Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 08:17:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 8  (Đọc 102798 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 07:58:00 am »

Ngày 28-3-1973, Ban liên hiệp quân sự bốn bên kết thúc nhiệm vụ. Từ ngày 29-3-1973, Ban liên hiệp quân sự hai bên Trung ương (gồm phái đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và phái đoàn quân sự chính quyền Sài Gòn) bắt đầu hoạt động và họp phiên đầu tiên. Phái đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn do là Trưởng đoàn. Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam Cộng hòa do Trung tướng Phạm Quốc Thuần làm Trưởng đoàn. Theo quy định của Hiệp định Pari, Ban liên hiệp quân sự hai bên Trung ương có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên miền Nam trong việc thực hiện các điều khoản về các vấn đề quân sự và trao trả tù binh bị bắt. Tuy nhiên, ngay từ phiên họp đầu, Phái đoàn Sài Gòn đã biểu lộ thái độ không nghêm chỉnh. Cùng với những hoạt động lấn chiếm vùng giải phóng đang gia tăng, thái độ và hành động của Phái đoàn đại biểu quân sự Sài Gòn khiến cuộc đấu tranh ở Ban liên hiệp quân sự hai bên diễn ra căng thẳng và quyết liệt, đặc biệt là việc trao trả số nhân viên quân sự và dân sự còn lại của hai bên. Dựa trên cơ sở pháp lý của Hiệp định Pari, đồng thời hiểu rõ về việc Chính phủ Mỹ muốn sớm nhận được hài cốt lính Mỹ chết tại Việt Nam, đoàn ta đã đấu tranh đòi Mỹ dùng ảnh hưởng của mình buộc chính quyền Sài Gòn, từ tháng 4-1973, đến tháng 3-1973, trao trả thêm cho ta 5.078 nhân viên dân sự và 130 nhân viên quân sự; ta cũng trao trả cho phía chính quyền Sài Gòn tổng cộng 637 nhân viên dân sự và 410 nhân viên quân sự.

Phối hợp với các hoạt động của Phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tại Lộc Ninh, đại diện quân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời, do đồng chí Lê Văn Tưởng, Phó Chính ủy Miền phụ trách, cũng tổ chức các buổi tiếp đón và làm việc với một số thành viên trong Ủy ban quốc tế về việc kiểm tra, giám sát công tác trao trả tù binh; tổ chức các cuộc biểu tình, đưa đơn tố cáo chính quyền và quân đội Sài Gòn vi phạm ngừng bắn, phá hoại hiệp định. Nhiều vụ việc đã được Ủy ban quốc tế xác nhận và phê phán mạnh mẽ hành động vi phạm của phía Sài Gòn, điển hình là vụ máy bay của quân đội Sài Gòn ném bom giết hại nhiều thường dân tại khu vực Lộc Tấn thuộc Lộc Ninh tỉnh Bình Phước, ngày 12-5-1973.

Điều 12 của Hiệp định Pari quy định trong thời gian 90 ngày sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực, hai bên miền Nam sẽ thương lượng với nhau để ký kết một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam. Tại diễn đàn Hội nghị hiệp thương hai bên miền Nam Việt Nam tổ chức tại La Xen Xanh Clu (La Celle Saint Cloud)(1) Cộng hòa Pháp, cuộc đấu tranh tiếp tục diễn ra căng thẳng giữa Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Phái đoàn Việt Nam Cộng hòa chủ yếu xoay quanh các vấn đề ngừng bắn, trao trả tù binh, bảo đảm tự do dân chủ, lập hội đồng tiến tới tổn tuyển cử. Cử đại diện tham gia diễn đàn này, chính quyền Sài Gòn chỉ nhằm đối phó với dư luận trong và ngoài nước, tìm mọi cách trì hoãn, không chịu đi vào giải quyết về thực chất các điều khoản đã được quy định; đồng thời tìm cách hạn chế tối đa những ảnh hưởng của hội nghị này đối với phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân trong vùng họ chiếm giữ, nhất là ở các thành phố lớn. Do sự cố tình trì hoãn từ phía Sài Gòn mà đoàn ta sang từ đầu tháng 2-1973, nhưng mãi cho tới ngày 19-3-1973, Hội nghị hiệp thương giữa hai miền Việt Nam mới chính thức được khai mạc. Suốt từ ngày 19-3-1973 đến ngày 30-5-1973, trong 13 phiên họp, đoàn Sài Gòn tiếp tục bám vào luận điệu ”miền Bắc xâm lược miền Nam” để yêu cầu miền Bắc rút quân; phủ nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, phủ nhận thực tế hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, ba lực lượng chính trị ở miền Nam; đòi giải quyết vấn đề miền Nam trong khuôn khổ Hiến pháp của chế độ Sài Gòn.

Trong khi kiên quyết bác bỏ những luận điệu vu khống của phía Sài Gòn, ngày 25-4-1973, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu đã chủ động đưa ra đề nghị 6 điểm:

“1 - Chấm dứt ngay mọi cuộc xung đột, triệt để tuân theo mọi điều khoản về ngừng bắn;

2 - Trao trả ngay tất cả nhân viên dân sự bị bắt, bị giam giữ ở miền Nam Việt Nam;

3 - Bảo đảm ngay và đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam;

4 - Thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc;

5 - Tiến hành tổng tuyển cử tự do và dân chủ ở miền Nam Việt Nam;

6 - Giải quyết vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam”(2).

Đề nghị trên đây của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được đông đảo dư luận trong nước và trên thế giới đồng tình ủng hộ. Ngày 28-6-1973, Hội nghị hiệp thương hai miền họp trở lại nhưng rồi bị gián đoạn, các trưởng đoàn hai bên rút về nước. Đến phiên họp thứ 47 ngày 12-4-1973, phía Sài Gòn rút bỏ hội nghị và bốn ngày sau, ngày 16-4-1973, họ tuyên bố đình chỉ họp hội nghị vô thời hạn. Trước đó, một ngày, ngày 15-4-1974, ta cũng tuyên bố ngừng các cuộc đàm phán tại La Xe Xanh Clu.


(1) Đây là một lâu đài cổ nằm ở tây nam Thủ đô Pari, cách trung tâm 40 km được Chính phủ Pháp cho ta mượn làm trụ sở họp Hội nghị hiệp thương hai miền Việt Nam. Tại đây, đã diễn ra 47 phiên họp lớn, nhỏ giữa hai bên. Đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thòi do Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu, còn đoàn Việt Nam Cộng hòa do Phó Thủ tướng, Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên làm trưởng đoàn.
(2) Dẫn theo Nguyễn Thị Bình: Mặt trận dân tộc giải phóng - Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam, Sđd, tr. 127.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 08:00:51 am »

Trên mặt trận quân sự, trong khi chúng ta nghiêm chủ chấp hành lệnh ngừng bắn, thi hành các điều khoản đã ký kết thì phái Mỹ và chính quyền Sài Gòn liên tiếp mở hàng chục nghìn cuộc hành quân lớn nhằm giành dân, chiếm đất, mở rộng địa bàn kiểm soát. Trên thực thế, thời gian đầu, hành động tiến công lấn chiếm của quân đội Sài Gòn làm cho vùng giải phóng của ta ngay càng bị thu hẹp; thậm chí chúng còn ngang nhiên sử dụng các loại máy bay, xe tăng, xe thiết giáp sơn ký hiệu của Ủy ban quốc tế, Ủy ban liên hiệp quân sự xâm phạm vùng giải phóng của ta, trong khi không ngớt vu cáo ta vi phạm hiệp định.

Trước những hành động vi phạm các điều khoản Hiệp định Pari một cách có hệ thống và ngày càng nghiêm trọng của Mỹ và chính quyền quân đội Sài Gòn, cuộc họp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng ngày 24-5-1973, bàn về vấn đề cách mạng miền Nam, đã chỉ rõ: “Trong khi địch dùng hành động quân sự đánh ta, ta vẫn cần phải chủ động tiến công địch, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và pháp lý… Tiến công quân sự bằng phản công của ta là chủ động, chỉ có qua đó mà từng bước đánh bại mọi hành động vi phạm của địch”(1).

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ chính trị Trung ương Đảng, nhiều địa phương như Khu 5, Tây Nguyên, Khu 9 bắt đầu sử dụng lực lượng vũ trang đánh trả, thu hồi nhiều vùng đất bị địch lấn chiếm như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Ngô Trung, Đắc Rơcót (Kon Tum), Cái Bè, Bắc Cai Lậy, Vùng 4 Kiến Tường, Chương Thiện (đồng bằng sông Cửu Long), Củ Chi, Trảng Bàng, Tống Lê Chân (Đông Nam Bộ).

Quảng Trị là một địa bàn có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự lẫn chính trị và ngoại giao đối với cả phía ta và phía chính quyền Sài Gòn. Tại đây, đã diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa hai bên, đặc biệt là ở khu vực Cửa Việt. Trước khi hiệp định được ký kết, quân đội Sài Gòn đã nhiều lần tiến công hòng lấn chiếm lại Cửa Việt nhưng không thành công. Đúng vào đêm ngày ký kết Hiệp định Pari, ngày 27-1-1973, lợi dụng thời tiết xấu, thủy triều rút, quân đội Sài Gòn sử dụng 4 chi đoàn thiết giáp và 3 đại đội bộ binh luồn lách sâu, bất ngờ tiến công vào các khu vực phòng ngự của Sư đoàn 320 B. Phát hiện địch đột nhập, Trung đoàn 101 (đơn vị phòng ngự trên hướng chính) liên tục phản kích buộc địch phải co cụm đội hình(2). Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Mặc dù được tăng cường lực lượng nhưng các đợt phản kích của Trung đoàn 101 trên hướng tiến công chính không mang lại kết quả, không đẩy được địch ra khỏi trận địa. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 320 B hạ quyết tâm tập trung mọi lực lượng, bố trí đội hình chiến đấu, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị nhằm đánh bật địch ra khỏi khu vực trận địa. Từ đêm ngày 29, ta dùng cả xung lực và hỏa lực liên tục đánh vào đội hình địch, không cho chúng có thời gian củng cố; đồng thời, đưa lực lượng chủ lực vào triển khai chiếm lĩnh các vị trí như đã định, hình thành thế bao vây, chia cắt, chặn đánh quân địch. Địch tiếp tục đưa lực lượng phía sau lên tăng cường cho các lực lượng phía trước nhưng lực lượng này đều bị Trung đoàn 64 của ta chặn đánh. Tầu chiến địch ngoài khơi áp vào khu vực gần bờ, chi viện hỏa lực cho quân bộ, cũng bị hỏa lực bờ đối biển của ta đánh trả mãnh liệt; một chiếc bị bắn cháy, số còn lại buộc phải lùi ra xa. Đúng 6 giờ 30 ngày 31-1-1973, các đơn vị thuộc Sư đoàn 320 B và các đơn vị tăng cường được hỏa lực pháo, cối chi viện đồng loạt nổ súng tiến công lần lượt tiêu diệt các cụm quân địch. Đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, quân ta cơ bản khôi phục lại toàn bộ khu vực phòng ngự ở Cửa Việt.

Trên chiến trường Trị - Thiên - Huế, ngay từ khi Hiệp định Pari chưa được ký kết, Khu ủy và Quân khu ủy chủ trương sử dụng đại bộ phận lực lượng của Sư đoàn 324, Trung đoàn 6 và lực lượng vũ trang hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên mở đợt hoạt động quân sự kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày nhằm giành thêm thắng lợi, giữ vững thế trận xen kẽ giữa ta và địch, góp phần trực tiếp cải thiện thế trận chiến tranh nhân dân ở vùng giáp ranh.

Thực hiện chủ trương trên đây, quân và dân Trị - Thiên đẩy mạnh tiến công địch cả về quân sự và chính trị, mở rộng vùng giải phóng, trọng tâm là khu vực đồng bằng Quảng Trị, Phong Điền, nam Huế. Với sự hỗ trợ của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Quân khu 5, quân và dân các địa phương tỉnh Quảng Trị tiến công chiếm lĩnh 10 thôn thuộc 5 xã của huyện Triệu Phong và 10 thôn thuộc 3 xã của huyện Hải Lăng hình thành các căn cứ lõm trong vùng địch chiếm. Ở Thừa Thiên, chủ lực quân khu phối hợp với lực lượng tại chỗ tiến công chiếm lĩnh 5 thôn huyện Phú Lộc, 4 thôn thuộc huyện Hương Trà, 3 thôn thuộc huyện Phú Vang, 3 thôn thuộc huyện Phong Điền và một số khu vực khác… Tuy nhiên, tại những địa phương vừa giải phóng, toàn bộ lực lượng vũ trang được dàn ra chiếm lĩnh trên diện rộng, không còn lực lượng dự bị, trong khi các vùng mới giải phóng lại tách rời nhau, ta chưa tạo được thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc. Vì vậy, chỉ trong 10 ngày sau khi Hiệp định Pari có hiệu lực, hầu hết các khu vực này đều bị địch tiến công lấn chiếm.


(1) Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Sđd, tr.67.
(2) Chúng đóng thành 4 cụm: cụm số 1 ở nam Cảng Mỹ 700 m với lực lượng có 2 đại đội bộ binh và 8 xe tăng, thiết giáp; cụm số 2 ở tây Đông Hà Tây 1.500 m với lực lượng 3 đại đội bộ binh và 21 xe tăng, thiết giáp; cụm số 3 ở bắc Gò Cao 4 khoảng 200 m với lực lượng gồm 2 đại đội bộ binh và 7 xe tăng, thiết giáp; cụm số 4 đóng ở nam Gò Cao 4 khoảng 600 m với lực lượng gồm 1 đại đội bộ binh và 4 xe tăng, thiết giáp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 08:04:24 am »

Đầu tháng 3-1973, Thường vụ Quân khu Trị - Thiên - Huế họp nhận định: “Tình hình hiện nay vẫn là tiếp tục xung đột vũ trang bộ phận, diễn ra bằng hình thức lấn chiếm và chống lấn chiếm, từ đó đề ra phương hướng hành động cho quân và dân các địa phương trong quân khu: “Không chủ động tấn công về quân sự mà lấy phòng ngự tích cực để giữ vững thế trận hiện nay là chính, đồng thời phải chuẩn bị chu đáo để đánh trả quân địch lân chiếm một cách kiên quyết, đánh thật đau, tiêu diệt nhanh gọn, và có điều kiện thì phát triển tiến công giành thắng lợi mới”(1).

Tiếp đó, đâu tháng 4-1973, Hội nghị Quân khu ủy Quân khu Trị - Thiên(2) chủ trương phải: “Xây dựng lực lượng, nâng cao chất lượng chiến đấu của ba thứ quân, tích cực thành công chiến trường, xây dựng hậu phương quân đội; tham gia xây dựng vùng giải phóng và căn cứ địa cách mạng, sẵn sàng mọi mặt nếu địch gây lại chiến tranh thì cùng quân và dân toàn miền đánh bại chúng, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”(3).

Theo phương hướng đó, trong khi khẩn trương củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, bố trí và tăng cường lực lượng quân sự, chính trị, quân và dân Quân khu Trị - Thiên đồng thời kiên quyết giáng trả mọi hành động phá hoại Hiệp định Pari của chính quyền và quân đội Sài Gòn; chặn đứng, đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét, lấn chiếm của địch ở các khu vực như: Tích Tường - Như Lệ, Phong Sơn, Tà Lương, Khe Thai, Mỏ Tầu.

Trên chiến trường Tây Nguyên, trước ngày Hiệp định Pari được ký kết, nhằm cải thiện thế phòng ngự và làm giảm áp lực của ta đối với hai thị xã Kon Tum và Plâycu, quân đội Sài Gòn liên tục tiến công lấn chiếm những vị trí, những khu vực quan trọng trên hai các trục đường 14, 19, 21.

Nhằm đánh bại mọi âm mưu và hành động lấn chiếm của địch, tạo điều kiện cho việc pnòng giữ vững chắc vùng giải phóng ở phía tây đường 19, ngay từ ngày 24-1-1973, Tư lệnh Sư đoàn bộ binh 320A đã tăng cường Tiểu đoàn bộ binh 12 cho Trung đoàn 48 đánh cắt đường 14 đoạn từ nam Phú Mỹ đến bắc Mỹ Thạch (khoảng 8 km)(4). Khu vực hai bên đường 14, đoạn từ điểm cao 751 qua căn cứ Lam Sơn đến Kôngtrăngkla, Ngọc Bai tới điểm cao 674 (bắc thị xã Kon Tum) thuộc địa bàn do Sư đoàn 10 bộ đội Tây Nguyên phòng ngự. Cuộc chiến đấu dọc trục đường 14 diễn ra ác liệt. Các đơn vị thuộc Trung đoàn 48 và Sư đoàn 10 đã cùng với nhân dân địa phương đào đắp hàng nghìn mét khối đất đá, hàng trăm kilômét giao thông hào, xây dựng hệ thống phòng ngự liên hoàn, vững chắc. Dựa vào hệ thống trận địa phòng ngự đó, các đơn vị Quân giải phóng Tây Nguyên đã phối hợp nhịp nhàng, liên tiếp đánh bại các đợt tiến công của địch nhằm chiếm lại đường 14, hoàn thành nhiệm vụ phòng ngự, giữ vững vùng giải phóng.

Tại Khu 5, thực hiện chủ trương chống địch lấn chiếm, Sư đoàn 2 sử dụng một số phân đội của hai Trung đoàn 31 và 38 cùng Tiểu đoàn công binh 15 tổ chức trận địa phòng ngự ở khu vực Châu Sơn, Liệt Kiểm, Lạc Sơn, Núi Giai (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam). Ta đã xây dựng nên một hệ thống công sự trận địa với 1.021 hầm chiến đấu, 42 trận địa pháo cối, hơn 200 m địa đạo, hơn 10 km hào giao thông, 18 km đường cơ động cho xe cơ giới… Với hệ thống công sự hầm hào liên hoàn, kiên cố và vững chắc này, Sư đoàn bộ binh 2 - chủ lực của Quân khu 5 của ta đã trụ bám vững chắc, cơ động linh hoạt, tiến công vào sườn và phía sau đội hình các cánh quân của Sư đoàn 3 quân đội Sài Gòn, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa phòng ngự.

Ở Nam Bộ, sau ngày Hiệp định Pari được ký kết, địch đẩy mạnh các hoạt động tiến công lấn chiếm, giành dân, giành đất, giành những vị trí và các trục đường giao thông quan trọng có ý nghĩa chiến lược. Các hành động phá hoại Hiệp định Pari của chính quyền và quân đội Sài Gòn đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân các địa phương. Tại Thủ Dầu Một, ta liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều đồn bốt của địch. Ở Tây Ninh, từ cuối tháng 1-1973, lực lượng vũ trang tỉnh kết hợp với quần chúng đồng loạt đánh chiếm 61 trong tổng số 120 ấp chiến lược; riêng huyện Tòa Thánh, ta đánh chiếm 20 ấp và đánh bại các cuộc phản kích của bảo an và chủ lực quân đội Sài Gòn. Trên chiến trường Bà Rịa - Long Khánh, quân và dân huyện Long Đất đã giành toàn bộ khu vực từ Hội Trường đến Lợi Chí, cắt đứt và làm chủ các đoan đường số 14 và đường số 52. Địch phản ứng quyết liệt, chúng tập trung hỏa lực pháo binh bắn phá và dùng máy bay ném bom hủy diệt hoàn toàn ấp Hội Trường.


(1) Chiến trường Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1985, tr. 223.
(2) Đầu tháng 4-1973, Trung ương Đảng quyết định hợp nhất B4 và B5 lấy tên là Quân khu Trị - Thiên.
(3) Chiến trường Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1985, tr. 224.
(4) Nay thuộc địa phận hai xã Giá Lại và Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 08:10:28 am »

Tại miền Tây Nam Bộ, mặc dù lực lượng còn mỏng, lại gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo đảm hậu cần, tiếp tế vũ khí, đạn dược, nhưng Thường vụ Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 9 vẫn chủ trương: “Giữ vững thế tiến công, kiên quyết đánh địch lấn chiếm, bình định”(1).

Quán triệt và thực hiện nghị quyết của Khu ủy và Bộ Tư lệnh quân khu, các lực lượng vũ trang ta trên địa bàn đã chủ động tổ chức nhiều trận đánh phục kích hoặc tập kích vào đội hình quân địch khi chúng tổ chức hành quân càn quét, lấn chiếm. Từ ngày 28-1 đến ngày 14-2, liên tiếp diễn ra các trận đánh của Trung đoàn 1 chủ lực quân khu, loại khỏi vòng chiến đấu gần 300 tên địch tại Bắc Long Mỹ (Cần Thơ); Tiểu đoàn 308, phục kích diệt tiểu đoàn bảo an tại xã Hiên Thành (Vĩnh Trà); Tiểu đoàn 306 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương phục kích diệt gọn Tiểu đoàn 472 của quân đội Sài Gòn ở Chùa Dơi (An Giang).

Ở Rạch Giá, sau nhiều lần càn quét hòng đánh bật lực lượng vũ trang ta ra khỏi khu vực Vĩnh Hòa Hưng không thành công, đầu thán 6-1973, địch quyết định tập trung một lực lượng mạnh, bao gồm Liên đoàn 41 biệt động quân, hai tiểu đoàn bảo an của Châu Đốc và An Giang, Chi đoàn 1 thiết giáp thuọc Trung đoàn 9 quân đội Sài Gòn cùng với sự chi viện hỏa lực của 6 trận địa pháo binh, mở cuộc tiến công lấn chiếm vùng giải phóng, hòng thiết lập nên tuyến phòng ngự Vĩnh Hòa Hưng - Giồng Riềng - Ba Hồ.

Được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 giao nhiệm vụ kiên quyết đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm của địch, bảo vệ vùng giải phóng Vĩnh Hòa Hưng, Trung đoàn 20 chủ lực quân khu phối hợp với nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương khẩn trương xây dựng trận địa dọc bờ sông Cái Tư. Dựa vào đó, Trung đoàn 20 và lực lượng vũ trang địa phương đã chặn đánh quyết liệt các mũi tiến quân của hai Tiểu đoàn biệt động quân 76, 86 và Tiểu đoàn bảo an từ Vị Thanh tiến vào Vĩnh Hòa Hưng trên hai hướng. Kết quả, về cơ bản, chúng đã bị lực lượng ta chặn đứng không thể tiếp tục phát triển được về phía Vĩnh Hòa Hưng.

Tại Chương Thiện, ngày 21-6-1973, địch sử dụng một lực lượng mạnh bao gồm Trung đoàn 16 thuộc Sư đoàn 9 quân Sài Gòn, hai tiểu đoàn bảo an 428, 477 của Tiểu khu Chương Thiện cùng với một chi đoàn thiết giáp, được sự chi viện hỏa lực hỏa lực của pháo binh, không quân, tổ chức tiến công lấn chiếm vùng bắc Long Mỹ, thọc sâu vào vùng hậu cứ, nơi Tỉnh ủy Cần Thơ đóng tại xã Long Bình, huyện Long Mỹ.

Kiên quyết khôi phục lại địa bàn và thế làm chủ của ta trong khu vực, ngay trong ngày 25-6, Tiểu đoàn 309 được tăng cường một đại đội trinh sát, một phân đội hỏa lực tổ chức tiến công địch tại rạch Cái Cao thuộc khu vực hậu cứ của Tỉnh ủy. Bất ngờ trước sức tiến công của bộ đội ta, địch bị tổn thất nặng nề, buộc phải tháo chạy khỏi khu vực”.

Nhìn chung, trên toàn chiến trường miền Nam, 6 tháng đầu năm 1973, quân và dân ta đã bước đầu tổ chức và thực hiện nhiều trận đánh có hiệu suất cao trước các hoạt động tiến công lấn chiếm các vùng giải phóng của quân đội Sài Gòn. Đặc biệt, cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên địa bàn Quân khu 9, không những tiêu hao, tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch mà còn bảo vệ được địa bàn. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương và một số đơn vị, do quá tin tưởng vào khả năng hòa bình, không lường hết được âm mưu và các thủ đoạn nham hiểm của địch, nên lơ là mất cảnh giác, trong đó, cũng có một phần nguyên nhân do chỉ thị “năm cấm chỉ”(2) của Đoàn cán bộ công tác chính trị, binh vận Miền. Trên thực tế, địch đã tiến công lấn chiếm được nhiều địa bàn, chiếm giữ được một số trục lộ giao thông huyết mạch có ý nghĩa chiến lược.

Năm 1973, trên toàn miền Nam, địch đóng thêm 500 đồn bốt, chiếm thêm 70 xã, 740 ấp, kiểm soát thêm 650.00 dân. Cụ thể: Khu 5, địch đóng thêm 200 đồn bốt, chiếm thêm 45 xã, 320 ấp với 25 vạn dân; ở Khu 8, địch đóng thêm gần 300 đồn bốt, chiếm thêm 24 xã, 120 ấp với 100.00 dân; ở Khu 6 và Khu 7, địch líp lại hầu hết các vùng ta mới mở gồm 300 ấp và gần 300.000 dân(3).

Trước âm mưu và hành động phá hoại hiệp định một cách có hệ thống của chính quyền và quân đội Sài Gòn, cũng trong cuộc họp tháng 5 năm 1973, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bàn kỹ về vấn đề cách mạng miền Nam với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy từ khắp các chiến trường miền Nam ra. Hội nghị đã nghiêm túc kiểm điểm lại những sai lầm, thiếu sót trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng miền Nam những tháng đầu năm 1973 và chỉ rõ nguyên nhân chính “là do ta có khuyết điểm chứ không phải do địch mạnh, do lúc đầu ta không đánh giá hết âm mưu của địch và khả năng của chúng thực hiện âm mưu ấy. Chúng ta đã không có chủ trương kịp thời, nhất quán từ đầu về vị trí, nội dung của tiến công quân sự. Địch cứ tiến công lấn chiếm, mà ta thì ngồi im, có nơi còn rút lui”. Hội nghị đã thống nhất quyết định: “Trong khi địch dùng hành động quân sự đánh ta, ta vẫn cần phải chủ động tiến công địch, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và pháp lý…. Tiến công quân sự bằng phản công của ta là chủ động, chỉ có qua đó mà từng bước đánh bại mọi hành động vi phạm của địch”(4).


(1) Quân khu 9 - 30 năm kháng chiến, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999, tr. 532.
(2) “Năm cấm chỉ” là: cấm tiến công, cấm pháo kích, cấm đánh càn, cấm xây dựng xã, ấp chiến đấu, cấm đánh đồn bốt.
(3) Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Sđd, tr. 316.
(4) Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Sđd, tr. 56.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 08:16:16 am »

Quán triệt Nghị quyết của Bộ chính trị mở rộng, Quân ủy Trung ương đã kịp thời chỉ đạo các chiến trường: Tiến công quân sự bằng phản công của ta là chủ động tiến công, chủ động phản công, không phòng ngự đơn thuần. Không những phản công ở địa bàn địch tiến công ta, mà còn hiệp đồng với các lực lượng chính trị, quân sự, binh vận phản công ở các địa bàn khác, nơi ta có chủ lực mạnh”(1).

Tiếp theo đó, từ ngày 19-6 đến ngày 6-7-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã họp Hội nghị lần thứ 21 tại Hà Nội. Tại hội nghị quan trọng này, hàng loạt vấn đề lớn, có tính cấp thiết đã được Đảng ta đặt ra và từng bước giải quyết như liệu Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pari hay không? Ta có thể thực hiện thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình không? Liệu Mỹ có quay trở lại hay không? Và nếu can thiệp thì mức độ can thiệp của Mỹ đến đâu khi ta quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam bằng bạo lực cách mạng? Quan điểm, thái độ của hai đồng minh chiến lược Liên Xô và Trung Quốc sẽ ra sao, ủng hộ ta với mức nào khi ta thực hiện quyết tâm giải phóng miền Nam?

Sau khi điểm lại những thắng lợi to lớn có tính chất bước ngoắt và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nhận định tình hình trên chiến trường miền Nam, hội nghị chỉ rõ: từ khi Hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết, đế quốc Mỹ tuy phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết các đơn vị quân đội của chúng và chư hầu ra khỏi miền Nam nước ta, chấm dứt chiến tranh phá hoại và phong tỏa đối với miền Bắc, “nhưng ở miền Nam vẫn chưa có ngừng bắn, hòa bình chưa thật sự được lập lại. Ngụy quyền Sài Gòn được Mỹ giúp đỡ vẫn tiếp tục gây chiến nhằm lấn chiếm vùng giải phóng và vùng tranh chấp, đặc biệt là vùng đồng bằng đông dân, nhiều của để xóa thế xen kẽ; chiến sự có nơi còn diễn ra ác liệt, tuy cường độ và quy mô chiến tranh nói chung không bằng trước, đồng thời, chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân cảnh sát, kìm kẹp, đàn áp nhân dân trong vùng chúng kiểm soát. Hiệp định Pari về Việt Nam đã và đang bị vi phạm hết sức nghiêm trọng”(2).

Về phía đế quốc Mỹ, hội nghị cho rằng: “Chính sách cơ bản của đế quốc Mỹ ở Việt Nam vẫn là thực hiện “học thuyết Níchxơn”, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta”(3). Để thực hiện mục tiêu chiến lược ấy, đế quốc Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho chính quyền Sài Gòn tăng cường lực lượng mọi mặt, dùng bạo lực phản cách mạng để duy trì và củng cố ách thống trị, dùng mọi thủ đoạn hòng làm suy yếu lực lượng cách mạng, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn lực lượng cách mạng miền Nam. Đồng thời, Mý sẽ triệt để lợi dụng xu thế hòa hoãn trên thế giới, lợi dụng mâu thuẫn trong phe xã hội chủ nghĩa, xây dựng những thủ đoạn ngoại giao, kinh tế và chính sách cân bằng lực lượng giữa các nước lớn để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong những điều kiện đó, Trung ương Đảng ta dự kiến xu thế vận động của cách mạng miền Nam có thể diễn ra theo hai khả năng:

1 - Do cuộc đấu tranh tích cực của ta trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao mà ta có thể từng bước buộc địch phải thi hành Hiệp định Pari về Việt Nam, hòa bình được lập lại thực sự, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam nhằm hoàn toàn độc lập, dân chủ tuy còn lâu dài, khó khăn, phức tạp, nhưng ngày càng phát triển và ở thế tiến lên mạnh mẽ.

2 - Mặt khác, do âm mưu chiến lược của đế quốc Mỹ cố bám giữ khu vực Đông Dương và Đông Nam Á, do bản chất cực kỳ phản động, ngoan cố của Mỹ và tập đoàn thống trị tư sản mại bản, quan liêu quân phiệt tay sai Mỹ, Hiệp định Pari về Việt Nam tiếp tục bị địch phá hoại, xung đột quân sự có thể ngày càng tăng, cường độ và quy mô chiến tranh ngày càng lớn, chúng ta lại phải tiến hành chiến tranh cách mạng gay go, quyết liệt để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn”(4).

Hội nghị khẳng định; “Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên”(5).

Hội nghị đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đẩy mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận: chính trị, quân sự, ngoại giao; nhiệm vụ của miền Bắc là ra sức chi viện chiến trường, phục hội phát triển kinh tế, làm cho miền Bắc luôn luôn là chỗ dựa vững chắc của cách mạng miền Nam nhằm hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


(1) Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Sđd, tr. 67.
(2), (3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr. 226-227.
(4), (5) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr. 231-233.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 06:43:10 pm »

II. ĐÁNH ĐịCH LẤN CHIẾM, TĂNG CƯỜNG
LỰC LƯỢNG, CỦNG CỐ THẾ TRẬN TRÊN
CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM

Quán triệt tinh thần của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21, toàn thể nhân dân và các lực lượng vũ trang trên khắp các chiến trường miền Nam đẩy mạnh các hoạt động phản công và tiến công giáng trả lại các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ địa bàn, bảo tồn lực lượng cách mạng, tăng cường thế trận chiến tranh nhân dân trên cả ba vùng chiến lược, củng cố, mở rộng vùng giải phóng.

Trên chiến trường Trị - Thiên - Huế, đầu tháng 7-1973, Thường vụ Quân khu ủy chủ trương; “Phải làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng tấn công các lực lượng vũ trang với nội dung và yêu cầu mới, là duy trì áp lực mạnh của địch, buộc chúng phải thi hành hiệp định”(1).

Cụ thể là:

- Kiên quyết đánh trả địch vi phạm hiệp định, bảo vệ vững chắc các vùng giải phóng và vùng tự do ta làm chủ;

- Tấn công và phát triển cải thiện thế trận ở vùng giáp ranh;

- Mở rộng đường hành lang, hỗ trợ cho phong trào đồng bằng phát triển.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng và Quân khu ủy, các lực lượng vũ trang trên địa bàn Trị - Thiên - Huế đã chủ động tích cực hơn trong đánh địch lấn chiếm, vừa tấn công quân sự vừa đẩy mạnh công tác binh địch vận. Do đó, ta không những đánh bại hầu hết các cuộc hành quân lấn chiếm của địch mà còn chủ động tiến công cải thiện thế trận ở một số vùng như: Tích Tường, điểm cao 262 (Quảng Trị), điểm cao 673 (Thừa Thiên). Về kết quả chiến đấu, năm 1973, các lực lượng vũ trang Trị - Thiên - Huế đã diệt được khoảng 9.000 tên địch, còn về ta, riêng B4 từ tháng 1 đến tháng 8-1973, thương vong 2.811 đồng chí, trong đó hy sinh 885 đồng chí.

Song song với chỉ đạo các lực lượng vũ trang đánh địch phản kích lấn chiếm, giữ vững và cải thiện thế trận kháng chiến, Khu ủy và Quân khu ủy Trị - Thiên cũng kịp thời chỉ đạo các cấp, ngành gấp rút kiện toàn về tổ chức, ra sức xây dựng quân khu vững mạnh toàn diện, đặc biệt là xây dựng bộ đội chủ lực thật mạnh làm nòng cốt trong cuộc đấu tranh sắp tới, nhanh chóng tạo chuyển biến vững chắc về thế và lực của ta trên khắp cả ba vùng chiến lược. Hàng loạt các mặt công tác cơ bản đã được Khu ủy và Quân khu ủy ấp rút khẩn trương thực hiện như: xây dựng căn cứ địa miền núi và vùng giải phóng Quảng Trị, xây dựng hệ thống đường sá vận chuyển cơ giới, tiếp nhận và xây dựng hệ thống các cở hậu cần, triển khai hệ thống hỏa lực pháo binh, huấn luyện chiến thuật cho bộ đội, rút bộ đội chủ lực khỏi tuyến phòng thủ bắc Quảng Trị về xây dựng và củng cố, đồng thời đưa bộ đội địa phương giữ tuyến tiếp xúc trực tiếp với địch.

Tại các vùng địch kiểm soát, các cơ sở cách mạng của ta cũng tranh thủ vận động quần chúng nhân dân đấu tranh với địch. Ta dựa chắc vào các căn cứ của hiệp định, nêu khẩu hiệu hòa bình, độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh và hòa hợp dân tộc, đòi địch để dân được tự do làm ăn, chống khủng bố thanh lọc; các hoạt động binh địch vận cũng được đẩy mạnh và bước đầu góp phần chuyển biến nhận thức của một số binh lính, sĩ quan ngụy, tạo điều kiện cho ta gây dựng một số cơ sở cách mạng trong lòng địch. Đến cuối năm 1973, đầu năm 1974, hệ thống các cơ sở cách mạng của ta trong vùng địch kiểm soát đã từng bước được củng cố và phát triển. Thưa Thiên có hai hệ thống cơ sở mật và công khai song song hoạt động với hơn 3.000 cơ sở thuộc các đoàn thể quần chúng, hơn 270 cơ sở nội tuyến, 315 du kích mật, gần 850 cán bộ phong trào. Tại Quảng Trị, mặc dù địch kiểm soát gắt gao nhưng ta cũng móc mối được cơ sở ở 23/58 thôn của 14/19 xã. Tuy nhiên, vì lực lượng tại chỗ của ta ít và yếu, địch bình định hết sức khốc liệt, lực lượng vũ trang hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị chưa đủ mạnh, chưa trực tiếp, địa bàn đứng chân còn khó khăn và chưa vững chắc; sức manh tổng hợp giữa ba vùng, ba thứ quân, ba mũi giáp công ở cơ sở chưa được phát huy nên phong trào đấu tranh chính trị và pháp lý ở các vùng đồng bằng và thành phố chưa có chuyển biến lớn.


(1) Chiến trường Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng, Sđd, tr. 225.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 06:44:31 pm »

Trong các vùng mới giải phóng ở Quảng Trị, nhân dân ùng với các lực lượng vũ trang khẩn trương rà phá các loại bom và mìn, nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp. Hàng chục nghìn quả bom, mìn đã được ta tháo gỡ, có khoảng hơn 37.0000 ha đất hoang hóa đã được nhân dân khai thác đưa vào sản xuất lương thực. Ở vùng giải phóng miền núi Trị - Thiên liên hoàn từ nam Thừa Thiên tới bắc Quảng Trị, nối liền với miền Bắc, Khu ủy Trị - Thiên đã chỉ đạo các cấp, ngành sớm kiện toàn về cơ cấu tổ chức, lực lượng, kịp thời hướng dẫn nhân dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, đẩy mạnh sản xuất tại các vùng Nam Đông, Khe Tre, A So, A Lưới, Ka Kê (Thừa Thiên); Ba Lòng, Khe Sanh, dọc đường số 9 (Quảng Trị). Vì vậy, về sản xuất lương thực, cả năm 1973, Thừa Thiên gieo trồng được 3.620 ha lúa, thu hoạch 106.000 thúng thóc; Quảng Trị gieo trồng được 7.780 ha và thu hoạch được trên 10.000 tấn thóc. Năm 1974, Thừa Thiên đã thu hoạch được 3.900 tấn lương thực, còn Quảng Trị thu được tổng cộng 12.000 tấn. Riêng đối với lực lượng vũ trang của Quân khu Trị - Thiên, trong 2 năm 1973-1974, cũng gieo trồng được hơn 50 ha cây lương thực và thu hoạch 330 tấn lương thực quy ra gạo.

Bên cạnh việc chỉ đạo quân và dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên cũng chủ trương điều chỉnh bố trí lại lực lượng, bổ sung quân số, tăng cường vũ khí trang bị(1) ngày càng hợp lý trên cơ sở ưu tiên cho lực lượng trực tiếp tham gia chiến đấu. Tính đến tháng 6-1974, lực lượng vũ trang Quân khu Trị - Thiên đã phát triển được 3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh cơ gới, 1 trung đoàn cao xạ cơ giới, 1 trung đoàn công binh, 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn bộ binh đánh giao thông, 1 tiểu đoàn vận tải cơ giới; về lực lượng vũ trang tỉnh có 5 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công; về lực lượng vũ trang các huyện có tổng số 12 đại đội, 13 trung đội, 16 đội vũ trang công tác.

Để đáp ứng yêu cầu tác chiến trong tình hình mới, Khu ủy và Quân khu Trị - Thiên cũng chủ trương đẩy mạnh xây dựng hệ thống đường sá, hệ thống kho tàng dự trữ chiến lược, các công trình quân sự. Ngay từ đầu năm 1973, quân khu đã huy động bộ đội không trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu và nhân dân các vùng giải phóng tập trung vào nâng cấp, mở rộng các đường 15 N, 71, 72, 73A, 73 B và đường số 9b nối liền với đường số 14 từ hướng tây xuống hướng nam và bắc Trị - Thiên nhằm đủ sức nhanh chóng cơ động lực lượng, vận chuyển các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật, lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu tác chiến của các lực lượng vũ trang ta trên chiến trường Trị - Thiên và Quảng Nam - Đà Nẵng. Tính đến tháng 9-1973, Quân khu Trị - Thiên đã xây dựng được 97 km đường ôtô, bảo đảm cho vận tải cơ giới chạy suốt mùa khô. Các sông Mỹ Chánh, sông Tả Trạch, sông Bồ cũng được ta triệt để khai thác vận chuyển các loại vận chuyển từ phía tây xuống các vùng giáp ranh và đồng bằng Trị - Thiên - Huế. Cùng với việc phát triển các tuyến đường giao thông thủy, bộ, quân khu còn triển khai xây dựng một loạt các cụm kho tàng bám sát các trục đường giao thông vừa thuận tiện cho bốc dỡ, vận chuyển cơ động vừa sử dụng cho dự trữ lâu dài. Theo đó, các cụm kho ở Cam Lộ (tây Quảng Trị), ở đường 71, 15 N, 73 (tây Thừa Thiên) đã được nhanh chóng xây dựng và hoàn thành. Nguồn dự trữ lương thực đã đủ sức cung cấp cho các đơn vị chiến đấu đến cuối năm 1973 đầu năm 1974.

Nhìn chung, qua một năm tiếp tục chiến đấu và xây dựng về mọi mặt, thế và lực ta trên chiến trường Trị - Thiên - Huế đã được tăng cường mạnh mẽ. Ta làm chủ được vùng giáp ranh, giữ vững được vùng giải phóng. Địch bị buộc phải lùi vào phòng ngự và luôn luôn bị uy hiếp nhưng chúng còn chiếm giữ được các vùng đông dân nhiểu của cải và kịm kẹp chặt đồng bào ta, thực hiện được phân tuyến, phân vùng, gây cho ta nhiều khó khăn ở các vùng giáp ranh. Còn về phía tay, tuy bước đầu đã mạnh hơn địch, song sức mạnh đó chưa hoàn toàn áp đảo, riêng các vùng địch kiểm soát ở nông thôn đồng bằng thì ta còn yếu hơn địch.


(1) Đến cuối tháng 6-1973, Bộ Quốc phòng bổ sung cho Quân khu Trị - Thiên 2.000 quân, trong đó có 2 tiểu đoàn lựu pháo 122 mm, 1 đại đội pháo 85 mm. Quân khu tự điểu chỉnh được 1.394 đồng chí và tuyển chọn đưa vào bộ đội chủ lực khu 425 đồng chí, đưa 2.700 đồng chí thương binh nhẹ, lạc ngũ trở lại đơn vị tham gia chiến đấu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 06:47:24 pm »

Trên địa bàn Khu 5, quán tiệt tinh thần của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 và chỉ đạo của Bộ Chính trị, tháng 7-1973, Khu ủy Khu 5 tổ chức hợp hội nghị để rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. Hội nghị đã nghiêm túc đấu tranh phê phán tư tưởng hữu khuynh, không lường định hết được mọi âm mưu và các thủ đoạn của địch; đồng thời vạch rõ những lệch lạc trong việc chỉ đạo phương châm, phương pháp đấu tranh trước đây đã dẫn tới những tổn thất mất đất, mất dân của ta. Hội nghị cũng xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của toàn khu trong thời gian tới là; “Ra sức đánh bại bình định lấn chiếm của địch, giành dân, giữ đất, mở rộng quyền làm chủ, phát triển thực lực ta”(1).

Quán triệt nghị quyết của Khu ủy, nhân dân và các lực lượng vũ trang trên địa bàn các tỉnh đã kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công tiến công địch cả phía trước và phía sau.

Với những kinh nghiệm chống phá địch bình định, lấn chiếm từ những năm trước đây, cấp ủy các tỉnh chủ trương tăng cường đưa thêm lực lượng cán bộ xuống địa bàn cơ sHiệp định Pari, để nhằm tạo thế cho phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển.

Theo tinh thần chỉ đạo đó, những bờ rào, bãi mìn, bãi chông của các làng chiến đấu phải gỡ bỏ sau khi Hiệp định Pari được ký kết, nay đã được các địa phương lần lượt tổ chức lại. Chiến tranh du kích bắt đầu lan rộng ra khắp các vùng thôn, xã ở cả đồng bằng cho đến tận miền rừng núi Tây Nguyên. Du kích thuộc các huyện Điện Bàn, Hòa Vang (Quảng Đà) diệt gọn từng tiểu đội, trung đội địch. Bộ đội địa phương Quảng Ngãi tiêu diệt lực lượng địch đóng trên núi Răm, Tịnh Bắc… ở Phú Yên, lực lượng du kích và bộ đội địa phương bao vây buộc quân ngụy Sài Gòn phải rút chạy 7 chốt, điểm mà bọn chóng mới chiếm đóng thêm trên đường số 7. Ngày 26-9-1973, du kích và bộ đội địa phương huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) đã tổ chức đánh mìn phá hủy 2 đầu máy xe lửa quân sự. Cũng trong thời gian này, chỉ trong vòng khoảng chưa đầy 20 ngày của đầu tháng 10-1973, lực lượng du kích và bộ đội địa phương thuộc 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã giết, làm bị thương tổng số 600 lính ngụy. Tháng 8-1973, Trung đoàn 31 thuộc Sư đoàn 2 của bộ đội chủ lực phối hợp với lực lượng bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam tiến công tiêu diệt các chốt điểm của địch ở khu vực Giamốcxa, khôi phục lại vùng du kích phía đông huyện Quế sơn. Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 3 phối hợp với các lực lượng địa phương tỉnh Bình Định đẩy lùi và đánh bại hoàn toàn các cuộc hành quân lấn chiếm của Sư đoàn 22 ngụy, giữ vững vùng giải phóng phía tây huyện Hoài Hơn. Ở Tây Nguyên, Sư đoàn 10 cũng đẩy lui và đánh bật lực lượng địch ra khỏi các khu vực Trung Nghĩa, Ngọc Bai, Krong. Trung Thành, Plây Klâu, buộc quân địch phải lùi sát vào thị xã Kon Tum. Tháng 9-1973, phối hợp với cuộc đấu tranh diễn ra sôi nổi của các lực lượng vũ trang trên khắp địa bàn trọng khu, Sư đoàn bộ binh 320 tổ chức tiến công tiêu diệt cứ điểm Chư Nghé (Gia Lai). Ngay sau đó, sư đoàn đánh bại hoàn toàn cuộc phản kích hòng tái chiếm lại cứ điểm của Quân đoàn 2 ngụy, giữ vững được địa bàn mới mở.

Ngày 4-11-1973, một bộ phận bộ đội chủ lực của Mặt trận Tây Nguyên tiến công tiêu diệt hàng loạt các cứ điểm Bù Bông, Bu Prăng, Đắc Song.

Ngày 4-12-1973, bộ đội chủ lực của ta tiếp tục tiêu diệt quận lỵ Kiến Đức, mở rộng tuyến đường hành lang chiến lược từ nam Đắc Lắc vào tới Phước Long thuộc Đông Nam Bộ.

Bên cạnh việc chỉ đạo tập trung sử dụng đại bộ phận lực lượng vũ trang của khu liên tiếp tiến công vào những địa bàn có ý nghĩa chiến lược, trực tiếp hỗ trợ cho phong trào đấu tranh ở các địa phương phát triển Khu ủy Khu 5 cũng chỉ đạo các cấp ủy đảng phát động quần chúng nhân dân các địa phương đứng lên đấu tranh tố cáo vạch trần các tội ác của địch đã vi phạm, phá hoại trắng trợn Hiệp định Pari trước dư luận trong nước và trên thế giới; tố cáo Mỹ - ngụy gây cản trở, khó khăn cho các tổ liên hiệp đình chiến của ta hoạt động, yêu cầu Ủy ban quốc tế phải điều tra, làm rõ việc Mỹ - ngụy vi phạm hiệp định…

Dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, hàng chục nghìn nhân dân các huyện Quế Sơn, Tam Kỳ, Duy Xuyên (Quảng Nam) kéo đến trụ sở của ngụy quyền tố cáo tội ác đốt nhà, cướp của của bọn ác ôn. Chẳng hạn như nhân dân ở xung quanh cứ điểm Plâyme (Gia Lai) đấu tranh buộc bọn địch phải làm giấy cam đoan không được tùy tiện bắn pháo bừa bãi, càn quét, quấy nhiễu các thôn xóm; đồng bào các dân tộc vùng Bramai, Đắc Còn (Gia Lai), Ama Hrok (Đắc Lắc) thành công trong đấu tranh buộc địch phải phá rào, dỡ các bãi chông, mìn để bà con đi lại được tự do. Ở Nha Trang, ta còn thành công trong việc xây dựng được một số tổ chức, cơ sở cách mạng trong các nghiệp đoàn xí nghiệp, công sở, bến cảng, trong đội ngũ nhân sĩ, trí thức và tầng lớp trên.

Thắng lợi của những đòn giáng trả địch quyết liệt của lực lượng vũ trang ba thứ quân và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân trên địa bàn Khu 5 khẳng định sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng kể từ sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn của cách mạng. Nhờ đó, đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh lên một khí thế tiến công mới của quân và dân ta trên địa bàn Khu 5 nói riêng và toàn miền nói chung, từng bước đẩy quân địch từ chỗ hung hăng bung lực lượng ra càn quét, lấn chiếm buộc chúng phải bị đông co kéo lực lượng về phòng giữ nhiều địa bàn xung yếu phía sau. Đồng thời, với những thắng lợi đó, đã tạo đà mạnh mẽ cho những bước phát triển tiếp theo của phong trào đấu tranh cách mạng của khu cũng như phong trào đấu tranh trên toàn miền.

Tuy nhiên, biên cạnh những thành tích chiến đấu của toàn thể quân và dân Khu 5 suốt những tháng cuối năm 1973, nhưng do những sơ hở của ta trong 6 tháng đầu năm, mà tính đến cuối tháng 12-1973, chính quyền và quân đội Sài Gòn vẫn kiểm soát được khá nhiều vùng giải phóng cũ của ta thuộc các tỉnh Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Số dân các vùng giải phóng do ta quản từ 918.000 vào cuối tháng 1-1973 tụt xuống chỉ còn khoảng 564.000 người vào cuối tháng 12-1973.


(1) Nghị quyết Hội nghị Khu ủy Khu 5 tháng 7-1973, dẫn theo Bộ Tư lệnh Quân khu 5: Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, t.III: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (thời kỳ 1969-1975), Nxb. Quân đội nhân dân Hà Nội, 1989, tr. 132.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 06:49:17 pm »

Trên địa bàn Quân khu 6, quán triệt tinh thần Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21, Hội nghị quân chính toàn Quân khu 6, Hội nghị Khu ủy Khu 6 mở rộng, sau khi nghiêm túc đấu tranh, kiểm điểm với tư tưởng hữu khuynh không chủ động tiến công và đánh trả địch dẫn tới mất đất, mất dân, đã chủ trương kiên quyết lãnh đạo lực lượng vũ trang ba thứ quân và nhân dân các địa phương đứng lên đấu tranh theo phương châm: “Tiếp tục trụ, bám, tấn và xây; chuyển mạnh phương thức, ra sức giữ vững và mở rộng vùng tranh chấp, xóa bỏ đại bộ phận vùng trắng, tích cực mở vào vùng sâu, vùng yếu, kết chặt với phá kèm giành dân, giành quyền làm chủ”(1).

Theo phương hướng đó, các đơn vị chủ lực của khu, của các tỉnh nhanh chóng điều chỉnh lại thế bố trí, bảo đảm vừa có thể đánh trả kịp thời, hiệu quả các hành động tiến công lấn chiếm của địch, vừa tiếp tục củng cố, xây dựng lực lượng, nâng cao sức mạnh chiến đấu. Đẩy mạnh tiến công địch. Tiểu đoàn 15 thuộc bộ đội chủ lực Quân khu 6 đã chặn đánh, đẩy lùi cuộc hành quân của 5 tiểu đoàn địch ở khu Tam giác (Bình Thuận); kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công, bộ đội địa phương các tỉnh Ninh Thuận, Bình Tuy tiến công và vây ép liên tục, buộc các đơn vị quân đội Sài Gòn phải rút bỏ các cứ điểm Tây Sa, Ô Cam, Thạch Mỹ, Quảng Hà, Nam Ga, Sông Phan, Xã Dú…; lực lượng vũ trang Tuyên Đức kiên cường bám trụ địa bàn, đánh bật lực lượng địch nống lấn tại các khu vực Nam Ban, Hồ Tiêu, vùng Núi Chai…

Kịp thời tổng kết rút ra những bài học và kinh nghiệm trong chiến đấu sau một thời gian đẩy mạnh tiến công và phản công quân địch lấn chiếm vùng giải phóng, đề ra những mục tiêu đấu tranh sát hợp với thực tiễn tình hình và khả năng của địa phương trong thời gian sắp tới, tháng 11-1973, tại Bình Tuy, Khu ủy Khu 6 triệu tập hội nghị chống địch lấn chiếm. Sau khi đánh giá lại tình hình thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của Hội nghị Khu ủy Khu 6 mở rộng, Hội nghị quân chính toàn khu, hội nghị chủ trương tiếp tục lãnh đạo và phát động nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chính trị, kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực của khu, của các tỉnh, kiên quyết tiến công giành lại và giữ vững những địa bàn có tầm quan trọng. Sau hội nghị, cuối tháng 11-1973, lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận đã phục kích, bất ngờ đánh bại hai cuộc hành quân cảnh sát của địch ở Xa Ra và Rạng, đánh phá đoạn đường sắt đoạn từ Tháp Chàm đi Ma Lâm; lực lượng vũ trang tỉnh Ninh Thuận tiến công đánh chiếm một cứ điểm quan trọng trong cụm cứ điểm Ô Cam. Du kích và bộ đội địa phương các huyện Bác Ái, Anh Dũng kịp thời chặn đánh, đẩy lùi địch lấn chiếm, ủi phá địa hình ở những vùng giáp ranh.

Kết hợp với đòn tiến công quân sự, nhân dân trong các vùng địch chiếm đóng đẩy mạnh đấu tranh đòi chính quyền và quân đội Sài Gòn nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pari, phản đối các hành động tiến công lấn chiếm vùng giải phóng, đàn áp, khủng bố các cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, đòi trở về ruộng, vườn cũ làm ăn. Phong trào đấu tranh sôi nổi của các tầng lớp nhân dân đã lôi cuốn được một bộ phận thuộc tầng lớp trung gian, tầng lớp trên, công chức, sĩ quan ngụy tham gia. Tính đến cuối năm 1973, trên địa bàn Khu 6, đã có tới 620 cuộc đấu tranh chính trị sôi nổi với tổng số 38.445 lượt người tham gia.

Vừa chiến đấu, bảo tồn lực lượng, bảo vệ nhân dân vừa tiến hành xây dựng cơ sở mọi mặt, cuối năm 1973, toàn khu đã phát triển được tổng số 589 đảng viên, 434 đoàn viên, 783 du kích mật, 8.773 hội viên các đoàn thể quần chúng ở trong các vùng địch kiểm soát.

Song song với quá trình lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại các cuộc càn quét, lấn chiếm của địch, nhăm bảo tồn lực lượng cách mạng, bảo vệ địa bàn, bảo vệ nhân dân, ngay sau Hiệp định Pari, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chủ trương củng cố, tăng cường lực lượng và thế trận chiến tranh nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trên những mặt công tác này, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu đặc biệt chú trọng viện xây dựng, củng cố hệ thống căn cứ địa và vùng giải phóng, coi đây là nền tảng bảo đảm chỗ đứng chân vững chắc cho lực lượng kháng chiến của Quân khu; nâng cấp và mở rộng mạng đường giao thông nối liền giữa các vùng với hậu phương miền Bắc thành một hệ thống liên hoàn, chặt chẽ. Đồng thời với quá trình này, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chỉ đạo các địa phương, các đơn vị trong toàn quân khu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng đứng lên đấu tranh chống địch phá hoại hiệp định, kiên quyết và chủ động tổ chức các trận đánh nhằm tiêu hao, tiêu diệt, căng kéo địch theo ý định chiến lược của ta, từng bước tạo ra tương quan so sánh về lực lượng và thế trận có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Tính đến tháng 12-1973, quân số ta trên chiến trường Tây Nguyên có: bộ binh 18.562 người, trinh sát 389, đặc công 578, pháo binh 3.018, thiết giáp 691, cao xạ 2.708, công binh 1.159, thông tin 817, vận tải 4.687, cơ quan và các đơn vị trực thuộc 5.065, quân xây dựng kinh tế cò 1.576; lực lượng vũ trang địa phương gồm: bộ binh 1.200 người, đặc công 93, pháo binh 300, công binh 200, các huyện, thị đội và cơ quan thuộc tỉnh 3.788 người.


(1) Báo cáo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Khu 6, Phòng Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh Quân khu 6, tài liệu lưu hành nội bộ, tháng 10-1984, tr.257.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 06:52:13 pm »

Tháng 7-1973, Khu ủy Khu 5 quyết định thành lập Binh đoàn xây dựng kinh tế 773,. Binh đoàn này, sau ngày thành lập, vừa sắp xếp và từng ước ổn định biên chế, tổ chức, vừa kết hợp với nhân dân các địa phương sử dụng các nguồn lực tại chỗ và cơ sở vật chất, máy móc, phương tiện kỹ thuật, nhân công lao động chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc vào, đã biến nhiều vùng căn cứ rộng thàng vạn kilômét vuông thành cơ sở sản xuất nông nghiệp như ở Khâm Đức (Quảng Đà), Diên Bình (Kon Tum), Ba Tơ (Quảng Ngãi), An Lão (Bình Định)… Khắc phục nhiều thiếu thốn và những khó khăn do hạn hán, tính tại thời điểm giữa năm 1974, sản lượng lương thực ở nhiều vùng căn cứ ước tăng khoảng gấp đôi năm 1972. Việc giao lưu hàng hóa giữa vùng địch và vùng ta ngày càng mở rộng. Cơ quan kinh - tài các tỉnh và khu đã trực tiếp tiếp xúc với một số nhà buôn, kinh doanh trong các thành phố, thị xã để thỏa thuận việc buôn bán và trao đổi những hàng hóa nhu yếu phẩm như: gạo, muối, thuốc chưa bệnh, vải…

Từ giữa tháng 3-1973, tuyến đường cơ giới của Khu 5 đã nối liền được hậu phương lớn miền Bắc. Một lượng lớn vật chất, vũ khí, phương tiện chủ trương từ hậu phương lớn miền Bắc liên tục ngày đêm được vận chuyển vào các chiến trường, trong đó có địa bàn Khu 5, phục vụ kịp thời cho các hoạt động tác chiến trước mắt và tăng nguồn dự trữ chiến lược lâu dài. Lúc này, lực lượng hậu cần của khu hoàn thành quy hoạch hệ thống kho tàng phía trước, phía sau và hệ thống kho cấp phát. Kho dự trữ xăng, dầu được tổ chức thành hai khu vực, trữ lượng mỗi kho 1.000 tấn. Các kho dự trữ quân giới, quân y, quân nhu cũng từng bước được hình thành.

Ở Tây Nguyên, Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên cũng chủ trương: “Nhanh chóng xây dựng căn cứ và vùng giải phóng, xây dựng hậu phương quân đội, đặc biệt là xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất tăng nhanh tiềm lực kinh tế và tiềm lực quân sự tại chỗ để đánh thắng địch trong bất kỳ tình huống nào”(1).

Khu ủy Khu 5 chủ trương và chỉ đạo việc gấp rút xây dựng một số trường học như Trường Văn hóa thiếu nhi ở Tây Nguyên để bước đầu thu nhận đưa vào đào tạo con em của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt để kiến thiết Tây Nguyên sau này.

Nhìn chung, sau những lúng túng trong chỉ đạo, điều hành, nửa đầu của năm 1973, mà hậu quả là để địch lấn chiếm khiến nhiều nơi ta bị mất đất, mất dân, đến cuối năm, ở Khu 5 và Tây Nguyên, do kịp thời khắc phục những sai lầm và thiếu sót, đề ra và chỉ đạo thực hiện các biện pháp hiệu quả của lãnh đạo và chỉ huy các địa phương, các đơn vị, nên ta đã khôi phục thế trận, lực lượng, hình thành và củng cố những nhân tố cơ bản, bảo đảm cho bước phát triển tiếp theo của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn quan trọng này.

Về bộ đội chủ lực, ở Tây Nguyên, ta có hai sư đoàn bộ binh (10 và 320); ở đồng bằng ta có ba sư đoàn (2, 3 và 711); còn về lực lượng vũ trang địa phương, mỗi tỉnh đồng bằng đều có từ 3 đến 7 tiểu đoàn tập trung, các huyện cũng có từ một đến hai đại đội. Ngoài ra, bộ đội chủ lực Quân khu 5 còn có một trung đoàn, 7 tiểu đoàn và 10 đại đội đặc công cơ động, đặc công căn cứ(2). Trong năm 1973, toàn khu đã huy động 534.507 ngày công lao động, mở 977 km đường cơ giới mới, sửa hàng trăm kilômét đường cũ hình thành nên 4 trục đường dọc và 11 trục đường ngang. Ở Tây Nguyên, đường cơ giới đã nối thông từ bắc Kon Tum đến đèo Mang Giang. Còn ở đồng bằng, đường cơ giới đã nối thông được với đường 559, tuyến sường đông của dãy Trường Sơn, suốt từ Quảng Đà đến bắc Bình Định. Đường Thanh niên men theo sông Tranh, xuyên qua dãy Ngọc Linh, nối với đường 14 ở bắc Kon Tum. Đường mở đến đâu, vật chất, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện chủ trương được đưa vào tới đó. Cả năm 1973, khối lượng vận chuyển trên các tuyến đường này lớn gần bằng cả tổng khối lượng vận chuyển bằng 4 năm trước đó. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ mạng đường cơ giới là việc hình thành hệ thống kho tàng dự trữ chiến lược được bố trí men theo các tuyến từ bắc Kon Tum đến nam Đắc Lắc và từ Tổng kho Làng Hồi (Quảng Nam) đến Bình Định. Mạng thông tin liên lạc cũng không ngừng được củng cố và mở rộng. Bên cạnh đó, cấp ủy các địa phương, các mặt trận khẩn trương tổ chức tổng kết, nghiên cứu kinh nghiệm chiến thuật, chiến dịch; tổ chức các lớp nghiên cứu về Nghị quyết Trung ương 21, nhằm nâng cao tư tưởng và trình độ tổ chức tác chiến cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong lực lượng vũ trang.

Trên cơ sở những kết quả đạt được và nhằm đẩy mạnh phong trào cách mạng toàn khu tiếp tục phát triển một bước mới, tháng 12-1973, Hội nghị đại biểu Đảng bộ toàn khu lần thứ III được triệu tập. Hội nghị đã nghiêm túc kiểm điểm, rút ra bài học và tổng kết những kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên các mặt công tác thời gian qua. Căn cứ vào diễn biến tình hình và thực tiến của khu, Hội nghị đề ra nhiệm vụ trọng tâm của toàn đảng bộ là: đánh bại bình định lấn chiếm của địch, giành dân, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng giải phóng, đồng thời nỗ lực xây dựng lực lượng để giành thắng lợi lớn hơn trong thời gian tới.


(1) Nghị quyết Đản ủy Mặt trận Tây Nguyên, tháng 5-1973, dẫn theo: Lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr. 271.
(2) Theo thống kê của Cục Tổ chức động viên - Bộ Tổng Tham mưu, tính đến cuối tháng 12-1973, lực lượng vũ trang chủ lực Quân khu gồm có 19.581 người, trinh sát có 462, đặc công có 1.557, pháo binh có 2.247, thiết giáp có 905, cao xạ có 763, công binh có 3.275, thông tin có 1.316, vận tải có 5.056, cơ quan và các đơn vị trực thuộc có 10.2991, quân xây dựng kinh tế có 1.060; lực lượng vũ trang địa phương gồm: bộ binh có 8.690 người, đặc công có 3.520, pháo binh có 1.800, cao xạ có 200, các huyện, thị đội và cơ quan thuộc tỉnh có 7.346 người.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM