Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:49:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 8  (Đọc 102588 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 06:58:14 am »

Trên chiến trường Trị - Thiên, đầu tháng 8-1974, Quân đoàn 2 và lực lượng Quân khu Trị - Thiên quyết định mở chiến dịch tiến công La Sơn - Mỏ Tàu (chiến dịch mang mật danh K18), nhằm phá vỡ một phần tuyến phòng ngự của Sư đoàn 1 - Quân đoàn 1 quân đội Sài Gòn ở khu vực La Sơn - Mỏ Tàu(1) (phía tây nam Huế), đồng thời ghìm chân một bộ phận lực lượng địch, hỗ trợ tích cực cho mặt trận Thượng Đức. Địa bàn chiến dịch các Huế khoảng 40km, có trục đường 14B đi vào Huế. Tham gia chiến dịch có Sư đoàn 324 (thiếu Trung đoàn 3 bấy giờ đang tham gia chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức), Tiểu đoàn 2 công binh, 1 đại đội tên lửa vác vai A72 của Quân đoàn 2, Trung đoàn 6 (thiếu) của Quân khu Trị - Thiên, lực lượng địa phương có Tiểu đoàn 4 của tỉnh Thừa Thiên và lực lượng tại chỗ của hai huyện Phú Lộc, Hương Thủy.

Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm đồng chí Nguyễn Duy Sơn - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 324 làm Tư lệnh, đồng chí Nguyễn Trọng Dần - Chính ủy Sư đoàn 324 làm Chính ủy. Đển nắm tình hình trực tiếp và chỉ đạo chặt chẽ chiến dịch, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 cử đồng chí Hoàng Đan - Phó Tư lệnh quân đoàn và một bộ phận cơ quan tăng cường cho Bộ Tư lệnh chiến dịch.

Sau khi hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến và hoàn thành công tác chuẩn bị lực lượng, hậu cần bảo đảm, ngày 28-8-1974, chiến dịch La Sơn - Mỏ Tàu mở màn. Pháo binh ta đã bắn phá chính xác, mãnh liệt vào các trận địa pháo của địch ở điểm cao 41, Bạch Thạch, Phú Bài và các cứ điểm ở các điểm cao 303, 224, kiềm chế có hiệu quả trận địa pháo địch đặt ở phía tây núi Ngự Bình. Khi pháo vừa chuyển làn, Trung đoàn 1, Trung đoàn 2 - Sư đoàn 324 nhanh chóng đánh chiếm các điểm cao 75, 76, 303, 144, 204; Tiểu đoàn 6 đánh chiếm điểm cao 201. Tại điểm cao 224, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, bởi nơi đây, tàn quân địch ở các điểm cao khác dồn về cố thủ. Trung đoàn 2 sử dụng Tiểu đoàn 4, có 2 khẩu súng máy 12,7 mm chi viện, tổ chức đột phá 3 lần đều không thành công. Địch ở điểm cao 224 dựa vào công sự, hầm hào kiên cố, chặn đánh hiệu quả và lần lượt đẩy lui các đợt tiến công của ta. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định sử dụng 2 khẩu pháo 85mm và 8 khẩu pháo 105mm của Trung đoàn 78 pháo binh, bắn phá cứ điểm 224 trong thời gian 30 phút. Được hỏa lực pháo binh chi viện hiệu quả, Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 2 nhanh chóng đánh chiếm điểm cao.

Mất một loạt căn cứ dọc đường 14B, địch điều Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 51 - Sư đoàn 1 và 9 xe bọc thép tăng cường cho Trung đoàn 3 lập tuyến phòng ngự mới trên các điểm cao 31 (Hoàng Hà), 121, 141, núi Bông, núi Nghệ và khu vực sông Truồi. Đợt 1 chiến dịch kết thúc. Trong đợt 1 này, ta đã đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 129, Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 3, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 150 tên và bắt hơn 300 tên địch, thu nhiều quân trang, quân dụng.

Ngày 3-9-1974, Trung đoàn 1 - Sư đoàn 324 nổ súng tiến công cứ điểm địch ở điểm cao 31, mở màn đợt 2 chiến dịch. Được các khẩu đội pháo 85mm và cối 120mm ở điểm cao 75, 76 chi viện hỏa lực, Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu trong căn cứ, loại khỏi vòng chiến đấu Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 51 quân đội Sài Gòn, làm chủ điểm cao 300, 121, 142, núi Bông, núi Nghệ, loại khỏi vòng chiến đấu hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 3 và Trung đoàn 51 - Sư đoàn 1 Sài Gòn.

Bị mất nhiều cứ điểm quan trọng trong một thời gian ngắn, địch lúng túng chống đỡ. Chúng điều Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 51 từ Phú Bài tăng cường cho điểm cao 52 và 41 phía tây nam sông Nông; Tiểu đoàn 37 biệt động quân chiếm điểm cao 31; Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 1 chiếm giữ khu vực Truồi; Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 3 tăng cường cho khu vực Mỏ Tàu.


(1) Đây là khu vực phòng thủ có chiều rộng 20km, chiều dài 30km; tại đây, địch bố trí lực lượng ở 19 điểm cao xen kẽ với làng mạc vùng giáp ranh, có hàng rào kẽm gai và bãi mìn bảo vệ. Lực lượng địch chốt giữ khu vực này gồm: Trung đoàn 3 - Sư đoàn 1, Tiểu đoàn 3 - trung đoàn 51 và Tiểu đoàn bảo an 129, Sở chỉ huy Trung đoàn 3 được bố trí ở La Sơn, Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 3 ở Mỏ Tàu. Tiểu đoàn bảo an 129 phòng ngự phía trước thuộc khu vực Bến Tàu. Khi mục tiêu này bị tiến công, địch sẽ sử dụng các trận địa pháo 105mm, 155mm, 175mm bố trí ở ấp 5, Tân Ba, Phú Bài, điểm cao 41, Lương Điền, La Sơn bắn phá chi viện, có không quân và lực lượng của Sư đoàn 1 tăng cường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 07:02:19 am »

Trong lúc lực lượng tăng cường của địch chưa ổn định đội hình, Bộ Tư lệnh chiến dịch lệnh cho các đơn vị lập tức nổ súng tiến công địch. Từ ngày 14-9, các Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2 đánh chiếm các mục tiêu phòng thủ của địch ở khu vực Mỏ Tàu. Địch sử dụng hỏa lực pháo binh và không quân nhằm vào đội hình xung phong của quân ta, đồng thời tung lực lượng dự bị cơ động vào chiến đấu. Cuộc tiến công của bộ đội ta bị chững lại, ta rút một số đơn vị ra ngoài để bổ sung, củng cố lực lượng, rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho đợt tiến công mới, đánh chiếm khu vực Mỏ Tàu.

Mỏ Tàu là căn cứ quan trọng nhất trên tuyến phòng ngự phía tây nam thành phố Huế. Căn cứ này được bố trí thành 5 khu vực phòng ngự, với hệ thống công sự, trận địa kiên cố, liên hoàn vững chắc, do Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 51 đóng giữ. Chọn Mỏ Tàu làm nơi diễn ra trận đánh then chốt chiến dịch, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định sử dụng Trung đoàn 1 được tăng cường Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 6 Quân khu Trị - Thiên cùng các trung đội hỏa lực mạnh vào trận đánh này. Trong 2 ngày 27 và 28-9, mặc dù chống trả quyết liệt, nhưng các đơn vị địch ở mỏ Tàu không ngăn được các mũi tiến công của quân ta đang nhích dần vào tung thâm căn cứ của chúng. Đứng trước khả năng bị tiêu diệt, tối ngày 28-9, lực lượng còn lại của Tiểu đoàn 2 quân đội Sài Gòn buộc phải rút bỏ Mỏ Tàu, tháo chạy về hướng Đá Đen. Nhưng khi đến Đá Đen, chúng bị rơi vào thế trận đón lõng của Trung đoàn 6 Quân khu Trị - Thiên và bị hao tổn thêm lực lượng. Căn cứ Mỏ Tàu bị đánh chiếm. Trong trận đánh cuối cùng của chiến dịch, ta tiêu diệt và bắt sống hơn 200 tên, bắn rơi 1 máy bay A37. Về phía ta, 39 đồng chí hy sinh và 126 bị thương(1).

Trên một tháng chiến đấu liên tục, các lực lượng tham gia chiến dịch đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.500 tên địch, bắt sống gần 600 tên, bắn rơi 5 máy bay, thu và phá hủy gần 2.800 súng các loại(2). Thắng lợi của chiến dịch La Sơn - Mỏ Tàu cùng với những thắng lợi quan trọng trên khắp chiến trường Trị - Thiên là cho so sánh lực lượng giữa ta và địch trên khu vực này có những thay đổi rõ rệt, có lợi cho ta. Kể từ sau thắng lợi ở La Sơn - Mỏ Tàu, khối chủ lực Trị - Thiên đã tạo được bàn đạp quan trọng để lực lượng vũ trang ta hình thành thế tiến công Huế, áp sát và uy hiếp mạnh tuyến đường bộ nối Hếu với Đà Nẵng. Đồng thời, với chiến thắng này, ta đã ghìm chân một bộ phận quan trọng lực lượng thuộc Quân đoàn 1 - Quân khu 1 và Sư đoàn lính thủy đánh bộ quân đội Sài Gòn, góp phần làm thất bại mục tiêu tái chiếm Thượng Đức của quân đội Sài Gòn.

Với những thắng lợi quan trọng trên mặt trận tiến công quân sự ở miền Đông Nam Bộ, khu 8, Khu 9, Tây Nguyên, Khu 5, Khu 6, Trị - Thiên trong năm 1974, quân và dân ta đã giành và giữ được bàn đạp tiến công trên khắp các chiến trường, ở nhiều địa bàn quan trọng. Đòn tiến công quân sự đã hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh chống địch lấn chiếm, bình định ở đồng bằng sông nước Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ở Tây Nugyên, ta đánh chiếm và làm chủ nhiều cứ điểm quan trọng như Măng Đen, Măng Búc, Đắc Pét… Một bộ phận quan trọng thuộc lực lượng dự bị chiến lược và lực lượng Quân đoàn 1 quân đội Sài Gòn bị ghìm chặt trên chiến trường Trị - Thiên. Chiến thắng Nông Sơn - Thượng Đức cùng với kết quả của hoạt động làm thế trong năm 1974 của quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam chứng tỏ khả năng tổ chức tái chiếm những vị trí, những địa bàn trọng yếu của quân đội Sài Gòn giờ đây đã suy giảm mạnh.

Tại các đô thị trên khắp miền Nam, chế độ Sài Gòn ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.

Từ sau Hiệp định Pari được ký kết, chính quyền và quân đội Sài Gòn mở cuộc thanh lọc lớn nhằm đưa ra khỏi bộ máy chính quyền và quân đội “những phần tử chống đối”. Cùng với quá trình đó, trong hai năm 1973-1974, Nguyễn Văn Thiệu sa thải 54.000 công nhân, viên chức, đưa số thất nghiệp lên con số 1.320.000 người. Những hành động trên đây của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu khiến cho mâu thuẫn nội bộ chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa ngày càng thêm gay gắt, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ở các đô thị bùng lên mạnh mẽ. Tháng 4-1974, giới lao động thuộc nhiều nghiệp đoàn thuộc Sài Gòn phát động cuộc đấu tranh chống sa thải lao động, trong đó, tiêu biểu là các nghiệp đoàn thuộc hãng thuốc lá Míc, hãng bột mì Sekibômi, Viphômicô, hãng Hàng không quốc gia Việt Nam Cộng hòa(3)… Lúc này, cuộc đấu tranh của giới ký giá ở Sài Gòn được xem như mũi xung kích nhằm vào chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu. Khẩu hiệu đấu tranh của giới báo chí tập trung đòi Thiệu hủy bỏ Sắc luật số 007(4) - sắc luật cho phép chính quyền can thiệp sâu vào hoạt động báo chí, kiểm soát gắt gao các tờ báo đối lập với chế độ Thiệu, đòi tự do, dân chủ, hòa bình, hòa hợp dân tộc. Bên cạnh đó, nhiều nhà báo đã đấu tranh phản đối kế hoạch sao Chổi - một kế hoạch mà chính quyền Thiệu, dưới chiêu bài “thán toán phản động” ra tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở các đô thị. Rầm rộ và có ảnh hưởng sâu rộng là cuộc xuống đường của giới báo chí, thanh niên, sinh viện, học sinh…, được gọi là “ngày ký giả ăn mày” - ngày 10-10-1974. Hoạt động này là sự kết hợp về mặt tổ chức và lực lượng của giới báo chí, sinh viên, học sinh và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn. Đoàn biểu tình tuần hành từ Câu lạc bộ báo chí đến chợ Bến Thành - dẫn đầu là hơn 400 nhà báo mang theo bị, gậy; đầu đội nó rách; tiếp sau là đoàn sư nữ và đoàn đại biểu các tổ chức, các phong trào như Mặt trận nhân dân cứu đói, Ủy ban lao động đòi quyền sống. Lực lượng hòa giải dân tộc, trung tâm văn bút… Đoàn biểu tình hô vang và giơ cao khẩu hiệu “Tự do báo chí”, “Bỏ Sắc luật 007”, “Tổng thống Thiệu từ chức”; sinh viên, học sinh vừa đi vừa hát bài Dậy mà đi… Cuộc biểu tình thu hút hàng vạn người tham gia, hưởng ứng, ngay cả một số dân biểu, nghị sĩ của chế độ Sài Gòn cũng tỏ thái độ ủng hộ, thậm chí tham gia đoàn tuần hành. Chứng kiến sự biểu dương rầm rộ trên đây và nhận thấy tâm lý chán ghét chiến tranh, phản đối chính quyền lan rộng trong nhân dân các đô thị miền Nam, nhiều cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài nhận định, đây là cuộc xuống đường lớn nhất trong 9 năm (1965-1974). Tiếp đó, lực lượng báo chí còn tổ chức ba cuộc biểu tình lớn gọi là “Những ngày báo chí và công lý thọ nạn”. Trong khi đó, lực lượng thương binh, phế binh - nạn nhân chiến tranh và bộ phận quần chúng sống trong hoàn cảnh cơ cực cũng đã xuống đường đấu tranh chống chế độ độc tài, phản động. Cuối năm 1974, Ủy ban hành động cho công bằng xã hội được thành lập, thu hút hơn 1 vạn sinh viên và giới công giáo tham gia. Ngoài ra, trên đường phố, xuất hiện hình thức đấu tranh sáng tạo như: phong trào “báo nói”, “văn nghệ chạy” của ký giả, văn nghệ sĩ… Chỉ tính riêng ở Sài Gòn - Gia Định, đến cuối năm 1974, có đến 30 tổ chức chính trị, xã hội chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi hiệp thương tổng tuyển cử giữa hai miền, đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống.


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Sđd, tr.418-433.
(2) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Sđd, tr.418-433
(3) Miền Đông Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, Sđd, tr. 520-521.
(4) Sắc luật 007 được ban hành ngày 4-8-1973, quy định chủ báo phải nộp trước 20 triệu đồng để bảo đảm án phí và tiền bồi thường khi báo bị coi là can tội. Như thế, chính quyền Nguyễn Văn Thệu mặc nhiên đặt báo chí vào chiếc ghế bị cáo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 07:07:52 am »

Đối phó với các tổ chức chống đói và phong trào đấu tranh của các nghà, các giới, của quần chúng nhân dân, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ban hành nhiều sắc lệnh nhằm thủ tiêu nhiều quyền cơ bản của công dân; trấn áp, dẹp bỏ, hạn chế hoạt động của những lực lượng đối lập; bắt và giam cầm hàng nghìn người. Tính chất độc tài - phátxít của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chứng tỏ sự bất lực yếu kém của nó và làm gia tăng sự chống đối quyết liệt của các tầng lớp nhân dân miền Nam.

Nhìn chung, trong giai đonạ này, phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị trên toàn miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn - Gia Định, lực lượng đối lập với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, được gọi là lực lượng thứ ba phát triển, đẩy mạnh nhiều hoạt động đấu tranh. Lực lượng này là tập hợp rộng rãi gồm các phe nhóm, các nhân sĩ, trí thức, binh sĩ, dân biểu, nhà báo, thương gia, các cựu sĩ quan cao cấp của quân đội Sài Gòn…, có khuynh hướng chống chiến tranh, đòi hòa bình, độc lập cho Việt Nam, đòi Thiệu phải từ chức. Tiêu biểu cho lực lượng thứ ba này là những nhân vật như bà Luật sư Ngô Bá Thành, ông Trần Ngọc Liễng (bấy giờ là Chủ tịch Hội quần chúng mang tên Tổ chức nhân dân đòi thi hành Hiệp định Pari), dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, dân biểu Lý Quý Chung, Giáo sư Lý Chánh Trung, linh mục Phan Khắc Từ, dân biểu Kiều Mộng Thu, ni sư Huỳnh Liên, nhà báo Nam Đình. Tổ chức nhân dân đòi thi hành Hiệp định Pari mà tiền thân là lực lượng quốc gia tiến bộ giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động của lực lượng thứ ba. Cùng thời gian này, Ủy ban liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình khu Sài Gòn - Gia Định chính thức ra mắt, gồm các nhân sĩ, trí thức đã ra vùng giải phóng do Giáo sư Nguyễn Văn Chi đứng đầu. Bên cạnh đó, Mặt trận nhân dân cứu đói (ra mắt tháng 9-1974 do Đại đức Thích Hiến Pháp làm Chủ tịch và do dân biểu Nguyễn Văn Hân làm Tổng Thư ký, đã thu hút nhiều nhân vật có thế lực như Tổng vụ trưởng Vụ cư sĩ giáo hội Phật giáo thống nhất Thích Quảng Long, ni sư Huỳnh Liên, linh mục Phan Khắc Từ.

Ở nhiều đô thị khác, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu cũng phát triển mạnh mẽ. Tại Huế, vào cuối năm 1974, các tầng lớp nhân dân ở đây đã tổ chức hai cuộc biểu tình lớn. Ngày 8-9, gần 5.000 người tuần hành qua nhiều đường phố, giương cao và hô vang các khẩu hiệu tố cáo Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu độc tài, tham nhũng, đòi tự do, dân chủ, đòi hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Pari. Trong cuộc tuần hành này, Bản cáo trạng số 1 đã được công bố, vạch rõ nhiều trọng tội của Nguyễn Văn Thiệu, trong đó có các tội: lợi dụng quyền hành để xây dựng và chiếm đoạt nhà cửa, đất đai, đầu cơ phân bón, lúa gạo, buôn lậu thuốc phiện… Một tuần sau, ngày 15-9, nhân dân Huế lại xuống đường biểu tình, tuần hành. Lần này, số người tham gia lên đến 5 vạn người. Đoàn biểu tình đấu tranh đòi Nguyễn Văn Thiệu trả lời về 6 tội đã công bố trong Bản cáo trạng số 1. Cùng vào thời gian này, một đài phát thanh bí mật xuất hiện, hằng ngày phát sóng 3 giờ, công bố Bản cáo trạng số 1 và vạch trần các tội trạng của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Phong trào đấu tranh của nhân dân Huế chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu độc tài, tham nhũng nhanh chóng phong trào thành cao trào của các đô thị trên khắp miền Nam.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân được đẩy mạnh, đặc biệt là tại Cần Thơ - đô thị lớn nhất miền Tân Nam Bộ, trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của chế độ Sài Gòn. Tại đây, các cuộc đấu tranh chống chính quyền Nguyễn Văn thiệu độc tài, tham nhũng đã thu hút nhiều tầng lớp xã hội tham gia, hưởng ứng. Vào những tháng cuối năm 1974, phong trào đấu tranh chính trị ở đây bùng phát mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh phong phú và với sự góp mặt của nhiều giới như: các tăng ni, phật tử và nhà chùa tổ chức nhiều cuộc hội thảo, thu thập tài liệu chứng cứ, ra tuyên bố chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tham nhũng, đòi hòa bình, hòa hợp, hòa giải dân tộc; học sinh, sinh viên đấu tranh chống tăng học phí, tổ chức các hoạt động giúp đỡ tù chính trị, đồng thời tố cáo hành động tra tấn, đối xử hà khắc và điều kiện giam giữ tồi tệ trong các nhà tù của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Đáng chú ý, trong các cuộc biểu tình, tuần hành, phụ nữ thường chiếm số đông và luôn giữ vai trò nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chính trị ở nông thôn cũng như thành thị. Lúc này, Phong trào phụ nữ đòi quyền sống, Ủy ban đòi thi hành Hiệp định Pari ra mắt, tập hợp lực lượng và tiến hành các cuộc đấu tranh trực diện với địch.

Gần hai năm sau Hiệp định Pari, cùng với mũi tiến công quân sự, phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị miền Nam phát triển ngày càng sâu rộng, thu hút các tầng lớp xã hội tham gia, góp phân thúc đẩy nhanh sự khủng hoảng toàn diện của chính quyền Sài Gòn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 07:20:47 am »

Sau khi rút quân khỏi miền Nam, R. Níchxơn vẫn cam kết ủng hộ chính quyền Thiệu, nhưng những khó khăn nội bộ đã không cho phép R. Níchxơn giữ vững cam kết. Quốc hộ Mỹ đã tỏ ra kiên quyết hơn trong việc hạn chế quyền lực Tổng thống Mỹ trong các vấn đề về Nam Việt Nam. Vào ngày 3-4-1974, Ủy ban quân lực Thượng nghị viện, với quyền hạn của mình, đã bỏ phiếu phủ quyết việc tăng ngân sách viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa, giảm viện trợ trong năm tài khóa 1974-1975 cho Việt Nam Cộng hòa xuống dưới 1 tỉ đôla. Đây là lần đầu tiên trong vòng 10 năm (1964-1973), Quốc hội Mỹ chỉ chuẩn chi khoản ngân sách viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa ở mức dưới 1 tỉ đôla(1). Trước quyết định này của Quốc hội, Tổng thống mỹ R. Níchxơn tỏ thái độ rất thất vọng, nhưng ông ta không thể đảo ngược quyết định đó. Lúc này, vụ bê bối Oatơghết (Watergate) buộc Tổng thống R. Níchxơn phải từ chức vào ngày 9-8-1974. Người kế nhiệm R. Níchxxơn, G. Pho (Gerald Ford), tuy vẫn cma kết ủng hộ Thiệu, nhưng chỉ “trong giới hạn cho phép”.

Trong điều kiện nền kinh tế - quân sự Sài Gòn phụ thuộc vào nguồn viện trợ Mỹ tới 90%, thì việc chính quyền Mỹ không thể giữ đúng lời cam kết và việc Quốc hội nước này chi chuẩn chi 50% tổng số tiền đề nghị viện trợ cả gói cho Việt Nam Cộng hòa trong năm tài khóa 1974-1975 là đòn giáng nặng vào chính quyền Sài Gòn(2). Vào nửa cuối của năm 1974, kinh tế Sài Gòn đã bộc lộ sự sa sút nghiêm trọng. Lạm phát tăng vọt, trong khi sức sản xuất của nền kinh tế giảm hơn 75% (dự tính đạt 100 triệu đôla, nhưng chỉ đạt 25 triệu đôla). Cán cân thương mại thâm hụt tới 750 triệu đôla - biểu hiện rõ nét của một nền kinh tế phụ thuộc, với tỉ lệ nhập siêu lớn gấp 30 lần sơ với khả năng tự chi trả của chính bản thân nền kinh tế miền Nam. Việc Mỹ cắt giảm viện trợ kinh tế cho chính quyền Sài Gòn mặc dù được thực hiện thừng bước (năm tài khóa 1972-1973 là 753 triệu đôla, năm tài khóa 1973-1974 là 601 triệu đôla và năm tài khóa 1974-1975 là 400 triệu đôla), nhưng hiệu ứng do sự sụt giảm viện trợ kinh tế gây ra là rất to lớn, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế này đang phải đảm bảo cho bộ máy chiến tranh khổng lồ. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, chính quyền Thiệu vẫn hối thúc và nỗ lực thực hiện kế hoạch lấn chiếm toàn bộ vùng giải phóng và ổn định tình hình miền Nam. Để phục vụ cho mục tiêu này, trên lĩnh vực xây dựng quân đội, chính quyền Sài Gòn thực hiện kế hoạch hiện đại hóa dài hạn (1973-1975), trong đó tổ chức hai lực lượng chiến lược: lực lượng dã chiến (gồm quân đoàn bộ binh, các sư đoàn dù, lính thủy đánh bộ, biệt động quân) và lực lượng lãnh thổ (bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự…) Gánh nặng của kế hoạch về ổn định chính trị -xã hội và phát triển quân đội mà chính quyền Sài Gòn vạch ra vượt quá khả năng nguồn tài chính có thể đảm đương. Từ đây, nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu với khả năng thực tế, và chính mâu thuẫn này đã khiến cho các lĩnh vực quốc phòng - an ninh lãnh thổ(3), cũng như kinh tế, chính trị - xã hội của chính quyền Sài Gòn rơi vào trạng thái khủng hoảng triền miên và không có lối thoát. Mâu thuẫn nội bộ chính quyền, vì vậy, đã gay gắt càng gay gắt thêm. Trong Chính phủ Sài Gòn, gia tăng sự chống đối lẫn nhau giữa các phe nhóm, đặc biệt, nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn tỏ rõ thái độ chống đối khá quyết liệt và đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Trong bối cảnh chính trị đó, các tướng lĩnh thất sủng nhưng chưa hết tham vọng quyền bính, đã đứng ra thành lập những nhóm chính trị mới, sẵn sàng tham gia vào công việc điều hành chính phủ và quân đội Sài Gòn. Một số quan chức trong chính quyền lâu nay dựa dẫm vào Mỹ và Nguyễn Văn Thiệu để thăng tiến, thì nay trở nên hoang mang, dao động mạnh. Trên nền tảng bất ổn của chính quyền Sài Gòn, quân đội - lực lượng nòng cốt của chế độ Sài Gòn, đang mất dần khả năng và tinh thần chiến đấu.

Kết thúc năm 1974, tình hình chiến trường và những nhân tố liên quan tới cuộc chiến Việt Nam đang trên đà chuyển biến mau lẹ. Cuộc tiến công của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam đẩy quân đội Sài Gòn vào thế co cụm, phòng thủ. Phong trào đấu tranh chính trị ở một loạt đô thị trên toàn miền dâng cao. Nội bộ chính quyền Sài Gòn chia rẽ sâu sắc. Xuất hiện những lực lượng, những tổ chức chính trị, xã hội chống đối chính quyền và cá nhân Nguyễn Văn Thiệu ngay giữa lòng Sài Gòn. Trong khi đó, viện trợ quân sự, kinh tế của chính quyền Mỹ dành cho chế độ Thiệu đang suy giảm mạnh. Đó là những điều kiện quan trọng mà ta cần chớp lấy để đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tới thắng lợi cuối cùng.


(1) Được tin Ủy ban quân lực của Quốc hội Mỹ bỏ phiếu cắt bớt viên trợ cho Việt Nam Cộng hòa trong năm 1974, Nguyễn Văn Thiệu liền dựng lên sự kiện Quân giải phóng đánh chiếm Tống Lê Chân, một vị trí phòng mgự nhỏ phía tây Sài Gòn, vào ngày 11-4-1974. Thực ra, Quân giải phóng chỉ tiến vào vị trí này khi quân Sài Gòn đã di chuyển đi nơi khác. Lấy cớ Quân giải phóng đang mở cuộc tiến công lớn, ồ ạt vào tuyến phòng thủ Sài Gòn, Thiệu, một mặt, mở cuộc tuyên truyền rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng của Sài Gòn, rằng cộng sản Hà Nội đã phá hoại Hiệp định Pari; mặt khác, rút đoàn đàm phán chính trị của Việt Nam Cộng hòa tại Clêmentê (Honululu), đồng thời, chủ trương phá hoại hoạt động giám sát ngừng bắn của Ban liên hợp quân sự. Bằng cách làm này, Thiệu nhằm tạo ra tác động nhất định đối với Quốc hội Mỹ, nhằm có thể xoay chuyển quyết định cắt giảm viện trợ ngày 3-4-1974. Tuy nhiên, điều mà Thiệu trông mong đã không diễn ra; Quốc hội Mỹ vẫn giữ nguyên quyết định này và cắt giảm việt trợ cho Việt Nam Cộng hòa đã được Quốc hội Mỹ ban hành thành luật vào tháng 7-1974. Dẫn theo Giôdép A. Amtơ: Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1985, tr. 447-450.
(2) Chính quyền Mỹ đề nghị: 1 tỉ 500 triệu đôla cho quân sự, 800 triệu đô la cho kinh tế, nhưng Quốc hội chỉ chuẩn chi lần lượt là: 700 triệu đôla cho quân sự, 400 triệu đola cho kinh tế.
(3) Theo phiếu trình về Tình trạng thiếu hụt các mặt của quân lực Việt Nam Cộng hòa tháng 10-1974 của Văn phòng Tham mưu trưởng - Bộ Tổng tham mưu quân lực Việt Nam Cộng hòa lên Tổng thống Nguyễn Văn thiệu, ngày 9-11-1974, thì, với mực viện trợ quân sự 700 triệu đôla, chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu: đạn dược thiếu 41%, nhiên liệu thiếu 71%; y phục thiếu 37%; truyền tin thiếu 60%; quân nhu thiếu ^85, quân cụ thiếu 65%; công binh thiếu 85%; không quân thiếu 75%; hải quân thiếu 83%. Dẫn theo Bộ Quốc phòng - Quân khu 7: Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1954-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 566.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Ba, 2011, 07:29:35 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:29:32 am »

II - MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ,
VĂN HÓA - XÃ HỘI, TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH
QUÂN SỰ

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, hậu phương miền Bắc phải đối mặt với những khó khăn gay gắt trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của không quân, hải quân Mỹ (từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973) đã gây ra cho miền Bắc những tổn thất nặng nề(1); để khắc phục hậu quả ấy, không thể trong ngày một, ngày hai. “Tính chung, thiệt hại trực tiếp về mặt vật chất do chiến tranh gây ra cho nền kinh tế (miền Bắc) lên đến 3.700 triệu đồng, bằng 40% tổng số tài sản cố định và tài sản lưu động có trước chiến tranh. Ngoài việc phá hoại nền kinh tế về mặt vật chất, cuộc chiến tranh ác liệt và kéo dài còn gây trở ngại hoặc có mặt lâm đảo lộn nền nếp công tác quản lý của Nhà nước cùng các mối quan hệ khác của đời sống xã hội…, nhất là về các mặt quản lý lao động, vật tư, quản lý khoa học, kỹ thuật, quản lý thị trường, giá cả v.v. từ đó phát sinh thêm những nhân tố tiêu cực tác động đến nên kinh tế vốn bị chiến tranh tàn phá… Chiến tranh làm cho sự phát triển của nền kinh tế miền Bắc chậm lại khoảng 12-13 năm”(2).

Bên cạnh nguyên nhân chiến tranh, trong công tác lãnh đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm, hạn chế, thiếu sót; nhất là việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức thực hiện. Bộ máy quản lý nhà nước, quản lý kinh tế chưa được tăng cường đúng mức, năng lực quản lý còn yếu. “Trong thời kỳ có chiến tranh, Bộ Chính trị tập trung sức vào các vấn đề đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và ngoại giao là đúng, nhưng còn coi nhẹ lãnh đạo kinh tế, lãnh đạo công tác quản lý nhà nước. Bộ Chính trị chưa dành thời gian thích đáng để giải quyết các vấn đề lớn về kinh tế. Trong khi đó, Ban Bí thư và Thường vụ Chính phủ chưa được kiện toàn để bao quát công việc tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc”(3).

Toàn bộ tình hình trên đây khiến cho đời sống kinh tế - xã hội ở miền Bắc sau chiến tranh gặp nhiều khó khăn gay gắt: lao động xã hội và tiềm lực kinh tế chưa được tận dụng; trong khi đó, mức sản xuất xã hội rất thấp, làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất khẩu thấp xa so với nhập khẩu, nhiều mặt thiết yếu về sản xuất và tiêu dùng còn phải dựa vào bên ngoài, sản xuất trong nước không đảm bảo tái sản xuất, quan hệ sản xuất chưa được củng cố, hiện tượng tiêu cực và không lành mạnh trong xã hội còn nhiều, đơi sống của nhân dân còn khó khăn.

Trong khi miền Bắc đang phải gồng mình để khắc phục hiệu quả chiến tranh, thì cũng là lúc nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là từ Liên Xô, Trung Quốc giảm mạnh. Nếu như năm 1969, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đạt tới 1.000.796 tấn, thì đến năm 1973, con số đó sụt xuống còn 724.512 tấn. Năm 1972, viện trợ của Liên Xô là 332 triệu rúp và Trung Quốc là 120 triệu nhân dân tệ. Năm 1974, con số tương tự là: Liên Xô 98 triệu rúp, Trung Quốc 45 triệu nhân dân tệ. Chri riêng về viện trợ quân sự năm 1973, các nước anh em, mà chủ yếu là từ Liên Xô và Trung Quốc giành cho ta chỉ bằng 60% của năm 1972, năm 1974 bằng 34% và năm 1975 bằng 115. Sự giảm sút nguồn viện trợ từ bên ngoài tác động nhất định tới công cuộc khôi phục miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam. Hơn lúc nào hết, khi chiến tranh chuyển sang giai đoạn mới với yêu cầu đánh lớn, đánh mạnh, việc đảm bảo hậu cần, trang bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược (đặc biệt là đạn pháo lớn), cũng như lương thực, thực phẩm, thuốc men ngày một tăng… Thực tiễn 20 năm chiến tranh giải phóng, đặc biệt là từ khi đế quốc Mỹ đưa chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, hậu phương chiến lược đã có những nỗ lực to lớn để cùng một lúc, đảm bảo duy trì và giữ vững sản xuất, ổn định đời sống nhân dân; đồng thời đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân, hải quân Mỹ, tăng sức chi viện cho chiến trường miền Nam, xứng đáng là nhân tố thường xuyên quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trước đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới, yêu cầu cấp bách đặt ra trong toàn dân, toàn quân ở hậu phương là phải nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi và phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường sức mạnh quân sự, chi viện toàn diện, mạnh mẽ sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam, làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng hai nước Lào và Campuchia.


(1) Trong hai lần đánh phá miền Bắc Việt Nam, không quân, hải quân Mỹ đã ném 9 triệu tấn bom; tính bình quân cứ 1 km2 phải hứng chịu 6 tấn, mỗi đầu dân phải chịu tới 45 kg gom. Bom đạn gây ra bao tổn thất, mất mát và đau thương: hơn 80.000 người chết và hơn 120.000 người bị thương; tất cả các cơ sở kinh tế và quốc phòng bị đánh phá; nhiều thành phố, thị xã và thị trấn bị hủy hoại; hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển cùng hệ thống kho tàng, bến bãi, trường học, chùa chiền, nhà thờ trên miền Bắc bị oanh tạc dữ dội… Chiến tranh phá hoại còn làm cho hàng trăm nghìn hécta đất trồng bị cày xới, hoang hóa; nhiều bến sống, lạch biển còn bị thủy lôi, bom từ trường.
(2), (3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr. 284, 290.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:32:25 am »

Một ngày sau khi Hiệp định Pari được ký tắt, ngày 24-1-1973, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị về những việc trước mắt trong giai đoạn cách mạng mới, lưy ý các ngành, các cấp phải chú trọng, khẩn trương ổn định đời sống và sản xuất, phục hội và bảo đảm giao thông, giúp đỡ những địa phương, những gia đình bị bom đạn Mỹ tàn phá nặng, giải quyết chỗ ở cho nhân dân thành thị. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ triệu tập hội nghị bàn biện pháp giải quyết nhà ở cho nhân dân các thành phố, thị xã bị chiến tranh tàn phá(1). Mội nhiệm vụ cấp bách khác là phải nhanh chóng khôi phục những tuyến giao thông huyết mạch, đặc biệt là cầu Long Biên. Ngay từ cuối tháng 1-1973, các công ty cầu 1, cầu 7 thuộc Tổng cục Đường sắt, Cục Công Trình II - Bộ Giao thông vận tải, công trường lắp máy - Bộ Kiến trúc, đã tổ chức lực lượng khôi phục cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Trong hai lần chiến tranh phá hoại, chiếc cầu dài 1.500 m này bị bom Mỹ phá hủy 9 nhịp và 4 trụ. Sau 3 tháng, ngày 4-3-1973, chiếc cầu quan trọng này đã được thông xe. Cùng thời gian, 7 ga đường sắt cùng hệ thống thông tin, tín hiệu giao thông cũng được khôi phục, đưa vào sử dụng.

Trong các ngày 15, 16, 18, 19-6-1973, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, nghe Thường vụ Hội đồng Chính phủ và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước báo cáo về nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm (1973-1975), Bộ Chính trị chỉ rõ tầm quan trọng cũng như phương hướng cơ bản của kế hoạch này và khẳng định: “Kế hoạch nhà nước, 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế phải được xây dựng và thực hiện một cách tích cực, vững chắc, chủ động, cân đối trên cơ sở phát huy mọi khả năng và thuận lợi của đất nước ta”(2).

Tiếp đó, cuối năm 1973, đầu năm 1974, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 22, đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc trong 2 năm (1974-1975) với nhiệm vụ: “Nhanh chóng hoàn thành việc hàn gắn những vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thật của chủ nghĩa xã hội; củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mọi mặt, ổn định tình hình kinh tế và đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng, ra sức chi viện cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng vùng giải phóng của đồng bào miền Nam”(3). Để hoàn thành nhiệm vụ cấp bách trước mắt đó, hội nghị thông qua phương hướng kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế trong 2 năm (1973-1974). Mục tiêu của kế hoạch này là:

1 - Đưa mức sản xuất của từng ngành kinh tế, từng đơn vị kinh tế lên bằng kế hoạch và cao hơn mức sản xuất đã đạt được trong hai năm 1965 và năm 1971 (là 2 năm kinh tế miền Bắc đạt tỷ lệ cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, phấn đấu để tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân đủ cho quỹ tiêu dùng xã hội và có tích lũy vào năm 1976;

2 - Củng cố và hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong cả hai khu vực quốc doanh và tập thể, khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế và xã hội.

3 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý từ trung ương đến địa phương, giải quyết tốt các vấn đề trước mắt, đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài phát triển kinh tế, văn hóa;

4 - Bảo đảm đầy đủ các yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội miền Bắc sau chiến tranh, Chính phủ tiến hành tổng kiềm kê tài sản (10-1973) và tổng điều tra dân số trên toàn miền Bắc (4-1974). Đồng thời, Hội đồng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định, chỉ thị, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 2 năm 1974-1975.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp bộ đảng, chính quyền, đoàn thể và với một khí thế của người chiến thắng, các tầng lớp nhân dân ta trên miền Bắc bền bỉ khắc phục khó khăn, thiếu thốn, ra sức phục hồi và đẩy mạnh sản xuất.


(1) Viện Sử học: Việt Nam - những sự kiện lịch sử (1945-1975), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr. 485.
(2), (3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr. 72, 397.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:36:55 am »

Trên lĩnh vực khôi phục kinh tế, ngay trong năm 1973, nhiều công trình như Nhà máy giấy Việt Trì, Đập nước Bái Thượng, nhà máy điện Hàm Rồng, Nhà máy điện Uông Bí, Lò cao số 1, số 2 Khu gang thép Thái Nguyên… được phục hồi và đi vào sử dụng. Năm 1974, một loạt các công trình khắc phục đang xây dựng mới, hoặc được phục hồi, đi vào sản xuất như Nhà máy điện Ninh Bình, Công trình thủy lợi Cống Lâm, Nhà máy chè Yên Bái, Nhà máy đóng tàu Bến Kiến (Hải Phòng), Nhà máy đóng tàu Sông Lô, các trại bò sữa Mộc Châu…

Phục hồi và phát triển giao thông vận tải là một nhiệm vụ cần kíp của miền Bắc những năm sau chiến tranh. Nhàn nước tập trung nhân lực, vật tư, ưu tiên khôi phục hệ thống cầu cống và các tuyến giao thông quan trọng.

Trên lĩnh vực nông nghiệp, tháng 8-974, Hội nghị nông nghiệp vùng đồng bằng và trung du được tổ chức tại Thái Bình, với sự tham gia của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ. Hội nghị tập trung bàn bạc vấn đề tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; tiếp sau hội nghị này, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị mở cuộc vận động lớn Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp nhằm cải tiến một bước quản lý nông nghiệp từ cơ sơ theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nội dung cuộc vận động là tổ chức sắp xếp lại ruộng đất, lao động, các cơ sở vật chất - kỹ thuật trong các hợp tác xã trên địa bàn cấp huyện.

Cùng với quá trình tổ chức lại sản xuất và cải tiến công tác quản lý, sản xuất nông nghiệp, Chính phủ còn dành một số vốn lớn đầu tư cho khu vực kinh tế nông nghiệp; chỉ riêng thủy lợi, nếu so với những năm từ 1955 đến 1957 thì những năm 1972-1975, số ốn đầu tư của Nhà nước tăng 6 lần. Những năm này, với sự đầu tư và hỗ trợ hiệu quả của Nhà nước, cơ sở vật chất, kỹ thuật của các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp được tăng cường. Phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp đồng bằng được trang bị cơ khí. Bên cạnh nông nghiệp, thời kỳ này, Nhà nước dành một số vốn đầu tư cho công nghiệp, cho văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế.

Với những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta, 2 năm sau Hiệp định Pari, kinh tế - xã hội miền Bắc đã có bước tiến mới trên tất cả các mặt. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, năm 1974, sản lượng lúa cả năm đạt 5,5 triệu tấn (năm 1973 đạt 21,4 tạ/ha). Năm 1974, cả miền Bắc có 9 tỉnh, 107 huyện và 4.200 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc/ha trên ruộng 2 vụ lúa. Thái Bình là tỉnh đi đầu về năng suất lúa của miền Bắc, đạt trên 7 tấn thóc/ha. Lần đầu tiên trên miền Bắc, có hợp tác xã đạt hơn 12 tấn thóc/ha ở trên ruộng 2 vụ lúa là hợp tác xã Bình Đà 1 và 2 của tỉnh Thái Bình, hợp tác xã Xuân Tiến của tỉnh Hà Nam Ninh. Năng suất hoa màu chủ yếu là ngô, cũng cho sản lượng cao, trên 16 tấn/ha, đạt tổng sản lượng 132.600 tấn vào năm 1974. Khoai tây trở thành một trong những cây trồng chính của vụ đông, diện tích tăng 3 lần, sản lượng tăng hơn 4 lần, nâng suất bình quân đạt trên 100 tạ/ha. Khoai lang đạt 731.000 tấn, v.v… Bên cạnh đó, công tác khai hoang, phục hóa và trồng mới rừng cũng đạt kết quả khá.

Bên cạnh những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nhiệp, thủ công nghiệp có bước tiến đáng kể. Giá trị sản lượng công nghiệp, thủ công nghiệp cũng vượt kế hoạch 4% so với năm 1973 và tăng 15%. Trên lĩnh vực khai khoáng, mặc dù chưa đạt như mức năm 1965, nhưng sản lượng than đã vượt 12% kế hoạch đề ra; sản lượng điện vượt kế hoạch 2% và tăng 56% so với năm 1965; sản lượng cơ khí tăng gấp đôi(1). Nhiều bến cảng, đường giao thông thủy, bộ được phục hồi nhanh chóng, nhiều cầu được sửa chữa, xây dựng lại.

Trên mặt trận rà phá, tháo gỡ bom mìn, thủy lôi nhằm khơi thông luồng sông, lạch biển, trung tuần tháng 3-1973, Quân chủng Hải quân sử dụng Trung đoàn 171 được tăng cường lực lượng và phương tiện của Trung đoàn 172 phối hợp với các ngành của Nhà nước và lực lượng vũ trang các địa phương bắt đầu triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tính đến ngày 31-3-1973, lực lượng rà quét của ta đã phá nổ được 2.867 quả thủy lôi và mìn, trong số đó có 888 quả thuộc khu vực ven biển, cửa sông và luồng lạch dẫn vào cảng Hải Phòng. Ngoài số thủy lôi, bom từ trường do lực lượng rà quét của ta phá nổ, số còn lại, theo nguyên lý hoạt động, đã tự kích nổ hoặc mất hiệu lực trong khoảng thời gian nhất định. Sau đợt rà quét này, tàu biển trọng tải lớn bắt đầu vào được cảng Hải Phòng, tiếp đó là các cảng Hòn Gai, Cẩm Phả, sông Mã, sông Gianh, sông Nhật Lệ, cửa Tùng. Nhưng để đảm bảo chắc chắn và an toàn lâu dài, Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng tiếp tục công tác rà quét kiểm tra trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6-1973. Đầu tháng 4, Quân chủng Hải quân và lực lượng các khác tiếp tục khoanh vùng, chia ô rà quét kiểm tra ở hai khu vực lớn là vùng biển Đông Bắc và vùng biển từ Hải Phòng trở vào. Sau hơn 3 tháng tiến hành rà quét thủy lôi, bom mìn ở các cửa sông, cửa biển, lực lượng quân đội cùng với các ngành và các địa phương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đưa hoạt động của tàu tuyền vào các cửa sông, cảng biển trở lại bình thường.


(1) Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr. 623.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:41:24 am »

Cùng trong thời gian này, thực hiện Nghị định thư được ký kết tại Hội nghị Pari, Mỹ đã triển khai lực lượng và phương tiện rà phá, tháo gỡ số bom, mìn và thủy lôi mà họ đã thả xuống các cửa sông, cửa biển luồng lạch trên miền Bắc trong cuộc chiến tranh phá hoại vừa qua. Đầu tháng 2-1973, Mỹ điều Biên đội đặc nhiệm số 18, gồm 503 sĩ quan, binh sĩ, cùng 17 tàu chiến và tàu vớt mìn, 45 máy bay lên thẳng, do Phó đô đốc Mác Câu (B. Mc Cauly) chỉ huy, thực thi nhiệm vụ rà phá thủy lôi, bom mìn. Trong đợt đầu tiên, từ ngày 6 đến ngày 20-3-1973, lực lượng Mỹ sử dụng 143 lần chiếc trực thăng, quét 1.547 lần, nhưng chỉ phá nổ được 3 quả thủy lôi ở cửa Nam Triệu (Hải Phòng)(1). Mặc dù đã cam kết tuân thủ các quy định của Nghị định thư về tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá hủy mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng phía Mỹ chẳng những không thực hiện việc quét mìn ở các sông, mà còn không đưa ra một kế hoạch cụ thể, không điều đủ lực lượng, phương tiện cần thiết cho hoạt động này. Ngày 17-4-1973, vin cớ quân và dân ta ở miền Nam đánh chiếm các vị trí của quân đội Sài Gòn và xem đó là sự vi phạm Hiệp định Pari, phía Mỹ ngừng việc rà quét, rút Biên đội 18 về cảng Subích (Philíppin), thực chất là nhằm kéo dài việc rà quét, hạn chế hoạt động của tàu, thuyền, nhất là tàu của các nước Liên Xô, Trung Quốc chở hàng viện trợ cho ta. Trước thái độ và hành động cố tình dây dưa của Mỹ, ta đã kiên quyết, khôn khéo đấu tranh từng bước trên cơ sở pháp lý của bản Nghị định thư, buộc Mỹ phải nhận rõ trách nhiệm của mình; đại diện của ta đã gặp đại diện của Mỹ tại Pari đòi Mỹ phải nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết tại Hội nghị Pari.

Ngày 18-6-1973, Mỹ đưa lực lượng trở lại vùng biển miền Bắc, thực hiện rà quét có tính chất kiểm tra lần cuối và lần lượt ra thông báo sau khi rà quét ở từng luồng. Đợt quét kiểm tra của lực lượng Mỹ kéo dài gần 20 ngày, trên 10 luồn: Nam Triệu, Hòn Gai, Cẩm Phả, Lạch Huyện, cửa Cấm, cửa Hội, sông Gianh, Hòn La, cửa Sót, Quang Hưng. Sau khi hoàn thành công việc, ngày 4-7-1973, Mỹ trao cho ta thông báo chi tiết kết quả quét mìn trên 10 luồng (không phá nổ quả nào). Ngay sau phiên họp giữa đại diên của Chính phủ ta với đại diện của Mỹ, xác nhận kết quả rà quét, Biên đội đặc nhiệm 18 rời khỏi hải phận nước ta vào chiều 18-7-1973(2).

Thắng lợi của công tác, rà phá bom, mìn, thủy lôi trên vùng biển miền Bắc có ý nghĩa lớn về kinh tế, quân sự, chính trị, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận nguồn hàng viện trợ từ bên ngoài.

Trên mặt trận văn hóa, miền Bắc đã giành được những kết quả đáng tự hào. Năm học 197e-1975, có 6.630.900 người đi học. So với số dân miền Bắc lúc ấy là 21.700.000 người thì cứ gần 4 người có 1 người đi học. Số lượng sinh viên có 55.475 người với 39 trường đại học, số học sinh, sinh viên hệ trung học chuyên nghiệp có 69.813 người với 195 trường. Hầu hết trẻ em đến độ tuổi đi học đều được đến trường. Xã có trường cấp I, cấp II, huyện có trường cấp III. Số người có trình độ học vấn lớp 4 trở lên trong tổng số nhân khẩu từ 11 tuổi trở lên chiếm 46,7%. Số người có trình độ học vấn lớp 7 trở lên trong tổng số nhân khẩu từ 14 tuổi trở lên chiếm 27,9% và số người có trình độc học đại học, trung học chuyên nghiệp từ lớp 10 trở lên trong tổng số nhân khẩu từ 18 tuổi trở lên là 2,8%. Năm 1974, miền Bức có 1.513 bác sĩ (năm 1965 có 1.525 bác sĩ); 21.035 y sĩ (năm 1965 có 8.043 y sĩ); 43.500 y tá (năm 1965 có 38.928 y tá). Tính bình quân cứ một vạn dân thì có 11,7 bác sĩ, y sĩ (năm 1965 là 5,2 bác sĩ và 7 sĩ); 45 giường bệnh (năm 1965 là 38 giường bệnh). Xã có trạm y tế và nhà hộ sinh, huyện có bệnh viện được trang bị khá(3). Những thành tựu về văn hóa, giáo dục và y tế nêu trên đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Nhìn chung, cho đến hết năm 1974, trên một số mặt quan trọng, miền Bắc đã đạt và vượt mức sản xuất năm 1965 và năm 1971. Đó là điều kiện đảm bảo cho miền Bắc vươn lên đáp ứng đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống Mỹ trong giai đoạn cuối cùng.

Trong hoàn cảnh vừa phải khắc phục hậu quả của hai cuộc chiến tranh phá hoại, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, vừa không ngừng chi viện sức ngời, sức của cho đồng bào, chiến sĩ miền Nam và làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia, thì hành quân và thành tựu trên đây của nhân dân miền Bắc là rất quan trọng. Những thành tự đó đã được Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV khẳng định: “Sau 20 năm cải tạo, xây dựng miền Bắc đã bước đầu kiến thiết và xác lập được một hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa với quan hệ sản xuất tiên tiến, cùng những cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội, cùng một nhà nước chuyên chính vô sản được củng cố và một thệ thống tư tưởng, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa được đặt trên những nền móng vững chắc, đem lại thay đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực”(4).


(1) Trong đợt này, lực lượng rà phá của Mỹ bị thiệt hại 1 tàu quét và 1 máy bay lên thẳng CH 53.
(2) Nguyễn Quốc Dũng: Hải Phòng hai lần chống phong tỏa, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 138, 139, 140.
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 34.
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 34.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:49:33 am »

Ngay từ tháng 3-1973, đoàn cán bộ Tổng cục Hậu cần gồm Chủ nhiệm và các Cục trưởng được điều vào chiến trường miền Nam để chuẩn bị kế hoạch chi viện 3 năm 1973-1`975, xây dựng các cơ sở hậu cần tại chỗ, cùng cố hệ thống giao thông vận tải, kho tàng, bến bãi, nâng cao khả năng tiếp nhận hàng hóa… Tiếp đó, tháng 6-1973, Tổng cục Hậu cần quyết định tổ chức lại các tuyến vận tải ở Quân Khu 4 thành 4 binh trạm, thành lập thêm 2 trung đoàn xe và đoàn phụ trách tuyến giao liên chuyển thương binh ra miền Bắc.

Đảng, Nhà nước và quân đội đã tập trung đầu tư mọi lực lượng, phương tiện cho việc củng cố và xây dựng chất lượng hệ thống vận tải chiến lược Trường Sơn; xây dựng, mở rộng cơ bản cả 2 hệ thống đường chiến lược phía đông và phía tây. Tập trung cho công tác mở đường, Nhà nước, quân đội, các ngành, các cấp, các địa phương đã huy động hơn 36.000 người, hàng vạn ôtô vận tải và hàng trăm xe máy các loại. Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 12-7-1973, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã quyết định sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Bộ Tư lệnh 559. Từ đây, Bộ Tư lệnh 559 được đổi thành Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Phần lớn các trung đoàn và tiểu đoàn vận tải thực thuộc Bộ Tư lệnh được tập trung xây dựng lại thành 2 sư đoàn ôtô 571 và 471. Sư đoàn 571 có nhiệm vụ vận chuyển trên cung đường từ Đông Hà, Cam Lộ đến Ka Nốt, Sư đoàn 471 từ ka Nốt tới Ngã ba biên giới; Sư đoàn khu vực 470 vào tới Nam bộ. Các sư đoàn khu vực khác được tổ chức thành sư đoàn công binh phục vụ chiến đấu và mở đường. Từ tháng 11-1973 đến tháng 5-1974, lực lượng vận tải gồm 8 trung đoàn ôtô thuộc các Sư đoàn 571, 471, 472 và 470, tổ chức vận chuyển hàng chủ yếu theo các trục đường phía tây Trường Sơn đến các chiến trường Tây Nguyên, Lào, Campuchia và vào tới chiến trường miền Đông Nam Bộ.

Thực hiện yêu cầu của Bộ Tổng Tư lệnh, ngày 8-6-1972, Tổng cục Hậu cần quyết định chỉnh đốn tổ chức, xác định nhiệm vụ, phương hướng và phạm vi hoạt động cho Cục Vận tải. Trên tuyến phía Nam, Cục Vận tải sáp nhập 6 binh trạm (25, 8, 10, 11, 20 và 30) thành 4 binh trạm (30, 20, 8 và 11), trên cơ sở đó 16 tiểu đoàn xe gồm 49 đại đội tổ chức thành 2 đoàn xe trực thuộc là Đoàn xe 25 và Đoàn xe 10. đến tháng 10-1973, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển Đoàn xe 10 thành Đoàn xe 510 và đoàn xe 25 thành Đoàn xe ôtô vận tải 525. Toàn bộ lực lượng ôtô tập trung vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam. Các trạm chuyển quân, chuyển thương binh, bệnh binh được tổ chức thành những trạm lớn dọc theo quốc lộ 1A. Cuối năm 1973, Cục Vận tải thành lập Đoàn 174 phụ trách toàn bộ tuyến chuyển quân, chuyển thương bệnh binh từ nam Khu 4 ra hậu phương miền Bắc.

Cùng với việc chấn chỉnh tổ chức, các lực lượng vận tải chú trọng củng cố hệ thống kho tàng, bễn bãi. Trên tất cả các kho ở miền Bắc, đều được sắp xếp lại. Các kho của Đoàn 559 được tổ chức thành Trung đoàn kho cảng 541, có khả năng tiếp nhận từ 25.000 tấn đến 35.000 tấn hàng cùng một lúc. Một số kho có sức chứa từ 10.0000 đén 15.000 tấn được sắp xếp dọc các khu vực Cam Lộ, A Lưới, Bù Gia Mập… Đây là những kho nối liền hậu phương miền Bắc và cụm căn cứ chiến dịch, cụm hậu cần của các chiến trường trọng điểm ở Trị - Thiên, Khu 5, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ thông qua các tuyến đường vận tải chiến lược, chiến dịch.

Cục Vận tải có 2 trạm sửa chữa ôtô trực thuộc, 2 trạm sửa chữa của Đoàn ôtô 510 và 525, 2 trạm sửa chữa của Đoàn Hồng Hà và 1 trạm của Đoàn vận tải biển. Trên tuyến vận tải của hậu phương, hơn 500 xe các loại đã được trung tu, đại tu. 160.000 lượt xe đã được bảo dưỡng, 200 canô, xàlan được tiểu tu và trung tu. Còn trên tuyến vận tải chiến lược của Đoàn 559 có 3 xưởng trung tu, đại tu xe máy, mỗi xưởng có công suất từ 300 đến 500 xe một năm. Phong trào “sửa chữa nhanh, chất lượng tốt” do Bộ Quốc phòng đề ra đã được các tổng cục, các cơ quan và đơn vị trong toàn quân hưởng ứng sôi nổi. Trong 3 năm từ 1971 đến 1973, Đại đội 1 - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Cục Vận tải đã chạy xe 2,3 triệu kilômét an toàn, trở thành lá cờ đầu trong phong trào bảo đảm chạy xe tốt trong toàn quân.

Cuối năm 1973, tình hình chiến trường đang trên đà chuyển biến nhanh chóng, việc chi viện cho cách mạng miền Nam càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Ngày 17-11-1973, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 243-TTg về việc xây dựng, củng cố, mở rộng đường chiến lược Trường Sơn nhằm đáp ứng đòi hỏi của công tác chi viện chiến trường. Được giao thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Quốc phòng đã huy động một lực lượng lớn gồm 1 sư đoàn, 17 trung đoàn, 49 tiểu đoàn công binh trực thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn, 2.741 thanh niên xung phong và dân công, hàng nghìn xe máy các loại phục vụ cho việc thi công.

Có thêm lực lượng và phương tiện, tốc độ làm mới, nâng cấp, mở rộng mạng đường cả ở phía tây và phía đông Trường Sơn được đẩy nhanh. Tháng 11-1973, trục đường phía tây từ Thạch Bàn đến Bù Gia Mập dài 873 km đã thông xe; trục đương phía đông từ Thạch Bàn tới Giàng (Quảng Nam) dài 336 km, Hướng Hóa, Bản Đông - Mường Phìn dài 104 km, Xanavan - Atôpơ dài 320 km… cũng được hoàn thành vào đầu năm 1974..
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:53:03 am »

Vừa khẩn trương phục hồi và phát triển sản xuất, sửa chữa và mở rộng, tuyến đường chiến lược Bắc - Nam, miền Bắc đồng thời tăng sức chi viện cho chiến trường. Trong năm 1973, theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ đã yêu cầu các ngành, các địa phương hy động sức người, sức của, gấp rút thực hiện kế hoạch vận tải đột xuất cho chiến trường miền Nam. Sau 10 tháng thực hiện nhiệm vụ, đến tháng 9-1973, hậu phương lớn miền Bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam 140.000 tấn hàng, nhiều gấp 4 lần năm 1972. Trong số các mặt hàng này, có 80.000 tấn hàng quân sự và 10.000 tấn hàng dự trữ (chủ yếu là vũ khí). Bên cạnh đó, nửa đầu năm 1973, hơn 10 vạn cán bộ, chiến sĩ cùng nhiều sư đoàn, trung đoàn pháo binh, xe tăng, xe thiết giáp từ miền Bắc hành quân vào Nam, bổ sung cho chiến trường. Sự chi viện hiệu quả của hậu phương góp phần tăng cường thế và lực cho cách mạng miền Nam. Chỉ riêng lực lượng vũ trang, đến cuối năm 1972, khối chủ lực đã lên tới 310.000 cán bộ, chiến sĩ gồm 10 sư đoàn, 24 trung đoàn và 100 tiểu đoàn. Các sư đoàn chủ lực đều được biên chế đầy đủ số quân và trang bị(1). Quân ủy Trung ương, tại cuộc họp đoàn thể ngày 15-3-1974, nhận định: “So sánh tình hình địch, ta qua năm 1973, càng thấy rõ thế và lực cách mạng miền Nam đã tạo nên những chỗ mạnh rất cơ bản, đang trên đà phát triển, có đầy đủ điều kiện và khả năng tiến lên vững chắc”. Quân ủy Trung ương đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ quân sự cụ thể. Theo đó, trên chiến trường miền Nam, các đơn vị chủ lực Quân giải phóng vừa đánh, vừa xây dựng, từng bước nâng cao khả năng đánh tiêu diệt lớn, vừa đánh, vừa theo dõi phản ứng của địch để kịp thời có biện pháp đối phó. Ở miền Bắc, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, củng cố nền quốc phòng, tăng cường sức mạnh lực lượng vũ trang, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu của địch(2).

Ngay sau hội nghị Quân ủy Trung ương, các cơ quan của Bộ Tổng tham mưu khẩn trương triển khai nghiên cứu kế hoạch tác chiến hợp đồng binh chủng hợp thành, xây dựng và huấn luyện các binh chủng kỹ thuật, tổ chức kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho toàn quân(3). Theo đề nghị của Quân ủy Trung ương, Chính phủ và Bộ Quốc phòng, tháng 10-1973, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định việc thành lập các quân đoàn chủ lực nhằm đáp ứng yêu cầu tất yếu của cuộc chiến tranh trong giai đoạn cuối cùng.

Trên miền Bắc, ngày 14-10-1973, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 124/QF - QĐ, thành lập Quân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết Thắng. Đây là binh đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đoàn được biên chế sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 308, Sư đoàn 312 và Sư đoàn 320B, Sư đoàn phòng không 367, Lữ đoàn xe tăng 202, Lữ đoàn pháo binh 45, Lữ đoàn công binh 299. Trung đoàn thông tin 240, các đơn vị binh chủng và cơ quan. Hầu hết các đơn vị đứng chân trong đội hình quân đoàn đều là những đơn vị có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, trong đó có những đơn vị được thành lập ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân pháp. Do đây là binh đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta, nên bộ đã cử những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cao cấp quân đội có kinh nghiệm tác chiến lâu năm như Thiếu tướng Lê Trọng Tấn - Phó Tổng tham mưu trưởng, Thiếu tướng Lê Quang Hòa - Phó Chủ niệm Chính trị làm Tư lệnh và Chính ủy đầu tiên của quân đoàn. Dãy núi Tam Điệp - vùng tiếp giáp giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình là nơi đứng chân của quân đoàn trong những ngày đầu mới thành lập.

Ở miền Nam, ngày 17-5-1974, tại khu vực Ba Lòng, Quân đoàn 2 mang tên Binh đoàn Hương Giang được thành lập(4). Quân đoàn gồm 3 sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 304, Sư đoàn 325 và Sư đoàn 324; và các đơn vị binh chủng: Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 - Thiếu tướng Hoàng Văn Thái được cử làm Tư lệnh và Thiếu tướng Lê Linh được cử làm Chính ủy đầu triên của quân đoàn. Đây là binh đoàn chủ lực thứ hai của quân đội ta, thành lập ngay trên chiến trường. Căn cứ Ba Lòng (bên dòng sông Thạch Hãn) là nơi đứng chân của quân đoàn.

Tại miền Đông Nam Bộ, ngày 20-7-1974, Quân đoàn 4 mang tên Binh đoàn Cửu Long ra đời. Đồng chí Hoàng Cầm và đồng chí Hoàng Thế Thiện được cử làm Tư lệnh và Chính ủy đầu tiên của quân đoàn. Đứng chân trong đội hình Quân đoàn 4 gồm Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Trung đoàn pháo binh 24, Trung đoàn phòng không 71, Trung đoàn đặc công 249, Trung đoàn thông tin 69… Quân đoàn 4 đứng chân trên địa bàn chiến lược trọng yếu, ấp sát Sài Gòn - Gia Định làm quả đấm chủ lực mạnh, có sức uy hiếp trực tiếp trung tâm đầu não của chế độ Sài Gòn.

Sự ra đời của các quân đoàn ở cả hậu phương và ngay tại chiến trường đánh dấu bước trưởng thành và sự lớn mạnh của quân đội ta, đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn kết thức chiến tranh; sử dụng những binh đoàn lớn, có sức cơ động cao, tác chiến hợp đồng binh chủng để thực hiện những trận quyết chiến chiến lược, tạo tiền đề tiến lên giải phóng miền Nam.


(1) Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập II, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, tr. 458.
(2) Dẫn theo Viện Mác - Lênin - Viện Lịch sử Đảng: Những sự kiện lịch sử Đảng, Tập III Về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, 1954-1975, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985, tr. 710, 711.
(3) Ngày 5-4-1974, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 39 QUTƯ, thành lập Tổng cục Kỹ thuật trực thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác bảo đảm và quản lý trang bị, bảo đảm kỹ thuật trong toàn quân… Đồng chí Đinh Đức Thiện được cử giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục (Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm chức); các đồng chí Trần Sâm, Trần Đại Nghĩa, Vũ Văn Đôn, Nguyễn Văn Tiên giữ chức Phỏ Chủ nhiệm Tổng cục. Hơn 3 tháng sau, ngày 23-7-1974, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 18/QP-QĐ, thành lập Học viện Hậu cần trực thuộc Bộ Quốc phòng, trên cơ sở trường sĩ qnan hậu cần; có nhiệm vụ đào tạo, bổ thúc về công tác hậu cần cho cán bộ sơ cấp, trung cấp và cao cấp của ba quân chủng và ba thứ quân. Đồng chí Đại tá Hoàng Kiện được cử giữ chức Giám đốc; đồng chí Đại tá Trần Huy giữ chức Chính ủy.
(4) Quyết định số 67/QF - QP của Bộ Quốc phòng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM