Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:21:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310331 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #80 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:51:42 pm »

2) Tháng 12-1992, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng cùng tuyên bố. "Hai bên khẳng định lại những thoả thuận đạt được trong cuộn gặp cấp cao hai nước năm 1991 là thông qua đàm phán hoà bình giải quyết các vấn đề tranh chấp về biên giới lãnh thổ giữa hai nước". Lãnh đạo hai nước quyết định: "đồng thời với việc tiếp tục đàm phán cấp chuyên viên sẽ sớm bắt đầu đàm phán cấp Chính phu”.

Thực hiện thoả thuận trên, đợt đàm phán lần thứ tư bắt đầu diễn ra qua hai vòng họp cấp Vụ trưởng, vòng I họp tại Bắc Kinh từ ngày 12 đến ngày 17-10-1992, vòng II họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18-2- 1993. Trong đợt đàm phán này, hai bên chuẩn bị xong dự thảo Thoả thuận, được lãnh đạo hai nước phê duyệt. Đến ngày 19-10-1993, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao hai nước đã ký "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa". Trong Thoả thuận này, hai bên đề ra mục tiêu đàm phán để giải quyết ba vấn đề là xác định đường biên giới trên đất liền, phân định vịnh Bắc Bộ và tìm ra một giải pháp lâu dài cho vấn đề trên biển. Thoả thuận này gồm ba phần, với những nội dung chủ yếu sau:

Phần I quy định những nguyên tắc cơ bản mà hai bên sẽ tuân thủ khi giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ:

Thông qua thương lượng giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới lãnh thổ.

Trong khi đàm phán giải quyết vấn đề, hai bên sẽ không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.

Hai bên căn cứ vào tiêu chuẩn và nguyên tắc pháp luật quốc tế được công nhận và tham khảo thực tiễn quốc tế để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.

Phần II nêu ra một loạt các nguyên tắc quan trọng liên quan đến cách thức giải quyết vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Một là, Việt Nam và Trung Quốc đồng ý căn cứ vào Công ước ngày 26-6-1887 và Công ước ngày 20-6-1895, các biên bản và bản đồ hoạch đỉnh, phân giới kèm theo cũng như các mốc giới cắm đúng quy định để xác định lại đường biên giới.

Hai là, hai bên trao trả cho nhau vô điều kiện các khu vực do hai bên quản lý quá đường biên giới được hoạch định. Đối với một số vùng cá biệt hai bên có thể xem xét điều chỉnh nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý biên giới trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, công bằng, hợp lý.

Ba là, đường biên giới trên sông, suối sẽ được giải quyết theo pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Bốn là, hai bên sẽ lập nhóm công tác liên hợp (cấp chuyên viên) để đàm phán giải quyết. Sau khi giải quyết xong các khu vực có nhận thức khác nhau thì sẽ soạn thảo để trình ký hiệp ước về biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Phần III nêu ra các nguyên tắc liên quan đến phân định vịnh Bắc Bộ.

Hai bên đồng ý áp dụng luật biển quốc tế và tập quán quốc tế để đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ. Tuân theo nguyên tắc công bằng và hoàn cảnh hữu quan trong vịnh Bắc Bộ để đi đến một giải pháp công bằng.
Hai bên sẽ lập nhóm công tác hên hợp phân định để xác định đường biên giới trong vịnh Bắc Bộ, dự thảo và trình đại diện toàn quyền hai nước ký hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ.


Tóm lại, bản Thoả thuận đã đề ra các nguyên tắc, cách thức để giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển giữa hai nước. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra một nền tảng căn bản để sau này các bên trong quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ phải tuân theo những tiêu chí đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thoả thuận, góp phần phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện giữa hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc đã nêu trong khoản 1 phần I: Thoả thuận này là: "Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình".
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 08:10:03 pm gửi bởi ptlinh » Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #81 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:54:54 pm »

2.3. Đàm phán ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999

Thực hiện Thoả thuận về nguyên tắc năm 1993, từ năm 1994 đến cuối năm 1999, hai bên tiến hành 6 vòng đàm phán cấp Chính phủ và 16 vòng đàm phán ở cấp Nhóm công tác liền hợp, 3 vòng họp Nhóm soạn thảo Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Hai bên thành lập Nhóm công tác liên hợp (Nhóm chuyên viên) để đàm phán. Từ năm 1994, Nhóm công tác liên hợp đã xúc tiến các cuộc đàm phán giải quyết các vấn đề cụ thể về biên giới.

Vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết là xây dựng hoặc lựa chọn bộ bản đồ địa hình làm cơ sở thể hiện đường biên giới theo Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895. Hai bên thống nhất tiến hành việc thể hiện biên giới theo Công ước Pháp - Thanh lên bản đồ theo quan điểm và nhận thức của mỗi bên về vị trí đường biên giới. Thực tế là hai bên tự xác định "đường biên giới chủ trương" của mình rồi cùng nhau trao đổi. Phía Việt Nam đã đề nghị hai bên cùng đo vẽ lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 ở khu vực biên giới, trên cơ sở đó sẽ thể hiện đường biên giới chủ trương để làm cơ sở đàm phán.


Thực tế tại thời điểm này phía Việt Nam chưa có một bộ bản đồ địa hình hoàn chỉnh nào bao trùm toàn bộ chiều dài biên giới hai nước (mọi tỷ lệ). Các loại bản đồ khu vực biên giới hiện có thì có độ chính xác không cao. Phía Trung Quốc đồng ý tỷ lệ bản đồ địa hình để thể hiện đường biên giới là tỷ lệ 1/50.000 và để tiết kiệm thời gian, Trung Quốc sẽ trao cho phía Việt Nam bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 hiện có, nếu phía Việt Nam chấp nhận thì sẽ lấy bộ bản đồ đó để thể hiện đường biên giới chủ trương của mỗi bên và coi bộ bản đồ này là bộ bản đồ công tác của hai bên.


Sau khi nhận bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 của Trung Quốc, các cơ quan kỹ thuật của Việt Nam đã kiểm tra và đối chiếu địa hình thực tế và kiến nghị có thể sử dụng bộ bản đồ này làm bộ bản đồ công tác giữa hai bên.


Về phần địa danh trên bản đồ, phía Việt Nam đề nghị sẽ tiến hành hiệu chỉnh phần địa danh phía Việt Nam bằng tiếng Việt và kết quả giải quyết biên giới lãnh thổ giữa hai nước sẽ thể hiện trên bản đồ đã được phía Việt Nam hiệu chỉnh địa danh.


Ngày 30-6-1994, hai bên đã trao cho nhau bộ bản đồ thể hiện đường biên giới chủ trương do mỗi bên tự xác định trên cơ sở căn cứ vào việc giải thích các Công ước Pháp - Thanh. Qua đối chiếu, phần lớn đường biên giới chủ trương của hai bên trùng khớp với nhau. Các khu vực khác biệt không nhiều, gồm ba loại: Loại A là các khu vực khác nhau do lỗi kỹ thuật; loại B là các khu vực cả hai bên cùng chưa vẽ tới; loại C là các khu vực khác nhau do hai bên có quan điểm khác biệt. Cụ thể:

Trong tổng chiều dài 1.406 km đường biên giới thì đường chủ trương của hai bên trùng khớp nhau gần 900 km, tức là không có tranh chấp (chiếm khoảng 67% tổng chiều dài đường biên giới bộ giữa hai nước). Còn lại khoảng 506 km (33%) đường biên giới còn có sự khác biệt giữa hai bên, gồm 289 khu vực, cụ thể:

+ Loại A có 74 khu vực do hai bên vẽ chồng lấn lên nhau (gọi là các khu vực do lỗi kỹ thuật, tổng diện tích khoảng 1,87 km2).

+ Loại B có 51 khu vực do cả hai bên đều chưa vẽ tới (tạo thành vùng bỏ trắng, với tổng diện tích khoảng 3,062 km2).

+ Loại C có 164 khu vực do hai bên có nhận thức khác nhau, có tranh chấp, tổng diện tích khoảng 227 km2.

Tổng diện tích các khu vực loại A và loại B không lớn (chỉ khoảng 5 km2). Hai bên chủ yếu tập trung vào bàn giải quyết các khu vực C (tổng diện tích rộng khoảng 227 km2).

Trong đàm phán, đối với các khu vực loại A và các khu vực loại B, hai bên thống nhất giải quyết khá nhanh. Riêng các khu vực loại C, do quan điểm của hai bên khác nhau và còn có một số khu vực đang có tranh chấp ở trên thực địa nên giải quyết khó khăn.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 08:10:14 pm gửi bởi ptlinh » Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #82 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:58:20 pm »

Đến vòng họp 12 của Nhóm công tác liên hợp (từ ngày 26-5-1998 đến ngày 5-6-1998), hai bên đã hoàn thành việc đối chiếu sơ bộ hướng đi của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc đối với 164 khu vực C nói trên. Qua đối chiếu sơ bộ thì thấy việc giải quyết các khu vực này không thể giải quyết được theo thẩm quyền của Nhóm. Vì vậy hai bên nhất trí báo cáo lên cấp trên giải quyết. Theo đó, trong cuộc họp vòng VI cấp Chính phủ, hai bên đã thoả thuận phân loại 164 khu vực C thành ba loại và thống nhất nguyên tắc giải quyết đối với từng loại cụ thể như sau:

Lấy các Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và năm 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định và cắm mốc biên giới kèm theo cũng như các mốc giới cắm theo quy định làm căn cứ để đối chiếu và phân các khu vực hai bên có nhận thức khác nhau thành loại "rõ ràng" và loại “không rõ ràng" để giải quyết theo hướng:

+ Loại rõ ràng thì căn cứ vào các quy định của hai Công ước Pháp - Thanh để giải quyết, nếu bên nào giải quyết quá thì trao lại cho bên kia.

+ Loại không rõ ràng thì sử dụng tổng hợp các yếu tố khác nhau (lịch sử, quản lý, địa hình, bản đồ lịch sử, mốc giới, tiện lợi cho quản lý) để giải quyết theo tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, công bằng, hợp lý.

Các khu vực dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời thì duy trì cuộc sống ổn định của dân cư.

Đối với những đoạn biên giới theo sông, suối, những đoạn đã được hai công ước Pháp - Thanh quy định rõ ràng thì theo hai Công ước, còn những đoạn chưa được hai Công ước quy định rõ ràng thì giải quyết theo những nguyên tắc của pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế, cụ thể là:

+ Đường biên giới trên các đoạn sông, suối, tàu, thuyền đi lại được thì theo trung tâm luồng chính tàu thuyền qua lại.

+ Đường biên giới trên các đoạn sông, suối tàu thuyền không đi lại được thì đi theo trung tâm của dòng chảy hoặc dòng chính.

Đối với các khu vực có pháo đài lịch sử của các bên thì giải quyết trên cơ sở tôn trọng quyền của bên hữu quan đối với các pháo đài đó.

Cũng trong cuộc họp vòng VI cấp Chính phủ, hai bên thoả thuận thúc đẩy nhanh cường độ đàm phán, số lần đàm phán để hoàn thành việc đối chiếu xử lý 164 khu vực C tuần tự từ Tây sang Đông để có báo cáo kết luận cuối cùng lên cuộc họp vòng VII cấp Chính phủ vào năm 1999 để thực hiện quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước là sẽ ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc trước năm 2000.


Thực hiện quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước, Nhóm công tác liên hợp về biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã tập trung lực lượng, thời gian cùng nhau nghiên cứu đề xuất các giải pháp trình lãnh đạo các cấp giải quyết dứt điểm các vấn đề.


Theo các nguyên tắc đã đạt được trên đây, các vấn đề lần lượt được hai bên tháo gỡ, giải quyết. Hai bên đã cơ bản giải quyết xong toàn bộ các khu vực có nhận thức khác nhau và thống nhất được một đường biên giới duy nhất được thể hiện trên bản đồ, trong đó có bốn khu vực đường biên giới còn vẽ nét đứt (186, 188, 189, 289) sẽ giải quyết sự quy thuộc cồn bãi theo nguyên tắc sông, suối khi hai bên tiến hành phân giới, cắm mốc.


Đối với các khu vực loại C, là những khu vực phức tạp, nhạy cảm, hai bên đã tập trung nhiều thời gian đàm phán giải quyết, kết quả cụ thể như sau: Trong 164 khu vực (với tổng diện tích thực tế là 225,4 km2), quy thuộc cho Việt Nam khoảng 110,6 km2, quy thuộc cho Trung Quốc khoảng 114,8 km2. Về số lượng khu vực đã giải quyết có 46 khu vực theo đường biên giới chủ trương của Việt Nam, 44 khu vực theo đường chủ trương của Trung Quốc và 70 khu vực theo địa hình và thực tế quản lý. Trong đó có 18 khu vực gắn với đường chủ trương của Việt Nam, 21 khu vực gắn với đường chủ trương của Trung Quốc, 31 khu vực theo đường "đại để chia đôi" trên cơ sở đường chủ trương của cả hai bên.


Đối với một số ít khu vực dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời thì duy trì ổn định cuộc sống của dân cư, kể cả ở khu vực dân cư Việt Nam ở giữa đường biên giới pháp lý.

Các khu vực sông, suối được giải quyết theo các nguyên tắc đã nêu ở trên và trong Hiệp ước sau này cũng chỉ ghi nguyên văn các nguyên tắc đó.

Đối với các pháo đài của chính quyền Pháp và nhà Thanh thì của bên nào, thuộc bên đó. Đối với các điểm cao có chốt quân sự Trung Quốc đóng sau năm 1979, giải pháp đạt được là: Phù hợp với quy định của Công ước Pháp - Thanh, các điểm cao nằm trong lãnh thổ Việt Nam được trả lại cho Việt Nam, còn đối với các điểm cao nằm trên đường biên giới thì đường biên giới đi qua chúng, theo luật pháp quốc tế không bên nào được phép đóng quân trên đường biên giới. Riêng ở khu vực 74C thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (có bốn chốt quân sự của Trung Quốc) thì đường biên giới đi theo đường chủ trương của Việt Nam, chỉ tránh một phần nhỏ (khoảng 0,77 ha) đối với một đỉnh cao.


Khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (khu vực 249 C) bao gồm cột km số 0 điểm nối ray đường sắt được giải quyết như sau: ở khu vực cửa khẩu biên giới đi qua cột km số 0; ở khu vực đường sắt biên giới đi qua phía Bắc điểm nối ray và "nhà mái bằng" mà phía Trung Quốc xây tháng 5 năm 1992 khoảng 148 m (tức là điểm nối ray, "nhà mái bằng" đề nằm ở phía Việt Nam).
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 08:10:28 pm gửi bởi ptlinh » Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #83 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 08:00:37 pm »

Từ năm 1998, đồng thời với việc đàm phán giải quyết các khu vực có nhận thức khác nhau, hai bên xúc tiến ba vòng đàm phán tập trung soạn thảo Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Tại các cuộc họp vòng I và vòng II của Nhóm soạn thảo Hiệp ước, hai bên đã cơ bản thống nhất được khung pháp lý của Hiệp ước gồm 8 điều, trong đó riêng điều II được quy định để mô tả hướng đi của đường biên giới và phân chia biên giới thành 61 đoạn, thống nhất được 62 giới điểm.


Tại cuộc họp vòng III, trên cơ sở kết quả đạt được của Nhóm công tác liên hợp và đường biên giới được hai bên thống nhất trên bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000. Nhóm soạn thảo Hiệp ước đã hoàn thành toàn bộ việc soạn thảo văn bản Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.


Ngày 30-12-1999, Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đại diện Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đường Gia Triền, đại diện Chính phủ Trung Quốc cùng nhau ký kết tại Hà Nội.


Nội dung của Hiệp ước gồm Phần mở đầu và 8 điều khoản, trong đó có 7 điều mang tính nguyên tắc chung và một điều mô tả chi tiết hướng đi của đường biên giới (Điều II). Những nội dung chủ yếu của Hiệp ước là:

Phần mở đầu của Hiệp ước đã khẳng định mục đích của việc ký kết hiệp ước này là nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, xây dựng đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thành biên giới hoà bình, ổn định và bền vững mãi mãi trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình.

Điều I xác định cơ sở để hai bên giải quyết vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới đất liền giữa hai nước là dựa vào các Công ước lịch sù về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc (Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và năm 1895), các nguyên tắc pháp luật quốc tế được công nhận và các thoả thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Việc hai bên lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt nam và Trung Quốc làm cơ sở để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước đã thể hiện sự thừa nhận của hai nước đối với tính pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã được hoạch định trong hai Công ước trên.

Điều II là điều khoản quan trọng nhất và cũng là điều khoản dài nhất của Hiệp ước. Điều này mô tả chi tiết, cụ thể hướng đi của đường biên giới.

Đường biên giới được mô tả trong Điều II cơ bản như đường biên giới đã được chính quyền Pháp và nhà Thanh hoạch định trước đây, tức là đi theo đường phân thuỷ, theo sống núi, theo sông, suối hoặc theo các dạng địa hình đặc trưng khác.

Phân chia toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc thành 61 đoạn có chung tính chất về địa hình, được xác định bằng 62 giới điểm, đánh số từ giới điểm số 1 đến số 62 theo hướng từ Tây sang Đông, trong đó:

Có 21 giới điểm có độ cao xác định.
 
Có 19 giới điểm ở giữa sông, suối biên giới.

Có 9 giới điểm ở hợp lưu sông, suối.

Có 5 giới điểm ở khe núi, đỉnh núi.

Còn lại là các giới điểm ở các địa điểm khác (như giữa đường giao thông, bằng khoảng cách bởi điểm cao xác định).


Trừ giới điểm số 62 là điểm cắt của trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại được của sông Ka Long với đường đóng cửa sông cũng là điểm tiếp nối đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Còn lại từ giới điểm số 1 đến giới điểm số 61 đều được mô tả xác định vị trí trên cơ sở các điểm chuẩn ở gần đường biên giới, mỗi giới điểm được xác định bằng ba điểm chuẩn nằm trong lãnh thổ hai nước (thông thường là ở giới điểm này có một điểm chuẩn nằm trên lãnh thổ Việt Nam và hai điểm chuẩn nằm trên lãnh thổ Trung Quốc thì ở giới điểm khác sẽ có một điểm chuẩn nằm trên lãnh thổ T rung Quốc và hai điểm chuẩn nằm trên lãnh thổ Việt Nam). Theo đó, các điểm chuẩn có độ cao xác định với tổng số 183 điểm trong đó có 96 điểm trong lãnh thổ Việt Nam và 87 điểm trong lãnh thổ Trung Quốc.


Ngoài ra, Hiệp ước còn mô tả đường biên giới đi qua 496 điểm có độ cao xác định. Tổng số các điểm chưa có độ cao xác định nêu trong Hiệp ước là 679 với độ cao thấp nhất là 100 m, cao nhất là trên 2.000 m.

Điểm cực Đông của đường biên giới đất hến giữa hai nước là điểm gặp nhau giữa đường trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại được của sông Bắc Luân với điểm tiếp nối của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam và Trung Quốc. Điểm cực Tây là vị trí ngã ba biên giới ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào.


Những cồn bãi trên sông, suối đã được xác định thuộc bên này hoặc bên kia thì được thể hiện trên bản đồ kèm theo Hiệp ước, đồng thời lời văn hiệp ước cũng khẳng định rõ là những cồn bãi nằm hai bên đường đỏ trên bản đồ làm theo hiệp ước đã được quy thuộc.


Toàn bộ đường biên giới được thể hiện trên bộ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 gồm 34 mảnh có chữ ký của đại diện toàn quyền hai nước, là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước.

Việc thống nhất mô tả đường biên giới giữa hai nước theo Điều II của Hiệp ước này cho thấy hai bên đã có nhận thức giống nhau về đường biên giới khi hoạch định giữa hai nước. Điều này có nghĩa là trong khoảng 1.350 km đường biên giới đã được hoạch định trong hai Công ước Pháp - Thanh, ngoài hai phần ba đường biên giới (khoảng 900 km) hai bên đã thống nhất thì còn khoảng một phần ba đường biên giới hai bên có nhận thức khác nhau nhưng đã được giải quyết xong. Việc giải quyết này dựa vào thoả thuận mà hai bên đạt được trong quá trình đàm phán từ năm 1993 đến năm 1999.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 08:10:38 pm gửi bởi ptlinh » Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #84 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 08:01:34 pm »

Điều III quy định rằng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa sẽ cùng với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào xác định chính xác điểm gặp nhau của đường biên giới giữa ba nước.

Điều IV quy định vùng trời (biên giới trên không và vùng lòng đất (biên giới lòng đất) giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định dựa trên mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới trên đất hến giữa hai nước nói tại điều II của Hiệp ước này.

Điều V quy định nguyên tắc xác định đường biên giới theo sông, suối: Đối với những đoạn lấy sông, suối làm biên giới thì ở những đoạn sông, suối tàu thuyền không đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy hoặc của dòng chảy chính; ở những đoạn sông, suối tàu thuyền đi lại được, đường biên giới đi theo luồng chính tàu thuyền đi lại được. Việc xác định chính xác vị trí của đường biên giới theo sông, suối cũng như tiêu chẩn để xác định sẽ được hai bên tiến hành khi phân giới cắm mốc.

Trong phần cuối của Điều V khẳng đinh mọi sự thay đổi xảy ra đối với sông, suối biên giới đều không làm thay đổi hướng đi của đường biên giới, không ảnh hưởng đến vị trí của đường biên giới giữa hai nước trừ khi hai bên có thoả thuận khác.

Điều VI của Hiệp ước quy định việc hai bên thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc, với nhiệm vụ:
Tiến hành phân giới và cắm mốc, cụ thể là xác định vị trí chính xác của đường sống núi, đường phân thuỷ, trung tuyến dòng chảy, dòng chảy chính, luồng chính tàu, thuyền đi lại và các đoạn đường biên giới khác.
Xác định rõ sự quy thuộc của các cồn bãi trên sông, suối.

Cùng nhau cắm mốc giới trên thực địa.

Soạn thảo Nghị định thư về biên giới đất liền giữa hai nước.

Vẽ bộ bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư thể hiện hướng đi của đường biên giới và vị trí các mốc giới trên toàn tuyến biên giới để hai Chính phủ ký kết.

Sau khi có hiệu lực, Nghị định thư sẽ trở thành một bộ phận không tách rời của Hiệp ước và bộ bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư sẽ thay thế bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước.

Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc bắt đầu công việc ngay sau khi Hiệp ước có hiệu lực và chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư và bản đồ chi tiết đính kèm về đường biên giới trên đất liền giữa hai nước được ký kết và có hiệu lực.

Điều VII của Hiệp ước quy định về việc ký kết một hiệp định về quy chế quản lý biên giới giữa hai nước thay thế cho Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày 07 tháng 11 năm 1991.
Điều VIII là điều khoản cuối cùng của Hiệp ước quy định về thời gian bắt đầu có hiệu lực của Hiệp ước là kể từ ngày hai bên trao đổi các văn kiện phê chuẩn.


Tóm lại, Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự tuân thủ và áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế của Việt Nam và Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa hai nước. Hiệp ước đã giải quyết toàn bộ, không để lại khu vực tranh chấp nào, những khu vực mà trước đây hai nước có nhận thức khác nhau cũng được giải quyết một cách thoả đáng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với nguyên tắc pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế.


Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ký năm 1999 tại Hà Nội là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc. Với Hiệp ước này, lần đầu tiên trong quan hệ hai nước, Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết dứt điểm được một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp nhất do lịch sử để lại và cũng là một trong ba vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc (vấn đề biên giới trên đất liền, vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ, vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Việc xác định rõ ràng hơn đường biên giới trên đất liền tạo điều kiện quản lý và duy trì ổn định vùng biên giới, biến biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, góp phần tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước. Hiệp ước biên giới Việt - Trung năm 1999 còn là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết và tiến tới loại trừ những mầm mống nảy sinh tranh chấp trong tương lai, đảm bảo sự ổn định bền vững lâu dài của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc.


Việc ký kết Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là một bước tiến rất quan trọng của cả hai nước. Cái được lớn nhất là từ nay giữa hai nước có một đường biên giới rõ ràng và ổn định. Hiệp ước đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, trước hết là nhân dân vùng biên giới và đáp ứng yêu cầu gìn giữ hoà bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á. Sau Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Lào năng 1977 và Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia năm 1985, Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc 1999 đã hoạch định xong tuyến biên giới trên đất liền cuối cùng nhưng lại là tuyến biên giới quan trọng nhất của Việt Nam, khẳng định trên thực tế thoả thuận 16 chữ vàng giữa hai Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc là xây dựng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Hiệp ước là thắng lợi của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, tạo điều kiện xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định và bền vững lâu dài, mở ra bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Trung cũng như tập trung xây dựng đất nước. Hiệp ước đánh dấu bước mở đầu và thể hiện rõ quyết tâm của hai Đảng, hai Chính phủ, hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc trong việc giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả các vấn đề biên giới lãnh thổ còn tồn đọng trong quan hệ hai nước. Đồng thời, hiệp ước này phản ánh xu thế chung của thời đại và đóng góp vào việc khẳng định các nguyên tắc chung của luật quốc tế: đàm phán hoà bình giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ; không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Hiệp ước góp phần củng cố hoà bình, an ninh trong khu vực, khẳng định vai trò của hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong đảm bảo hoà bình, ổn định của khu vực cũng như trong phạm vi thế giới.


Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ là giai đoạn đầu - giai đoạn hoạch định. Để có một đường biên giới thực sự hoàn chỉnh, rõ ràng, hai nước còn phải tiếp tục thực hiện công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Đây là công việc khó khăn, phức tạp, gian nan, đòi hỏi không ít thời gian, nhân lực, vật lực phải làm việc nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao. Hiện nay, cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, phương tiện kỹ thuật và đang phối hợp chặt chẽ với nhau tiến hành công tác này. Trong tương lai gần, giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ có một đường biên giới quốc tế trên đất liền hoàn chỉnh.


Ngày 9-6-2000, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định phê chuẩn "Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa". Trước đó, ngày 29-4-2000, Uỷ ban Thường vụ Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra quyết định về việc phê chuẩn và Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã phê chuẩn Hiệp ước này.


Ngày 6-7-2000, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Bắc Kinh), hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới Việt Nam và Trung Quốc được sự uỷ nhiệm của Chủ tịch nước mình, đã tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước và cùng ký biên bản trao đổi văn kiện phê chuẩn.
Như vậy, phù hợp với Điều VIII của Hiệp ước, kể từ ngày 6- 7- 2000, "Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" đã chính thức có hiệu lực thi hành.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 08:10:57 pm gửi bởi ptlinh » Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #85 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 09:51:17 am »

3. ĐÀM PHÁN VỀ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Sau khi Hiệp ước được Quốc hội hai nước phê chuẩn và có hiệu lực thi hành từ tháng 7-2000, Việt Nam và Trung Quốc đã thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới đất liền để tiến hành phân giới và cắm mốc giới trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa hai nước (gồm 12 đoạn biên giới được đánh số theo chiều từ Tây sang Đông với 1.373 vị trí mốc tương ứng 1.532 cột mốc - 1.246 mốc đơn, 95 mốc đôi, 32 mốc ba và 01 mốc ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung). Công việc này được chính thức triển khai từ năm 2001, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008(1) (Điểm 5 Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ ngày 18 đến ngày 22-7-2005).


3.1. Các nguyên tắc cơ bản của phân giới, cắm mốc biên giói đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Công việc hoạch định và phân giới cắm mốc thường phải do hai quốc gia hữu quan (có chung đường biên giới) cùng tiến hành theo những nguyên tắc, thủ tục, phương pháp phù hợp nguyên tắc pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế. Hoạch định biên giới là việc hai bên thương lượng về vị trí và hướng đi của đường biên giới, thể hiện rõ tính chính trị và pháp lý của đường biên giới. Phân giới cắm mốc là việc cụ thể hoá đường biên giới đã được hoạch định ở trên thực địa, tức là hai bên cùng nhau di phân vạch cụ thể đường biên giới, đánh dấu rõ ràng, chính xác đường biên giới đã được phân vạch ở thực địa và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phân giới, cắm mốc. Nói cách khác, phân giới cắm mốc là một công tác mang tính chất kỹ thuật để thi hành kết quả hoạch đỉnh biên giới. Xuất phát từ tính chất đó, khi tiến hành phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

1) Hai bên cùng tiến hành việc phân giới, cắm mốc (nguyên tắc song phương)
Biên giới quốc gia là ranh giới chung, của chung hai quốc gia láng giềng liền kề nhau. Vì vậy, việc giải quyết các công việc về biên giới quốc gia giữa các quốc gia dốc lập có chủ quyền nhất thiết phải do cả hai quốc gia có chung đường biên giới tiến hành. Việc này phải được thực hiện trong cả quá trình xác định nguyên tắc, hoạch định và phân giới, cắm mốc. Các kết quả đạt được dù ở mức độ, tính chất như thế nào, thì đều phải được hai bên cùng đánh giá, cùng kết luận và xác nhận. Không bên nào được đơn phương tiến hành bất kỳ một công việc gì liên quan đến công tác phân giới cắm mốc (trừ trường hợp giữa hai bên có thoả thuận phân công cho một bên tổ chức thực hiện trên lãnh thổ bên đó). Theo đó, việc phân giới cắm mốc phải do hai bên tiến hành bao gồm những nội dung sau:

- Xác định thủ tục pháp lý và phương pháp kỹ thuật tiến hành phân vạch từng đoạn biên giới;

- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện;

- Thiết kế một hệ thống mốc quốc giới;

- Cắm từng cột mốc tại thực địa;

- Giải quyết và kết luận những vấn đề phát sinh;

- Ghi nhận kết quả của việc phân giới, cắm mốc ở từng đoạn biên giới và toàn tuyến biên giới.

Để thực hiện các nội dung nêu trên, hai bên cần phải thành lập một tổ chức song phương để đàm phán và tổ chức phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới. Tổ chức song phương này thường được gọi là Uỷ ban liên hợp về phân giới, cắm mốc biên giới. Ngày 29-11-2000, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc.


2) Đường biên giới được phân vạch trên thực địa phải phù hợp với đường biên giới đã được hoạch định
Hiệp ước hoạch định biên giới là văn bản pháp lý có giá trị pháp lý cao nhất làm cớ sở cho việc phân giới, cắm mốc trên thực địa. Vì vậy, công việc phân giới cắm mốc bắt buộc phải phù hợp với quy định của Hiệp ước, Tức là đường biên giới được phân vạch trên thực địa phải phù hợp với đường biên giới đã được mô tả trong Hiệp ước hoạch định biên giới.


Trong thực tiễn, nếu trong quá trình hoạch định có sai sót hoặc chưa chính xác hay chưa rõ ràng, thì trong quá trình phần giới hai bên có thể thoả thuận điều chỉnh, sửa đổi những bất hợp lý nhỏ. Tuy nhiên, về nguyên tắc, mọi sự đàm phán thương lượng về điều chỉnh bổ sung kết quả hoạch định đều phải được báo cáo và có ý kiến nhất trí của Uỷ ban liên hợp với sự uỷ quyền của Chính phủ hai bên hữu quan. Những vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới có liên quan đến biên giới lãnh thổ vượt quá thẩm quyền của Uỷ ban liên hợp đều phải được báo cáo Chính phủ hai bên xem xét quyết định. Trường hợp cần phải được bàn lại về vị trí đường biên giới và hướng đi của đường biên giới, xem xét lại việc phân chia đất đai ở khu vực biên giới nhất thiết phải do hai Chính phủ quyết định và phải thống nhất trong một hiệp ước bổ sung về hoạch định biên giới.


3) Phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, khoa học
Khi tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới phải chính xác, khách quan, khoa học. Điều này đòi hỏi người làm công tác phân giới cắm mốc phải có đủ trình độ, kinh nghiệm để nhận biết các đặc trưng địa hình trên thực địa, xác định chính xác vị trí của đường biên giới qua các dạng địa hình và các khu vực có khó khăn phức tạp về tự nhiên và xã hội.


4) Đường biên giới được vạch ra phải là một thể thống nhất liên tục các mốc quốc giới được cắm phải đúng các vị trí là một hệ thông thống nhất
Theo đó, việc phân vạch đường biên giới trên toàn tuyến phải tuân thủ phương pháp, quy trình và quy phạm kỹ thuật thống nhất thông qua việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp để thực hiện có hiệu quả theo đúng thoả thuận. Các mốc giới phải được xây dựng đúng vị trí và đúng quy cánh đã được quy định theo các nguyên tắc được hai bên xác định thống nhất trên toàn tuyến biên giới.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #86 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 09:52:33 am »

3.2. Yêu cầu công tác phân giới, cắm mốc biên giói Việt Nam - Trung Quốc

Công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới là một công tác rất quan trọng. Do đó việc tiến hành công tác này và kết quả đạt được phải đạt được những yêu cầu cơ bản của xác lập đường biên giới:

1) Đường biên giới trên thực địa phải được phân giới chính xác, cụ thể, rõ ràng, hoàn chỉnh và được đánh dấu bằng một hệ thống mốc giới đầy đủ chính quy và bền vững. Theo đó:

- Đường biên giới giữa hai quốc gia trên thực địa phải được hai bên đến tận nơi và xác định tại chỗ bằng các phương pháp kỹ thuật chính xác nhất có thể được. Theo đó, đường biên giới phải được xác định:

+ Rõ ràng, không mập mờ, bằng thị giác mọi người có thể nhìn thấy được, biết được phạm vi và giới hạn lãnh thổ của mỗi bên.

+ Liên tục, không ngắt quãng, không để còn các khu vực chưa được xác định hoặc mới chỉ được xác định chung chung.


Đây là một công việc khó khăn vì biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đi qua các địa hình phức tạp, núi cao, rừng rậm hoặc đồng bằng, nhiều khu vực không có đủ các yếu tố địa hình, địa vật dễ nhận biết. Do đó, để thuận tiện cho việc phân giới, cắm mốc cũng như quản lý biên giới sau này, ngay từ khi hoạch định, những người làm công tác hoạch định đã phải tính đến điều này để xác định hướng đi của đường biên giới (như theo sống núi, theo sông, suối, theo đường thẳng...) bảo đảm hợp lý nhất và thuận tiện nhất cho bước phân giới cắm mốc. Nhiều khi sau khi phân giới cắm mốc xong, hai bên phải tạo ra những dấu hiệu dễ nhận biết (đường rào, bờ đê, đường nước, đường phát quang xuyên rừng...). Tuy nhiên, trong thực tế có những đoạn biên giới đi thông tuyến quá khó khăn, những khu vực không thể đi thông tuyến được mà địa hình thể hiện trên bản đồ rõ ràng thì hai bên có thể thoả thuận phân giới trên bản đồ. Cũng có trường hợp địa hình trên bản đồ và địa hình ở thực địa không khớp nhau, việc đo đạc, đọc bản đồ và đo xác định vị trí thực tế của đường biên giới phải làm rất tỉ mỉ, cụ thể và phải có quy định chi tiết việc bổ sung, điều chỉnh địa hình, địa vật địa danh lên bản đồ hoặc đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn ở khu vực đó để thể hiện đường biên giới.

- Hệ thống mốc quốc giới phải đủ về số lượng để đảm bảo đánh dấu chính xác vị trí của toàn bộ đường biên giới. Các mốc giới phải được xây dựng bền vững, chắn chắn ở các vị trí cần thiết và có quy cách hợp lý, dễ nhận biết, bảo đảm tính trang nghiêm, mỹ thuật và thống nhất trên toàn tuyến biên giới. Để đáp ứng yêu cầu bền vững của mốc giới, phải sử dụng vật liệu làm thân mốc, đế mốc có chất lượng cao nhất, ổn định nhất. Để đáp ứng yêu cầu trang nghiêm, thẩm mỹ phải thiết kế hình dáng mốc, chữ viết, phù hiệu trên thân mốc rõ ràng, cân đối, dễ nhận biết. Để thuận tiện cho quản lý, mốc giới phải có mầu sắc và kích thước phù hợp. Để đảm bảo tính thống nhất trên toàn tuyến, phải thiết kế mốc, sản xuất các loại mốc cắm được ở khu vực núi cao, địa hình hiểm trở, vận chuyển khó khăn, khu vực dễ ngập lụt, dễ bị che khuất.

Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế, xã hội và quan hệ dân cư ở khu vực biên giới, khả năng kỹ thuật và hoàn cảnh kinh tế, hai bên có thể thống nhất xây dựng bổ sung các công trình khác để xác định vị trí đường biên giới, như: Làm hàng rào, làm dải phát quang hoặc bỏ trống đất không canh tác, làm bờ đường bê tông liên tục hoặc đứt quãng...


2) Giải quyết tốt vấn đề dân cư và tài sản của công dân hoặc của quốc gia của hai bên phát sinh trong quá trình phân giới cắm mốc

Khi tiến hành phân vạch đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể sẽ phát sinh vấn đề dân cư và vấn đề tài sản của công dân hoặc của quốc gia. Tại những khu vực mà đường biên giới chính thức được giải quyết khác với đường biên giới quản lý trên thực tế trước đây của hai bên sẽ phải bàn giao cho nhau các khu vực đất đai này. Nếu ở các khu vực đó có dân cư sinh sống, canh tác hoặc bất động san của công dân hay quốc gia của bên giao đất thì hai bên phải dựa vào pháp luật quốc tế, thực tiễn quốc tế và hoàn cảnh thực tế của biên giới đê thương lượng, bàn bạc, giải quyết thoả đáng.


Có thể có nhiều biện pháp và quy định cụ thể nhằm giải quyết vấn đề trên tuỳ thuộc vào những yếu tố như quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia. Lịch sử, truyền thống của dân cư khu vực biên giới. Chính sách và pháp luật của từng quốc gia... nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia.

- Công bằng, hợp tình hợp lý.

- Tôn trọng quyền tự do cư trú, tự do lựa chọn quốc tịch và đảm bảo quyền lợi hợp pháp đời sống của nhân dân.

- Bảo đảm ổn định biên giới, tạo điều kiện xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác.

Về vấn đề quốc tịch: Đối với cư dân ở các vùng đất có điều chỉnh, có trường hợp giải quyết nếu đã mang quốc tịch nước nào thì trở lại lãnh thổ mà mình mang quốc tịch sinh sống và bên có dân phải thu xếp nơi ăn, ở và điều kiện sinh sống cho người dân trở về. Có trường hợp giải quyết cho dân ở đâu vãn ở đấy nhưng quốc tịch sẽ do luật pháp sở tại điều chỉnh. Có trường hợp được tự do lựa chọn, nếu ở lại phải thay đổi quốc tịch, còn muốn giữ quốc tịch thì trở về bên nước mình mang quốc tịch sinh sống và cũng có trường hợp đăng ký ở lại sinh sống và trở thành ngoại kiều.


Về hoa màu: Đối với hoa màu của công dân bên này canh tác trên đất bên kia sẽ được bàn giao cho bên kia, thông thường giải quyết theo hướng: Với cây lâu năm thì tiếp tục khai thác trong thời hạn nhất định; với cây ngắn ngày thì sau vụ thu hoạch số cây đang trồng cấy.


Về bất động sản. Đối với các bất động sản của cá nhân, tập thể hoặc quốc gia thì tuỳ theo quan hệ của hai bên, thông thường được giải quyết theo hướng: Với công trình phúc lợi công cộng thường được bàn giao cho bên tiếp quản đất đai và dân cư để họ tiếp tục sử dụng như trường học, bệnh viện; đối với các công trình kinh tế thì hai bên thoả thuận trên cơ sở nhu cầu và lợi ích của hai bên. Nếu bên nhận đất có nhu cầu sử dụng thì hai bên thoả thuận đền bù hoặc thanh toán cho bên có tài sản một cách thoả đáng, nếu không có nhu cầu thì bên có công trình của bên giao đất có thể dỡ bỏ, chuyển về nước; đối với các công trình bất động sản của công dân cũng được giải quyết theo hướng như vậy.


Nhìn chung, dù giải quyết theo hướng nào thì chính quyền của hai bên vẫn phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên thực hiện một cách có hiệu quả nhất, không được gây khó khăn, cản trở, gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia cũng như quyền lợi hợp pháp của công dân hai nước.


3) Thành lập bộ bản đồ đường biên giới giữa hai nước
Sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, Việt Nam và Trung Quốc sẽ căn cứ vào kết quả phân giới trên thực địa và các mốc đã cắm để lập một bộ bản đồ đường biên giới, trên đó thể hiện đầy đủ, chính xác đường biên giới đã được giải quyết ở trên thực địa, vị trí các mốc đã cắm và các công trình có liên quan ở trên đường biên giới (nếu có).

Đây là việc làm có tính chất bắt buộc vì đường biên giới về cơ bản thực hiện theo đúng quy định trong hiệp ước hoạch định nhưng phản ánh đầy đủ hơn, khách quan hơn và thể hiện đúng tình hình thực tế, đồng thời là kết quả thoả thuận của hai bên trong quá trình làm việc song phương ở thực địa. Về mặt kỹ thuật, bộ bản đồ mới xây dựng có chất lượng tốt hơn, hiện đại hơn và thể hiện đầy đủ các yếu tố địa hình cần thiết đáp ứng yêu cầu của một bộ bản đồ chuyên ngành biên giới. Sau khi thành lập xong bộ bản đồ, đại diện có thẩm quyền của hai bên ký xác nhận, và bộ bản đồ này sẽ thay thế cho bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước biên giới năm 1999.


4) Chấp nhận đầy đủ của cả hai bên đối với kết quả phân giới cắm mốc
Toàn bộ kết quả tiến hành công việc phân giới cắm mốc ở thực địa, bàn giao đất, bàn giao dân và kết quả giải quyết các vấn đề khác có liên quan phải được hai bên chấp nhận và được ghi nhận trong một văn bản pháp lý chung về công tác phân giới cắm mốc, do đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết. Tài liệu cuối cùng ghi nhận kết quả phân giới, cắm mốc của hai bên, thông thường là Nghị định thư được hai bên xây dựng, ký kết theo một trình tự pháp lý rất chặt chẽ. Kèm theo văn bản pháp lý này phải có đầy đủ các biên bản, bản đồ, sơ đồ ghi nhận kết quả các nội dung cụ thể của công tác phân giới cắm mốc được hai bên cùng thành lập phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế, phù hợp với thủ tục và quy trình được hai bên thoả thuận và phù hợp với điều kiện kỹ thuật cần thiết và quan hệ thực tế của hai nước.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #87 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 09:54:03 am »

3.3. Nội dung công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Các nội dung được thống nhất phân chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị; Giai đoạn tổ chức phân giới và cắm mốc trên thực địa; Giai đoạn hoàn thiện kết quả phân giới cắm mốc.

1) Giai đoạn chuẩn bị
Trước khi tiến hành các công việc cụ thể ở trên thực địa, hai bên cần thống nhất giải quyết các vấn đề sau:

- Thành lập các tổ chức lực lượng thực hiện công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc giới. Tổ chức tập huấn pháp lý, kỹ thuật phục vụ phân giới cắm mốc.

- Thống nhất nguyên tắc, căn cứ phân vạch đường biên giới và cắm mốc quốc giới. Thực chất là xác lập nguyên tắc và khẳng định cơ sở pháp lý cho công tác này.

- Thống nhất thiết kế một hệ thống mốc giới hoàn chỉnh trên toàn tuyến biên giới; số lượng mốc; phân loại mốc; quy cách, chất liệu xây dựng; cách đánh số, xác định vị trí; vật chuẩn hoặc các công trình khác (nếu có).

- Thống nhất các văn bản pháp lý, kỹ thuật phục vụ phân giới cắm mốc, bao gồm các nhóm văn bản sau: Các văn bản về quy trình kỹ thuật phân giới trên thực địa; các văn bản về quy trình cắm mốc quốc giới; các văn bản xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phân giới cắm mốc; các văn bản ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc.


Tuỳ theo điều kiện cho phép và tình hình cụ thể quan hệ về biên giới giữa hai nước, trong giai đoạn này, sau khi được thống nhất thành lập, Uỷ ban liên hợp về phân giới cắm mốc hai nước sẽ tiến hành các vòng họp để cùng nhau soạn thảo và thông qua những văn bản (văn kiện) chuẩn bị cho công tác phân giới, cắm mốc. Mục tiêu cơ bản mà các văn bản được xác lập trong giai đoạn này hướng tới là nhằm hoàn thành công việc phân giới, cắm mốc, do vậy chúng đặc biệt quan trọng, chúng hợp thành một hệ thống đầy đủ bao gồm những vấn đề chung nhất, có tính nguyên tắc và là kim chỉ nam để mọi cá nhân và tổ chức trong khuôn khổ Uỷ ban liên hợp Phân giới, cắm mốc buộc phải áp dụng và thực hiện khi văn bản phân giới, cắm mốc đó được Uỷ ban liên hợp Phân giới, cắm mốc thông qua. Theo đó, trong giai đoạn chuẩn bị, hai bên tiến hành các cuộc họp thống nhất một loạt các vấn đề cả về tổ chức lực lượng, trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm phương tiện, trang bị, hậu cần, bảo đảm an mình, an toàn, thông tin liên lạc và toàn bộ cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho các công việc ở trên đường biên.


Về hình thức, các văn bản được xác lập trong giai đoạn này có thể là những văn bản riêng biệt, những thường là cụm các phụ lục kèm theo một văn bản, ví dụ như Biên bản cuộc họp của Uỷ ban liên hợp có kèm theo Phụ lục bao gồm các Quy định về kỹ thuật phân vạch đường biên giới trên thực địa, Quy định về kỹ thuật cắm mốc giới trên thực địa. Toàn bộ các văn bản đó đều được diễn đạt thành văn, thông thường bằng hai ngôn ngữ có nghĩa giống nhau, với những nội dung rõ ràng, cụ thể để mọi người cùng hiểu thống nhất.


Về nội dung, các văn bản được xác lập trong giai đoạn này thường đề cập đến tất cả những vấn đề có tính định hướng, khuôn mẫu và quy ước thống nhất, bao gồm: Tổ chức, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Uỷ ban liên hợp và của các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp; kỹ thuật phân giới và cắm mốc; công tác báo cáo và việc xây dựng văn kiện; nguyên tắc giải quyết những vấn đề phát sinh trong khi phân giới cắm mốc. Do vậy, Uỷ ban liên hợp hai bên cần phải trao đổi với nhau trên tinh thần khách quan, khoa học và thực sự cầu thị để thống nhất xây dựng được một "khuôn mẫu” hoàn hảo nhất về phân giới, cắm mốc, trong đó định liệu toàn bộ những việc phải làm và cách làm, những việc có thể sẽ phát sinh phải giải quyết và cách giải quyết trong khi tiến hành phân giới cắm mốc tại thực địa.


Một số văn bản thường được xác lập trong giai đoạn này là: Quy định về nguyên tắc, căn cứ phân vạch đường biên giới và cắm mốc quốc giới; Điều lệ của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc; Quy định về tổ chức và hoạt động của Nhóm liên hợp phân giới, cắm mốc; Quy định về kỹ thuật phân vạch đường biên giới trên thực địa; Quy định về kỹ thuật cắm mốc giới trên thực địa; Quy định về xử lý các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện phân giới, cắm mốc trên thực địa; Quy định về các vấn đề có liên quan đến biên giới trên sông, suối và sông, suối biên giới; Quy định về công tác báo cáo, xây dựng văn kiện trong và sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc; Kế hoạch tổng thể về phân giới, cắm mốc trên thực địa v.v...
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #88 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 09:55:07 am »

2) Giai đoạn tổ chức phân giới và cắm mốc trên thực địa

Chủ yếu là quá trình hoạt động của các Nhóm phân giới cắm mốc liên hợp (Đội phân giới cắm mốc), tiến hành phân vạch đường biên giới trên thực địa và xây dựng các mốc giới theo chương trình kế hoạch và sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc. Do vậy, trong giai đoạn này, hai bên sẽ tiến hành các cuộc đàm phán trong khuôn khổ của Uỷ ban liên hợp (bao gồm các cuộc họp cấp Uỷ ban liên hợp, cấp Chủ tịch Uỷ ban liên hợp, cấp Nhóm liên hợp, cấp Tổ chuyên gia v.v...). Các cuộc họp này được tiến hành đúng theo quy định hai bên đã thống nhất trong các quy chế hoạt động song phương. Kết thúc các cuộc họp, đều phải làm biên bản chung, được đại diện có thẩm quyền của hai bên cùng ký xác nhận. Biên bản các cuộc họp sẽ là những văn bản pháp lý của quá trình phân giới, cắm mốc.


Nội dung các cuộc họp cấp Uỷ ban liên hợp và cấp Chủ tịch Uỷ ban liên hợp thường giải quyết các vấn đề sau:

+ Thống nhất chương trình, kế hoạch triển khai phân giới trên thực địa và cắm mốc giới;
Giao nhiệm vụ cho các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp tiến hành các công việc cụ thể;
Thống nhất xác lập các văn bản song phương thuộc quyền hạn và do Chính phủ hai bên giao.

+ Đánh giá kết quả thực hiện các công việc triển khai trên thực địa theo chương trình, kế hoạch đã thống nhất (theo quyền hạn được giao và đã được Chính phủ hai bên duyệt).

+ Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới (theo quyền hạn được giao hoặc thống nhất báo cáo Chính phủ hai bên xem xét, quyết định).

+ Giải quyết những vấn đề trong quan hệ biên giới hai nước trong thời gian tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới, hoặc những vấn đề khác có liên quan đến biên giới hai nước (đã được Chính phủ hai bên giao thực hiện).


Nội dung hoạt động của các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp:

+ Thống nhất kế hoạch, nội dung công việc và phân công công tác chuẩn bị.

+ Song phương tiến hành phân vạch đường biên giới trên thực địa và xây dựng mốc giới.

+ Song phương đánh giá, kết luận và thoả thuận giải quyết các vấn đề phát sinh ở  thực địa, báo cáo Uỷ ban liên hợp xem xét, quyết định.

+ Lập biên bản chung ghi nhận kết quả phân giới trên thực địa và cắm mốc giới.

+ Phối hợp giải quyết các công việc khác do Uỷ ban liên hợp giao.


- Về việc xác lập một số văn bản song phương trong giai đoạn tổ chức thực hiện phân giới cắm mốc tại thực địa:

Trong giai đoạn này, Uỷ ban liên hợp và các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp tiến hành các hoạt động cụ thể trên cơ sở các văn bản đã được xác lập trong giai đoạn chuẩn bị. Do vậy, các văn bản được xác lập nhằm ghi lại kết quả hoạt động cụ thể của Uỷ ban liên hợp và các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp từ khi bắt đầu đến khi kết thúc việc phân giới cắm mốc tại thực địa.

Các văn bản do cấp Uỷ ban liên hợp xác lập thông thường là: Biên bản các cuộc họp của Uỷ ban liên hợp; các văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong văn bản đã được xác lập trong giai đoạn chuẩn bị nếu thấy những điều khoản đó không phù hợp trong quá trình thực hiện.

Các văn bản do các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp xác lập bao gồm: Biên bản các vòng họp của mình; Biên bản ghi nhận kết quả phân giới trên thực địa các đoạn biên giới; Biên bản cắm mốc quốc giới; Biên bản giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi tiến hành việc phân giới cắm mốc; Biên bản thực hiện nhiệm vụ cụ thể khác do Uỷ ban liên hợp giao; Báo cáo tổng kết công tác của tổ chức mình sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #89 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 09:56:09 am »

3) Giai đoạn hoàn thiện kết quả phân giới cắm mốc

Sau qua trình triển khai phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới, Uỷ ban liên hợp phải tổ chức hoàn thiện tất cả các văn bản ghi nhận kết quả của toàn bộ quá trình phân giới cắm mốc trên thực địa và soạn thảo văn bản xác nhận kết quả trình Chính phủ hai nước. Công việc này thường được tiến hành từ ngay trong giai đoạn phân giới cắm mốc trên thực địa, theo phương pháp "cuốn chiếu'” bao gồm các văn bản chủ yếu sau:

- Các biên bản, bản đồ, sơ đồ và ảnh ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc đều là các tài liệu pháp lý nên phải được lập theo đúng quy trình thống nhất và chặt chẽ, do hai bên cùng lập, cùng ký xác nhận:

+ Biên bản phân giới trên thực địa (của từng đoạn biên giới).

+ Biên bản cắm mốc quốc giới (của từng mốc giới).

+ Sơ đồ đường biên giới đã phân giới (của từng đoạn biên giới).

+ Ảnh mốc giới (của từng mốc giới).

+ Biên bản giao nhận đất đai, dân cư và các vấn đề khác có liên quan đã được thống nhất giải quyết ở thực địa.


Như vậy, trong các giai đoạn của quá trình phân giới cắm mốc, Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc và các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp sẽ phải tiến hành xác lập một loạt các văn bản song phương. Các văn bản này hợp thành một hệ thống (bộ hồ sơ) hoàn chỉnh, phản ánh toàn bộ việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước có chung đường biên giới.


Trên cơ sở kết quả phân giới cắm mốc đã đạt được, Uỷ ban liên hợp tiến hành soạn thảo Nghị định thư về phân giới cắm mốc để trình lên Chính phủ hai nước xem xét, quyết định. Thông thường, trong Nghị định thư có kèm theo các văn bản, tài liệu như sau: Báo cáo tổng kết của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc; Biên bản phân giới trên thực địa (kèm theo bản đồ đường biên giới); Biên bản mốc giới (kèm theo sơ đồ vị trí mốc, ảnh mốc); Biên bản giải quyết biên giới theo sông, suối và các vấn đề liên quan đến sông, suối biên giới; Biên bản giải quyết các vấn đề phát sinh do việc phân giới cắm mốc gây ra.


Nghị định thư phân giới cắm mốc là văn bản pháp lý cao nhất, tổng hợp toàn bộ tiến trình phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới và kết quả giải quyết các vấn đề có liên quan đến biên giới ở  trên thực địa. Việc xây dựng Nghị định thư thông thường được tiến hành theo hai bước:

Bước 1: Ngay trong quá trình phân vạch trên thực địa và cắm mốc quốc giới, các Nhóm liên hợp phân giới cắm mốc tiến hành xác lập các văn bản song phương để mô tả toàn bộ hướng đi của đoạn biên giới đã được Uỷ ban liền hợp Phân giới cắm mốc giao cho Nhóm phụ trách. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các Nhóm liên hợp phân giới cắm mốc và có ý nghĩa hết sức quan trọng vì các văn bản mô tả đường biên giới do các Nhóm liên hợp phân giới cắm mốc xác lập sẽ là thành tố chủ đạo cấu thành Nghị định thư, là nội dung chính của Nghị định thư. Nói cách khác, các văn bản mô tả đường biên giới do các Nhóm liên hợp phân giới cắm mốc xác lập quyết định nội dung của Nghị định thư, không có các văn bản đó thì không thể xác lập được Nghị định thư.

Bước 2: Sau khi nhận được các văn bản mô tả đường biên giới của các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc. Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc tiến hành xem xét, thống nhất tu chỉnh lại những chỗ chưa hợp lý, ghép các văn bản của các Nhóm thành một văn bản chung là Dự thảo Nghị định thư và trình lên Chính phủ để xem xét và quyết định ký kết. Nghị định thư Phân giới cắm mốc sẽ có giá trì pháp lý khi hai bên ký kết chính thức, được Chính phủ hai nước phê duyệt và có hiệu lực thi hành kể từ khi các bên tham gia ký kết trao đổi công hàm phê duyệt.


Về cách thức tiến hành công việc soạn thảo lời văn mô tả đường biên giới trong Nghị định thư:

- Đối với các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc, cần quán triệt các vấn đề sau:

+ Phải dựa vào nguyên tắc Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc đã thoả thuận để xác lập văn bản và các văn bản phải được người có thẩm quyền của hai bên trong Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc cùng. ký xác nhận. Thiếu một trong hai yếu tố này, văn bản do Nhóm xác lập sẽ không có giá trị pháp lý.

+ Các văn bản mô tả biên giới của các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc phải thống nhất về hình thức và cấu trúc, bảo đảm sự hài hoà về các thông tin được cập nhật trong văn bản.

+ Mỗi Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc chỉ có trách nhiệm mô tả những đoạn biên giới đã được phân công. Phải mô tả toàn bộ đoạn biên giới được giao, không được thoả thuận chia đoạn biên giới đó ra để mỗi bên mô tả một phần rồi ghép lại.

+ Các bên trong Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc phải chủ động căn cứ vào kết quả phân vạch đường biên giới tại thực địa để soạn thảo lời văn mô tả và trao đổi với nhau để thống nhất một văn bản chung. Không nên thoả thuận giao cho bên này hoặc bên kia "chủ trì" việc dự thảo văn bản.

+ Nhóm trưởng của mỗi bên trong Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc là người chịu trách nhiệm chính trước Đoàn đại biểu của nước mình trong Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc về các văn bản do mình đã ký…
Dựa vào mẫu văn bản chung do Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc quy định và kết quả làm việc trên thực địa, Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc điền viết mô tả chi tiết đường biên giới đã được phân giới trên thực địa và mốc giới đã cắm. Việc mô tả này phải được thực hiện liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi giải quyết xong đoạn biên giới được giao. Điều này cũng có nghĩa là khi Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc hoàn thành việc phân giới và cắm mốc quốc giới đoạn biên giới được giao thì cũng là lúc hoàn thành việc mô tả toàn bộ đoạn biên giới đó. Đại diện có thẩm quyền của hai bên trong Nhóm (thường là các Nhóm trưởng) cùng ký văn bản mô tả biên giới của Nhóm mình và trình văn bản đã được ký lên Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc.


- Đối với Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc:
Thông thường, để việc soạn thảo Nghị định thư Phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi, khách quan, khoa học và chính xác, Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc sẽ thành lập một Nhóm gồm các chuyên gia pháp lý, kỹ thuật chuyên trách giúp Uỷ ban liên hợp dự thảo và hoàn chỉnh toàn bộ văn bản. Trong Nhóm chuyên trách này lại có sự phân công thành hai bộ phận, một bộ phận chịu trách nhiệm về pháp lý, một bộ phận chịu trách nhiệm về kỹ thuật.

Nhóm chuyên trách sẽ tiến hành thẩm định toàn bộ các văn bản của các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc, sơ bộ "lắp ghép" các văn bản đó thành một "khung" Nghị định thư chi tiết, trình Uỷ ban liên hợp để thảo luận và từng bước hoàn chỉnh thành Dự thảo Nghị định thư Phân giới cắm mốc.

Dự thảo Nghị định thư do Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc xác lập phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phải tổng hợp được toàn bộ kết quả phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới (gồm tất cả các đoạn biên giới đã được phân giới trên thực địa, các mốc đã được cắm, các vấn đề phát sinh đã được giải quyết...); việc mô tả đường biển giới phải nhất quán về hướng, chính xác về các yếu tố địa lý - tự nhiên và địa danh; văn phong phải chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu, tuyệt đối tránh dùng các từ ngừ không rõ nghĩa hoặc đa nghĩa, nếu phải dùng thuật ngữ chuyên biệt thì phải có giải thích rõ nghĩa; các thuật ngữ có liên quan đến kỹ thuật, ban đồ phải được sử dụng thống nhất trong toàn bộ văn bản.


Về cấu trúc nội dung Nghị định thư Phân giới cắm mốc: Ngoài phần mở đầu, các nội dung chính của Nghị định thư thường là những điều khoản. Nội dung chính trong phần mở đầu là nêu rõ các chủ thể tham gia ký kết và tên người cụ thể được cử làm đại diện toàn quyền trực tiếp ký tên vào Nghị định thư. Số lượng điều khoản trong Nghị định thư Phân giới cắm mốc nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số đầu việc đã giải quyết trong quá trình phân giới cắm mốc (việc phân loại các đầu việc cụ thể do Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc thống nhất, thoả thuận). Mỗi một điều khoản sẽ chỉ trình bày một vấn đề cụ thể.


Về hình thức văn bản: Văn bản Nghị định thư Phân giới cắm mốc và các bảng thống kê phụ lục cấu thành Nghị định thư đều phải được diễn đạt thành văn. Việc quyết định sử dụng những ngôn ngữ nào để trình bày văn bản cần phải được Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc bàn bạc, cân nhắc kỹ để việc sử dụng các ngôn ngừ được dễ dàng nhưng vẫn bảo đảm được tính văn hoá truyền thống. Thực tế, khi xây dựng Nghị định thư Phân giới cắm mốc nên chỉ sử dụng hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Trung (trường hợp bất khả kháng phải sử dụng ngôn ngữ của nước thứ ba thì cũng chi để giải thích cho các thuật ngứ chuyên biệt).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM