Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:29:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 310365 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #20 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 08:42:53 am »

Năm 1497, Lê Thánh Tông qua đời, nhà Lê bắt đầu suy yếu. Đặc biệt từ đời Duy Mục đến đời Cung Hoàng đế (1505 - 1527), các vua Lê hoang dâm, tàn bạo hoặc yếu hèn không điều khiến nổi công việc triều chính, khiến các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi lên ở khắp nơi. Năm 1527, Mạc Đăng Dung sau khi dẹp yên các cuộc khởi nghĩa nông dân, đã phế truất vua Lê, lên làm vua và lập ra nhà Mạc. Năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con trai là Mạc Đăng Doanh. Năm 1540, Mạc Đăng Doanh chết, con trưởng là Mạc Phúc Hải lên làm vua. Năm 1546, Mạc Phúc Hải chết, con trưởng là Mạc Phúc Nguyên kế vị. Năm 1564, Mạc Phúc Nguyên chết, con cả là Mạc Mậu Hợp kế vị. Từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê Sơ, một số cựu thần của nhà lê đã tập hợp lực lượng trung hưng nhà Lê (lập Lê Duy Ninh lên làm vua, hiệu Lê Trang Tông). Năm 1592, hợp quân Lê - Trịnh bắt được Mạc Mậu Hợp, mang ra chém đầu ở bãi cát Bồ Đề. Như vậy, họ Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Mậu Hợp truyền ngôi được 5 đời thì mất, trị vì tổng cộng 65 năm. Tuy nhiên, con cháu họ Mạc đã rút lên Cao Bằng, đến năm 1677 mới bị diệt hẳn (gồm Mạc Toàn năm 1592; Mạc Kính Chỉ từ 1592 - 1593; Mạc Kính Cung từ năm 1593 - 1625; Mạc Kính Khoan từ năm 1625 - 1638; Mạc Kính Vũ từ năm 1638 - 1677).


Trong thời gian trị vì đất nước, nhà Mạc đã dựa vào nhà Minh ở Trung Quốc để đối phó với lực lượng trung hưng của nhà Lê. Từ năm 1536, nhà Minh thực hiện thủ đoạn răn đe, khống chế nhà Mạc, đã lập một đạo quân xâm lược lớn với danh nghĩa phò Lê diệt Mạc. Năm 1438, đạo quân gồm hai mươi tám vạn quân Minh áp sát Đại Việt. Quân Minh ra điều kiện cha con Mạc Đăng Dung đầu hàng thì chúng sẽ không tấn công. Triều đình Mạc đã chấp nhận điều kiện của quân Minh và cho sứ giả lên biên giới hẹn ngày "tự trói mình chịu tội". Tháng 11-1540, Mạc Đăng Dung đem cháu là Văn Minh cùng văn võ bá quan của triều thần gồm bốn mươi hai người "mỗi người đều cầm thước, buộc dây vào cổ, đi chân không đến bờ rạp ở mạc phủ nhà Minh, dập đầu quỳ dâng tờ biểu xin hàng, biên hết đất đai, quân dân, quan chức trong nước để xin phân xử, nộp cát động Tê Phù, Kim Đặc, Cổ Vân, Liễu Cát, An Lương, La phù của châu”(1) (Ngô Sỹ Liên, Toàn thư, Tập IV, tr. 132 (Các địa danh này nằm sâu trong địa phận Quảng Đông của Trung Quốc ngày nay)). Nhà Minh nhanh chóng chấp nhận món quà sáu động đất đai ven biên giới Đông Bắc Đại Việt và ra lệnh bãi binh.


Năm 1533, nhà Lê trung hưng, Lê Duy Ninh (con vua Lê Chiêu Tông) làm vua, hiệu Lê Trang Tông. Năm 1548, Trang Tông chết, con là Lê Huyên lên làm vua, hiệu Lê Trung Tông. Năm 1556, Trung Tông chết, Lê Duy Bang (cháu ruột năm đời của Lê lợi) lên ngôi, hiệu Lê Anh Tông. Năm 1573, Anh Tông bị bức hại chết, con thứ năm là Lê Duy Đàm kế vị, hiệu Lê Thế Tông. Năm 1599, Thế Tông chết, con là Lê Duy Tân lên làm vua, hiệu Lê Kính Tông. Năm 1619, Kính Tông bị bức thắt cổ chết, con là Lê Duy Kỳ lên làm vua, hiệu Lê Thần Tông. Năm 1643, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con trưởng là Lê Duy Hựu, hiệu Lê Chân Tông, đến năm 1469 Chân Tông chết không có con trai nối ngôi nên Lê Thần Tông lại làm vua lần thứ hai. Năm 1663, Thần Tông chết, con thứ là Lê Duy Vũ lên làm vua, hiệu Lê huyền Tông. Năm 1671, Huyền Tông chết không có con nối dõi, con Thần Tông là Lê Duy Hội làm vua, hiệu Lê Gia Tông. Năm 1675, Gia Tông chết, con Thần Tông là Lê Duy Hợp lên làm vua, hiệu Lê Hy Tông. Năm 1705, Lê Hy Tông nhường ngôi cho con là Lê Duy Đường, hiệu Lê Dụ Tông. Năm 1729, Dụ Tông nhường ngôi cho con là Lê Duy Phường làm vua. Năm 1732, Duy Phường bị truất ngôi, con trưởng của Lê Dụ Tông là Lê Duy Tường lên làm vua, hiệu Lê Thuần Tông. Năm 1735, Thuần Tông chết, con thứ mười một của Lê Dụ Tông là Lê Duy Thìn lên làm vua, hiệu Lê Ý Tông. Năm 1740, nhường ngôi cho con trưởng của Lê Thuần Tông là Lê Duy Diêu lên làm vua, hiệu là Lê Hiển Tông. Năm 1786, Hiển Tông chết, con trưởng Lê Duy Vĩ phạm tội bị phế làm thứ dân nên cháu đích tôn là Lê Duy Kỳ (con trai của Lê Duy Vĩ) lên làm vua, hiệu là Lê Chiêu Thống.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #21 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 03:26:45 pm »

6. Cương giới lãnh thổ Việt Nam thời Nguyễn
Năm 1594, Trịnh Tùng xưng vương và thiết lập quyền hành của phủ chúa Trịnh, biến triều đình nhà Lê và vua Lê trở thành bù nhìn, thực quyền nằm trong tay các chúa Trịnh. Họ Trịnh duy trì được mười lăm đời chúa: Trịnh Kiểm (1545 - 1569); Trịnh Cối (1569 – 1570); Trịnh Tùng (1570 - 1623); Trịnh Tráng (1623 - 1657); Trịnh Tạc (1657 - 1682); Trịnh Căn (1682 - 1709); Trịnh Bách (1684); Trịnh Bính (1688); Trịnh Cương (1709 - 1729); Trịnh Giang (1729 - 1740); Trịnh Doanh (1740 - 1767); Trịnh Sâm (1767 - 1782); Trịnh Cán (1782); Trịnh Khải (1782 - 1786); Trịnh Bồng (1786)(1) (Nguyễn Khắc Thuần (2000), Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr. 93-98).


Năm 1600, Nguyễn Hoàng sau khi tham gia đánh dẹp nhà Mạc đã tìm cách trở về Thuận Hoá nhằm tránh xa sự khống chế của họ Trịnh. Từ năm 1619, con trai Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên cự tuyệt chính quyền Lê - Trịnh, đắp thành luỹ ở Quảng Bình để chống lại quân Trịnh. Từ năm 1627 - 1672, hai thế lực Trịnh - Nguyễn đã tiến hành bảy cuộc giao tranh với quy mô lớn để tranh giành quyền lực. Nhưng kết cục không bên nào thắng, đã chia cắt đất nước thành hai phần, lấy sông Linh Giang (sông Gianh) ở châu Bố Chính làm ranh giới Đàng ngoài (họ Trịnh) và Đàng trong (họ Nguyễn). Họ Nguyễn duy trì được chín đời chúa: Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên 1600 - 1613); Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Phật 1613 - 1635); Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng 1635 - 1648); Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền 1648 - 1687); Nguyễn Phúc Trăn (Chúa Nghĩa 1687 - 1691); Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa 1691 - 1725); Nguyễn Phúc Chú (Ninh Vương 1725 - 1738); Nguyễn Phúc Khoát (Vũ Vương 1738 - 1765); Nguyễn Phúc Thuần (Định Vương 1765 - 1777)(1) (Trần Quỳnh Cư, Trần Việt Quỳnh (2004), Các đời vua chúa nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hoá).


Ở Đàng ngoài, họ Trịnh tiếp tục duy trì các trấn thời Lê Sơ. Bốn trấn gần kinh kỳ là Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương gọi là nội trấn". Thanh Hoá và Nghệ An gọi là "trọng trấn". Các trấn Yên Bang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hoá đều gọi là "ngoại trấn". Biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, có hệ thống quan ải khá ổn định tại các trấn "ngoại trấn". Biên giới phía Tây ở các trấn Hưng Hoá, Thanh Hoá, Nghệ An, nhưng chưa rõ ràng do việt quản lý của chính quyền Lê - Trịnh ở đây còn lỏng lẻo, chủ yếu bằng cách bắt dân ở các đất ấy phải thuần phục cống nạp.


Lúc bấy giờ nhà Minh suy rồi đổ. Nhà Thanh thay thế nhà Minh thống trị Trung Quốc, bắt đầu tăng cường ảnh hưởng ra các nước xung quanh. Nhiều châu động Tây Bắc Đại Việt bị nhà Thanh chiếm. Nhà Mạc thua trận ở đồng bằng đã nhạy lên Cao Bằng và nhờ vua Thanh can thiệp để chiếm giữ đất Cao Bằng. Năm 1667, chúa Trịnh sai quân tướng đánh nhà Mạc, chiếm lại Cao Bằng, nhưng phải đến năm 1677 sau khi diệt được họ Mạc, nhà Lê - Trịnh mới hoàn toàn làm chủ đất Đàng ngoài. Ở phía Bắc, năm 1726 nhà Thanh trả lại cho Đại Việt dải đất thuộc hai châu Vị Xuyên (Tuyên Quang) và Thuỷ Vĩ (Hưng Hoá), đến năm 1727 trả nốt dải đất rộng thuộc Vị Xuyên trong đó có mỏ đồng lớn Tụ Long.


Ở Đàng trong, năm 1570 khi Đoan quận công Nguyễn Hoàng được trao quyền trấn thủ Thuận Hoá và Quảng Nam thì đất của hai trấn này chỉ gồm từ phía Nam đèo Ngang (Bắc Quảng Trị) tới đèo Cù Mông (Phú Yên). Những người nối nghiệp Nguyễn Hoàng như Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Tần một mặt củng cố việc phòng thủ đất Thuận Quảng chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh, mặt khác tìm cách mở rộng đất đai vào phía Nam.


Năm 1611, nhân việc quân Chiêm Thành cướp phá ở vùng biên, Nguyễn Hoàng sai chủ sự Văn Phong đánh vào chiếm đất, đặt ra phủ Phú Yên trên vùng đất từ Cù Mông đến núi Thạch Bi. Cùng trong năm này, chúa Nguyễn giúp Chân Lạp đánh đuổi quân Xiêm, để trả công, vua Chân Lạp đồng ý cho chúa Nguyễn đưa dân Việt đến khai khẩn, sinh sống ở vùng đất vốn hoang vu ở Đồng Nai, Biên Hoà, lập dinh điền ở Mỗi Xuy (Bà Rịa) và để đất xứ Phay Nokas (Chợ Lớn), xứ Kris Krobey (Bến Nghé) làm nơi thu quan thuế.


Năm 1623, Chân Lạp cho chúa Nguyễn lập một thương điếm ở Sài Gòn để thu thuế (trả ơn việc năm 1620, quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II cưới công chúa Ngọc Vạn con của chúa Nguyễn).

Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần cho quân đánh chiếm vùng đất của Chiêm Thành từ Nam Phú Yên đến bờ sông Phan Rang (từ núi Thạch Bi đến sông Phan Rang) đặt ra hai phủ là Thái Thượng (Thái Khang) và Diên Ninh (Diên Khánh) - tỉnh Khánh Hoà ngày nay.

Năm 1679, chúa Nguyễn thu nạp quan binh nhà Minh (chạy sang Đại Việt do không phục nhà Thanh), cho đến lập ấp ở vùng đất cửa Xoài Rạp, khai khẩn ở xứ Mỹ Tho và cửa Cần Giờ, lập phố chợ buôn bán ở cù lao Phố (Biên Hoà). Họ đã vỡ đất hoang, dựng phố xá, buôn bán và đều thần phục và nộp thuế cho chúa Nguyễn.


Năm 1691, đặt ra phủ Bình Thuận trên vùng đất từ sông Phan Rang đến Tân Lý. Đến năm 1693, tướng Nguyễn Hữu Cảnh (Hữu Kính) được cử đem quân chiếm nốt phần đất còn lại của Chiêm Thành, đến đây nước Chiêm Thành hoàn toàn hoà nhập vào Đại Việt.


Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, đặt xứ Đồng Nai thành huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên ở Biên Hoà, đặt đất Sài Côn thành huyện Tân Bình, dựng Phiên trấn ở Gia Định. Sau đó đặt ra phủ Gia Định (gồm các tỉnh Bà Rịa, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công sau này) trên vùng đất Sài Côn (Sài Gòn).


Năm 1708, Mạc Cửu đem đất Mang Khảm thần phục chúa Nguyễn, chúa Nguyễn đổi vùng Mang Khảm thành trấn Hà Tiên và phong cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Năm 1731, quân Chân Lạp cướp phá Gia Định. Chúa Nguyễn đã sai binh đi đánh, để chuộc tội, vua Chân Lạp cắt đất Mô Sa (Mỹ Tho ngày nay) và Long Hôr (Vĩnh Long ngày nay) cho chúa Nguyễn. Trên đất Long Hôr, chúa Nguyễn đặt châu Định Viễn, lập dinh Long Hồ (Sa Đéc nay) bao gồm cả châu Định Viễn. Riêng đất Mỹ Tho vẫn để như cũ vì đã có người Việt ở đấy từ lâu, đến năm 1722 mới đặt chính quyền chính thức.


Năm 1751, hai bộ lạc Hoả Xá và Thuỷ Xá xứ Hoa Anh thần phục (các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông ngày nay).

Năm 1755, bộ lạc Côn Man xứ Nam Bàn thần phục chúa Nguyễn (tỉnh Lâm Đồng ngày nay).

Năm 1753, vua Chân Lạp chống lại chúa Nguyễn. Trong hai năm 1754 và 1755, chúa Nguyễn tổ chức một đạo quân lớn chinh phạt Chân Lạp. Do bị thất bại, năm 1756 vua Chân Lạp phải cầu hoà và dâng đất hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp để chuộc tội. Chúa Nguyễn cho đặt hai vùng đất ấy vào châu Định Viễn thuộc phủ Gia Định. Đất Tầm Bôn và Lôi Lạp tương đương đất Cần Thơ, Long Xuyên ngày nay.


Năm 1757, Chân Lạp xảy ra cuộc nội chiến giữa các phe phái trong triều đình để tranh giành quyền lực. Chân Lạp lụi tàn dần, không đủ sức cai quản được lãnh thổ của mình, đã lần lượt cắt đất cho họ Nguyễn ở các vùng: Trapeang (tỉnh Trà Vinh nay), Basaak (hay Bác Thắng, hay Ba Xuyên tương đương tỉnh Sóc Trăng), Tầm Phong Long tương đương Đồng Tháp, Sa Đéc và Châu Đốc). Chúa Nguyễn dời sở dinh Long Hồ về xứ Tầm Bào (tỉnh lỵ Vinh Long ngày nay), rồi đặt đạo Đông Khẩu Sa Đéc, đạo Tân Châu xứ Tiền Giang, đạo Châu Đốc xứ Hậu Giang đều thuộc dinh Long Hồ. Năm 1758, để trả ơn Mạc Thiên Tứ che chở, giúp đỡ chống quân Xiêm, vua Chân Lạp là Nặc Tôn còn chính thức cắt 5 phủ phía Nam và Đông Nam Chân Lạp cho Hà Tiên gồm Hương Úc, Cần Vọt, Châu Sum, Sài Mạt, Linh Quýnh. Chúa Nguyễn cho nhập đất ấy vào trấn Hà Tiên rồi đặt Giá Khê (Rạch Giá) làm đạo Kiên Giang, Cà Mau (gồm cả Phú Quốc) làm đạo Long Xuyên, đặt quan lại, chia thôn ấp giao Mạc Thiên Tứ quản lĩnh.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #22 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 03:27:35 pm »

Như vậy, đến năm 1758 toàn bộ lãnh thổ Đàng trong đã liền một dải từ Nam Bố Chính (Quảng Trị) tới vùng biển đảo Tây Nam bao gồm cả một phần đất tỉnh Kăm-pôt của Campuchia nằm dọc theo bờ biển nối từ Hà Tiên đến Thái Lan đều nằm trong bản đồ nước Đại Việt. Toàn bộ vùng đất Thuỷ Chân Lạp thuộc quyền hành của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn chia đất Đàng trong thành 12 đơn vị hành chính, gọi là "dinh". Sau 200 năm kể từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam dựng nghiệp, công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn được xem là đã hoàn tất về mặt chủ quyền. Chúa Nguyễn đã thâu tóm toàn bộ đất đai vùng Thuỷ Chân Lạp - vùng đất gốc của nước Phù Nam cổ đại (Nam Bộ ngày nay) và lần lượt đặt các cơ quan hành chính để cai trị. Kể từ đây, giữa Việt Nam và Campuchia đã hình thành một đường biên giới thực tế, nhưng chưa thực sự rõ ràng và còn có những biến động. Sau khi chúa Nguyễn đã khẳng định chủ quyền của mình trên các vùng đất phía Nam, đến nửa đầu thế kỷ XIX vẫn liên tiếp xảy ra các cuộc chiến tranh giữa quân của chúa Nguyễn với quân triều đình Chân Lạp, với quân triều đình Xiêm La và có những lúc lại là liên quân Nguyễn - Chân Lạp đánh nhau với quân Xiêm La để tranh giành đất đai. Xiêm -La lúc bấy giờ là một quốc gia hùng mạnh, đã từng bước thôn tính Chân Lạp và phần đất rộng lớn hai bên bờ sông Mê Công của Ai-lao, nhưng vẫn luôn thèm khát vùng đất đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ các chúa Nguyễn đã khai phá và xác lập chủ quyền. Kết quả là, sau nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu giữa Việt và Xiêm, không những các chúa Nguyễn vẫn giữ vững chủ quyền của mình trên vùng đất Nam Bộ, phía Xiêm còn phải chia sẻ quyền tôn chủ đối với Chân Lạp cho chúa Nguyễn. Nước Chân Lạp trở thành chư hầu của vua Xiêm và vua Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp xâm chiếm Đông Dương.


Cũng trong hơn hai trăm năm Trịnh - Nguyễn phân tranh, ở Đàng ngoài chúa Trịnh đã kiên quyết bảo vệ toàn vẹn cương giới phía Bắc của mình. Không những thế, trong những năm 1726 - 1728 còn đòi lại nhà Thanh một dải đất rộng lớn thuộc hai châu Vị Xuyên (Tuyên Quang) và Thuỷ Vĩ (Hưng Hoá).


Nước Đại Việt trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh về thực chất chỉ là sự tranh giành quyền lực giữa hai thế lực cát cứ giữa hai miền Bắc và Nam. Các chua Trịnh và Nguyễn vẫn lấy niên hiệu của vua Lê. Đất nước tạm thời bị chia cắt, nhưng cương vực lãnh thổ vẫn được bảo vệ và mở rộng phù hợp với tiến trình lịch sử phát triển của toàn dân tộc.


Năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa. Từ năm 1782 - 1783, đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng trong, năm 1785 đánh tan năm vạn quân Xiêm xâm lược trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Đối với Đàng ngoài, năm 1786 chính quyền Lê - Trịnh bị lật đổ. Như vậy sau mười lăm năm khởi nghĩa, đánh Nam, dẹp Bắc, nhà Tây Sơn đã hoàn thành sức mạnh to lớn là đánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị Lê - Trịnh - Nguyễn. Nhưng phải đến năm 1789, sau khi đại phá quân Thanh, nhà Tây Sơn mới thực sự làm chủ cả đất nước thống nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Triều chính của nhà Tây Sơn khá phức tạp, gồm ba chính quyền: Một là Nguyễn Nhạc năm 1773 xưng là Tây Sơn Đệ Nhất Trại Chủ, năm 1776 xưng là Tây Sơn Vương, năm 1778 lên ngôi hoàng đế hiệu Thái Đức, năm 1786 xưng là Trung ương Hoàng đế (mất năm 1793 vì bệnh, con là Nguyễn Bảo nối ngôi, nhưng chỉ được phong là Hiếu Công); hai là Nguyễn Huệ năm 1776 được phong làm Phụ chính, năm 1778 được phong làm Long Nhương Tướng Quân, năm 1786 được phong làm Bắc Bình Vương, năm 1788 lên ngôi Hoàng đế hiệu là Quang Trung (năm 1792 mất, con là Nguyễn Quang Toàn nối ngôi, năm 1802 bị Nguyễn ánh giết chết); ba là Nguyễn Lữ năm 1776 được phong làm Thiếu Phó, năm 1778 được phong làm Tiết Chế, năm 1786 được phong làm Đông Định Vương (mất năm 1787 vì bệnh).


Sau khi thống nhất đất nước, nhà Tây Sơn chia toàn bộ vùng đất Đàng trong thành năm trấn: Biên, Phiên, Định, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Địa danh Đàng ngoài giữ nguyên như thời Lê - Trịnh.


Năm 1802, sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là Gia Long, lập nên vương triều nhà Nguyễn, lấy Huế làm kinh đô, đặt tên nước là Nam Việt sau đổi thành Việt Nam. Vương triều Nguyễn thừa hưởng một quốc gia thống nhất do nhà Tây Sơn dựng lên sau khi xoá bỏ cục diện đất nước bị chia cắt ngót 200 năm. Triều Nguyễn duy trì được mười ba đời Vua: Gia Long Hoàng đế (Thế Tổ: 1802 - 1819); Minh Mệnh Hoàng đế (Thánh Tổ: 1820 - 1840); Thiệu Trị Hoàng đế (Hiến Tổ: 1841 - 1847); Tự Đức Hoàng đế (Dực Tông: 1848 - 1883); Nguyễn Dục Đức (1883); Nguyễn Hiệp Hoà (6/1883 - 11/1883); Nguyễn Kiến Phúc (Giản Tông: 1883 - 1884); Nguyễn Hàm Nghi (1884 - 1885); Đồng Khánh (Cảnh Tông: 1885 - 1888); Nguyễn Thành Thái (1889 - 1907); Nguyễn Duy Tân (1907 - 1916); Nguyễn Khải Định (Hoằng Tông: 1916 - 1925); Nguyễn Bảo Đại (1925 - 1945).


Ban đầu Gia Long vẫn đặt các dinh hoặc trấn trên cơ sở các đơn vị hành chính thuộc Đàng trong - Đàng ngoài. Ở phía Nam, năm 1802 Gia Long đổi gọi "phủ Gia Định" làm "trấn Gia Định". Năm 1808 đổi gọi làm "thành Gia Định", dưới thành là trấn, dưới trấn là phủ, dưới phủ là huyện. Thành Gia Định quản lý năm trấn là Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường, Hà Tiên. Năm 1832, Minh Mạng tổ chức lại địa giới hành chính thành Gia Định, chuyển 5 trấn của thành Gia Định thành 6 tỉnh là Phiên An (trấn Phiên An cũ), Biên Hoà (trấn Biên Hoà cũ), Định Tường (trấn Định Tường cũ), Vĩnh Long (trấn Vĩnh Thanh cũ), An Giang (gồm 3 đạo của trấn Hà Tiên là Đông Khẩu, Tân Châu và Châu Đốc), Hà Tiên (gồm 2 đạo còn lại của trấn Hà Tiên cũ là Long Xuyên và Kiên Giang).


Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi nghĩa chống triều Nguyễn, chiếm được thành Phiên An (dinh Gia Định cũ). Năm 1836, sau khi dẹp được Lê Văn Khôi, Minh Mạng cho phá thành cũ, cho xây thành mới ở nơi khác, đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định và gọi toàn bộ vùng đất thành Gia Định cũ là Nam Kỳ gồm sáu tỉnh. Tên gọi “Lục tỉnh Nam Kỳ" ra đời từ đó.


Đến năm Minh Mạng thứ 12, các trấn đước đổi thành tỉnh trên cơ sở điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính. Khi ấy trên toàn bộ đất nước ta có 30 tỉnh và kinh sư (thủ đô). Cụ thể:

- Kinh sư: Là kinh đô nước Việt Nam thời Nguyễn. Huế nguyên là thành Phú Xuân được xây dựng năm 1687. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, thành Phú Xuân được gọi là đô thành và xây dựng cung điện, lầu các không khác gì một đế đô. Đầu triều Nguyễn, thành Phú Xuân được xây dựng lại hoàn toàn theo quy mô và diện mạo của cố đô Huế ngày nay, bao gồm Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành.

- Các tỉnh trên cả nước (30 tỉnh) là: Hà Nội, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Thái Nguyên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hoà, Bình Thuận, Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên. Lấy Kinh sư làm trung tâm (Kinh kỳ). Từ tỉnh Biên Hoà trở vào đến Hà Tiên gọi là "Nam Kỳ"; từ tỉnh Bình Thuận ra đến tỉnh Thanh Hoá gọi là “Trung Kỳ"; các tỉnh còn lại gọi là "Bắc Kỳ".
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #23 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2012, 03:33:33 pm »

IV. BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG TRONG THỜI KỲ ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP
Tháng 8- 1858, thực dân Pháp bắn súng vào cửa biển Đà Nẵng, mở màn cuộc xâm chiếm Việt Nam. Năm 1859, chuyển hướng tấn công vào thành Gia Định, sau đó mở rộng phạm vi tấn công, lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Định Tường (tháng 4 - 1861), Biên Hoà (tháng 12-1861) và Vĩnh Long (tháng 3-1862). Đến ngày 5-6-1862, triều Nguyễn ký hòa ước, theo đó "nhượng" ba tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp. Sau đó, Pháp đã nhanh chóng đánh chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên chỉ trong năm ngày (từ ngày 20 đến ngày 24-6-1867). Đến đây, toàn bộ "lục tỉnh Nam Kỳ" đã bị thực dân Pháp cai quản.


Chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp càng có thêm điều kiện ráo riết chuẩn bị cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong hai năm 1873 và 1874, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất. Ngày 15-3-1874, triều đình Huế và Pháp ký hoà ước tại Sài Gòn, gồm hai 22 điều khoản, theo đó phong kiến triều Nguyễn chính thức dâng toàn bộ đất đai Nam Kỳ cho thực dân Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp ở Việt Nam.


Từ năm 1882, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Trong thời gian này, triều đình nhà Thanh đã cho quân đội xâm nhập Bắc Kỳ, đóng quân rải rác trên một tuyến kéo dài từ Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hoá sàng đến Cao Bằng, Lạng Sơn và xuống đến Bắc Ninh. Tình hình đó buộc Pháp phải thương lượng với nhà Thanh, cuối cùng hai bên thoả thuận là Pháp và nhà Thanh sẽ cùng nhau chia đôi Bắc Kỳ với điều kiện quân Thanh rút khỏi Bắc Kỳ và Pháp không được tăng quân. Tuy nhiên, khi quân Thanh vừa rút hết khỏi Bắc Kỳ thì thực dân Pháp đã tăng cường quân từ Nam Kỳ ra và viện binh từ Pháp sang với dã tâm độc chiếm Bắc Kỳ. Quân Pháp đã lần lượt đánh chiếm những tỉnh có ví trí chiến lược quan trọng ở Bắc Kỳ. Ngày 25-8-1883, triều đình Huế ký với thực dân Pháp một hiệp ước mới, theo đó chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, mọi công việc chính trị - kinh tế - ngoại giao của việt Nam đều do Pháp nắm. Khu vực do triều đình cai trị chỉ còn lại từ tỉnh Khánh Hoà ra tới đèo Ngang; tỉnh Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kỳ; ba tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá sáp nhập vào Bắc Kỳ.


Từ đầu năm 1884, chiến sự diễn ra ngày một thêm ác liệt trên Bắc Kỳ, các tỉnh còn lại lần lượt bị Pháp đánh chiếm. Ngày 6-6-1884, Chính phủ Pháp và triều đình Huế ký một hiệp ước thay thế cho hiệp ước năm 1883 (gọi là Hiệp ước Pa-tơ-nốt), gồm 19 điều khoản, đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam.


Sau khi hiệp ước 1884 được ký kết, với mục đích cắt đứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi quan hệ giữa phong kiến hai nước Việt Nam và Trung Quốc, thực dân Pháp còn bắt triều đình Huế đem nấu chảy chiếc ấn của phong kiến Trung Quốc cấp cho phong kiến Việt Nam. Ngày 7-5- 1885, Hiệp ước Pa-tơ-nốt được Chính phủ Cộng hoà Pháp thông qua. Đến đây, giai cấp phong kiến Việt Nam đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. Nhà nước phong kiến Việt Nam, với tư cách là một nhà nước độc lập có chủ quyền đã hoàn toàn sụp đổ, nước Việt Nam đã thực sự trở thành thuộc địa của tư bản Pháp.


Sau khi hoàn tất việc xâm chiếm Đông Dương, đặt xong chế độ thuộc địa đối với Việt Nam, Lào và Campuchia, năm 1887 Pháp đã thành lập Liên bang Đông Dương gồm xứ thuộc địa Nam Kỳ và bốn xứ bảo hộ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Ai-lao và Cao-miên. Trên cơ sở hiện trạng ranh giới lịch sử tập quán đã hình thành từ lâu đời giữa Việt Nam với Lào và giữa Việt Nam với Campuchia, chính quyền thực dân Pháp đã đàm phán, ký kết hiệp ước biên giới với Trung Quốc và Thái Lan để xác lập đường biên giới chính thức của xứ Đông Dương thuộc Pháp trong thời cận đại. Chính quyền thực dân Pháp cũng đã ấn định đường biên giới hành chính giữa ba xứ thuộc địa Việt Nam, Lào và Campuchia căn cứ theo ranh giới tập quán hình thành từ lâu trong lịch sử. Căn cứ vào Hiệp ước Pa-tơ-nốt giữa Chính phủ Cộng hoà Pháp và triều đình Huế ký ngày 6-6-1884, Pháp thay mặt nhà nước Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, trong đó có vấn đề phân định biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng.


1) Biên giới giữa Bắc Kỳ (Việt Nam) và Ai-lao (Lào): Sau khi chiếm xong Cao-miên (1868) và Việt Nam (1884), Pháp đã gây sức ép buộc Xiêm La (Thái Lan) trả lại cho Pháp các vùng đất phía Đông sông Mê Công mà Xiêm La đã chiếm của Việt Nam, Cao-miên và Ai-lao. Theo Hiệp ước Pháp - Xiêm ký ngày 3-10-1893(1) (Xem toàn văn trong Phần phụ lục), Xiêm La phải trả lại toàn bộ những vùng đất mới xâm chiếm của Việt Nam, Lào và Campuchia nằm ở phía Đông sông Mê Công. Đổi lại, Pháp công nhận quyền của Xiêm La đối với các tỉnh phía Bắc của Thái Lan ngày nay.


Năm 1893, chính quyền Pháp thành lập hai cụm Thượng Lào và Hạ lào trên cơ sở những đất đai của Ai-lao cũ được Xiêm La trả lại, gồm khu vực phía Bắc Viêng Chăn, Luổng-phạ-băng, Huổi Hu (cụm Thượng Lào) và khu vực phía Nam gồm Bassac, Sa-la-van, Ắt-tạ-pư (cụm Hạ Lào). Đáng chú ý là trong giai đoạn này, Pháp đã ghép một phần đất thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam (Hoả Xá, Thuỷ Xá) và vùng Strung-treng của Cao-miên vào cụm Hạ Lào. Cụm Thượng Lào và cụm Hạ Lào lúc đó là hai đơn vị hành chính độc lập. Pháp đặt mỗi cụm thành một đạo quan binh do một viên chỉ huy cấp cao trực thuộc Toàn quyền Đông Dương trực tiếp cai quản. Về địa lý, hai cụm Thượng Lào và Hạ Lào ở xa nhau, phân cách bởi một vùng đất rộng lớn thuộc quyền cai quản của Trung Kỳ của Việt Nam (khi đó bao gồm cả phần đất Sông Khôn và Cam Môn thuộc Hạ Lào ngày nay).


Đến năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển phần đất Sông Khôn và Cam Môn vào cụm Hạ Lào và trả về Việt Nam phần đất Hoả Xá và Thuỷ Xá thuộc vùng Tây Nguyên ngày nay. Năm 1899, Tổng thống Cộng hoà Pháp ký Sắc lệnh hợp nhất hai cụm Thượng Lào và Hạ Lào thành một đơn vị hành chính thống nhất, gọi là xứ Ai-lao thuộc Pháp. Từ đây, xứ Ai-lao trở thành một đơn vị hành chính độc lập trong thuộc địa Đông Dương. Sau khi thành lập xứ Ai-lao, từ năm 1893 đến năm 1905, nhà cầm quyền Pháp đã ban hành một số văn bản điều chỉnh đất đai giữa Ai-lao với các xứ khác trong thuộc địa Đông Dương. Đồng thời tiến hành việc phân định ranh giới giữa các xứ Đông Dương. Giữa Ai-lao và Việt Nam, việc phân định ranh giới mới chỉ thực hiện được một phần thuộc Trung Kỳ và đoạn từ Hà Trại đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia theo nghị định ngày 27-12-1913 và ngày 12-10-1916 của Toàn quyền Đông Dương(2) (Xem toàn văn trong Phần phụ lục). Các đoạn ranh giới còn lại giữa hai nước Việt Nam và Lào chưa có văn bản pháp lý.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #24 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 11:53:30 am »

2) Biên giới giữa Nam Kỳ và Trung Kỳ (Việt Nam) với Cao-miên (Campuchia): Năm 1863 Pháp đặt chế độ bảo hộ ở Campuchia và đến năm 1868 xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ quốc gia này. Năm 1867, Pháp chiếm xong "Lục tỉnh Nam Kỳ". Năm 1874, Nam Kỳ chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Năm 1884, triều đình Huế ký hiệp ước đầu hàng Pháp, thừa nhận chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, chế độ bảo hộ ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Ngay trong thời gian tiến hành xâm chiếm Đông Dương, để phục vụ mục đích cai trị lâu dài của mình, ở Nam Kỳ chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành hoạch định biên giới giữa Nam Kỳ và Cao-miên. Đến năm 1887, khi tiến trình xâm chiếm thuộc địa hoàn tất, chính quyền Pháp đã tuyên bố thành lập “Liên bang Đông Dương" gồm thuộc địa Nam Kỳ và bốn xứ bảo hộ là Cao-miên, Ai-lao, Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Các đường ranh giới giữa các xứ được coi là "ranh giới hành chính" và được xác định theo trình tự, thủ tục do pháp luật của Cộng hoà Pháp quy định. Riêng với Campuchia, căn cứ theo Thoả ước Pháp - Cao-miên ký ngày 09-7-1870 và tiếp đó là Công ước Pháp - Cao-miên ký ngày 15-7-1873(1) (Xem toàn văn trong Phần phụ lục) giữa Pháp và triều đình Campuchia, các chuyên gia Pháp và Campuchia đã tiến hành công việc khảo sát song phương trên thực địa để xác định đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia. Trong các năm từ 1876 đến 1896, Pháp và Campuchia đã ký được một loạt văn bản pháp lý về hoạch định và phân giới cắm mốc. Sau này Toàn quyền Đông Dương chỉ ban hành một số nghị định để điều chỉnh chi tiết những đoạn biên giới nhỏ. Cùng với việc hoạch định biên giới và phân giới cắm mốc trên thực địa, Sở Địa dư Đông Dương đã in ấn bản đồ thể hiện khá rõ ràng đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia. Phần biên giới giữa Trung Kỳ và Campuchia được xác định trong các nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 6-12-1904 và ngày 4-7-1905 (khi ấn định ranh giới các tỉnh Trung Kỳ)(2) (Xem toàn văn trong Phần phụ lục). Đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia do thực dân Pháp để lại theo tài liệu và bản đồ cũ dài khoảng 1.137 km. Gồm hai đoạn chính: Đoạn biên giới giữa Nam Kỳ với Campuchia như nêu ở trên đã được Pháp và Campuchia tiến hành hoạch định và phân giới cắm mốc; đoạn biên giới giữa Trung Kỳ và Campuchia chưa được phân giới cắm mốc. Tính đến thời điểm năm 1954 khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết, toàn bộ đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đã được thể hiện trên 26 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương xuất bản. Về cơ bản, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia thể hiện trên các bản đồ này không khác biệt gì lắm so với đường biên giới đã được hoạch định và phân giới cắm mốc trong giai đoạn lịch sử trước đây giữa chính quyền thực dân Pháp và triều đình Campuchia cũng như so với đường biên giới hiện tại giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.



3) Biên giới giữa Bắc Kỳ (Việt Nam) và Trung Quốc: Sau khi chiếm xong Bắc Kỳ, để khẳng định chủ quyền thuộc địa của mình đối với Việt Nam, ngày 11-5-1884 Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh đã ký Công ước "Hữu nghị và Láng giềng" tại Thiên Tân (Trung Quốc). Theo nội dung của công ước này Pháp tôn trọng và bảo vệ biên giới phía Nam của nhà Thanh; nhà Thanh rút ngay các lực lượng quân sự đóng tại Bắc Kỳ và tôn trọng hiện tại cũng như tương lai các hiệp ước đã ký hoặc sẽ ký giữa Pháp và triều đình Huế (thực tế từ bỏ cái gọi là quyền tôn chủ đối với Việt Nam); Pháp không buộc nhà Thanh bồi thường chiến tranh, nhà Thanh đồng ý tự do trao đổi hàng hoá hai bên biên giới và sẽ ký kết một hiệp ước thương mại với Pháp. Tuy nhiên, chỉ 15 ngày sau khi ký kết, nhà Thanh đã có những hành động vi phạm công ước, đòi Pháp phải công nhận biên giới truyền thống của nhà Thanh vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam mà Pháp đang quản lý. Phía Pháp đã không chấp nhận yêu sách đó của nhà Thanh. Cuộc chiến tranh Pháp - Thanh xảy ra trong tám tháng mới kết thúc và hai bên lại đi vào cuộc thương lượng mới. Kết quả là, ngày 9-6-1885 tại Thiên Tân (Trung Quốc), đại diện của Pháp và nhà Thanh đã ký Công ước hoà bình và thương mại Pháp - Thanh.
Về vấn đề biên giới, điều 3 của Công ước Pháp - Thanh năm 1885 ghi: "Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký kết công ước này, các uỷ ban do các bên ký kết cử ra sẽ đến tại chỗ để hội khám biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ, ở nơi nào có nhu cầu, họ sẽ đặt những mốc nhằm làm rõ đường biên giới. Trong trường hợp họ không thể thoả thuận về vị trí những mốc đó hoặc về những điều chỉnh chi tiết cần có đối với đường biên giới hiện tại của Bắc Kỳ, họ sẽ vì lợi ích chung của cả hai nước báo cáo lên Chính phủ của mỗi bên quyết định".


Nhằm thực hiện công ước nói trên, Pháp và nhà Thanh đã chia biên giới giữa Bắc Kỳ (Việt Nam) và Trung Quốc thành ba đoạn để hoạch định và phân giới cắm mốc:

(1) Đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Đông (tương ứng đoạn biên giới giữa Quảng Ninh và Quảng Tây ngày nay);

(2) Đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây;

(3) Đoạn biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam.


Từ tháng 01- 1886, Pháp và nhà Thanh tiến hành đàm phán để xác định biên giới. Hai bên đã tiến hành hoạch định thí điểm khu vực từ Chi Ma đến Bình Nghi, thuộc đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây. Trong quá trình đàm phán, phía nhà Thanh không muốn phân giới mà chỉ muốn hoạch định trên bản đồ. Do lúc đó chưa có bản đồ nên hai bên thống nhất cử các đoàn đi đo vẽ thực địa, lập bản đồ đường biên giới hiện có. Từ ngày 20-3-1886 đến ngày 13-4-1886, hai bên đã vẽ bản đồ và hoạch định thí điểm khu vực từ Chi Ma đến Bình Nghi thuộc đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây. Trên cơ sở hoạch định thí điểm, Pháp và nhà Thanh đã lần lượt ký biên bản hoạch định các đoạn biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam ngày 29-10-1886, đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Đông và đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây ngày 29-3-1887. Trong các biên bản hoạch định này, còn nhiều đoạn biên giới nhỏ chưa được hai bên thống nhất. Ngày 26-6-1887, hai bên ký Công ước hoạch định biên giới Pháp - Thanh, trong đó hoạch định lại một số đoạn biên giới tiếp giáp giữa Bắc Kỳ với Vân Nam và nói rõ đường kinh tuyến 105°43' là đường phân chia chủ quyền các đảo. Ngày 26-5-1895, hai bên ký Công ước bổ sung, thống nhất hoạch định các đoạn biên giới mà hai bên còn gác lại trong các văn bản hoạch định trước và hoạch định mới đoạn biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam từ sông Đà đến sông Mê Công.


Công tác phân giới và cắm mốc được hai bên chính thức thực hiện từ năm 1889 và hoàn thành vào năm 1897. Theo đó, ngày 15-4-1890 hai bên ký biên bản cắm mốc đoạn biên giới từ bờ biển vào đến ngã ba sông Ka Long gồm 10 mốc đôi được đánh số từ số 1 đến số 10 theo chiều từ Đông sang Tây; ngày 29-12-1893 ký biên bản cắm mốc từ ngã ba sông Ka Long đến Bắc Cương ải gồm 24 mốc được đánh số từ số 11 đến số 23 theo chiều từ Đông sang Tây.


Đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây được chia làm hai đoạn: Từ ngày 20-2-1892 đến ngày 14-4-1892, hai bên cắm được 67 mốc được đánh số từ số 1 đến số 67 theo chiều từ Tây sang Đông đoạn biên giới từ Bình Nghi về Bắc Cương ải gọi là Đông Bình Nghi; từ ngày 19-11-1893 đến ngày 19-6-1894 cắm được 140 mốc được đánh số từ số 1 đến số 140 theo chiều từ Đông sang Tây trên đoạn biên giới từ Bình Nghi đến giáp Vân Nam gọi là Tây Bình Nghi.


Đoạn biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam được chia thành năm đoạn nhỏ. Từ năm 1896 đến năm 1897 hoàn thành cắm mốc 4 đoạn: Đoạn I từ hợp lưu sông Long Pô với sông Hồng đến sông Chảy, hai bên cắm 22 vị trí mốc đánh số từ số 1 đến số 22 theo chiều từ Tây sang Đông; đoạn II từ sông Chảy đến Sin Ngai, cắm 17 mốc được đánh số từ số 1 đến số 17 từ Tây sang Đông; đoạn III và IV, cắm 24 mốc đánh số từ 1 đến 24 theo chiều từ Tây sang Đông. Đoạn V từ hợp lưu sông Hồng với sông Long Pô đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc được xác định 5 mốc đánh số từ số 1 đến số 5 theo hướng từ Đông sang Tây.


Như vậy, trên toàn bộ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Pháp và nhà Thanh đã xác định 314 vị trí mốc và cắm 341 mốc giới. Quá trình phân giới và cắm mốc kéo dài trong 12 năm từ tháng 6-1885 đến tháng 6-1897. Về cơ bản, hai công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 thừa nhận đường biên giới lịch sử truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình phân giới cắm mốc, phía Pháp đã nhân nhượng một số vùng lãnh thổ của Việt Nam cho Trung Quốc như Giang Bình, Bát Trang (Quảng Ninh), Đèo Luông (Cao Bằng), Tụ Long (Hà Giang). Trong giai đoạn chế độ Quốc dân đảng ở Trung Quốc, quan hệ biên giới giữa Pháp và Trung Quốc cơ bản ổn định, hệ thống mốc giới được bảo vệ, nhưng lợi dụng tình hình Pháp bị sa lầy và thất bại liên tiếp trong chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Tưởng Giới Thạch đã có hành động di chuyển, phá hoại một số mốc giới, lấn chiếm quản lý nhiều khu vực đất đai sang phía Việt Nam.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #25 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 11:55:55 am »

V. BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và trong suốt thời gian gần 100 năm dưới ách thống trị của thực dân, nhân dân Việt Nam trên mọi miền đất nước đã liên tục vùng lên đấu tranh phong Pháp. Điển hình là những cuộc khởi nghĩa vũ trang như: Khởi nghĩa Trương Định (1859 - 1864); khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861 - 1868); khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887); khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 - 1889); khởi nghĩa Hùng Lãnh (1886 - 1892); khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896); khởi nghĩa Yên Thế (1887 - 1913); khởi nghĩa Thái Nguyên (1917 - 1918); khởi nghĩa dạng Sơn (1921); khởi nghĩa Yên Bái (1930).


Các cuộc đấu tranh trên đây biểu thị tinh thần quật cường của nhân dân Việt Nam đã liên tục vùng lên đấu tranh để tự giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, phải đến từ sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) ra đời ngày 3-2- 1930, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ thiên tài Nguyễn Ái Quốc, nhân dân Việt Nam đã làm cuộc khởi nghĩa Cách mạng ngày 19-8-1945 thành công, đánh đổ đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam lâm thời đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, tuyên bố trước quốc dân và toàn thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời. Mở đầu một kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.


Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra sôi nổi trong cả nước, bầu được 333 đại biểu Quốc hội (57% số đại biểu thuộc các đảng phái dân chủ khác nhau, 43% số đại biểu không đảng 'phái). Thắng lợi của Tổng tuyển cử đánh dấu mốc phát triển đầu tiên trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ trên đất nước Việt Nam. Ngày 2-3-1946, khoảng 300 đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã tiến hành Kỳ họp thứ nhất tại Nhà hát lớn (Hà Nội). Trong Kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Chính phủ gồm 10 vị Bộ trưởng và Hồ Chí Minh (1890 - 1969) được bầu làm Chủ tịch Chính phủ. Trong lễ tuyên thệ của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc: "Chúng tôi, Chính phủ kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Tối cao cố vấn đoàn và uỷ viên kháng chiến, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, xin thề cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền Dân chủ Cộng hoà Việt Nam, mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc...". Trước khi bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu thay mặt Chính phủ và đề ra khẩu hiệu: Kháng chiến thắng lợi - Kiến quốc thành công - Việt Nam độc lập muôn năm!


Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền của nhân dân Việt Nam còn non trẻ, nhưng đã phải giải quyết những khó khăn cực kỳ to lớn và quyết liệt để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Nạn đói đầu năm 1945 làm cho hơn 2 triệu đồng bào bị chết, hơn 90% dân không biết chữ; ở miền Bắc, hơn hai mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch mượn tiếng tước vũ khí quân đội Nhật, tràn vào cướp phá; ở miền Nam, ngày 23-9-1945, Pháp gây hấn ở Sài Gòn rồi lần lượt đánh chiếm miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Chính phủ Việt Nam đã phải nhân nhượng ký với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946(1) (Theo Hiệp định này, Chính phủ Pháp phải công nhận nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà là một nước tự do, có Chính phủ, có nghị viện, có quân đội và tài chính của mình) và Tạm ước ngày 14-9-1946 để đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tháng 9-1946, Pháp đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn, ở Hà Nội, Pháp liên tiếp nổ súng ở nhiều nơi.


Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, khơi dậy mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc anh hùng bất khuất trong mọi con dân Việt Nam, đứng lên chiến đấu với một ý chí và thái độ dứt khoát "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân Việt Nam đã đánh giặc bằng cả ba thứ quân: Bộ đội chính quy, bộ đội địa phương, dân quân du kích; với chiến lược từng bước từ phòng ngự, cầm cự rồi tới tổng phản công; tiến hành những chiến dịch điển hình như: Chiến dịch biên giới, chiến dịch Trần Hưng Đạo, chiến dịch Hoàng Hoa Thám, chiến dịch Quang Trung, chiến dịch Hoà Bình; cuối cùng là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ (từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954) toàn thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là "tiếng chuông báo tử của chủ nghĩa thực dân", làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở cho đấu tranh ngoại giao của Việt Nam thắng lợi.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #26 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 11:58:29 am »

Ngày 20-7-1954, tại hội nghi ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết. Bản tuyên bố cuối cùng về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương đã được đại diện các nước dự hội nghị chính thức cam kết chấp thuận. Ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia giành được độc lập hoàn toàn. Đại diện Hoa Kỳ ra tuyên bố riêng thừa nhận tôn trọng các hiệp định.

Bản Tuyên bố cuối cùng của hội nghị Giơ-ne-vơ gồm 13 điểm với những nội dung chính là:

1. Xác nhận những văn bản hiệp định về về đình chỉ chiến sự ở ba nước Đông Dương và về tổ chức kiểm soát quốc tế.

2. Khẳng định sự hài lòng của các bên tham gia hội nghị về việc lập lại hoà bình ở ba nước Đông Dương.

3. Xác nhận những tuyên bố của đại diện Campuchia và đại diện Lào về tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức ở hai nước này trong năm 1955.

4. Cấm đưa quân đội và nhân viên quân sự nước ngoài vào lãnh thổ của các nước Đông Dương.

5. Cấm đặt căn cứ quân sự nước ngoài ở Đông Dương và cấm các nước Đông Dương tham gia các liên minh quân sự với nước ngoài.

6. Quy định lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam.

7. Khẳng định các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Việt hiệp thương giữa hai miền bắt đầu từ ngày 20-7-1955 và việc tổng tuyển cử trên cả nước tiến hành vào tháng 7-1956.

8. Cam kết tôn trọng quyền tự do lựa chọn nơi sinh sống của nhân dân trong mỗi nước.

9. Cam kết không có hành động trả thù đối với những người hợp tác đối phương trong thời kỳ chiến tranh.

10. Quy định việc quân đội Pháp rút khỏi các nước Đông Dương.

11. Pháp cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

12. Quy định những nguyên tắc trong quan hệ giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, tôn trọng chủ quyền, độc lập thống nhất, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

13. Quy định những biện pháp cần thiết để đảm bảo việc tôn trọng hiệp định.


Thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, quân đội liên hiệp Pháp phải tập kết từ vĩ tuyến 17 trở vào. Ngày 10-10-1954, Hà Nội được giải phóng. Ngày 13-5-1955, Hải Phòng được giải phóng, đến ngày 16-5-1955 toán lính Pháp cuối cùng rút ra khỏi đảo Cát Bà. Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng, tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam để tiến tới xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và hoà bình.


Nhưng chính phủ bù nhìn tay sai Pháp được Mỹ trợ giúp đã phá hoại hiệp định. Ngày 18-6-1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng thay Bửu Lộc. Tháng 9-1954, Mỹ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm. Ngày 13-12-1954, Pháp buộc phải ký với Mỹ bản hiệp ước giao trách nhiệm huấn luyện, trang bị cho quân ngụy ở miền Nam Việt Nam cho Mỹ. Ngày 19-12-1954, Pháp ký hiệp định trao quyền hành chính, chính trị ở miền Nam cho Ngô Đình Diệm. Giữa năm 1955, Chính phủ Pháp tuyên bố chấm dứt chế độ Cao uỷ ở miền Nam Việt Nam, thực chất là Pháp từ bỏ trách nhiệm của một bên phải thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.


Ngày 17-7-1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố từ chối hiệp thương tổng tuyển cử. Ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để phế truất chức quốc trưởng bù nhìn của Bảo Đại và đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống Việt Nam Cộng hoà, nhằm chia cắt Việt Nam lâu dài.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #27 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 12:00:18 pm »

Ngày 01-11-1963, Hội đồng tướng lĩnh đứng đầu là Dương Văn Minh tiến hành đảo chính, lật đổ Ngô Đình Diệm và chế độ gia đình trị của họ Ngô. Ngày 30-01-1964, Hội đồng quân lực do Nguyễn Khánh đứng đầu tiến hành đảo chính, lật đổ Dương Văn Minh. Ngày 27-8-1964, Hội đồng quân lực lập "Tam đầu chế: Minh - Khánh - Khiêm". Ngày 13-9-1964, Lâm Văn Phát và Dương Văn Đức đảo chính nhưng không thành. Cùng thời gian này, Nguyễn Khánh lật đổ Minh - Khiêm. Ngày 20-10-1964, Mỹ ép Nguyễn Khánh ra khỏi ngụy quyền, đưa Phan Khắc Sửu lên làm quốc trưởng và Trần Văn Hương lên làm thủ tướng. Ngày 25-01-1965, Hội đồng quân lực đưa Phan Huy Quát lên làm thủ tướng thay Trần Văn Hương. Ngày 19-2-1965, Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu Hội đồng quân lực, đã loại Nguyễn Khánh ra khỏi quân đội. Năm 1965, Hội đồng quân lực đã lật đổ phe dân sự của Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát, lập Uỷ ban Quốc gia do Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch và Nguyễn Cao Kỳ làm thủ tướng.


Ngày 4-8-1964, Mỹ dựng lên sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", lấy cớ cho không quân ném bom đánh phá một số nơi ở miền Bắc Việt Nam như cửa sông Gianh, Vinh - Bến Thuỷ, lạch Trường, thị xã Hồng Gai. Ngày 13-2-1965, Mỹ quyết định đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân, nhằm mục tiêu là: Phá tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá công cuộc xây dựng phủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn chặn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam; uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền của đất nước.


Cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân bắn phá miền Bắc Việt Nam đã biến cả nước thành có chiến tranh. Quân và dân ở cả hai miền Nam - bắc đã quyết liệt chống trả. Trong hơn bốn năm từ tháng 8- 1964 đến tháng 11-1968, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi và bắn cháy 3.243 máy bay Mỹ (trong đó có 6 máy bay B.52 và 3 máy bay F.111), diệt và bắt sống hàng ngàn phi công Mỹ, bắn chìm và bắn bị thương 143 tàu chiến và tàu biệt kích Mỹ, kể từ ngày 31-3-1968 Mỹ buộc phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở vào và ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ ngày 01-11-1968; ở miền Nam, từ ngày 30-01 đến ngày 31-3-1968, quân dân miền Nam tổng tiến công và nổi dậy ở hầu khắp các thành phố, thị xã, thị trấn, các ấp chiến lược ở 37 trong tổng số 44 tỉnh, 4 thành phố, 64 thị xã thị trấn quận lỵ.


Ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giôn Xơn tuyên bố không ra tranh cử nhiệm kỳ hai và cử người đàm phán hai bên từ ngày 13-5-1968 và đàm phán bốn bên bắt đầu từ ngày 25-01-1969.

Sau cuộc họp trù bị ngày 18-01-1968, Hội nghị bốn bên về Việt Nam chính thức họp phiên đầu tiên ngày 25-01-1969 tại Paris (Pháp). Hội nghị Paris về Việt Nam đã tiến hành 202 phiên họp công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng trong thời gian 4 năm và 9 tháng (từ ngày 13-5- 1968 đến ngày 27-01-1973).


Ngày 6-4-1972, Mỹ cho không quân và hải quân đánh phá một số nơi thuộc khu Bốn cũ. Ngày 16-4-1972, Ních Xơn tuyên bố chính thức mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai. Đỉnh điểm là “Điện Biên Phủ trên không" 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng, quân dân Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B. 52 của Mỹ.


Ngày 30-12-1972, Chính phủ Mỹ tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, và đến ngày 15-01-1973 thì tuyên bố ngừng hoàn toàn các hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam để ký kết Hiệp định Pan. Ngày 23-01-1973, đại diện hai chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đến ngày 27-01-1973, Hiệp định này được chính thức ký kết giữa bốn bên (Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Hoa Kỳ, Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hoà).


Ngày 2-3-1973, Hội nghị quốc tế về Việt Nam được triệu tập tại Paris, gồm đại diện các nước Liền Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham dự ký Hiệp định và bốn nước trong Uỷ ban giám sát và kiểm soát quốc tế là Canađa, Ba Lan, Hungari, Inđônêsia, với sự có mặt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Đại diện các nước tham dự hội nghị đã ký Định ước Hiệp định Paris về Việt Nam và đảm bảo cho Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh. Với Hiệp - định này, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn là đã buộc "Mỹ cút", tạo thời cơ thuận lợi tiến đến "đánh cho ngụy nhào".


Từ ngày 12-12-1974, quân dân tỉnh Phước Long (thuộc hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước ngày nay) đã tiến đánh địch, giải phóng đường 14, thị xã và đến ngày 6-01-1975 giải phóng toàn tỉnh. Đây là tỉnh đầu tiên ở miền Nam Việt Nam được giải phóng hoàn toàn.


Từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-01-1975, diễn ra Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam bàn kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, định hướng cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân Việt Nam.


Từ ngày 4-3 đến ngày 24-3-1975, quân đội Việt Nam dùng lực lượng chủ lực mạnh mở Chiến dịch Tây Nguyên với trận then chốt mở màn tiến công Buôn Ma Thuột.

Ngày 10-3-1975, giải phóng Buôn Ma Thuột. Ngày 24-3-1975, vùng Tây Nguyên rộng lớn với hơn 60 vạn dân hoàn toàn giải phóng.

Từ ngày 21-3 đến ngày 3-4-1975, mở Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Ngày 24-3-1975, Sư đoàn II ngụy bị diệt, Tam Kỳ được giải phóng, ngày 25-3-1975 Quảng Ngãi được giải phóng. Ngày 26-3-1975, Sư đoàn I ngụy bị diệt, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng, cùng ngày Chu Lai được giải phóng. Với tinh thần "kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất và với lực lượng có thể chuyển tới sớm nhất", ngày 28-3-1975, Quân đoàn I quân đội nhân dân Việt Nam cùng với các lực lượng của Quân khu V đã chia thành năm mũi Bắc, Tây - Bắc, Tây - Nam, Nam, Đông - Nam đồng loạt tiến công vào Đà Nẵng, đến 15 giờ ngày 29-3-1975, thành phố Đà Nẵng được hoàn toàn giải phóng. Trên đà thắng lợi đó ngày 01-4-1975 giải phóng các tỉnh Bình Định với thành phố Quy Nhơn, tỉnh Phú Yên với thị xã Tuy Hoà. Ngày 3-4-1975 giải phóng tỉnh Khánh Hoà với thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh. Như vậy, chiến dịch Huế - Đà Nẵng làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống phòng ngự của ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu ở miền Trung, tạo điều kiện thuận lợi cho trận quyết chiến cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


Với quyết tâm "Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc - táo bạo - bất ngờ - chắc thắng, thực hiện tổng công kích trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4- 1975, không thể chậm trễ", ngày 3-4-1975 Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam quyết định thành lập Bộ Tư lệnh và Đảng uỷ mặt trận, và ngày 14-4-1975 quyết định tên chiến dịch đánh vào Sài Gòn là Chiến dịch Hồ Chí Minh.


Sau khi giải phóng Đà Nẵng, Quân đoàn II được lệnh hành quân thần tốc, ngày 16-4-1975 giải phóng tỉnh Ninh Thuận, phối hợp với quân dân địa phương nổi dậy giải phóng các tỉnh ven biển khu VI một số hải đảo miền Trung được giải phóng, Quân khu V phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân lần lượt giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.


Ngày 21-4-1975, Xuân Lộc và toàn tỉnh long Khánh được giải phóng, mở rộng cánh cửa phía Đông Sài Gòn.
Cùng ngày 21-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống. Ngày 23-4-1975, Tổng thống Mỹ tuyên bố "Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt đối với Mỹ". Ngày 26-4-1975, Trần Văn Hương vừa lên làm Tổng thống thay Nguyễn Văn Thiệu được mấy hôm đã phải tuyên bố nhường chức cho Dương Văn Minh.
Ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Năm cánh quân gồm bốn quân đoàn chủ lực và Đoàn 232 hình thành thế bao vây Sài Gòn, từ 17 giờ bắt đầu nổ súng tấn công lớn vào Sài Gòn. Đến 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, binh đoàn hỗn hợp của Quân đoàn II bằng xe tăng và pháo binh tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ chính quyền trung ương ngụy quyền Sài Gòn, buộc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí linh lịch sử. Đến ngày 2-5-1975, toàn bộ ngụy quân ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam tan rã hoàn toàn. Nước Việt Nam thống nhất.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #28 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2012, 12:02:25 pm »

Ngày 2-7-1976, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khoá VI nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà quyết định đổi đặt tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất trí Hà Nội là Thủ đô của cả nước, Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh.


Vấn đề kế thừa di sản của các đường biên giới xác lập trong thời kỳ thực dân đã được đặt ra, coi đó là căn cứ chính để các bên đàm phán thoả thuận về một đường biên giới mới - đường biên giới quốc tế giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền.


Trước năm 1975, đất nước Việt Nam đang còn trong tình trạng bị chia cắt, cả dân tộc Việt Nam còn phải tập trung sức người sức của vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nên công tác đàm phán, giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ với các nước láng giềng chưa có điều kiện đặt ra để giải quyết một cách thực chất. Sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, công tác đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng mới trở thành một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm mục tiêu tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.


Trong vòng 30 năm qua (từ năm 1975 đến năm 2005), nhà nước Việt Nam đã tích cực tiến hành đàm phán, giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ trên cả đất liền và trên biển thông qua thương lượng, đàm phán hoà bình và đã ký kết được một khối lượng lớn các hiệp ước, hiệp định về biên giới với các nước láng giềng. Đây là những công cụ pháp lý cơ bản nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Trên đất hến, nước ta phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ trong tình hình sau:

- Giữa Việt Nam, Lào và Campuchia chưa có đường biên giới được hoạch định bởi các hiệp ước giữa hai nhà nước có chủ quyền, chỉ có ranh giới nội bộ của năm xứ trong Đông Dương thuộc Pháp do chính quyền thực dân quy định. Ranh giới đó chưa có giá trị pháp lý quốc tế;

- Giữa Việt Nam và Trung Quốc có một đường biên giới được hoạch định bởi hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895. Hai Công ước này có giá trị pháp lý quốc tế. Đường biên giới đó đã được phân giới trên thực địa và cắm 341 mốc quốc giới. Tuy vậy, đường biên giới này có bị biến dạng trên một số đoạn do những hành động lấn chiếm, xâm canh, xâm cư diễn ra trong gần một thế kỷ.


Từ tình hình trên, sau khi đất nước thống nhất, có một loạt vấn đề biên giới lãnh thổ phải giải quyết:

(1) Việt Nam phải đàm phán hoạch đinh biên giới quốc gia với ba nước Trung Quốc, Lào và Campuchia, tạo ra cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc để xây dựng đường biên giới hữu nghị lâu dài với ba nước đó;

(2) Từng bước xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý biên giới lãnh thổ.


Thực tế tiến trình đàm phán hoạch định biên giới có những thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi: Đất nước ta giành được độc lập, chủ quyền, nhân dân ta có ý chí độc lập dân tộc cao, từ xa xưa đã kiên trì đấu tranh giữ vững bờ cõi và biên cương tổ quốc. Do tính chất hệ trọng của vấn đề biên giới nên lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo sát sao việc đàm phau giải quyết vấn đề biên giới và quyết tâm giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng;

Khó khăn: Đất nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt là chống Pháp và chống Mỹ, nên điều kiện kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm cách chống phá, chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Đường biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm do lịch sử để lại, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết và xử lý thận trọng mọi sự kiện biên giới; hồ sơ, tài liệu về biên giới còn thiếu, lưu trữ phân tán cả trong và ngoài nước, đặc biệt là tư liệu về quá trình giải quyết vấn đề biên giới của Việt Nam với các nước láng giềng trong thời kỳ thực dân.


Trong hơn 30 năm, Việt Nam đã kiên trì đàm phán thương lượng hoà bình vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đường biên giới hiện tại giữa hai nước có chiều dài khoảng 1.406 km, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào đến bờ biển vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh - Vân Nam). Đi qua 7 tỉnh biên giới phía Việt Nam, tiếp giáp với hai tỉnh phía Trung Quốc. Cơ sở pháp lý hiện nay về biên giới đất liền giữa hai nước là:

1/ Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 7-11-1991;

2/ Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 19-10-1993;

3/ Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 30-12-1999.


Với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, đường biên giới hiện tại giữa hai nước có chiều dài khoảng 2.067 km, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (tỉnh Điện Biên) đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia tỉnh Kon Tum). Đi qua 10 tỉnh biên giới phía Việt Nam, tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới phía Lào. Đường biên giới này đã được phân giới cắm mốc sau kết quả mười năm đàm phán ký kết các văn bản pháp lý giữa hai nước. Những văn bản pháp lý quan trọng chủ yếu bao gồm:

1/ Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 18-7-1977;

2/ Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 24-01-1986;

3/ Nghị định thư về phân giới cắm mốc đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 24-01-1986;

4/ Nghị định thư bổ sung về phân giới cắm mốc đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 16-10-1987;

5/ Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 01-3-1990;

6/ Nghị định thư bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 31-8-1997.


Với Vương quốc Campuchia, đường biên giới hiện tại giữa hai nước có chiều dài khoảng 1.137 km, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào (Kon Tum) đến bờ biển tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang và Kăm-pôt. Đi qua 10 tỉnh biên giới phía Việt Nam, tiếp giáp với 9 tỉnh biên giới phía Campuchia. Đường biên giới này đã được hai bên thống nhất hoạch định trên văn bản và bản đồ. Cơ sở pháp lý hiện tại để duy trì việc quản lý biên giới trên đất liền hiện nay giữa hai nước là:

1/ Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, ký ngày 20-7-1983;

2/ Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, ký ngày 20-7-1983;

3/ Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, ký ngày 27-12- 1985;

4/ Hiệp ước giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, ký ngày 10-10-2005.

5/ Về vùng biển tiếp giáp của hai nước trong vịnh Thái Lan, ngày 7-7-1982 nước ta và Campuchia đã ký "Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia".
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 07:49:46 pm »

VI. KHÁI QUÁT CÁC TỈNH BIÊN GIỚI ĐẤT LlỀN(1)
(Nội dung trong phần này được tổng hợp từ cuốn sách "Non nước Việt Nam" của Trung tâm Công nghệ thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch xuất bản năm 2005 và "Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam" của tác giả Lê Thông, Nxb Giáo dục 2004 - 2005, các Tập có liên quan)

1. Tỉnh Quảng Ninh

Diện tích khoảng 5.899 km2.

Dân tộc: Việt, Tày, Dao, Sán Chỉ, Cao Lan, Sán Dìu, Hoa...

Tỉnh lị là thành phố Hạ Long. Có 3 thị xã (Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái), 10 huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ, Đông Triều, Cô Tô, Đông Hưng.


Quảng Ninh là một vùng đất cổ, có rừng, có biển, nhiều hải sản quý đặc biệt là có trữ lượng than đá chiếm 90% tổng trữ lượng than đá của Việt Nam. Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, địa phận Quảng Ninh đã nhiều lần thay đổi với các tên gọi khác nhau. Năm Minh Mạng thứ 18, vùng đất Quảng Ninh nay chia thành hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh. Thời kỳ trước năm 1947, khu vực miền Đông của Quảng Ninh trước đây được gọi là Hải Ninh, còn khu vực miền Tây gọi là Quảng Yên và đặc khu Hồng Gai. Năm 1947, hợp nhất tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hồng Gai thành tỉnh Quảng Hồng. Năm 1948, tỉnh Quảng Hồng tách thành hai tỉnh Quảng Yên và Hồng Gai. Năm 1955, lại hợp nhất hai tỉnh thành Hồng Quảng, cắt 4 huyện về Hải Dương (Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Đông Triều) và cắt ba huyện nhập về Hải Phòng (Cát Bà, Cát Hải, Thuỷ Nguyên). Đầu thập kỷ 60, nhập huyện Đông Triều vào tỉnh Hồng Quảng. Năm 1969, Hồng Quảng và Hải Ninh sáp nhập thành một tỉnh mới và được Bác Hồ đặt tên là Quảng Ninh.


Tỉnh Quảng Ninh hiện nay là một tỉnh thuộc miền Đông Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Nam giáp tỉnh Hải Phòng. Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, bờ biển dài khoảng 250 km. Phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.


Tỉnh Quảng Ninh tiếp giáp Trung Quốc với 170 km đường biên giới. Có 1 thị xã và 2 huyện, 15 xã, phường biên giới(1) (Số liệu các huyện, thị, xã, phường biên giới của các tỉnh biên giới đất liền được ghi theo Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18-8-2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam và Thông tư số 179/2001/TT-BQP ngày 22-01-2001 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định 34 của Chính phủ):

- Thị xã Móng Cái có 7 xã, phường biên giới (Hải Sơn, Hải Yên, Hải Hoà, Ninh Dương, Ka Long, Trần Phú, Trà Cổ);

- Huyện Quảng Hà có 2 xã (Quảng Sơn, Quảng Đức); Huyện Bình Liêu có 6 xã (Đồng Văn, Hoành Mô, Lục Hồn, Đồng Tâm, Tình Húc, Vô Ngại).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM