Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:57:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310321 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #100 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 04:26:30 pm »

2. BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO TRONG THỜI KỲ PHONG KIẾN

Như đã trình bày ở trên, đầu thế kỷ XI, phía Tây Đông Dương có nước Ai-lao. Phía Tây - Bắc Đông Dương còn có bộ tộc lão Qua lệ thuộc Vân Nam (Trung Quốc). Tuy cùng là chủng tộc Thái Lào, nhưng Vương quốc Ai-lao và Lão Qua từ xa xưa vốn là hai quốc gia riêng biệt.


Lão Qua là một bộ lạc đã thuần phục Nam Chiếu (một bộ lạc lớn ở vùng Vân Nam - Trung Quốc ngày nay khi ấy được nhà Đường tấn phong là Vân Nam Vương). Từ năm 1277, nhà Nguyên đổi Nam Chiếu thành phủ Đại Lý và sau này đổi thành tỉnh Vân Nam. Thế kỷ XIII, chính quyền tỉnh Vân Nam không quản lý tới, nên bộ lạc Lão Qua tự tách ra và lập thành Vương quốc độc lập có kinh đô là Luổng-phạ-băng, có đất đai từ Luổng-phạ-băng đến Tây-bắc Huổi Sai và Phông-sa-lỳ của Lào ngày nay.


Ai-lao hình thành từ thế kỷ II, kinh đô là Viêng Chăn. Đất đai gồm có: Phía Bắc và Nam ở phía tả ngạn sông Mê Công (Viêng Chăn và Chăm-pa-xắc ngày nay); một phần đất giữa về phía hữu ngạn sông Mê Công là từ Nọng Khai đến U Bon (các tỉnh Đông Bắc của Thái Lan hiện nay). Đến thế kỷ VII, đế quốc Chân Lạp cường thịnh thôn tính hết đất đai các bộ lạc đã thuần phục Ai-lao ở hữu ngạn sông Mê Công và vùng Chăm Pa Xắc. Nước Ai-lao chỉ còn vùng đất Viêng Chăn.


Vào cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV, giữa lúc các quốc gia trên bán đảo Trung Ấn nói chung và Tây Trường Sơn nói riêng đang trên đà phát triển, thì ở Lào vẫn còn duy trì hình thái các Mường cổ đại cát cứ trên lưu vực tả, hữu ngạn sông Mê Công. Sau khi người Lào trong nhiều thế kỷ tràn dần từ bắc xuống và chiếm lĩnh vai trò chủ thể của các dân tộc bản địa thuộc nhóm Môn - Khơ-me, lập nên các tiểu Vương quốc riêng lẻ như Vương quốc Mường Xoa (757) hay còn gọi là Xiêng Đông, Xiêng Thong (Luổng-phạ-băng ngày nay), Mường Phuôn (Xiêng- khoảng), Mường Viêng Chăn, Mường Ka Boong (Khăm-muộn), Mường Chăm Pa Na Khon (Chăm-pa-xắc), Mường Xiêng Xẻng Na Khon (miền Đông bắc Thái Lan). Trong các Mường Lào cổ đại này thì các mường lớn thường thống lĩnh các mường nhỏ và giữa các mường lớn cũng thường xảy ra những mâu thuẫn về đất đai, rừng núi và các quyền lợi kinh tế khác nên các cuộc chiến tranh nhỏ thường diễn ra giữa các mường với nhau.


Tuy nhiên, do cát cứ nhỏ bé và yếu đuối, các mường ở Lào hầu hết bị phong kiến ngoại bang thống trị: Từ thế kỷ XIII về trước là do đế quốc Khơ-me và từ thế kỷ XIV là do phong kiến Su-khô-thay. Nhân dân các bộ tộc Lào ở trong các mường cát cứ phải chịu đựng hai gánh nặng là sự thống trị của phong kiến ngoại bang và sự bóc lột của bọn quý tộc trong nội bộ Vương quốc và những cuộc chiến tranh triền miên giữa các Vương quốc Lào thôn tính lẫn nhau.


Từ đầu thế kỷ IX, Khơ-me đã được giải phóng khỏi sự thống trị của Vương triều Sailendra (Java), thống nhất Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp, phát triển thành đế quốc Angkor hùng mạnh. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, bành trướng thế lực sang phía Bắc đến tận miền Nam Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, lào, phía Nam đến tận Bắc Mã Lai, phía Đông đến Vương quốc Chăm Pa.


Tại Miến Điện, sự thống nhất giữa Pagan và Pê gu đã hình thành nên quốc gia độc lập và thống nhất đầu tiên từ thế kỷ XI.

Tại lưu vực sông Mê Nam, năm 1238 một quốc gia Thái ra đời gọi là Su-khôi-thay dưới thời Ro-ea-ra-goa, và tiếp theo con của Ro-ca-ra- goá là Ra-ma-kham-heng (1283 - 1317) đã bành trướng thế lực chiếm vùng trung lưu sông Mê Công (1287) và bán đảo Mã Lai, kiểm soát Tam-bra-lin-ga của người Môn ở vùng Linga (1294) đều là những vùng đất đai trước đó phụ thuộc vào đế quốc Angkor.


Cục diện phía Tây của bán đảo Trung ấn cũng thay đổi. Từ cuối thế kỷ XIII, đế quốc Angkor bước vào thời kỳ suy tàn, quốc gia Thái hình thành và bành trướng thế lực, thay thế cho vai trò của đế quốc này, đẩy lùi thế lực của Angkor từ phía Bắc dồn xuống phía Nam và uy hiếp cả kinh đô Angkor.


Sự phát triển của các quốc gia lân bang độc lập, thống nhất và hùng mạnh lúc đó đã thúc đẩy các Tiểu vương quốc Lào phải nhanh chóng thống nhất, độc lập để giải quyết những yêu cầu bức thiết của nhân dân các bộ tộc Lào đương thời là giải phóng khỏi sự thống trị của ngoại bang và chấm dứt cuộc chiến tranh đang xảy ra liên miên giữa các Tiểu vương quốc.


Đến giữa thế kỷ XIV (1353), vua Phạ Ngừm đánh đuổi quân Chân Lạp, lấy lại đất đai cũ, thôn tính bộ lạc Lão Qua và một số bộ tộc nhỏ khác thành lập nước Lạn Xang (Vạn Tượng) gồm 21 mường từ Huổi Sai, Phông-sa-lỳ đến U Bon, Bassac.


Từ năm 1750 đến 1770, nước Lạn Xang bi Xiêm La (Thái Lan) xâm chiếm lần thứ nhất. Xiêm La chiếm 13 mường gồm đất đai ở phía Nam từ Nong Khai đến U Bon (hữu ngạn sông Mê Công) và vùng Chăm-pa-xắc (tả ngạn sông Mê Công). Đất đai ở Lạn Xang chỉ còn 8 mường chung quanh Viêng Chăn (tả ngạn sông Mê Công), nhưng cũng bị Xiêm La quản chế. Mặt khác, nước Lạn Xang lúc bấy giờ thần phục Đại Việt (nhà Lê). Bộ lạc Lão Qua cũng tánh khỏi nước Lạn Xang năm 1405 và thần phục Trung Quốc nhà Minh), sau đó lại thần phục Vương quốc Miến Điện, giữa thế kỷ XVII lại thần phục Trung Quốc (nhà Thanh) và được nhà Thanh phong Nam Chưởng Quốc vương nhưng cũng bị Xiêm La quản chế trong thời gian nước Lạn Xang bị Xiêm La xâm chiếm.


Từ năm 1558, Đại Việt bị chia làm hai miền và tình trạng cát cứ đó kéo dài hơn 200 năm (1558 - 1771). Đến năm 1771, nhà Tây Sơn khởi nghĩa chiếm đất Quy Nhơn rồi dần dần chiếm toàn bộ đất đai thuộc phạm vi quản lý của chúa Nguyễn từ sông Gianh trở vào. Năm 1786, nhà Tây Sơn tiến ra Bắc diệt họ Trịnh. Năm 1789 tiến ra Bắc lần nữa đánh tan 20 vạn quân Thanh, thống nhất nước Đại Việt từ Lạng Sơn đến Cà Mau, Phú Quốc. Năm 1802, Nguyễn ánh lật đổ triều đại Tây Sơn và thống lĩnh toàn bộ đất đai nước Đại Việt thống nhất, lên làm vua hiệu là Gia Long, đổi tên nước Đại Việt thành Việt Nam. Năm 1804, Gia Long cắt đất các xứ Sầm Châu thuộc trấn Thanh Hoá (tỉnh Hủa-phăn), các phủ Trấn Ninh, Ngọc Ma, Lâm An xứ Lục Hoàn thuộc trấn Nghệ An (tỉnh Xiêng-khoảng và tỉnh Khăm-muộn) cho Quốc vương Lạn Xang vì có công giúp Gia Long đánh quân Tây Sơn.


Năm 1829, Minh Mạng cho cắt đất Sầm Châu đật ra phủ Trấn Nam thuộc tỉnh Thanh Hoá và phủ Trấn Biên thuộc tỉnh Nghệ An, phục hồi phủ Trấn Ninh, lấy đất Ngọc Ma cũ đổi thành phủ Trấn Định, lấy đất Lâm An cũ đổi thành phủ Trấn Tịnh, lấy xứ Lục Hoàn đổi thành phủ Lục Biên và đều thuộc tỉnh Nghệ An. Như vậy, các vùng đất này sau 24 năm bị cắt cho Lạn Xang nay lại trở về Việt Nam.


Đến đầu thế kỷ XVIII dưới triều Minh Mạng, lãnh thổ phía Tây của Việt Nam đã bao gồm các vùng đất rộng lớn gồm các trấn, phủ ở phía tả ngạn sông Mê Công là: Trấn Man Phủ thuộc tỉnh Thanh Hoá (vị trí tỉnh Hủa-phăn của Lào ngày nay); trấn Ninh Phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị trí tỉnh Xiêng-khoảng của Lào ngày nay); trấn Định Phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị trí tỉnh Khăm-muộn của Lào ngày nay); trấn Tịnh Phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị trí tính Khăm-muộn và tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt của Lào ngày nay); Lạc Biên phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị trí tỉnh Khăm-muộn của Lào và một phần đất ở phía Tây sông Mê Công của Thái Lan ngày nay); chín châu thuộc phủ Cam Lộ - Cam Lộ cửu châu thuộc tỉnh Quảng Trị (vị trí tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt của Lào ngày nay).


Năm 1827, Lạn Xang bị Xiêm La xâm chiếm lần thứ hai. Sau khi Quốc vương Lạn Xang là A Nô bị quân Xiêm giết tháng 10 năm 1829, Xiêm La chiếm hết phần đất còn lại gồm 8 mường xung quanh Viêng Chăn. Nước Lạn Xang đến đây bị Xiêm La xâm chiếm toàn bộ đất đai và năm 1831 còn bị Xiêm La đặt thành một tỉnh của Vương quốc Xiêm La. Vương quốc Nam Chưởng lại thần phục nhà Nguyễn, các tù trưởng và bộ lạc ở các xứ Sầm Châu, Trấn Ninh, Ngọc Ma, Lâm An, Lục Hoàn kéo về Nghệ An xin trở về Việt Nam.


Vào cuối thế kỷ XIX (1858 - 1884), trong lúc triều đình nhà Nguyễn bận đối phó với thực dân Pháp, Xiêm La được thực dân Anh ủng hộ đem quân xâm lược các nước láng giềng ở Đông Dương: Năm 1865 đánh chiếm các tỉnh Bát Tam Boong, Xiêm Rệp và Trung Trong của Cao-miên; năm 1880, đánh chiếm Vương quốc Nam Chưởng; năm 1884 đánh chiếm một số vùng đất của Việt Nam ở phía Tây Trường Sơn (các phủ Lục Biên, Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Tịnh thuộc tỉnh Nghệ An và 9 châu Cam lộ của tỉnh Quảng Trị). Như vậy, đến thời điểm này (1868 - 1884), khi Pháp đặt xong ách thống trị ở Việt Nam và Cao-miên thì Vương quốc Nam Chưởng và toàn bộ đất đai nước Lạng Xang của vua Phạ Ngừm xây dựng từ đầu thế kỷ XIV đã hoàn toàn bị Xiêm La thôn tính. Đến khi thực dân Pháp hoàn tất việc chiếm đóng Đông Dương thì không còn tồn tại nước Ai-lao trên thực tế.


Tuy nhiên, như ở trên đã nói, trong lịch sử lâu đời của hai nước Việt Nam và Lào, giữa các dân tộc sống ở hai bên đường biên giới đã có những mối quan hệ mật thiết qua lại về nhiều mặt; ở nhiều nơi, từ xa xưa đã có những nhóm tộc người sinh sống phân tán, rải rác trên những triền núi cao với lối sống du canh, du cư, quan hệ giao tiếp rất hạn chế, nên họ không quan tâm đâu là đường biên giới, đâu là lãnh thổ của bên này hay bên kia. Các tập đoàn phong kiến cầm quyền các cấp ở địa phương hai bên đường biên giới thì tuỳ theo lợi ích của mình đã quy thuận triều đình phong kiến bên này, rồi lại quy phục bên kia. Tuy vậy, do đặc điểm địa lý của một đường ranh giới thiên nhiên chạy dọc theo các triền núi cao ngăn cách giữa hai nước, đến khi thực dân Pháp đánh chiếm Đông Dương, thực tế đã có một đường biên giới Việt Nam - Lào hình thành từ lâu đời.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #101 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 04:33:28 pm »

3. BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO TRONG THỜI KỲ ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP

Từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945, Việt Nam và Lào bị thực dân Pháp thống trị. Trong thời kỳ này, hai nước cùng bị thực dân Pháp thống trị, do vậy đường biên giới giữa hai nước chỉ là ranh giới hành chính giữa hai xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Ai-lao trong cái gọi là liên bang Đông Dương" thuộc Pháp. Để phục vụ việc quản lý và khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã làm rất tuỳ tiện, một số vùng đất tiếp giáp giữa Việt Nam và Lào bị chia đi cắt lại nhiều lần(1) (Đại sử ký Biên giới Việt Nam - Lào, Quyển 2, Vụ Biên giới phía Tây, Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao)).


Ngày 30-9-1893, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập hai đạo Căm Môn và Sông Khôn (bao gồm vùng đất nằm giữa sông Mê Công và các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An ngày nay). Trong từng địa hạt, Pháp cử đại diện thuộc sự quản lý trực tiếp của Khâm sứ Trung Kỳ người Pháp. Theo đó: Đạo Căm Môn gồm đất đai các phủ Trấn Định (Căm Môn, Căm Cớt, Căm Linh), Lạc Biên (xứ Lục Hoàn) và phủ Trấn Tịnh (Yên Sơn, Mộng Sơn và Thâm Nguyên); đạo Sông Khôn gồm 9 châu Lào Cam Lộ, Mường Vang (Mường Vang Cận), Na Pan (Sê Pôn), Thượng Kế (Mường Nòng), Tầm Bôn (Mường Phong), Mường Bổng (Nậm Nam, Chăm Thon), Ba Lan (Pha Lan), Xương Thịnh (Xiêng Hom), Tà Bang (Pa Păng), Làng Thìn (Mường Phía).


Nhận thấy các vùng đất phía Đông sông Mê Công do Xiêm La (Thái lan) đánh chiếm trước đây là của Campuchia và Việt Nam, Pháp đã gây sức ép buộc Thái Lan trả lại. Theo đó, ngày 03-10-1893, Thái Lan buộc phải ký với Pháp một hiệp ước, trả lại cho Pháp những vùng đất đai mà Thái lan đã chiếm của Campuchia và Việt Nam, kể cả một số mường Lào ở phía Đông sông Mê Công. Theo đó, Thái Lan phải rút hết quân đội và trả lại đất đai ở tả ngạn sông Mê Công cho Việt Nam thuộc Pháp. Cuối năm 1893, thực dân Pháp tập hợp những đất dai còn lại của Ai-lao cũ được Thái Lan trả lại ở tả ngạn sông Mê Công gồm các mường phía Bắc là Viêng Chăn, Luổng-phạ-băng, Buổi Hu thành lập cụm Thượng Lào; tập hợp các mường phía Nam gồm Bassac, Sa-la-van, Ắt-tạ-pư thành lập cụm Hạ Lào.


Đáng chú ý là, Pháp đã ghép cả vùng Tây Nguyên của Việt Nam (Thủy Xá, Hoả Xá) và vùng Stung-treng của Campuchia vào cụm Hạ Lào. Các cụm Thượng Lào và Hạ Lào là hai đơn vị hành chính dốc lập, Pháp đặt mỗi cụm thành một đạo quan binh do một viên chỉ huy người Pháp trực thuộc Toàn quyền Đông Dương trực tiếp cai quản. Về địa lý, hai cụm Thượng Lào và Hạ Lào ở cách xa nhau bởi một vùng đất đai rộng lớn của Việt Nam (Trung Kỳ).


Đến năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định sáp nhập hai đạo Căm Môn và Sông Khôn vào cụm Hạ Lào.

Ngày 29-8-1896, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cắt 3 huyện Man Duy, Sầm Nưa, Sầm Tơ và sáp nhập vào tỉnh Thanh Hoá.

Đến năm 1899, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất hai cụm Thượng Lào và Hạ Lào thành một đơn vị hành chính Ai-lao thuộc Pháp. Như vậy, kể từ đây xứ Ai-lao trong Đông Dương thuộc địa ra đời trên cơ sở những mường Lào còn lại của Ai-lao cũ và những vùng đất đai rộng lớn của Việt Nam trước đây.

Năm 1900, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cắt một phần đất của tỉnh Stung-treng để thành lập tỉnh Đắc Lắc thuộc Ai-lao.

Đến ngày 22-11-1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách tỉnh Đắc Lắc của Ai-lao và đặt tỉnh này dưới quyền quản lý hành chính và chính trị của Khâm sứ Trung Kỳ.

Ngày 6-12-1904, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định sáp nhập tỉnh Stung-treng vào lãnh thổ Cao-miên.

Ngày 2-7-1923, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuyển tỉnh Đắc Lắc về Ai-lao, sau đó ngày 30-4-1929 ban hành tiếp một nghị định bác bỏ Nghị định ngày 2-7-1923, tỉnh Đắc Lắc trở lại lãnh thổ Trung Kỳ.

Ngày 15-6-1903, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cắt 4 mường thuộc xứ Trung Kỳ là Sầm Tơ, Mường Ven, Sầm Nưa và Mường Sôi sáp nhập vào Ai-lao, đặt dưới quyền của ông quản hạt Mường Sôi. Ngày 27-8-1904, Hội đồng Tối cao Đông Dương đã tán thành nguyên tắc sáp nhập lại tỉnh Kon Tum vào xứ Trung Kỳ (theo báo cáo ngày 4-7-1905 của Phó Toàn quyền Đông Dương lên phủ Toàn quyền Đông Dương, tỉnh này về sau chia thành hai tỉnh Kon Tum và Pleiku). Đến ngày 4-3-1933, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định quy định ranh giới của tỉnh do Nghị định ký ngày 24-5-1932 thành lập tỉnh mới ở Trung Kỳ lấy tên là tỉnh Pleiku.


Ngày 27-12-1913, Toàn quyền Đông Dương ban hành Quyết định thành lập Hội đồng xác định biên giới giữa Trung Kỳ và Ai-lao từ Hà Trại đến biên giới với Campuchia. Ngày 12-10-1916, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định ghi nhận việt phân định biên giới giữa Trung Kỳ (các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên) một bên và Ai-lao (Căm Môn, Sa-vẳn-na-khệt) một bên.


Đồng thời với việc điều chỉnh đất đai theo các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến hành điều chỉnh đường biên giới hành chính và biên vẽ bản đồ biên giới để phục vụ cho mục đích cai trị và khai thác thuộc địa.


Từ năm 1908 đến 1934, Pháp xuống thực địa đo đạc và vẽ bản đồ đường biên giới giữa Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Ai-lao. Nơi nào chưa đi thực địa được thì dùng máy bay chụp ảnh rồi ghép lại để vẽ bản đồ. Theo báo cáo đánh giá của Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước (nay là Cục Đo đạc và Bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trường) về bản đồ Bonne tỷ lệ  1/100.000(1) (Bản đồ Bonne: Loại bản đồ do Sở Địa dư Đông Dương (Service Géographique de L'indochine - SGI), thành lập bằng phương pháp chụp ảnh máy bay có kết hợp đo đạc thực địa, theo hệ toạ độ độc lập, lưới chiếu hình nón giả giữ diện tích (các yếu tố biến dạng là chiều dài và góc), sử dụng Elipxoid thực dụng Clark có kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua Paris. Tỷ lệ 1/100.000 có nghĩa là 01 cai trên mặt phẳng bản đồ tương ứng với 100 mét trên mặt đất ở thực địa) hai bên sử dụng để hoạch định và đính kèm Hiệp ước hoạch định thì Pháp mới tiến hành đo đạc trên thực địa 812 km (trong tổng số chiều dài biên giới Việt Nam – Lào là 2.067 km), đạt 38,7 %, còn 61,3 % chưa đi đo đạc được.


Những vùng chưa đi đo đạc ở thực địa thì Pháp dùng sơ đồ vẽ nháp để can vẽ bản đồ tạm thời nên sơ sài, không chính xác; những đoạn biên vẽ theo ảnh chụp bằng máy bay thì nội dung địa hình nói chung tỉ mỹ, đầy đủ nhưng chưa được kiểm tra ngoài thực địa nên có những sai số so với thực địa, nhất là địa danh. Trên hai loại bản đồ này thường có ghi chú là "bản đồ tạm thời hoặc sơ đồ kém chính xác, yêu cầu người sử dụng chú ý". Có những đoạn trên bản đồ vẽ một đường thẳng cắt qua núi, sông, suối; có những đoạn vẽ theo sườn núi; có những đoạn còn để trắng chưa vẽ địa hình (Theo thống kê của Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước thì tỉnh Lai Châu có một đoạn dài 8 km, tỉnh Bình Trị Thiên cũ có một đoạn dài 6 km, Quảng Nam - Đà Nẵng có ba đoạn dài 17 km, Gia Lai - Kon Tum có hai đoạn dài 14 km); gần 200 km có ký hiệu đường biên giới vẽ một bên bờ (tả hoặc hữu ngạn) sông, suối biên giới; có đoạn biên giới giữa hai tỉnh Quảng Trị và Sa-vẳn-nạ- phệt mặc dù Nghị định ngày 12-10-1916 của Toàn quyền Đông Dương đã quy định rõ ràng và Pháp dựa vào đó để vẽ sau các lần đi đo đạc ở thực địa vào các năm 1911, 1912, 1913 và sửa chữa lại vào năm 1943, nhưng Pháp vẫn ghi trên bản đồ là "ranh giới vẽ trên bản đồ không được chính thức thừa nhận".
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #102 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:17:10 pm »

Chương III
TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIẢI QUYẾT BIÊN GIỚI
VIỆT NAM - LÀO


1. QUAN HỆ VỀ BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO TRƯỚC KHI HAI BÊN BƯỚC VÀO ĐÀM PHÁN

1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954


Ngày 14-10-1945, hai ngày sau khi nước lào tuyên bố độc lập, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra tuyên bố công nhận. Ngày 16-10-1945, đại diện hai Chính phủ Việt Nam và Lào ký hiệp định Hợp tác liên minh chiến đấu chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam và Lào" và ngày 30-10-1945 ký "Hiệp định Tổ chức liên quân Việt Nam - Lào". Nhân dân hai nước dưới sự lãnh đạo cua Đảng Cộng sản Đông Dương tập trung cho cuộc kháng chiến chống Pháp, vì vậy vấn đề biên giới giữa hai nước khi đó không có điều kiện đặt ra. Những sự kiện sau đây nói lên sự hợp tác liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào ở vùng biên giới Việt Nam- Lào:

Ngay sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã cử cán bộ lên xây dựng tổ chức đoàn thể quần chúng ở hai xã Ta Lê và Ta Hưng lấy tên là xã Phú Ninh và xã Quý Ninh. Vào khoảng năm 1950, Ban cán sự Trung ương Pa Thét Lào yêu cầu tỉnh Quảng Bình cho Lào mượn hai xã này để làm căn cứ hoạt động trong tỉnh Khăm Muộn và Trung Lào. Tỉnh Quảng Bình đã làm lễ chuyển giao hai xã này cho Ban cán sự Pa Thét Lào.


- Ở khu vực hai bản Phà Xoong, Cà Toọc, sau Cách mạng Tháng Tám, ngụy quyền Lào bỏ chạy, nhân dân hai bản này sang quan hệ với bên ta, huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình) cử cán bộ lên tổ chức chính quyền, sáp nhập hai bản này vào xã Dân Hoá, huyện Tuyên Hoá.


- Ở khu vực hai bản Lao Kho, Xê Lep (huyện Yên Châu, Sơn La), năm 1949, cơ sở nội địa Yên Châu bị vỡ, nhân dân bị đứt liên lạc với chính quyền cách mạng bên ta, cán bộ của Pa Thét Lào đến đây giúp ta xây dựng cơ sở quần chúng.


- Cuối năm 1946, quân đội giải phóng Việt Nam từ đất ta sang đất Lào đánh đuổi quân Pháp ở một số nơi và giúp bạn xây dựng chính quyền và đoàn thể quần chúng ở Na Pê, Khăm Cợt, Lạc Xao (Khăm- muộn), Sê Pôn, Mường Phía (Sa-vẳn-nạ-khệt). Đặc biệt ở Sầm Nưa, quân giải phóng Việt Nam đã giải phóng tỉnh lỵ Sầm Nưa và giúp bạn xây dựng chính quyền ở đó. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhưng nơi đó đã bị thực dân Pháp chiếm lại và các lực lượng Việt Nam và Lào tạm rút về Việt Nam để củng cố, chỉ để lại một số đội công tác của Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị bám trụ xây dựng cơ sở ở Bua La Pha, Tha Phay Ban (Khăm-muộn), Sạ Muôi, Tà Ôi, Mường Nong, Huội Xan, ba xã là Ta Lia, Ra An và Xa Liêng của Sê Pôn (Sa-vẳn-nạ-khệt).


- Cuối năm 1947, Mặt trận Tây Lào gồm lực lượng Lào và Việt Nam của Đặc khu I (từ Bắc Viêng Chăn lên Thượng Lào), Đặc khu II (Khăm-muộn), Đặc khu III (Chăm-pa-xắc - Hạ Lào) không thể dựa vào Thái Lan và khối Việt kiều gồm Việt kiều cũ ở Thái Lan và Việt kiều ở Lào tản cư sang Thái Lan đầu năm l946), do bọn quân phiệt Thái Lan thân Mỹ làm đảo chính lên cầm quyền. Theo chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương, lực lượng các đặc khu nói trên chuyển về phía Đông và dựa vào Việt Nam làm hậu phương để hoạt động từ Đông sang Tây Lào. Về cơ quan lãnh đạo, phía Việt Nam thành lập Ban Bưu chính, phía Lào thành lập Uỷ ban Đông Lào (tháng 10 năm 1946) và các cơ quan đó đóng ở vùng biên giới của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.


- Cuối năm 1948, trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào, thực hiện âm mưu chia để trị, thực dân Pháp tập trung nhân dân quanh vùng sông Luồng (trong đó có khu vực Na Mèo hiện nay) lập Khu tự trị trong Liên bang Thái tự trị, nhưng ít lâu sau Pháp rút, ta lại tiếp tục xây dựng chính quyền cách mạng ở đây.


- Từ năm 1953, đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn, tích cực hơn vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Với sự phối hợp của quân tình nguyện Việt Nam, quân dân Lào đã mở chiến dịch Thượng lào và giành được thắng lợi to lớn, hầu hết địa bàn tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng và một phần tỉnh Luổng Pha Băng, tỉnh Phông Sa Lỳ được giải phóng (tháng 4-1953). Tiếp đó, hoà với chiến thắng ở các chiến trường Việt Nam, chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954 ở Lào cũng giành được thắng lợi lớn, tạo bước ngoặt mới cho cách mạng Lào. Các vùng giải phóng Lào liên hoàn gồm nhiều huyện, nhiều tỉnh có địa giới giáp nhau, đặc biệt ở phía Đông Bắc Lào cũng như ở phía Đông của Trung và Hạ Lào đều có những vùng nối liền với khu tự do hoặc vùng mới giải phóng của Việt Nam.


Như vậy, ngay sau khi hai nước tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã đưa quân tấn công vào Nam Bộ năm 1945, xâm chiếm Lào năm 1946 và từ đó bắt đầu một cuộc kháng chiến lâu dài quyết liệt của hai dân tộc Việt Nam và Lào nhằm đánh bại sự xâm lược của Pháp, bảo vệ độc lập và tự do cho đất nước. Đến năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết, long trọng công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, vấn đề quyết định là giành cho được độc lập, tự do nên chưa bên nào đề cập đến vấn đề biên giới và cũng chưa có sự kiện nào nảy sinh về tranh chấp biên giới. Đường biên giới truyền thống Việt Nam - Lào được nhân dân hai nước tôn trọng. Việc qua lại biên giới để chi viện cho nhau, để phối hợp chiến đấu không gặp một trở ngại nào. Tình hình lịch sử đó đã để lại nhiều phức tạp tất yếu cho việc giải quyết vấn đề biên giới sau này mặc dù có thuận lợi cơ bản là biên giới đó đã được hình thành từ lâu.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #103 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:23:26 pm »

1.2. Giai đoạn từ sau năm 1954 đến 1974

Từ sau năm 1954, mối quan hệ giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới, nhất là từ sau ngày ra đời của Đảng Nhân dân Lào (sau này là Đảng Nhân dân Cách mạng lào) ngày 23-3-1955. Đó là thời kỳ quan hệ giữa hai Đảng: Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.


Đường biên giới Việt Nam - Lào cũng mang màu sắc mới: Từ vĩ tuyến 17 trở ra là biên giới giữa Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Vương quốc Lào (biên giới đối nghịch) và từ vĩ tuyến 17 trở vào là biên giới giữa chính quyền nguỵ Sài Gòn và Vương quốc Lào (biên giới hữu nghị giữa hai chính quyền đều là tay sai của đế quốc Mỹ).


Đế quốc Mỹ tích cực can thiệp vào Việt Nam và Lào, thúc đẩy bọn tay sai công khai chống lại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Tại Việt Nam, đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm một mặt cự tuyệt thương lượng, hô hào "Bắc tiến”, mặt khác dùng phỉ và gián điệp lũng đoạn biên giới, hòng phá hoại công cuộc củng cố cách mạng ở miền Bắc. Tại Lào, đế quốc Mỹ và phản động Lào một mặt ra sức đưa quân đội xâm chiếm hai tỉnh tập kết của Pa Thét Lào là Phông-sa-lỳ và Sầm Nưa, mặt khác tạo lập thổ phỉ, biệt kích dọc biên giới Lào - Việt Nam hòng phá hoại hậu phương của Pa Thét Lào để tiến đến tiêu diệt lực lượng chủ yếu của cách mạng lào. Dưới sự tài trợ và chỉ huy của đế quốc Mỹ, bọn phản động ở vùng biên giới Việt Nam - Lào cấu kết chặt chẽ với nhau ra sức phá hoại biên giới hai nước, gây tình hình căng thẳng hòng cắt đứt quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào.


Về phía Việt Nam, trong việc củng cố biên giới, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận định: Từ khi hoà bình lập lại đến nay, công tác củng cố cơ sở biên giới đã thu được một phần kết quả, cụ thể như Tây Bắc Việt Nam đã hoàn thành hai đợt vận động củng cố biên giới trên 18 xã trong tổng số 27 xã, khu IV hiện đang tiến hành củng cố cơ sở ở các xã dọc biên giới Việt Nam - Lào. Phía Lào cũng có kế hoạch tổ chức cơ sở ở một số xã biên giới ở tỉnh Phông Sa Lý và Sầm Nưa, cơ quan Trung ương Mặt trận Lào yêu nước đóng ở vùng Na Mèo (trước đây khu vực này thuộc quản lý của tỉnh Thanh Hoá). Nhưng trước hoạt động ráo riết của địch, nhìn chung biên giới hai bên chưa được củng cố để làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Lào và thiết thực củng cố miền Bắc Việt Nam.


Từ tình hình trên đây, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra 5 công tác lớn để củng cố biên giới là:

(1) Xây dựng và củng cố cơ sở nhân dân, tổ chức lực lượng vũ trang, bảo vệ làng mạc, bảo vệ sản xuất;

(2) Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển mậu dịch biên giới, cải thiện dân sinh;

(3) Tiễu phỉ, trừ gian;

(4) Xây dựng và củng cố công tác quản lý biên giới với nội dung: phân định ranh giới, quản lý việc đi lại giữa hai bên và bố phòng biên giới;

(5) Đào tạo cán bộ dân tộc địa phương.


Trong công tác xây dựng và củng cố công tác quản lý biên giới, Trung ương đã đề ra phương hướng và biện pháp cụ thể là:

- Về phân định ranh giới, hướng giải quyết của ta nhằm phân định rõ ràng biên giới giữa hai nước trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau, dựa vào thực tế lịch sử và chứng cứ của nhân dân địa phương hai bên, kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh cua nhân dân. Đối với vùng giáp giới địa phận nhà vua Lào: phía Việt Nam, với sự giúp đỡ của Pa Thét Lào, tiếp tục sưu tầm tài liệu, xây dựng phương án phân định biên giới để đặt lại vấn đề với nhà cầm quyền Vương quốc Lào nhằm vào các vùng Hướng Lập (khu Vĩnh Linh), đèo Mụ Giạ và Cà Toọc (Quảng Bình), Keng Đu và Nậm Cắn (Nghệ An). Giáo dục nhân dân giữ vững tinh thần, đồng thời tránh những hành động khiêu khích. Những nơi còn mốc cũ và tài liệu lịch sử giáo dục và bố trí nhân dân giữ gìn. Đối với vùng giáp Pa Thét Lào, mở hội nghị nội bộ giữa hai bên để tìm biện pháp giải quyết những nơi nhập nhằng trên ranh giới, tiến đến việc tổ chức cắm mốc và giữ gìn mốc biên giới.

- Về quản lý biên giới, việc kiểm soát sự qua lại biên giới hai nước Việt Nam - Lào phải chặt chẽ để hạn chế mọi hoạt động của thổ phỉ, biệt kích, gián điệp, nhưng phải chiếu cố đến quan hệ giữa nhân dân biên giới hai nước, dễ dàng đối với những người dân lương thiện thường qua lại biên giới để làm ăn, thăm thân. Đối với bọn phản động thì không cho qua biên giới, nghiên cứu việc tự động qua lại biên giới, đem vũ khí, đồ vật, hàng hoá trái phép và tài liệu bí mật của nhà nước qua biên giới. Khi bắt được người phạm pháp thì lập biên bản đưa lên trên giải quyết; đối với nhân dân lương thiện thường xuyên qua lại làm ăn, thăm thân thì Uỷ ban hành chính các xã biên giới phải điều tra nắm danh sách, phân loại, cùng với công an hoặc bộ đội biên phòng duyệt và công nhận cho qua lại, nhưng không cấp giấy. Danh sách đó phải báo cho dân biết và thông báo cho Uỷ ban xã sát biên giới nước bạn biết để tiện việc kiểm soát; nơi giáp với Vương quốc Lào, việc cho qua biên giới phải thận trọng và phải có sự kiểm soát nghiêm ngặt; dân trong nội địa của Việt Nam và Pa Thét Lào, bên này muốn sang bên kia phải xin phép từ cấp tỉnh trở lên.

- Về công tác bố phòng biên giới, nghiên cứu để có kế hoạch thống nhất công tác biên phòng giữa bộ đội và công an, đặt quan hệ phối hợp hai bên Việt Nam - Lào. Tăng cường lực lượng cơ động để có thể với số lượng ít mà kiểm soát được rộng. Rà soát lại việc bố trí và tăng cường các đồn biên phòng, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội, công an biên phòng và dân quân địa phương. Tiến lên làm một con đường biên giới để tiện cho việc tuần tra.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #104 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:24:25 pm »

Để việc chỉ đạo công tác biên giới được thống nhất và tập trung ở Trung ương và các cấp uỷ địa phương, các cơ quan có liên quan đến công tác biên giới, Trung ương uỷ nhiệm Tiểu ban Dân tộc Trung ương và các Tiểu ban Dân tộc địa phương phụ trách, phối hợp với các bộ phận công tác khác để nắm tình hình và đề ra cách giải quyết giúp Trung ương và cấp uỷ lãnh đạo.


Ngày 24-8-1955, Thủ tướng Chính phủ ra Chi thị số 574-TTG về việc điều tra biên giới Việt Nam - Lào nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phân định biên giới và quan lý biên giới, trong đó ghi rõ: Đến cuối năm 1955, Bộ Nội vụ cùng Bộ Quốc phòng, bộ đội biên phòng và Ban dân tộc Trung ương phối hợp điều tra biên giới theo các tài liệu và trên thực địa dọc biên giới Việt Nam - Lào từ A Pa Chải đến vĩ tuyến 17; hướng điều tra chính là vùng giáp giới địa phận nhà vua Lào, chủ yếu là các vùng đang tranh chấp, rồi đến các vùng có địch, phỉ đang hoạt động mạnh, nhưng cũng phải điều tra vùng giáp giới với khu vực tập kết của Pa Thét Lào.


Bộ Nội vụ đã tổ chức hai đợt điều tra gồm nhiều đoàn cán bộ của các Bộ Nội vụ, Quốc phòng, Công an và cán bộ địa phương. Đợt thứ nhất tiến hành cuối năm 1955 giữa các tỉnh Phông Sa Lý, Sầm Nưa (khu vực tập kết của Pa Thét Lào) và các tỉnh Lai Châu, Thanh Hoá. Đợt thứ hai tiến hành cuối năm 1957 từ vĩ tuyến 17 trở ra. Phía Pa Thét Lào cũng nhất trí về mục tiêu khảo sát và đã cử nhiều cán bộ cộng tác và giúp đỡ tiến hành điều tra.


Với phương pháp điều tra là đối chiếu biên giới do Pháp vạch trên bản đồ với đường biên giới mà nhân dân hai bên thừa nhận, đối chiếu với lịch sử hành chính, các đoàn đã hoàn thành một công trình nghiên cứu có giá trị. Qua điều tra, các đoàn đã xác nhận trên biên giới Việt Nam - Lào, Pháp không cắm mốc quốc giới rõ ràng và đầy đủ như tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Pháp chỉ cắm những bảng gỗ trên các đường qua lại quan trọng giữa Việt Nam và Lào, đến nay những bảng gỗ này đã hư hỏng, không còn bảng nào có chữ ghi rõ ràng là biên giới giữa Việt Nam và Lào. Tại nhiều địa phương có nhiều mốc bằng đá, hoặc cọc gỗ, hoặc một ụ đất, hoặc chất đống đá hoặc trồng cây hay chất đá vào cây to để làm dấu biên giới song những mốc giới này chỉ có tính cách ranh giới của những khu vực bộ lạc hay sự chiếm hữu đất của chúa đất phong kiến, hoặc nhân dân đi phu cho Pháp nghe Pháp nói rồi làm dấu, không có đủ cơ sở để khẳng định là mốc giới của quốc gia, những mốc giới đó có nơi còn, nơi mất, chỉ còn trong trí nhớ của nhân dân.


Qua thực tế điều tra và khảo sát khu vực biên giới trong giai đoạn này, các đoàn công tác đã phát hiện 19 khu vực (khoảng 2.100 km2) đường biên giới do Pháp vạch ra không đúng với thực tế quản lý hành chính của hai bên, cũng như mâu thuẫn với địa lý tự nhiên, nhiều vị trí dấu mốc mâu thuẫn với bản đồ và sai với văn bản. Trong tổng số 2.100 km2 Lào quản lý ở phía Đông đường biên giới do Pháp vạch trên bản đồ, có 800 km2 ở Quảng Bình (xã Phú Ninh và Quý Ninh) Việt Nam cho Mặt trận Lào yêu nước mượn làm căn cứ vào năm 1949.


Về bản đồ Pháp vẽ, các đoàn công tác cũng đã phát hiện nhiều đoạn biên giới vẽ trên bản đồ mâu thuẫn với địa lý thiên nhiên theo nguyên tắc' thông thường về biên giới, nhiều đoạn vị trí bảng dấu mốc mâu thuẫn với bản đồ và không khớp với văn bản, nhiều đoạn bản đồ mâu thuẫn với lịch sử hành chính. Trong quá trình điều tra, các đoàn cũng đã thu thập được hàng trăm tài liệu có giá trị chứng cứ lịch sử như bằng sắc, biên lai thu thuế, dấu, triện của các chức dịch xã, bản và một điều quan trọng là nhân dân hai bên biên giới không thừa nhận những đoạn biên giới do Pháp vạch ra vì không phù hợp với đường biên giới tập quán truyền thống mà họ vẫn tôn trọng từ lâu đời. Các đoàn tuy có chú ý sưu tầm tài liệu lịch sử hành chính của từng vùng qua các thời kỳ, điều tra tình hình địa lý, dân tộc, có chú ý thu nhận vật chứng nhưng vẫn chưa đầy đủ, nhất là phần vật chứng.


Tất cả các đoàn đi điều tra cuối năm 1957 có thuận lợi là đều có cán bộ Lào và cán bộ của Việt Nam trong các đoàn đi điều tra cuối năm 1955 tham gia (trừ một số vùng không có phía lào tham gia như vùng Na Khoa, Pu Cắt - Lai Châu; Na Luống, Na Ún, Na Son - Luổng-phạ- băng; Bất Mọt - Thanh Hoá). Sau khi điều tra xong, nói chung hai bên đều thống nhất ý kiến với nhau (trừ vùng áng Ngước - Thanh Hoá, bạn thống nhất ý kiến với phía Việt Nam nhưng còn do dự vì theo dư luận một số dân bên Lào thì đường biên giới còn lấn sang ta một ít nữa). Khu vực ba bản Na xuống, Na ùn, Na Son các đoàn công tác thấy chưa đạt yêu cầu.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #105 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:27:53 pm »

Trong báo cáo về kết quả điều tra biên giới năm 1955 - 1957, Bộ Nội vụ đã kiến nghị chủ trương giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Lào như sau: Theo Bộ Nội vụ, chính sách ngoại giao của ta dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hoà bình là thiết lập quan hệ hữu hảo với tất cả các nước, nhất là các nước láng giềng. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề biên giới bằng vũ lực; chúng ta cũng không thể chủ trương đưa vấn đề biên giới ra trước toà án quốc tế hay một nước thứ ba làm trọng tài vì chỉ làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn, việc xây dựng quan hệ Việt Nam - Lào thêm gặp khó khăn hơn. Vì vậy, chủ trương giải quyết bằng thương lượng là phù hợp hơn cả. Khả năng này có thể thành sự thật trước tình hình biến chuyển ở Lào. Chính phủ Vương quốc Lào đã tuyên bố tán thành năm nguyên tắc chung sống hoà bình và theo chính sách trung lập và lập trường quan điểm của Việt Nam là:

- Không thừa nhận đường biên giới Pháp vạch trước đây trên bản đồ theo văn bản hay trên thực địa là biên giới Việt Nam - Lào, lý do là khi vạch biên giới này Pháp hoàn toàn đứng trên lợi ích thực dân.


- Để ấn định đường biên giới Việt Nam - Lào, sẽ căn cứ vào lịch sử các vùng biên giới, nguyện vọng của nhân dân và địa lý thiên nhiên của các vùng đó, kết hợp với lợi ích của hai quốc gia.


- Vấn đề biên giới Việt Nam - Lào xét toàn diện không phải chỉ là vấn đề Cà Toọc, Keng Đu, Sen Nhôm do chính phủ Vương quốc Lào nêu ra, vì chỉ là một bộ phận nhỏ. Thực chất, yêu sách của phía Lào là vấn đề các tỉnh Sầm-nưa, Xiêng-khoảng, Thà-khẹt, Sa-vẳn-nạ-khệt vì những tỉnh này nằm trong hệ thống tổ chức cơ quan nhà nước Lào từ trên 30 năm nay, đó là một thực tế không thể phủ nhận mặc dù Việt Nam không thừa nhận biên giới Việt Nam - Lào do Pháp quy định. Tuy nhiên, nếu nêu vấn đề các tỉnh đó ra thì cũng còn phải điều tra khá lâu mới có những dẫn chứng cụ thể về lịch sử, kể cả về nguyện vọng của nhân dân cũng không có điều kiện để khêu gợi bồi dưỡng. Vì vậy vấn đề các tỉnh trên không thể đặt ra để giải quyết dứt khoát, song lãnh đạo cần nắm được tình hình để nhìn nhận sâu sắc và toàn diện về vấn đề biên giới Việt Nam - Lào. Hiện nay chỉ cần thoả thuận về những vùng mà bản đồ của Pháp mâu thuẫn với địa lý thiên nhiên, với lịch sử hành chính và ý nguyện của nhân dân (kể cả vùng biên giới tiếp giáp với Pa Thét Lào) nhằm phân định rõ ràng đường biên giới tạm thời, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng đúng đắn nguyên tắc chung sống hoà bình, xây dựng quan hệ hữu hảo giữa hai nước.


- Để giải quyết những vấn đề trên, cần lập một uỷ ban hỗn hợp gồm một số đại biểu ngang nhau của mỗi bên và có nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu địa lý, lịch sử, ý nguyện nhân dân các vùng có tranh chấp một cách thật khách quan và dân chủ.


- Trong khi chờ đợi giải quyết theo hướng trên, hai bên giữ nguyên trạng hiện thời về mặt quản lý hành chính để đảm bảo trật tự an ninh chung. Hai bên cam kết không bên nào dùng vũ lực để uy hiếp bên nào, cam kết đảm bảo tự do dân chủ cho nhân dân.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #106 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:28:49 pm »

Thực hiện âm mưu phá hoại quan hệ biên giới Việt Nam - Lào, đế quốc Mỹ và tay sai dùng nhiều thủ đoạn rất thâm độc và xảo quyệt. Đi đôi với việc tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu chế độ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Pa Thét Lào, gây kỳ thị chia rẽ Việt Nam - Lào giữa các dân tộc thiểu số ở hai bên biên giới. Về quân sự, quân phái hữu lào phối hợp với nguỵ quyền Sài Gòn liên tục đưa quân ra khiêu khích, lấn chiếm những vùng còn nhập nhằng (giữa ban đồ Pháp vẽ và lịch sử hành chính). Tình hình biên giới hai nước diễn biến rất phức tạp:

- Cuối tháng 12 -1954, Vương quốc Lào vin vào bản đồ và Nghị định ngày 12-10-1916 của Toàn quyền Đông Dương cho là Việt Nam xâm lấn đất đai của họ ở hai bản Phà Xoong, Cà Toọc (Quảng Bình) nên họ đã mời Uỷ ban quốc tế đến điều tra tại chỗ. Tháng 01-1955, bộ đội Việt Nam có lệnh rút khỏi hai bản này, quân đội Vương quốc Lào đến đóng.

- Tháng 3-1955 Chính phủ Vương quốc Lào gửi cho Uỷ ban quốc tế phản kháng Việt Nam xâm chiếm vùng Keng Đu của Lào gồm 13 bản.

- Do có sự phối hợp giữa Sài Gòn và Viêng Chăn, cuối năm 1954 và đầu 1955 chính quyền Diệm cho quân đến khủng bố đồng bào Việt Nam ở xã Hướng Lập, Hướng Phùng, Hướng Việt (Nam giới tuyến quân sự tạm thời). Nhân dân ở các khu vực này đã đấu tranh đòi chính quyền Diệm thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Năm 1956 chính quyền Diệm đưa quân đến càn quét và thiết lập chính quyền của chúng ở vùng này.

- Từ tháng 4-1955 đến tháng 01-1956, quân phái hữu Lào đã 10 lần cho quân ra quấy phá ở bản Keng Đu và Bản Nhạn, một lần chúng đã đánh úp bộ đội Việt Nam ở bản Sen Nhôm ngày 26-01-1956 (cả ba bản trên đều nằm trong khu vực Keng Đu).

- Năm 1957, quân phái hữu Lào đến đóng ở bản Pa Kô (xã Hướng Việt) nhiều lần xâm phạm biên giới, tiến công làng Cù Bai (xã Hướng Lập, Bắc giới tuyến quân sự tạm thời), nhưng ít lâu sau thì rút ra khỏi Pa Kô. Năm 1958, họ lại đóng đồn Pa Kô và đóng thêm các đồn ở Chiếng Túc , Pa Nai, Bản Na (từ năm 1961, vùng Hướng Lập được hoàn toàn giải phóng và Việt Nam Dân chủ cộng hoà thiết lập chính quyền ở vùng này).

- Vùng Sa Muôi, A Sốc, A Cha (nam giới tuyến quân sự tạm thời), đầu năm 1955, chính quyền Diệm đưa quân đến đóng đồn Trầm (gần A Sốc) và đồn Đức Hàn. Cuối năm 1955, quân phái hữu Lào lên đóng đồn ở Sa Muôi và Pơ Rin. Một tháng sau, quân Diệm và quân phái hữu Lào đánh nhau. Năm 1961, các vùng A Sốc, A Cha được giải phóng, phía Việt Nam đã thiết lập chính quyền ở các vùng này.


Ngày 29-8-1956, trong cuộc hội đàm giữa đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Lào, Thủ tướng Lào Phu Ma đã nêu lên hai vùng làng Ec và Mường Et và đề nghị Việt Nam trả lại cho Lào. Tiếp Sau cuộc hội đàm, ngày 3-9- 1956, Thủ tướng Phu Ma lại gửi công hàm cho Chính phủ Việt Nam đề nghị cử phái đoàn sang điều tra vùng Bắc Nọng Hét.


Từ ngày 29-9-1956 đến ngày 4-10-1956, hai bên đã đàm phán tại Nong Hét (Xiêng Khoảng). Khi đoàn Việt Nam đến Nong Hét và bắt đầu làm việc ngày 29-9-1956 thì phái đoàn lào viện lý do địa phương thiếu an toàn, thời tiết xấu, phương tiện giao thông khó khăn, đề nghị không đi điều tra trên thực địa, chỉ làm việc tại Nọng Hét và căn cứ những tài liệu, bản đồ hai bên đưa ra (trong công hàm gửi Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Lào có nói đến việc đi điều tra tại chỗ). Nhận thấy việc đi thực địa chỉ để kiểm tra lại những tài liệu đã có (chưa chắc sự kiểm tra ấy đã có lợi cho Việt Nam) và để giữ tình hữu nghị, tránh làm cho phía Lào có thể hiểu lầm là Việt Nam gây khó khăn trong việc tiếp xúc đầu tiên, nên phái đoàn Việt Nam thuận theo đề nghị của phái đoàn Lào.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #107 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:33:06 pm »

Để giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước Việt Nam Lào công bằng và đúng đắn bằng phương pháp thương lượng, Chính phủ Việt Nam chủ trương: Căn cứ vào đường lối chung là một mặt cố gắng tranh thủ Vương quốc Lào để xây dựng cho được quan hệ hữu hảo với Lào, ủng hộ chính sách hoà bình, trung lập của họ; mặt khác là giữ vừng chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam; phái đoàn Việt Nam xác định có ba mức đấu tranh như sau:

(1) Mức tối đa: Đoàn Việt Nam yêu cầu hai bên cùng nhau đi điều tra những vùng xung quanh Nong Hét như vùng Cà Trọc (Quảng Bình), Hướng lập (Quảng Trị) vì hai vùng Cà Trọc và Hướng Lập là của Việt Nam, hiện nay quân đội Vương quốc Lào chiếm đóng, Việt Nam có nhiều lý lẽ để đòi lại. Đi điều tra thêm hai vùng này là để cho Vương quốc Lào thấy rằng vấn đề biên giới Lào - Việt Nam phức tạp, muốn giải quyết ổn thoả cần có thời gian lâu dài. Ngoài vùng xung quanh Nong Hét, còn có những vùng khác dọc biên giới Việt Nam - Lào còn nhập nhằng, muốn gây dựng tình hữu hảo lâu dài, hai bên cần phải giải quyết những vấn đề biên giới cần thiết để khỏi có sự hiểu lầm theo đúng nguyên tắc tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đoàn Việt Nam sẽ cố gắng thuyết phục phái đoàn Lào đồng ý với quan điểm của Việt Nam và đề nghị ghi ý kiến của Việt Nam vào biên bản đồng thời yêu cầu phái đoàn lào báo cáo lên Chính phủ Vương quốc Lào. Phía Việt Nam cũng sẽ đề nghị lên Chính phủ thương lượng với Chính phủ Vương quốc Lào;


(2) Mức trung bình: Yêu cầu hai bên cùng đi điều tra cả vùng xung quanh Nọng Hét bao gồm Keng Đu, Xén Nhôm, Nậm Cắn. Mục đích của việc điều tra Nậm Cắn là có thêm tài liệu để chứng minh cả vùng xung quanh Nọng Hét của Việt Nam. Quân đội Vương quốc Lào đóng ở Nậm Cắn là xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, phía Việt Nam đã nắm được chứng cứ về Nậm Cắn;


(3) Mức tối thiểu: Đoàn Việt Nam sẽ đồng ý với phái đoàn Lào chỉ đi điều tra hai bản Keng Đu và Xén Nhôm với điều kiện là những ý kiến trên của Việt Nam được ghi vào biên bản và được đề đạt lên Chính phủ Vương quốc Lào. Nhưng trong cuộc điều tra này, Việt Nam sẽ cố gắng tìm đủ tài liệu để chứng minh rằng hai bản Keng Đu và Xén Nhôm này còn nhập nhằng chưa rõ thuộc về ta hay về Lào.


Diễn biến và kết quả cuộc điều tra vùng Mường Sốc (Keng Đu) và Nậm Cắn:

- Vùng Mường Sốc: Xét cả tài liệu của hai bên đều thấy lịch sử hành chính Mường Sốc từ ba bốn chục năm lại đây thì chứng cứ hai bên đều chưa đủ chứng mình thuộc về bên nào; lịch sử hành chính từ ba bốn chục năm về trước thì chứng cứ thuộc về Việt Nam vững hơn, bên Lào không có chứng cứ. Nói chung vùng Mường Sốc là vùng nhập nhằng và lý lẽ thuộc về Việt Nam trong lịch sử tương đối vững hơn. Sau khi thấy tài liệu của Việt Nam, thái độ của phái đoàn Lào có thay đổi, bớt chủ quan và bớt hiểu lầm Việt Nam xâm chiếm đất đai của Lào. Phía Lào cũng thấy được là vấn đề biên giới là phức tạp và cũng thấy Mường Sốc là nơi nhập nhằng không rõ ràng là của ai. Vì vậy không đặt vấn đề yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Mường Sốc để đặt chính quyền Lào như lúc đầu, phía Lào đồng ý hai bên làm biên bản báo cáo lên Chính phủ.


- Vùng Nậm Cắn: Xét chung tài liệu hai bên thì thấy vấn đề Nậm Cắn là nơi có tranh chấp từ trước và là nơi nhập nhằng. Phái đoàn Lào cũng nhận thấy chỗ nhập nhằng ấy. Đoàn Việt Nam cần tìm thêm tài liệu (nhân chứng và vật chứng) mới đủ lý lẽ để đấu tranh. Ngày 4-10-1956, cuộc gặp gỡ kết thúc sau khi thông qua bản thông cáo chung. Hai bên không đi thực địa. Trong đàm phán, phái đoàn Việt Nam đã nhắc lại và được sự đồng tình của phái đoàn Lào là hai bên sẽ đề nghị Chính phủ hai nước chú ý việc nối lại và thắt chặt quan hệ địa phương ở biên giới.


Ngày 9-11-1956, Thủ tướng Phu Ma gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng công thư số 303-PCMP. Kèm theo bức thư có các văn bản về các cuộc trao đổi ý kiến giữa phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và phái đoàn Chính phủ Vương Quốc Lào. Trong thư có đoạn viết: "Trong bức thư số 1014-VPNG ngày 14-9-1956 của Ngài mà ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã trả lời Ngài trong khi tôi đi vắng - Ngài có hoi ý kiến tôi có nên giải quyết khi hoàn cảnh cho phép, tất cả các sự tranh chấp khác về biên giới Lào chăng? Theo ý kiến tôi đó là một việc hình như sớm nếu hiện nay mà đả động đến những ranh giới hiện có giữa hai nước như đã ổn định trước năm 1945 và đã được công nhận qua một thời kỳ dài chung sống hoà bình. Về phần mình ít ra trong lúc này, Chính phủ Vương quốc Lào không có ý định dựa vào những biện pháp của chính quyền bảo hộ Pháp đã áp dụng về phương diện lãnh thổ, như biện pháp sát nhập 12 tổng Thái xưa kia thuộc Vương quốc Lạng Xang vào Bắc bộ Việt Nam sau phái đoàn Paris hoặc biện pháp gần đây đã do Nghị định ngày 22-11-1904 tách tỉnh Đắc Lắc khỏi lãnh thổ Lào để nhập vào Trung bộ Việt Nam. Trong vụ Tassang Chăng (tức vùng Mường Sốc), Chính phủ Vương quốc đã không thấy còn nêu vấn đề điều chỉnh lãnh thổ mà ngược lại cần duy trì nguyên trạng trước ngày 14-12-1954".
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #108 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:33:50 pm »

Để tiếp tục việc thương lượng nhằm giải quyết vấn đề biên giới đã đặt ra trong đàm phán ở Nọng Hét (từ ngày 29-9 đến ngày 4-10-1956), hai Chính phủ Việt Nam và lào đã trao đổi công hàm và đi đến thoả thuận là cử hai phái đoàn cùng nhau tiến hành đàm phán về hai vấn đề: Định việc rút quân tạm thời ra khỏi hai vùng Mường Sốc và Nậm Cắn; tìm những yếu tố để giúp hai Chính phủ giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề biên giới ở hai vùng đó. Cuộc đàm phán diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16-9-1957 đến ngày 2-10-1957, có 6 buổi họp toàn thể hai đoàn và 8 ngày làm việc ở tiểu ban, hai đoàn đã thoả thuận:

- Về vấn đề rút quân: Sẽ tạm thời rút các lực lượng chính quy, địa phương, công an, biên phòng. Các tổ chức quân sự du kích thì tạm thời bãi bỏ, các vũ khí đạn dược đưa ra khỏi vùng qui định. Còn công an để đảm bảo an ninh trật tự thì sẽ bàn đến khi thảo luận vấn đề quy chế các vùng rút quân; về thời gian, đồng ý là sẽ rút hết trong vòng 20 ngày kể từ ngày ký kết; hai bên sẽ lập một Uỷ ban liên hợp có đại biểu chính quyền hai tỉnh Nghệ An và Xiêng-khoảng đảm nhận kiểm soát việc rút quân, thi hành các quy chế về giải quyết các vụ vi phạm quy chế sau này. Hai bên cũng thoả thuận về địa điểm và ngày gặp gỡ của Uỷ ban liên hợp và một số thể thức làm việc khác. Trong điểm này có một vấn đề hai bên chưa thoả thuận được đó là quyền hạn bắt người của cơ quan kiểm soát, phía vào đề nghị giao cho Uỷ ban có quyền bắt người vi phạm quy chế, phía Việt Nam đề nghị quyền đó là của cơ quan hành chính địa phương.


- Vấn đề khu vực rút quân ở hai vùng Mương Sốc và Nậm Cắn, hai bên không thoả thuận được.

Tuy hai bên đã đạt được một số thoả thuận, song vấn đề quan trọng là khu vực rút quân không thống nhất được nên không ký biên bản làm việc chung, chỉ có thông cáo chung ngắn gọn là Hội nghị tạm dừng, còn các vấn đề khác chưa đả động gì đến.


Ngày 23-2-1957, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà gửi công hàm cho Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào với nội dung: "Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề này, để tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta và theo đúng tinh thần bản tuyên bố chung đã ký giữa hai Chính phủ chúng ta, tôi nghĩ rằng đã đến lúc nên có những cuộc tiếp xúc giữa các nhà chức trách địa phương tỉnh Nghệ An và tỉnh Xiêng-khoảng để trao đổi về vấn đề mở rộng quan hệ biên giới nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước Việt Nam - Lào".


Ngày 20-3-1957, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào trả lời về vấn đề này, đại ý: Muốn đặt quan hệ hữu nghị giữa các nhà đương cục địa phương trên biên giới thì một mặt quyền quản lý hành chính ở nơi đó phải được chính thức thừa nhận trong một thời gian dài, mặt khác không nên có những hoạt động có tính chất phô trương ở vùng biên giới. Phía Lào cho biết đã chỉ thị cho chính quyền địa phương và quân đội Lào về vấn đề trên. Riêng giữa Nghệ An và Xiêng-khoảng, cho rằng chính quyền địa phương phía Việt Nam vừa hất cẳng chính quyền địa phương Lào ra khỏi Mường Sốc mà nay lại nói việc đặt quan hệ hữu hảo giữa hai bên là không thể được.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #109 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:36:22 pm »

Trước tình hình trên, Chính phủ Việt Nam chủ trương: Củng cố biên giới về mọi mặt và trong những điều kiện có thể hiện nay, duy trì và phát triển quan hệ qua lại giao dịch giữa nhân dân hai bên biên giới rồi trên cơ sở đó và đường lối quan hệ ngoại giao với Vương quốc Lào, sẽ tranh thủ sự đồng tình của họ để cùng nhau chính thức đặt việc mở rộng quan hệ địa phương dọc theo biên giới, trước tiên là những nơi hiện nay nhân dân hai bên qua lại nhiều như giữa vùng Nọng hét (Xiêng-khoảng) và Mường Xén (Nghệ An), giữa vùng Pua La Phơ (Khăm-muộn) và xã Thượng Trạch (Quảng Bình) hoặc giữa xã Hướng Lập (khu vực Vĩnh Linh) và Sê Pôn (Sa-vẳn-nạ-khệt).


Trong báo cáo về kết quả đàm phán ở Nong Hét, Trưởng phái đoàn Việt Nam kiến nghị lên bộ Nội vụ:

- Đề nghị Bộ Nội vụ tiếp tục sưu tầm thêm tài liệu hai vùng Mường Sốc và Nậm Cắn. Rút kinh nghiệm trong việc xây dựng hồ sơ của hai vùng này để xây dựng hồ sơ cho các vùng Cà Toọc, Phú Ninh, Qúy Ninh, Hướng Lập và chuẩn bị phương án đấu tranh về các vùng này.

- Về việc tiếp tục quan hệ với Vương quốc Lào trong vấn đề biên giới, dự kiến như sau: Có hai khả năng, hoặc giai quyết xong vùng Mường Sốc, Nậm Cắn và đặt vấn đề tiếp tục điều tra các vùng khác nhất là vùng Hướng Lập là một vùng quan trọng mà lý lẽ của Việt Nam khá vững; hoặc tiến hành điều tra xong các vùng khác rồi giải quyết chung cho các vùng.

- Qua cuộc điều tra vừa rồi, phía lào đã thấy vấn đề biên giới nói chung là phức tạp, vấn đề Mường Sốc và Nậm Cắn nói riêng còn nhập nhằng. Vì mục đích tranh thủ về ngoại giao, nên có sự nhân nhượng, tìm biện pháp để hai bên cùng có lợi. Nhìn chung toàn bộ vấn đề biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia thì các biện pháp giải quyết hiện nay chỉ có tính chất tạm thời. Có thể giải quyết được theo khả năng thứ nhất. Giải quyết chung cho hai vấn đề Mường Sốc và Nậm Cắn có thể bằng ba biện pháp: Việt Nam rút khỏi vùng Mường Sốc, lào rút khỏi vùng Nậm Cắn, trở thành vùng phi quân sự trong một thời gian nào đó, nhưng hai bên vẫn giữ nguyên chủ quyền hành chính của mình; theo biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/400.000, Việt Nam giao lại cho Lào sáu bản là Kẹo Nhôm, Con Me, Piêng Phát, Ngước Bun, Xén Nhôm, Nhọt Súng ở vùng Mường Sốc và Lào giao cho Việt Nam ba bản là Đen Đin, Lý Tường và Huội Tầng ở vùng Nậm Cắn; hai bên cùng rút quân khỏi hai vùng và hai bên cùng tiến hành trưng cầu dân ý.


Về việc Việt Nam in lại bản đồ: Dựa vào kết quả điều tra và xác định đường biên giới năm 1955 - 1957, mặc dù chưa có sự thoả thuận của hai bên, năm 1964 phía Việt Nam đã điều chỉnh lại đường biên giới do Pháp vạch ra trên bản đồ và sau đó các bản đồ do Việt Nam xuất bản đều in đường biên giới đã điều chỉnh theo tài liệu khảo sát năm 1955 - 1957. Việc Việt Nam đơn phương điều chỉnh lại đường biên giới trên bản đồ không những làm cho Pa Thét Lào nghi ngờ Việt Nam lấn đất mà ngay trong năm 1965 Vương quốc Lào và ngụy quyền Sài Gòn cũng phản ứng:

- Ngày 12-2-1965, Bộ Ngoại giao Vương quốc Lào đã gửi đến sứ quán Việt Nam công hàm số 31 AE-PD nhờ sứ quán chuyển về Chính phủ, phản đối việc Việt Nam tự ý sửa lại nhiều chỗ biên giới Việt Nam - Lào trên bản đồ tỷ lệ 1/1.600.000 do Việt Nam xuất bản năm 1964 và Lào cho là phía Việt Nam có ý đồ lấn đất. Trong công hàm có đoạn viết: "Thật lấy làm lạ vì Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà vẫn dai dẳng khẳng định một cách vô liêm sỉ rằng Tarua, Tapăng, Tapoi thuộc Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ba làng trên thuộc làng Tchépon (thực ra là huyện Tchépon) cùng với Sang, Ra mai Travigne là một bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia Lào. Những làng trên đã bị quân đội Việt minh chiếm đóng trái phép năm 1957 và từ đó nhà cầm quyền Hà Nội luôn làm cho người ta tưởng rằng các địa phương trên thuộc lãnh thổ Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Ngài Phạm Văn Đồng, người ký Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 đã chấp nhận bản đồ 1/100.000 về miền đông của Tchépon để vạch ranh giới vùng phi quân sự. Bản đồ này được tất cả các bên tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 chấp nhận, chi rõ ràng những làng nói trên đây luôn luôn là lãnh thổ lào. Bản vẽ mới về biên giới Việt Nam - Lào trên bản đồ 1/1.600.000 do Hà Nội xuất bản ngày 10-7-1964 ở nhiều nơi đã lấn sang lãnh thổ Lào" - (Phía Việt Nam không trả lời Lào, chỉ có công văn số 170-VPNC ngày 2-3-1965 do Bộ Ngoại giao gửi Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước, đề nghị cơ quan này cho biết bản đồ nói trên có đúng là của Việt Nam xuất bản không?).


- Ngày 19-5-1965, Đổng lý văn phòng Bộ Ngoại giao (Sài Gòn) gửi Đổng lý văn phòng nguỵ Sài Gòn báo tin sứ quán Lào tại Sài Gòn cho biết là Việt cộng vừa cho in lại bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1/1.600.000 với một vài sửa đổi về đường ranh giới, có nơi ăn sâu thêm vào nội địa Lào. Đề nghị Nha Địa dư Quốc gia đối chiếu bản đồ này với bản đồ chính thức, nhất là về phần đất Bắc Việt coi có phù hợp không, nếu có đoạn nào sai đề nghị cho biết để phúc đáp Chính phủ Ai-lao. Đề nghị cung cấp một bản đồ chính thức để tặng Chính phủ Ai-lao làm tài liệu.


- Ngày 29-5-1965, Bộ Tổng tư lệnh P2 gửi công văn cho Nha Địa dư quốc gia Sài Gòn: Để có đủ tài liệu phúc đáp Chính phủ Ai-lao về việc Việt cộng Bắc Việt sửa chữa ranh giới trong bản đồ Việt Nam, yêu cầu: Đối chiếu đường biên giới Việt Nam - Lào trong bản đồ 1/1.600.000 với các tài liệu căn bản; cho biết những điểm sai lầm đầy đủ và chi tiết.


- Trong công văn của Giám đốc Nha Địa dư Sài Gòn gửi Bộ tổng tư lệnh P2 trả lời công văn ngày 29-5-1965 có đoạn viết: "Tóm lại, đường biên giới đó (của Lào) phù hợp với đường biên giới trên bản đồ 1/400. 000 từ vĩ tuyến 16 trở ra và trái lại từ vĩ tuyến 16 trở vào đến vĩ tuyến 14 (vùng ba biên giới Việt - Miên - Lào) thì không theo đường biên giới trên bản đồ 1/400.000 mà có lẽ đã dựa trên bản đồ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương. Đường biên giới đen (của Việt cộng) thì ngược lại tương tự với đường biên giới vẽ trên bản đồ 1/500.000 của Nha Địa dư ở phần trên từ vĩ tuyến 16 trở ra ngoài trừ những đoạn biên giới tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị thì không giống bản đồ căn bản nào cả và trái lại từ vĩ tuyến 16 đến vĩ tuyến 14 thì giống với đường biên giới trên bản đồ 1/400.000.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM