Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:10:18 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310792 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2015, 01:02:28 am »

        Tháng 10-1964, đàm phán ba bên diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Các bên đã thảo luận về biên giới Việt Nam - Campuchia cả trên đất liền và trên biển. Quan điểm của phía Việt Nam là: Trên đất liền lấy theo bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000, không chấp nhận điều chỉnh (viện dẫn ý kiến của Campuchia năm 1962 và 1964 trong các dự thảo Nghị định thư của họ), về biển và đảo lấy đường Brevie để chia đảo đồng thời là đường biên giới trên biển giữa hai nước. Quan điểm của phía Campuchia: Trên đất liền không phải chỉ lấy một loại bản đồ như Việt Nam đã viện dẫn mà còn đòi xem xét nhiều loại bản đồ và có lấy ví dụ là bản đồ Mỹ có ghi chú một số đoạn chưa minh định, ngoài ra còn đòi điều chỉnh theo những vấn đề khác như căn cứ vào văn kiện, căn cứ vào thực tế quản lý hành chính, quan tâm đến đời sống của nhân dân, điều chỉnh những nới bản đồ có sai sót. Về đảo và biên giới trên biển thì phía Campuchia chưa rõ ràng dứt khoát.

        Quá trình thảo luận, các Bên đã đi đến nhất trí soạn thảo Biên bản làm việc chung. Nhưng đến khi chuẩn bị ký biên bản chung, phía Campuchia đã nêu một số vấn đề mới và yêu cầu thảo luận tiếp như đòi Trưởng đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Hiếu) phải có giấy uỷ nhiệm của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ; đòi đưa vấn đề người Khơ-me ở Nam Kỳ vào chung vời vấn đề biên giới; đòi biên bản chung phải do cả "ba Bên" cùng ký kết dẫn đến cuộc đàm phán kéo dài và không đạt kết quả.

        Đầu tháng 12-1964, cuộc họp ba bên được nối lại tại Bắc Kinh. Trên thực tế, chỉ có một lần Đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam họp với Đoàn Campuchia, ngoài ra không có cuộc gặp nào khác mặc dầu có những tiếp xúc tay đôi ở hành lạng ngoài phòng họp. Phía Việt Nam cho rằng, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và phía Campuchia tiếp tục bàn về vấn đề biên giới trên cơ sở thoả thuận về nguyên tắc đã đạt được giữa hai bên trong cuộc họp hồi tháng 10-1964. Nhưng cuộc gặp giữa phía Việt Nam và phía Campuchia lần này ngay từ đầu đã vấp phải hai vấn đề do phía Campuchia nêu ra: Một là, phía Campuchia đề nghị phải ký ba bên và ở cấp cao nhất, coi đó là một điều kiện tiên quyết. Do đề nghị này mà các cuộc trao đổi không chính thức chỉ xoay quanh các vấn đề: họp hai bên hay ba bên? hình thức ký kết thế nào và ký kết ở dâu? nên đàm phán kéo dài mà không giải quyết được vấn đề gì thực chất về biên giới; hai là, ngoài vấn đề biên giới, phía Campuchia đề nghị ghi thêm hai vấn đề vào chương trình nghị sự là vấn đề người Khơ-me Khom và vấn đề thừa kế Hiệp định Paris năm 1954 về giải thể Liên bang Đông Dương. Phía Việt Nam cho rằng trước hết tập trung bàn vấn đề biên giới trên cơ sở thoả thuận về nguyên tác đã đạt được hồi tháng 10- 1964. Cuộc họp này phải dừng lại và cũng không đạt được kết quả gì.

        Đàm phán về biên giới tiếp tục được nối lại giữa Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Vương quốc Campuchia tại Phnôm Pênh từ ngày 15-8-1966 đến ngày 17-9-1966 (Xem thêm trong phần phụ lục, Toàn văn ghi chép về "Bảy vòng đàm phán ở Phnôm Pênh."). Cuộc đàm phán diễn ra gồm 7 vòng. Đáng lưu ý là các vòng họp đều chỉ làm việc và kết thúc trong buổi sáng trong ngày. Ngoài vấn đề biên giới như đã nêu ra trước đây, phía Campuchia nêu thêm hai vấn đề mới, đó là:

        - Về con người, yêu cầu xác nhận quy chế cho người Khơ-me Khom như Pháp đã thừa nhận trước đây.

        - Về tài sản, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thừa kế tài sản do thực dân Pháp để lại thì sẽ tất nhiên là người thừa kế Hiệp định Paris năm 1954.

        Riêng về vấn đề biên giới, Campuchia thừa nhận theo nguyên tắc uti possidetis nhưng lại đề ra 3 nguyên tắc để điều chỉnh đường biên giới hiện tại là: theo văn bản cũ, theo dân cư trú lâu đời và sông, suối biên giới là sông, suối chung. Hai bên đã tiến hành 07 vòng họp, nhưng không ký kết được văn bản chung về vấn đề biên giới.

        Trước áp lực của quân đội Sài Gòn ở biên giới ngày càng tăng nên ngày 9-5-1967 (Raoul Marc Jennar, Các đường biên giới của nước Campuchia cận đại, Tập I, II, bản dịch năm 2001, BBG BNG), chính phủ Vương quốc Campuchia có một công hàm kêu gọi các nước có quan hệ ngoại giao với Campuchia tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong biên giới hiện tại. Ngày 31-5-1967, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra tuyên bố trịnh trọng:

        - Lập trường trước sau như một của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong biên giới hiện tại.

        - Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam công nhận và cam kết tôn trọng biên giới hiện tại giữa miền Nam Việt Nam và Campuchia.

        - Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cực lực lên án âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ và bọn tay sai miền Nam Việt Nam và Thái Lan chống Vương quốc Campuchia, kiên quyết phản đối mưu toan của họ sửa đổi biên giới hiện tại của vương quốc Campuchia.

        Ngày 6-6-1967 (Lưu văn Lợi, Sđd) Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã chính thức chuyển bản Tuyên bố trên cho N. Xi-ha-núc.

        Ngày 8-6-1967, chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà tuyên bố :

        - Công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong biên giới hiện tại;

        - Hoàn toàn tán thành tuyên bố ngày 31-5-1967 của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam công nhận biên giới hiện tại giữa miền Nam Việt Nam và Campuchia. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà công nhận và tôn trọng biên giới đó.

        Từ đó trở đi cho đến khi ở Campuchia xảy ra chính biến ngày 18-3-1970, giữa Vương quốc Campuchia và Việt Nam không có thêm cuộc đàm phán nào về biên giới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2015, 01:03:12 am »

       
        2. ĐÀM PHÁN GIỮA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ VỚI CHÍNH QUYỀN LON-NOL (GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1970 ĐẾN 1975)


        Thất bại trong âm mưu lôi kéo và đe doạ Xi-ha-núc nhằm thực hiện học thuyết Việt Nam hoá chiến tranh của Ních Xơn, ngày 18-3-1970, Mỹ đã hỗ trợ Lon-nol đảo chính lật đổ chính quyền của N. Xi-ha-núc, mở rộng chiến tranh sang Campuchia và toàn cõi Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi lật đổ chính quyền của N. Xi-ha-núc, Lon-nol bị cô lập cao độ, chỉ kiểm soát được 3 trong 19 tỉnh của Campuchia. Nền kinh tế Campuchia bị suy kiệt. Lương thực, thực phẩm, xăng dầu khan hiếm, giá cả thị trường tăng vọt làm cho đời sống nhân dân rất khó khăn. Trong điều kiện đó, người dân thường so sánh với đời sống kinh tế dưới thời Cộng đồng Xã hội bình dân của Xi-ha-núc và cho rằng chỉ có Xi-ha-núc mời đem lại cho họ cuộc sống bình yên và dễ dàng. Dưới thời Lon-nol, Campuchia trở thành căn cứ quân sự của Mỹ và Chính phủ Lon-nol thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam.

        Cuộc đảo chính ngày 18-3-1970 đã lật đổ chính quyền trung lập, không liên kết của N. Xi-ha-núc. Chế độ mới là chế độ "chống cộng" triệt để và ác cảm với người Việt Nam sống trên đất Campuchia. Do đó, từ năm 1970 các vụ thương thuyết về biên giới chỉ diễn ra giữa Phnôm Pênh (chính quyền Lon-nol) và Sài Gòn (chính quyền Việt Nam Cộng hoà), không có quan hệ gì với Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

        Tuy nhiên, do cả hai chế độ ở Sài Gòn (Việt Nam Cộng hoà) và Phnôm Pênh (Cộng hoà Campuchia) đều do Mỹ dựng lên và cùng có mục tiêu chống cộng sản nên đã tái lập quan hệ ngoại giao năm 1970 và đi tới nhiều thoả hiệp để giải quyết một số vấn đề cấp bách: Thoả hiệp ngày 27-5-1970 về tình trạng người Việt sống trên đất Campuchia; 5 thoả hiệp ngày 22-01-1971 về quy chế các dân cư ở vùng biên giới và quy chế giao thông trên sông Cửu Long; 2 thoả hiệp ngày 4-1971 về vấn đề quan thuế v.v... Riêng về vấn đề biên giới, cuộc thương thuyết năm 1970 ở Sài Gòn có kết quả là hai bên chỉ hứa hẹn với nhau "tôn trọng các ranh giới hiện tại trong phạm vi hành chính của mỗi bên" (Trần Văn Minh, Sđd, tr.21).

        3. ĐÀM PHÁN GIỮA VIỆT NAM VỚI CHÍNH QUYỀN PÔN-PỐT (GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN 1979)

        Ngày 17-4-1975, lực lượng cách mạng Campuchia đã lật đổ chế độ Lon-nol, đánh thắng đế quốc Mỹ. Pôn-pốt tuyên bố lập Chính phủ Campuchia Dân chủ theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Về chế độ chính trì, Hiến pháp 1976 quy định tên gọi là nước Campuchia Dân chủ và chỉ có hai hình thức sở hữu là nhà nước và tập thể (Hiến pháp 1976 Căm-pu-chia Dân chủ, Chương 1 điều 1, Chương 2 điều 2, Chương 3 điều 3, Chương 16 điều 21). Trên cơ sở Hiến pháp đó, Khơ-me đỏ ban bố những chính sách kỳ quái và gây ra những thảm hoạ diệt chủng khủng khiếp trong lịch sử loài người. Chúng tuyên bố làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa triệt để nhất, chưa từng có trên thế giới. Để mau chóng đạt được mục tiêu đề ra, chúng thủ tiêu toàn bộ những thành phần chống đối hoặc không ủng hộ chúng; để xoá bỏ giai cấp, chúng thực hiện xoá bỏ triệt để mọi hình thức tư hữu, xây dựng một xã hội không đồng tiền, không chợ búa, không trường học, không trí thức, không gia đình, tất cả dồn ra sản xuất nông nghiệp, với khẩu hiệu "có lúa là có tất cả". Chính sách kỳ quái của Khơ-me đỏ đã làm cho nền kinh tế của Campuchia kiệt quệ, đời sống nhân dân khổ cực, hàng triệu người chết vì đói rét, vì bệnh tật và vì bị tra tấn, đánh đập. Nước Campuchia từ một ốc đảo hoà bình trong thập kỷ 60, lúc này đã trở thành một trại khổ sai khổng lồ đầy rẫy những hố chôn người. Campuchia trở thành một nước không có thành phố, không trường học, chợ búa, tiền tệ, không đi chùa chiền tụng kinh niệm phật, không có sự giao lưu bên ngoài. Trong quan hệ với Việt Nam, Khơ-me đỏ thực hiện chính sách thù địch, kích động hận thù dân tộc, phát động cuộc chiến tranh chống Việt Nam.

        Khi Pôn-pốt lên nắm quyền lãnh đạo ở Campuchia, vấn đề biên giới giữa Campuchia và Việt Nam có những diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Sau khi miền Nam Việt Nam mới giải phóng, lợi dụng lúc quân và dân Việt Nam đang bận tiếp quản các thị trấn, thị xã lực lượng ở dọc biên giới mỏng (chủ yếu là dân quân, du kích), ngay từ đầu tháng 5-1975, lực lượng quân sự của Khơ-me đỏ đã tăng cường đến sát biên giới liên tục xâm nhập đánh phá lấn chiếm một số khu vực dọc biên giới đất liền từ Tây Ninh đến Hà Tiên; trên vùng biển đã cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc, đánh chiếm đảo Thổ Chu, xâm nhập đảo Phú Dự; đồng thời kích động hận thù dân tộc, tung tin 6 tỉnh Nam Bộ là của Campuchia. Đặc biệt nghiêm trọng là quân Khơ-me đỏ đã bắn giết, cướp bóc hàng trăm vụ, làm chết và bị thương hơn 500 dân thường Việt Nam, bắt đi hàng ngàn trâu bò, đối xử tàn nhẫn với người Việt Nam ở Campuchia (cướp hết tài sản, đuổi về nước) làm cho hơn 2 vạn Việt kiều không có nhà ở, đời sống khó khăn.

        Mục tiêu của Khơ-me đỏ trong giai đoạn này trước mắt là lấn chiếm biên giới để bắt bớ, ngăn chặn nhân dân và cán bộ của Campuchia vì những lý do nội bộ đã và đang chạy sang trốn tránh trên đất Việt Nam và đuổi dân Việt Nam ở Campuchia về nước; đồng thời tiến hành thăm dò lực lượng và tình hình phòng thủ biên giới của Việt Nam, nếu sơ hở hoặc nơi nào lực lượng mỏng thì lấn chiếm phục vụ cho ý đồ lâu dài là lấn chiếm đất đai ở vùng biên giới để tạo thế mạnh trong đàm phán về biên giới khi có điều kiện; ngoài ra, phía Campuchia còn có một mục đích kinh tế là lấn chiếm những vùng nghi có tài nguyên và mỏ kim loại quý để khai thác (vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên). Tuy nhiên, những tham vọng đó của Khơ-me đỏ chỉ là sự chủ quan mù quáng do ý thức dân tộc hẹp hòi, do bên ngoài xúi giục, muốn đẩy nhanh phát triển kinh tế; mặt khác do lực lượng quân sự của Việt Nam ở một số nơi mỏng, bố phòng còn sơ hở, đối phó không kịp thời nên Campuchia lấn tới.

        Chủ trương của Việt Nam trong giai đoạn này là: Vừa phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vừa tranh thủ đoàn kết tạo biên giới hữu nghị với Campuchia; tôn trọng lãnh thổ của Campuchia, đưa hết lực lượng, kho tàng và dân Việt Nam ở trái phép trên đất Campuchia về nước, không xâm phạm một tấc đất của Campuchia đồng thời cũng phải giữ gìn từng tấc đất của Việt Nam không để Campuchia xâm phạm; tiến hành đàm thoại ở cấp tỉnh và quân khu để giải quyết kịp thời những việc xảy ra ở biên giới, việc nào không giải quyết được thì cố gắng hoà hoãn, xin chỉ thị và chờ trung ương hai bên giải quyết; các quân khu cần khẩn trương thực hiện kế hoạch quân sự đã đề ra, nhanh chóng điều động lực lượng cần thiết đủ sức hoàn thành nhiệm vụ (thực hiện bao vây các lực lượng Campuchia xâm nhập, yêu cầu họ rút về, nếu ngoan cố và chống lại thì kiên quyết tiêu diệt nhanh gọn và triệt để, chú ý không đánh trên đất Campuchia, giải quyết xong nơi nào thì có kế hoạch bố phòng bảo vệ và ổn định lâu dài); Trung ương Đảng hai bên sớm xúc tiến giải quyết cơ bản vấn đề biên giới giữa hai nước.

        Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam đã phải dùng biện pháp quân sự mới đẩy được lực lượng vũ trang của Khơ-me đỏ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thu hồi lại các đảo. Đi đôi với hành động kiên quyết về quân sự, chủ động cùng với Campuchia đàm phán chính trị. Tháng 6- 1975, đoàn cấp cao Campuchia do Pôn-pôt dẫn đầu sang thăm Việt Nam; tháng 7-1975, đoàn cấp cao Việt Nam do đồng chí Lê Quẩn dẫn đầu thăm Campuchia. Ngày 10-8-1975, một cuộc hội đàm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tại Hà Nội đã đạt được những thoả thuận về giải quyết các xung đột nói trên. Theo đó, Việt Nam bằng lòng rút quân khỏi đảo Polo Way và trao trả các quân nhân của Khơ-me đỏ đã bị bắt giữ trong những cuộc đụng độ; ngược lại, Campuchia hứa sẽ trả lại 515 dân thường Việt Nam bị mang đi từ đầu tháng 5-1975 và hứa sẽ không vi phạm lãnh thổ Việt Nam nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2015, 03:19:13 am »

        Nhưng Khơ-me đỏ không tôn trọng các điều đã hứa: một mặt không trả lại các thường dân Việt Nam bị bắt mà cũng chẳng cho biết tin tức về những người đó, mặt khác vẫn tiếp tục phá rối ở biên giới. Vì vậy, đầu tháng 4-1976 hai Chính phủ quyết định sẽ thương thuyết ở cấp cao để đi tới một thoả ước chung về biên giới giữa hai nước. Hội nghị này dự tính sẽ họp vào tháng 6-1976, để chuẩn bị cho hội nghị, hai bên cần phải họp trù bị ở Phnôm Pênh.

        Cuộc họp trù bị đã được tiến hành tại Phnôm Pênh từ ngày 4 đến 18-5- 1976. Đoàn Việt Nam do ông Phan Hiền, Thứ trưởng Ngoại giao dẫn đầu.

        Về phía Campuchia: trong những ngày đầu của cuộc họp, Campuchia nói nhiều đến "tình hữu nghị", "tình nghĩa", đến ngày thứ tư thì tỏ ra căng thẳng, nhất là lúc viện lý lẽ để bênh vực đề nghị lấy đường Brévié làm ranh giới trên biển; về cách giải quyết biên giới, phía Campuchia chỉ phát biểu chung chung và chỉ sau khi phía Việt Nam đưa ra các đề nghị, họ mới từng bước phát biểu quan điểm của mình mặc dù ta thấy rõ là Campuchia đã chuẩn bị kỹ từ trước.

        Lập trường của Campuchia là đồng ý giải quyết toàn tuyến biên giới hai nước cả trên đất liền và trên biển; trên đất liền, đồng ý lấy bản đồ của Pháp tỷ lệ 1/100.000 nhưng không nói lấy bản đồ làm căn cứ mà là làm tài liệu tham khảo, không nói bản đồ năm nào trên biển, nhận chia đảo theo đường Brévié làm đường biên giới; về các điểm tranh chấp cụ thể, Campuchia nêu thí dụ 3 điểm là Bình Di - Khánh Hoà, sông Vàm Cỏ và Bu Prăng. Qua đó, ý đồ của Campuchia là muốn giải quyết biên giới với Việt Nam, nhưng cố giành phần lợi nhất cho mình mà không đáp ứng các đề nghị của phía Việt Nam cả trên bộ và trên biển. Campuchia đồng ý nguyên tắc dựa vào bản đồ nhưng có điều kiện phải sửa đổi biên giới dựa vào một số yếu tố khác như văn bản thực dân, dân cư.

        Phía Việt Nam chủ động nêu quan điểm tổng quát, nói rõ nguyên tắc cơ bản để giải quyết biên giới là dựa vào bản đồ; phạm vi giải quyết là cả biên giới bộ và trên biển; cách làm của ta là giải quyết "cả gói", gắn biên giới bộ với ranh giới trên biển; thảo luận để thống nhất về nguyên tắc rồi mới thảo luận giải quyết các vấn đề cụ thể.

        Như vậy, trong cuộc đàm phán trên, quan điểm của hai bên về việc giải quyết vấn đề biên giới còn có nhiều nội dung khác xa nhau, nên không thoả thuận được nội dung chung nào về biên giới. Tuy nhiên, trong các phiên họp chính thức, một số biện pháp cụ thể được chấp thuận: hai bên cam kết làm thế nào để các cán bộ, quân nhân và dân chúng sống ở vùng biên giới thấm nhuần đoàn kết và hữu nghị; trong trường hợp có sự va chạm xảy ra, lập những uỷ ban liên lạc gồm đại diện hai bên để điều tra, và giải quyết trong “tinh thần đoàn kết, hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau". Cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra bình thường thì đến ngày 19-5-1976 phía Campuchia đột ngột đòi ngừng các phiên họp, và vì thế hội nghị ở cấp cao không thể tổ chức được vào tháng 6-1976 như đã dự tính.

        Sau các hoạt động trên đây, tình hình biên giới hai nước có lắng dịu đi. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, đến cuối năm 1976, sau khi Khơ-me đỏ đã dồn hầu hết dân của họ lùi sâu vào nội địa, đưa nhiều quân đội ra áp sát biên giới, ở trong nước thì chiếm đoạt tài sản và xua đuổi Việt kiều, biến vùng biên giới thành vùng quân sự thì tình hình biên giới trở nên vô cùng phức tạp và căng thẳng. Từ đầu năm 1977, Khơ- me đỏ đã điều động 9 trên tổng số 13 sư đoàn quân chủ lực áp sát biên giới với Việt Nam, trong khi đó lại giảm dần lực lượng ở biên giới tiếp giáp với các nước khác kể cả biên giới giáp Thái Lan. Cùng với các hoạt động quân sự ở biên giới, Khơ-me đỏ đẩy mạnh thanh trừng nội bộ mà những người có cảm tình với Việt Nam lại là đối tượng bị "mời đi" đầu tiên; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền kích động hận thù dân tộc chống Việt Nam, tổ chức nhiều cuộc mít tinh ở gần biên giới công khai chống Việt Nam và coi Việt Nam là "kẻ thù số 1"; Khơ-me đỏ cũng đẩy mạnh hoạt động ngoại giao và dư luận nhằm hỗ trợ cho hoạt động quân sự ở biên giới. Chỉ tính trong năm 1977, Campuchia đã liên tiếp có nhiều bài báo nói trên radio kích động tư tưởng chống Việt Nam và dụng ý ám chỉ Việt Nam xâm lấn đất đai của Campuchia. Khi tiếp xúc với người nước ngoài cả ở trong và ngoài nước, các lãnh đạo của Khơ- me đỏ thường để lộ những tin tức về xung đột ở biên giới, đổ trách nhiệm cho Việt Nam và biện bạch cho mình "Campuchia là nước nhỏ, chỉ có bị nước ngoài xâm lấn, với đất đai và số dân hiện tại, Campuchia chưa sử dụng hết đất của mình, Campuchia không hề có tham vọng đất đai của ai..." (Michel Blanchard (bản dịch 2001), Việt Nam - Campuchia: một đường biên giới còn tranh cãi, Ban Biên giới của Chính phủ, tr.54). Từ tháng 3-1977, sau khi đơn phương cắt hẳn mọi sự liên lạc và quan hệ với các địa phương Việt Nam tiếp đến là chính thức vu cáo Việt Nam có những hoạt động do thám, gián điệp xâm lấn lãnh thổ Campuchia (thông báo của Campuchia cho Đại sứ quán Việt Nam ở Phnôm Pênh ngày 19-4-1977 và những phát biểu khác của một số lãnh đạo Khơ-me đỏ), tuyên bố cắt đứt quan hệ với Việt Nam. Campuchia đã phủ nhận mọi hành động do họ gây ra xâm lấn đất Việt Nam, biến những vấn đề đơn thuần va chạm xung đột ở biên giới thành vấn đề chính trị nghiêm trọng, thành vấn đề quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước Việt Nam và Campuchia.

        Từ cuối tháng 4-1977, Khơ-me đỏ liên tiếp mở các cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào lãnh thổ nước ta trên các hướng Tây Ninh, An Giang và Kiên Giang, có nơi vào sâu đất Việt Nam 5-7 km. Mục tiêu tấn công của Khơ-me đo trong giai đoạn này là nhằm vào dân nên chúng tiến đến đâu là giết sạch, đốt sạch và cướp sạch, chiếm được nơi nào thì xây dựng công sự rồi chốt giữ lâu dài, gây cho ta rất nhiều thiệt hại về người và tài sản.

        Ở trên biên giới, Khơ-me đỏ tiếp tục và gia tăng các vi phạm biên giới, nên ngày 7-6-1977, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị triệu tập một hội nghị cấp cao để đàm phán, nhưng Đảng Cộng sản Campuchia trong thư trả lời ngày 18-6-1977, cho rằng chưa tới lúc vì cần "phải đợi một thời gian để tình trạng trở lại bình thường và chấm dứt các vụ va chạm ở biên giới". Trong lúc đó, các vụ việc ở biên giới do phía Campuchia gây ra ngày càng trầm trọng, nên ngày 5-2-1978 phía Việt Nam lại chủ động đề nghị Campuchia ba điểm để giải quyết vấn đề biên giới:

        (1) Chấm dứt mọi hành động quân sự và đóng quân cách biên giới 5 cây số;
        (2) Đàm phán ngay tại bất cứ một địa điểm nào, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của hai bên;
        (3) Tìm mọi hình thức bảo đảm biên giới, bảo đảm quốc tế và giám sát quốc tế. Đó là lập trường nhất quán của chính phủ Việt Nam, trong đó có yếu tố mới là đề nghị tìm một giải pháp biên giới với sự bảo đảm và giám sát quốc tế.

        Tuy nhiên, lập trường của Khơ-me đỏ vẫn không thay đổi, nghĩa là vẫn chỉ thể hiện quan điểm "mập mờ", thiếu thiện chí. Ngày 8-2-1978, Campuchia đã tuyên bố bác bỏ đề nghị thương thuyết ba điểm của Việt Nam, coi đó là một hành động tuyên truyền để đánh lạc hướng dư luận quốc tế. Từ ngày 31-12-1977, Khơ-me đỏ luôn luôn tố cáo Việt Nam là "xâm lược, thôn tính lãnh thổ” gọi dân tộc Việt Nam là "kẻ thù xâm lăng" (Phát ngôn ngày 6-01-1978 của Bộ Thông tin tuyên truyền Campuchia). Thực ra, khi gọi dân tộc Việt Nam là kẻ thù xâm lăng, là "nuốt đất đai của Cambot", chính quyền Khơ-me đỏ chỉ muốn nhắc lại vấn đề biên giới lịch sử, vì từ khi bị ngoại bang đô hộ cho tới khi giành độc lập, Việt Nam không hề "nuốt đất" của nước láng giềng nào cả (Trần Văn Minh, sđd, tr.28, 29).

        Phía Việt Nam đã hết sức kiên trì và cố gắng không để tình hình diễn biến xấu đi, không để địch lợi dụng chia rẽ hai nước. Nhưng Việt Nam càng kiềm chế thì phía Khơ-me đỏ càng lấn tới, họ đã một mặt tấn công quân sự lấn chiếm đất đai của Việt Nam, giết hại dã man dân Việt Nam, mặt khác có những hoạt động ngoại giao và dư luận xuyên tạc sự thật, gây mơ hồ trong dư luận. Do vậy, sau khi nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc tình hình mọi mặt của Campuchia, Việt Nam đã tiến hành một loạt các biện pháp cứng rắn làm thất bại mọi hoạt động quân sự của Khơ-me đỏ ở vùng biên giới. Bảo vệ tốt chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ được dân, bảo vệ được sản xuất. Ngày 7-01-1979, đáp ứng lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã giúp nhân dân Cạmpuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ của Pôn-pốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2015, 06:28:44 am »

       
        4. GIAI ĐOẠN Từ 1979 ĐẾN 1990

        Sau khi chế độ Campuchia Dân chủ bị lật đổ, nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia được thành lập. Hiến pháp Campuchia năm 1981 quy định: Cộng hoà nhân dân Campuchia là nhà nước độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hoà bình, dân chủ và tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

        Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ra đời, đã tạo ra một thuận lợi cơ bản cho việc nối lại và tăng cường quan hệ Việt Nam và Campuchia nói chung và cho việc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước nói riêng. Ngày 18-02-1979, hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác (xem toàn văn Hiệp ước trong Phần phụ lục), tại Điều 4 đã thống nhất: "Hai Bên cam kết sẽ giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ hai nước. Hai Bên sẽ đàm phán để ký một hiệp định hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại; quyết tâm xây dựng đường biên giới này thành biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước".

        4.1. Đàm phán ký kết Hiệp ước nguyên tắc năm 1983 và Hiệp định quy chế biên giới năm 1983

        Từ năm 1982, Lãnh đạo cấp cao hai bên đã có những cuộc tiếp xúc tích cực nhằm tìm ra những giải pháp hai bên cùng có lợi trong vấn đề biên giới lãnh thổ, đồng thời tăng cường các cuộc trao đổi song phương để thống nhất về nguyên tắc làm cơ sở cho việc xây dựng Hiệp ước  hoạch định biên giới quốc gia như đã thoả thuận tại Điều 4 Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác ký ngày 18-02-1979. Đồng thời trao đổi ký kết một Hiệp định về quy chế biên giới nhằm duy trì sự ổn định ở vùng biên giới trong khi hai bên tiến hành đàm phán về hoạch định và phân giới, cắm mốc biên giới.

        Sau khi thống nhất ý kiến về việc lựa chọn bộ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Pháp xuất bản trước những năm 1954 và thoả thuận xong nội dung văn bản Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, ngày 20-7-1983, tại Phnôm Pênh hai bên đã ký chính thức "Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia" và "Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia". Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch và Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Campuchia Hun Xen, được sự uỷ nhiệm của Hội đồng nhà nước hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp ước và Hiệp định. Ngày 27-9-1983, tại Hà Nội, hai bên tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn và Hiệp ước, Hiệp định có hiệu lực thi hành kể từ ngày đó.

        * Về nội dung của Hiệp ước nguyên tắc năm 1983:

        Hiệp ước gồm có 4 điều (Xem toàn văn Iiiệp ước trong Phần phụ lục). Nội dung pháp lý quan trọng nhất được thể hiện tại Điều 1, đã ghi rõ: "Trên đất liền, hai bên coi đường biên giới hiện tại giữa hai nước được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (SGI), thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ đã được hai bên xác nhận), là đường biên giới quốc gia giữa hai nước". Hai bên cũng thống nhất nguyên tắc là "ở nơi nào đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ hoặc hai bên đều thấy chưa hợp lý thì hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc việc giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp quắc tế và thực tiễn quốc tế”.

        Điều 2 của Hiệp ước quy định hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên giới giữa hai nước trong vùng nước lịch sử đã được hai bên thoả thuận theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế.

        Điều 3 ấn định việc thành lập Uỷ ban liên hợp để hoạch định đường biên giới trên đất liền và đường biên giới trên biển và soạn thảo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước.

        Điều 4 quy định về điều khoản thi hành, theo đó Hiệp ước nguyên tắc sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi văn kiện phê chuẩn.

        * Nội dung Hiệp định quy chế biên giới năm 1983:

        Hiệp định gồm có 19 điều (Xem toàn văn Hiệp định trong Phần phụ lục), ngoài việc tái khẳng định những nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa hai nước đã thoả thuận những biện pháp tạm thời nhằm duy trì việc quản lý biên giới, trong khi phần lớn đường biên giới giữa hai nước chưa được phân giới cắm mốc rõ ràng, cụ thể là:

        - Hai bên cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; hợp tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ biên giới bằng biện pháp hoà bình.

        - Hai bên giải quyết vấn đề qua lại giữa hai quốc gia, giữa các địa phương và việc qua lại của cư dân biên giới; giao thông đường bộ, đường thuỷ giữa hai nước và các vấn đề khác liên quan trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của các bên và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên trong khu vực biên giới.

        - Hai bên cùng hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hợp tác khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, môi trường ở khu vực biên giới v.v...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2015, 01:35:37 am »

       
        4.2. Đàm phán ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985

        Thực hiện Hiệp ước nguyên tắc ký năm 1983, hai bên thống nhất thành lập Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia. Từ ngày 11-7-1984 đến cuối năm 1985, Uỷ ban liên hợp đã tiến hành các cuộc họp chính thức (trong khuôn khổ cấp Uỷ ban liên hợp, họp hai Trưởng đoàn Uỷ ban liên hợp và họp hai Đoàn chuyên viên) để hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa hai nước và thể hiện đường biên giới đó trên bản đồ và văn bản Hiệp ước.

        Tóm tắt diễn biến các cuộc đàm phán:

        1) Cuộc họp trù bị cho việc thành lập Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới việt Nam - Campuchia, Hà Nội ngày 28-9-1983


        Ngày 28-9-1983, hai bên đã ký Biên bản làm việc chung gồm các vấn đề sau:

        - Phiên khai mạc của Uỷ ban liên hợp là một phiên họp toàn thể, họp tại Hà Nội vào khoảng đầu năm 1984, ngày họp sẽ ấn định sau.

        - Phiên khai mạc sẽ có các mục: Hai Trưởng đoàn phát biểu ý kiến; hai Trưởng đoàn ký biên bản thoả thuận về việc thành lập Uỷ ban liên hợp; ấn định chương trình làm việc chung và chương trình làm việc trước mắt của Uỷ ban liên hợp.

        - Phía Campuchia đề nghị phía Việt Nam giúp đào tạo cán bộ về đo đạc bản đồ cần thiết cho công tác hoạch định biên giới.

        - Về việc thi hành Hiệp định Quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia, hai Bên thoả thuận duy trì các thể thức cấp giấy qua lại tạm thời cho đến khi Hiệp định Quy chế biên giới chính thức có hiệu lực.

        - Hai Bên sẽ báo cáo các vấn đề bàn trong cuộc họp trù bị ngày 28 tháng 9 năm 1983 lên Chính phủ của mình quyết định. Trong thời gian Uỷ ban liên hợp chưa thành lập, việc liên lạc về công tác của Uỷ ban liên hợp sẽ thực hiện qua hai đồng chí Lưu Văn Lợi và Dith Munty qua đường ngoại giao.

        - Thông qua dự thảo Biên bản khoá I của Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia:

        + Tên gọi: Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới giữa hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia (gọi tắt là "Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới".

        + Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới có nhiệm vụ: Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước đúng theo Hiệp ước nguyên tắc 1983 và trên cơ sở bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước đó, và biên giới trên biển; Soạn thảo Hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước để trình lên các cấp có thẩm quyền chuẩn y và ký.

        + Mỗi đoàn đại biểu trong Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới gồm một Trưởng đoàn cấp Thứ trưởng, một Phó Trưởng đoàn, các đoàn viên, chuyên viên và phiên dịch. Đại diện của các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước, Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới có liên quan. Đoàn Việt Nam có thêm đại diện của Ban Biên giới Hội đồng bộ trưởng. Số lượng chuyên viên và phiên dịch mỗi đoàn tuỳ theo nhu cầu. Mỗi đoàn khoảng 20 người.

        + Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới khi cần sẽ thành lập các Tổ lưu động để đi thực địa làm công tác khảo sát và nghiên cứu các biện pháp giải quyết.

        + Về phương pháp hoạch định: Hai đoàn sẽ căn cứ vào bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước nguyên tắc 1983. Hai đoàn thống nhất với nhau và vẽ lên bản đồ chuẩn những đoạn biên giới không có vấn đề. Đối với những đoạn biên giới có vấn đề như: hai mảnh bản đồ tiếp giáp nhau nhưng đường biên giới không khớp nhau; những đoạn biên giới không vẽ ký hiệu đường biên giới hay không vẽ địa hình; những đoạn mà hai Bên đều thấy chưa hợp lý, hai đoàn bàn cách giải quyết từng đoạn, từng điểm một. Nếu thoả thuận được với nhau thì xem như nhất trí vẽ đoạn biên giới đó và vẽ đoạn đó lên bản đồ chuẩn. Nếu hai đoàn chưa nhất trí được thì cử tổ lưu động đến thực địa nghiên cứu và kiến nghị cách giải quyết với Uỷ ban liên hợp. Để công việc được dễ dàng, hai bên thoả thuận bộ bản đồ chuẩn là bản đồ tỷ lệ 1/50.000 vẽ theo loại bản đồ địa hình của Mỹ tỷ lệ 1/50.000, nhưng không sao vẽ đường biên giới. Nói chung hướng làm là từ Nam lên Bắc, nhưng tuỳ tình hình cụ thể hai bên sẽ thoả thuận làm đoạn nào trước, đoạn nào sau.

        + Về nội quy làm việc của Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới: Làm việc trên tinh thần hữu nghị, đoàn kết, truyền thống, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác, chân thành, khẩn trương. Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới luân phiên làm việc ở hai nước (tại Thủ đô hoặc tại một tỉnh biên giới). Thời gian, địa điểm, nội dung sẽ thoả thuận cụ thể sau; Người phát ngôn của mỗi đoàn trong Uỷ ban liên hợp là Trưởng đoàn, của Tổ liên hợp (Đoàn chuyên viên) là Tổ trưởng. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Việt và tiếng Khơ-me. Sau khi kết thúc mỗi khoá họp trong Uỷ ban liên hợp, việc thảo luận về một chuyên đề quan trọng của Uỷ ban liên hợp, và khi kết thúc một đợt làm việc đều có biên bản và hai bên cùng ký. Nội dung các cuộc họp Uỷ ban liên hợp các cấp đều được giữ bí mật, không được công bố. Bên đăng cai hoàn toàn chịu trách nhiệm về an toàn (kể cả tổ chức bảo vệ), phương tiện đi lại, làm việc, ăn ở... của các đại biểu. Máy bay đi, về do đoàn đó đảm bảo.

        2) Cuộc họp khoá I của Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới, tại Hà Nội từ ngày 11 đến ngày 19-7-1984

        Hai bên đã trao đổi và thống nhất các vấn đề:

        - Thông qua bản ghi nhớ cuộc họp trù bị ngày 28-9-1983.

        - Ngày 13-7-1984, hai bên ký Biên bản "Thoả thuận về chức năng, tổ chức, phương pháp làm việc của Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia" ghi rõ các vấn đề có liên quan đến Uỷ ban liên hợp. Ngoài ra còn thoả thuận các vấn đề cụ thể:

        + Về phương pháp hoạch định biên giới trên đất liền: Hai đoàn sẽ căn cứ vào bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước nguyên tắc ký năm 1983. Hai đoàn thống nhất với nhau và vẽ lên bản đồ chuẩn những đoạn biên giới không có vấn đề. Đối với những đoạn biên giới có vấn đề như hai mảnh bản đồ tiếp biên không khớp, những đoạn không vẽ ký hiệu đường biên giới, bỏ trắng địa hình, những đoạn hai bên đều thấy không hợp lý thì hai đoàn bàn cách giải quyết từng trường hợp một. Nếu thoả thuận được với nhau về đoạn biên giới nào thì xem như đã nhất trí về đoạn biên giới đó và vẽ đoạn biên giới đó lên bản đồ chuẩn. Nếu hai đoàn chưa nhất trí được thì cử đội liên hợp đến thực địa nghiên cứu và kiến nghị cách giải quyết với Uỷ ban liên hợp. Để công việc được dễ dàng, hai bên thoả thuận bản đồ chuẩn là bản đồ tỷ lệ 1/50.000 vẽ theo loại bản đồ địa hình của Mỹ tỷ lệ 1/50.000, nhưng không sao vẽ đường biên giới.

        + Về biên giới trên biển, hai đoàn sẽ thoả thuận sau về nguyên tắc hoạch định.

        + Phía Campuchia đề nghị phía Việt Nam giúp đào tạo cán bộ về đo đạc và bản đồ (kể cả về biển) cần thiết cho công tác hoạch định và phân giới cắm mốc. Phía Việt Nam đã đồng ý và sẵn sàng cử số huấn luyện viên cần thiết để mở lớp khi phía Campuchia chuẩn bị xong, các khoản chi phí cho các huấn luyện viên ở Phnôm Pênh do phía Campuchia đài thọ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2015, 12:54:30 am »

        3) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên kỹ thuật về hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 10 đến ngày 15-10- 1984

        Ngày 15-10-1984, hai bên ký Biên bản làm việc chung, đã trao đổi và nhất trí:

        - Về biên giới trên đất liền:

        + Bản đồ đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới gồm hai loại: Bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000 thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất, gồm 26 mảnh, đường biên giới thể hiện bằng ký hiệu chữ thập màu đen ở những đoạn hợp lý và màu đỏ ở những đoạn được sửa. Bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 gồm 40 mảnh dùng để chuyển đường biên giới theo đúng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 nói trên. Cả hai loại bản đồ này đều có giá trị pháp lý như nhau.

        + Về đường biên giới tại các sông, suối biên giới được hoạch định theo thuyết thalweg

        (Thalweg: Thuật ngữ tiếng Đức, có nghĩa đen là "đường đi của người chèo thuyền". Khi hoạch định biên giới trên sông, suối, có nghĩa là rãnh sâu nhất, hay là đường nối liền các điềm sâu nhất của dòng chính. Mặc dù khởi nguồn là một danh từ, được sử đụng để chỉ luồng tàu thuyền qua lại trên một con sông, nhưng thalweg trong thực tế lại được hiểu rất khác nhau, có thể nêu ra một số định nghĩa dưới đây:

        Định nghĩa thứ nhất: "Thalweg là con đường mà người chèo thuyền dùng khi xuôi dòng sông". Có thể hiểu đơn giản rằng thalweg là con đường đi của người chèo thuyền khi xuôi dòng sông. Định nghĩa này sẽ đưa đến một dạng biên giới "vùng".

        Định nghĩa thứ hai: “Thalweg là trung tuyến của luồng tàu thuyền qua lại". Theo đó, thalweg là đường trung tuyến của luồng tàu thuyền qua lại trên sông.

        Định nghĩa thứ ba "Thalweg là đường rãnh sâu nhất". Theo đố, đường thalweg được hiểu là trục của thlweg, tức là đường đi theo các điểm sâu nhất trong vùng thalweg
):

        Sông, suối, rạch mà tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi giữa dòng hoặc giữa dòng của nhánh chính nếu sông, suối, rạch có nhiều nhánh vào lúc mức nước trung bình. Sông tàu thuyền đi lại được thì đường biên giới đi giữa luồng của sông hoặc giữa luồng chính của sông nếu sông có nhiều nhánh vào lúc mức nước thấp nhất.

        + Những đoạn đê phòng thủ ở biên giới không có ý nghĩa là đường biên giới. Đường biên giới ở những đoạn này vẫn theo đúng đường biên giới được hoạch định chính thức trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính kèm Hiệp ước nguyên tắc. Những chỗ dân bên này sang làm ăn bên đất của bên kia cũng giải quyết như trên.

        + Điểm biên giới tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ giải quyết sau giữa ba nước.

        + Thống nhất báo cáo lên hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp về những điểm phía Việt Nam đề nghị sửa đổi.

        -  Về biên giới biển trong vùng nước lịch sử: Dự thảo nguyên tắc hoạch định biên giới trong vùng nước lịch sử. Khi nghiên cứu địa hình để vạch ra biên giới trên biển, hai bên sẽ sử dụng hải đồ Việt Nam do Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam xuất bản năm 1980 tỷ lệ 1/100.000 mang số IA.100.31 và IA.100.32. Sau khi đã vạch được một đường biên giới trong vùng nước lịch sử sẽ chuyển đường biên giới này sang loại hải đồ của Sở đo đạc thuỷ văn Hải quân Pháp in năm 1955 - 1956 tỷ lệ 1/182.650, số 5395.

        -  Nhất trí về nội dung dự thảo "Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia" sau khi đã cùng nhau sủa đổi một số câu chữ.

        4) Cuộc họp khoá II của Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới, tại Phnôm Pênh từ ngày 3 đến ngày 10-12-1984

        Ngày 8-12-1984, hai bên ký Biên bản làm việc chung và nhất in:

        - Thông qua một số nội dung trong Biên bản ký ngày 15- 10- 1984 của hai đoàn chuyên viên, trừ vấn đề sông, suối biên giới.

        - Bản đồ đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới gồm hai loại: Bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000 thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất, gồm 26 mảnh đã được đính kèm Hiệp ước nguyên tắc năm 1983. Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước được thể hiện bằng ký hiệu chữ thập (+) màu đen ở những đoạn biên giới được hai bên công nhận là hợp lý và màu đỏ ở những đoạn được sửa chữa. Bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 gồm 40 mảnh đã được chuyển đường biên giới từ bản đồ tỷ lệ 1/100.000 nói trên sang. Đường biên giới được thể hiện bằng ký hiệu (--- - --- -) màu đen. Bản đồ này dùng để miêu tả đường biên giới trong Hiệp ước hoạch định biên giới và dùng để phân giới cắm mốc. Cả hai loại bản dỗ này đều có giá trị pháp lý như nhau.

        - Giữ nguyên đường biên giới như đã thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính kèm Hiệp ước nguyên tắc năm 1983, chỉ sủa lại 03 đoạn (giữa mảnh 1 và 2, giữa mảnh 2 và 3, giữa mảnh 6 và 7) cho phù hợp với thực tế địa hình; Những đoạn đê phòng thủ hay những chỗ dân bên này sang làm ăn bên đất của bên kia thì đường biên giới vẫn theo đúng đường biên giới trên bản đồ nói trên.

        - Việc phân vạch cụ thể trên thực địa ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ giải quyết sau giữa ba nước.

        - Hai bên nhất trí cử các đội liền hợp đi khảo sát song phương 6 điểm: Beng Gô, Mộc Bài - Ba Vét, sông Tiền - sông Hậu, Bình Di - Khánh Hoà, sông Sở Thượng, Mi Mốt. Nhất trí đến tỉnh nào thì thành viên trong Uỷ ban liên hợp thuộc tỉnh đó làm Đội trưởng, ngoài ra thêm một người hiểu biết về bản đồ, một đại diện biên phòng, một đại diện địa phương và lực lượng bảo vệ. Lịch đi do phía Campuchia bố trí và thông báo cho phía Việt Nam. Sau khi đi khảo sát, báo cáo Uỷ ban liên hợp.

        5) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên văn kiện và bản đồ biên giới Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 11 đến ngày 18-3-1985

        Trước khi họp, Việt Nam đã chuyển đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 theo như quyết nghị của Uỷ ban liên hợp khoá II họp tại Phnôm Pênh tháng 12-1984 và làm dự thảo Điều 1 của Hiệp ước hoạch định biên giới, gửi cho phía Campuchia nghiên cứu trước từ trong Tết âm lịch. Như vậy là, trước khi hai bên họp, phía Campuchia đã có một thời gian khá dài để nghiên cứu đường biên giới Việt Nam đã chuyển. Khi sang họp, bạn nêu 14 điểm sửa chứa, trong đó có 12 điểm tính toán khá chi ly như chỗ nào vẽ cong là để cong hoặc dịch bên này một chút, bên kia một chút... có chỗ xê dịch khá dài nhưng những chỗ này chỉ thảo luận 10 đến 15 phút là xong, chỉ còn 2 chỗ tập trung thảo luận nhiều là sông Sở Thượng khu vực bùng binh Mộc Bài, hai thống nhất để hai Trưởng đoàn giải quyết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2015, 03:15:49 am »

        6) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp HĐBG Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 11 đến ngày 17-6-1985.

        Chiều 17-6-1985, hai bên ký Biên bản làm việc chung, trong đó thống nhất:

        - Về Biên bản của tổ văn kiện và bản đồ họp tại thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 14-3-1985:

        + Thông qua những điểm có thể thông qua được. Bàn và giải quyết những điểm mà hai bên trong Tổ chưa nhất trí được và điểm khác nữa nếu có, tập trung vào Mộc Bài và sông Sở Thượng. Thông báo việc xác định điểm mút biên giới.

        + Thông qua dự thảo Hiệp ước hoạch định biên giới: phần đất liền hoàn chỉnh văn bản và sửa các đoạn trung văn miêu tả. Phần biển, trao đổi thống nhất Điều 3.

        - Những công việc cần chuẩn bị cho việc ký Hiệp ước hoạch định biên giới:

        + Thống nhất văn bản, kể cả cách trình bày, thống nhất cách trình bày các bản đồ sẽ đính kèm Hiệp ước. Mỗi bên báo cáo Bộ Chính trị chuẩn y. Đánh máy chính thức và ký tắt Hiệp ước, ký các phụ lục đính kèm. Bàn về ngày, địa điểm và người ký Hiệp ước. Bàn về phê chuẩn và trao đổi Thư phê chuẩn.

        + Những công việc chuẩn bị cho việc đi phân giới cắm mốc: vấn đề bố trí các đoạn biên giới và cách trình bày bản đồ đường biên giới; phân công in bản đồ và kinh phí; chuẩn bị cuộc họp bàn các vấn đề về phân giới trên thực địa và cắm mốc.

        + Thông báo về việc Việt Nam đơn phương khảo sát sơ bộ vùng biển Kiên Giang - Kăm-pôt và việc hai bên sẽ đi khảo sát song phương khu vực này. Vấn đề tập huấn cho chuyên viên Campuchia, vấn đề ấn định thời gian khảo sát. Chuẩn bị đi khảo sát.

        7) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên văn kiện và bản đồ hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Hà Nội từ ngày 2 đến ngày 9-7-1985

        Hai bên tiến hành đối chiếu bản đồ lưu trữ đoạn sông Sở Thượng của phía Việt Nam. Thống nhất đường biên giới đi gần giữa sông và coi như là giống với bản đồ gốc Pháp in đi đúng giữa sông, có bản đồ in đường biên giới đi ở mép sông là do kỹ thuật in sai. Sau đó hai bên chuyển sang trao đổi về phần biên giới trên biển.

        Cool Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Tây Ninh từ ngày 01 đến ngày 4-10-1985

        Hai đoàn chuyên viên họp để chuẩn bị văn kiện Hiệp ước hoạch định biên giới và bản đồ kèm theo cho cuộc họp giữa hai Trưởng đoàn trong uỷ ban liên hợp Việt Nam - Campuchia; hoàn thiện văn bản lần cuối để hai nhà nước ký chính thức. Các vấn đề đưa ra thảo luận đều giải quyết được cả. Thống nhất đường biên giới ở khu vực Mộc Bài đi giữa bùng binh, ở sông Sở Thượng đi giữa sông, có xác định toạ độ rõ ràng.

        9) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp HĐBG Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 22 đến ngày 26-10-1985

        Hai Trưởng đoàn đã thoả thuận:

        - Về văn bản Hiệp ước: Chuẩn y và ký tắt vào văn bản của Hiệp ước hoạch định biên giới mà hai đoàn chuyên viên đã chuẩn bị tại Tây Ninh. Về bản đồ, thống nhất lấy hai mảnh bản đồ Svey-riêng của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000 có đường biên giới đi giữa sông Sở Thượng đúng như mảnh bản đồ cũ của Pháp để thay thế hai mảnh bản đồ đính kèm Hiệp ước nguyên tắc năm 1983 (vì hai mảnh này in chệch màu). Hai Trưởng đoàn đã ký xác nhận vào hai mảnh bản đồ mới, mỗi bên giữ một mảnh. Nhất trí lấy bộ bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000 và bộ bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 (mỗi bộ thành 4 bản) là Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Hiệp ước hoạch định biên giới.

        - Về ký Hiệp ước hoạch định biên giới: Đại diện hai nhà nước sẽ ký Hiệp ước tại Phnôm Pênh vào một ngày hai bên sẽ thoả thuận sau. Hai bên nhất trí công bố một bản tin có nội dung thống nhất về việc hai nhà nước ký Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia và thống nhất đưa tin trên báo, đài phát thanh và truyền hình hai nước.

        - Các việc làm sau khi ký Hiệp ước hoạch định biên giới: Hai bên sẽ thoả thuận thời gian cụ thể để trao đổi Thư phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới tại Hà Nội. Trước khi Hiệp ước hoạch định biên giới có hiệu lực, chuyên viên hai bên sẽ họp để chuẩn bị cho khoá họp I của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc (có dự kiến thời gian, địa điểm và nội dung cụ thể cho cuộc họp này). Khoá I của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc sẽ họp tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc một tỉnh của Việt Nam có chung biên giới với Campuchia.

        Ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985

        Đến ngày 27-12-1985, tại Phnôm Pênh (Campuchia), ông Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ông Hun Xen, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, được sự uỷ nhiệm của Chủ tịch nước mình, đã cùng nhau ký "Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia". Ngày 22-02-1986, tại Hà Nội, hai bên tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn và Hiệp ước chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày trao đổi văn kiện phê chuẩn.

        Nội dung cơ bản của Hiệp ước được thể hiện ở 5 điều (Xem toàn văn Hiệp ước trong Phần phụ lục):

        Điều 1 : Căn cứ vào Điều 1 của Hiệp ước về nguyên tắc giai quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia ký ngày 20-7-1983 và các Biên bản giữa Đoàn đại biểu Chính phủ hai nước trong Uỷ ban liên hợp HĐBG ký ngày 13-7-1984 và ngày 08-12-1984, hai bên đã thoả thuận hoạch định đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước, được miêu tả chi tiết theo bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000. Trong văn bản Hiệp ước cũng đã ghi rõ hai bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước là bộ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 (gồm 26 mảnh) và UTM tỷ lệ 1/50.000 (gồm 40 mảnh) đều có giá trị như nhau.

        Điều 2 quy định các vấn đề liên quan đến sông, suối, rạch biên giới theo nguyên tắc sông, suối biên giới dù có đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên; những cù lao, bãi bồi dọc sông, suối biên giới ở phía bên nào sẽ thuộc bên đó; đối với các cầu biên giới, đường biên giới đi chính giữa cầu.

        Điều 3 đề cập đến việc giải quyết biên giới trên biển. Tuy nhiên, Hiệp ước chỉ nêu nguyên tắc chung là lấy căn cứ theo bản đồ của Pháp do cơ quan Đo đạc thuỷ văn Pháp in năm 1955 và 1956 tỷ lệ 1/182.650 để nghiên cứu giải quyết.

        Điều 4 thoả thuận thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước và nêu rõ nhiệm vụ của Uỷ ban liên hợp này. Sau khi hoàn thành việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới sẽ làm Nghị định thư cuối cùng.

        Điều 5 quy định rõ điều khoản thi hành, theo đó hai bên sẽ trao đổi thư phê chuẩn và Hiệp ước có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước.

        Như vậy, với Hiệp ước hoạch định biên giới trên đây, Việt Nam và Campuchia mới chỉ giải quyết biên giới trên đất liền và nêu nguyên tắc giải quyết biên giới trên biển.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2015, 04:48:15 am »

       
        4.3. Đàm phán về phân giới trên thực địa và cắm mốc đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia

        Trên cơ sở Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985, hai bên đã thống nhất thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam - Campuchia (Uỷ ban liên hợp PGCM). Tháng 4-1986, hai bên tiến hành làm thí điểm ở khu vực cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh - Svey-riêng), sau đó làm tiếp các đoạn biên giới ở các tỉnh Tây Ninh, Đồng Tháp và Long An. Từ năm 1986 đến năm 1988, hai bên đã phân giới được hơn 200 km trong tổng số 1.137 km đường biên giới và cắm được 72 mốc giới trong tổng số 322 mốc dự kiến cắm trên toàn tuyến biên giới. Tuy nhiên, đến năm 1989 phía Campuchia đã nêu lý do kỹ thuật bản đồ để dừng công việc phân giới cắm mốc. Cùng với việc đó phía Campuchia cũng chưa muốn ký các văn bản ghi nhận chính thức kết quả phân giới cắm mốc theo các sơ đồ và văn bản song phương phù hợp với thủ tục pháp lý. Hai bên cũng chưa đề cập và thảo luận cụ thể về giải pháp xử lý hệ thống mốc cũ đã cắm trong thời kỳ thực dân.

        Tóm tắt diễn biến các cuộc đàm phán về phân giới, cắm mốc:

        1) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 30-11-1985 đến ngày 9-12-1985


        Hai bên đã thoả thuận được hai nội dung lớn là: Chuẩn bị cho khoá họp lần thứ nhất của Uỷ ban liên hợp PGCM và những vấn đề chuẩn bị cho cuộc họp hai Trưởng đoàn:

        - Thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam - Campuchia (gọi tắt là Uỷ ban liên hợp PGCM).

        Nhiệm vụ chung: Căn cứ vào Điều 1 và 2 của Hiệp ước hoạch định biên giới và các phụ lục kèm theo, hai Bên tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước.

        Nhiệm vụ cụ thể:

        Tiến hành phân vạch cụ thể trên thực địa toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.

        Dự kiến vị trí và tiến hành chính thức cắm mốc quốc giới.

        Tổ chức giao nhận khu vực đất đai mà hai Bên thống nhất điều chỉnh và giải quyết vấn đề dân cư ở đó.

        Lập bản đồ quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia có ghi vị trí các mốc quốc giới.

        Soạn thảo nghị định thư cuối cùng và các văn bản pháp lý cần thiết để kết thúc công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước.

        - Về tổ chức của Uỷ ban liên hợp: Mỗi đoàn có một Trưởng đoàn (cấp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng), hai Phó đoàn và các đoàn viên, chuyên viên và phiên dịch. Các thành viên là đại diện các Bộ, ngành Quốc phòng, Ngoại giao, Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước, Ban Biên giới và đại diện các địa phương có liên quan. Mỗi đoàn có khoảng 20 người (không kể nhân viên đánh máy và phục vụ khác). Mỗi tỉnh sẽ thành lập từ 1 đến 3 Đội liên hợp, có Đội trưởng và Đội phó (một phụ trách Tổ trưởng về mốc, một số nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ, mốc, phiên dịch, lực lượng thông tin, hậu cần, bảo vệ...).

        - Phương pháp, thủ tục làm việc và ngân sách của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc:

        Căn cứ Điều 1 và 2 Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985, các Biên bản của Uỷ ban liên hợp HĐBG và các phụ lục kèm theo (chủ yếu là bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 và bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000) để tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước. Khi đi thực địa, hai bên sẽ sử dụng bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 và bản đồ tỷ lệ 1/25.000, khi có vấn đề cần đối chiếu thì mới sử dụng đến bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000.

        Uỷ ban liên hợp PGCM sẽ có kế hoạch và những chỉ thị cần thiết để các tỉnh có chung biên giới giữa hai nước và các Đội liên hợp thi hành. Quá trình thi hành, nếu có vấn đề nào hai Đội chưa thống nhất được với nhau thì một mặt báo cáo hai Trưởng đoàn quyết định, một mặt vẫn tiến hành những nơi khác tiếp theo.

        Mỗi năm một lần, sau khi kết thúc công việc trong năm hoặc sau một mùa khô, Uỷ ban liên hợp sẽ họp sơ kết, rút kinh nghiệm, bàn công việc tiếp theo. Ngoài ra, có thể họp bất thường Uỷ ban liên hợp nếu thấy cần thiết.

        Người phát ngôn chính thức của mỗi đoàn là Trưởng đoàn, của mỗi Đội là Đội trưởng. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Việt và Khơ-me. Nội dung các cuộc họp được giữ bí mật, không công bố. Hai bên luân phiên chủ trì các phiên họp.

        Các phiên họp đều có biên bản bằng hai thứ tiếng Việt và Khơ-me.

        Uỷ ban liên hợp họp luân phiên ở hai nước (ở thủ đô hoặc ở tỉnh gần biên giới hai nước), bên đăng cai chịu trách nhiệm ăn, ở, đi lại, làm việc và an toàn về mọi mặt (trừ vé máy bay đi và vê).

        Ngân sách, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới mỗi bên chịu một nửa chi phí, trang bị phục vụ sinh hoạt và làm việc cho các Đội của bên nào bên ấy lo.

        - Nguyên tắc phân giới trên thực địa:

        Phân giới trên thực địa phải theo đúng Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia, các Biên bản của Uỷ ban liên hợp HĐBG và các phụ lục kèm theo Hiệp ước. Gặp vấn đề ngoài quyền hạn phải báo cáo lãnh đạo hai bên quyết định.

        Phân giới trên thực địa phải đi theo thông tuyến và đánh dấu đường biên giới trên thực địa để hai bên nhận được rõ ràng, nếu không đi thông tuyến được thì phải có biên bản.

        Phân giới trên thực địa đi từ Nam lên Bắc, sau khi hoàn thành công việc ở đoạn thí điểm triển khai ngay việc phân giới cắm mốc các đoạn khác theo kế hoạch của Uỷ ban liên hợp PGCM. Trong năm 1986, hai bên sẽ làm thí điểm từ mốc I.6 đến mốc K.1 (Mộc Bài) và sau đó sẽ làm nốt đoạn biên giới I và đoạn biên giới H thuộc hai tỉnh Tây Ninh và Svey-riêng. Riêng đoạn biên giới H, có thể làm gọn cả đoạn hoặc chỉ làm đến ranh giới giữa tỉnh Svey-riêng và Kong-pong-cham.

        - Chia đoạn biên giới: Dựa vào các căn cứ để chia đoạn (Địa lý hành chính các tỉnh, dạng địa hình của từng khu vực, khối lượng công việc) hai Bên nhất trí chia tuyến biên giới thành 14 đoạn, theo thứ tự A, B, C... từ Bắc xuống Nam. Mốc giới được đánh số thứ tự trong từng đoạn.

        - Hai bên sẽ trao đổi thống nhất những quy định về kỹ thuật để phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.

        - Nguyên tắc chung về xây dựng mốc quốc giới:

        Mốc quốc giới là dấu hiệu thể hiện bằng vật chất cụ thể đường biên giới tại thực địa cắm ở ranh giới giữa hai nước.

        Mốc quốc giới phải chính xác, rõ ràng, vững chắc, hình thành một hệ thống thống nhất trên toàn tuyến biên giới.

        Việc cắm mốc quốc giới được chia làm hai bước (Bước 1: Cắm mốc quốc giới ở những nơi cần thiết, nếu cần sẽ cắm thêm mốc phụ; Bước 2: Kiểm tra vị trí mốc và các yêu cầu về kỹ thuật).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2015, 01:05:50 am »

        - Về số lượng và vị trí mốc, hai bên thống nhất trong Bước 1 cắm tổng số bằng 322 mốc (gồm 134 mốc to và 188 mốc nhỏ). Trung bình khoảng cách giữa các mốc là 4.000 m, có đánh số thứ tự từ Bắc xuống Nam. Những nơi sẽ đặt mốc là điểm khởi đầu và điểm mút đường biên giới, đầu và cuối từng đoạn biên giới, những cửa khẩu có đường qua biên giới, vùng đông dân cư, chỗ chuyển hướng, chuyển dạng địa hình...

        - Về quy cách làm và cắm mốc:

        Mốc phải cắm đúng vị trí và chóp mốc phải đúng tim đường biên giới. Hai mặt chính của mốc có chữ nước nào thì hướng về nước đó. Nếu không cắm được đúng tim đường biên giới, phải có mũi tên đánh dấu chỉ hướng đến tim đường biên giới và có ghi khoảng cách ở sườn mốc. Đường biên giới qua cầu hoặc ở những nơi không có điều kiện thì cắm mốc kép. Trường hợp này cắm ở trên nước nào thì viết chữ và tên của nước đó và có mũi tên đánh dấu chỉ hướng đến đường biên giới, có ghi khoảng cách ở sườn cột mốc.

        Làm đúng quy trình, qui phạm kỹ thuật.

        Phân giới đến đâu, cắm mốc đến đó.

        Khi cắm mốc, hai bên phải cùng làm, làm xong có biên bản và sơ đồ, ảnh mốc kèm theo.

        - Về xử lý mốc cũ: Mọi mốc cũ trên đường biên giới đều không có giá trị. Trường hợp mốc cũ còn nguyên vẹn lại đúng vị trí đường biên giới Hiệp ước thì có thể để lại, còn nói chung phá huỷ hết.

        - Về kích thước, chất liệu, màu sơn và kẻ chữ (Việt Nam đề nghị, phía Campuchia hứa nghiên cứu và trả lời sau): Mặt chính của mốc sơn trắng, kẻ chữ đen, chóp sơn đỏ, sườn mốc kẻ đen, trắng xen kẽ. Ký hiệu và chữ trên mốc to có 3 hàng: tên nước, số thứ tự, năm cắm mốc (mặt hướng về nước nào thì tên nước, chữ và số bằng tiếng của nước đó). Ký hiệu, chữ trên mốc nhỏ cũng có 3 hàng: tên nước, số mốc to và số thứ tự mốc nhỏ xen kẽ giữa hai mốc to. Chữ và số khắc chìm sâu 5 mm, chiều cao của chữ và số ở mặt chính mốc to là 10 cm, chiều cao của chữ và số ở sườn mốc to và nhỏ là 5 cm.

        - Về công tác bảo đảm:

        Về hậu cần: Do mỗi bên tự lo.

        Về thông tin liên lạc: Từng Đội có riêng, khi cần có thể giúp nhau.
Về rà phá bom, mìn: Mỗi bên làm khụ vực mình với chiều rộng 50 mét. Nơi có nhiều mìn, khi đi thực địa phải có tổ rà phá mìn đi cùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

        Về chống tàn quân: Mỗi bên tự tổ chức lực lượng bảo vệ cho đội hình và hai bên cần có kế hoạch hợp đồng chu đáo, chủ động đối phó với mọi tình huống.

        - Thí điểm phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới một đoạn giữa Tây Ninh và Svey-riêng (đoạn Mộc Bài), tập kết ở Tây Ninh; Sau khi rút kinh nghiệm đoạn làm thí điểm sẽ triển khai làm hai đoạn giữa Tây Ninh và Svey-riêng trong năm 1986.

        2) Cuộc họp hai Trưởng đoàn Uỷ ban liên hợp Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 6 đến ngày 7-01-1986

        Để chuẩn bị chính thức ra mắt Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc sau khi Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới hết nhiệm vụ từ khi Hiệp ước hoạch định chính thức có hiệu lực thi hành, nên cuộc họp này không ký Biên bản làm việc chung, chỉ thông thông qua văn bản dự thảo của cuộc họp chuyên viên hai bên chuẩn bị cho cuộc họp khoá I của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc.

        3) Cuộc họp khoá I của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Campuchia, tại Tây Ninh từ ngày 24 đến ngày 27-02-1986

        Ngày 27-02-1986, hai đoàn đã ký Biên bản làm việc chung, thống nhất các vấn đề sau:

        - Nhiệm vụ chung của Uỷ ban liên hợp: Căn cứ vào Điều 1, Điều 2 của Hiệp ước hoạch định biên giới và các phụ lục kèm theo để tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước.

        - Nhiệm vụ cụ thể của Uỷ ban liên hợp:

        Tiến hành phân vạch cụ thể trên thực địa toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.

        Dự kiến vị trí và tiến hành chính thức cắm mốc quốc giới.

        Tổ chức giao nhận khu vực đất đai mà hai bên thống nhất điều chỉnh và giải quyết vấn đề dân cư ở đó (nếu có điều chỉnh).

        Lập bản đồ quốc giới giữa hai nước, có ghi vị trí các mốc quốc giới.

        Soạn thảo Nghị định thư cuối cùng và các văn bản pháp lý cần thiết để kết thúc công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước.

        - Về tổ chức: Xác định mỗi đoàn trong Uỷ ban liên hợp có một Trưởng đoàn (là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng), hai hoặc ba Phó Trưởng đoàn, các đoàn viên, chuyên viên và phiên dịch. Các thành viên của đoàn là đại diện của các Bộ, ngành: Quốc phòng, Ngoại giao, Đo đạc và Bản đồ và đại diện Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới liên quan. Số lượng chuyên viên tuỳ theo nhu cầu và có khoảng 20 người (không kể nhân viên đánh máy và phục vụ khác); Mỗi tỉnh có chung biên giới giữa hai nước sẽ cử ra một đồng chí thay mặt chính quyền tỉnh đồng thời là đoàn viên trong Uỷ ban liên hợp, chịu trách nhiệm thực hiện công tác phân giới và cắm mốc trong phạm vi tỉnh mình. Mỗi tỉnh sẽ thành lập các Đội liên hợp cần thiết (tuỳ theo số đoạn biên giới và khả năng của mỗi tỉnh). Thành phần mỗi bên tham gia Đội liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới có một Đội trưởng, hai Đội phó (một phụ trách Tổ trưởng về mốc), một số nhân viên kỹ thuật về đo đạc bản đồ và mốc, phiên dịch; ngoài ra có các lực lượng thông tin, bảo vệ, hậu cần... (tuỳ theo nhu cầu).

        - Phương pháp, thủ tục và ngân sách của Uỷ ban liên hợp:

        Căn cứ Điều 1, Điều 2 của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia 1985 và các phụ lục kèm theo (bản đồ của Sở địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000 và bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000) và các biên bản của Uỷ ban liên hợp, hai bên tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước. Khi đi thực địa, hai bên sẽ sử dụng bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 và 1/25.000 phù hợp với bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 kèm theo Hiệp ước 1985.

        Uỷ ban liên hợp sẽ có kế hoạch và chỉ thị chung để các tỉnh có chung biên giới giữa hai nước và các Đội liên hợp thi hành. Quá trình phân giới và cắm mốc nếu gặp vấn đề các Đội chưa nhất trí được với nhau ở một nơi nào đó thì một mặt báo cáo lên hai Trưởng đoàn quyết định, mặt khác vẫn tiếp tục tiến hành ở những nơi khác tiếp theo.

        Mỗi năm một lần, sau khi kết thúc công việc trong năm, Uỷ ban liên hợp sẽ họp đánh giá, rút kinh nghiệm công việc đã làm, bàn chương trình công tác năm tới (mùa khô tới). Khi cần, sẽ họp bất thường Uỷ ban liên hợp, hai Trưởng đoàn hoặc hai đoàn chuyên viên;

        Người phát ngôn chính thức của mỗi đoàn là Trưởng đoàn, trong mỗi Đội là Đội trưởng. Tiếng nói chính thức là tiếng Việt và tiếng Khơ-me. Giữ bí mật, không công bố nội dung các cuộc họp. Hai bên thay nhau chủ trì các phiên họp, từng ngày hoặc từng buổi.

        Các cuộc họp đều có biên bản bằng hai thứ tiếng Việt và Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

        Uỷ ban liên hợp họp luân phiên ở hai nước tại Thủ đô hoặc tỉnh, thành phố gần biên giới). Bên đăng cai hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi mật (ăn, ở, đi lại, làm việc, bảo đảm an toàn). Vé máy bay hoặc ôtô đi và về của đoàn nào đoàn đó lo.

        Ngân sách, vật tư, trang thiết bị... phục vụ cho công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới mỗi bên chịu một nửa. Chi phí, trang bị phục vụ sinh hoạt và làm việc cho các đội của bên nào, bên đó lo. Trường hợp làm việc ở một địa phương thuộc bên nào thì bên đó bảo đảm ăn, ở, chi phí, đi lại, làm việc, bảo đảm an toàn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Đội liên hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2015, 04:50:17 am »

        - Nguyên tắc phân giới trên thực địa:

        Phân giới trên thực địa phải căn cứ vào Hiệp định hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia 1985, các phụ lục kèm theo Hiệp ước và các biên bản của Uỷ ban liên hợp. Khi gặp các vấn đề ngoài thẩm quyền Uỷ ban liên hợp phải báo cáo lên Chính phủ hai nước.

        Phân giới trên thực địa phải đi thông tuyến. Trong trường hợp đặc biệt có khó khăn không đi thông tuyến được thì phải ghi vào biên bản cụ thể đoạn nào, từ điểm nào đến điểm nào để sau này sẽ đi thông tuyến.

        Phân giới trên thực địa tiến hành từ Nam lên Bắc.

        Để có kinh nghiệm về các mặt, hai đoàn thoả thuận làm thí điểm từ mốc I.6 đến mốc K.1. Sau thí điểm, sẽ làm đoạn I và H thuộc hai tỉnh Tây Ninh và Svey-riêng. Riêng đoạn H có thể làm gọn cả đoạn hoặc chỉ làm đến ranh giới giữa Svey-riêng và Kong-pong-cham.

        - Chia đoạn biên giới: Căn cứ địa lý hành chính của các tỉnh có chung biên giới giữa hai nước, dạng địa hình của từng khu vực và khối lượng công việc sẽ tiến hành, hai Bên nhất trí chia toàn bộ đường biên giới thành 14 đoạn, đặt tên theo thứ tự A, B, C... từ Bắc xuống Nam để tiện cho việc xây dựng kế hoạch phân giới và cắm mốc. Số mốc quốc giới sẽ đánh theo số thứ tự trong từng đoạn, ví dụ đoạn A gồm mốc số A.1, A.2...

        - Nguyên tắc chung xây dựng mốc giới:

        Mốc quốc giới là dấu hiệu thể hiện bằng vật chất cụ thể đường biên giới tại thực địa.

        Mốc quốc giới phải chính xác, rõ ràng, vững chắc, qui cách thống nhất trên toàn tuyến biên giới.

        Căn cứ địa hình vùng có đường biên giới đi qua, có hai loại mốc: mốc trên các loại đất thông thường, đất nhão, đầm lầy; và mốc trong vùng ngập lụt.

        Việc cắm mốc chia làm hai bước (Bước một: cắm mốc ở những nơi cần thiết, nếu thấy cần thêm sẽ cắm một số mốc phụ. Bước hai: kiểm tra vị trí mốc và các yêu cầu kỹ thuật).

        - Về số lượng, vị trí mốc quốc giới:

        Trong bước một, hai bên thống nhất cắm 134 mốc to và 188 mốc nhỏ, đánh số thứ tự từ Bắc xuống Nam.

        Những nơi sẽ đặt mốc là điểm khởi đầu và điểm mút đường biên giới, đầu và cuối từng đoạn biên giới, những cửa khẩu có đường qua lại biên giới, vùng đông dân, chỗ chuyển hướng, dạng địa hình (phụ lục III) Mốc ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ do ba nước có liên quan cắm sau.

        - Về kích thước, chất liệu, sơn màu, kẻ chữ và bản vẽ thiết kế: Hai bên đã thống nhất được các loại mốc to, mốc nhỏ, mốc vùng ngập lụt cột chuyển hướng (lập thành bảng kê chi tiết). Cụ thể là mốc làm bằng bê tông cốt thép gồm có chóp, thân, bệ và đế móng của mốc. Sơn màu (mặt chính của mốc sơn trắng, chữ sơn đen, chóp sơn đỏ, sườn mốc có vạch đỏ trắng xen kẽ). Kẻ chữ (ký hiệu và chữ trên mốc to có ba hàng tên nước, số thứ tự theo từng đoạn, năm cắm mốc - mặt hướng về nước nào thì tên nước, chữ số bằng tiếng nước đó. Chữ và số khắc chìm sâu 5 mm, chữ và số ở mặt chính mốc cao 10 cm, ở sườn mốc cao 5 cm. Ký hiệu và chữ trên mốc nhỏ cũng có ba hàng: tên nước, số mốc to, số thứ tự mốc nhỏ (mặt hướng về nước nào thì tên nước, số mốc bằng tiếng nước đó), chữ và số khắc chìm sâu 3 mm và cao 5 cm.

        - Về quy cách làm mốc và cắm mốc:

        Phân giới trên thực địa đến đâu cắm mốc quốc giới đến đó.

        Khi xây dựng mốc phải tuân thủ nghiêm túc các qui trình, quy phạm kỹ thuật.

        Mốc phải cắm đúng vị trí và chóp mốc phải dõng đúng tim và đường biên giới. Mặt chính của mốc hướng về nước nào thì chữ và số bằng tiếng nước đó. Trường hợp không cắm được mốc ở chính tim đường biên giới phải có mũi tên đánh dấu chỉ hướng đến tim đường biên giới có ghi khoảng cách ở sườn cột mốc.

        Trong quá trình cắm mốc phải có đại diện của hai bên chứng kiến, khi cắm mốc xong, làm biên bản do hai tổ trưởng kỹ thuật đo đạc và mốc của hai bên ký, có sơ đồ và ảnh của mốc kèm theo.

        - Xử lý các mốc cũ: Tất cả các mốc cũ còn lại trên đường biên giới đều không có giá trị. Việc để lại hay huỷ bỏ các mốc đó do Uỷ ban liên hợp quyết định.

        - Công tác bảo đảm: Do mỗi bên tự lo cho Đội của mình. Trong trường hợp không tự lo được thì bên kia sẽ hết sức giúp đỡ. Thông tin liên lạc cũng do mỗi bên tự lo. Khi một bên gặp khó khăn thì bên kia hết sức giúp đỡ. Rà phá chông mìn do yêu cầu của phía Campuchia, phía Việt Nam lo cả. Về việc chống tàn quân địch mỗi bên tự tổ chức lực lượng bảo vệ khi đóng trên đất mình. Trường hợp tập kết ở một bên thì bên đó cần có kế hoạch hợp đồng chiến đấu, thống nhất chỉ huy, chủ động đối phó với mọi tình huống xảy ra.

        4) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 7 đến ngày 15-10-1986.

        Ngày 15-10-1986, hai bên đã ký Biên bản làm việc chung ghi nhận các nội dung cụ thể:

        -  Nhận xét, đánh giá đợt I (kể cả đoạn biên giới làm thí điểm) công tác phân giới và cắm mốc trên đoạn biên giới I và H giữa hai tỉnh Tây Ninh và Svey-riêng: Đã phân giới được 53 km đường biên giới (đoạn I làm được 27 km, đoạn H làm được 26 km). Đã cắm xong 28 mốc (11 mốc to và 17 mốc nhỏ).

        Tinh thần tham gia làm việc của hai bên tốt, nhưng có một số điểm có ý kiến khác nhau ở hai tỉnh nên làm việc tiến triển chậm chạp. Có một số điểm chưa giải quyết được, đã phân vạch nhưng còn để lại. Có một số chỗ, bản đồ không khớp nhau nên phải để lại.

        Tuy nói là 53 km, nhưng có một đoạn ngắn do ngập nước nên chưa làm được. Các mốc làm đều dùng xi măng P.500, nhưng một số mốc thiếu xi măng P.500, làm P.300. Bạn yêu cầu bỏ chữ nhưng vẫn bảo đảm tính bền vững trong dự thảo biên bản. Sơn mốc không được bền màu, nhất trí sẽ sơn lại.

        - Hai bên nhất trí dự thảo 5 chỉ thỉ của Uỷ ban liên hợp về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới:

        Chỉ thị số 1 về nguyên tắc và căn cứ đi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
        Chỉ thị số 2 về công tác cắm mốc quốc giới Việt Nam - Campuchia.
        Chỉ thị số 3 về quy định kỹ thuật để phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
        Chỉ thị số 4 về cách thức làm văn kiện sau khi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
        Chỉ thị số 5 về chuyển giao các khu đất đai mà hai Bên thống nhất điều chỉnh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM