Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:27:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310722 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2015, 02:34:57 am »

        5) Cuộc họp Khoá V của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 15-9-1981 đến ngày 16-10-1981

        Đoàn Việt Nam gồm 3 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 4 người do ông Thoáng Sa Vắt Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

        Ngày 16-10-1981, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác trong một năm qua:

        + Các tỉnh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên cùng với các tỉnh Xiêng-khoảng, Khăm-muộn đã khắc phục nhiều khó khăn phức tạp về địa hình, thời tiết và vận chuyển tiếp tế, hoàn thành tốt công tác phân giới trên thực địa trên 60 km đường biên giới và cắm được 51 mốc bê tông cốt thép trên các đoạn K, L, M, N, O, P. Các văn kiện ghi nhận kết quả phân giới trên thực địa và cắm mốc các đoạn nói trên (Biên bản miêu tả đường biên giới và sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000, biên bản cắm từng mốc và sơ đồ vị trí mốc tỷ lệ 1/10.000, ảnh chụp từng cốt mốc) đã được ký kết chính thức ngày 22-8-1981 tại Huế (Việt Nam).

        + Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh cùng với các tỉnh Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn đã triển khai 5 đội đồng loạt đi thực địa và sau hơn 4 tháng đã hoàn thành cơ bản về công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc các đoạn A, B, C, D, E, G, H, I (phân giới được trên 80 km đường biên giới, cắm được 58 mốc bê tông cốt thép).

        Hiện nay, tuy còn khoảng 80 km đường biên giới chưa làm xong, hai đoàn tin tưởng rằng các tỉnh có liên quan sẽ nhanh chóng hoàn thành nốt các đoạn còn lại sau khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai bên cho chủ trương giải quyết những vấn đề tồn tại ở thực địa ngoài phạm vi thẩm quyền của Uỷ ban liên hợp.

        + Việc chuyển giao các khu vực cần chuyển giao cho nhau cũng tiến hành tốt giữa các tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Xiêng-khoảng. Các biên bản xác nhận việc tỉnh Nghệ Tĩnh chuyển giao cho tỉnh Xiêng-khoảng khu vực bản Chuội Khăm và tỉnh Xiêng-khoảng chuyển giao cho tỉnh Nghệ Tĩnh khu vực bản Đen đen thuộc xã Phá Vén cũng được ký kết tại Huế ngày 22-8-1981. Còn việc tổ chức lễ chuyển giao, hai tỉnh nói trên sẽ tiến hành trong tháng 10-1981 này. Nhân dân ở các vùng chuyển giao phấn khởi, quan hệ giữa hai bên biên giới vẫn duy trì tốt.

        + Việc tuyên truyền giáo dục cho các cơ quan, các ngành, các cấp, cho cán bộ, lực lượng vũ trang và bán vũ trang và nhân dân cư trú hai bên biên giới thực hiện nghiêm chỉnh những điều quy định đầu tiên về Quy chế biên giới vẫn được tiếp tục đẩy mạnh. Các trạm kiểm soát biên giới cũng đã chú ý thực hiện đúng đắn việc kiểm soát qua lại biên giới, có sự phối hợp hoạt động ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả hơn giữa hai bên.

        + Việc phối hợp quản lý hệ thống mốc đã cắm và quản lý biên giới giữa hai nước: Hai đoàn thấy rằng công tác phân giới và cắm mốc sắp hoàn thành, đường quốc giới chính thức giữa hai nước được xác định trên thực địa, một hệ thống mốc quốc giới đã được cắm trên toàn tuyến. Do đó việc đề ra quy chế biên giới giữa hai nước là rất cần thiết. Nhưng hai bên nhất trí cho rằng, trong tình hình hiện nay, chỉ nên quy định những điều thật cần thiết nhằm mục đích để các nhà chức trách hai bên hiểu những việc cần làm để quản lý đường biên giới, hệ thống mốc quốc giới, hiểu trách nhiệm, quyền hạn và chế độ làm việc của mình: vấn đề qua lại biên giới; vấn đề giữ gìn an ninh vùng biên giới; vấn đề sử dụng sông, suối biên giới; vấn đề bảo vệ rừng; vấn đề săn bắn; nhiệm vụ quyền hạn và chế độ làm việc của đồn trưởng biên phòng hai bên. Hai đoàn nhất trí cho rằng bản Quy chế biên giới này là một văn kiện rất quan trọng cần làm dưới hình thức một Hiệp định do đại diện hai Chính phủ ký.

        + Tuyến biên giới Việt Nam - Lào là tuyến dài nhất so với các tuyến biên giới khác trong cả hai nước, địa hình toàn rừng núi, hiểm trở, thời tiết có vùng rất khắc nghiệt, lực lượng đi làm ở thực địa của cả hai bên đều chưa có kinh nghiệm. Tuy vậy, chỉ trong vòng 3 năm, hai bên đã cùng nhau đi phân giới thực địa xong khoảng 1985 km đường biên giới, cắm được 185 mốc (chiếm 95% chiều dài toàn tuyến đo trên bản đồ), chất lượng tốt, bảo đảm làm đúng pháp lý, giữ vững quan hệ hữu nghị. Đây là một thành tích chung rất to lớn của cả hai bên, mà nguyên nhân cơ bản là truyền thống đoàn kết, quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai đảng, hai dân tộc sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của hai Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng, tinh thần trách nhiệm cao, hợp tác tốt của cả hai bên trong Uỷ ban liên hợp. Hai Đoàn nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương tinh thần quyết tâm chịu đựng gian khổ, khắc phục mọi khó khăn, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của các cấp uỷ và chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, xã; của cán bộ, nhân viên kỹ thuật, lực lượng biên phòng, dân công và đồng bào các dân tộc ở hai bên biên giới.

        - Những công tác chính trong thời gian tới: Để hoàn thành việc thực hiện Hiệp ước hoạch định quốc giới giữa hai nước Việt Nam - Lào, trong thời gian tới cần hoàn thành một số công tác chính sau:

        + Tiếp tục hoàn thành công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên các đoạn A, B, C, D, E, G, G, H, I để đầu năm 1982 ký được. Địa điểm ký sẽ là ở một thị xã ở Lào.

        + Soạn thảo Nghị định thư cuối cùng kết thúc toàn bộ công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn tuyến để đại diện hai Nhà nước ký.

        + Chuẩn bị một hình thức ký kết để ghi nhận những sự sửa đổi nội dung Hiệp ước hoạch định quốc giới giữa hai nước ký ngày 18-7-1977.

        + Soạn thảo Hiệp định về Quy chế biên giới để đại diện hai Chính phủ ký đầu năm 1982 tới.

        + Tổ chức kiểm tra song phương hệ thống mốc quốc giới (có thể bắt đầu từ mùa khô 1982 - 1983).

        Hai bên biểu thị quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành các văn bản về phân giới trên thực đỉa và cắm mốc càng sớm càng tốt nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm lần thứ năm việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, Hiệp ước hoạch định quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        - Các khu vực có sự điều chỉnh so với hiệp ước:

        + Hai đoàn nhất trí giải quyết những vấn đề tồn tại của công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc như sau:

        Khu vực hai bản Na Cay, Na Hói (ở biên giới Sơn La - Hủa-phăn), hiệp ước quy định thuộc về Việt Nam, hai đoàn nhất trí để khu vực Na Cay, Na Hói thuộc về Lào.

        Đường biên giới ở khu vực Chiềng Khương: Giai đoàn nhất trí đường biên giới đi qua vị trí mốc tạm thời cắm năm 1976 sau cuộc khảo sát song phương của hai đoàn Việt Nam do đồng chí Cầm Biên, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La dẫn đầu và đoàn Lào do đồng chí Xay Nha Vông, chủ tịch Uỷ ban Chính quyền tỉnh Hùa- phăn dẫn đầu. 

        Đường biên giới ở khu vực Ten Luông (ở biên giới Sơn La - Hủa- phăn), hai đoàn nhất trí theo đường mà chuyên viên hai bên đã nhất trí đề nghị.

        Đường biên giới ở khu vực Pu Ta mê (ở biên giới Sơn La - Hủa- phăn), hai đoàn nhất trí theo đường sống núi liên tục để bản Kẹo Muông hiện nay do Việt Nam quản lý hoàn toàn về Việt Nam và phá mốc E-6 cũ làm lại mốc mới.

        Khu vực Văng áng Ngước, Giêng Tần (ở biên giới Thanh Hoá - Hủa-phăn) lời văn trong Hiệp ước, bản đồ 1/100.000 đính theo Hiệp ước và địa hình thực tế không khớp nhau. Hai đoàn nhất trí đề nghị có sự sửa đổi đoạn biên giới trong hai khu vực đó cho thích hợp.

        Khu vực ba bản Na Luông, Na Ùn, Na Son và khu vực bản Đục: Ba bản Na Luông, Na Ùn, Na Son trước đây thuộc Lào quản lý, Hiệp ước quy định thuộc về Việt Nam; Bản Đục trước đây thuộc về Việt Nam quản lý, Hiệp ước quy định thuộc về lào. Để chiếu cố nguyện vọng của nhân dân ở hai khu vực nói trên, hai đoàn nhất trí đề nghị có sự điều chỉnh, sửa đổi Hiệp ước đối với đoạn biên giới ở hai khu vực đó để Na Luông, Na Ùn, Na Son về Lào, bản Đục về Việt Nam.

        + Khu vực Na Hàm (ở biên giới Thanh Hoá - Hủa-phăn): Hiệp ước đã giải quyết đường biên giới ở đây theo Biên bản khảo sát ngày 13-3- 1976 của hai tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn để Na Hàm về Lào. Phía Lào đề nghị có sự điều chỉnh theo nguyện vọng của nhân dân theo khu vực quản lý thực tế lịch sử của địa phương. Phía Việt Nam nói vấn đề này đã rõ sau cuộc khảo sát có cả đại diện các tỉnh, huyện và xã có liên quan tham gia, không nên đặt ra. Cuối cùng hai đoàn nhất trí hai tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn nghiên cứu vấn đề này và báo cáo lên Trung ương giải quyết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2015, 01:50:26 am »

        6) Cuộc họp Khoá VI của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 30-6-1984 đến ngày 05-7-1984

        Đoàn Việt Nam gồm 8 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 9 người do ông Thoáng Sa Vắt Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

        Ngày 05-7-1984, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Hoạch định lại đường biên giới khu vực Na Hàm: Qua nghiên cứu Biên bản ngày 13-4-1984 giữa hai tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn và sau khi đã hỏi lần cuối cùng ý kiến của đồng chí Lê Ngọc Đồng, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, đại diện tỉnh Thanh Hoá và đồng chí Chui Cha Lơn Xúc, Uỷ viên chính quyền tỉnh, đại diện tỉnh Hủa-phăn. Hai đoàn đại biểu trong Uỷ ban liên hợp nhất trí chấp nhận đề nghị của hai tỉnh về việc hoạch định lại đường biên giới khu vực Na Hàm theo sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 có chữ ký của hai đồng chí phụ trách kỹ thuật và hai trưởng đoàn đính theo biên bản này.

        Hai đoàn sẽ báo cáo sự thoả thuận đó lên Chính phủ của mình để hai Chính phủ chuẩn y và cho phép tiến hành trên thực địa và cắm mốc.

        - Hai bên sẽ chỉ thị cho hai tỉnh Lai Châu và Luổng-phạ-băng nhanh chóng hoàn thành việc cắm mốc C-5 và phân giới trên thực địa từ mốc C-5 đến mốc C-6 theo biên bản khoá V của Uỷ ban liên hợp và sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 đính theo biên bản đó. Thực hiện thoả thuận của hai Bộ Chính trị trong cuộc hội đàm ngày 27-01-1984 đồng ý cho nhân dân ba bản sử dụng 8 km2 Púng Đẹt. Hai đoàn trong Uỷ ban liên hợp nhất trí giao cho hai tỉnh Lai Châu và Luổng-phạ-băng gặp nhau lại càng sớm càng tốt để bàn bạc việc cho nhân dân bản Na Luông, Na Ùn, Na Son được sử dụng khu vực đó trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và trên tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trên tình anh em.

        -   Hai đoàn nhất trí xúc tiến càng nhanh càng tốt kế hoạch hoàn chỉnh các biên bản phân giới và cắm mốc, sơ đồ đường biên giới, biên bản cắm từng mốc, sơ đồ vị trí từng mốc từ đoạn A đến đoạn I để kịp làm Nghị định thư cuối cùng. Để có đủ sơ đồ theo yêu cầu của công việc làm văn bản, hai đoàn thấy cần thiết phải in sơ đồ tỷ lệ 1/25 000 thêm một số nữa và thống nhất phía Lào gửi phim cho phía Việt Nam và phía Việt Nam đảm nhiệm việc in. Hai đoàn nhất trí sẽ tiến hành việc làm các văn bản nói trên tại Việt Nam. Về thời gian, hai đoàn sẽ quyết định sau.

        - Về Nghị định thư: Hai đoàn sẽ bàn việc soạn thảo Nghị định thư cuối cùng để kết thúc công tác phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến trong khoá họp thứ VII của Uỷ ban liên hợp.

        - Hai đoàn nhất trí sẽ bàn việc soạn thảo Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 18-7-1977 ghi nhận những sự sửa đổi đường biên giới ở một số nơi trên một số đoạn so với đường biên giới miêu tả trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước và thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước trong khoá họp thứ VII của Uỷ ban liên hợp.

        - Về Quy chế biên giới: Hai đoàn nhất trí giao chuyên viên hai bên soát lại và tu chỉnh những nội dung trong dự thảo Hiệp định về Quy chế biên giới mà trước đây chuyên viên hai bên đã bàn nhưng chưa xong, cố gắng hoàn thành để kịp báo lên Uỷ ban liên hợp trong khoá họp thứ VII tới của Uỷ ban liên hợp. Về thời gian, hai đoàn nhất trí sẽ tiến hành công việc này trong dịp chuyên viên hai bên làm các văn bản về phân giới và cắm mốc.

        - Hai bên sẽ chi thị cho các địa phương có liên quan chuẩn bị kế hoạch vật tư để sửa hoặc làm lại 18 mốc ở các đoạn C, D, E, G, H, O, Q, R, S, đã được kiểm tra song phương và làm biên bản xác nhận tình trạng hư hỏng hoặc bị mất, mỗi bên tăng cường việc giáo dục nhân dân biên giới có trách nhiệm quản lý và bảo vệ mốc, ngăn chặn những phần tử xấu cố tình phá hoại mốc.

        - Trong khoá họp thứ IV của Uỷ ban liên hợp ngày 10-6-1980 hai đoàn đã thoả thuận định kỳ sinh hoạt của Uỷ ban liên hợp 6 tháng một lần, nhưng thời gian qua không thực hiện được, do đó từ nay hai đoàn sẽ cố gắng thực hiện mỗi năm họp hai lần luân phiên, một lần ở Việt Nam, một lần ở Lào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2015, 02:29:54 am »

        7) Cuộc họp Khoá VII của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 5-12-1985 đến ngày 11-12-1985

        Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 7 người do ông Khăm Phân Bút Đa Khăm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, làm Trưởng đoàn.

        Ngày 24-01-1986, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó hai bên đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Hai đoàn rất hài lòng nhận thấy mặc dù hai nước đang gặp nhiều khó khăn trên bước đường trưởng thành, đặc biệt là phải đối phó với âm mưu xâm lược, gây rối, uy hiếp, chia rẽ của bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh cấu kết vôi đế quốc Mỹ và bọn phản động tay sai khác, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của hai Bộ chính trị Trung ương hai Đảng, sự nỗ lực của cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương và của anh em cán bộ, nhân viên, lực lượng biên phòng, dân công đi thực địa, công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã kết thúc thắng lợi với việc cắm xong mốc cuối cùng ngày 24-8-1984. Từ nay giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã có một đường biên giới chính thức xác định bằng Hiệp ước và đánh dấu bằng một hệ thống mốc chính quy.

        - Về việc soạn thảo các văn bản pháp lý của giai đoạn kết thúc: Qua nghiên cứu trao đổi, hai đoàn đã thống nhất nội dung của Hiệp ước bổ sung ghi nhận những sự sửa đổi đường biên giới ở một số đoạn so với đường biên giới đã được hoạch định theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 18-7-1977 và thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước và nội dung của Nghị định thư xác nhận về mặt pháp lý công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào. Hai đoàn sẽ báo cáo sự thoả thuận đó lên Chính phủ của mình để hai Chính phủ chuẩn y trước khi ký kết chính thức Hiệp ước bổ sung.

        - Để chuẩn bị việc thi hành Điều IV của Hiệp ước bổ sung hai đoàn thống nhất:

        + Về các mốc quốc giới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo nguyên tắc nói ở Điều VII của Hiệp ước bổ sung, hai đoàn thoả thuận xử lý như sau:

        Số mốc ở ngã ba sông, suối như các mốc B-13, K-1, K-2, L-5, R-2, R-7: Cắm thêm mỗi nơi hai mốc mới ở hai bên bờ đối diện với mốc cũ hình thành nhóm ba mốc, thống nhất với mốc cũ về quy cách và nội dung trên mặt mốc (trừ năm xây mốc, xây năm nào lấy năm ấy). Riêng mốc R-2 là mốc gỗ sẽ được thay thế bằng mốc bê tông cốt thép theo quy cách áp dụng cho toàn tuyến và thay lại dòng chữ "quốc giới giữa Việt Nam và Lào" bằng chữ "Việt Nam" nếu ở phía Việt Nam và chữ "Lào" nếu ở phía Lào, năm xây mốc vẫn lấy năm cũ;

        Số mốc ở ngã ba khe suối nhỏ như các mốc K-4, K-5 không cần cắm thêm theo nhóm mốc, chỉ sửa lại số đo trên sườn mốc cho đúng với cự ly đường biên giới qua điểm hợp lưu ở ngã ba khe và suối;

        Số mốc cắm trên đường biên giới ở điểm sống núi xuống sông, suối như các mốc B-7, B-8, B-12, L-3, R-8, S-4 giữ nguyên không thay đổi;

        Đối với các đoạn biên giới đi một bên bờ nay chuyển xuống giữa dòng sông, suối biên giới chỉ cần để mốc ở đầu vào và mốc ở đầu ra. Số thứ tự của hai mốc đó giữ nguyên như cũ. Sẽ phá hủy các mốc ở giữa hai mốc đó (L-4, R-3, R-4, R-5, R-6), cùng với việc xoá vị trí của nó trên sơ đồ liên quan.

        + Vẽ lại 21 (hai mươi mốt) sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mà trước đây vẽ ký hiệu đường biên giới đi theo một bên bờ của sông, suối biên giới nay được sửa đổi theo Điều VII của Hiệp ước bổ sung.

        - Hai đoàn thống nhất kế hoạch xây mới hoặc xây lại hoặc tu sửa những mốc bị nước cuốn trôi, bị hư hỏng, bị phá hoại sau đây:

        Cắm lại mốc L-1 và R-1 theo thể loại mốc đôi ở hai bên đầu cầu;

        Thay ba mốc gỗ Q-14, Q-16, Q-17 bằng mốc bê tông cốt thép theo đúng nội quy, quy cách, chất liệu như hệ thống mốc đã cắm. Chú ý thay dòng chữ "Quốc giới giữa Việt Nam - Lào" ở mặt mốc như các mốc khác;

        Tăng cường gia cố những mốc bị sụt lún, vỡ nền như các mốc B-9, D-6, E-8, H-6, K-6, O-2, Q-12, R-7, R-8, R-12, T-22, T-23, T-24. Yêu cầu bảo đảm đúng nguyên trạng về vị trí và tư thế cột mốc;

        Sửa chữa các mốc bị sứt mẻ, hỏng nhẹ như các mốc: B-3, B-4, C-6, E-7, G-2, G-9, H-5, I-5, I-7, K-2, K-3, K-4, K-5, L-2, L-7, N-3, Q-11, R-10, S-10.

        Việc xây mốc mới hoặc xây lại và tăng cường gia cố sửa chữa các mốc quốc giới trên đây sẽ được ghi vào biên bản chính thức, có sơ đồ vị trí, ảnh từng mốc kèm theo (riêng loại mốc được tăng cường gia cố, sửa chữa nhẹ thì không cần vẽ sơ đồ vị trí mốc). Những mốc huỷ bỏ cũng cần có biên bản ghi nhận.

        Khi tiến hành việc thay thế các loại mốc gỗ hoặc tăng cường gia cố những mốc bị sụt lún, vỡ nền, nếu thấy vị trí mốc cũ không bảo đảm thì được xác định vị trí mới nhưng không được làm thay đổi vị tn đường biên giới.

        - Hai đoàn thấy rằng việc kết thúc công tác phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào là sự kiện chính trị có tác dụng cổ vũ tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước góp phần củng cố và tăng cường liên minh chiến đấu giữa hai nước Việt Nam - Lào, giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, đồng thời nêu rõ thiện chí hoà bình của hai nước, khác hẳn với chính sách biên giới của các nước láng giềng khác thù địch. Hai bên nhất trí kiến nghị lên chính phủ hai nước:

        Uỷ ban liên hợp ra thông cáo nói lên kết quả của công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào và ý nghĩa của thắng lợi đó;
        Lãnh đạo hai nước trao đổi điện chúc mừng;
        Báo, đài, hai bên đưa tin và có bài xã luận, bình luận;
        Bên này sẽ khen thưởng những tập thể, đơn vị có thành tích xuất sắc của bên kia trong quá trình phân giới trên thực địa và cắm mốc.

        - Về Hiệp định về Quy chế biên giới: Trên cơ sở những nội dung đã được trao đổi sơ bộ giữa hai đoàn trong khoá họp này, hai bên nhất trí cố gắng hoàn chỉnh các văn bản nói trên vào đầu năm 1986 tới.

        - Khi Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc ký ngày 25-12-1985 có hiệu lực, Uỷ ban liên hợp sẽ họp khoá cuối cùng để tổng kết công tác, rút kinh nghiệm quá trình hoạt động trong thời gian qua và kiến nghị chương trình công tác thời gian tới để các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp thực hiện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2015, 05:40:09 am »

        8) Cuộc họp Khoá VII của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 20-6-1986 đến ngày 21-6-1986

        Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Lê Minh Nghĩa, Phó trưởng ban Ban Biên giới làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 6 người do ông Khăm Phân Bút Đa Khăm làm Trưởng đoàn.

        Ngày 21-6-1986, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó hai bên đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Hai đoàn hài lòng nhận thấy việc kết thúc thắng lợi công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào với việc ký kết Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư ngày 24-01-1986 là một công trình lịch sử, sản phẩm của tình hữu nghị đặc biệt và phương pháp giải quyết mẫu mực giữa hai Đảng và hai nước anh em. Đây là biểu hiện rực rỡ của nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa hai nước là tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính dáng của nhau, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, đáp ứng lòng thiết tha của nhân dân hai nước mong muốn có một biên giới chung hữu nghị lâu dài, góp phần tăng cường quan hệ đặc biệt, sự tin cậy lẫn nhau giữa hai Đảng và hai nước và do đó góp phần củng cố liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia. Phát huy kết quả thắng lợi có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, pháp lý vừa qua, hai bên đã thoả thuận những vấn đề sau đây nhằm thực hiện Hiệp ước bổ sung, Nghị định thư và biên bản khoá họp thứ VII của Uỷ ban liên hợp Việt Nam - Lào ký ngày 24-01-1986.

        - Hai bên quyết tâm thực hiện chủ trương của hai Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng và của hai Chính phủ xây dựng biên giới Việt Nam - Lào thành biên giới hữu nghị anh em lâu dài giữa hai nước.

        - Hai bên cố gắng hoàn thành nhanh, gọn, tốt việc cắm mốc mới, xử lý những mốc không cần thiết trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII của Hiệp ước bổ sung ký ngày 24-01-1986; tu sửa những mốc quốc giới bị hư hỏng theo điều IV của biên bản khoá VII của Uỷ ban liên hợp Việt Nam - Lào.

        - Yêu cầu là làm nhanh, gọn, tốt nhưng phải bảo đảm đúng Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 18-7-1977, Hiệp ước bổ sung ký ngày 24-01-1986 và theo đúng những nguyên tắc, thể thức mà hai bên đã thoả thuận qua các khoá họp của Uỷ ban liên hợp.

        - Việc thực hiện những nhiệm vụ trên đây ở các tỉnh liên quan vẫn do Chính phủ hai nước trực tiếp chỉ đạo.

        - Kế hoạch cụ thể:

        + Từ quý III năm 1986 đến hết quý I năm 1987:

        Tỉnh Bình Trị Thiên cùng với tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt kết hợp với với việc cắm mốc mới và xử lý các mốc không cần thiết, tiến hành việc kiểm tra song phương đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới đoạn R.
Tỉnh Bình Trị Thiên cùng với bốn tỉnh Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Sê-kông: Cắm thêm ở vị trí mốc R-2, R-7 mỗi nơi hai mốc bằng bê tông cốt thép hình thành nhóm ba mốc. Mốc gỗ R-2 cũ nay thay bằng bê tông cốt thép; Huỷ bỏ các mốc R-3, R-4, R-5, R-6; Cắm mốc R-1(mốc đôi) ở hai bên cầu Chuội Xà Ợt; Xây lại mốc Q-8; Thay ba mốc gỗ Q-14, Q-16, Q-17 bằng bê tông cốt thép; Tăng cường gia cố chân móng các mốc N-13, O-2, Q-12, R-7, R-8, R-12 và sửa chữa, sơn lại các mốc Q-11, R-10, S-10.

        Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cùng với tỉnh Sê-kông: Tăng cường gia cố chân móng các mốc T-7, T-8; Sơn lại các mốc từ T-1 đến T-16.

        Tỉnh Gia Lai - Kon Tum cùng với ba tỉnh Sa-la-van, Sê-kông, Ắt-tạ-pư: Tăng cường gia cố chân móng các mốc T-20, T-23, T-24; Sửa chữa và sơn lại các mốc T-25, U-2.

        + Từ quý IV năm 1986 đến cuối năm 1987:

        Tỉnh Nghệ Tĩnh cùng với tỉnh Xiêng-khoảng kết hợp với việc cắm mốc mới, xử lý những mốc không cần thiết, tiến hành việc kiểm tra song phương đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới hai đoạn K và L.

        Tỉnh Nghệ Tĩnh cùng với ba tỉnh Bô-ly-khăm-xay, Xiêng-khoảng, Hủa- phăn: Cắm thêm ở vị trí các mốc K-1, K-2, K-5 mỗi nơi hai mốc bằng bê tông cốt thép hình thành nhóm mốc ba mốc; Huỷ bỏ mốc L-4; Cắm mốc L- 1 (mốc đôi) ở hai bên cầu Nậm Cắn; Tăng cường gia cố chân móng mốc K-6; Sửa chữa, sơn lại' các mốc I-5, I-7, K-2, K-3, K-4, K-5, L-2, L-7, N-1, N-3; Sửa lại số đo khắc trên sương mốc K-4, K-5 cho đúng khoảng cách từ mốc đến điểm hợp lưu ở giữa ngã ba sông, suối biên giới.

        Tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Sơn La cùng với tỉnh Hủa-phăn: Xây lại mốc H-6; Tăng cường gia cố chân móng các mốc D-6, E-8, G-9; Sửa chữa và sơn lại các mốc C-9, E-7, G-1, G-2, G-5, H-5.

        Tỉnh Lai Châu cùng với hai tỉnh Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng: Cắm thêm ở vị trí mốc B-13 hai mốc bằng bê tông cốt thép hình thành nhóm ba mốc; Tăng cường gia cố chân móng các mốc B-5, B-9; Sửa chữa và sơn lại các mốc B-3, B-4, C-6.

        + Làm các văn bản pháp lý, dự kiến làm hai đợt:

        Đợt 1: Sau khi các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng Gia Lai - Kon Tum và các tỉnh Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Sê-kông, Ắt-tạ-pư hoàn thành công việc ở thực địa, hai bên sẽ tiến hành làm các văn bản pháp lý liên quan.

        Đợt 2: Sau khi các tỉnh Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá, Sơn La, Lai Châu và các tỉnh Khăm-muộn, Bô-ly-khăm-xay, Xiêng-khoảng, Hủa-phăn, Luổng-phạ-băng, Phông-sa-lỳ hoàn thành công việc ở thực địa, hai bên sẽ tiến hành làm các văn bản pháp lý liên quan (kể cả Nghi định thư xác nhận về mặt pháp lý việc cắm mốc mới, xử lý các mốc không cần thiết trên các sông, suối biên giới được sửa đổi theo Điều VII của Hiệp ước bổ dung). Địa điểm, hai bên sẽ thoả thuận sau.

        - Tổ chức lực lượng: Hai đoàn nhất trí kiến nghị ở các tỉnh có kết hợp kiểm tra song phương đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới ở các đoạn K, L, R thì tổ chức mỗi bên một đội gọn, nhẹ nhưng phải có đủ thành phần cần thiết như đội trưởng, đội phó, cán bộ kỹ thuật đo đạc và bản đồ, cán bộ kỹ thuật mốc, y tế, thông tin, nhiếp ảnh, cán bộ địa phương (đồn biên phòng hoặc chính quyền cấp xã). Số lượng mỗi bên do tỉnh quyết định không nhất thiết phải ngang nhau nhưng phải cần phải có đủ thành phần như nói trên, tốt nhất là bố trí những đồng chí trước đây đã từng làm các công việc trên.

        Còn ở những đoạn chỉ có việc tăng cường gia cố nhân móng mốc, sửa chữa nhẹ thì tỉnh có liên quan tổ chức thành từng tổ nhỏ chủ yếu là dựa vào lực lượng đồn biên phòng tại chỗ, có cán bộ kỹ thuật xây mốc, cán bộ kỹ thuật đo đạc và bản đồ đi theo.

        Các tỉnh liên quan thống nhất kế hoạch huy động dân công tại chỗ phục vụ cho việc phát đường, dẫn đường,, việc vận chuyển tiếp tế, khai thác vật liệu.

        - Phương pháp:

        + Đối với ba đoạn K, L, R đi thông tuyến để kiểm tra đường biên giới có còn nhân biết được không? Tình trạng các mốc quốc giới đã cắm, tình hình xâm canh, xâm cư của nhân dân dọc biên giới. Sau khỉ kiểm tra xong từng đoạn, hai đoàn thống nhất làm biên bản ghi nhận kết quả báo cáo lên cấp trên.

        + Chú ý khi đi kiểm tra hai đoàn phát hiện thêm những mốc bị hư hỏng cần phải tu sửa, ngoài những mốc đã nói trên, nếu mốc bị hư hỏng nhẹ, hai đoàn có thể tu sửa ngay tại chỗ, những mốc hư hỏng nặng, hai bên báo cáo xin ý kiến cấp trên của mỗi bên.

        + Căn cứ đường biên giới đã được xác định chính thức tại thực địa để kiểm tra vị trí mốc đã cắm, xác định vị trí các mốc cần cắm mới hoặc xây mới hoặc xây lại.

        + Việc xây mới, hoặc xây lại, việc huỷ những mốc không cần thiết cũng như việc tăng cường gia cố, sửa chữa các mốc quốc giới nói trên xây cần làm theo đúng mục a của Điều 3, Điều 4 của biên bản khoá họp thứ VII của Uỷ ban liên hợp ký ngày 24-01-1986.

        Riêng đối với những mốc phải gia cố chân móng hoặc sửa chữa nhẹ, hai đoàn làm biên bản ngay tại chỗ.

        - Công tác bảo đảm:

        + Bảo đảm kỹ thuật:

        Kỹ thuật hai bên phải bảo đảm dầy đủ tài liệu, sơ đồ, bản đồ liên quan, máy đo đạc, phương tiện kỹ thuật khác bảo đảm về kỹ thuật. Nếu có khó khăn thì hai bên hỗ trợ lẫn nhau;

        Kỹ thuật hai bên phải bảo đảm độ chính xác của đường biên giới và vị trí mốc;

        Trong việc thi công mốc, yêu cầu làm đúng quy trình, quy tắc, bảo đảm chất lượng cao. Những mốc mới cần chú ý tăng cương gia cố chân móng cho vững chắc.

        + Bảo đảm vật chất hậu cần:

        Các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai - Kon Tum và các tỉnh Khàm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Sê-kông, Ắt-tạ-pu khẩn trương chuẩn bị đầy đủ mọi vật tư, phương tiện để cuối quý III năm 1986 có thể triển khai được;

        Hai bên sẽ hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết khó khăn về bảo đảm vật chất, hậu cần. Cần thông báo cho nhau biết những khó khăn cụ thể của bên mình để bên kia có thời gian chuẩn bị.

        - Ngay sau khi Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư ký ngày 24-01- 1986 có hiệu lực, hai bên sẽ thông báo cho các tỉnh có liên quan biết để gặp nhau bàn và thống nhất kế hoạch thực hiện.

        - Hai đoàn nhất trí kiến nghị hai Chính phủ giao cho Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa Việt Nam - Lào tiếp tục công việc của mình để tổ chức thực hiện Điều VIII Hiệp ước bổ sung. Uỷ ban liên hợp sẽ chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ nói trên. Trong thời gian còn hoạt động, Uỷ ban liên hợp này được giao thêm nhiệm vụ tổ chức thực hiện Điều 4 biên bản khoá VII của Uỷ ban liên hợp và các công việc khác có liên quan.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2015, 04:21:04 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2015, 04:36:06 am »

        9) Cuộc họp Khoá IX của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 14-10-1987 đến ngày 17-10-1987

        Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 6 người do ông Khăm Phân Bút Đa Khăm làm Trưởng đoàn.
Ngày 17-10-1987, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó hai bên đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Đánh giá tình hình thực hiện Hiệp ước bổ sung hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước Việt Nam - Lào và biên bản khoá họp thứ VIII của Uỷ ban liên hợp. Quán triệt tinh thần chủ trương làm nhanh, làm gọn, làm tốt của hai Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng, hai đoàn hài lòng nhận thấy hai bên đã có nhiều cố gắng, khắc phục mọi khó khăn, chỉ trong thời gian 5 tháng kể từ ngày 27-12-1986 đến cuối tháng 5-1987, đã hoàn thành tốt việc thực hiện Hiệp ước bổ sung và Biên bản khoá họp thứ VIII của Uỷ ban liên hợp Việt Nam - Lào.

        - Kết quả công tác tiến hành ở thực địa:

        Tỉnh Lai Châu (Việt Nam) cùng với hai tỉnh Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng (Lào) đã hoàn thành việc cắm nhóm ba mốc B-13; gia cố chân móng các mốc B-5 và B-9; sửa chữa các mốc B-3, B-4, C-6.

        Hai tỉnh Sơn La, Thanh Hoá (Việt Nam) cùng với hai tỉnh Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn (Lào) đã hoàn thành việc gia cố chân móng các mốc H-6, D-6, E-8, G-9; sửa chữa và sơn lại các mốc C-9, E-7, G-1, G-2, G-5, H-5.

        Tỉnh Nghệ Tĩnh (Việt Nam) công với ba tỉnh Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay (Lào), cắm mốc đôi L-1; huỷ bỏ mốc L-4; sửa lại số đo ở sườn hai mốc K-4, K-5; gia cố chân móng mốc K-6; sửa chữa và sơn lại các mốc K-3, L-2, L-7, N-l, N-3. Việc sửa chữa hai mốc I-5 và I-7, hai tỉnh Nghệ Tĩnh và Hủa-phăn thoả thuận sẽ tiến hành cuối tháng 11-1987.

        Tỉnh Bình Trị Thiên (Việt Nam) cùng với ba tỉnh Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sê-kông (Lào) đã hoàn thành việc cắm 02 nhóm ba mốc R-2, R-7, cắm mốc đôi R-1, huỷ bỏ các mốc R-3, R-4, R-5, R-6; xây lại mốc Q-8; thay ba mốc gỗ Q-14, Q-16, Q-17 bằng mốc bê tông cốt thép; gia cố chân móng các mốc N-13, O-2, Q-12, R-8, R-12; sửa chữa và sơn lại các mốc Q-11, R-10, S-10.

        Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (Việt Nam) cùng với tỉnh Sê-kông (Lào) đã hoàn thành việc gia cố chân móng các mốc T-7, T-8; sơn lại các mốc từ mốc T-1 đến mốc T-16.

        Tỉnh Gia Lai - Kon Tum (Việt Nam) cùng với hai tỉnh Sê-kông, Ắt-tạ- pu (Lào) đã hoàn thành việc gia cố chân móng các mốc T-20, T-23, T-24; sửa chữa các mốc T-25, U-2; sơn lại các mốc từ mốc T-17 đến mốc T-27.
Hai tỉnh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên (Việt Nam) và hai tỉnh Xiêng-khoảng, Sa-vẳn-nạ-khệt (Lào) đã tiến hành kiểm tra song phương một số đoạn biên giới đầu tiên và đã thu được những kết quả như: hai bên hiểu rõ thêm về đường biên giới và sự bảo đảm tôn trọng đường biên giới, tình trạng mốc quốc giới, sự xâm canh, xâm cư của nhân dân hai bên biên giới. Tuy trong đợt kiểm tra lần này, hai bên chưa có có điều kiện thực hiện đầy đủ theo yêu cầu đã được đề ra trong Biên bản khoá họp thứ VIII của Uỷ ban liên hợp, hai bên cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm cần thiết cho việc tổ chức, chỉ đạo việc kiểm tra song phương sau này.

- Hai đoàn hài lòng nhận thấy rằng việc thực hiện Hiệp ước bổ sung và Biên bản khoá họp VIII của Uỷ ban liên hợp đạt kết quả tốt. Công tác tiến hành trên thực địa, công tác làm các văn bản pháp lý ghi nhận kết quả đã làm ở thực địa đúng với thể thức, quy cánh mà hai bên đã thoả thuận.
Đây là một thành tích chung rất to lớn của cả hai bên mà nguyên nhân cơ bản là truyền thống đoàn kết, quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của hai Bộ Chính trị, Trung ương hai Đảng, tinh thần trách nhiệm cao, hợp tác tốt của cả hai bên trong Uỷ ban liên lợp.

        Hai đoàn nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương tinh thần quyết tâm chịu đựng gian khổ, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành  nhiệm vụ của các cấp uỷ và chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, xã; của cán bộ, nhân viên kỹ thuật, lực lượng biên phòng, dân công và đồng bào các dân tộc ở hai bên biên giới.

        - Hai đoàn vui mừng là ngày 16-10-1987, đồng chí Lưu Văn Lợi, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, đồng chí Khăm Phân Bút Đa Khăm, Trưởng đoàn đại biểu Lào trong Uỷ ban liên hợp, được uỷ nhiệm của Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã ký Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.

        - Về Hiệp định Quy chế biên giới: Hai đoàn đã trao đổi nhất trí dự thảo Hiệp định về Quy chế biên giới để trình hai Chính phủ thông qua. Địa điểm, thời gian ký chính thức Hiệp định đó sẽ do hai bên thoả thuận qua con đường ngoại giao.

        - Căn cứ khoản 2 Điều VI Nghị định thư bổ sung, Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa Việt Nam - Lào sẽ chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư bổ sung có hiệu lực, hai đoàn kiến nghị Chính phủ hai nước giao cho cơ quan Biên giới Trung ương hai nước tiếp tục thực hiện những công việc còn lại nói trong các khoản 2 và 5 Điều II và khoản 1 Điều IV Nghị định thư về việc phân giới và cắm mốc ký ngày 24-01-1986.

        Sau một quá trình chuẩn bị các văn bản pháp lý về công tác phân giới cắm mốc, ngày 24-01-1986, Nghị định thư về việc phân giới và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào được ký kết tại Viêng Chăn. Nghị định thư đã miêu tả đầy đủ đường biên giới đã được phân giới trên thực địa giữa hai nước, các mốc quốc giới đã được cắm, các khu vực đã được chuyển giao giữa hai bên theo đúng trình tự thủ tục và nguyên tắc của pháp luật và thực tiễn quốc tế. Kèm theo có đầy đủ các văn bản, bản đồ, sơ đồ pháp lý ghi nhận kết quả quá trình phân giới và cắm mốc. Nghị định thư gồm có 6 điều khoản với những nội dung chủ yếu là:

        Điều 1 xác nhận kết quả xác định trên thực địa toàn bộ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào gồm 14 đoạn thể hiện bằng ký tự chữ cái theo thứ tự từ A đến U, được miêu tả và thể hiện trong 14 biên bản phân giới cắm mốc trên thực địa và 173 mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 đính kèm theo biên bản.

        Điều 2 xác nhận đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào được đánh dấu bằng một hệ thống mốc quốc giới theo đúng quy cách và cách làm mà hai bên đã thoả thuận.

        Điều 3 hai bên xác nhận việc chuyên giao các khu vực đất đai từ Việt Nam cho phía Lào và từ Lào cho phía Việt Nam.

        Điều 4 xác định những đoạn biên giới mà các đội phân giới cắm mốc liên hợp chưa đến thực địa do có những khó khăn khách quan chưa thể khắc phục (tổng số có 18 đoạn) và hai đoạn biên giới ở vùng ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc và Việt Nam - Lào - Campuchia.

        Điều 5 quy định về các phụ lục (3 phụ lục) là bộ phận cấu thành của Nghị định thư và trở thành những phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới.

        Điều 6 quy định Nghị định thư này là một phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977 và Hiệp ước bổ sung năm 1986, đồng thời quy định Nghị định thư cần được Chính phủ hai bên phê duyệt và có hiệu lực kể từ ngày hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn.

        Thực hiện Hiệp ước bổ sung hoạch định biên giới ngày 24 tháng 01 năm 1986, từ ngày 25-12-1986 đến ngày 06-4-1987, hai bên đã phối hợp thực hiện việc sửa đổi toàn bộ 196 km đường biên giới đi một bên bờ sông, suối thành đường biên giới đi ở giữa dòng trên cả thực địa và bản đồ; cắm mới 06 cụm mốc ba, 02 cụm mốc đôi và xây lại 01 mốc đơn, đồng thời đã phá bỏ 05 mốc không cần thiết trên sông, suối biên giới.

        Ngày 16-10-1987, tại Viêng Chăn, hai bên ký Nghị định thư bổ sung ghi nhận toàn bộ kết quả công tác phân giới cắm mốc theo Hiệp ước bổ sung, kèm theo đó có toàn bộ các văn bản pháp lý của quá trình này, kết thúc quá trình phân giới và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào. Nội dung Nghị định thư bổ sung gồm có 4 điều cụ thể là:

        Điều 1 nêu thoả thuận của hai bên về việc xác định đường biên giới trên thực địa trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo Điều 7 của Hiệp ước bổ sung theo hướng từ Bắc xuống Nam ở các đoạn B, I, K, L, R và S. Kết quả sửa đổi này được thể hiện lên các sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 bằng ký hiệu vẽ vào giữa hoặc hai bên bờ sông, suối biên giới.

        Điều 2 xác nhận việt xử lý các mốc không còn phù hợp và cắm một số mốc mới trên tất cả các đoạn sông, suối biên giới nêu trong Điều II Nghị định thư bổ sung này.

        Điều 3 quy định các phụ lục đính kèm Nghị định thư bổ sung là bộ phận cấu thành Nghị định thư bổ sung và trở thành những phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia. Hai bên xác nhận việc chuyển giao các khu vực đất đai từ Việt Nam cho phía Lào và từ Lào cho phía Việt Nam.

        Điều 4 quy định Nghị định thư bổ sung này là một phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977 và Hiệp ước bổ sung năm 1986, đồng thời quy định Nghị định thư bổ sung cần được Chính phủ hai bên phê duyệt và có hiệu lực kể từ ngày hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn. Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào sẽ chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư bổ sung có hiệu lực.

        Việc hoàn thành công tác hoạch định và phân giới cắm mốc đường biên giới đã hoàn tất tốt đẹp một giai đoạn quan trọng là đã xác định được một đường biên giới chính xác rõ ràng trên thực địa, nhưng lại mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ về biên giới giữa hai nước - giai đoạn xây dựng một đường biên giới Việt - Lào hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác phát triển lâu dài.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2015, 12:14:59 am »

        
        4. ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM - LÀO

        Sau khi ký Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977, để tạm thời duy trì sự ổn định ở khu vực biên giới tạo điều kiện cho công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa, trong Khoá họp đầu tiên của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào tại Viêng Chăn từ ngày 23-5 đến ngày 3-7-1978, hai bên đã ký Thoả thuận những quy định đầu tiên về quy chế biên giới giữa hai nước (Tài liệu tập huấn quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Ban Biên giới Bộ Ngoại giao, tí.96-97). Bản quy chế này gồm có 14 điều với những nội dung chủ yếu là:

        Điều 1. Những quy định đầu tiên về việc qua lại biên giới Việt Nam - Lào nhằm bảo đảm tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước đúng với Hiệp ước hoạch định biên giới ký ngày 18-7-1977, để tạo thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống của nhân dân hai bên biên giới làm cho nhân dân hai bên biên giới tích cực góp phần xây dựng đường biên giới hữu nghị anh em lâu dài giữa hai nước.

        Điều 2. Nhân dân hai bên biên giới được phép qua lại để giải quyết sinh hoạt bình thường: đi chợ, mua bán, trao đổi các hàng hoá cần thiết cho sản suất, đồi sống và đi lại thăm viếng bà con thân thuộc ở vùng biên giới bên kia.

        Điều 3. Để tăng cường tình đoàn kết đặc biệt giữa nhân dân hai nước và để bảo vệ tài sản của nhân dân cư trú hai bên biên giới đang làm nhiệm vụ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối riêng của mỗi nước. Nhân dân các dân tộc ở hai bên biên giới có nhiệm vụ bảo vệ tốt tài sản như gia súc, (voi, ngựa, bò, trâu..) và hoa màu trong khu vực đất đai của mình không cho gia súc sang phía bên kia.

        Trong trường hợp gia súc đó lạc qua bên kia biên giới, nhà chức trách và nhân dân bên kia phải 'giúp đỡ trông coi, đồng thời báo ngay cho nhà chức trách, chủ gia súc bên này biết để sang nhận và chủ gia súc phải trả tiền công cho người trông giữ gia súc đó. Trong lúc gia súc còn dưới sự quản lý của mình, cấm không làm cho gia súc bị thương hoặc bị chết; nếu gia súc bị thương hoặc chết do cố tình làm hại phải bồi thường thoả đáng.

        Trường hợp gia súc phá hoại hoa màu, người chủ gia súc đó phải bồi thường ít hoặc nhiều tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên (chủ gia súc và chủ hoa màu cùng nhau báo cáo xin sự giúp đỡ của chính quyền địa phương của hai bên).

        Điều 4. Vì quyền lợi trước mắt và lâu dài giữa hai nước, nhân dân hai bên biên giới cấm không được phá rừng và không được làm rẫy sang bên phía bên kia nữa. Trường hợp nhân dân hai bên biên giới ở nơi nào đã làm rẫy và làm ruộng, trồng hoa màu như: ngô, lúa,, khoai và cây có bột khác trước khi công bố những quy định này nhưng chưa kịp thu hoạch thì họ được phép đi lại phía bên kia để chăm sóc và thu hoạch cho hết vụ mùa đó thôi.

        Điều 5. Nhân dân ở phía bên này hoặc bên kia biên giới trong sinh hoạt đời sống đã dùng nước đoạn sông, suối nào sát biên giới và thuộc về phía bên kia thì được phép dùng nước để tắm, giặt bình thường, còn về việc kiếm ăn như đánh cá, và dùng thuyền bè đi lại trên đoạn sông, suối đó phải tôn trọng chủ quyền, luật lệ của nước đó. Mỗi bên chỉ có một bến đò.

        Điều 6. Những đoạn sông, suối mà đường biên giới đi giữa dòng sông, suối đó, nhân dân hai bên được dùng nước sông, suối đó để ăn, tắm giặt, đánh cá và thuyền bè được được đi lại bình thường, nhưng không được lên bờ của phía bên kia khi chưa được phép, trừ trường hợp vì bị tai nạn mới lên bờ bên kia và hai bên phải giúp đỡ nhau giải quyết công việc.
Về việc làm thuỷ lợi hoặc mương phải to, nhỏ để đưa nước vào ruộng, vườn hoặc phục vụ chỏ một nhu cầu nào đó, chính quyền địa phương hai bên phải bàn bạc thoả thuận với nhau rồi mới xin ý kiến cấp trên của mình.

        Điều 7. Nhân dân các dân tộc cư trú hai bên biên giới khi có công việc cần đi lại với nhau, phải có giấy phép quá cảnh của chính quyền bên mình và phải qua trạm kiểm soát của công an biên phòng mới được sang phía bên kia. Trường hợp nơi đó không có trạm kiểm soát của công an biên phòng, nếu có giấy của chính quyền xã của mình cũng đi được. Khi đến nơi phải xuất trình giấy tờ do cho chính quyền địa phương. Chỉ được phép đi trong phạm vi xã biên giới đó thôi.

        Điều 8. Để thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân giữa hai nước, mỗi bên lập các trạm kiểm soát cửa khẩu phía bên mình để kiểm soát hành khách, hành lý, hàng hoá, các phương tiện qua lại theo quy định luật lệ của nước mình và những quy định đã thoả thuận giữa các ngành chuyên môn cấp Trung ương và cấp tỉnh của hai nước, người của hai bên, hành lý, hàng hoá, phương tiện qua lại biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ và phải đi đúng đường qua trạm kiểm soát cửa khẩu đã ghi rõ trong giấy thông hành.

        Khi xuất nhập cảnh họ phải tôn trọng nghiêm chỉnh độc lập chủ quyền và luật lệ của phía bên kia, phải chịu sự kiểm soát của trạm công an bên đó và xuất trình đầy đủ giấy tờ.

        Việc quy định cụ thể cửa khẩu và trạm kiểm soát hai bên sẽ tiếp tục bàn bạc thoả thuận sau.

        Điều 9. Trường hợp nhân đần hai bên biên giới chưa hiểu nhau và không thể tự giải quyết được thì nhà chức trách, chính quyền địa phương hai bên chú ý giáo dục và giải quyết trên tinh thần đồng chí, anh em.

        Điều 10. Hai bên cần tăng cường hợp tác bảo vệ rừng, bảo vệ cây trồng hai bên biên giới. Khi một bên bị sâu bệnh phá hoại hoa màu, cây cối hoặc bị cháy rừng, bên đó phải nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh và dập tắt đám cháy, đồng thời báo cho chính quyền địa phương xã, bản bên kia kịp thời có biện pháp phòng ngừa.

        Điều 11. Nếu có dịch bệnh của người và gia súc bên nào thì bên đó phải có biện pháp phòng ngừa và giải quyết kịp thời, đồng thời báo cho chính quyền xã bên kia biết. Trong khi có dịch bệnh của người và gia súc, tạm thời ngừng việc qua lại, trao đổi, mua bán gia súc giữa nhân dân hai bên biên giới.

        Điều 12. Trường hợp cấp cứu, nhân dân vùng biên giới bên này có thể liên hệ với cơ sở y tế gần nhất của bên kia để yêu cầu giúp đỡ, đồng thời phải báo cho nhà chức trách và chính quyền bên kia biết.

        Điều 13. Nhân dân bên này có việc cần đi thăm viếng bà con thân thuộc ở vùng biên giới bên kia được phép mang theo quà biếu theo quy định của hải quan hai bên.

        Điều 14. Việc xuất nhập cảnh các loại hàng hoá như: tiền, vàng và đồ quý hoặc đồ cấm phải tuân theo những quy định luật lệ của mỗi nước và theo những thoả thuận giữa hai chính phủ và giữa hai tỉnh có biên giới chung được hai Chính phủ uỷ nhiệm, nhưng phải báo cho địa phương biết để kiểm soát và tạo điều kiện thuận lợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2015, 04:14:15 am »

        Những quy định đầu tiên trên đây có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 1978. Phía Việt Nam đã phổ biến, quán triệt, hướng dẫn các ngành, các cấp và nhân dân các xã biên giới tổ chức thực hiện. Qua đó, quần chúng đã nâng cao được ý thức bảo vệ biên giới lãnh thổ, các cơ quan quản lý và bảo vệ biên giới của hai nước bước đầu thực hiện công tác của mình dựa trên những quy định chính thức về biên giới, góp phần tích cực vào việc duy trì và củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bản quy chế sơ bộ, nên mặc dù đã đề ra những nguyên tắc đầu tiên điều chỉnh hoạt động của hai bên trong khu vực biên giới chung, song còn có nhiều vấn đề chưa được đề cập chi tiết. Trong quá trình hai bên tiến hành phân giới, cắm mốc trên thực địa, công tác quản lý trong giai đoạn này có những đặc điểm sau:

        (1) Những nơi chưa phân giới cắm mốc thì quản lý theo hiện trạng;
        (2) Những nơi đã phân giới cắm mốc thì quản lý theo kết quả phân giới cắm mốc;
        (3) Việc giải quyết qua lại biên giới cũng như giải quyết những vụ việc phát sinh trong khu vực biên giới khá thuận lợi, là tiền đề quan trọng cho việc củng cố công tác quản lý bảo vệ biên giới của cả hai bên sau này.

        Sau khi hoàn thành công tác hoạch định và phân giới, cắm mốc toàn bộ đường biên giới, quan hệ về biên giới Việt Nam - Lào chuyển sang một giai đoạn mới, bắt đầu tiến trình củng cố đường biên giới giữa hai nước trở thành một đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển lâu dài.

        Từ năm 1988, hai bên chuyển sang đàm phán soạn thảo văn bản hiệp định về quy chế biên giới thay thế cho Biên bản quy định đầu tiên về quy chế biên giới giữa hai nước ký ngày 3-7-1978. Đến ngày 01-3-1990, Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã được đại diện hai Chính phủ ký kết tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 6-11-1990, hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp định tại Viêng Chăn và Hiệp định chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01-6-1991. Hiệp định gồm có 5 chương, 37 điều với những nội dung chủ yếu sau đây:

        Điều 1 khẳng định lại đường đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào là đường biên giới đã được hoạch định trong Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977 và Hiệp ước bổ sung năm 1986 và các phụ lục đính kèm hai Hiệp ước đó.

        Điều 2 quy định đường biên giới quốc gia giữa hai nước phải được tôn trọng; các mốc quốc giới phải được bảo vệ, cấm xê dịch hoặc làm hư hại mốc quốc giới; việc giải quyết đường biên, mốc giới thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước cao nhất của hai bên.

        Điều 3 phân công rõ những mốc quốc giới nằm trên lãnh thổ nước nào thì nước đó phải bảo quản; những mốc nằm trên chính tâm đường biên giới có số lẻ do phía Lào bảo quản, mốc có số chẵn do phía Việt Nam bảo quản.

        Điều 4 quy định về việc phát quang xung quanh cột mốc và phát quang dọc đường biên giới để làm rõ đường biên và mốc giới.

        Điều 5 quý định phải giữ nguyên vị trí, loại mốc, hình dạng, kích thước, ký hiệu, chữ viết và mầu sắc của mỗi mốc giới như lúc mới cắm ở thực địa.

        Điều 6 quy định việc khôi phục, sửa chữa mốc giới khi mốc đó bị hư hỏng hoặc bị phá hoại.

        Điều 7 quy định về tuần tra để bảo vệ đường biển mốc giới đã được phân công phụ trách.

        Điều 8 quy định về tổ chức các đội kiểm tra liên hợp tiến hành kiểm tra song phương đường biên mốc giới.

        Điều 9 quy định hai bên phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhân dân ở khu vực biên giới tham gia bảo vệ đường biên mốc giới, giúp đỡ các lực lượng chuyên trách quản lý biên giới.

        Điều 10 quy định hai bên phải có những biện pháp ngăn chặn mọi hành động dẫn đến làm thay đổi vị trí đường biên giới quốc gia trên các sông, suối biên giới.

        Điều 11 quy định những việc cần thiết khi phát hiện sông, suối biên giới đổi dòng có ảnh hưởng đến đường biên giới.

        Điều 12 quy định khu vực biên giới hai nước bao gồm các xã, hoặc đơn vị hành chính tương đương của hai bên tiếp giáp với đường biên giới quốc gia.

        Điều 13 quy định công dân cư trú trong khu vực biên giới từ 15 tuổi trở lên được nhà đương cục có thẩm quyền cấp giấy chứng minh thư biên giới.

        Điều 14 quy định việc qua lại trong khu vực biên giới chung của cư dân biên giới và hàng hoá tiêu dùng.

        Điều 15 quy định biện pháp xử lý, giải quyết và phối hợp ngăn chặn dịch bệnh đối với người, vật và cây trồng ở khu vực biên giới.

        Điều 16 quy định về việc giúp đỡ, cứu chữa công dân trong khu vực biên giới khi bị bệnh hoặc bị tai nạn.

        Điều 17 quy định nghĩa vụ, quyền lợi của công dân trong khu vực biên giới đối việc chăn thả gia súc và những rủi ro liên quan đến gia súc.

        Điều 18 quy định mở các cặp cửa khẩu biên giới và việc mở thêm cửa khẩu phục vụ qua lại biên giới.

        Điều 19 quy định những yêu cầu thủ tục bắt buộc khi qua lại biên giới.

        Điều 20 quy đinh việc kiểm soát qua lại biên giới đối với người, hành lý, hàng hoá và phương tiện vận chuyển.

        Điều 21 quy định xử lý các trường hợp dân di cư trong khu vực biên giới.

        Điều 22 quy định về sông, suối biên giới.

        Điều 23 quy định quản lý, sử dụng nguồn nước sông, suối biên giới, việc làm các công trình thuỷ lợi.

        Điều 24 quy định việc quản lý cầu biên giới, bảo dưỡng, sửa chữa cầu và làm cầu mới.

        Điều 25 quy định việc cư dân bên này sang bên kia làm ăn trong khu vực biên giới.

        Điều 26 quy định hợp tác bảo vệ rừng.

        Điều 27 quy định việc thăm dò, khảo sát khoáng sản và tài nguyên.

        Điều 28 quy định hợp tác về an ninh, hình sự, quản lý chất nổ.

        Điều 29 thống nhất nguyên tắc xử lý các trường hợp vi phạm quy chế biên giới.

        Điều 30 quy định nhiệm vụ của các đồn biên phòng.

        Điều 31 quy định nhiệm vụ của đồn trưởng đồn biên phòng.

        Điều 32 quy định chế độ làm việc giữa hai đồn trưởng biên phòng của hai bên.

        Điều 33 quy định nhiệm vụ của chính quyền các tỉnh biên giới hai bên.

        Điều 34 quy định về chỉ đạo của Ban Biên giới trung ương hai bên trong thực hiện Hiệp định.

        Điều 35 quy định Hiệp định có thể được sửa đổi, bổ sung.

        Điều 36 quy định về hiệu lực của Hiệp định. Hiệp định phải được phê chuẩn.

        Điều 37 thống nhất huỷ bỏ "Biên bản về quy định đầu tiên ký ngày 03-7-1978" kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

        Quá trình thực hiện Hiệp định, hai bên nhận thấy có những vấn đề phát sinh nên đã thống nhất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hiệp định quy chế biên giới năm 1990 bằng việc ký Nghị định thư bổ sung ngày 31-8-1997. Nghị định thư gồm 9 điều, ngoài quy định về thủ tục phê chuẩn, đã sửa đổi bổ sung một số khoản trong 8 điều của Hiệp định quy chế, đó là: Điều 1 khoản a; Điều 2 thêm đoạn 3; Điều 4 khoản a; Điều 18 khoản c; Điều 19 khoản d; Điều 21 khoản a; Điều 27 khoản a; Điều 29 bổ sung một số hình thức xù lý vi phạm (Xem thêm: Tài liệu tập huấn quản lý biên giới Việt Nam - Lào, Ban Biên giới Bộ Ngoại giao, Hà Nội năm 2003, tr 83 - tr91).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2015, 01:33:19 am »

        5. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT

        (Tài liệu chương trình tuyên truyền và phổ biên pháp luật cho cán bộ chiến sỹ bộ đội biên phòng và nhân dân vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Hà Nội 2005, tr. 164-170)

        5.1. Hoàn thiện chất lượng đường biên giới

        Từ sau khi ký kết Nghị định thư bổ sung về phân giới cắm mốc đường biên giới quốc gia năm 1987, quan hệ về biên giới Việt Nam - Lào đã thay đổi về chất. Kể từ đây, giữa hai nước đã có một đường biên giới pháp lý chính thức được xác định bằng một điều ước quốc tế do hai quốc gia độc lập thực sự có chủ quyền ký kết, được thể hiện đầy đủ trên bản đồ, được phân vạch rõ ràng trên thực địa và được đánh dấu bằng một hệ thống mốc quốc giới khá vững chắc. Tuy nhiên, do lần đầu tiên hai nước cùng nhau giải quyết toàn diện vấn đề biên giới lãnh thổ trong hoàn cảnh cả hai bên có nhiều khó khăn cả về nhân lực, vật chất lẫn trình độ kỹ thuật, nên mặc dù đã đạt được kết quả cơ bản về mặt chính trị - pháp lý của đường biên giới chung, nhưng vẫn còn một số việc cần tiếp tục giải quyết để hoàn thiện đường biên giới.

        Lường trước những hạn chế trên đây, để có cơ sở tiếp tục hoàn thiện chất lượng đường biên giới, hai Chính phủ Việt Nam và Lào đã giao cho cơ quan Biên giới Trung ương hai nước phối hợp giai quyết những tồn đọng sau phân giới cắm mốc. Nhiệm vụ này được hai bên thống nhất ghi trong Điều II khoản 2, khoản 5 và Điều IV khoản 1 Nghị định thư phân giới cắm mốc. Cụ thể là:

        - Lập bản đồ đường biên giới chính thức giữa hai nước;
        - Giải quyết 18 đoạn biên giới tồn dọng (chưa đi phân giới ở thực địa);
        - Cắm mốc tại hai ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc và Việt Nam - Lào - Campuchia;
        - Cắm các mốc nhỏ trong hệ thống mốc quốc giới (tăng dày hệ thống mốc quốc giới).

        Từ năm 1990 đến năm 2005, hàng năm hai bên đã luân phiên tổ chức cuộc họp thường mến giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam và Lào nhằm kiểm điểm, đánh giá việc hợp tác quản lý khu vực biên giới chung, đồng thời giải quyết những vấn đề phát sinh trên biên giới. Trong các cuộc họp thường niên này, hai bên cũng đã lần lượt thống nhất phối hợp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng ghi trong Nghị định thư phân giới cắm mốc.

        5.2. Thành lập bộ bản đồ đường biên giỏi quốc gia Việt Nam - Lào

        Trong quá trình đàm phán xây dựng Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977, hai bên phải tuân thủ nguyên tắc bắt buộc là căn cứ vào bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 để hoạch định đường biên giới. Nhưng không thể sử dụng bản đồ đó để đi phân giới trên thực địa vì tỷ lệ quá nhỏ, do xuất bản đã lâu nên địa hình thể hiện trên một số mảnh bản đồ không còn phù hợp với địa hình ở thực dịa, có một số khu vực trên bản đồ còn bỏ trắng địa hình không vẽ đường biên giới. Do vậy, hai bên đã quyết định sử dụng bản đồ tỷ lệ 1/25.000 (được phóng vẽ từ bản đồ UTM - Bản đồ UTM (Universal Transvere Mercator) là loại bản đồ do quân đội Mỹ thành lập bằng ảnh chụp máy bay, dùng lưới chiếu hình trụ ngang giữ góc Mercator cải tiến (biến dạng về chiều dài và diện tích), sử dụng Elipxoid Everest hệ toạ độ gốc Ấn Độ năm 1960, khởi điểm ở đồi Klianpur và múi chiếu hình là 6 độ, độ biến dạng kinh tuyến trục k - 0,9996. Tỷ lệ 1/25.000 có nghĩa là 01 cm trên mặt phẳng bản đồ tương đương 25 mét trên mặt đất ở thực địa) do Mỹ xuất bản trong những năm 60) để ghi nhận kết quả phân giới và cắm mốc ở thực địa. Kết quả là mặc dù hai bên đã bản hoàn thành việt hoạch định, phân giới và cắm mốc quốc giới toàn bộ đường biên giới, nhưng thực tế thưa có một bộ bản đồ chuyên ngành về biên giới phục vụ cho công tác quản lý hành chính.

        Từ năm 1995 đến 2004, Việt Nam và Lào đã phối hợp thực hiện hoàn thành Dự án thành lập bộ bản đồ đường biên giới quốc gia có tỷ lệ 1/50.000 bằng phương pháp kỹ thuật đo đạc bản đồ hiện đại (chụp ảnh hàng không; số hoá...), được hai bên thống nhất thể hiện đầy đủ địa hình khu vực biên giới, đường biên giới và hệ thống mốc giới với độ chính xác cao. Đây là tài liệu pháp lý - kỹ thuật rất quan trọng về biên giới lãnh thổ của hai nước. Kể từ năm 2005, hai bên đã thống nhất sử dụng bộ bản đồ này làm tài liệu chính thức trong công tác quản lý biên giới, giải quyết các vấn đề liên quan . đến biên giới lãnh thổ và hợp tác xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào. Bộ bản đồ này cũng sẽ được hai bên thống nhất sử dụng phục vụ Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào dự kiến hoàn thành vào năm 2010.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2015, 02:16:21 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2015, 03:17:08 am »

 
        5.3. Giải quyết 18 đoạn biên giới chưa được phân giới ở thực địa


        Trong quá trình phân giới cắm mốc trên thực địa giai đoạn 1978 - 1986, có những nơi do còn có nhiều bom mìn hoặc địa hình quá phức tạp không thể đến tận nơi để đo đạc phân vạch đường biên giới và cắm mốc được, hai bên đã thống nhất thỏa thuận đường biên giới trên bản đồ, không đến thực địa. Những nơi đó gồm có 18 đoạn được gọi là các đoạn "biên giới tồn đọng". Từ năm 1995 - 2004, trong khi thực hiện dự án thành lập bộ bản đồ biên giới quốc gia, với sự hỗ trợ của trang thiết bị kỹ thuật hiện dại, hai bên đã đi thực địa và giải quyết được toàn bộ các đoạn biên giới tồn đọng nói trên. Kết quả giải quyết đã được hai bên ký biên bản ghi nhận và thể hiện đầy đủ lên bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào mới được xuất bản.

       5.4. Giải quyết hai vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc và Việt Nam - Lào - Campuchia

        Từ tháng 2-2002, trên cơ sở kết quả giải quyết biên giới Việt Nam Trung Quốc và biên giới Trung Quốc - Lào, hai bên đã thống nhất phối hợp với phía Trung Quốc nghiên cứu và xác định được điểm giao nhau của ba đường biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc và Trung Quốc - Lào tại đỉnh Khoan La San. Đến tháng 6-2005, ba bên đã hoàn thành việc cắm mốc giới tại vị trí này. Ngày 10-10-2006, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), đại diện có thẩm quyền của ba bên đã chính thức ký kết Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

        Về vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, từ tháng 4- 2004, hai bên nhất trí sẽ dựa vào kết quả giải quyết biên giới Việt Nam - Campuchia và Lào - Campuchia để cùng với phía eampuchia bàn bạc giải quyết cụ thể. Chuẩn bị cho vấn đề này, Việt Nam và Lào đã xúc tiến trao đổi về hướng đi của đường biên giới tiếp giáp giữa hai nước đến điểm ngã ba biên giới để sẵn sàng đàm phán ba bên giải quyết điểm tiếp giáp của ba đường biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia khi có điều kiện. Hiện nay, ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã thoả thuận xúc tiến đàm phán xác định vị trí mốc ở ngã ba biên giới ba nước, phiên họp đầu tiên của chuyên viên ba bên được tổ chức tại Việt Nam trong tháng 5-2007.

       5.5. Triển khai dự án tăng dày, tôn tạo hệ khống mốc quốc giới Việt Nam - Lào

        Thực tế, hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào có những hạn chế là khoảng cách giữa hai mốc quá xa nhau (bình quân 10 km đường biên mới có một cột mốc); hình thức kiểu dáng đơn giản không đáp ứng yêu cầu về bản sắc văn hoá; kích thước mốc quá nhỏ, vật liệu xây dựng mốc không phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở vùng biên giới nên nhiều mốc đã bị hư hỏng, không đáp ứng được yêu cầu vĩnh cửu của mốc quốc giới.

        Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay Việt Nam và Lào đã thống nhất phối hợp tiến hành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới đã cắm. Mục tiêu là cắm mốc tăng dày ở những vị trí cần thiết đê làm rõ đường biên giới; tôn tạo các mốc hiện có, nhất là mốc ở cửa khẩu để đảm bảo kiên cố, vững chắc và khang trang; lập lại hồ sơ pháp lý về mốc quốc giới cho phù hợp với số liệu đo đạc kỹ thuật trên bộ bản đồ biên giới quốc gia mới được xuất bản. Hai bên dự kiến sẽ hoàn thành dự án này vào năm 2010.

       5.6. Vấn đề di cư tự do trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào

        Trong giai đoạn phân giới cắm mốc biên giới (1977 - 1987), hai bên đã chuyển giao cho nhau một số khu vực lãnh thổ và dân cư theo kết quả phân giới cắm mốc. Thời kỳ này, tình hình kinh tế của phía Lào có nhiều thuận lợi nên nhiều người dân thuộc diện cần chuyển giao đã tự nguyện xin chuyển sang Lào sinh sống. Từ 1990 đến nay, đời sống trong các khu vực biên giới phía Việt Nam dần được cải thiện, trong khi phía Lào còn có nhiều khó khăn, do vậy trong thời gian gần đây phần lớn số dân đã chuyển giao trước đây muốn quay về Việt Nam để sum họp, hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên như công dân Việt Nam. Chính vì vậy đã xảy ra việc có nhiều hộ dân Lào tự động di cư về cư trú tại các tỉnh biên giới của Việt Nam (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum).

        Nguyên nhân của tình trạng di cư tự do trên khu vực biên giới Việt Nam - Lào chủ yếu là do vấn đề kinh tế, cơ sở hạ tầng, điều kiện sống và phát triển ở bên Lào khó khăn hơn Việt Nam. Ngoài ra, một số người do mối quan hệ dân tộc, thân tộc muốn sinh sống gần gũi với họ hàng, làng bản bên Việt Nam.

        Trên cơ sở pháp luật và thực tiễn quốc tế, Chính phủ hai bên đang bàn bạc và có thể giải quyết vấn đề trên theo hướng: Một số trường hợp có thể cho phép tiếp tục cư trú nhưng phải tiến hành các thủ tục pháp lý nhập quốc tịch Việt Nam (trừ các trường hợp đặc biệt); xem xét cụ thể đối với từng trường hợp, phân loại, ghi nhận nguyện vọng, trên cơ sở thực tế đời sống nếu thật sự ổn định lâu dài, làm ăn lương thiện sẽ cho phép được tiếp tục cư trú tại Việt Nam; những trường hợp mới di cư sang Việt Nam, về nguyên tắc, những người này phải trở về Lào, tất nhiên có xem xét đến từng trường hợp cụ thể.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2015, 04:10:04 am »

 
PHẦN IV

BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA

        KHÁI LƯỢC VỀ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA:

        Diện tích lãnh thổ: Tổng cộng 181.035 km2 (mặt đất 176.520 km2 mặt nước 4.520 km2).

        Số dân: 11.626.500 người (1999). Cơ cấu dân số ước tính: 0 - 14 tuổi 45%, 15 - 64 tuổi 52%, trên 64 tuổi 3%. Tỷ lệ tăng dân số. 2,49% (1999). Mật độ dân số. Khoảng 58 người/km2. Lực lượng lao động: 3 triệu người. Trỷ lệ sinh: 41,05/1.000 dân (1999). Tỷ lệ tử vong: 16,2/1.000 dân (1999). Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sình: 105,06/1.000 (/1999). Tuổi thọ trung bình (2000): 56,53 tuổi (nam 54,44 tuổi, nữ 58,74 tuổi).

        Thủ đô: Phnôm Pênh.

        Các thành phố lớn: Bát-tam-bang, Công-pông-chàm, Xiêm-riệp.

        Các dân tộc: Khơ-me (90%), Việt (5%), Hoa (1%) và một số dân tộc khác (4%).

        Ngôn ngữ chính: Tiếng Khơ-me. Tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi.

        Tôn giáo: Đạo Phật (95%), các tôn giáo khác (5%).

        Đơn vị tiền tệ: Riel (CR).

        Quốc khánh: Ngày 09-11 (năm 1953).

        Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 24-6-l967.

        GDP theo PPP: 8,2 tỷ USD (1999). Tỷ lệ tăng GDP thực tế: 4% (1999). GDP bình quân đầu người theo PPP: 710 USD (1999). Cơ cấu GDP theo khu vực (1999): Nông nghiệp 43%, Công nghiệp 20%, Dịch vụ 37%. Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng: 4,5% (1999).

        Vị trí: Nằm ở Tây Nam bán đảo Đông dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới đất liền giáp Việt Nam, Lào, Thái lan. Toạ độ địa lý: 13°00 vĩ bắc, 105°00 kinh đông.

        Địa hình: Phần lớn là đồng bằng bằng phẳng, thấp. Có núi ở phía Tây Nam và phía Bắc.

        Khí hậu : Nhiệt đới. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ ít biến đổi theo mùa, trung bình hàng năm là 28°C.
Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, đá quý, sắt, ma ngan, phốt phát, thuỷ điện.

Thiên tai: Mưa nhiều (từ tháng 6 đến tháng 11), lũ lụt, thỉnh thoảng có hạn hán.

        Các vấn đề môi trường: Tình trạng khai thác gỗ và đá quý bất hợp pháp, đất đai bị xói mòn, thiếu nước sạch.

        Một số đặc điểm về địa lý: Campuchia nằm trên bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc có đường biên giới đất liền chung với Thái Lan dài khoảng 2100 km, phía Đông Bắc có đường biên giới chung với Lào dài 492 km, phía Nam là bờ biển thuộc vịnh Thái Lan dài 400 km, phía Đông có đường biên giới chung với Việt Nam dài khoảng 1.137 km.

        Về giao thông trên bộ: Campuchia hiện có các đường quốc lộ 1 , 2, 3, 4, 5, 6 và hai tuyến đường sắt từ Phnôm Pênh đi thành phố Xi-ha-núc ville, và từ Phnôm Pênh đi Si-so-phon. Giao thông vận tải tăng trưởng chậm trong giai đoạn 1993 - 1996 (3,7%) chỉ đạt 1,7% và 1,6% trong hai năm 1997, 1998. Dự kiến đạt 8,7% trong giai đoạn 1999 - 2002. Nhìn chung giao thông vận tải của Campuchia còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng Đông Bắc Campuchia, giao thông thủy bộ đều gặp khó khăn, sự đi lại từ Phnôm Pênh và các tỉnh đồng bằng đến vùng Đông Bắc bị cản trở nhiều. Vì vậy, phía Campuchia nhiều lúc phải xin mượn đường của ta, vòng sang các tỉnh Tây Nguyên để vào vùng Đông Bắc.

        Lịch sử: Campuchia là một quốc gia có lịch sử và nền văn hoá lâu đời Năm 1863, bị thực dân Pháp xâm chiếm, biến thành bảo hộ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai bị Nhật chiếm. Năm 1945 sau khi Nhật bại trận, Pháp trở lại bảo hộ. Năm 1953, Campuchia độc lập. Năm 1970, Lon-non làm đảo chính xoá bỏ chế độ quân chủ, lập chế độc cộng hoà thân Mỹ. Năm 1975, nhân dân Campuchia giành được độc lập tự do nhưng lại bị Pôn-pôt, Iêng-sary phản bội. Năm 1979, chế độ diệt chủng Pôn-pôt bị dành đổ, nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ra đời. Năm 1991, Hiệp định hoà bình về Campuchia được ký kết tại Paris. Từ năm 1993, tên nước là Vương quốc Campuchia.

        Chính thể: Quân chủ lập hiến.

        Các khu vực hành chính: (Có 20 tỉnh, 3 thành phô): Ban-tây-miên- chey, Bát-tam-bang, Công-pông-chàm, Kông-pông-chnăng, Kông'pông-Spư, Kông-pông-thum, Kăm-pôt, Kần-đan, Kô-kông, Kép, Kra-chiê, Mon-đun-ki-ri, Otda-men-chey, Phnôm Pênh, Pu-thi-sát, Xi-ha-nuc-ville, Prêt-vihìa, Prêy-veng, Ra-ta-na-ki-rì, Xiêm-riệp, Stung-treng, Svây-riêng, Tà-keo.

        Hiến pháp: Công bố ngày 21-9-1993.

        Cơ quan hành pháp: Đứng đầu nhà nước là Quốc vương. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Bầu cử theo chế độ quân chủ, cha truyền con nối. Thủ tướng do Quốc vương bổ nhiệm sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội, nhiệm kỳ 5 năm.

        Cơ quan lập pháp: Quốc hội được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm, 122 ghế.

        Cơ quan tư pháp: Hội đồng quan toà Tối cao được thành lập tháng 12 năm 1997. Toà án Tối cao và các toà án cấp dưới.

        Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

        Các đảng phái chính: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP); Mặt trận thống nhất dân tộc vì độc lập, trung lập, hoà bình và hợp tác (FUNCINPEC); Đảng Sam Rangsi (SRP); Đảng Tự do Phật giáo (BLP); Đảng Dân tuý; Đảng Công dân Khơi me (KCP)...

        Kinh tế: Kinh tế phát triển chậm. Trình độ nhân lực còn ở mức thấp, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Cơ sở hạ tầng thiếu. Sự không ổn định chính trì và tình trạng tham nhũng đang làm các nhà đầu tư do dự và cản trở hoạt động viện trợ của nước ngoài. Campuchia có những điều kiện tự nhiên tốt để phát triển kinh tế vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm quanh năm, thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Campuchia có hai mùa là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các mùa không lớn, trung bình 27 - 28°C. Lượng mưa trung bình từ 2000 - 2200 mm, nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa vùng châu thổ (1400 mm) với vùng núi và duyên hải (4000 mm). Campuchia ít bão, thuận lợi cho phát triển động thực vật nhiệt đới. Campuchia có địa hình lòng chảo, xung quanh là núi, giữa là miền đồng bằng trung tâm, nơi trũng nhất là hồ Tonlésap. Trung tâm đồng bằng phì nhiêu nằm trên các tỉnh Battambang, Konpong Thom, Ta keo, Kongpong Cham, Kandal, Preyveng, Svey Riềng chiếm khoảng 3 triệu héc ta. Cao nguyên chiếm 2/3 đất đai lãnh thổ. Cao nguyên quan trọng phía Đông Nam là tỉnh Kongpong Cham và phụ cận với đất đỏ bazan, nham thạch là trung tâm trồng cao su và thích hợp trồng bông. Đất nông nghiệp chiếm khoảng 4.782.000 ha, trong đó đất canh tác chiếm 2.490.000 ha, khoảng 13.000.000 ha có trữ lượng gỗ rất lớn, khoảng 1 tỷ m3. Trong lòng đất, Campuchia có nhiều khoáng sản, nhất là đá quý và vàng. Đá quý gồm đá saphia và rubi có nhiều ở khu vực Pailin, đá pagodit ở Kongpong Cham. Có 4 mỏ vàng đang được khai thác, lớn nhất là mỏ Bosuptrup. Ngoài ra còn có sắt, măng gan, chì, kẽm, cao lanh, đá vôi, than. Ngoài khơi dự đoán có dầu và khí đốt đang được thăm dò.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2015, 04:20:15 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM