Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:56:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310320 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #200 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2016, 03:58:06 am »

       
        13. Thông cáo chung giữ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2002


Báo Nhân dân, ngày 28 tháng 2 năm 2002       
        1- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 27-02 đến ngày 1-3-2002.

        Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương; có các cuộc gặp với Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và cá đồng chí nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu.

        Tại Hà Nội, Đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. Tổng Bí thư, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đến gặp gỡ và nói chuyện thân mật với giáo viên, học sinh Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài Hà Nội, Đoàn đã đi thăm cố đô Huế, thành phố Đà Nẵng và khu phố cổ Hội An.

        Cuộc hội đàm và các cuộc gặp đã diễn ra trong không khí đằm thắm tình hữu nghị, láng giềng tốt đẹp. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước; trao đổi sâu rộng về phương hướng và các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới cũng như những vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

        2- Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu rực rỡ mà nhân dân Trung Quốc đã giành được trên tất cả các lĩnh vực trong năm 2001; chúc Đại hội lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc - một sự kiện trọng đại đối với nhân dân Trung Quốc trong năm 2002 - thành công tốt đẹp, vạch ra đường lối lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiếp tục thu được những thắng lợi mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp cải cách, mở cửa, xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc.

        Phía Trung Quốc chúc mừng kỷ niệm lần thứ 72 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá cao những thành tích mà nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được trong 72 năm qua, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua; chúc nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lơi Nghị quyết Đại hội lần thứ 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp tục thu được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

        3- Hai bên hài lòng trước những bước phát triển mạnh mẽ gần đây trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước, góp phần không ngừng củng cố và nâng cao sự tin cậy lẫn nhau hai bên đã đi đến nhất trí trên một số vấn đề sau:

        - Các cuộc gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã trở thành truyền thống tốt đẹp, có ý nghĩa quyết định đối với sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì truyền thống gặp gỡ cấp cao dưới các hình thức đa dạng, phong phú nhằm trao đổi các vấn đề về quan hệ hai nước, các vấn đề quốc tế và khu vực.

        - Các cuộc gặp gỡ, giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên hai nước vừa qua là diễn đàn tốt để giáo dục thế hệ trẻ hai nước về truyền thống hợp tác hữu nghị giữa hai nước, góp phần tăng cường sự gắn bó và sự tin cậy lẫn nhau. Hai bên khẳng định tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước để truyền thống hữu nghị tốt đẹp đó được lưu truyền mãi mãi. Xuất phát từ thực tế của mỗi nước, hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi kinh nghiệm xây dựng CNXH ở Việt Nam và Trung Quốc, tăng cường phối hợp tìm tòi những vấn đề lý luận về con đường đi lên CNXH trong điều kiện mới.

        4- Trong tình hình kinh tế thế giới và khu vực đang eo những diễn biến phức tạp hiện nay, hai bên nhấn mạnh cần tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác đầu tư để đối phó với nguy cơ của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Hai bên đi đến nhận thức chung về thực hiện một số dự án hợp tác lớn tại Việt Nam trên cơ sở bảo đảm tính hiệu quả kinh tế; tiếp tục áp dụng các biện pháp giữ vững nhịp độ tăng trưởng ổn định của kim ngạch buôn bán hai nước, phấn đấu đưa kim ngạch mậu dịch hai nước đạt 3,5 tỷ trong năm 2002 và đạt 5 tỷ trong năm 2005; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực du lịch, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, nông nghiệp, khí tượng thuỷ văn...

        Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ không hoàn lại 50 triệu Nhân dân tệ và Hiệp định khung về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi trị giá 50 triệu Nhân dân tệ.

        5- Hai bên đánh giá cao ý nghĩa của việc tiến hành Lễ cắm mốc quốc giới đầu tiên trên biên giới đất liền cuối tháng 12-2001 như một bước tiến quan trọng đưa Hiệp ước biên giới trên đất liền vào cuộc sống, đặt nền móng cho việc xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài giữa hai nước. Hai bên khẳng định quyết tâm tích cực triển khai quá trình phân giới, cắm mốc trên thực địa theo đúng kế hoạch.

        Hai bên bày tỏ quyết tâm nhanh chóng hoàn tất việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp tác nghề cá giữa hai nước ở Vịnh Bắc bộ, sớm đưa Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá vào cuộc sông.

        Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện nay về các vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình để tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được. Trong khi tiến hành đàm phán, hai bên không tiến hành những hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực bàn bạc kịp thời và giải quyết thoả đáng những bất đồng nảy sinh trên tinh thần xây dựng. Hai bên khẳng định tiếp tục nỗ lực đóng góp vào việt duy trì hoà bình và ổn định trên Biển Đông.

        6- Hai bên đã trao đổi sâu rộng về các vấn đề quốc tế và khu vực, khẳng định quyết tâm tích cực thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác cùng phát triển ở khu vực và trên quốc tế. Hai bên bày tỏ sự phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong các hoạt động chống khủng bố trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

        Hai bên đánh giá cao những bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị ASEAN - Trung quốc, khẳng định tiếp tục tích cực thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đó góp phần vào việc giữ gìn hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh ở khu vực và trên thế giới.

        7- Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã thành công tốt đẹp, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, hợp tác cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới.

        Tổng Bí thư, Chủ tịch Giang Trạch Dân chân thành cám ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Đoàn sự đón tiếp trọng thị, nồng nhiệt và thắm tình hữu nghị; đồng chí Giang Trạch Dân mời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần đức Lương sang thăm lại Trung Quốc vào thời giàn thích hợp. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã vui vẻ nhận lời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #201 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2016, 02:42:13 am »

       
        14. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2004

        
Tháng 10 năm 2004        

        Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ôn Gia Bảo đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 10 năm 2004.

        Trong thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Phan Văn Khải, hội kiến với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An. Trong không khí chân thành, hữu nghị và cầu thị, lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung sâu rộng về việc tăng cường quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp.

        Hai bên vui mừng nhận thấy, quan hệ Việt - Trung đang phát triển nhanh chóng, toàn diện và sâu sắc theo phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do lãnh đạo hai nước xác định. Lãnh đạo hai nước thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, sự tin cậy về chính trị giữa hai bên được tăng cường, hợp tác kinh tế thương mại thu được thành quả rõ rệt, việc giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại như biên giới lãnh thổ đạt được tiến triển tích cực, giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực khác ngày càng được mở rộng, hai bên ủng hộ lẫn nhau và phối hợp nhịp nhàng trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

        Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc có lợi ích chiến lược chung trên nhiều vấn đề quan trọng. Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến sâu sắc, việc duy trì quan hệ hai bên luôn luôn phát triển ổn định, lành mạnh và thuận lợi phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời cũng có lợi cho hòa bình, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Chính phủ hai nước quyết tâm xuất phát từ toàn cục và tầm cao chiến lược, tiếp tục tuân theo phương châm 16 chữ, phát huy tình hữu nghị truyền thống, mở rộng hợp tác cùng có lợi, kịp thời xử lý thỏa đáng các vấn đề nhạy cảm, không ngừng đưa quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới.

        Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường trao đổi và giao lưu hữu nghị các ngành, địa phương và đoàn thể quần chúng hai nước, nghiêm túc thực hiện các văn kiện hợp tác được ký kết giữa các ngành của hai bên như ngoại giao, quốc phòng, công an v.v..., thực sự tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; đi sâu hợp tác toàn diện, khuyến khích và hỗ trợ việc triển khai hợp tác thiết thực giữa hai bên trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa v.v..., nỗ lực tìm tòi và mở rộng lợi ích chung; tăng cường trao đổi kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn lãnh đạo Đảng, quản lý đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, triển khai sâu rộng hoạt động "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung" và thúc đẩy giao lưu giữa thế hệ thanh niên hai nước, tăng cường tuyên truyền giáo dục tình hữu nghị Việt Trung.

        Hai bên hài lòng về những tiến triển đáng kể trong quan hệ kinh tế - thương mại hai nước. Hai bên mong muốn tiếp tục đi sâu hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, mở rộng buôn bán hàng hóa khối lượng lớn, đảm bảo buôn bán song phương tiếp tục tăng trưởng nhanh, liên tục và hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2010, thu hẹp dần sự mất cân đối trong cán cân thương mại hai chiều; khẩn trương thực hiện các dự án hợp tác hai bên đã xác định, tích cực khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác lâu dài đối với các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp quan trọng, nỗ lực nâng cao trình độ và chất lượng hợp tác kính tế thương mại giữa hai nước. Hai bên đồng ý thành lập Nhóm chuyên gia trong khuôn khổ ủy ban hợp tác kinh tế thương mại liên Chính phủ hai nước, tích cực trao đổi về tính khả thi của hành lang kinh tế "Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh", "Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh" và vành đai kinh tế xung quanh Vịnh Bắc Bộ.

        Hai bên đồng ý cùng nhau thúc đẩy tiến trình xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Việt Nam công nhận địa vị kinh tế thị trường hoàn toàn của Trung Quốc và cam kết không sử dụng điều 15, điều 16 của "Nghị định thư Trung Quốc gia nhập WTO" và đoạn 242 "Báo cáo của tổ công tác Trung Quốc gia nhập WTO" đối với Trung Quốc. Trung Quốc công nhận nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế thị trường, ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO và nguyện cùng phía Việt Nam nỗ lực. Hai bên với tinh thần thực tế và linh hoạt kết thúc đàm phán song phương về mở cửa thị trường trong thời gian sớm nhất.

        Hai bên nhất trí cho rằng, tháng 8 năm 2004, hai Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ đàm phán về biên giới lãnh thổ hai nước tiến hành cuộc gặp đặc biệt, đạt được nhất trí và ký Biên bản hội đàm về việc triển khai cụ thể nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai nước là có lợi cho việc tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên, thiết thực phòng ngừa và xử lý thỏa đáng, kịp thời những vấn đề nảy sinh liên quan đến biên giới lãnh thổ. Hai bên đồng ý áp dụng các biện pháp hữu hiệu, nhanh chóng thực hiện các nội dung của Biên bản.

        Hai bên đồng ý đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt-Trung, chỉ đạo các cơ quan và địa phương hữu quan hai bên ra sức nỗ lực, tăng cường tin cậy, hợp tác chân thành, cố gắng hoàn thành đúng kế hoạch công tác phân giới cắm mốc, sớm xây dựng đường biên giới trên đất liền trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Trong thời gian phân giới cắm mốc, hai bên thực sự duy trì hiện trạng biên giới và nghiêm chỉnh quản lý biên giới theo "Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1991.

        Hai bên đánh giá cao việc Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ đồng thời có hiệu lực từ ngày 30 tháng 6 năm 2004, cho rằng đây là một sự kiện lớn trong quan hệ Việt Trung, có lợi cho ổn định lâu dài ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định lâu dài của quan hệ Việt-Trung. Hai bên hài lòng về tình hình thực hiện sau khi hai Hiệp định có hiệu lực, nhấn mạnh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hai Hiệp định, đồng thời theo tinh thần thông cảm nhân nhượng lẫn nhau không có các hành động quá khích và sử dụng vũ lực, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Vịnh Bắc Bộ, nỗ lực vì sự hợp tác lâu dài, tạo dựng hạnh phúc cho nhân dân hai nước.

        Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, tôn chỉ, nguyên tắc của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, thực sự kiềm chế, hai bên đều không có bất cứ hành động đơn phương nào làm phức tạp hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, kể cả không có hành động vũ lực đối với tàu thuyền đánh cá, duy trì ổn định tình hình biển Đông bằng hành động thực tế.

        Hai bên nhấn mạnh, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, tăng số lần đàm phán, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài hai bên đều chấp nhận được Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm mà hai bên cùng quan tâm, từng bước tiến hành trao đổi mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác do hai bên thỏa thuận.

        Chính phủ Việt Nam khẳng định lại kiên định thi hành chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối các hoạt động "Đài Loan độc lập” dưới bất cứ hình thức nào. Việt Nam chỉ tiến hành trao đổi kinh tế mậu dịch phi chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ chính phủ với Đài Loan.

        Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp trong các lĩnh vực đa phương như Liên Hợp Quốc, ASEAN, ARF, APEC, ASEM, phát triển tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, tiếp tục nỗ lực xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế mới công bằng hợp lý, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #202 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2016, 04:30:53 am »

       
        15. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2005


Tháng 7 năm 2005        

        1- Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 18 đến 22-7-2005.

        Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã hội đàm với Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào; hội kiến với ủy viên trưởng ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Ngô Bang Quốc; Thủ tướng Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo; chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân toàn quốc Giả Khánh Lâm. Trong không khí chân thành và hữu nghị, lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc củng cố và tăng cường quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt - Trung.

        2- Hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt Trung đã có đà phát triển toàn diện tốt đẹp theo phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, cần được hết sức quý trọng. Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng thêm hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; tăng cường giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa hai nước trên các lĩnh vực, không ngừng thúc đẩy mở ra cục diện mới trong quan hệ Việt - Trung.

        3- Hai bên hài lòng trước những thành quả rõ rệt đạt được trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Trên tinh thần tích cực, thiết thực, hai bên nhất trí không ngừng mở rộng quy mô thương mại, thu hẹp dần sự mất cân đối trong thương mại song phương; đẩy nhanh việc thực hiện các dự án hợp tác đã xác định; tích cực khuyến khích và ủng hộ doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác lâu dài trong các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp quan trọng, không ngừng nâng cao trình độ và chất lượng hợp tác; phối hợp chặt chẽ, sớm hoàn thành báo cáo nghiên cứu về hai hành lang kinh tế và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ; kịp thời giải quyết các trở ngại và vấn đề nảy sinh trong hợp tác kinh tế thương mại, tạo thêm thuận lợi để doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác.

        4- Hai bên tuyên bố kết thúc toàn bộ đàm phán song phương về mở cửa thị trường liên quan đến việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); cho rằng điều này sẽ mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thương mại. Phía Việt Nam chân thành cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ của phía Trung Quốc.

        5- Hai bên cho rằng công tác phân giới cắm mốc trên đất hến giữa hai nước đã đạt được tiến triển rõ rệt; đồng ý đẩy nhanh hơn nữa tiến trình này để chậm nhất vào năm 2008 hoàn thành công tác phân giới Cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền và ký văn kiện mới về quy chế quản lý biên giới.

        Hai bên đánh giá tích cực tình hình thực hiện Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện nghiêm túc hai Hiệp định này, cùng nhau bảo vệ an ninh trên biển và trật tự sản xuất nghề cá, sớm khởi động hợp tác về thăm dò khai thác cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định Vịnh Bắc Bộ; từ nay đến cuối năm 2005 tiến hành điều tra liên hợp nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ, sớm triển khai tuần tra chung giữa Hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ và khởi động đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Hai bên đánh giá cao "Thỏa thuận ba bên về khảo sát địa chấn biển chung tại khu vực thỏa thuận ở Biển Đông" do ba công ty dầu khí Việt Nam - Trung Quốc - Phi-lip-pin ký tháng 3 năm nay, cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này có tác dụng tích cực đối với việc giữ gìn ổn định tình hình trên biển, cần nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận này, sớm khởi động tác nghiệp trên biển để hợp tác đạt kết quả.

        Hai bên đồng ý tuân thủ tôn chỉ, nguyên tắc của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), tuân theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước và các cam kết đa phương, cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình trên Biển Đông. Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được.

        6- Chính phủ Việt Nam khẳng định lại kiên trì chính sách "một Trung Quốc", ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối các hoạt động "Đài loan độc lập" dưới bất kỳ hình thức nào, hiểu biết và ủng hộ Luật chống chia cắt đất nước do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua, hoan nghênh xu thế hòa dịu trong quan hệ hai bờ gần đây. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại dân gian với Đài Loan, không phát triển quan hệ chính thức nào với Đài Loan.

        7- Hai bên nhất trí cho rằng cải tổ Liên hợp cần góp phần nâng cao vai trò, uy tín, hiệu quả và năng lực của Liên hợp quốc trong việc đối phó với những thách thức và đe dọa mới, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các nước thành viên, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Hai bên cho rằng việc cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần xuất phát từ lợi ích lâu dài của xiên hợp quốc, tuân theo nguyên tắc dân chủ hóa quan hệ quốc tế, trên cơ sở hiệp thương rộng rãi, tìm kiếm giải pháp có tính đến lợi ích các bên. Hai bên sẽ tiếp tục trao đổi ý kiến về vấn đề này.

        Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp trong các lĩnh vực đa phương như LHQ, ASEAN, ARF, APEC, ASEM, Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng.

        8- Chủ tịch nước Trần Đức Lương mời Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào sang thăm chính thức Việt Nam vào cuối năm 2005 và dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội vào cuối năm 2006. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã vui vẻ nhận lời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #203 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2016, 05:21:19 am »

       
        16. Tuyên bố chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhận dân Trung Hoa năm 2005

Tháng 11 năm 2005         
        1- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức lương, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 31-10 đến ngày 2-11-2005. Trong thời gian thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, lần lượt gặp Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và đã nhận lời mời đến phát biểu tại Quốc hội Việt Nam. Trong không khí thân mật, hữu nghị, lãnh đạo hai bên đã đi sâu trao đổi và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

        Hai bên cho rằng, chuyến thăm thành công lần này sẽ đưa quan hê láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt-Trung phát triển lên một tầm cao mới, đồng thời sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với hoà bình, ổn định, phát triển và hợp tác ở khu vực và thế giới.

        2- Hai bên vui mừng trước những thành tựu mang tính lịch sử mà hai Đảng, hai nước giành được trong việc tìm tòi con đường phát triển xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình của mỗi nước. Phía Trung Quốc chân thành chúc và tin tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam sẽ giành được những thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp vĩ đại xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phía Việt Nam tin tưởng vững chắc rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ không ngừng giành được những thành tựu mới trong sự nghiệp vĩ đại xây dựng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.

        3- Hai bên đã điểm lại và tổng kết những thành quả to lớn mà quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước đã giành được trong 55 năm qua kể từ khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, nhất trí cho rằng, tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng nhau là kinh nghiệm quan trọng để quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và thuận lợi. Tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước. Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai là phương châm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời kỳ mới. Mãi mãi là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt là mục tiêu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.

        Hai bên cho rằng, tăng thêm hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy cùng phát triển là phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước Việt - Trung. Vì vậy, hai bên quyết tâm xuất phát từ đại cục và tầm cao chiến lược, áp dụng các biện pháp có hiệu quả, làm sâu sắc và triển khai toàn diện quan hệ hai Đảng, hai nước, tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp thăm viếng lẫn nhau ở cấp cao, tăng cường trao đổi và hợp tác giữa các ngành của Đảng và chính phủ, quốc hội, đoàn thể quần chúng và địa phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh, văn hóa, giáo dục, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, quản lý đất nước cũng như lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội, củng cố và làm sâu sắc hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặt biệt là tăng cường tuyên truyền và giáo dục thanh niên hai nước về truyền thống hữu nghi Việt-Trung, để tình hữu nghị muôn đời Việt-Trung thấm sâu vào lòng nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước không ngừng mở ra cục diện mới.

        4- Hai bên hài lòng về sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây. Hai bên nhất trí phấn đấu thực hiện trước thời hạn mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 10 tỷ USD vào năm 2010.

        Hai bên bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển hơn nữa, thực hiện bổ sung ưu thế cho nhau, hai bên cùng có lợi cùng thắng. Trên tinh thần tích cực, thực tế, hai bên nhất trí mở rộng hơn nữa quy mô thương mại, đồng thời cùng có biện pháp thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân đối; hai bên phối hợp chặt chẽ, tích cực thúc đẩy những dự án hợp tác kinh tế lớn giữa hai nước; cùng khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác lâu dài, tích cực triển khai đầu tư hai chiều và hợp tác kinh tế cùng có lợi với nhiều hình thức; tăng cường phối hợp cùng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Hai bên bày tỏ hài lòng trước những tiến triển đạt được trong việc nghiên cứu về hợp tác kinh tế "hai hành lang, một vành đai" và hết sức tin tưởng vào triển vọng hợp tác của dự án này.

        Hai bên đánh giá cao việc hai nước hoàn thành thuận lợi đàm phán về mở cửa thị trường liên quan đến việc Việt Nam gia nhập WTO. Phía Trung Quốc bày tỏ kiên quyết ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO. Hai bên đồng ý tăng cường hợp tác trong các vấn đề kinh tế thương mại khu vực và quốc tế, cùng nhau thúc đẩy tiến trình xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN-TRUNG Quốc.

        Hai bên đã ký kết nhiều Thỏa thuận hợp tác kinh tế kỹ thuật. Phía Việt Nam cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ nhất quán của Trung Quốc đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #204 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2016, 02:05:53 am »

        5- Hai bên cho rằng, công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước đã đạt được tiến triển rõ rệt. Hai bên đồng ý phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình công tác, bảo đảm thực hiện đúng thời hạn mục tiêu hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới và ký văn kiện mới về qui chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008, xây dựng biên giới hai nước trở thành biên giới hoà bình, hữu nghị và ổn định lâu dài.

        Hai bên đánh giá tích cực tình hình thực hiện Hiệp định phân định và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ, đồng ý tiếp tục thực hiện nghiêm túc hai Hiệp định này; cùng giữ gìn an ninh trên biển và trật tự sản xuất nghề cá; tích cực triển khai điều tra liên hợp nguồn lợi thuỷ sản trong vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ; khởi động hợp tác thăm dò khai thác các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định; sớm thực hiện việc tuần tra chung giữa Hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đồng ý sớm bắt đầu đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa vịnh và trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển ở khu vực này.

        Hai bên đánh giá cao "Thỏa thuận công tác địa chấn biển liên hợp 3 bên tại khu vực thỏa thuận ở biển Đông" do Công ty dầu khí 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin ký tháng 3 năm nay, cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này là đóng góp quan trọng thực hiện "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), có ảnh hưởng tích cực đối với việc thúc đẩy hợp tác cùng phát triển và ổn định tình hình trên biển, tăng cường tình hữu nghị láng giềng và sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước liên quan. Hai bên đồng ý tích cực ủng hộ các công ty liên quan, bảo đảm thực hiện Thỏa thuận một cách nghiêm chỉnh, làm cho việc hợp tác sớm đạt được thành quả cụ thể. Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được; trong quá trình đó, hai bên sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm được mô hình và khu vực hợp tác cùng phát triển phù hợp với Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là "Công ước Luật biển" năm 1982 của Liên hợp quốc và tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" mà hai bên có thể chấp nhận được. Đồng thời, hai bên đồng ý nghiêm túc tuân thủ nhận thức chung cấp cao, tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông", cùng giữ gìn ổn định tình hình biển Đông.

        6- Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức, hoàn toàn hiểu và ủng hộ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua "luật chống chia cắt đất nước”, hoan nghênh xu thế hoà dịu của quan hệ hai bờ trong những năm gần đây. Việt Nam không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.

        7- Hai bên nhất trí cho rằng Việt Nam và Trung Quốc có lợi ích chiến lược chung trên nhiều vấn đề quan trọng. Mong muốn hoà bình, thúc đẩy phát triển và tìm kiếm hợp tác là nhịp điệu chính của thời đại hiện nay. Hai bên nhấn mạnh cần phải kiên trì chủ nghĩa đa phương trong các vấn đề quốc tế, thực hiện cùng phồn vinh, phát triển hợp tác nhiều bên trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.

        Hai bên chủ trương tôn trọng văn hoá lịch sử, chế độ xã hội, mô hình phát triển của các nước cũng như tính đa dạng của nền văn minh thế giới, thúc đẩy dân chủ hoá quan hệ quốc tế, cùng nhau xây dựng một khu vực châu Á cũng như thế giới hoà hợp, hoà bình lâu dài, cùng thịnh vượng.
8- Hai bên hoan nghênh Văn kiện cuối cùng được thông qua tại HộI nghị cấp cao Đại hồi đồng Liên hợp quốc tháng 9 năm 2005 nhân 60 năm thành lập Liên hợp quốc và cho rằng việc cấp bách hiện nay là thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, thiết thực giúp đỡ các nước đang phát triển giải quyết vấn đề phát triển. Hai bên nhất trí cho rằng cải tổ Liên hợp quốc cần góp phần nâng cao vai trò, uy tín, hiệu quả và năng lực của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đối phó với những thách thức và đe doạ mới, thúc đẩy sự phát triển chung của các nước thành viên, phục vụ cho việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Hai bên cho rằng việc cải tổ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cần xuất phát từ lợi ích lâu dài của liên hợp quốc, tuân theo nguyên tắc dân chủ hóa quan hệ quốc tế và cần tăng thêm tính đại diện của các nước đang phát triển trên cơ sở hiệp thương rộng rãi, tìm kiếm giải pháp có tính đến lợi ích các bên. Trên tinh thần đó, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi ý kiến và hợp tác về vấn đề này.

        Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp trong khuôn khổ đa phương tại các diễn đàn Liên Hợp quốc, Trung Quốc ASEAN, ASEAN+3, ACD, ARF, APEC, ASEM, GMS. Phía Trung Quốc khẳng định ủng hộ Việt Nam đăng cai Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 năm 2006.

        9- Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và thắm tình hữu nghị của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đồng thời mời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc vào thời gian thuận tiện. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

        Phía Việt Nam nhắc lại lời mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào dự Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 tại Hà Nội vào cuối năm 2006. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã vui vẻ nhận lời.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2016, 02:12:12 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #205 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2016, 01:16:00 am »

       
        II. BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA

        1. Công ước giữa nước Pháp và Cao miên về việc hoạch định biên giới, ký ngày 9-7-1870

(Công báo của Nam Kỳ thuộc Pháp, 1870, tr. 247)        

        Đường biên giới được giữ nguyên như đã được phân vạch, không có thay đổi nào từ cột mốc số 1 (ở cửa sông Péam - Prien) đến cột mốc số 16 (ở Tà Sang, trên sông Cái Cậy).

        Vùng đất nằm giữa sông Cái Bạch và sông Cái Cậy thuộc lãnh thổ Pháp (mà thu nhập hoa lợi hàng năm đạt gần 1.000 Phờ-răng) sẽ được nhượng lại cho Cao miên để bù lại khoảng 486 ngôi nhà tạo thành các làng nằm về phía Sóc Tranh ở Bang Chrum.
Các cột mốc số 17, 18 và các mốc tiếp theo cho đến Hưng Nguyên sẽ bị huỷ bỏ. Cao miên được giữ lại toàn bộ vùng đất mà người Cao miên hiện ở các tỉnh Prey-veng, Be Ni Phút và Sóc Thiết.

        Sau này, ranh giới sẽ được vạch và sẽ dành cho các cơ sở do Pháp sở hữu dải đất nằm dọc theo sông Vàm Cỏ mà người An Nam đã chiếm hữu hoặc khai phá.

VIAL - RHEINART (Chấp nhận)                      
Quốc vương Campuchia, Nô-rô-đôm                  
Chuẩn Đô đốc Thống đốc, De Cornulier - Luciniere        

       2. Thoả thuận giữa Chuẩn đô đốc, Thống đốc, Tổng Chỉ huy Nam Kỳ và Quốc vương Campuchia ấn định vĩnh viễn đường biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp và Vương quốc Campuchia

Ký ngày 15 tháng 7 năm 1873        
(Các công ước và hiệp ước quốc tế liên quan đến Đông Dương - Raoun Arbor, trang 32)

        Hoàng đế Préa Bat Som Dâch Préa Nô-rô-đôm Baroui Ram Té Véa Tanâ Préa Chàu Crùng Campuchea Thip Phdey, quốc vương xứ Cao Miên;

        Và Chuẩn đô đốc Dupré (Marie - Jules), Thống đốc, Tổng Chỉ huy Nam Kỳ, nhân danh Chính phủ Pháp;

        Với lòng mong muốn phân định vĩnh viễn và có sự thoả thuận chung đường biên giới giữa vương quốc Cao miên và Nam Kỳ thuộc Pháp; sau khi đã nghiên cứu nước này, để cho đường ranh giới này được dựa vào các con sông, suối hoặc các đặc điểm địa hình đủ vững chắc và rõ ràng để tránh các tranh cãi về sau, đã thoả thuận và ký kết bản công ước này gồm các điểm sau đây:

        Biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp và Vương quốc Cao Miên sẽ được đánh dấu bằng những cột mốc có đánh số và có ghi rõ mục đích của các mốc đó. Số lượng cột mốc được ấn định là 124. Cột mốc số 1 sẽ được đặt tại điểm mút phía Đông của đường biên giới và số hiệu sẽ tăng dần về phía Tây theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn cho đến cột mốc số 124 được đặt cách Bắc kênh Vĩnh Tế khoảng 1.200 mét và tại làng Hoà Thành của An Nam.

        Đường biên giới sẽ đi qua các điểm chính sau đây:

        Khởi đầu từ cột mốc số 1, cắm trên bờ con sông nhỏ Tonlé Tru, theo hướng chung của đường biên giới là hướng Tây - Nam và đi ngang qua cát làng Sroc Tum, Sroc Paplan, Sroc Ban Chung, Trung Khnoch, Tróc Tranh, Tróc Chung Ngon, Phum Andet, Sroc Câe, Sróc Kompong Meanchey (hay Bengo), tiếp tục đi theo hữu ngạn sông Cái Bắc, ngược theo tả ngạn sông Cái Cậy, đi qua Phum Kompong Cassang; Sróc Tameng, Sróc Ta Trong, Sróc Chée, Phum Bathu, Tróc May, Sróc Rạch Chanh, Sróc Taru, chạy theo bờ Bắc rạch Chris Asey (tên An Nam là Hưng Nguyên) cắt con kênh này ở cửa sông Peam Sday (tên An Nam là Ta Đu), chạy theo bờ Bắc rạch Bắc Nam, băng qua con sông lớn ngang làng Vĩnh Xương, qua Bắc Nam, cắt sông Hậu Giang ở phía Nam đảo Co Ki (tên An Nam là cù lao Cái Sen), đi qua giao điểm của Prèk Croch và Prèk Slot, rồi chạy song song ở phía Bắc kênh Vĩnh Tế, đến làng Giang Thành và từ đó hướng thẳng đến Hà Tiên, để kênh Prèk Croch nằm về phía Đông.

        Ký tên và đóng dấu tại Phnôm Pênh, ngày 15-7-1873, tương ứng với ngày 5 tháng Asat, năm Roca Panhcha Sác, một ngàn hai trăm ba mươi lăm kỷ nguyên phật lịch Cao miên.

Đóng dấu vương quốc        
(Đã ký)                
Chuẩn Đô đốc, DUPRÉ        

       3. Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia

Ký ngày 18 tháng 02 năm 1979        

        Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia;

        Xuất phát từ truyền thống đoàn kết chiến đấu và hữu nghị anh em Việt Nam - Campuchia đã vượt qua nhiều thử thách và đã trở thành một sức mạnh không gì phá vỡ nổi, bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng của mỗi nước;

        Nhận thức sâu sắc rằng độc lập, tự do, hoà bình và an ninh của hai nước có quan hệ khăng khít với nhau và hai bên có nghĩa vụ hết lòng hết sức giúp nhau củng cố và bảo vệ những thành quả cách mạng vĩ đại đã giành được trải qua gần ba mươi năm đấu tranh gian khổ, đầy hy sinh;

        Khẳng định rằng tình đoàn kết chiến đấu và sự hợp tác hữu nghị lâu dài về mọi mặt giữa Việt Nam và Campuchia đáp ứng lợi ích sống còn của nhân dân hai nước, đồng thời là một nhân tố bảo đảm hoà bình, ổn định vững chắc ở Đông Nam châu Á, phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân các nước trong khu vực này và góp phần giữ gìn hoà bình thế giới;

        Tin tưởng rằng thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Campuchia dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, đường lối đúng dằn, độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế của mỗi nước, sự tôn trọng lợi ích chính dáng của nhau là cơ sở vững chắc để phát triển không ngừng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước;
Nhằm mục đích tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, sự hợp tác hữu nghị lâu dài, và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt để củng cố nền độc lập xây dựng đất nước phồn vinh và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân mỗi nước, góp phần giữ gìn hoà bình và ổn định ở Đông Nam châu Á và trên thế giới, phù hợp với những mục tiêu của phong trào các nước không liên kết và Hiến chương Liên hợp quốc;

        Đã quyết định ký hiệp ước và đã thoả thuận những điều sau đây:

        Điều 1: Hai bên cam kết làm hết sức mình để bảo vệ và phát triển không ngừng truyền thống đoàn kết chiến đấu, quan hệ hữu nghị, hợp tác anh em Việt Nam - Campuchia, lòng tin cậy và sự giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

        Hai bên ra sức giáo dục cán bộ, chiến sỹ và nhân dân nước mình bảo vệ truyền thống đoàn kết chiến đấu và hữu nghị thuỷ chung Việt Nam - Campuchia đời đời trong sáng.

        Điều 2: Trên nguyên tắc việc bảo vệ và xây dựng đất nước mình là sự nghiệp của chính nhân dân mỗi nước, hai bên cam kết hết lòng ủng hộ và giúp đỡ nhau về mọi mặt và bằng mọi hình thức cần thiết nhằm tăng cường khả năng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc lao động hoà bình của nhân dân mỗi nước, chống mọi âm mưu và hành động phá hoại của lực lượng đế quốc và phản động quốc tế. Hai bên sẽ tiến hành các biện pháp có hiệu quả nhằm thực hiện điều cam kết này khi một trong hai bên yêu cầu.

        Điều 3: Nhằm giúp nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hai bên sẽ tăng cường quan hệ trao đổi và hợp tác anh em cùng có lợi và giúp đỡ nhau về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, kỹ thuật, đào tạo cán bộ và trao đổi chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm xây dựng đất nước về mọi mặt.

        Nhằm mục đích đó, hai bên sẽ ký những hiệp định cần thiết, đồng thời tăng cường tiếp xúc và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước có liên quan và các tổ chức quần chúng của hai nước.

        Điều 4: Hai bên cam kết sẽ giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa hai nước. Hai bên sẽ đàm phán để ký một hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại, quyết tâm xây dựng đường biên giới này thành một biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước.

        Điều 5: Hai bên hoàn toàn tôn trọng đường lối độc lập, tự chủ của nhau.

        Hai bên kiên trì chính sách đối ngoại độc lập, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và không liên kết, theo nguyên tắc không can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào vào công việc nội bộ nước khác, không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ của nước mình và không cho phép bất kỳ nước nào dùng lãnh thổ nước mình để can thiệp vào các nước khác.

        Hai bên coi trọng truyền thống đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị anh em lâu đời giữa nhân dân Campuchia, nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam, nguyện ra sức tăng cường quan hệ truyền thống đó trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Hai Bên tăng cường quan hệ mọi mặt với các nước xã hội chủ nghĩa. Là những nước ở Đông Nam châu Á, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia kiên trì chính sách quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt với Thái Lan và với các nước khác ở Đông Nam châu Á, tích vực góp phần vào hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực Đông Nam châu Á. Hai bên phát triển quan hệ hợp tác với các nước dân tộc độc lập, các phong trào giải phóng dân tộc và phong trào dân chủ, kiên quyết ủng hộ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hai bên tích cực góp phần vào sự đoàn kết và lớn mạnh của phong trào không liên kết chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế khác, giành và bảo vệ độc lập dân tộc, tiến tới xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới.

        Điều 6: Hai bên sẽ thường xuyên trao đổi ý kiến với nhau về những vấn đề thuộc quan hệ hai nước và những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Mọi vấn đề trong quan hệ giữa hai nước sẽ được giải quyết bằng thương lượng trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, có lý có tình.

        Điều 7: Hiệp ước này không nhằm chống một nước thứ ba nào và không liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo các hiệp định hai bên hoặc nhiều bên mà họ tham gia.

        Điều 8: Hiệp ước này có hiệu lực ngay từ ngày trao đổi thư phê chuẩn; việc phê chuẩn sẽ làm theo thủ tục của mỗi bên.

        Điều 9: Hiệp ước này có giá trì trong hai mươi lăm năm và sẽ được mặc nhiên gia hạn thêm từng mười năm nếu một trong hai bên ký kết không thông báo bằng văn bản cho bên kia ý muốn huỷ bỏ Hiệp ước một năm trước khi Hiệp ước hết hạn.

        Hiệp ước này làm tại Phnôm Pênh, thủ đô nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, ngày 18-2-1979, thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me; cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
         THAY MẶT CHÍNH PHỦ                                        THAY MẶT HỘI ĐỒNG NDCM
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                   NƯỚC CHND CAMPUCHIA
                    (Đã ký)                                                                  (Đã ký)
             PHẠM VĂN ĐỒNG                                                      HENG SAMRIN
   THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ                                        CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NDCM

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #206 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2016, 04:29:25 am »

       
        4. Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia


Ký ngày 7-7-1982         
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN CAMPUCHIA,

        Với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, theo tinh thần Hiệp ước hoà bình hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia, ký ngày 18-02-1979.

        Căn cứ thực tế là vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kăm-pôt đến nhóm đảo Poulo Wai của Cộng hoà nhân dân Campuchia, gồm những vùng biển từ lâu thuộc nước Việt Nam và nước Campuchia do những điều kiện địa lý đặc biệt của nó và ý nghĩa quan trọng của nó đối với quốc phòng và kinh tế của mỗi nước,

        Đã thoả thuận những điều sau đây:

        Điều 1: Vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kăm-pôt đến nhóm đảo Poul Wai của nước Cộng hoà nhân dân Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thuỷ, được giới hạn (theo kinh tuyến Greenwich Đông):
Về phía Tây Bắc bởi đường thẳng nối liền các toạ độ 09°54'2" vĩ Bắc - 102°52'2 kinh Đông và 09°54'5" vĩ Bắc - 102°57'0 kinh Đông ở đảo Poul Wai (Campuchia) đến toạ độ 10°24'1 vĩ Bắc - 103°48'0 kinh Đông và 10°25'6 vĩ Bắc - 103°49'2 kinh Đông ở đảo Koh Sès (Campuchia) đến toạ độ 10°30'0 vĩ Bắc - 103°47'4 kinh Đông ở đảo Koh Thmei (Campuchia) kéo đến toạ độ 10°32'4 vĩ Bắc-103°48'2 kinh Đông trên bờ biển tỉnh Kăm-pôt (Campuchia).

        Về phía Bắc bởi đường bờ biển tỉnh Kăm-pôt từ các toạ độ 10°32'4 vĩ Bắc - 103°48'2 kinh Đông đến điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia.

        Về phía Đông Nam bởi đường nối liền từ điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia đến toạ độ 100°4'2 vĩ Bắc - 104°02'3 kinh Đông ở mũi An Yên đảo Phú Quốc (Việt Nam) vòng theo bờ Bắc đảo đến mũi Đất Đỏ ở toạ độ 10°02'8 vĩ Bắc - 103°59'1 kinh Đông, kéo qua toạ độ 09°18'1 vĩ Bắc - 103°26'4 kinh Đông ở đảo Thổ Chu (Việt Nam) đến toạ độ 09°15'0 vĩ Bắc - 103°27'0 kinh Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam).

        Về phía Tây Nam bởi đường thẳng kéo toạ độ 09°55'0 vĩ Bắc - 102°53'5 kinh Đông ở đảo Poul Wai đến toạ độ 09°15'0 vĩ Bắc - 103°27'0 kinh Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam).

        Điều 2: Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở Điều 1.

        Điều 3: Trong khi chờ đợi giải quyết biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở Điều 1:

        Điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải mỗi nước nằm giữa biển trên đường thẳng nối hến quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai và sẽ do hai bên thoả thuận xác định sau.

        - Hai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này.

        - Việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử sẽ do cả hai bên cùng tiến hành.

        - Việc đánh, bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay. Đối với việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đó, hai bên sẽ cùng nhau thoả thuận.

        Hiệp định này làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 7-7-1982, thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM  THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CHND CAMPUCHIA
                          (Đã ký)                                                     (Đã ký)
                  NGUYỄN CƠ THẠCH                                             HUN XEN
              BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO                           BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #207 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2016, 11:07:53 am »

       
        5. Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân đần Campuchia


Ký ngày 20 tháng 7 năm 1983        

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà nhân dân Campuchia:

        Với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển các quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam - Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và sự giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt để xây dựng đất nước phồn vinh và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân hai nước;

        Thi hành Điều 4 của Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 18 tháng 02 năm 1979 nhằm xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước;

        Đã quyết định ký kết Hiệp ước này và với mục đích đó, hai bên đã cử đại diện toàn quyền của mình:

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch;

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà nhân dân Campuchia: Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Campuchia Hun Xen;

        Các đại diện toàn quyền, sau khi trao đổi giấy uỷ nhiệm thấy là hợp lệ, đã thoả thuận những điều sau đây:

        Điều 1: Trên đất liền, hai bên coi biên giới hiện tại giữa hai nước được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương, thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ được hai Bên xác nhận) là đường biên giới quốc gia giữa hai nước.

        Ở những nơi nào đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ, hoặc hai bên đều chưa thấy hợp lý thì hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế.

        Điều 2: Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử đã được hai bên thoả thuận theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế.

        Điều 3: Vào thời gian thích hợp và được hai bên thoả thuận, hai bên sẽ thành lập Uỷ ban liên hợp gồm số đại biểu bằng nhau của mỗi bên để hoạch định đường biên giới đất liền và đường biên giới trên biển theo Điều 1 và Điều 2 của hiệp ước này, soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước.

        Điều 4: Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn.

        Hiệp ước này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước nói ở Điều 3 trên đây có hiệu lực.

        Làm tại Phnôm Pênh ngày 20-7-1983 thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

ĐƯỢC UỶ NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ                 ĐƯỢC UỶ NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                     NƯỚC CHND CAMPUCHIA
            NGUYỄN CƠ THẠCH                                                       HUN XEN
        BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO                                     BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO
       NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                  NƯỚC CHND CAMPUCHIA

        Danh sách hai mươi sáu tờ bản đồ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Kèm theo Hiệp ước nguyên tắc giải quyết biên giới VN-CPC 1983)

STTTên tờ----Số hiệu-----Năm xuất bản----Năm tái bản
1Dak To148 W19541954
2Yaly
3Bô Kham
4Bô Kham
5Komayol
6Komayol
7Ban Don
8Ban Don
9Poste Maitre
10Poste Maitre
11Sré Kh Tum
12Lộc Ninh
13Lộc Ninh
14Memot
15Memot
16Tây Ninh
17Tây Ninh
18Prey Veng
19Trang Bang
20Trang Bang
21Svey Rieng
22Svey Rieng
23Ta Keo
24Ha Tien
25Ha Tien
26Kampot
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Giêng, 2016, 12:17:04 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #208 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2016, 04:50:48 am »

       
        6. Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia

Ký ngày 20 tháng 7 năm 1983        

        Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Campuchia:

        Căn cứ vào Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 18-2-1979;

        Với lòng mong muốn xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, phù hợp với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia nhằm tăng cường bảo vệ an ninh khu vực biên giới hai nước,

        Đã thoả thuận những điều sau đây:

        I. Đường biên giới và khu vực biên giới

        Điều 1: Cho đến khi được hoạch định chính thức, biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia là đường biên giới hiện tại được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service Geographique de L'indochine) thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất như quy định ở Điều 1 Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 20-7-1983.

        Điều 2: Đường biên giới quốc gia giữa hai nước phải được tôn trọng. Các mốc giới phải được bảo vệ. Cấm xê dịch hoặc làm hư hại mốc giới.

        Điều 3: Hai bên thoả thuận thành lập ở mỗi bên một khu vực gọi là khu vực biên giới bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có một ranh giới trùng với biên giới quốc gia giữa hai nước Việt Nam và Campuchia nhằm làm cho việc qua lại biên giới của những người dân cư trú hai bên biên giới được thuận tiện, đáp ứng nhu cầu chính đáng hàng ngày của họ và đảm bảo an ninh mỗi khu vực biên giới và mỗi nước.

        Hai bên sẽ thông báo cho nhau danh sách các các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương nói trên có ghi rõ thuộc huyện, tỉnh.

       II. Quản lý khu vực biên giới

        Điều 4: a. Những người dân của mỗi bên được phép cư trú trong khu vực biên giới nói ở Điều 3 Hiệp định này, từ 15 tuổi trở lên được nhà đương cục có thẩm quyền nước mình cấp một giấy chứng minh biên giới có ký hiệu riêng do hai bên thoả thuận, nhằm phân biệt với những người cư trú ngoài khu vực biên giới.

        b. Những phần tử xấu có nguy hại cho việc giữ gìn an mình chính trị, trật tự xã hội và kinh tế ở khu vực biên giới không được cư trú trong khu vực biên giới.

        Điều 5: a. Những người dân cư trú trong khu vực biên giới bên này được phép qua khu vực biên giới bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết cho đời sống hàng ngày và cho nhu cầu sản xuất, thăm viếng người thân, xem chiếu phim, xem biểu diễn văn nghệ v.v...

        b. Hai bên sẽ quy định danh mục, số lượng những mặt hàng người dân khu vực biên giới bên này được phép mang theo sang khu vực biên giới bên kia như nói ở khoản a) điều này. Những thứ hàng này được miễn giấy phép và thuế quan.

        c. Những hàng hoá nói ở khoản a) và b) điều này chỉ được mua bán tại các chợ do chính quyền mỗi bên mở tại khu vực biên giới và phải tuân theo luật lệ của mỗi bên.

        Điều 6: a. Những người dân khu vực biên giới bên này không được sang khu vực biên giới bên kia cư trú, làm nhà, canh tác, lấy lâm thổ sản, săn bắn, chăn trâu bò, gia cầm v.v... đánh cá, bắt tôm trừ trường hợp được phép của chính quyền hai bên từ cấp huyện trở lên. Trường hợp sang khu vực biên giới bên kia cư trú, làm nhà trái với quy định này sau khi Hiệp định này có hiệu lực thì đương sự phải dỡ nhà trở về nước mình trong vòng sáu tháng.

        b. Trường hợp đang sản xuất tại khu vực biên giới bên kia khi Hiệp định này có hiệu lực và không được phép tiếp tục nửa, nếu là hoa màu và cây lâu năm chưa kịp thu hoạch thì đương sự được phép tiếp tục qua biên giới để chăm sóc cho đến khi thu hoạch xong và chỉ được được làm và thu hoạch hết vụ đó. Đối với cây lâu năm, chậm nhất một năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, đương sự phải nhượng lại cho chính quyền địa phương sở tại và chính quyền địa phương sở tại cần xem xét việc bồi thường cho đương sự theo giá thoả thuận.

        c. Trong lúc tiến hành các hoạt động sản xuất nói trên ở khu vực biên giới bên kia, đương sự phải tuân theo luật lệ của bên kia.

        Điều 7: Đối với những người dân lương thiện bên này đã sang cư trú ở khu vực biên giới bên kia từ lâu, trước ngày Hiệp định này có hiệu lực mà tôn trọng luật pháp và phong tục tập quán nước sở tại thì chính quyền địa phương tạo điều kiện cho họ tiếp tục ở lại làm ăn sinh sống. Những phần tử xấu, làm ăn phi pháp không được hưởng điều khoan này.

        Điều 8: a. Ở những nơi đường biên giới đi giữa dòng sông, suối, kênh, rạch, những người dân khu vực biên giới hai bên được sử dụng nước sông, suối, kênh, rạch đó vào sinh hoạt hàng ngày, được đánh bắt cá, tôm... và tàu thuyền được đi lại bình thường, nhưng không được lên bờ phía bên kia, trừ trường hợp bị tai nạn, và ở đó hai bên sẽ giúp đỡ nạn nhân.

        b. Ở những nơi sông, suối, kênh, rạch thuộc một bên do đường biên giới đi về một phía bờ, những người dân khu vực biên giới bên kia vẫn được dùng nước các sông, suối, kênh, rạch đó vào cho sinh hoạt hàng ngày, tàu thuyền được đi lại bình thường, nhưng không được đánh bắt cá tôm trên các sông, suối, kênh, rạch trừ trường hợp được phép của chính quyền hai bên từ cấp huyện trở lên và họ phải tôn trọng chủ quyền và luật lệ của nước có chủ quyền đối với sông, suối, kênh, rạch đó.

        c. Những người dân khu vực biên giới hai bên được làm công trình thuỷ lợi nhỏ trên sông, suối, kênh, rạch biên giới. Trước khi làm, chính quyền cấp huyện bên có ý định xây dựng công trình đó phải bàn bạc và được sự thoả thuận của chính quyền cấp huyện phía bên kia nhằm bảo đảm lợi ích của cả hai bên và không được làm thay đổi hướng dòng chảy.

        Việc xây dựng công trình thuỷ lợi vừa và lớn trên sông, suối, kênh, rạch biên giới phải do chính quyền cấp tỉnh hai bên bàn bạc và báo cáo lên Chính phủ hai bên quyết định.

        Điều 9: a. Hai bên cần có biện pháp bảo vệ rừng và cây trồng ở hai bên biên giới.

        b. Khi một bên bị sâu bệnh phá hoại hoa màu, cây cối hoặc bị cháy rừng, bên đó phải nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh và dập tắt đám cháy, đồng thời thông báo ngay cho cho chính quyền phía bên kia biết để có biện pháp kịp thời phòng ngừa. Nếu được yêu cầu, phía bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        Điều 10: a. Khi có dịch bệnh người và gia súc ở một bên, bên đó phải có biện pháp phòng, chống kịp thời, đồng thời thông báo ngày cho chính quyền địa phương bên kia biết. Nếu được yêu cầu, phía bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        b. Trong thời gian có dịch bệnh người hay gia súc ở một vùng biên giới, cần tạm ngừng việc qua lại của những người dân khu vực biên giới lân cận của hai bên và ngừng việc mua bán, chuyển gia súc trong khu vực biên giới đó cũng như ở các vùng lân cận. Việc tạm ngừng nói trên phải do chính quyền cấp tỉnh quyết định.

        Điều 11: Khi có người bị bệnh hoặc tai nạn, cần được cấp cứu, những người dân khu vực biên giới bên này có thể trực tiếp liên hệ với cơ sở y tế gần nhất của bên kia yêu cầu giúp đỡ, đồng thời báo cho chính quyền phía bên mình biết để liên hệ làm thủ tục cần thiết với chính quyền bên kia.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Giêng, 2016, 07:22:02 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #209 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2016, 01:07:40 am »

       
        III. Kiểm soát việc qua lại biên giới

        Điều 12: a. Hai bên thoả thuận mở 8 cửa khẩu trên các đường bộ, đường sông sau đây:

Việt Nam|Campuchia
Lệ ThanhĐường số 19An-đông Pếch
Bu PrăngĐường số 14Ô-reng
Bo NuêĐường số 13Xnun
Đường số 22B Đường số 7
Xa Mách Trapeang Phlong
Đường số 22A Đường số 1
Mộc Bài Ba-vét
Tịnh BiênĐường số 2Phơ-nông Đơn
Xà XýaĐường số 17Lốc
Sông Cửu Long-Sông Tiền Vĩnh Xương-Thường PhướcSông Mê Công Ca-ôm Sam-no-Cốc Rô-ca

        b. Hai bên sẽ đặt trạm kiểm soát ở các cửa khẩu chính làm nhiệm vụ kiểm soát người, hành lý, hàng hoá và phương tiện vận chuyển qua lại biên giới theo những quy định của Hiệp định này, hoặc những thoả thuận liên quan khác của hai nước và những luật lệ liên quan của mỗi nước.

        c. Ở những nơi xa các cửa khẩu chính nói ở khoản a) điều này, chính quyền cấp tỉnh hai bên có thể thoả thuận mở thêm những cửa khẩu phụ trên những đường nhỏ hoặc đường mòn để thuận tiện cho những người dân khu vực biên giới hai bên qua lại.

        d. Việc kiểm soát sự qua lại biên giới ở các cửa khẩu phụ sẽ do đồn biên phòng nơi đó phụ trách.

        Điều 13: Nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hoá hai nước qua biên giới phải theo các quy định sau đây:

        a. Cán bộ, viên chức, công nhân các ngành kể cả quân đội của mỗi bên, đi tập thể hoặc cá nhân, qua lại biên giới vì lý do đi công tác, thăm viếng hữu nghị, học tập, chữa bệnh hoặc lý do khác kể cả kiều dân của hai bên được phép đi về, phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do Bộ Ngoại giao nước họ cấp.

        b. Các cán bộ, viên chức, công nhân thuộc các ngành và thuộc các tỉnh không phải biên giới của mỗi nước đi qua biên giới nhiều người hay từng cá nhân để thực hiện một nhiệm vụ của cơ quan họ thuộc các cấp theo một thoả thuận giữa hai bên phải có giấy cho phép qua lại do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ ngoại giao của mỗi nước cấp.

        c. Các đơn vị quân đội hay cá nhân quân nhân của mỗi bên đi qua biên giới để thực hiện một nhiệm vụ đã được các Bộ Quốc phòng hai nước thoả thuận phải có một giấy phép đi qua biên giới do một cơ quan quân sự có thẩm quyền được Bộ Quốc phòng hai nước thống nhất cử ra.

        d. Các cán bộ, viên chức, công nhân của các tỉnh biên giới một nước đi qua biên giới nhiều người hay từng người để thực hiện một nhiệm vụ hay thăm viếng hữu nghị phải có giấy cho phép qua lại biên giới do nhà chức trách cấp tỉnh mỗi nước cấp. Các giấy cho phép qua lại biên giới đó chỉ có giá trị đối với tỉnh biên giới đến.

        e. Dân của mỗi nước đi qua biên giới về việc cá nhân như thăm họ hàng và bè bạn, sửa sang hay di chuyển mồ mả phải có các giấy tương đương giấy thông hành do cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nội vụ hay Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.

        f. Dân một vùng biên giới sang vùng biên giới khác theo khoản a điều 5 của Hiệp định này phải có giấy căn cước vùng biên giới. Nếu muốn ở lại quá 3 ngày, người hữu quan phải có giấy cho phép rõ ràng của nhà chức trách thôn hay của đơn vị gác biên giới đóng ở điểm gần nhất. Họ phải trình giấy căn cước vùng biên giới và nếu cần giấy phép của họ với nhà chức trách thôn nơi họ đến theo đúng Điều 15.b dưới đây.

        g. Các thành viên đoàn thuỷ thủ các tàu của một bên đi qua lãnh thổ bên kia phải có thẻ thuỷ thủ.

        h. Hàng hoá mọi loại được chuyển sang bên kia biên giới (trừ hàng của quân đội phải được kèm các giấy chứng nhận của cơ quan gửi hàng và theo đúng các quy định về hải quan, kiểm tra y tế và bệnh thực vật và các quy định thích hợp của mỗi bên.

        Điều 14: Hai bên thoả thuận về các mẫu giấy thông hành biên giới nói ở Điều 13 Hiệp định này và thông báo cho nhau biết mẫu chữ ký và mẫu con dấu của mỗi bên. Giấy thông hành biên giới đều ghi bằng hai thứ chừ Việt và Khơ-me.

        Khi một bên có sự thay đổi chữ ký và con dấu cần thông báo mẫu chữ ký và mẫu con dấu mới cho bên kia trước ba mươi ngày để thông báo cho các trạm kiểm soát cửa khẩu, đồn biên phòng và chính quyền xã trong khu vực biên giới.

        Điều 15: Việc kiểm soát qua lại biên giới quy định như sau:

        a. Người và hành lý, hàng hoá, phương tiện vận chuyển của hai bên qua lại biên giới hai nước, phải có đủ giấy tờ quy định ở Điều 13 Hiệp định này, phải qua đúng cửa khẩu ghi trên giấy tờ, phải xuất trình giấy tờ cho trạm kiểm soát cửa khẩu đăng ký và chịu những kiểm soát cần thiết.

        Trường hợp người và hành lý, hàng hoá và phương tiện vận chuyển không có hoặc không đủ giấy tờ cần thiết thì không được qua biên giới.

        b. Những người dân khu vực biên giới ở những nơi xa cửa khẩu chính có thể qua biên giới bằng cửa khẩu phụ. Khi qua biên giới phải xuất trình giấy tờ với đồn, trạm biên phòng làm nhiệm vụ kiểm soát ở đó. ở những nơi không có đồn, trạm kiểm soát, đương sự phải xuất trình giấy chứng minh biên giới cho chính quyền cấp xã nơi mình đến. Nếu thời gian lưu lại khu vực biên giới bên kia quá ba ngày đương sự phải xuất trình thêm giấy phép nói ở khoản f, Điều 13 Hiệp định này.

        c. Những người không thuộc quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Campuchia muốn qua biên giới giữa hai nước chỉ được đi qua cửa khẩu trên đường số 22A về phía Việt Nam hay đường số 1 về phía Campuchia; đường sông Của Long (sông Tiền) về phía Việt Nam hay đường sông Mê Công về phía Campuchia và chịu sự kiểm soát của các trạm kiểm soát tại những nơi đó.

        Điều 16: Hai bên tăng cường hợp tác để giữ gìn trật tự, an ninh chung trong khu vực biên giới hai nước.

        a. Khi một bên phát hiện sự hoạt động của biệt kích, gián điệp, tàn quân của chế độ cũ và phần tử xấu khác cần kịp thời thông báo cho bên kia biết và phối hợp đối phó nếu cần.

        b. Trường hợp công dân một nước vi phạm luật pháp và các quy định của nước kia (cướp của, hành hung, buôn lậu,...) chính quyền địa phương cần kịp thời bắt giữ, lập biên bản rồi giao người và tang vật cho chính quyền nước bên phía công dân đó xử lý.

        IV. Điều khoản chung

        Điều 17: Khi xảy ra những chuyện tranh chấp ở biên giới, chính quyền địa phương hai bên tuỳ theo mức độ, cần kịp thời gặp nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hữu nghị và quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Trường hợp tranh chấp về lãnh thổ thì chính quyền địa phương mỗi bên phải báo cáo lên Chính phủ nước mình giải quyết. Trong khi chờ đợi, hai bên đều cố gắng giữ quan hệ bình thường không làm cho tình hình phức tạp thêm.

        Điều 18: Các ngành có liên quan đến việt bảo vệ an ninh biên giới và chính quyền các tỉnh biên giới của mỗi bên cần gặp nhau bàn bạc biện pháp thực hiện Hiệp định này.

        Điều 19: a. Hiệp định này có giá trị trong năm năm kể từ khi Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 20-7-1983 có hiệu lực.

        Ba tháng trước khi hết hạn, nếu không bên nào nêu ý muốn huỷ bỏ hiệp định thì hiệp định này mặc nhiên được gia hạn thêm một thời hạn năm năm nữa.

        b. Hiệp định này có thể được bổ sung hoặc sửa đổi theo sự thoả thuận của hai bên ký kết.
Làm tại Phnôm Pênh, ngày 20-7-1983, thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

        THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC                                  THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
              CHXHCN VIỆT NAM                                                  CHND CAMPUCHLA
                     (Đã ký)                                                                    (Đã ký)
              NGUYỄN CƠ THẠCH                                                         HUN XEN
          BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO                                       BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Giêng, 2016, 01:20:56 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM