Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:08:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310363 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #120 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 09:06:10 pm »

BẢN ĐỒ ĐÍNH KÈM HIỆP ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM-LÀO


A. Bản đồ phía Việt Nam

TT
   
Tên bản đồ
   
Số hiệu
   
Năm đo
   
Năm xuất bản
    Cơ quan xuất bản        
Tính chất
   
Chú thích
   
   
   
   
   
   
Chữ Việt
   
Chữ Pháp
   
   
   
1
   
Mường Ou Tây
   
12-E
   
           
   
1938
   
Sở Địa dư Đông Dương
   
Servicegeographique de L’indochine
   
Chính quy
   
   


TT   Tên bản đồ   Số hiệu   Năm đo   Năm xuất bản   Cơ quan xuất bản   Tính chất   Chú thích
               Chữ Việt   Chữ Pháp      
1   Mường Ou Tây   12-E      1938   Sở Địa dư Đông Dương   Servicegeographique de L’indochine   Chính quy   
2   Mường Tè   13-W   1934
1936      nt   nt   nt   
3   Mường Hun Xiêng Hung   22-W      1955   nt   nt   nt   
4   Mường Hun Xiêng Hung   22-E   1954   1954   nt   nt   nt   
5   Luân Châu   22-E   1950
1954   1955   nt   nt   nt   
6   Điện Biên Phủ   34-W   1933
1934   1954   nt   nt   nt   Ô vuông UTM
7   Bản Kha Na   33-E   1953
1954   1954   nt   nt   nt   
8   Mường Khoa   44-E   1954   1954   nt   nt   nt   
9   Sốp Cộp   45-W   1953
1954   1954   nt   nt   nt   
10   Sốp Cộp   45-E   1953
1954   1955   nt   nt   nt   
11   Mường Son   57-E   1954   1955   nt   nt   nt   
12   Sam Neua   58-W   1954   1955   nt   nt   nt   
13   Mường Hét   46-W   1954   1955   nt   nt   nt   
14   Mường Hét   46-E   19281936   1954   nt   nt   nửa chính quy   
15   Vạn Yên   47-W   1908
1909   1948   nt   nt   chính quy   Ô vuông Bonne
16   Hồi Xuân   59-W   1953
1954   1955   nt   nt   tạm thời   
17   Sam Neua   58-E   1939
1943   1950   nt   nt   chính quy   ô vuông Bonne
18   Sam Teu   70-W   1953
1954   1955   nt   nt   tạm thời   
19   Sam Teu   70-E   1953
1954   1955   nt   nt   nt   
20   Quỳ Châu   79-E   1952
1954   1955   nt   nt   nt   
21   Quỳ Châu   79-W   1953
1954   1955   nt   nt   nt   
22   Nọng Hét   78-E   1937
1954   1955   nt   nt   nt   
23   Nọng Hét   78-W   1937
1954   1953   nt   nt   nt   
24   Khe Kiên   86-W   1937
1952   1953   nt   nt   nt   
25   Khe Kiên   86-E   1942
1954   1953   nt   nt   nt   
26   Cửa Rào   87-W   1953
1954   1955   Sài Gòn in lại   Servicegeographique national du Vietnam      
27   Pha Bo   94-W   1953   1953   Sở Địa Dư Đông Dương   Servicegeographique de L’indochine      
28   Pha Bo   94-E   1953   1953   nt   nt   nt   
29   Vinh   95-W   1905
1938   1950   nt   nt   nt   
30   Na Pê   102-E   1922
1944   1950   nt   nt   nửa chính quy   ô vuông Bonne
31   Hương Khê   103-W   1925
1943   1950   nt   nt   Tạm thời   
32   Hương Khê   103-E   1909
1943   1950   nt   nt   chính quy   
33   Mụ Giạ   110-E   1909
1943   1950   nt   nt   nt   
34   Ron   111-W   1910
1938      nt   nt   nt   
35   Kê Bang   114-W   1922
1935   1954   nt   nt   nt   ô vuông UTM
36   Kê Bang   114-E   1910
1954   1954   nt   nt   nt   nt
37   Tchépone   118-E         nt   nt   nt   nt
38   Quảng Trị   119-W   1910
1935   1950   nt   nt   Tạm thời   ô vuông Bonne
39   Lao Bảo   124-W   1911
1943   1950   nt   nt   nt   nt
40   Lao Bảo   124-E   1911
1943   1950   nt   nt   nt   
41   Haute Sê Kông   130-E   1950   1952   nt   nt   nt   
42   An Diêm   131-E   1950   1952   nt   nt   nt   
43   Ban Phone   135-E   1950   1953   nt   nt   nt   
44   Bến Giàng   136-W   1950   1953   nt   nt   Tạm thời   
45   Bến Giàng   136-E   1950   1953   nt   nt   nt   ô vuông Bonne
46   Đak Sút   142-E   1936
1952   1953   nt   nt   nt   ô vuông UTM
47   Đak Sút   142-W   1950   1954   nt   nt   nt   
48   Đak Tô   148-W   1950   1954   nt   nt   nt   ô vuông UTM
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2013, 04:21:05 pm gửi bởi dungnuocgiunuoc » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2015, 08:35:19 pm »

B. Bản đồ phía Lào

1Mường Ou Tây12-E1936, 19421953Mỹ in lạiServicegeographique de L’indochine AMSChính quyô vuông UTM
2Mường Tè13-W1934, 19361950Sở Địa dư Đông dươngServicegeographique de L’indochinentô vuông Bonne
3Nam Po22-W1924, 19541955Sài Gòn in lạiServicegeographique national du Vietnamtạm thờiô vuông UTM
4Mường Hun Xiêng Hung22-E19541954Sở Địa dư Đông dươngServicegeographique de L’indochinent
5Luân Châu22-E1950, 19541955ntntntô vuông UTM
6Điện Biên Phủ34-W1933, 19341954ntntntnt
7Bản Kha Na33-E1953, 19541954ntntnt
8Mường Khoa44-E19541954ntntnt
9Sốp Cộp45-W1953 , 19541954ntntnt
10Sốp Cộp45-E1953, 19541955ntntnt
11Mường Son57-E19541955nttạm thờint
12Sam Neua58-W19541955ntntnt
13Mường Hét46-W19541955ntntntô vuông UTM
14Mường Hét46-E192819361954ntntnửa chính quynt
15Vạn Yên47-W1923, 1954, 19091954ntnttạm thờint
16Hồi Xuân59-W1953, 19541955ntntnt
17Sam Neua58-E1939, 19431950ntntchính quy
18Sam Teu70-W1953, 19541955ntnttạm thời
19Sam Teu70-E1953, 19541955ntntnt
20Quỳ Châu79-E1952, 19541955ntntnt
21Quỳ Châu79-W1953, 19541955ntntnt
22Nọng Hét78-E1937, 19541955ntntnt
23Nọng Hét78-W1937, 19521953ntntnt
24Khe Kiên86-W1937, 19521953ntntnt
25Khe Kiên86-E1942, 19541954ntntnt
26Cửa Rào87-W19351955Sài Gòn in lạiServicegeographique national du Vietnamntô vuông UTM
27Pha Bo94-W19531953Sở Địa Dư Đông DươngServicegeographique de L’indochinentnt
28Pha Bo94-E19531953ntntntnt
29Vinh95-W1905, 19381953ntntChính quynt
30Na Pê102-E1922, 19441950ntntnửa chính quyô vuông Bonne
31Hương Khê103-W1925, 19431950ntntntnt
32Hương Khê103-E1909, 19431950Sở Địa Dư Đông DươngServicegeographique de L’indochinechính quynt
33Mụ Giạ110-E1909, 194319503Mỹ in lạiServicegeographique de L’indochine AMSntnt
34Ron111-W19431953ntntntnt
35Kê Bang114-W1922, 19351954ntntntnt
36Kê Bang114-E1910, 19541954Sở Địa Dư Đông DươngServicegeographique de L’indochinentnt
37Tchépone118-E19421953Mỹ in lạiServicegeographique de L’indochine AMSntnt
38Quảng Trị119-W1910, 19351950Sở Địa Dư Đông DươngServicegeographique de L’indochinent
39Lao Bảo124-W1911, 1943195…ntntntô vuông UTM
40Lao Bảo124-E1911, 19431950ntntntô vuông Bonne
41Haute Sê Kông130-E19501952ntnttạm thờiô vuông UTM
42An Diêm131-W19501952ntntnt
43Ban Phone135-E19501953ntntnt
44Bến Giàng136-W19501953ntntnt
45Bến Giàng136-E19501953ntntntô vuông Bonne
46Đak Sút142-E1936, 19521953ntntntô vuông UTM
47Đak Sút142-W19501954ntntntô vuông UTM
48Đak Tô148-W19501954ntntntnt
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2015, 03:52:38 am »


3. ĐÀM PHÁN VỀ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC TRÊN THỰC ĐỊA VÀ KÝ KẾT NGHỊ ĐỊNH THƯ PHÂN GIỚI CẮM MỐC ĐƯỜNG BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM - LÀO

        Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, sau khi hoạch định xong đường biên giới trong văn bản và trên bản đồ, các quốc gia liên quan cần cùng nhau đi phân giới và ấn định đường biên giới ở trên thực địa, nghĩa là xây dựng các công trình (cắm mốc giới) để đánh dấu, cố định đường biên giới. Đây là một công việc rất cần thiết vì nếu chưa đi phân giới và cắm mốc đường biên giới ở trên thực địa thì bên này, bên kia vẫn có cớ để tranh chấp đất đai và điều đó đã từng là nguồn gốc của rất nhiều cuộc chiến tranh giữa các quốc gia có chung đường biên giới. Mặt khác, thực địa nói chung là phù hợp với bản đồ, nhưng không phải bản đồ nào cũng phản ánh đúng thực địa vì bản đồ hai bên thoả thuận sử dụng thường là bản đồ cũ, phần lớn được biên vẽ theo phương pháp cũ, tỷ lệ nhỏ, những điểm có dân cư thường có biến động, nhất là hai nước Việt Nam và Lào lại vừa trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ kéo dài, nếu không cùng nhau ra thực địa thì không thể vạch cụ thể và chính xác đường biên giới. Việc hoạch định mới chỉ là vạch ra một đường biên giới trên bản đồ và miêu tả nó trong văn bản Hiệp ước, trong khi những sai sót trong quá trình hoạch định là điều không thể tránh khỏi.

        Thực tế, việt phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới biên giới Việt Nam - Lào là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Khó khăn lớn nhất là Việt Nam và Lào đều chưa có kinh nghiệm, chưa từng giải quyết vấn đề biên giới với ai, chưa bao giờ đi phân vạch đường biên giới trên thực địa và cắm mốc giới nên chưa biết phải làm thế nào. Khi đó, đã cử cán bộ đi tham quan một số đường biên giới quốc tế ở châu Âu như biên giới Áo - Hunggari, biên giới Tiệp Khắc- Hunggari nhưng cũng chỉ thấy hệ thống mốc giới trên thực địa và hình thức, quy cách của mỗi cột mốc. Có hàng loạt vấn đề đặt ra là, cần phải đi thực địa như thế nào? Trung ương đứng ra làm hay địa phương làm? đi phân giới xong toàn bộ đường biên giới rồi mới cắm mốc hay phân giới đến đâu cắm mốc đến đó? Giải quyết dân ở khu vực hai bên có điều chỉnh đất đai và bàn giao cho nhau như thế nào?

        Công tác phân giới cắm mốc đòi hỏi có đội ngũ cán bộ đo đạc, can vẽ chuyên ngành. Về phía Việt Nam, không thiếu những cán bộ kỹ thuật nhưng phải bồi dưỡng cho họ những kiến thức về Hiệp ước hoạch định biên giới, quan niệm về phân giới cắm mốc và đặc biệt là thái độ làm việc với bạn và yêu cầu pháp lý khi làm văn bản. Về phía Lào thì thiếu cán bộ. Để xúc tiến công việc phân giới cắm mốc, phía Lào đã cử một số bộ đội làm công tác bản đồ và bồi dưỡng họ về kiến thức phân giới cắm mốc. Chính vì thiếu cán bộ chuyên môn cả về số lượng và chất lượng đã làm cho công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới không những chậm trễ mà còn có lúc trở thành căng thẳng giữa hai bên vì phải bàn đi bàn lại cách làm.

        Toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào dài khoảng 2.067 km phần lớn đi trên đỉnh núi hoặc theo triền núi cao, có một vài đoạn qua chỗ thấp nhất cũng là những đèo cao 250 đến 400 m. Nhiều đoạn còn dày đặc bom mìn cả hai bên đều không vào được. Việc tìm ra hướng đi của đường biên giới ở thực địa cũng như việc vận chuyển vật tư lên đường biên giới (xi măng, sắt thép, cát sỏi, có khi cả nước sạch) cũng là một trở ngại lớn kéo dài suốt từ ngày bắt đầu cho đến ngày cắm cột mốc cuối cùng.

        Thời tiết ở vùng biên giới hai nước có hai mùa khô và mưa. Mùa mưa thì không thể ra thực địa được, thậm chí lũ lớn còn làm tắc nghẽn giao thông, bão làm sụt lở đất đá làm cho một số cán bộ, chiến sĩ của Việt Nam hy sinh. Do vậy cần phải có trang bị đặc biệt cho cán bộ, chiến sĩ và phải có phương pháp làm việc thích hợp thì công việc mới đạt hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ.

        Một khó khăn nữa là, hai nước mới giải phóng năm 1975 mà năm 1976 (sau một năm chuẩn bị) đã bắt đầu công tác phân giới cắm mốc thì tình trạng thiếu vật tư cũng là cản trở lớn. Thậm chí khi đã có vật tư rồi thì việc chuyên chở lên biên giới cũng là một công việc quá khó khăn, đòi hỏi một số lượng nhân công và phương tiện rất lớn, trong khi cả hai nước đang còn rất nghèo, các địa phương hai bên đường biên giới lại càng nghèo.

        Về phía Việt Nam còn phải đơn phương giải quyết một số vấn đề rất phức tạp như phải xác định việc phân giới cắm mốc là trách nhiệm của ai? Có thể lập những đội của Trung ương chuyên đi làm hay có thể giao cho các tỉnh làm? Sau đợt làm thí điểm, Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng thấy cần giao công tác phân giới cắm mốc cho các tỉnh biên giới liên quan vì tỉnh là cấp chịu trách nhiệm về mọi mặt ở địa phương mình trong đó có vấn đề biên giới lãnh thổ. Nhưng việc phân giới cắm mốc là việc chung của hai quốc gia, cho nên tỉnh làm nhưng phải dưới sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, phải theo quy cách cũng như thể lệ và chương trình thoả thuận với phía Lào. Việc chuẩn bị lực lượng đi phân giới cắm mốc, tỉnh nào tỉnh ấy lo, chủ yếu là dựa vào lực lượng bộ đội biên phòng, cán bộ và nhân dân biên giới. Trung ương có trách nhiệm cử cán bộ nghiệp vụ biên giới và các kỹ sư, cán bộ đo đạc và bản đồ xuống cùng làm với tỉnh. Về việc chuẩn bị vật tư và ngân sách, từng tỉnh phải tự làm và có sự góp ý của các cơ quan chuyên môn ở Trung ương. Các tỉnh làm công tác này rất vất vả vì phải lo cả cái lớn như lương thực, thực phẩm, quần áo bảo hộ lao động cho đến cái nhỏ nhất như tất chống vắt, bi đông đựng nước, dao phát quang đường đi trong rừng.

        Một vấn đề khác là phải giải quyết tốt chính sách đối với cư dân ở những vùng có sự điều chỉnh qua lại về đất đai, những nơi dân đã sinh sống và canh tác từ lâu đời, trong đó có vấn đề công tác tư tưởng để người dân biết và thực hiện. Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn vì tất cả họ đã đi theo Đảng đánh Pháp, đánh Mỹ, nay chiến tranh chấm dứt lại không được ở chỗ cũ an cư lập nghiệp, thậm chí phải thay đổi quốc tịch. Tiếp đến là vấn đề chuẩn bị đón người ở nơi khác đến, lo địa bàn sản xuất, nhà ở, trợ cấp vốn ban đầu; giải quyết chính sách cho những người có công, cán bộ hưu trí gia đình thương binh liệt sĩ, các tổ chức cơ sở cũng như cơ sở vật chất công cộng, trường học, trạm y tế. Có thể nói đây là vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng các tỉnh đã thi hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Đảng và Chính phủ và đã giải quyết tốt mọi vấn đề, cả vấn đề đối với phía Lào cũng như vấn đề của Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2015, 05:13:41 am »

        Yêu cầu chính trị là phải hoàn thành công tác phân giới càng nhanh càng tốt, nhưng khó khăn trở ngại thì nhiều, công tác phân giới cắm mốc lại là công tác song phương. Tình hình đó đặt ra cho hai bên một loạt vấn đề phải giải quyết như cách thức đi thực địa, cách cắm mốc, một độ, kích thước, chất liệu, vị trí; lực lượng tham gia phân giới cắm mốc; hồ sơ, tài liệu công tác, văn bản, sơ đồ, bản đồ; vật tư, lương thực, trang bị.

        Hai đoàn đại biểu Chính phủ trong Uỷ ban liên hợp về phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào đã giành khá nhiều thời gian bàn bạc, thảo luận chi tiết từng vấn đề trên và cuối cùng đã đi đến nhất trí và ghi những thoả thuận đó thành những chỉ thị chung bằng hai thứ tiếng Việt và Lào để cả hai bên và các các cấp thực hiện thống nhất. Đó cũng chính là những văn bản cơ bản bảo đảm sự thắng lợi của quá trình phân giới cắm mốc của hai nước Việt Nam và Lào.

        Từ ngày 23-5 đến ngày 3-7-1978, Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào họp khoá đầu tiên tại Viêng Chăn để thông qua chủ trương, kế hoạch và phương pháp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới; đồng thời trao đổi thống nhất phương pháp giải quyết những nội dung có liên quan như vấn đề chuyển giao các khu vực cần chuyển giao, vấn đề xây dựng quy chế biên giới. Hai bên thống nhất chia toàn tuyến biên giới hai nước thành 19 đoạn từ Bắc xuống Nam nối tiếp nhau bằng ký hiệu các chữ cái từ A đến U. Phân giới đến đâu, cắm mốc đến đó. Việc phân giới và cắm mốc được thực hiện làm nhiều đợt, bắt đầu từ ngày 25-7-1978, kết thúc ngày 24-8-1984. Kết quả cụ thể:

        - Từ ngày 25-7-1978 đến ngày 31-3-1979, tiến hành làm thí điểm đoạn biên giới giữa tỉnh Bình Trị Thiên và Sa-vẳn-nạ-khệt, mở đầu bằng đoạn 24 km ở phía Nam và phía Bắc cầu Xà Ợt trên đường 9 (Lao Bảo), sau đó tiếp tục làm đoạn 192 km còn lại.

        - Tiếp đó, hai bên tiến hành ba đợt công tác liên tục để hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc đường biên giới Việt - Lào. Tiến trình đàm phán về phân giới và cắm mốc quốc giới trên thực địa diễn biến cơ bản thuận lợi, theo một số bước như sau:

        + Từ ngày 4-7-1979 đến ngày 31-01-1980, hai bên tiến hành phân giới và cắm mốc các đoạn biên giới phía Nam giữa ba tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng và Gia Lai - Kon Tum với hai tỉnh Sa-la- van và Ắt-tạ-pư dài 337 km.

        + Từ ngày 7-5-1980 đến ngày 3-01-1981, hai bên tiến hành phân giới và cắm mốc các đoạn biên giới giữa hai tỉnh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên với hai tỉnh Xiêng Khoảng và Khăm Muộn dài 620 km.

        + Từ ngày 25-01-1981 đến ngày 27-6-1981, hai bên tiến hành phân giới và cắm mốc các đoạn biên giới phía Bắc giữa bốn tỉnh hai Châu, Sơn La, Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh với ba tỉnh Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng và Hủa-phăn dài 875 km.
Đến tháng 6-1981, hai bên đã phân giới trên thực địa và cắm mốc xong 95% đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. Nhưng trong quá trình phân giới và cắm mốc, do Hiệp ước hoạch định biên giới có sai sót do thực tế của đường biên giới cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của cả hai bên và còn một số nơi chưa đi phân giới cắm mốc được hoặc đã đi nhưng chưa phân giới cắm mốc, nên Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng đã hai lần phải trao đổi, thoả thuận và cuối cùng trong cuộc hội đàm ngày 28-01-1984, hai Bộ Chính trị mới giải quyết xong hoàn toàn các khu vực tồn tại trên biên giới giữa hai nước.

        Ngày 24-8-1984, thực hiện thoả thuận của hai Bộ Chính trị, hai bên đã cắm xong mốc G-12 ở khu vực Na Hàm (Thanh Hoá), kết thúc công tác phân giới cắm mốc đường biên giới Việt - Lào theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 18-7-1977. Tổng cộng trong giai đoạn này, hai bên đã phân giới được 1.877 km trong tổng số 2.067 km đường biên giới và cắm được 202 mốc quốc giới.

        Tóm tắt diễn biến đàm phán phân giới cắm mốc:


        1) Cuộc họp Khoá I của Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam - Lào, tại thủ đô Viêng Chăn từ ngày 23-5-1978 đến ngày 03-7-1978

        Đoàn Việt Nam gồm 12 người do ông Hoàng Văn Kiểu, Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 21 người do ông Ma Kháy Khăm Phi Thun, Uỷ viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước làm Trưởng đoàn.

        Ngày 3-7-1978, hai bên ký Biên bản làm việc chung, trong đó thoả thuận những vấn đề sau:

        - Tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc phải làm đúng Hiệp ước đã ký kết và lấy bản đồ tỷ lệ 1/100 000 có chữ ký của đại diện hai Nhà nước làm căn cứ thực hiện, người thực hiện cũng phải làm đúng như vậy nhằm bảo đảm sự trong sáng của Hiệp ước và nguyện vọng của nhân dân hai nước.

        - Hai bên nhất trí tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới theo nhiệm vụ đã quy định trong điều IV của Hiệp ước. Để thực hiện phân giới trên thực địa và cắm mốc có kết quả tốt hai bên nhất trí chọn một điểm nào đó (lấy tỉnh làm cơ sở) làm thí điểm và rút kinh nghiệm cho việc tiến hành phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến.

        - Hai bên nhất trí lấy tỉnh Bình Trị Thiên (Việt Nam) và tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt (Lào) làm nơi thí điểm. Để thực hiện cụ thể, hai bên thoả thuận lấy cầu Xà Ợt (đường 9) làm trung tâm, từ cầu Xà Ợt về phía Nam khoảng 10 km (đến cửa suối By Hiên), từ cầu Xà Ợt về phía Bắc khoảng 10 km (đến đường 16) có chiều dài khoảng 20 km, từ đó tiếp tục tiến hành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến tỉnh Bình Trị Thiên (Việt Nam) và Sa-vẳn-nạ-khệt (Lào) rồi tiến hành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến.

        - Trong việc thực hiện cụ thể hai bên nhất trí như sau:

        Trong khi tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc, lấy Hiệp ước hoạch định biên giới ngày 18-7-1977 và bản đồ tỷ lệ 1/100.000 làm căn cứ nhưng để tiện cho việc đối chiếu với địa hình hai bên nhất trí lấy bản đồ 1/50.000 để tham khảo.
Để xác định và đối chiếu với địa hình được dễ dàng hơn , hai bên nhất trí phóng bản đồ 1/50.000 ra 1/25.000.

        Việc vẽ sơ đồ cần có ba mầu: đen, nâu, lơ (nền trắng). Bản đồ 1/50.000 hoặc 1/25.000 đem đi đối chiếu địa hình phải được sự thỏa thuận của hai trưởng đoàn của Uỷ ban liên hợp và có chữ ký của hai Trưởng đoàn của Uỷ ban liên hợp và có chữ ký của hai Trưởng tiểu ban liên hợp phân giới trên thực địa.

        - Cách cắm mốc, cách làm mốc phải căn cứ vào tình hình và địa hình cụ thể để cùng nhau quy định:

        + Dự kiến vị trí cắm mốc:

        (1) Từng cửa khẩu;
        (2) Nơi đường mòn quan trọng mà nhân dân hay đi lại;
        (3) Nơi đường biên giới có sự thay đổi mới theo quy định của Hiệp ước;
        (4) Nơi đường biên giới chuyển từ địa hình này sang địa hình khác;
        (5) Nơi đường giao thông quan trọng;
        (6) Nơi đường biên giới chuyển hướng.

        + Mốc phải làm bằng xi măng cốt sắt hoặc đá, hình dáng, kích thước to nhỏ, cao rộng như thế nào sẽ tiếp tục bàn bạc.

        + Trong khi chờ đợi dựng mốc kiên cố, hai bên nhất trí: khi đi phân giới trên thực địa, phải dự kiến vị trí các mốc và cắm mốc sau khi đã được Uỷ ban liên hợp quyết định; mốc đó lúc đầu làm bằng gỗ tốt.

        + Vị trí của từng mốc coi như chính thức lâu dài. Đồng thời phải vẽ sơ đồ 1/10 000 và 1/5000 kèm theo để làm bằng chứng cho thế hệ mai sau biết rõ việc phân giới trên thực địa và cắm mốc. Công tác này phải đặt dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban liên hợp; chính quyền địa phương và nhân dân của hai nước, góp phần xây dựng và bảo vệ, cấm không được di chuyển, phá hoại hoặc làm mốc giả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2015, 12:14:23 am »

        - Về việc phân giới trên thực địa, hai bên nhất trí vẽ sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 để thể hiện địa hình ở hai bên biên giới, để làm chứng cho thế hệ mai sau, nhưng việc vẽ sơ đồ dọc hai bên đường biên giới đó nhằm ghi địa hình để làm rõ vị trí đường biên giới, không có nghĩa là quy định khu vực không có chủ quyền hoặc không có quản lý hành chính.

        - Để bảo đảm việc thực hiện phân giới và cắm mốc, mỗi bên phải có một số lực lượng dưới sự chỉ đạo của đoàn mình trong Uỷ ban liên hợp:

        Lực lượng phát quang nơi sẽ đi phân giới và cắm mốc;
        Lực lượng xây và cắm mốc;
        Lực lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật đo đạc bản đồ đi thực địa phân giới và cắm mốc;
        Lực lượng giúp việc và phục vụ khác như hậu cần, bảo vệ, y tế, cán bộ giúp việc và các nhu cầu vật chất.

        Khi hai bên làm việc trên đường biên giới mà mỗi bên đường biên giới đó do một bên quản lý, hai bên phối hợp với nhau để bảo đảm công tác bảo vệ. Khi hai bên làm việc ở một khu vực do một bên đang quản lý bên đó chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ.

        Để việc thực hiện nhiệm vụ lịch sử của hai dân tộc giao phó cho chúng ta là những người đi thực hiện cụ thể đạt kết quả tốt, tất nhiên không tránh khỏi khó khăn thiếu thốn. Nhưng mỗi bên đều có trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc mình, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhau để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đó.

        - Sau khi tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc xong, hai bên cùng nhau làm biên bản để chính thức báo cáo lên Uỷ ban liên hợp.

        - Nguyên tắc chuyển giao và tiếp nhận:

        + Việc chuyển giao những khu vực cần chuyển giao phải tiến hành trên toàn tuyến biên giới và hai bên cùng nhau thực hiện nguyên tắc theo trình tự dưới đây:

        Phân giới trên thực địa;
        Cắm mốc biên giới;
        Tiến hành chuyển giao những khu vực cần chuyển giao;

        Khi tiến hành việc chuyển giao trong một khu vực nào đấy, hai bên cùng nhau thực hiện đúng những nguyên tắc trên.

        + Trước khi chuyển giao những khu vực cần chuyển giao, Uỷ ban liên hợp cùng với các cấp chính quyền địa phương hai bên xuống giáo dục nhân dân các dân tộc, cán bộ, dân quân du kích, tổ chức quần chúng nơi đó, quán triệt tinh thần nội dung thoả thuận của Bộ Chính trị hai Trung ương đảng về vấn đề biên giới, tinh thần và nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia, những quy định về quy chế biên giới.

        + Về việc giải quyết vấn đề nhân dân ở các khu vực cần chuyển giao, cần thực hiện theo thoả thuận của hai Bộ Chính trị hai đảng ngày 10/02/1976 là: bên nào đã quản lý nhân dân trước đây có nhiệm vụ khuyên nhân dân ở lại chỗ cũ, đồng thời hai bên phải tôn trọng quyền tự do dân chủ, nguyện vọng chính đáng của họ trong việc lựa chọn quốc tịch và nơi cư trú.

        Hai bên tôn trọng quyền tự do và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong vùng biên giới đã sơ tán lánh lạn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước muốn trở về quê cũ hoặc ở lại tại chỗ.

        + Việc chuyển giao các khu vực cần chuyển giao ở tỉnh nào do Uỷ ban liên hợp cùng với các cấp chính quyền địa phương trong khu vực đó chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

        + Sau khi tiến hành lễ chuyển giao các khu vực cần chuyển giao ở nơi nào, bên chuyển giao hết chủ quyền và trách nhiệm quản lý hành chính của mình trong khu vực đó.

        Bên nhận đất có chủ quyền toàn vẹn, có trách nhiệm quản lý hành chính đầy đủ của mình trong các khu vực đã nhận (kẻ cả đất, người và các công trình) kể từ ngày đó trở đi.

        - Nội dung chuyển giao:

        + Các khu vực cần chuyển giao là các khu vực theo Hiệp ước hoạch định biên giới đã quy định và đã được hai bên tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc.

        + Bên giao đất báo cho bên nhận biết tình tình hình, số lượng và tên xã, bản, dân, cán bộ đảng viên, hội viên hội phụ nữ, đoàn viên thanh niên, lực lượng bảo vệ an ninh bản, dân quân du kích cư trú trong các khu vực cần chuyển giao.

        + Bên chuyển giao giao các công trình công cộng đã xây dựng để phục vụ nhân dân các dân tộc trong khu vực cần chuyển giao như: trụ sở Uỷ ban, doanh trại các đồn, trạm biên phòng, trường học, trạm xá xã cầu đường, thuỷ lợi.

        Những người dân không tự nguyện ở lại các khu vực cần chuyển giao có quyền trở về nước và mang theo tài sản riêng của họ trở về, nếu không cần mang về họ có quyền bán và đổi hoặc nhường lại cho người khác còn ở lại. Trong thời gian chưa chuyển đi họ phải tôn trọng luật lệ của nước tiếp nhận đất.

        Người chủ hoa màu chưa thu hoạch theo thời vụ của năm đó được phép đi lại chăm sóc hoa màu đó cho đến khi thu hoạch xong vụ đó thôi.

        + Các gia đình hoặc cá nhân có công với cách mạng đang công tác hoặc đã về hưu còn tiếp tục ở lại địa phương đó, bên chuyển giao đất báo cho bên nhận biết để chú ý giúp đỡ săn sóc họ theo đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ của nước đó.

        + Trước khi giao đất, bên chuyển giao nhiệm vụ thu hồi vũ khí mà mình đã trang bị cho chính quyền, cán bộ, lực lượng vũ trang bảo vệ an ninh của nhân dân và dân quân du kích trong các khu vực do mình quản lý trước đây.

        + Đối với mồ mả của gia đình bộ đội, cán bộ, nhân dân các dân tộc không tự nguyện ở lại các khu vực cần chuyển giao, họ có quyền cất bốc mồ mả về hoặc họ được phép đi lại chăm sóc mồ mả của họ theo phong tục tập quán, nhưng sự đi lại đó phải được phép của chính quyền địa phương hai bên.

        - Hình thức, biện pháp chuyển giao:

        + Bên giao phải chủ động chuẩn bị đầy đủ, đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với bên nhận để làm cho công tác chuyển giao đạt kết quả tốt.

        + Địa điểm chuyển giao được tổ chức tại một khu vực nào của xã biên giới thuận tiện cho việc đi lại của cả hai bên.

        + Lễ chuyển giao từng khu vực cần có Uỷ ban liên hợp, đại diện chính quyền tỉnh, huyện, xã, tổ chức quần chúng và nhân dân các dân tộc hai bên biên giới trong khu vực đó tham dự. Trong lễ chuyển giao, đại diện Uỷ ban liên hợp hai bên phát biểu ý kiến về việc chuyển giao và tiếp nhận, có chụp ảnh, có khẩu hiệu thống nhất bằng tiếng Việt Nam và tiếng Lào, có quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ hào.

        Hai bên trong Uỷ ban liên hợp cùng làm biên bản về việc chuyển giao và tiếp nhận và ký tên để chính thức xác nhận việc chuyển giao và tiếp nhận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2015, 04:55:31 am »

        2) Cuộc họp Khoá II của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Lao Bảo, huyện Hướng Hoá tỉnh Bình Trị Thiên từ ngày 17-11-1978 đến ngày 20-11-1978.

        Đoàn Việt Nam gồm 10 người do ông Hoàng Văn Kiểu làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 10 người do ông Ma Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

        Ngày 20-11-1978, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Hai đoàn nhất trí cho rằng việc làm thí điểm đạt kết quả tốt, đã phân giới trên thực địa được 24 km đường biên giới và cắm được 8 mốc gỗ cứng, rút được nhiều kinh nghiệm tốt trong từng mặt về phân giới và cắm mốc lần này, làm cơ sở cho việc tiến hành phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

        Thành viên của hai đoàn đã cố gắng đem hết khả năng của mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chịu dựng gian khổ, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, hợp tác làm việc với nhau trên tinh thần đoàn kết hữu nghị, tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau và đã góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng chặt chẽ.

        Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do sự chỉ đạo đúng đắn của hai Bộ Chính trị, hai Chính phủ, sự đóng góp tích cực của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân hai tỉnh Bình Trị Thiên và Sa-vẳn-nạ-khệt, sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên của hai đoàn. Tuy nhiên, công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc là một công tác lớn, quan trọng, có tính chất lịch sừ, còn mới mẻ đối với cả hai bên, nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Trong lúc đó, thời tiết mưa bão liên tiếp cũng gây trở ngại khá lớn và làm cho thời gian kéo dài.

        - Phương hướng nhiệm vụ công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc sắp tới:

        + Tiếp tục phân giới trên thực địa và cắm mốc phần còn lại của đoạn thí điểm Bình Trị Thiên - Sa-vẳn-nạ-khệt. Để hoàn thành nhanh chóng đoạn thí điểm này, thường trực của hai đoàn trong Uỷ ban liên hợp và hai tỉnh Bình Trị Thiên với Sa-vẳn-nạ-khệt sẽ cùng nhau bàn kế hoạch và xúc tiến chuẩn bị khẩn trương để sau khi sơ kết rút kinh nghiệm xong phải triển khai ngay. Mỗi bên tổ chức hai đội cùng đi: một đội bắt đầu từ suối By Hiên (Mỹ Yên) xuống phía Nam, một đội bắt đầu đi từ đường 16 đến điểm cao 1080. Đi đôi với việc phân giới trên thực địa và cắm mốc, hai bên cần chuẩn bị kế hoạch để tiến hành việc chuyển giao các khu vực cần chuyển giao cho nhau theo nội dung biên bản ngày 3 tháng 7 năm 1978 về vấn đề chuyển giao.

        + Sau khi hoàn thành đoạn thí điểm trên, sẽ triển khai ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La với Luổng-phạ-băng, Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai - Kon Tum với Sa-la-van. Phải tập trung lực lượng làm trước ở những khu vực cần chuyển giao cho nhau. Các tỉnh nói trên phải chuẩn bị mọi mặt để triển khai được thuận lợi. Kế hoạch cụ thể hai bên sẽ bàn sau. Việc triển khai ở các tỉnh trên đều do Uỷ ban liên hợp trực tiếp chỉ đạo.

        + Đi đôi với việc phân giới trên thực địa và cắm mốc, hai tỉnh Bình Trì Thiên và Sa-vẳn-nạ-khệt cùng nhau nghiên cứu mở các cửa khẩu và trạm kiểm soát báo cáo lên Uỷ ban liên hợp.

        + Hai bên trao đổi để soạn thảo quy chế bảo vệ và quản lý mốc và tổ chức phát quang đường biên giới trên các đoạn biên giới đã được phân giới và cắm mốc.

        - Chia đoạn biên giới để tổ chức và xây dựng kế hoạch phân giới trên thực địa và cắm mốc:

        + Cần chia toàn tuyến biên giới thành nhiều đoạn để tiện cho việc tổ chức và xây dựng kế hoạch phân giới trên thực địa và cắm mốc, có thể tổ chức triển khai tất cả các đoạn cùng một lúc hoặc làm một số đoạn trước, sau đó làm tiếp cho đến xong toàn tuyến. Chia đoạn còn tiện cho việc đánh số thứ tự các mốc theo một quy cách thống nhất và có thể phân vạch đoạn nào thì đánh số ngay đoạn đó. Giai bên thoả thuận chia toàn tuyến biên giới ra 19 đoạn và đặt tên cho từng đoạn từ Bắc đến Nam như sau:

        A. Ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc đến điểm cao 1533.
        B. Điểm cao 1533 đến đỉnh đèo Tây Trang.
        C. Đỉnh đèo Tây Trang đến Phou Sam Sao (1879).
        D. Phou Sam Sao đến Chiềng Khương (Sông Mã).
        E. Chiềng Khương (Sông Mã) đến Pa Háng.
        G. Pa Háng đến cầu Na Mèo.
        H. Cầu Na Mèo đến toạ độ 114G02'05" - 22G21'46" (tỉnh giới Thanh Hoá - Nghệ An).
        I. 114G02'05" - 22G21'46" đến sông Cả (Nậm Nơn).
        K. Sông Cả (Nậm Nơn) đến cầu Nậm Cắn (đường 7).
        L. Cầu Nậm Cắn (đường 7) đến Phau Nhọt Pung (tỉnh giới Xiêng Khoảng - Khăm Muộn).
        M. Phau Nhọt Pung đến đỉnh đèo Keo Nưa (đường Cool.
        N. Đỉnh đèo Keo Nưa (đường Cool đến đỉnh đèo Mụ Giạ (đường 12) .
        O. Đỉnh đèo Mụ Gịa (đường 12) đến đường 20.
        P. Đường 20 đến điểm cao 1080.
        Q. Điểm cao 1080 đến cầu Xà Ợt (đường 9).
        R. Cầu Xà Ợt đến điểm cao 1050.
        S. Điểm cao 1050 đến toạ độ 116G8063" - 17G80'42" (tỉnh giới Bình Trị Thiên và Quảng Nam - Đà Nẵng).
        T. 116G80'63" - 17G80'42" đến tỉnh giới Sa-la-van và Ắt-tạ-pư.
        U. Tỉnh giới Sa-la-van và Ắt-tạ-pư đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

        + Khi tổ chức triển khai làm từng đoạn thì phải làm từ Bắc xuống Nam để tiện cho việc đánh số thứ tự và tổ chức cắm mốc sau khi phân vạch (trừ đoạn thí điểm Bắc đường 9).

        - Tổ chức phân giới trên thực địa và cắm mốc:

        + Hai bên tổ chức lực lượng cùng làm gồm có lực lượng phân vạch và lực lượng cắm mốc.

        + Lực lượng đi phân giới trên thực địa và cắm mốc gồm có cán bộ phận như:

        Cán bộ chỉ đạo chuyên viên nhân viên đo đạc và bản đồ, chuyên viên mốc giới, chuyên viên làm biên bản, báo cáo, phiên dịch, chụp ảnh, thông tin liên lạc, y tế, bảo vệ dẫn đường, phát quang, quản lý, nấu ăn, lực lượng làm và cắm mốc, vận chuyển.

        Trong các thành phần nói trên, các thành phần chủ yếu hai bên đều phải có là: cán bộ chỉ đạo, cán bộ đo đạc và bản đồ, cán bộ mốc giới. Các thành phần khác tuỳ theo sự cần thiết mà bố trí, số lượng hai bên không nhất thiết bằng nhau, hai bên sẽ giúp đỡ lẫn nhau theo khả năng.

        + Đoàn phân giới và cắm mốc trên thực địa của hai bên có nhiệm vụ:

        Căn cứ vào Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18-7-1977 và bản đồ tỷ lệ 1/100 000 đính theo Hiệp ước, các biên bản về phân giới trên thực địa và cắm mốc của Uỷ ban liên hợp, tổ chức thực hành việc phân giới và cắm mốc đoạn biên giới do Uỷ ban liên hợp giao và chuyển giao các khu vực cần chuyển giao cho nhau.

        Dự kiến vị trí mốc theo các biên bản về phân giới và cắm mốc của Uỷ ban liên hợp đã quy định, sau khi được đại diện của hai đoàn trong Uỷ ban liên hợp đồng ý tổ chức thì cắm mốc.

        Dựa vào kết quả phân giới trên thực địa và cắm mốc, thể hiện lên sơ đồ đường biên giới đã được phân vạch, vẽ sơ đồ, chụp ảnh và làm biên bản cắm mốc của từng vị trí mốc.

        Làm biên bản báo cáo kết quả công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc lên Uỷ ban liên hợp.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2015, 05:07:59 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2015, 03:48:01 am »

        + Để hoàn thành nhiệm vụ trên đạt kết quả tốt, đoàn phân giới trên thực địa của hai bên phải chú ý làm những việc sau đây:

        Nghiên cứu kỹ Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước Việt Nam - Lào và bản đồ tỷ lệ 1/100 000 đính kèm Hiệp ước, các biên bản và chỉ thị của Uỷ ban liên hợp (nếu có).

        Nếu chỗ nào hai bên chưa thống nhất ý kiến và không đủ quyền hạn giải quyết tại thực địa thì báo cáo lên Uỷ ban liên hợp (làm báo cáo chung ghi rõ ý kiến của mỗi bên, có sơ đồ kèm theo, hoặc từng bên báo cáo lên cấp trên của mình). Trong khi chờ ý kiến quyết định của cấp trên, hai bên cứ tiếp tục phân vạch chỗ khác.

        Hai bên cùng nhau xây dựng kế hoạch chung đi phân giới trên thực địa và cắm mốc đoạn biên giới được giao.

        Trước khi đi thực địa, hai bên cùng nhau nghiên cứu Hiệp ước và bản đồ tỷ lệ 1/100 000 đính theo Hiệp ước vẽ đường biên giới lên sơ đồ tỷ lệ 1/25 000 để đối chiếu địa hình, thống nhất các phương pháp kỹ thuật phân vạch đường biên giới trong từng đoạn, dự kiến các vị trí mốc lớn, dự kiến các khu vực phức tạp cần chú ý.

        Hai bên thống nhất dùng sơ đồ tỷ lệ 1/25 000 phóng từ bản đồ tỷ lệ 1/50 000 UTM ra để xác định và đối chiếu địa hình. Dựa vào những căn cứ đã quy định (Hiệp ước hoạch định biên giới và bản đồ tỷ lệ 1/100 000 đính theo Hiệp ước), hai bên dùng các phương pháp kỹ thuật đo đạc bản đồ để đi phân giới trên thực địa được chính xác.

        Có trường hợp trong thực tế giữa Hiệp ước, bản đồ tỷ lệ 1/100 000 đính kèm Hiệp ước và địa hình không ăn khớp nhau, lúc đó hai bên cùng nhau trao đổi bàn bạc, nghiên cứu giải quyết sao cho vừa đúng với Hiệp ước, vừa đúng với thực tế địa hình.

        Sau khi phân vạch và cắm mốc xong, hai bên cùng nhau thống nhất làm biên bản báo cáo kết quả về công tác phân giới và cắm mốc lên Uỷ ban liên hợp một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác và có kèm theo: Sơ đồ tỷ lệ 1/25 000 vẽ đường biên giới quốc gia và vị trí các mốc; Sơ đồ và biên bản cắm mốc của từng vị trí mốc (tỷ lệ khác nhau 1/10.000, 1/1.000, 1/5.000 tuỳ theo điều kiện địa hình từng nơi). Các mẫu sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 sơ đồ vị trí mốc, mẫu biên bản phân giới trên thực địa, biên bản cắm mốc, hình vẽ cột mốc sẽ có phụ lục riêng.

        Hai bên nhất trí phân công nhau in sơ đồ tỷ lệ 1/25 000 như sau: Phía Việt Nam in từ sông Cả (Lào gọi là Nậm Nơn) đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia; Phía Lào in từ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc đến sông Cả (Lào gọi là Nậm Nơn) ; Mỗi bên in cho phía bên kia mỗi mảnh 30 bản; Bản sơ đồ phải in trên giấy tốt (150gr/m2) và theo quy cách thống nhất. Trước khi in hai bên cùng nhau thông qua và ký duyệt trên bản in thử; Bản in gốc nếu bên nào thiếu thì bên kia cho mượn (nếu có); Hai bên giúp đỡ nhau về phương tiện kỹ thuật và bồi dưỡng nhân viên đo đạc bản đồ.

        - Về phương pháp kỹ thuật, qua thực tế làm thí điểm phân giới trên thực địa và cắm mốc đoạn 24 km, hai bên đã nhất trí rút ra được những phương pháp kỹ thuật sau đây:

        + Đường biên giới qua cầu: Vạch đường biên giới qua chính giữa cầu không kể đường biên giới chạy theo dòng sông, dòng suối dưới cầu như thế nào. Hai bên quyết định lấy hai mép mồ cấu phía sông, suối để đo điểm giữa của cầu.

        + Đường biên giới theo bờ sông, bờ suối (như bản đồ Pháp vẽ):
Đối với đường biên giới đi theo bờ sông, suối đó, hai bên thống nhất rằng: (1) Bờ sông, bờ suối là chỗ địa hình từ mặt đất liền nhìn xuống có sự thay đổi độ dốc đột ngột đầu tiên một cách tự nhiên. Từ đó trở xuống mép nước gọi là mạn sông, suối. Ở mạn sông có thể có những bậc mà ở đó thay đổi đột ngột thì chỗ đó không gọi là là bờ sông, suối; (2) Bờ sông, suối ở thượng lưu thường bị chia cắt bởi các tụ thuỷ, các khe, các cửa suối, hai bên đã nhất trí khi tới các chỗ đó, đường biên giới cứ đi thẳng qua mà không phải đi vòng.

        Đối với những nơi dân cư ở dọc bờ sông, suối, hai bên thống nhất là: Nhà cửa, làng bản của dân cũng như các công trình công cộng như bệnh xá, trường học, chùa chiền, mồ mả, di tích lịch sử... đã xây dựng ở trên bờ sông, suối đó, nếu đường biên giới đi qua chỗ nào thì vẫn đi như thế. Nhưng những nhà cửa, làng bản, công trình đó trước thuộc bên nào nay vẫn thuộc bên đó quản lý. Hai bên cần làm biên bản ghi rõ (Ký hiệu biên giới không vẽ đè lên ký hiệu của những công trình đó). Về phương pháp vẽ đường biên giới theo bờ sông, suối hai bên đã thống nhất lấy bờ sông, suối là đường biên giới. Nhưng khi vẽ đường biên giới trên sơ đồ 1/25.000 thì vẽ ký hiệu biên giới đều nhau cách mép nước trong sơ đồ 2,5 mm.

        + Đường biên giới là một hình cong không theo một quy tắc hình học nhất đinh, qua địa hình phức tạp: Hai bên nhất trí dùng phương pháp vạch đường cơ sở để từ đó xác định các điểm khác trên đường biên giới cong đó. Phương pháp này có nhược điểm là tốn nhiều công phát đường và có thể có sai số kỹ thuật khi dùng máy đo, nên cần kiểm tra với một số vật chuẩn khác.

        + Đường biên giới đi theo địa hình phức tạp nhưng thành đường thẳng: Hai bên nhất trí là: Khi đi phân giới nếu địa hình phức tạp, rậm rạp thì không nhất thiết đi phân vạch theo đường thẳng mà có thể đi vòng để xác định ở thực địa điểm đầu và điểm cuối của đoạn biên giới đó Nếu thấy cần thiết thì có thể xác định một hoặc hai điểm nữa ở giữa đoạn đó. Phương pháp này nhanh nhưng vẫn đảm bảo chính xác và tính chất liên tục của đường biên giới.

        + Đường biên giới theo sống núi hoặc theo khe núi: Đường sống núi hoặc đường khe núi đều là những đường đặc trưng của địa mạo. Đường biên giới chạy theo đúng đường sống núi hoặc đường khe núi: Vấn đề kỹ thuật ở đây là tìm ra đúng mỏm núi hoặc khe núi mà đường biên giới phải đi theo. Để giải quyết vấn đề này, hai bên đã dùng phương pháp xét đoán địa hình giữa bản đồ, sơ đồ và thực địa. nếu có ảnh chụp bằng máy bay thì càng tốt.

        + Đường biên giới theo một đường thẳng dài trên bản đồ: Dùng máy ngắm đặt ở một điểm trên đường biên giới ngắm vào một điểm khác ở trên đường biên giới, rồi cố định tia ngắm đó để ngắm các điểm cần thiết ở giữa hai vị trí đó. Tất cả các điểm đó đều nằm trên một đường thẳng. Phương pháp này đạt độ chính xác cao. Nếu không có điều kiện ngắm vào một điểm cao ở xa thì có thể bằng phương pháp xét đoán địa hình chọn một điểm nào đó ở gần hơn nằm trên đường biên giới, rồi dùng máy để xác định các điểm khác như trên.

        + Đường biên giới đi theo dòng sông, suối: Đường biên giới đi theo dòng sâu nhất của sông, suối đó trong mùa nước thấp nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2015, 02:52:21 am »

        -  Vấn đề mốc quốc giới:

        + Nguyên tắc chung:

        Mốc quốc giới là dấu thể hiện bằng vật chất cụ thể đường biên giới tại thực địa cắm ở ranh giới giữa hai nước.

        Mốc quốc giới phải chính xác, rõ ràng, vững chắc, thành một hệ thống thống nhất trên toàn tuyến Việt Nam - Lào.

        Căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế của hai nước Việt Nam - Lào, việc tiến hành và hoàn chỉnh phân giới và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào chia ra ba bước:

        Bước 1: Phân giới trên toàn tuyến, nhưng cắm mốc ở những nơi cần thiết (nếu cắm 400 - 500 mốc thì trung bình 4 - 5 km có một mốc, tuỳ địa hình cụ thể có đoạn cắm mốc dày hơn, có đoạn cắm mốc thưa hơn).

        Bước hai: Cắm thêm mốc giữa những mốc đã cắm trong bước một để tăng thêm mật độ mốc. Thời gian làm bước hai, hai bên sẽ thoả thuận sau.

        Bước ba: Kiểm tra vị trí các mốc để bảo đảm chính xác.

        + Quy cách làm và cắm mốc:

        Vị trí mốc: Mốc đặt trên đường biên giới, nơi không có điều kiện thì đặt mốc kép ở bên này và bên kia đường biên giới ở một cự ly do hai bên cùng thoả thuận.

        Loại mốc: có ba loại chính: Mốc lớn (cắm trong bước một). Mốc nhỏ (cắm trong bước hai giữa các mốc lớn). Mốc ba biên giới. Đối với các cửa khẩu, nếu đường biên giới đi trên đất liền thì cũng chỉ cắm mốc lớn trên đường biên giới; nếu đường biên giới qua cầu, không tiện cắm mốc ở trên đường biên giới chính giữa cầu thì cắm mốc kép ở bên này và bên kia đường biên giới. Ngoài ra, mỗi bên có thể làm một công trình theo sáng kiến của mình để chỉ dẫn cho người qua lại biết họ đến gần nước nào.

        Chất liệu: làm mốc kiên cố luôn trước mắt đoạn Nam Bắc cầu Xà Ợt cứ cắm mốc gỗ cứng như đã thoả thuận. Mốc kiên cố có thể là:

        (1) Mốc bằng đá đẽo hoặc tạc vào vào vách đá (phương hướng chủ yếu của chúng ta là tận dụng nguyên liệu tại chỗ để bớt tốn vật tư và công vận chuyển);
        (2) Mốc làm bê tông cốt sắt, nếu không có đá tại chỗ;
        (3) Nếu không có đá hoặc bê tông, làm mốc bằng gỗ, khi có điều kiện sẽ thay.

        Kích thước: Mốc bê tông là cỡ 25 x 40 x 200 cm, chôn xuống đất 110 cm, nổi trên mặt đất 90 cm, kể cả chóp cao 10 cm, trên đỉnh chóp có vẽ hình chữ thập (+) và đặt trên tim đường biên giới có đế rộng cách chân cột mốc 20 cm và dày 20 cm; Mốc đá: 40 x 25 x 170 cm, chôn xuống đất 100 cm, nổi trên mật đất 70 cm, trên mặt mốc có chữ thập (+) không có đế. Nếu tại chỗ có tảng đá đứng hoặc nằm thì tận dụng tạc vào tảng đá đó luôn. Mốc nhỏ và mốc ba biên giới sẽ bàn sau.

        Sơn màu, kẻ chữ: Mốc sơn trắng, kẻ chữ đen. Ký hiệu và chữ trên mốc làm đơn giản, có hai hàng: Phía Việt Nam thì viết Việt Nam, ví dụ A23 (A là tên đoạn, 23 là thứ tự mốc trong đoan A). Phía Lào thì viết Lào.

        Cách đánh số mốc: Căn cứ theo các đoạn chia như trên, khi tiến hành phân vạch thì bắt đầu từ đầu đoạn, từ Bắc xuống Nam đến cuối đoạn đó, dự kiến vị trí mốc và xác định luôn từ số 1 trở đi, từ Bắc xuống Nam theo hướng đi của đường biên giới.

        - Tổ chức thực hiện làm và cắm mốc: Hai bên cần có cán bộ và lực lượng chuyên trách làm và cắm mốc, được trang bị và bồi dưỡng về kỹ thuật làm bê tông, làm đá, gỗ. Khi đi phân vạch trên thực địa thì hai bên dự kiến luôn vị trí cắm mốc, vẽ sơ đồ vị trí mốc, làm dấu vị trí mốc bằng cây gỗ dài khoảng 100 cm đường kính khoảng 15 cm chôn sâu khoảng 50 cm, có sơn đỏ trên đầu khoảng 10 cm. Việc làm mốc, vận chuyển và cắm mốc, hai bên chia nhau cùng làm theo đúng quy cách đã thống nhất mỗi bên chịu một nửa. Khi cắm mốc phải đảm bảo đúng vị trí đã thoả thuận, có người của hai bên cùng làm, số người cần thiết bao nhiêu hai bên cùng nhau thoả thuận, có tổ trưởng cắm mốc của hai bên chứng kiến. Sau khi cắm xong từng mốc, làm biên bản cắm mốc do hai tổ trưởng ký. Có sơ đồ vị trí và ảnh mốc kèm theo cỡ 18 x 24 chụp hai mặt cột mốc có chữ của hai nước và chụp toàn cảnh vị trí mốc.

        - Công tác hậu cần và một số mặt công tác đảm bảo khác:

        Công tác hậu cần cần phải phấn đấu vượt nhiều khó khăn, phải tổ chức chỉ đạo chặt chẽ mới đáp ứng được yêu cầu công tác.

        Công tác hậu cần phải quán xuyến toàn diện nhưng chủ yếu là phải chăm lo đảm bảo ăn, ở, trang bị cho các đội đi phân giới trên thực địa và cắm mốc sao cho ăn đủ no, mặc đủ ấm, trang bị gọn nhẹ, bền, đảm bảo sức khoẻ, an toàn để có thể đi rừng, leo núi, lội suối được dài ngày.

        Phải kết hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, phải dựa vào địa phương là chính, nhưng Trung ương phải hết sức chú trọng tăng cường cho địa phương đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

        Trong những điều kiện khó khăn và trước yêu cầu như vậy, công tác hậu cần lại phải dựa vào địa phương, có địa phương thuận lợi về mặt cung cấp vật chất, có địa phương không đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác, cho nên trong quá trình làm nhiệm vụ, cán bộ nhân viên của hai đoàn phải hết sức thông cảm với những khó khăn chung của nhau, phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung.

        Trong công tác đảm bảo chỉ đạo, cần chú trọng thông tin liên lạc để đảm bảo sự chỉ đạo được thông suốt, kịp thời, nhanh chóng, chính xác trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khí hậu, thời tiết và địa hình khác nhau. Trong việc làm và cắm mốc, chú trọng trang bị vật tư và trong lao động đề phòng tai nạn, phải chuẩn bị sẵn sàng các loại phương tiện vận chuyển để có thể cấp cứu được nhanh chóng, kịp thời.

        Trong tình hình bọn đế quốc, bọn phản động quốc tế và tay sai đã và đang âm mưu tìm mọi cách phá hoại dưới nhiều hình thức khác nhau sự nghiệp cách mạng và tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước ở mọi nơi, mọi lúc, hai bên phải luôn luôn cảnh giác đề phòng, phải tổ chức bảo vệ chu đáo, phải có phương án bảo vệ an toàn trong mọi tình huống, chủ động đối phó với mọi huống xảy ra.

        Công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc mang tính chất lịch sử, công tác đảm bảo hậu cần cho phân giới và cắm mốc có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần quyết định vào sự thành công của công tác phân giới và cắm mốc, do đó phải được quan tâm một cách thích đáng. Công tác hậu cần càng tốt bao nhiêu thì công tác phân giới cắm mốc càng thuận lợi bất nhiêu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2015, 04:24:26 am »

        3) Cuộc họp Khoá III của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 20-01-1979 đến ngày 24- 01-1979

        Đoàn Việt Nam gồm 3 người do ông Lưu Văn Lợi, Phó Trưởng ban Ban Biên giới làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 4 người do ông Thoáng Sa Vắt Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn. Hai bên đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Hai bên quyết tâm thực hiện ý định của hai Bộ Chính trị là làm nhanh, làm tốt, làm gọn, rõ ràng, đúng với Hiệp ước hoạch định biên giới và các biên bản chung.

        - Hai bên cố gắng làm xong toàn tuyến trong hai năm 1979 và 1980 (bao gồm đi phân giới trên thực địa toàn tuyến, vẽ sơ đồ biên giới toàn tuyến, cắm mốc toàn tuyến, chuyển giao các khu vực cần chuyển giao và bố trí các trạm kiểm soát biên giới cần thiết). Nhưng trước mắt, phân giới và cắm mốc các đoạn có đất chuyển giao như Hiệp ước đã quy định nhằm làm rõ đường biên giới; ổn định tư tưởng nhân dân, sau đó sẽ làm tiếp các đoạn còn lại cho đến xong hoàn toàn.

        - Phương pháp làm là làm xong, làm gọn từng đoạn, từng tỉnh. Trên mỗi đoạn, mỗi tỉnh như thế, hai bên đi phân giới trên thực địa, vẽ sơ đồ đường biên giới và cắm mốc, bố trí các trạm kiểm soát biên giới và cửa khẩu cần thiết. Phân giới xong từng đoạn thì chuyển giao nếu có khu vực cần chuyển giao. làm nhanh, gọn nhưng vẫn phải bảo đảm cách làm thống nhất cho toàn tuyến, bảo đảm những yêu cầu pháp lý tối thiểu; phân giới xong cần làm biên bản miêu tả chính xác đường biên giới chính thức mà hai đoàn đã phân vạch trên thực địa, vẽ sơ đồ đường biên giới ở đoạn đó; cắm xong mỗi mốc phải làm biên bản, vẽ sơ đồ vị trí mốc đó. Làm xong tất cả các đoạn rồi, cần làm Nghị định thư trình Chính phủ mỗi bên chuẩn y.

        - Vấn đề phân giới trên thực địa và cắm mốc do Trung ương trực tiếp làm. Công việc của bước 2 (cắm mốc nhỏ giữa các mốc lớn) vẫn do Trung ương trực tiếp chỉ đạo.

        - Mỗi bên đều cố gắng góp phần vào việc phân giới cắm mốc, đồng thời hai bên luôn luôn hỗ trợ nhau để giải quyết khó khăn nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ phân giới cắm mốc.

        - Lịch triển khai:

        + Tháng 1-1979 tiếp tục phân giới cắm mốc đoạn Q, R giữa tỉnh Bình Trị Thiên và Sa-vẳn-nạ-khệt. Cố gắng trong tháng 2-1979 phân vạch xong, để tháng 3-1979 tiến hành công tác chuyển giao. Tiếp tục cắm mốc kiên cố cho xong cả hai đoạn đó, trường hợp chỗ nào khó khăn quá chưa cắm mốc kiên cố ngay được thì cắm mốc gỗ tạm thời sau này sẽ thay thế. Việc chuyển giao và triển khai các trạm kiểm soát biên giới không phải chờ việc cắm xong mốc kiên cố toàn đoạn.

        + Trong khi đang phân giới cắm mốc ở Bình Trị Thiên - Sa-vẳn-nạ-khệt, hai bên khẩn trương chuẩn bị cáo mặt để cuối tháng 3 triển khai phân giới cắm mốc ở đoạn B, C giáp hai tỉnh hai Châu, Sơn La, với Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng và ở đoạn S, T giáp tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai - Kon Tum với tỉnh Sa-la-van.

        + Tuỳ tình hình cụ thể, sau khi hoàn thành các đoạn trên sẽ tiếp tục triển khai ở các đoạn D, R, G, H giữa các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh với Hủa-phăn vào sáu tháng cuối năm 1979. Nếu còn thời gian thì có thể triển khai các đoạn I, K, L giữa Nghệ Tĩnh và Xiêng- khoảng. Riêng phía Nam khi làm đoạn S, T nếu còn thời gian thì làm tiếp đoạn U. Đến năm 1980 sẽ tiếp tục làm các đoạn còn lại trên toàn tuyến (bao gồm cả phân giới trên thực địa, vẽ sơ đồ đường biên giới và cắm mốc). Sau mỗi đợt sẽ sơ kết, rút kinh nghiệm để vạch kế hoạch cho đợt tiếp theo.

        + Đối với các tỉnh đã làm xong bước một (bao gồm cả phân vạch, cắm mốc, chuyển giao, đặt trạm kiểm soát) sẽ bắt đầu kế hoạch bước hai. Nội dung, kế hoạch cụ thể của bước hai sẽ bàn sau.

        - Tổ chức lực lượng, để đảm bảo thực hiện được kế hoạch trên đây, cần chuẩn bị sắp xếp tổ chức lực lượng như sau:

        + Trước mắt hai đội hiện nay tiếp tục làm ở Bình Trị Thiên - Sa- vẳn-nạ-khệt.

        + Sau khi hoàn thành hai đoạn Q, R giữa hai tỉnh trên, sẽ để một đội làm tiếp đoạn giữa tinh Bình Trị Thiên và Sa-la-van, tổ chức một đội nữa để làm đoạn giữa Quảng Nam - Đà Nẵng và Sa-la-van, đội này sẽ làm tiếp tục cho đến ngã ba biên giới ba nước. Nếu cắm mốc kiên cố chưa xong thì để lại một bộ phận tiếp tục làm cho xong. Phía Bắc cố gắng tổ chức hai đội để làm đoạn B, C giữa Lai Châu, Sơn La, với Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng. Sau đó sẽ phát triển xuống làm các đoạn giữa Sơn La, Thanh Hoá với Hủa-phăn.

        - Công tác bảo đảm:

        + Bảo đảm kỹ thuật: Hai bên có kế hoạch chuẩn bị nhân viên kỹ thuật và phương tiện đo đạc bản đồ, nếu có khó khăn thì hai bên hỗ trợ nhau. Về in sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 theo sự phân công, cần in xong trong tháng 2-1979 những đoạn cần triển khai trong tháng 3-1979. Còn các đoạn khác in tiếp kịp theo kế hoạch trên. Nếu có khó khăn hai bên hỗ trợ nhau.

        + Bảo đảm vật chất hậu cần: Hai bên khẩn trương chuẩn bị để tháng 3 có thể triển khai được ở các đoạn đã thoả thuận. Hai bên sẽ hỗ trợ lẫn nhau. Cần thông báo cho nhau biết những khó khăn cụ thể để bên kia có thời gian chuẩn bị.

        - Một số vấn đề khác:

        + Việc hoàn chỉnh biên bản đoạn thí điểm Xà Ợt và việc duyệt các bản đồ in thử, hai bên sẽ gặp nhau để làm từ ngày 10-2-1979 tại Lao Bảo.

        + Cuối tháng 2-1979 hai bên sẽ thông báo cho nhau tình hình chuẩn bị của các hướng mới, đồng thời bàn kế hoạch tổ chức chuyển giao và đặt trạm kiểm soát thuộc các đoạn giữa Bình Trị Thiên - Sa- vẳn-nạ-khệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2015, 12:36:16 am »

        4) Cuộc họp Khoá IV của Ủy ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 06- 6-1980 đến ngày 10- 6-1980

        Đoàn Việt Nam gồm 4 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 4 người do ông Thoáng Sa Vắt Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

        Ngày 10-6-1980, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác năm 1979: Hai đoàn rất hài lòng nhận thấy trong năm 1979 và mấy tháng đầu mùa khô 1979 - 1980, mặc dù hai nước đang gặp nhiều khó khăn trên bước đường trưởng thành, đặc biệt là phải đối phó với âm mưu xâm lược, gây rối, uy hiếp chia rẽ của bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh cấu kết với đế quốc Mỹ, mặc dù thời tiết nhiều lúc không thuận lợi; nhờ sự quan tâm chỉ đạo của hai Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng, sự nỗ lực của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương và của anh em cán bộ, nhân viên, lực lượng biên phòng, dân công đi thực địa, công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc, chuyển giao các khu vực cần chuyển giao đã đạt kết quả tốt, nổi bật:

        + Hai bên đã phân giới trên thực địa xong các đoạn Q, R, S, T, U giữa các các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai - Kon Tum và các tỉnh Sa-văn-nạ-khệt, Sa-la-van, Ắt-tạ-pư dài khoảng 530 km và cắm được 76 mốc, trong đó có 7 mốc bằng gỗ cứng, 69 mốc kiên cố bằng bê tông cốt thép.

        Đường biên giới được xác định trên thực địa đúng với đường biên giới hoạch định trong hiệp ước và thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước. Hai bên đã đi được trên thực địa theo đường biên giới, trừ 43 km gồm các đoạn có mìn, các đoạn thẳng và 6 km gần ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia chưa đi thực địa theo đường biên giới. Việc cắm mốc làm đúng với quy cách và chất liệu mà hai bên đã thống nhất ở Lao Bảo ngày 31-3-1979.

        Công tác phân giới cắm mốc làm xong đến đâu đều có làm biên bản miêu tả đường biên giới chính thức được phân vạch và cắm mốc, có vẽ sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000, có làm biên bản cắm từng mốc, có sơ đồ vị trí từng mốc và ảnh từng mốc kèm theo. Hiện nay đã có 4 biên bản phân giới và cắm mốc, 4 biên bản chuyển giao, 45 sơ đồ đường biên giới chính thức, 76 sơ đồ vị trí mốc.

        + Tổ chức tốt việc chuyển giao các khu vực cần chuyển giao giữa ba tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai - Kon Tum và hai tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, cụ thể là: Khu vực Hướng Lập (các xã Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Lập), Long Sa Muội (Bình Trị Thiên), 5 xã của huyện A Lưới (Bình Trị Thiên), xã Ba Lê (Quảng Nam Đà Nẵng), 3 xã của huyện Đak Lay (Gia Lai - Kon Tum). Nhân dân ở các vùng chuyển giao phấn khởi, quan hệ giữa nhân dân hai bên biên giới vẫn duy trì tốt.

        + Cả hai bên đã tổ chức tốt việc phổ biến những quy định đầu tiên về quy chế biên giới đã được ghi trong biên bản ngày 3 tháng 7 năm 1978 cho các cơ quan, các ngành các cấp, cán bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân cư trú vùng biên giới, nơi nào mà hai bên đã đặt các trạm kiểm soát biên giới rồi, phần lớn đã chú ý thực hiện đúng đằn việc kiểm soát qua lại biên giới, có sự phối hợp trao đổi ý kiến, giúp đỡ lẫn nhau tốt hơn giữa hai bên. Việc xâm canh, để trâu bò qua lại phá hoại sản suất của bên kia đã giảm nhiều.

        + Tuy nhiên, cả hai bên vẫn phải quán triệt hơn nữa và thực hiện đầy đủ tinh thần, nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước, các biên bản có liên quan đến vấn đề giải quyết biên giới giữa Việt Nam và Lào và tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục cán bộ, nhân dân vùng biên giới thực hiện nghiêm chỉnh những điều quy định đầu tiên về quy chế biên giới. Đồng thời hai bên cần tiếp tục có những cuộc gặp gỡ để bàn bạc, quy định một số vấn đề cụ thể về xuất nhập cảnh và về việc đặt thêm các trạm kiểm soát ở những nơi cần thiết.

        Nhìn chung việc thực hiện nhiệm vụ đề ra đầu năm 1979 đạt kết quả tốt, nổi bật là sự tin cậy giữa các đoàn, các đội, các tổ, các địa phương với nhau và tình đoàn kết hữu nghị gia nhân dân hai nước đã có bước phát triển mới, góp phần tích cực trong việc tăng cường tình đoàn kết đặc biệt và mọi sự quan hệ giữa hai nước, xây dựng đường biên giới hữu nghị lâu dài giữa hai nước. Hai đoàn nhiệt liệt biểu dương tinh thần quyết tâm, tích cực khắc phục mọi khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên kỹ thuật, lực lượng biên phòng, dân công trong thời gian qua; đồng thời nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần phục vụ, đóng góp phần tích cực vào công tác phân giới và cắm mốc của nhân dân các dân tộc hai bên biên giới. Nhiệm vụ tuy nặng nề, khó khăn và rất mới mẻ đối với cả hai bên, nhưng với tinh thần đồng chí anh em, hai bên vừa làm vừa học tập lẫn nhau, làm đến đâu rút kinh nghiệm đến đó, nên công việc càng làm càng tốt, càng có kết quả, càng được nhanh chóng.

        + Hai đoàn khẳng định rằng những nguyên tắc, nội dung, biện pháp nêu trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước, các biên bản ngày 3-7-1978, ngày 24-01-1979 ký tại Viêng Chăn và ngày 20-11-1978 ký tại Lao Bảo của Uỷ ban liên hợp là đúng đắn và cần được tiếp tục thực hiện.

        Qua trao đổi ý kiến, hai đoàn nhất trí đúc rút một số kinh nghiệm thành 4 chỉ thị chính thực của Uỷ ban liên hợp để hướng dẫn các địa phương, chỉ đạo các đội, tổ tiếp tục tiến hành công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc các đoạn còn lại cho đến khi hoàn thành trên toàn tuyến:

        (1) Chỉ thị về nguyên tắc đi phân giới trên thực địa và cắm mốc;
        (2) Chỉ thị về quy cách làm, cắm mốc và chụp ảnh mốc quốc giới;
        (3) Chỉ thị về cách thức vẽ sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 và sơ đồ vị trí từng mốc tỷ lệ 1/10.000;
        (4) Chỉ thị về cách thức làm các văn kiện sau khi phân giới trên thực địa và cắm mốc xong.

        - Phương hướng công tác phân giới và cắm mốc năm 1980 - 1981:

        + Hai bên quyết tâm thực hiện ý định của hai Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng là làm nhanh, làm tốt, làm gọn, đúng với Hiệp ước và các biên bản của Uỷ ban liên hợp. Năm 1980 và mùa khô 1980 - 1981 cố gắng cơ bản thực hiện xong việc phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến. Cụ thể:
Đầu năm 1980 triển khai làm các đoạn K, L, M, N, O, P giữa các tỉnh Bình Trị Thiên, Nghệ Tĩnh với các tỉnh Khăm-muộn, Xiêng-khoảng. Mỗi bên tổ chức 4 đội, cố gắng đến tháng 7-1980 đi thực địa xong để tháng 8, 9, 10 làm các văn bản.

        Cuối năm 1980 (từ tháng 11) sang đầu năm 1981 triển khai làm các đoạn I, H, G, E, D, C, B, A giữa các tỉnh Thanh Hoá, Sơn La, Lai Châu và tỉnh Hủa-phăn, Luổng-phạ-băng, Phông-sa-lỳ và phần còn lại của các tỉnh Nghệ Tĩnh và Hủa-phăn.

        Tổ chức lực lượng: Mỗi bên tổ chức bốn đội. Ngay từ bây giờ, các địa phương cần khẩn trương chuẩn bị mọi mặt để đầu tháng 11-1980 triển khai được thì mới hoàn thành được kế hoạch vào cuối mùa khô 1980 - 1981.

        + Dự kiến lịch triển khai:

        Tháng 11-1980 đến tháng 12-1980: Một đội làm đoạn I dài khoảng 110 km giữa các tỉnh Nghệ Tĩnh và Hủa-phăn.

        Tháng 11-1980 đến tháng 02-1981: Một đội làm hai đoạn G, H dài khoảng 218 km giữa các tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn.

        Tháng 11-1980 đến tháng 02-1981: Một đội làm hai đoạn D , E dài khoảng 192 km giữa các tỉnh Sơn La và Hủa-phăn.

        Tháng 11-1980 đến tháng 4-1981: Một đội làm hai đoạn A, B dài khoảng 290 km giữa các tỉnh Lai Châu và Phông-sa-lỳ.

        Đội nào làm xong trước sẽ tiếp tục làm đoạn C dài khoảng 102 km giữa các tỉnh Lai Châu và Luổng-phạ-băng.

        Trường hợp tỉnh Bình Trị Thiên, Nghệ Tĩnh và tỉnh Khăm-muộn phải kéo dài thời gian vì gặp nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết, địa hình, vận chuyển tiếp tế, các tỉnh Thanh Hoá, Sơn La, hai Châu và các tỉnh Hủa-phăn, Luổng-phạ-băng và Phông-sa-lỳ cũng phải khẩn trương chuẩn bị để có thể triển khai được càng sớm càng tốt, tranh thủ tối đa thuận lợi về thời tiết mùa khô 1980 - 1981.

        + Củng cố kết quả đạt được trong công tác phân giới và cắm mốc các tỉnh phía Nam, bước đầu nghiên cứu việc phối hợp quản lý hệ thống mốc đã cắm và quản lý đường biên giới giữa hai nước.

        + Tăng cường giáo dục cho nhân dân giữ gìn đoàn kết hữu nghị, xây dựng đường biên giới hữu nghị lâu dài giữa hai nước, thực hiện quy chế biên giới giữa hai nước.

        + Chuẩn bị việc song phương kiểm tra đường biên giới và mốc ở các tỉnh phía Nam. Bên nào có điều kiện thì đơn phương kiểm tra sau đó sẽ thông báo cho bên kia biết, không được thay đổi vị trí mốc, nếu có vấn đề gì mới thì cùng với bên kia bàn bạc giải quyết.

        + Chuẩn bị Nghị định thư cho toàn tuyến (có thể bắt đầu từ giữa năm 1981).

        + Giữ đều sinh hoạt của Uỷ ban liên hợp (6 tháng một lần), một lần họp ở Việt Nam, một lần họp ở Lào.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM