Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:50:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310374 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #210 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2016, 05:42:51 am »

       
        7. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia


Ký ngày 27 tháng 12 năm 1985        

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà nhân dân Campuchia,

        Với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia trên cơ sở những nguyên tắc: Hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không ngừng tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và sự giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt để xây dựng đất nước phồn vinh và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân hai nước,

        Để xác định chính thức đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước,

        Đã quyết định ký hiệp ước này và cử các đại diện toàn quyền của mình:

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch,

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà nhân dân Campuchia: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hun Xen.

        Các đại diện toàn quyền của hai Bên, sau khi trao đổi giấy uỷ quyền thấy là hợp lệ, đã cùng nhau thoả thuận những điều sau:

       Điều I: Căn cứ vào Điều 1 của Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề các biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 20 tháng 7 năm 1983 và căn cứ vào các biên bản giữa Đoàn đại biểu Chính phủ hai nước trong Uỷ ban Liên hợp ký ngày 13 tháng 7 năm 1984 và ngày 8 tháng 12 năm 1984, hai Bên đã thoả thuận hoạch định đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia theo hướng chung từ Bắc xuống Nam như sau:

        Khởi đầu từ giao điểm của đường biên giới quốc gia của ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào, đường biên giới đi hướng Nam - Tây Nam theo đường sống núi xuống cắt khe tại toạ độ 1622.610 - 775.280, đi lên theo đường sống núi đến đỉnh núi có toạ độ 1621.125 - 775.025, theo đường thẳng khoảng 3.650m (ba nghìn sáu trăm năm mươi mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1617.700 - 773.820; chuyển hướng Đông Nam theo đườn g sống núi đến đinh có toạ độ 1616.515 - 774.600; chuyển hướng Tây Nam theo đường sống núi qua điểm cao 1018 đến đỉnh núi có toạ độ 1613.630 - 771.550; chuyển hướng Nam theo đường sống núi qua điểm cao 782 đến điểm có toạ độ 1609.400 - 772.835; chuyển hướng Tây Nam theo đường sống núi qua điểm có toạ độ 1605.150 - 770.625, qua các điểm cao 1054 (Ngok Boun), 924, 1022, chuyển hướng Tây - Tây Bắc theo đường sống núi qua điểm có toạ độ 1593.725 - 765.715, qua điểm cao 837 đến điểm cao 957;

        Chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường sống núi cắt suối không tên tại toạ độ 1594.765 - 762.735, qua đỉnh núi có toạ độ 1594.950 - 762.000, cắt suối không tên tại toạ độ 1593.650 - 761.300 đến đỉnh núi có toạ độ 1591.125 - 761.460, đi xuống theo khe đến điểm có toạ độ 1590.875 - 762.540, đi lên đến điểm có toạ độ 1590.160 - 762.020, theo đường sống núi qua các điểm cao 1441, 1412, 465, 734, 885, 903, 754, 847, 697, 614, 710 đến điểm có toạ độ 1560.280 – 759.250;

        Chuyển hướng Đông Nam theo đường sống núi cắt khe tại toạ độ 1558.850 - 754.390, lên theo đường sống núi cắt khe tại toạ độ 1558.555 - 754.850, theo đường sống núi qua các điểm cao 338, 421 đến điểm có toạ độ 1557.550 - 757.580; chuyển hướng Nam theo đường sống núi đến điểm có toạ độ 1555.995 - 757.445; chuyển hướng Tây đến điểm có toạ độ 155.905 - 755.935; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường sống núi đến điểm có toạ độ 1550.610 - 754.995 qua điểm cao 324, xuống cắt suối không tên đến gặp bờ hữu ngạn của suối đó tại 1547.190 - 758.095; chuyển hướng Đông theo bờ hữu ngạn của suối không tên đến gặp bờ hữu ngạn của Nậm Sa Thầy tại toạ độ 1548.415 - 764.340; chuyển hướng Nam theo bờ hữu ngạn của Nậm Sa Thầy đến gặp bờ hữu ngạn của Sê San tại toạ độ 1540.010 - 766.095, theo Se San (có đoạn theo bờ tả ngạn, có đoạn theo dòng như đã thể hiện trên bản đồ kèm theo) đến điểm có toạ độ 1525.950 - 765.365; chuyển hướng Đông - Nam theo đường thẳng khoảng 3.150 m (ba nghìn một trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1524.150 - 767.940, theo đường thẳng khoảng 1.200 m (một nghìn hai trăm mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1524.040 - 769.150, theo đường thẳng khoảng 3.400 m (ba nghìn bốn trăm mét) cắt đường số 19 đến gặp suối không tên tại toạ độ 1522.350 - 772.070, theo đường thẳng khoảng 2.950.m (hai nghìn chín trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ i520.490 - 774.345, theo đường thẳng khoảng 6.100 m (sáu nghìn một trăm mét) đến điểm cao 271, theo đường thẳng khoảng 3.550 m (ba nghìn năm trăm năm mươi mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1511.800 - 778.425;

        Chuyển hướng Nam theo đường thẳng khoảng 4.600 m (bốn nghìn sáu trăm mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1507.160 - 778.700, chuyển hướng Đông Nam theo đường thẳng khoảng 11.550 m (mười một nghìn năm trăm năm mươi mét) đến điểm cao 468; chuyển hướng Nam theo đường thẳng khoảng 18.550 m (mười tám nghìn năm trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1478.180 - 785.400; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường thẳng khoảng 36.950 m (ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1443.840 - 771.215, theo đường thẳng khoảng 2.200 m (hai nghìn hai trăm mét) đến điểm có toạ độ 1441.775 - 770.450; chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường sống núi cắt suối không tên đến gặp bờ tả ngạn của suối đó tại toạ độ 1440.580 - 771.00;

        Chuyển hướng Nam theo bờ tả ngạn suối không tên đến gặp hợp lưu của sông Srê Pok (Dak Không) với sông Prêk Dak Đăm tại toạ độ 1440.055 - 770.650, đi theo bờ hữu ngạn của Prêk Dak Đăm đến điểm có toạ độ 1362.650 - 769.540; chuyển hướng Tây - Tây Nam theo khe đến gặp bờ hữu ngạn của suối không tên tại toạ độ 1361.825 - 768.730; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo bờ hữu ngạn của suối không tên đến điểm có toạ độ 1360.360 - 768.225, theo đường sống núi qua yên ngựa xuống theo khe gặp bờ hữu ngạn của O Pôr tại toạ độ 1359.800 - 766.345, chuyển hướng Nam - Tây Nam theo bờ hữu ngạn của O Pôr đến điểm ở mép phía Bắc đường số 309 có toạ độ 1354.475 - 765.270;

        Chuyển hướng Tây Bắc theo mép phía Bắc đường 309 đến điểm có toạ độ 1355.760 - 761.250, theo mép phía Đông đường mòn đến điểm có toạ độ 1360.150 - 759.665; chuyển hướng Tây theo khe cắt Prêk Dak Đăng đến gặp bờ tả ngạn của Prêk Dak Đăng tại toạ độ 1360.030 - 759.050, theo bờ tả ngạn của Prêk Dak Đăng qua điểm có toạ độ 1362.950 - 749.050 rồi theo bờ tả ngạn của Dak Huyt đến điểm có toạ độ 1337.455 - 717.475, theo đường thẳng khoảng 3400 m (ba nghìn bốn trăm mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1336.205 - 714.300; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường sống núi đến đỉnh núi có toạ độ 13a5e740 - 714.145; theo khe gặp bờ hữu ngạn của Dak Jerman tại toạ độ 1333.840 - 708.930, theo bờ hữu ngạn của Dak Jerman đến điểm có toạ độ 1323.950 - 677.580;
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Giêng, 2016, 09:29:29 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #211 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2016, 12:28:29 pm »

        Chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 10.700 m (mười nghìn bảy trăm mét) đến điểm có toạ độ 1323.280 - 666.950; chuyển hướng Bắc - Đông Bắc đến điểm có toạ độ 1323.800 - 667.160; chuyển hướng Đông đến điểm có toạ độ 1323.890 - 667.785; chuyển hướng Tây Bắc đến điểm có toạ độ 1324.250 - 667.420; chuyển hướng Tây theo bờ tả ngạn của Prêk Kriou (Prêk Chriv) đến gặp đường mòn tại toạ độ 1323.760 - 654.170; chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường thẳng khoảng 13.200 m (mười ba nghìn hai trăm mét) đến gặp giao điểm của đường mòn và bờ hữu ngạn của rạch Chàm (Tônlê Chàm) tại toạ độ 1311.960 - 660.210, theo bờ hữu ngạn của rạch Chàm (Tônlê Chàm) đến điểm có toạ độ 1290.375 - 658.630;

        Chuyển hướng Tây qua các điểm có toạ độ 1290.270 - 656.700, 1290.995 - 655.875, 1290.925 - 654.690, 1292.620 - 652.850, 1292.650 - 652.050, 1292.930 - 651.450, 1293.075 - 649.825, 1291.350 - 646.000, 1291.865 - 645.740, 1290.815 - 643.950 đến điểm có toạ độ 1290.650 - 642.000, chuyển hướng Bắc cắt Prêk Paplam tại toạ độ 1291.285 - 641.955;

        Chuyển hướng Tây Bắc cắt O Ngiev tại toạ độ 1293.330 - 639.830 đến điểm ở phía Tây đường mòn có toạ độ 1293.950 - 638.875, theo mép phía Tây đường mòn đi Ph.Chhung đến điểm có toạ độ 1295.775 - 638.340; chuyển hướng Tây - Tây Bắc qua điểm có toạ độ 1296.260 - 635.445, cắt Prêk Atung tại toạ độ 1296.825 - 634.040, qua điểm có toạ độ 1296.450 - 632.995 đến điểm có toạ độ 1296.725 - 632.325, theo mép phía Nam đường mòn đến điểm có toạ độ 1297.770 - 630.850; chuyển hướng Bắc - Tây Bắc cắt suối không tên tại toạ độ 1299.315 - 629.920; chuyển hướng Tây Nam đến điểm có toạ độ 1298.500 - 628.710; chuyển hướng Tây Bắc cắt suối không tên tại toạ độ 1298.860 - 628.150; chuyển hướng Tây Nam cắt đường mòn thuộc Phum Chrak Kranh tại toạ độ 1298.230 - 627.250, đến điểm có toạ độ 1297.380 - 626.2651 chuyển hướng Tây Bắc qua các điểm có toạ độ 1298.1 1 5 - 621 .64 5, 1299.570 - 620.355, 1299.655 - 619.580, 1300.435 - 619.440 cắt Prêk Kdol tại toạ độ 1301.375 - 617.215 đến điểm có toạ độ 1301.750 - 617.010; chuyển hướng Tây qua cát điểm có toạ độ 1301.705 - 614.460, 1302.050 - 613.850 cắt suối Chor tại toạ độ 1301.610 - 612.015; chuyển hướng Tây Nam qua các điểm có toạ độ 1298.730 - 610.490, 1296.000 - 611.050, 1293.415 - 609.280, 1293.645 - 608.940, 1291.395 - 606.925, cắt đường số 22 (78) tại toạ độ 1289.755 - 607.340, đến điểm có toạ độ 1286.550 - 604.390, chuyển hướng Tây Bắc đến phía Nam đường mòn ở điểm có toạ độ 1286.825 - 603.380, theo mép Tây Nam của đường mòn đến điểm có toạ độ 1290.715 - 597.210; chuyển hướng Tây Nam qua cát điểm có toạ độ 1290.050 - 595.225, 1289.000 - 593.260 cắt đường số 24 tại toạ độ 1287.690 - 592.345 đến điểm có toạ độ 1287.465 - 591.650; chuyển hướng Nam - Tây Nam cắt đường số 24 tại toạ độ 1286.540 - 591.680, cắt suối không tên đến gặp bờ tả ngạn của suối đó tại toạ độ 1284.900 - 591.215;

        Theo bờ tả ngạn của suối không tên đến gặp bờ tả ngạn của rạch Beng Gô (Tônlê Meanchey) tại toạ độ 1284.200 - 588.745, theo bờ tả ngạn rạch Beng Gô, rạch Cái Bắc (Tônlê Meanchey, Tônlê Roti, Kompong Kdei) đến điểm có toạ độ 1261.650 - 597.150, cắt rạch Cái Bắc đến gặp bờ hữu ngạn rạch Cái Cậy (Prek Kompong Spean), theo bờ hữu ngạn của rạch đó đến gặp đường số 24 tại toạ độ 1260.475 - 595.465; chuyển hướng Nam qua các điểm có toạ độ 1259.000 - 596.360, 1257.050 - 595.425, 1256.465 - 596.760, 1253.280 - 596.050, 1250.800 - 595.050, cắt rạch Nàng Dinh (Prêk Anlung Kei) tại toạ độ 1247.980 - 594.650, đến điểm có toạ độ 1246.855 - 595.165; chuyển hướng Đông đi theo mép Nam đường mòn đến điểm có toạ độ 1247.200 – 599.600; chuyển hướng Nam theo mép phía Tây đường mòn đến cắt đường số 13 (242) tại toạ độ 1243.250 - 599.650, theo mép phía Đông đường mòn đến điểm có toạ độ 1242.360 - 599.920; chuyển hướng Đông Nam qua các điểm có toạ độ 1239.880 - 601.630, 1238.600 - 603.150, 1237.490 - 605.915, 1237.770 - 607.000, 1236.950 - 611.150, 1231.425 - 612.165, 1229.370 - 615.700, 1226.700 - 618.010; chuyển hướng Đông Bắc cắt suối không tên tại toạ độ 1227.130 - 619.080; chuyển hướng Đông Nam qua điểm có toạ độ 1225.675 - 620.410, cắt suối không tên tại toạ độ 1223.775 - 621.195; chuyển hướng Đông Bắc qua các điểm có toạ độ 1225.770 - 623.180, 1226.620 - 624.900 đến điểm có toạ độ 1227.205 - 626.490;

        Chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường thẳng khoảng 3500m (ba nghìn năm trăm mét) cắt đường số 1 tại toạ độ 1224.350 - 628.510, đi theo đường thẳng dài 3.300 m (ba nghìn ba trăm mét) đến điểm có toạ độ 1221.515 - 630.165, theo đường thẳng khoảng 4300 m (bốn nghìn ba trăm mét) cắt đường mòn tại toạ độ 1217.250 - 630.675. Theo đường thẳng khoảng 2.250 m (hai nghìn hai trăm năm mươi mét), cắt đường số 6A tại toạ độ 1215.050 - 631.175, đến điểm có toạ độ 1213.190 - 632.125; chuyển hướng Tây qua điểm có toạ độ 1213.070 - 629.450 ngã ba đường mòn), cắt rạch Soc Nốc (Stoeng Mesâr Thgâk) tại toạ độ 1213.710 - 627.480; theo bờ phía Nam của rạch Soc Nốc đến điểm có toạ độ 1214.065 - 626.600; chuyển hướng Tây Nam đến điểm có toạ độ 1213.350 - 625.445; chuyển hướng Nam cắt Stoeng Tadév tại toạ độ 1211.225 - 625.645, đến điểm có toạ độ 1209.500 - 626.290; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường thẳng khoảng 3.300 m (ba nghìn ba trăm mét) đến điểm có toạ độ 1206.580 - 624.725; chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường thẳng khoảng 4100 m (bốn nghìn một trăm mét) đến ngã ba đường mòn xóm Ba Thu tại toạ độ 1203.470 - 627.400, theo đường thẳng khoảng 6.150 m (sáu nghìn một trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1197.995 - 630.245, theo đường thẳng khoảng 5250 (năm nghìn hai trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1192.775 - 630.490;

        Chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 3.600 m (ba nghìn sáu trăm mét) đến điểm có toạ độ 1195.080 - 627.735; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 7.500 m bảy nghìn năm trăm mét) đến điểm có toạ độ 1194.650 - 620.225, theo đường thẳng khoảng 2.850 (hai nghìn tám trăm năm mươi mét) đến cắt đường mòn tại toạ độ 1195.130 - 617.440; chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 8.050 m (tám nghìn không trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1199.785 - 610.895, theo đường thẳng khoảng 6.100 m (sáu nghìn một trăm mét) cắt đường mòn tại toạ độ 1204.140 - 606.615, theo đường thẳng khoảng 3.550 m (ba nghìn năm trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1206.500 - 603.950, theo đường thẳng khoảng 450 m (bốn trăm năm mươi mét) cắt O Kâmpông Rou đến gặp bờ phía Tây của rạch đó tại toạ độ 1206.710 - 603.565;

        Chuyển hướng Nam - Tây Nam theo bờ phía Tây của O Kâmpông Rou, rạch Cá Rô đến điểm có toạ độ 1198.010 - 602.575; chuyển hướng Tây - Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 4.000 m (bốn nghìn mét) cắt đường mòn tại toạ độ 1198.620 - 598.660, theo đường thẳng khoảng 5.800 m (năm nghìn tám trăm mét) cắt Prêk Kâmpông Rôtêk đến điểm có toạ độ 1201.245 - 593.305; chuyển hướng Bắc - Đông Bắc theo đường thẳng khoảng 3.850 m (ba nghìn tám trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1204.710 - 594.875; chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 4.600 m (bốn nghìn sáu trăm mét), cắt đường số 258 (1010) tại toạ độ 1208.500 - 592.225; theo đường thẳng khoảng 5.500 m (năm nghìn năm trăm mét) đến điểm có toạ độ 1212.765 - 588.765; theo đường thẳng khoảng 7.400 m (bảy nghìn bốn trăm mét) cắt rạch không tên chạy vào rạch Long Khốt tại toạ độ 1219.415 - 485.515;
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #212 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2016, 04:12:19 am »

        Chuyển hướng Tây - Tây Nam, theo bờ phía Bắc của rạch Long Khốt, rạch Cái Cỏ (Prêk Kâmpông Snay), rạch Cái Trốt, rạch Cái Cỏ đến điểm có toạ độ 1210.100 – 555.650; chuyển hướng Tây Bắc cắt qua sông Tam Ly (Prêk Tra Bek), đến gặp bờ phía Tây của sông đó tại toạ độ 1210.605 - 554.895; chuyển hướng Tây Nam theo bờ phía Tây của sông Tam Ly đến gặp bờ phía Bắc của sông Sở Hạ (Prêk Rôm) tại toạ độ 1210.075 - 554.620; theo bờ phía Bắc của sông Sở Hạ đến gặp bờ phía Bắc của rạch Cái Xu tại toạ độ 1202.170 - 539.000; theo bờ phía Bắc của rạch Cái Xu đến điểm có toạ độ 1201.560 - 538.680, theo bờ phía Bắc của rạch không tên đến gặp giữa sông Sở Thượng (Prêk Kaoh Sampou) tại toạ độ 1200.210 - 537.315; chuyển hướng Tây Bắc theo giữa sông Sở Thượng đến điểm có toạ độ 1204.205 - 529.380;

        Chuyển hướng Tây - Tây Nam , theo đường thẳng khoảng 2.850 m (hai nghìn tám trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1203.795 - 526.560; chuyển hướng Tây - Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 2.700 m (hai nghìn bảy trăm mét) đến điểm có toạ độ 1204.695 - 524.000, theo đường thẳng khoảng 2.250 m (hai nghìn hai trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1205.900 - 522.115; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 1.900 m (một nghìn chín trăm mét) đi qua sông Cửu Long (Mê Công) để đến điểm có toạ độ 1205.950 - 520.215, chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 3.000 m (ba nghìn mét) đến điểm có toạ độ 1207.215 - 517.475; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 2.700 m (hai nghìn bảy trăm mét) đến điểm có toạ độ 1207.050 - 514.790, theo đường thẳng khoảng 2.500 m (hai nghìn năm trăm mét) đến điểm có toạ độ 1206.650 - 512.310, đi song song với Prêk Bak Nam và cách bờ phía Nam rạch đó khoảng 150 m (một trăm năm mươi mét) ra gặp mép phía Đông của cù lao Bắc Nam tại toạ độ 1207.325 - 511.300, rồi men theo mép phía Đông của cù lao đó ngược giữa sông Hậu Giang (Tônlê Bassac) đến điểm có toạ độ 1209.180 - 512.970; chuyển hướng Bắc - Tây Bắc theo rạch không tên gặp giữa sông Hậu Giang (Tônlê Bassac) tại điểm có toạ độ 1211.305 - 512.000, ngược giữa sông đó đến điểm có toạ độ 1210.950 509.440;

        Chuyển hướng Tây Nam đi song song với rạch Binh Ghi và cách bờ phía Tây rạch đó khoảng từ 50 m (năm mươi mét) đến 100 m (một trăm mét) như đã thể hiện trên bản đồ kèm theo, dài khoảng 2.200 m (hai nghìn hai trăm mét) đến khúc ngoặt; tiếp đó đi song song và cách bờ khoảng 150 m một trăm năm mươi mét) đến điểm gặp sông Châu Đốc (Prêk Moak Chruk) và cắt sông Châu Đốc tại toạ độ 1204.225 - 504.500, theo đường thẳng 1.100 m (một nghìn một trăm mét) đến điểm có toạ độ 1203.690 - 503.550; chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường thăng khoảng 2.500 m (hai nghìn năm trăm mét) đến điểm có toạ độ 1201.250 - 504.170, theo đường thẳng khoảng 6.050 m (sáu nghìn không trăm năm mươi mét) cắt rạch không tên tại toạ độ 1195.810 - 506.825, theo đường thẳng khoảng 1.500 m (một nghìn năm trăm mét) đến điểm có toạ độ 1194.295 - 506.755, theo đường thẳng khoảng 1.100 m (một nghìn một trăm mét) cắt sông Tra Keo (Stoeng Takêv) đến điểm có toạ độ 1193.250 - 507.240, theo đường thẳng khoảng 1.750 m (một nghìn bảy trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1191.500 - 507.600 theo đường thẳng khoảng 1.150 m một nghìn một trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1191.040 - 508.650, theo đường thẳng khoảng 3.000 m (ba nghìn mét) đến điểm có toạ độ 1188.620 - 510.460, theo đường thẳng khoảng 3.800 m (ba nghìn tám trăm mét) đến điểm có toạ độ 1184.890 - 511.080;

        Chuyển hướng Tây Nam theo đường thẳng khoảng 13.250 m (mười ba nghìn hai trăm năm mươi mét) cắt rạch không tên tại toạ độ 1178.250 - 499.615, theo đường thẳng khoảng 4.650 m (bốn nghìn sáu trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1175.700 - 495.680, chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường thẳng khoảng 3.650 m (ba nghìn sáu trăm năm mươi mét), cắt rạch Cây Dương tại toạ độ 1172.960 - 493.310, theo đường thẳng khoảng 8.250 m (tám nghìn hai trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1165.740 - 489.210, theo đường thẳng khoảng 4.300 m (bốn nghìn ba trăm mét) đến điểm có toạ độ 1162.825 - 486.050; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 12.450 m (mười hai nghìn bốn trăm năm mươi mét) cắt rạch Can tại toạ độ 1162.450 - 473.515; chuyển hướng Tây - Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 6.850 m (sáu nghìn tám trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1164.600 - 467.000, theo đường thẳng khoảng 5.300 m (năm nghìn ba trăm mét) đến điểm có toạ độ 1164.855 - 461.170; chuyển hướng Nam theo đường thẳng khoảng 1.050 m (một nghìn không trăm năm mươi mét) cắt đường mòn tại toạ độ 1163.800 - 461.660; chuyển hướng Tây đi song song cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế khoảng 150 m (một trăm năm mươi mét) cắt rạch Giang Thành (Stoeng Tonhon) đến điểm có toạ độ 1164.200 - 456.450;

        Chuyển hướng Tây - Nam cắt đường số 161 tại toạ độ 1164.050 – 456.280, theo mép phía Tây đường mòn đến điểm có toạ độ 1150.000 - 445.530; chuyển hướng Tây - Bắc theo đường thẳng khoảng 1.600 m (một nghìn sáu trăm mét) cắt rạch không tên tại toạ độ 1151.280 - 444.580; chuyển hướng Bắc theo đường thẳng khoảng 300 m (ba trăm mét) đến điểm có toạ độ 1151.580 - 444.575; chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 1.750 m (một nghìn bảy trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ. 1152.800 - 443.320; chuyển hướng Tây - Tây Nam theo đường thẳng khoảng 1.600 m (một nghìn sáu trăm mét) đến điểm có toạ độ 1152.540 - 441.740, theo đường thẳng khoảng 1.150 m (một nghìn một trăm năm mươi mét) đến cắt đường SA (17) ở giữa cầu Xà Xía tại toạ độ 1152.250 - 440.640, từ đó kéo thẳng đến điểm mút của đường biên giới quốc gia trên đất liến giữa Việt Nam và Campuchia.

        Đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia hoạch định như trên, được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service Geographique de L’Indochine) thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (26 mảnh bản đồ kèm theo được hai Bên xác nhận) bằng ký hiệu chữ thập mầu đen (+) đối với những đoạn biên giới được hai Bên công nhận là hợp lý và được thể hiện bằng ký hiệu chữ thập mầu đỏ (+) ở những đoạn có sửa, và được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 UTM (40 mảnh bản đồ kèm theo được hai bên xác nhận) bằng ký hiệu (---. ---. ----) màu đen. Hai bộ bản đồ trên được gọi là phụ lục I và phụ lục II là bộ phận cấu thành của Hiệp ước này và cả hai bộ bản đồ đó đều có giá trị như nhau. Các toạ độ trong điều này của Hiệp ước ghi theo bản đồ tỷ lệ 1/50.000 UTM được tính đơn vị bằng mét.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2016, 04:24:21 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #213 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2016, 03:42:58 am »

        Điều 2: Về các vấn đề liên quan đến sông, suối, rạch biên giới:

        1- Trường hợp sông, suối, rạch biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo dòng mới nếu hai bên không có thoả thuận nào khác.

        2 - Những cù lao và bãi bồi ở hai bên đường biên giới trên các sông, suối rạch biên giới, nếu ở phía Việt Nam thì thuộc về chủ quyền của Việt Nam, nếu ở phía Campuchia thì thuộc về chủ quyền của Campuchia.

        Những cù lao và bãi bồi mới xuất hiện sau khi giải quyết xong hoàn toàn đường biên giới cũng được giải quyết theo nguyên tắc nói trên.

        3- Khi đi qua cầu bắc trên các sông, suối, rạch biên giới, đường biên giới đi tính giữa cầu, không kể đường biên giới đi dưới sông, suối rạch đó như thế nào.

        Điều 3: Trên biển, hai Bên căn cứ vào Điều 2 của Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 20-7-1983 và căn cứ vào các Điều 2 và Điều 3 của Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 7-7-1982, đã thoả thuận về nguyên tắc hoạch định đường biên giới trên biển trong vùng nước lịch sử, tức là đường biên giới quốc gia trên biển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia như sau:

        1- Đường biên giới quốc gia trên biển giữa hai nước xuất phát từ điểm cuối cùng của đường biên giới trên đất liền (theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 kèm theo Hiệp ước).

        2- Đường biên giới quốc gia trên biển tiếp tục đi theo một đường mà hai bên sẽ thoả thuận bảo đảm việt chia đảo đúng như Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia đã quy định.

        3- Đường biên giới này sẽ đi qua điểm 0 là điểm tiếp giáp của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi nước và kéo đến một điểm nằm trên đường ranh giới ngoài của lãnh hải mỗi nước.

        4- Hải đồ ký kết chính thức kèm theo Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia trên biển giữa hai nước sẽ là hải đồ của cơ quan đo đạc thuỷ văn Hải quân Pháp in năm 1955 và 1956, tỷ lệ 1/182.650 mang số hiệu 5394 và 5395.

        Căn cứ vào những nguyên tắc trên, Uỷ ban liên hợp tiến hành càng sớm càng tốt việc khảo sát thực địa, hoạch định biên giới quốc gia trên biển và soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia trên biển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia.

        Điều 4: Hai bên thoả thuận thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia (dưới đây gọi là Uỷ ban liên hợp) với các nhiệm vụ sau đây:

        Căn cứ vào Điều 1 và Điều 2 của Hiệp ước này, tiến hành phân vạch trên thực địa toàn bộ đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước; dự kiến vị trí các mốc quốc giới; tiến hành chính thức cắm mốc quốc giới; lập bản đồ quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia có ghi vị trí các mốc quốc giới; soạn thảo Nghị định thư cuối cùng để kết thúc công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc.

        Nghị định thư cuối cùng sẽ là một phụ lục của Hiệp ước này. Bản đồ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia do Uỷ ban liên hợp lập sau khi hoàn thành phân giới trên thực địa và cắm mốc sẽ thay thế cho bản đồ nòi ở đoạn cuối điều 1 của Hiệp ước này.

        Uỷ ban liên hợp bắt đầu hoạt động ngay sau khi Hiệp ước này có hiệu lực, tiến hành công tác của mình theo kế hoạch và các thoả thuận do Uỷ ban liên hợp quyết định và Uỷ ban liên hợp sẽ chấm dứt hoạt động khi đã làm xong nhiệm vụ được giao theo Điều 4 này.

        Điều 5: Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn.

        Làm ở Phnôm Pênh, thủ đô nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, ngày 27-12-1985 thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

               ĐƯỢC UỶ NHIỆM                                                   ĐƯỢC UỶ NHIỆM
        CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC                                   CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
         NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                      NƯỚC CHND CAMPUCHIA
                      (Đã ký)                                                                (Đã ký)
              NGUYỄN CƠ THẠCH                                                      HUN XEN
          BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO                                   BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Giêng, 2016, 03:55:25 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #214 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2016, 02:45:45 am »

        26 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 (phụ lục I)

TT-Tên mảnh---------Số hiệuNămTính chấtTỉnh VNMột số điều chỉnh------------------
1DAC TO148W9/54Tạm thờiKTvẽ thêm 1 đốt đỏ để tiếp biên với tờ 2
2YA LY156W9/55Tạm thời, Việt Nam xbKTvẽ thêm 1 đốt đỏ để tiếp biên với tờ 1
3BO KHAM164E10/53Tạm thờiKT, GLvẽ thêm 10 đốt đỏ để tiếp biên với tờ số 2(Sg Sa Thầy)
4BO KHAM164W10/53Tạm thờiGL
5KO MAYOL172E9/53Tạm thờiGL, ĐL
6KO MAYOL172W5/52Tạm thời, lưới BonneĐLvẽ thêm 3 đốt đỏ để tiếp biên với tờ số 7
7BAN DON181W4/53Chính quyĐLvẽ thêm 2 đốt đỏ để tiếp biên với tờ số 6
8BAN DON181E11/53Chính quyĐL
9POSTE MAITRE192E10/53Chính quyĐL
10POSTE MAITRE192W10/53Chính quyĐL
11SRE KHTUM191E10/53Tạm thờiĐL,
BP
12LỘC NINH201E2/53Chính quyBP
13LỘC NINH201W2/53Chính quyBPUTM-HƯ điều chỉnh biên giới đi sát sông Jerman
14MI MOT200E10/51Chính quyBP, TN
15TAY NINH210W11/51Chính quyBP, TN
16MI MOT200W10/51Chính quyTN
17TÂY NINH210W11/51Chính quyTN
18PREY VENG209W6/52Chính quyTNvẽ 28 đốt đỏ để biên giới đi theo sông Tonlé Méan Chey
19TRẢNG BÀNG220W1/52Chính quyTN, LAvẽ 18 đốt đỏ đoạn Xóm Giồng Mồ Côi
20TRẢNG BÀNG220E1/52Chính quyTN, LA
21SVAY RIENG219E2/51Chính quyTN, ĐT
22SVAY RIENG219W2/51 (2 tờ)Chính quyĐT, AGvẽ 41 đốt đỏ để biên giới đi giữa sông Sở Thượng
23TA KEO218E9/51Chính quyAG
24HÀ TIÊN227E1/53Chính quyAG
25HÀ TIÊN227W1/53Chính quyAG
26KAM POT226EChính quyAG
40 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/50.000 (phụ lục II)

TTTên mảnh bản đồSố hiệuNăm XBCơ quan xbTính chấtNăm Biên vẽ
1DĂK MOT LOP6538III70-71Đại đội 66 công binhIn chính quy
2PƠLEI JAR SIENG6537IV5/71Liên đoàn địa hình quân đội Hoa KỳIn chính quy
3PHUM KHAM DORANG6437ISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy
4PHUM HAY6437II12/70Liên đoàn địa hình quân đội Hoa KỳIn chính quy
5PH.THONG6436ISở bản đồ quân đội. Cục Công binh quân đội Hoa KỳIn chính quy
6LỆ THANH6536IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
7PL.YA BÔ6536IIISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
8YA LỐP6535IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
9YÔK MBRÉ6535IIISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
10MÉREUCH6435IISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
11O TÉA6431ISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
12BON DRANG PHÔK6534IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
13BON ĐAK N ĐROT6534III11/70Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
14ĐỨC MINH6533IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
15DAK DĂM6433ISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
16ẤP  DOÃN VĂN6433IISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
17O RANG6433IV10/69Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1966
18BÙ GIA MẬP6433III5/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
19PHƯỚC THIỆN6333II9/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1971
20MEAK SAY6333IIISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1967
21LỘC NINH6332IV5/70Đại đội 66 Công binhIn chính quy1968
22CHÔĂM KRÂVIEN6232I10/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1971
23BỔ TÚC6232II4/75Liên đội địa hình 1 (Cục Công binh quân lực Việt Nam Cộng hoà)In chính quy1970
24TA DATH6232III2/69Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1968
25MÉ MUT6232IV11/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1971
26KH TRÂPEĂNG PHLONG6132II1/70Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1966
27PH KÂMPONG TRACH6131I7/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
28SVAY RIENG6131II9/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
29AN THẠCH6231III3/69Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1969
30ĐỨC HUỆ6230IV4/75Liên đội địa hình 1 (Cục Công binh quân lực Việt Nam Cộng hoà)In chính quy1966
31MỘC HOÁ6130I7/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
32PREY NHÂY6131IIISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
33VĨNH THÀNH6130IV6/69Sở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
34HỒNG NGỰ6030ISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
35TÂN CHÂU6030IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
36CHÂU PHÚ6030III11/70Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
37TỊNH BIÊN5930II7/71Liên đoàn địa hình quân đội Hoa KỳIn chính quy
38TUK MÉAS5930III6/71Liên đoàn địa hình quân đội Hoa KỳIn chính quy
39KIÊN LƯƠNG5929IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
40KRONG KÊP5829ISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2016, 03:03:08 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #215 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2016, 12:51:54 pm »

       
        8. Hiệp ước giữ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985


Ký ngày 10 tháng 10 năm 2005       

        Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia, (dưới đây gọi là hai Bên ký kết");

        Với lòng mong muốn xây dựng một đường biên giới hoà bình, an ninh, ổn định lâu dài giữa hai nước, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi nhằm duy trì và tăng cường mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa hai nước;

        Với mục đích sớm kết thúc tiến trình phân giới cắm mốc đường biên giới chung giữa hai nước;

        Ngài Phan Văn Khải, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngài Samdech Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia,

        Đã quyết định ký Hiệp ước bổ sung về việc hoạch định biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia (dưới đây gọi là "Hiệp ước Bổ sung") nhằm xác nhận những sửa đổi so với đường biên giới đã được hoạch định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 27 tháng 12 năm 1985 (dưới đây gọi là "Hiệp ước hoạch định biên giới 1985");

        Với những thoả thuận sau đây:

        Điều I:
Hai Bên ký kết thống nhất áp dụng một số nguyên tắc và giải pháp trên cơ sở Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 để điều chỉnh hướng đi của đường biên giới đất liền ở một số khu vực cụ thể:

        1. Hai Bên ký kết thống nhất áp dụng các nguyên tắc và thực tiễn quốc tế về biên giới theo sông, suối để hoạch định đường biên giới sông, suối trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa hai nước, cụ thể là:

        - Đối với những đoạn sông, suối biên giới tàu thuyền không đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy chính. Đối với những đoạn sông, suối biên giới tàu thuyền đì lại được đường biên giới đi theo trung tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại được.

        Những nguyên tắc nêu trên được thể hiện cụ thể như sau:

        1.1. Vị trí chính xác đường trung tuyến của dòng chảy chính hoặc của luồng chính tàu thuyền đi lại được và sự quy thuộc của các cồn, bãi và sự xói mòn ven bờ sông, suối sẽ được hai Bên ký kết xác định cụ thể trong quá trình phân giới, cắm mốc.

        Tiêu chuẩn chính để xác định dòng chảy chính là lưu lượng dòng chảy ở mực nước trung bình. Tiêu chuẩn chính để xác định luồng chính tàu thuyền đi lại được là độ sâu của luồng tàu thuyền đi lại được, kết hợp với chiều rộng và bán kính độ cong của luồng tàu thuyền đi lại được để xem xét tổng hợp. Trung tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại được là trung tuyến mặt nước giữa hai đường đẳng sâu tương ứng đánh dấu luồng chính tàu thuyền đi lại được.

        1.2. Trong trường hợp không có sự thoả thuận của hai Bên ký kết, bất kỳ sự thay đổi nào có thể xảy ra đối với sông, suối được lấy làm biên giới cũng không làm thay đổi hướng đi của đường biên giới, không ảnh hưởng đến vị trí của đường biên giới cũng như sự quy thuộc các cồn, bãi. Những cồn, bãi xuất hiện trên sông, suối được lấy làm biên giới sau khi đường biên giới đã được xác định trên thực địa sẽ được hoạch định quy thuộc theo đường biên giới đã được xác định trên thực địa. Đối với các cồn, bãi mới xuất hiện và nằm trên đường biên giới đã được xác định trên thực địa, hai Bên ký kết sẽ bàn bạc nhằm xác định sự quy thuộc của các cồn bãi nói trên trên cơ sở công bằng và hợp lý.

        1.3. Trong trường hợp nảy sinh khó khăn trong việc áp dụng các quy định nêu trên, hai Bên sẽ trao đổi hữu nghị nhằm tìm ra một giải pháp mà hai Bên có thể chấp nhận được.

        2. Trong quá trình giải quyết các vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia, để xác định hướng đi của đường biên giới đối với sáu (06) khu vực mà hai Bên ký kết có sự khác biệt về quan điểm trong các vòng họp của Uỷ ban liên hợp về biên giới từ năm 1999 - 2000, hai Bên ký kết nhất trí dựa vào những yếu tố sau để xem xét và áp dụng:

        - Các yếu tố pháp lý mà chính quyền thực dân đã sử dụng để vạch đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia;

        - Thực trạng quản lý và chiếm hữu thực sự của dân cư qua nhiều thế hệ;

        - Các đặc trưng địa hình phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế được áp dụng cho việc xác định hướng đi của đường biên giới qua các dạng địa hình khác nhau như đường phân thuỷ, đường sống núi, đường nối các điểm cao...

        Điều II: 1. Điều I của Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 được sửa đổi ở sáu (06) đoạn biên giới cụ thể sau đây:

        1.1. Đối với đoạn biên giới ở khu vực tiếp giáp giữa xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum - Việt Nam và xã Tà Veng Khom, huyện Ta Veng, tỉnh Ra-ta-na-ki-ri - Campuchia, do mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 danh pháp DAKTO 148W đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 bỏ trắng địa hình và tiếp biên không khớp với mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 danh pháp YALI 156W đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985, căn cứ vào nội dung được thể hiện trên mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 danh pháp PHUM KHAM DORANG 6437-1 đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985, hai Bên ký kết thống nhất sửa đổi đoạn biên giới này như sau:

        "… từ điểm A tại ngã ba suối không tên ngược dòng suối này đến điểm B".

        Đoạn biên giới sửa đổi nêu trên được thể hiện bằng đường đỏ trên sơ đồ tỷ lệ 1/50.000 trong Phụ lục số 1 của Hiệp ước Bổ sung này.

        1.2. Đối với đoạn biên giới ở khu vực tiếp giáp giữa xã Ia O, huyện Chư Pả (Ia Grai), tỉnh Gia Lai - Việt Nam và xã Nhang, huyện Andaung Meas, tỉnh Ra-ta-na-ki-ri - Campuchia, do hai mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 danh pháp YALI 156W và mảnh BOKHAM 164W đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 tiếp biên không khớp, căn cứ vào nội dung được thể hiện trên mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 danh pháp PH.THONG 6436-I đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985, hai Bên ký kết thống nhất sửa đổi đoạn biên giới này như sau:

        “… từ điểm A tại hợp lưu suối không tên và sông Nậm Sa Thầy, đường biên giới đi theo hướng Nậm Sa Thầy đến hợp lưu giữa sông Nậm Sa Thầy và sông Sê San, sau đó theo dòng sông Sê San đến điểm B".

        Đoạn biên giới sửa đổi nêu trên được thể hiện bằng đường đỏ trên sơ đồ tỷ lệ 1/50.000 trong Phụ lục số 2 của Hiệp ước Bổ sung này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #216 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2016, 02:26:10 am »

        1.3. Đối với đoạn biên giới ở khu vực tiếp giáp giữa xã Ea Bung, huyện Ea Sup và xã Crông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc - Việt Nam và xã Srê Huy, huyện Koh Nhèk, tỉnh Môn-đun-ki-ri - Campuchia, do hai mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 danh pháp KOMAYOIL 172W và BANDON 181W đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 tiếp biên không khớp, căn cứ vào nội dung được thể hiện trên ba mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 danh pháp YALOP 6535-IV, YOKMBRE 6535-III và MEREUCH 6435-II đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985, hai Bên ký kết thống nhất sửa đổi như sau:

        "… từ điểm A, đường biên giới đi theo đường thẳng tới điểm B của suối không tên, sau đó theo dòng suối này đến gặp sông Srêpôk".

        Hai Bên ký kết thống nhất sửa đổi đoạn biên giới theo đường thẳng này trong quá trình rà soát chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000.

        Đoạn biên giới sửa đổi nêu trên được thể hiện bằng đường đỏ trên sơ đồ tỷ lệ 1/50.000 trong Phụ lục số 3 của Hiệp ước Bổ sung này.

        1.4. Đối với đoạn biên giới ở khu vực tiếp giáp giữa xã Vĩnh Xương và xã Phú Lộc, huyện Tân Châu và xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang - Việt Nam và xã Kaâm Samnar, huyện Loeuk Dèk và xã Prèk Chrey, huyện Koh Thom, tỉnh Kandal - Campuchia (khu vực giữa sông Mê Công và Hậu Giang) hai Bên ký kết sẽ dựa vào kết quả khảo sát song phương trên thực địa để điều chỉnh đoạn biên giới nêu trên cho phù hợp với điểm 2, điều I của Hiệp ước Bổ sung này.

        1.5. Đối với hai (02) đoạn biên giới ở khu vực tiếp giáp giữa xã Khánh An và xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang - Việt Nam và xã Prèk Chrey, xã Sampeou Pun (rạch Bình Ghi), huyện Koh Thom, tỉnh Kandal - Campuchia, căn cứ vào nội dung được thể hiện trên mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 danh pháp TÂNCHÂU 6030-IV kèm theo Hiệp ước hoạch định biên giới 1985, hai Bên ký kết đã thống nhất sửa đổi các đoạn biên giới này như sau:

        "… từ điểm A, đường biên giới ngược dòng sông Bassac (Hậu Giang) đến hợp lưu giữa sông Bassac và rạch Bình Ghi, sau đó theo dòng rạch Bình Ghi đến điểm B".
Hai đoạn biên giới sửa đổi nêu trên được thể hiện bằng đường đỏ trên sơ đồ tỷ lệ 1/50.000 trong Phụ lục số 4 của Hiệp ước Bổ sung này.

        2. Đối với đoạn biên giới trong khu vực tiếp giáp giữa xã Quảng Trực, huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đắc Lắc (Đắc Nông - Việt Nam và xã Đăk Đam, huyện Ô Rừng, tỉnh Môn-đun-ki-ri - Campuchia, hai bên ký kết thống nhất sẽ tiếp tục trao đổi.

        Điều III: Để tạo điều kiện kỹ thuật thuận lợi cho quá trình phân giới và cắm mốc đường biên giới trên đất liền, hai Bên ký kết thống nhất những điểm sau:

        1. Các chuyên gia kỹ thuật của mỗi Bên ký kết sẽ tự rà soát việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985. Các chuyên gia kỹ thuật của hai Bên ký kết sẽ gặp nhau vào cuối năm 2006 để đối chiếu kết quả của mình và đề xuất giải pháp kỹ thuật lên Uỷ ban liên hợp về biên giới xem xét và thông qua.

        Đối với những khu vực mà hai Bên không nhất trí được về kết quả đối chiếu cũng như giải pháp kỹ thuật thì đường biên giới tại các khu vực đó sẽ giữ nguyên như trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000.

        2. Phía Việt Nam sẽ giúp phía Campuchia in mới 05 bộ 40 mảnh bản đồ nền UTM tỷ lệ 1/50.000 có nền địa hình tương tự như nền địa hình của bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 đính kèm hiệp ước hoạch định biên giới 1985.

        3. Xúc tiến các cuộc họp cấp Uỷ ban liên hợp về biên giới và cấp chuyên viên để triển khai phân giới và cắm mốc trên thực địa (bắt đầu từ quý I/2006 đến quý II/2008).

        4. Hai Bên ký kết phấn đấu sớm hoàn thành công tác phân giới và cắm mốc trên đất liền trước cuối tháng 12 năm 2008 và xúc tiến thành lập bộ bản đồ địa hình khu vực biên giới giữa hai nước để ghi nhận các kết quả phân giới cắm mốc trên thực địa, coi đó là bộ bản đồ biên giới chính thức giữa hai nước.

        5. Cho đến khi hai bên hoàn thành công việc phân giới cắm mốc, việc quản lý đường biên giới sẽ tiếp tục được thực hiện theo Thông cáo báo chí của Thủ tướng Chính phủ hai nước ngày 17-01-1995.

        Điều IV: Hai Bên ký kết quyết định giao cho Uỷ ban Liên hợp về Biên giới những nhiệm vụ sau:

        1 Xây dựng kế hoạch tổng thể nhằm thực hiện lộ trình phân giới và cắm mốc đường biên giới chung, được gọi là TOR (Termes of Reference), trước cuối năm 2005.

        2. Phân giới, cắm mốc toàn bộ đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia như đã nêu trong điều 1 của Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 và điều I, điều II và điều III của Hiệp ước Bổ sung này.

        3. Xây dựng bản đồ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia.

        4. Soạn thảo Nghị định thư về phân giới, cắm mốc đường biên giới trên đất liền giữa hai nước bao gồm các hồ sơ chi tiết về đường biên giới, các mốc quốc giới và bản đồ đường biên giới giữa hai nước thể hiện hướng đi của đường biên giới, vị trì các mốc quốc giới trên toàn tuyến.

        Nghị định thư về phân giới và cắm mốc đường biên giới trên đất liền nói trên sẽ là một bộ phận cấu thành của Iiiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 và Hiệp ước Bổ sung này. Bộ bản đồ của đường biên giới giữa hai nước nêu tại mục 3 điều này sẽ thay thế 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 và 40 mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 và 04 sơ đồ đính kèm Hiệp ước Bổ sung này.

        Điều V: Trong trường hợp có sự khác biệt về giải thích và thực hiện Hiệp ước Bổ sung này, hai bên sẽ giải quyết bằng các biện pháp hoà bình thông qua thảo luận và đàm phán.

        Điều VI: Hiệp ước Bổ sung này sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các Văn kiện phê chuẩn. Bốn Phụ lục đính kèm theo Hiệp ước là một phần không tách rời của Hiệp ước Bổ sung này.

        Làm tại Hà Nội ngày 10-10-2005, thành hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Khơ-me và tiếng Pháp; cả ba bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, bản tiếng Pháp được lấy làm căn cứ.

          THAY MẶT CHÍNH PHỦ                                          THAY MẶT CHÍNH PHỦ
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                      HOÀNG GIA CAMPUCHIA
                    (Đã ký)                                                                (Đã ký)
             PHAN VĂN KHẢI                                                          HUN SEN
         THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ                                  THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2016, 02:35:49 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #217 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2016, 03:19:18 am »

       
        9. Biên niên đàm phán (từ sau 1954 đến cuối năm 2005)


        1) Đợt đàm phán ba bên, từ ngày 29-9-1964 đến tháng 12-1964 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Đoàn đại biểu Việt Nam DCCH do ông Trần Tử Bình làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Mặt trận DTGPMNVN do ông Nguyễn Văn Hiếu làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Campuchia do ông Trương Cang làm Trưởng đoàn.

        2) Cuộc đàm phán từ ngày 15-8-1966 đến ngày 17-9-1966 tại Phnôm pênh. Đoàn đại biểu Mặt trận DTGPMNVN do ông Trần Bửu Kiếm làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Campuchia do ông Son San làm Trưởng đoàn.

        3) Trao đổi, đàm phán giữa Lãnh đạo cấp cao của chính quyền Pôn Pôt (Campuchia Dân chủ) và Lãnh đạo cấp cao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 6-1975 tại Hà Nội và từ 4-5-1976 đến 18-5-1976 tại Phnôm Pênh.

        4) Họp trù bị cho việc thành lập Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới Việt Nam và Campuchia (UBLH HĐBG), ngày 28-9-1983 tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Lưu Văn Lợi (Phó trưởng ban Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 4 người do ông Dith Munty (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        5) Cuộc họp khoá I của UBLH HĐBG Việt Nam và Campuchia, từ ngày 11-7-1984 đến 19-7-1984, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 15 người (và 5 chuyên viên) do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 13 người (và 5 chuyên viên) do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        6) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên kỹ thuật về HĐBG Việt Nam và Campuchia, từ ngày 10-10-1984 đến 15-10-1984, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Phạm Lâm (Vụ trưởng, Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 7 người do ông Long Phol (Phó Vụ trưởng Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        7) Cuộc họp khoá II của UBLH HĐBG Việt Nam và Campuchia, từ ngày 3-12-1984 đến 10-12-1984, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 15 người (và 6 chuyên viên) do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 13 người (và 4 chuyên viên) do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        Cool Cuộc họp hai đoàn chuyên viên văn kiện và bản đồ biên giới, từ ngày 11-3-1985 đến 18-3-1985, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 8 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 6 người do ông Prok Saroeun (Vụ trưởng Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        9) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH HĐBG, từ ngày 11-6-1985 đến 17-6-1985, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 9 người do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        10) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên văn kiện và bản đồ, từ ngày 2-7-1985 đến 9-7-1985, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 8 người do ông Phạm lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 3 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        11) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới, từ ngày 1-10-1985 đến 4-10-1985, tại Tây Ninh. Đoàn Việt Nam gồm 7 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 6 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        12) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH HĐBG, từ ngày 22-0-1985 đến 26-10-1985, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 8 người do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        13) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới, từ ngày 30-11-1985 đến 9-12-1985, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 7 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm do người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        14) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH HĐBG, từ ngày 6-1-1986 đến 7-1-1986, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        15) Cuộc họp khoá I của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc (UBLH PGCM) Việt Nam và Campuchia, từ ngày 24-2-1986 đến 27-2-1986, tại Tây Ninh. Đoàn Việt Nam gồm 14 người (và 6 chuyên viên) do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 16 người (và 8 chuyên viên) do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        16) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên hoạch định biên giới biển Việt Nam và Campuchia, từ ngày 5-6-1986 đến 11-6-1986, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Vũ Phi Hoàng (Đại tá Hải quân, đoàn viên Đoàn đại biểu Việt Nam trong Uỷ ban liên hợp làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 8 người do ông Long Phol (Phó Vụ trưởng Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        17) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên PG CM, từ ngày 7-10-1986 đến 15-10-1986, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 9 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 10 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        18) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên PGCM, từ ngày 17-11-1986 đến 19-11-1986, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 15 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 10 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        19) Cuộc họp khoá II của UBLH PGCM, từ ngày 21-11-1986 đến 24-11-1986, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 15 người (và 11 chuyên viên) do ông Lưu Văn Lợi (Trưởng ban Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 13 người (và 7 chuyên viên) do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        20) Làm việc giữa hai đoàn chuyên viên kỹ thuật bản đồ biên giới, từ ngày 2-12-1986 đến 8-12-1986, tại Tây Ninh. Đoàn Việt Nam gồm 7 người do ông Hoàng Văn (Cục đo đạc và Bản đồ nhà nước) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 7 người do ông Huôn Savang làm Trưởng đoàn.

        21) Làm việc song phương giữa hai đoàn kỹ thuật liên hợp Việt Nam và Campuchia, từ ngày 4-3-1987 đến 7-3-1987, tại Tây Ninh và Svayrieng. Đoàn Việt Nam gồm 5 người (và toàn Đội phân giới cắm mốc tỉnh Tây Ninh) do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn. Đoàn Campuchia gồm 7 người (và toàn bộ Đội phân giới cắm mốc tỉnh Svayrieng) do ông Prok Sarouen làm Trưởng đoàn.

        22) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH PGCM, từ ngày 8-5-1987 đến 13-5-1987, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 9 người do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        23) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên PGCM, từ ngày 5-9-1987 đến 5-10-1987, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 18 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 21 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #218 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2016, 01:22:26 am »

        24) Làm việc giữa hai đoàn chuyên viên kỹ thuật bản đồ, từ ngày 20-10-1987 đến 5/11/1987, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 19 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 18 người do ông Kheang Yoeun (Trưởng phòng) làm Trưởng đoàn.

        25) Cuộc họp khoá III của UBLH PGCM, từ ngày 4-12-1987 đến 9-12-1987, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 20 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 24 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        26) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH PGCM, từ ngày 15-6-1988 đến 17-6-1988, tại Tây Ninh. Đoàn Việt Nam gồm 13 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 8 người do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        27) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên kỹ thuật, từ ngày 24-11-1988 đến 5-12-1988, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 10 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 14 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        28) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH PGCM, từ ngày 24-1-1989 đến 27-1-1989, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 10 người do ông Lê Minh Nghĩa (Trưởng Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 15 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        29) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới, từ ngày 20-5-1996 đến 23-5-1996, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 18 người do ông Lê Minh Nghĩa (Cố vấn cao cấp về biên giới của Chính phủ) làm Trưởng đoàn. Đoàn Campuchia gồm 15 người là đại diện của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Cục Biên phòng, Bộ Ngoại giao, Vụ Địa chính Hội đồng Bộ trưởng và tỉnh Sveyrieng do ông Ung Sean (Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        30) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới, từ ngày 16-6-1998 đến 20-6-1998, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 16 người do ông Lê Minh Nghĩa (cố vấn cao cấp về biên giới của Chính phủ) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 16 người là đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Vụ Địa dư do ông Var Kim Hong (Chủ tịch Uỷ ban Biên giới, Cố vấn của hai Thủ tướng, phụ trách các vấn đề biên giới) làm Trưởng đoàn.

        31) Cuộc họp vòng 1 của Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam và Campuchia (UBLH), từ ngày 23-3-1999 đến 27-3-1999, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 30 người do ông Trần Công Trục (Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 26 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        32) Cuộc họp vòng 2 của UBLH, từ ngày 23-8-1985 đến 28-8- 1999, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 30 người do ông Trần Công Trục làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 29 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        33) Cuộc họp vòng 1 của Nhóm chuyên viên liên hợp về biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia, từ ngày 10-1-2000 đến 13-1-2000, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 10 người do ông Nguyễn Đức hanh (Vụ trưởng Vụ Biên giới phía tây, Ban Biên giới của Chính phủ) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 8 người do ông Long Visalo (Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        34) Cuộc họp vòng 2 của Nhóm chuyên viên liên hợp về biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia, từ ngày 26-6-2000 đến 30-6- 2000, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 16 người do ông Nguyễn Đức Hanh làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchìa gồm 16 người do ông Long Visalo làm Trưởng đoàn.

        35) Cuộc họp vòng 3 của UBLH, từ ngày 29-10 đến 5-11-2000, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 31 người do ông Trần Công Trục làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 33 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        36) Cuộc gặp bất thường giữa hai Trưởng đoàn trong UBLH, từ ngày 21-11 đến 01-12-2000, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 09 gười do ông Trần Công Trục làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 12 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        37) Cuộc gặp không chính thức giữa hai Trưởng đoàn trong UBLH, từ ngày 22-5-2001 đến 26-5-2001, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 20 người do ông Trần Công Trục làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 11 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        38) Cuộc họp bất thường của UBLH, từ ngày 14-6-2002 đến 18-6-2002, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 15 người do ông Lê Công Phụng (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Ban Biên giới Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 25 người do ông Var Kim Hong (Cố vấn của Chính phủ phụ trách vấn đề biên giới) làm Trưởng đoàn.

        39) Cuộc họp không chính thứ hai Trưởng đoàn trong UBLH, ngày 25-11-2002, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 8 người do ông Lê Công Phụng làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 5 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        40) Cuộc họp hẹp giữa hai Trưởng đoàn trong UBLH về biên giới Việt Nam và Campuchia, ngày 25 - 26-02-2005, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Vũ Dũng (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Ban Biên giới Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 5 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        41) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam - Campuchia, từ ngày 13 - 17-3-2005, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Nguyễn Quý Bính (Phó Trưởng ban Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 7 người do ông Long Visalo làm Trưởng đoàn.

        42) Cuộc họp hẹp giữa hai Trưởng đoàn trong UBLH về biên giới Việt Nam và Campuchia, từ ngày 26 - 29-3-2005, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Vũ Dũng làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 7 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        43) Cuộc họp bất thường giữa hai Trưởng đoàn trong UBLH về biên giới Việt Nam và Campuchia, từ ngày 21 - 25-9-2005, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 16 người do ông Vũ Dũng làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 8 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        44) Hai Trưởng đoàn trong UBLH về biên giới Việt Nam và Campuchia gặp nhau tại Hà Nội ngày 08-10-2005 để hoàn thiện văn bản Dự thảo Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985.

        45) Làm việc giữa hai Nhóm chuyên viên kỹ thuật Việt Nam và Campuchia, từ ngày 28 - 30-11-2005, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 5 người, do ông Nguyễn Quý Bính làm Trưởng đoàn. Đoàn Campuchia gồm 11 người, do ông Huôn Savang làm Trưởng đoàn.

        46) Cuộc họp hai Trưởng đoàn và hai đoàn chuyên viên trong UBLH về biên giới Việt Nam và Campuchia, tại Phnôm Pênh, từ ngày 17 - 22-12-2005. Đoàn Việt Nam gồm 13 người, do ông Vũ Dũng làm Trưởng đoàn. Đoàn Campuchia gồm 15 người, do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Hai, 2016, 01:27:47 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #219 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2016, 06:16:00 pm »

       
        10. Bảy vòng đàm phán Phnôm Pênh năm 1966


Bản dịch từ tiếng Pháp, năm 2000        

        Biên bản 1 (Tài liệu: K/FNL/PV/1, ngày 15-8-1966)

        
        Ngày 15-8-1966, lúc 9 giờ tại phòng họp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã diễn ra cuộc họp giữa phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và phái đoàn Campuchia; ngài S.A. Nô-rô-đôm Kantol, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đọc diễn văn khai mạc.

        Thành phần họp:

        - Phía Mặt trận DTGPMNVN: Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỷ Văn.

        - Phía Campuchia: Son San, Trưởng đoàn; So Nem, Phó Trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguồn Chhay Kry, Srey Saman; cố vấn Trương Cang, và Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Thư ký: Phía Campuchia, ông Nginn Nippha; phía Mặt trận DTGPMNVN, ông Phạm Văn Quang.

        Ngài S.A Nô-rô-đôm Kanton, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đọc diễn văn khai mạc dưới đây:

        Thưa các ngài, thưa các bạn Mặt trận DTGPMNVN, thưa các quý vị!
Hôm nay tôi được vinh dự khai mạc trọng thể các cuộc đàm phán giữa phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và phái đoàn Campuchia.

        Trước hết, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các bạn Việt Nam, đại diện Mặt trận DTGPMNVN, mà đối với tất cả các dân tộc yêu chuộng công lý tượng trưng cho ý chí chiến đấu không gì lay chuyển nổi chống cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

        Thưa các ngài, các bạn Mặt trận DTGPMNVN, thưa quý vị!

        Tôi tin rằng cuộc đàm phán khai mạc ngày hôm nay mở ra các con đường thúc đẩy và phát triển hơn nửa sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta, cũng như các nguyên tắc thiết lập nền tảng cùng tồn tại hoà bình giữa hai quốc gia láng giềng là Việt Nam và Campuchia.

        Dân tộc Khơ-me đặt vận mệnh của mình dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Sam Dech Nô-rô-đôm Xi-ha-núc, mong muốn luôn sống trong hoà bình với tất cả các dân tộc trên thế giới và đặc biệt với các dân tộc láng giềng của mình trong đó có nhân dân Việt Nam, và hơn nữa chúng ta đều mong sống vĩnh viễn bên cạnh nhau trong sự tôn trọng nền độc lập quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Do vậy cuộc đàm phán ngày hôm nay là hết sức quan trọng đối với chúng ta, bởi vì các cuộc đàm phán nhằm mục đích đặt các cơ sở cần thiết cùng tồn tại hoà bình giữa nhân dân Khơ-me và nhân dân Việt Nam.

        Thưa các ngài, các bạn Mặt trận DTGPMNVN, thưa quý vị!

        Tôi tin tưởng chắc chắn rằng sự hiểu biết lẫn nhau sẽ không ngừng thúc đẩy hai đoàn hoàn thành công việc của mình trong suốt thời gian làm việc. Tôi tuyên bố khai mạc cuộc họp giữa các đại diện Campuchia và các đại diện Mặt trận DTGPMNVN.

        Tôi xin cảm ơn các bạn!


        Sau khi ngài S.A Nô-rô-đôm Kantol, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng rời phòng họp, Trưởng phái đoàn Campuchia giới thiệu các đoàn viên của đoàn mình. Tiếp theo Trưởng đoàn Mặt trận DTGPMNVN giới thiệu các đoàn viên của đoàn mình.

        Thay mặt phái đoàn Campuchia, ông Son Sann tỏ ý hài lòng được tiếp đón phái đoàn Việt Nam. Ông bày tỏ lòng biết ơn các phái đoàn đã nghiên cứu vấn đề trước ông. Ông tỏ rõ sự vui mừng có thể trở lại và tiếp tục xem xét vấn đề và hy vọng cuộc thảo luận này được tiến hành trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau sẽ đi đến cùng xây dựng trong tình hữu nghị nền hoà bình lâu dài giữa hai dân tộc.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Cảm ơn Trưởng đoàn Campuchia và thể hiện sự hài lòng có thể nối lại một lần nữa các cuộc thảo luận đã được mở ra từ hai năm trước tại Bắc Kinh. Ông mong rằng cuộc trao đổi tiếp theo sẽ đạt được những kết quả có lợi cho hai bên. Nhắc lại thái độ của Mặt trận DTGPMNVN là theo đuổi chính sách hữu nghị và láng giềng tốt với các nước xung quanh, ông tuyên bố rằng sẽ cố gắng hết sức để đạt được một thoả thuận với các bạn Khơ-me, những người đã không ngừng thể hiện tình cảm của mình trong cuộc đấu tranh dân tộc của những người yêu nước Việt Nam. Ông kết thúc với sự bảo đảm với phái đoàn Campuchia về thiện chí và tình hữu nghị của đoàn mình.

        Ông Son Sann: Giới thiệu các quyền của đoàn Campuchia. Tiếp theo ông đề cập đến các chi tiết về tổ chức Ban Tổng thư ký và các chi tiết có liên quan đặc biệt đến việc soạn thảo biên bản, trình tự phát biểu, nhịp độ các cuộc họp, thời gian họp và thành lập các uỷ ban nếu thấy cần thiết.

        Với sự thoả thuận của đoàn Mặt trận DTGPMNVN, hai bên đã quyết định:

        1. Soạn thảo biên bản: Biên bản chi tiết.
        2. Phát biểu ý kiến: Luân phiên phát biểu mở đầu các phiên họp.
        3. Nhịp độ cuộc họp: ấn định sau mỗi phiên họp.
        4. Thời gian họp: Từ 10 giờ, ngày được ấn định, không hạn chế thời gian.
        5. Thành lập uỷ ban: Tuỳ theo sự cần thiết của các cuộc thảo luận.

        Sau khi có chương trình này, ông Son Sann đề cập chủ đề chính của các cuộc thảo luận và trình bày như sau:

        Các cuộc đàm phán này là tiếp tục các cuộc đàm phán đã được bắt đầu ở Bắc Kinh vào tháng 10 và tháng 12-1964 nhằm mục đích giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại cho hai nước. Chúng tôi không có ý định trở lại quá xa vào lịch sử mà chỉ từ khi nước Pháp có mặt ở Nam Kỳ và ở Campuchia.

        Với lòng mong muốn chấm dứt các nguồn gốc gây căng thẳng và khó khăn giữa hai nước láng giềng, thúc đẩy một bầu không khí hiểu biết lẫn nhau, mở ra con đường đi tới hợp tác hoà bình, thịnh vượng, chúng tôi những người Campuchia đã chấp nhận nguyên tắc thừa nhận tình trạng tồn tại ở thời điểm Liên bang Đông Dương giải thể với một số điều chỉnh liên quan đến đường biên giới dù cho giải pháp này có đem lại cho chúng tôi những thiệt hại nặng nề. Nguyên tắc này sẽ áp dụng vào: Lãnh thổ; Con người và Di sản.

        Chúng tôi sẽ phân tích từng vấn đề trong ba vấn đề này, và từ sự phân tích này sẽ cố gắng tìm ra các thể thức có tính đến tình hình thực tế hiện nay, sự mong mỏi và nhu cầu của nhân dân hai nước. Từ cách này, thoả thuận mà chúng ta sẽ đạt được sẽ do quá khứ gợi ý, thích hợp với hiện tại và chuẩn bị cho tương lai.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2016, 06:24:13 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM