Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:16:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310358 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #170 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2015, 02:07:01 am »

        5) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam – Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 17 đến ngày 19-11-1986

        Hai bên trao đổi tiếp các chỉ thị số 3, số 2 và số 4 (chỉ thị số 5 để lại phiên họp kỳ sau - vấn đề giao đất đai).

        Chuẩn bị chương trình làm việc cho họp Uỷ ban liên hợp khoá II; Bàn các vấn đề khác mà hai bên cần nêu thêm như: Vấn đề thanh toán tài chính, cách giải quyết các mốc chưa thống nhất, vấn đề chuyển bản đồ khi đi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.

        Hai bên đã làm việc khẩn trương, cởi mở, các chỉ thị nêu lên đều thống nhất chỉ thay đổi một số câu chữ cho thích hợp. Nhưng vấn đề gay cấn bàn nhiều nhất là phía Campuchia cho rằng: Nguyên tắc để bàn giải quyết các vấn đề là phải theo đúng bản đồ Bonne là bản đồ gốc. Phía Việt Nam cho rằng nếu bất kể vấn đề gì trên đường biên giới đều theo bản đồ Bonne thì những vấn đề đã thoả thuận với nhau trong các hội nghị đều phải bỏ, phải sửa lại Hiệp ước vì trước đây đã thoả thuận mô tả hiệp ước theo bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 (như vậy khoảng 500 km theo sông, 100 km theo sống núi, một số đường sá, một số khác khoảng 213 km độ dài đường biên giới sẽ phải mô tả lại). Cuối cùng thống nhất cứ nêu lên để Uỷ ban liên hợp giải quyết.

        Về vấn đề thanh toán tài chính thống nhất hai bên cùng đóng góp, cùng làm để đảm bảo chất lượng mốc. Hai Bên đã thống nhất được chỉ tiêu về xi măng, sắt, thép cho các mốc quốc giới.

        6) Cuộc họp khoá II của Uỷ ban liên hợp PGCM Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 21 đến ngày 24-11-1986

        Nhận xét, đánh giá đợt I công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới đoạn I và H giữa hai tỉnh Tây Ninh và Svey-riêng. Đối với những mốc không cắm đúng vị trí, Uỷ ban liên hợp cử một phái đoàn liên hợp có đại diện cả hai bên đi kiểm tra tại chỗ để giải quyết điều chỉnh tại thực địa. Các đoạn biên giới có liên quan đến các mốc trên sẽ được phân vạch lại nếu có sự thay đổi về vị trí mốc.

        Đối với việc thi công mốc không đúng với thiết kế, Uỷ ban liên hợp cho rằng trong điều kiện có khó khăn khách quan, làm như vậy vẫn chấp nhận được. Nhưng cần chú ý khi bắt buộc có sự thay đổi nào so với thiết kế, hai bên cần bàn bạc thoả thuận trước khi thi công và phải bảo đảm chất lượng của công trình theo như qui định.

        Đối với các mốc sơn không bền màu, cần phải sơn lại nhất là sơn đỏ Chụp lại các ảnh chưa đúng yêu cầu kỹ thuật.

        - Ban hành 4 chỉ thị dùng cho các đội liên hợp đi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới:

        Chỉ thị số 1 về nguyên tắc và căn cứ đi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
        Chỉ thị số 2 về cắm mốc quốc giới Việt Nam - Campuchia.
        Chỉ thi số 3 về qui định kỹ thuật để phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
        Chỉ thị số 4 về cách thức làm văn kiện sau khi đi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.

        - Một số vấn đề khác: Toàn bộ kinh phí, vật tư, phương tiện và nhân lực sử dụng cho công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới sẽ do hai bên cùng nhau trao đổi và lập dự trù. Hàng năm khi Uỷ ban liên hợp họp sẽ nghe báo cáo vấn đề kinh phí năm đó và cùng bàn cách thanh toán. Về việc chuyển bản đồ, sẽ tiến hành tại Tây Ninh khoảng đầu tháng 12 năm 1986.

        7) Làm việc giữa hai đoàn chuyên viên kỹ thuật bản đồ biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Tây Ninh từ ngày 2 đến ngày 8-12-1986

        Trong khi làm việc, phía Campuchia đã có một bản đánh máy sẵn cứ theo đó mà nói và tranh luận với Việt Nam. Không chuyển đoạn H và I của Tây Ninh và Svey-riêng, chỉ làm các đoạn L, K và M. Hai bên tranh luận nhiều về từ "sông, suối" (trong chỉ thị không có dấu phẩy, bạn nêu suối là bắt nguồn từ suối và từ núi chảy ra, không nói đến kênh rạch. Do đó rạch là phải vạch đường biên giới vào giữa. Ta nêu từ sông, suối bao gồm cả kênh, rạch).

        Cool Làm việc song phương giữa hai đoàn kỹ thuật liên hợp Việt Nam - Campuchia, tại Tây Ninh và Svey-riêng từ ngày 4 đến ngày 7-3-1987

        Hai Đoàn tiến hành kiểm tra ngoài thực địa 04 mốc H.7-4, H.7-5, H.8 và H.8-1. Ngày 11-3-1987, hai bên ký Biên bản làm việc chung thống nhất báo cáo kết quả kiểm tra song phương bốn cột mốc trên và đề nghị cấp trên giải quyết từng trường hợp cụ thể.

        Mọi công việc tiếp theo: Xây mốc mới do thay đổi vị trí, sửa mốc, sơn mốc, phân vạch đường biên giới giữa hai mốc do thay đổi vị trí... hai bên thống nhất giao nhiệm vụ cho Đội liên hợp phân giới cắm mốc của hai tỉnh Tây Ninh và Svey-riêng tiến hành khi Đội này làm đến đoạn H trong năm.

        9) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp PGCM Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 8 đến ngày 13-5-1987

        Hai Trưởng đoàn biểu dương các đồng chí trong phái đoàn liên hợp và rất hài lòng về kết quả kiểm tra 4 mốc mà phái đoàn liên hợp đã tiến hành với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, tích cực, khẩn trương và với tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 4 ngày (từ 4 đến 7-3-1987).

        -  Về công việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới một số đoạn giữa các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp với Svey-riêng, Prây-veng: Với trách nhiệm cao, tích cực, khẩn trương và tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau các tỉnh nói trên đã ngày càng nắm vững các văn kiện pháp lý, biên bản và chỉ thị của Uỷ ban liên hợp nên đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong việc phân giới và cắm mốc các đoạn biên giới I, L và M. Tuy nhiên, tốc độ công việc còn chậm so với khả năng do có sự khác nhau giữa bản đồ và thực địa tại một số nơi, nên cũng mất nhiều thời giờ trong việc tìm vật chuẩn để đo đạc; hoặc có nơi lại chậm thoả thuận với nhau về loại xi măng để xây mốc hoặc có nơi lúc đầu nghỉ hơi nhiều; hoặc có nơi lại vắng đội trưởng, tổ trưởng kỹ thuật nên ngoài thực địa không có người giải quyết kỹ thuật, có nơi lấn cấn về sự tồn tại mốc cũ, hoặc địa phương một số nơi thoả thuận với nhau dùng cày để làm rõ đường biên giới sau khi đã phân ranh và cắm mốc nên cũng rất tốn kém và cũng nguy hiểm. Với quyết tâm làm nghiêm túc, nhanh gọn, hai Trưởng đoàn nhất trí:

        Các Đội liên hợp làm việc 4 ngày (kể cả chủ nhật), nghỉ một ngày. Nếu có lý do chính đáng phải nghỉ thêm phải thông báo cho đội bạn trước một ngày;

        Các cố vấn kỹ thuật phải thường xuyên có mặt ngoài thực địa những ngày làm việc để cùng Đội trưởng và Tổ trưởng kỹ thuật xử lý mọi công việc. Nếu cần nghỉ vì lý do chính đáng, phải cử người tạm thay và thông báo cho đội bạn;

        Việc làm rõ đường biên giới sau khi hai bên đã chính thức phân vạch và cắm mốc do hai tỉnh có liên quan bàn và thoả thuận. Nếu làm cần chú ý bảo đảm theo đúng Hiệp ước hoạch định, tiết kiệm và bảo đảm an toàn.

        Ngoài ra, hai Trưởng đoàn nhất trí: Bổ sung vào chỉ thị số 2 về công tác cắm mốc (Về xi măng, nếu không có P. 500, có thể dùng xi măng chất lượng tương đương và cả xi măng P.400; Không dùng xi măng vón cục, phải dùng nước ngọt, nước sạch, cát vàng, đá sạch - tạp chất không quá 5% để pha trộn bê tông và bảo dưỡng bê tông theo đúng chỉ thị số 2 và bản thiết kế; Đối với mốc cắm ở vùng thấp được phép nâng độ cao đặt mốc - cột 0,00 lên mặt đất tự nhiên từ 30 cm - 50 cm).

        Giao cho chuyên viên về mốc của hai bên nghiên cứu đề xuất với Uỷ ban liên hợp về cột dấu vùng ngập lụt.

        Làm nội nghiệp: Bản gốc làm tại Phnôm Pênh từ giữa tháng 8- 1987. Bản chính thức làm tại Hà Nội từ giữa tháng 9-1987. Ngày giờ và địa điểm để lễ ký kết, hai bên sẽ quyết định sau.

        Giao cho các tỉnh liên quan gặp nhau vào thời gian thích hợp để làm tiếp những đoạn biên giới còn lại vào những tháng mùa khô cuối năm 1987 (tháng 11, 12-1987 và tháng 01-1988);

        Giao cho chuyên viên hai bên chuẩn bị cho khoá họp thứ III của Uỷ ban liên hợp. Khi làm bản gốc ở Phnôm Pênh để Uỷ ban liên hợp có thể họp vào trung tuần tháng 11-1987 tại Phnôm Pênh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2015, 01:50:08 am »

        10) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên PGCM Việt Nam - Campuchia tại Phnôm Pênh từ ngày 5-9-1987 đến ngày 5-10-1987

        Ngày 5- 10-1987, hai bên ký Biên bản làm việc chung, thống nhất các vấn đề sau:

        - Nhận xét đánh giá công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Prây-veng và Svey-riêng. Đoạn M, làm từ ngày 23-3-1987 đến ngày 13-6-1987 hoàn thành đoạn M: Phân giới đường biên giới dài khoảng 50 km. Xây được 11 mốc, 9 mốc to, 2 mốc nhỏ, cắm 6 cột định hướng thay cho vật chuẩn ở các mốc M.5, M.6, M.7-1. So với dự kiến, thêm hai mốc kép (M.3 và M.4) và giảm một mốc nhỏ (M.2-2).

        Đoạn L, làm từ ngày 9-3-1987 đến ngày 31-7-1987, phân giới được 43 km 300, xây được 18 mốc (7 mốc to, 11 mốc nhỏ). Còn lại 31,7 km chưa phân giới và 6 mốc chưa cắm.

        Đoạn H, còn lại 41 km chưa phân giới và 10 mốc (2 mốc to, 8 mốc nhỏ) chưa cắm.

        Như vậy, trong năm 1987 phân giới được khoảng 120 km đường biên giới và xây được 37 mốc; xây lại 3 mốc, sửa lại 2 mốc. Cả hai năm 1986 và 1987, phân giới được 173 km đường biên giới; xây được 65 mốc xây lại 3 mốc và sửa lại 2 mốc.

        Nhận xét chung: Tinh thần trách nhiệm và tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn của cán bộ, chiến sĩ và nhân viên kỹ thuật hai bên đã được phát huy cao độ, nắm vững các văn bản pháp lý, rút được nhiều kinh nghiệm trong công tác, trình độ nhiều mặt được nâng lên. Tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai bên tốt nên công tác phân giới cắm mốc đạt kết quả, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và trang bị kỹ thuật. Vị trí mốc đã cắm và các đoạn biên giới đã phân vạch về cơ bản đạt độ chính xác cao. Toàn bộ mốc đã thi công đúng qui cách, đúng thiết kế, bảo đảm chất lượng.

        Chế độ làm việc, hai bên nhất trí thêm khi họp sơ kết giữa các tỉnh để đánh giá một đợt công tác hoặc kết thúc một đoạn biên giới nên có đại diện hai đoàn ở Trung ương dự để kịp thời giúp các địa phương giải quyết những mắc míu.

        Việc thanh toán các khoản chi cho công tác phân vạch và cắm mốc: Sẽ do đại diện hai bên trong Uỷ ban liên hợp tổng kết và báo cáo thanh quyết toán lên Chính phủ hai nước giải quyết sau khi xong từng đoạn biên giới một.

        Hai bên khẩn trương chuẩn bị để có thể sớm thi hành Hiệp định về quy chế biên giới.

        Hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu thiết kế cột dấu vùng ngập lụt khi điều kiện cho phép.

        11) Làm việc giữa hai đoàn chuyên viên kỹ thuật bản đồ Việt Nam - Campuchia, tại Hà Nội từ ngày 20-10-1987 đến ngày 5-11-1987

        Hai bên đã làm xong toàn bộ các biên bản về mốc của đoạn M và I (từ mốc I.6, I.5-2 và I.7), xong biên bản phân giới cắm mốc đoạn M, sơ đồ mốc quốc giới của đoạn M và I (từ mốc I.6, I.5-2 và I. 7), xong bản đồ đường biên giới (đoạn M) và đã chuẩn bị xong một phần bản đồ đường biên giới (đoạn I).

        12) Cuộc họp khoá III của Uỷ ban liên hợp PGCM Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 4 đến ngày 9-12-1987

        Hai đoàn đã thống nhất: Đánh giá công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Svey-riêng và Prây-veng; Những vấn đề cần giải quyết (về chế độ làm việc thêm khi họp sơ kết giữa các tỉnh có đại diện của Trung ương; bổ sung các chỉ thị 1, 2, 3).

        Về cột dấu vùng ngập lụt, hai đoàn thoả thuận hoãn việc xây dựng cột dấu vùng ngập lụt đến khi làm xong việc khảo sát địa chất công trình.

        Về việc làm rõ đường biên giới, nhất trí làm đúng tinh thần cuộc họp bất thường giữa hai Trưởng đoàn tháng 5-1987. Khi nghiên cứu việc phân giới và cắm mốc các đoạn biên giới, phía Việt Nam cố gắng tìm và cung cấp tài liệu cần thiết để hai bên có thể cùng nghiên cứu.

        Việc thanh toán các chi phí chung về phân giới và cắm mốc, hai tỉnh liên quan với sự có mặt của đại diện hai đoàn trong Uỷ ban liên hợp và đại diện cơ quan tài chính hai nước tổng kết chi phí cho công tác phân giới cắm mốc từng đoạn, trên cơ sở đó Uỷ ban liên hợp trình Chính phủ hai nước giải quyết. Hai Bên cũng đã bàn về vấn đề tổ chức ký các văn bản đoạn M, vấn đề bảo đảm an toàn khi đi phân giới cắm mốc nhất là đoạn biên giới giữa Tây Ninh và Cong-pong-cham. Về thi hành Hiệp định quy chế biên giới, hai bên thống nhất khẩn trương chuẩn bị để thi hành vào cuối năm 1988.

        Rút kinh nghiệm thực tế hai năm qua và để tránh phải làm lại, hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp yêu cầu các chuyên viên kỹ thuật hai bên cùng nhau nghiên cứu kỹ bản đồ và thực địa về hướng đi của đường biên giới và vị trí mốc sẽ cắm, tranh thủ sự đồng ý của lãnh đạo địa phương hai bên trước khi xác định chính thức vị trí mốc và tiến hành cắm mốc. Trong trường hợp chưa xác định được sự nhất trí giữa hai tỉnh liên quan về vị trí mốc nào đó thì hai tỉnh cứ tiếp tục tiến hành phân giới cắm mốc trên vị trí tiếp theo.

        13) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp PGCM Việt Nam - Campuchia, tại Tây Ninh từ ngày 15 đến ngày 17-6-1988

        Hai Trưởng đoàn nhất trí khoá họp đầu tiên của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc tiến hành vào năm 1989. Thời gian và địa điểm cụ thể, hai bên sẽ thoả thuận sau.

        Thay cho cuộc họp Uỷ ban liên hợp sẽ tiến hành cuộc họp về kỹ thuật để kiểm điểm, rút kinh nghiệm về mặt kỹ thuật 3 năm qua và thống nhất về các vấn đề kỹ thuật. Cuộc họp sẽ tiến hành trong tháng 9-1988 hoặc tháng 10-1988. Thời gian và địa điểm cụ thể, hai bên sẽ thông báo cho nhau sau. Thành phần gồm các đồng chí phụ trách kỹ thuật, cố vấn và Tổ trưởng kỹ thuật hai bên. Đoàn chuyên viên kỹ thuật của mỗi bên do một đồng chí Phó Trưởng đoàn đại biểu trong Uỷ ban liên hợp làm Trưởng đoàn.

        14) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên kỹ thuật Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 24-11-1988 đến ngày 5-12-1988

        - Nhận xét, đánh giá công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới năm 1988 và 3 năm 1986, 1987, 1988:

        Năm 1988: Hai bên đã xây dựng được 7 mốc (2 mốc to, 5 mốc nhỏ), xây lại 1 mốc nhỏ, cắm 11 cột định hướng thay cho vật chuẩn. Hai bên phân giới được khoảng 40 km đường biên giới.

        Cả 3 năm 1986, 1987, 1988: Hai bên đã xây được 72 mốc (31 mốc to 41 mốc nhỏ, xây lại 4 mốc và 1 vế của mốc kép, sửa lại 4 mốc, đồng thời xây được 21 cột định hướng thay cho vật chuẩn phân giới được khoảng 207 km đường biên giới.

        Trong 5 đoạn biên giới H, I, K, L, M (124 mốc, dài khoảng 337 km mà hai đoàn trong Uỷ ban liên hợp đã thoả thuận tiến hành phân giới và cắm mốc trong các năm qua, sau 3 năm 1986, 1987 và 1988 hai bên đã hoàn thành đoạn M (đang hoàn thiện các văn bản để ký); gần hoàn thành đoạn I.
Để hoàn thành 5 đoạn trên, còn phải tiếp tục xây 54 mốc (20 mốc to 34 mốc nhỏ, trong đó có 2 mốc xây lại là I-6 và K-1, phân giới khoảng 1130 km đường biên giới.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2015, 02:07:41 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #172 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2015, 02:31:12 am »

        Nhận xét chung: Công tác phân giới và cắm mốc 3 năm qua đã trưởng thành nhiều mặt. Năm đầu (1986) tốc độ khá nhanh; năm 1987 công việc vẫn tiến triển tốt, nhưng cũng có lúc có nơi đã chậm dần; sang năm 1988 tốc độ khá chậm, có nơi rất chậm mà nguyên nhân chủ yếu do bản đồ với bản đồ kèm theo Hiệp ước có một chỗ không khớp nhau, bản đồ với thực địa kể cả bản đồ Bonne cũng không khớp nhau, bản đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 do có sai sót trong biên vẽ và in mà kỹ thuật hai bên đã không kiểm tra trước khi làm việc, nên đã nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp. Mặt khác trong việc quy định về kỹ thuật (trong chỉ đạo số 3) do chưa có nhiều kinh nghiệm nên có một số điểm chưa rõ, chưa đủ đã dẫn đến tình trạng mỗi bên hiểu một cách, nên cũng đã nảy sinh những vấn đề phức tạp, có lúc để xảy ra căng thẳng.

        Những vấn đề cần giải quyết về mặt bản đồ và quy định về kỹ thuật:

        Về bản đồ: Hai bên thống nhất đánh giá và chấp nhận hai loài bản đồ kèm theo Hiệp ước (Bonne tỷ lệ 1/100.000 và UTM tỷ lệ 1/50.000) không phải là bản đồ chuyên dùng cho biên giới, nên không khớp nhau giữa bản đồ và giữa bản đồ với thực địa. Thừa nhận có những sai sót của bản đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 nhất trí để kỹ thuật hai bên kiểm tra lại, trước mắt là các mảnh mà hai bên đã và đang tiến hành phân giới và cắm mốc, lập thành các bảng thống kê. Các sai số về kỹ thuật in bản đồ, hai bên đều có ý kiến khác nhau:

        Phía Campuchia cho rằng: Sai số in chồng màu không quá 0,1 mm (dấu in ba màu không chồng lên nhau ở góc khung của bản đồ). Sai số về lưới ô vuông không thể 0,2 mm + 2 M (M là giá trị sai số của UTM 1/50.000). Sai số địa hình, địa vật không thể quá 0,4 mm so với bản đồ UTM 1/50.000.

        Phía Việt Nam cho rằng: Sai số in chồng mầu cho phép là 0,5 mm (các tổ chức quốc tế hợp đồng in cũng cho phép 0,3 mm) bản đồ 1/25.000 (thực chất là sơ đồ, nên có thể có sai số lớn). Sai số lưới ô vuông cho phép là 0,3 mm cho từng ô. Sai số địa hình, địa vật không cần quy định, vì sau này đi thực địa sẽ được kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung.

        Cuối cùng, hai bên nhất trí để chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu tiếp và sẽ trao đổi giải quyết ở hội nghị hai Trưởng đoàn.

        Việc xây dựng cột dấu vùng ngập lụt: Campuchia đề nghị theo yêu cầu của địa phương cần phải xây dựng. Việt Nam trả lời là sau khi nghiên cứu và tham khảo ý kiến các địa phương thấy không cần thiết phải làm, vì có thể thay cột dấu bằng những vật chuẩn khác. Trường hợp cần xây dựng thì theo trình tự sau: Cột dấu vùng ngập lụt để đánh dấu các mốc quốc giới bị ngập sâu trên 2 -3 mét, thời gian ngập trên 2 - 3 tháng và cách 4-5 mốc to bị ngập sẽ làm cột dấu gần đó, ở nơi đất cao, địa chất ổn định để thuận tiện việc thi công. Tiến hành nghiên cứu thuỷ văn. Dự kiến vị trí xây dựng cột dấu trên bản đồ và thiết kế sơ bộ trong phòng. Khảo sát địa chất công trình ở vị trí xây dựng. Thiết kế kỹ thuật và thi công. Cuối cùng, hai bên nhất trí cử chuyên viên xuống cùng địa phương nghiên cứu thuỷ văn và báo cáo trên.

        15) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp PGCM Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24 đến ngày 27-01-1989

        Nhận xét công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới trong 3 năm 1986, 1987 và l988: Nhất trí như biên bản hội nghị chuyên viên kỹ thuật ngày 5 tháng 12 năm 1988.

        Hai Trưởng đoàn thống nhất đánh giá và chấp nhận hai loại bản đồ kèm theo Hiệp ước (bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 và UTM tỷ lệ 1/50.000) không phải là bản đồ chuyên dùng cho biên giới nên không khớp nhau giữa bản đồ với bản đồ và giữa bản đồ với thực địa. Thừa nhận có những sai sót của bản đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000.

        Vấn đề cột dấu vùng ngập lụt, việc làm rõ đường biên giới sau khi phân giới cắm mốc và việc ký văn bản đoạn biên giới M: Hai Trưởng đoàn nhất trí như Hội nghị chuyên viên ngày 5-12-1988.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2015, 02:37:44 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #173 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2015, 04:28:47 am »

       
        5. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN CUỐI NĂM 2006


        Quan hệ Việt Nam - Campuchia từ sau năm 1990 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế có những chuyển biến quan trọng. Chiến tranh lạnh kết thúc. Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống trên thế giới, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, tuy nhiên xu thế đa cực hoá ngày càng gia tăng. Trung Quốc và Nhật đang nổi lên như các cường quốc khu vực và cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ ở đây. Đông Nam Á vẫn là nơi các nước tranh giành ảnh hưởng. Mỹ tuy giảm sự có mặt về quân sự ở Đông Nam Á nhưng vẫn muốn đóng vai trò là người giữ gìn an ninh khu vực và tìm cách kiềm chế Trung Quốc, vừa duy trì quan hệ đồng minh vừa hạn chế Nhật. Trung Quốc muốn thay vị trí ảnh hưởng của Nga trong khu vực và tranh giành ảnh hưởng với Mỹ. Nhật vẫn duy trì vị trí cường quốc kinh tế trong khu vực đồng thời tìm cách gây ảnh hưởng về chính trị với các nước trong khu vực. Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Bối cảnh quốc tế và khu vực nòi trên đã phần nào tác động đến mối quan hệ của các nước trong khu vực trong đó có quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia.

        Sau khi Chính phủ liên hiệp Campuchia ra đời, quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đã có sự thay đổi cả về hình thức lẫn nội dung, đó là quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước láng giềng có hệ thống chính trị khác nhau. Trong khi vẫn duy trì quan hệ gắn bó với CPP, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với cả các đảng phái khác của Campuchia nhất là đảng FUN, đảng liên minh cầm quyền trong Chính phủ liên hiệp Campuchia. Về quan hệ hợp tác, nếu như trước đây quan hệ giữa Việt Nam với Cộng hoà nhân dân Campuchia chủ yếu là sự giúp đỡ viện trợ của Việt Nam cho Campuchia, thì nay quan hệ giữa hai nước dựa trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.

        Sự chuyển hướng trong quan hệ với Campuchia đã được Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong Chỉ thị tháng 12-1991 về "nhiệm vụ của chúng ta trước tình hình mới ở Campuchia". Bản chỉ thị đã nhấn mạnh về công tác tư tưởng trong Đảng, trong lực lượng vũ trang và trong nhân dân để hiểu rõ lập trường và quan điểm của Việt Nam trong quá trình đi đến giải pháp chính trị về Campuchia, khẳng định lập trường của Việt Nam là không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia, khẳng định Việt Nam ủng hộ Nhà nước Campuchia đấu tranh thi hành Hiệp định Paris. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã tiến hành một loạt những điều chỉnh trong quan hệ với Campuchia. Về vấn đề biên giới và kiều dân, chủ trương của Việt Nam là đấu tranh duy trì các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới đã ký với Campuchia, bảo vệ tính mạng, tài sản và đời sống của Việt Kiều. Về vấn đề quan hệ Đảng Cộng sản việt Nam với Đảng Nhân dân Campuchia, Việt Nam thực hiện theo phương thức mới, chủ yếu là quan hệ nội bộ, tránh mọi sơ hở gây hậu quả xấu. Lãnh đạo hai đảng hoặc đại diện của hai đảng giữ liên lạc với nhau để thông báo tình hình cho nhau và kịp thời giải quyết những vấn đề tồn tại và nảy sinh có liên quan đến hai đảng, trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập tự chủ của nhau, mỗi đảng chịu trách nhiệm trước dân tộc mình. Về các quan hệ khác, Việt Nam đã cắt quan hệ kết nghĩa giữa các tỉnh, thành phố hai nước. Quan hệ giữa các tỉnh, thành phố sẽ được giải quyết trong khuôn khổ quan hệ giữa hai Nhà nước. Các tỉnh có chung biên giới với Campuchia vẫn duy trì quan hệ trên một số mặt để bảo đảm an ninh, trật tự biên giới, trao đổi hàng hoá, ổn định đời sống nhân dân và giải quyết những vấn đề nảy sinh.

        Tháng 1-1992, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Campuchia và cùng với Chủ tịch Hội đồng dân tộc tối cao (SNC) N. Xi- ha-núc ra Thông cáo chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa quan hệ truyền thống vào giai đoạn phát triển mới nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác láng giềng thân thiện giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc "tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ mỗi nước, không dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ giữa hai nước bằng con đường hoà bình, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình". Về việc giải quyết những tồn tại, trong Thông cáo chung ngày 26-01-1992 cũng khẳng định hai bên thoả thuận giải quyết từng bước thoả đáng vào thời gian thích hợp và thông qua thương lượng những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa hai nước.

        Những nguyên tắc đó đã được khẳng định lại trong các chuyến thăm lẫn nhau của Lãnh đạo cấp cao hai nước: Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Campuchia tháng 4-1994, Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Hoàng gia Campuchia Ra-na-rít thăm Việt Nam tháng 01-1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm Campuchia tháng 8-1995, Quốc vương Xi-ha-núc thăm Việt Nam tháng 12-1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Campuchia tháng 4- 1996, Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Hoàng gia Campuchia Ung Chuốt thăm Việt Nam tháng 6-1998... đặc biệt là, trong Tuyên bố chung nhân chuyến thăm Campuchia tháng 6-1999 của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, các nguyên tắc trên đã được tổng quát hóa thành thoả thuận xây dựng quan hệ hai nước thành quan hệ "Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài" (Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia 6-1999).

        Tình hình quan hệ về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia trong giai đoạn này cũng có những biến động rất rõ nét.

        Cuộc Tổng tuyển cử tháng 5-1993 đã bầu quốc hội lập hiến và Vương quốc Campuchia đệ nhị do Quốc vương N. Xi-ha-núc trị vì ra đời Hiến pháp Vương quốc Campuchia 1993 quy định Vương quốc Campuchia là quốc gia độc lập, có chủ quyền, hoà bình, trung lập vĩnh viễn và không liên kết. Khẩu hiệu là Dân tộc - Tôn giáo - Vua. Mọi công dân Khơ-me có quyền sở hữu tư nhân. Quốc hội Campuchia được chia ra làm hai là Quốc hội và Thượng viện. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp. Hệ thống quyền lực Campuchia (Quốc hội, Thượng viện và Chính phủ liên hiệp) do các đảng thắng cử chia sẻ quyền lực, chủ yếu là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất (FUNCINPEC). Giai đoạn này thể hiện sự tranh giành quyền lực quyết liệt giữa CPP và FUNCINPEC. Do không thoả hiệp được với nhau trong việc chia sẻ quyền lực, nên Chính phủ liên hiệp Campuchia do hai đồng Thủ tướng đứng đầu (Ra-na-rít và Hun Xen), và một vài Bộ quan trọng của Chính phủ như Quốc phòng, Nội vụ cũng có hai đồng Bộ trưởng là người của hai Đảng. Đỉnh cao của quá trình tranh giành quyền lực giữa CPP và FUNCINPEC là cuộc đảo chính tháng 7-1997 do Hun Xen tiến hành đã buộc Ra-na-rít phải sống lưu vong.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2015, 07:39:00 am »

        Về vấn đề biên giới, tại Điều 3 của Hiệp định Pan về Campuchia ngày 23-10-1991, các bên tham gia ký kết cam kết: "thừa nhận và tôn trọng về mọi mặt chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm về lãnh thổ, tính trung lập và thống nhất quốc gia của Campuchia". Trong phiên họp Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia (SNC) ngày 20-3-1993 thông qua nhiệm vụ của Uỷ ban Tư vấn kỹ thuật về biên giới của SNC (gọi tắt là TAC) dưới sự chủ trì của UNTAC, các phe phái của Campuchia với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài đã thống nhất quan điểm: biên giới giữa Campuchia và Việt Nam là biên giới được quốc tế công nhận trước ngày 18-3-1970; quan điểm này còn được ghi vào Hiến pháp Campuchia năm 1993: "Điều 2:... toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia là tuyệt đối bất khả xâm phạm trong các đường biên giới được hoạch định trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được lập giữa các năm 1933 - 1953 và được quốc tế thừa nhận giữa các năm 1963 - 1969". Các lực lượng chống đối trong và ngoài nước Campuchia đã lợi dụng vào các quy định nói trên đòi huỷ bỏ các hiệp ước và hiệp định mà Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau ký kết trong những năm 1980. Tuy nhiên, các yêu cầu đó đều không phải là chính thức, chủ yếu chỉ là lợi dụng để tạo cớ trong tranh giành lợi thế về chính trị trong nội bộ Campuchia. Riêng Xi-ha-núc tuy vẫn có tư tưởng dè chừng với Việt Nam nhưng luôn giữ thái độ ôn hoà. Mặt khác Xi-ha-núc cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ quan hệ hữu nghị với Việt Nam, cho đó là yếu tố cần thiết để giữ gìn độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia. Về mặt công khai, Xi-ha-núc có nhiều phát biểu tốt về Việt Nam và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị với ta. Tuy nhiên trong vấn đề biên giới, Xi-ha-núc vẫn giữ lập trường đòi Việt Nam công nhận đường biên giới Campuchia được quốc tế công nhận trong những năm 60.

        Do công việc phân giới cắm mốc biên giới đã dừng lại từ năm 1988, giữa hai nước vẫn chưa có một đường biên giới rõ ràng ở thực địa để làm cơ sở cho việc quản lý hành chính, nên thực tế đã thường xuyên xảy ra các cuộc tranh chấp giữa chính quyền địa phương giáp biên của hai bên. Để duy trì biên giới ổn định, trong các cuộc gặp gỡ cấp cao hai nước trong giai đoạn này, ngoài những thoả thuận chung về quan hệ hai nước, hai bên đều đề cập rất cụ thể về vấn đề biên giới:

        - Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Campuchia của Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ ngày 2 đến ngày 3-4-1994, vấn đề biên giới được nêu ra trong cuộc gặp riêng giữa hai Thủ tướng, hai bên nhất trí rằng điều quan trọng nhất và quyết định nhất cho hiện nay và cho các thế hệ mai sau là xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghi giữa hai nước. Ngày 3-4-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cùng với hai đồng Thủ tướng của Campuchia Ra-na-rít và Hun Xen ký Thông cáo chung Việt Nam - Campuchia, tại Điều 9 ghi: "Hai bên đã thoả thuận thành lập một nhóm làm việc cấp chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề phân giới đường biên giới giữa hai nước và thảo luận những biện pháp cần thiết để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực biên giới, nhằm xây dựng một đường biên giới hoà bình và hữu nghị lâu dài giữa hai nước".

        - Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Hoàng gia Campuchia Ra-na-rít, ngày 17-01-1995, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã ký Thông cáo báo chí Việt Nam - Campuchia, Điều 8 ghi: "Hai bên thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay... không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới, giáo dục không để nhân dân xâm canh, xâm cư và hợp tác giữ gìn trật tự an ninh biên giới", đồng thời cũng thống nhất "sẽ nhóm họp hai đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam - Campuchia để trao đổi bàn bạc giải quyết các sự kiện xảy ra trên biên giới giữa hai nước".

        - Nhân dịp Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Hoàng gia Campuchia Ung Chuốt thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, ngày 01-6-1998, Thủ tướng Chính phủ hai nước ký Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia, trong đó đã thoả thuận: "về vấn đề biên giới, hai bên bày tỏ lòng mong muốn xây dựng đường biên giới chung hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Hai bên khẳng định tiếp tục tôn trọng các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới trên bộ và trên biển mà hai bên đã ký trong những năm 1982, 1983 và 1985" và "nhất trí tiến hành các cuộc họp giữa hai bên để tiếp tục giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới giữa hai nước". Đây chính là nguyên tắc chỉ đạo của cấp cao hai bên, làm cơ sở để Việt Nam và Campuchia nối lại đàm phán về biên giới.

        Thực hiện thoả thuận trên, Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam và Campuchia được thành lập và chính thức nối lại các cuộc đàm phán từ năm 1999 đến 2001. Kết quả đàm phán của giai đoạn này là, hai bên đồng ý giải quyết 6 điểm (trong đó có 3 điểm do sai sót kỹ thuật bản đồ và 3 điểm do Hiệp ước hoạch định năm 1985 khác với thực tế quản lý); thống nhất áp dụng nguyên tắc pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế để điều chỉnh biên giới trên sông, suối; thống nhất xem xét việc rà soát chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 đính kèm Hiệp ước 1985; và một số vấn đề khác liên quan đến quản lý biên giới. Từ đầu năm 2002, đàm phán về biên giới giữa hai nước tạm thời bị gián đoạn vì phía Campuchia tập trung chuẩn bị cho Tổng tuyển cử.

        Tóm tắt diễn biến các cuộc đàm phán từ năm 1999 - 2002:

        1) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 20 đến ngày 23-5-1996

        Bước vào đàm phán, phía Campuchia đề nghị giải quyết ngay sự kiện ở Tây Ninh, phía Việt Nam đề nghị hai bên thực hiện đúng theo thoả thuận của Thủ tướng Chính phủ hai nước là bàn toàn diện vấn đề biên giới cả lâu dài lẫn trước mắt. Đối với sự kiện ở Tây Ninh, phía Việt Nam đề nghị hai bên ra thực địa xác nhận nơi xâm canh đã vượt qua đường biên giới hiện tại theo bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương; hai bên giải quyết sự việc xây ra giữa Tây Ninh và Svey-riêng theo nguyên tắc áp dụng chung cho toàn tuyến biên giới đối với cả hai bên (thực chất đề nghị của Việt Nam là yêu cầu áp dụng Điều 6 của Hiệp định quy chế biên giới ký năm 1983). Cuối cùng, hai bên đồng ý ghi vào Biên bản ý kiến đề xuất của hai nhóm chuyên viên và thoả thuận sẽ tiếp tục thảo luận trong vòng họp tiếp theo những điểm mà hai bên chưa nhất trí nhằm đạt được một giải pháp thoả đáng cho vấn đề này:

        Đề xuất của phía Việt Nam: "Nhằm giải quyết các sự kiện xảy ra gần đây trên biên giới của hai nước, nhóm chuyên viên liên hợp kiến nghị chính quyền các tỉnh liên quan thoả thuận giải quyết một cách hữu nghị những trường hợp nông dân của hai nước canh tác trong khu vực do chính quyền này quản lý theo nguyên tắc sau: Những người nông dân này có thể được tiếp tục canh tác trên những cánh đồng mà họ đã canh tác thường xuyên đến ngày 17-01-1995 nếu họ thể hiện nguyện vọng này với chính quyền địa phương nói trên về ý muốn tiếp tục canh tác trên rảnh đất đó và nếu họ cam kết tôn trọng luật pháp, quy định, thông lệ và tập quán của nước sở tại".

        Đề xuất của phía Campuchia: "... theo nguyên tắc: Những người nông dân này có thể được tiếp tục canh tác trên những cánh đồng mà họ đã canh tác thường xuyên đến ngày 17-01-1995 nếu họ thể hiện nguyện vọng này với chính quyền địa phương nói trên về ý muốn tiếp tục canh tác trên mảnh đất đó nếu họ cam kết tôn trọng thông lệ và tập quán của nước sở tại".
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2015, 07:48:06 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #175 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2015, 02:54:32 am »

        2) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 16 đến ngày 20- 6-1998

        Trong cuộc họp này, về biên giới trên đất liền, hai bên đều khẳng định sẽ thi hành các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới đã ký năm 1983 và 1985. Phía Campuchia đề nghị ký một Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới trong đó có các nội dung:

        - Thay thế một số mảnh bản đồ trong 26 mảnh bản đồ đính kèm theo hiệp ước 1985.

        - Thoả thuận về một số nguyên tắc phù hợp với luật pháp quốc tế để điều chỉnh đường biên giới đã hoạch định năm 1985: Lấy theo đường đỉnh núi hay đường phân thuỷ trong trường hợp đường biên giới đi theo núi. Lấy đường nước sâu trong trường hợp đường biên giới đi theo sông, suối tàu thuyền đi lại được. Lấy đường giữa dòng trong trường hợp sông, suối tàu thuyền không đi lại được. Có tính đến tình hình quản lý thực tế đối với những vùng nhân dân cư trú từ lâu đời.

        Cũng trong cuộc họp này, hai bên thống nhất kiến nghị lên hai Chính phủ cho phép Uỷ ban liền hợp tái hoạt động ngay để giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ biên giới hai nước và hợp tác lập bộ bản đồ địa hình khu vực biên giới (để thực hiện Điều 4 của Hiệp ước hoạch định biên giới ký năm 1985: "lập bản đồ quốc giới giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia”).

        3) Cuộc họp vòng 1 của Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 23 đến ngày 27-3-1999

        - Hai bên thống nhất về chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban liên hợp:
Đàm phán giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển giữa hai nước;

        Soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới biển và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký năm 1985, trình Chính phủ hai nước phê duyệt;

        Chỉ đạo việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới trên cơ sở kết quả đàm phán đã được Chính phủ hai nước phê duyệt; Lập bản đồ đường biên giới quốc gia chính thức giữa hai nước;

        Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hiệp định về quy chế biên giới giữa hai nước.

        - Thống nhất tổ chức của Uỷ ban liên hợp: bao gồm các vấn đề thành viên, chuyên viên, thành lập các Nhóm chuyên viên công tác liên hợp và ấn định nhiệm vụ của các Nhóm chuyên viên liên hợp đó, thành lập các đội, tổ liên hợp để giải quyết các công việc cụ thể về biên giới giữa hai nước.

        - Thống nhất các nguyên tắc cơ bản đàm phán giải quyết các vấn đề về biên giới giữa hai nước. Nguyên tắc chung đàm phán giải quyết các vấn đề về biên giới giữa hai nước dựa trên cơ sở: Những Hiệp ước, Hiệp định về biên giới lãnh thổ đã được ký kết giữa hai nước vào các năm 1982, 1983 và 1985; các tiêu chuẩn và nguyên tắc của luật pháp quốc tế; tham khảo thực tiễn quốc tế, không xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau bình đẳng và cùng có lợi; cùng tồn tại hoà bình; đẩy nhanh tiến trình đàm phán, khẩn trương gặp nhau để giải quyết các tranh chấp xảy ra ở biên giới.

        Nguyên tắc đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền: Tôn trọng các hiệp ước, hiệp định về biên giới đã ký kết những năm 1983 và 1985 và kết quả phân giới cắm mốc từ năm 1986 đến năm 1988; Nếu do sai sót về kỹ thuật bản đồ hoặc do một số lý do hợp lý nào đó mà khi xây dựng Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 chưa được xem xét, thể hiện chính xác và đầy đủ thì hai bên có thể tiến hành đàm phán thống nhất về nội dung và hình thức của việc điều chỉnh, bổ sung để trình lên Chính phủ hai nước quyết định khi tiến hành đàm phán về việc điều chỉnh bổ sung đó, hai bên có thể vận dung các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế trong việc hoạch định đường biên giới qua các vùng sống núi, sông, suối để thống nhất áp dụng đối với một số khu vực mà đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ hoặc hai bên đều thấy chưa hợp lý. Trong khi đang giải quyết vấn đề biên giới đất liền, hai bên thoả thuận quản lý biên giới theo Hiệp định về quy chế biên giới ký năm 1983 và thống nhất quản lý theo đường biên giới đã được phân giới cắm mốc, ở những nơi chưa phân giới cắm mốc thì quản lý như đã quản lý từ trước ngày 17-01-1995.

        Tại vòng họp này, phía Campuchia đề nghị điều chỉnh 7 điểm trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới ký năm 1985. Phía Việt Nam đã giới thiệu và trao cho phía Campuchia dự thảo văn bản quy định kỹ thuật lập bản đồ địa hình khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia để trình Chính phủ Hoàng gia xem xét, quyết định.

        4) Cuộc họp vòng 2 của Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 23 đến ngày 28-8-1999

        Đối với ba điểm (số 1, 2 và 3) vì lý do kỹ thuật bản đồ, hai bên thống nhất cùng đi thực địa khảo sát, dùng nền bản đồ địa hình UTM làm căn cứ để xác định địa hình cụ thể trên thực địa, sau khi kiểm tra, hai bên sẽ căn cứ vào các số liệu về địa hình tại mỗi khu vực để thống nhất xác định hướng đi của đường biên giới theo các nguyên tắc đã thoả thuận trong biên bản cuộc họp vòng 1 của Uỷ ban liên hợp. Đối với bốn điểm còn lại (số 4, 5, 6 và 7), phía Campuchia đề nghị giải quyết bốn điểm này dựa trên các nghị định của Toàn quyền Đông Dương. Việt Nam cho rằng đề nghị này nằm ngoài các nguyên tắc hai bên đã thoả thuận nên sẽ nghiên cứu trả lời sau.

        5) Cuộc họp vòng 1 của Nhóm chuyên viên liên hợp về biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10 đến ngày 13-01-2000

        Quyết tấm đẩy nhanh tiến trình đàm phán, tổ chức các cuộc họp cấp chuyên viên thường xuyên hơn để thực hiện nhiệm vụ do Uỷ ban liên hợp giao nhằm thực hiện thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết xong vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia trước cuối năm 2000.

        Hai bên thống nhất về mục đích, yêu cầu, tài liệu, thiết bị, phương pháp và kế hoạch khảo sát song phương trên thực địa khu vực điểm số 1 do tiếp biên không khớp, địa hình bỏ trắng và khu vực điểm số 3 do tiếp biên không khớp.

        Thống nhất ngôn ngữ chính thức trong các cuộc họp và các văn bản ký kết của Nhóm chuyên viên công tác liên hợp là tiếng Việt và tiếng Khơ-me, trong trường hợp cần thiết có thể dùng từ tiếng Anh hoặc từ tiếng Pháp để giải thích. Đồng thời, hai bên cũng thống nhất sẽ tổ chức cuộc họp vòng 2 của Nhóm chuyên viên công tác liên hợp về biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia vào tháng 3 năm 2000 tại Campuchia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2015, 04:32:52 am »

        6) Cuộc họp vòng 2 của Nhóm chuyên viên liên hợp về biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 26 đến ngày 30-6-2000

        Xem xét và nhất trí Biên bản khảo sát song phương hai điểm số 1 và số 3 của hai Tổ kỹ thuật Việt Nam - Campuchia thực hiện trong tháng 3-2000.

        7) Cuộc họp vòng 3 của Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Hà Nội từ ngày 29-10-2000 đến ngày 5-11-2000

        Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia đã tiến hành thảo luận và thống nhất: Giải quyết 6 điểm; việc điều chỉnh đường biên giới theo sông, suối, thống nhất áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quốc tế về biên giới theo sông, suối để hoạch định đường biên giới theo sông, suối trên toàn tuyến biên giới trên đất liền giữa hai nước.

        Phía Việt Nam sẵn sàng giúp phía Campuchia in lại 40 mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 có nền địa hình giống nền địa hình bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 với số lượng 05 bộ. Phía Campuchia sẽ cử chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam để trao đổi, thống nhất quy trình kỹ thuật và giám sát việc in bản đồ nói trên. Hai bên thống nhất cần sớm hợp tác tiến hành lập bộ bản đồ địa hình khu vực biên giới trên đất liền giữa hai nước.

        Hai bên hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực và sự hợp tác của chính quyền các tỉnh biên giới trong việc giải quyết thoả đáng các vụ việc phát sinh trong thời gian gần đây trên khu vực biên giới giữa hai nước trên tinh thần tôn trọng các nguyên tắc và thoả thuận đã đạt được và Thông cáo báo chí ngày 17-01-1995 của Thủ tướng Chính phủ hai nước. Hai bên thống nhất rằng tất cả các quyết định của Uỷ ban liên hợp phải được chính quyền và nhân dân dọc biên giới tôn trọng và thực hiện. Đối với một số vụ việc chưa giải quyết, hai bên thống nhất đề nghị các địa phương tăng cường trao đổi để cùng giải quyết các vụ việc này trên cơ sở các nguyên tắc và thoả thuận mà hai bên đã đạt được, nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị và láng giềng tốt giữa các địa phương hai bên biên giới.

        Cool Cuộc họp bất thường của Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 14 đến ngày 18-6-2002

        Về việc mở và nâng cấp cửa khẩu biên giới, hai bên đã nhất trí về các nguyên tắc và trình tự như sau:

        + Về nguyên tắc mở và nâng cấp cửa khẩu biên giới: Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xuất phát từ quy hoạch của Chính phủ hai nước; phải được Chính phủ hai nước đồng ý; không ảnh hưởng đến việc phân giới cắm mốc sau này.

        + Về trình tự mở và nâng cấp cửa khẩu biên giới:

        Chính quyền các tỉnh biên giới hữu quan phải trao đổi thống nhất kiến nghị lên Uỷ ban liên hợp về biên giới hai nước để Uỷ ban xem xét trình xin Chính phủ hai nước phê duyệt.

        Trường hợp cần thiết, trong thời gian giữa hai phiên họp của mình, Uỷ ban liên hợp về biên giới hai nước có thể trao đổi thông qua đường ngoại giao.

        - Căn cứ vào các nguyên tắc và trình tự nêu trên, trên cơ sở đề nghị của các tỉnh hữu quan, hai bên đã thống nhất trình Chính phủ hai nước xem xét việc mở và nâng cấp một số cửa khẩu sau:

        + Cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang, Việt Nam) - Phơ Nông Đơn (Tà-keo, Campuchia) là cửa khẩu quốc tế. Hai bên nhất trí sẽ thành lập Nhóm kỹ thuật liên hợp để khảo sát, đo đạc và kiến nghị vị trí các trạm kiểm soát cần xây dựng.

        + Cửa khẩu Bình Hiệp (Long An, Việt Nam) - Prây Vo (Svey-riêng, Campuchia) là cửa khẩu chính.

        + Của khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp, Việt Nam) - Bon Tia Chan Crây (Prây-veng, Campuchia) là cửa khẩu chính.

        + Cửa khẩu Kà Tum (Tây Ninh, Việt Nam) - Chăn Mun (Công-pông-chàm, Campuchia) là cửa khẩu chính.

        + Cửa khẩu Chàng Riệt (Tây Ninh, Việt Nam) - Đa (Công-pông-chàm, Campuchia) là cửa khẩu chính.

        + Cửa khẩu Tống Lê Chân (Tây Ninh, Việt Nam) - Sa Tum (Công- pông-chàm, Campuchia) là cửa khẩu chính.

        + Mở cửa khẩu phụ thuộc tỉnh Long An, Việt Nam tiếp giáp với Srê Barang thuộc tỉnh Svey-riêng, Campuchia. Vị trí của khẩu mới này sẽ do chính quyền tỉnh Svey-riêng và Long An trao đổi và kiến nghị.

        - Hai bên đánh giá cao sự hợp tác của các tỉnh có chung biên giới đã giải quyết kịp thời các vụ việc nảy sinh. Hai bên nhất trí tiếp tục chí đạo chính quyền địa phương hai nước và giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh tôn trọng Thông cáo chung ngày 17-01-1995, giải quyết thoả dáng mọi vụ việc nảy sinh phù hợp với các nguyên tắc đã được nêu trong Thông cáo nêu trên, trên tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau.

        - Hai bên đã trao đổi về các vụ việc xảy ra gần đây trong vùng nước lịch sử. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan hữu quan của hai Chính phủ nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và môi trường hoà bình ở khu vực này.

        - Hai bên thống nhất tiếp tục thúc đẩy công việc của Uỷ ban liên hợp về biên giới hai nước nhằm thực hiện thoả thuận của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Campuchia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #177 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2015, 03:47:19 am »

       
        Đàm phán ký kết Hiệp ước bổ sung năm 2005


        Từ sau năm 2000, đặc biệt là từ đầu năm 2001, tình hình nội bộ Campuchia diễn biến rất phức tạp khi các thế lực phản động và phe phái chính trị muốn lợi dụng vấn đề biên giới hai nước làm con bài chính trị, tranh giành ảnh hưởng cho các hoạt động vận động tranh cử của các đảng phái trong bầu cử Quốc hội Khoá III và việc thành lập chính phủ mới, làm cho quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ nói chung và biên giới đất liền nói riêng giữa hai nước phức tạp thêm. Campuchia có 64 đảng phái, có 23 đảng đã tham gia tranh cử. Cuộc bầu cử quốc hội khoá III ở Campuchia đã được tổ chức tương đối suôn sẻ vào ngày 27-7-2003 trong an ninh, trật tự và được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá là cuộc bầu củ dân chủ và tự do nhất ở Campuchia từ trước đến nay. Theo kết quả chính thức: Đảng CPP giành được 73/123 ghế trong Quốc hội, đảng FUNCINPEC giành được 26/123 ghế, đảng SRP giành được 24/123 ghế. Kết quả bầu cử phản ánh tương đối khách quan tương quan lực lượng trong thời điểm này ở Campuchia, CPP vẫn giữ được vị trí chủ chốt trên chính trường Campuchia. Tuy nhiên, phải gần một năm sau bầu cử, qua sự đấu tranh rất gay gắt giữa các đảng phái, chính phủ liên hiệp giữa CPP và FUNCINPEC mới được thành lập, trong đó CPP là nòng cốt. Trong cương lĩnh chính trị giữa CPP và FUNCINPEC ngày 02-6-2004, về vấn đề biên giới, phía Campuchia đã nhấn mạnh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Campuchia trên cơ sở "Hiến pháp quy định tại điều 55, Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”; thúc đẩy đàm phán để phân định, cắm mốc biên giới với các nước láng giềng "trên cơ sở luật và các tài liệu bản đồ năm 1953, đặc biệt là các quyết định của Toàn quyền Đông Dương và bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000, được nêu trong Hiến pháp và làm trong những năm 1933 - 1953 mà Quốc vương đã gửi lưu trữ ở Liên hợp quốc”, và "đã được quốc tế công nhận trong những năm 1963 - 1969" nhằm giữ được 181.034 km2 diện tích lãnh thổ; thành lập Hội đồng tối cao quốc gia về công tác biên giới, gồm đại diện nhà vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, các đảng có ghế trong Quốc hội, mỗi thành phần một người. Ngày 27-4-2005, Campuchia đã thành lập "Hội đồng Dân tộc tối cao về biên giới" do cựu vương Xi-ha-núc làm Chủ tịch. Hội đồng đã tiến hành phiên họp đầu tiên tại Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 11 đến ngày 12-5-2005, nhưng cũng chỉ bộc lộ rõ ý đồ cản trở tiến trình giải quyết vấn đề biên giới giữa Campuchia với Việt Nam. Đến ngày 14-6-2005, Quốc vương Xi-ha-mô-ni đã ký Sắc lệnh thành lập Uỷ ban quốc gia phụ trách vấn đề biên giới do đích thân Thủ tướng Hun Xen làm Chủ tịch, có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề về biên giới, Hội đồng Dân tộc tối cao về vấn đề biên giới của Xì-ha-núc đã trở thành một cơ quan không có thực quyền, phải tuyên bố giải tán. Và như vậy, vấn đề biên giới giữa Campuchia và các nước láng giềng đã trở thành cuộc đấu tranh quyền lực công khai giữa các phe phái ở Campuchia. Tuy nhiên, Chính phủ mới của Campuchia vẫn chủ trương thi hành chính sách đối ngoại độc lập, trung lập, không liên kết, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác thân thiện với các nước láng giềng trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các vấn đề tồn tại thông qua đàm phán thương lượng hoà bình. Campuchia vẫn thực sự coi trọng quan hệ với Việt Nam. Campuchia có nhu cầu dựa vào Việt Nam, duy trì quan hệ hợp tác láng giềng để đảm bảo hoà bình ổn định, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Việt Nam để giải quyết khó khăn trong nước, các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, cũng như giải quyết các vấn đề tồn tại giữa hai nước, nhất là vấn đề biên giới, đồng thời tạo đối trọng quan hệ quốc tế nhất là với Thái Lan, ASEAN và Trung Quốc.

        Để duy trì mối quan hệ tốt giữa hai nước, hàng năm hai Chính phủ vẫn tiến hành các cuộc họp thường niên cấp liên Chính phủ (Uỷ ban hỗn hợp). Ngày 24-4-2004, trong Kỳ họp lần thứ 6 Uỷ ban hỗn hợp, hai bên đã thoả thuận tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới.

        Từ tháng 02 đến tháng 9-2005, đặc biệt là từ sau chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3-2005, Uỷ ban liên hợp biên giới hai nước họp lại, trao đổi thực chất về những tồn tại trong hoạch định biên giới. Hai bên đã thảo luận chi tiết cả về tên gọi, nội dung, người ký văn bản để bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985. Đến ngày 25-9-2005, trong cuộc họp hai Trưởng đoàn Uỷ ban liên hợp tại Hà Nội, hai bên đã thống nhất được văn bản Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985. Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Xen thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, ngày 10-10-2005, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký "Hiệp ước giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985". Ngày 30-11-2005, Quốc vương Campuchia Xi-ha-mô-ni đã ký Sắc lệnh ban hành Hiệp ước và ngày 5-12-2005, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã ký Lệnh công bố Hiệp ước. Ngày 06-12-2005, tại Phnôm Pênh, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam và Campuchia đã tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp ước. Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 6-12-2005.

        Ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp ước bổ sung là khẳng định lại giá trị của những Hiệp ước, Hiệp định về biên giới Việt Nam và Campuchia đã ký trong những năm 80, đẩy lùi âm mưu của các phe phái, thế lực thù địch tìm cách xoá bỏ, đặc biệt là Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985. Bằng việc ký kết Hiệp ước bổ sung, hai bên đã thể hiện thiện chí giải quyết những vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ thông qua thương lượng hoà bình. Và quan trọng nhất là, Hiệp ước bổ sung đã phá vỡ bế tắc, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để nối lại tiến trình phân giới cắm mốc, tiến tới giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia vào cuối năm 2008, tạo cơ sở tăng cường hợp tác, xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia thành đường biên giới hoà bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển, tạo thế và lực mới cho quan hệ Việt Nam - Campuchia.

        Hiệp ước bổ sung gồm 6 điều (Xem toàn văn Hiệp ước trong Phần phụ lục), trong đó có ba nội dung chính. Nội dung thứ nhất là, hai bên thống nhất điều chỉnh 6 điểm trên tuyến biên giới, trong đó có một điểm ở tỉnh Kon Tum và một điểm ở tỉnh Gia Lai (tiếp giáp với tỉnh Ra-ta-na-ki-ri), một điểm ở tỉnh Đắc Lắc giáp với tỉnh Môn-đun-ki-ri (do sai sót bản đồ); ba điểm ở tỉnh An Giang (giáp với tỉnh Kần-đan và tỉnh Tà-keo) lâu nay vốn thuộc Việt Nam hoặc thuộc Campuchia nhưng lại chưa được thể hiện trên bản đồ Hiệp ước năm 1985.

        Nội dung thứ hai là điều chỉnh đường biên giới trên sông, suối biên giới theo nguyên tắc pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế, tức là ở những nơi tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy chính; ở những nơi tàu thuyền đi lại được thì đường biên giới đi theo trung tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại. Để giải quyết những phát sinh khi thực hiện nguyên tắc này, hai bên thống nhất ghi thêm một khoản là: "Trong trường hợp nảy sinh khó khăn trong việc áp dụng các quy định nêu trên, hai Bên sẽ trao đổi hữu nghị nhằm tìm ra một giải pháp mà hai Bên có thể chấp nhận được".

        Nội dung thứ ba là nội dung mới và quan trọng nhất của Hiệp ước bổ sung lần này là hai bên cam kết hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12 năm 2008, bàn bạc thống nhất một lộ trình tổng thể về công tác phân giới cắm mốc. Đây là lần đầu tiên hai bên đặt ra một mục tiêu cụ thể như vậy.

        Đàm phán phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia.

        Ngay sau khi Hiệp ước bổ sung có hiệu lực, từ ngày 17 đến 22-12- 2005, tại Phnôm Pênh, Uỷ ban biên hợp biên giới hai nước đã tiến hành các Cuộc họp cấp chuyên viên và hai Trưởng đoàn. Hai bên đã thông qua Kế hoạch tổng thể về công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia và thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động của Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc của hai nước. Kế hoạch tổng thể phân giới cắm mốc gồm 3 giai đoạn:

        (1) Giai đoạn chuẩn bị phân giới cắm mốc từ tháng 12-2005 đến tháng 8-2006;

        (2) Giai đoạn phân giới cắm mốc trên thực địa từ tháng 9-2006 đến tháng 6-2008;

        (3) Giai đoạn hoàn thiện hồ sơ văn bản và xây dựng Nghị định thư phân giới cắm mốc, hoàn thành vào cuối tháng 12-2008.

        Trên cơ sở Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985, Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Kế hoạch tổng thể công tác phân giới cắm mốc ngày 22-12-2005, Việt Nam và Campuchia tích cực hoàn tất mọi công tác chuẩn bị đơn phương và song phương phục vụ cho việc triển khai phân giới và cắm mốc giới trên thực địa, quyết tâm hoàn thành công tác này trước cuối năm 2008 theo đúng tiến độ đã thoả thuận. Ngày 27-9-2006, hai bên khánh thành cột mốc biên giới số 171 tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) - Ba Vét (Svey-riêng) với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước, chính thức khởi động lại tiến trình phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới toàn tuyến biên giới dết liền Việt Nam - Campuchia đã bị gián đoạn gần 20 năm qua. Đến cuối năm 2006 hai bên đã hoàn tất công tác chuẩn bị, thống nhất về nguyên tắc xác định vị trí mốc tại 6 cặp cửa khẩu (Lệ Thanh, Bonuê, Xa Mát, sông Tiền, Tịnh Biên, Xà Xía), thỏa thuận trong năm 2007 tiến hành đồng loạt phân giới cắm mốc trên thực địa theo hướng từ Bắc xuống Nam, ưu tiên cắm mốc ở nơi có cửa khẩu và đường giao thông để phục vụ hợp tác phát triển kinh tế. Tuy nhiên, công tác phân giới cắm mốc sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp do nhiều nguyên nhân cả về khách quan lẫn chủ quan. Đòi hỏi Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương hai bên cần phải có những nỗ lực to lớn, ưu tiên dành nhân lực, vật lực có chế độ chính sách thoả đáng cho cán bộ phân giới cắm mốc... nhằm mục tiên hoàn thành việc giải quyết đường biên giới trên bộ trước cuối năm 2008 như hai bên đã thỏa thuận.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2015, 07:10:50 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #178 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2015, 07:14:05 am »

 
PHẦN V

CÁC VĂN BẢN, TƯ LIỆU, HIỆP ƯỚC, HIỆP ĐỊNH
VỀ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN GIỮA VIỆT NAM VỚI
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

1.BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC


        1.1 Công ước hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ, ký ngày 26-6-1887

        Các đại diện của Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Hoàng đế Trung Quốc cử ra, thực hiện điều 3 của Hiệp ước ngày 9-6-1885, để khảo sát biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ đã hoàn thành nhiệm vụ.

        Một bên là ông Emest Constans, Nghị sĩ, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Tôn giáo, đại diện Chính phủ, Phái viên đặc biệt của nước Cộng hoà Pháp.

        Và Quận vương Khánh, Tổng trưởng Đổng lý Nha môn, cùng Ngài Souen Yu Ouen, Uỷ viên Đổng lý Nha môn, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Công,

        Nhân danh Chính phủ của mỗi bên:

        Quyết định ghi trong văn kiện này những điều khoản sau đây nhằm giải quyết dứt khoát việc hoạch định biên giới nói trên:

        1. Những biên bản và những bản đồ đính kèm các biên bản đó đã được đại diện Pháp và Trung Quốc lập ra và ký tên, nay vẫn được chuẩn y,

        2. Những điểm mà hai Uỷ ban chưa thể thống nhất với nhau được và những điều chỉnh nói trong đoạn 2, điều 3 của Hiệp ước ngày 9-6- 1885 được giải quyết như sau:
Ở Quảng Đông, hai bên thoả thuận rằng các điểm tranh chấp nằm ở phía Đông và Đông - Bắc Móng Cái, ở bên kia đường biên giới như Uỷ ban hoạch định biên giới đã vạch, được phân cho Trung Quốc. Những đảo ở phía Đông của kinh tuyến Paris 105°43', kinh độ Đông của đảo Tch'a-kou hay Ouen Chậu (Trà Cổ) và là đường biên giới cũng phân cho Trung Quốc. Quần đảo Cô Tô và các đảo khác nằm ở phía Tây kinh tuyến này thuộc về An Nam.

        Những người Trung Quốc phạm tội hay bị can về trọng tội hoặc khinh tội trốn tránh trên các đảo này sẽ bị các nhà chức trách Pháp truy nã, bắt và dẫn độ theo đúng các quy định của điều 17 Hiệp ước ngày 25-4-1886.

        Trên biên giới của tỉnh Vân Nam, hai bên thoả thuận là con đường phân giới sẽ được vạch như sau:

        Từ Keou-teou-tchai (Cẩu Đầu Trại) trên tả ngạn sông Siao-tou- tcheou-ho (Tiểu Đỗ Chú Hà), điểm M của bản đồ đoạn II, đường biên giới chạy thẳng từ Đông sang Tây trên 50 dặm (20 km) dành cho Trung Quốc các vùng Tsui-kiang-che hay Tsui-y-che (Tụ Nghĩa Xã), Tsui-mei-che (Tụ Mỹ Xã), Liang-fei-che hay Y-fei-che (Nghĩa Phì Xã) là những vùng nằm ở phía bắc đường phân giới, và dành cho An Nam vùng Yeou-pòng-che (Hữu Bằng Xã) nằm ở phía Nam đường phân giới cho đến các điểm P và Q trên bản đồ kèm theo, nơi mà nó gặp hai nhánh của chi lưu thứ hai bên phải của các sông Hai-ho (Hắc Hà) hay Tou-tcheou-ho (Đỗ Chú Hà). Từ điểm Q, nó nghiêng về phía Đông Nam khoảng 15 dặm (6 km) đến điểm R, dành cho Trung Quốc vùng Nam-tan (Nam Đơn) ở phía Bắc điểm R, rồi từ điểm này ngược lên Đông - Bắc cho đến điểm S, theo hướng vạch trên bản đồ bởi đường R - S dành cho An Nam dòng sông Nan-teng-ho (Nạm Đăng Hà), các vùng Man-Mei (Man Mỹ), Meng-tong-chang-ts'oun (Mường Động Thượng Thôn), Meng-tong-chang (Mường Động Sơn), Meng-tong-tchoung-ts'oun (Mường Động Trung Thôn) và Meng-tong-chia-ts'oun (Mường Động Hạ Thôn).

        Bắt đầu từ điểm S, Meng-tong-chia-ts'oun (Mường Động Hạ Thôn), đến điểm T, chỗ hợp lưu sông Lô, đường giữa sông Ts'ing-Chouei-ho (Thanh Thuỷ Hà) là đường biên giới được thoả thuận.

        Từ điểm T, đường biên giới được đánh dấu bằng đường giữa sông Lô đến điểm X, ngang với Tch'ouan-teou (Thuyền Đầu).

        Từ điểm X, đường biên giới ngược lên phía Bắc, đến điểm Y, chạy qua Pai-che-yai (Bạch Thạch Giai) và Lao-ai-kan (Lão ải Khảm), một nửa của mỗi khu vực trong hai khu vực này thuộc về Trung quốc và An Nam; phần phía Đông thuộc về An Nam; phần phía Tây thuộc về Trung Quốc.

        Bắt đầu từ điểm Y, đường biên giới chạy theo hướng Bắc, men theo hữu ngạn của chi lưu nhỏ bên trái của sông Lô, chi lưu này đổ vào sông Lô ở giữa Pien-pao-kia (Thiên Bảo Kha) và Pei-pao (Bắc Bảo) là đường biên giới chạy tiếp đến Kao-ma-pai (Cao Mã Bạch), điểm Z, nơi mà nó nối vào đoạn thứ III.

        Bắt đầu từ Long-po-Tchai (đoạn thứ V) biên giới chung của Vân Nam và nước An Nam đi ngược dòng sông Long-Po-Ho đến chỗ hợp lưu với sông Ts'ing-chouei-iio, đánh dấu trên bản đồ; từ điểm A, đường biên giới theo hướng chung Đông - Bắc xuống Tây - Nam cho đến điểm đánh dấu B trên bản đồ, nơi mà sông Mien-chouei-ouan đổ vào sông Sai-kiang-ho, trên đoạn biên giới này dành cho Trung Quốc dòng sông Ts'ing-chouei-ho.

        Từ điểm B, đường biên giới đi hướng Đông - Tây cho đến điểm C, nơi mà nó gặp sông Teng-tieo-tchiang ở dưới Ta-chou-tchio. Phần ở miền Nam đường biên giới thuộc về nước An Nam, phần ở phía Bắc thuộc về Trung Quốc.

        Từ điểm C, đường biên giới chạy theo sông Tsin-tse-ho khoảng 30 dặm và tiếp tục chạy theo hướng Đông - Tây cho đến điểm E, nơi mà nó gặp con suối nhỏ chạy vào sông Đà (Hei-liang hoặc Hắc Giang) ở phía Đông bến phà Meng-pang. Đường ở giữa suối này dùng làm biên giới từ điểm E đến điểm F.

        Bắt đầu từ điểm F đường giữa sông Đà dùng làm biên giới đi về phía Tây.

        Các nhà đương cục địa phương Trung Quốc và các viên chức do Tổng Công sứ Cộng hoà Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ chỉ định sẽ được giao trách nhiệm tiến hành việc cắm mốc, theo đúng các bản đồ do Uỷ ban hoạch định biên giới vẽ và ký, và theo con đường biên giới nói trên.

        Kèm theo văn kiện này có ba bản đồ, mỗi bản đồ làm thành hai bản, được hai bên ký tên và đóng dấu. Trên các bản đồ này, đường biên giới mới được vẽ thành một đường đỏ và ghi trên các bản đồ của Vân Nam bằng chữ cái tiếng Pháp và các tên hàng Can - Chi Trung Quốc.

        Làm tại Bắc Kinh thành hai bản, ngày hai mươi sáu, tháng năm, năm một ngàn tám trăm tám mươi bảy.

            Chữ ký của Constans                                  Chữ ký của hai đại diện
                và dấu của Đại diện                                     Chính phủ Trung Quốc
           Cộng hoà Pháp ở Bắc Kinh                 và dấu của triều đình nhà Thanh
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2015, 07:22:42 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #179 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2015, 04:00:55 am »

        
        2. Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ, ký ngày 20-6-1895

        Các đại diện hai Chính phủ cử ra để khảo sát đoạn biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ (từ sông Hồng đến sông Mê Công) đã hoàn thành nhiệm vụ.
Một bên là ông Auguste Gérard, Công sứ toàn quyền, phái viên đặc biệt của nước Cộng hoà Pháp ở Trung Quốc,

        Một bên là Quận vương Khánh, Tổng trưởng Đổng lý Nha môn,

        Và ngài Siu-yong-yi, thành viên Đổng lý Nha môn,

        Nhân danh Chính phủ mỗi bên và sử dụng đầy đủ quyền lực của mình, sau khi trao giấy uỷ quyền và xác nhận là hợp thức, các đại diện quyết định ghi trong văn kiện này những điều khoản sau đây nhằm sửa đổi và bổ sung Công ước ký tại Bắc Kinh ngày 26-6-1887.

        Những biên bản và bản đồ đã được các Uỷ viên Pháp và Trung Quốc lập ra và ký tên nay vẫn được chuẩn y.

I

        Đường biên giới giữa Vân Nam và An Nam (bản đồ đoạn II) từ điểm R đến điểm S được sửa đổi như sau:

        Đường biên giới chạy từ điểm R theo thướng Đông - Bắc đến Man - Mei, sau đó từ Man - Mei theo hướng Tây - Đông đến Nậm Na, trên sông Ts'ing - Chonei - Ho, Man - Mei thuộc về An Nam và các vùng đất Mong - Tong - Chang - Ts'ouen, Mong - Tong - Chan, Mong - Tong - T'chong -Ts'ouen, Mong - Tong - Hia - Ts'ouen thuộc Trung Quốc.

II

        Đường biên giới của đoạn V giữa Long-po-tchai và sông Đà thay đổi như sau:

        “Từ Long-Po-Tchai (đoạn V) đường biên giới chung của Vân Nam và An Nam chạy ngược lên thượng lưu sông Long-Po-Ho đến chỗ hợp lưu giữa sông này với sông Hong-Yai-Ho, chỗ ghi chữ A trên bản đồ. Từ điểm A, đường biên giới đi theo hướng chung Bắc - Tây Bắc và đi theo đường phân thuỷ đến đầu nguồn sông P'ing-ho".

        “Từ điểm này, đường biên giới chạy theo sông P'ing-ho rồi đến sông Mou-K'i-ho, tới chỗ hợp lưu của sông này với sông Ta-pao-ho, đường biên giới tiếp tục chạy theo sông này cho đến chỗ hợp lưu với sông Nam-kong-ho, sau đó đi theo sông Nam-Kong-Ho cho đến chỗ hợp lưu với sông Nam-Na-Ho.

        Đường biên giới đi ngược theo sông Oa-pao-ho đến chỗ hợp lưu của sông này với sông Kuang-Sse-ho, rồi từ sông Kuang-Sse-ho đường biên giới chạy theo đường phân thuỷ đến hợp lưu của sông Nam-La-Pi và sông Nam-Na-Ho rồi từ sông Nam-Na-Ho chạy đến hợp lưu của sông này với sông Đà. Sau đó từ giữa sông Đà đi tới sông Nam-Nap hoặc Nam-Ma-Ho".

III

        Đường biên giới chung của Vân Nam và An Nam giữa sông Đà, ở chỗ hợp lưu của sông này với sông Nam-Nap và sông Mê Công được vạch ra như sau:

        Từ hợp lưu sông Đà và sông Nam-Nap, đường biên giới chạy theo sông Nam-Nap cho đến đầu nguồn của sông này, sau đó chạy theo hướng Tây - Nam rồi đến hướng Tây và chạy theo đường phân thuỷ đến đầu nguồn của các sông Nam-Kang và Nam-Wou.

        "Từ đầu nguồn của sông Nam-Wou, đường biên giới chạy theo đường phân thuỷ giữa lưu vực sông Nam-Wou và sông Nam-La. Những nơi ở phía Tây như Ban-Noi, I-Pang, I-Wou và sáu đồi chè thuộc về Trung Quốc; các địa phương ở phía Đông như Mong-Wou, Wou-Te và vùng liên minh Hua-Pang-Ha-Tang-Hoc thuộc về An Nam. Đường biên giới chạy theo hướng Bắc - Nam rồi Đông - Nam đến các đầu nguồn của sông Nam-Ouo-ho, sau đó theo đường phân thuỷ, đường biên giới đi vòng theo hướng Tây - Tây Bắc và vòng các thung lũng sông Nam-Ouo-ho và các nhánh sông ở phía tả ngạn sông Nam-La đến hợp lưu sông Mê Công và sông Nam-La, phía Tây Bắc Moung-poun. Vùng đất của Moung-mang và Moung-jouen thuộc về Trung Quốc. Tám con suối nước mặn (Pa-Fa-Tchai) vẫn thuộc về An Nam.

IV

        Các viên chức, các uỷ viên hay các nhà đương cục do hai Chính phủ chỉ định sẽ được giao trách nhiệm tiến hành việt cắm mốc phù hợp với các bản đồ do Uỷ ban hoạch định biên giới vẽ và ký theo đường biên giới nói trên.

V

        Các điều khoản về việc hoạch định biên giới giữa Pháp và Trung Quốc không được văn kiện này sửa đổi vẫn hoàn toàn có hiệu lực.

        Công ước bổ sung này cũng như Công ước hoạch định biên giới ngày 26-6-1887 sẽ được Hoàng đế Trung Quốc phê chuẩn ngay và sau khi Công ước này được Tổng thống nước Cộng hoà Pháp phê chuẩn, sẽ tiến hành việc trao đổi thư phê chuẩn tại Bắc Kinh trong thời hạn càng sớm càng tốt.

        Làm tại Bắc Kinh thành bốn bản, ngày hai mươi tháng sáu, năm một ngàn tám trăm nhín mươi lăm, tức ngày hai tám, tháng năm, năm Quang Tự thứ hai mốt.

             Algérard                                                  Kinh và Siu
              (Ký tên)                                                    (Ký tên)
                                                             (Dấu của triều đình nhà Thanh)
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Hai, 2015, 06:58:15 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM