Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:57:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310329 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #190 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2016, 02:15:02 am »

        Từ giới điểm số 57, đường biên giới theo sống núi, hướng Tây Nam đến điểm tiếp nối với một khe, rồi theo khe, hướng Nam - Đông Nam, đến giữa suối Tài Vằn, sau đó xuôi suối này và hạ lưu của nó là suối Nà Sa đến giới điểm số 58. Giới điểm này ở hợp lưu suối Nà Sa với một nhánh sông nằm ở phía Đông, cách điểm có độ cao 423 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 447 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,75 km về phía Nam, cách điểm có độ cao 320 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,45 km về phía Tây.

        Từ giới điểm số 58, đường biên giới ngược nhánh sông phía Đông nói trên đến ngã ba sông Đồng Mô, rồi ngược sông Đồng Mô, Bi Lao, Cao Lạn đến giới điểm số 59. Giới điểm này ở hợp lưu hai con suối Cao Lạn và Phai Lầu, cách điểm có độ cao 1052 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,10 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 600 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,57 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 602 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,00 km về phía Tây.

        Từ giới điểm số 59, đường biên giới ngược suối Cao Lạn hướng Đông Nam, sau đó rời suối đi theo đường thẳng hướng Đông - Đông Nam đến một chỏm núi không tên phía Bắc điểm có độ cao 960 trong lãnh thổ Việt Nam, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giới điểm số 60. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1100, cách điểm có độ cao 1156 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,10 km về phía Bắc- Tây Bắc, cách điểm có độ cao 683 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,65 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 1094 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,95 km về phía Nam- Tây Nam.

        Từ giới điểm số 60, đường biên giới theo sống núi nhỏ hướng Đông Bắc, xuống khe, rồi theo khe hướng chung là hướng Đông Bắc chuyển Đông - Đông Nam, đến một nhánh thượng lưu sông Ka Long, sau đó xuôi theo sông này, hướng Đông - Đông Bắc, đến giới điểm số 61. Giới điểm này ở hợp lưu sông Ka Long với một sông khác (Bắc Luân), cách điểm có độ cao 561 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 117 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 224 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,60 km về phía Nam Tây Nam.

        Từ giới điểm số 61, đường biên giới xuôi theo trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại của sông Ka Long, Bắc Luân, đến điểm cuối của nó, bắt vào giới điểm số 62. Giới điểm này là điểm tiếp nối đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

        Các cồn, bãi nằm hai bên đường đỏ của các đoạn biên giới theo sông, suối trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đã được quy thuộc theo đường đỏ.

        Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước mô tả ở điều này được vẽ bằng đường đỏ trên bản đồ tỉ lệ 1/50.000 do hai bên cùng xác định, độ dài và diện tích dùng trong mô tả đường biên giới được đo từ bản đồ này. Bộ bản đồ nói trên đính kèm Hiệp ước này là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước.

        Điều III

        Hai Bên ký kết đồng ý vị trí chính xác điểm gặp nhau của đường biên giới giữa ba nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào sẽ do ba nước thỏa thuận xác định.

        Điều IV

        Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc nói tại điều II của Hiệp ước này phân định vùng trời và lòng đất giữa hai nước.

        Điều V

        Hai Bên ký kết đồng ý, trừ khi đã được Hiệp ước này quy định rõ ràng, đường biên giới Việt - Trung nói tại điều II, đối với những đoạn lấy sông, suối làm biên giới thì ở những đoạn sông, suối tàu thuyền không đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy hoặc của dòng chảy chính; ở những đoạn sông, suối tàu thuyền đi lại được đường biên giới đi theo trung tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại. Vị trí chính xác trung tuyến của dòng chảy, của dòng chảy chính hoặc của trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại và sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông, suối biên giới sẽ được hai Bên ký kết xác định cụ thể khi phân giới, cắm mốc.

        Tiêu chuẩn chính để xác định dòng chảy chính là lưu lượng dòng chảy ở mực nước trung bình. Tiêu chuẩn chính để xác định luồng chính tàu thuyền đi lại là độ sâu của luồng tàu thuyền đi lại, kết hợp với chiều rộng và bán kính độ cong của luồng tàu thuyền đi lại để xem xét tổng hợp. Trung tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại là trung tuyến mặt nước giữa hai đường đẳng sâu tương ứng đánh dấu luồng chính tàu thuyền đi lại.

        Bất kỳ sự thay đổi nào có thể xảy ra đối với sông, suối biên giới đều không làm thay đổi hướng đi của đường biên giới, không ảnh hưởng đến vị trí của đường biên giới Việt-Trung đã được xác định trên thực địa cũng như sự quy thuộc của các cồn, bãi, trừ khi hai Bên ký kết có thoả thuận khác. Những cồn, bãi mới xuất hiện trên sông, suối biên giới sau khi đường biên giới đã được xác định trên thực địa sẽ được phân định theo đường biên giới đã được xác định trên thực địa. Nếu các cồn, bãi mới xuất hiện nằm trên đường biên giới đã được xác định trên thực địa thì hai Bên ký kết sẽ bàn bạc xác định sự quy thuộc trên cơ sở công bằng, hợp lý.

        Điều VI

        1. Hai Bên ký kết quyết định thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (dưới đây gọi là Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc) và giao cho Uỷ ban này nhiệm vụ xác định trên thực địa đường biên giới Việt - Trung như đã nêu trong điều II của Hiệp ước này và tiến hành công việc phân giới, cắm mốc, cụ thể là xác định vị trí chính xác của đường sống núi, đường phân thủy, trung tuyến của dòng chảy hoặc dòng chảy chính, trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại và các đoạn đường biên giới khác, xác định rõ sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông, suối biên giới, cùng nhau cắm mốc giới, soạn thảo Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước, gồm cả hồ sơ chi tiết về vị trí các mốc giới, vẽ bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư thể hiện hướng đi của đường biên giới và vị trí các mốc giới trên toàn tuyến, cũng như giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến việc hoàn thành các nhiệm vụ kể trên.

        2. Ngay sau khi có hiệu lực, Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước nói tại khoản 1 điều này trở thành một bộ phận của Hiệp ước này và bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư này thay thế bản đồ đính kèm Hiệp ước này.

        3. Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc bắt đầu công việc ngay sau khi Hiệp ước này có hiệu lực và chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư và bản đồ chi tiết đính kèm về đường biên giới trên đất liền giữa hai nước được ký kết .

        Điều VII

        Sau khi Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước và bản đồ chi tiết đính kèm có hiệu lực, hai Bên ký kết sẽ ký kết Hiệp ước hoặc Hiệp định về quy chế quản lý biên giới giữa hai nước để thay thế Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày 7-11-1991.

        Điều VIII

        Hiệp ước này được hai Bên ký kết phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sớm được trao đổi tại Bắc Kinh. Hiệp ước này được ký tại Hà Nội, ngày 30-12-1999 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

          ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN                                            ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                          NƯỚC CHND TRUNG HOA
                       (Đã ký)                                                                  (Đã ký)
             NGUYỄN MẠNH CẦM                                          ĐƯỜNG GIA TRIỀN
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Giêng, 2016, 02:26:11 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #191 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2016, 08:01:57 am »

       
        6. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1991

Bắc Kinh, ngày 10 tháng 11 năm 1991         

        1- Nhận lời mời của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Lý Bằng. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ ngày 5 đến ngày 10-11-1991. Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng đã hội đàm với Tổng bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt.

        Chủ tịch Dương Thượng Côn đã gặp Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt.

        Cuộc hội đàm và gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị và thẳng thắn, hai bên hài lòng về kết quả hội đàm.

        2- Hai bên hài lòng về sự cải thiện và phát triển từng bước quan hệ hai nước. Hai bên tuyên bố rằng, cuộc gặp cấp cao Việt - Trung đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước và cùng có lợi cho hoà bình, ổn định và sự phát triển của khu vực.

        3- Hai bên tuyên bố hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện, trên cơ sở 5 nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình. Hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ khôi phục quan hệ bình thường trên các nguyên tắc: độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

        4- Hai bên nhất trí thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hoá v.v... theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Hai bên hài lòng về việc ký kết Hiệp định Thương mại và khôi phục quan hệ về bưu điện viễn thông, giao thông giữa hai nước. Hai bên cho rằng, việc hai nước, hai Đảng trao đổi tình hình và kinh nghiệm về xây dựng đất nước và cải cách kinh tế v.v… là điều bổ ích.

        5- Hai bên đồng ý sẽ tiếp tục có những biện pháp cần thiết nhằm giữ gìn hoà bình và an ninh ở vùng biên giới hai nước, khuyến khích nhân dân ở vùng biên giới hai nước khôi phục và phát triển sự đi lại hữu nghị truyền thống, xây dựng đường biên giới Việt - Trung thành biên giới hoà bình và hữu nghị. Hai bên đã ký Hiệp định tạm thời về giải quyết công việc vùng biên giới giữa hai nước.

        Hai bên đồng ý thông qua thương lượng giải quyết hoà bình vấn đề lãnh thổ, biên giới v.v... tồn tại giữa hai nước.

        6- Hai bên đồng ý thông qua thương lượng hữu nghị giải quyết thoả đáng vấn đề kiều dân của nước này cư trú ở nước kia vào thời gian thích hợp.

        7- Phía Việt Nam khẳng định Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc. Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc.

        Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ chính phủ với bất cứ hình thức nào hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính Chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ sự hiểu biết rằng, Việt Nam và Đài Loan chỉ duy trì mối quan hệ kinh tế, mậu dịch mang tính không Chính phủ.

        8- Hai bên tuyên bố việc bình thường hoá quan hệ Việt - Trung không nhằm một nước thứ ba nào, không ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị sẵn có giữa mỗi nước với các nước khác. Hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều không mưu cầu bá quyền dưới bất kỳ hình thức nào trong khu vực, và cũng phản đối bất cứ mưu đồ bá quyền nào. Hai bên chủ trương giải quyết các bất đồng và tranh chấp tồn tại giữa các nước trong khu vực bằng biện pháp hoà bình.

        9- Hai bên ủng hộ và hoan nghênh việc ký Hiệp định về giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột ở Campuchia tại hội nghị Pa-ri về vấn đề Campuchia ngày 23-10-1991. Hai bên mong rằng các bên Campuchia và các nước đã ký Hiệp định thực hiện đầy đủ Hiệp định hoà bình, mong muốn nước Campuchia trong tương lai là một nước độc lập, hoà bình, trung lập, không liên kết và hữu nghị với tất cả các nước láng giềng.

        10- Hai bên cho rằng trật tự quốc tế mới phải phù hợp với tôn chỉ và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và được xây dựng trên cơ sở của 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Công việc của mỗi nước phải do nhân dân nước đó tự quyết định. Công việc của cộng đồng quốc tế phải do các nước cùng bàn bạc giải quyết. Bất cứ nước nào cũng không được áp đặt hình thái ý thức, quan niệm giá trị và mô hình phát triển của nước mình cho nước khác. Hai bên hy vọng Liên hợp quốc sẽ phát huy vai trò quan trọng trong quá trình mưu cầu thiết lập trật tự quốc tế công bằng và hợp lý.

        11- Đoàn đại biểu eấp cao Việt Nam bày tỏ sự cám ơn chân thành về sự đón tiếp trọng thị, nhiệt liệt và thân mật mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã dành cho Đoàn.

        Tổng bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã mời Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng thăm chính thức Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào thời gian thích hợp. Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng đã vui vẻ nhận lời mời. Thời gian của cuộc đi thăm sẽ được thoả thuận sau qua đường ngoại giao.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2016, 08:08:06 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #192 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2016, 12:27:24 am »

       
        7. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1992


Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 1992         

        1 - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Bằng đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 1992.

        Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã hội đàm với Thủ tướng Lý Bằng.

        Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng đã tiếp Thủ tướng Lý Bằng.

        Các cuộc hội đàm và gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân thành và thẳng thắn, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

        2- Hai bên đã nhìn lại những tiến triển mới trong quan hệ hai nước kể từ cuộc gặp cấp cao Việt - Trung tháng 11 năm 1991 đến nay. Hai bên nhất trí cho rằng, củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị giữa hai nước phù hợp với lợi ích cơ bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, cũng có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực.

        Căn cứ vào kết quả hội đàm, hai bên đã ký kết các văn kiện sau đây: Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư, Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật, Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật, Hiệp định văn hoá giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

        3- Hai bên đã trao đổi ý kiến nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước. Hai bên đông ý sẽ áp dụng biện pháp cần thiết để 4 Hiệp định ký lần này cũng như 8 Hiệp định đã ký trước đây là Hiệp định thương mại, Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc biên giới, Hiệp định hợp tác kinh tế, Hiệp định miễn thị thực, Hiệp định đường sắt biên giới, Hiệp định Hàng hải, Hiệp định Bưu điện, Hiệp định Hàng không được thực hiện toàn diện nhằm thúc đẩy sự hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước phát triển ổn định và có hiệu quả.

        4- Hai bên khẳng định lại những thoả thuận đạt được trong cuộc gặp cấp cao hai nước năm 1991 là thông qua đàm phán giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp về biên giới lãnh thổ giữa hai nước.

        Hai bên đồng ý đồng thời với việc tiếp tục đàm phán cấp chuyên viên, sẽ sớm bắt đầu đàm phán cấp Chính phủ căn cứ vào tiêu chuẩn và nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận, đi đến thoả thuận về nguyên tắc cơ bản giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ và căn cứ vào các nguyên tắc đó đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm giải quyết các vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ bao gồm trên biển và trên bộ. Trong khi chờ đợi giải quyết, hai bên đều không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp về biên giới, lãnh thổ.

        5- Hai bên khẳng định lại thoả thuận giữa lãnh đạo hai nước ghi trong bản Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 10 tháng 11 năm 1991 về vấn đề Đài Loan.

        6- Hai bên đã thông báo tình hình chính tri, kinh tế của mỗi nước.

        Phía Việt Nam đã giới thiệu những thành tựu to lớn và quan trọng mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới về mọi mặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam theo đường lối của Đại hội 7 Đảng Cộng Sản Việt Nam, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và phồn vinh.

        Phía Trung Quốc đã giới thiệu tình hình nhân dân Trung Quốc dưới sự chỉ đạo và cổ vũ của tinh thần Đại hội 14 Đảng Cộng sản Trung Quốc, đoàn kết nhất trí, đẩy nhanh cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc và những thành tựu to lớn đã giành được.

        7- Hai bên đã trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Hai bên cho rằng thế giới ngày nay đang trong thời kỳ có biến động to lớn và sâu sắc. Cục diện hai cực đã kết thúc, thế giới đang phát triển theo hướng đa cực hoá. Hoà bình và phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới ngày nay. Hai bên chủ trương trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, thiết lập trật tự quốc tế mới hoà bình, ổn định công bằng và hợp lý.

        8- Hai bên cho rằng duy trì hoà bình và ổn định của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước và khu vực là phù hợp với nguyện vọng chung và lợi ích cơ bản của nhân dân các nước trong khu vực.

        Hai bên chủ trương những bất đồng và tranh chấp giữa quốc gia và quốc tế cần tuân theo hiến chương Liên hợp quốc và Luật pháp quốc tế thông qua thương lượng giải quyết hoà bình, không được sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.

        Hai bên hoan nghênh những bước phát triển mới trong quan hệ giữa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, Châu Á và sẽ góp phần của mình vào việc thúc đẩy hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.

        9- Là những nước tham gia ký Hiệp định Pa-ri về Campuchia, hai bên bày tỏ mong muốn cùng với các nước và các bên liên quan tích cực góp phần thúc đẩy việt thi hành đầy đủ và nghiêm chỉnh Hiệp định Pa-ri nhằm thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc, xây dựng Campuchia thành một nước hoà bình, độc lập, trung lập, không liên kết có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, góp phần vào việc củng cố hoà bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á.

        10- Thủ tướng Lý Bằng đã chân thành cảm ơn sự đón tiếp long trọng và hữu nghị của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Thủ tướng Lý Bằng đã mời Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Trung Quốc vào lúc thuận tiện. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã vui vẻ nhận lời mời, thời gian đi thăm sẽ thoả thuận qua đường ngoại giao.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2016, 12:34:12 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #193 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2016, 03:38:42 am »

       
        8. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1994


Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 1994        

        1 - Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã sang thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 đến 22-11-1994.

        Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã hội đàm với Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Lê Đức Anh, và đã có các cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt, các cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng và các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam. Các cuộc hội đàm và gặp gỡ diễn ra trong bầu không khí hữu nghị chân thành và thẳng thắn, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân đã thành công tốt đẹp, đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc lên trình độ cao hơn và với phạm vi rộng hơn.

        2- Hai bên đã điểm lại những tiến triển mới trong quan hệ hai nước kể từ khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở lại bình thường từ tháng 11- 1991 đến nay. Hai bên nhất trí cho rằng, trên cơ sở những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ hai Đảng, hai nước được nêu rõ trong các Thông cáo tháng ngày 10-11-1991 và ngày 4-12-1992, việc củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị và sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước, làm cho mối quan hệ đó phát triển lâu dài, ổn định là phù hợp với nguyện vọng thiết tha của nhân dân hai nước và lợi ích cơ bản của hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Hướng tới thế kỷ 21, và hướng tới tương lai, hai bên mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng sâu rộng hơn.

        3- Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia tăng sự hợp tác về kinh tế thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi góp phần vào sự phát triển của mồi nước và phồn vinh của khu vực Hai bên đã ký các Hiệp định Chính phủ: "Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc", "Hiệp định về vận tải ô-tô", “Hiệp định về bảo đảm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau”. Hai bên đồng ý sẽ áp dụng những biện pháp có hiệu quả làm cho các Hiệp định được ký lần này và các Hiệp định hợp tác về thương mại, kinh tế, kỹ thuật đã ký trước đây được thực hiện một cách đầy đủ nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển lâu dài, ổn định.

        4- Hai bên khẳng định lại những thoả thuận tại các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước từ 1991 đến nay, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Hai bên hài lòng về sự tiến triển của các cuộc đàm phán cấp Chính phủ và cấp chuyên viên giữa hai nước. Hai bên đồng ý căn cứ vào "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giờ lãnh thổ giữa hai nước” đã được hai bên ký kết, cố gắng sớm giải quyết vấn đề biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tiếp tục tiến hành đàm phán về vấn đề trên biển nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết hai bên đều không tiến hành những hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực. Hai bên sẽ bàn bạc kịp thời và giải quyết thoả đáng những bất đồng nảy sinh với thái độ bình tĩnh, xây dựng, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước. Hai bên đồng ý thành lập Nhóm chuyên viên về vấn đề trên biển để tiến hành đối thoại và bàn bạc.

        5- Hai bên xác nhận lại những nhận thức chung trong Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 10-11-1991: Phía Việt Nam khẳng định Việt nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc, Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Phía Trung Quốc khẳng định kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ Chính phủ dưới bất cứ hình thức nào hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính Chính phủ với Đài Loan. Phía Việt Nam tỏ ý chỉ giao lưu về kinh tế thương mại phi Chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ Chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam.

        6- Hai bên đã thông báo cho nhau tình hình chính trị, kinh tế của mỗi nước.

        Phía Trung Quốc giới thiệu tình hình và những thành tựu to lớn của Trung Quốc trong công cuộc đi sâu cải cách mở cửa, ra sức phát triển sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.

        Phía Việt Nam giới thiệu những thành tựu to lớn của mình trong công cuộc đổi mới về mọi mặt, mở rộng quan hệ quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

        7- Hai bên cho rằng, duy trì hoà bình và ổn định khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước và khu vực là phù hợp với nguyện vọng cung và lợi ích cơ bản của nhân dân các nước trong khu vực. Phía Trung Quốc hoan nghênh những phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN. Hai bên bày tỏ lòng mong muốn đòng góp phần mình vào hoà bình, an ninh, ổn định và hợp tác kinh tế của khu vực.

        8- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân chân thành cảm ơn Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và nhân dân Việt Nam về sự đón tiếp trọng thị, nồng nhiệt và đã mời Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch Lê Đức Anh sang thăm Trung Quốc một lần nữa vào thời gian thích hợp. Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Lê Đức Anh đã vui vẻ nhận lời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #194 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2016, 05:36:27 am »

       
        9. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1995


Bắc Kinh, ngày 2 tháng 12 năm 1995         
        Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ ngày 26-11 đến ngày 02-12-1995.

        Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân. Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã lần lượt hội kiến với Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Bằng, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Kiều Thạch và Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Thuỵ Hoàn. Trong các cuộc hội đàm và gặp gỡ, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế của mỗi nước, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới, mở cửa, lãnh đạo và quản lý đất nước, và trao đổi ý kiến một cách sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Các cuộc hội đàm và gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân thành, thẳng thắn, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Các vị khách quý Việt Nam đã thăm một số cơ sở công, nông nghiệp và danh lam thắng cảnh ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải. Hai bên hài lòng về kết quả chuyến thăm của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, cho rằng thành công của chuyến thăm đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa hai Đảng, hai nước và sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hào bình, ổn định và phát triển của khu vực.

        Hai bên hài lòng về những tiến triển tích cực và thành quả của quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước từ khi quan hệ Việt-Trung trở lại bình thường tháng 11-1991 đến nay. Hai bên nhất trí đồng ý tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc đã được xác định trong các Thông cáo chung ngày 10-11-1991, ngày 04-12-1992 và ngày 22-11-1994, củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước, phù hợp lợi ích cơ bản của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

        Hai bên khẳng định lại những nguyên tắc, thoả thuận và hiểu biết đã đạt được trong các cuộc gặp cấp cao từ năm 1991 đến nay. Hai bên đồng ý trên cơ sở đó, với tinh thần lấy đại cục làm trọng, thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng hợp lý, hiệp thương hữu nghị, và căn cứ vào luật pháp quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc tế, thông qua đàm phán hoà bình giải quyết thoả đáng những vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại giữa hai nước, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ giữa hai nước.

        Hai bên vui mừng ghi nhận những tiến triển rõ rệt trong việc mở rộng quan hệ thương mại, phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước, cho rằng giữa hai nước có tiềm năng và triển vọng rất lớn cho việc mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại. Hai bên quyết tâm cùng cố gắng phát huy hơn nữa tiềm năng hợp tác, thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển trên cơ sở ổn định lâu dài. Hai bên đã đi đến thoả thuận về nguyên tắc trong vấn đề khai thông đường sắt hai nước.
Hai bên xác nhận lại những nhận thức chung trong các thông cáo chung Việt-Trung ngày 10-11-1991 và ngày 22-11-1994: Phía Việt Nam khẳng định Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc. Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Phía Trung Quốc khẳng định kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ chính phủ dưới bất cứ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính chính phủ với Đài Loan. Phía Việt Nam tỏ ý chỉ giao lưu về kinh tế thương mại phi chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam.

        Hai bên đã điểm lại sự phát triển của tình hình khu vực và quốc tế hiện nay, hài lòng thấy rằng hai bên có nhận thức chung rộng rãi đối với các vấn đề khu vực và quốc tế. Hai bên cho rằng duy trì và củng cố hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác kinh tế song phương và khu vực là phù hợp với nguyện vọng chung và lợi ích cơ bản của nhân dân các nước trong khu vực này. Hai bên sẵn sàng đóng góp phần mình vào hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu của Trung Quốc trong cải cách, mở cửa cũng như trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ gìn và thực hiện thống nhất đất nước; phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã giành được trong sự nghiệp đổi mới cũng như trong lĩnh vực mở rộng quan hệ quốc tế.

        Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười chân thành cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thể, nhiệt tình và hữu nghị. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã mời Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân sang thăm Việt Nam một lần nữa vào thời gian thuận tiện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã vui vẻ nhận lời.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2016, 05:42:47 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #195 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2016, 07:40:13 am »

       
        10. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc năm 1999


Bắc Kinh, ngày 27 tháng 2 năm 1999       

        1- Nhận lời mời của Tổng Bí thư ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ ngày 25-2 đến ngày 2-3-1999.

        Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã lần lượt hội kiến với Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Bằng; Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Thuỵ Hoàn; Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào và Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Ly Lam Thanh. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế của mỗi nước; trao đổi ý kiến rộng rãi về việc củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cũng như về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Các cuộc hội đàm và hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí thân mật, hữu nghị, chân thành, thẳng thắn, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

        Hai bên cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai Đảng, hai nước hướng tới thế kỷ XXI, và sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực.

        2- Hai bên bày tỏ hài lòng về sự củng cố không ngừng và phát triển tích cực của quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai Đảng, hai nước. Điều đó không những phù hợp với lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước mà còn có lợi cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Hai bên thoả thuận, trên cơ sở tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc được xác định trong các thông cáo chung công bố từ khi bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Trung quốc đến nay và nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước, xây dựng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. Hai bên khẳng định trên cơ sở nguyên tắc độc lập, tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiếp tục không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác, thúc đẩy quan hệ Nhà nước phát triển toàn diện.

        Hai bên xác định cần hướng tầm nhìn tới tương lai, tăng cường hơn nữa giao lưu hữu nghị, hợp tác và trao đổi kinh nghiệm bằng nhiều hình thức giữa các ban, ngành của Đảng, chính quyền, các tổ chức quần chúng và các địa phương hai nước, nhất là tăng cường trao đổi, giao lưu hữu nghị giữa thanh niên, thiếu niên hai nước, làm cho sự nghiệp hữu nghị của hai nước Việt Nam - Trung Quốc phát triển toàn diện, truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

        3- Hai bên khẳng định các thoả thuận và nhận thức chung đã đạt được trong các cuộc gặp gỡ cấp cao hai nước từ năm 199 1 đến nay, nhất trì cho rằng sớm giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước; đồng thời bày tỏ hài lòng về những tiến triển tích cực của các cuộc đàm phán hai nước trong những năm gần đây. Hai bên đồng ý tiếp tục với tinh thần lấy đại cục làm trọng, thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng hợp lý, hiệp thương hữu nghị và căn cứ vào luật pháp quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc tế, thông qua đàm phán hoà bình, giải quyết thoả đáng những vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại giữa hai nước.

        Hai bên quyết tâm đẩy nhanh tiến trình đàm phán, nâng cao hiệu suất công tác, ký kết Hiệp ước về biên giới trên bộ trong năm 1999; giải quyết xong vấn đề phân định Vịnh Bắc bộ trong năm 2000; cùng nhau xây dựng đường biên giới hai nước trở thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định.

        Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình, tìm ra một giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tích cực bàn bạc, tìm kiếm khả năng và giải pháp triển khai hợp tác trên biển trong các lĩnh vực như: bảo vệ môi trường biển, khí tượng thuỷ văn, phòng chống thiên tai. Đồng thời, hai bên đều không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Hai bên cần bàn bạc kịp thời và giải quyết thoả đáng những bất đồng nảy sinh với thái độ bình tĩnh, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước.

        4- Hai bên bày tỏ hài lòng trước những tiến triển về mở rộng giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế, hợp tác khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước trong những năm gần đây. Hai bên cho rằng việc mở rộng hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước còn nhiều tiềm lực to lớn, triển vọng sáng sủa. Trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, chú trọng hiệu quả và chất lượng, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển, hai bên quyết tâm cùng nỗ lực phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của các công ty lớn, mở rộng mậu dịch với khối lượng và kim ngạch lớn, khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp của hai bên triển khai hợp tác các dự án lớn, tạo điều kiện thuận lợi để họ đầu tư lẫn nhau; thúc đẩy mậu dịch biên giới hai nước phát triển lành mạnh, có trật tự. Hai bên sẽ tích cực tìm kiếm con đường và biện pháp mới nhằm phát triển cả về chiều rộng và nhiều sâu sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác; đưa quan hệ hợp tác đó lên một trình độ phát triển mới.

        Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước.

        5- Hai bên khẳng định lại những nhận thức chung đã đạt được trong các Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc 10-11-1991, 22-11-1994 Và 2-12-1995; phía Việt Nam khẳng định, Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc; Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại phi chính phủ với Đài loan, không phát triển quan hệ chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định vấn đề Đài Loan hoàn toàn là vấn đề thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc và kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ chính phủ dưới bất cứ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính chính phủ với Đài Loan.

        6- Hai bên vui mừng trước những thành tựu to lớn đã đạt được trong công cuộc dồi mới, mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải thiện đời sống nhân dân ở hai nước. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới, mở rộng hợp tác quốc tế vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa, mở rộng quan hệ đối ngoại, cũng như trong sự nghiệp giữ gìn và thực hiện thống nhất đất nước.

        7- Hai bên hài lòng với những nhận thức chung rộng rãi về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên cho rằng giữ gìn và củng cố hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới, tăng cường hợp tác kinh tế song phương, đa phương và khu vực là phù hợp với nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới. Hai bên chủ trương phấn đấu vì một trật tự chính trị, kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lý và sẽ thiết thực đóng góp phần mình vào việc giữ gìn và củng cố hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

        Hai bên cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á đã tác động về mặt kinh tế ở những mức độ khác nhau tại nhiều quốc gia Châu Á; các nước hữu quan cần cùng nhau gánh vác trách nhiệm, tăng cường phối hợp và hợp tác nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng. Phía Trung Quốc đánh giá cao những nỗ lực tích cực của Việt Nam nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á bảo đảm cho nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển. Phía Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của Trung Quốc nhằm làm dịu cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Aự và ổn định kinh tế khu vực.

        8- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu chân thành cảm ơn về sự đón tiếp trọng thể, nồng nhiệt và hữu nghị của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã mời Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân sang thăm Việt Nam một lần nữa vào thời gian thuận tiện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #196 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2016, 05:04:01 am »

       
        11. Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2000


Bắc Kinh, ngày 25 tháng 12 năm 2000         

        Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là "hai bên") là hai nước láng giềng Xã hội Chủ nghĩa có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Trong 50 năm qua kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Trung đã không ngừng củng cố và phát triển.

        Từ khi bình thường hoá quan hệ hai nước năm 1991, trên cơ sở những nguyên tắc được ghi nhận trong các "Thông cáo chung" năm 1991, năm 1992, năm 1994, năm 1995 và "Tuyên bố chung" năm 1999 nhân các cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, giao lưu giữa các ngành, các cấp diễn ra thường xuyên.

        Tháng 2 năm 1999, Tổng Bí thư hai Đảng đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Điều này phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

        Hai bên khẳng định lại, tiếp tục căn cứ theo tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và các nguyên tắc quan hệ quốc tế đã được thừa nhận, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển toàn diện. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở các nguyên tắc: độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

        Để thực hiện có hiệu quả phương châm chỉ đạo 16 chữ, không ngừng thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21, hai bên đồng ý tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực sau:

        I. Duy trì gặp gỡ cấp cao thường xuyên, tạo thêm động lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển; tăng cường hơn nữa tiếp xúc hữu nghị và giao lưu hợp tác dưới nhiều hình thức giữa các ban ngành, các tổ chức quần chúng và các địa phương của hai nước.

        II. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với thế hệ trẻ hai nước về truyền thống hữu nghị; triển khai trao đổi, giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên hai nước, góp phần tăng cường sự tin cậy và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, làm cho tình hữu nghị, sự tin cậy và hợp tác giữa nhân dân hai nước được kế tục và không ngừng phát triển.

        III. Trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, coi trọng hiệu quả thực tế, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển, tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác trong các Linh vực kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Vì vậy, hai bên đồng ý cùng nỗ lực trong các lĩnh vực sau:

        1. Phát huy đầy đủ vai trò của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại trong việc tăng cường quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác đầu tư giữa hai nước. Thông qua nhiều hình thức đa dạng như phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của các công ty lớn, mở rộng buôn bán hàng hoá khối lượng lớn, khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên triển khai các dự án hợp tác lớn, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên. Tạo dựng môi trường kinh doanh tốt đẹp, không ngừng khai thác tiềm năng, đảm bảo mậu dịch giữa hai bên tăng trưởng ổn định, liên tục; duy trì chính sách đầu tư ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư giữa các doanh nghiệp của hai bên; tích cực quán triệt thực hiện “Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới", tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, quy phạm hoá buôn bán biên giới giữa hai nước.

        2. Phát huy vai trò điều tiết và chỉ đạo vĩ mô của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác khoa học kỹ thuật, thúc đẩy hợp tác và trao đổi về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn và khuyến khích các cơ quan hữu quan của Chính phủ, các cơ sở và viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các xí nghiệp phục vụ khoa học kỹ thuật của hai nước triển khai rộng rãi hợp tác khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực như thông tin, sinh học, nông nghiệp, khí tượng, hải dương, bảo vê môi trường, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình và các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

        3. Tích cực thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa hai nước về nông, lâm, ngư nghiệp, khuyến khích và ủng hộ các xí nghiệp và cơ quan hữu quan của hai nước tăng cường trao đổi và hợp tác trên các mặt như tạo ra các giống cây trồng nông nghiệp, giống gia súc gia cầm tốt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, chế tạo máy móc nông nghiệp, đánh bắt trên biển, nuôi trồng thuỷ sản.

        4. Tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và điều tiết kinh tế vĩ mô.

        5. Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực giao thông vận tải, cùng nhau phát triển vận chuyển hành khách, hàng hoá qua tuyến đường sắt quốc tế giữa hai nước, mở rộng đường sắt liên vận quốc tế đến nước thứ ba, thúc đẩy trao đổi nhân viên và hàng hoá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #197 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2016, 01:13:56 pm »

        6. Khuyến khích ngành bưu điện hai nước tăng cường trao đổi và hợp tác trên các mặt hiện đại hóa mạng lưới bưu chính, viễn thông, ứng dụng kỹ thuật mới, khai thác nghiệp vụ mới.

        7. Mở rộng hợp tác du lịch, khuyến khích ngành du lịch giữa hai nước tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trên các mặt như quản lý, quảng cáo tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực và tạo thuận lợi cho công dân hai nước và công dân nước thứ 3 đi du lịch hai nước.

        8. Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin trên các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và khí tượng thuỷ văn; cùng nỗ lực hợp tác và khai thác lưu vực sông Mê Công.

        9. Mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trên các mặt như quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị và đào tạo nguồn nhân lực.

        IV. Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp giữa hai bên tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực như Liên Hợp quốc, ARF, Hợp tác Đông Á, APEC, ASEM, thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác giữa các nước đang phát triển, tiếp tục ra sức xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lý, có đóng góp mới cho việc bảo vệ hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

        Hai bên đánh giá cao vai trò tích cực của tổ chức ASEAN đối với sự ổn định và phát triển của khu vực, khẳng định lại sẽ tiếp tục dốc sức tăng cường quan hệ láng giềng, đối tác tin cậy giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, nỗ lực tích cực vì ổn định và phồn vinh lâu dài của Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á.

        Tiếp tục tăng cường cơ chế trao đổi ý kiến hàng năm giữa quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao hai nước, trao đổi ý kiến về những vấn đề song phương, khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

        V. Thông qua việc triển khai qua lại quân sự ở các cấp và các lĩnh vực khác nhau, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các cơ quan quốc phòng và quân đội hai nước, mở rộng trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực an ninh.

        VI. Tăng cường trao đổi và hợp tác về văn hoá, thể dục thể thao và các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm tăng cường thăm lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, triển khai đào tạo nhân lực...

        VII. Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, bao gồm trao đổi lưu học sinh, cán bộ giảng dạy, khuyến khích và ủng hộ các trường đại học, các ngành giáo dục và các cơ sở nghiên cứu của hai bên tăng cường hợp tác trực tiếp.

        VIII. Tăng cường hợp tác trong các mặt phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia cũng như trao đổi và hợp tác giữa các cơ quan tư pháp, công an, toà án, viện kiểm sát của hai bên, tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan kỷ luật, kiểm sát, giám sát của hai bên về chống tham nhũng đề cao liêm khiết.

        IX. Hai bên nhất trí cho rằng, việc hai nước ký kết “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ giữa nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” có ý nghĩa lịch sử sâu rộng, sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển mạnh hơn nữa trong thế kỷ 21. Hai bên ca kết sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các thoả thuận liên quan đã ký kết giữa hai nước, tích cực hợp tác, nỗ lực xây dựng biên giới hai nước thành biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.

        Hai bên khẳng định, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình để tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tích cực bàn bạc, tìm kiếm khả năng và giải pháp triển khai hợp tác trên biển tìm kiếm khả năng và giải pháp triển khai hợp tác trên biển trong các lĩnh vực như: bảo vệ môi trường biển, khí tượng thuỷ văn, phòng chống thiên tai. Đồng thời, hai bên đều không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Hai bên cần bàn bạc kịp thời và giải quyết thoả đáng những bất đồng nảy sinh với thái độ bình tĩnh xây dựng, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước.

        X. Hai bên khẳng định lại những nhận thức chung đã đạt được trong các Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc 10-11-1991, 22-11-1994, 2-12-1995 và Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 27-2-1999: phía Việt Nam khẳng định chính sách một nước Trung Quốc, Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc; Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại phi Chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ Chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định vấn đề Đài Loan hoàn toàn là vấn đề thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc và kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ Chính phủ dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính Chính phủ với Đài Loan.

        Tuyên bố chung được ký tại Bắc Kinh, ngày 25-12-2000 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trì như nhau.

                 ĐẠI DIỆN                                                                         ĐẠI DIỆN
      NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                                 NƯỚC CHND TRUNG HOA
   BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO                                            BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
                 (Đã ký)                                                                             (Đã ký)
          NGUYỄN DY NIÊN                                                      ĐƯỜNG GIA TRIỀN




Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #198 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2016, 08:40:27 am »

       
        12. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc năm 2001


Bắc Kinh, ngày 4 tháng 12 năm 2001       

        1- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30-11 đến ngày 4-12-2001.

        Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân; lần lượt hội kiến với Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Lý Bằng; Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Chu Dung Cơ, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Lý Thuỵ Hoàn; Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào Hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi ý kiến sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Các cuộc hội đàm và hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí thân thiết và hữu nghị.

        Hai bên cho rằng, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thành công tốt đẹp, chuyến thăm này là một sự kiện trọng đại trong quan hệ hai Đảng, hai nước vào đầu thế kỷ mới, góp phần quan trọng vào việt tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thế kỷ XXI và sẽ có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đối với hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

        2- Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu lịch sử mà Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong 80 năm qua, và tin chắc rằng Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc nhất định giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu lịch sử mà Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong hơn 70 năm qua, và tin chắc rằng Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam nhất định giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hai bên quyết tâm, xuất phát từ thực tế của mỗi nước, tiếp tục tìm tòi và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trọng đại trong việc xây dựng Đảng và Nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển và xã hội tiến bộ.

        3- Hai bên hài lòng chỉ rõ, kể từ khì bình thường hoá quan hệ hai nước, sự giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Hai bên đã ra các Thông cáo chung năm 1991, 1992, 1994, 1995 và các Tuyên bố chung năm 1999, 2000, lần lượt ký Hiệp ước biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ. Hai Đảng, hai nước đã trao đổi rộng rãi và sâu sắc về những kinh nghiệm đồi mới, cải cách mở cửa, xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước, lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước đã nâng lên một tầm cao mới. Hai Đảng, chính phủ và nhân dân hai nước vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp và quan trọng của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

        4- Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước; không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thế kỷ mới không những phù hợp với lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, mà còn có lợi cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hai bên quyết tâm kiên trì phương châm chỉ đạo 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", quán triệt và thực hiện một cách toàn diện mục tiêu và nhiệm vụ đã được nêu rõ trong bản Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa hai nước, không ngừng nâng tầm cao và chất lượng của quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt - Trung, làm cho hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc đời đời hữu nghị.

        5- Nhằm tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thế kỷ mới, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước; thúc đẩy sự giao lưu và hợp tác nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các Ban ngành Đảng, Chính quyền, Quốc hội, các đoàn thể nhân dân và các địa phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục... giữa hai nước; tăng cường việc trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước giữa hai bên; tham khảo lẫn nhau về kinh nghiệm đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng Đảng; tăng cường sự giao lưu hữu nghị với hình thức đa dạng và nội dung phong phú giữa thanh thiếu niên hai nước, làm cho mối tình hữu nghị truyền thống đã được các bậc tiền bối cách mạng hai nước dày công vun đắp cũng như sự nghiệp hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #199 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2016, 04:41:56 am »

        6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hoá của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.

        Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.

        Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

        7- Hai bên nhất trí cho rằng, việc hai nước ký Hiệp định biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ là sự kiện có ý nghĩa trọng dại, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước và sự ổn định của khu vực.

        Hai bên đồng ý tuân theo nhận thức chung của các nhà lãnh đạo hai nước, nhanh chóng hoàn thành các công việc đàm phán tiếp theo có liên quan đến Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ, để Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ sớm có hiệu lực, tích cực thúc đẩy và tăng nhanh tiến trình công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền, xây dựng biên giới hai nước thành biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.

        Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình để tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đề có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tích cực tìm kiếm khả năng và biện pháp triển khai hợp tác trên biển trong các lĩnh vực như: bảo vệ môi trường biển, khí tượng thuỷ văn, phòng chống thiên tai. Đồng thời, hai bên đều không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực đối với những bất đồng nảy sinh, cần bàn bạc kịp thời và giải quyết thoả đáng với thái độ bình tĩnh, xây dựng không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước.

        8- Phía Việt Nam khẳng định Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc. Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại phi Chính phủ với Đài loan, không phát triển quan hệ Chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định vấn đề Đài Loan hoàn toàn là vấn đề thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc và kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ Chính phủ dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính Chính phủ với Đài Loan.

        9- Hai bên hài lòng với những nhận thức chung rộng rãi về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên cho rằng hoà bình, hợp tác, phát triển và tiến bộ xã hội đã trở thành trào lưu của thời đại hiện nay. Hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc tha thiết mong muốn thế giới hoà bình bền vững, cuộc sống yên ổn lâu dài; tha thiết mong muốn xây dựng một trật tự quốc tế mới công bằng và hợp lý, thúc đẩy các nước cùng phồn vinh và phát triển. Hai bên phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền trong công việc quốc tế, phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.Hai bên chủ trương tôn trọng lịch sử văn hoá, chế độ xã hội, mô hình phát triển của các nước và các nền văn minh trên thế giới.

        Hai bên đánh giá cao vai trò tích cực của tổ chức ASEAN trong việc giữ gìn và thúc đẩy sự ổn định và phát triển của khu vực, khẳng định lại sẽ tiếp tục góp sức tăng cường quan hệ đối tác láng giềng tin cậy giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, nỗ lực và đóng góp tính cựe vào sự ổn định và phồn vinh lâu dài của Châu á, đặc biệt là khu vực Đông Á.

        10- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thể, nồng nhiệt và hữu nghị của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào thời gian thuận tiện trong năm tới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2016, 04:48:12 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM