Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:22:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 8  (Đọc 102800 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #90 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2011, 07:51:41 pm »

Chỉ một ngày sau khi chiến dịch Tây Nguyên mở màn, ngày 5-3-1975, phối hợp với chiến trường chính đánh địch, chiến dịch tiến công tổng hợp xuân hè 1975(*) ở Trị - Thiên cũng bắt đầu. Lực lượng vũ trang địa phương mở một số trận đánh trên các trục đường giao thông, trong đó, điển hình là trận phục kích của Tiểu đoàn bộ binh 21 chặn đánh đoàn xe địch trên đèo Hải Vân làm tắc nghẽn giao thông của địch từ Huế đi Đà Nẵng; trận đánh sập cầu An Lỗ trên đường số 1, cách Huế 25 km về phía bắc của Đại đội 25 gây khó khăn cho địch trong việc cơ động lực lượng và vận chuyển hàng quân sự từ Huế ra Quảng Trị; trận vây ép điểm cao 367, động Ông Do của Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị; trận pháo kích vào căn cứ Đồng Lâm, sân bay Phú Bài của pháo binh Quân khu Trị - Thiên.

Các hoạt động trên đây của lực lượng vũ trang địa phương làm lac hướng sự chú ý của địch. Lợi dụng tình hình này, từ ngày 6 đến ngày 8-3-1975, Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị, Tiểu đoàn 10 bộ đội địa phương tỉnh Thừa Thiên, Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 21 chủ lực quân khu, Tiểu đoàn 3 đặc công của thành phố Huế cùng hơn 100 đội công tác vũ trang nhanh chóng cơ động xuống đồng bằng phối hợp với lực lượng vũ trang tại chỗ đồng loạt tiến công các chi khu, quận lỵ, phân chi khu, vũ trang tuyên truyền ở 53 xã với trên 20 vận dân. Ta làm chủ quận lỵ Mai Lĩnh và 11 phân chi khu. Lúc này, trên hướng tiến công chủ yếu ở tây nam Huế, Sư đoàn 324 của Quân đoàn 2 đã triển khai xong lực lượng, chuẩn bị tiến công địch ở Mỏ Tàu và trên điểm cao 303.

Sáng ngày 8-3-1975, sau loạt đạn pháo bắn cấp tập của các điểm cao 303, 75, 76, 324, Mỏ Tàu, cuộc tiến công của Sư đoàn 324 bắt đầu. Ở mũi tiến công chủ yếu, Trung đoàn bộ binh 2 đánh mạnh vào 2 mục tiêu then chốt là điểm cao 303 và 324. Ở mũi thứ yếu, Trung đoàn 1 tiến công điểm cao 75, 76. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Đến 10 giờ ngày 8-3, ta chỉ mới chiếm được mỏm E 6, E 7 thuộc điểm cao 324.

Ngày 10-3-1975, với sự chi viện của pháo binh Sư đoàn 325, Trung đoàn 2 đã chiếm được điểm cao 224 và 273, loại khỏi vòng chiến đấu 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 1 và Trung đoàn 54 - Sư đoàn 1 quân đội Sài Gòn. Cùng thời gian này, Sư đoàn 324 tổ chức một bộ phận trinh sát luồn sâu, bí mật tập kích tiêu diệt cụm xe tăng địch ở núi Nghệ, uy hiếp địch ở phía tây và vùng đồng bằng nam Huế.

Mất điểm cao 224 và một số vị trí quan trọng khác, Mỏ Tàu và điểm cao 303 bị đe dọa, dẫn tới nguy cơ đường số 1 bị cắt, Trị - Thiên - Huế sẽ bị cô lập. Trước tình hình đó, địch vội điều thêm lực lượng tăng cường cho tuyến phòng thủ này và tổ chức phản kích để chiếm lại cao điểm 224; Tiểu đoàn 61 thuộc Liên đoàn biệt động quân 15 được điều ra núi Bông; Tiểu đoàn biệt động quân 94, 96 và Chi đoàn thiết giáp 27 giữ điểm cao 31; Chi đoàn thiết giáp 37 cùng 1 đại đội của Tiểu đoàn 154 án ngữ điểm cao 52; Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 1 - Sư đoàn 1 ra tăng cường chuẩn bị phản kích chiếm lại điểm cao 224.

Ngày 13-3-1975, cuộc phản kích của địch bắt đầu. Địch dùng phi pháo bắn phá ác liệt vào trận địa ta, yểm trợ cho bộ binh tiến công liên tục vào điểm cao 224. Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức quyết liệt và dằng dai kéo dài 7 ngày không phân thắng bại. Cuối cùng ta phải chịu nhường cho địch chiếm một phần điểm cao 224.

Nhìn chung trên hướng chủ yếu của chiến dịch, cho đến thời đểm này, ta đã phá vỡ một mảng lớn hệ thống phòng ngự của địch ở khu vực đường 14, diệt và bắt sống gần 1.000 tên địch, trong đó, 1 tiểu đoàn bị diệt gọn, 1 tiểu đoàn khác bị đánh thiệt hại nặng. Kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn, song điều quan trọng là ta đã thu hút, giam chân một lực lượng lớn chủ lực địch tại đây, tạo thuận lợi cho hướng khác hoạt động mạnh.

Phối hợp với hướng chủ yếu, ngày 8-3-1975, trên các địa bàn do Quân khu Trị - Thiên đảm nhiệm, lực lượng vũ trang địa phương đồng loạt tiến công địch ở nhiều địa điểm.

Tại khu vực đường số 12, Tiểu đoàn 9 - Trung đoàn 271 cùng Trung đoàn 6 chủ lực quân khu tiến công căn cứ La Sơn, Chúc Moa, điểm cao 300. Địch phá đoán đây là hướng tiến công chủ yếu của ta nên chúng tổ chức phòng ngự rất kiên cố và tổ chức phản kích quyết liệt. Trung đoàn 6 vừa tiến công vừa bao vây, tạo thế uy hiếp, thu hút lực lượng địch, làm cho chúng bị căng kéo, dàn mỏng đối phó, tạo điều kiện cho quân và dân các địa phương vùng đồng bằng đẩy mạnh tiến công địch.

Ở phía nam Huế, ta đồng loạt tiến công vào 6 phân chi khu ở Phú Vang, 1 phân chi khu ở Hương Thủy, các phân chi khu Vĩnh Giang, Vĩnh Hải, Vĩnh Hiến và Chi khu quân sự Vĩnh Lộc, phá rã, phá lỏng hệ thống kìm kẹp của chúng ở nhiều xã, ấp.

Phía bắc Huế, Trung đoàn bộ binh 4 được pháo binh Trung đoàn 16 và Trung đoàn 224 chi viện, đã tiến công và làm chủ căn cứ Phổ Lại. Địch phản kích quyết liệt hòng chiếm lại địa bàn quan trọng này. Trung đoàn 4 đã kiên cường chiến đấu trụ vững trong 6 ngày, bẻ gãy các đợt phản kích của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 530 tên, bắn rơi 1 máy bay, phá hủy 6 xe quân sự, 3 khẩu pháo, thu nhiều vũ khí. Cùng với đòn tiến công của Trung đoàn 4, lực lượng vũ trang huyện Phong Điền cùng các đội công tác vũ trang đồng loạt tiến công diệt gọn 5/9 phân chi khu, làm tan rã chính quyền cơ sở địch ở thôn, xã.

Tại Quảng Trị, lực lượng vũ trang địa phương tập kích địch ở điểm cao 122, 118, 90, đồng thời chế áp trận đia pháo ở Dốc Bầu, Tân Điền. Đáng chú ý, đêm ngày 8 rạng ngày 9-3, Đại đội 12 phối hợp cùng Đại đội trinh sát 130, Tiểu đoàn đặc công 10 của tỉnh tiến công chi khu quân sự Mai lĩnh - một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ của địch ở Quảng Trị, diệt 100 tên.

Hoạt động mạnh của ta ở vùng giáp ranh đã cổ vũ phong trào ở đồng bằng phát triển. Vùng đồng bằng Quảng Trị - từ ngày 8-3, các đội vũ trang công tác cùng bộ đội địa phương, dân quân, du kích tiến công các phân chi khu Hải Nhi, Hải Kinh, Hải Vân, diệt và bức rút 11 chốt địch đóng xung quanh điểm cao 235 và 21 chốt ở tây Hải Lăng. Ở đồng bằng Thừa Thiên, lực lượng vũ trang tại chỗ hỗ trợ nhân dân Phú Lộc, Phú Thứ, Phong Quảng, Hương Trà nổi dậy diệt ác, phá kìm giành quyền làm chủ 13 xã, giải phóng hơn 30.000 dân.

Vào thời điểm này, trên chiến trường Tây Nguyên, ta giành thắng lợi hết sức quan trọng, giải phóng Buôn Ma Thuột, làm đảo lộn thế phòng ngự của địch ở Tây Nguyên. Bộ Chính trị họp ngày 11-3-1975 nhận định: Ta giành thắng lợi lớn trên các chiến trường, đặc biệt là Tây Nguyên và Khu 5 làm tinh thần quân địch suy sụp rất nhanh, ta có khả năng giành thắng lợi với nhịp độ nhanh hơn. Quân ủy Trung ương trong bức điện gửi các chiến trường cũng khẳng định: Tây Nguyên giành thắng lợi lớn và còn có khả năng giành thắng lợi lớn hơn, với nhịp độ tiến công nhanh hơn… Địch đang lúng túng điều động lực lượng cơ động chiến lược để đối phó. Ta cần khẩn trương, tận dụng điều kiện thuận lợi, nhanh chóng tập trung lực lượng tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch và có kế hoạch chớp thời cơ như đã dự kiến.

Quán triệt tinh thần trên của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, quân và dân Trị - Thiên đẩy mạnh tiến công và nổi dậy. Đáng chú ý, ngày 13-3-1975, Trung đoàn 6 chủ lực quân khu mở đợt tiến công địch ở Chúc Mao, điểm cao 300, đồng thời dùng hỏa lực bắn phá La Sơn, đồi Không tên, uy hiếp địch ở Động Tranh, Bình Điền. Trước áp lực mạnh của ta ở phía tây Huế, ngày 14 và 15-3-1975, Trung đoàn 3 - Sư đoàn bộ binh số 1 quân đội Sài Gòn phải rút bỏ khu vực phía tây đường 12 đoạn từ Đèo Đông đến điểm cao 551 về phòng ngự giữ Động Tranh, Bình Điền bảo vệ thành phố Huế.


(*) Sau gọi là chiến dịch Trị - Thiên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #91 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2011, 03:42:18 pm »

Tình hình diễn biến hết sức mau lẹ. Ở Tây Nguyên, những thắng lợi liên tiếp của ta đã đưa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến một quyết định sai lầm là ra lệnh rút bỏ Kon Tum, Plâyku về co cụm ở đồng bằng. Thiệu còn lệnh điều Sư đoàn dù ở Đà Nẵng vào tăng cường phòng thủ Sài Gòn. Thay vào đó, Sư đoàn thủy quân lục chiến được điều từ Quảng Trị vào Đà Nẵng, Lữ đoàn 369 và Lữ đoàn 258 thủy quân luc chiến cũng được điều vào Quảng Nam và bắc Hải Vân. Sự điều động trên đây của Thiệu khiến lực lượng quân đội Sài Gòn ở Quảng Trị suy giảm đáng kể, cho dù được tăng cường Liên đoàn biệt động quân 14; thế bố trí bị đảo lộn, tuyến phòng thủ trở lên lỏng lẻo, khó có thể giữ vững khi bị đối phương tiến công.

Trước tình hình đó, theo sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, ngày 17-3-1975, Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy Trị - Thiên đã họp và hạ quyết tâm: “Dùng toàn bộ lực lượng chủ động, táo bạo bất ngờ tiến công trên hai hướng: hướng Tích Tường, Như Lệ theo trục đường 68 và hướng tây từ Tích Tường, Như Lệ theo đường số 1 tiến vào phía nam. Trên hướng bắc, đưa toàn bộ Trung đoàn bộ binh 4 ra cắt địch ở An Lỗ. Trên hướng nam, bỏ khu vực điểm cao 303, 224 chuyển sang tiến công cắt giao thông địch ở đường số 1 khu vực Lương Điền - Đá Bạc (Phú Lộc). Thời gian bắt đầu tiến công chậm nhất là ngày 19-3-1975”(1).

Chỉ một ngày sau cuộc họp trên, đồng chí Lê Trọng Tấn - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam gửi điện cho Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn 2. Bức điện chỉ rõ: “Địch rút khỏi Kon Tum - Plâyku. Yêu cầu phải táo bạo, hành động khẩn trương. Quân khu Trị - Thiên gấp rút đưa lực lượng xuống và đẩy mạnh hoạt động ở vùng sâu đồng bằng. Không chỉ đưa các tiểu đoàn mà đưa cả trung đoàn xuống phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân, du kích và các đội công tác đánh chiếm và làm chủ vùng sâu, diệt ác phá kìm… Quân đoàn 2 nhanh chóng tiêu diệt quận lỵ Phú Lộc, cắt đứt đường số 1, gấp rút chuẩn bị hỏa lực đánh Đà Nẵng”(2).

Cùng ngày, Bộ Tổng tham mưu gửi tiếp một bức điện với nội dung: “Có khả năng địch bỏ từ Huế đến sông Thạch Hãn. Việc điều chỉnh bố trí này nằm trong kế hoạch co cụm lớn về chiến lược toàn miền Nam. Trước tình hình đang rất thuận lợi, các đồng chí cần chỉ huy các đơn vị thuộc quyền hoạt động một cách táo bạo, khẩn trương, không cho địch rút lui bỏ vùng bắc Huế một cách an toàn mang theo cả bọn phản động về co cụm ở Đà Nãng, sau này sẽ rất khó khăn cho ta. Phải nhanh chóng đánh xuống đường số 1, cắt đường, đánh sân bay, kho tàng ở Phú Bài”(3).

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu và quyết tâm của Khu ủy, Quân khu ủy, từ đêm 18 rạng ngày 19-3-1975, các lực lượng vũ trang ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch ở Quảng Trị.

Ở hướng đông, Tiểu đoàn 3 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị được tăng cường 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội pháo binh hỗn hợp chia làm hai mũi, mũi chủ yếu theo tỉnh lộ 68 diệt địch ở Tài Lương, Đạo Đầu sau đó phát triển sang Phù Lưu, Triệu Dương. Mũi thứ hai đánh địch ở Thanh Hội, Gia Đẳng, Mỹ Thủy và phát triển vào Thẩm Khế.

Hướng tây bắc, Tiểu đoàn 14 cùng Đại đội Lê Hồng Phong đánh chiếm điểm cao 15, Phước Môn, Tích Tường, Như Lệ, La Vang…

Hướng tây, Tiểu đoàn 8, Tiểu đoàn 812 và Tiểu đoàn 10 tiến công địch ở Dốc Bầu, Mỹ Chánh, Hồ Lầy…

Cùng với lực lượng vũ trang đánh địch, du kích các địa phương cũng chuyển từ vây ép địch ở tây nam Hải Lăng sang  tiến công truy kích diệt địch ở các điểm cao 235, 367, 222, động Ông Do…. Nhân dân các huyện vùng giáp ranh, vùng đồng bằng nổi dậy phá bỏ các khu vực tập trung chiếm trụ sở chính quyền địch ở cơ sở, giành quyền làm chủ.

18 giờ 30 phút ngày 19-3-1975, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng. Tuyến phòng thủ phía bắc của địch đứng trước nguy cơ bị phá vỡ hoàn toàn.

Lúc này, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên, Tiểu đoàn 15 - Trung đoàn 3 chủ lực quân khu và Đại đội 10 đặc công tỉnh cùng lực lượng tại chỗ đánh trả các cuộc phản kích của địch ở phía bắc tỉnh. Đồng thời, pháo binh Quân đoàn 2 bắn phá các căn cứ Hiệp Khánh, cầu An Lỗ, Tập Lộc, Mang Cá, gây cho địch nhiều thiệt hại.

Trước sức tiến công mạnh mẽ và bất ngờ của ta trên toàn tuyến phòng thủ phía bắc, địch hoảng sợ rút chạy về phía nam, co cụm ở tuyến Mỹ Chánh - Thanh Hương.


(1) Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử chiến dịch Trị - Thiên và chiến dịch Đà Nẵng Xuân 1975, Sđd, tr. 66-67.
(2)  Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2: Lịch sử Quân đoàn 2 (1974-1994), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 154-155.
(3) Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2: Lịch sử Quân đoàn 2 (1974-1994), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 154-155.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #92 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2011, 03:44:44 pm »

Ngay khi địch rút khỏi Quảng Trị và bắt đầu rút chạy khỏi Tây Nguyên, ngày 18-3-1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã họp nhận định; Ta đã tiêu diệt đại bộ phận Quân đoàn 2 ngụy, giải phóng Tây Nguyên. Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của ta đã đánh dấu một bước mới trong cục diện chung. Trên cơ sở đánh giá này, Bộ Chính trị hạ quyết tâm khẩn trương chuyển sang thực hiện phương án thời cơ hoàn thành kế hoạch giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Hướng tiến công chiến lược là Sài Gòn, song trước mắt phải nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch ở Vùng 1 chiến thuật, giải phóng Huế - Đà Nẵng.

Ngày 20-3-1975, Bộ Tổng Tư lệnh chỉ thị cho Mặt trận Trị - Thiên: Tiếp tục tiến công địch. Quân khu Trị - Thiên sử dụng 2 trung đoàn (4, 46) hình thành mũi tiến công từ phía bắc, Quân đoàn 2 hình thành mũi tiến công từ phía nam đánh ra tiêu diệt địch ở Huế, bịt chặt cửa Thuận An, chặn địch rút chạy theo đường biển vào Đà Nẵng.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị và chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh, Quân khu Trị - Thiên quyết định: “Tranh thủ thời cơ dốc toàn lực giải phóng Thừa Thiên - Huế bằng một cuộc tiến công tổng hợp, toàn diện, lấy chia cắt và bao vây chiến dịch kết hợp với các mũi thọc sâu của chủ lực làm biện pháp then chốt, đồng thời sử dụng lực lượng vũ trang địa phương trực tiếp đánh địch, hỗ trợ và vận động quần chúng nổi dậy giành dân và giữ dân, đưa chiến dịch đến toàn thắng. Hết sức chú ý: không cho địch co cụm lại trong thành phố Huế”(1). Đồng thời, quân khu thống nhất với Quân đoàn 2 phương án giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.

Lúc này ở Thừa Thiên - Huế, địch có 5 trung, lữ đoàn với tổng quân số 45.500 quân (27.500 quân chủ lực, 19.000 quân địa phương) chưa kể 36.000 phòng vệ dân sự. Toàn bộ lực lượng này được bố trí như sau: Lữ đoàn 147 - Sư đoàn 1 bộ binh đóng ở Hòn Vượn, Trung đoàn 1 và Trung đoàn 54 (Sư đoàn 1) đóng ở Mỏ Tàu. Trung đoàn 3 của sư đoàn này đứng chân ở Hương Thủy, Liên đoàn bảo an 913 ở Hương Điền, Liên đoàn 914 ở An Lỗ, Liên đoàn 15 biệt động quân và Thiết đoàn 17 ở Đa Nghi - Đơn Quế, Thiết đoàn 7 ở Phú Bài, Thiết đoàn 20 ở Phong Điền.

Phương án tiến công giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên - Huế được Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn 2 bàn bạc thống nhất:

Hướng nam Huế do Quân đoàn 2 (thiếu Sư đoàn 304) đảm nhiệm, trong đó, Sư đoàn 325 (thiếu) được giao nhiệm vụ đánh phá hệ thống phòng thủ của địch ở các điểm cao 560, 520, 494, dãy Kim Sắc, cắt đường số 1 (đoạn giữa Hướng Điền - Phú Lộc) và sẵn sàng đánh địch giải tỏa trên cả hai hướng từ Huế vào và từ Đà Nẵng ra; Sư đoàn 324 có nhiệm vụ tiêu diệt địch ở điểm cao 303, Mỏ Tàu sau đó hình thành hai mũi: một mũi đánh chiếm La Sơn - Phú Bài và theo đường số 1 đánh thẳng vào Huế; một mũi bí mật vu hồi xuống đồng bằng đánh cảng Tân Mỹ, bịt cửa Thuận An.

Hướng bắc Huế, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị được sự hỗ trợ của pháo binh và xe tăng tiến công quận lỵ Hướng Điền, sau đó phát triển vào cửa biển Thuận An, ngã ba Sình. Trung đoàn 4 bộ binh Quân khu Trị - Thiên được tăng cường Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị và pháo binh chi viện đánh Lữ đoàn 147 thủ quân lục chiến ở tuyến sông Bồ, sau đó cũng phát triển ra cửa Thuận An, ngã ba Sình.

Hướng tây Huế (đường 12), hai trung đoàn bộ binh 6 và 271 Quân khu Trị - Thiên có pháo binh chi viện đánh chiếm Đình Môn, Kim Ngọc. Trung đoàn 6 vượt sông Hương, phát triển tiến công vào khu tam giác, chặn địch từ đường số 2 chạy về. Trung đoàn 271 sau khi vượt qua sông Hương tiến về phía đông thành phố Huế và Phú Bài rồi phát triển về quận lỵ Phú Vang hợp vây cùng Quân đoàn 2 diệt địch ở Phú Vang, cửa Thuận An, cảng Tân Mỹ.

Cùng với các hướng tiến công, pháo binh của Quân khu và Quân đoàn 2 đánh phá Sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn 1 quân đội Sài Gòn ở Mang Cá (Huế); đơn vị K5 đặc công nước của hải quân đặt thủ lôi khống chế địch ở cửa biển Thuận An, cửa Tư Hiền và Cảng Tân Mỹ. Lực lượng vũ trang địa phương tỉnh, huyện và dân quân, du kích xã tích cực phối hợp với bộ đội chủ lực đánh địch, đồng thời phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm giành quyền làm chủ.

Phương án trên được Bộ Tổng Tư lệnh chấp thuận. Mọi công tác chuẩn bị được tiến hành khẩn trương. Theo đúng phương án đã xác định, 5 giờ 40 phút ngày 21-3, cuộc tiến công giải phóng toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế bắt đầu.


(1) Lê Tự Đồng: Trị Thiên - Huế Xuân 1975, Sđd, tr. 82-83.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #93 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2011, 03:46:48 pm »

Hướng nam thành phố Huế, Trung đoàn 18 - Sư đoàn 325 nhanh chóng làm chủ các điểm cao 494, 520, đồi Yên Ngựa và mỏm 1 điểm cao 560, nơi Tiểu đoàn 61 biệt động quân đóng chỉ huy sở. cùng thời gian này, Trung đoàn 1 - Sư đoàn 324 đánh chiếm núi Bông nhưng ngay sau đó, địch phản kích chiếm lại. Trung đoàn 2 (Sư đoàn 324) đánh chiếm điểm cao 224 và phát triển tiến công chiếm được một nửa điểm cao 303. Trung đoàn 18 sau khi chiếm mỏm 1 điểm cao 560 đã phải dừng lại và do vậy, khả năng cắt đứt đường số 1 không thể thực hiện được. Trước tình hình này, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 325 lệnh cho Trung đoàn 18 đưa lực lượng dự bị (Đại đội 7 - Tiểu đoàn 8) tăng cường tiếp tục đánh chiếm điểm cao 560; đồng thời, lệnh cho Trung đoàn 101 (Sư 325) đưa Tiểu đoàn 2 tiến công điểm cao 329 hỗ trợ cho Trung đoàn 18. Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 101) làm nhiệm vụ bao vây cũng chuyển sang tiến công tiêu diệt địch ở điểm cao 310, 312. Trưa ngày 21-3-1975, Trung đoàn 101 đã hoàn thành việc tiêu diệt các mục tiêu được giao, chiếm được dãy Kim Sắc, đập tan hệ thống phòng ngự phía tây đường số 1 từ nam Lương Điền đến bắc Phú Lộc. 15 giờ cùng ngày, Trung đoàn 19 hoàn thành nhiệm vụ, diệt Tiểu đoàn 61 biệt động quân, làm chủ điểm cao 560, bắt sống tên Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng. Đây cũng là lúc quân đoàn nhận được chỉ thị của Bộ. Chỉ thị nêu rõ: Địch bắt đầu rút khỏi Trị - Thiên - Huế, phải khẩn trương đưa lực lượng xuống đồng bằng cắt đứt đường 1, bịt cửa Thuận An, diệt Sư đoàn 1 bộ binh quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế(1). Thực hiện mệnh lệnh đó, ngay trong đêm ngày 21-3, Trung đoàn 18 - Sư đoàn 325 tổ chức hành quân theo hướng đông, tiến xuống đồng bằng làm nhiệm vụ đánh cắt đường số 1. Rạng sáng ngày 22-3, hai tiểu đoàn 7 và 8 của Trung đoàn 18 đã cắt đường 1. Trung đoàn khẩn trương triển khai đội hình chiến đấu. Đến 10 giờ 30 phút ngày 22-3, ta đã tiêu diệt các vị trí địch ở hai bên đường số 1, làm chủ một đoạn dài 4 km từ Ràng Bò đến làng Bạch Thạch.

Cũng trong đêm ngày 21-3, đơn vị K5 đặc công nước của hành quân đã đánh sập cầu Thừa Lưu (Phú Lộc) trên đường 1, Trung đoàn 24 (Sư đoàn 324) chiếm lại điểm cao 224 và đánh bại nhiều đợt phản kích quyết liệt của địch ở điểm cao 303 và khu vực Mỏ Tàu.

Đường số 1, con đường bộ duy nhất để rút về cố thủ ở Đà Nẵng đã bị cắt, chiến dịch ở Thừa Thiên - Huế bị cô lập hoàn toàn. Hàng ngày xe cộ các loại đang trên đường từ Huế chạy vào Đà Nẵng phải quay trở lại. địch hoang mang cực độ. Sự hỗn loạn diễn ra chẳng khác gì khi địch rút khỏi Tây Nguyên. Không còn cách nào khác, ngay trong ngày 22-3, chúng phải huy động lực lượng phản kích nhằm giải tỏa đường 1, song cố gắng này của địch đã không thành.

Tình hình Thừa Thên - Huế hết sức nguy cấp, Tướng Ngô Quang Trưởng - Tư lệnh Quân đoàn 1 - Quân khu 1 phải yêu cầu Nguyễn Văn Thiệu rút cơ quan Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 1 vào Đà Nẵng. Được sự đồng ý của Thiệu, tối ngày 22-3-1975, Ngô Quang Trưởng ra lệnh rút toàn bộ lực lượng và phương tiện chiến tranh ra khỏi thành phố Huế theo ba cánh: Cánh thứ nhất gồm Lữ 147 thủ quân lục chiến, Liên đoàn 14 biệt động quân, Trung đoàn 5 thuộc Sư đoàn 1, Lữ đoàn 1 kỵ binh thiết giáp rút theo đường biển qua cửa Thuận An vào Đà Nẵng. Cánh thứ hai có Trung đoàn 3 - Sư đoàn 1, Liên đoàn 15 biệt động quân rút ra trụ tại khu vực Cự Lại (nam Thuận An 6 km). Cánh thứ ba là Trung đoàn 1, Trung đoàn 54 của Sư đoàn 1 rút theo cửa biển Tư Hiền vào Đà Nẵng.

Khi ta cắt đường 1, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 cũng đã kịp thời nhận định, địch không thể lui quân theo đường bộ, buộc phải rút theo đường biển qua cửa Thuận An và Tư Hiền. Đây là thời cơ tốt nhất để ta tiêu diệt và làm tan rã lớn quân địch, giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. Kế hoạch phối hợp tác chiến với Quân khu Trị - Thiên nhằm chặn địch rút bằng đường biển vào Đà Nẵng, tiêu diệt chúng ngay tại Thừa Thiên - Huế được quân đoàn gấp rút hình thành. Theo đó, Trung đoàn 101 của Sư đoàn 325 tiến công tiêu diệt căn cứ Lương Điền, sau đó phối hợp với Sư đoàn 324 theo đường 1 đánh ra Phú Bài - Huế; Trung đoàn 8 (Sư đoàn 325) đánh vào phía nam diệt Chi khu Phú Lộc - chiếm đèo Mũi Né, Phước Tượng, bịt chặt cửa Tư Hiền, sẵn sàng đánh địch giải tỏa; Trung đoàn 1 và 2 của Sư đoàn 324 bỏ qua các mục tiêu núi Bông, núi Nghệ, điêm cao 303, Mỏ Tàu, đánh thẳng xuống đồng bằng ven biển, hợp với Sư đoàn 325 tạo thành thế bao vây từ phía đông - đông nam, ngăn địch chạy ra cửa biển Thuận An, Tư Hiền; Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324) được tăng cường 1 đại đội xe tăng (của Lữ đoàn 203) diệt căn cứ La Sơn sau phát triển lên phía bắc cùng các đơn vị đánh địch giải phóng thành phố Huế; Lữ đoàn pháo binh 164 của quân đoàn có nhiệm vụ chi viện các đơn vị chiến đấu và chế áp địch ở cửa biển Thuận An, Tư Hiền; Lữ đoàn 219 bảo đảm cầu phá và đường cơ động cho xe tăng vượt sông Truồi, An Nông, Phú Bài tiến vào thành phố Huế.


(1) Trong bài Bàn thêm về cuộc tạo dựng và nắm bắt thời cơ trong chiến dịch Quảng Nam - Đà Nẵng, đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự, số tháng 4-2007, tác giả Đồng Thoại cho biết: “Vào sáng ngày 21-3, tại Sở chỉ huy của Bộ, có một cuộc điện thoại trực tuyến giữa Tổng tham mưu phó Lê Trọng Tấn và đồng chí Nguyễn Hữu An - Tư lệnh Quân đoàn 2. Sau khi nhắc lại tình hình và truyền đạt lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh cho Quân đoàn 2 phải bằng mọi cách cắt đường 1, đồng chí Lê Trọng Tấn nói: “Nếu Quân đoàn 2 không cắt được đường 1, để địch rút lui về cố thủ Đà Nẵng thì Quân đoàn 2 (cả Tư lệnh quân đoàn nữa) có tội với lịch sử”. Theo tác giả: sau này, qua tổng kết, được biết, toàn bộ Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 chỉ để lại Sở chỉ huy cơ bản, có Chỉ huy và Tham mưu phó, còn lại đã trực tiếp xuống đốc chiến và kết quả là sáng 22-3, lực lượng Sư đoàn 325 đã xuống chiếm được đường 1 và mở rộng ra 4 km, chặn đứng đường rút của địch. Khẩu hiệu của Sư đoàn 325 lúc đó là: “Vị trí chỉ huy của sư đoàn, các trung đoàn và toàn đơn vị là đường số 1”; “Hãy tiến ngay xuống đường số 1, lấy mắt đường làm điểm hiệp đồng!”…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #94 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2011, 03:48:17 pm »

Thực hiện kế hoạch đề ra, ngày trong đêm ngày 22-3-1975, các đơn vị hành quân vào vị trí tập kết. Sáng ngày 23-3, Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) nổ súng tiến công Mũi Né - một căn cứ quan trọng của địch ở điểm cao 134, diệt phần lớn quân địch đóng tại đây, số còn lại tháo chạy tán loạn. Nhân cơ hội này, tiểu đoàn phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương truy kích địch và phát triển tiến công đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc. Thừa thắng, tiểu đoàn đánh tiếp đèo Phú Gia và Lăng Cô, tiêu diệt hoan toàn Tiểu đoàn bảo an 128, kịp thời chặn đứng âm mưu phá hoại Lăng Cô dù trước đó, chúng đã gài sẵn thuốc nổ.

Trong thời gian Trung đoàn 18 tiến đánh quận lỵ Phú Lộc, Trung đoàn 101 (Sư đoàn 325) cùng nổ súng tiến công căn cứ Lương Điền do Liên đoàn biệt động 15 đóng giữ. Địch hốt hoảng tháo chạy về Phú Bài. Lương Điền được giải phóng, cánh cửa phía nam tiến vào thành phố Huế được mở. Trung đoàn 1 và 2 của Sư đoàn 324 lập tức hành quân vượt qua đường 1 xuống đồng bằng và thọc thẳng ra cửa biển Thuận An. Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324) đánh diệt địch ở núi Bông, núi Nghệ, điểm cao 303, sau đó cũng phát triển xuống đường 1 cùng Trung đoàn 101 của Sư đoàn 325 đánh ra Phú Bài, Huế.

Như vậy, ở phía nam, đến ngày 23-3, các mũi tiến công của Quân đoàn 2 từ hướng nam và hướng đông nam đã hình thành thế bao vây, kẹp chặt thành phố Huế và cửa biển Thuận An.

Trong khi đó, ở hướng bắc, dưới sự chỉ đạo của Quân khu Trị - Thiên, Tiểu đoàn 812 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị đánh địch co cụm ở xóm Bồ, Phổ Trạch (ngày 21-3), sau đó phát triển đánh chiếm Lương Mai, Bao Vinh. Tiểu đoàn 3 (bộ đội tỉnh Quảng Trị) được tăng cường 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội pháo binh đánh diệt 2 tiểu đoàn bảo an ở Xuân Viên, Thanh Hương (ngày 22-3). Địch rút chạy về Đại Lộc. Ta tiếp tục truy kích và chiếm quận lỵ Hương Điền, bị chặt cửa Thuận An (ngày 24-3). Cùng thời gian này, Trung đoàn 4 chủ lực Quân khu Trị - Thiên tiến công căn cứ Lữ đoàn 47 thủy quân lục chiến ở nam sông Bổ và đánh địch phản kích. Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương tinh Quảng Trị theo đường số 1 đánh sang bờ nam sông Mỹ Chánh, sau đó phát triển tiến công đánh chiếm quận lỵ Hương Trà, uy hiếp địch ở Huế và phía tây bắc.

Phối hợp với lực lượng vũ trang đánh địch, nhân dân các địa phương Thừa Thiên cũng nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ. Ở huyện Hương Trà, được các đội vũ trang công tác hỗ trợ, quần chúng các xã Hương Cần, Huơng Sơ, Hương Mai, Hương Thanh, Hương Thái nổi dậy truy lùng tìm diệt những tên ác ôn có nợ máu với nhân dân và kêu gọi binh lính địch quay súng trở về với gia đình, người thân.

Tại huyện Phong Điền, nhân dân các xã Phương Bình, Phong Hòa, Phong Chương rồi tuyên truyền, vừa hù dọa, khiến địch hoang mang, hàng trăm tên đã bỏ ngũ. Đặc biệt, tại xã Phong Thu, đêm ngày 22-3, đội vũ trang công tác cùng du kích xã diệt lực lượng dân vệ gác cầu Phó Trạch, sau đó đánh chiếm quận lỵ.

Tại huyện Quảng Điền, khi lực lượng vũ trang địa phương tiến công chi khu quân sự, nhân dân ác xã Quảng Lợi, Quảng Đại đã nổi dậy cùng bộ đội truy lùng ác ôn và dẫn đường cho bộ đội truy kích địch.

Tại Hương Thủy, dưới sự lãnh đạo của cơ sở mật, nhân dân xã Hải Thủy đã vận động lực lượng dân vệ và phòng vệ dân sự bỏ súng quay về với cách mạng. Trong lúc đó, du kích xã Mỹ Thủy sau khi đột nhập vào cắm cờ ở ấp 5 đã vận động hơn 3 ngàn người mít tinh rồi cùng bộ đội tiến vào giải phóng quận lỵ.

Huyện Phú Vang, bộ đội địa phương huyện phối hợp với lực lượng nội ứng trong hàng ngũ địch mở cuộc tiến công, loại khỏi vòng chiến đấu 1 đại đội bảo an ở Phú Đa. Một lực lượng khác đánh địch co cụm ở Trường Lưu, bao vây diệt địch ở Thuận An, Tân Mỹ. Ngày 24-3, nhân dân xã Phú Hồ nổi dậy phá ác kìm kẹp của địch giành chính quyền về tay.

Ở Phú Lộc, được sự hỗ trợ của các đội vũ trang công tác và lực lượng vũ trang huyện, nhân dân bị địch dồn trong trại tập trung Phước Long, Cảnh Dương vận động được đại đội bảo an đóng tại đây quay súng cùng nhân dân nổi dậy phá khi tập trung, giành quyền làm chủ. Ngày 22 và 23-3, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực đánh chiếm quận lỵ Cầu Hai.

Ngày 24-3-1975, khi các cánh quân của Quân đoàn 2 và Quân khu Trị - Thiên hình thành thế bao vây địch ở thành phố Huế và Phú Bài thì cả sĩ quan và binh lính cơ quan Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 1 quân đội Sài Gòn ở Mang Cá Lớn cũng như các đơn vị chủ lực, bảo an tháo chạy về hướng cửa Thuận An và Tư Hiền hòng theo đường biển rút vào Đà Nẵng, cho dù mãi tới tối hôm đó, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 mới có quyết định rút bỏ Huế.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #95 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2011, 03:49:10 pm »

Được giao nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Phú Bài mở đường cho Quân đoàn 2 tiến vào giải phóng thành phố Huế, đêm ngày 24-3, Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn 325 và Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 324 bắt đầu tổ chức triển khai đội hình chiến đấu. Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 101 bí mật luồn ra phía sau căn cứ, đánh chiếm quận lỵ Hương Thủy. Trung đoàn 3 được tăng cường 1 đại đội xe tăng, theo đường 1, tiến công thẳng vào căn cứ Phú Bài.

Rạng sáng ngày 25-3, theo kế hoạch, Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 101 nổ súng tiến công quận lỵ Hương Thủy. Sau ít phút chiến đấu, tiểu đoàn đã làm chủ trận địa. Cùng lúc, Trung đoàn 3 đánh chiếm cầu và căn cứ Phú Bài. Bị đánh trước mặt và sau lưng, địch trong căn cứ tháo chạy tán loạn, bỏ cả xe pháo. Ta nhanh chóng làm chủ trận địa.

Sau khi chiếm được Hương Thủy, Phú Bài, theo đường 1, ta đánh thẳng vào nội đô thành phố Huế.

Với sự hỗ trợ của xe tăng và sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, Trung đoàn 101 và Trung đoàn 3 nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu trong thành phố. Đúng 13 giờ ngày 25-3-1975, lá cờ quyết chiến quyết thắng của Trung đoàn 101 đã tung bay trên đỉnh Phu Văn Lâu.

Ở hướng đông, Trung đoàn 1 - Sư đoàn 324 sau khi vượt đường 1, tiếp tục phát triển tiến công xuống dải đồng bằng ven biển. Đêm ngày 24-3, Trung đoàn “chạm trán” với Sư đoàn 1 và Liên đoàn 15 biệt động quân của địch lúc ấy đang co cụm ở Lương Thiện. Lập tức, trung đoàn tổ chức bao vây, tiến công diệt và bắt sống hàng trăm tên. 10 giờ ngày 25-3, trung đoàn tiến công vào Lữ đoàn 147 thủ quân lục chiến khi lữ đoàn này đang chuẩn bị bãi đón tàu vào hòng rút chạy về Làng Cư, Kê Sung, Cự Lại. Tiếp đó, trung đoàn tiếp tục phát triển đánh chiếm cảng Tân Mỹ và khu vực phía nam cửa Thuận An. Lúc này, Trung đoàn 2 - Sư đoàn 324 cũng phát triển tiến công đến đây. Hai trung đoàn họp lực bịt chặt cửa Thuận An không cho địch rút chạy theo đường biển.

Chiều ngày 25-3, các đơn vị thuộc Sư đoàn 325 đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trọng trong thành phố như căn cứ Mang Cá, Trại Cao Vận, Nhà lao Thừa Phủ…

Hướng tây (đường 12), đêm ngày 24-3, Trung đoàn 6 và Trung đoàn 2371 Quân khu Trị - Thiên tổ chức vượt sông Hương, tiến vào thành phố Huế. Do thiếu phương tiện vượt sông, hơn nữa vừa hành quân, vừa phải đánh địch nên lực lượng tiến công trên hướng này tiếp cận mục tiêu bị chậm so với kế hoạch. Một bộ phận của cánh này phải chuyển sang hướng sông Tả Trạch, đánh chiếm Đình Môn, Kim Ngọc rồi mới cơ động vào Huế. Đến ngày 26-3, hai trung đoàn 6 và 24 mới đánh vào các mục tiêu thuộc khu Tam giác trong thành phố Huế.

Hướng tây bắc, Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị sau khi đánh chiếm quận lỵ Hương Trà, sáng ngày 25-3 đã tiến thẳng vào nội đô.

Phối hợp với đòn tiến công của lực lượng vũ trang, Thành ủy và các quận ủy, huyện ủy lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền.

Đến tối ngày 25-3-1975, ta đã đập tan toàn bộ địch ở Trị Thiên - Huế, làm thất bại ý đồ rút chạy về Đà Nẵng của chúng. Sáng ngày 26-3-1975, toàn bộ Thừa Thiên - Huế hoàn toàn được giải phóng, chiến dịch Trị - Thiên kết thúc thắng lợi.

Kết quả, sau 21 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 5 đến ngày 26-3-1975), quân và dân Trị - Thiên - Huế cùng Quân đoàn 2 đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch đóng trên địa bàn Thừa Thiên - Huế bao gồm: Sư đoàn 1 bộ binh, Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến, 2 liên đoàn biệt động quân (14 và 15), Lữ đoàn 1 kỵ binh thiết giáp, 3 thiết đoàn, 8 tiểu đoàn pháo binh, 18 tiểu đoàn bảo an, 319 trung đội dân vệ, 7.000 cảnh sát cùng các đơn vị bảo đảm, thu 140 xe tăng, thiết giáp, 800 xe tải, 1 vạn tấn đạn. Chỉ tính số địch bị bắt và ra trình diện đã lên tới 58.772 tên, trong đó có 3.781 sĩ quan, 14.000 nhân viên ngụy quyền. Đây là một trong những thắng lợi to lớn nhất, triệt để nhất của quân và dân ta ở Trị Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Với thắng lợi này, ta đã đập tan lá chắn mạnh nhất của địch ở phía bắc, mở toang cánh cửa để quân và dân ta tiếp tục phát triển cuộc tiến công về phía nam, giải phóng thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Trung Trung Bộ, làm thất bại ý đồ rút quân co cụm về Đà Nẵng cố thủ. Thắng lợi của ta giáng một đòn mạnh vào ý chí, tinh thần binh lính địch, gây phản ứng dân chuyển làm địch suy sụp, tan rã nhanh hơn, tạo thuận lợi để ta đẩy nhanh nhịp độ tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #96 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2011, 03:51:11 pm »

II - TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG ĐÀ NẴNG
VÀ CÁC TỈNH TRUNG TRUNG BỘ

Nằm trong kế hoạch chiến lược chung của Bộ Tổng tư lệnh, đồng thời với chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Trị - Thiên, từ đầu tháng 3 năm 1975, Quân khu 5 mở chiến dịch Nam - Ngãi. Hướng chủ yếu của chiến dịch là tây nam Quảng Nam và bắc Quảng Ngãi. Hướng phối hợp là đường 19 - An Khê. Sở dĩ ta chọn tây nam Quảng Nam và tây bắc Quảng Ngãi làm hướng tiến công chủ yếu vì đây là khu vực yếu nhất trong toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch ở địa bàn chiến lược trọng yếu Quân khu 1. Về phía ta, đây là nơi ta có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực quân khu. Tham gia chiến dịch có Sư đoàn 2, một bộ phận Sư đoàn 3, Lữ đoàn 52 chủ lực Quân khu 5 và bộ đội địa phương các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Trên địa bàn chiến dịch, địch có 1 sư đoàn bộ binh, 1 liên đoàn biệt động quân, 1 thiết đoàn tăng - thiết giáp và lực lượng địa phương quân.

Nhằm tạo thuận lợi cho hướng chủ yếu của chiến dịch phát triển, ngày 5-3-1975, Sư đoàn 3 sử dụng một bộ phận lực lượng đã đánh cắt đường số 19 đoạn qua đèo An Khê. Cùng thời gian này, bộ đội đặc công và công binh của tỉnh Quảng Đà tập kích kho đạn Sủng Mây, bãi xe cơ giới Xuân Thiều, đánh sập cầu Trắng và cắt đường số 1, đoạn trên đèo Hải Vân.

Đúng 4 giờ 30 sáng ngày 10-3-1975, trên hướng chủ yếu của chiến dịch, ta bắt đầu nổ súng tiến công, đánh chiếm Tiên Phước và Phước Lâm. Đây là hai huyện giáp ranh của tỉnh Quảng Nam, cách tây nam Tam Kỳ khoảng 10 km và nằm gọn trong một thung lũng rộng khoảng 200 km2, bao quanh nó là những dãy núi cao. Những năm trước đây, Tiên Phước - Phước Lâm được địch sử dụng như một trong những bàn đạp tiến công đánh phá vùng căn cứ rừng núi của ta, nhất là căn cứ Mang Xim (địch gọi là Đỗ Xá) và trước khi bị tiến công, nơi đây được địch xây dựng thành cụm cứ điểm tiền tiêu trong hệ thống phòng ngự cơ bản của chúng. Nếu Tiên Phước - Phước Lâm bị mất, thị xã Tam Kỳ cũng như tuyến phòng thủ dọc đường số 1 của địch đã lập tức bị uy hiếp trực tiếp. Chính vì vây, chúng tập trung lực lượng tại đây khá mạnh với khoảng 3.000 tên gồm 6 tiểu đoàn bảo an, 2 đại đội biệt lập, 41 trung đội dân vệ, 2 pháo đội (10 khẩu) 105 mm và 155 mm. Toàn cụm cứ điểm gồm 77 cứ điểm, hình thành ba khu vực lớn là: chi khu quân sự quận lỵ Tiên Phước, chi khu quân sự quận lỵ Phước Lâm và dãy điểm cao Suối Đá. Trong ba khu vực phòng thủ trên, chi khu quân sự quận lỵ Tiên Phước là khu vực then chốt, là điểm tựa trung tâm. Tiên Phước có những điểm cao lợi hại như điểm cao 211, núi Vú, núi Ngọc, Dương Côn. Mất Tiên Phước, các khu vực phòng thủ khác khó có thể giữ vững. Suối Đá cũng là khu vực không kém phần quan trọng. Đây là một dãy điểm cao gồm Suối đá, Núi Sấu, Dãy Thám, Dương Huê, Dương Bà Quân. Chiếm giữ dãy điểm cao này, địch tạo ra thế liên hoàn giữa Tam Kỳ và Tiên Phước, giữ được bàn đạp để triển khai lực lượng phản kích lại ta khi bị tiến công, đồng thời, cũng là tuyến ngăn chặn ta phát triển xuống Tam Kỳ và đường số 1.

Với chủ trương đánh nhanh, diệt gọn để chiếm lĩnh bàn đạp đánh địch phản kích, Sơ chỉ huy tiền phương quân khu gồm các đồng chí Nguyễn Chánh - Phó Tư lệnh và Đoàn Khuê - Phó Chính ủy quyết định sử dụng Lữ đoàn 52 diệt cứ điểm Suối Đá; Trung đoàn 31 và 38 - Sư đoàn 2 diệt chi khu quân sự quận lỵ Tiên Phước. Trung đoàn 36 bao vây bức hàng quận lỵ Phước Lâm khi các đơn vị bạn đã giải quyết xong các mục tiêu then chốt.

Theo phương án đã xác định, từ sáng sớm ngày 10-3, sau hai phát pháo hiệu phát lệnh, các đơn vị đồng loạt nổ súng đánh chiếm các mục tiêu. Chiến sự diễn ra quyết liệt ngay từ đầu, nhất là ở khu vực Suối Đá và điểm cao 311.

Suối Đá là là căn cứ chỉ huy của Liên đoàn bảo an 916, nơi tập trung những tên ác ôn khét tiếng. Tại đây, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Sau đợt tiến công đầu tiên không thành, Tiểu đoàn 7 - Lữ đoàn 52 buộc phải tạm dừng để tổ chức lại lực lượng. 14 giờ cùng ngày, được hỏa lực pháo binh chi viện, bộ đội ta mở tiếp đợt tiến công lần thứ hai. Đến 16 giờ, trận đánh kết thúc. Địch buộc phải rút bỏ căn cứ sau khi bị thiệt hại nặng và viện binh không kịp đến ứng cứu.

Điểm cao 211 năm ở phía bắc quận lỵ Tiên Phước khoảng 1,5 km. Tại đây, địch xây dựng cứ điểm kiên cố, xung quanh có từ 3 đến 5 lớp rào dây thép gai bùng nhùng. Trung tâm cứ điểm, địch xây dựng hàng chục lô cốt và doanh trại cấu trúc nửa nổi, nửa chìm… Chính vì vậy, cuộc chiến ở điểm cao 211 diễn ra trong thế giằng co. Lúc này, các đơn vị đánh vào hệ thống phòng thủ của địch ở phía bắc quận lỵ Tiên Phước đã quét sạch địch ở các cứ điểm Dương Công, Hố Bạch, núi Vú. Với phương châm “đưa pháo lên cao, vào gần bắn thẳng”. Tiểu đoàn 15 công binh đã mở đường đưa được pháo lên điểm cao núi Vú và Hàn Thôn sẵn sàng nhả đạn vào Tiên Phước. Không thể để mất thời cơ đánh địch, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 quyết định cho đơn vị đánh chiếm điểm cao 211.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #97 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2011, 03:52:25 pm »

Đúng 11 giờ ngày 10-3, pháo binh ta bắt đầu bắn thẳng vào các mục tiêu ở điểm cao 211. Bị hỏa lực pháo binh tập kích bất ngờ và mãnh liệt, thoạt đầu, địch lúng túng đối phó. Lợi dụng tình hình này, Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 31 từ ấp Phước Hòa chia thành hai mũi đánh chiếm các tiền đồn Đồi Tranh, Yên Sơn ở phía bắc và phía tây điểm cao 211. Địch bị cô lập hoàn toàn trong cứ điểm. Một số lô cốt, công sự và doanh trại địch, bị pháo ta dập nát. Địch hoảng sợ, nhiều tên hốt hoảng bỏ chạy về quận lỵ. 13 giờ cùng ngày, bộ đội ta mở đợ tiến công thẳng vào trung tâm căn cứ địch. Kết hợp xung lực và hỏa lực, ta lần lượt đánh chiếm từng mục tiêu. 15 giờ 30, cờ chiến thắng của ta đã tung banh trên nóc hầm chỉ huy ở trung tâm điểm cao 211. Trong tình thế nguy khốn, tên Quận trưởng quận Tiên Phước điện về Tam Kỳ xin rút chạy, nhưng đã quá muộn. Từ điểm cao 211, quân ta chia làm ba mũi đánh thẳng vào quận lỵ. 16 giờ, ta đã làm chủ hoàn toàn quận lỵ Tiên Phước.

Ở Phước Lâm, ngay từ sáng sớm ngày 10-3, ta đã diệt cứ điểm Hàm Thôn và đưa pháo lên chốt giữ tại đây. Đồng thời, Tiểu đoàn 10 diệt các cứ điểm Cửa Rừng, Đèo Liêu, Hòn Ghềnh, sau đó phát triển tiến công vây ép quận lỵ. Trước sức tiến công mãnh liệt của ta và trong điều kiện đồng bọn ở cứ điểm 211, Tiên Phước lần lượt bị diệt, địch ở quận lỵ Phước Lâm nhanh chóng tháo chạy để bảo toàn lực lượng. 16 giờ 30, ta làm chủ toàn bộ quận lỵ.

Như vậy, chỉ sau một ngày chiến đấu, trên hướng chủ yếu của chiến dịch, ta đã diệt 2 chi khu quận lỵ, uy hiếp trực tiếp thị xã Tam Kỳ.

Vào thời điểm này, trước diễn biến mau lẹ của tình hình, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh điều Sư đoàn dù về lại miền Đông Nam Bộ nhằm tăng cường phòng thủ Sài Gòn. Lực lượng địch ở Quân khu 1 đã mỏng lại càng mỏng. Mặc dù vậy, Ngô Quang Trưởng - Tư lệnh Quân khu 1 - Quân đoàn 1 vẫn cho rằng, chủ lực ta hiện tại chưa đủ mạnh để có thể tiến công Huế, Đà Nẵng. Trước tình thế Tam Kỳ bị uy hiếp, ngay trong đêm ngày 10-3, Ngô Quang Trưởng lệnh cho Sư đoàn 2 quân đội Sài Gòn ngay trong ngày 11-3 phải tổ chức phản kích chiếm lại các địa bàn đã mất. Theo lệnh của Ngô Quang Trưởng, ngày 11-3, Liên đoàn biệt động quân số 12 cùng 1 tiểu đoàn bảo an, 1 chi đoàn xe bọc thép (Chi đoàn 1/11) từ Tuần Dương tiến lên Cẩm Khê, Dương Côn. Ngày 12-3, Trung đoàn 5 - Sư đoàn 2 quân đội Sài Gòn mới từ Quảng Ngãi ra cùng với 2 tiểu đoàn bảo an, 1 chi đoàn thiết giáp (Chi đoàn 1/4) đánh lên Dương Leo, Dãy Thám. Ngô Quang Trưởng còn ra lệnh cho Sư đoàn 3 khẩn trương đưa Trung đoàn 2 từ Quảng Đà vào Tam Kỳ để tăng cường cho lực lượng phản kích.

Địch chưa kịp hành động thì lực lượng vũ trang địa phương ba tỉnh Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi lần lượt nổ súng đánh địch ở khắp nơi.

Tại Quảng Đà, ngày 11-3, bộ đội địa phương tỉnh pháo kích sân bay Đà Nẵng, phá sập 2 cầu trên đường số 1 và đường 100. Trung đoàn 96 tiến công các cứ điểm Điện Nhơn, Điện Tân, Ngũ Giáp.

Tại Quảng Nam, trong hai ngày 14 và 15-3, bộ đội địa phương tỉnh tiêu diệt và bức rút 11 cứ điểm, giải phóng 3 xã ở phía tây huyện Thăng Bình. Từ ngày 16 đến 20-3, Tiểu đoàn 70 và Tiểu đoàn 72, sau khi vượt đường số 1 đã tiến công giải phóng 4 xã ở phía đông huyện.

Trước sự uy hiếp mạnh mẽ của ta, Trung đoàn 2 - Sư đoàn 3 quân đội Sài Gòn đang trên đường vào Tam Kỳ buộc phải quay về ứng phó.

Ở Quảng Ngãi, ngày 16-3, Trung đoàn 94 bộ đội tỉnh cùng lực lượng vũ trang huyện Bình Sơn, cắt đường số 1 ở bắc Châu Ổ. Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân tại chỗ nổi dậy giải phóng một mảng lớn các xã dọc hai bên quốc lộ 1. Trung đoàn 4 - Sư đoàn 2 ngụy theo lệnh của Ngô Quang Trưởng phải hành quân ra Tam Kỳ để tăng cường phản kích. Song hoạt động của ta đã buộc Trung đoàn 4 phải ở lại đối phó. Lực lượng phản kích của địch vì vậy chỉ có Liên đoàn biệt động quân số 12, Trung đoàn 5 - Sư đoàn 2 và lực lượng bảo an. Kế hoạch tạo thế của ta đến đây đã thành công bước đầu.

Thời gian này, trên toàn chiến trường, ta đang đánh mạnh và thắng lớn, nhất là ở Tây Nguyên. Địch phải điều động lực lượng ứng phó khắp nơi. Tại Quân khu 1, sau khi Sư đoàn dù cơ động về Quân khu 3 ở miền Đông Nam Bộ, Ngô Quang Trưởng phải đưa Sư đoàn lính thủy đánh bộ từ Quảng Trị vào Đà Nẵng; thế vào đó, Liên đoàn biệt động quân số 14 từ Quảng Ngãi được lệnh cơ động ra Quảng Trị. Binh lực bị phân tán, dàn mỏng, tư tưởng hoang mang, chiến lược bế tắc, địch phải chuyển ý đồ từ phản kích giải tỏa sang phòng ngự bị động. Ngày 20-3, toàn bộ lực lượng phản kích của địch lui về chiếm giữ tuyến điểm cao Dương Huê, Dãy Thám, đông Suối Đá, đông Dương Côn… Ở Quảng Ngãi, địch rút bỏ quận lỵ Trà Bồng, quận lỵ Sơn Hà, đưa quân về tăng cường phòng ngự trên tuyến đường 1. Nhân cơ hội này, Tiểu đoàn 6 - Lữ đoàn 52, Tiểu đoàn 403 đặc công và lực lượng vũ trang tỉnh đã đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 69 biệt động quân và Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 4 trên đường chúng rút quân. Nhân dân hai huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nổi dậy giải phóng hoàn toàn khu vực phía tây huyện Sơn tịnh và 6 xã của huyện Bình Sơn. Ở Quảng Nam, ta cơ bản giải phóng huyện Thang Bình. Thế trận đang mở ra rất thuận lợi cho ta. Trước tình hình đó, ngày 16-3, Thường vụ Khu ủy và Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt Sư đoàn 2 quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Ngãi, giải phóng đại bộ phận nông thôn tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #98 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2011, 03:54:14 pm »

Về phía quân đội Sài Gòn, Sở chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 2 đóng ở Tam Kỳ, Trung đoàn 5 và 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 4 đang tổ chức phòng thủ trên tuyến Dương Huê, Dãy Thám, đông Suối Đá; Trung đoàn 4 (thiếu) đóng ở Chu Lai; Trung đoàn 6 đang ở thị xã Quảng Ngãi. Với sự bố trí binh lực của địch như thế, lúc này, để tiêu diệt Sư đoàn 2 quân đội Sài Gòn, giải phóng Quảng Ngãi, ta phải phá vỡ được tuyến ngăn chặn của địch bằng cách tiến công tiêu diệt cụm quân địch đang phòng thủ trên tuyến đông Suối Đá, trực tiếp uy hiếp thị xã Tam Kỳ, buộc địch phải đưa Trung đoàn 4 ở Chu Lai, Trung đoàn 6 ở Quảng Ngãi ra ứng cứu; tạo điều kiện thuận lợi cho Lữ đoàn 52 cùng lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Quảng Ngãi đánh địch tại chỗ, giải phóng tỉnh.

5 giờ 30 phút ngày 21-3-1975, Sư đoàn 2 - Quân khu 5 bắt đầu nổ súng tiến công vào tuyến ngăn chặn địch ở đông Suối đá. Mãi tới 12 giờ trưa, ta mới đánh quỵ được Trung đoàn 5, tiêu diệt 1 tiểu đoàn thuộc Liên đoàn biệt động quân 12. Tuyến ngăn chặn phía tây thị xã Tam Kỳ bị phá vỡ. Địch buộc phải đưa Trung đoàn 4 từ Chu Lai ra cùng lực lượng còn lại tổ chức tuyến ngăn chặn mới dọc theo trục Cẩm Khê - Chà Gó - Chóp Chài - Tân Lợi.

Diễn biến chiến sự trên toàn chiến trường miền Nam thay đổi từng giờ. Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 23-5, Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy quyết định đẩy nhanh tốc độ tiến công, giải phóng toàn khu trong thời gian ngắn nhất. Quyết tâm của Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy Khu 5 là tập trung lực lượng, đánh diệt bằng được Sư đoàn 2 quân đội Sài Gòn, chiếm Tam Kỳ, giải phóng Quảng Ngãi, hình thành thế chia cắt chiến dịch có ý nghĩa chiến lược; tiếp đó, sẽ phát triển tiến công đánh chiếm căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, giải phóng toàn tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam.

Thị xã Tam Kỳ là thủ phủ của tỉnh Quảng Nam(1). Thị xã nằm dọc theo đường số 1. Ở trung tâm thị xã và ngoại vi, địch, tổ chức nhiều cụm điểm tựa khá kiên cố, trong đó hai điểm chốt quan trọng là sân bay Kỳ Bích và ngã ba Trường Xuân. Với hai điểm chốt này, địch có thể khống chế hướng tiến công của ta từ phía tây xuống.

Trung đoàn Ba Gia - Trung đoàn làm lực lượng dự bị chiến dịch, giờ đây được giao nhiệm vụ cùng Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 31, Tiểu đoàn 5 - Trung đoàn 38 và 10 xe tăng, xe bọc thép đột phá trên hướng chủ yếu cánh phải từ Suối Đá đến giáp bờ bắc sông Tam Kỳ. Phối hợp với Trung đoàn Ba Gia, Trung đoàn 38 (thiếu Tiểu đoàn 5) tiến công bên cánh trái từ Suối Đá đến Cẩm Khê.

Ngày 24-3, cuộc tiến công đánh chiếm thị xã Tam Kỳ bắt đâu. Từ sáng sớm, sau loạt đạn pháo bắn dọn đường của hai trung đoàn 368 và 572, từ hai hướng, Tiểu đoàn 90 nhanh chóng đánh chiếm ngã ba Trường Xuân - cửa ngõ quan trọng để tiến vào thị xã Tam Kỳ và sân bay Kỳ Bích. Phối hợp với Tiểu đoàn 9, Tiểu đoàn 60 nổ súng tiến công một số mục tiêu của địch ở cánh phải. Chỉ sau 20 phút nổ súng, Tiểu đoàn đã diệt một bộ phận Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 4 địch ở Phú Tân 3. Tiểu đoàn 40 và Tiểu đoàn 5 của Trung đoàn 38 đánh địch ở cánh trái. Tiểu đoàn 90 với sự chi viện của xe tăng cũng nhanh chóng tiêu diệt cụm quân địch ở tây bắc Phú Trà 2 và Núi Lân, sau đó, phát triển tiến công tiêu diệt trận địa pháo và Sở chỉ huy Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 5 địch ở Phú Trà 2.

Đến 7 giờ 30 phút ngày 24-3, trên hướng chủ yếu, ta đã diệt gần hết cả 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 4 và Tiểu đoàn còn lại của Trung đoàn 5 quân đội Sài Gòn.

Trên hướng thứ yếu, Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 6 - Trung đoàn 38 đột phá vào tuyến phòng ngự của Tiểu đoàn 37 và Tiểu đoàn 39 - Liên đoàn biệt động quân 12. Sau 1 giờ 30 phút chiến đấu, ta đã diệt phần lớn 2 tiểu đoàn này, chiếm được các khu vực Cẩm Khê 2, Khánh Thọ Đông, Đức Tân 4. Tuyến ngăn chặn cuối cùng của địch ở phía tây thị xã Tam Kỳ bị đập tan. Trong thị xã, địch hoảng loạn. Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 quân đội Sài Gòn lệnh cho các trung đoàn 4, 5, Liên đoàn 12 biệt đông quân bỏ Sở chỉ huy chạy trốn. Thời cơ để giải phóng thị xã Tam Kỳ đã đến. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 lệnh cho các hướng đồng loạt tiến nhanh vào thị xã.

Từ ngã ba Trường Xuân và sân bay Ngọc Bích, Tiểu đoàn 90 cùng xe tăng đánh chiếm ngã tư đường sắt rồi thọc thẳng vào trung tâm thị xã.

Ở phía bắc, Tiểu đoàn 60 cùng 1 đại đội xe bọc thép diệt khu lô cốt cố thủ của địch ở đầu cầu Tam Kỳ. Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 31 đánh chiếm khu vực phía tây tỉnh đường và cầu Kỳ Lý. Tiểu đoàn 7 - Trung đoàn 31 phối hợp với Tiểu đoàn 8 đánh chiếm Tỉnh đường, sau đó phát triển chiếm trận địa pháo 175 mm, Ty Cảnh sát ngụy và Nhà lao.

10 giờ sáng ngày 24-3, Trung đoàn Ba Gia đã làm chủ thị xã. 11 giờ, Trung đoàn 31 chiếm tiểu khu. Đến đây, thị xã Tam Kỳ hoàn toàn giải phóng.


(1) Theo phân định địa giới hành chính của chính quyền Sài Gòn, Quảng Nam lúc ấy gọi là Quảng Tín.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #99 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 07:02:50 am »

Cùng với việc đánh chiếm thị xã Tam Kỳ, ở phía nam thị xã Tam Kỳ, Trung đoàn 36 đánh chiếm cầu Bà Bầu rồi phát triển xuống An Xuân, tiến công giải phóng quận lỵ Lý Tín, cắt đường tháo chạy của tàn quân địch về Chu Lai. Ở phía bắc, Trung đoàn 38 sau khi làm chủ Cẩm Khê và Phú Trà 2 đã đánh cắt đường số 1 ở Chiêu Đàn. Song do tiến công chậm nên một bộ phận quân địch ở Tam Kỳ chạy thoát. Ở phía đông, các tiểu đoàn 70-72 cùng lực lượng vũ trang địa phương huyện Tam Kỳ đánh chiếm các xã Kỳ Trung, Kỳ Phú. Nhân dân nổi dậy làm chủ các xã ven biển.

Trong khi địch đang lo đối phó ở Tam Kỳ thì thại Quảng Ngãi, từ ngày 21-3, lực lượng vũ trang địa phương đã cắt đứt đướng số 1, đoạn từ bắc Châu Ổ đến Dốc Sỏi. Ở một số địa phương, nhân dân nổi dậy phá ách kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ. Lúc này, trên địa bàn Quảng Ngãi, số quân địch gồm có Trung đoàn 6 (thiếu), Liên đoàn Biệt động quân số 1 (thiếu), Thiết đoàn 4… Thời cơ để giải phóng tỉnh đã chín muồi. Quân khu lệnh cho Lữ đoàn 52 khẩn trương hành quân vào tăng cường cho Quảng Ngãi.

7 giờ sáng ngày 24-3, Trung đoàn pháo 576 bắt đầu nã đạn vào thị xã. Khi pháo vừa chuyển làn, 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 52, các tiểu đoàn đặc công 403, 406 của quân khu, Tiểu đoàn 7 bộ đội địa phương tỉnh với sự chi viện của xe tăng, xe bọc thép của trung đoàn 574 đồng loạt tiến công các mục tiêu sân bay, ga Ông Bố, xóm Xiếc (thị trấn Nghĩa Hành)… Cùng thời gian, bộ đội địa phương các huyện Mộ Đức, Đức Phổ đánh chiếm núi Vỏ, phá sập cầu Ô Sông. Đường số 1, đoạn từ Sơn Tịnh đi Bình Sơn bị cắt hoàn toàn. Địch lâm vào thế cô lập và bị tiến công từ các phía. 14 giờ cùng ngày, chúng tìm đường tháo chạy về Cu Lai. Dự đoán được âm mưu địch, tiền phương Bộ Tư lệnh quân khu ở Quảng Ngãi lệnh cho Trung đoàn 94 nhanh chóng bịt chặt đường số 1 không để địch lợi dụng đêm tối trốn thoát. Theo chỉ đạo của quân khu, Trung đoàn 94 cùng lực lượng vũ trang địa phương đã tổ chức trận địa phục kích trên đoạn đường dài 15 km từ cầu Nước Mặn (Bình Bắc) đến Dốc Trạm (Sơn Tịnh). Khi đội hình địch lọt vào trận địa phục kích, bộ đội ta nổ súng diệt gần 600 tên, bắt 3.500 tên thuộc Trung đoàn 6 - Sư đoàn 2, Liên đoàn 11 và Thiết đoàn 4 quân đội Sài Gòn. Cùng lúc đó, bộ đội ta nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu và làm chủ toàn bộ thị xã lúc 23 giờ 30 phút ngày 24-3. Trong lúc đó, tại các huyện, bộ đội địa phương tỉnh, huyện và dân quân du kích cùng nhân dân nổi dậy tiến công tiêu diệt các đồn bốt địch, giải phóng toàn tỉnh vào sáng 25-3.

Như vậy, chỉ sau 1 ngày đêm, ta đã diệt một nửa lực lượng cơ động, hai phần ba quân địa phương cùng một bộ phận quan trọng binh khí kỹ thuật và phương tiện chiến tranh của địch trên địa bàn ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Đà, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Ngãi, đại bộ phận tỉnh Quảng Nam. Tuyến phòng ngự ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung của địch bị cắt đôi; căn cứ liên hợp quân sự cũng như thành phố Đà Nẵng bị cô lập.

Đến đây chiến dịch Nam - Ngãi kết thúc thắng lợi. Hơn 10.000 tên địch bị loại khỏi vòng chiến đấu. Thắng lợi của chiến dịch Trị - Thiên và chiến dịch Nam - Ngãi mở ra thời cơ mới rất thuận lợi cho ta tiến công giải phóng Đà Nẵng và toàn tỉnh Quảng Đà.

Từ ngày 24-3-1975, khi chiến dịch Trị - Thiên và chiến dịch Nam - Ngãi còn chưa kết thúc, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã họp và nhận định: Sau khi mất Huế và Tam Kỳ, dù muốn giữ Đà Nẵng, địch cũng không thể giữ nổi. Bộ Chính trị khẳng định: “Thời cơ chiến lược lớn đã tới”. Vì thế, quyết tâm của ta là nắm vững thời cơ chiến lược, tranh thủ thời gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, hành động táo bạo, bất ngờ, làm cho địch không kịp dự kiến, không kịp trở tay, “hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa”. Trước diễn biến hết sức mau lẹ ở chiến trường, nhất là cơ hội mà chiến dịch Trị - Thiên và Nam - Ngãi mở ra, ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở chiến dịch Đà Nẵng (Mặt trận Quảng Đà), với mật danh là Mặt trận 475, nhằm tiêu diệt toàn bộ quân địch co cụm tại đây, tạo thuận lợi cho quân và dân ta đánh đồn quyết định cuối cùng giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Để lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch thành công, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ra quyết định thành lập Bộ Tư lệnh và Đảng ủy Mặt trận với nhiệm vụ:

1 - Lãnh đạo chỉ huy tác chiến diệt toàn bộ sinh lực địch ở Đà Nẵng trong phạm vi tỉnh Quảng Đà;

2 - Lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và công tác binh vận, thực hiện tiến công và nổi dậy ở Quảng Đà, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng;

3 - Giành lại toàn bộ cơ sở vật chất và phương tiện chiến tranh của địch ở căn cứ liên hợp Đà Nẵng.

4 - Lãnh đạo và chỉ huy công tác hậu cần, hậu phương đối với các lực lượng vũ trang hoạt động ở Quảng Đà;

5 - Lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt các chính sách tiếp quản tỉnh Quàng Đà, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng sau khi được giải phóng.

Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chỉ định Trung tướng - Tổng Tham mưu phó Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh Mặt trận, Thượng tướng Chu Huy Mân - Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5 làm Chính ủy; các đồng chí Giáp Văn Cương, Nguyễn Bát Phát - Phó Tư lệnh; Bùi Nghinh Phước - Phó Chính ủy. Đảng ủy Mặt trận gồm các đồng chí: Chu Huy Mân - Bí thư; Lê Trọng tấn - Bùi Nghinh Phước - Phó Bí thư; các đồng chí Giáp Văn Cương, Nguyễn Bá Phát - Ủy viên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM