrum, Chong Buđen ở Tây Ninh. Đó là trường hợp Cửu An, Thanh An, Quan Lợi và Lộc Ninh ở Thủ Dầu Một. Đó là trường hợp dải đất dọc theo bờ bên trong của hai sông Vàm Cỏ.

        - Đó là một đường biên giới được ấn định đơn phương của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ, đi ngược với ý chí của chính quyền và nhân dân Campuchia.

        Vì vậy mà việc sáp nhập các tổng Quan lợi và Lộc Ninh vào Nam Kỳ gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ và các cuộc nổi dậy quật khởi của nhân dân vùng bị sáp nhập, các cuộc phản đối và nổi dậy mà ông Khâm sứ ở Campuchia de Verneville đã biện minh, ông này cũng đã phản đối kịch liệt các hành động độc đoán của Thống đốc Nam Kỳ.

        Chính vì vậy mà việc sáp nhập các vùng ở Tây Ninh đã gây nên sự phản kháng mãnh liệt của các làng bị sáp nhập và của Nang Me, người đứng đầu các làng đó.

        Chính vì vậy mà mưu toan sáp nhập vào Nam Kỳ toàn bộ vùng lõm giữa hai sông Vàm Cỏ, đã làm cho Quốc vương Nô-rô-đôm xúc động mạnh, Quốc vương đã phái Bộ trưởng giao thông của mình đến Sài Gòn để bày tỏ với Thống đốc Nam Kỳ sự phản đối của Quốc Vương. Đó là mưu toan mà nếu được thực hiện hoàn toàn thì còn làm cho Campuchia mất một nửa tinh Sveyrieng hiện nay. Sự phản đối của nhà vua nếu như cho chúng tôi thu hồi được một vùng lãnh thổ rộng lớn nhưng vẫn không thể ngăn cản việc sáp nhập vào Nam Kỳ hai dải đất rộng dọc các bờ trong của hai con sông Vàm Cỏ.

        - Đó là một đường biên giới đi ngược lại với một cam kết quốc tế mà Pháp ký.

        Các phần sáp nhập này trái ngược với thoả ước Pháp - Xiêm ngày 15-7-1867 cấm tuyệt đối việc sáp nhập Campuchia hay một mảnh đất của lãnh thổ Campuchia cho Nam Kỳ.

        - Đó là một đường biên giới bất hợp pháp. Thực vậy, các bên không ở vào vị trí bình đẳng. Một bên là thuộc địa (Pháp ở Nam Kỳ), một bên là bị bảo hộ (Campuchia).

        - Cuối cùng, đó là một đường biên giới gây cản trở cho các nhu cầu của nhân dân Campuchia.

        Ở nơi có sông, suối, thì vì các lý do chính trị, tất nhiên được đưa vào lãnh thổ Nam Kỳ, dù cho không có các làng Việt Nam ở gần sông, suối này và đường biên giới được vạch đã rõ ràng. Cách làm đó đã khiến cho người dân biên giới của Campuchia không được đến sông và không được dùng sông.

        Tôi hy vọng bản tường trình ngắn gọn này đã cho phép các ngài có các lời giải thích về hình thái khá kỳ quặc của đường biên giới phía Đông Campuchia, và tình trạng khác hẳn với hình thái đường biên giới phía Tây. Các đoạn co vào và lõm vào là những tổn thất của Campuchia và những điểm được lợi của Nam Kỳ trong khi các điểm lõm vào phía Nam Kỳ chỉ là các chỗ còn sót lại của vùng lãnh thổ bị cắt đi, xén đi của Campuchia.

        Tại sao sự sáp nhập và cắt xén này lại có thể xảy ra? Đó là do:

        Nam Kỳ là một thuộc địa và được coi như sự kéo dài của lãnh thổ của nước Pháp chính quốc. Xứ thuộc địa này tiếp giáp với một xứ bảo hộ, Campuchia. Điều tự nhiên là xứ thuộc địa tìm cách và đi tới mở rộng thêm gây thiệt hại cho xứ bảo hộ. Nam Kỳ không chi mở rộng sang Campuchia mà còn mở rộng ra Trung Kỳ khi Nam Kỳ tìm cách sáp nhập chẳng hạn tỉnh Bình Thuận (tỉnh cũ của Chăm Pa), âm mưu này đã thất bại do sự phản đối của Triều đình Huế. Hiện tượng này đã được thấy ở Angiêri và Maroc.

        Khâm sứ Pháp ở Campuchia bị đặt dưới quyền Thống đốc Nam Kỳ, điều đó cho phép Thống đốc vừa là một bên vừa là quan toà và đã phó mặc Campuchia cho tính toán và tham vọng của thuộc địa.

        Bất công, bị sáp nhập bằng sức mạnh, bất bình đẳng, trái với các thoả thuận quốc tế trước đó, trái ngược với nhu cầu của dân cư hữu quan, đó là các đặc tính của đường biên giới này. Chừng ấy khuyết tật đủ biện minh cho tính không hữu hiệu của đường biên giới được vạch và cho việc khôi phục các quyền bị tước đoạt của Campuchia. Đường biên giới này được thiết lập theo cách nhìn thực dân ở đó các lợi ích của thực dân được đặt lên trước mọi lý do khác. Đường biên giới này đáng phải chấm dứt khi chế độ thực dân chấm dứt. Đây là một sự bất công do thực dân tạo ra và đã có thể được áp đặt do chế độ thực dân. Một bất công do thực dân gây ra và áp đặt đáng phải mất đi cùng chế độ thực dân.

        Đó là con đường hợp lý và phù hợp với công lý nhưng cũng phát sinh tình trạng căng thẳng, khó khăn và cả các xung đột. Chính vì vậy, Campuchia dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Quốc trưởng Nô-rô-đôm Xi-ha-núc với mong muốn hoà bình và duy trì quan hệ láng giềng tốt đã chọn giải pháp ngược lại, giải pháp xác nhận đường biên giới hiện có với một số điều chỉnh.

        Chọn cách này, đất nước chúng tôi nhằm tới một kỷ nguyên hoà bình lâu dài với các nước láng giềng. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu thoả thuận có tính đến các nhu cầu sống còn nhất của nhân dân biên giới và tính đến các biện pháp đáp ứng các nhu cầu đó vì một văn bản quốc tế không tính đến các nhu cầu thiết yếu này sẽ làm nảy sinh các khó khăn mới chứ không làm cho các khó khăn mất đi. Đó là lý do khiến cho đoàn Campuchia thấy phải đề nghị một số điều chỉnh nhằm làm giảm nhẹ tính nghiêm trọng của các điều bất lợi gắn với một đường. biên giới đã không tính đến các nhu cầu của cư dân biên giới Campuchia. Các điều chỉnh này có mục đích cho phép cư dân biên giới Campuchia được tiếp cận các sông, suối giáp biên, được dùng các sông, suối đó cho việc đi lại và cung cấp nước. Thực vậy, các sông, suối đó - một cách tự nhiên - là để dùng chung. Lúc đầu các bất lợi của đường biên giới này thể hiện không lớn, đó là do tính chất hành chính của nó. Đường biên giới này không phải là một hàng rào huỷ bỏ các tập quán của dân, họ vẫn đi lại không khó khăn. Khi mà đường biên giới đó trở thành biên giới quốc tế thì các hậu quả xấu của các bất lợi sẽ thể hiện dầy đủ và tính bất công cũng sẽ rất rõ ràng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #221 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2016, 08:02:39 am »

       2. Đối với con người

        Không ai không biết Nam Kỳ về nguồn gốc chỉ do người Khơ-me sinh sống. Do những thăng trầm không phải lúc nói ở đây mà chúng tôi mất lần lượt các tỉnh của chúng tôi.

        Nhưng các cuộc chiến tranh không rõ ràng này đã không đi tới loại bỏ hoàn toàn các đồng bào của chúng tôi ra khỏi Nam Kỳ. Khi đến Nam Kỳ, người Pháp vẫn thấy họ sống chung theo làng, huyện và cả toàn tỉnh nữa. Những cư dân đầu tiên của xứ này có tiếng nói, phong tục tập quán, nền văn hoá và cách sống riêng không khác những người anh em cùng dòng máu ở Campuchia. Thực dân Pháp biết những sự thật này nên đã công nhận một quy chế riêng cho thiểu số Khơ-me này bao gồm:

        - Quyền mang tên Campuchia;
        - Quyền giữ tập quán và phong tục của mình;
        - Tự do tín ngưỡng và thờ cúng, duy trì các mối quan hệ của mình với giới tăng lữ phật giáo Campuchia;
        - Quyền giảng dạy bằng tiếng Campuchia ở bậc tiểu học, trung học, sử dụng tiếng Campuchia trong các quan hệ với cơ quan hành chính;
        - Quyền được làm việc công sở với một tỷ lệ bình đẳng, trong các khu vực người Campuchia sinh sống.

        Với tư cách là cư dân đầu tiên trên vùng lãnh thổ này, quy chế đó là phù hợp với công lý, phù hợp với các nguyên tắc nhân đạo và phù hợp với thực tiễn được nhiều nước trên thế giới chấp nhận.

        Điều đó dẫn chúng tôi đi đến đề nghị với các bạn việc xác nhận qui chế này cho tộc thiểu số Khơ-me.

        Chúng tôi xin nói rõ rằng chúng tôi không có ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Nam Việt Nam, mà chỉ quan tâm đến việc được thấy những người anh em gắn bó máu thịt với chúng tôi tiếp tục được hưởng một cách chắc chắn khả năng bảo trì cách sống, tín ngưỡng tạo thành chính đặc thù của thiểu số đó.

        3. Đối với di sản

        Tám mươi năm chung sống không thể chấm dứt mà không có một di sản chung để lại và sự tồn tại của một con sông lớn chảy qua hai nước không thể không tạo ra giữa hai nước các mối quan hệ và các vấn đề liên quan đến việc sử dụng con sông đó.

        Sự chuyển giao di sản chung này do thực dân Pháp để lại, và các điều kiện sử dụng và khai thác nguồn nước lớn tự nhiên này, chính là sông Mê Công đã được xác định bằng Hiệp định Paris nam 1954, hiệp định này đã được các thành viên liên kết cũ ký. Mặt trận DTGPMNVN là đại diện hợp pháp của miền Nam Việt Nam, dĩ nhiên việc thừa kế sẽ là họ. Đó là lý do để chúng tôi đề xuất một điều khoản nhằm xác nhận các thoả ước này.

        Như vậy, chúng tôi đã đưa ra quan điểm của chúng tôi về ba thành phần tạo thành một tổng thể không thể phân chia. Đối với việc giải quyết các tổng thể này, chúng tôi chọn một nguyên tắc áp dụng cho mỗi thành phần của nó, nguyên tắc uti possidetis vào lúc nước Pháp ra đi.

        Các dự thảo mà chúng tôi sẽ đưa ra để các đại diện đáng kính trọng của Mặt trận DTGPMNVN xem xét nhằm giải quyết ba vấn đề này trên cơ sở vừa được phát biểu.

        Tôi xin cảm ơn sự chú ý của các bạn.


        Trưởng đoàn Mặt trận DTGPMNVN tuyên bố rằng để dám bảo hoàn thành công việc của hai đoàn, ông mong muốn thoả thuận được một chương trình nghị sự; các vấn đề nêu ra trong tuyên bố Campuchia sẽ được nghiên cứu lần lượt, theo chương trình nghị sự này. Trưởng đoàn Mặt trận DTGPMNVN tuyên bố: "Như đã được nêu ra trong thư của Chủ tịch đoàn chúng tôi, trước tiên chúng tôi đề nghị lần này giải quyết các vấn đề chính cho phép chúng ta đặt cơ sở mới và vững chắc cho quan hệ tương lai và hai nước chúng ta. Chúng tôi biết rằng lịch sử đã để lại cho chúng ta một di sản nặng và vì thế chúng ta còn phải giải quyết nhiều vấn đề cụ thể về lợi ích chung. Dựa trên các cơ sở mà chúng ta sẽ xây dựng, các vấn đề đó sẽ được xem xét và giải quyết đúng lúc trcln tinh thần hiểu biết hữu nghị và sự giúp đỡ lẫn nhau".

        Ông Son San nhắc lại bản thuyết trình của ông ta gồm có các điểm chính của chương trình nghị sự. Tất cả các vấn đề dự kiến cho cuộc thảo luận có chứa đựng nội dung ở đó. Ông nói thêm đoàn chúng tôi vui lòng lắng nghe thuyết trình của đoàn bạn.

        Ông Trần Bửu Kiếm trình bày như sau: Được Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận DTGPMNVN uỷ nhiệm, đoàn chúng tôi ngày hôm nay rất vui mừng gặp các vị Khơ-me nổi tiếng về sự đóng góp vào việc tăng cường tình đoàn kết Đông Dương. Ngay khi bước vào công việc của chúng ta, các ngài và quý vị hãy yên tâm về sự hợp tác thẳng thắn và chặt chẽ của chúng tôi, về thiện chí của chúng tôi nhằm đạt được các kết quả có lợi chung cho hai nước chúng ta.

        Thừa kế của các chế độ cũ một di sản đặc biệt nặng nề, Mặt trận DTGPMNVN đứng trước - chỉ nói về quan hệ với Campuchia - những vấn đề mà tình trạng chiến tranh làm cho thêm phức tạp, khó khăn. Chúng tôi nghĩ rằng trước hết phải tìm giải pháp cho các vấn đề đó các cơ sở mới, lành mạnh, vững chắc có thể bảo đảm hoà bình và hoà thuận giữa hai dân tộc trong tương lai, hai dân tộc phải sống mãi mãi bên nhau.


« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2016, 06:45:06 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #222 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2016, 06:43:22 am »

        Để thực hiện điều 8 trong cương lĩnh của chúng tôi về việc "thiết lập và tăng cường mối quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á, đặc biệt với các nước láng giềng Campuchia và Lào" trong lá thư ngày 4-4-1966, Chủ tịch đoàn chúng tôi đã đề nghị ký với Chính phủ Vương quốc Campuchia một bản tuyên bố chung bao gồm các điểm sau đây:

        1/ Tôn trọng độc lập và chủ quyền quốc gia của nhau.

        2/ Thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới hiện tại giữa Campuchia và Nam Việt Nam (Mặt trận DTGPMNVN thừa nhận chủ quyền của Campuchia trên các nhóm đảo ven bờ mà chế độ Sài Gòn yêu sách vô căn cứ từ năm 1960).

        3/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

        4/ Khẳng định lại của Mặt trận DTGPMNVN về đề xuất của Mặt trận về chính sách hoàn toàn bình đẳng giữa các nhóm tộc thiểu số khác nhau cùng chung sống ở Nam Việt Nam, đặc biệt thừa nhận cho thiểu số người Khơ-me có quyền giữ và phát huy phong tục, truyền thống và tín ngưỡng, tiếng nói và chữ viết của mình v.v...

        Một điểm thứ năm liên quan đến việc Mặt trận DTGPMNVN lên án mọi sự vi phạm các đường biên giới hiện nay của Campuchia có thể bổ trợ vào đây nhằm nhấn mạnh sự phản kháng của chúng tôi đối với các tham vọng bành trướng của chính quyền Băng Cốc.

        Chúng tôi thấy rằng, các điểm đưa ra như vậy là để xây dựng một bầu không khí mới với đặc điểm là sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, cho phép hiểu nhau hơn và sát cánh cùng nhau hướng về một tình hữu nghị tin cậy và có hiệu quả giữa hai dân tộc.

        Giờ phút quyết định của cuộc đấu tranh phong cùng một kẻ thù, sự xâm lược của đế quốc Mỹ, đã thúc đẩy chúng ta thống nhất làm tăng khả năng phòng thủ của chúng ta. Nhưng trong những người có trách nhiệm của hai nước chúng ta, ai dám nghĩ trong tương lai khi hoà bình và độc lập sẽ được thiết lập, các mối quan hệ được dựa trên cơ sở bất bình đẳng, sự đô hộ hay lừa bịp. Theo cách này, đặt ra vấn đề Khơ-me - Nam Việt Nam hay đơn giản hơn là Khơ-me - Việt Nam, cho thấy đồng thời giải pháp duy nhất hợp lý và có thể: đó là giải pháp của tình hữu nghị và hoà thuận.

        Dĩ nhiên, chúng tôi xin nhắc lại những đề nghị chân thành của chúng tôi là cùng xây dựng một tài liệu cơ sở, có thể gọi là hiến chương quan hệ láng giềng tốt đẹp của chúng ta.

        Trên cơ sở xây dựng ban đầu chúng ta sẽ tuỳ ý có công trình này, nọ phục vụ tình hữu nghị của chúng ta.

        Trong lúc này, vấn đề biên giới giữa hai nước chúng ta dường như đã chín muồi để ký kết thoả thuận. Về vấn đề này, phía Mặt trận DTCPMNVN đã chấp thuận nguyên tắc thừa nhận và tôn trọng đường biên giới hiện nay không do dự chút nào.

        Về các đảo, lập trường của Mặt trận DTGPMNVN cũng rõ ràng. Vì lợi ích thực tiễn của nó "đường Brevié" sẽ thể hiện là đường biên giới trên biển giữa hai nước. Tất cả các đảo ở phía Bắc đường này thuộc về Campuchia không có tranh cãi. Tiện thể chúng tôi thể hiện sự tán thành nhiệt liệt của chúng tôi đối với quan điểm rất thực tế của Samđec Quốc trưởng Campuchia, ông đã góp phần lớn vào việc giải quyết tốt một vấn đề có tính chất chung hơn. Thực vậy, vấn đề này rõ ràng sẽ cho phép chúng ta thực hiện đầy đủ sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, một vấn đề khác mà tất cả các nước đã giành được độc lập rất quan tâm.

        Về vấn đề liên quan đến người Khơ-me thiểu số, ngay từ khi Mặt trận DTGPMNVN thành lập, chúng tôi đã tuyên bố chính sách đối với các dân tộc và đã dốc toàn lực của mình nhằm bảo đảm cho người Khơ- me thiểu số cũng như các dân tộc thiểu số khác được hưởng đầy dủ và hoàn toàn các quyền được thừa nhận cho các dân tộc. Vả lại, như mỗi chúng ta đều biết, vấn đề các dân tộc thiểu số là thuộc chủ quyền trong nước của mỗi quốc gia. Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng người Khơ-me thiểu số vẫn giữ các quan hệ tình cảm, văn hoá, tôn giáo với Campuchia và do đó chúng tôi đã chủ động cho phía Campuchia biết chính sách không thay đổi của chúng tôi về vấn đề này. Là đất nước có nhiều dân tộc, Nam Việt Nam phải có một chính sách dúng hoàn toàn bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau đối với tất cả nhóm tộc thiểu số. Vấn đề rất tế nhị này sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn về chính trị nếu giải quyết ngược lại với các nguyên tắc được thừa nhận. Chúng tôi sẵn sàng nói rõ nội dung chính sách của chúng tôi đối với các dân tộc trong một tuyên bố đơn phương.

        Còn có các vấn đề khác vẫn chưa giải quyết sẽ được giải quyết vào lúc thích hợp. Chúng tôi nghĩ rằng các cơ sở mới mà chúng ta đưa ra sẽ là một bảo đảm vững chắc cho sự điều chỉnh và lợi ích chung được các câu trả lời tới đưa ra cho các vấn đề của chúng ta.


        Ông Son Sann cảm ơn bài thuyết trình của phái Đoàn bạn và hứa nghiên cứu nghiêm túc các ý của bản thuyết trình.

        Trước khi nghỉ, hai đoàn trao nhau các tài liệu sau:

        - Nội dung bản dự thảo thoả thuận của Campuchia (do đoàn Campuchia trao lại).

        - Văn bản dự thảo của Mặt trận DTGPMNVN và văn bản tuyên bố của Mặt trận DTGPMNVN về chính sách của mình đối với các dân tộc thiểu số (do đoàn Mặt trận DTGPMNVN trao lại).

        Ông Son Sann tuyên bố rằng hai bản dự thảo được mỗi phái đoàn nghiên cứu cho buổi họp tới.

        Hai Trưởng đoàn hứa sớm có thể trao lại các văn bản của bản thuyết trình của mỗi bên.

        Hai Đoàn đồng ý gặp lại cuộc đàm phán vào lúc 10 giờ ngày 17-8-1966

Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ                                  

Làm ba bản tại Phnôm Pênh, ngày tháng năm ghi ở trên.        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #223 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2016, 03:41:55 am »

       
        Biên bản 2 (Tài liệu K/FNL/PV/2, ngày 20-8-1966)

        Ngày 20-8-1966, lúc 10 giờ 30', phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và phái đoàn Campuchia đã tiến hành phiên họp lần thứ hai tại Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần họp:

        - Phía Mặt trận DTGPMNVN: Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỷ Văn.

        - Phía Campuchia có: Son Sann, Trưởng đoàn; So Nem, Phó Trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguôn Chhay Kry, Srey Saman; cố vấn Trương Cang, và Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Tổng thư ký gồm có: Ông Nginn Nippha và ông Phạm Văn Quang.

        Ông Trần Bửu Kiếm phát biểu trước như sau: Phái đoàn chúng tôi đồng ý về biên bản của vòng họp trước (ngày 15-8-1966).

        Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ các tài liệu mà đoàn Khơ-me chuyển lại, chúng tôi vui mừng báo cho các ngài những đánh giá và những đề nghị theo trình tự chung của chúng tôi, hy vọng rằng, khi mà hai đoàn chúng ta thoả thuận về các điểm cơ bản, các vấn đề chi tiết sẽ được giải quyết không có khó khăn lớn.

        Trước hết, chúng tôi vui mừng nhận thấy lập trường của Khơ-mer cũng có cùng mong muốn thắt chặt các quan hệ hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc chúng ta, mong muốn tìm mọi cái đoàn kết chúng ta và làm cho chúng ta mạnh lên trước những đe doạ và xâm lược của một kẻ thù chung. Chúng tôi thấy rất rõ nét ý chí không gì lay chuyển nổi của nhân dân Khơ-me bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Đối với một dân tộc như dân tộc chúng tôi đang chiến đấu để giành lại quyền sống cho mình, đó chính là lý do đáng khâm phục và là một cơ sở thoả thuận hữu nghị sẵn có.

        Chúng tôi lưu tâm tới lập trường Khơ-me được thể hiện trong bản thuyết trình của ngài trưởng đoàn Khơ-me và trong dự thảo thoả thuận của Khơ-me. Chúng tôi nghĩ để tiến tới các công việc của chúng ta, cần nhắc lại một số điểm đã được bàn đến trong bản thuyết trình sơ bộ của chúng tôi với những giải thích rõ ràng cần thiết, với lòng mong muốn làm sáng tỏ hơn các ý muốn thật sự của chúng tôi cho phái đoàn Khơ-me.

        Ngay từ khi thành lập, Mặt trận DTGPMNVN chúng tôi đã thể hiện chính sách đối ngoại là duy trì tình hữu nghị với tất cả các dân tộc yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới, trước hết là với các dân tộc láng giềng. Chính sách này xuất phát từ những khát vọng sâu sắc nhất của đồng bào chúng tôi, những người đã phải chịu đựng nhiều đau khổ từ một cuộc chiến tranh do đế quốc xâm lược gây ra và là những người không muốn trở lại làm nô lệ. Vì vậy mọi đồng tình, ủng hộ lẫn nhau của các bè bạn dành cho chúng tôi là sự đóng góp quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng này của chúng tôi, cũng như để khôi phục lại đất nước bị tàn phá của chúng tôi trong tương lai. Về chủ đề này, chúng tôi nghĩ rằng tất cả các dân tộc non trẻ tôi muốn nói những nước non trẻ vừa mới giành được độc lập cho mình) phải nhận thấy nhu cầu chung là giúp đỡ lẫn nhau và sự đoàn kết này hứa hẹn một tương lai lâu dài nếu không phải là vĩnh viễn. Kinh nghiệm của những năm gần đây trên các nước châu Á, Phi, đã chứng minh đầy đủ rằng chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân mới có thể thường xuyên lợi dụng sự rạn nứt của đất nước hoặc giữa các nước chúng ta nhằm áp đặt lại dưới một hình thức này hay hình thức khác, sự thống trị của họ, hay chí ít, gây nên một tình hình bất ổn để cho họ lợi dụng. Hai dân tộc chúng ta vì muốn sống mãi mãi bên nhau, nên cùng tìm cách xây dựng vĩnh viễn một quan hệ hoà bình, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau cần thiết cho việc bảo vệ nền độc lập và hạnh phúc của mình.

        Tình hữu nghị này, chúng tôi đang vun đắp trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, chăm lo đến lợi ích chung. Chúng tôi vui mừng thấy rằng về điểm này, hai bên chúng ta hầu như có đồng quan điểm và khái niệm Campuchia về "tương hỗ" được hiểu trong nghĩa rộng của nó, có thể bao hàm cùng một nội dung.

        Đó là tình hữu nghị mà chúng tôi đã chứng tỏ trong việt tôn trọng nghiêm chỉnh toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, cũng như trong sự lên án tích cực của chúng tôi về những kẻ phản bội "serei" được đế quốc Mỹ ở Nam Việt Nam tạo dựng và nuôi dưỡng. Đó là tình hữu nghị mà chúng tôi mong muốn mãi mãi bền vững và có hiệu quả hơn. Như vậy là chính ngay thời kỳ chiến tranh này và mặc dù mọi sự vu khống và tố cáo mà chính quyền bù nhìn Sài gòn đối với chúng tôi, Mặt trận của chúng tôi sẵn sàng công nhận và tôn trọng (cũng như bắt kẻ thù của chúng ta phải tôn trọng) các đường biên giới hiện nay giữa hai nước chúng ta. Quyết định này đã được cân nhắc không có bất cứ ẩn ý nào trong hiện tại và tương lai. Bởi vì, chúng tôi thấy rằng quan hệ láng giềng tốt từ nay phải chiếm ưu thế và từ cơ sở này, những vấn đề gai góc nhất trong quan hệ của chúng ta sẽ có thể dễ dàng được giải quyết, trong khi nếu không có sự tin cậy và mong muốn thoả thuận chân thành, thì các văn bản chặt chẽ nhất cũng sẽ không thể ngăn chặn việc phát sinh những tranh chấp và không đi tới giải quyết tốt các vấn đề tranh chấp.

        Thưa các ngài và quý vị, điều đó xác định sự suy nghĩ chỉ đạo mọi hành động của chúng tôi trong quan hệ với Campuchia và đương nhiên phải bắt đầu bằng các cuộc đàm phán này. Khi trở lại vấn đề này, chúng tôi biết rằng giữa hai nước chúng ta còn có nhiều vấn đề về quyền lợi và quan trọng khác mà cần phải giải quyết để cụ thể hoá tình hữu nghị chung này của chúng ta.

        Vậy là, cần chia loại các vấn đề để giải quyết tốt hơn. Vấn đề các đường biên giới của Campuchia được coi như là thiết yếu để đất nước này tồn tại và đòi hỏi là phải giải quyết ngay. Về phía chúng tôi, thấy rằng không có lý do gì mà không thừa nhận rõ ràng, thẳng thắn các vấn đề đó bằng các văn bản chính thức. Do đó, chúng tôi đã trao lại cho các ngài dự thảo thoả thuận của chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #224 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2016, 10:19:16 am »

        Đối với các vấn đề khác, Nam Việt Nam chúng tôi đang trong bão táp của cuộc chiến tranh có thể không có khả năng giải quyết các vấn đề đó ngay tức khắc, chẳng hạn việt xây dựng mốc biên giới hay xác định từng đoạn của các đường biên giới phải tiến hành vào một thời gian thuận lợi khiến cho thiện chí của mỗi bên không bị ảnh hưởng. Các vấn đề khác phức tạp hơn, Mặt trận DTGPMNVN chúng tôi tạm thời phải để lại, bởi vì hoặc vấn đề đó chưa đến lúc chín muồi, hoặc vì nó gây ra những rắc rối chưa giải quyết được. Nhưng các vấn đề đó sẽ được giải quyết vào lúc thích hợp trên cơ sở tình hữu nghị và tôn trọng lợi ích của nhau. Ví dụ vấn đề tàu thuyền đi lại trên sông Mê Công. Các bạn Khơ-me chúng tôi hãy yên tâm, Mặt trận của chúng tôi sẽ biết giải quyết các vấn đề quyền lợi chung giữa hai nước chúng ta trên tinh thần hiểu biết sâu sắc.

        Khi nêu vấn đề về dân tộc thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam chúng tôi lưu ý đoàn Campuchia về thiện chí của Mặt trận DTGPMNVN đến sự quý mến lớn lao của chúng tôi về chính sách dũng cảm và sáng suốt của Chính phủ Vương quốc Campuchia do quốc trưởng nổi tiếng của mình lãnh đạo. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hiểu biết lớn lao của Quốc trưởng Nô-rô-đôm Sihanúc, khi ông thừa nhận đây là vấn đề thuộc chủ quyền nội bộ và "toàn vẹn lãnh thổ quốc gia". Để đáp lại, với một tinh thần hữu nghị tin cậy, chúng tôi muốn nhân dịp ký thoả thuận giữa hai bên, khẳng định lại chính sách của chúng tôi đối với các dân tộc cùng chung sống trên đất nước chúng tôi với sự quan tâm đúng mức đến dân tộc thiểu số Khơ-me. Thực tế là, chính sách này thuộc về các nguyên tắc cơ bản của Mặt trận chúng tôi, và dù các khó khăn do chiến tranh gây ra, dù sự phá hoại và vu cáo của kẻ thù của chúng ta, chúng tôi đánh giá là chính sách của chúng tôi đã được thực hiện đúng đắn và đã có kết quả. Vì cùng đau khổ và khổ nhục như nhau của dân tộc bị trị, những thành phần khác nhau của dân cư Nam Việt Nam chắc chắn sẽ thấy rõ và có thái độ rất nghiêm khắc đối với các biện pháp phân biệt đối xử cùng với các nguy cơ đi theo đối với sự tồn tại của mình. Như vậy, trong các vùng do chế độ bù nhìn Sài Gòn kiểm soát theo một chính sách quân sự trấn áp và phân biệt đối xử, thì các nhóm thiểu số khác nhau đã dấy lên cuộc đấu tranh như vũ bão chống lại kẻ thù xâm lược Trong khi ở trong vùng giải phóng, Mặt trận DTGPMNVN đã có thể đoàn kết các dân tộc đa số và thiểu số tạo thành sức mạnh trước kẻ địch. Chúng tôi hy vọng rằng phái đoàn Khơ-me, chính phủ Vương quốc và tất cả các bạn Khơ-me của chúng tôi thấy rõ những cố gắng lớn lao mà chúng tôi đã thực hiện phù hợp với nguyên tắc eơ bản về tổ chức của mỗi quốc gia đồng thời với nhu cầu của một chính sách hữu nghị và hiểu biết với Campuchia.

        Mong rằng chính phủ vương quốc khẳng định lại chính sách hiếu khách truyền thống và không phân biệt đối xử đối với các đồng bào của chúng tôi cư trú ở Campuchia, chúng tôi biết rằng về mặt này chính phủ Vương quốc luôn có một chính sách đúng đắn. Chúng tôi nghĩ rằng Chính phủ Vương quốc nên công bố chính sách đó dưới hình thức thích hợp nhất, nhân sự kiện tốt đẹp đánh dấu biểu hiện long trọng đầu tiên về tình hữu nghị của chúng ta. Đó sẽ là một cử chỉ hiểu biết sâu sắc của chính phủ Vương quốc đối với kiều dân Việt Nam và một sự ủng hộ rất quý đối với chính sách của chúng tôi.

        Cuối cùng, Mặt trận DTGPMNVN, người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân Nam Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngoài nước, mong muốn có được sự đồng ý của Quốc trưởng và của chính phủ Vương quốc về việc đặt một cơ quan đại diện ở Campuchia, có các quyền hạn ngoại giao cần thiết để thực hiện một cách đúng đắn và toàn vẹn chính sách của mình đối với chính phủ Vương quốc và nhân dân Khơ-me.

        Tóm lại, về nội dung và hình thức của các văn kiện sau các cuộc đàm phán này của chúng ta, chúng tôi đề nghị:

        1/ Các đại diện cấp cao của hai bên ký một thoả thuận về chính sách hữu nghị và láng giềng tốt đẹp được cụ thể hoá bằng vấn đề chín muồi và nóng bỏng nhất, là vấn đề các đường biên giới Campuchia và Nam Việt Nam. Đó sẽ là Hiệp ước làm căn cứ cho tất cả các quan hệ sau này.

        2/ Công bố một tuyên bố (đơn phương) của Mặt trận DTGPMNVN về chính sách của mình đối với các dân tộc thiểu số trong đó có những điểm cụ thể đối với thiểu số Khơ-me.


        Ông Son Sann phát biểu: Chúng tôi đã rất chú ý lắng nghe bài thuyết trình của ngài. Bản thuyết trình bao hàm nhiều điểm rất quan trọng. Nhưng chúng tôi chưa có thời gian nghiên cứu chi tiết và chúng tôi chưa thể trả lời đầy đủ các điểm đó vào lúc này. Đề nghị các ngài cho phép trả lời chi tiết trong lần họp tới, ngay bây giờ chúng tôi xin trình bày những quan điểm của phái đoàn chúng tôi liên quan đến chính sách của chúng tôi với các nước láng giềng.

        Như các ngài đã nhận xét "đất nước chúng ta không còn bị nô lệ các nước non trẻ cần phải giúp đỡ lẫn nhau...". Chính sách của chúng tôi là thêm bạn bớt thù. Nhưng để xây dựng tình hữu nghị trong nền hoà bình lâu dài phải không có các mối tranh chấp hay bất hoà. Để chiến đấu chống đế quốc, phải không có rạn nứt trong tình hữu nghị của chúng ta, nếu không chủ nghĩa đế quốc sẽ xen vào rạn nứt đó. Chúng tôi vui mừng về sự khẳng đỉnh của ngài liên quan đến sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chính sách trung lập của chúng tôi Về vấn đề các đường biên giới, tôi xin thông báo cho các ngài rằng chúng tôi đã hy sinh lớn lao về quyền của chúng tôi. Về việc cắm mốc của các đường biên giới và việc tàu thuyền đi lại trên sông Mê Công, chúng tôi không có ý định giải quyết chi tiết ngay bây giờ, nhưng để tránh những hiểu lầm và ngăn ngừa các va chạm, chúng ta phải thoả thuận về nguyên tắc trước. Tôi xin nói rõ một điểm quan trọng là:

        Chúng tôi đã đưa ra một dự thảo thoả thuận về vấn đề tộc thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam. Ngài có một cách khác để giải quyết việc này: Đó chính là một vấn đề có thể gây ra các va chạm. Về vấn đề này, đối với tộc thiểu số chúng tôi, chúng tôi chỉ đề nghị điều mà người Pháp đã cho họ. Chúng tôi cho là đây chỉ là một điểm tối thiểu mà trên quốc tế người ta dành cho ngay cả với kẻ thua trận như người Đức trong cuộc chiến tranh thế giới vừa qua. Về điểm rất quan trọng này, chúng tôi mong rằng những ý định của chúng tôi được cụ thể hoá dưới hình thức là một bản thoả thuận do Quốc trưởng, Hoàng thân Xihanúc và ngài chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ ký kết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #225 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2016, 05:22:49 am »

        Về vấn đề người Việt Nam nhập cư Campuchia và về đại diện của Mặt trận DTGPMNVN ở Campuchia, phái đoàn chúng tôi không có nhiệm vụ đàm phán. Vả lại, vấn đề này không được nêu lên ở Bắc Kinh, không có trong bức thư ngày 4-4-1966 của Chủ tịch Mặt trận DTGPMNVN. Nếu ngài đồng ý thì ngay bây giờ chúng tôi sẽ chuyển sang xem xét hai bản dự thảo thoả thuận của chúng ta.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị nghỉ một chút để chúng tôi thảo luận với đoàn của tôi. Buổi họp dừng từ lúc 11 giờ đến 11 giờ 20'. Bước vào cuộc họp tiếp, ông Trần Bửu Kiếm nói: Để công việc đàm phán của chúng ta có tiến triển, đoàn chúng tôi có vài lời giải thích thêm. Trong bản thuyết trình của đoàn Khơ-me, chúng tôi rút ra ba vấn đề chính:

        1/ Vấn đề về lãnh thổ (các đường biên giới);
        2/ Vấn đề về con người (thiểu số người Khơ-me);
        3/ Vấn đề về di sản.

        Vấn đề đầu tiên là quan trọng và chín muồi nhất trong lúc này. Vì lý do này, chúng tôi đề nghị ký một thoả thuận về sự thừa nhận và tôn trọng đường biên giới hiện nay của chúng ta. Về thoả thuận này, chúng tôi đã sẵn sàng ký không điều kiện: Vả lại, đó là vấn đề được Xăm dech quốc trưởng đề cập trong lá thư tháng 8-1964 của mình cho Đoàn Chủ tịch của chúng tôi. Chúng tôi cũng xác định rằng về các đường biên giới biển, chúng tôi thừa nhận chủ quyền Khơ-me trên các đảo ven bờ nằm ở phía bắc đường Brevié.

        Về dân tộc Khơ-me thiểu số, chúng tôi lưu ý đoàn bạn về lập trường và sự cố gắng của đoàn chúng tôi.

        Đối với chúng tôi, vấn đề là nói rõ chính sách của chúng tôi đối với thiểu số Khơ-me đang sống tại Nam Việt Nam và tôn trọng nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Ở Bắc Kinh, chúng ta không tìm ra được một giải pháp cho vấn đề này. Từ đó chúng tôi đã cố hoà giải hai yêu cầu: một mặt là về vấn đề chủ quyền quốc gia và mặt khác là tình hữu nghị đối với nhân dân Khơ-me mà chúng tôi luôn vun đắp. Đó là lý do mà chúng tôi đề nghị với các ngài là ra một bản tuyên bố đơn phương của Mặt trận DTGPMNVN về các quyền và nghĩa vụ của các tộc thiểu số cùng chung sống ở Nam Việt Nam và đặc biệt là các quyền và nghĩa vụ của tộc Khơ me thiểu số. Chúng tôi đề nghị phái đoàn bạn hiểu cho chúng tôi và thấy rõ những cố gắng lớn lao mà Mặt trận DTGPMNVN đã làm nhằm đạt một giải pháp thoả đáng. Chúng tôi có thể đảm bảo rằng tất cả các tộc thiểu số vào ngày này đã được hưởng mọi quyền được thừa nhận cho người bản quốc. Vả lại, chúng tôi đề nghị không ngừng cải thiện các điều kiện sống của tất cả các nhóm dân tộc thiểu số và khuyến khích họ cùng phát triển. Tôi nghĩ, chính sách này sẽ thoả mãn những quan tâm của phía Khơ-me về số phận của tộc thiểu số Khơ-me đang sống ở Nam Việt Nam.

        Về các vấn đề của phần thứ ba, chúng tôi đề nghị xem xét dần dần, những điều kiện chiến tranh hiện nay không cho phép giải quyết. Chúng ta sẽ nói về các vấn đề đó vào thời điểm thích hợp; chúng ta sẽ giải quyết trong tình hữu nghị và sự tôn trọng các quyền lợi chung.

        Tóm lại, chúng tôi đề nghị phân loại công việc và trước hết thoả thuận về vấn đề biên giới, tiếp đó chúng tôi đề nghị ra tuyên bố đơn phương về dân tộc Khơ-me thiểu số. Cuối cùng, về các vấn đề của phần thứ ba, chúng tôi đề nghị hoãn lại cho đến khi các điều kiện chín muồi để giải quyết vấn đề đó.

        Ông Son Sann: Chúng tôi xin trả lời chi tiết cho các ngài vào phiên họp tới. Tuy nhiên, tôi cần nhắc lại rằng từ các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh, chúng tôi cho rằng ba vấn đề tạo thành một tổng thể không thể chia cắt. Đó là một tổng thể bao gồm lãnh thổ, con người và một di sản.

        Chúng tôi đề nghị các ngài chấp nhận tổng thể đó bằng tình hữu nghị và sự hiểu biết. Chúng tôi không thể nhượng đất mà không quan tâm tới số phận con người và của cải. Mọi ký kết bao gồm lợi ích và lệ thuộc, các bên phải chấp nhận đồng thời cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Chúng tôi nghĩ rằng thiểu số Khơ-me đã được hưởng một quy chế riêng xứng đáng được một sự đối xử đặc biệt.

        Chúng tôi không có tham vọng đòi hỏi điều không thể được. Trên quốc tế, quy chế các tộc thiểu số được các nước không hữu nghị với nhau như hai nước chúng ta thừa nhận cho cả các dân tộc bại trận. Do đó chúng tôi đề nghị các ngài, với tư cách là những người bạn thừa nhận ít ra là cái mà các người khác đã thừa nhận cho những kẻ thù cũ của mình. Chúng tôi sẽ trả lời chi tiết cho các ngài vào phiên họp tới.

        Do thoả thuận chung, hai đoàn ấn định phiên họp tới vào 10 giờ ngày 23/8/1966.
Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 40'.         
Làm ba bản tại Phnôm Pênh, ngày tháng năm ghi ở trên.         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #226 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2016, 06:07:04 am »

       
        Biên bản 3 (Tài liệu K/FNL/PV/3, ngày 23-8-1966)


        Ngày 23 tháng 8 năm 1966, lúc 10 giờ, phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và Campuchia đã tiến hành phiên họp thứ 3 tại văn phòng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần họp:

        - Phía Mặt trận DTGPMNVN eo: Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỷ Văn.

        - Phía Campuchia có: Son Sann, Trưởng đoàn; So Nem, Phó Trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguôn Chhay Kry, Srey Saman; cố vấn Trương Cang, và Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Tổng thư ký gồm có: Nginn Nippha, Phạm Văn Quang.

        Ông Son Sann: Chúng ta bước vào phiên họp thứ ba, chúng tôi vui mừng thông báo rằng chúng ta đã thoả thuận về việc soạn thảo 2 biên bản. Tôi xin cảm ơn các thành viên thư ký đã làm việc tích cực.

        Thưa ngài, bây giờ nếu các ngài cho phép, tôi xin trả lời về vấn đề mà các ngài yêu cầu ở phiên họp trước.

        Chúng tôi vui mừng tỏ rõ lời cảm ơn của chúng tôi với phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN về các quan điểm mà phái đoàn đã trình bày trong phiên họp trước. Chúng tôi xin nêu quan điểm của chúng tôi.

        Trước tiên, cần thấy rằng hai bên cùng mong muốn xây dựng một tình hữu nghị lâu dài. Để đạt được mục tiêu chung này, hai bên đều thấy cần tìm ra tất cả các điểm đoàn kết hai bên loại bỏ các nguyên nhân có thể phá hoại tình hữu nghị này. Nếu sự giúp đỡ lẫn nhau và tình đoàn kết là các nhân tố tích cực thúc đẩy tình hữu nghị này, thì công lý và sự tin cậy lẫn nhau, bình đẳng về các lợi ích, sự chăm lo quyền lợi lẫn nhau cũng là các điều kiện để tạo cơ sở cho tình hữu nghị và đảm bảo duy trì tình hữu nghị đó.

        Trước các vấn đề này, chúng tôi người Campuchia có nghĩa vụ nhìn lại các hành động của mình và đặt các hành động đó trong khuôn khổ được thiết lập.

        Điều này buộc chúng tôi nhắc lại một số sự kiện chính mà người ta không bỏ qua. Đó là việc khước từ sự viện trợ của Mỹ năm 1963 và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1965, hai quyết định đã có kết quả đặt những tên tay sai của chủ nghĩa đế quốc Mỹ ra ngoài lãnh thổ Campuchia, điều có lợi lớn đối với chúng tôi cũng như cho các bạn của chúng tôi đấu tranh giành độc lập và chủ quyền. Cũng phải nói việc huỷ bỏ cơ quan đại diện của chúng tôi ở Sài Gòn, đương nhiên dẫn tới việc loại bỏ cơ quan đại diện của Sài Gòn ở Phnôm Pênh, cho phép tống cổ bè lũ tay sai của chủ nghĩa đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước chúng tôi.

        Tiếp theo các hành động này nhằm tước bỏ những khả năng của kẻ thù hoạt động bên trong lãnh thổ chúng tôi và từ lãnh thổ chúng tôi Quốc trưởng, Chính phủ Vương quốc, các lực lượng quân sự Vương quốc Campuchia, và toàn thể nhân dân Khơ-me, đã đương đầu với đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bằng một cuộc kháng chiến quả cảm và khốc liệt.
Đối với các bạn Mặt trận DTGPMNVN của chúng tôi, chúng tôi đã chứng tỏ sự tương trợ của chúng tôi bằng sự ủng hộ về tinh thần, chính trị và ngoại giao. Trong khuôn khổ lập trường trung lập của chúng tôi cho phép, chúng tôi đã góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Việt Nam và do đó phải chịu sự trả đũa nặng nề.

        Nhắc lại những việc này không phải nhằm làm nổi bật sự cống hiến của chúng tôi, nhưng đơn giản là để nhìn xem chúng tôi đã thoả mãn các khái niệm về sự giúp đỡ lẫn nhau và tình đoàn kết mà các ngài nhấn mạnh chưa.

        Với sự vui mừng, chúng tôi nêu lên đoạn nói lên mong muốn của đoàn bạn loại bỏ rạn nứt nhỏ nhất có thể tạo cho chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân mới cơ hội lợi dụng nhằm áp đặt lại sự thống trị trên đất nước chúng ta. Chúng tôi hài lòng thấy rằng quan điểm này phù hợp với quan điểm mà ngài Phạm Văn Đồng đã phát biểu với Quốc trưởng chúng tôi ở Bắc Kinh tháng 10 năm 1964. Nhân vật lỗi lạc của nhà nước Việt Nam đã nêu lên việc tìm ra các giải pháp cho tất cả các vấn đề chưa giải quyết giữa hai nước để có thể đặt tình hữu nghị trên một cơ sở lành mạnh, tức là được giải toả mọi điều rắc rối. Hiển nhiên, quan điểm này được chúng tôi tán đồng hoàn toàn và đầy đủ. Chính vì mối quan tâm này mà chúng tôi đã đề nghị đăng ký vào chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán ngay vào tháng 10 năm 1964 các vấn đề theo kinh nghiệm đã qua, là những trở ngại cho sự phát triển quan hệ tốt đẹp. Một khi các trở ngại đó được loại bỏ, chúng tôi cho rằng chúng ta có thể sẽ xây dựng sự nghiệp chung của chúng ta tốt đẹp và lâu dài.

        Chúng tôi cũng đã chú ý đến đề nghị của phái đoàn bạn chia loại các vấn đề. Về phần chúng tôi, chúng tôi cho rằng đã làm các phân biệt cần thiết: Các vấn đề mà chúng tôi đã yêu cầu xem xét được tập trung vào một điểm chung là các vấn đề tồn tại vào lúc giải thể liên bang Đông Dương.

        Sau những nhận xét tổng quát đã được đặt ra, chúng tôi chuyển sang xem xét cụ thể từng vấn đề. Với việc nắm tình hình được thực hiện vào ngày khai mạc, chúng tôi đưa ra những lời giải thích mới tiếp theo.

        Về biên giới biển, chúng tôi đánh giá cao các cố gắng của Mặt trận DTGPMNVN nhằm lên án các yêu sách của chế độ Sài Gòn. Các ngài làm đúng khi đã lên án các yêu sách này, bởi vì các yêu sách này là điên rồ và chỉ có thể xuất phát từ ý đồ thôn tính quá rõ ràng. Các yêu sách trùm lên các hòn đảo mà Campuchia đã sở hữu và chiếm hữu từ lâu. Đúng là thông tư Bvevié xác nhận các khu vực hành chính giữa Campuchia và Nam Kỳ, cũng đúng là thông tư bảo lưu những vấn đề về chủ quyền trên các hòn đảo nằm trong vịnh Thái Lan. Nhưng bảo lưu về chủ quyền này không chỉ là đối với các hòn đảo nằm ở phía bắc của đường Brevié. Thông tư này áp dụng cho cả các hòn đảo nằm ở phía bắc cũng như các hòn đảo nằm ở phía Nam của đường này. Kết quả là sự chuyển đổi từ việc quản lý hành chính sang chủ quyền cũng làm cho Nam Việt Nam được hưởng đặc quyền này thậm chí hơn chúng tôi trên các nhóm đảo ở phía Nam đường này và đặc biệt là trên đảo lớn Koh Trai (đảo Phú Quốc) mà các vua Khơ-me đã liên tục đòi hoàn lại cho Campuchia, bắt đầu từ vua Ang Dương vào thời kỳ đầu của chế độ thực dân Pháp.

        Điều hoàn toàn sai là chế độ Sài Gòn và báo chí Sài gòn cho rằng Campuchia chỉ chiếm đóng các hòn đảo nằm ở phía Bắc đường Brevié vào năm 1956 và do tình trạng chiến tranh ở Nam Việt Nam. Những tài liệu chính xác nhất bác bỏ những điều khẳng định này.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2016, 06:16:05 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #227 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2016, 03:55:46 am »

       Về đường biên giới trên đất liền việc thừa nhận đường biên giới hiện có ngay cả với những điều chỉnh có nghĩa là như Săm Đech Quốc trưởng chúng tôi nêu rõ trong cuộc họp báo ngày 19-8-1966 thừa nhận những sự sáp nhập do thực dân tiến hành mà Nam Việt Nam được hưởng lợi, là chấp nhận một đường biên giới bị áp đặt bởi sức mạnh và thiết lập trong áp bức. Sự chấp nhận đường biên giới này mang theo kỷ niệm về các sự kiện đau lòng: Những nông dân bị buộc phải từ bỏ ruộng vườn của họ, những gia đình bị ly tán, các đồng bào nổi dậy để phản đối việc cắt xén đất của cha ông họ; liệu việc chấp nhận đường biên giới này có đặt chúng tôi vào trách nhiệm chối bỏ kỷ niệm về tổ tiên chúng tôi đã hy sinh nhằm xoá bỏ đường biên giới bất công này không? Liệu việc chấp nhận đường biên giới có làm cho chúng tôi bị kết án của dư luận trong nước chúng tôi và thế hệ mai sau hay không? Bất chấp mọi nguy cơ đó, chúng tôi ít ra cũng có ý thức phục vụ công lý và nguyên tắc tương hỗ về quyền lợi chứ? Những người khác ở vị trí của chúng tôi liệu họ có thể chấp nhận một tình hình đã bị thua thiệt và bất công cho riêng một bên hay không? Sự trả lời về các vấn đề này là ở chỗ chúng tôi yêu hoà bình và hữu nghị. Nhưng cái hoà bình và hữu nghị này mà chúng tôi trả giá cao chỉ được lâu dài nếu có tính đến một số đòi hỏi. Do đó, để điều chỉnh đường biên giới hiện nay, chúng tôi đề nghị chú ý tới:

        - Các văn bản đưa tới đường biên giới này.
        - Việc quản lý hành chính thực sự.
        - Các nhu cầu của cư dân biên giới Campuchia.

        Chúng tôi đã nhận thấy rằng trí tưởng tượng của một số nhà chuyên môn chịu trách nhiệm thiết lập các bản đồ đã đưa ra những đoạn biên giới hoàn toàn tách khỏi các dữ liệu chính xác và rõ ràng của văn bản. Thứ hai là, một số đoạn biên giới không phù hợp với tình hình quản lý thật sự. Trong trường hợp này việc điều chỉnh là cần thiết. Cuối cùng, để làm dịu những bất lợi gắn với một đường biên giới không tính đến nhu cầu của cư dân biên giới Campuchia, cần có những điều chỉnh nhẹ nhàng về đường biên giới do sự cần thiết cho phép những người dân này đến được sông, suối và được sử dụng nó.

        Liên quan đến tộc Khơ-me thiểu số, chúng tôi xin nói rõ rằng vấn đề không thể được đặt dưới một góc độ của một vấn đề mới và được coi như là một sự vi phạm chủ quyền của Nam Việt Nam. Đó là một vấn đề gắn với lịch sử lãnh thổ của Nam Kỳ và gắn với lịch sử của việc hoạch định thuộc địa.

        Nên nhắc lại rằng đối với Pháp và chế độ Sài Gòn, Vua Ang Dương và lần lượt những người nối nghiệp đã có những bảo lưu về Nam Kỳ. Sự chuyển nhượng cho vua Bảo Đại lãnh thổ này không tính đến các bảo lưu đó là một sự vi phạm vào các quyền của chúng tôi. Do vậy chúng tôi đã luôn luôn từ chối không coi quyết định đơn phương của Pháp này là có giá trị.

        Về các vùng lãnh thổ bị mất qua các cuộc hoạch định thực dân thì việc sát nhập vào Nam Kỳ chỉ có thể là về mặt hành chính đơn thuần và đường biên giới được thiết lập chỉ có thể là một đường biên giới hành chính.

        Việc nâng đường biên giới hành chính lên thành biên giới quốc tế có hậu quả là chấm dứt các bảo lưu đó.

        Chúng tôi chỉ có thể chấp nhận điều đó nếu đồng bào chúng tôi sinh sống ở Nam Kỳ hoặc trên các lãnh thổ chiếm đoạt của Campuchia, sau khi thiết lập quy chế bảo hộ của Pháp, có thể đã được yên tâm trước về số phận dân tộc thiểu số của họ.

        Vì đây là một vấn đề liên quan đến vấn đề lãnh thổ, chúng tôi cho rằng hợp lý là cùng giải quyết trong thoả thuận về đường biên giới. Về cơ bản, chúng tôi không thể chấp nhận rằng người Khơ-me thiểu số đã luôn hưởng một quy chế đặc biệt lại được đối xử trên cơ sở bình đẳng như đối với các dân tộc thiểu số khác.

        Về vấn đề di sản, chúng tôi đã đặt ra vấn đề này bởi vì nó thuộc về việc áp dụng nguyên tắc chung đối với những vấn đề phải giải quyết giữa hai nước. Khi nêu vấn đề đó, chúng tôi không có ý định đòi hỏi áp dụng ngay tức khắc hiệp định Paris. Chúng tôi hiểu những vấn đề và khó khăn của các ngài, nhưng chúng tôi nghĩ rằng không có gì ngăn cản các ngài xác nhận các hiệp định này mà các ngài đã biết rõ nội dung và các hiệp định đó đương nhiên ràng buộc các ngài vì các ngài là đại diện có giá trị của một trong các nước ký kết. Trong những vấn đề của hiệp định này quy định, vấn đề tàu thuyền đi lại trên sông Mê Công là biểu tượng của sự hợp tác giữa các dân tộc và là nhân tố thúc đẩy sự đoàn kết và tình hữu nghị của các dân tộc.

        Nếu việc xác nhận đường biên giới hiện nay với một số điều chỉnh đem lại việc giải quyết vĩnh viễn vấn đề Nam Kỳ và các vùng đất bị sáp nhập, nếu việc đó giải quyết vấn đề chủ quyền trên các vùng đất đó có lợi cho miền Nam Việt Nam thì chúng tôi đề nghị các ngài chấp nhận di sản tổng quát cả đối với tiền mặt với tiền nợ, cho phép chúng tôi giữ lại đôi chút, số được giữ lại so với cái các ngài được thì không đáng kể.


        Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, thưa quí vị, chúng tôi đã hiểu các ý kiến trình bày của Ngài trưởng đoàn Khơ-me để trả lời bản thuyết trình của tôi. Chúng tôi cảm ơn đoàn Khơ-me về mọi trả lời và gợi ý mà đoàn ngài đã vui lòng trình bày. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn của chúng tôi đến chính phủ Vương quốc Khơ-me, đến Samdech Quốc trưởng về chính sách sáng suốt đối với đế quốc Mỹ, kẻ thù chung của chúng ta. Chúng tôi khâm phục, có thiện cảm và biết ơn về chính sách hoà bình và ủng hộ này cho Mặt trận chúng tôi.

        Chúng tôi đề nghị tạm dừng buổi họp để cho phép chúng tôi trao đổi với các thành viên trong đoàn chúng tôi.


        Buổi họp dừng 10 phút.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Hai, 2016, 04:07:09 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #228 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2016, 09:06:14 am »

        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi đã có dịp trình bày quan điểm của chúng tôi về cơ sở thoả thuận mà hai bên chúng ta dự định ký lần này. Chúng tôi nghĩ rằng cơ sở này chỉ có thể là sự mong muốn cùng chung sống với nước láng giềng trong tình hữu nghị và sự tôn trọng lẫn nhau nhằm thiết lập các quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa hai dân tộc chúng ta.

        Chúng tôi xin nói rõ khi trả lời đề nghị của Quốc trưởng Campuchia Sămđec trong bức thông điệp ngày 20-6 và ngày 18-8-1964 gửi cho ngài Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ để ký một thoả thuận về sự thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới chung hiện nay của chúng ta, Mặt trận của chúng tôi hoàn toàn không nhằm tìm kiếm hay củng cố một món lợi về lãnh thổ hoặc mọi cái lợi khác, gây thiệt hại cho nhân dân Campuchia.

        Một mục tiêu như vậy là xa lạ đối với chúng tôi, chỉ vì lý do là lãnh thổ của chúng tôi đang bị đế quốc Mỹ xâm lược và cần phải giải phóng lãnh thổ của chúng tôi khỏi nanh vuốt của bọn đế quốc với những hy sinh lớn lao. Sự hy sinh lâu dài này đã luôn nhận được sự đánh giá rất cao của phía Chính phủ Vương quốc Campuchia và nhân dân Khơ-me anh em. Vả lại, chúng tôi biết rằng phía các bạn Khơ-me của chúng tôi đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề về của cải và cuộc sống của mình vì cuộc chiến tranh xâm lược diễn ra sát biên giới mình. Mặt trận chúng tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn và tình đoàn kết anh em của chúng tôi.

        Mục tiêu cơ bản của chúng tôi trong cuộc đàm phán này là tập trung mọi cố gắng của chúng tôi nhằm "làm băng giá" các đường biên giới hiện nay của chúng ta như Săm Đech, Quốc trưởng Campuchia đã nói theo cách rất hình tượng.

        Được rèn luyện qua một kinh nghiệm lâu dài của cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập của chúng ta, chúng tôi cho là hết sức thuận lợi cho sự nghiệp chung của nhân dân Đông Dương, châu Á, Phi và Mỹ La Tinh và tất cả nhân dân yêu chuộng công lý và hoà bình trên thế giới, sự liên minh có ý thức và đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ đe doạ bắt chúng ta làm nô lệ và bị tiêu diệt.

        Như vậy, chúng tôi xin đề nghị các ngài ngày hôm nay, đi bước đi có ý nghĩa nhất và nổi rõ nhất để đi vào con đường của sự hoà hợp, đồng thời là con đường hoà bình và phồn thịnh cho hai dân tộc chúng ta. Chúng tôi đã đưa ra các căn cứ mà chúng tôi nghiêng về cách thức này là lựa chọn trong số các vấn đề đặt ra cho chúng ta vấn đề nào là quyết định nhất và chín muồi nhất vì tình hữu nghị của chúng ta.

        Cho phép chúng tôi nhắc lại một vài điểm trong nội dung của bức thư mà Quốc trưởng Săm Đech đã gửi cho Chủ tịch Đoàn Chủ tịch của chúng tôi.

        Trong bức thư ngày 20-6-1964 của Săm Đech, ngài đã nói: "...Về phần tôi, tôi rất mong muốn gặp riêng ngài để cùng nhau xem xét trên tinh thần hữu nghị vấn đề biên giới chung của chúng ta, nó là mầm bất hoà chính giữa hai nước chúng ta... Nhưng, chúng tôi từ bỏ tất cả các yêu sách lãnh thổ để đổi lấy một sự thừa nhận chính thức đường biên giới hiện nay và chủ quyền của chúng tôi trên các hòn đảo ven bờ mà chính quyền Sài Gòn không có quyền được yêu sách”.

        Trong thông điệp ngày 18-8-1964 của Săm đếch, ngài đã nói:

        "Cũng như các ngài đã biết, vấn đề biên giới giữa hai nước chúng ta có một tầm quan trọng đặc biệt hiện nay cũng như là trong tương lai các quan hệ Khơ-me - Việt Nam. Về phía Campuchia, chỉ đề nghị công nhận các đường biên giới của mình như được thể hiện trên các bản đồ hiện hành năm 1954, và thừa nhận chủ quyền của mình trên các hòn đảo ven bờ mà chế độ Sài Gòn yêu sách không có một chút chứng minh nào".

        Trên cơ sở các bức thông điệp mà Săm Đech Quốc trưởng đã vui lòng gùi năm 1964, chúng tôi muốn xem xét vấn đề biên giới chung này với đoàn Khơ-me nhằm ký kết một văn bản sẽ chi phối những quan hệ láng giềng tốt đẹp và hữu nghị trong tương lai cửa chúng ta.


        Ông Son Sann: Chúng tôi đã trình bày hai lần về quan điểm của chúng tôi, chúng tôi muốn biết rằng các ngài có chấp nhận chương trình nghị sự đàm phán bao gồm 3 vấn đề: Lãnh thổ; Dân tộc thiểu số, Di sản.

        Liệu chúng ta có thể xem xét ba vấn đề này không? Chúng tôi đã đưa ra một bản dự thảo thoả thuận để các ngài xem xét. Tôi không nghĩ rằng phái đoàn Khơ-me chỉ có thể xem xét một vấn đề. Các ngài đã vui lòng trích dẫn các bức thư của Quốc trưởng Săm Đech mong muốn gặp Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ để làm băng giá các đường biên giới của chúng ta. Chúng tôi cũng đã lấy làm cơ sở bản đồ năm 1954, nhưng các cuộc ném bom ở Thlok Trách và những nhu cầu của nhân dân biên giới đã nêu lên cần có một số điều chỉnh hơn nữa chúng tôi muốn xây dựng tình hữu nghị lâu dài do đó phải loại bỏ mọi nguyên nhân gây ra xích mích. Chúng tôi đề nghị các ngài chú ý tới các văn bản dẫn tới đường biên giới và các nhu cầu của nhân dân biên giới. Điều này được xác nhận bằng tuyên bố của Quốc trưởng Săm đếch ngày 19-8-1966 cho thấy phải lấy làm cơ sở đường biên giới trên bản đồ năm 1954 mà chúng tôi sẽ đưa những điều chỉnh và các cuộc thảo luận dựa vào 3 điểm được nêu lên trong bản trình bày của tôi. Bản đồ này không phải là của các ngài hay là của chúng tôi làm mà là của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Nếu các ngài chấp nhận những nguyên tắc này thì chúng tôi sẽ xem xét lần lượt ba vấn đề: Lãnh thổ; Dân tộc thiểu số, Di sản.

        Về đường biên giới vĩnh viễn, chúng tôi trước tiên sẽ trình để được Chính phủ Vương quốc Campuchia đồng ý.


        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng ta đã trao đổi nhiều lần các quan điểm của chúng ta về các vấn đề đã nêu ra. Lập trường của mỗi bên đã không thay đổi. Có lẽ là phải nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm mang lại sự đánh giá cần thiết của mỗi bên. Chúng tôi đề nghị các ngài, trong lúc này, xem xét vấn đề chính liên quan đến các đường biên giới, vấn đề được Quốc trưởng Săm đếch nêu ra trong nhiều dịp khác nhau. Chúng tôi đề nghị các ngài xem xét vấn đề biên giới trước tiên, còn các vấn đề khác sẽ được lần lượt xem xét vào lúc thích hợp.

        Ông Son Sann: Nhân danh đoàn Khơ-me, tôi xin đề nghị các ngài một lời giải thích rõ ràng. Các ngài đã đề nghị chúng tôi nghiên cứu trước tiên vấn đề biên giới, vấn đề mà chúng tôi đã chấp nhận nghiên cứu trên tình hữu nghị. Nhưng liệu trong ý tưởng các ngài có giải quyết trước hết vấn đề này và tiếp tục xem xét vấn đề khác hay không? Về phần chúng tôi, chúng tôi có thể giải quyết ba vấn đề theo bất kỳ thứ tự nào, nhưng việc ký kết sẽ chỉ thực hiện nếu cả ba vấn đề được giải quyết. Liệu các ngài nghĩ như thế nào?

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi xin nêu rõ ý kiến của đoàn chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đề cập trước tiên vấn đề về các đường biên giới và sau đó các vấn đề khác tiếp theo. Việc ký kết sẽ được hai bên đánh giá sau. Trong các cuộc hội đàm, hai đoàn có thể chấp nhận theo đánh giá của mỗi bên thời điểm hay thời gian thuận lợi nhất để ký kết văn bản này hay văn bản nào khác. Chúng tôi không đoán trước nội dung các thoả thuận.

        Ông Son Sann: Nếu tôi hiểu rõ thì các ngài đề nghị rằng chúng ta xem xét liên tục 3 vấn đề bắt đầu từ vấn đề các đường biên giới và để ký kết, vấn đề các đường biên giới sẽ chỉ thực hiện sau khi thoả thuận về ba vấn đề?

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị các ngài xem xét điểm thứ nhất này mà chúng tôi cho rằng quan trọng nhất. Đối với các vấn đề khác, chúng tôi sẽ có dịp đề cập sau. Hai đoàn chúng ta sẽ đánh giá qua đàm phán là cần phải ký kết văn bản này hay văn bản khác là có lợi cho hai bên.

        Ông Son Sann: Chúng tôi sẽ cố gắng hiểu quan điểm của ngài. Chúng tôi xin các ngài dựa vào bản trình bày của chúng tôi ngày hôm nay để tránh sự hiểu nhầm và cũng xem lại lập trường của các ngài, bởi vì trong tình trạng công việc hiện nay, chúng tôi không thể chấp nhận giải quyết một vấn đề duy nhất. Lập trường của chúng tôi đã không thay đổi từ khi ở Bắc Kinh.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi đã nghiên cứu nghiêm túc bản trình bày của các ngài; trong lúc này, chúng tôi đề nghị với các ngài cách làm việc của chúng tôi, chúng tôi hy vọng rằng trong khi làm việc, chúng ta sẽ có cơ hội để hiểu rõ nhau hơn. Chúng tôi sẽ nghiên cứu bản trình bày của các ngài ngày hôm nay để có ý kiến sau, nhưng chúng tôi muốn giữ đề nghị của chúng tôi vì nó là tiện lợi và có lợi, nó có ích cho sự tiến triển công việc của chúng ta.

        Ông Son Sann: Chúng tôi nghĩ rằng việc xem xét kỹ các bản trình bày của chúng ta cho phép mỗi đoàn có một ý kiến chính xác để đạt được một thoả thuận. Chúng tôi nhắc lại đề nghị của chúng tôi là xem xét hai văn bản dự thảo thoả thuận của chúng ta trong cuộc họp tới Dự thảo thoả thuận của chúng tôi đã tính đến các khó khăn bởi vì dự thảo dự định giải quyết trước tiên vấn đề các đường biên giới, rồi tới vấn đề quy chế của dân tộc Khơ-me thiểu số và cuối cùng là vấn đề di sản.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi hy vọng rằng buổi họp sau, hai đoàn sẽ có thể có các đánh giá về các dự thảo, nhằm dung hoà quan điểm của chúng ta và cố gắng tìm ra một thoả thuận.

        Ông Son Sann: Tôi đề nghị Ban thư ký trao cho đoàn bạn một văn bản sửa đổi về dự thảo thoả thuận của chúng tôi.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Dự thảo thoả thuận của đoàn Khơ-me dự kiến một Nghị định thư phụ. Chúng tôi mong muốn nhận được Nghị định thư này.

        Ông Son Sann: Văn bản đang được các bộ phận kỹ thuật của chúng tôi chuẩn bị. Nó sẽ được chuyển cho các ngài ngay khi có.

        Hai đoàn đồng ý ấn định phiên họp tới vào thứ bảy ngày 27-8-1966 lúc 10 giờ.
Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 10 phút.
Làm ba bản tại Phnôm Pênh, ngày tháng năm ghi ở trên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #229 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2016, 03:48:38 am »

       
        Biên bản 4 (Tài liệu K/FNL/PV/4, ngày 27-8-1966)


        Ngày 27-8-1966, hồi 10 giờ, phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và Campuchia đã tiến hành phiên họp lần thứ 4, tại Văn phòng của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần họp:

        - Phía Mặt trận DTGPMNVN: ông Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỷ Văn.

        - Phía Campuchia: Son Sann, Trưởng đoàn; So Nem, Phó Trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguôn Chhay Kry, Srey Saman; Trương Cang, cố vấn; Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Tổng thư ký gồm có: Nginn Nippha, Phạm Văn Quang.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi muốn biết việc hiệu chỉnh biên bản của vòng 3 đã hoàn thành chưa mà đoàn chúng tôi vẫn chưa nhận được biên bản.

        Ông Son Sann: Việc hiệu chỉnh biên bản vừa xong. Chúng tôi sẽ trao lại cho các ngài ngày hôm nay.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị cho phép trình bày các quan điểm của chúng tôi về các bản dự thảo được hai bên trình bày. Đoàn chúng tôi vui mừng có thể bước vào phần việc cụ thể ngày hôm nay, là phần xem xét các dự thảo thoả thuận. Với mục đích đó, chúng tôi hân hạnh nêu một số điểm trong lập trường của chúng tôi, với các giải thích bổ sung về cách của chúng tôi giải quyết vấn đề trước tiên và quan trọng nhất là về sự thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới hiện nay giữa hai nước chúng ta.

        Như vậy, khi đề cập đến vấn đề các đường biên giới mà Chính phủ Vương quốc Campuchia bằng tiếng nói của người đứng đầu đáng kính trọng đã coi một cách chính đáng là một trong những điều kiện chủ yếu để đảm bảo nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, chúng tôi muốn thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với các quan tâm của nhân dân Khơ-me bằng bất cứ giá nào gìn giữ di sản của mình trong bối cảnh có các tham vọng của đế quốc Mỹ nhằm phục vụ cho một dúm các nhà chính trị châu Á gian giảo và phản động. Đồng thời, chúng tôi nắm lấy thời cơ để thể hiện sự đánh giá cao của chúng tôi đối với tính thực tế của Samdech Quốc trưởng Campuchia, trước một vấn đề mà nếu giải quyết theo cách khác, có thể gây nên các khó khăn triền miên và thậm chí không sao thoát ra khỏi.

        Về phần mình, với tấm lòng chân thật và tình hữu nghị, Mặt trận của chúng tôi ngày hôm nay vui lòng có thể trả lời đề nghị của Campuchia và làm "băng giá" các đường biên giới hiện nay của hai nước chúng ta, chúng tôi xin khẳng định lại thiện chí tốt đẹp của chúng tôi trong việc tìm kiếm một giải pháp thoả đáng cho vấn đề này, vì mục đích thắt chặt tình hữu nghị gắn bó nhân dân hai nước chúng ta, thiết lập một cơ sở vững chắc cho các mối quan hệ tương lai của chúng ta và do đó mang lại các lợi ích công bằng cho cả hai bên chúng ta. Chúng tôi cũng xin nói thêm Mặt trận DTGPMNVN luôn luôn tôn trọng các đường biên giới hiện nay của Campuchia, trước cả mọi thoả thuận chính thức giữa hai bên. Trong lễ trao quà cá khô của Chính phủ Vương quốc cho Mặt trận chúng tôi, ngày 24-4 vừa qua, Hoàng thân Quốc trưởng Campuchia đã "nhấn mạnh sự đánh giá cao (của Chính phủ Vương quốc Khơ-me) về tính hợp cách và sự tôn trọng nền trung lập và toàn vẹn lãnh thổ" của Campuchia. Chúng tôi xin trình bày ở đây lời cảm ơn sâu sắc của chúng tôi tới Samdech về sự đánh giá công bằng và hữu nghị đối với chúng tôi. Khi nhắc lại lời nói này, chúng tôi nghĩ cùng một lúc làm sáng tỏ một điểm được Samdech quốc trưởng Campuchia đề cập và được thuật lại một cách chưa đầy đủ tại số báo AKP ngày 26-8 và có thể được hiểu như là Mặt trận đã tiến hành những cuộc mặc cả không đáng khen bằng cách lấy việc thừa nhận các đường biên giới làm món đổi chác để trao đổi lấy một số lợi khá. Trước kia, một thông tấn viên của Tanjug đã cho rằng chúng tôi có ý định đòi một số điều kiện để chấp nhận các đường biên giới hiện nay. Chúng tôi tin tưởng rằng Samdech Quốc trưởng trong lúc này và Chính phủ Vương quốc đã luôn hiểu rõ chúng tôi về vấn đề này và chúng tôi cho rằng khẳng định lại lập trường của chúng tôi đã được trình bày trong phiên họp ngày 20-8-1966 là đủ (xem biên bản phiên họp ngày 20-8-1966 trang 7). Như vậy ý định của chúng tôi về vấn đề các đường biên giới ngày hôm nay ở Phnôm Pênh là rõ ràng, không tính toán thiệt hơn cũng như trong hai lần họp trước ở Bắc Kinh năm 1964.

        Với nội dung đó, vấn đề thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới hiện nay của hai nước chúng ta có thể và phải được giải quyết rõ ràng và đơn giản đến mức cao nhất. Chúng tôi nghĩ rằng để làm "băng giá" các đường biên giới hiện nay, chúng ta có thể thoả thuận vạch đường biên giới như thể hiện trên bản đồ UTM của Sở Địa dư Đông dương lập và xuất bản thông dụng đến tháng 12-1954. Tài liệu này là một tài liệu tham khảo khá chính xác và khá đơn giản để người ta có thể chấp nhận nó cho các công tác hoạch định.

        Thực vậy, mỗi bên chúng ta có thể rất dễ dàng có một công cụ làm việc như thế mà tính xác thực dễ dàng được kiểm chứng. Với bản đồ tỷ lệ 1/100 000 người ta có đủ các dữ liệu đối với một sự xác định thông thường đường biên giới bởi vì bản đồ này là để sử dụng đúng vào mục đích đó.

        Vậy là chúng tôi lựa chọn sử dụng bản đồ này coi như là cơ sở tham khảo vì tính đơn giản và sự chính xác cho các hoạt động cần tiến hành để có thể làm "băng giá" các đường biên giới của chúng ta.

        Vả lại, phương pháp này đã được phía Campuchia dự tính trong bức điện ngày 18/08/1964 của Hoàng thân, Quốc trưởng Campuchia nói về "một sự thừa nhận các đường biên giới... như được thể hiện trên các bản đồ hiện hành năm 1954" hay trong dự thảo Nghị định thư được Chính phủ Vương quốc trao cho chính phủ các nước hữu quan năm 1962 ("các ranh giới hiện nay của Vương quốc Campuchia với Việt Nam và Lào, các đường biên giới trên các bản đồ của Sở Địa dư Đông dương thông dụng trước năm 1954 hay trong dự thảo Nghị định thư vào đầu năm 1964 được trao cho cũng các Chính phủ đó ("các ranh giới hiện nay của vương quốc Campuchia... với Việt Nam là các đường biên giới trên các bản đồ của Sở Địa dư Đông dương tỷ lệ 1/100.000.. ."), hay cuối cùng là trong bản dự thảo bức thư của ngài Huot Sambath lúc đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chính phủ Vương quốc gửi cho đại diện chúng tôi là ông Trần Văn Thành đi qua Hà nội vào đầu năm 1965 ("các thoả thuận dựa trên sự thừa nhận đường biên giới hiện nay giữa Campuchia và Nam Việt Nam của Mặt trận DTGPMNVN như đã được xác định trên bản đồ UTM tỷ lệ 1/1-00.000 được Sở Địa dư Đông dương lập và phát hành").

        Về các đảo ven bờ, chúng tôi coi "đường Brevié" có thể thuận tiện dùng làm các đường biên giới trên biển giữa hai nước chúng ta.

        Như vậy, đối với những nhu cầu rõ ràng về việc thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới hiện nay, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta có khả năng và đầy đủ dựa vào bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 đã nêu ở trên và dựa vào đường Brevié để giải quyết một vấn đề cho phép nhân dân hai nước chúng ta xây dựng các mối quan hệ mới cùng có lợi cho mỗi bên trong niềm tin cậy lẫn nhau.

        Cuối cùng, chúng tôi xin trân trọng nhắc lại rằng dựa trên cơ sở này, Mặt trận DTGPMNVN sẵn sàng ký với Chính phủ Vương quốc Campuchia vào một ngày thuận lợi nhất đối với các bạn Khơ-me của chúng tôi.

        Về một số điều chỉnh mà phía Campuchia mong muốn đối với các đường biên giới hiện nay, chúng tôi e rằng công việc như thế được xem xét trong lúc này sẽ gây ra các vấn đề phức tạp không thể gỡ ra được (vấn đề về con người và của cải của nhân dân, về phòng thủ của khu vực chống lại các cuộc tấn công quân sự của kẻ thù...), không kể đến việc hoãn xem xét trong một thời gian không xác định vấn đề chính mà chúng ta đang giải quyết. Vả lại, vấn đề điều chỉnh bao hàm việc xem xét lại các đường biên giới hiện nay, điều rõ ràng ở ngoài mục tiêu mà hai bên chúng ta cố gắng đạt được, đó là làm "băng giá" các đường biên giới.

        Chúng tôi biết rằng tất cả các đường biên giới quốc tế về chi tiết luôn bao hàm những nhược điểm và cả những bất thường, nhưng chúng tôi hy vọng rằng phái đoàn Khơ-me hiểu được lập trường của chúng tôi khi chúng tôi đề nghị bảo lưu vấn đề điều chỉnh này. Trong lúc này, chúng tôi nghĩ rằng vấn đề là đạt được thoả thuận theo cách đơn giản nhất và khẩn trương nhất để cho phép hai nước chúng ta thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới chung hiện nay. Dĩ nhiên, vào thời gian cho phép, chúng ta luôn có cơ hội xem xét tất cả các vấn đề về lợi ích chung đặt ra cho chúng ta. Vậy là tôi đã trình bày xong bản thuyết trình của tôi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM