Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:29:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310379 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #90 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 09:57:17 am »

3.4. Thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Trong phiên họp từ ngày 19-11-2000 đến ngày 01-12-2000, tại Bắc Kinh, Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc được chính thức thành lập.

1) Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc có nhiệm vụ sau:

Tiến hành phân vạch toàn bộ đường biên giới giữa hai quốc gia trên thực địa.

Thiết kế và tổ chức xây dựng hệ thống mốc quốc giới.

Lập bộ bản đồ đường biên giới giữa hai quốc gia.

Soạn thảo các văn bản pháp lý ghi nhận kết quả công tác phân giới, cắm mốc (thường là Nghị định thư) trình Chính phủ hai bên ký kết. Thoả thuận và tổ chức việc bàn giao đất đai, dân cư và xử lý tài sản quốc gia (nếu có).

Giải quyết các vấn đề có liên quan đến hợp tác quản lý, bảo vệ biên giới và các vấn đề khác có liên quan đến quan hệ biên giới lãnh thổ trong quá trình tiến hành phân giới, cắm mốc.

Soạn thảo các văn bản pháp lý về hợp tác quản lý, bảo vệ biên giới (thường là Hiệp định về quy chế biên giới) trình Chính phủ hai bên ký kết.

Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc sẽ hết nhiệm vụ sau khi hoàn thành toàn bô công tác phân giới cắm mốc biên giới giữa hai nước.


2) Về quy chế hoạt động của Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Trong quá trình làm việc, Uỷ ban liên hợp sẽ làm việc thông qua các cuộc họp để bàn bạc, thống nhất kế hoạch, chương trình, phương pháp tổ chức công tác và trực tiếp chỉ đạo các lực lượng tham gia công tác của hai bên song phương tiến hành từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi kết thúc công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới. Theo đó Quy chế làm việc của Uỷ ban liên hợp bao gồm các nội dung sau:

- Quy chế về các cuộc họp của Uỷ ban liên hợp và các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp:

+ Quy định tổ chức các cuộc họp.

+ Nội dung của từng cuộc họp.

+ Thời gian, địa điểm họp.

+ Thành phần dự họp.

+ Thủ tục tổ chức họp.

+ Người phát ngôn và tiếng nói chính thức trong cuộc họp.

+ Trình tự và thủ tục làm biên bản, chữ viết chính thức.

+ Trình tự và thẩm quyền thông qua, phê duyệt các văn bản.

- Quy chế về việc đi lại, quan hệ làm việc của Uỷ ban liên hợp, các tổ chức thuộc Uỷ ban liên hợp và các thành viên chính thức.

+ Vấn đề giấy tờ, thủ tục qua lại biên giới của các thành viên cũng như phương tiện của hai bên trong quá trình công tác.

+ Vấn đề trao đổi thông tin giữa hai đoàn đại biểu trong Uỷ ban liên hợp và các tổ chức thuộc Uỷ ban liên hợp giữa các cuộc họp , các đợt công tác song phương (qua đường ngoại giao hay trực tiếp, địa điểm, địa chỉ).

+ Vấn đề hoạt động đi lại của các tổ chức và cá nhân của hai bên ở  khu vực biên giói trong quá trình tiến hành công việc tại thực địa.

Về cơ bản, hai bên nhất trí việc phân giới, cắm mốc đường biên giới trên đất liền giữa hai bên phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế, tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu thang của công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.

Hai bên đã thống nhất được thời gian sẽ hoàn thành từ 3 đến 5 năm, thống nhất chia đường biên giới thành 12 đoạn để phân cho 12 Nhóm đồng thời tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban liên hợp.

Để chuẩn bị cho công tác phân giới, cắm mốc, hai bên đã thống nhất thông qua hàng loạt văn bản pháp lý và kỹ thuật như:

- Điều lệ của Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định chi tiết về tổ chức hoạt động của Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định chi tiết về đánh dấu vị trí mốc giới trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định đo xác định vị trí mốc giới biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định đơn giản hoá thủ tục xuất - nhập cảnh và tạm trú đối với thành viên tham gia phân giới, cắm mốc và thủ tục tạm nhập, tái xuất đối với phương tiện giao thông, thiết bị kỹ thuật phục vụ phân giới, cắm mốc biên giới trên đất hến Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định chi tiết về đo đạc thuỷ văn sông, suối biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định chi tiết về soạn thảo Nghị định thư biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định chi tiết về chỉnh lý các văn kiện phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc v.v...
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #91 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 09:57:59 am »

3.5. Quy định về mốc quốc giói biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã thương lượng, đàm phán để đi đến thống nhất các vấn đề liên quan đến mốc giới.

Hai bên đã thống nhất được 1.373 vị trí (gồm các mốc đơn, mốc đôi và mốc ba) với 1.532 cột mốc cần cắm và 01 mốc cắm ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Trung quốc - Lào. Ngoài ra, trong quá trình phân giới cắm mốc, đối với các khu vực khó nhận biết đường biên giới, các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc có thể thoả thuận cắm thêm các mốc phụ và các mốc phụ này có giá trị như các mốc chính. Hai bên trao cho nhau thiết kế mốc, theo đó thống nhất mốc gồm các loại: Mốc lớn, mốc trung bình, mốc nhỏ và mốc khắc trên vách đá. Mỗi bên tự thiết kế và sản xuất mốc do bên mình chịu trách nhiệm cắm.


Hai bên đã thống nhất mỗi bên tự đảm bảo kinh phí cho hoạt động của đoàn phân giới, cắm mốc phía bên mình. Riêng việc xây dựng mốc, mỗi bên đảm nhận cắm khoảng một phần hai tổng số mốc. Việt Nam cắm các mốc số chẵn. Trung Quốc cắm các mốc số lẻ.


Các cụm mốc đôi, mốc ba thì cột mốc nằm trên lãnh thổ bên nào thì bên đó cắm. Việc cắm mốc được tiến hành dưới sự chứng kiến của phía bên kia.

Mốc chính gồm có mốc đơn, mốc đôi cùng số và mốc ba cùng số.

Mốc đơn gồm một cột mốc, cắm trực tiếp trên đường biên giới.

Mốc đôi cùng số gồm hai cột mốc cắm ở hai bên bờ sông, suối biên giới.

Mốc ba cùng số gồm ba cột mốc cắm ở trên bờ sông tại điềm hợp lưu của sông trong nội địa với sông, suối biên giới.

Hai bên quy định đánh số mốc từ Tây sang Đông, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào đến điểm cực Đông của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên cũng quy định về vị trì cắm các loại mốc cụ thể như sau: Mốc lớn được cắm ở  các của khẩu quốc tế và cửa khâu quốc gia; mốc trung bình được cắm ở các vị trí bình thường; mốc nhỏ được cắm ở  trên đinh núi cao, những nơi khó đi lại, khó thi công; mốc khác trực tiếp vào các mỏm đá, vách đá trong một số trường hợp đặc biệt.


Việc cắm mốc trung bình và mốc nhỏ do hai bên tự xác định, đồng thời thông báo cho nhau tại các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc. Sau khi mỗi bên cắm xong mốc, sẽ có một tổ liên hợp đi đo, kiểm tra lại vị trí mốc đã cắm.

Mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào sẽ do ba nước thoả thuận.

Tính đến cuối năm 2005, Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành 19 vòng họp trong khuôn khổ Uỷ ban liên hợp (01 vòng trù bị, 3 vòng chính thức và 13 vòng cấp Chủ tịch, 6 vòng cấp Chuyên gia kỹ thuật) và đã thống nhất được các văn bản có tính chất pháp lý, kỹ thuật cơ bản, làm cơ sở cho việc triển khai công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới như: Thống nhất về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động của Uỷ ban liên hợp và các Nhóm phân giới cắm mốc; quy phạm kỹ thuật và các quy định pháp lý để tổ chức thực hiện công tác phân giới cắm mốc; các tiêu chuẩn mốc giới; kế hoạch tổ chức thực hiện; phân chia kinh phí; phân chia đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành 12 đoạn cho 12 Nhóm, đồng thời tiến hành phân giới cắm mốc; quy định ưu đãi về việc qua lại biên giới cho người, phương tiện, máy móc tham gia phân giới cắm mốc; nguyên tắc quy thuộc cồn bãi của sông, suối biên giới; kết quả của quá trình phân giới cắm mốc của các Nhóm và của Uỷ ban liên hợp; quy định sửa đổi sửa đổi bổ sung của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc khi cần.


Tại phiên họp lần thứ nhất của Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Biên bản ký ngày 29-11-2000 tại Bắc Kinh), hai bên đã nhất trí hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trong thời gian từ 3 đến 5 năm.


Sau khi cùng nhau hoàn tất công tác chuẩn bị, từ năm 2002 hai bên đã phối hợp tiến hành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, thoả thuận quyết tâm hoàn thành công việc này vào trước cuối năm 2008.


Cùng với việc triển khai phân giới cắm mốc trên thực địa, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã phối hợp với Lào tiến hành các cuộc họp đa phương, trao đổi thống nhất việc xác định vị trí mốc giới ở  ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào. Từ tháng 2-2002, trên cơ sở kết quả giải quyết biên giới Việt Nam - Trung Quốc và biên giới Lào - Trung Quốc, ba nước đã phối hợp nghiên cứu xác định điểm giao nhau của ba đường biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc và Lào - Trung Quốc, đã thống nhất xác định được vị trí, cắm được mốc ngã ba biên giới tại đỉnh Khoan La San (tháng 6-2005). Ngày 10-10-2006, tại Bắc Kinh, đại diện có thẩm quyền ba nước đã cùng nhau ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #92 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 08:58:02 am »

PHẦN III
BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO


KHÁI LƯỢC VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO:

Diện tích: Tổng cộng 236.800 km2 (mặt đất 230.800 km2, mặt nước 6.000 km2).

Số dân: 5.497.000 người (2000).

Cơ cấu dân số ước tính: 0 - 14 tuổi 43%, 15 - 64 tuổi 54%, trên 64 tuổi 3%. Tỷ lệ tăng dân số 2,5% (2000). Mật độ dân số. Khoảng 20 người/km2. Lực lượng lao động: 1 - 1,5 triệu người. Tỷ lệ sinh: 38,29/1.000 dân (2000). Tỷ lệ tử vong: 13,35/1.000 dân (2000). Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh: 94,8/1.000 (2000). Tuổi thọ trung bình (2000): 53,09 tuổi (nam 51,22 tuổi, nữ 55,02 tuổi).

Thủ đô: Viêng Chăn.

Các thành phố lớn: Sa-vẳn-nạ-khệt, Luổng-phạ-băng.

Các dân tộc: Lào Loum (68%), Lào Theung (22%), Lào Soung (9%), và một số dân tộc khác (1%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Lào. Tiếng Pháp, Anh và một số ngôn ngữ khác cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Phật (60%), tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo khác (40%).

Đơn vị tiền tệ: Kíp (NK).

Quốc khánh: Ngày 02-12 (năm 1975).

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 05-9-1962.

Vị trí: Nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới đất liền giáp Việt Nam, Campuchia, Myanma, Thái Lan và Trung Quốc. Toạ độ địa lý: 18°00 vĩ bắc, 105°00 kinh đông.

Địa hình: Phần lớn là núi, có một số vùng đồng bằng và cao nguyên.

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 15°C, tháng 7 là 28°C ở  phía Bắc; tương ứng là 25°C và 30°C ở  miền Nam và miền Trung. Lượng mưa trung bình hàng năm ở  vùng núi 3.500 mm, ở  đồng bằng 1.000 - 2.000 mm.

Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, thuỷ điện, thạch cao, thiếc, vàng, đá quý

Thiên tai: Lũ lụt, hạn hán, bệnh tàn rụi cây cối.

Các vấn đề môi trằơng: Rừng bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, thiếu nước uống.

Danh lam thắng cảnh: Viêng Chăn, Thạt Luông, Cánh đồng Chum...

Lịch sử: Vào thế kỷ XIV, vua Phạ Ngừm thống nhất nước Lào, đặt tên là Lạn Xang. Năm 1893, thực dân Pháp thôn tính nước Lào. Ngày 12-10-1945, nước Lào độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay lại xâm lược Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp đính Giơ-ne-vơ công nhận nền độc lập của Lào. Từ năm 1955, Mỹ tiến hành chiến tranh chống lại nhân dân Lào. Ngày 21-02-1973, Hiệp định Viêng Chăn lập lại hoà bình và thực hiện hoà hợp dân tộc ở  lào được ký kết giữa Mặt trận Lào yêu nước và phái hữu Viêng Chăn. Ngày 02-12-1975, Đại hội đại biểu nhân dân Lào họp ở Viêng Chăn tuyên bố thành lập nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Chính thể: Nhà nước dân chủ nhân dân.

Các khu vực hành chính (Có 16 tỉnh, 01 thành phố trực thuộc và 01 vùng đặc biệt): At-ta-pư, Bo-keo, Bô-ly-khăm-xay, Chăm-pa-sac, Hủa-phăn, Khăm-muộn, Luông-pha-băng, Luông-nậm-thà, U-đôm-xay, Phông-sa-ly, Sa-la-văn, Sa-van-na-khet, Viêng Chăn, Xai-na-bo-ly, Xai-som-bun, Sê-kông, Xiêng-khoảng.

Hiến pháp: Thông qua ngày 14-8-1991.

Cơ quan hành pháp: Đứng đầu nhà nước là Chủ tịch. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng do Chủ tịch nước bổ nhiệm với sự phê duyệt của Quốc hội, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan lập phập: Quốc hội được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm, 99 ghế.

Cơ quan tư pháp: Toà án nhân dân Tối cao, Chánh Toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu dựa trên đề cử của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Phó Chánh toà án nhân dân tối cao và các thẩm phán do Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Chính đảng: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP).

Kinh tế: Lào là một nước nằm trong đất liền với cơ sở hạ tầng còn thô sơ, chưa có đường sắt, hệ thống đường sá mới hình thành, hệ thống truyền thông còn hạn chế. Điện chủ yếu chỉ có ở  khu vực đô thị. Nền nông nghiệp sử dụng 80% lực lượng lao động. Cây lương thực chủ yếu là lúa nếp. Trong những năm không bị hạn hán, Lào tự cung cấp đủ lương thực cho mình, nhưng những năm lũ lụt, sâu bệnh và hạn hán cục bộ thì thường xảy ra thiếu lương thực ở nhiều vùng trong nước.

GDP theo PPP: 7 tỷ USD (1999). Tỷ lệ tăng GDP thực tế: 5,2% (1999). GDP bình quân đầu người theo PPP: 1.300 USD (1999). Cơ cấu GDP theo khu vực (1999): Nông nghiệp 51%, Công nghiệp 22%, Dịch vụ 27%. Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng: 140% (1999).

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế ASEAN, ASDB, FAO, G-77, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, Interpol...
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #93 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 08:59:27 am »

Chương I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với an ninh của nhau, có lịch sử văn hoá phát triển lâu đời, có mối quan hệ và lợi ích kinh tế - xã hội gắn bó, có chung số phận là thường phải chiến đấu chống ngoại xâm trong nhiều thời kỳ lịch sử. Cách đây hàng trăm năm, trong thời kỳ phong kiến, hai nước Việt Nam và Lào đã có mối quan hệ láng giềng thân thiện, bang giao kinh tế và hỗ trợ nhau chống ngoại xâm. Nhưng chỉ từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập (1930), đặc biệt là từ năm 1945 đến nay, trải qua hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung của hai dân tộc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và trong thời kỳ xây dựng đất nước, mối quan hệ truyền thống Việt Nam - lào mới thực sự được tôi luyện, thử thách và trở thành mối quan hệ đặc biệt.


Hai nước có chung đường biên giới với tổng thiều dài khoảng 2.067 km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào là Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Xê-kông và Ắt-tạ-pư. Điểm khởi đầu của đường biên giới ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (tỉnh Điện Biên), kết thúc ở  vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia (tỉnh Kon Tum).


1. ĐƯỜNG BIÊN GIỚI

Theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Lào ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước bổ sung ký ngày 24-01-1986, hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào có chung đường biên giới dài khoảng 2.067 km (điểm khởi đầu tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, điểm cuối ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia). Đi qua 10 tỉnh biên giới phía Việt Nam với 31 huyện, 140 xã biên giới)(1) (Theo Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ) và 10 tỉnh biên giới phía Lào, cụ thể:

- Tỉnh Điện Biên (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng (Lào): Đường biên giới dài khoảng 360 km. Có 03 huyện, 17 xã biên giới.

- Tỉnh Sơn La (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn (Lào): Đường biên giới dài khoảng 250 km. Có 4 huyện, 19 xã biên giới.

- Tỉnh Thanh Hoá (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Hủa-phăn (Lào): Đường biên giới dài khoảng 192 km. Có 5 huyện, 15 xã biên giới.

- Tỉnh Nghệ An (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Hủa-phăn, Xiêng-khoảng (Lào): Đường biên giới dài khoảng 419 km. Có 6 huyện, 26 xã biên giới.

- Tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muộn (Lào): Đường biên giới dài khoảng 145 km. Có 2 huyện, 8 xã biên giới.

- Tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Khăm-muộn (Lào): Đường biên giới dài khoảng 186 km. Có 5 huyện, 8 xã biên giới.

- Tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Xa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van (Lào): Đường biên giới dài khoảng 182 km. Có 2 huyện, 16 xã biên giới.

- Tỉnh Thừa Thiên - Huế (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Sa-la-van, Sê kông (Lào): Đường biên giới dài khoảng 68 km. Có 1 huyện, 12 xã biên giới.

- Tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Sê-kông (Lào): Đường biên giới dài khoảng 115 km. Có 2 huyện, 12 xã biên giới.

- Tỉnh Kon Tum (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Sê-kông, Ắt-tạ-pư (Lào): Đường biên giới dài khoảng 150 km. Có 2 huyện, 7 xã biên giới.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #94 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 09:00:18 am »

2. ĐỊA HÌNH

Địa hình khu vực biên giới Việt Nam - Lào là một dải núi rừng trùng điệp, hiểm trở và rất phức tạp. Đây là một vùng đồi núi, được hình thành trong quá trình chuyển động phá huỷ biến dạng cùng với các chuyển động nâng trong thời kỳ Kainozoi (cách đây khoảng 65 triệu năm).


Ở phía Bắc, phần lớn được tạo bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình thay đổi từ 1.500 m đến 1.800 m. Sông, suối thảy xuyên qua các thung lũng bậc thang nằm xen kẽ giữa các khối đá hoa cương, đã vôi và đá sa khoáng tạo thành một hình thái phong cảnh địa hình bị chia cắt khá hùng vĩ. Nửa phần phía Nam của đường biên giới đi theo đường phân thuỷ của dấy Trường Sơn. Dấy núi này trải dài từ phía Tây Bắc đến Đông Nam song song với sông Mê- Công. Vùng này không được được tạo bởi các dãy núi mà là tập hợp khá nhiều cao nguyên bị bào mòn rõ rệt và nằm độc lập với nhau. Sườn dốc có độ nghiêng lớn hơn của dãy núi quay mặt về phía Việt Nam, còn phía sườn dốc nhỏ hơn thì trải dần đều và ăn sâu về phía Lào. Khu vực vĩ tuyến 16°30' ngang với Thà Khẹc đường biên giới đi vào vùng núi đá vôi (phía Việt Nam thuộc Phong Nha tỉnh Quảng Bình), có các thung lũng nằm bao bọc xung quanh các đỉnh núi đá hiểm trở. Tiếp đến là một vùng núi đá hoa cương và đất ba-zan bằng phẳng thuộc tỉnh Quảng Trị của Việt Nam và Sa-vẳn-nạ-khẹt của Lào. Về phía Nam là nơi địa hình núi cao hiểm trở của dãy Trường Sơn có độ cao được nâng lên trên 2.000 m, với địa hình đá hoa cương gồ ghề. Cuối cùng là vùng đá hoa cương với các ngọn đồi tròn và các đỉnh núi nhô cao nằm độc lập với nhau. Các dòng dung nham mỏng rải khắp cao nguyên có dạng gấp nếp mềm mại chạy dài từ vĩ tuyến 16°00' đến cao nguyên Đắc Lắc trên vùng biên giới Việt Nam - Campuchia.


Đường biên giới chủ yếu đi theo núi, có nhiều núi cao (thấp nhất là 250 m, cao nhất là 2.711 m). Dọc theo biên giới phần lớn có rừng già che phủ, cũng có một vài nơi xen kẽ bình nguyên, thung lũng với những thảm thực vật thưa, thấp như cỏ tranh v.v...


Trên thực địa, đường biên giới đi theo các dạng địa hình rất phức tạp, trừ các đoạn biên giới đi theo sông, suối biên giới, còn lại đều đi trên các sống núi và triền núi cao của các dãy Phu Xam Xấu và Trường Sơn (qua 319 ngọn núi cao trên 1.000 m, trong đó có 18 ngọn núi cao trên 2.000 m, cao nhất là ngọn Phu Sai Lai Leng cao tới 2.711 m, còn lại đều có độ cao trên 300 m so với mặt nước biển), đa phần là rừng sâu khí hậu khắc nghiệt, nhiều nơi đường biên giới không đi theo các sống núi liên tục, tạo thành đường thẳng cắt qua mọi địa hình (tổng số có 21 đoạn với 190 km đường biên giới kẻ thẳng), dài nhất là đoạn biên giới kẻ thẳng giữa tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) và Khăm Muộn (Lào) gần 40 km.


3. KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

Nhìn chung, thời tiết khí hậu ở  khu vực biên giới Việt Nam - Lào chịu sự chi phối của gió mùa điển hình ở
Đông Nam Á, còn có ảnh hưởng bởi độ cao và phương hướng, trung bình cứ 100 mét nhiệt độ giảm đi 0,6°C, phân chia thành hai mùa tương đối rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 3 năm sau (thực tế mùa khô cũng không tháng nào là hoàn toàn không có mưa vì mùa dông cũng có thể có mưa bão). Khí hậu, thời tiết giữa Bắc và Nam, giữa Tây và Đông rất khác nhau và rất khắc nghiệt. Mùa nóng thì rất nóng, mùa mưa thì mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20°C độ đến 25°C (tháng nóng nhất là tháng 4 nhiệt độ trung bình là 30°C, tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình là 26°C), lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.030 mm đến 3.050 mm (lượng mưa tối đa thường vào tháng 7, tháng 8 với trên 500 mm mỗi tháng). Vì là khí hậu nhiệt đới gió mùa nên độ ẩm tương đối cao, nhiều khu vực dọc theo biên giới thường xuyên có mây mù che phủ, thậm chí có một số nơi mây mù che phủ quanh năm.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #95 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 03:55:35 pm »

4. SÔNG, SUỐI BIÊN GIỚI

Theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Lào ký năm 1977 và Hiệp ước bổ sung hoạch định biên giới ký năm 1986, ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào có trên 60 sông, suối. Trong đó có 47 đoạn sông, suối biên giới (có đường biển giới - thuỷ giới) với tổng chiều dài 289,25 km, còn lại là những sông, suối cắt đường biên giới - Bảng 1.

BẢNG 1: CÁC ĐOẠN SÔNG, SUỐI BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO

TT   Tên sông, suối   Dài (km)   Thuộc tỉnh
1
   
Nậm Chim
   
8,5
   
Điện Biên
2
   
Nậm Mức (Nậm Meuk)
   
1,1
   
Điện Biên
3
   
Nậm Rốn (Nậm Noua)
   
16
   
Điện Biên
4
   
Huổi Mo
i
   
12
   
Điện Biên
5
   
Suối Chén
   
3
   
Điện Biên
6
   
Huổi Hua
   
2
   
Điện Biên
7
   
Suối không tên
   
2,5
   
Điện Biên
8
   
Sông Mã
   
0,7
   
Sơn La
9
   
Suối Ái
   
2
   
Sơn La
10
   
Suối Co Phay
   
1
   
Thanh Hoá
11
   
Suối Piềng
   
0,15
   
Thanh Hoá
12
   
Nhánh Suối Khiết I
   
0,75
   
Thanh Hoá
13
   
Nhánh Suối Khiết II
   
0,25
   
Thanh Hoá
14
   
Huổi Xia Nhầy (Pa Khốm)
   
2,2
   
Thanh Hoá
15
   
Huổi Ta Ngươn (Ta Ngơn)
   
8
   
Thanh Hoá
16
   
Nậm Phùn
   
1
   
Thanh Hoá
17
   
Nậm Sôi
   
3
   
Thanh Hoá
18
   
Áng Ngước Tớp
   
1,5
   
Thanh Hoá
19
   
Nậm Niêm
   
0,3
   
Thanh Hoá
19
   
Nậm Niêm
   
0,3
   
Thanh Hoá
20
   
Áng Ngước Nọi
   
0,7
   
Thanh Hoá
21
   
Nậm Hàn
   
13,2
   
Nghệ An
22
   
Huổi Lơi (Huổi Pá)
   
2
   
Nghệ An
23
   
Huổi Mai (Huổi May)
   
7
   
Nghệ An
24
   
Sông Cả
   
36
   
Nghệ An
25
   
Nậm Sủng
   
18,3
   
Nghệ An
26
   
Huổi Duộc
   
0,4
   
Nghệ An
27
   
Huổi Khắc
   
1
   
Nghệ An
28
   
Nậm Than (Tấm)
   
2
   
Nghệ An
29
   
Huổi Mẹt (Nậm Thăm)
   
3
   
Nghệ An
30
   
Nhánh suối Phỉ Nha Vai
   
0,8
   
Nghệ An
31
   
Suối Phỉ Nha Vai
   
0,8
   
Nghệ An
32
   
Nậm Cắn
   
1,2
   
Nghệ An
33
   
Nậm Mô
   
33
   
Nghệ An
34
   
Huổi Hằng
   
0,5
   
Nghệ An
35
   
Huổi Na Than (Buốc Thuộc)
   
1,5
   
Nghệ An
36
   
Nhánh Huổi Cù Bai (Pơ Rền)
   
1,5
   
Quảng Trị
37
   
Huổi Cù Bai
   
4
   
Quảng Trị
38
   
Suối nhỏ không tên
   
0,5
   
Quảng Trị
39
   
Suối Xà Ợt
   
0,2
   
Quảng Trị
40
   
Suối A Dơi (Khe A Giơi)
   
1,2
   
Quảng Trị
41
   
Suối Sê Pôn (Tchepone)
   
59
   
Quảng Trị
42
   
Suối A Ling (Rào Lao)
   
11
   
Thừa Thiên Huế
43
   
Suối Đak Nông (Đăk Lây 1)
   
7
   
Kon Tum
44
   
Suối Đak Va (Đăk Lây 2)
   
5
   
Kon Tum
45
   
Huổi Táp Trê (Đăk Lây 3)
   
3,5
   
Kon Tum
46
   
Suối Đak Cai (Đak Lây 4)
   
8
   
Kon Tum
47
   
Nhánh suối Đak Cai (Đak Lây 5)
   
1
   
Kon Tum


Do đặc điểm địa hình và khí hậu khu vực biên giới Việt Nam – Lào, thực trạng sông, suối giữa hai nước có những đặc điểm khá khác biệt giữa hai miền.

Sông, suối biên giới ở khu vực phía Bắc từ đỉnh Khoan La San đến Phu Luông, với những sông, suối biên giới ở khu vực này thường là các nhánh sông, suối nhỏ có tính khu vực, ít có liên quan đến hệ thống sông lớn của hai nước. Do địa hình phức tạp nên lượng nước thay đổi lớn theo mùa. Mùa mưa lượng nước dâng cao, dòng chảy mạnh. Sông, suối biên giới ở đây chịu ảnh hưởng của quá trình xói mòn theo chiều đứng là chủ yếu, quá trình xói lở bờ có thể xảy ra nhưng do cấu tạo địa chất vững chắc của địa hình nên ít ảnh hưởng đến việc thay đổi vị trí và hướng của dòng chảy.


Sông, suối biên giới ở khu vực phía Nam chủ yếu chạy theo đường phân thuỷ chính của dãy Trường Sơn, kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam chạy song song với dòng sông Mê Công, sườn dốc đứng của dãy núi thường quay về phía Việt Nam còn những dốc thoai thoải hơn mở rộng sang phía Lào. Sông, suối biên giới thuộc các tỉnh miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) lớn hơn các sông, suối biên giới ở phía Bắc cả về chiều dài và chiều rộng, thường có mối liên hệ trực tiếp với các hệ thống sông lớn như sông Cả, sông Mã, sông Chu. Độ dốc của dòng chảy lớn do vậy nó cũng chịu tác động mạnh mẽ hơn của quá trình xâm thực của dòng chảy, dặc biệt là về mùa mưa. Địa hình các khu vực sông, suối biên giới ở đây tương đối ổn định, bờ sông dốc được cấu tạo bởi dá mẹ là chủ yếu, đoạn bờ sông được hình thành do phù sa thường rất nhỏ hẹp. Quá trình xâm thực dòng chảy ở đây chủ yếu theo chiều sâu và sạt lở đất đá do đất trượt về mùa mưa. Sông, suối biên giới thuộc các tỉnh Trung bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) dòng chảy có lưu vực sông tương đối lớn, độ dốc lớn và địa hình bờ sông được hình thành chủ yếu do phù sa bồi tụ, vào mùa mưa dòng chảy với lưu lượng lớn, tốc độ lũ quét nhanh, cũng có đoạn đi qua địa hình dạng gò đồi thấp có độ cao chênh lệch ít nên dòng chảy khá ổn định. Sông, suối biên giới ở các tỉnh Trường Sơn Nam (Quảng Nam, Kon Tum) đi qua địa hình rất phức tạp, tiết diện dòng chảy hẹp chủ yếu theo khe núi có độ dốc tương đối lớn, nhưng do bờ sông được cấu tạo chủ yếu là đá gốc nên khá ổn định.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #96 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 04:15:47 pm »

5. CỬA KHẨU BIÊN GIỚI

Theo Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia Việt Nam - Lào ký ngày 01-3-1990, hai bên thoả thuận mở tám cặp cửa khẩu chính.


Thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới hai nước đòi hỏi mở mới và nâng cấp một số cửa khẩu. Hiệp định quy chế biên giới năm 1990 cũng đã quy định: ở những nơi xa các cửa khẩu (tám cặp cửa khẩu nói trên), nếu xét thấy cần thiết, chính quyền tỉnh hai bên có thể thoả thuận mở thêm các cửa khẩu phụ để thuận tiện cho công dân cư trú ở khu vực biên giới qua lại. Việc kiểm soát qua lại biên giới ở các của khẩu phụ phải theo nguyên tắc kiểm soát chung.


Căn cứ Nghị định thư bổ sung Hiệp định quy chế biên giới ký ngày 31 - 8- 1997, hai bên đã thống nhất nâng cấp hai cặp cửa khẩu Cầu Treo - Nậm Pao và Lao Bảo - Đen Xa Vắn thành cửa khẩu quốc tế. Đến nay, trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã mở mới và nâng cấp một loạt cửa khẩu, như nâng cấp ba cặp cửa khẩu Cha Lo - Thông Khảm, Bờ Y- Giang Giơn, Tây Trang - Sốp Hùn thành cửa khẩu quốc tế, một số cặp cửa khẩu phụ nâng cấp thành cửa khẩu chính; mở mới một số cặp cửa khẩu phụ - Bảng 2.


Bảng 2: CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO

TT
     
Tên
     
Thuộc tỉnh
     
Loại
     
Phạm vi (xã: VN-Lào)
1
     
Tây Trang - Xốp Hùn
      Điện Biên – Phông-sa-lỳ     
Quốc tế
     
Na Ư – Pang Hốc
2
     
Chiềng Khương - Bản Đan
      Sơn La - Hủa-phăn     
Chính
     
Chiềng Khương - Bản Đan
3
     
Pa Hàng - Sốp Bau
      Sơn La - Hủa-phăn     
Chính
     
Lóng Sập – Pa Hang
4
     
Na Mèo - Bản Lơi
      Thanh Hoá - Hủa-phăn     
Quốc tế
     
Sơn Thuỷ - Bản Lơi
5
     
Nậm Cắn - Nậm Cắn
      Nghệ An – Xiêng Khoảng     
Quốc tế
     
Nậm Cắn - Nậm Cắn
6
     
Cầu Treo - Nậm Phao
      Hà Tĩnh – Bô-ly-khăm-xay     
Quốc tế
     
Sơn Kim - Nậm Phao
7
     
Cha Lo – Thông Khảm
      Quảng Bình – Khăm-muộn     
Quốc tế
     
Dân Hoá – Na Phậu
8
     
Lao Bảo – Đen Xa Vẳn
      Quảng Trị - Xa-vẳn-nà-khệt     
Quốc tế
     
Lao Bảo – Đen Xa Vẳn
9
     
La Lay – Kriêng
      Quảng Trị-Sa-la-van     
Chính
     
A Ngo – A Soi
10
     
Bờ Y – Giang Giơn
      Kon Tum – At-tạ-pư     
Quốc tế
     
Bờ Y – Giang Giơn
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #97 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 04:17:25 pm »

6. ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI

Do địa hình khu vực biên giới phần lớn là núi cao hiểm trở và kinh tế xã hội kém phát triển nên hệ thống giao thông đi lại qua biên giới còn rất khó khăn và hạn chế. Ngoài một số tuyến đường quốc lộ, còn lại chủ yếu là các đường đất, đường mòn, đường sông rất hạn chế, đường sắt không có.


Một số tuyến đường giao thông chính từ Bắc xuống Nam gồm có:

- Quốc lộ 6 nối Điện Biên với các tỉnh Tây Bắc của Lào như Phông-sa-lỳ, Mường-xay, Luông-pha-băng, qua cửa khẩu Tây Trang.

- Quốc lộ 15 nối liền Thanh Hoá với Sầm-nưa, Luông-pha-băng, Xiêng-khoảng, qua cửa khẩu Na Mèo.

- Quốc lộ 7 nối liền Nghệ An với Xiêng-khoảng, Viêng Chăn qua cửa khẩu Nậm Cắn.

- Quốc lộ 8 nối liền Nghệ An, Hà Tĩnh với Bô-ly-khăm-xay, Khăm- muộn qua cửa khẩu Cầu Treo.

- Quốc lộ 9 nối liền Quảng Trị với các tỉnh trung và hạ Lào như Xa-vẳn-nạ-khẹt, Xa-la-van qua của khẩu Lao Bảo.

- Quốc Lộ 18 B nối liền Kon Tum với Át-tạ-pư, Chăm-pa-xắc qua cửa khẩu Bờ Y.


7. DÂN CƯ, DÂN TỘC

Do điều kiện địa lý tự nhiên giữa hai nước "núi liền núi, sông liền sông", ở khu vực biên giới hai nước có nhiều dân tộc anh em cùng sống chung, có những dân tộc cùng chung một nguồn gốc lịch sử, một tiếng nói, thậm chí có bộ phận cùng chung một tổ tiên sinh ra rồi chia nhau đi tìm đất đai làm ăn nên có quan hệ thân thuộc họ hàng rất thân thiết. Họ sống gần gũi với nhau đến nỗi một đám cháy rừng, một ngọn gió lốc, một cơn nắng hạn, một trận mưa rào đều chịu chung một hậu quả. Những ngày mùa, ngày hội đều cùng nhau vui hưởng, lúc thiếu thốn khó khăn đã cùng nhau chia sẻ ngọt bùi. Do đó có thể nói nhân dân đang cư trú sinh sống ở hai bên đường biên giới Việt Nam - Lào có quan hệ trực tiếp, gần gũi không những về mặt địa lý, phong tục tập quán, nguồn gốc lịch sử mà còn cả về quan hệ kinh tế và quá trình lịch sử của hai dân tộc, hai đất nước. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình phức tạp, khí hậu thời tiết lại rất khắc nghiệt nên nói chung mật độ dân cư trú, sinh sống ở hai bên đường biên giới cả phía Việt Nam và phía Lào đầu rất thưa thớt, có nơi dân ở cách xa đường biên giới tới ba đến bốn ngày đường đi bộ. Mặt khác, trình độ dân trí ở khu vực biên giới đang còn hạn chế, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá còn rất nghèo nàn, còn có nhiều bộ phận dân sống du canh du cư, chưa có ý thức rõ ràng về quốc gia, lãnh thổ, còn mang nặng tư tưởng lạc hậu và nếp sống tự do. Do vậy thực tế đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý bảo vệ đường biên giới và mốc quốc giới cũng như việc tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân biên giới tham gia thực hiện quy chế biên giới chung.


Dân cư sinh sống ở vùng biên giới Việt - Lào chủ yếu là dân tộc thiểu số. Tại vùng núi cao phía Bắc, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc đến thung lũng sông Cả, các nhóm dân tộc chính cực kỳ khác nhau và vô cùng pha trộn. Tộc người A Kha của nhóm Tây Tạng - Miến Điện chiếm các khu vực phía Bắc trước khi bị tộc người Thái thay thế. Phía Nam Điện Biên Phủ là tộc người Mèo (Mán, Dao) và Kha (Môn Khơ-me). Phần còn lại cho đến sông Cả, dân cư chủ yếu là các tộc người Thái (Đỏ Đen, Trắng) và Mèo, tộc người Mèo xuất hiện như những đảo người sống tách biệt trong biển rộng lớn người Thái.


Từ khu vực Quảng Bình đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia chủ yếu là các tộc người Sui, Xơ Đăng và Trâu (Môn Khơ'me) với một số ít tộc người Thái và Kinh sống xen kẽ, khu vực biên giới giáp Quảng Trị có nhiều người Kinh sinh sống. Nhìn chung mật độ dân số trên vùng biên giới rất thấp, mật độ trung bình dưới 10 người/km2.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #98 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 04:23:35 pm »

Chương II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ
CỦA ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO


1. SỰ CHUYỂN DỊCH LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ LÀO QUA CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ

Theo sử sách của ta và của Trung Quốc, đến khoảng đầu thế kỷ XXI, ở trên bán đảo Đông Dương ngày nay có bốn quốc gia đã hình thành(1) (Đại sử ký Biên giới Việt Nam - Lào, quyển 1, Vụ Biên giới phía Tây, ban Biên giới (Bộ Ngoại giao)):

(1) Nước Đại Việt ở phía Bắc và Đông Bắc;

(2) Nước Chiêm Thành ở phía Trung Đông;

(3) Nước Ai-lao ở phía Trung Tây;

(4) Nước Chân Lạp ở phía Nam và Tây Nam.


Ngoài các quốc gia nói trên, còn có một số bộ lạc tồn tại riêng lẻ, tự do, trong đó có bốn bộ lạc lớn là:

(1) Bộ lạc Lão Qua ở về phía Tây Bắc (thuộc Vân Nam - Trung Quốc ngày nay), có đất đai từ Luổng-phạ-băng trở lên đến Bo Keo, Nậm Thà, Phông-sa-lỳ của Lào hiện nay;

(2) Bộ lạc Húa Mường ở giữa bộ lạc Lão Qua và Đại Việt, đất đai là tỉnh Hủa-phăn của Lào hiện nay;

(3) Bộ lạc Bồn Man ở giữa nước Ai-lao và bộ lạc Lục Hoàn với nước Đại Việt đất đai là hai tỉnh Xiêng-khoảng và Khăm-muộn của Lào hiện nay;

(4) Bộ lạc Lục Hoàn ở hai bên sông Mê Công nằm giữa nước Ai-lao với bộ lạc Bồn Man.


Bốn bộ lạc trên, trừ bộ lạc Lão Qua nội thuộc tỉnh Vân Nam của phong kiến Trung Quốc, ba bộ lạc còn lại đều theo chế độ tự trị, chưa hình thành quốc gia hoàn chỉnh và cũng chưa chính thức nội thuộc vào quốc gia nào trong khu vực.


Nước Đại Việt lúc bấy giờ (năm 1054) phía Đông giáp biển và hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc (trong đó có bộ lạc Lão Qua); phía Tây giáp bộ lạc Hùa Mường và bộ lạc Bồn Man; phía Nam giáp nước Chiêm Thành (giới hạn cương vực ở dãy núi Hoành Sơn đến đèo Ngang - phía Nam tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).


Từ đầu thế kỷ XII đến đầu thế' kỷ XIX, lãnh thổ Đại Việt có sự chuyển dịch về phía Tây và Tây Nam. Sử cũ đã ghi chép khá đầy đủ những sự kiện liên quan đến sự chuyển dịch này:


Bộ lạc Bồn Man:

- Năm 1338, Bồn Man và một bộ tộc nhỏ ở Bắc lũng Nậm Ca Đinh có tên là Ngọc Mạ thuần phục Đại Việt (nhà Trần), sau đó lại thuần phục Lạn Xang, quấy nhiễu Đại Việt.

- Năm 1435, vua Lê Thái Tôn bình định Ngọc Mạ, đổi thành phủ Ngọc Mạ sáp nhập vào Đại Việt. Tiếp đến, đánh chiếm lũng Xê Băng Phay Nam, lũng Nậm Ca Đinh và sáp nhập hai lũng này thành châu Trịnh Cao thuộc phủ Ngọc Mạ. Năm 1437, cắt một phần đất của Bồn Man tiếp giáp với phủ Ngọc Mạ đặt thành châu Quỳ Hợp. Năm 1478, sau khi thuần phục Lạn Xang, Lê Thánh Tôn lấy đất còn lại của Bồn Man đặt thành phủ Trấn Ninh gồm bảy huyện.

- Năm 1804, vua Gia Long cắt ba vùng thuộc Thừa tuyên Nghệ An (phủ Ngọc Mạ, phủ Trấn Ninh và châu Quỳ Hợp) cho Quốc vương Lạng Xang để trả công đã giúp Gia Long đánh Tây Sơn. Năm 1827, vua Minh Mệnh lập phủ Trấn Ninh trên đất Trấn Ninh cũ cho thuộc Nghệ An, còn lấy đất Căm Môn, Căm Cớt và Phàm Linh thuộc châu Trịnh Cao của phủ Ngọc Mạ, đổi thành huyện thuộc phủ mới là Trấn Định. Năm 1828, đặt ba huyện Mông Sơn, Thâm Nguyên và Yên Sơn của châu Quỳ Hợp lập thành phủ Trấn Tịnh. Đến năm 1829, khi Lạng Xang bị Xiêm diệt, các tù trưởng phủ Ngọc Mạ, phủ Trấn Ninh và châu Quỳ Hợp chính thức quay trở về nội thuộc Việt Nam. Năm 1832, Minh Mệnh lấy thêm đất Mường đặt thành huyện Liệm cho thuộc phủ Trấn Ninh (lúc này Trấn Ninh đã gồm tám huyện).

Như vậy, đến năm 1829, toàn bộ đất đai của bộ lạc Bồn Man và một số bộ tộc nhỏ ở khu vực này qua nhiều lần tách, nhập đã chính thức được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam.


Bộ lạc Lục Hoàn:

- Năm 1353, khi Phạ Ngừm thống nhất các bộ tộc Lào, lập nước Lạn Xang thì bộ lạc Lục Hoàn vẫn chưa bị sáp nhập vào Lạn Xang.

- Năm 1448, Lục Hoàn xin nội thuộc Đại Việt. Đến đời vua Lê Thánh Tông chia nước thành 12 Thừa tuyên, Lục Hoàn vẫn chỉ được coi là xứ Lục Hoàn Cống Man thuộc Thừa tuyên Nghệ An.

- Năm 1827, Xiêm La đưa quân đánh Lạng Xang, tấn công cả Lục Hoàn Cống Man nhưng đã bị quân của triều đình Nguyễn đánh trả quyết liệt. Để củng cố đất đai lâu dài, Minh Mệnh đã chia đặt đất đai phía Tây thành các huyện, phủ dưới sự quản lý chặt chẽ của trung ương, Lục Hoàn Cống Man được đổi thành phủ Lạc Biên thuộc tỉnh Nghệ An.


Bộ lạc Húa Mường:

- Trước năm 1435, Húa Mường vẫn là một bộ lạc tự do. Từ sau năm 1435, Hùa Mường có lúc nội thuộc nhà Lê, có lúc không. Năm 1448, Lê Thánh Tông đổi Hùa Mường thành Sầm Châu thuộc phủ Thành Đô, Thừa tuyên Thanh Hoá.

- Từ năm 1802 đến 1804, vua Gia Long cắt đất Hùa Mường cho Quốc vương Lạn Xang thu thuế.

- Năm 1827, tù trưởng Húa Mường xin nội thuộc Việt Nam. Minh Mệnh chia đặt Húa Mường thành hai phủ: Phủ Trấn Biên (gồm 4 huyện là Mường Tôn, Mường Lan, Sầm Tộ và Mường Hổ) thuộc vào tỉnh Nghệ An; phủ Trấn Man (gồm 3 huyện là Man Xôi, Sầm Nưa và Trình Cô) thuộc vào tỉnh Thanh Hoá.

Như vậy, đến năm 1829, toàn bộ đất đai của bộ lạc Hùa Mường đã chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #99 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 04:24:19 pm »

Cam lộ Cửu Châu:
- Đất này xưa là miền thượng du của châu Ô thuộc Chiêm Thành. Năm 1306, vua Chiêm Thành dâng đất châu Ô, châu Lý làm hồi môn cho nhà Trần. Nhà Trần lấy vùng thượng du của châu Lý đặt thành hai châu là Thuận Bình và Sa Bôi.

- Đời Lê chia nước thành 12 Thừa tuyên thì hai châu Thuận Bình và Sa Bôi thuộc phủ Triệu Phong, Thừa tuyên Thanh Hoá (sau đó gọi là nguồn Cam Lộ gồm hai châu). Đời Hồng Đức gọi là Cam Lộ Nguyên, châu Thuận Bình tách thành hai châu là Tỉnh Yên và Mường Vang.

- Năm 1802, triều Nguyễn đổi thành đạo Cam Lộ, gồm ba châu là Mường Vang, Sa Bôi, Tỉnh Yên. Đến thời Minh Mệnh lấy thêm bốn nguồn thuế man đặt ra châu Hướng Hoá thuộc đạo Cam Lộ. Năm 1827, sáp nhập châu Hướng Hoá cùng chín châu đều do đạo Cam Lộ cai quản. Năm 1831, đổi đạo Cam Lộ thành phủ, đặt một tri phủ Cam Lộ kiêm lý châu Hướng Hoá và thống hạt chín châu Cống Man. Năm 1834, đổi châu Hướng Hoá thành huyện Hướng Hoá. Năm 1852, phủ Cam Lộ được phiên chế thành chín châu thuộc huyện Thành Hoá, tỉnh Thuận Hoá.


Tây Nguyên(1) ("Gia Lai, Đất Nước, Con Người", Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay (Số tháng 5-1999), tr. 52-60):

Trước khi người Việt mở mang bờ cõi vào phía Nam, vùng đất Tây Nguyên vốn là của châu Thượng Nguyên thuộc nước Chiêm Thành cũ (Chiêm Thành có ba châu là Ô - Lý, Thị - Bi và Thượng Nguyên). Sau Khi chinh phạt Chiêm Thành, đến năm 1471 vua Lê Thánh Tông lấy đất châu Thượng Nguyên chia đặt thành hai xứ Nam Bàn (Côn Man - Lâm Đồng ngày nay) và Hoa Anh (gồm hai bộ lạc Thuỷ Xá và Hoả Xá - các tỉnh Tây Nguyên ngày nay), tấn phong cho con cháu của vua Chiêm cai quản.


Từ năm 1691 đến 1693, chúa Nguyễn lấy hết đất Chiêm Thành còn lại (từ Phan Rang đến Tân Lý) đặt thành phủ Bình Thuận. Từ đây toàn bộ đất đai đồng bằng và trung du của nước Chiêm Thành đã sáp nhập vào Đại Việt, riêng châu Thượng Nguyên chủ yếu là các dân tộc thiểu số nên chúa Nguyễn chỉ đặt ở chế độ thuộc quốc. Đến năm 1751, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh đi kinh lý miền Tây (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà) thì hai bộ lạc Thuỷ Xá và Hoả Xá thuộc xứ Hoa Anh mới về thần phục chúa Nguyễn. Năm 1753, dân xứ Nam Bàn nổi loạn, đánh phá vùng Bình Thuận, chúa Nguyễn sai Nguyễn Cư Trinh đem binh đi dẹp, đến cuối năm 1754 thì dân xứ này mới chịu thần phục chúa Nguyễn.


Để quản lý dân cư và mở rộng quyền lực ở vùng đất duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, các chúa Nguyễn đặt ra một loạt đơn vị hành chính đặc biệt gọi là "nguồn". Chính sách của chúa Nguyễn đối với các "nguồn" ở Tây Nguyên mà cụ thể là với bộ lạc Thủy Xá và bộ lạc Hoả Xá là phủ dụ rồi dần dần lập quyền khống chế. Ví dụ năm 1711, chúa Nguyễn Phúc Chu cử viên thuộc ký thông thạo tiếng nói và phong tục của man dân" đem hàng hoá đi ngược lên phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, tặng quà chiêu dụ được các bộ lạc ở Trà Lai (Jarai) khiến cho dân ấy tuân theo luật thuế của chúa Nguyễn. Bên cạnh việc phủ dụ, thu thuế, mua bán hàng hoá qua lại, các chúa Nguyễn còn tổ chức đặt quân trấn giữ các “nguồn" để bảo vệ biên giới chống lại sự cướp bóc của người Chân Lạp, người Lào và người Xiêm. Ví dụ năm 1697, người Lào quấy rối "nguồn" Hương Bình, chúa Nguyễn sai binh lên dẹp và thu phục thêm hai sách là Man Ala và Abát. Mỗi khi thu phục được đất mới, chúa Nguyễn dùng ngay người "man" cai quản người "man" ở đấy. Chính nhờ những biện pháp rất mềm dẻo và thuyết phục mà các nguồn người man ở Tây Nguyên dần dần hoà nhập vào Việt Nam.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM