Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 12:13:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339106 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #590 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 06:17:59 am »

@6971: Khổ thân (hay sướng?) bác già rồi mà hay đi công tác xa nhà quá. Bác đi Long An, bờ sông Vàm Cỏ Tây...chắc là gần Đá Biên...
Vụ chiếc ba lô của bác không có hậu bằng bác mõ LXT. Chắc chiều thứ 7 này ở 19C NH rôm rả lắm đây.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 10:24:52 am gửi bởi chienc3.1972 » Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #591 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 09:24:01 am »

Chắc chắn cái vụ ba lô của bác 6971 không được như ba lô của bác LXT rồi.
Trong đó "cầm nhầm" là một đi không trở lại.

Mấy người vào công tác trong Nam bảo ở SG mà vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại như  ngoài HN thì chả cứ phái nữ, đàn ông to vật cũng bị giật điện thoại, không tha.

Mà trong Nam lượn xe khiếp hơn ngoài Bắc nhiều.

Ngày mới giải phóng còn thấy thanh niên biểu diễn đi xe máy mini lượn vòng chui qua gầm xe tải (gầm cao) đang chạy.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #592 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 03:05:54 pm »

6971 và các bác,

6971 mất cái ba lô để phía trước, LXT cũng mất cái ba lô để phía trước hôm về thăm viếng bạn ở Nghệ An. Tôi có lần đã lâu, về sân bay NB lỉnh kỉnh đồ đạc ở phòng chờ ra cửa, đến lúc xách đồ đi cũng bỏ quên cái ca-táp ở phía trước ! đến khi ra xếp đồ lên xe mới phát hiện bị thiếu cái ca-táp, liền hối hả chạy vào thì phòng chờ chẳng còn ai và cũng chẳng thấy cái ca-táp của mình đâu.

Có phải cái gì để phía trước cũng dễ chủ quan và mất tập trung không các bác ?  Lần sau đi đâu có ba lô thử để phía sau xem sao ( ? )  Smiley.  Nhưng có một thứ thì "để " phía trước chắc chắn hơn – đó là vợ. Đi đâu thì nên để các bà đi trước, mình đi phía sau thì không bị lạc, không phải đi tìm, không phải đứng đợi.... Sad
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #593 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 06:16:36 pm »

@Bác LXT & 6971:
Quả là bác TVprc25 có nhiều kinh nghiệm đi Công tác nên có những "cao kiến" để anh em CCB rút kinh nghiệm mà học tập: Tiền bạc, giấy tờ quí hiếm để trong người ( nhưng phải là chỗ không móc được). Còn đồ không quý để ở ngoài, thậm chí để phía trước ( kể cả vợ), nếu có bị quên hay mất thì cũng chả tiếc làm gì he.he Cheesy Cheesy Grin
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #594 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 06:22:04 pm »

Tôi lại thấy vợ là quý nhất nên toàn để dành ở nhà không dám mang theo đi đâu bao giờ (trừ khi có lệnh). Mình toàn phải dùng các thứ ít quý hơn thôi.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #595 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 07:48:45 pm »

Thương nhà bác TTNL chật chội. Chắc lại sắp bị niêm phong rồi. Thôi thì đằng nào cũng sắp làm nhà mới, xin bác một góc nhỏ tiếp chuyện Vàm Cỏ Tây, nhé.

Ngày học cấp III, tôi hay cắt báo các bài thơ hay (hồi ấy đâu có photcopy hay máy tính). Một trong những bài thơ tôi thích và giữ rất lâu là bài của nhà thơ Hoài Vũ: Anh ở đầu sông, em cuối sông. Thuộc lòng, đôi khi còn vận vào các bài Tập làm văn. Ít lâu sau, thấy có bài hát, phổ thơ bài này, nhưng cắt đi nhiều.

Tuần trước, tình cờ về đúng vùng Vàm Cỏ, mới thêm hiểu bài thơ. Nhưng lại nảy ra thắc mắc: Miền Hạ là miền nào? Sao Tân Trụ bên bờ Vàm Cỏ Tây chứ có phải Vàm Cỏ Đông đâu?

Sau đây là nguyên bài thơ, khá dài: Anh ở đầu sông, em cuối sông

Anh ở đầu sông em cuối sông - Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông - Thương nhau đã chin ba mùa lúa -
Chưa ngày gặp lại, nhớ mênh mông! - Ôi bát ngát chân trời miền hạ  - Tím tình yêu, tím cả ước mong - Gió nhớ thương ai mà lay bờ lá - Để bìm bịp kêu con nước lớn ròng… - Năm xưa đứng gác Vàm Nhựt Tảo - Tân Trụ đang mùa gạo ngát hương - Em đến trao anh nắm cơm thơm thảo - Cơm trắng mà em… má ửng hường!  - Hạnh phúc đến xanh như màu lá - Và nồng thơm mùi thơm của rạ  - Đêm xôn xao, sao gắn đầy trời - Tình anh là Vàm Cỏ, em ơi! - Từ buổi có em, anh thêm yêu đất  - Quí gạo Nàng Thơm, thương cá bống kèo - Một tiếng ầu ơ cũng đầm nước mắt: - “Anh đi rồi, miền hạ nhớ mang theo…”  - Ơi miền hạ, đêm nào chẳng nhớ  - Chẳng ở buồng tim như một mũi kim  - Xích xe Mỹ cày lên phố chợ  - Sân nhà ai đổ nát, im lìm… - Cây bần hò hẹn không còn bóng  - Cầu ao em gội đổ chơ vơ  - Đêm đêm nghe rì rầm tiếng sóng
- Như thầm kêu du kích ven bờ. - Ăn hạt gạo quê nhà em gởi  - Biết mấy yêu thương, mấy nghĩa tình  -Anh hiểu giữa bom rền, pháo dội - Em dám bỏ mình cho cây lúa hồi sinh - Cầm lên tay chiếu này em dệt - giữa trận càn vẫn dệt phượng loan! - Em ơi em, mùa đông sẽ hết  - Bởi tình em đã thắng cơ hàn! -
Ơi miền hạ, đêm nào chẳng rõ - Tiếng của người rền động không trung  - Hồn Trung Trực cũng thành thuốc nổ - Trên vành đai Nhựt Tảo oai hung.  - Đất quê ta xanh xanh triền lá  - Giặc nhảy vào, lá hóa rừng chông - Nước quê ta dập dềnh tôm cá  - Giặc lội vào, nước dựng thành đồng  - Ngày em đi cấy, đêm đi kích -  Một nắng hai sương, má rám hồng - Chẳng được cùng em vào chiến dịch - Nghĩ dạo này… thêm nhớ mênh mông. - Em bảo có về, về sớm sớm  - Tân Trụ độ rày lúa ngát hương  - Ôi miền hạ, vàng thơm mùa cốm - Nhớ chày ai… đêm mộng lên đường -  Anh ở đầu sông, em cuối sông - Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông - Thương nhau, ta hẹn trong mùa tới - Anh đón em về, thỏa chờ mong!

Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #596 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 11:33:57 pm »

.
Chuyện XXVIII     VỢ CHỒNG DU KÍCH – BIỆT KÍCH (tiếp 20 và hết)

     Anh và cô trở lại Vũng Tàu. Lúc này tư tưởng cô đã hoàn toàn không còn vướng mắc gì. Vấn đề còn lại chỉ là tình cảm quyến luyến và nỗi lo lắng về con cái. Tuy nhiên, cuối cùng một lễ của nhà thờ cho phép tháo gỡ sợi dây hôn phối giữa hai người. Đây là cách vận dụng một trong ba trường hợp mà Hội Thánh có quyền gỡ bỏ hôn nhân. Trường hợp của anh và cô được xem như “cuộc hôn nhân vốn đã không thành sự ngay từ đầu, vì mắc phải một hoặc nhiều ngăn trở”. Những luật đạo vốn chặt chẽ nhưng cũng phải linh hoạt vận dụng trên mảnh đất có lắm tai ương, nghiệt ngã của chiến tranh.

     Anh cũng có phần yên tâm vì hôn nhân đã được gỡ bỏ thì sau này, cô hoàn toàn có quyền lấy một người khác. Điều này hoàn toàn khác với trường hợp Hội Thánh chỉ cho phép li thân, thì, sau đó hai người li thân không được phép lấy người khác.

     Cuộc chia tay của anh với cô và các con cũng đầy nước mắt và day dứt. Hai người hứa sẽ giữ liên lạc và quan tâm đến nhau.

    Mấy năm sau, ở Vũng Tàu, cô gặp được người đàn ông thương cô, thông cảm với hoàn cảnh của cô. Hai người đã làm lễ cưới. Các đứa con của hai người và con riêng của chị sống chung trong một mái nhà và được người bố dạy dỗ, chăm sóc như nhau. Một người đàn ông độ lượng và thật tốt.

     Anh trở về Quảng Trị sống cùng ba mẹ, vợ và hai thằng cu vào năm 1981. Hai năm sau, anh chị có thêm một đứa con gái.

     Năm 18 tuổi, thằng cu lớn bị bênh nan y. Cả gia đình dồn hết tiền nong và chạy các bệnh viện để chữa cho con mà nó không qua khỏi.

     Tôi trở lại thăm Quất Xá sau 39 năm. Khi vào đến sân nhà anh chị, tôi ngơ ngác nhìn cảnh vật để cố nhận ra nếp nhà xưa. Cảnh vật đã có nhiều thay đổi. Ngôi nhà đã được làm lại, nhỏ hơn trước đôi chút. Lối đi vẫn được trổ thẳng từ phía trước vào nhưng lệch về bên phải thay vì lệch về bên trái như trước kia. Giàn trầu xanh biếc và vườn cây rợp bóng không còn được như xưa.

     Một người đàn bà mặc quần áo đen từ trong nhà bước ra đón khách. Tôi nhận ra ngay đó là chị, vẫn vóc dáng ấy, vẫn khuôn mặt ấy, vẫn nét cười ngày nào. Khi hai chị em đang chào hỏi nhau, tôi nhìn thấy một người đàn ông đang lúi húi cho gà, cho lợn ăn ở cái nhà ngang bên cạnh. Đó là anh.

     Ông bà đã mất, anh chị ở với vợ chồng cô con gái. Vợ chồng nó đi làm xa, tối mới về, ở nhà chỉ có anh chị và đứa cháu ngoại. Vợ chồng đứa con trai và các cháu nội anh chị làm ăn xa và sống ở thành phố. Suốt buổi, anh chị thay nhau kể chuyện về cái làng Quất Xá, về cuộc đời vất vả, nhiều “sự cố” của hai người. Trong lúc chờ chị cơm nước, anh lấy xe máy chở tôi ra bờ sông Cam Lộ. Bờ sông um tùm những vạt trúc đào ngày nào bây giờ xơ xác, toàn sỏi đá. Người ta khai thác cát và đổ đất đá phế thải ngồn ngang cả một quãng sông. Trúc đào xưa như một rừng cây cao gấp đôi đầu người, giờ đây chỉ còn lác đác những bụi cây non, cao ngang thắt lưng. Dân làng đã chặt hạ trúc đào để làm củi và đã nhiều lần đốt cháy các vạt cây ven sông. Anh cũng đưa tôi ra tận hạ nguồn suối La La, nơi nó đổ vào sông Cam Lộ. Tôi còn được anh chở đi một vòng, thăm cánh đồng của Quất Xá. Mọi người bỏ làng đi làm ăn xa, nên nhiều đám ruộng đã bị bỏ hoang từ lâu.

     Chúng tôi đứng giữa đồng trống mà nhìn ra dòng sông và nhìn về Động Hà, nơi có điểm cao 544, căn cứ pháo binh có từ thời Mỹ năm sáu bảy. Anh chỉ tay lên đỉnh núi:

-    Phu – Lơ tề ! (Fuller)
-    Vâng !

     Anh chị chỉ cho tôi chụp hình khi hai người đã thay quần áo mới.

     Cựu biệt kích, cựu du kích và cháu ngoại


     Cựu biệt kích Mỹ


     Bờ sông Cam Lộ - Quất Xá


     Ngã ba suối La La


     Vợ chồng con trai anh chị và các cháu nội (ảnh chụp lại)


Hết chuyện “Vợ chồng du kích - biệt kích”.
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #597 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 05:04:56 am »

Câu chuyện éo le thời chinh chiến hay quá. Gốc chuyện đã hay, chuyện thật, người trong cuộc nặng tình kể lại - Càng đọc, càng ngẫm, càng hay.
Logged

Nhật ký Viết lại
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #598 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 05:49:06 am »

 Topic đã đủ 60 trang. BY xin phép các bác Cựu khóa lại .

 Đề nghị bác TichTuongNhuLe mở topic mới tiếp tục dòng ký ức chiến trận và những câu chuyện ngược xuôi ở cuộc chiến. Grin

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM