Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:00:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310361 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #70 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 08:21:29 am »

Phân giới và cắm mốc biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ

Ngày 29-11-1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh. Phía Pháp do Serviere làm Trưởng đoàn. Phía nhà Thanh do Thần đạo sái Mông Tự làm trưởng đoàn.

Đoạn biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ dài hơn hai đoạn biên giới trên đây và việc cắm mốc cũng phức tạp và kéo dài hơn. Ngoài những tranh cãi về những vùng đất nhỏ hơn, nổi lên hai vấn đề chính, với kết quả là: Vấn đề tả ngạn sông Hồng đã được các nhà cầm quyền Pháp quan tâm ngay từ sau khi Công ước 1887 được ký kết. Nếu dựa vào bản đồ đính kèm Công ước 1887 mà Pháp cho là rất sai sót để cắm mốc thì vùng Phong Thổ, Mường Tè, Lai Châu sẽ thuộc về Trung Quốc, Pháp cho rằng đó là một trọng điểm phải sửa chữa vì từ lâu các vùng này vốn là đất Việt Nam. Cuối cùng, Uỷ ban cắm mốc thoả thuận được việc đo vẽ và phân giới xong đoạn biên giới từ tả ngạn sông Hồng đến sông Chảy và đoạn từ tả ngạn sông Lô đến chỗ giáp giới tỉnh Vân Nam - Quảng Tây. Về đoạn hữu ngạn sông Hồng, hai bên không thoả thuận được về việc lựa chọn bản đồ để làm cơ sở cho việc phân giới và cắm mốc.


Năm 1894, tại Bắc Kinh, đại diện Pháp và đại diện nhà Thanh đã cùng nhau thương lượng về các điểm tồn tại của Uỷ ban cắm mốc và nhân vấn đề này đã nêu việc sửa lại đường biên giới ở hữu ngạn sông Hồng. Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nhà Thanh buộc phải nhân nhượng Pháp, trả lại vùng Phong Thổ, Mường Tè, Bắc Lai Châu cho Việt Nam. Đáp lại, Pháp nhân nhương cho nhà Thanh một số thôn Mường Đông thuộc tổng Tụ Long. Hai bên thoả thuận hoạch định đoạn biên giới từ sông Đà đến sông Mê Công, trong đó có đoạn ngắn là biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những thoả thuận mới này cũng chính là những nội dung cơ bản của Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc ngày 26-6-1887 do hai bên ký kết ngày 20-6-1895 tại Bắc Kinh(1) (Xem toàn văn Công ước trong Phần Phụ lục).


Thực hiện Công ước bổ sung nêu trên, đến ngày 19-4-1896, hai bên đã hoàn thành việc cắm 4 mốc giới ở đoạn biên giới từ sông Hồng đến sông Đà (đoạn 5). Ngoài ra còn một mốc giới ở đoạn biên giới từ sông Đà đến nơi mà sau này được coi là ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào là một trong số 16 mốc giới cắm ơ đoạn biên giới từ sông Đà đến sông Mê Công theo Công ước bổ sung năm 1895, có tên là Mouka).
Tóm tắt diễn biến việc phân giới cắm mốc trên thực địa cụ thể như sau:

Tháng 2-1893, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh họp tại Khai Hoa. Đánh giá việc hoạch định trước đây, hai bên thống nhất nhận xét phần lớn các điểm đã được hoạch định trước đây là cực kỳ sơ lược, thậm chí có khi không tồn tại vì vậy cần phải đo vẽ toàn bộ trên thực địa để làm cơ sở cho Uỷ ban xác định chính xác biên giới. Uỷ ban đã chia thành ba đoạn nhỏ tương ứng với ba huyện phía Trung Quốc để đo vẽ và phân giới.


Trong năm 1893, hai bên chỉ đo vẽ được đoạn từ tả ngạn sông Hồng đến giáp sông Chảy và từ tả ngạn sông Hồng đến giáp ranh giới tỉnh Quảng Tây. Khu vực giữa sông Chảy và sông Lô trong đó có vùng đất tổng Tụ Long chưa đo vẽ được. Riêng khu vực hữu ngạn sông Hồng có tầm quan trọng hơn thì lại chưa được đo vẽ. Tại khu vực này, duy nhất chỉ có bản đồ kèm theo Công ước 1887, nhưng theo Serviere thì bản đồ này là cực kỳ sai và không thể cung cấp bất cứ thông tin nào eo ích, được lập ra không phải bằng một cuộc khảo sát thực địa mà chỉ dựa vào bản đồ do Trung Quốc vẽ. Một vấn đề phức tạp nữa là ngay trong nội bộ Pháp cúng chưa nhất trí cách giải quyết và xác định biên giới mà Công ước năm 1887 đã quy định. Pháp đang tìm cách thu lại vùng đất hữu ngạn sông Hồng hoàn toàn là của Việt Nam mà Cống ước năm 1887 đã cắt cho Trung Quốc.


Năm 1894, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh tập trung vào giải quyết hai vấn đề tồn tại nêu trên.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #71 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 12:47:51 pm »

Về vấn đề tổng Tụ Long: Là một vùng đất ở phía Bắc liền kề và đối diện ở bên kia đường biên giới (đối diện với các huyện hiện nay là Xỉn Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang). Đây là vùng có những mỏ đồng lớn của miền Bắc Việt Nam.

Cuối thế kỷ XVII và dầu thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã lấn chiếm vùng này của Việt Nam. Triều đình Lê - Trịnh thời kỳ đó đã cùng nhân dân Việt Nam đấu tranh rất kiên quyết và buộc nhà Thanh phải trả lại vùng đất này. Cuối năm 1728, hai bên cử quan lại đến tại chỗ để xác định biên giới. Cuối cùng hai bên đặt mốc giới trên bờ sông Đỗ Chú để thể hiện đường biên giới giữa hai nước.


Đến thế kỷ XIX, biên giới Việt Nam luôn luôn bị các toán cướp có vũ trang của Trung Quốc với số lượng hàng nghìn tên sang cướp phá, thậm chí chiếm đóng trong khi đó quân triều đình nhà Thanh cũng tràn sang với danh nghĩa dẹp giặc cướp nhưng cũng vơ vét, cướp bóc của cải không kém gì bọn giặc “cờ đen", "cờ vàng". Lợi dụng khi triều đình nhà Nguyễn tập trung đối phó với quân Pháp, nhà Thanh đã cho quân chiếm đóng vùng này.


Khi Uỷ ban hoạch định Pháp - Thanh tiến hành hoạch định biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ, lợi dung sự hiểu biết hạn chế của phía Pháp về đất đai lãnh thổ của Việt Nam ở vùng biên giới, phái đoàn nhà Thanh đã ép phía Pháp nhường tổng Tụ long cho Trung Quốc (diện tích khoảng 700 km2 gồm toàn bộ đất đai 8 xã của Việt Nam). Việc cắt nhượng này đã được hai bên ghi nhận trong Công ước hoạch định biên giới năm 1887.
Tháng 8-1893, quân Pháp tiến lên vùng hữu ngạn sông Hồng và đánh bật quan quân nhà Thanh và các lực lượng “cờ đen" ra khỏi vùng này. Lực lượng quân "cờ đen" rút về chiếm đóng vùng Tụ Long và đánh bật quân triều đình Thanh ra khỏi vùng đó.


Tháng 12-1893, nhà Thanh đề nghị trao trả vùng Tụ Long cho Pháp. Thực chất, nhà Thanh muốn mượn tay Pháp tiêu diệt quân "cờ đen".

Thấy rõ giá trị kinh tế và quân sự của vùng Tụ Long, mặc dù đang gặp khó khăn, Pháp đã điều động lực lượng tấn công quân "cờ đen" ở vùng này. Ngày 16-3-1894, quân Pháp chiếm được làng Xỉn Mần và tổng Tụ Long. Ngày 31-5-1894, Pháp lập tổng Hoàng Su Phì gồm ba xã thuộc đạo quan binh thứ 3 của Pháp ở bắc Kỳ.


Phân giới vùng hữu ngạn sông Hồng: Cuối năm 1887, Pháp đánh chiếm Tuần Giáo và Lai Châu, phạm vi chiếm đóng vượt cả vùng hoạch định của Công ước năm 1887. Một điều quan trọng khác là Pháp nắm được Đèo Văn Trí nguyên là Tuần phủ Lai Châu, một thủ lĩnh của các dân tộc ít người ở hữu ngạn sông Hồng. Đèo Văn Trí hàng Pháp, mang theo cả vùng đất đai do Trí cai quản đã giúp cho Pháp nắm được đường biên giới truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vùng hữu ngạn sông Hồng.


Đầu năm 1894, Pháp đòi nhà Thanh phải trả lại vùng Phong Thổ, Lai Châu và một số vùng đất của Lào nhà Thanh đang chiếm đóng. Tháng 7-1894, Trung Quốc tuyên chiến với Nhật và bị thất bại nặng nề. Tháng 4-1895, Trung Quốc phải ký hiệp ước đình chiến với Nhật. Tình hình đó đã buộc nhà Thanh nhượng bộ trước đòi hỏi của Pháp. Ngày 10-10-1894, Tổng lý nha môn nhà Thanh chấp nhận đường biên giới ở vùng hữu ngạn sông Hồng do Pháp đề nghị.


Từ đầu năm 1895, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh tiến hành phân giới và đo vẽ tại thực địa. Phía Pháp uỷ quyền cho Pavie (Cao uỷ Pháp tại Lào) làm Trưởng phái đoàn, trực tiếp phụ trách việc phân giới trên thực địa đoạn biên giới từ sông Hồng đến sông Đà. Ngày 29-3-1895, việc đo vẽ và phân giới ở thực địa hoàn thành trên toàn bộ vùng biên giới từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mê Công. Theo kết quả này, ngày 20-6-1895, tại Bắc Kinh; Gerard đại diện Pháp và Khánh Thân Vương đại diện nhà Thanh ký công ước hoạch định biên giới bổ sung trong đó quy định sửa đổi lại đoạn biên giới từ sông Hồng đến sông Đà và vạch biên giới tiếp về phía Tây đến sông Mê Công.


Cắm mốc đoạn biên giới giữa sông Hồng và sông Đà: Được tiến hành vào tháng 3-1896, chia thành hai phân đoạn. Phân đoạn 1 từ sông Hồng đến Nậm Na (vùng Phong Thổ), phía Pháp do đại uý Pasquyer phụ trách, đặt hai mốc số 1 và số 2; phân đoạn 2 từ Nậm Na đến sông Đà (vùng Lai Châu), phía Pháp do đại uý Dubois de Saint Vincent phụ trách, đặt hai mốc số 3 và số 4. Ngày 19-4-1896, trung tá Vinmard Tư lệnh quân khu 4 báo cáo với Tổng chỉ huy quân đội Pháp là đã kết thúc việc cắm mốc ở vùng Lai Châu.


Về việc cắm mốc đoạn biên giới từ giữa sông Đà đến giáp biên giới với Lào, đoạn này nằm chung trong kế hoạch cắm mốc biên giới giữa sông Đà đến sông Mê Công, trong đó đại bộ phận là biên giới giữa Lào với Trung Quốc (vì lúc bấy giờ chưa chia địa giới giữa Lào với Bắc Kỳ nên gọi chung là biên giới giữa Vân Nam và An Nam). Ngày 5-2-1896, Uỷ ban Pháp - Thanh đã đặt mốc đầu tiên gọi là mốc I-meuka. Đây là mốc cuối cùng về phía Tây của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài mốc Mouka còn có một mốc cắm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc sau này.


Cắm mốc đoạn biên giới tả ngạn sông Hồng: Được Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh bắt đầu tiến hành từ tháng 10-1896. Ngày 13-6-1897, hai bên đã ký một loạt các biên bản liên quan đến việc cắm mốc ở tả ngạn sông Hồng. Uỷ ban đã cắm 65 cột mốc, chia làm ba đoạn nhỏ, đánh số thứ tự theo từng đoạn theo hướng từ Đông sang Tây. Đoạn I cắm 22 mốc, đoạn II cắm 19 mốc, đoạn III cắm 24 mốc.


Việc phân giới và cắm mốc biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ đã tiến hành trong hơn bốn năm (từ tháng 11-1892 đến tháng 6-1897). Pháp đã nhân nhượng cho phía Trung Quốc đất đai ở vùng Tụ Long, nhưng Pháp cũng đòi lại được vùng đất do Đèo Văn Trí cai quản ở vùng hữu ngạn sông Hồng. Hiên giới Vân Nam - Bắc Kỳ được cắm 70 mốc, trong đó có 65 mốc cắm ở vùng tả ngạn sông Hồng và 5 cột mốc cắm ở vùng hữu ngạn sông Hồng (kể cả mốc I-Mouka - ghi thung trong biên bản cắm 16 mốc biên giới ký tại Mường Xê về đoạn biên giới từ sông Đà đến sông Mê Công).


Việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới Vân Nam - phắc Kỳ cũng là kết thúc việc phân giới cắm mốc đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ngày 19-6-1897, Gerard đại diện Pháp ở Bắc Kinh báo cáo Bộ Ngoại giao Pháp việc cắm mốc toàn bộ biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn thành.


Với việc hai bên ký Hiệp ước bổ sung, thống nhất hoạch định các đoạn biên giới hai bên còn gác lại trong các văn bản hoạch định trước đây và hoạch định mới đoạn biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam từ sông Đà đến sông Mê Công. Trên cơ sở các Hiệp ước hoạch định biên giới, từ năm 1889, Pháp và nhà Thanh đã tiến hành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa và hoàn thành công việc này vào năm 1897. Tổng hợp toàn bộ kết quả phân. giới cắm mốc từ tháng 6-1885 đến tháng 6- 1897, hai bên đã xác định 314 vị trí mốc và cắm được 341 mốc giới.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #72 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 12:48:47 pm »

3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

1- Biên giới lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở mỗi nước. Biên giới này gắn liền với lịch sử hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong hơn hai nghìn năm, mặc dù có một thời gian dài gần như biên giới này không tồn tại trên thực tế (hơn một nghìn năm Việt Nam bị các triều địa phong kiến Trung Quốc đô hộ từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên. Tuy nhiên, từ sau khi Việt Nam thoát khỏi ách thống trị cửa phong kiến phương Bắc vào thế kỷ X, đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc lại được hình thành, hoàn thiện dần, tồn tại tương đối ổn định, được hai bên thừa nhận và tôn trọng cho đến khi Pháp xâm lược Đông Dương.


2- Trong thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác lập chính thức trong Công ước hoạch định biên giới năm 1887 và Công ước hoạch định biên giới bổ sung năm 1895, được ký kết giữa đại diện Chính phủ Cộng hoà Pháp (nhân danh Việt Nam) và đại diện triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc). Với hai công ước này, đã khẳng định lại về mặt pháp lý đường biên giới truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở thành đường biên giới quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Tiếp đó, trên cơ sở hai Công ước hoạch định biên giới năm 1887 và 1895, chính quyền Pháp và nhà Thanh đã cụ thể hoá toàn bộ đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc ở trên thực địa bằng một hệ thống mốc giới.


3- Việc phân giới và cắm mốc biên giới toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc được tiến hành trong hơn bảy năm (từ tháng 11-1889 đến tháng 6-1897). Hai bên đã cắm ở biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ 61 mốc giới, ở biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ 210 mốc giới, ở biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ 70 mốc giới. Tổng cộng toàn tuyến biên giới đã cắm 341 mốc giới. Phần lớn mốc giới được làm bằng đá đẽo, có một số ít là mốc xây bằng gạch, toàn bộ mốc giới đều được đánh số (theo từng đoạn khác nhau và theo hướng khác nhau). Cho đến trước khi Việt Nam và Trung Quốc đàm phán hoạch định đường biên giới mới, trong tổng số 314 mốc (không kể 27 mốc nằm trên đất Trung Quốc) thì có: 22 mốc đã bị mất, còn trên thực địa 294 mốc (200 mốc đúng vị trí cũ, 91 mốc bị xê dịch, 73 mốc bị hư hỏng, chỉ còn 219 mốc khá nguyên vẹn).


Dù đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã được chính quyền Pháp và nhà Thanh thoả thuận hoạch định, nhưng khi bước vào giai đoạn phân giới cắm mốc, đã diễn ra sự đấu tranh khá gay gắt nhằm giành giật chủ quyền đất đai, ở cả trên bàn đàm phán lẫn trên thực địa. Tuy nhiên, do sự tính toán lợi ích của các bên liên quan, với chính quyền Pháp lúc bấy giờ lợi ích hàng đầu là chính trị, thương mại và quân sự, còn với phía triều đình nhà Thanh lợi ích hàng đầu, muôn thuở vẫn là đất đai, lãnh thổ đã dẫn đến những thiệt hại cho Việt Nam. Tổng hợp toàn bộ tiến trình hoạch định và phân giới đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc giữa chính quyền Pháp và triều đình nhà Thanh, so với đường biên giới ích sử truyền thống, Việt Nam đã bị mất gần 2.000 km2 lãnh thổ bao gồm: Vùng Tụ Long khoảng 1.000 km2, vùng Bát Trang - Kiến Duyên khoảng 450 km2, vùng Đèo Luông khoảng 250 km2 và vùng Giang Bình - Pak Lung khoảng 200 km2.


4- Việc xác lập toàn bộ đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc được hoàn tất trong một thời gian khá dài (12 năm, từ tháng 6-1885 đến tháng 6-1897). Điều này chứng tỏ công việc xác định biên giới quốc gia là công phu và phức tạp, ngay cả trong trường hợp giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có sẵn một đường biên giới lịch sử truyền thống.


5- Khi nói biên giới Việt Nam - Trung Quốc là "nguyên trạng đường biên giới lịch sử" hay nói đường biên giới do lịch sử để lại" chính là nói đến đường biên giới đã được hoạch định bởi hai Công ước năm 1887 và 1895 đã được hai bên tôn trọng. Đường biên giới này cơ bản là đường biên giới lịch sử vốn có, tồn tại từ lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào lời văn của hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 thì khó xác định chính xác hướng đi của đường biên giới, vì nhìn chung lời văn mô tả nhiều chỗ thiếu cụ thể, không rõ ràng, kém chính xác.


6- Trong quá trình đàm phán thương lượng về biên giới, chính quyền Pháp và nhà Thanh đã vận dụng một số nguyên tắc phổ biến của pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn quốc tế trong quá trình xác lập đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung quốc, thực hiện đầy đủ các bước từ xác định nguyên tắc, hoạch định, phân giới và tiến hành cắm mốc trên thực địa cũng như các thủ tục pháp lý khác. Về mặt pháp lý, Công ước năm 1887 và Công ước bổ sung năm 1895 cùng các biên bản, bản đồ phân giới cắm mốc thực hiện hai Công ước là một thể thống nhất các văn bản pháp lý bổ sung cho nhau, cung cấp khá đầy đủ các yếu tố về đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.


Tuy nhiên, văn ban hai Công ước, biên bản, bản đồ và việc phân giới, cắm mốc trên thực địa còn có nhiều hạn chế về chất lượng, kỹ thuật là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp phức tạp về sau này. Mặt khác, việc xác lập đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo hai Công ước năm 1887 và năm 1895 phải mất hơn mười năm. Quá trình này cũng không thể tách khỏi bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, có những thời điểm các quyền và lợi ích trong thương mại, buôn bán và chính trị lấn át lợ ích lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam - quốc gia đượm Pháp đại diện trong mọi mối quan hệ đối ngoại. Do vậy, đường biên giới theo hai Công ước 1887 và 1895 thực tế đã dành cho Trung Quốc một số vùng đất đai rộng lớn của Việt Nam so với đường biên giới truyền thống lịch sử vốn có từ lâu đời giữa hai nước.


Mặc dù còn có những hạn chế nêu trên, với hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 về hoạch định biên giới, lần đầu tiên trong lịch sử đã xác lập được một đường biên giới trên đất liền có tính pháp lý quốc tế, đồng thời là một đường biên giới có cơ sở lịch sử trong đời sống chính trị lâu đời của hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Đây sẽ là yếu tố vật chất và địa - chính trị quan trọng nhất để hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau dựa vào đó để thống nhất một đường biên giới mới trong danh nghĩa hai quốc gia độc lập thực sự có chủ quyền.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #73 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 12:51:01 pm »

Chương III
TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIẢI QUYẾT ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC


Từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời (năm 1945) và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (năm 1919), trên thực tế hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã duy trì sự quản lý biên giới thực tế cơ bản dựa trên đường biên giới đã được hoạch định biên giới bởi hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 và kết quả thực hiện hai Công ước đó (kết quả phân giới, cắm mốc trên thực địa giữa chính quyền Pháp và nhà Thanh) nhằm giữ sự ổn định ở vùng biên giới chung giữa hai nước. Tuy nhiên, từ sau khi trở thành quốc gia độc lập thực sự có chủ quyền (với Việt Nam và trong bối cảnh một Chính phủ cầm quyền mới ở Trung Quốc, hai nước cần thiết phải cùng nhau xem xét lại đường biên giới này với những lý do sau:

- Trải qua sự biến động lịch sử hàng trăm năm qua, do tác động của thiên nhiên, do sự chuyển dịch dân cư, việc xâm canh, xâm cư cũng như tác động của chiến tranh đã làm cho "đường biên giới Pháp - Thanh" có những biến dạng cần xem xét, điều chỉnh.

- Toàn bộ hệ thống "mốc giới Pháp - Thanh" đều không được xác định bằng lưới toạ độ chuẩn, vị trí mốc giới không được miêu tả chính xác trên văn bản và thể hiện rõ trên sơ đồ, bản đồ. Thực tế dã có nhiều mốc giới bị hư hỏng, bị mất do sự xâm thực của thiên nhiên hoặc do sự phá hoại vô tình hay hữu ý của con người; có một số mốc giới không còn ở đúng vị trí cắm ban đầu theo quy định của hai Công ước 1887 và 1895 nên hệ thống mốc giới này đã không còn giữ vai trò pháp lý tin cậy để làm cơ sở chính cho việc quản lý đường biên giới ở thực địa. Thậm chí tạo ra những sự nhận thức khác nhau của mỗi bên, trở thành nguyên cớ tranh chấp đất đai, lãnh thổ ở biên giới.

- Biên giới lãnh thổ là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Trong khi đó, do những hạn chế đương thời về kỹ thuật và kiến thức chuyên ngành pháp luật về biên giới lãnh thổ, lời văn trong hai Công ước cũng như các sơ đồ và bản đồ kèm theo hai Công ước đó còn có nhiều điểm chưa rõ ràng, không có chứng cứ để kiểm chứng, thậm chí một số văn bản và bản đồ có liên quan đã bị thất lạc, không tìm được tài liệu gốc, dẫn dện có sự nhận thức khác nhau của mỗi bên về hướng đi của đường biên giới, làm cho tình hình vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn, thậm chí có nơi có lúc đã trở nên mâu thuẫn khá căng thắng.

Từ tình hình trên đây, hai Đảng và Chính phủ Việt Nam - Trung quốc đều thống nhất việc cùng nhau hoàn chỉnh đường biên giới chung giữa hai nước là một nhu cầu cấp thiết, coi đó là một trong những vấn đề rất quan trọng nhằm tạo tiền đề cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước của mỗi quốc gia.


1. TÌNH HÌNH BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI HAI BÊN ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN NĂM 1999
Trước khi hai nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chính thức ký kết các văn bản song phương có liên quan đến quan hệ về biên giới giữa hai nước, đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 hàng trăm năm qua đã là căn cứ để hai bên thực hiện việc quan lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, trai qua những biến cố lịch sử, những thay đổi về chính trị, xã hội trong mỗi nước và trên thế giới đã có những tác động rất phức tạp đến quan hệ biên giới và có ảnh hưởng mạnh mẽ đón đường biên giới của hai nước.

1.1. Giai đoạn quan hệ Pháp - Thanh và Tưởng (1887 - 1945)

Trong giai đoạn này, về vấn đề biên giới, hai bên chỉ tiến hành các hoạt động kiêm tra, sửa chữa mốc giới hoặc thay đổi vị trí một số mốc giới như đã thoả thuận, cùng nhau duy trì nguyên trạng đường biên giới đúng theo kết quả thực hiện Công ước 1887 và 1895. Các bên không ký kết thêm một văn bản pháp lý nào liên quan đến việc thay đổi hoặc sửa đổi đường biên giới.


Trên thực tế, từ sau khi được chính thức xác lập bởi hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895, đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên không ổn định. Khi so sánh các bản đồ cắm mốc từ năm 1890 đến 1897 và bản đồ tỷ lệ 1/100.000 về đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Sở Địa dư Đông Dương(1) (Cơ quan đo đạc và kỹ thuật bản đồ cao nhất của Cộng hoà Pháp ở Đông Dương, thành lập năm 1927, giải thể năm 1954) xuất bản trong những năm 1905 - 1907, phía Pháp đã nhận thấy rằng một số mốc giới cắm tại các địa bàn quan trọng đã bị mất, một số mốc giới bị xê dịch vào đất Việt Nam.


Về nguyên nhân của tình trạng nghiêm trọng trên, chính ông Fauchon Giám đốc Sở Địa dư Đông Dương năm 1948 đã khẳng định "trước một nước Trung Hoa hoàn toàn vô chính phủ và bất lực, đặc biệt trong những năm 1900, những sáng kiến và hành động của các quan lại, đồn trưởng và thuộc hạ của họ đã đóng vai trò rất quan trọng, đó là nguồn gốc của việc nhiều mốc giới bị xê dịch vào đất Bắc Kỳ, đặc biệt kéo dài hầu như trên toàn bộ đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Quảng Tây Trung Quốc"(2) (Ban Biên giới của Chính phủ (1997), Quản lý Nhà nước về biên giới lãnh thổ, các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, Hà Nội).


Sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945, quân đội Tưởng Giới Thạch lợi dụng việt vào giải giáp quân đội Nhật, đã công khai lấn chiếm đường biên giới vào lãnh thổ của Việt Nam ở nhiều nơi, di chuyển nhiều mốc biên giới như ở Quảng Ninh, Lào Cai. Sau này, khi nói về biên giới giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Việt Nam, về tình hình mốc giới bị di chuyển về phía Việt Nam, ngày 10 tháng 12 năm 1959 chính ông Chủ nhiệm Văn phòng Ngoại sự xứ Vân Nam là Hoàng Phượng Linh đã thừa nhận: "Biên giới giữa Việt Nam và Vân Nam có hơn 70 mốc, đoạn I có 22 mốc thì hai mốc bị xê dịch, có một mốc xê dịch vào đất Việt Nam 2 km; đoạn II có 19 mốc thì có hai mốc bị đẩy sang Việt Nam, một mốc bị Quốc dân đảng vứt đi"(3) (Ban Biên giới của Chính phủ, Tài liệu đã dẫn).


Như vậy, một loạt bia mốc biên giới đã bị di chuyển ngay sau những năm 1897, trước khi có bản đồ hình quy do Sở Địa dư Đông Dương biên vẽ (năm 1905 - 1907), một số mốc đã không được cắm đúng vị trí đã thoả thuận vì sự ranh ma của quan lại nhà Thanh và sự vô trách nhiệm của một số nhân viên Pháp được giao đi đặt mốc. Trong những năm 1940 - 1945, có một loạt bia mốc nữa lại bị di chuyển, đặc biệt là năm 1945 khi chính quyền Pháp ở Đông Dương bị đánh đổ, quân Quốc dân đảng khi vượt qua biên giới tràn vào Bắc Kỳ đã lợi dụng cơ hội này di chuyển và phá hỏng nhiều mốc giới.


Trong giai đoạn này, không xảy ra tranh chấp lớn ở trên biên giới. Tuy nhiên, mặc dù biết phía Trung Quốc thường xuyên lấn chiếm đất đai của Việt Nam nhưng do chính quyền Pháp không có khả năng và điều kiện để quan tâm đến biên giới, nên đã không duy trì quản lý bảo vệ đường biên giới nguyên trạng đã thoả thuận theo hai Công ước 1887, 1895 và chấp nhận chỉ ghi nhận những việt đã rồi trên bản đồ xuất bản năm 1904. Nghiên cứu các tài liệu để lại cho thấy, từ sau khi hoàn thành việc thực hiện Công ước bổ sung năm 1897 cho đến năm 1945, Pháp và nhà Thanh đã không tổ chức được một cuộc kiểm tra biên giới song phương nào.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #74 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 12:52:39 pm »

1.2. Giai đoạn từ sau năm 1945 đến năm 1979

Từ sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập (năm 1949) đến năm 1966, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là đường biên giới hữu nghị.

Trong những năm từ 1950 đến năm 1960, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ hữu nghị, vừa là đồng chí vừa là anh em. Đường biên giới giữa hai nước là biên giới hữu nghị. Thời gian này cũng là những tháng năm đầu tiên nhân dân Việt Nam ở vùng biên giới được sống trong khung cảnh hoà bình và yên tâm sản xuất. Việc quản lý biên giới của chính quyền địa phương hai bên biên giới không quan tâm nhiều đến pháp lý, chủ yếu quản lý theo tập quán và theo các bản đồ Pháp vẽ hoặc theo bản đồ hiện hành do Trung Quốc xuất bản giúp Việt Nam.


Về mặt nhà nước, mặc dù trong thời gian này Việt Nam và Trung Quốc không ký kết văn bản mới nào về biên giới giữa hai nước, nhưng Trung ương hai Đảng cầm quyền của hai bên đã có sự thoả thuận tôn trọng đường biên giới pháp lý do lịch sử để lại, cụ thể là tôn trọng đường biên giới đã được xác lập trên cơ sở hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895, được thể hiện trong việc ký kết một số văn bản như: Tháng 12-1952, hai Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định phối hợp công tác biên phòng Việt - Trung, đến năm 1954 hai bên tiếp tục ký một hiệp định bổ sung; tháng 5-1955, ký kết Hiệp định về việc mở mậu dịch tiểu ngạch ở biên giới Việt - Trung; năm 1963, ký kết Hiệp định hiệp đồng bảo vệ an ninh khu vực biên giới; năm 1955, ký Hiệp định đường sắt biên giới Việt - Trung (đến năm 1971 ký lại Hiệp định này).


 Từ ngày 6 đến ngày 9-11-1956, năm tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc (Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Đông, Quảng Tây) đã gặp nhau hội đàm 10 vấn đề về biên giới và đã đi đến những thoả thuận về quản lý đường biên giới chung.


Ngày 02-11-1957, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc xác nhận biên bản thoả thuận giữa năm tỉnh biên giới hai bên họp tháng 11-1956, và đề nghị: "vấn đề quốc giới là một vấn đề quan trọng cần giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý hiện có hoặc xác định lại do Chính phủ hai nước quyết định. Nhất thiết cấm các nhà chức trách và các đoàn thể địa phương không được thương lượng với nhau để cắm mốc lại hoặc cắt nhượng đất cho nhau. Đề nghị này được đưa ra với thiện chí bảo đảm tôn trọng đường biên giới lịch sử do hai Công ước 1887 và 1895 hoạch định và đã được phân giới cắm mốc(1) (Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam Đất - Biển - Trời, Nxb Công an nhân dân, trang 75). Tháng 4-1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với những ý kiến của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác biên giới Việt - Trung, đồng ý với phía Việt Nam tôn trọng nguyên trạng của đường biên giới theo các Công ước 1887 và 1895(2) (Long Việt, "Vietnam - Chia Lanh Border Treaty - a common victory of two nations”, Vietnam Law and Legal Forum, No 65, 1/2000). Trong những năm 1958 - 1959, hai bên còn tiến hành trao trả cho nhau ruộng đất, rừng cây hỗn canh và giải quyết những tồn tại phức tạp do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh như: Bia mốc bị xê dịch, ruộng đất hỗn canh, xâm canh, xâm phạm tài nguyên rừng, thuỷ lợi, chăn trâu bò, chôn cất mồ mả, nợ của hai bên, thông hôn, quốc tịch và kiều dân, di cư, trị an, quản lý biên giới v.v...


Tuy nhiên, những năm đầu sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng, tình hình mất ổn định của biên giới Việt Nam - Trung Quốc vẫn tiếp diễn mà nguyên nhân chính là do phía Trung Quốc gây ra. Trên thực tế trong quan hệ lúc bấy giờ mặc dù là hữu nghị anh em, nhưng do sự phức tạp và những tồn tại của đường biên giới lịch sử để lại và những phát sinh mới ở biên giới, có một số vấn đề tranh chấp quản lý khá căng thẳng cần phải được giải quyết như: Một số bia mốc bị xê dịch vào đất Việt Nam ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng; tranh chấp đất đai ở khu vực Lũng Phắc, xã Chí Hoà, huyện Trùng Khánh...


Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến Yên Viên gần Hà Nội, phía Trung Quốc đã ghi trong biên bản điểm nối ray sâu vào lãnh thổ Việt Nam gần 300 m. Họ còn ủi mất mốc biên giới số 18 ở cách cửa Nam Quan 100 m để xóa dấu tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột km số 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100 m, coi đó là vị trí đường biên giới giữa hai nước ở khu vực này(1) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 10).


Năm 1956, Trung Quốc đã chiếm một vùng đất đai Việt Nam dài 6.000 m, rộng hơn 1.300 m tại khu vực Trình Tường, tỉnh Quảng Ninh. Lấn chiếm các khu vực như: Các mốc số 25, 26, 27 thuộc xã Thanh Loà, huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn; từ mốc số 17 đến số 19 ở Khảm Khan, Cao Bằng; khu vực mốc số 14 ở Tả Lũng, Lân Phù Phìn, Minh Tân, tỉnh Hà Tuyên; khu vực từ mốc số 2 đến số 3 ở Nậm Chảy ở Hoàng Liên Sơn. Cũng từ năm 1955 đến năm 1956, khi được Việt Nam nhờ đo vẽ bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1/100.000, phía Trung Quốc đã sửa ký hiệu một số đoạn biên giới dịch về phía Việt Nam ở khu vực mốc số 53 ở thác Bản Giốc và cồn Pò Thoáng thuộc tỉnh Cao Bằng(2) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 19, 12).


Năm 1957, phía Trung Quốc lấn chiếm khu vực mốc số 136 và 137 ở Trà Mần - suối Lũng thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng và cắm cờ biểu thị chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực này(3) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 15).


Năm 1967 - 1968, Trung Quốc đưa nhiều hộ người H'mông (Mèo) thuộc huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam sang định cư ở khu vực giữa mốc số 2 và số 3 thuộc xã Nậm Chảy, huyện Mương Thương tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lào Cai). Mặc dù phía Việt Nam đã phản đối nhưng phía Trung Quốc làm ngơ, tiếp tục đưa người sang ở rồi đặt tên cho xóm người Mèo này là "Sìn Sài Thàng” giống tên một bản của Trung Quốc ở bên kia biên giới cách khu vực này 03 km. Đến năm 1976, Trung Quốc cho quân sang chiếm khu vực này và coi là đất của Trung Quốc(4) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 15).


Năm 1976 Trung Quốc cho xây một đập kiên cố ngang qua nhánh sông biên giới ở khu vực thác Bản Giốc của Việt Nam và chiếm cồn Pò Thoáng của Việt Nam, đồng thời lấn chiếm các khu vực như mốc số 43 ở Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn, mốc số 114 ở Sóc Giang thuộc tỉnh Cao Bằng, khu vực giữa mốc số 63 và số 65 ở Trà Lĩnh thuộc tỉnh Cao Bằng, khu vực giữa mốc số 1 và 2 ở Cao Ma Pờ thuộc tỉnh Hà Tuyên dài 4 km sâu vào đất Việt Nam 2 km(1) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 12, 14).


Tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc ngày càng trở nên phức tạp. Đặc biệt trong ba năm từ 1977 đến 1979, tình hình biên giới giữa hai nước rất căng thẳng. Số vụ tranh chấp ngày càng gia tăng: Năm 1974, trên biển Trung Quốc đưa quân ra chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trên đất liền xảy ra 179 vụ tranh chấp; năm 1975 có 294 vụ (Trung Quốc nói có hơn 400 vụ); năm 1976 tranh chấp 812 vụ (Trung Quốc nói hơn 900 vụ), có những vụ hai bên xô xát xảy ra thương vong; năm 1977 có 873 vụ; năm 1978 có 2.175 vụ. Trung Quốc gây ra sự kiện nạn kiều ở hữu Nghị Quan, cầu Bắc Luân, cầu Hồ Kiều, cắt viện trợ, rút chuyên gia, cắt giao thông đường sắt, đường bộ, đóng cửa biên giới(2) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự thật, Hà Nội, trang 18).


Theo báo cáo kết quả khảo sát biên giới năm 1977, có khoảng 950/0 mốc giới còn tồn tại trên thực địa trong đó khoảng 60% đúng vị trí, xê dịch vào đất Việt Nam khoảng 15%, xê dịch vào đất Trung Quốc khoảng 4%(3) (Trần Việt Hùng, Tài liệu đã dẫn, trang 37).


Tóm lại, trong giai đoạn này về cơ bản đại bộ phận đường biên giới được hai bên quản lý khớp với đường biên giới lịch sử theo hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895. Tuy nhiên, đường biên giới này đã không còn giữ được nguyên trạng.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #75 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 12:54:08 pm »

1.3. Giai đoạn từ đầu năm 1979 đến trước khi ký kết Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 1999

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là đến năm 1990, Trung Quốc thi hành chính sách không hữu nghị với Việt Nam. Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục xấu đi nhanh chóng và lên tới đỉnh điểm - xung đột biên giới. Phía Trung Quốc đã dùng vấn đề biên giới hai nước làm công cụ, tạo sức ép đối với Việt Nam. Đây cũng là một giai đoạn đầy sóng gió trong quan hệ hai nước nói chung và quan hệ về biên giới Việt Trung nói riêng trong thời kỳ hiện đại.


Các cuộc tranh chấp ở biên giới ngày càng tăng dần cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng và đỉnh điểm là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc năm 1979. Ngày 17-2-1979, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng vũ trang với 60 vạn quân vượt qua biên giới Việt - Trung tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, gây thiệt hại năng nề về người và của cho nhân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Trước sự phản công quyết liệt của quân và dân Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới, sau một tháng chiếm đóng vùng biên giới, Trung Quốc đã rút quân về nước. Đến ngày 5-5-1979, Trung Quốc tuy đã tuyên bố rút toàn bộ quân đội về nước, nhưng trên thực tế lực lượng vũ trang Trung Quốc vẫn chốt giữ nhiều điểm cao và cụm điểm cao quan trọng ở trên đường biên giới và trên lãnh thổ Việt Nam. Lúc đó, Trung Quốc đã chiếm đóng khoảng 50 cao điểm trên đất Việt Nam. Tình trạng chiếm đóng này kéo dài suốt thập kỷ 80 và trong thời gian này Trung Quốc liên tục gây ra các vụ lấn chiếm, khiêu khích, tấn công các mục tiêu của Việt Nam, điển hình trong các năm 1980 gây ra 2.500 vụ và năm 1981 gây ra 1.800 vụ trong đó có việc đánh chiếm bình độ 400 ở Cao Lộc. Đến cuối năm 1989, đầu năm 1990, Trung Quốc rút quân trên hầu hết các điểm cao đã lấn chiếm của Việt Nam nhưng vẫn chiếm giữ một số điểm cao để khống chế khu vực biên giới như điểm cao 583 - Pò Pùn Léo Cao, điểm cao 371 - Hữu Nghị Quan, bình độ 400 núi Pha Khả mốc số 26 Đông, một số điểm cao khác ở phía Bắc Thanh Thuỷ và phía Đông - Tây sông Lô(1) (Ban Biên giới của Chính phủ (5-2000), Quản lý nhà nước về biên giới lãnh thổ).


Từ nửa cuối năm 1990, tình hình biên giới Việt - Trung dần dần trở lại yên tĩnh, phía Việt Nam đã chủ động rút bộ đội chủ lực về tuyến sau và cho nhân dân hai bên biên giới qua lại thăm thân, mua bán hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Cuối năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ và vấn đề biên giới giữa hai nước đã được quan tâm giải quyết tích cực với thiện chí hoà bình. Mặc dù hai bên đã ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước ngày 07-11-1991 và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ ngày 19-10-1993, nhưng tình trạng tranh chấp và lấn chiếm biên giới vẫn tiếp tục xảy ra chủ yếu do phía Trung Quốc gây ra. Điển hình là sự kiện năm 1997 Trung Quốc xây dựng kè đá trên sông biên giới ở cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Hoành Mô (Việt Nam) đã gây thiệt hại lớn cho phía Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị trí đường biên giới. Đến cuối năm 1999, vẫn còn hàng trăm điểm tranh chấp trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #76 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:41:53 pm »

2. ĐÀM PHÁN HOẠCH ĐỊNH BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Việc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc là một trong những vấn đề quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Từ những năm 50 cho đến khi hai nước bình thường hoá quan hệ năm 1991, tuy quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc có nhiều biến động, thăng trầm, thậm chí đã xảy ra xung đột biên giới, nhưng hai Đảng và Chính phủ của Việt Nam và Trung Quốc đã và đang hợp tác đàm phán, thương lượng giải quyết những vấn đề về biên giới lãnh thổ giữa hai nước.

Giữa Việt Nam và Trung Quốc có ba vấn đế về biên giới lãnh thổ:

Xác định đường biên giới trên đất liền;

Phân định Vịnh Bắc Bộ;

Vấn đề trên biển Đông (thực nhất là vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa).
Trên đất liền, với đường biên giới dài khoảng 1.406 km (chiều dài chính xác sẽ được xác định rõ hơn khi đi phân giới trên thực địa), đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là đường biên giới đã được hoạch định từ cách đây hàng trăm năm, cụ thể là trong Công ước hoạch định biên giới ngày 26-6-1887 và Công ước hoạch định biên giới bổ sung ngày 20-6-1895 được ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi các Công ước này được ký kết, đường biên giới đó đã được phân giới, cắm mốc với 341 mốc được xác nhận trong các biên bản và bản đồ.


Tuy nhiên, đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc được hoạch định trên đây trong hoàn cảnh trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế và điều kiện chính trị xã hội có nhiều khó khăn, phức tạp và trong hơn một trăm năm qua trên thực tế đã diễn ra nhiều sự biến đổi về địa lý tự nhiên cũng như chính trị - xã hội và quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, do đó đã nảy sinh nhận thức khác nhau đối với một số khu vực trên đường biên giới.


Qua nghiên cứu cho thấy, việc hoạch định biên giới giữa chính quyền Pháp và nhà Thanh được xúc tiến cách đây đã hơn một trăm năm với những điều kiện và phương tiện đương thời nên lời văn và bản đồ về nhiều đoạn biên giới không được đầy đủ, rõ ràng, chính xác. Các cột mốc biên giới được cắm ở cuối thế kỷ trước không được xác định bằng lưới toạ độ, cùng với thời gian nhiều mốc đã bị hư hỏng, bị mất, bị xê dịch hoặc không còn ở đúng vị trì. Nhiều mảnh bản đồ gốc có chữ ký và con dấu đã bị thất lạc, không tìm thấy. Ngoài ra, tại nhiều khu vực trên đường biên giới cũng xảy ra sự chuyển dịch của dân cư và quản lý không phù hợp với đường biên giới pháp lý. Hơn nữa, trong lịch sử quan hệ hai nước đã từng xảy ra xung đột vũ trang và tranh chấp phức tạp. Vì những lẽ đó, điều dễ hiểu là đã nảy sinh nhận thức khác nhau, thậm chí tranh chấp.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên và với mục tiêu xác định lại chính xác đường biên giới để quản lý được tốt hơn, tránh xảy ra các vụ tranh chấp ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc đàm phán và ký Hiệp ước mới về biên giới đất liền Việt Nam Trung Quốc và sau đó phân giới, cắm mốc lại đường biên giới là công việc vô cùng cấp bách và cần thiết.


Sau một quá trình đàm phán thương lượng lâu dài, có nhiều gián đoạn (cả không chính thức và chính thức kể từ năm 1956), đến ngày 30-12-1999, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền đúng theo thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Đây là một sự kiện rất quan trọng không những chỉ đối với Việt Nam trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, mà còn đối với cả khu vực.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 08:12:06 pm gửi bởi ptlinh » Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #77 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:43:28 pm »

2.1. Giai đoạn trước năm 1991

Từ khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập (năm 1949) và sau khi miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1954), hai nước đã có những cuộc trao đổi tiếp xúc về các vấn đề biên giới. Trên thực tế, hai bên vẫn thừa nhận và tôn trọng đường biên giới hiện tại. Ngày 02-11-1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã gửi thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trao đổi về quan hệ vùng biên giới, trong đó nhấn mạnh tôn trọng đường biên giới lịch sử và đề nghị cách thức giải quyết trên cơ sở sự thật lịch sử và pháp luật quốc tế. Tháng 4-1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trả lời, đồng ý với những ý kiến đề nghị của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.


Chiến tranh chống Mỹ đã làm gián đoạn việc thực hiện ý tưởng tốt đẹp của Đảng và Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-01-1973 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà bắt đầu kế hoạch khôi phục lại đất nước, mà vấn đề đầu tiên là xác định lại đường biên giới(1) (Hoàng Linh, Long Việt, "Hiệp ước ngày 30/12/1999 về biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc", Tạp chí Thông tin Công tác tư tưởng (Số 1/2000), trang 37).


Trên tinh thần đó, từ năm 1973, Việt Nam đặt vấn đề với phía Trung Quốc nghiên cứu toàn diện cơ sở pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc và vấn đề quản lý đường biên giới. Các cuộc đàm phán giải quyết các công việc về biên giới lãnh thổ của hai nước cũng được tổ chức.


Hội đàm cấp địa phương:

1) Cuộc hội đàm giữa đại biểu các tỉnh Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng (Việt Nam) và các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc họp tại Nam Ninh từ ngày 6 đến ngày 9-11-1956. Đã trao đổi mười vấn đề:
Vấn đề quốc giới;

Vấn đề ruộng đất hỗn canh;

Vấn đề rừng cỏ ở bên kia biên giới;

Vấn đề thuỷ lợi;

Vấn đề chăn trâu bò qua biên giới;

Vấn đề nợ;

Vấn đề quốc tịch và kiều dân;

Vấn đề thông hôn ở biên giới;

Vấn đề di cư ở biên giới;

Vấn đề trị an, quản lý biên giới, cư dân biên giới ra vào qua biên giới


2) Cuộc hội đàm giữa đại biểu Uỷ ban hành chính tỉnh Lạng Sơn - Cao Bằng với đại diện Khu Tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây), họp tại Nam Ninh ngày 23-5-1958. Hai bên tập trung trao đổi các vấn đề sau:
Phối hợp chống buôn lậu qua biên giới;

Mở đường phụ qua biên giới;

Vấn đề cư dân biên giới quá cảnh, tặng quà, quà biếu.


3) Cuộc hội đàm giữa đại biểu Uỷ ban hành chính tỉnh Lạng Sơn - Cao Bằng với đại biểu Khu Tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây), họp tại Lạng Sơn từ ngày 16 đến ngày 26-01-1959. Hai bên tập trung trao đổi các vấn đề sau:

Ruộng đất xâm canh;

Rừng cây ở bên kia biên giới;

Việc chăn nuôi qua biên giới;

Vấn đề thuỷ lợi, nguồn nước, đánh bắt cá trên sông, suối biên giới;

Vấn đề vay nợ;

Vấn đề quốc tịch, kiều dân;

Vấn đề thông hôn;

Vấn đề di cư;

Vấn đề trị an;

Vấn đề quốc giới.


4) Cuộc hội đàm giữa đại biểu các tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn và đại biểu tỉnh Quảng Tây. Họp tại Lạng Sơn từ ngày 5 đến ngày 15-3- 1977. Hai bên tập trung trao đổi các vấn đề sau:

Xác định mục đích đàm phán;

Đánh giá tình hình biên giới;

Xác định căn cứ pháp lý về đường biên giới;

Xác định cách thức giải quyết vấn đề biên giới.

Phía Trung Quốc nêu nguyên tắc duy trì hiện trạng biên giới với 5 ý kiến cụ thể về biện pháp thực hiện.

Phía Việt Nam tập trung làm sáng tỏ quan điểm cơ bản giữ nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại, vạch rõ các nguyên nhân và trách nhiệm do phía Trung Quốc gây ra ảnh hưởng đến biên giới. Trên cơ sở đó, đưa ra 10 biện pháp cụ thể về lãnh thổ và dân sinh, không chấp nhận 5 biện pháp do phía Trung Quốc đề nghị.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 08:11:55 pm gửi bởi ptlinh » Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #78 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:46:18 pm »

Đàm phán cấp Chính phủ:

1) Bắt đầu từ ngày 15-8-1974, tại Bắc Kinh, diễn ra cuộc đàm phán chính thức đầu tiên cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong đợt đàm phán này hai bên chỉ trao đổi các vấn đề liên quan đến vịnh Bắc Bộ nhưng không thoả thuận được gì vì quan điểm hai bên cách xa nhau. Đến cuối tháng 11-1974, kết thúc đợt đàm phán.


2) Đợt đàm phán lần thứ hai về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra ở Bắc Kinh từ tháng 10-1977 đến tháng 6-1978, gồm 4 vòng họp ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Trưởng đoàn phía Việt Nam là Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền. Trưởng đoàn phía Trung Quốc là Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Nghiệm Long. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang có nhiều bất đồng về chính trì và tình hình trên vùng biên giới đất liền và tình hình trong vịnh Bắc Bộ rất căng thẳng. Các tranh chấp xảy ra liên tục, tính chất ngày càng phức tạp với quy mô ngày càng mở rộng.


Trong cuộc đàm phán này, tuy hai bên đều đồng ý căn cứ vào Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và năm 1895, nhưng lập trường đàm phán có hai điểm khác biệt cơ bản: Đoàn Việt Nam kiên trì nguyên tắc "giữ nguyên trạng đường biên giới" theo đúng Công ước Pháp - Thanh đã hoạch định và phân giới, cắm mốc. Phía Trung Quốc cũng đồng ý căn cứ vào Công ước Pháp - Thanh để đàm phán, nhưng cho rằng “cần phải tính đến hiện trạng quản lý và cần có sự điều chỉnh" để đi đến một đường biên giới mới gần với hiện trạng quản lý thực tế. Về biên giới trên biển, Việt Nam cho rằng Công ước Pháp - Thanh đã "hoạch định rõ ràng đường biên giới cả trên đất liền và trong vịnh Bắc Bộ". Phía Trung Quốc cho rằng Công ước Pháp - Thanh "chỉ hoạch định đường biên giới đất liền giữa hai nước, trong vịnh Bắc Bộ chưa bao giờ có đường biên giới", hai bên cần bàn để phân chia vịnh Bắc Bộ. Diễn biến cụ thể:

* Trong các phiên họp của vòng I (từ ngày 15 đến ngày 21-10-1977, đoàn Việt Nam nêu quan điểm đường biên giới "đã được hai Công ước 1887 - 1895 hoạch định rõ ràng cả trên đất liền và trong vịnh Bắc Bộ" và đề nghị thảo luận giải quyết đồng thời cả biên giới trên đất liền và trong vịnh Bắc Bộ. Đoàn Trung Quốc bác bỏ quan điểm về vịnh Bắc Bộ đã được hoạch định theo Công ước Pháp - Thanh, yêu cầu trước tiên cần tập trung bàn vấn đề biên giới trên đất liền.

Theo hướng đó, ngày 11-10-1977, đoàn Trung Quốc đưa ra đề nghị 5 điểm giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền với nội dung:

- Đường biên giới lục địa giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được hoạch định bằng các điều ước biên giới do Chính phủ nhà Thanh, Trung Quốc và Chính phủ Pháp ký từ năm 1887 đến năm 1895;

- Bất cứ bên nào quản lý vượt quá đường biên giới được quy định của các điều ước nói trên đều phải trao trả vô điều kiện, trong đó đối với một ít vùng, nếu hai bên đồng ý, thì có thể điều chỉnh thích đáng trên cơ sở công bằng, hợp lý, có chiếu cố lợi ích dân cư nơi đó;

- Sau khi đối chiếu nhiều lần theo điều ước, nếu vẫn còn bất đồng về hướng đi cụ thể của đường biên giới ở một số khu vực đoạn biên giới thì hiệp thương hữu nghị giải quyết trên cơ sở nhân nhượng và thông cảm lẫn nhau, đảm bảo công bằng, hợp lý;

- Đối với đường biên giới trên sông, suối, phàm là sông, suối tàu bè đi lại được thì lấy trung tuyến đường đi chính làm biên giới, còn sông, suối thuyền bè không đi lại được thì lấy đường nước sâu làm biên giới;

- Sau khi giải quyết xong các vấn đề biên giới (trên bộ), thì ký chính thức điều ước biên giới giữa hai nước thay thế cho điều ước Pháp Thanh, ấn định lại mốc giới và cắm mốc giới mới.

Đoàn Việt Nam kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc thừa nhận đường biên giới giữa hai nước theo Công ước Pháp - Thanh đã được xác định cả trên đất liền và trong vịnh Bắc Bộ. Đàm phán do đó không tiến triển.


* Trong các phiên họp của vòng II (từ ngày 9-11 đến ngày 26-12- 1977). Phía Việt Nam khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản và đưa ra đề nghị về trình tự bước đàm phán để hai bên thảo luận, cụ thể là:

- Bàn về nguyên tắc giải quyết các vấn đề về biên giới trên bộ; Thành lập Uỷ ban liên hợp, trong khi Uỷ ban liên hợp xuống thực địa, thực hiện các nguyên tắc được thoả thuận ở bước 1, hai đoàn tiếp tục bàn về nguyên tắc giải quyết biên giới trong vịnh Bắc Bộ và giao cho Uỷ ban liên hợp thực hiện nguyên tắc đã thoả thuận;

- Ký hiệp ước về biên giới sau khi đã thoả thuận thực hiện nguyên tắc giải quyết các vấn đề biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ.

Phía Trung Quốc khước từ bàn về vấn đề nguyên tắc cơ bản, khẳng định vịnh Bắc Bộ chưa có đường biên giới.

Để thúc đẩy đàm phán, ngày 14-11-1977, phía Việt Nam đưa ra đề nghị 6 điểm về giải quyết các vấn dề về biên giới trên đất liền. Nội dung cụ thể là:

- Hai bên giữ nguyên trạng đường biên giới đã được Công ước năm 1887 và năm 1895 xác định, không có sự điều chỉnh;

- Nếu vùng đất nào quản lý quá trì phải trao trả vô điều kiện, không có ngoại lệ;

- Trong thời hạn thoả thuận, dân cư ở vùng đất phải trao trả sẽ trở về sống ở nước mình mang quốc tịch, nếu ở lại phải được nước đó đồng ý, việc giải quyết tài sản sẽ do Uỷ ban liên hợp quy định ở điểm dưới đây bàn bạc;

- Nghiêm cấm việc dân cư nước này sang canh tác và làm ăn trái phép trên lãnh thổ bên kia dưới mọi hình thức;

- Thành lập Uỷ ban liên hợp với thành phần ngang nhau có nhiệm vụ đi thực địa thực hiện các thoả thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới trên bộ và trong vịnh Bắc Bộ;

- Ký hiệp ước biên giới mới bao gồm cả biên giới trên bộ và trong vịnh Bắc Bộ. Phía Việt Nam sẵn sàng cùng phía Trung Quốc trao đổi trước vấn đề biên giới trên đất liền.

Đoàn Trung Quốc tiếp tục khước từ bàn về vấn đề nguyên tắc cơ bản, khẳng định vịnh Bắc Bộ chưa có đồng biên giới, đồng thời phê phán tính không thực tế trong đề nghị của phía Việt Nam và yêu cầu phía Việt Nam rút lại các điểm có liên quan tới vịnh Bắc Bộ. Đàm phán do đó không tiến triển được gì.


* Trong các phiên họp của vòng III (từ ngày 1.2-01 đến ngày 09-3- 1978). Phía Việt Nam đưa ra dự thảo hiệp định về đường biên giới trên đất liền ngày 12-01-1978) để hai bên thảo luận, có nội dung chủ yếu như sau:

- Hai bên chính thức xác nhận đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hoạch định, cắm mốc theo Công ước Pháp - Thanh là đường biên giới quốc gia giữa hai nước;

- Hai bên cam kết tôn trọng đường biên giới quốc gia giữa hai nước được nêu ở trên, các vùng đất nào do phía bên này quản lý quá đường biên giới thì phải trả lại cho phía bên kia;

- Trường hợp có một số ít khu vực sau khi hai bên cùng nhau đối chiếu, nghiên cứu nhiều lần theo quy định của Công ước pháp - Thanh vẫn không xác định được thuộc bên nào, thì hai bên sẽ đi khảo sát thực địa, hiệp thương giải quyết theo nguyên tắc công bằng, hợp lý;

- Đối với sông, suối biên giới, các cồn bãi trên sông, suối, hai bên triệt để tuân thủ quy định của Công ước Pháp - Thanh. Đối với cầu, đập trên sông, suối biên giới, đường giữa cầu là đường biên giới;

- Trong thời hạn một năm, dân ở vùng đất bên này phải trao trả cho phía bên kia, sẽ phải trở về sinh sống ở nước mà mình mang quốc tịch, hoặc đặng ký với chính quyền địa phương để trở thành công dân của bên được trả đất;

- Mỗi bên không để dân bên mình quá canh và làm ăn trái phép tại vùng đất thuộc phía bên kia;

- Khi hiệp định này có hiệu lực, hai bên thành lập Uỷ ban liên hợp có thành phần ngang nhau để thực hiện nhiệm vụ: Xác định cụ thể trên thực địa toàn bộ đường biên giới được nêu ở mục 1; giải quyết các vấn đề về trao trả đất, khu vực không rõ ràng; kiểm tra xác định các mốc giới và đặt lại các mốc không đúng quy định của Công ước Pháp - Thanh; soạn thảo Nghị định thư phân giới cắm mốc;

- Nghị định thư phân giới cắm mốc và bản đồ kèm theo là bộ phận cấu thành của hiệp định.

Phía Trung Quốc không đồng ý với quan điểm của Việt Nam nêu ra và cho rằng nếu phía Việt Nam không thay đổi quan điểm, nhận thức thì hai bên khó có thể đi tới thống nhất và họ nêu ra đề nghị 9 điểm để hai bên trao đổi (ngày 24-01-1978), nội dung cụ thể là:

- Đường biên giới Trung Quốc - Việt Nam đã được hoạch định cắm mốc theo Công ước Pháp - Thanh, hai bên cùng nhau đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới và vị trí mốc giới theo quy định Công ước Pháp - Thanh. Để tiện đối chiếu, xác định vị trí đường biên, hai bên trao đổi cho nhau cùng một lúc bản đồ thể hiện đường biên giới giữa hai nước với tỷ lệ 1/100.000;

- Trong quá trình đối chiếu, nếu hai bên có sự nhìn nhận khác nhau về ví trí đường biên thì có thể giải quyết thông qua thương lượng với tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, công bằng, hợp lý;

- Sau khi đối chiếu, những khu vực nào quản lý quá đường biên thì phải trao trả không điều kiện, đối với một số ít khu vực nếu hai bên đồng ý có thể điều chinh thích đáng trên cơ sở công bằng, hợp lý, có tính đến lợi ích dân cư ở nơi đó;

- Đối với đoạn sông, suối biên giới tàu bè đi lại được thì lấy trung tuyến luồng chính làm đường biên giới, đoạn tàu bè không đi lại được lấy đường nước sâu làm biên giới. Đối với cầu bắc qua sông biên giới thì trên mặt cầu lấy đường giữa cầu làm biên giới, dưới cầu thì xác định theo nguyên tắc sông, suối;

- Sau khi đối chiếu và giải quyết xong các vấn đề biên giới trên bộ, hai bên sẽ cùng nhau soạn thảo hiệp ước biên giới mới;

- Sau khi hiệp ước biên giới giữa hai nước có hiệu lực, hai bên thành lập Uỷ ban liên hợp có thành phần bằng nhau, có nhiệm vụ phân giới cắm mốc giới mới, quy thuộc cồn bãi, giải quyết các vấn đề liên quan khác, soạn thảo nghị định thư phân giới cắm mốc;

- Sau khi hiệp ước có hiệu lực, những vùng đất nào phải trao trả, thì do Uỷ ban liên hợp bàn bạc quyết định thời gian, biện pháp và cách thức thực hiện;

- Sau khi hiệp ước có hiệu lực, hai bên nghiêm cấm dân bên mình sang canh tác và làm ăn trái phép trên vùng đất thuộc quản lý của bên kia;

- Để giữ gìn ổn định biên giới, hai bên cam kết giữ nguyên trạng đường biên giới, không được đơn phương thay đổi thực trạng quản lý dưới bất kỳ hình thức nào.

Phía Việt Nam không chấp nhận đề nghị trên là cơ sở để trao đổi và chỉ ra rằng, tuy phía Trung Quốc có nêu nội dung mới trong đề nghị này, nhưng lập trường quan điểm vẫn cơ bản giống đề nghị 5 điểm phía Trung Quốc đã nêu ra trước đó. Do vậy đàm phán không đạt kết quả.  


* Trong các phiên họp của vòng IV (từ ngày 14-4 đến ngày 9-6- 1978). Phía Việt Nam nêu đề nghị hai bên cùng nhau đối chiếu các điểm đề nghị của mình để thống nhất các vấn đề trao đổi trong đàm phán. Đồng ý bàn nguyên tắc, bước đi, cách thức giải quyết tranh chấp lãnh thổ trước khi ký hiệp định biên giới trên bộ. Phía Trung Quốc bác bỏ dự thảo hiệp định của phía Việt Nam, đồng thời khẳng định tính hợp lý, thực tế đề nghị 9 điểm về giải quyết tranh chấp lãnh thổ, nhấn mạnh khi giải quyết xong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên đất liền thì sẽ ký hiệp ước về biên giới trên đất liền. Đàm phán do đó không đạt được kết quả.
Đợt đàm phán 1977 - 1978 không đạt được kết quả do tác động của các yếu tố sau:

- Trong thời gian này, quan hệ giữa Việt Nam và trung Quốc đã nảy sinh bất đồng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt tình hình tranh chấp ở khu vực biên giới giữa hai nước ngày càng được mở rộng về quy mô lẫn tính chất dẫn tới quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Để cải thiện tình hình quan hệ và giảm mức độ đối đầu trên khu vực biên giới, hai bên đồng ý tổ chức đàm phán, nhưng chưa sẵn sàng để đi vào đàm phán thực chất.

- Thực tế phía Việt Nam lúc đó chưa có sự chuẩn bị tốt về nhiều vấn đề (tài liệu thiếu, chưa nắm được tình hình thực tế khu vực biên giới, lực lượng cán bộ làm công tác biên giới còn ít, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, cơ sở khoa học pháp lý), do đó vẫn còn cứng nhắc trong việc đề xuất các chủ trương, biện pháp thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc giải quyết các vấn đề liên quan tới biên giới lãnh thổ.

- Trong đàm phán, phía Trung Quốc đã nắm rõ cơ sở thực tế và đặc điểm của khu vực biên giới hai nước cũng như thực tiễn quốc tế nên đã đề ra các bước đi, biện pháp giải quyết cụ thể từng vấn đề tương đối hợp lý. Tuy nhiên, do kinh nghiệm hạn chế của phía Việt Nam lúc đó nên đã không chấp nhận đề xuất của phía Trung Quốc.

Từ sau khi cuộc đàm phán của hai bên tạm dừng, các vụ việc tranh chấp ở biên giới ngày càng gia tăng, tình hình rất căng thẳng, đến đầu năm 1979 Trung Quốc cho quân xâm lược Việt Nam, những tranh chấp ở vùng biên đã lên tới đỉnh điểm - xung đột biên giới.

3) Kết thúc xung đột biên giới, việc đàm phán được nối lại. Đợt đàm phán thứ ba diễn ra qua hai vòng họp cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Vòng I họp tại Hà Nội từ ngày 18-4-1979 đến ngày 18-5-1979 với 5 phiên họp toàn thể. Tại vòng họp này, phía Việt Nam đưa ra đề nghị "ba điểm" trong điểm 3 nêu rõ việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ lửa hai nước tuân theo nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại và đã được hoạnh định bởi các Công ước 1887 và 1895 do Chính phủ Pháp và nhà Thanh ký kết và đã được phía Việt Nam và phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận". Vòng II họp tại Bắc Kinh từ ngày 25-6-1979 đến ngày 6-3-1980 với 10 phiên họp toàn thể. Cuộc họp này chủ yếu hai bên chỉ trích lẫn nhau về việc để xảy ra chiến tranh biên giới tháng 2-1979, không đề cập gì đến giải quyết thực chất vấn đề biên giới. Tuy nhiên, hai bên cũng đã bàn bạc về những biện pháp đảm bảo hoà bình, ổn định trên vùng biên giới, thoả thuận không bên nào đóng quân trên các điểm cao biên giới và dàn quân đội về phía sau.

Trong những năm 80, hai bên cũng có những cuộc thương lượng về vấn đề biên giới lãnh thổ, nhưng vì tình hình quan hệ hai nước chưa thuận lợi nên vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

Tóm lại, cho đến trước khi Việt Nam và Trung Quốc ký kết Hiệp định tạm thời năm 1991, do quan hệ hai nước có nhiều trở ngại cùng với những tác động của nhiều nhân tố tiêu cực khác, nên nặc dù đã có những sự nỗ lực chung trong đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước, song kết quả là đã không đạt được thoả thuận nào.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 08:11:36 pm gửi bởi ptlinh » Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #79 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2012, 07:48:02 pm »

2.2. Đàm phán ký kết Hiệp định tạm thời năm 1991 và Thoả thuận nguyên tắc năm 1993

1) Từ sau năm 1980, tình hình quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lắng dịu dần. Đến cuối năm 1990, hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Hai bên nối lại đàm phán nhằm đi đến một giải pháp lâu dài cho vấn đề biên giới lãnh thổ Việt - Trung và tập trung trước tiên vào vấn đề biên giới trên đất liền. Việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã đáp ứng mong mỏi của nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế mở rộng hợp tác đối thoại trong khu vực và trên toàn thế giới, đồng thời là cơ sở để hai nước cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, trong đó có vấn đề biên giới lãnh thổ.


Từ ngày 7 đến ngày 10-11-1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm chính thức nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đã mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Tổng Bí thư Đỗ Mười và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã thoả thuận: "Hai bên đồng ý thông qua thương lượng giải quyết hoà bình vấn đề biên giới lãnh thổ... tồn tại giữa hai nước" và đồng ý tiếp tục có những biện pháp cần thiết nhằm giữ gìn hoà bình và an ninh ở vùng biên giới, xây dựng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị.


Nhân dịp này, ngày 7-11-1991 tại Bắc Kinh, đại diện Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã ký kết "Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", tạo ra bước ngoặt mới cho việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Hiệp định gồm 7 chương, với 14 điều khoản chủ yếu sau:

Chương I có một điều quy định về giữ gìn biên giới, với nội dung chính là quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong việc quản lý, giữ gìn đường biên giới và mốc giới giữa hai nước. Xác định việc giải quyết mọi vấn đề về biên giới thuộc thẩm quyền của Chính phủ Trung ương hai nước.

Chương II gồm 4 điều từ điều 2 đến điều 5, quy định về sản xuất và các hoạt động khác ở vùng biên giới.
Các hoạt động liên quan đến dòng chảy ở biên giới phải tiến hành theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lợi ích của nhau, tránh làm thay đổi dòng chảy biên giới.

Các hoạt động ở vùng gần biên giới phải bảo đảm an toàn cho mốc giới, người và gia súc. Cấm dân vượt biên thực hiện các hoạt động phi pháp. Bảo đảm an mình trên không vùng biên giới.

Chương III gồm điều 6 và điều 5, quy định việc qua lại của nhân dân vùng biên giới.

Quy định cụ thể về việc xuất nhập cảnh và quản lý việc xuất nhập cảnh của nhân dân vùng biên giới hai nước.

Quyết định mở 21 cặp cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, trong đó có 4 cặp cửa khẩu quốc tế (Đồng Đăng - Bằng Tường, Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Móng Cái - Đông Hưng, Lào Cai - Hà Khẩu); 03 cặp cửa khẩu quốc gia (Tà Lùng - Thuỷ Khẩu, Ma Lu Thàng - Kim Thuỷ Hà, Thanh Thuỷ - Thiền Bảo) và 14 cặp cửa khẩu địa phương. Ngoài 21 cặp của khẩu nói trên, chính quyền các tỉnh biên giới Trung Quốc và Việt Nam còn thoả thuận mở các đường qua lại tạm thời trong các trường hợp đặc biệt.

Chương IV có một điều 8, quy định về quản lý trị an biên giới.

Quy định về sự hợp tác giữ gìn trật tự trị an xã hội vùng biên giới hai nước.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc phòng chống tội phạm, xử lý những vi phạm về quy định quản lý biên giới.

Chương V gồm điều 9 và điều 10, quy định về mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương.

Quy định việc mở các điểm chợ và chợ biên giới, biện pháp thực hiện cụ thể về mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới hai bên.

Quyền thu thuế, trách nhiệm ngăn cấm hàng cấm và hàng buôn lậu.

Chương VI gồm điều 11 và điều 12, quy định về chế độ liên hệ giữa chính quyền địa phương hai bên vùng biên giới.

Xây dựng chế độ liên hệ tương ứng giữa chính quyền địa phương hai nước ở các tỉnh có chung đường biên giới theo phương thức hội đàm.

Chính quyền địa phương hai bên giải quyết và thực hiện những việc được Chính phủ trung ương uỷ quyền.

Quản lý, kiểm tra, giừ gìn đoạn biên giới và các mốc giới trong địa phận mình quản lý.

Vấn đề dân sự, trị an ở vùng biên giới. Những việc khác được Chính phủ hai nước đồng ý để chính quyền địa phương hai bên giải quyết.

Chính quyền địa phương cấp huyện hai bên vùng biên giới có thể liên hệ nghiệp vụ với nhau nếu được chính quyền cấp tỉnh phê duyệt.

Các ngành liên quan quản lý đường biên giới, vùng biên giới của hai bên có thể liên hệ nghiệp vụ với nhau.

Chương VII gồm điều 13 và điều 14, quy định điều khoản cuối cùng.

Giải thích các cụm từ "dòng chảy biên giới", “dân biên giới", "vùng biên giới" được gọi trong Hiệp định và quy định thời gian bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định là kể từ ngày ký.

Như vậy trong khi chờ đợi một văn bản chính thức về quản lý hành chính biên giới quốc gia giữa hai nước (thường gọi là Hiệp định về quy chế biên giới), hai bên đã thoả thuận tạm thời giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước theo quy định của hiệp đính tạm thời trên đây. Vì vậy, Hiệp định tạm thời năm 1991 có ý nghĩa rất to lớn, góp phần giữ gìn ổn định, an ninh, trật tự ở vùng biên giới, xây dựng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Ba, 2012, 08:11:22 pm gửi bởi ptlinh » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM