Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 03:57:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339097 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 09:26:47 pm »

.
      Chiếc xe Honda 67 giống ảnh dưới đây nhưng xẫm màu và bóng hơn. Chiếc Vespa 150 Sprint thì màu bạc giống ảnh ở dưới.
Logged

Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #1 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 10:34:29 pm »

 Anh TTNL ơi ! Chiếc xe honda mà anh đưa hình lên đó không phải là chiếc xe hoda 67 , mà nó là honda  ss-50 . Đây là đời xe honda đầu tiên được nhập vào Miền Nam VN rồi sau đó mới đến loại xe hon da 67 . Honda 67 khác với ss-50 ở chổ tay lái của hd 67 vểnh lên một tý , còn ss 50 tay lái ngang như trong hình .
Logged
bagai
Thành viên
*
Bài viết: 32


« Trả lời #2 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 12:01:44 am »

.
      Chiếc xe Honda 67 giống ảnh dưới đây nhưng xẫm màu và bóng hơn. Chiếc Vespa 150 Sprint thì màu bạc giống ảnh ở dưới.
Chiếc ss 50 đời 67 này đã bị độ tay lái rồi . Loại ss 50 này sang VN năm 67 nên người dân quen gọi là honda 67.
Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 01:00:31 am »

.
      Chiếc xe Honda 67 giống ảnh dưới đây nhưng xẫm màu và bóng hơn. Chiếc Vespa 150 Sprint thì màu bạc giống ảnh ở dưới.
Chiếc ss 50 đời 67 này đã bị độ tay lái rồi . Loại ss 50 này sang VN năm 67 nên người dân quen gọi là honda 67.
Honda SS (super sport) 50 phát triển các model từ đầu thập niên 60. Sang Việt nam có đời 1966 rồi phổ biến là Honda 67.
Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 01:03:08 am »

Honda 67 và 72
Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 01:31:37 am »

Honda SS50 th­ường thì pô ( ống xã) nằm dưới, đời 67 và 72 thì 5 số, đời 68 tay lái cao có thanh ngang, đời 70-71 thường có màu đỏ bầm, đời 72 màu đỏ bordaux. Còn CL70 thì ít thấy.
Híc ! năm 91 mua của một ông CT phường ở Biên Hoà chiếc 67 máy còn zin ( chưa bung) thân xe sơn tay loang lổ, về lấy xăng thơm chùi, lòi ra nước sơn zin bóng loáng ngoại trừ vài vết xước nho nhỏ...Trúng mánh Grin
Đậu phọng đề tí nhá bác chủ. Grin
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #6 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 08:31:52 am »

Honda SS50 th­ường thì pô ( ống xã) nằm dưới, đời 67 và 72 thì 5 số, đời 68 tay lái cao có thanh ngang, đời 70-71 thường có màu đỏ bầm, đời 72 màu đỏ bordaux. Còn CL70 thì ít thấy.
Híc ! năm 91 mua của một ông CT phường ở Biên Hoà chiếc 67 máy còn zin ( chưa bung) thân xe sơn tay loang lổ, về lấy xăng thơm chùi, lòi ra nước sơn zin bóng loáng ngoại trừ vài vết xước nho nhỏ...Trúng mánh Grin
Đậu phọng đề tí nhá bác chủ. Grin

      Cảm ơn anh em đã sửa chữa !  Cái ảnh tôi đưa lên sai rồi. Tôi nhớ cái xe "67" mà chúng tôi chạy đúng là có ống xả nằm trên cao và có miếng chắn để khỏi bị "bỏng bô".
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 06:18:38 pm »

.
CHUYỆN XVI     TRÀ LIÊN TÂY

      Sau khi làm khu “Resort” ở Quất Xá, c20 phải di chuyển đi nơi khác. Lính tráng rất tấm tức vì nghe nói phải nhường lại cho các thủ trưởng sư đoàn ?! Về sau này chúng tôi mới biết là không phải. Sư đoàn bộ di chuyển từ chân cao điểm 544 về Tân Vĩnh ven sông Vĩnh Phước và đóng ở đó đến đầu 1975.

      c20 chuyển về ấp Tân Định, cách Quất xá khoảng 2 cây số. Cái ấp Tân Định cũng nằm ven sông Cam Lộ nhưng thế đất ở đây không đẹp bằng. Các nhà được làm ven một khu đồi thấp. Đất đồi có vẻ rất cằn cỗi. Cây cối trong làng có phần xơ xác. Nhiệm vụ của đơn vị là cắt và đánh tranh để nộp lên trên. Nghe nói để lợp nhà cho khu nhà của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam cũng ở gần đấy, cách chừng mấy cây số. Việc thứ hai là tăng gia trồng sắn và cấy lúa. Đám ruộng thấp để cấy lúa và đất đồi để trồng sắn. Chúng tôi chẳng có công cụ gì trong tay. Cả đại đội được triển khai ở nhờ nhà dân. Mượn được dân dụng cụ gì thì dùng nấy, liềm, cuốc, xẻng, vồ đập đất. . . . Liềm để cắt tranh, dao găm thì chặt tre làm hom. Ruộng và đất đồi đều phải cuốc bằng tay.

      Giai đoạn ở đây là thời gian không đọng lại trong trí nhớ mọi người được bao nhiêu. Tôi thuộc bộ phận tăng gia. Hàng ngày vác cuốc và vồ lên đồi để cuốc đất. Sau đó dùng vồ đập tơi đất và lên luống trồng sắn. Tôi còn nhớ, thằng Thìn và tôi phải làm một đám đất khá rộng. Tưởng rằng tay lính chai sạn lắm, thế mà lúc làm đất, tay hai thằng phồng rộp lên, chảy nước. Trời cuối năm mà sao nắng gắt vậy chứ. Cứ giữa nắng mà cuốc, mà đập, người dâm dấp mồ hôi. Được cái ăn no thoải mái nên thằng nào cũng rất khỏe. Kho hậu cần của c20 vẫn để ở Quất Xá. Chúng tôi có rất nhiều gạo. Cách đây không lâu, lúc mới ngừng bắn, chúng tôi đã ra đường bắt 2 xe Giải Phóng chở đầy gạo và chất đầy kho chỗ anh Thắng “quản”.

      Một buổi chiều, ngủ dậy, Thìn và tôi vác đồ “lên nương” làm đất, bất ngờ trên đường làng đụng phải một út rất xinh, đội một chiếc nón “bài thơ” mới tinh, làm cho hai thằng nhìn dớn dác muốn nổ đom đóm mắt. Thằng Thìn nhanh mồm:

-   Nón cũng xinh nữa hè !

Cô gái ngượng nghịu dạt sát vào bờ tre khi hai thằng đi qua.

-   Thìn à ! Sao ông không nói cả vế trước của câu ?
-   Nói thế mới hay chứ !
-   Ông có biết các cụ có câu gì không ?
-   Câu gì ?
-   Người xinh . . .
-   Không biết. Các cụ nói gì ?
-   “Người xinh cái ấy cũng xinh,
      Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.”

Hai thằng phá lên cười, ầm ỹ cả đường làng.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2011, 06:44:23 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 10:56:13 pm »

.
CHUYỆN XVI     TRÀ LIÊN TÂY   (tiếp 2)

      Chúng tôi ở Tân Định được một tuần thì được lệnh di chuyển. Không biết di chuyển đi đâu, chỉ biết là đi về phía trước. Sáng sớm, chào tạm biệt chủ nhà rồi lục cục đồ đào hành quân. Cả đại đội đi thành một hàng dọc theo đường 9 về phía đông. Hai tiếng sau thì thì tới Đông Hà. Vượt qua đường xe lửa một đoạn thì đến chỗ khúc ngoặt thứ nhất. Đi thêm đoạn nữa thì gặp lại cái lô cốt có tháp canh nằm ở một góc ngoặt thứ hai. Một chiếc M41 và một chiếc M48 được kéo về để ngay dưới chân tháp làm thành cái biểu tượng chiến thắng của Đông Hà. Đường 9 bắt vào đường một ở ngã ba, lúc đó gọi là ngã ba Đông Hà.

      Chúng tôi đi theo đường 1 về phía nam. Con đường sẽ dẫn chúng tôi đến cầu Quảng Trị. Bên kia sông là địch kể từ sau ngày 16/9/1972. Đây là lần đầu tiên tôi được đi trên con đường 1 ở đoạn này. Con đường còn rộng và đẹp hơn đường 9. Sau khi qua cầu Lai phước một đoạn chừng 2 cây số, bất ngờ đoàn lính rẽ sang ben trái đườn nhằm vào chỗ sân bay Ái Tử.  Nhưng chúng tôi không vào sân bay mà vào làng Tả Kiên. Qua làng Tả Kiên thì đến thôn Trà Liên Tây. Một cái làng lớn, trù phú, nằm sát ven sông Thạch Hãn.

      Mỗi trung đội đã có một b phó đi tiền trạm, nên nhanh chóng chóng tôi được đưa về các nhà dân. Thằng Ngữ, thằng Hưởng và tôi ở cái nhà cuối cùng, xa nhất.Thìn và Hùng ở nhà bên cạnh có một út 16 17 tuổi tên Nữ. Nữ có khuôn mặt khá xinh đang là học sinh trung học. Bọn tôi thường trêu gán ghép Thìn với Nữ làm cho cô gái nhiều phen đỏ mặt. Phải cái ông già Nữ rất khó tính và có vẻ ủng hộ quốc gia chứ không thích Việt Cộng. Ông vẫn để giờ theo giờ Sài Gòn. Lúc đó giờ Hà Nội và giờ Sài Gòn chênh nhau 1 tiếng. Ông già có cái đài bằng cục gạch và hễ vắng mặt mấy đứa là mở đài Sài Gòn. Ông luôn để mắt đến cô con gái, canh chừng không cho thân mật với mấy thằng lính Việt Cộng chúng tôi. Lúc đầu ông có thái độ khinh khỉnh, nghĩ rằng bộ đội là những đứa dốt nát, hung dữ, chớ có giây vào. Dần dà vài hôm, lính giở bài dân vận, quét nhà cửa, sân sướng, nọ kia; lại còn nói chuyện học hành chữ nghĩa với út Nữ. Thì ra mấy thằng này toàn có học thức và hiểu biết. Thái độ của ông già bớt kinh khỉnh, dè chừng nhưng vẫn luôn giữ khoảng cách cho đến lúc chúng tôi chuyển đi. Chắc là ông như cất được một gánh nặng. Chúng tôi chuyển đi sau khi tự làm nhà xong, vẫn ở Trà Liên nhưng không ở nhà dân nữa. Các nhà khác thỉnh thoảng chúng tôi vẫn vào chơi, còn nhà ông già và em Nữ thì không.

      Mỗi tiểu đội chọn một cái nền nhà bỏ không dọc trên đường làng để làm nhà. Hàng ngày, chúng tôi ra sân bay Ái Tử kiếm vật liệu để làm nhà. Tất cả thứ gì cần, từ cột nhà, xà nhà, tôn, ván thưng xung quanh, ván làm giường và làm bàn ghế đều khiêng về từ sân bay. Một sự tàn phá ghê gớm. Không những chúng tôi mà rất nhiều đơn vị khác ở gần đấy đều ra sân bay khai thác. Không những lính mà cả dân ở xung quanh cũng ra kiếm đồ. Cuối cùng thì ghi sân bay cũng bị rỡ hết. Ghi sân bay bằng hợp kim nhôm (gọi là đuya-ra) sơn màu rêu còn được vận chuyển về sư đoàn bộ để làm hội trường của sư đoàn. Các tấm ghi này rất dài, khoảng 4 mét, chiều ngang mỗi tấm 60 phân. Đầu tấm ghi và hai bên sườn đều có các gờ để lắp ráp vào nhau thành sân phẳng. Tấm ghi rỗng, khi cắt ra thấy nhiều đường gân chịu lực ở bên trong. Lúc đầu chúng tôi còn khênh đồ trên vai từ sân bay về. Sau, nảy ra sáng kiến, thả nổi những tấm ghi trên sông làm bè cho trôi trên sông Thạch Hãn về và chỉ việc vớt lên là xong không phải khuân vác nữa.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2011, 03:04:38 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 08:25:06 am »

...     Chúng tôi đi theo đường 1 về phía nam. Con đường sẽ dẫn chúng tôi đến cầu Quảng Trị. Bên kia sông là địch kể từ sau ngày 16/9/1973.

Chắc bác TTNL "gõ" nhầm, chứ ta rút sang bên này sông là từ 16/9/1972.

Cũng phải nêu một thắc mắc: Từ Đông Định về Trà Liên mà hành quân qua Đông Hà là đi 2 cạnh góc vuông, xa. Sao trinh sát mà không chọn đường đi tắt? Bây giờ thì có hẳn một con đường to chạy tắt từ đường 9, quãng gần Đông Định, về luôn đường 1, không qua Đông Hà nữa, gần được khoảng 3-4km.
Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM