Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:50:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310332 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #60 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 08:29:26 am »

Chương II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC


1. VÀI NÉT VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM

Lịch sử đã đặt nước Việt Nam ở bên cạnh Trung Quốc, một nước mà toàn bộ lịch sử mấy ngàn năm là một quá trình chinh phục, xâm chiếm các vùng lãnh thổ láng giềng. Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, quốc gia của người Hán là Tây Chu lúc đó có diện tích chỉ khoảng 320.000 km2 vậy mà đến thế kỷ XVIII diện tích của quốc gia này đã mở rộng thành 9,6 triệu km2 trong đó có hàng trăm vương quốc bị xoá, hàng chục dân tộc bị tiêu diệt. Cũng từ cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên, nhân dân Việt của nước Văn Lang - Âu Lạc đã phải chiến đấu hơn 10 năm chống lại hàng chục vạn quân xâm lược của nhà Tần. Tính từ đầu Công nguyên đến nay, dân tộc Việt Nam đã phải sống hơn 10 thế kỷ dưới ách đô hộ vô cùng khắc nghiệt với một chính sách đồng hoá hết sức thâm độc của các triều đại phong kiến phương Bắc. Trong một đạo sắc của Minh Thành Tổ gồm 10 điều gửi Tổng tư lệnh Chu Năng ngày 21 tháng 8 năm 1406 khi Chu Năng cầm quân sang xâm lược Đại Việt, có đoạn viết đại ý: Một khi binh lính đã vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão, ngoài ra hết thảy mọi sách vở, văn tự, cho đến cả các loại sách ca lý dân gian sách dạy trẻ... một mảnh, một chữ đều phải đốt hết; phàm những bia do thiên triều dựng từ trước đến nay thì đều phải giữ gìn cẩn thận, còn các bia do người An Nam dựng thì phá sạch, một mảnh, một chữ chớ để còn. Một năm sau, hắn ra lệnh thu hồi các bản viết thuộc loại nói trên vì "nếu có một chữ bỏ lại, lọt vào tay bọn kia thì rất bất tiện".


Trong Bình Ngô Đại Cáo viết năm 1427, Nguyễn Trài đã tố cáo tội ác của các chính quyền cai trị nhà Minh ở nước Nam là "Nướng dân đen trên lò bạo ngược, vùi con đỏ dưới hố tai ương", và tội ác của chúng là không kể hết được, dẫu “có chẻ hết trúc Nam Sơn không ghi đầy tội ác, tát cạn nước Đông Hải không rửa hết tanh nhơ".


Trong tiến trình lịch sử nước Việt Nam luôn luôn là đối tượng dòm ngó của các triều đại thống trị phương Bắc. Suốt gần 20 thế kỷ qua, tất cả các triều đại phong kiến phương Bắc từ Tần, Hán, Ngô, Tấn, Lương, Tuỳ, Đường, Nam Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh... đều đã sử dụng quân đội để xâm lược và lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Mưu đồ thôn tính, đồng hoá của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam thật là dai dẳng. Chúng không những sử dụng lực lượng quân sự đông đảo để xâm lược mà còn thường xuyên lấn chiếm, gậm nhấm lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới. Từ thế kỷ thứ X, phong kiến phương Bắc đã dùng mọi thủ đoạn để lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam như dụ dỗ, cưỡng ép, mua chuộc các tù trưởng để họ mang đất nộp cho thiên triều; lợi dụng những khi nội triều Việt Nam không ổn định, việc phòng bị ở biên giới lơi lỏng để tiến hành xâm lấn; nuôi dưỡng, xúi giục các lực lượng chống đối cũng như gây áp lực với các tập đoàn cai trị khi họ vừa dành được chính quyền để họ dâng nộp đất đai.


Để giữ gìn sự ổn định về cơ bản ranh giới truyền thống giữa hai nước, dân tộc Việt Nam đã phải chịu thiều sự hy sinh sức người, sức của mới bảo vệ được cương vực lãnh thổ cho đến khi bị thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và các nước Đông Dương. Đường biên giới truyền thống đó đã là cơ sở lịch sử - pháp lý để Pháp và nhà Thanh xác định một đường biên giới chính thức giữa Việt Nam và Trung Quốc bởi hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895.


Lịch sử hình thành đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có từ rất lâu đời. Theo những di chỉ lịch sử và các truyền thuyết, từ hàng nghìn năm trước Công nguyên, lưu vực hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang (sông Dương Tử) đã là địa bàn cư trú của cộng đồng người Hán, còn ở các khu vực thuộc châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả là nơi các bộ lạc Việt sinh sống(1) (Lịch sử thế giới cổ đại (1998) NXB Giáo dục Hà Nội).


Thời kỳ nước Văn Lang ra đời, sử sách chi chép cương vực chung chung, không ghi chép rõ ràng cụ thể cương giới ở đâu. Song cũng có thể hình dung quan niệm về lãnh thổ của một quốc gia thời kỳ này giống như một trung tâm, có các vùng bị khống chế xung quanh, đường biên giới không vạch ra liên tục mà nói dân các vùng giáp ranh, rìa ngoài (biên giới vùng)(1) (Nhà pháp luật Việt - Pháp (1997), “Luật quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia”. Hội thảo, Hà Nội). Đời Đường (618 - 907), sách sử Trung Hoa chép rõ tên nước ta thời Hùng Vương là “Văn Lang", sách Thông Điển của Đỗ Hựu đời Đường cũng chép “Phong Châu là nước Văn Lang xưa". Sách xưa của Trung Quốc thường nói đến cương giới Việt Nam và Trung Quốc ở núi Phân Mao(2) (Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam Đất - Biển - Trời, Nxb công an nhân dân. Hà Nội. tr.18) (núi Cỏ Rê: Trên đất Việt Nam thì cỏ ngả về Việt Nam, trên đất Trung Quốc thì cỏ ngả về Trung Quốc). Tương truyền Mã Viện sau khi dẹp xong Giao Chỉ đã dựng một cột đồng ở núi Phân Mao ở vùng Đông Cổ Sâm. Như vậy, cùng với quá trình hình thành và xây dựng nhà nước đầu tiên của người Việt cổ biên giới chung giữa Việt Nam và Trung Quốc từ xa xưa đã từng bước được định hình, hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài trên cơ sở sự tồn tại của những vùng lãnh thổ nước Việt Nam từ thời cổ đại.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #61 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2012, 08:30:05 am »

Thời kỳ sơ khai, biên giới chung giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ dừng lại ở khái niệm vùng biên giới, trên địa bàn cư trú và sinh sống của cư dân Lạc Việt và Âu Lạc. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, lãnh thổ Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, ranh giới giữa hai nước không được phân định rõ ràng. Đến năm 938 khi Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập, vấn đề lãnh thổ và chủ quyền quốc gia mới được phân định rõ nét trong mối quan hệ giũa nước Việt với đế chế phong kiến phương Bắc. Vấn đề này luôn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các triều đại phong kiến Việt Nam. Theo Tống sử, Tống Cao là sứ giả nhà Tống được phái sang nước Việt năm 990 (tức là 9 năm sau chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai) đã báo cáo lên vua Tống rằng khi họ đến “hải giới" Giao Chỉ thì vua Lê Đại Hành đã cho 9 thuyền và 300 quân lên đón ở Thái Bình Tưởng (Trân Châu) và dẫn đoàn sứ thần đến địa điểm quy định. Như vậy, ngay trong nghi thức tiếp đón sứ thần khi đó đã đề cập đến cương vực "hải giới" và chủ quyền lãnh thổ.


Năm 1078, vua Lý Nhân Tông gửi thư cho vua Tống đòi lại vùng Quảng Nguyên (Quảng Hoà và Thạch An thuộc tỉnh Cao Bằng ngày nay) và vùng Tô Mậu (Đình Lập và An Châu thuộc tỉnh lạng Sơn ngày nay) mà nhà Tống đã chiếm trên đường rút quân trong cuộc (chiến tranh xâm lược thất bại năm 1076, nhưng phải đến sáu lần vua Lý đi đòi đất vẫn không thành. Năm 1127, trong di chiếu vua Lý Nhân Tông đã điểm lại việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cương vực lãnh thổ và hài lòng nhận thấy "bốn biển yên lành, biên thuỳ ít biến". Năm 1171, 1172, vua Lý Anh Tông đích thân đi xem xét biên cương, vùng biển phía Nam, phía Bắc, biên soạn ra cuốn sách "Nam Bắc phân giới địa đồ" ghi chép về hình thế núi sông, cương vực đất nước. Đến thế kỷ 12, nhà Trần giao nhiệm vụ chỉ đạo bảo vệ các hướng biên giới cho các trọng thần. Trần Hưng Đạo phụ trách hướng Lạng Sơn; Trần Nhật Duật phụ trách hướng Tuyên Quang; Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, bảo vệ hướng biển Đông Bắc. Năm 1349, nhà Trần nâng vị trí trang Vân Đồn thời Lý lên thành một trấn trực thuộc triều đình với nhiệm vụ tổ chức bảo vệ vùng biển Đông Bắc và quản lý việc thông thương với nước ngoài.


Năm 1432, vua Lê Thái Tổ cho khắc vào vách núi ở Hoà Bình “Biên phòng hảo vị trù phương lược, xã tắc ưng tu kế cửu an"(1) (Quốc sử Quán triều Nguyễn. Đại Nam Thống Nhất Chí (1971), Tập IV, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, tr.307, 308). Năm 1446, vua Lê Thánh Tông đã phản kháng nhà Minh cho quân cướp bóc vùng Thông Nông, bảo Lạc (Cao Bằng ngày nay) và đòi họ phải bồi thường, mặt khác ra lệnh đày hai viên quan cai quản Cao Bằng đi xa vì tội phòng giữ biên cương không cẩn mật.


Chính nhờ cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và khôn khéo của các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau qua các triều đại, dù so sánh lực lượng chênh lệch nhưng biên cương phía Bắc nước ta vẫn được bảo tồn và cơ bản ổn định cả từ nghìn năm nay.


Từ sau kỷ nguyên độc lập và suốt trong thời kỳ phong kiến, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hình thành mà đặc điểm chính của sự hình thành này là sự đan xen giữa biên giới tập quán và biên giới được xác định. Trên toàn tuyến là biên giới tập quán được sự thừa nhận của hai bên dựa trên ranh giới các đơn vị hành chính, các khu dân cư thuộc quyền quản lý của mỗi bên và sự phân biệt đó thường được dựa vào địa hình tự nhiên như sông, suối, núi, đồi... lâu dần hình thành đường biên giới tập quán cùng được hai bên tôn trọng. Tại những nơi có đường giao thông đi qua biên giới (cắt đường biên giới), hai bên đặt đồn ải để quản lý việc qua lại, duy trì an ninh cho dân cư của các vùng biên giới. Song, cá biệt cũng có những đoạn biên giới được nhà nước phong kiến hai bên cùng xác định. Đó là đoạn biên giới phía Bắc Cao Bằng ngày nay đã được ấn định từ năm 1084 và đoạn sông Đỗ Chú phía Tây Bắc huyện Vị Xuyên được dựng bia làm dấu năm 1732.


Tuy nhiên, toàn bộ đường biên giới cũng có sự khác biệt giữa đoạn biên giới phía Đông và đoạn biên giới phía Tây. Đoạn biên giới phía Đông từ biển đến đỉnh cao Đồng Văn nói chung ổn định, hai bên có hệ thống đồn ải hình thành trong quá trình lịch sử. Ngược lại, ở phía Tây từ đỉnh cao Đồng Văn đến Điện Biên, do dân cư thưa thớt, địa hình phức tạp nên đường biên giới nói chung không rõ ràng.


Đến thời Nguyễn, một đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hình thành, tồn tại khá ổn định, được hai bên tôn trọng. Tạp chí Geographer của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhận xét: "Sau 10 thế kỷ bị đô hộ, năm 939, Bắc Kỳ đã phá vỡ ách đô hộ của Trung Quốc và thành lập vương quốc Đại Cồ Việt. Được sự che chở của vùng thượng du ở phía Bắc đồng bằng Bắc Kỳ, nhà nước mới này đã bảo vệ được nền độc lập dân tộc của mình... một đường biên giới gần giống như ngày nay dường như đã tồn tại giữa hai quốc gia. Trừ một số ít ngoại lệ, mặc dù trong nhiều thế kỷ, cuộc chiến lúc tăng, lúc giảm nhưng tình hình chủ yếu là như vậy cho đến khi Pháp đến"(1) (Bộ Ngoại giao Mỹ, "Biên giới Trung Quốc - Việt Nam", Tạp chí Geographer (tiếng Việt Số 38, ngày 29-10-1964)). Và trong bài "Tổng Tụ Long và đường biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ công bố năm 1924, Bonifaci Tư lệnh đạo quan binh Hà Giang viết "đường biên giới lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được xác định một cách hoàn hảo. Khi cần người Việt Nam biết bảo vệ các quyền của họ, mặc dầu người Trung Quốc cho rằng không thể có đường biên giới giữa Việt Nam và thiên triều”. Cho đến cuối thế kỷ XIX, trước khi Pháp đến, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tồn tại một đường biên giới tương đối ổn định và rõ ràng như đã được chép trong Đại Nam Nhất Thống Chí, Đông Khánh Dư Địa Chí cũng như trong Đại Thanh Nhất Thống Chí, cùng những dấu hiệu đường biên giới trên thực địa.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #62 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 08:10:18 am »

2. BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP ĐÔ HỘ VIỆT NAM

2.1. Hoạch định biên giới Việt - Trung theo hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895

Pháp đã chú ý đến Việt Nam từ thế kỷ XVII - XVIII, đặc biệt là từ cuối thế kỷ XVIII khi Nguyễn Ánh móc nối dựa vào Pháp để chống lại nhà Tây Sơn. Nhưng phải đến giữa thế kỷ XIX, Pháp mới có điều kiện xâm lược Việt Nam.


Năm 1858, thực dân Pháp bắn súng vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc tiến công xâm lược Việt Nam. Do có sự chống trả quyết liệt của quan quân nhà Nguyễn, Pháp phải từ bỏ hướng tấn công ở Đà Nẵng.

Năm 1859 Pháp chuyển hướng tấn công thành Gia Định, mở rộng chiếm đóng Sài Gòn. Sau 4 năm kháng cự, đến năm 1862, triều đình Huế ký hàng ước giao nộp cho Pháp ba tỉnh miền Đông của Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường).


Đến năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây của Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).

Năm 1873, lấy cớ việc thông thương trên sông Hồng bị phía Việt Nam gây trở ngại, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, nhưng sau đó phải rút khỏi Hà Nội do lực lượng mỏng và do sự kháng cự của quan quân triều đình Nguyễn.


Ngày 15-3-1874, triều đình Huế ký điều ước nhượng "Nam Kỳ lục tỉnh" cho Pháp.

Ngày 31-8-1874, Pháp ép triều đình Huế ký Hiệp ước thương mại Pháp - An Nam, mở đường Hồng Hà cho tàu của Pháp đi lại, cho Pháp đóng quân ở Hà Nội và Hải Phòng.

Pháp tấn công hà Nội lần thứ hai, đến ngày 25-4-1882, Hà Nội thất thủ.

Sau năm ngày tấn công vào cửa biển Thuận An, ngày 25-8-1883, Pháp ép triều đình Huế ký Hiệp ước Harmand tại Sài Gòn, chia đặt Việt Nam thành ba chế độ thuộc Pháp: Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Trung Kỳ là xứ bảo hộ, Bắc Kỳ là xứ bảo hộ nửa thuộc địa.


Đến ngày 6-6-1884, triều đình Huế và Pháp ký Hiệp ước Pa-tơ-nốt thay thế cho các hiệp ước đã ký trước đó. Kể từ đây, Pháp đã thực sự là nước bảo hộ Việt Nam, "thay mặt" triều đình Huế bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và đại diện cho Việt Nam trong mọi quan hệ đối ngoại, đưa thêm ba tỉnh là Bình Thuận, Thanh Hoá và Nghệ An - Hà Tĩnh vào Trung Kỳ, vẫn giao triều đình Huế cai quản Trung Kỳ nhưng dưới sự bảo hộ của Pháp.


Về phía triều đình nhà Nguyễn, ngay trong những năm 1876, 1877 và 1882 đã cử nhiều đoàn sứ thần sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh với ảo tưởng là nhờ vào thanh thế của nhà Thanh làm áp lực đối với quân Pháp.

Về phía triều đình nhà Thanh (Trung Quốc), mặc dù lúc đó đang gặp khó khăn về đối ngoại, đang bị nhiều đế quốc xâu xé, nhưng với tham vọng bành trướng cố hữu, triều Thanh đã bàn tính về vấn đề Việt Nam. Trương Thụ Thanh, Tổng đốc Trực Lệ nguyên là Tổng đốc Lưỡng Quảng đã mật tâu lên vua Thanh: "Nước Nam và Trung Quốc tiếp giáp nhau, thế lực nước Nam bây giờ thật là suy yếu, không thể tự chủ được nữa. Vậy nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ các tỉnh ở miền thượng du, đợi khi có biến thì chiếm lấy những tỉnh phía Bắc sông Hồng”. Vua Thanh đã chuẩn y. Theo đó, lợi dung sự cầu viện của triều Nguyễn, từ mùa thu năm 1882 hàng chục vạn quân Thanh đã vượt biên giới vào đóng quân trên những địa bàn chiến lược ở Bắc sông Hồng (Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang...).


Nhà Thanh có chủ trương đưa quân sang Việt Nam để mặc cả với Pháp trong ý đồ phân chia Bắc Kỳ bằng biện pháp thương lượng, không sử dụng lực lượng quân sự. Do vậy, các đội quân của Pháp và Thanh đóng quân ở gần nhau, xen kẽ ở nhiều nơi ở Bắc Kỳ nhưng không xảy ra đụng độ. Henry Rivière đã báo cáo "Từ ngày quân Trung Quốc bao vây chúng tôi, chúng tôi lại ở trong một tình trạng hoàn toàn yên ổn, không có một cuộc xung đột nhỏ nào".


Ngày 26-11-1882, tại Thiên Tân, Lý Hồng Chương là đại thần phụ trách đối ngoại của nhà Thanh đã đưa ra đề nghị với đại diện Pháp là Bourée: "Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của Pháp ở nơi nào mà Pháp đã có chủ quyền rồi (nghĩa là Nam Kỳ lục tỉnh), Pháp thừa nhận quyền tôn chủ của Trung Quốc ở phần còn lại của Việt Nam, hai bên cùng nhau đô hộ và như vậy danh nghĩa của Trung Quốc được bảo vệ mà quyền lợi của Pháp cũng không thiệt hại gì".


Trên bàn đàm phán thì như vậy, trên thực tế để phối hợp với ngoại giao, Trung Quốc đã phô trương thanh thế ở Thiên Tân tỏ rõ quyết tâm nếu cần sẵn sàng giải quyết bằng vũ lực vấn đề Bắc Kỳ của Việt Nam. Thủ đoạn này không phải không đạt được kết quả, thậm chí Bourée đại diện của Pháp đã dao động và đồng ý dự thảo hiệp định chia Bắc Kỳ thượng cho nhà Thanh, phần còn lại là của Pháp. Dự án này cũng đã được Thủ tướng Pháp kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đồng ý.


Nhưng các giới chức thực dân ở Hà Nội và Sài Gòn lại kịch liệt phản ứng. Ngày 15-01-1883, Henry Rivière chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ đã viết thư về Chính phủ Pháp: "Ông Bouree mà Bắc Kinh và Paris đều thừa nhận ý kiến đang làm một hoà ước ngu ngốc, theo hoà ước đó thì cả Bắc Kỳ lúa gạo sẽ về tay ta, còn Bắc Kỳ mỏ sẽ về tay Trung Quốc", và "nếu quả thật người ta bỏ cả vùng mỏ thì thật là đáng tiếc". Ngay sau đó, Pháp đã triệu hồi Bouree về nước, đồng thời tăng viện quân đội gồm bốn đại đội cho Henry Rivière.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #63 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 08:12:00 am »

Trước sự can thiệp của nhà Thanh, để tạo thế hợp pháp trong việc giải quyết lãnh thổ của Việt Nam, Pháp đã nhanh chóng ép buộc triều đình Huế ký hoà ước thừa nhận sự bảo hộ chặt chẽ của Pháp. Trên biển, Pháp tiến hành phong toả bờ biển Bắc và Trung Bộ đối với tàu thuyền của Trung Quốc.


Giữa tháng 9-1883, Pháp đưa ra đề nghị: "Một đường tạm thời lấy từ một điểm ven biển giữa vĩ tuyến 21 và 22 để chạy lên đến Lào Cai, giữa đường đó và biên giới Trung Quốc, hai bên không đóng quân, lập đồn. Mở một thương cảng trên sông Hồng trong địa phận Vân Nam (Mãn Hảo)". Như vậy là Pháp muốn có một vùng trung lập để khỏi phải xung đột với nhà Thanh, sau khi hoàn thành việc xâm lược Việt Nam, sẽ quay lại chiếm vùng trung lập ấy.


Ngày 18-9-1883, trong cuộc đàm phán ở Paris, Tăng Kỷ Trạch đại sứ Trung Quốc đưa ra đề nghị "vùng chia cho Pháp là hữu ngạn sông Hồng, còn tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Thái Bình thuộc nhà Thanh".

Ván bài đã lật ngửa, rõ ràng Trung Quốc không muốn lấy đề nghị của Pháp làm cơ sở và Pháp cũng không chịu chia phần đất đai Bắc Kỳ cho Trung Quốc. Như vậy, giải pháp thương lượng đã bế tắc, tất yếu dẫn đến giải pháp quân sự. Pháp đã nhanh chóng điều một sư đoàn hải quân đến Hương Cảng nhằm đe doạ Trung Quốc.


Ngày 19-11-1883, Tổng lý Nha môn gửi thư cho De Samani đại sứ Pháp tại Trung Quốc rằng việc Pháp dùng vũ lực bắt buộc Việt Nam ký điều ước nhằm mục đích tước quyền chính trị của Trung Quốc đối với An Nam và cảnh cáo: "Nếu Pháp cố tình xâm chiếm những vùng mà quân Thiên triều đóng ở Bắc Kỳ thì Pháp là người chịu trách nhiệm chấm dứt hoà bình, khi ấy quân Thanh triều bị bắt buộc tự vệ, dùng vũ lực đối phó với vũ lực".


Ngày 12-3-1884, Pháp tập trung lực lượng tấn công Bắc Ninh (Bắc Kỳ), đánh thiệt hại nặng hơn một vạn quân Thanh đồn trú tại đây và chiếm đóng toàn bộ vùng này. Trận Bắc Ninh là đòn choáng váng đối với quân Thanh trong khi đó thì Nga hoàng lại khích lệ quân Pháp "Pháp chỉ cần 400 triệu thì giải quyết gọn".


Nhà Thanh một mặt trị tội các tướng lĩnh thất trận, một mặt phải ký hiệp ước Thiên Tân ngày 11-5-1884, gồm 15 điều. Trong hiệp ước này, có ba điều khoản quan trọng là:

- Nhà Thanh cam kết rút hết quân khỏi các vùng giáp Quảng Tây vào ngày 6-6-1884 và khỏi các vùng giáp Vân Nam vào ngày 26-6-1884, tôn trọng hiện tại cũng như tương lai các hiệp ước đã ký hoặc sẽ ký giữa Pháp và triều đình Huế.

- Pháp cam kết tôn trọng và bảo vệ biên giới phía Nam của Trung Quốc giáp Bắc Kỳ, chống lại mọi cuộc tấn công của bất cứ nước nào và bất cứ trường hợp nào.

- Pháp buộc nhà Thanh bồi thường. Nhà Thanh đồng ý tự do trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Pháp một bên, Trung Quốc một bên trên suốt dọc biên giới phía Nam của Trung Quốc và cả hai bên sẽ ký một hiệp ước thương mại có lợi nhất cho Pháp.


Có thể nói là, nhà Thanh đã ký với Pháp một hiệp ước từ bỏ cái gọi là quyền tôn chủ của họ đối với Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, ngay sau khi ký Hiệp ước Thiên Tân, nhà Thanh vẫn chưa từ bỏ ý đồ đối với đất đai của Việt Nam, quân đội của nhà Thanh cũng chưa tán thành việc rút quân như đã thoả thuận trong Hiệp ước năm 1884, họ vin vào việc "chưa nhận được lệnh rút quân" để tiếp tục đóng quân ở Bắc Kỳ. Tình hình đó đã dẫn đến cuộc nổ súng lớn tại cầu Quan Âm thuộc địa giới Lạng Sơn ngày 23-6-1884, do bị bất ngờ và thiếu sự chuẩn bị, quân Pháp ở đây đã bị thiệt hại nặng. Đáng chú ý là, sau trận Quan Âm, quân Thanh thực hiện án binh bất động và không chịu rút quân về nước.


Tình hình trên đã dẫn đến cuộc chiến ác liệt giữa quân Thanh và quân Pháp cả trên biển và trên bộ, cuộc chiến này kéo dài 8 tháng từ cuối tháng 5-1884 đến tháng 02-1885. Trên biển, quân Pháp đã phá tan hạm đội của nhà Thanh tại Phúc Châu, phong toả Trường Giang và Đài Loan. Trên bộ, lúc đầu Pháp đã đẩy lùi quân Thanh khỏi Lạng Sơn nhưng sau đó quân Thanh phản công, quân Pháp thua và rút nhạy về Bắc Giang.


Cuộc chiến giữa quân Pháp và quân Thanh dẫn đến cuộc đàm phán thương lượng mới. Phía Trung Quốc vẫn tiếp tục đề nghị Pháp nhượng bộ đất đai ở Bắc Kỳ. Trong đàm phán ngày 01-11-1884, Lý Hồng Chương đề nghị "Trung Quốc chấp nhận Hiệp ước Thiên Tân, đồng thời Pháp để cho Việt Nam cống nạp cho Bắc Kinh như cũ và sửa đổi đường biên giới Trung Quốc - Việt Nam theo một đường ranh giới ở phía dưới tỉnh Lạng Sơn, Đông ra tới biển, Tây về phía Miến Điện". Đề nghị này rõ ràng là trái hẳn với tinh thần hiệp ước Thiên Tân 1884, phía Pháp đã không chấp nhận. Sau hai tháng hội đàm, Pháp và Trung Quốc ký tạm ước Paris ngày 04-4-1885, tại Điều 1 ghi "Phía Trung Quốc thoả thuận phê chuẩn hiệp ước Thiên Tân ngày 11-5-1884; phía Pháp tuyên bố không theo đuổi mục đích nào khác ngoài sự chấp hành hoàn toàn và đầy đủ hiệp ước đó".


Thực hiện điều 3 Tạm ước Paris ngày 4-4-1885 (dự kiến ký hiệp ước chính thức Pháp - Trung). Ngày 9-6-1885, tại Thiên Tân, Pháp và nhà Thanh đã ký Hiệp ước Hoà bình - Hữu nghị - Thương mại. Hiệp ước này gồm có 10 điều khoản, trong đó có điều 3 đề cập đến việc khảo sát và cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc: "Trong thời hạn 6 tháng kể từ khi ký hiệp ước này, các uỷ viên do các bên ký kết củ ra sẽ đến tại chỗ để xác nhận lại đường biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ. Họ sẽ đặt ở nơi nào xét thấy cần thiết những mốc giới để làm cho giới tuyến được nhìn thấy rõ ràng. Trong trường hợp họ không thể thoả thuận được với nhau về vị trí những mốc đó hoặc về những sửa đổi chi tiết có thể cần làm đối với biên giới hiện tại giữa Trung Quốc và Bác Kỳ, thì vì lợi ích chung của hai nước, họ sẽ phải xin ý kiến của Chính phủ của họ". Theo điều này, Pháp và nhà Thanh đã lựa chọn cơ sở để xác định đường biên giới giữa Việt Nam và trung Quốc là đường biên giới tập quán đã tồn tại từ lâu.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #64 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 08:13:02 am »

Có một số vấn đề được đặt ra đối với đường biên giới tập quán nêu trên:

- Việc hoạch định biên giới dựa trên cơ sở một đường biên giới "hiện tại" hoặc "hiện nay" tức là một đường biên giới đã sẵn có lúc bấy giờ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, nhưng vì đường biên giới sẵn có đó chưa được ký kết hoặc được thể hiện bằng sự ghi nhận trên một biên bản pháp lý nào giữa hai nước, nay phải được xác lập vững chắc trên cơ sở ký kết và quy định chung của cả hai nước. Thực tế, đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu đời, nhưng hai nước chưa có sự ký kết gì, Việt Nam đã cố gắng thể hiện quốc giới của mình như việc lập các đồn ải, cá biệt có chỗ có mốc giới, nhưng đó chỉ là. việc làm đơn phương. Về phía Trung Quốc, vì luôn coi Việt Nam là nước phiên thuộc và luôn có dã tâm lấn chiếm đất đai nên Trung Quốc không eo ý định làm thật rõ ràng đường biên giới giữa hai nước. Điều này đã dẫn đến những thiệt hại cho phía Việt Nam.

- Việc hoạch định biên giới được tiến hành chủ yếu là dựa trên bản đồ của Trung Quốc, do trình độ kỹ thuật thời đó hạn chế nên các bản đồ này thường không chính xác.

- Pháp là một bên giải quyết biên giới, nhưng Pháp lại không nắm chắc biên giới truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhiều vùng Pháp chưa đặt chân tới, trong khi đó đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc không ổn định, thường xuyên có sự xáo trộn về dân cư, nhiều vùng là lãnh thổ của Việt Nam, nhưng thực tế lại do các lực lượng của phía Trung Quốc kiểm soát trong đó có cả những lực lượng đối lập với triều đình như lực lượng "cờ đen", "cờ vàng".

- Việc giải quyết đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc tiến hành song song với vấn đề bình định ở Bắc Kỳ, lực lượng cần vương thống Pháp vẫn còn hoạt động, ở các vùng núi tình hình nhiều nơi Pháp không kiểm soát được. Điều kiện giao thông, đường sá đi lại rất vất vả, dân cư ở vùng biên giới thưa thớt... là những khó khăn thường trực cho phía Pháp. Hơn nữa, phía nhà Thanh cử hai đoàn đại diện cho hai đoạn biên giới, phía Pháp chỉ có một đoàn nên càng gặp nhiều khó khăn.


Tháng 8-1885, Pháp và nhà Thanh thành lập Uỷ ban hoạch định biên giới. Phía Pháp cử Bourcier de Saint Chaffrey (sau này là Dillon) làm Trưởng đoàn. Phía nhà Thanh cử Đặng Thừa Tu làm Trưởng đoàn khi hoạch định đoạn biên giới Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) và Chu Đức Nhuận làm Trưởng đoàn khi hoạch định đoạn biên giới Vân Nam.


Việc thực hiện Điều 3 hiệp ước 1885 ngay từ đầu đã gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là việc gặp gỡ, thống nhất giữa đại diện hai bên do nhiều yếu tố đã dẫn đến việc hai đoàn chỉ họp được phiên chính thức đầu tiên ở Nam Quan (Đồng Đăng) ngày 7-01-1886 và ở Lào Cai ngày 23-7-1886; khó khăn thứ hai chính là nội dung thực chất đem ra bàn bạc khi ngồi vào bàn thương lượng. Một khó khăn chung nữa là địa hình vùng biên giới vô cùng hiểm trở, hơn nữa nội bộ Pháp trong lúc bấy giờ lại hết sức lủng củng, đặc biệt là sự thiếu thiện chí của đoàn đại biểu của phía nhà Thanh(1) (Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam Đất - Biển - Trời, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội).


Trong phiên họp đầu tiên của Uỷ ban hoạch định ở Đồng Đăng ngày 7-01-1886, Trưởng đoàn phía nhà Thanh Đặng Thừa Tu đã đưa ra đề nghị: "Trước đây không có vấn đề quan tâm đến biên giới vì An Nam là một thuộc quốc của Trung Quốc, một đường giới tuyến giữa hai nước là không cần thiết. Vì Trung Quốc đã nhường toàn bộ An Nam cho Pháp, nên điều cần thiết là Trung Quốc phải thu được về cho mình một số nhân nhượng về lãnh thổ". Theo đó, đòi đường biên giới phải đi từ Tiên Yên theo sông Kỳ Cùng tới ngọn nguồn của nó đến điểm gặp nhau giữa biên giới Quảng Tây - Vân Nam, nghĩa là đòi cả vùng Thất Khê, Lạng Sơn và Cao Bằng về Trung Quốc (tổng diện tích khoảng 14.000 km2), còn ở khu vực Nam Quan thì đòi đường biên giới khác xa so với đường biên giới Pháp vạch ra. Cuối cùng hai bên chỉ thống nhất được hai điểm ở hai đầu của khu vực này, phía Pháp yêu cầu dừng cuộc họp vì những đòi hỏi quá đáng của phía nhà Thanh. Một tháng sau, Uỷ ban họp lại, Đặng Thừa Tu lại từ chối ra thực địa và đòi chỉ hoạch định biên giới trên bản đồ. Do thái độ kiên quyết của phía Pháp, cuối cùng đoàn Trung Quốc chấp nhận cùng đi thực địa, Pháp đã nhân nhượng để vùng Hải Ninh, Bạch Long - một dải đất rộng 1.500 m dọc theo biên giới hiện tại từ Bình Nhi đến Ái Điểm dài 120 km, phía Pháp giữ Lạng Sơn, Đồng Đăng, Thất Khê, đoạn sông Kỳ Cùng ở Thất Khê đến cửa Chi Ma (Lộc Bình, Lạng Sơn ngày nay). Như vậy từ tháng 01-1886, hai bên đã tiến hành hoạch định thí điểm khu vực từ Chi Ma đến Bình Nghi thuộc đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây. Trong quá trình đàm phán, phía Trung Quốc không muốn phân giới, chỉ muốn hoạch định trên bản đồ. Do lúc đó chưa có bản đồ nên hai bên thống nhất cử các đoàn đi đo vẽ thực địa, lập bản đồ đường biên giới hiện tại. Từ ngày 20-3-1886 đến 13-4-1886, hai bên đã vẽ bản đồ và hoạch định xong đoạn biên giới thí điểm.


Từ tháng 6-1886 đến tháng 11-1886, Pháp và nhà Thanh tiến hành đàm phán hoạch định đoạn biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #65 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 08:14:33 am »

Để mở đường cho việc hoạch định biên giới ở khu vực này, ngay từ tháng 3-1886 quân Pháp do Jamont chỉ huy đã hành quân giải toả đẩy quân Thanh và các lực lượng thổ phỉ ra khỏi các vùng Tuyên Quang, dọc sông Hồng cho tới Lào Cai và đã thiết lập một hệ thống đồn bốt dọc sông Hồng. Ngày 23-7-1886, Uỷ ban biên giới Pháp - Thanh bắt đầu làm việc, vì đang mùa mưa nên hai đoàn chỉ có thể hoạch định biên giới trên bản đồ, hai bên thoả thuận mỗi bên lập một bản đồ riêng rồi cùng nhau so sánh. Trong khi đó thì phía nhà Thanh đã có một số hành động vi phạm nghiêm trọng. Họ cho đặt mốc giới ở Phong Thổ và Lai Châu, đưa ra bản đồ vẽ vùng Phong Thổ và Lai Châu thuộc Trung Quốc, đòi trao vùng Tụ Long cho Trung Quốc, phục kích giết chết hai sĩ quan Pháp cùng 5 lính lê dương, 5 lính bản xứ ở Long Pô (Ngòi Mít) khi lực lượng này đi khảo sát biên giới. Khi đoàn Pháp từ Lào Cai trở về, còn bị phục kích nhiều lần dọc theo sông Hồng. Việc hoạch định biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ được chia thành năm đoạn đánh số từ 1 đến 5:

(1) Đoạn 1 từ ngã ba sông Hồng đến Cao Đại Trại (vùng Long Pô đến vùng Đông Bắc huyện Mường Khương ngày nay);

(2) Đoạn 2 từ Cao Đại Trại đến Cao Mã Bạch (một làng ở Đông bắc nguồn sông Lô);

(3) Đoạn 3 từ Cao Mã Bạch đến Lũng Cú;

(4) Đoạn 4 từ Lũng Cú đến Lũng Làn;

(5) Đoạn 5 từ sông Hồng đến sông Đà.

Trong năm đoạn biên giới kể trên, hai bên thống nhất được các đoạn số 1, 3 và 4, không thống nhất được một số điểm trên đoạn số 2 và toàn bộ đoạn số 5. Ngày 19-10-1886, Pháp và nhà Thanh đã ký biên bản hoạch định đoạn biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam.


Đoạn biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ là đoạn biên giới đã được phía nhà Thanh rút kinh nghiệm sau khi đã sử dụng các thủ đoạn đòi đất trong suốt 10 tháng đàm phán năm 1886. Đầu tháng 11-1886, nhà Thanh dùng 3.000 quân chiếm vùng lõm Giang Bình - Pắk Lung, ép dân Việt Nam sống tại đây phải cắt tóc theo kiểu người Trung Quốc và ký tên vào kiến nghị nhận là lãnh thổ Trung Quốc, tổ chức các toán thổ phỉ ngăn chặn phá rối việc đo vẽ ở thực địa, tập kích giết hại uỷ viên đoàn đàm phán, tập kích vào đội trắc địa Pắk Lung, tập kích đồn Hà Cối. Các hoạt động của quân Thanh nhằm gây sức ép buộc Pháp phải nhân nhượng cho Trung Quốc vùng đất phía Đông Móng Cái, vùng Tiên Yên, Hà Cối và Hải Ninh (tức là thung lũng sông Tiên Yên đến đầu nguồn sông Kỳ Cùng là thuộc Trung Quốc). Đối phó với tình hình lấn chiếm của phía nhà Thanh, phía Pháp đã tăng cường lực lượng đến Hải Ninh và vùng lõm Giang Bình, bố trí tàu chiến ở ngoài khơi yểm trợ hoả lực cho Giang Bình - Pắk Lung khi cần thiết.


Tranh chấp quyết liệt giai đoạn này là khu vực Pắk Lung - Giang Bình. Đây là khu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam nằm ở phía Bắc sông Bắc Luân, phía Đông Đông Hưng, kéo dài theo ven biển, Việt Nam đã có chủ quyền từ lâu đời, dân Việt Nam sinh sống tại đây có nhà thờ, phong tục tập quán, ngôn ngữ đều thuộc Việt Nam.


Sau những cuộc thương lượng căng thẳng, cuối cùng đến ngày 29-3-1887, đại diện Pháp (Dillon) và đại diện nhà Thanh (Đặng Thừa Tu) đã ký biên bản và bản đồ hoạch định các khu vực: Từ Trúc Sơn đến Ái Điểm, từ Bình Nhi đến Nà Lạng, từ Nà Lạng đến Thượng Kiều và từ Thượng Kiều đến giáp ranh giới Vân Nam. Biên bản hoạch định này quy định việc hai bên vẫn giữ quyền sở hữu ruộng, vườn, nhà cửa ở bên kia biên giới từ Trúc Sơn đến giáp Vân Nam sau khi đã xác định đường biên giới giữa hai nước.


Với kết quả ba đợt hoạch định, Pháp và nhà Thanh đã cơ bản hoàn thành việc hoạch định biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc từ cửa sông Bắc Luân đến ngã ba sông Hồng và sông Long Pô. Việc hoạch định chủ yếu dựa trên cơ sở đường biên giới lịch sử vốn có giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình hoạch định, hai bên còn bất đồng một số đoạn phải báo cáo lên Chính phủ hai nước giải quyết vùng mũi Bạch Long, đoạn 2 và đoạn 5 giữa Vân Nam - Bắc Kỳ, tức là đoạn giữa sông Chảy đến Cao Mã Bạch thuộc huyện Quản Bạ và đoạn từ sông Hồng đến sông Đà). Vì vậy, đại diện Pháp và nhà Thanh đã đàm phán ở Bắc Kinh để giải quyết tranh chấp về các khu vực này.


Đến ngày 26-6-1887, tại Bắc Kinh, hai bên Pháp và nhà Thanh đã ký hai Công ước: Công ước hoạch định biên giới trên bộ giữa Việt Nam (Bắc Kỳ) và Trung Quốc, kèm theo ba bản đồ. Cùng ngày, hai bên ký Công ước thương mại Pháp - Thanh. Thực chất, hai công ước này có sự liên quan rất chặt chẽ đến nhau. Phía Pháp muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Trung Quốc tạo thuận lợi cho quan hệ thương mại giữa hai nước, trong đó có vấn đề cốt lõi là Pháp nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Hoa Nam, đặt các lãnh sự quán Pháp tại một số tỉnh Hoa Nam. Quyền lợi kinh tế của tư bản Pháp đã khiến Pháp có thái độ nhân nhượng đối với một số vùng đất đai Việt Nam mà Trung Quốc đang đòi hỏi. Về phía nhà Thanh, họ đã lợi dụng tham vọng của Pháp, khai thác khả năng dành lợi thế trong việc đàm phán biên giới lãnh thổ.


Nội dung của Công ước hoạch định biên giới năm 1887 gồm hai điều(1) (Xem toàn văn Công ước trong Phần Phụ lục):

Điều 1: Chuẩn y các biên bản và bản đồ kèm theo đã được đại diện của Pháp và nhà Thanh trong Uỷ ban hoạch định biên giới hai bên ký kết.

Điều 2 : Ghi nhận việc giải quyết những điểm hai đoàn trong Uỷ ban hoạch định biên giới chưa thống nhất được và những điều chỉnh được nêu ra trong phần 2 Điều 3 Hiệp ước Thiên Tân ngày 9-6-1885 như sau:

- Đoạn biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ: Thoả thuận các điểm tranh chấp nằm ở phía Đông và Đông Bắc Móng Cái, ở quá đường biên giới do Uỷ ban hoạch định quy định thuộc về Trung Quốc; Các đảo nằm ở phía Đông đường kinh tuyến Paris 105°43' kinh độ Đông, tức là đường thẳng Bắc Nam chạy qua mũi Đông đảo Trà Cổ và tạo thành biên giới đều thuộc về Trung Quốc. Đảo Cô Tô và các đảo khác nằm ở phía Tây đường kinh tuyến này thuộc về An Nam.

- Đoạn biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ: Quy định đường biên giới đoạn 2 từ Cao Đại Trại đến Cao Mã Bạch mà trong hoạch định năm 1886 chưa thoả thuận, nhường tổng Tụ Long và một phần Phấn Vũ cho Trung Quốc. Hoạch định biên giới đoạn 5 từ sông Hồng đến sông Đà mà năm 1886 Uỷ ban hoạch định biên giới chưa thoả thuận được. Theo đường này, biên giới chạy sát tỉnh lị Lai Châu, một vùng rộng lớn phía Bắc Phong Thổ, cả huyện Mường Tè thuộc Lai Châu là của Trung Quốc.


Về việc thi hành Công ước, hai bên đã thống nhất các nhà chức trách địa phương Trung Quốc và các viên chức do Thống sứ Cộng hoà Pháp ở An Nam và Bắc Kỳ chỉ định sẽ được giao trách nhiệm tiến hành việc cắm mốc giới theo đúng các bản đồ do Uỷ ban hoạch định lập và ký, theo đường phân giới đã nói ở trên.


Như vậy, việc ký Công ước hoạch định biên giới năm 1885 giữa Pháp và nhà Thanh đã giải quyết cơ bản toàn bộ đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực ra trong quá trình hoạch định biên giới, Pháp chưa đi khảo sát thực tế khu vực Tây sông Hồng do không thể vào được khu vực này, vì lúc bấy giờ ở đó có nhiều nhóm vũ trang chiếm đóng như "cờ đen", "cờ vàng" và lực lượng Cần Vương của Tôn Thất Thuyết. Thủ lĩnh dân tộc vùng này là Đèo Văn Trí lúc đó làm Tuần phủ Lai Châu còn đứng về phía Cần vương chống Pháp.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #66 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 08:15:11 am »

Về phía Pháp, những tháng đầu năm 1887, quân Pháp do thiếu tá Pelletier chỉ huy tiến lên chiếm Phong Thổ, cuối năm 1887 và đầu năm 1888 đạo quân do đại tá Pernot chỉ huy chiếm Tuần Giáo, đặt đồn bốt ở Lai Châu. Cao uỷ Pháp ở Lào là Pavie và Tư lệnh quân khu IV là đại tá Pennequin cũng đưa quân ngược sông Đà lên vào mùa xuân 1888. Như vậy, trên thực tế Pháp đã giải toả và chiếm đóng một số vùng vượt quá đường hoạch định năm 1887, đó là vùng lãnh thổ của Việt Nam những trước đây do chưa nắm vững tình hình, khi hoạch định lai dựa vào bản đồ của Trung Quốc vạch cho Trung Quốc và thực tế kiểm tra lại thì Pháp vẫn chiếm đóng dúng ở phần đất của Việt Nam.


Một lợi thế khác là Đèo Văn Trí lúc đầu dựa vào nhà Thanh chống Pháp, đến năm 1890 Đèo Văn Trí bỏ Tôn Thất Thuyết về hàng Pháp, mang theo toàn bộ vùng đất rộng lớn phía hữu ngạn sông Hồng do Trí cai quản về dưới sự cai quản của Pháp (Pháp đã tiếp tục giao cho Đèo Văn Trí cai quản vùng đất này). Đồng thời, Pháp đặt vấn đề dừng công tác phân giới thực địa và chuyển sang lĩnh vực đấu tranh ngoại giao. Trong khi đó, triều đình nhà Thanh đang gặp khó khăn khi tuyên chiến với Nhật ngày 31-7-1894 và bị thiệt hại lớn phải ký Hiệp ước Simonoseki ngày 17-4-1895 đình chiến với Nhật, đánh dấu thời kỳ suy sụp của Trung Quốc.


Đầu năm 1894, giới cầm quyền Pháp ở Đông Dương cùng thống nhất vạch ra một đường biên giới theo ranh giới truyền thống của Việt Nam và cả vùng Phông-sa-lỳ và vùng Mường Sinh thuộc Lào đang bị nhà Thanh chiếm đóng. Ngày 10-10-1894, Pháp và nhà Thanh đã cùng nhượng bộ, theo đó nhà Thanh trao trả địa hạt Đèo Văn Trí ở hữu ngạn sông Hồng trong đó có một phần Phong Thổ, Mường Tè, Lai Châu; Pháp nhượng lại cho nhà Thanh một số thôn Mường Đông ở vùng Tụ Long. Theo thoả thuận biên giới mới của hai bên, phía Pháp cử Pavie là Trưởng đoàn trong Uỷ ban biên giới Pháp - Thanh. Ngày 26-11-1894, Pavie cử thiếu tá Tournier phụ trách khảo sát đoạn sông Hồng, sông Đà. Ngày 03-01-1895, hai đoàn trong Uỷ ban biên giới Pháp - Thanh gặp nhau tại Long Pô để tiến hành khảo sát thực địa, đến ngày 29-3-1895 hoàn thành việc đo vẽ ở thực địa.


Ngày 20-6-1895, tại Bắc Kinh, Gérard đại diện phía Pháp và Khánh Thân Vượng đại diện nhà Thanh cùng nhau ký kết Công ước hoạch định biên giới bổ sung cho Công ước năm 1887.

Như vậy, Công ước Bắc Kinh ngày 20-6-1895 là văn kiện duy nhất bổ sung cho Công ước ngày 26-6-1887. Cả hai Công ước này không những hoạch định hoàn chỉnh và dứt khoát biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc mà còn hoạch định cả biên giới vào - Trung.


Tóm lại, tính từ khi có điều khoản đầu tiên về biên giới ngày 09-6- 1885 đến khi ký kết Công ước bổ sung hoạch định biên giới ngày 20-6- 1895 phải mất đúng 10 năm.

Kết quả hoạch định đạt được trải qua quá trình pháp lý và hoạt động thực tiễn sau: Trước hết, hai bên thoả thuận nguyên tắc khảo sát và cắm mốc biên giới (Điều 3 Hiệp ước Thiên Tân 1885), tiếp đó Uỷ ban hoạch định biên giới hai bên đi khảo sát xác nhận đường biên giới tại thực địa theo từng đoạn, phân chia đoạn và đặt tên đoạn theo địa giới hành chính các tỉnh phía Trung Quốc, cuối cùng đại diện có thẩm quyền của hai bên xem xét chuẩn y những nơi Uỷ ban đã thống nhất, quyết định phương thức giải quyết những nơi chưa thống nhất hoặc có tồn tại, đồng thời cùng nhau xây dựng kết quả thoả thuận thành Công ước hoạch định biên giới và ký kết chính thức.


Nói đến việc hoạch định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh là phải trên cơ sở cả hai Công ước 1887 và 1895, vì nếu chỉ nêu ra Công ước 1887 thì chưa đủ vì công ước này chưa hoạch định đoạn cực Tây của biên giới Việt - Trung từ sông Đà đến giáp với đất Lào.


Việc ký kết hai công ước năm 1887 và 1895 đã cho phép chính quyền thực dân Pháp xác lập sự thống trị đầy đủ trên toàn bộ lãnh thổ Bắc Kỳ, giải quyết dứt khoát quan hệ về chính trị và lãnh thổ giữa Việt Nam thuộc Pháp và Trung Quốc lúc bấy giờ.


Quá trình hoạch định là một cuộc đấu tranh gay go giữa Pháp và nhà Thanh cả trên thực địa và trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, trước những yêu sách đất đai của phía nhà Thanh và vì lợi ích thương mại cho chính quốc, Pháp đã nhân nhượng một bộ phận đất đai quan trọng của Việt Nam cho phía Trung Quốc, đó là những vùng đất: Giang Bình - Pak Lung (200 km2), tổng Bát Tràng - Kiến Duyên nằm giữa Bắc Thị và Bắc Cương ải (450 km2), tổng Tụ Long (700 km2).
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #67 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 08:17:47 am »

2.2. Phân giới và cắm mốc biên giói trên thực địa

Sau khi ký kết Công ước 1887, việc thực hiện công ước (phân giới trên thực địa và cắm mốc giới) lại trở thành một cuộc đấu tranh mới rất phức tạp giữa một bên là các quan lại nhà Thanh với những thủ đoạn lắt léo mà họ đã giành được những lợi ích cụ thể, với một bên là các nhân viên Pháp có một số người bộc lộ rõ thái độ vô trách nhiệm khi tiến hành phân vạch biên giới trên thực địa khiến cho một lần nữa Việt Nam lại bị thiệt hại về đất đai.


Công ước năm 1887 chỉ mới hoạch định biên giới về mặt lý thuyết và trên bản đồ. Cần phải cụ thể hoá đường biên giới đó trên thực địa bằng việc xây dựng một hệ thống mốc giới trên toàn tuyến biên giới.

Khác với các nhà ngoại giao Pháp, nhà cầm quyền và giới quân sự Pháp ở Đông Dương đã tỏ ra thất vọng về kết quả hoạch định, cho rằng đường biên giới hoạch định trong công ước 1887 là không tốt và không muốn xác nhận nó bằng một đường biên giới được cắm mốc ở thực địa. Tướng Bichot cho rằng: "Khi đến nơi mới thấy rằng đường biên giới đó đã làm cho Pháp mất nhiều đất đai và gây ra cho Pháp nhiều điều không lợi, nhất là về quân sự. Phía Trung Quốc đã sắp xếp theo cách mà các con đường nối liền hai đồn bốt Pháp ở biên giới hầu hết đều có một phần chạy trên đất Trung Quốc. Nhiều vị trí tiền tiêu của Pháp do vậy bị chia cắt hoặc cô lập giữa đồn này và đồn khác, trường hợp bị tấn công không thể ứng cứu cho nhau được. Trên thực địa, đường hoạch định 1887 không có giá trị chiến lược gì, không cho phép khép kín biên giới một cách hoàn chỉnh, điều đó buộc phải có những sửa đổi chi tiết mới bảo đảm cho việc cắm mốc giới, đưa đến việc thủ tiêu nguồn gốc các cuộc tranh chấp địa phương. Hơn nữa, lời lẽ chung chung của văn bản với câu chữ không rõ ràng cũng dẫn đến những tranh cãi liên miên" - (Bichot, ngày 4-4-1889).


Một nguyên nhân quan trọng khác là tình hình chính trị và quân sự ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Đến đầu năm 1887, giới hạn chiếm đóng của Pháp mới đến Lục An Châu trên sông Chảy, Bắc Quang trên sông Lô, Chiêm Hoá trên sông Gâm, tức là còn một vùng lãnh thổ đệm nằm trong tay các nhóm thổ phỉ Trung Quốc. Điều kiện đặt ra cho việc phân giới cắm mốc là phải đưa lực lượng vũ trang giải toả một địa bàn rừng núi xa xôi, hiểm trở sát đất Trung Quốc, hơn nữa lúc đó Pháp còn phải đối phó với lực lượng kháng chiến của nhân dân Việt Nam.


Vì những lý do trên, Toàn quyền Đông Dương và Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương đã không chấp nhận một cách dễ dàng ý muốn của Chính phủ Pháp là chuyển sang giai đoạn phân giới cắm mốc ở thực địa. Tháng 12-1887, tướng Constan đã gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Pháp nêu rõ: "Vì quyết định lập Phủ Toàn quyền nên việc cắm mốc chậm lại, nếu không sẽ xảy ra những lúng túng mới".


Pháp càng chậm triển khai cắm mốc thì phía nhà Thanh càng tranh thủ lấn chiếm đất đai vì lúc đó chưa có bản đồ biên vẽ chính xác vùng biên giới. Họ đã thay đổi địa danh, tên làng bản Việt Nam và thay vào đó bằng các tên gọi Trung Quốc cho phù hợp với địa danh đã ghi trong Công ước hoạch định biên giới 1887. Năm 1888, tướng Pháp Begin đã phát hiện ít ra là hai khu vực đã bị quân Thanh chiếm đóng là tổng Đèo Luông thuộc huyện Hạ Lang, tỉnh Cao -Bằng và ở vùng cao sông Gậm. Tình hình tương tự xảy ra ở vùng Hoành Mô (Quảng Ninh) và ở vùng Tây Bắc.


Thực tế là cả hai bên đều có những khó khăn nội bộ. Về phía Pháp, Bộ Ngoại giao Pháp chủ trương cắm mốc theo đường biên giới đã hoạch định bởi Công ước 1887 và chỉ sửa đổi đôi chút, theo đó "Uỷ ban phải tuân theo, không phải sự mở rộng lãnh thổ mà là những điều chỉnh để ngăn ngừa những sự tranh chấp trong tương lai... bằng con đường bù trừ và chấp nhận những nhượng bộ ở những nơi ít quan trọng nhất đối với chúng ta". Trái lại, Toàn quyền Đông Dương và giới quân sự Pháp ở Đông Dương lại muốn vạch một đường biên giới mới, Toàn quyền Piquet khẳng định: đường biên giới 1887 là không tốt, cần phải thay đổi, phải sửa đường biên giới đó". Phía nhà Thanh cũng có những bất đồng nội bộ. Tướng Phùng Tử Tài chỉ huy lực lượng biên phòng Quảng Đông, Quảng Tây và các con trai rất thù địch với Pháp do những cuộc đối đầu trong chiến tranh Pháp - Thanh năm 1884 - 1885. Chính vì vậy, Phùng Tử Tài đã ra sức cản trở đàm phán giải quyết phân giới cắm mốc.


Sau một thời gian cân nhắc trong nội bộ cũng như giằng co nhau nhằm tạo lợi thế ở trên thực địa. Cuối cùng thì việc phân giới cắm mốc đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc cũng được Pháp và nhà Thanh triển khai thực hiện. Việc phân giới, cắm mốc được chia thành từng đoạn theo biên giới các tỉnh của Trung Quốc: Quảng Đông - Phắc Kỳ; Quảng Tây - Bắc Kỳ; và Vân Nam - Bắc Kỳ.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #68 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 08:18:56 am »

Phân giới và cắm mốc biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ

Biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ dài khoảng 100 km, việc cắm mốc kéo dài bốn năm. Các cuộc tranh cãi chủ yếu là về vấn đề lựa chọn đường biên giới nào để cắm mốc, vì Công ước 1887 không mô tả hướng đi của đường biên giới. Việc cắm mốc gồm có hai đoạn:

Đoạn I (dài khoảng 50 km từ cửa biển Móng Cái đến ngã ba sông Ka Long):

Toàn quyền Đông Dương Piquet đã chỉ định thiếu tá De Labastide, một sĩ quan tham mưu làm Trưởng đoàn. Phía Trung Quốc cử Lý Thụ Đông làm Trưởng đoàn.

Ngày 01-11-1889, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh họp tại Đông Hưng. Sau hơn 5 tháng bàn cãi, đàm phán bị gián đoạn nhiều lần, đến ngày 15-4-1890 hai bên đã ký biên bản hoàn thành việc cắm mốc đoạn I biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ. Hai bên đã cắm một hệ thống mốc kép trên hai bờ sông biên giới, cắm ở mỗi bên 10 mốc, đánh số từ số 1 đến số 10 theo hướng từ Đông sang Tây.


Tiến độ cắm mốc diễn ra chậm chạp chủ yếu là do phía nhà Thanh gây ra. Họ đã ngăn cản việc đo vẽ của các nhân viên phái đoàn Pháp, đơn phương tác động dòng chảy trên sông biên giới, đánh lừa đoàn Pháp để cắm mốc sai vị trí và có lợi cho Trung Quốc, tạo những chứng cứ giả, xuyên tạc lời văn trong Công ước. Đối với hai đảo (bãi) Lục Lầm và Tử Kinh Sơn, họ vin vào sơ đồ kèm theo Công ước để đòi là của Trung Quốc, nhưng phái đoàn Pháp kiên quyết bác bỏ vì sơ đồ đã vẽ sai, hai đảo này nằm ở phía Nam dòng chảy sâu nhất của sông biên giới. Cuối cùng phái đoàn nhà Thanh chấp nhận nhượng bộ, nhưng phía Pháp cũng đã phải chấp nhận đất Nam Lý cho Trung Quốc.


Phái đoàn nhà Thanh còn lợi dụng văn bản tiếng Trung dịch sai so với văn bản tiếng Pháp để đòi chủ quyền đối với cụm đảo Sư Tử, là nơi sẽ đặt một mốc giới. Có sự khác biệt lớn giữa văn bản tiếng Pháp và văn bản tiếng Trung khi miêu tả khu vực này. Văn bản tiếng Pháp ghi "Les iles qui sont à l'est méndien de Paris 105°43' de longitude est, céstè dire de la ligne Nord - Sud Passant par la point oriental de l'ile de Tra Co (Techaeou) et formant la frontierè, sont attribueés à la Chine". Văn bản tiếng Trung lại ghi "Les iles qui sont à l'est de la ligne Nord - Sud Passant par le sonmmet de li le de Tra Co (Techacou) et formant la frontière, sont attribueés à la Chine". Nhưng đỉnh của đảo Trà Cổ lại ở một vị trí thuộc kinh tuyến thấp hơn nhiều phút so với mũi Đông đảo Trà Cổ và trong những điều kiện đó, các đảo Sư Tử sẽ thuộc về Trung Quốc. Căn cứ vào đó, Trưởng đoàn Lý Thụ Đông cho rằng các đảo liên quan đều thuộc Trung Quốc.


Trong báo cáo của Trưởng đoàn Pháp De Labastide nói rõ thêm về vấn đề trên: "Sau khi phải giải thích rất nhiều, cuối cùng Lý Thụ Đông mới thoả thuận lấy bản tiếng Pháp làm bằng. Ông ta còn nói thêm là sự khác nhau giữa hai văn bản không có gì là lạ vì người ta không thể chuyển sang tiếng Trung các từ longitude, méridien... do vậy các người phiên dịch cho rằng tốt hơn là bỏ qua các từ ngữ đó. Như vậy là viên quan chức đó không đòi các đảo Sư Tử nữa, nhưng họ còn băn khoăn là làm sao đặt được mốc trên biển cả, trên con đường Nam - Bắc chạy qua mũi phía Đông đảo Trà Cổ. Tôi phải vất vả chứng minh cho ông ta rằng hai bên không cần phải cắm mốc phân ranh vùng nước An Nam và vùng nước Trung Quốc vì có công ước quốc tế là đủ rồi".


Đoạn II (dài khoảng 50 km nối tiếp từ ngã ba sông Ka Long):

Ngày 26-4-1890, hai bên họp tại Hoành Mô. Trong cuộc họp, hai bên đã có sự tranh cãi quyết liệt để bảo vệ đường phân vạch của phía mình.

Phía Pháp vạch đường biên giới theo đúng biên bản hoạch định ngày 29-3-1887 (kèm theo Công ước 1887), nhưng không chấp nhận đường biên giới trên bản đồ đính kèm theo biên bản đó vì là dựa trên bản đồ có sai sót của Trung Quốc. Đoàn Pháp đề nghị sửa lại hoạch định đoạn biên giới từ ngã ba sông Ka Long đến Bắc Cương ải và đề nghị chấp nhận trên toàn bộ chiều dài của đoạn này là biên giới cũ của An Nam và Trung Quốc.


Phía nhà Thanh thì vạch ra một đường biên giới theo đó cả vùng Bát Trang và Kiến Duyên của Việt Nam thuộc vào đất Trung Quốc.

Hai bên đã không thống nhất được Đoạn II và thoả thuận chuyển vấn đề này lên hai Chính phủ giải quyết.
Nhà cầm quyền Pháp đánh giá nguyên nhân thất bại là De Labastide không tuân theo chỉ đẫn của các văn bản hoạch định biên giới của Uỷ ban hoạch định do Dillon dẫn đầu. Do đó, Toàn quyền Đông Dương Piquet quyết định De Labastide không làm Trưởng đoàn trong Uỷ ban cắm mốc nửa: "Cần chấm dứt Uỷ ban cắm mốc do quân sự chỉ huy vì mục đích không phải là để mở rộng lãnh thổ mà là để xác lập càng nhanh càng tốt một đường biên giới tự nhiên và dễ dàng bảo vệ, đó là cái giá phải trả để giữ yên ổn ở Bắc Kỳ". Theo yêu cầu của Toàn quyền Đông Dương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp đã cử Frandin, một cán bộ ngoại giao làm Trưởng đoàn cắm mốc thay thế De Labastide.


Ngày 25-12-1890, hai bên chấp nhận đường phân giới do Frandin dựa vào bản đồ vạch ra trên thực địa. Đường phân giới này có sự nhân nhượng đôi với Trung Quốc. Giai bên đồng ý báo cáo biên bản về việc phân giới này lên hai Chính phủ. Ba năm sau, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định ngày 27-10-1893 và ngày 3-11-1893 chỉ định đoàn đại biểu Pháp để hoàn thành việc cắm mốc ở đoạn biên giới này.


Thành phần đoàn Pháp do đại tá Calliéni làm Trưởng đoàn, các uỷ viên là thiếu tá Amar, trung uý Audié và sĩ quan trắc địa trung uý Trestournel. Phía Trung Quốc vẫn do Lý Thụ Đông làm Trưởng đoàn.

Cuộc họp bàn về việc cắm mốc bắt đầu từ ngày 13-11-1893. Một trong những nội dung mà hai bên thoả thuận là một khi có mâu thuẫn thì lấy văn bản tiếng Pháp làm căn cứ.

Việc cắm mốc tiến hành thuận lợi. Hai bên đã cắm tiếp các mốc giới từ số 11 đến số 33, theo sông thì cắm mốc kép ở hai bên bờ, còn trên đất liền thì cắm mốc đơn và gọi là “mốc chung". Theo đó, cắm trên đất phía Việt Nam 14 mốc và cắm ở phía Trung Quốc 14 mốc; trên đất liền đã cắm 1 0 mốc chung, trong đó có một mốc không đánh số đặt trên đỉnh núi Khanh Hoài. Đáng lưu ý là, ở khu vực giáp ranh với làng Trình Tường của Việt Nam, phía Trung Quốc còn cắm thêm các mốc số 31, 32 và 33. Như vậy, tổng số mốc đã cắm ở hai đoạn I và II biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ là 41 mốc. Việc cắm mốc được thể hiện trong các biên bản ký ngày 6-12-1893, ngày 15-12-1893 và biên bản kết thúc ký ngày 29-12-1893.


Việc phân giới và cắm mốc đoạn biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ với độ dài khoảng 100 km trong đó có hơn hai phần ba là đường biên giới chạy theo sông, đã phải tiến hành hơn bốn năm (từ tháng 11-1889 đến tháng 12-1893).


So với đường biên giới truyền thống thì Pháp lại làm mất cửa Việt. Nam các tổng Bát Trang và Kiến Duyên (thuộc Vạn Ninh và Tiên Yên). Hai tổng Bát Trang và Kiến Duyên là những đơn vị hành chính của Việt Nam (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay): Tổng Bát Tràng thuộc châu Vạn Ninh, trấn An Quảng, gồm 9 xã, xóm (Bắc Nham, Thượng Lại, Mông Sơn, Cố Hoẵng, Vụ Khê, Tiêu Sơn, Tuỵ Lai. Hoẵng Mông, Đông Sơn); tổng Kiến Duyên thuộc châu Tiên Yên, trấn An Quảng, gồm 4 xã (Kiến Duyên, Đồng Tâm, Đồng Tông, Hoành Mô). Bình luận về vấn đề này, viên đại uý Pháp là Senèque chỉ huy Tiểu khu Móng Cái đã viết trong cuốn sách "Đấu tranh và chiến đấu” rằng: Năm 1893, một Uỷ ban cắm mốc đã được chỉ định. Bằng một giải pháp "hữu nghị", tất cả quyền của chúng ta đã bị bỏ rơi và các mốc giới được đặt theo đường vạch do phía Trung Quốc đưa ra. Việc nhân nhượng tổng Bát Trang và Kiến Duyên là đáng tiếc, không những vì nó tước đi của chúng ta một khu vực có mật độ dân số nào đó mà bởi vì sự sáp nhập vào thiên triều mảnh đất đó tạo ra một lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ chung thọc vào bắc Kỳ mà chúng ta chỉ có thể khoá lại một cách không hoàn toàn. Hơn nữa, sự giao dịch trực tiếp giữa các đồn biên phòng của chúng ta trở thành không đi lại được, một loạt các thung lũng song song, những đỉnh cao với độ cao trung bình 1.000 m là những bức tường thực sự giữa hai điểm Hoành Mô và Bắc Phong sinh. Việc nhường tổng Bát Trang là một sự thú nhận bất lực, một bằng chứng của sự yếu đuối của Pháp, làm cho người Trung Quốc ngẩng đầu lên. Cách thức ngoại giao kiên trì, ranh mãnh, xảo quyệt của Trung Quốc đã thắng thêm một lần nữa. Từ chỗ từ bỏ Pak Lung (công ước 1887), chúng ta đã nhân nhượng nhiều cho Trung Quốc trên đoạn biên giới này và nhân nhượng cuối cùng càng làm cho tình hình rõ nét, đó là sự nhân nhượng đã không nâng cao được uy tín của chúng ta". Thực tế đúng như vậy, phái đoàn phía nhà Thanh đã khai thác và lợi dụng ngay sự nhân nhượng của Pháp để tiếp tục giành thêm đất đai trong các cuộc phân giới cắm mốc ở các đoạn biên giới tiếp sau này.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #69 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2012, 08:20:03 am »

Phân giới và cắm mốc đoạn biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ

Biên giới giữa Quảng Tây - Bắc Kỳ khi phân giới cắm mốc được chia làm hai đoạn: Đoạn I được gọi là Đông Quảng Tây tính từ Bình Nghi (một điểm trên bờ sông Kỳ Cùng) đến Bắc Cương ải (ranh giới giáp tỉnh Quảng Đông). Đoạn II gọi là Tây Quảng Tây tính từ Bình Nghi về phía Tây đến giáp Lũng Làn (ranh giới giáp tỉnh Vân Nam).

Đoạn I: (Đông Quảng Tây - Bắc Kỳ)

Từ tháng 01-1891, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh (phía Pháp do Frandin làm Trưởng đoàn, phía nhà Thanh do Tri phủ Hướng Vạn Ninh làm Trưởng đoàn) đã đi dọc theo đường biên giới từ Bắc Cương ải tới Bình Nghi trong suốt thời gian 120 ngày. Kết quả là Uỷ ban đã đo vẽ và lập được bản đồ địa hình đường biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ. Uỷ ban cũng dự kiến các vị trí mốc trên bản đồ đó, đồng thời đặt 15 mốc nhỏ ở đoạn biên giới giữa Nam Quan ban Bình Nghi - những mốc nhỏ này có tác dụng làm chuẩn cho việc đặt các mốc lớn sau này.


Ngày 21-4-1891, hai phái đoàn đã ký biên bản và bản đồ phân giới và dự kiến các vị trí sẽ đặt mốc giới. Trong nội dung biên bản nêu số lượng mốc sẽ đặt ở từng đoạn là: Từ Bắc Cương ải đến Chi Ma sẽ đặt 25 mốc giới; từ Chi Ma đến Nam Quan sẽ đặt 25 mốc; từ Nam Quan đến bình Nghi sẽ đặt 18 mốc. Tổng số là 67 mốc (do có hai mốc số 12 đặt chồng lên nhau). Trên bản đồ phân giới, hai bên đã thể hiện rõ đường biên giới và không có vấn đề gì bất đồng. Đoạn biên giới từ của Nam Quan đến núi Khẩu Thiết trước đây khi hoạch định chưa giải quyết được thì nay đã được giải quyết và thể hiện rõ trên bản đồ. Tuy nhiên, việc cắm mốc chưa triển khai ngay vì là mùa mưa.


Đến tháng 8-1891, Toàn quyền Đông Dương tổ chức các đạo quan binh và quyết định thành lập Uỷ ban cắm mốc biên giới trên cơ sở các quân khu (đạo quan binh) và do Tư lệnh quân khu có liên quan đến đoạn biên giới đó chủ trì. Theo đó, đại tá Serviere, Tư lệnh quân khu 2 làm Trưởng đoàn phân giới cắm mốc biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây. Phía nhà Thanh do quan Đạo sái Thái Hy Mân làm Trưởng đoàn.


Ngày 13-01-1892, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh họp tại Bình Nghi. Uỷ ban đã cử Petthelaz và Ngũ Khởi Tường chịu trách nhiệm tiến hành cắm mốc đoạn I. Cũng trong cuộc họp này, hai bên đã quyết định về kế hoạch phân giới và cắm mốc đoạn II.


Việc cắm mốc đoạn I được chính thức tiến hành ngày 20-2-1892 và hoàn thành vào ngày 14-4-1892. Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh đã đặt xong 67 mốc, đánh số thứ tự từ số 1 đến số 67 theo hướng Tây sang Đông, tức là từ Bình Nghi đến Bắc Cương ải. Biên bản cắm mốc đã được Petthelaz và Ngũ Khởi Tường cùng ký kết.

Đoạn II: (Tây Quảng Tây - Bắc Kỳ)

Theo thoả thuận trong cuộc họp ngày 13-01-1892 của Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh, hai bên đã cử ra 5 Đội trắc địa hoạt động từ tháng 01-4-1892, đã hoàn thành việc đo vẽ và lập bản đồ địa hình đường biên giới dự định sẽ cắm mốc. Trong các ngày 28, 29 và 31-5-1892, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh đã họp để xem xét kết quả làm việc của các đội đo vẽ và quyết định dứt khoát một đường biên giới.


Như ở phần trên đã nêu ra, biên giới đoạn II giữa Quảng Tây và Bắc Kỳ được chia thành 5 đoạn nhỏ. Việc thảo luận phân giới cắm mốc ở các đoạn 1, 3, 4, 5 nói chung không có vấn đề gì gay cấn. Riêng đoạn 2 giải quyết khá căng thẳng vì có sự tranh chấp vùng tổng Đèo Luông.


Vùng tổng Đèo Luông (thuộc châu Hạ Lang, trấn Cao Bằng, gồm 6 xã, trại, chợ: Điều Lang, Pha Lăng, Đô Mông Sơn, Linh Lang Trạch, trại Lũng Uyển, chợ Giản Long) từ lâu thuộc Việt Nam và theo Công ước 1887 cũng thuộc Việt Nam. Trong những năm 1888 và 1889, phía Trung Quốc đã lấn chiếm vùng này và họ đã thay đổi tên các làng, xã, lập các cửa ải mới, viện dẫn một số chứng cứ giả để yêu sách. Trong đàm phán, phía nhà Thanh đã đưa ra một đường biên giới hoàn toàn khác với đường biên giới đã hoạch định theo Công ước 1887.


Phía Pháp kiên quyết bác bỏ yêu sách của phía nhà Thanh. Phái đoàn Pháp lập luận rằng: Uỷ ban hiện nay là Uỷ ban cắm mốc chứ không phải là Uỷ ban hoạch định. Uỷ ban cắm mốc có tư cách xác định các điểm chưa được hoạch định đầy đủ, nhưng trong bất cứ giá nào cũng không được sửa đổi đường biên giới đã do Chính phủ chấp nhận và xác nhận. Phái đoàn Pháp không thể coi tư liệu của phía phái đoàn nhà Thanh là có giá trị.
Trong khi vấn đề Đèo Luông chưa giải quyết được, trong cuộc họp ngày 31-5-1892 phía phái đoàn nhà Thanh lại tiếp tục đưa ra yêu sách các thôn Lý Vạn, Bản Không, Lũng Ba là của Trung Quốc. Họ lập luận rằng các thôn này bị cầm cố cho Việt Nam để lấy tiền và số tiền đó ngày nay đã được trả lại (các làng bản này nằm ở Tây Bắc Đèo Luông, đã được hoạch định trong Công ước 1887 quy định là đất thuộc Việt Nam và thực tế cũng vẫn là đất Việt Nam từ lâu đời).


Cuối cùng hai bên ghi nhận những ý kiến của nhau chuyển lên trên quyết định. Đồng thời, ngày 7-6-1892 hai bên ký một loạt biên bản và bản đồ phân giới các khu vực đã đạt được thoả thuận.

Sau hơn một năm bị gián đoạn, đến tháng 10-1893 Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh hoạt động trở lại, tiến hành đặt mốc ở những nơi không có tranh chấp. Từ ngày 19-11-1893 đến ngày 30-11-1893, phía Pháp do Dumas dẫn đầu và phía nhà Thanh do Khao Chu dẫn đầu đã đặt xong 16 mốc giới ở đoạn I, đánh số từ số 1 đến số 16. Từ ngày 07-12-1893 đến ngày 13-12-1893 hai bên tiếp tục hoàn tất việt đặt thêm 13 cột mốc nữa. Tuy nhiên, việc đặt các mốc này đã diễn ra khá vất vả. Mặc dù đã có biên bản và đã được thể hiện rõ trên bản đồ phân giới cắm mốc, phía Trung Quốc vẫn tìm cách gian lận để lấn đất. Điển hình là khi đặt mốc số 15, họ đã đặt sâu vào lãnh thổ Việt Nam 200m để lấn một quả núi có độ cao 820 m có tên là Khau Mươi. Trong nhật ký của phái đoàn Pháp đã ghi lại rằng "hầu hết các mốc này (mốc đã cắm) đều bị Pháp coi là bị đặt ít nhiều lấn vào đất Việt Nam".


Tháng 12-1893, đại tá Galliéni thay thế Serviere làm Tư lệnh quân khu 2, Serviere chuyển sang làm Tư lệnh quân khu 3. Các viên Tư lệnh này tiếp tục thi hành nhiệm vụ cắm mốc ở khu vực biên giới có liên quan đến quân khu. Viên đại tá Galliéni chủ trương nhân nhượng cho Trung Quốc Đèo Luông với điều kiện Trung Quốc có sự đền bù thoả đáng nhằm đạt tới một biên giới thiên nhiên hoàn hảo nhất và hạn chế các nhóm vũ trang Trung Quốc xâm nhập vào đất Bắc Kỳ.


Theo đó, trong cuộc họp ngày 13-3-1894 tại Long Châu, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh đã thoả thuận cơ sở tiến hành cắm mốc là pháp chấp nhận đường biên giới do phái đoàn nhà Thanh vạch ra ở vùng Đèo Luông và nhường Đèo Luông cho nhà Thanh; phía phái đoàn nhà Thanh rút khỏi các làng của tổng Phong Đăng (tức vùng Lý Vạn, Tây Bắc huyện Hạ Lang, Cao Bằng) và các làng phía Hắc Sóc Giang, trả lại cho Bắc Kỳ". Galliéni đã uỷ quyền cho thiếu tá Famin giải quyết các vấn đề chi tiết tại thực địa.


Cuối tháng 5-1894, hai bên đã đặt xong toàn bộ mốc giới còn lại theo thoả thuận của Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh ở đoạn biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ. Ngày 19-6-1894, hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh đã cùng nhau ký biên bản hoàn thành việc cắm mốc biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ (việc cắm mốc đoạn I Quảng Tây - Bắc Kỳ cũng được ghi nhận chung trong biên bản này). Tổng cộng số mốc đã cắm trên biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ là 209 mốc trong đó có hai mốc số 23 bis và số 74 bis ở đoạn II).


Việc phân giới cắm mốc đoạn biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ được tiến hành trong hơn ba năm (từ tháng 01-1889 đến tháng 6-1894) với tổng chiều dài biên giới gần 500 km. Quá trình đàm phán và đi thực địa, phái đoàn nhà Thanh đã thực thi mọi tiểu xảo để lấn từ hàng trăm km vuông đến vài chục mét vuông đất đai của Việt Nam. Lớn nhất là vùng tổng Đèo Luông diện tích khoảng 250 km vuông. Trong khi cắm mốc ở thực địa thì tiến hành hàng loạt các hoạt động di dời, xê dịch hoặc cố tình cắm mốc ở sai vị trí đã thoả thuận trong phòng để lấn đất. Viên trung uý Pháp Querette, người đã tham gia đặt 46 mốc giới (từ mốc số 94 đến mốc số 140) ở đoạn II Quảng Tây - Bắc Kỳ đã ghi trong hồi ký rằng: "Các quan lại Trung Quốc đã đặt các mốc số 98 và số 99 hơi sâu đường biên giới một ít. Tôi muốn đi xác nhận xem vị trí chính xác của nó phải ở đâu theo như đã vẽ trên bản đồ: Tôi đã bị chặn lại bởi một hàng rào lính Trung Quốc và tôi không thể nào vượt qua được. Họ muốn ngăn cản tôi xem xét mặt biên giới về phía Pháp như tôi đã có ý muốn với lý do nêu ra là các làng An Nam ở vùng này hầu hết là thổ phỉ" và "cần phải thừa nhận rằng, Trung Quốc đã có tài đạt được trong các Uỷ ban biên giới một biên giới mà hầu như khắp nơi đều có lợi cho họ. Họ có thể đặt các đồn trên các vị trí khống chế và nắm hầu hết các đầu con đường, đồng bằng An Nam hầu như khắp nơi đều ở dưới sự kiểm soát của họ". Tuy nhiên, để tỏ ra "có đi, có lại", phía nhà Thanh cũng đã nhân nhượng một nửa quả đồi ở trước cửa Nam Quan cho Pháp, vài chục héc-ta đất bãi ven sông gần Thuỷ Khẩu nơi đặt mốc số 23 bis, làng Lũng Ba và Lũng Vực gần Đèo Luông. Thực ra những khu vực này từ lâu đời vẫn là đất của Việt Nam.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM