Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:37:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310359 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #110 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:41:37 pm »

Từ ngày 10 đến ngày 14-12-1973, Trung ương hai Đảng đã họp tại Đồ Sơn (Hải Phòng). Trong hội đàm, đồng chí Nu Hắc Phum Sa Văn, Uỷ viên Bộ chính trị Trung ương Đảng Nhân dân lào thông báo: “Vấn đề biên giới gần đây có cái phức tạp, anh em công an tự ý lấn đất như ở Na Mèo cắm mốc vào sâu quá biên giới 3 km gây ra nhiều khó khăn trong việc làm ăn đi lại của nhân dân và gây phản ứng trong nội bộ Lào và đề nghị cần giải quyết vấn đề biên giới không chỉ ở Na Mèo mà cả ở một số nơi khác như Keng Đu, Làng Mộ".


Đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nói: "Chúng tôi cho rằng vấn đề biên giới có thể giải quyết nhanh và tốt vì trong vấn đề này giữa hai nước chúng ta không có gì nghiêm trọng, phức tạp. Điều trọng đại nhất đối với chúng ta là sự đoàn kết và nương tựa lẫn nhau, nhân dân hai bên có quan hệ đi lại làm ăn thuận lợi. Hai bên sẽ xúc tiến việc nghiên cứu toàn bộ các vấn đề liên quan đến qui chế biên giới và sẽ cử các phái đoàn đàm phán để giải quyết".


Đồng chí Kay Sỏn Phon Vi Hẳn, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Lào nói: “Đối với 10 cái lớn (tuy đã có vấn đề biên giới) mà hai bên đã thoả thuận, cần có chỉ đạo cụ thể, kinh nghiệm không có chỉ đạo chặt thì thường làm chậm. Tôi đề nghị hai bên nên bàn, có kế hoạch cụ thể trong từng vấn đề. Về kế hoạch giải quyết vấn đề biên giới, chúng tôi đồng ý không có vấn đề gì lớn, nhưng nên có sự thông suốt trên dưới, nhất là cho anh em biên phòng. Sau cuộc hội đàm này, chúng tôi sẽ tích cực chuẩn bị để có thể họp Trung ương vào cuối tháng".


Sau cuộc hội đàm trên, Phủ Thủ tướng chủ trương nghiên cứu để làm rõ thêm tình hình đường biên giới Việt Nam - Lào. Văn phòng Phủ Thủ tướng xây dựng kế hoạch chung cho việc nghiên cứu, trong đó có kế hoạch tổ chức điều tra, khảo sát ở một số điểm trong nam 1974 để rút kinh nghiệm và sau đó tiếp tục khảo sát tất cả các điểm trên đường biên giới Việt Nam - Lào. Đoàn khảo sát do Văn phòng Phủ Thủ tướng tổ chức tiến hành từ ngày 6 tháng 3 năm 1974, với nhiệm vụ: Thu thập, xác minh, phân tích các tài liệu cần thiết về đường biên giới Việt Nam - Lào nhằm xây dựng luận cứ cho việc xác định những điểm chưa rõ ràng trên đường biên giới, chuẩn bị cho Chính phủ đàm phán với nước bạn. Trước mắt, đến cuối tháng 8-1974 phải hoàn thành việc nghiên cứu các điểm Na Mèo, Nậm Cắn, Phú Ninh, Quý Ninh và Pa Thơm.


Đoàn tổ chức làm hai nhóm: (1) Nhóm nghiên cứu địa hình và bản đồ có nhiệm vụ: Căn cứ vào các loại bản đồ đã có, kết hợp với việc tìm hiểu sự hiểu biết của nhân dân về một đường biên giới tập quán, nghiên cứu, khảo sát lại thực địa, đối chiếu với bản đồ để phân tích sự khác nhau về đường biên giới giữa các loại bản đồ, sự khác nhau giữa bản đồ và đường biên giới theo tập quán cổ truyền của nhân dân; (2) Nhóm nghiên cứu lịch sử có nhiệm vụ: Thâm nhập vào nhân dân, tìm hiểu về quá trình lịch sử hành chính của địa phương, tình hình kinh tế văn hoá, ngôn ngữ, dân tộc, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân về vấn đề biên giới, thu thập những tư liệu, di vật, tang chứng liên quan đến biên giới, phân tích về sự hình thành các mường, tìm hiểu lịch sử các địa danh, các truyện cổ tích gắn liền với đời sống của địa phương để nghiên cứu rút ra những kết luận, những vấn đề liên quan đến đoạn đường biên giới mà nhóm phải khảo sát điều tra.


Theo kế hoạch, giai đoạn một khảo sát thí điểm khu vực Na Mèo, Tân Lập và Khăm Nàng thuộc tỉnh Thanh Hoá trước. Sau gần một tháng điều tra, khảo sát tại thực địa từ ngày 21-3-1974 đến ngày 15-4- 1974, tổ khảo sát đã thống nhất kết luận:

- Đoạn biên giới ở đoạn đầu trên trục đường 21 đa thuộc phạm vi đồn Na Mèo quản lý đã được nhân chứng chỉ dẫn xác minh tại chỗ thì: Từ Khua Hộp lên dãy Puêng lấy sống núi Puêng làm ranh giới chụp xuống mỏm Puêng phía Đông Nam (còn gọi là Puêng Tơ) cắt qua đường 217a qua Nậm Pun, sang Aicôle lên đỉnh Puvia, lên Puxámđạn (hoặc Punưa Lào); đối chiếu đường biên giới trên đây thì ý kiến của một vài đồng chí lãnh đạo bạn nói đất Lào xuống đến tận ngã ba sông Sôi, sông Pan là không đúng với thực tế địa hình, không phù hợp với đường biên giới tập quán mà nhân dân đang tôn trọng; đồn công an vũ trang Na Mèo hiện nay đang quản lý đến suối Vía phía trái trường Thương nghiệp của bạn cũng không đúng so với đường tập quán và theo lời văn ghi trong khoán ước chia cắt đất Lào thì đúng là đã lấn vào đất Lào 200 m.

- Về phạm vi hai bản Tân Lập và Na Hàm, theo tài liệu điều tra năm 1955 - 1957 đã xác nhận Tân Lập là của Vịt Nam, Na Hàm là của Lào là đúng, nhưng đường biên giới ở hai điểm này thể hiện trên bản đồ sai với thực tế ngoài thực địa. Như vậy, bản đồ do Pháp vẽ năm 1943 (biên vẽ lại năm 1954) và bản đồ do ta điều chỉnh năm 1964 theo tài liệu điều tra năm 1955 - 1957 là không đúng so với thực trạng địa hình.

- Về đất Khăm Nàng: Theo tài liệu điều tra 1955 - 1957 có cả cán bộ của bạn tham gia đã cùng xác nhận đất Khăm Nàng là thuộc xã Pù Nhi, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá và đồn công an nhân dân vũ trang Pù Nhi đã dựa vào đó để quản lý cho đến nay. Nhưng gần đây dân bạn sang lấy măng và cán bộ của Na Hàm (Lào) nói đất Khăm Nàng là của Lào. Sau khi đã tìm hiểu về lịch sử hành chính đất Khăm Nàng và nghiên cứu ở thực địa, được một số cụ già chỉ tại chỗ thì nhân dân ở đây vẫn tôn trọng đường ranh giới từ Pukhôm cắt qua suối Sâu lên Pachim. Như vậy về lịch sử cũng như hiện tại đất Khăm Nàng vẫn thuộc Lào.


Về những nguyên nhân làm cho đường biên giới ở các khu vực Na Mèo, Tân Lập, Khăm Nàng không rõ dẫn đến sự nhầm lẫn trong công tác quản lý gây nên nhiều thắc mắc trong nhân dân hai bên, tổ khảo sát đã thống nhất: Đường biên giới ở các khu vực nói trên chỉ là đường biên giới do Pháp vẽ nháp trên bản đồ, không đi khảo sát đo đạc ngoài thực địa và không khớp với lịch sử hành chính của địa phương về đường biên giới tập quán. Từ năm 1955 - 1957, hai bên đã phối hợp điều tra biên giới, đã thu thập được nhiều tài hệt chứng minh một đường biên giới tập quán đã được nhân dân địa phương hai bên tôn trọng, nhưng trên bản đồ lại vẽ khác với thực địa (vùng Tân Lập của Việt Nam lại vẽ sang Lào, vùng Na Hàm của Lào lại vẽ về Việt Nam, bản Khăm Nàng là của Lào thì lại xác nhận là của Việt Nam). Đáng tiếc là khi đó đoàn khảo sát đã không lập những văn bản cần thiết để làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của cả hai bên.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #111 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:42:27 pm »

Sau cuộc họp sơ kết đợt khảo sát đường biên giới ở các khu vực Na Mèo, Tân Lập, Pù Nhi, đoàn công tác chuẩn bị đi khảo sát vùng Keng Đu trên đoạn biên giới giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng thì Phủ Thủ tướng quyết định, một mặt vẫn tiếp tục đi khảo sát vùng Keng Đu, mặt khác phải chuẩn bị cho một phái đoàn của Chính phủ sang Viêng Xay đàm phán với bạn theo yêu cầu của Bộ chính trị Đảng bạn. Về mục đích cuộc đàm phán, bạn nêu: Nhằm củng cố và tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai Đảng và hai dân tộc Việt Nam - Lào (đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào không phải chỉ thể hiện ở trên hai Trung ương ở Sầm Nưa và Hà Nội mà cần phải được thể hiện giữa nhân dân hai dân tộc), để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hai nước, cùng nhau bảo vê biên giới, giúp đỡ nhau làm ăn sinh sống; về căn cứ để giải quyết, bạn nêu là dựa vào đường biên giới mà Pháp vẽ trên bản đồ, dựa vào ý kiến của nhân dân, dựa vào mốc biên giới hiện có. Bạn đề nghị nghiên cứu rút kinh nghiệm hai điểm Na Mèo và Keng Đu; về thời gian, bạn đề nghị đầu tháng 5-1974 giải quyết điểm Na Mèo, đầu tháng 6-1974 giải quyết điểm Keng Đu; về thành phần đoàn, bạn mời một phái đoàn gồm một vài cán bộ ở Trung ương, Bí thư sáu tỉnh có chung biên giới với Lào, đại diện lực lượng công an nhân dân vũ trang địa phương. Bạn mời sang Viêng Xay cuối tháng 4-1974 (nhân có lớp học của các Bí thư các tỉnh bạn đang học ở Na Cai) để cùng nhau trao đổi giải quyết.


Thực hiện quyết định của Phủ Thủ tướng, trong cuộc họp nội bộ gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Văn phòng Phủ Thủ tướng, Bộ Tư lệnh công an nhân dân vũ trang, CP 38 đã nhất trí các phương án đàm phán là: Trước mắt, giải quyết một số điểm để rút kinh nghiệm, sau đó mới tiến hành ở tất cả các điểm trên đường biên giới Việt Nam - Lào; về căn cứ giải quyết vấn đề biên giới, nhất trí dựa vào đường biên giới  tập quán truyền thống mà nhân dân đã thừa nhận và tôn trọng là chính, còn đường biên giới do Pháp vẽ trên bản đồ chỉ để tham khảo; về tổ chức thành phần đoàn, gồm 12 người do đồng chí Nguyễn Văn Ngọc làm Trưởng đoàn, đồng chí thiếu tướng Huỳnh Thủ làm Phó đoàn và đã được Bộ chính trị Trung ương Đảng duyệt.


Khi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có ý kiến chỉ đạo là, bạn đã nêu ra thì ta phải giải quyết với bạn, phải nghiên cứu tại sao bạn muốn làm như thế. Bây giờ nên tiến hành theo bạn, tuy làm mấy điểm nhưng đã làm thì phải làm đàng hoàng. Và ý kiến của đồng chí Nguyễn Duy Trinh là, chủ trương ta sang để nghe bạn nói gì, thu hẹp lại sự căng thẳng, chỗ nào giải quyết được thì giải quyết còn chỗ Hà Tĩnh nên thôi vì Na Pê căng thẳng, phải dựa trên tinh thần đoàn kết hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc hai nước, khi giải quyết phải có căn cứ vững chắc, phải nghiên cứu, cân nhắc dựa vào bản đồ nơi nào rõ thì giải quyết cho vững chắc, giải quyết phải thận trọng, các đồng chí bạn còn phải lo vấn đề trong kia, ta còn vấn đề miền Nam, nếu giải quyết không tốt sẽ trở thành vấn đề về sau này, khi tìm hiểu các vấn đề thì tìm hiểu cả vấn đề mậu dịch nữa.


Đoàn đã nhất trí nhiệm vụ như sau: Tìm hiểu thêm ý đồ của bạn; bàn bạc và tổ chức làm việc để chuẩn bị cho việc giải quyết sau này trên phương châm cái gì rõ ràng, dễ giải quyết thì giải quyết, cái gì phức tạp thì giải quyết sau. Đoàn lên đường đi Sầm Nưa ngày 27-4-1974. Ngày 29-4-1974 đoàn đến chào Bộ chính trị Trung ương Đảng bạn. Trong buổi tiếp, đồng chí Nu Hắc Phum Xa Văn nhắc lại tinh thần hội đàm giữa hai Bộ Chính trị ở Đồ Sơn năm 1973, đồng chí nói: "Trước đây chúng ta đã đoàn kết, có đoàn kết mới đánh thắng được hai tên đế quốc, ngày nay càng phải đoàn kết hơn nữa. Biên giới năm đến sáu cây số không thành vấn đề mà vấn đề lớn nhất, vấn đề sống còn là làm sao củng cố được đoàn kết hữu nghị giữa hai Đảng, hai dân tộc. Thực tế, không phải vấn đề giành giật với nhau bốn hay năm cây số, đừng để cho kẻ địch lợi dụng vấn đề này. Do đó trong khi làm việc với nhau, chúng tôi đề nghị hai bên phải nắm vững tinh thần đó".


Từ ngày 01-5 đến ngày 11-5-1974 đã diễn ra hai cuộc họp mở rộng giữa hai đoàn, sáu cuộc họp giữa các Trưởng, Phó đoàn và năm cuộc họp chuyên viên. Để bạn khỏi nghi ngờ, suốt quá trình làm việc, đoàn Việt Nam thể hiện thái độ chân thành, trình bày với bạn thiện chí mong muốn giải quyết tốt những vấn đề tồn tại trên đường biên giới là Việt Nam không hề có thủ đoạn gì với bạn trong vấn đề này, mong muốn củng cố và tăng cường được mối quan hệ, tình đoàn kết lâu dài giữa hai dân tộc, sẵn sàng khẩn trương cùng với bạn giải quyết những điểm mà bạn nêu ra. Hai bên đã nhất trí với nhau một số điểm:

(1) Mục đích của việc giải quyết một số điểm tồn tại thiên đường biên giới là: Củng cố và tăng cường tình đoàn kết lâu dài giữa hai Đảng, hai dân tộc để bảo vệ và tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn qua lại của nhân dân, cán bộ hai bên biên giới, đồng thời phòng ngừa và ngăn chặn hoạt động phá hoại của phần tử xấu và địch;

(2) Theo đề nghị của Việt Nam, phía Lào đồng ý rút những yêu cầu “công bằng bình đẳng, để cho nhân dân hai bên biên giới được hoàn toàn tự do dân chủ trong việc giải quyết đường biên giới" và thay vào đó các yêu cầu "giải quyết có căn cứ khoa học, đúng với thực tế và hai bên cùng thoả mãn";

(3) Về căn cứ để giải quyết, hai bên thống nhất: Bản đồ do Pháp làm ra (bạn nêu chỉ dùng các bản đồ của Pháp làm ra cho đến năm 1945), đường biên giới tập quán truyền thống, trí nhớ của dân, các chứng cứ và vết tích lịch sử;


Về biện pháp giải quyết, bạn vẫn muốn hai bên ký một văn bản có tính nguyên tắc và cho tổ chức đi khảo sát nhiệm vụ giáo dục nhân dân hai bên biên giới.

Đoàn đàm phán đã kiến nghị lên trên: Khẩn trương cùng với bạn giải quyết việc xác minh đường biên giới để bạn khỏi hiểu lầm và để giúp bạn ổn định tình hình nội bộ; tiếp tục thuyết phục bạn thấy rõ tính chất phức tạp của vấn đề, giải quyết một cách vững chắc khỏi gây hậu quả xấu sau này, muốn vậy phải cân nhắc các biện pháp bạn đã nêu ra; trong khi chờ đợi việc giải quyết, cần chỉ thị cho các địa phương tiến hành giáo dục cho cán bộ, bộ đội, công an, nhân dân hết sức tôn trọng bạn, tránh để bạn hiểu lầm và những thiếu sót gì có thể sửa được thì cần kịp thời sửa và kiên quyết sửa.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #112 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:44:09 pm »

Sau cuộc đàm phán ở Viêng Xay, bạn đề nghị hai bên gặp nhau ở Na Mèo ngày 15-7-1974 để bàn về điểm Na Mèo và ở Mường Xén, và gặp nhau ngày 25-7-1974 để bàn về điểm Keng Đu. Thực tế không đơn giản và thời điềm bạn đề nghị hai bên làm việc ở Keng Đu và Na Mèo rơi vào đúng mùa mưa. Thời gian qui định để làm việc lại quá gấp rút. Tuy nhiên nếu đề nghị khác đi hoặc hoãn lại một thời gian khác, bạn có thể hiểu lầm. Vì thế ngày 15-7-1974 đồng chí Nguyễn Duy Trinh thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký kết quyết định của Hội đồng Chính phủ cử đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do ông Lưu Văn Lợi, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn để đàm phán với đoàn đại biểu Ban chấp hành Trung ương mặt trận Lào yêu nước và cử hai đội khảo sát (Đội khảo sát ở Na Mèo do Hà Văn Ban, Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Thanh Hoá làm Đội trưởng; Đội khảo sát ở Keng Đu do Hà Quang Kình, Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Nghệ An làm Đội trưởng) nhằm xác định những điểm chưa rõ ràng.


Từ ngày 15-4-1974 đến ngày 28-9-1974 hai bên đàm phán tại Mường Xén và Na Mèo.

Lúc đầu, bạn nêu biên giới Lào xưa kia ở Con Cuông (tức huyện lỵ huyện Con Cuộng thuộc tỉnh Nghệ An trên đường số 7, sâu vào đất Việt Nam khoảng 145 km so với đường biên giới hiện nay và cũng là biên giới theo bản đồ Pháp từ năm 1923, biên giới đến Sa La Ep (trên đường số 6 ở Bắc Mường Xén 7 km) nhưng nay tạm gác vấn đề Con Cuộng và Sa La Ep lại, bạn đề nghị giải quyết cả một khu vực từ vùng Keng Đu đến Nậm Cắn trên đường 7, nhưng cuối cùng bạn cũng nhận đóng khung cuộc đàm phán trong phạm vi Keng Đu như đã thoả thuận. Về vùng Keng Đu, quan điểm của bạn là 18 bản của vùng này thuộc đất Lào (bạn đưa ra đường biên giới Chính phủ Phuma đã đưa ra trong cuộc đàm phán năm 1956 - 1957), đề nghị lấy đường biên giới theo bản đồ Pháp năm 1938 (tuy không nói rõ thế) nhằm cắt 15 bản của vùng Keng Đu về Lào, để ba bản cho Việt Nam, sau đó bạn nhiều lần tỏ ý đồng tình với gợi ý do đoàn đàm phán phía Việt Nam đã đưa ra ngày 6-7-1974 ở Mường Xén (tuy chưa có ý kiến của Trung ương và tỉnh Nghệ An), tức là lấy đường biên giới theo bản đồ Pháp năm 1930 - 1940 - 1943 Việt Nam in lại năm 1961 và thay đổi đôi chút nhằm cắt ba bản là Keng Đu, Kẹo Cớn (cũ) và Pha Xàng về Lào (nếu ý kiến này được chấp nhận thì trong 18 bản của vùng Keng Đu sẽ chia 11 bản về Lào và 7 bản về Việt Nam). Trong cuộc đàm phán ở Mường Xén, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã điện phê phán đoàn đàm phán đã không thực hiện đúng nguyên tắc, tuy có thỉnh thị nhưng chưa được phép đã tự ý giới thiệu phương án, và chỉ thị tạm hoãn đàm phán.


Về điểm Na Mèo, lúc đầu bạn nói mốc biên giới Lào - Việt Nam ở Kẹo Đen Bai sâu vào đất ta khoảng 17 km (so với biên giới hiện nay ở Aicolụ) và hơn 5 km so với biên giới trên các bản đồ Pháp mà ta có. Về sau bạn đề nghị lấy điểm Kẹo Đen Bai và làng Duốc (cách Aicolụ khoảng 600 m về phía Việt Nam) rồi chia đôi, lấy một điểm thích hợp nhất xê xích ba hoặc năm km cũng được. Tuy vậy trong đàm phán bạn vẫn chưa đưa cụ thể điểm giữa đó là điểm gì với lý do đưa cụ thể thì đụng chạm đến quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam nhưng lại yêu cầu đoàn Việt Nam nêu cụ thể trước.


Như vậy, hai cuộc đàm phán ở hai điểm Mường Xén và Na Mèo của hai bên đều chưa đạt được thoả thuận. Có những nguyên nhân: Động cơ giải quyết vấn đề biên giới chưa thống nhất, đoàn Lào có ấn tượng Việt Nam lấn đất, đến hội đàm với một ý thức là đòi lại đất vì vậy nhận thức về lịch sử không đúng, đề ra yêu cầu cao, không thực tế, làm cho các vấn đề trở nên phức tạp; đoàn Việt Nam chuẩn bị không đầy đủ không nắm chắc được ý đồ quan điểm của bạn từ đầu, nhận thức việt đàm phán và giải quyết vấn đề với bạn đơn giản. Các cơ quan hữu quan ở Trung ương cũng như giữa Trung ương với tỉnh có một số vấn đề chưa bàn bạc kỹ, chưa thống nhất.


Qua cuộc đàm phán của hai bên ở Viếng Xay tháng 5-1974 và hai cuộc đàm phán tiếp theo về hai điểm Na Mèo và Mường Xén, Văn phòng Phủ Thủ tướng nhận định về triển vọng đàm phán giải quyết vấn đề biên giới: "Vấn đề biên giới tự nó đã phức tạp, vừa qua chính những đồng chí bạn trực tiếp làm công tác đàm phán với ta về biên giới, do những ý nghĩ về tình cảm lệch lạc, làm cho vấn đề thêm phức tạp triển vọng của cuộc đàm phán là kéo dài và càng phức tạp hơn. Vấn đề càng kéo dài thì càng khó giữ bí mật. Ta cần cảnh giác đề phòng sự tác động của các bên khác nhằm chia rẽ Việt Nam - Lào, cần đề phòng những luận điệu xuyên tạc và vu cáo của phía Viêng Chăn và ngụy quyền Sài Gòn".


Từ tình hình trên, Văn phòng Phủ Thủ tướng báo cáo Bộ Chính trị Trung ương Đảng: Qua thực tế đàm phán ở Na Mèo và Mường Xén, ta nên đề nghị với các đồng chí Lào vì lợi ích của cả hai bên nên hoãn cuộc đàm phán của hai bên về vấn đề biên giới Việt Nam - Lào đến thời gian khác thích hợp và sau này ta sẽ tiếp tục đàm phán với bạn để giải quyết hợp tình hợp lý, phù hợp lợi ích của cả hai bên và theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong khi chờ đợi, hai bên sẽ nghiên cứu những biện pháp để bảo đảm đường biên giới hiện nay là biên giới hữu nghị Việt Nam - Lào, trước hết là thi hành ngay một số biện pháp sau đây:

(1) Giữ nguyên trạng biên giới hiện nay, triệt để tôn trọng biên giới và lãnh thổ của nhau;

(2) Tiến hành giáo dục nhân dân vùng biên giới nhằm củng cố và phát huy quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Nêu rõ sự bức thiết phải bảo vệ tình đoàn kết chiến đấu đó, vạch rõ vấn đề biên giới do lịch sử để lại, một số trường hợp biên giới nhập nhằng hiện nay đã nảy sinh chủ yếu là trong quá trình phối hợp chống kẻ thù chung của hai dân tộc, chi rõ trách nhiệm của nhân dân hai bên biên giới là triệt để tôn trọng biên giới và giúp nhau bảo vệ biên giới và lãnh thổ;

(3) Bàn bạc để đi đến thoả thuận một quy chế tạm thời cho vùng biên giới Việt Nam - Lào (qua lại biên giới, mậu dịch biên giới, thể thức qua lại làm ăn của nhân dân hai bên biên giới, vấn đề biên phòng...)  

(4) Thành lập Ban biên giới liên hợp của hai tỉnh có biên giới chung để giải quyết mọi sự va chạm ở biên giới hai tỉnh;

(5) Tuy ta đề nghị hoãn cuộc đàm phán để giải quyết cơ bản vấn đề biên giới đến một thời gian thích hợp hơn, nhưng ta cũng cần tính tới khả năng bạn yêu cầu giải quyết ba điểm Na Mèo, Keng Đu, Na Pê, hoặc yêu cầu ta giải quyết xong hai điểm Na Mèo, Keng Đu (thậm chí một điểm nào để giải quyết nhất trong hai điểm đó) rồi hãy gác vấn đề lại.


Ngày 16-9-1974, đồng chí Kaysỏn Phôn Vi Hẳn điện cho đồng chí Lê Duẩn đại ý: Về vấn đề biên giới vừa qua, tôi nghe báo cáo lại thì muốn rõ tình hình bàn bạc ở hai điểm thí điểm (Sầm-nưa và Xiêng-khoảng) đã kéo dài mà vẫn chưa đi đến thống nhất với nhau được. Tôi mới chỉ được nghe phía anh em Lào phản ánh nhưng cũng thấy có vấn đề. Trước tình hình trên, chúng tôi nghĩ rằng có thể các đồng chí đi làm nắm không chắc tinh thần bàn bạc giữa hai Bộ Chính trị do đó cách làm cũng chưa phù hợp và hơn nữa hình như cũng đã xảy ra những việc không thật hiểu nhau, nếu cứ tiếp tục có thể không lợi cho đoàn kiểm tra. Vì vậy chúng tôi đề nghị trước mắt, hãy đình lại đã và hai bên cho gọi các đoàn đàm phán về nghiên cứu, quán triệt tinh thần của vấn đề và rút kinh nghiệm tìm cách giải quyết gọn nhất có lợi cho đoàn kết, vào khoảng cuối tháng 10 hoặc sau một ít, chúng tôi sẽ cử một phái đoàn (có thể sẽ do một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị cầm đầu) sang gặp các đồng chí có trách nhiệm để trao đổi cho rõ thêm về chủ trương và cách tổ chức thực hiện đúng với tinh thần hội đàm.


Ngày 20-9-1974, đồng chí Lê Duẩn điện trả lời đồng chí Kaysỏn Phân Vi Hẳn: "Tôi đã nhận được điện ngày 16-9-1974 của Anh, tôi có nghe báo cáo tóm tắt tình hình các đoàn bàn về vấn đề biên giới, nhưng không nắm cụ thể. Tuy vậy tôi cũng thấy như Anh rằng bàn bạc kéo dài như hiện nay dễ gây hiểu lầm giữa các đoàn, không có lợi cho tình đoàn kết. Tôi đồng ý với Anh là trước mắt hai bên đình chỉ cuộc đàm phán ở Na Mèo và ở Mường Xén, gọi các đoàn đàm phán về để chờ ý kiến của hai Trung ương. Với truyền thống đoàn kết trong quan hệ đặc biệt gắn bó hai đảng và nhân dân hai nước chúng ta, tôi nghĩ rằng vấn đề biên giới dù có phức tạp cũng sẽ được giải quyết tốt đẹp trên tinh thần anh em đồng chí".
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #113 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 09:26:44 am »

2. ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HIỆP ƯỚC HOẠCH ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM - LÀO

Sau năm 1975, Việt Nam thống nhất, Lào cũng giành được thắng lợi trong cả nước. Vấn đề biên giới giữa hai nước không những là vấn đề cần giải quyết mà còn có điều kiện thuận lợi để giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề nguyên tắc và chính trị - pháp lý đặt ra là: Việt Nam và Lào có chấp nhận đường biên giới hiện có giữa hai nước và trên cơ sở đó ký kết một hiệp ước biên giới không? nếu không chấp nhận thì phải thương lượng một đường biên giới mới và ký một hiệp ước ghi nhận đường biên giới mới đó và trong trường hợp này thì việc trước tiên phải thống nhất căn cứ vào nguyên tắc nào để thương lượng đường biên giới mới?


Trước sự cần thiết phải hoạch định một đường biên giới rõ ràng, theo đúng các nguyên tắc của pháp luật quốc tế và phù hợp với đặc điểm của đường biên giới Việt Nam - Lào, phía Việt Nam đã chủ trương lấy đường biên giới đã hình thành trên thực tế và thể hiện trên bản đồ của Pháp làm căn cứ để hoạch định biên giới giữa hai nước. Nhưng lúc đó, phía lào không phải chỉ muốn hoạch định đường biên giới nói chung mà còn muốn giải quyết cụ thể một số điểm nóng. Vì thế, trong phiên họp hai Bộ Chính trị Trung ương Đảng hai nước ngày 10-02-1976 tại Hà Nội, phía Việt Nam đề nghị nguyên tắc giải quyết là: Lấy đường biên giới trên bản đồ của Pháp (in) năm 1945 khi hai nước tuyên bố độc lập làm căn cứ chính, nơi nào không có bản đồ của Pháp in năm 1945 thì dùng bản đồ Pháp in trước, sau đó một thời gian. Ngoài ra, phía Việt Nam còn đề nghị một số điểm cụ thể để hai bên giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Lào được nhanh chóng, thuận lợi(1) (Các Văn bản pháp lý về việc giải quyết biên giới Việt Nam - Lào, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 24-28):

- Việt Nam trả ngay cho Lào các vùng đất rõ ràng là mượn của Lào trong kháng chiến thống Pháp và chống Mỹ, như các vùng Sa Muôi, Tà Ôi (Tây Trị Thiên).


- Với các vùng chưa xác minh rõ ràng, hai bên sẽ điều tra rồi báo cáo hai Bộ Chính trị giải quyết, như các vùng Cà Lưm (Tây Trị Thiên) và Đắc Chưng (Tây Kon Tum).


- Đường biên giới ở khu vực Lao Bảo là suối Xà ợt như trên bản đồ Pháp vẽ (bên này suối là Lao Bảo của Việt Nam, bên kia suối là Huội Nhơn của Lào).


- Những nơi đường biên giới thể hiện trên bản đồ của Pháp (bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương) không phù hợp với thực tế quản lý hành chính thì:

+ Thống nhất giải quyết về Lào các vùng Phú Ninh, Quý Ninh, Phà Xòng, Cà Toọc, Keng Đu và Na Hàm (do phía Lào đã quản lý quá sang Việt Nam từ lâu đời).

+ Thống nhất giải quyết về Việt Nam các vùng Việt Nam quản lý quá sang Lào từ lâu đời như vùng Na Mèo, Hướng Lập, Mường Lát và ba bản Đen Đin, Lý Tưởng, Huội Tầng.

+ Các điểm khác, hai bên sẽ tiếp tục điều tra và nghiên cứu để giải quyết.


- Về vấn đề cư dân ở những vùng có sự điều chỉnh: Dù là dân Việt Nam hay dân Lào đều là những người đã tích cực tham gia chiến đấu chống kẻ thù chung vì độc lập, tự do của mỗi nước, hai Đảng đều coi trọng quyền lợi và nguyện vọng của họ. Do đó, khi giải quyết cả hai bên đều phải giải quyết tốt vấn đề dân ở địa phương. Bên nào quản lý vùng nào trước thì phải có trách nhiệm khuyên dân địa phương ở lại, đồng thời cả hai bên đều phải tôn trọng quyền tự do lựa chọn quốc tịch và nơi cư trú của họ, nếu họ ở lại thì nhập quốc tịch mới, nếu họ không muốn ở lại thì có quyền sang phía bên kia cư trú.


- Hai bên thống nhất sẽ cử đoàn đàm phán cấp Trung ương để giải quyết cần phổ biến quyết định của hai Bộ Chính trị do địa phương của hai bên chấp hành triệt để mọi sự thoả thuận giữa hai Bộ Chính trị về biên giới và lãnh thổ. Hai bên sẽ cử Uỷ ban liên hợp đẻ thực hiện quyết định của hai Bộ Chính trị. Giải quyết ngay những điểm có thể giải quyết được điều tra nghiên cứu gấp những điểm chưa rõ ràng để cùng bàn cách giải quyết.


- Về thời gian giải quyết, hai bên có thể bàn một số việc có thể làm ngay thì giải quyết xong trong tháng 2-1976, các việc còn lại cố gắng giải quyết xong trong tháng 4-1976. Tinh thần chung là làm khẩn trương, nhanh gọn. Sau khi hai bên thoả thuận về đường biên giới chính thức sẽ ký văn bản về mặt nhà nước và sau đó sẽ tiến hành cắm mốc đường biên giới.


- Về quy chế biên giới, cấp Trung ương hai bên sẽ thoả thuận một quy chế gồm một số quy định lớn nhưng tương đối cụ thể về qua lại, hôn nhân, làm ruộng nương, chăn trâu bò, cắt cỏ, đánh bắt cá, lấy củi, buôn bán tiểu ngạch. Hai Chính phủ sẽ ký văn bản này.


- Về nguyên tắc làm việc, do tính chất đặc thù của công tác biên giới, vì lợi ích của cả hai bên, hai bên thống nhất các cuộc hội đàm và ký kết về biên giới là vấn đề nội bộ không công bố.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #114 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 09:28:14 am »

Những vấn đề trên đây đã được phía Lào hoàn toàn đồng ý. Và như vậy, vấn đề biên giới Việt Nam - Lào coi như đã có những nguyên tắc để giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế và phù hợp với quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Đáng lưu ý là, trong hội đàm còn có hai vấn đề phía Việt Nam đã nêu ra nhưng phía Lào không có ý kiến gì:

(1) Đề nghị phía Lào tiếp tục cho Việt Nam mượn một đoạn của con đường Trường Sơn Đông đi qua khu vực thuộc đất Lào (theo đường biên giới trên bản đồ của Pháp) ở phía Tây A Sầu hoặc đổi khu vực có đoạn đường đó lấy khu vực khác tương đương;

(2) Với dân ở vùng đất có điều chỉnh, nếu họ ở lại thì nhập quốc tịch mới hoặc trở thành kiều dân.


Tuy nhiên, khi đi vào giải quyết trong thực tế còn có những khó khăn:

- Đối với thoả thuận ngày 10-2-1976:

(1) Có vấn đề đã dứt khoát, rõ ràng như lấy đường biên giới trên bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000 năm 1945 làm căn cứ để giải quyết, hoặc đất nào Việt Nam mượn của Lào thì trả cho Lào;

(2) Trong vấn đề dứt khoát cũng có điều chưa rõ ràng như nói vùng Na Mèo về Việt Nam, vùng Na Hàm về lào, nhưng đó là mới chỉ nói "vùng" chứ không phải là "biên giới";

(3) Những chỗ quan trọng nhất lại chưa có quyết định dứt khoát như Cà Lum, Đắc Chưng, Keng Đu, Hướng Lập phải đợi điều tra ở thực địa xong mới giải quyết.


- Về bản đồ của Pháp:

(1) Bản đồ quá nhỏ, cũ, có nhiều chỗ không phù hợp với địa hình, nhiều chỗ không chính xác;

(2) Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 mà ta và bạn dùng làm căn cứ để giải quyết đường biên giới gồm 48 mảnh, chiều dài biên giới vẽ trên bản đồ tổng cộng khoảng 2.095 km, trong đó có 812 km được biên vẽ trên cơ sở kết quả đo đạc tại thực địa chiếm 38,7%), còn lại 1.282,8 km được biên vẽ trên cơ sở ảnh chụp từ máy bay chưa đo đạc ở thực địa (chiếm 61,3%);

(3) Trong 48 mảnh bản đồ, có 7 đoạn đường ranh giới với tổng chiều dài khoảng 4,5 km được thể hiện ở các khu vực chưa có địa hình (địa hình để trắng) và có 8 đoạn chưa vẽ đường biên giới;

(4) Bản đồ của Pháp tái bản nhiều lần, sau mỗi lần tái bản đều có sửa chừa nên các mảnh bản đồ cùng ký hiệu nhưng năm in khác nhau thì có đường ranh giới thể hiện khác nhau.


- Trong cán bộ, nhân dân có những hồi ức đơn giản, sai lệch về địa danh nhưng lại có tác động đến ý nghĩa và phương án hoạch định (ví dụ nói "tôi đã hoạt động ở vùng này" hay "con suối đó là suối biên giới" tuy chẳng biết đó là suối nào!); có những nhầm lẫn giữa đường do biên phòng quản lý với đường biên giới (ví dụ như ở vùng Phú Ninh, Quý Ninh - Khún Xê, Nọng Mạ); có những biểu hiện của tư tưởng địa phương cục bộ khiến cho nguyên tắc hoạch định không được tôn trọng; đặc biệt, một số cán bộ cả của Việt Nam và của Lào chưa hiểu nguyên tắc pháp lý quốc tế nên có lúc phải giải quyết gượng ép (ví dụ một số đoạn đường biên giới đi theo sông Sê Pôn, sông Cả, Nậm Mộ, phía Lào yêu cầu vẽ ký hiệu đường biên giới một cách cứng nhắc, trên bản đồ Pháp vẽ ở bờ bên nào thì đoạn sông, suối đó thuộc về bên kia).


Trên cơ sở nguyên tắc đã thoả thuận trong hội đàm hai Bộ Chính trị tại Hà Nội ngày 10-2-1976, hai bên đã tiến hành 4 đợt đàm phán, tổng cộng 90 ngày trong khoảng thời gian hơn 9 tháng (đợt 1 bắt đầu ngày 01-3-1976, đợt 4 kết thúc ngày 11-12-1976), cuối cùng đã thoả thuận xong toàn bộ 2.067 km đường biên giới giữa hai nước (giữ nguyên đường biên giới trên bản đồ của Pháp là 1.734 km, thay đổi khác với đường biên giới trên bản đồ của Pháp là 333 km). Diễn biến cụ thể như sau:

Đợt đàm phán từ ngày 01 đến ngày 5-3-1976 ở Hồ Tây (Hà Nội), hai bên đã nhất trí;

- Chọn được 27 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Pháp in mà chuyên viên kỹ thuật hai bên đã đối chiếu thấy đường biên giới thể hiện thống nhất, để sử dụng trong đàm phán (mỗi mảnh có 2 tờ, Việt Nam 1 , Lào 1).

- Thể hiện trên bản đồ một số đoạn biên giới mà hai Bộ Chính trị đã thoả thuận và hai đoàn đã thống nhất để quy thuộc về Việt Nam hay về Lào.

- Giải quyết về nguyên tắc một số khu vực mà hai bên sẽ trao cho nhau từ Thanh Hoá trở vào.
- Thoả thuận sơ bộ cách giải quyết một số khu vực mà trong hội đàm hai Bộ Chính trị chưa nêu ra (chủ yếu là giữa Hủa-phăn với Sơn La và Thanh Hoá).

Để có cơ sở cho công tác hoạch định được chính xác và khẩn trương, hai bên nhất trí tổ chức 03 Tiểu ban liên hợp đi khảo sát song phương tại thực địa một số điểm cần xác minh giữa các tỉnh: Thanh Hoá, Sơn La với Hủa-phăn; Nghệ Tĩnh với Xiêng-khoảng; Bình Trị Thiên với Khăm-muộn và Sa-vẳn-nạ-khệt.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #115 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 09:34:04 am »

Đợt đàm phán từ ngày 12 đến ngày 21-7-1976 ở Viêng Chăn: Hai bên bắt đầu chính thức hoạch định biên giới giữa hai nước, đã giải quyết được nhiều đoạn biên giới từ ngã ba Việt Nam - Lào - Trung Quốc đến hết địa phận tỉnh Quảng Bình, nhưng chưa giải quyết được khu vực Hướng Lập. Hai bên đã thống nhất:

- Chọn đủ 48 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Pháp in để sử dụng trong đành phán.

- Xác định đường biên giới ở các khu vực do Tiểu ban khảo sát liên hợp đã thoả thuận.

- Giải quyết đường biên giới ở khu vực Xốp Pén, Huội Pá (Nghệ Tĩnh).

- Giải quyết đường biên giới ở các khu vực còn lại từ Lai Châu đến Quảng Bình.

- Nối lại các đoạn biên giới mà trên bản đồ của Pháp in chưa có đường biên giới từ Lai Châu đến Quảng Bình.

- Giải quyết A Xốc, A Cha về Lào (theo đường biên giới trên bản đồ Pháp in).


Đợt đàm phán từ ngày 18 đến ngày 30- 8-1976 ở Viêng Chăn: Hai bên đã giải quyết được khu vực Hướng Lập và các đoạn từ Quảng Trị đến Kon Tum, nhưng chưa giải quyết được đoạn biên giới dài khoảng 40 km do trên bản đồ của Pháp không vẽ đường biên giới (vùng Dak Lay). Hai bên đã thoả thuận:

- Giải quyết khu vực Hướng Lập về Lào theo đường biên giới trên bản đồ của Pháp in. Riêng khu vực Cù Bai rộng 16 km2 để về Việt Nam tiếp tục quản lý.

- Nối lại các đoạn biên giới mà trên bản đồ của Pháp in chưa có đường biên giới thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.


Đợt đàm phán từ ngày 11-10-1976 đến ngày 11-12-1976 ở Viêng Chăn: Hai bên đã giải quyết xong vùng Dak Lay, gồm 40 km đường biên giới mà trên bản đồ của Pháp in chưa có đường biên giới. Kết thúc việc đàm phán về hoạch định đường biên giới giữa hai nước.


Tóm tắt diễn biến các cuộc đàm phán:

1) Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào, tại Hà Nội từ ngày 01-3-1976 đến ngày 08-3-1976.

Thành phần Đoàn Việt Nam gồm 13 người, do ông Ngô Thuyền, Uỷ viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 13 người, do ông Thao Ma Kháy Khăm Phi Thun, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước làm Trưởng đoàn.


Trong cuộc họp, phía Việt Nam đề nghị giải quyết các vấn đề trên toàn tuyến biên giới theo tinh thần hai Bộ Chính trị đã thoả thuận ngày 10 tháng 02 năm 1976. Phía Lào đề nghị đất Việt Nam mượn của Lào thì trả cho Lào (Tà ôi, Sa Muội, Cà Lưm). Hai bên đã thống nhất thành lập các Tiểu ban để đi điều tra tình hình biên giới tại thực địa. Gồm ba Tiểu ban:

I/ Tiểu ban Sơn La, Thanh Hoá - Hủa-phăn;

II/ Tiểu ban Nghệ An - Xiêng-khoảng;

III/ Tiểu ban Bình Trị Thiên - Khăm-muộn. Đồng thời hai bên cũng thống nhất về việc biên soạn các tài liệu cần thiết bằng tiếng Việt và tiếng Lào để tuyên truyền và giải thích cho nhân dân ở vùng biên giới của hai nước.


Từ ngày 8-3-1976 đến ngày 30-5-1976, các tiểu ban liên hợp trên đây đi thực địa khảo sát nắm tình hình và đã ký kết các biên bản song phương về các khu vực cụ thể:

Tiểu ban I: Ngày 10-3-1976 ký biên bản về Khúa Hốp. Ngày 11-3- 1976 ký biên bản về Sốp Chía. Ngày 13-3-1976 ký biên bản về Kéo Hượn, Khăm Nàng, Na Hàm, Văng Áng Ngước. Ngày 14-3-1976 ký biên bản về Piềng Tần. Ngày 15-3-1976 ký biên bản về Xốp Xim (Noỏng Tầu). Ngày 23-3-1976 ký biên bản xác định biên giới giữa các tỉnh Thanh Hoá, Sơn La và Hủa-phăn. Ngày 30-4-1976 ký biên bản về Chiềng Khương, Bản Đán.


Tiểu ban II: Ngày 11-3-1976 ký biên bản xác định mốc từ cồn Nậm Cắn đến sông Nậm Mộ. Ngày 21-3-1976 ký biên bản trao đổi nguyên tắc chung. Ngày 04-5-1976 ký biên bản về khảo sát đường biên giới giữa Nghệ An và Xiêng-khoảng. Ngày 15-5-1976 ký biên bản khảo sát biên giới và lập báo cáo chung kết quả khảo sát đoạn biên giới từ Pù Kéo Miêng đến Nậm Mộ (ngày 16-5-l976). Ngày 20-5-1976 ký biên bản khảo sát đoạn biên giới từ Suối Sủng đến Bắc sông Nậm Mộ. Ngày 30-5-1976 ký biên bản chung về toàn bộ kết quả đợt công tác.


Tiểu ban III chia thành bốn tổ đi theo các hướng dọc tuyến để kiểm tra từng khu vực cụ thể. Ngày 19-3-1976 cắm tạm thời mốc bằng gỗ tại vị trí giao điểm giữa đường số 20 và đường biên giới. Ngày 25-3-1976 cắm tạm thời mốc bằng gỗ tại vị trí giao điểm giữa đường số 12 và đường biên giới (đèo Mụ Giạ). Ngày 30-3-1976 cắm tạm thời mốc bằng gỗ tại vị trí giao điểm giữa đường số 9 và đường biên giới (cầu Xà Ợt). Ngày 02-4-1976 ký biên bản chung về toàn bộ kết quả đợt công tác. Ngày 07-5-1976 ký biên bản thoả thuận tạm nghỉ khảo sát để báo cáo cấp trên.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #116 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 09:38:57 am »

2) Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 18-8-1976 đến ngày 30-8-1976.

Thành phần Đoàn Việt Nam gồm 12 người, do ông Hoàng Văn Kiểu, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 13 người, do ông Thao Ma Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.


Ngày 30-8-1976, hai bên ký Biên bản làm việc chung, trong đó thống nhất:

- Thống nhất sử dụng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương xuất bản năm 1945 hoặc trước sau một vài năm để giải quyết đoạn biên giới từ tỉnh Bình Trị Thiên đến tỉnh Gia Lai - Kon Tum, tiếp giáp từ tỉnh Sạ-vẳn-nạ-khệt đến Ắt-tạ-pư.

- Về vùng Hướng Lập (phía Lào gọi là Sê Pôn Nứa): Trong biên bản hội đàm tại Viêng Chăn ngày 21-7-1976, vùng này chưa được giải quyết vì hai bên có quan điểm khác nhau nên cùng báo cáo lên Bộ Chính trị mỗi bên giải quyết. Sau khi có ý kiến của hai Bộ Chính trị, phía Lào nhất trí giải quyết vùng này theo đề nghị của Việt Nam. Theo đó hai bên đã nhất trí mô tả hướng đi của biên giới ở vùng này theo những điểm cao, toạ độ và địa hình địa vật cụ thể trên bản đồ Pháp vẽ, có Phụ lục I kèm theo biên bản này là sơ đồ vùng Hướng Lập.

- Đoạn biên giới từ điểm cao 1020 (động Ta Púc) đến điểm có toạ độ 17G48'90"-116G51'55" thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, hai bên đã nhất trí mô tả hướng đi của biên giới ở vùng này theo những điểm cao, toạ độ và địa hình địa vật cụ thể trên bản đồ Pháp vẽ.

- Thoả thuận vạch lại đường biên giới do Pháp chưa vẽ trên bản đồ từ điểm có toạ độ 17G48'90"- 116G51'55" đến điểm có toạ độ 17G48'75"- 116G56'00" (thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tiếp giáp với tỉnh Sa-ra-van của Lào). Có Phụ lục II kèm theo biên bản là sơ đồ đoạn biên giới mới vạch.

- Về đoạn biên giới giữa tỉnh Gia Lai - Kon Tum với tỉnh Sa-ra-van và Ắt-tạ-pư, hai bên nhất trí lấy theo đường biên giới trên bản đồ Pháp vẽ. Nhưng hai đoàn chưa nhất trí hướng đi của đường biên giới từ toạ độ 17G12'20"-116G94'00" đến toạ độ 16G69'95"-116G93'75". Phía Việt Nam cho rằng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 Pháp vẽ đã rõ ràng. Phía Lào cho rằng bản đồ Pháp vẽ năm 1945 chưa rõ ràng, vùng này có nhiều loại bản đồ để so sánh, chính quyền và nhân dân địa phương đều xác nhận vùng này từ lâu là đất Lào. Vì vậy, hai bên nhất trì đưa lên Bộ Chính trị giải quyết.

- Hai bên nhất trí nguyên tắc quản lý biên giới theo nguyên trạng cho đến khi hoàn thành việc hoạch định và bàn giao dân, giao đất cho nhau ở nơi có điều chỉnh. Cử các tiểu ban liên hợp đến những vùng có điều chỉnh xử lý các vấn đề cụ thể. Định hướng xúc tiến ký Hiệp ước hoạch định biên giới, Hiệp định quy chế biên giới và thành lập Uỷ ban liên hợp cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào.


3) Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam và Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 11-10-1976 đến ngày 11-12-1976.

Thành phần Đoàn Việt Nam gồm 6 người, do ông Hoàng Văn Kiểu, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 6 người, do ông Thao Ma Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

Hai bên đã thông báo cho nhau ý kiến của Bộ Chính trị bên mình và cùng nhau thống nhất giải quyết các đoạn biên giới tồn đọng giữa tỉnh Gia Lai - Kon tum với tỉnh Sa-la-van và Ắt-tạ-pư. Theo đó, hai đoạn biên giới mới vạch ra đã được hai bên miêu tả chi tiết hướng đi của đường biên giới bằng các toạ độ cụ thể và có Phụ lục I và II là sơ đồ thể hiện các đoạn biên giới đó kèm theo biên bản hội đàm.

Đối với những vùng hai bên đã thống nhất điều chỉnh, hai bên thoả thuận cần khuyên dân ở lại, đồng thời tôn trọng các quyền tự do dân chủ và nguyện vọng của dân về lựa chọn quốc tịch và nơi cư trú.


4) Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam và Lào, tại Hà Nội từ ngày 01-3-1976 đến ngày 05-3-1976.

Thành phần Đoàn Việt Nam gồm 6 người, do ông Ngô Thuyền làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 6 người, do ông Thao Ma Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

Hai bên cùng nhau xem xét, rà soát kết quả làm việc trong các cuộc hội đàm hai bên đã đạt được và nhất trí tiếp tục tổ chức hội đàm tại Viêng Chăn để thảo luận đoạn biên giới giữa hai nước từ tỉnh Lai Châu đến Quảng Bình của Việt Nam, tiếp giáp từ tỉnh Phông-sa-lỳ đến tỉnh Khăm-muộn của Lào.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #117 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 09:50:34 am »

5) Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam và Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 10-7-1976 đến ngày 21-7-1976.

Thành phần Đoàn Việt Nam gồm 12 người, do ông Hoàng Văn Kiểu, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 13 người, do ông Thao Ma Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.


Hai bên nhất trì sử dụng bốn tám (48) mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương năm 1945 và trước hoặc sau đó một vài năm, lập danh mục và làm thành Phụ lục I kèm theo biên bản hội đàm.


Hai bên thông qua các biên bản do các tiểu ban liên hợp đã lập từ tháng 3-1976 đến tháng 5-1976 gồm: Tám (08) biên bản do đại diện hai bên ký về đoạn biên giới giữa tỉnh Sơn La, Thanh Hoá với Hủa-phăn; tám (08) biên bản do đại diện hai bên ký về đoạn biên giới giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với Xiêng-khoảng; ba (03) biên bản do đại diện hai bên ký về đoạn biên giới giữa tỉnh Bình Trị Thiên với tỉnh Khăm-muộn và Sạ-vẳn-nạ-khệt. Các biên bản này được lập danh mục làm thành Phụ lục II kèm theo biên bản hội đàm.


Hai bên thoả thuận: Đối với những khu vực được nêu ở hai hoặc ba biên bản, việc giải quyết cuối cùng được coi là chính thức, điều gì nêu trong các biên bản trước trái với cách giải quyết cuối cùng thì không có giá trị. Hai bên giao chuyên viên kiểm tra lại các toạ độ các điểm cho đúng với tinh thần hai bên đã thoả thuận trong biên bản. Hai bên không chấp nhận những đề nghị nêu trong đoạn D của biên bản làm việc chung ngày 30-5-1976 của tiểu ban liên hợp Nghệ Tĩnh - Xiêng-khoảng.


Hai bên thống nhất giải quyết các điểm Sốp Pén, Huội Pa (thuộc huyện Quế Phong tỉnh Nghệ Tĩnh, tiếp giáp huyện Sầm Tớ tỉnh Hủa-phăn). Theo đó, hướng đi của đường biên giới ở hai điểm này được mô tả chi tiết bằng toạ độ và địa danh địa hình trên bản đồ.


Thoả thuận giải quyết đoạn biên giới giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Phông-sa-lỳ và Luổng-phạ-băng theo đường biên giới Pháp vẽ trên mười (10) mảnh bản đồ mà hai bên đã đối chiếu và thoả thuận sử dụng. Các đoạn biên giới đã thống nhất được thể hiện trên các sơ đồ được đánh số từ số 01 đến số 13 trong Phụ lục III kèm theo biên bản hội đàm.


Các đoạn biên giới khác từ tỉnh Lai Châu đến hết tỉnh Quảng Bình, tiếp giáp từ tỉnh Phông-sa-lỳ đến tỉnh Khăm-muộn, lấy theo đường biên giới trên bản đồ Pháp vẽ tỷ lệ 1/100.000 đã được hai bên đối chiếu và thoả thuận sử dụng, có chữ ký của đại diện hai bên. Hai bên cũng nhất trí xác định đường biên giới ở bốn (04) điểm trong bản đồ Pháp chưa vẽ đường biên giới (điểm số 01 trên mảnh bản đồ Mường Hun Xiêng Hùng Đông số 22E; điểm số 02 trên mảnh bản đồ Mường Khoa Đông 44E và mảnh Sốp Cộp Tây 45W; điểm số 03 và số 04 trên mảnh bản đồ Pha Bo Đông 94E và mảnh Vĩnh Tây 95W).


Hai bên thoả thuận chấm dứt việc khảo sát song phương đoạn biên giới từ tỉnh Lai Châu đến Quảng Bình, tiếp giáp từ tỉnh Phông-sa-lỳ đến Khăm-muộn. Đề nghị đi điều tra song phương đoạn biên giới từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đến tỉnh Gia Lai - Kon Tum, tiếp giáp từ tỉnh Sa-la-van đến tỉnh Ắt-tạ-pư.


Hai bên nhất trí: Giao các vùng Sa Muôi, A Cha và A Số, hai bản I Neng và Cô Ta ở Tà Ôi về Lào (theo thoả thuận của hai Bộ Chính trị ngày 10-02-1976). Riêng vùng Hướng Lập, hai bên có quan điểm khác nhau nên đề nghị đưa lên hai Bộ Chính trị giải quyết.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #118 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 08:00:12 pm »

Thống kê 48 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương xuất bản, hai bên thông nhất sử dụng


TT
   
Tên
     
Số hiệu
     
               Về
   
   
Năm in
   
        
West
   
Est
   
1
   
Mường Ou Tây
     
12
   
   
E
   
1938
2
   
Mường Tè
     
13
   
W
   
   
3
   
Mường Hun Xiêng Hung
     
22
   
W
   
   
1955
4
   
Mường Hun Xiêng Hung
     
22
   
   
E
   
1954
5
   
Luân Châu
     
23
   
   
E
   
1955
6
   
Bản Kha Na
     
33
   
   
E
   
1954
7
   
Điện Biên Phủ
     
34
   
W
   
   
1954
8
   
Mường Khoa
     
44
   
   
E
   
1954
9
   
Sốp Cộp
     
45
   
W
   
   
1954
10
   
Sốp Cộp
     
45
   
   
E
   
1955
11
   
Mường Son
     
57
   
   
E
   
1955
12
   
Sam Nuea
     
58
   
W
   
   
1955
13
   
Mường Hét
     
46
   
W
   
   
1955
14
   
Mường Hét
     
46
   
   
E
   
1955
15
   
Vạn Yên
     
47
   
W
   
   
1948
16
   
Sam Nuea
     
58
   
   
E
   
1950
17
   
Hồi Xuân
     
59
   
W
   
   
1955
18
   
Sam Teu
     
70
   
W
   
   
1955
19
   
Sam Teu
     
70
   
   
E
   
1955
20
   
Quỳ Châu
     
79
   
W
   
   
1955
21
   
Quỳ Châu
     
79
   
   
E
   
1955
22
   
Nọng Hét
     
78
   
   
E
   
1955
23
   
Nọng Hét
     
78
   
W
   
   
1953
24
   
Khe Kiên
     
86
   
W
   
   
1953
25
   
Khe Kiên
     
86
   
   
E
   
1954
26
   
Cửa Rào
     
87
   
W
   
   
1955
27
   
Pha Bo
     
94
   
W
   
   
1953
28
   
Pha Bo
     
94
   
   
E
   
1953
29
   
Vinh
     
95
   
W
   
   
1950
30
   
Na Pê
     
102
   
   
E
   
1953
31
   
Hương Khê
     
103
   
W
   
   
1950
32
   
Hương Khê
     
103
   
   
E
   
1950
33
   
Mụ Giạ
     
110
   
   
E
   
34
   
Ron
     
111
   
W
   
   
35
   
Kê Bang
     
114
   
W
   
   
1949
36
   
Kê Bang
     
114
   
   
E
   
1949
37
   
Tchépone
     
118
   
   
E
   
1949
38
   
Quảng Trị
     
119
   
W
   
   
1950
39
   
Lao Bảo
     
124
   
W
   
   
1950
40
   
Lao Bảo
     
124
   
   
E
   
1950
41
   
Haute Sê Kông
     
130
   
   
E
   
1952
42
   
An Diêm
     
131
   
W
   
   
1952
43
   
Ban Phone
     
135
   
   
E
   
1933
44
   
Bến Giàng
     
136
   
W
   
   
1953
45
   
Bến Giàng
     
136
   
   
E
   
1953
46
   
Đak Sút
     
142
   
W
   
   
1954
47
   
Đak Sút
     
142
   
   
E
   
1933
48
   
Đak Tô
     
148
   
W
   
   
1954
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #119 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 08:01:13 pm »

Từ ngày 15-01-1977, hai bên tiếp tục gặp nhau tại Viêng Chăn để cùng nhau soạn thảo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước.

Ban đầu, phía Lào muốn hai bên tiến hành phân giới và cắm mốc rồi mới ký hiệp ước hoạch định biên giới. Phía Việt Nam cho rằng nếu làm như vậy thì không phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như luật pháp của Việt Nam. Sau khi trao đổi thảo luận, hai bên đã thống nhất sẽ chuẩn bị văn bản để ký kết hiệp ước hoạch định biên giới.


Về nguyên tắc làm việc, hai bên thống nhất: Cùng thoả thuận nội dung của hiệp ước và các điều khoản cần có để thể hiện nội dung đó; căn cứ vào nguyên tắc cơ bản đã được hai Bộ Chính trị thoả thuận tháng 02-1976 và các biên bản họp của hai đoàn đã được hai Bộ Chính trị xác nhận, không bàn lại những vấn đề đã được hai Bộ Chính trị thống nhất giải quyết; hai bên sẽ sử dụng 48 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 đã được hai đoàn chuyên viên đối chiếu và ký xác nhận để miêu tả đường biên giới trong văn bản hiệp ước và thể hiện đường biên giới chính thức.


Trong quá trình cùng nhau làm việc, cũng có lúc hai bên có quan điểm khác nhau dẫn đến có vấn đề phải kéo dài mấy tháng mới giải quyết xong. Ví dụ như vùng Hướng Lập, Bộ Chính trị ta phải họp hai lần, hay để giải quyết vùng Dak Lay phải họp ba lần mới giải quyết được. Tuy nhiên, điều thuận lợi cơ bản là hai bên ngày càng hiểu nhau, sự nhất trí giữa hai Bộ Chính trị hai Đảng về vấn đề biên giới ngày càng cao, cả phía ta và bạn đều có thêm nhiều bài học kinh nghiệm. Các cuộc đàm phán, thương lượng đều được tiến hành trong không khí hữu nghị và dự thảo Hiệp ước đã được hai Bộ Chính trì hai Đảng nhất trí thông qua. Ngày 18-7-1977, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã được đại diện hai nhà nước Việt Nam và Lào ký kết chính thức tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào). Nội dung cơ bản của Hiệp ước được thể hiện ở 6 Điều, có thể tóm tắt như sau(1) (Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Tài liệu lưu trữ hoạch định biên giới, Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao)):

Điều 1 quy định nguyên tắc hoạch định đường biên giới quốc gia giữa hai nước. Hai bên thoả thuận lấy đường biên giới vẽ trên bản đồ của Pháp tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Dông Dương xuất bản năm 1945 hoặc gần năm 1945 nhất làm căn cứ chính để hoạch định đường biên giới giữa hai nước; ở nơi nào cần phải điều chỉnh và những nơi đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ, hai bên hoạch định đường biên giới trên cơ sở hoàn toàn nhất trí và tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Điều 2 miêu tả đường biên giới Việt Nam - Lào đã được hai bên thoả thuận hoạch định theo hướng chung từ Bắc đến Nam, gồm 7 đoạn được thể hiện bằng ký hiệu chữ thập màu đỏ (+) vẽ trên bản đồ tỷ lê 1/100.000 gồm 48 mảnh hoàn chỉnh trên toàn tuyến biên giới, điểm khởi đầu là ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, kết thúc tại điểm ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

Điều 3 quy định các nguyên tắc xác định đường biên giới theo sông, suối, cụ thể: Đối với các cầu bắc trên sông, suối, biên giới đi chính giữa cầu; căn cứ theo đường biên giới xác định trên bản đồ, những cù lao và bãi bồi nằm về phía bên nào của đường biên giới sẽ thuộc bên đó; trường hợp sông, suối biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo dòng chảy mới nếu hai bên không có thoả thuận nào khác.

Điều 4 quy định việc thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới và cắm mốc trên thực địa và nêu rõ nhiệm vụ của Uỷ ban này. Uỷ ban liên hợp bắt đầu hoạt động ngay sau khi Hiệp ước hoạch định có hiệu lực thi hành, và chấm dứt hoạt động khi đã làm xong những nhiệm vụ được giao.

Điều 5 ghi nhận hai bên thoả thuận sớm đàm phán để ký kết Hiệp định về quy chế biên giới giữa hai nước nhằm bảo đảm chủ quyền của mỗi nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống của nhân dân hai bên biên giới và việc hợp tác về mọi mặt giữa hai nước.

Điều 6 quy định về điều khoản thi hành, theo đó hai bên sẽ trao đổi văn kiện phê chuẩn và Hiệp ước hoạch định biên giới có hiệu lực kể từ ngày trao đổi văn kiện phê chuẩn.

Ngày 31-10-1977, hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn và Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày đó.


Trong lịch sử của dân tộc, đây là lần đầu tiên người Việt Nam trực tiếp đàm phán và ký kết với một nước láng giềng một hiệp ước về biên giới quốc gia theo đúng các nguyên tắc của pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản đầu tiên để xác định đường biên giới lãnh thổ, thực hiện chủ quyền, tổ chức tiến hành quản lý biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào.


Từ cuối năm 1977, sau khi ký Hiệp ước hoạch định biên giới, hai bên bắt đầu tiến trình khảo sát và xác định đường biên giới đã được hoạch định trên thực địa. Quá trình cùng làm việc ở thực địa, hai bên đã đồng ý thoả thuận điều chỉnh một số chỗ khác với đường biên giới đã được hoạch định trong Hiệp ước và thống nhất chỉnh sửa một số nguyên tắc hoạch định biên giới theo sông, suối cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế. Những sửa đổi có tính nguyên tắc này đã được hai bên xác định trong Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới 1977. Hiệp ước bổ sung đó được hai bên chính thức ký ngày 24-01-1986 tại thủ đô Viêng Chăn. Hiệp ước bổ sung gồm có 11 điều khoản:

Điều 1 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực ba bản Na Luống, Na Ún, Na Son (giữa tỉnh Lai châu và Luổng-phạ-băng) để 3 bản này thuộc về Lào.

Điều 2 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực Na Cay, Na Hói (giữa tỉnh Sơn La và Hủa-phăn) để phần đất ở phía Bắc đường biên giới theo Hiệp ước hoạch định thuộc về Lào.

Điều 3 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực Phu Ta

Điều 4 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực Na Hàm (giữa tỉnh Thanh Hoà và Hủa-phăn) để phần đất phía Đông Nam đường biên giới theo Hiệp ước hoạch định thuộc về Lào.

Điều 5 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực Văng Áng Ngước (giữa tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn).

Điều 6 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực Piêng Tần, Bản Đục (giữa tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn) để Bản Ruộng, Bản Kheo, Bản Đục thuộc về Việt Nam.

Điều 7 thoả thuận sửa đổi Điều III của Hiệp ước hoạch định biên giới nói về sông, suối biên giới để toàn bộ sông, suối biên giới Việt Nam Lào là sông, suối biên giới chung; huỷ bỏ những mốc không cần thiết; quy định một số nguyên tắc về đường biên giới qua cầu trên sông, suối biên giới, về cách giải quyết cù lao và bãi bồi trên sông, suối biên giới; trong trường hợp sông, suối biên giới đó đổi dòng thì đường biên giới vẫn giữ nguyên nếu hai bên không có thoả thuận nào khác.

Điều 8 quy định về việc phá huỷ những mốc biên giới không cần thiết và cắm các mốc mới theo Điều 7 của Hiệp ước bổ sung này.

Điều 9 quy định các điều khoản khác của hiệp ước hoạch định không được Hiệp ước bổ sung này sửa đổi vẫn có hiệu lực.

Điều 10 nói về các mảnh sơ đồ ghi nhận các sửa đổi như đã nêu từ điều 1 đến điều 6 của Hiệp ước bổ sung này.Tổng số gồm 13 mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 là phụ lục của Hiệp ước bổ sung.

Điều 11 quy định Hiệp ước bổ sung cần được phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM