Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:36:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 8  (Đọc 102598 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:54:59 am »

Lúc này, việc củng cố, nâng cao sức chiến đấu của lực lượng vũ trang trên hai miền Nam, Bắc, đặc biệt là các sư đoàn, trung đoàn chủ lực trực thuộc quân khu và bộ được đặt ra rất khẩn trương.

Ở Tây Nguyên, khối chủ lực của ta có 2 sư đoàn bộ binh (10 và 320A), 2 trung đoàn bộ binh (95 và25), 2 trung đoàn pháo binh (40 và 675), 2 trung đoàn phòng không (272 và 232), Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn xe tăng 273, 2 trung đoàn công binh (7 và 545), Trung đoàn thông tin 29… Từ giữa năm 1974, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên quyết định xây dựng các đơn vị chủ lực theo hướng tập trung thành binh đoàn tác chiến hợp đồng binh chủng quy mô lớn. Các đơn vị khẩn trương được chấn chỉnh, sắp xếp lại tổ chức, biên chế, bổ sung thêm quân số và vũ khí, trang bị, thực sự trở thành khối chủ lực mạnh đứng chân trên địa bàn chiến lược trọng yếu, tạo thế trực tiếp uy hiếp Quân khu 2 - Quân đoàn 2 Sài Gòn.

Khối chủ lực Quân khu Trị - Thiên bao gồm 3 trung đoàn bộ binh là Trung đoàn 6, Trung đoàn 4 và Trung đoàn 271 cùng một số đơn vị binh chủng khác. Các Sư đoàn 2, Sư đoàn 3 chủ lực của Quân khu 5, mỗi sư đoàn được biên chế 3 trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo binh cùng một số tiểu đoàn binh chủng khác. Ngoài ra, Quân khu 5 còn được biên chế Trung đoàn pháo cao xạ 573, hai trung đoàn công binh 83 và 270. Khối chủ lực ở các Quân khu 6, Quân khu 8 và Quân khu 9 cũng được củng cố, kiện toàn nhằm đáp ứng đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới.

Trên miền Bắc, Sư đoàn bộ binh 316, sau một thời gian làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Lào, đã được bộ điều động về đứng chân tại miền tây Nghệ An, Hà Tĩnh để củng cố và bổ sung lực lượng. Sư đoàn bộ binh 341 chuyển toàn bộ khung huấn luyện quân tăng cường cho cho chiến trường sang sư đoàn cơ động có đủ quân số và trang bị theo biên chế, đứng chân ở nam Quân khu 4. Hai sư đoàn này thuộc lực lượng dự bị cơ động chiến lược của bộ(1).

Cùng với sự phát triển của lực lượng bộ binh, các binh chủng, quân chủng cũng phát triển nhanh, đồng bộ, theo hướng tác chiến hợp đồng binh chủng quy mô lớn.

Binh chủng Pháo binh được tổ chức ở 3 cấp: pháo binh thuộc lực lượng dự bị chiến lược của bộ, pháo binh của các quân khu, quân đoàn và pháo binh của các sư đoàn, tỉnh đội. Ở cấp sư đoàn, cuối năm 1972, quân đội ta mới chỉ có 2 sư đoàn được trang bị pháo là Sư đoàn 308 và Sư đoàn 304, mỗi sư đoàn biên chế 1 trung đoàn pháo binh. Đến cuối năm 1974, toàn quân đã có 6 lữ đoàn, 28 trung đoàn, 17 tiểu đoàn, 6 đại đội pháo binh chủ lực, 98 đại đội, 15 trung đội, 52 khẩu đội pháo địa phương. 16 sư đoàn bộ binh được trang bị pháo binh. Ở chiến trường miền Nam, lực lượng pháo binh có 3 lữ đoàn, 21 trung đoàn, 21 tiểu đoàn, 91 đại đội được trang bị 1.176 khẩu pháo các loại(2).

Binh chủng Tăng - Thiết giáp tổ chức lực lượng thành 4 lữ đoàn (gồm 2 lữ đoàn dự bị thuộc Bộ Tư lệnh, 1 lữ đoàn thuộc Quân đoàn 1 là Lữ đoàn 202, 1 lữ đoàn thuộc Quân đoàn 2 là Lữ đoàn 203), hai trung đoàn thuộc Mặt trận Tây Nguyên, Quân khu 5 và một đoàn xe tăng thuộc Bộ Tư lệnh Miền.

Binh chủng Đặc công tổ chức thêm các tiểu đoàn cơ động thuộc Bộ Tư lệnh binh chủng và các trung đoàn, tiểu đoàn phân bổ đều khắp trên các chiến trường. Thuộc Bộ Tư lệnh Miền có 6 trung đoàn, riêng nội thành Sài Gòn và vùng ven đô có 1 trung đoàn (cùng 13 cụm đặc công - biệt động. Mặt trận Tây Nguyên có 1 trung đoàn gồm 5 tiểu đoàn. Quân khu 5 có 3 tiểu đoàn cơ động và 5 tiểu đoàn bám đánh các căn cứ của địch ở Đà Nẵng, Cam Ranh… Quân khu Trị - Thiên có 3 tiểu đoàn và 3 đại đội bám đánh địch ở vủng ven thành phố Huế và căn cứ Phú Bài.

Ngoài những binh chủng trực tiếp chiến đấu trên đây, lực lượng hỗ trợ chiến đấu như Binh chủng Công binh và Binh chủng Thông tin cũng nhanh cóng tăng cường về quân số, trang bị. Binh chủng Công binh phát triển thêm một số trung đoàn công binh chuyên làm đường, làm cầu phà vượt sông, đáp ứng nhiệm vụ mới là mở đường chiến lược, chiến dịch và bảo đảm cơ động. Lực lượng công binh dự bị chiến lược trực thuộc Bộ Quốc phòng có 5 trung đoàn cầu đường và vượt sông. Lực lượng công binh thuộc các quân khu, quân đoàn và Bộ Tư lệnh 559 được tổ chức tới cấp lữ đoàn, trung đoàn. Binh chủng Thông tin chú trọng xây dựng cả 3 mạng vô tuyến, hữu tuyến và quân bưu, đặc biệt là tuyến đường dây trần mang tên Thống nhất từ Hà Nội vào đến chiến trường Đông Nam Bộ, cùng hệ thống vô tuyến hỗ trợ tiếp sức. Lực lượng thông tin trực thuộc Bộ Quốc phòng và các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng đến các chiến trường được tăng cường.

Quân chủng Phòng không - Không quân và Quân chủng Hải quân là hai lực lượng chính, có nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn vùng trời và vùng biển hậu phương miền Bắc. Vì thế, lực lượng và vũ khí, trang bị của hai lực lượng này không những được kiện toàn mà còn được hiện đại hóa, nâng cao khả năng tác chiến cũng như khả năng bảo vệ các yếu địa. Trong giai đoạn này, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bước điều chỉnh lại lực lượng về thế trận phòng không nhân dân trên phạm vi toàn miền Bắc, chuyển giao một sư đoàn cùng một nửa số trung đoàn cao xạ của quân chủng cho các quân đoàn mới thành lập và cho các chiến trường. Trên miền Bắc, lực lượng không quân giữ nguyên biên chế và tổ chức thành các trung đoàn không quân vận tải và không quân tiêm kích, trang bị máy bay chiến đấu thế hệ mới như MIG 17, MIG 19, MIG 21. Các đơn vị này được bố trí tại các sân bay Kép, Nội Bài, Gia Lâm, Hòa Lạc… Những đơn vị phòng không chiến lược trực thuộc bộ này vẫn đứng chân trên miền Bắc, Sư đoàn không quân 371 đứng chân ở Thái Nguyên, các sư đoàn phòng không 361, 363 và 375 bố trí ở các vị trí trọng yếu xung quanh Hà Nội.

Trong thời gian này, Quân chủng Hải quân cũng tiến hành củng cố, kiện toàn và bố trí lại lực lượng của mình trên các khu vực phòng ngự và vùng hải quân trực thuộc. Trung đoàn 172 được giao nhiệm vụ tuần tra, tuần tiễu từ bắc Vĩnh Linh ra tới vùng biển Đông Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh). Vùng biển ngoài khơi xa, quân chủng giao cho các Trung đoàn 121, 128 và 171 đảm nhiệm; các trung đoàn này vừa làm nhiệm vụ vận tải, đánh cá, vừa tuần tra, theo dõi và nắm bắt tình hình hoạt động của địch.

Cùng với việc tập trung xây dựng khối chủ lực cơ động dự bị chiến lược và lực lượng các quân khu, quân đoàn, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề ra những biện pháp nhằm phát triển lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đây là đòi hỏi khác quan của chiến trường, bởi sau nhiều năm chiến đấu liên tục, nhất là trong năm 1972, lực lượng vũ trang địa phương chịu tổn thất lớn, trong lúc khả năng hồi phục chậm, do địch thường xuyên tiến hành các hoạt động bình định, giành dân và bắt lính… Tuy có nỗ lực nhưng trong những năm 1973-1974, công tác xây dựng lực lượng vũ trang địa phương chỉ đạt 30% kế hoạch đặt ra. Đến cuối năm 1974, lực lượng bộ đội địa phương ở miền Nam chỉ đạt 56.000 người và số lượng dân quân, du kích ở cấp xã, ấp cũng chỉ đạt 140.000 người.


(1) Tháng 3-1975, Sư đoàn bộ binh 341 đứng chân trong đội hình Quân đoàn 4. Ngày 26-3-1975, Sư đoàn bộ binh 316 đứng trong đội hình Quân đoàn 3.
(2) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, tr. 467.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:57:21 am »

Đối với công tác chi viện chiến trường, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 xác định: Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là phải xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải chiến lược, bảo vệ hành lang, kho tàng, dự trữ lương thực, vũ khí, trang bị, kỹ thuật, quân trang, quân dụng, bảo đảm chi viện đầy đủ hậu cần cho các lực lượng vũ trang trên chiến trường miền Nam.

Nhằm phục vụ nhu cầu tác chiến bằng lực lượng cơ giới và đánh lớn vào cuối năm 1974, việc cung cấp và vận chuyển xăng dầu cung cấp cho các binh đoàn cơ giới được đặt lên hàng đầu. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 25-7-1974, Viện kỹ thuật xăng dầu trực thuộc Cục Xăng dầu được thành lập do Thiếu tá Trần Xanh làm Viện trưởng. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chấn chỉnh lại tổ chức, Cục Xăng dầu khẩn trương mở các lớp đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao năng lực tổ chức quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu của tình hình mới, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng hệ thống đường ống dẫn dầu từ hậu phương lớn miền Bắc vào các chiến trường. Dọc theo tuyến vận tải và đường ống dẫn xăng dầu có chiều dài 1.700 km với 101 trạm bơm, trong đó có 1.300 km đường ống mới xây dựng trong hai năm 1973-1974. Vượt qua mọi khó khăn về điều kiện địa hình, thời tiết và kỹ thuật, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, bộ đội xăng dầu đã xây dựng được hệ thống đường ống dẫn dầu vượt qua độ cao hàng nghìn mét so với mặt nước biển, trong đó có nhiều đoạn gấp khúc, tạo mặt bằng đặt máy bơm ở sườn đồi dốc đứng, v.v… Ở phía đông Trường Sơn, do địa hình hiểm trở, dốc cao, vực sâu, địa chất chủ yếu là đá vôi nên việc vận chuyển, xây dựng hệ thống đường ống gặp rất nhiều khó khăn. Với quyết tâm và sự nỗ lực cao của bộ đội xăng dầu, đến tháng 10-1974, hai tuyến đường ống phía đông và phía tây Trường Sơn ngày càng vươn xa vào phía nam và đã gặp nhau ở Plây Khốc - vùng ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia. Được sự chi viện to lớn, hiệu quả của hậu phương miền Bắc và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các lực lượng trên tuyến vận tải chiến lược, bộ đội xăng dầu Trường Sơn đã xây dựng được một hệ thống đường ống dẫn xăng dầu hoàn chỉnh, liên hoàn, cả ở phía đông và tây Trường Sơn, nối liền hậu phương lớn với các chiến trường miền Nam dài gần 1.400 km, cùng 50 kho chứa lớn, nhỏ, trữ lượng 27.000 m3, 118 trạm bơm có sức đẩy hơn 700m3 một ngày đêm. Toàn tuyến ống chia thành 14 cung vận hành nối tiếp nhau; mỗi dung do 1 tiểu đoàn phụ trách. Trong những năm 1973 và 1974, việc đảm bảo xăng dầu trên tuyến vận tải Trương Sơn đạt 92,7%; cuối năm 1974 đầu năm 1975, đạt 100% kế hoạch đề ra. Tháng 11-1974, bộ đội xăng dầu đã tổ chức cấp phát xăng tại bắc Kon Tum và cuối tháng 1-1974 cấp phát ở Búp Răng - miền Đông Nam Bộ.

Tuyến giao liên hành quân và vận chuyển thương binh vào cuối năm 1974 chuyển dần sang vận chuyển cơ giới, bộ đội và các lực lượng hành quân vào chiến trường cùng thương binh, bệnh binh từ chiến trường ra hậu phương đều đi bằng ôtô. Tuyến giao liên đông Trường Sơn dài hơn 1.000 km tổ chức thành 10 trạm, với 10 cung xe bảo đảm hành quân tới các chiến trường Trị - thiên, Khu 5 và Tây Nguyên. Tuyến phía tây Trường Sơn dài hơn 800 km, tổ chức thành 3 trạm giao liên, với 5 cung xe(1).

Trải qua hơn 15 xây dựng, mở rộng và hoàn thiện, từ lối mòn cho người đi bộ gùi thồ là chính của buổi ban đầu, đến nay, trên tuyến vận chuyển chiến lược Trường Sơn, từng đoàn xe nối đuổi nhau đưa sức người, sức của từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Đường mòn Hồ Chí Minh không chỉ là con đường vận tải, mà nó đã trở thành con đường của nghĩa tình, của niềm tin chiến thắng và là sợi chỉ đỏ kết nối nghĩa tình của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam: đó còn là điều kiện nổi bật của tinh thần đoàn kết chiến đấu gắn bó keo sơn giữa ba dân tộc sinh tụ trên bán đảo Đông Dương - Việt Nam - Lào - Campuchia. Con đường còn là biểu tượng sinh động của sự ủng hộ, giúp đỡ chí nghĩa chí tình của các nước xã hội chủ nghĩa anh em như: Liên Xô, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc. Đặc biệt, Cuba - đất nước đang trong hoàn cảnh bị Mỹ và phương Tây cấm vận toàn diện, nhưng lãnh đạo và nhân dân Cuba vẫn luôn quan tâm sâu sắc và dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ và giúp đỡ đầy ý nghĩa. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng chí Phiđen Cátxtơrô - lãnh tụ của nhân dân Cuba, đã không quản gian khổ, hiểm nguy, đến thăm Đông Hà. Thành cổ và Khe Sanh của tỉnh Quảng Trị khi vùng đất này vừa giải phóng. Tại Đông Hà, nói chuyện với quân và dân địa phương, đồng chí ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là của quân và dân Quảng Trị. Kết thúc chuyến thăm vùng giải phóng Quảng Trị trở về Hà Nội, Chủ tịch Phiđen Cátxtơrô đã chân thành nói với đồng chí Phạm Văn Đồng - Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Nếu Chính phủ Việt Nam đồng ý, Cuba xin tặng đường Hồ Chí Minh 6 triệu đôla bằng hiện vật làm đường (đồng bộ các máy công cụ làm đường do Nhật Bản sản xuất). Thủ tướng Phạm Văn Đồng xúc động cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ chân tình của Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba anh em. Ngay sau chuyến thăm của Chủ tịch Phiđen Cátxtơrô, Chính phủ Cuba đã cử một đoàn chuyên gia gồm 23 kỹ sư và chuyên gia về cầu đường sang giúp Việt Nam. Chuyến tàu chở hàng viện trợ đặc biệt của Cuba vượt đại dương và cập cảng Hải Phòng an toàn. Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã cử người tiếp nhận 1.040 xe máy công binh, trong đó có 221 máy xúc, 632 xe ben, 51 xe lu, 99 máy ép hơi và 37 máy nghiền đá.

Gần 2 năm sau Hiệp định Pari, với khí thế cách mạng tiến công, nhân dân ta trên hậu phương miền Bắc đã khẩn trương hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Trên cơ sở phục hội mạnh mẽ đó, miền Bắc đã động viên to lớn sức người, sức của cho cách mang miền Nam, cách mạng Lào và Campuchia. Được sự chi viện to lớn, toàn diện, mạnh mẽ của hậu phương miền Bắc, lực lượng vũ trang ba thứ quân ở miền Nam nhanh chóng tăng cường về mọi mặt; các quân đoàn chủ lực cơ động được thành lập, đứng chân trên những địa bàn trọng yếu; thế trận chiến lược của cách mạng miền Nam có bước tiến vững chắc. Đó là điều kiện đảm bảo để bộ não lãnh đạo cách mạng Việt Nam hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


(1) Bộ Quốc phòng - Tổng cục Hậu cần: Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, t.2 (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, tr. 499-506.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2011, 06:43:33 am »

III - CHỦ TRƯƠNG CHIẾN LƯỢC
VÀ KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau ngày Hiệp định Pari được ký kết, đặc biệt là từ cuối năm 1973 trở đi, đang trên đà phát triển toàn diện, mạnh mẽ; quân đội Sài Gòn ngày càng bị đẩy vào thế phòng thủ bị động, tinh thần binh lính, sĩ quan sa sút nhanh chóng; mâu thuẫn trong chính quyền Sài Gòn thêm gay gắt.

Sau những kết quả tạm thời về lấn đất, giành dân, cải thiện thế phòng ngự, hỗ trợ cho kế hoạch bình định, tư giữa năm 1973, trước những đòn phản công và tiến công kiên quyết, liên tục, ngày càng mạnh của quân và dân ta trên khắp chiến trường, hoạt động quân sự của địch bị chững lại, nhiều nơi địch buộc phải rút bỏ hoặc không chiếm lại được…

Bước sang năm 1974, địch đẩy mạnh hoạt động quân sự nhưng chủ yếu nhằm đối phó với các cuộc tiến công của ta, tập trung vào những vùng trọng điểm như Trị - Thiên, đồng bằng Khu 5, Kon Tum, Plâycu, xung quanh Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long… Từ giữa năm 1974 trở đi, quân độ Sài Gòn hầu như không còn tiến hành được các cuộc hành quân lấn chiếm nào quy mô đáng kể. Hơn nữa, sau những chiến thắng của chủ lực Quân giải phóng ở Thượng Đức, Minh Long, Tánh Linh, Măng Đen, Giá Vụt, Đắc Pét, Ya Súp, Măng Búc… quân đội Sài Gòn thậm chí đã không còn có thể tái chiếm những vùng vừa bị mất; phần lớn các hoạt động nặng về chống đỡ, mang tính chất phòng ngự hòng duy trì và giữ vững những vùng thuộc quyền kiểm soát của chúng.

Tuy được Mỹ trao lại vũ khí, trang bị và toàn bộ hệ thống căn cứ quân sự Mỹ sau khi quân Mỹ rút; cộng với số vũ khí và phương tiện chiến tranh mà Mỹ tuồn vào trước ngày ký kết Hiệp định Pari, đảm bảo cho quân đội Sài Gòn một khối lượng dự trữ chiến tranh(1), nhưng việc viện trợ quân sự, kinh tế Mỹ dành cho Sài Gòn giảm mạnh, khiến cho tinh thần và khả năng chiếm đấu của quân đội ngày càng thêm sa sút; kế hoạch hiện đại hóa quân đội không thực hiện được. Cho dù trong năm 1973, số lượng quân đội Sài Gòn tăng lên; trong đó, chủ lực tăng từ 650.000 (1-1973) lên tới 710.000 (12-1973), nhưng đến năm 1974 quân số bổ sung cho đội quân này bị giảm tới 15%, khả năng tuyển lính giảm tới 21% đối với lực lượng chủ lực. Đồng thời, nguồn dự trữ chiến lược ngày càng vơi cạn do bị tiêu hao nhiều trong chiến đấu nhưng không được bổ sung khiến quân Nguyễn Văn Thiệu đã phải lệnh cho các đơn vị “đánh theo kiểu con nhà nghèo”(1).

Trước sức tiến công liên tục, rộng khắp của quân và dân ta trên khắp chiến trường, địch tiếp tục lùi dần vào thế phòng ngự, lực lượng quân đội Sài Gòn bị căng ra, bị phân tán, bộc lộ nhiều chỗ yếu và sơ hở.

Thất bại trên chiến trường, cộng với nguồn viện trợ kinh tế, quân sự của Mỹ giảm khiến cho sự khủng hoảng kinh tế - xã hội của chế độ Sài Gòn ngày càng trầm trọng. Lạm phát gia tăng. Cuối năm 1974, giá cả ở vùng kiểm soát của chế độ Sài Gòn, đặc biệt ở vùng đô thị tăng 300%, trong khi lượng của viên chức, binh sĩ chỉ tăng 30%. Hàng triệu người thất nghiệp. Hàng chục vạn gia đình thiếu đói. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội với chính quyền Sài Gòn và mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu trở nên rất gay gắt. Để xoa dịu tình hình, dưới sức ép của Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, Nguyễn Văn Thiệu buộc phải bãi nhiệm 4 thành viên trong chính phủ, cách chức 400 sĩ quan cấp tướng, và thuyên chuyển 3 tư lệnh quân khu…

Sau những thắng lợi quan trong cả về quân sự, chính trị từ nửa sau năm 1973, so sánh lực lượng và thế bố trí chiến lược của cách mạng miền Nam chuyển biến tích cực. Trong năm 1974, các chiến trường đẩy mạnh các hoạt động tiến công và phản công, giành những kết quả quan trọng về tiêu diệt sinh lực địch và phương tiện chiến tranh, giành đất, giành dân, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng. Các binh đoàn chủ lực được tổ chức, đứng chân trên những địa bàn chiến lược Đông Nam Bộ, Trị - Thiên, Tây Nguyên. Mạng đường chiến lược nhanh chóng được mở rộng và kéo dài, đáp ứng vận chuyển chi viện từ miền Bắc vào miền Nam và tới các chiến trường, các mặt trận. Hệ thống đường ống xăng dầu vươn sâu tới miền Đông Nam Bộ.


(1) Đến cuối năm 1973, dự trữ chiến tranh của quân đội Sài Gòn đạt tới 1.930.000 tấn, gồm 348.000 tấn đạn, 710.000 tấn xăng dầu, 690.000 tấn các loại phương tiện chiến tranh khác. So với năm 1972, đến năm 1974, hỏa lực quân đội Sài Gòn giảm tới 60%, sức cơ động giản 50%, giờ bay của không quân giảm 34% (so với năm 1973), khả năng vận chuyển của hải quân chỉ còn 1/3…
(2) Trước tình thế quẫn bách, tháng 6-1974, Nguyễn Văn Thiệu kêu gọi quân đội “đánh theo kiểu con nhà nghèo” và đưa ra 4 biện pháp: giảm quân số, hạn chế sử dụng phương tiện cơ động, tiết kiệm vật liệu và tài nguyên, quân đội tham gia làm kinh tế.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2011, 06:48:33 am »

Trên miền Bắc, công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định tình hình kinh tế và đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng - an ninh, thu được những kết quả quan trọng. Kết quả ấy thể hiện nổi bật sức sống mãnh liệt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đánh dấu những cố gắng lớn lao và khả năng tiềm tàng to lớn của quân dân ta, tạo cơ sở để chúng ta tiếp tục tiến lên trong những năm tới(2).

Trong khi đó, cách mạng Lào và Campuchia đang trên đà phát triển và thu được những thắng lợi quan trọng.

Theo dõi diễn biến tình hình trên chiến trường, trong nước và trên thế gới; nhận rõ âm mưu và hành động phá hoại của chiến quyền, quân đội Sài Gòn, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 khẳng định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng; tư tưởng chỉ đạo là nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công, phương hướng chiến lược của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là phải mạnh trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao để buộc địch thi hành Hiệp định, đồng thời “chủ động chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp phải tiến hành chiến tranh cách mạng trên khắp chiến trường miền Nam để giành thắng lợi hoàn toàn”(2).

Sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21, các cơ quan chiến lược tập trung giúp Quân ủy Trung ương chuẩn bị chủ trương và những giải pháp lớn về quân sự(3) mà trọng tâm là xây dựng Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam.

Để giúp Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh khởi thảo kế hoạch chiến lược trình Bộ Chính trị, ngay từ tháng 4-1973, một tổ chức mang tên Tổ trung tâm được lập ra, bao gồm các đồng chí: Vũ Lăng - Cục trưởng Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu và các đồng chí Phó Cục trưởng Võ Quang Hồ, Lê Hữu Đức, do đồng chí Lê Trọng Tấn - Phó Tổng tham mưu trưởng trực tiếp phụ trách.

Trong vòng một năm (từ tháng 4-1973 đến tháng 5-1974), kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam được soạn thảo, chỉnh lý, bổ sung qua nhiều lần. Đó là cả một quá trình nắm bắt kịp thời mọi diễn biến chiến trường, trong nước và trên thế giới trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới cuộc chiến tranh; là quá trình bàn bạc, tính toán, cân nhắc, chọn lựa các giải pháp giữa cơ quan chỉ đạo chiến lược với lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường. Trong suốt quá trình đó, nhiều vấn đề lớn được đặt ra, đòi hỏi bộ não chỉ đạo cách mạng Việt Nam phải tập trung suy nghĩ: “Làm thế nào để tạo được thời cơ. Cần làm gì để chớp thời cơ, không được để lỡ? Hướng chiến lược là đâu? Đánh như thế nào để tiêu diệt chiến đoàn và sư đoàn quân ngụy?”(4). Khả năng can thiệp hoặc trở lại của Mỹ nếu ta đánh lớn?…

Trên những vấn đề này, Quân ủy Trung ương và Tổng hành dinh đã có nhiều cuộc họp bàn, đặc biệt là vấn đề chọn hướng tiến công chiến lược. Theo ý kiến của các đồng chí soạn thảo kế hoạch chiến lược và một số đồng chí trong Quân ủy Trung ương, nếu ta đánh Tây Nguyên sẽ gây chấn động lớn, địch sẽ tập trung lực lượng phòng giữ Sài Gòn và và đồng bằng Nam Bộ và chính điều đó khiến cho ta gặp khó khăn sau này. Do vậy, những người ủng hộ ý kiến đây cho rằng, nên chọn đồng bằng Nam Bộ là hướng tiến công chính, còn đối với Tây Nguyên chỉ nên đánh mục tiêu Đức Lập nhằm mục đích khai thông đường cơ động chiến lược vào đồng bằng Nam Bộ. Khác với ý kiến trên đây, một số đồn chí cho rằng, nên chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chính, bởi đây là địa bàn thuận lợi để ta thực hiện ý định đánh tiêu diệt quân địch, tạo bước ngoặt thay đổi cục diện chiến tranh. Các đồng chí Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, cùng Tổ trung tâm được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ tiếp tục suy nghĩ, phân tích, đánh giá thêm về thế và lực của cả ta và địch trên từng chiến trường làm cơ sở cho việc hạ quyết tâm chiến lược chính xác khi thời cơ đến.

Tiếp sau những cuộc trao đổi, thảo luận, bản dự thảo kế hoạch chiến lược đã được Tổ trung tâm chỉnh lý, bổ sung lần thứ năm với tên gọi Kế hoạch giành thắng lợi ở miền Nam sau vài ba lần thay đổi so sánh lực lượng, mang số 133/TG1, hoàn thành vào ngày 16-5-1974.



(1)  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr. 278.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr. 278, 239.
(3) Sau khi có Nghị quyết 21, các cơ quan chiến lược khẩn trương triển khai các nội dung vừa cơ bản, vừa cấp bách, như: hình thành kế hoạch chiến lược chung và kế hoạch tác chiến cho từng chiến trường; tổ chức huấn luyện các binh đoàn dự bị chiến lược, các sư đoàn đang bổ sung quân số, trang bị cho các đơn vị trên cả 2 miền, kế hoạch chi viện chiến lược và kế hoạch xây dựng, mở rộng hệ thống đường cơ động chiến lược, chiến dịch…
(4) Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Sđd, tr. 109.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2011, 06:50:46 am »

Chuẩn bị cho Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng dự kiến họp vào tháng 9-1974, ngày 21-7-1974, tại khu điều dưỡng cán bộ cấp cao trên bờ biển Đồ Sơn (Hải Phòng), đồng chí Lê Duẩn trực tiếp làm việc với Tổ trung tâm của Bộ Tổng tham mưu, nghe Thượng tướng Hoàng Văn Thái và Trung tuớng Lê Trọng Tấn báo cáo về dự thảo kế hoạch chiến lược. Tại cuộc họp này, đồng chí Lê Duẩn nêu ba vấn đề lớn cần tập trung làm rõ:

1 - Đánh giá tình hình địch - ta;

2 - Phương hướng chiến lược của ta năm 1975 và hai năm sau;

3 - Kế hoạch xây dựng và bảo vệ miền Bắc.

Hai đồng chí Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn báo cáo tóm tắt dự thảo kế hoạch chiến lược, tình hình chính trị, quân sự ở miền Nam, những công việc lớn đang tiến hành, trong đó có việc đánh Thượng Đức ở khu 5; việc vận chuyển chiến lược của Đoàn 559, việc sửa sang, làm mới mạng đường chiến lược, chiến dịch, xây dựng căn cứ hậu cần ở Trị - Thiên, Khu 5, Tây Nguyên và Nam Bộ. Các đồng chí cũng bóa cáo cụ thể kết quả tuyển quân, xây dựng lực lượng, công tác huấn luyện, quân chiến đấu và việc chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Sau khi nghe báo cáo, đồng chí Lê Duẩn hỏi kỹ về tình hình các chiến trường, về khả năng chiến đấu hiện tại của quân đội Sài Gòn. Đồng chí Lê Trọng Tấn khi trả lời đồng chí Bí thư thứ nhất, đã dẫn ra cuộc thẩm vấn của ta với viện Đại tá quân đội Sài Gòn Nguyễn Văn Thọ bị ta bắt làm tù binh từ năm 1971 trong chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào. Khi được hỏi về khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn, Nguyễn Văn Thọ cho rằng: nếu không có hậu cần và vũ khí Mỹ, quân đội Sài Gòn chỉ trụ được 2 năm sau khi quân Mỹ rút khỏi miền Nam.

Trước khi kết thúc buổi làm việc đầu tiên, đồng chí Hoàng Văn Thái trình bày thêm với đồng chí Lê Duẩn về sự cần thiết phải có những đòn quyết định, tài chính những tập đoàn chủ lực lớn của địch để nhanh chóng làm thay đổi dục diện chiến trường, tạo ra bước nhảy vọt về thời cơ.

Sau khi trao đổi với đồng chí Hoàng Văn thái và đồng chí Lê Trọng Tấn về so sánh lực lượng giữa ta và địch sau Hiệp định Pari, đồng chí Bí thư thứ nhất phát biểu về những vấn đề chủ yếu của kế hoạch chiến lược và phân tích những điểm mấu chốt về thời cơ chiến lược, về tình hình thế giới có liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứ nước của nhân dân ta. Đồng chí nêu rõ vị trí của Việt Nam và Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á, một địa bàn chiến lược mà nhiều cường quốc, kể cả các nước lớn ở châu Á đều có tham vọng giành ảnh hưởng. Đồng chí nhận định: một khi Mỹ thua, phải rút quân, nhiều nước sợ Việt Nam thắng và mạnh lên. Các thế lực đế quốc và phản động gặp nhau ở điểm này. Và, mặc dù không che đậy tham vọng của mình, nhưng các nước vẫn chưa sẵn sàng và chưa đủ mạnh. Từ tình hình khu vực và quốc tế đó, đồng chí Bí thư thứ nhất nhấn mạnh nhiệm vụ rất khẩn trương của chúng ta hiện nay là phải tạo thời cơ, chớp thời cơ, thúc đẩy thời cơ để giành thắng lợi hoàn toàn.

Về cách đánh, đồng chí nêu ý kiến để các cơ quan tham mưu chiến lược tiếp tục nghiên cứu, nhằm tìm ra cách giành thắng lợi to nhất nhanh nhất, khiến cho Mỹ trở tay không kịp và các nước khác cũng khó lòng can thiệp. Để làm được việc đó, đồng chí yêu cầu bộ đội chủ lực phải tiến lên tiêu diệt từng sư đoàn địch trong năm 1975, chia cắt lực lượng địch, mở rộng vùng giải phóng sau lưng địch, tạo thế có lợi cho ta. Đồng chí lưu ý, cần đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, bởi vì phong trào này đang được các yếu tố khác thúc đẩy, nhất là mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ địch. Đồng chí cũng đưa ra nhận định: Sắp tới R. Níchxơn có thể đổ, G. Pho sẽ lên thay, nên ta cần thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân ta tiến lên một bước mới, kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao để tạo thêm thế và lực mới. Cuối cùng, đồng chí cho rằng, cần cố gắng giành được thắng lợi quyết định trong vài ba năm tới.

Lĩnh hội ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn, Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo Tổ trung tâm tiếp tục nghiên cứu, bàn bạc, hoàn chỉnh đề cương kế hoạch chiến lược, chuẩn bị trình Hội nghị Bộ Chính trị.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2011, 06:56:43 am »

Căn cứ vào thực tế chiến trường, ý kiến chỉ đạo của các đồng chí trong Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng và lắng nghe ý kiến của các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong quân đội trên những cương vị khác nhau, Tổ trung tâm tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh bản đề cương kế hoạch chiến lược; bản đề cương này được hoàn thành ngày 26-8-1974(1), mang tên Kế hoạch giành thắng lợi lớn ở miền Nam. Đề cương chỉ rõ, chiến thắng Thượng Đức có ý nghĩa chiến lược, chứng tỏ thế và lực ta đã hơn hẳn địch; thời cơ lớn của cách mạng miền Nam đã xuất hiện, cho phép ta thực hiện các đòn tiến công chiến lược trên cả ba vùng, trong đó đô thị có tầm quan trọng quyết định, đặc biệt là Sài Gòn - Gia Định và Đà Nẵng; hướng tiến công chủ yếu là Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam dự định thực hiện theo hai bước: bước một, năm 1975, mà cuộc tiến công rộng khắp ba vùng, đánh bại về cơ bản chương trình bình định của địch, diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng chủ lực quân đội Sài Gòn; bước hai, năm 1976, thực hiện tổng công kích - tổng khởi nghĩa giải phóng hoan toàn miền Nam, hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Vào cuối tháng 8-1974, Trung ương Cục miền Nam và Quân ủy Miền gửi ra Ban Chấp hành Trung ương và Quân ủy Trung ương bản kế hoạch hoạt động tác chiến mùa khô 1974-1975, với quyết tâm giành thắng lợi quyết định, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976. Hai bản kế hoạch, một do Bộ thống soái tối cao trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn soạn thảo, một được xây dựng ngay trên chiến trường, chứng tỏ cả phía trước và phía sau đều thống nhất quyết tâm giành thắng lợi quyết định trong vài ba năm. Vấn đề còn lại lúc này chính là việc tìm ra phương án hành động tối ưu để giành thắng lợi nhanh nhất, bất ngờ nhất, ít tốn xương máu nhất.

Ngày 10-9-1974, sau khi nghe đồng chí Võ Quang Hồ - Cục phó Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu, báo cáo dự thảo kế hoạch, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn chỉ rõ: “Năm 1975, căng địch ra trên cả chiến trường, đánh tập trung lớn trên từng khu vực. Mở Tây Nguyên là chính, Miền Đông cứ để như vậy, ép Sài Gòn lại, khi có thời cơ sẽ tung thêm 3-4 sư đoàn làm cú khác”(2). Đồng chí khẳng định: Hội nghị Bộ Chính trị sắp tới chủ yếu tập trung bàn về nhiệm vụ năm 1975 và lưu ý rằng lúc này: “chuẩn bị lực lượng là vấn đề lớn nhất”(3). Theo ý kiến đồng chí Lê Duẩn, lực lượng tại chỗ phải đủ mạnh, đồng thời nhanh cóng tăng cường lực lượng chủ lực ở cả hai miền; phải xây dựng lực lượng dự bị chiến lược đủ mạnh, chú trọng công tác chuẩn bị vật chất và đường sá. Trong khi đặt vấn đề thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, đồng chí nhấn mạnh: “Có quyết định là tổng công kích…, đòn quyết định vấn là quân sự. Đòn cơ bản là quân đội”(4).

Ngày 30-9-1974, tại Tổng hành dinh, Bộ Chính trị thảo luận tình hình miền Nam và bản dự thảo kế hoạch chiến lược do Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị. Đồng chí Lê Duẩn chủ trì hội nghị. Các đồng chí trong Quân ủy Trung ương và đồng chí Võ Chí Công đang ở Hà Nội được mời tham dự(5).

Hội nghị dành ra hai ngày đầu để nghe Bộ Tổng tham mưu tình bày tình hình miền Nam và kế hoạch tác chiến chiến lược. Đồng chí Hoàng Văn Thái báo cáo về tình hình quân sự, chính trị trong 9 tháng của năm 1974. Báo cáo nêu rõ sự thất bại nghiêm trọng trong kế hoạch bình định, lấn chiếm, sự suy yếu và những khó khăn mới bộc lộ của chính quyền và quân đội Sài Gòn. Theo đó, số lượng các cuộc hành quân lấn chiếm của quân đội Sài Gòn giảm dần, tinh thần binh lính Sài Gòn ngày càng rệu rã, số đào ngũ, rã ngũ tăng gấp 3 lần so với năm 1973. Mặc dù địch đã đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục khó khăn, thiếu thốn, để thực hành chiến đấu theo “kiểu con nhà nghèo”, song chúng không thể ngăn được bước suy sụp nhanh chóng cả về tinh thần và lực lượng. Trên thực tế, địch không còn khả năng tổ chức các cuộc hành quân đánh phá tuyến hành lang vận chuyển chiến lược của ta và buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát ở một số địa bàn chiến lược thuộc Khu 5, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nếu Mỹ tiếp tục cắt giảm viện trợ, chính quyền và quân đội Sài Gòn sẽ còn suy yếu nhanh hơn nữa. Lúc này, Mỹ khó có thể đưa quân chiến đấu vào chiến trường miền Nam và cho dù nếu Mỹ sử dụng hỏa lực không quân và hải quân ở mức nào đi chăng nữa thì cũng không thể cứu vãn chính quyền Sài Gòn khỏi sụp đổ.

Về ta, mặc dù phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đô thị ngày càng thêm mạnh mẽ, vùng giải phóng được củng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang, đặc biệt là chủ lực, có những tiến bộ vượt bậc, song trên căc mặt, đặc biệt là lực lượng, vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của tình hình mới. Do vậy, phải nhanh chóng nâng cao hơn nữa tình độ tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, đánh địch trong công sự, đánh tiêu diệt lớn. Trong trận Thượng Đức tuy ta giành được thắng lợi, nhưng chưa diệt gọn lực lượng địch ở đây.

Để tăng cường và bổ sung thực lực cho chiến trường, báo cáo đề nghị, cần tuyển thêm 15 vạn tân binh vào cuối năm 1974 và thêm 6 vạn nữa vào đầu năm 1975. So với tổng dân số quốc gia cho đến thời điểm ấy thì việc huy động nguồn lực này là rất cao, song đây là nhu cầu vô cùng cấp thiết, không thể khác được.


(1) Quá trình xây dựng, hoàn chỉnh bản dự thảo kế hoạch chiến lược, Tổ trung tâm tập trung nghiên cứu, thảo luận về vấn đề được cho là khó nhất: xác định hướng tiến công chủ yếu và mục tiêu chủ yếu của chủ lực ta khi thời cơ đến. Theo suy nghĩ và lập luận của nhiều đồng chí thuộc cơ quan tham mưu chiến lược, Buôn Ma Thuột sẽ là mục tiêu chủ yếu. Trong lần giảng bài tại Trường bổ túc quân sự cao cấp về “Chiến dịch tiến công”, Trung tướng Phó Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn đã nêu vấn đề “Nếu chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược chủ yếu thì mục tiêu đầu tiên ở đây?” để làm tình huống tập bài. Phần lớn học viên thống nhất ý kiến chọn Buôn Ma Thuột (trên hướng nam Tây Nguyên) làm mục tiêu tiến công đầu tiên và chủ yếu; chỉ có một số ý kiến chọn mục tiêu là Kon Tum. Theo ý kiến đa số học viên của lớp học này, nếu chọn đánh vào Buôn Ma Thuột, thị xã lớn nhất của Tây Nguyên và cũng là nơi hiểm yếu, nơi địch có nhiều sơ hở nhất, ta phải làm tốt khâu chuẩn bị chiến trường, hậu cần bảm đảm, bởi vì, trên khu vực này, mạng đường cơ động lực lượng, phương tiện, vũ khí, đạn dược chưa hoàn chỉnh.
(2) Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng: Một số văn kiện chỉ đạo Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 102.
(3), (4) Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng: Một số văn kiện chỉ đạo Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Sđd, 106, 108.
(5) Hội nghị họp từ ngày 30-9 đến ngày 8-10-1974.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2011, 06:58:01 am »

Tiếp đó, đồng chí Lê Trọng Tấn báo cáo Dự thảo kế hoạch chiến lược quyết tâm hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976, trong đó tập trung vào kế hoạch chiến lược năm 1975.

Nội dung dự thảo kế hoạch chiến lược 2 năm 1975-1976 gồm hai bước:

Bước 1 (1975): tranh thủ yếu tố bất ngờ, tập trung lực lượng, phương tiện, vũ khí đánh địch trên phạm vi lớn toàn miền Nam.

Bước 2 (1976): thực hiện tổng công kích - tổng khởi nghĩa, giải phóng hoan toàn miền Nam.

Mục tiêu của bước 1 (1975):

- Đánh bại cơ bản kế hoạch bình định của địch; tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng quân chủ lực quân địa phương của chúng, giải phóng và làm chủ phần lớn nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, vùng ngoại ô thành phố Sài Gòn, đồng bằng Khu 5 và Trị - Thiên.

- Mở thông hành lang chiến lược từ nam Tây Nguyên xuống miền Đông Nam Bộ và ba tỉnh phía nam Khu 5; từ Tây Ninh xuống bắc Sài Gòn; từ Kiến Phong - Kiến Tường đến Mỹ Tho. Mở các căn cứ bàn đạp, áp sát các thành phố, thị xã và căn cứ trọng yếu của quân đội Sài Gòn.

- Phá hủy một bộ phận quan trọng phương tiện chiến tranh, vũ khí, trang bị quân sự, tiềm lực kinh tế, phá, cắt giao thông của địch;

- Thúc đẩy phong trào đấu tranh ở đô thị phát triển;

- Xây dựng lực lượng, củng cố vùng giải phóng, chuẩn bị chiến trường, tạo điều kiện cho bước 2.

Bước 1 chia làm ba đợt:

Đợt 1, từ tháng 12-1974 đến tháng 2-1975, là đợt tiến công có mức độ; hoạt động chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.

Đơt 2, từ tháng 3 đến tháng 6-1975, là đợt chủ yếu, mở chiến dịch tiến công quy mô lớn trên chiến trường nam Tây Nguyên và các chiến dịch phối hợp ở miền Đông Nam Bộ, bắc Khu 5 và Trị - Thiên; ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tiến công và nổi dậy, mở mảng, mở vùng, đánh phá bình định.

Đợt 3, từ tháng 8 đến tháng 10-1975. Đây là đợt phát triển thắng lợi bằng việc đẩy mạnh hoạt động ở Trị - Thiên, Khu 5, đồng thời chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vũ khí sẵn sàng thực hiện phương án thời cơ.

Hướng chiến lược và nhiệm vụ cụ thể của từng chiến trường:

- Trị - Thiên, Quảng Đà là chiến trường đánh phá bình định, tiêu diệt sinh lực, giải phóng đại bộ phận nông thôn, thực hiện chia cắt chiến lược;

- Tây Nguyên (trọng tâm là nam Tây Nguyên) là chiến trường chủ yếu của bộ đội chủ lực nhằm tiêu diệt sinh lực lớn của địch.

- Nam Bộ, gồm đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven Sài Gòn là chiến trường chủ yếu đánh phá “bình định”, nhằm hoàn thành thế bao vây và cô lập Sài Gòn.

- Miền Đông là chiến trường của chủ lực, tiêu diệt lực lượng địch, mở mảng, mở vùng, mở hành lang Tây Ninh và phối hợp với Khu 8, mở hành lang Kiến Phong - Kiến Tường, tạo bàn đạp áp sát Sài Gòn - Mỹ Tho.

Thời cơ chiến lược: dự kiến có thể xuất hiện thời cơ trong các tình huống sau:

Một là, khi ta đánh mạnh, nhất là vào đợt 2 năm 1975.

Hai là, ngay trong mùa mưa ở Nam Bộ.

Ba là, những tháng cuối năm 1975, khi chính quyền Sài Gòn tổ chức bầu cử tổng thống.

Về phương châm hành động: kiềm chế Mỹ, đánh đổ chính quyền, quân đội Sài Gòn, hạn chế chiến tranh ở phạm vi chiến trường miền Nam, đồng thời sẵn sàng đối phó với những hành động phản ứng quyết liệt của Mỹ bằng không quân, hải quân, thậm chí bằng quân “cứu hỏa”.

Bên cạnh những nội dung cơ bản trên đây, Dự thảo kế hoạch chiến lược cũng đề cập tới các vấn đề quan trọng khác như kế hoạch hậu cần chiến lược đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược và những mục tiêu cần đạt tới, trước hết là trong năm 1975; khả năng tái can thiệp của Mỹ khi ta đánh lớn; khả năng nổi dậy của quần chúng, nhất là ở Sài Gòn - Gia Định…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2011, 07:04:10 am »

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Chính trị tập trung thảo luận những nội dung quan trọng liên quan tới quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam: về đánh giá tình hình, về so sánh lực lượng, về thời cơ chiến lược, về khả năng can thiệp của đế quốc Mỹ.

Bộ Chính trị cho rằng, hiện nay, ta đã mạnh hơn hẳn địch; với tương quan lực lượng so sánh như vậy, thì Mỹ dù có can thiệp đến mức nào, cũng không cứu vãn nổi sự sụp đổ của quân đội và chính quyền Sài Gòn. Do vậy, về kế hoạch chiến lược, Bộ chính trị nhận định, 2 năm 1975 và 1976 đều có vị trí quan trọng, nhưng năm 1975 là năm bản lề - tạo điều kiện cho năm 1976 giành thắng lợi cuối cùng; phải thực hiện tốt kế hoạch năm 1975 để đón năm 1976, phải tạo được yếu tố bất ngờ có thể dẫn đế những bước phát triển nhảy vọt và trong bất kỳ tình huống nào cũng không được để lỡ thời cơ khi thờ cơ chiến lược xuất hiện. “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Để chủ động đón thời cơ chiến lược, lực lượng chủ lực cơ động phải chuẩn bị sẵn sàng tác chiến trên cả hai hướng chiến lược Tây Nguyên, trọng điểm là nam Tây Nguyên là hướng chiến lược quan trọng; miền Đông Nam Bộ là hướng quyết định cuối cùng, trong đó Tây Nguyên được chọn làm chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và rộng khắp năm 1975.

Về phương thức tác chiến chiến lược, chiến dịch, Bộ Chính trị yêu cầu, cần kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và binh vận, đánh trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị); bộ đội chủ lực cơ động phải đánh những trận quyết chiến chiến lược, đánh tiêu hao tiêu diệt lớn trên khắp chiến trường rừng núi, phối hợp với các chiến dịch tổng hợp ở đồng bằng sông Cửu Long và Khu 5.

Sau 9 ngày làm việc với tinh thần hết sức khẩn trương, ngày 8-10-1974, hội nghị tạm dừng, chờ một số đồng chí ở chiến trường ra. Phát biểu kết thúc phiên họp lần thứ nhất, sáng ngày 8-10-1974, đồng chí Lê Duẩn khẳng định: “Hơn một tuần làm việc, Bộ Chính trị chúng ta đã nhất trí hạ quyết tâm hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Đây là một sự kiện vô cùng trọng đại, để tiến tới kết thúc cuộc chiến tranh cách mạng kéo dài gần 30 năm, kể từ khi chúng ta giành được chính quyền, để hoàn thành trọn vẹn trách nhiệm vẻ vang đối với dân tộc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế lớn lao đối với thời đại. Đây là một quyết định rất dũng cảm, có thể nói là táo bạo. Song, quyết định này là kết quả của trí tuệ tập thể của Bộ Chính trị, là kết quả của những suy nghĩ đã nung nấu từ lâu, của sự cân nhắc chín chắn xuất phát từ kinh nghiệm được tích lũy qua mấy mươi năm chiến đấu, xuát phát từ thực tiễn cách mạng trên chiến trường, từ lực lượng so sánh trong nước và trên thế giới”(1). Phân tích toàn bộ những vấn đề liên quan tới cuộc chiến tranh, đánh giá tương quan lực lượng so sánh giữa ta và địch, đồng chí chỉ rõ: “Lúc này, chúng ta đang có thời cơ. Hai mươi năm chiến đấu mới tạo được thời cơ này”, cần phải kịp thời nắm lấy đề “hoàn toàn giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách mạng dân tộc dân chủ, đồng thời giúp Lào và Campuchia hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngoài thời cơ này không có thời cơ nào khác. Nếu để chậm mươi, mười lăm năm nữa, bọn ngụy gượng dậy được, các thế lực xâm lược được phục hồi… thì tình hình sẽ phức tạp vô cùng”(2). Do vậy, nhiệm vụ cấp bách lúc này là: “Động viên những nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng, đưa chiến tranh cách mạng phát triển đến mức cao nhất, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân ngụy, đánh chiếm Sài Gòn, sào huyệt trung tâm của địch cũng như tất cả các thành thị khác, đánh đổ ngụy quyền ở trung ương và các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất nước nhà. Ngay từ bây giờ, phải tiến hành mọi công việc chuẩn bị thật khẩn trương, tạo điều kiện và cơ sở vật chất đầy đủ nhất để đánh mạh, đánh nhanh, thắng gọn và thắng triệt để trong 2 năm 1975-1976”(3). Trên cương vị Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng chí Võ Nguyên Giáp khẳng định quyết tâm: Toàn quân kiên quyết thực hiện bằng được nhiệm vụ lịch sử mà đồng chí Bí thư thứ nhất thay mặt Đảng trao cho quân đội.

Sau Hội nghị Bộ Chính trị, các cơ quan thuộc Tổng hành dinh khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến chiến lược, đồng thời, lập tức truyền đạt nhiệm vụ và kế hoạch quân sự tới các chiến trường.


(1), (2), (3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 35, tr. 172-173, 177-179, 185.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2011, 07:05:43 am »

Nắm bắt và thực hiện chủ trương chiến lược của Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10-1974,quân và dân ta trên cả hai miền Nam Bắc bước vào giai đoạn chuẩn bị mới với nhịp độ khẩn trương hơn và quy mô rộng lớn hơn, nhằm đáp ứng đòi hỏi của tình hình chiến trường miền Nam đang diễn biến rất mau lẹ.

Từ miền Bắc, nhiều đoàn cán bộ của Đảng, của Bộ Quốc phòng, của các tổng cục và các đơn vị quân, binh chủng khẩn trương vào chiến trường để đôn đốc công tác chuẩn bị.

Trên chiến trường Tây Nguyên, ngay trong những ngày diễn ra Hội nghị Bộ Chính trị, quân và dân ta đã tích cực triển khai kế hoạch chuẩn bị cho chiến dịch nam Tây Nguyên, được Quân ủy Trung ương giao hồi đầu tháng 9-1974. Trong lần giao nhiệm vụ này, Quân ủy Trung ương yêu cầu các lực lượng vũ trang Tây Nguyên giải phóng Đức Lập, Thuần Mẫn, Kiến Đức và vùng đất bằng xung quanh Buôn Ma Thuột, xung quanh Plâycu và Cheo Reo. Để đưa ra quyết định giao nhiệm vụ bổ sung cho Mặt trận Tây Nguyên, Quân ủy Trung ương đã bàn bạc, thảo luận kỹ tình hình địch và ta, cân nhắc nhiều phương án tác chiến cho chiến dịch nam Tây Nguyên và trước khi giao nhiệm vụ cho Tây Nguyên, Quân ủy Trung ương đã chính thức phê duyệt kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975-1976 vào ngày 28-10-1974, bàn kế hoạch này được trình lên Hội nghị Bộ Chính trị đợt hai.

Lúc này, trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta đang mở đợt hoạt động mùa khô 1974-1975. Trong lúc quân và dân Tây Nguyên gấp rút hoàn thành công việc mở đường thì lực lượng vũ trang Khu 9 đẩy mạnh các đòn tiến công quân sự, hô trợ quần chúng bức rút hùng chục đồn bốt, giành quyền làm chủ nhiều địa bàn quan trọng thuộc các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Mỹ Tho.

Trên chiến trường Đông Nam Bộ, sau thắng lợi của các Trung đoàn 16, Trung đoàn 205 (thuộc Bộ Tư lệnh Miền) tại khu vực núi Bà Đen, Suối Đá và của Sư đoàn tại Long An, Kiến Tường, địch ở Đông Nam Bộ tuy số lượng đông, nhưng bị căng kéo, kìm giữ khắp nơi. Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền nhận định: nếu ta tập trung lực lượng lớn, đánh dứt điểm từng khu vực thì sẽ gây nhiều khó khăn cho địch. Từ nhận định đó và trên cơ sở kế hoạch tác chiến được Bộ Tổng tham mưu xác định, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch đường 14 - Phước Long nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực địch, mở rộng vùng giải phóng, tạo thêm bàn đạp tiến công Sài Gòn.

Địa bàn chiến dịch trải rộng trên bốn tỉnh Phước Long, Bình Long, Tây Ninh, Bình Dương, trong đó, thị xã Phước Long là mục tiêu chủ yếu của chiến dịch. Thị xã Phước Long cách Sài Gòn hơn 120 km về phía đông bắc, phía bắc giáp Campuchia, đông giáp Quảng Đức, nam giáp Bình Dương, tây giáp Bình Long và là giao điểm của bốn địa bàn chiến lược quan trọng: nam Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (Khu 6), đồng thời là cửa ngõ phía tây bắc Sài Gòn. Tại đây, địch bố trí lực lượng phòng thủ thành ba khu vực:

Khu vực 1: gồm hệ thống đồn bốt trên đường 14, có Chi khu Đồng Xoài do Tiểu đoàn 341 bảo an (thiếu) đóng giữ; Chi khu Bù Đăng, do Tiểu đoàn 362 bản an đóng giữ; yếu khu Bù Na, do Tiểu đoàn bảo an 363 đóng giữ cùng với 50 đồn bốt nhỏ và căn cứ cấp tiểu đoàn.

Khu vực 2: gồm hệ thống đồ bốt dọc lộ 311, có Chi khu Bù Đốp, do một đo của Tiểu đoàn 341 bảo an đóng giữ và một số đồn bốt dân vệ.

Khu vực 3: khu vực tam giác Chi khu Phước Bình - Bà Rá - Tiểu khu Phước Long, có sân bay Phước Bình, các kho tàng trận địa pháo, cơ quan quân sự ngụy quyền tỉnh, có hệ thống phòng thủ nhiều lớp, do Tiểu đoàn 340 bảo an, 10 trung đội pháo (cỡ nòng 105mm, 155mm), 2 đại đội cảnh sát, 1 chi đội thiết giáp M113 (3 chiếc) cùng lực lượng dân vệ, phòng vệ dân sự đóng giữ. Ngoài ra, địch còn có các lực lượng chiến đấu khác như tề điệp, thanh niên chiến đấu, nhân viên ngụy quyền được trang bị vũ khí.

Về phía ta, lực lượng tham gia chiến dịch gồm có Sư đoàn 9, Sư đoàn 7, Trung đoàn đặc công 429, 1 trung đoàn pháo, 3 tiểu đoàn phòng không, 20 xe tăng, 1 trung đoàn công binh, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Phước Long và Bình Long. Lực lượng phối thuộc có Sư đoàn 3 (2 trung đoàn) trực thuộc Bộ Chỉ huy Miền và lực lượng vũ trang tại chỗ của các xã, huyện. Thiếu tướng Hoàng Cầm là Tư lệnh chiến dịch; Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện là Chính ủy và Đại tá Bùi Cát Vũ, Đại tá Huỳnh Ngân, Đại tá Hoàng Nghĩa Khánh là Phó Tư lệnh.

Đây là chiến dịch có tầm quan trọng đối với toàn bộ chiến dịch B2, do vậy, từ quá trình chuẩn bị, xây dựng kế hoạch, đến bố trí lực lượng diễn ra rất thận trọng, với phương châm chỉ đạo vừa đánh địch vừa thăm dò khả năng và phản ứng của địch. Lúc đầu ta huấn luyện bộ đội đánh chi khu, căn cứ địch bằng hiệp đồng binh chủng, có xe tăng và pháo 130 mm; sau khi điều chỉnh quyết tâm, ta chuyển hướng huấn luyện bộ đội tiến công bằng bộ binh và pháo mang vác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2011, 07:09:20 am »

Đêm ngày 13 rạng ngày 14-12-1974, quân ta nổ súng tiến công Chi khu Bù Đăng, căn cứ Vĩnh Thiện, khu hành chính quận và yếu khu Bù Na nằm trên đường 14, mở màn chiến dịch. Trong ngày 14-12, trên hướng chủ yếu, Trung đoàn 271 (thiếu) đánh chiếm căn cứ Vĩnh Thiện. Trên hướng thứ yếu, trong đêm 15-12, hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn đặc công 429 nhanh chóng dứt điểm yếu khu Bù Na, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn bảo an 363. Đến ngày 17-12, khi ta phát triển tiến công theo đường 311, đánh các chốt cầu 11, chốt km 19 trên đường 14, hình thành thế vây ép Chi khu Bù Đốp lưu vong(1) từ hướng nam, Quân đoàn 3 địch cũng chỉ chi viện cho lực lượng ở đây bằng hỏa lực của không quân chiến thuật và cũng chỉ hạn chế từ 2 đến 3 lần chiếc trong ngày mà thôi.

Sau 5 ngày chiến đấu, bộ đội ta đã đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn bảo an, 1 đại đội thám sát và nhiều trung đội dân vệ, thu nhiều vũ khí, đạn dược, giải phóng đoạn đường dài gần 80 km trên trục đường 14.

Sau thắng lợi của đợt 1 chiến dịch, Bộ Chỉ huy Miền và Bộ Chỉ huy chiến dịch thống nhất nhận đinh: về chiến lược, địch không có lực lượng chi viện cho đường 14; về chiến dịch, địch chưa phát hiện được ý đồ của ta; về chiến thuật, ta đã giải quyết tốt vấn đề đánh chi khu, căn cứ bằng bộ binh và pháo mang vác. Từ nhận định đó, Bộ Chỉ huy Miền và Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết tâm mở tiếp đợt tiến công mới, mục tiêu là khu vực Đồng Xoài, Chi khu Bù Đốp lưu vong, nhằm cô lập hoàn toàn thị xã Phước Long.

Trong lúc chiến dịch đường 14 - Phước Long khai triển và đang trên đà thắng lợi, thì ngày 18-12-1974, Bộ Chính trị họp hội nghị đợt hai tại “Nhà con rồng” Bộ Quốc phòng. Hơn hai tháng kể từ phiên họp trước, Bộ Chính trị có thêm những dữ kiện quan trọng để trong phiên họp lần này, thảo luận và chính thức hạ quyết tâm giải phóng miền Nam. Ngoài các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, tham dự phiên họp Bộ chính trị mở rộng còn có các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy chiến trường Nam Bộ, Khu 5(2) và các Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách tác chiến. Trong lời khai mạc, đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã nhấn mạnh yêu cầu quan trọng nhất của Hội nghị lần này là tập trung thảo luận thật kỹ các nhân tố như thời cơ, khả năng của địch, sự chuẩn bị của ta, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến trường ở miền Nam trong tình hình mới… làm cơ sở cho việc hạ quyết tâm chiến lược. Trong ba ngày đầu, sau khi nghe đồng chí Lê Ngọc Hiền - Phó Tổng tham mưu trưởng tình bày dự thảo kế hoạch chiến lược đã được chỉnh sửa, bổ sung từ sau Hội nghị Bộ Chính trị hồi tháng 10-1974, tất cả ủy viên Bộ Chính trị, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường đều có ý kiến phát biểu, trao đổi và đi đến nhất trí với phương án mà Thường trực Quân ủy Trung ương đề xuất: chọn hướng tiến công chính Tây Nguyên, mục tiêu then chốt là Buôn Ma Thuột để mở màn cho cuộc tiến công chiến lược năm 1975.

Ngày 22-12-1974, hội nghị nghỉ để tham dự buổi mít tinh trọng thể kỷ niệm 30 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh tuyên dương công trạng của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và ký lệnh thưởng Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước cho quân đội ta(4). Đồng chí Tôn Đức Thắng - Chủ tịch nước, trân trọng gắn Huân chương lên Quân kỳ quyết thắng. Thay mặt quân đội, đồng chí Võ Nguyên Giáp phát biểu nêu rõ quyết tâm của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam: kiên quyết giương cao lá cờ Quyết thắng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, xứng đáng với phần thưởng cao quý của Quốc hội, Chính phủ, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và nhân dân. Sự tôn vinh công trạng của quân đội trong lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang dồn sức chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng là nguồn động viên, khích lệ to lớn đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nói riêng, nhân dân hai miền Nam - Bắc nói chung, góp phần nhân lên sức mạnh tổng hợp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày 23-12, Bộ chính trị trở lại chương trình làm việc của hội nghị, đồng thời theo dõi và cập nhật tin tức từ chiến trường miền Nam, đặc biệt là diễn biến của chiến dịch đường 14 - Phước Long.


(1) Địa danh này ghi theo cuốn: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 - tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước: Chiến thắng Phước Long (kỷ yếu hội thảo khoa học), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000.
(2) Chiến trường Nam Bộ có đồng chí Phạm Hùng, Trần Văn Trà, Phan Văn Đáng; Khu 5 có đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy Mân. Đầu tháng 12-1974, Bộ chính trị đã làm việc riêng với các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy chiến trường. Tiếp đó, trong các ngày từ 3 đến mùng 5-12-1974, Thường trực Quân ủy Trung ương lần lượt nghe các đồng chí này báo cáo về ý định và kế hoạch tác chiến của từng chiến trường. Đây được xem là bước trù bị quan trọng trước khi Hội nghị Bộ Chính trị họp chính thức.
(4) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.351.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM