Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:15:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339144 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #570 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2011, 04:22:42 pm »

Cám ơn TTNL.

Nhìn cái ảnh 1970, thấy khác ảnh 1968 nhiều quá nhỉ. Cái 1968 thấy "thanh bình", khô khan. So với trí nhớ về 1972, khi vẽ cảnh đồ 2 cây cầu đổ thì lại càng khác. Lúc khom cao theo giao thông hào ra được sát bờ sông phía thượng nguồn, cách cầu đường sắt khoảng 100m, thấy cây cỏ um tùm. Nhìn trong ảnh 1968 thì hãy còn là bãi trống hoang vu. Phía hạ lưu bờ Bắc so với 2 cây cầu cũng vậy, là 1 thôn của Nham Biều, vốn trù phú nhưng bị bom đạn tan hoang, dù vậy cây cỏ um tùm ra đến tận sát bờ sông. Nhìn trong ảnh, và ngay cả bây giờ, quãng đó trống không. Hay là trí nhớ bị méo mó? 
Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #571 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 10:21:24 am »

.
Chuyện XXVIII     VỢ CHỒNG DU KÍCH – BIỆT KÍCH (tiếp 15)

     Mặc dù Quốc Gia cực lực phản đối các chương mục trong bản hiệp định Pari, nhưng cuối cùng, ngày 27/1/1973, bốn bên tham gia hội nghị đều đã ký vào bản hiệp định. Ngày 28/1/1973 là ngày hiệp định có hiệu lực. Những ngày đó các báo và đài Sài Gòn liên tục đưa tin và các bài viết về việc rút quân đội Mỹ rồi việc sẽ có tổng tuyển cử ở Miền Nam Việt Nam. Những bài viết của chính quyền rất quyết liệt, nói về sự phản bội và bỏ rơi đồng minh của người Mỹ. Trong khi cuốn cờ rút quân đội khỏi Miền Nam, người Mỹ vẫn hứa sẽ tiếp tục viện trợ quân sự và cố vấn cho quân lực VNCH.

     Những ngày này dân chúng Vũng Tàu rất chộn rộn. Họ sôi sục bàn nhau về các điểm trong 9 chương của hiệp định. Nhiều người Quốc Gia lo lắng cho tổng tuyển cử thì Việt Cộng sẽ thắng thế. Chính quyền ông Thiệu quá mất tín nhiệm vì tham nhũng và sách nhiễu dân chúng. Những người ghét Quốc Gia thì mở cờ trong bụng và hy vọng tổng tuyển cử  sẽ chọn ra chính quyền mới, . . . Dù ủng hộ bên nào thì người dân đều cảm thấy sung sướng vì không còn chiến tranh. Con em của họ sẽ không phải đi vào chỗ chết. Đất Việt này sẽ thoát khỏi cuộc chiến “huynh đệ tương tàn, nồi da sáo thịt”.

     Vết thương của anh đã lành. Anh cảm thấy vui lắm vì dù thế nào anh cũng không bị bên nào ghét bỏ. Anh sẽ được về với hai thằng cu. Nghĩ đến người vợ xinh đẹp khỏe mạnh và hiền hậu anh thấy nhớ quá, mong quá. Không biết bao giờ mới tổng tuyển cử và được đi lại tự do ?

     Cái ngày mong đợi đó chắc là không đến được. Anh thấy quân đội vẫn được viện trợ thêm nhiều vũ khí đạn dược. Các đơn vị đều được củng cố rồi điều động hành quân liên tục. Đụng độ giữa hai bên ngày càng nhiều hơn. Anh không còn tin tưởng vào việc thực hiện hiệp định nữa. Quốc Gia và Việt Cộng chắc chắn là sẽ quyết giành chiến thắng bằng quân sự chứ không có chuyện hòa bình. Vậy là ngày trở về không biết sẽ là bao giờ. Thật là nản quá.

     Anh không còn bàn chân. Thay vào đó, để đi lại được, người ta phải gia cố thêm ở đoạn cuối và cố định vào đó một đoạn tre để anh có thể đi lại được. Lúc đầu, lấy thăng bằng chưa quen và rất đau nên anh phải nhờ đến nạng. Anh kiên trì tập luyện và dần dần bỏ hẳn nạng. Khi nào cần “lịch sự” anh sẽ mặc thêm vào đoạn tre một bàn chân giả, đi giầy hẳn hoi còn bình thường anh vẫn thấy thoải mái hơn khi không dùng chân giả.

     Rồi anh gặp một người con gái. Cô ấy rất thương và yêu anh cho dù anh bị tàn phế. Cô gái thích anh ở cái tính ngang tàng, quyết liệt và dứt khoát. Còn anh thích cô gái ở sự hiền thục và dịu dàng. Chuyện lấy một phế binh bị gia đình cô gái phản đối nhưng không quá quyết liệt vì bấy giờ chuyện đó là chuyện bình thường. Nhưng mối tình của họ bị phản đối quyết liệt hơn vì anh đã có vợ và có hai con. Cuối cùng, bố mẹ cô đã phải chịu thua con gái.

     Nhưng, vướng mắc nhất lại là từ phía người lính tàn phế. Anh vẫn yêu vợ con và không muốn có thêm một người vợ khác. Hơn nữa, gia đình cô gái lại là gia đình theo đạo. Mặc dù anh không phải là phật tử nhưng anh không muốn cải đạo, tín ngưỡng mà nhiều đời nay trong gia đình và cả dòng họ đã thờ dưỡng.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2011, 10:39:05 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #572 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 01:26:43 pm »

.
     Hai bác lexuantuong1972, nguyenhuuluanc17 !


 Để bảo vệ Dân,  từ  đầu tháng 7  dân được lệnh di tản ra Vĩnh linh -  Chỉ còn Một số  du kích ở lại  các thôn.

     Bác NHL à ! Để bảo vệ dân, ngay tháng 4/1972, dân đã được cho đi sơ tán chứ không phải tháng 7 mới sơ tán.

     Tuy nhiên dân làng Quất Xá, sau ba tháng ở Quảng Bình lại tự động lục tục kéo về làng gần hết. Cuối tháng 7, đầu tháng 8 Mỹ mới thả bom vào làng, làm chết nhiều người.

     Sau đó, chỉ rất ít người đi sơ tán lại, còn lại phần lớn dân bám trụ tại Quất Xá. Rất may, sau đợt bom đó, Quất Xá không bị đánh bom một lần nào nữa.

@TTNL,
  Thời điểm  đầu tháng 7 dân  di tản  mà tôi nói là chung cho các  làng ở phía đông  đường 1 ( chứ không nói  làng Quất xá) -  lúc ấy tôi cũng không đi đến Quất xá . Khi vừa đến Quảng trị  , tiểu đội tôi vào Trà liên ở ngay cùng với dân. Dân còn đi làm ruộng , sáng ra đi tát nước lên ruộng lúa ( bằng cọn nước )- rất nhàn, chúng tôi còn ăn cơm cùng với dân. Tôi còn nói đùa  với lính là  ở Quảng trị chắc chỉ có món chè là không có ớt, còn bất kể món gì, từ canh rau muống cũng có " ớt" cay xè . Sau mấy đợt B52 đánh gần làng ( vào khoảng 10/7/72)  lệnh  phải chuyển ra ra ngoài  làng, rồi mấy hôm sau thì dân làng cũng đi di tản hết. Đấy  là vào  giai đoạn 2 của chiến dịch Thành cổ bắt đầu từ 14/7/72.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #573 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2011, 02:45:29 pm »

Trích dẫn từ TTNL ngày 22/11/2011
 
  Ảnh chụp cầu Quảng Trị  năm 1968 từ máy bay. Chỗ này gần với góc nhìn của bác 6971 khi vẽ cầu Quảng Trị năm 1972. Bác có nhớ   có một cái hói chỗ thôn Nhan Biều (3) và An Đôn không. Trong ảnh này có đấy.


... So với trí nhớ về 1972, khi vẽ cảnh đồ 2 cây cầu đổ thì lại càng khác. Lúc khom cao theo giao thông hào ra được sát bờ sông phía thượng nguồn, cách cầu đường sắt khoảng 100m, thấy cây cỏ um tùm. Nhìn trong ảnh 1968 thì hãy còn là bãi trống hoang vu. Phía hạ lưu bờ Bắc so với 2 cây cầu cũng vậy, là 1 thôn của Nham Biều, vốn trù phú nhưng bị bom đạn tan hoang, dù vậy cây cỏ um tùm ra đến tận sát bờ sông. Nhìn trong ảnh, và ngay cả bây giờ, quãng đó trống không. Hay là trí nhớ bị méo mó? 

@ TTNL & 6971,
Cái ảnh tôi chụp đây chắc là  ứng với góc nhìn của  6971. Bác xem nhé ....

Đây là cầu đường sắt Quảng trị và cái tháp canh – Dấu tích của cuộc chiến năm xưa vẫn còn đến hôm nay  9/2011.  Các bác trinh sát năm xưa có thể ôn lại.

   [/url]
    CẦU ĐƯỜNG SẮT QUẢNG TRỊ VÀ THÁP CANH

Cái mảnh đất trống ở đầu cầu đó đây- Mảnh đất còn để  trống  gần cổng làng  AN ĐÔN  ( Mới xây  trên đường đi  xuống THƯỢNG PHƯỚC ) – cách đầu cầu đường sắt  phía Bắc khoảng 200m..  Cả khoảng đất trống mà TTNL gọi là cái hói ấy nó đây. Có lẽ sau 39 năm,  dòng sông bồi đắp phù sa nên giờ là cái bãi sông .... như ảnh.  Con đường đi qua AN Đôn xuống Thượng Phước giờ chạy sát với bờ sông  Thach hãn.

   

       CẦU ĐỪỜNG SẮT QUẢNG TRỊ


Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #574 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2011, 09:31:14 pm »


@ TTNL & 6971,
Cái ảnh tôi chụp đây chắc là  ứng với góc nhìn của  6971. Bác xem nhé ....


     Bác nguyenhuuluan ! Chắc góc nhìn của 6971 cũng gần như thế này. Tiếc là ảnh của bác là ảnh mới. Cầu đường sắt này cũng là cầu đường sắt mới.
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #575 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 02:17:49 pm »


     Tình cờ, tôi tìm được ảnh cầu Quảng Trị năm 1970



          Bác xem nhé ....

Đây là cầu đường sắt Quảng trị và cái tháp canh – Dấu tích của cuộc chiến năm xưa vẫn còn đến hôm nay  9/2011.  Các bác trinh sát năm xưa có thể ôn lại.

   [/url]
    CẦU ĐƯỜNG SẮT QUẢNG TRỊ VÀ THÁP CANH

 
Trích dần từ TTNL  ngày 22 tháng 11 năm 2011
   Bác nguyenhuuluan ! Chắc góc nhìn của 6971 cũng gần như thế này. Tiếc là ảnh của bác là ảnh mới. Cầu đường sắt này cũng là cầu đường sắt mới.
@TTNL,
  Cái cầu đường sắt năm 1972 đã bị đánh gãy, có nhịp bị đổ xuống sông. Rất tiếc là lúc đó những ngươi lính chúng ta không có máy ảnh hay thời gian để ký họa lại . So sánh hai bức ảnh  của cầu đường sắt  xưa và nay để  ôn lại, cầu  vẫn ở vị trí đó , tháp canh đầu cầu vẫn vậy- nhưng đã nhuộm dấu tích của cuộc chiến 1972.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #576 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 02:46:22 pm »

.
Chuyện XXVIII     VỢ CHỒNG DU KÍCH – BIỆT KÍCH (tiếp 16)

     Chiến tranh không biết sẽ kéo dài đến bao giờ, bên cạnh anh lại luôn luôn có một người con gái rất yêu và thương anh làm cái sức trai ba mươi, hừng hực tuổi xuân trong anh cứ thôi thúc. Rồi một ngày đầu năm 1975, khi cô gái báo cho anh biết . . . nàng đã có thai, thì, anh không còn cưỡng lại được mình nữa. Anh cũng không thể bỏ rơi cô gái mà bỏ chạy được. Hôn lễ của họ được cử hành trong nhà thờ đúng theo nghi lễ cưới xin của hai người có đạo. Ở bên người vợ trẻ anh cảm thấy rất hạnh phúc. Sự dịu dàng và đằm thắm của cô đem lại cho anh những cảm xúc mới lạ. Anh không ngờ đời một phế nhân lại được chúa ban cho nhiều đến thế. Chúa đã cho anh một người vợ xinh đẹp, mạnh mẽ và hai đứa con trai đẹp như hai thiên thần. Giờ đây, Người lại ban cho anh một người vợ khác và những đứa con khác nữa. Anh tạ ơn chúa lòng lành, Amen !

     Ngừng bắn rồi thì vài ngày sau Đơn Vị Hai Mươi Trinh Sát lần lần tập trung về làng Quất Xá. Họ trẻ hơn chị đôi chút. Dân Bắc có khác, trắng trẻo, đẹp trai phới phới. Bộ đội thì chị cũng không lạ gì nhưng lần này họ về đông. Có bốn năm chú ở nhờ nhà chị. Hàng ngày họ vào rừng lấy gỗ, lên đồi cắt tranh rồi đưa ra cái trảng đất sau làng, sát bờ sông để làm doanh trại. Mấy hôm đầu về đây chú nào chú nấy nom gày guộc và nhem nhuốc bụi đất chiến hào. Vậy mà chỉ vài ngày sau nom họ đã có da có thịt. Ban đêm khi chị đi họp du kích về thì họ đã ngủ. Ánh đèn dầu đung đưa trên cơ thể cường tráng của những thằng con trai, lòng chị cảm thấy xốn xang. Chị nhớ anh quá. Chị thèm đêm đêm có anh ở bên cạnh. Vậy mà anh chị vẫn chia cắt đôi nơi, hai người hai ngả. Mỗi khi đêm về lòng chị cứ thót lại, . . . liệu anh có còn sống ? Có lẽ nào Trời lại bắt mẹ con chị trở thành mẹ góa con côi ? Sao ngừng bắn rồi mà không cho phép hai bên gởi thư cho nhau. Giá mà chị nhận được thư anh, . . . dù chỉ một dòng thôi ! Giá mà có ai đó nhắn cho chị tin tức về anh, . . . dù chỉ một lời thôi !
    
    Ngừng bắn rồi, không còn phải nơm nớp lo máy bay hay pháo bắn vào làng. Hàng ngày chị vẫn ra đồng làm ló và cặm khoai. Những vồng khoai Quảng Trị rất lớn, đất nâu xẫm, bở tơi. Dây khoai Quảng trị, sức sống mãnh liệt đang đâm chồi nảy ngọn. Chẳng mấy chốc đã vươn phủ kín vồng đất. Chị trạnh nghĩ, phận mình cũng như vồng khoai này, mà sao chị lại lẻ loi và cô đơn đến thế.

     Dù làm gì, thì chiều đến chị lại ra ruộng khoai. Chị bấm ngọn khoai mang về nấu canh mắm ruốc. Bao giờ chị cũng hái rất nhiều để có phần cho các chú bộ đội. Đọt khoai bị ngắt, ứa nhựa trắng, thấm đẫm cả tay chị. Những cây khoai bừng bừng sức sống . . .

    Sau khi tắm cho hai thằng cu và nấu cơm xong thì cũng vừa lúc bữa cơm chiều của lính. Bao giờ chị cũng bưng một tô canh lớn rau lang - mắm ruốc cho đám lính. Đây là cái tiểu đội 2 của TichTuongNhuLe. Cả tiểu đội ngồi ăn cơm giữa sân, có cả hai thằng cu con nhà chị. Chị đặt tô canh xuống và bao giờ cũng chỉ buông đúng một từ: “Keeng . . . !”. Cho đến bây giờ, mỗi lần lính a2 gặp nhau thỉnh thoảng vẫn nhắc lại cái từ "Keeng" đó. Mọi người đều rất nhớ chị.

     Chị ra sông tắm thì đã muộn, Nỗi buồn lại bắt đầu ập đến. Khi chị về đến nhà để ăn cơm với cha mẹ chồng thì trời đã tối. Trong ánh vàng và nhập nhòa của đèn dầu, ba người ngồi ăn trong lặng lẽ . . . .

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2011, 06:59:02 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #577 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 03:46:10 pm »

Cái hình 2 cầu ở Quảng Trị là do Mod của diễn đàn này sưu tầm đó bác TTNL ơi! Grin
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #578 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 04:57:37 pm »

            Chào bạn TTNL. Tranphu341 đọc những loạt bài của bạn về thời kỳ mới ngừng bắn ở khu vực Quảng Trị và cốt truyện thật hay.

            Lúc đó đ/v TP đóng ở Vĩnh Linh. Cũng thường phải cử các tốp cán bộ đi cùng ae trinh sát sang đó để nghin cứu cách bố phòng và địa hình của các vùng đó. TP chúc bạn cùng gia đình khỏe, luôn có nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #579 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2011, 06:52:00 pm »

            Chào bạn TTNL. Tranphu341 đọc những loạt bài của bạn về thời kỳ mới ngừng bắn ở khu vực Quảng Trị và cốt truyện thật hay.

            Lúc đó đ/v TP đóng ở Vĩnh Linh. Cũng thường phải cử các tốp cán bộ đi cùng ae trinh sát sang đó để nghin cứu cách bố phòng và địa hình của các vùng đó. TP chúc bạn cùng gia đình khỏe, luôn có nhiều niềm vui cuộc sống!

     Cảm ơn bác TP341 đã động viên !
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM