Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:17:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339148 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #190 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2011, 06:08:41 pm »

.
     Chuyện vượt sông Đồng Nai - Tiến vào Sài Gòn tôi mới viết được một đoạn. Từ 29/6 đến nay đã mười mấy ngày mới viết tiếp được. Để anh em tiện theo dõi, xin post lại đoạn đầu cùng với đoạn tiếp theo.


     CHUYỆN XXIII   VƯỢT SÔNG ĐỒNG NAI - TIẾN VÀO SÀI GÒN


Đêm 29/4/1975

     Quãng nửa đêm, đại quân từ phía Thành Tuy Hạ ùn ùn kéo tới. Trung đoàn 101, trung đoàn 46, trung đoàn 18, rồi xe tăng và rất nhiều xe chở lính. Cuối cùng là xe kéo pháo 85, 105 và pháo cao xạ 37 ly. Con đường trở nên ùn tắc. Người, xe, tăng pháo rùng rùng chuyển động. Tôi không còn phân biệt được đơn vị nào với đơn vị nào. Tất cả đều kéo về phía bờ sông. Khoảng 3 giờ sáng, tôi thấy sư trưởng Tâm, trưởng phòng tham Mưu Ngoan từ những chiếc xe Commăngca cũng đã tới ven sông. Pháo 85 và pháo cao xạ 37 ly được dàn hết ra bờ sông để bắn thẳng qua sông sang bờ bên kia. Tất cả các đơn vị đều rộn rịch chuẩn bị vượt sông.
     
     Đêm tối, chưa nhìn được bờ sông bên kia. Chúng tôi chỉ có thể nhìn thấy những ánh đèn lốm đốm sáng của các căn nhà. Nổi bật nhất là mấy cái tàu chiến của địch đang đậu ở căn cứ Cát Lái. Các cửa sổ nhiều tầng của các con tàu hầu hết đều có ánh đèn. Không biết địch đang làm gì. Liệu có phải chúng tập trung tàu và dùng hỏa lực mạnh của các tàu để chống trả cuộc vượt sông của chúng tôi. Hay là chúng vẫn không hay biết gì bờ bên này, hay là chúng đang lục tục chuẩn bị tháo chạy.

      Khoảng 3 rưỡi hay 4 giờ (bây giờ không nhớ chính xác), một phân đội trinh sát được điều động. Phân đội sẽ vượt sông trước, lập đầu cầu bên kia. Anh Nguyễn Phẩm Hạnh, trợ lý ban 2 trực tiếp chỉ huy phân đội Anh Hạnh người Bình Định, sau này anh là người duy nhất của sư 325 về sinh sống ở Long Thành. Thông tin có Nguyễn Đức Duyên, lính trinh sát kỹ thuật đeo PRC25 để trực tiếp đàm thoại với ban 2 và phòng tham mưu. Tôi không biết người đối thoại trực tiếp với Duyên ở bờ bên này là ai. Chắc chắn là một hai lính của a12 và thông tin sẽ trực tiếp đến thẳng tham mưu trưởng Ngoan. Phân đội khoảng tám, chín hay mười người (bây giờ không nhớ rõ). Tôi chỉ còn nhớ chính xác có Tất y tá, Quynh a trưởng a4 và tôi. Những người khác thì nhớ không chắc chắn lắm. Hai chiếc ghe máy của du kích sẽ chở chúng tôi qua sông trước khi trời sáng.

     Tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh thủ trưởng Ngoan chạy đi chạy lại điều hành các khẩu pháo vào trận địa và trực tiếp trao đổi kế hoạch tác chiến với các chỉ huy pháo và các đơn vị bộ binh chuẩn bị vượt sông. Tôi là một thằng rất hay để ý mọi chuyện nhưng không phải là tay nghe trộm. Do đó tôi cũng chạy lăng xăng để xem pháo binh triển khai. Khi đi ngang qua chỗ các thủ trưởng trao đổi với nhau tôi cố gắng đi nhanh để không nghe lỏm nội dung trao đổi.

     Thật là hoành tráng. Nếu tất cả các khẩu pháo này mà bắn trực xạ sang bờ bên kia, cách 800 mét, thì không có gì có thể chịu đựng được. Cho dù hỏa lực của mấy cái tàu HQ2, HQ9, . . .của địch có hỏa lực mạnh đến đâu, nếu chúng không muốn tan tành thì chỉ có nước chạy. Nói chạy là phải chạy sớm chứ muộn thì cũng tiêu. Khống chế và dọn bờ bên kia như thế này thì chắc chắn không gì bằng rồi.

     Vấn đề là làm sao đưa nhanh bộ đội sang sông để tiến vào Sài Gòn. Đây đúng là chỗ bến phà Cát Lái. Nhưng không có phà. Có thể các con phà ở bờ bên kia, cũng có thể địch đã cắt phà và di chuyển đi chỗ khác. Không biết các cụ sẽ xoay sở thế nào.

     Chúng tôi cũng rất nóng ruột chờ ghe của du kích. Rồi thuyền cũng đến nhưng còn hơi sớm. Thời điểm chúng tôi chọn được ấn định sao cho khi đi trên sông địch không nhìn thấy rõ và tưởng là thuyền máy của dân đang chạy sang bên địch. Chờ đợi làm cho mọi người hồi hộp và bồn chồn. Không biết trong đầu mọi người có lo lắng không, có sợ sệt không hay là căng thẳng ? . . . Riêng tôi, chẳng nghĩ gì, chẳng lo gì, chẳng căng thẳng nhưng rất sốt ruột.

     Về sau này, sau 30/4, có lúc tôi cũng chợt nghĩ : “ Biết đâu mình đã có thể chết trước lúc bình minh !”. Nghĩ vậy, bấy giờ mới thấy ghê ghê.

. . (còn nữa)


     CHUYỆN XXIII   VƯỢT SÔNG ĐỒNG NAI - TIẾN VÀO SÀI GÒN   (tiếp 2)

Mờ sáng 30/4/1975

     Càng gần sáng, sương xuống càng nhiều. Khắp mặt sông trở nên mờ ảo. Thật là may mắn, màn sương làm cho ta và địch vẫn nhìn thấy nhau nhưng không thật rõ. Chúng tôi vượt sông thì địch sẽ nhìn thấy nhưng sẽ không nhìn được sắc lính tráng trên thuyền. Tại sao chúng tôi không vượt sông sớm hơn ? Câu hỏi trong đầu mọi người dường như anh Hạnh đọc được, hay là anh thấy mọi người bồn chồn, nên nói :

-    Đừng sốt ruột ! Chờ hỏa lực chuẩn bị xong đã. Nếu có bị lộ thì mình sẽ được pháo bắn iểm trợ và khống chế
     địch để tụi mình vượt sông. Dứt khoát phải vượt sông bằng được. Rõ chưa ?
-    Rõ !
-    Mọi người chú ý, khi tới bờ, nhớ bám sát nhau, tiến sát vào căn cứ Cát Lái. Càng giữ được bí mật càng tốt.
     Nhớ tiến theo đội hình sâu đo. Hai người tiến trước, mọi người phía sau iểm trợ, sau đó đến 2 người tiếp theo,
     cho đến hết. Rõ chưa ?
-    Rõ !
-    Quynh đi đầu tiên, Như Lệ đi sau cùng bảo vệ cho Duyên.
-    Rõ !
-    Duyên nhớ canh máy liên tục, phải đảm bảo bất cứ lúc nào cũng thông thoại. Báo cáo tình hình liên tục về
     bên này. Chỉ khi nào có lệnh của tôi mới được yêu cầu bắn pháo. Rõ chưa ?
-    Báo cáo rõ ! – Duyên trả lời.

     Tôi hơi bực và hơi buồn, cảm giác như bị thất sủng. Đành rằng thằng Quynh rất xông xáo và nhanh nhẹn, nó đi đầu cũng tốt. Nhưng vốn đã quen đi đầu, lần này tôi bị đi cuối nên hơi tủi tủi. Giá như chỉ huy phân đội là đạị trưởng hay đại phó thì thường tôi vẫn được cử đi đầu hoặc trong lúc đang lúng túng thì tôi chủ động vọt lên trước. Đằng này, trước khi xuất quân, anh Hạnh phân công rõ ràng, bài bản, thành ra hết cựa. Tôi cứ lăn tăn không hiểu trong đầu anh nghĩ gì mà gí tôi xuống đuôi. Cho đến bây giờ tôi vẫn băn khoăn mà chưa có lúc nào hỏi lại anh Hạnh. Cái đuôi ấy có anh Hạnh, rồi đến Duyên và cuối cùng là tôi.

     Chúng tôi xuống thuyền. Hai chiếc thuyền máy nổ máy. Đây là hai chiếc ghe nhỏ và dài, kiểu ghe nam bộ. Chỉ có hai du kích đứng cuối thuyền điều khiển còn lại cúi rạp xuống, súng lăm lăm hướng về phía trước. Màn sương vừa đủ để chúng tôi có thể nhìn thấy căn cứ Cát Lái và hai chiếc tầu của hải quân địch đang đậu ở đó. Chắc chắn khi chúng tôi lao ra giữa dòng nước thì địch cũng nhìn thấy. Hy vọng là chúng tưởng là thuyền của dân chạy sang phía chúng mà không bắn ẩu.

     Hai chiếc thuyền chếch mũi, ngược dòng nước và lao ra sông khá nhanh.

. . . (còn nữa)
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #191 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 08:03:31 am »


@TTNL: Trưa qua chúng mình đi đám hiếu nhà TLT được nghe bác kể chuyện về ông Thời mà tôi cứ ám ảnh câu nói của bác: Một dũng sĩ diệt Mỹ của trận Núi Thành năm xưa, dọc ngang chiến trận cho đến khi về nghỉ hưu. Bây giờ 2 vợ chồng già phải cầm cố sổ hưu để lấy tiền cho con đi học... 

Sao cuộc đời giành cho những con người như thế nhiều bất công như vậy hả bác Embarrassed Embarrassed Embarrassed
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #192 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 08:49:57 am »

@lexuantuong: những chuyện như vậy có thiếu gì. Bản thân bác, tôi và anh em mình ai cũng chẳng đã được hưởng một phần sự bất công đó. Còn chuyện con cái cũng lắm trớ trêu. Tôi có thằng bạn, hơi tiêu cực một tí, khi nói về con trai, cậu ấy bảo nó mới là bố em, nó bảo gì vợ chồng em cũng phải nghe, nó đòi gì vợ chồng em cũng phải chiều. Đấy là các ông con còn chịu học hành cho mình nhờ. Anh bạn cùng học với tôi ở ĐHKTQS có cậu con trai đã đi sớm từ lâu do tệ nạn nghiện hút...nghĩ nhiều lúc cũng nản bác ạ.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2011, 11:28:00 am gửi bởi chienc3.1972 » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #193 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 09:46:02 am »

@lexuantuong: những chuyện như vậy có thiếu gì. Bản thân bác, tôi và anh em mình ai cũng chẳng đã được hưởng một phần sự bất công đó. Còn chuyện con cái cũng lắm trớ trêu. Tôi có thằng bạn, hơi tiêu cực một tí, khi nói về con trai, cậu ấy bảo nó mới là bố em, nó bảo gì vợ chồng em cũng phải nghe, nó đòi gì vợ chồng em cũng em phải chiều. Đấy là các ông con còn chịu học hành cho mình nhờ. Anh bạn cùng học với tôi ở ĐHKTQS có cậu con trai đã đi sớm từ lâu do tệ nạn nghiện hút...nghĩ nhiều lúc cũng nản bác ạ.

@chienc3 & @TTNL : Nhiều khi cũng phải tự an ủi rằng dù sao mình còn may mắn hơn rất nhiều vì đã được trở về không như nhiều anh em đồng đội của mình luôn sống mãi với tuổi 20 Sad Sad Sad
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #194 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 10:17:45 am »

 Bác TichTuongNhuLe !
 Trong chiến dịch Giải phóng tp Huế 3.1975 mũi tiến công của Quân giải phóng từ phía Nam tp Huế đánh hất ngược về hướng Bắc , E101 đã tiến trên dọc đường QL1 và về ngang đồn Truồi nằm bên bờ Bắc sông Truồi , 1 người lính quân giải phóng nào đó của E101 đã bắn quả đạn B41 hay B40 gì đó vào đồn Truồi của lính VNCH , vết tích còn để lại đến ngày hôm nay .
 Bác TichTuongNhuLe có biết là ai đã bắn phát đạn B đó không ? Người lính đó hiện nay còn sống không , hiện nay làm gì ? Quê anh ấy ở đâu ?
 Nhiều người dân vùng quê xã Lộc An và cả Lộc Điền huyện Phú Lộc vẫn hay nhắc lại hình ảnh người chiến sỹ giải phóng trong buổi sáng hôm đó .

 
  Đồn bốt Truồi của lính VNCH cũ nằm sát đường QL1 bên bờ Bắc con sông Truồi , di tích còn lại là cái bốt cao với vết đạn B còn để lại 1 lỗ tròn gần tháp .
 Hiện nay cả khu vực đồn Truồi đã trở thành cái chợ của xã Lộc An sau khi được tháo dỡ hàng đống mìn cùng hàng rào dây thép gai , xưa kia nơi đây địch đã tra tấn và sát hại rất nhiều chiến sỹ Cách mạng trong vùng .

 
 Cầu Truồi trước giải phóng là cái cầu bằng gỗ tạm do lính Mỹ xây dựng , năm 1976 đã được nhà nước xây dựng lại bằng bê tông chắc chắn , chiếc cầu sắt của đường sắt trong chiến tranh đã từng bị đánh sập và đã được sửa chữa lại như hôm nay
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2011, 11:23:19 am gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #195 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 10:55:44 am »

Bức ảnh Bốt Truồi ấn tượng quá. Nó làm tôi nhớ lại và tiếc nhớ Bốt Đông Hà. Không biết đến bây giờ, bốt Truồi có còn như trong ảnh không, hay cũng được "giải phóng mặt bằng" rồi? Nếu vẫn còn thì ai quản lý di tích này, hay bỏ hoang (vô xem miễn phí). Thấy hình như có mái, hay cờ, hay anten trên nóc. Bác BinhYen nói nó nằm trên (hay sát) QL1, bên bờ sông. Nom trong ảnh không thấy sông, không thấy QL1. Nó cách Huế bao xa. Hỏi để dịp nào qua Huế tạt qua ngưỡng mộ một di tích quý.

Tôi là lính trinh sát, ít được bắn đạn thật (AK). B thì chưa bao giờ được sờ vào chứ chưa nói gì chuyện bắn. Vì thế mới ngây thơ hỏi: Cái vết hoang hoác tít trên cao của bôt có phải là vết đạn B không?
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2011, 01:48:44 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #196 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 11:28:54 am »

Góp sức với bác 6971 nhé  Grin:
Trích dẫn
17h30’ ngày 26/4 chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc trường chinh 30 năm khai hỏa. Đơn vị tôi thuộc cánh Đông, dưới sự chỉ huy của đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN có nhiệm vụ đánh vào Long Thành, qua Nhơn Trạch, Tuy Hạ rồi vượt phà Cát Lái để tiến vào Sài Gòn. Đây cũng là một trong những lớp vỏ cứng cuối cùng mà chúng ta phải vượt qua. Tuy nhiên, cũng như từ Đà Nẵng vào đến đây sau hơn một giờ, căn cứ Long Thành đã bị đơn vị tôi san phẳng.

     Ngày 27/4 chúng tôi đánh chiếm Nhơn Trạch và từ đây toàn bộ thành phố Sài Gòn đã nằm gọn trong tầm bắn của pháo bình cánh Đông. 18h ngày 28/4 chúng tôi đánh chiếm thành Tuy Hạ và đến 2h sáng ngày 29/4 đã có mặt ở bến phà Cát Lái. Đo trên bản đồ, từ Cát Lái đến dinh Độc lập chỉ còn độ 3 cây số nữa. Các đơn vị bộ binh của sư đoàn 325 sôi sục đòi vượt sông để vào dinh Độc lập vì đây là sư đoàn đã cắm cờ ở Ban Mê Thuột và ở Huế vừa rồi. Tuy nhiên, khi một chiếc xe thiết giáp vừa ra đến giữa sông thì trúng đạn địch ở bờ bên kia bị chìm nên đồng chí Lê Trọng Tấn lệnh cho dừng lại, chờ công binh của trên đế chi viện.

     Không thể nói hết sự sốt ruột của tất cả chúng tôi ở bờ bắc sông Cát Lái. Cũng trong sáng 29/4 dọc sông Sài Gòn lũ lượt máy bay trực thăng của Mỹ bay vào và bay ra. Chúng tôi được lệnh tuyệt đối không được bắn máy bay trực thăng, trừ khi nó tấn công vào đội hình của ta. Thực ra, lúc đó chúng tôi nhất nhất thực hiện theo mệnh lệnh nhưng không hiểu tại sao. Sau này ra Học viện tôi mới biết đó là chiến dịch di tản nhân viên Mỹ và những người làm việc cho Mỹ ở Sài Gòn. Vậy là câu chuyện của Lê Lợi, Nguyên Trãi ở thành Đông Đô hồi thế kỷ XV đã được lặp lại ở Sài Gòn năm 1975.

     Với sự giúp đỡ của công binh mặt trận và hoạt động chiến đấu của các đơn vị biệt động ở bờ nam, đến  9h30 ngày 30/4 chúng tôi đã vượt qua phà Cát Lái và bắt đầu hướng về dinh Độc lập thẳng tiên.

     Theo quy định của Bộ Chỉ huy mặt trận, dinh Độc lập là đích đến của cả 5 cánh quân với yêu cầu nếu đến đó đã có đơn vị khác đánh chiếm rồi thì lập tức quay về mục tiêu được phân công. Với mệnh lệnh này, chúng tôi đến dinh Độc lập lúc 11h45', lúc ấy trong dinh đã rực rỡ cờ hoa nên cả đơn vị lập tức quay trở lại đánh chiếm và trấn giữ Tân Cảng.

nguồn: http://truongchinhtrina.gov.vn/DNews.aspx?NewsID=307. Tội mỗi cái là bác
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #197 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 12:02:31 pm »

Góp sức với bác 6971 nhé  Grin:
Trích dẫn
17h30’ ngày 26/4 chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc trường chinh 30 năm khai hỏa. Đơn vị tôi thuộc cánh Đông, dưới sự chỉ huy của đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN có nhiệm vụ đánh vào Long Thành, qua Nhơn Trạch, Tuy Hạ rồi vượt phà Cát Lái để tiến vào Sài Gòn. Đây cũng là một trong những lớp vỏ cứng cuối cùng mà chúng ta phải vượt qua. Tuy nhiên, cũng như từ Đà Nẵng vào đến đây sau hơn một giờ, căn cứ Long Thành đã bị đơn vị tôi san phẳng.

     Ngày 27/4 chúng tôi đánh chiếm Nhơn Trạch và từ đây toàn bộ thành phố Sài Gòn đã nằm gọn trong tầm bắn của pháo bình cánh Đông. 18h ngày 28/4 chúng tôi đánh chiếm thành Tuy Hạ và đến 2h sáng ngày 29/4 đã có mặt ở bến phà Cát Lái. Đo trên bản đồ, từ Cát Lái đến dinh Độc lập chỉ còn độ 3 cây số nữa. Các đơn vị bộ binh của sư đoàn 325 sôi sục đòi vượt sông để vào dinh Độc lập vì đây là sư đoàn đã cắm cờ ở Ban Mê Thuột và ở Huế vừa rồi. Tuy nhiên, khi một chiếc xe thiết giáp vừa ra đến giữa sông thì trúng đạn địch ở bờ bên kia bị chìm nên đồng chí Lê Trọng Tấn lệnh cho dừng lại, chờ công binh của trên đế chi viện.

     Không thể nói hết sự sốt ruột của tất cả chúng tôi ở bờ bắc sông Cát Lái. Cũng trong sáng 29/4 dọc sông Sài Gòn lũ lượt máy bay trực thăng của Mỹ bay vào và bay ra. Chúng tôi được lệnh tuyệt đối không được bắn máy bay trực thăng, trừ khi nó tấn công vào đội hình của ta. Thực ra, lúc đó chúng tôi nhất nhất thực hiện theo mệnh lệnh nhưng không hiểu tại sao. Sau này ra Học viện tôi mới biết đó là chiến dịch di tản nhân viên Mỹ và những người làm việc cho Mỹ ở Sài Gòn. Vậy là câu chuyện của Lê Lợi, Nguyên Trãi ở thành Đông Đô hồi thế kỷ XV đã được lặp lại ở Sài Gòn năm 1975.

     Với sự giúp đỡ của công binh mặt trận và hoạt động chiến đấu của các đơn vị biệt động ở bờ nam, đến  9h30 ngày 30/4 chúng tôi đã vượt qua phà Cát Lái và bắt đầu hướng về dinh Độc lập thẳng tiên.

     Theo quy định của Bộ Chỉ huy mặt trận, dinh Độc lập là đích đến của cả 5 cánh quân với yêu cầu nếu đến đó đã có đơn vị khác đánh chiếm rồi thì lập tức quay về mục tiêu được phân công. Với mệnh lệnh này, chúng tôi đến dinh Độc lập lúc 11h45', lúc ấy trong dinh đã rực rỡ cờ hoa nên cả đơn vị lập tức quay trở lại đánh chiếm và trấn giữ Tân Cảng.

nguồn: http://truongchinhtrina.gov.vn/DNews.aspx?NewsID=307. Tội mỗi cái là bác

     Bài viết trên của bác Lê Văn Minh về cơ bản là đúng các sự kiện. Tuy nhiên có nhầm lẫn về thời gian một chút. Bác ấy phải sửa lại thời gian lùi thêm một ngày. Ta nhớ rằng, Mỹ đã rút từ ngày 28/4/75. Lúc đó sân bay Tân Sơn Nhất vẫn sử dụng được. Đêm 28/4 mới giải phóng được Nhơn Trạch và sáng sớm 29/4 pháo 130 của ta mới bắn vào sân bay, làm cho sân bay không còn sử dụng được và Mỹ cùng với di tản của VNCH mới phải sử dụng trực thăng trên nóc tòa đại sứ và các nơi khác để di tản.

     Về ngày giờ thì nhiều bác bây giờ nhớ không chính xác. Trí nhớ của tôi trùng với những tư liệu của "Đại Thắng Mùa Xuân" của đại tướng Văn Tiến Dũng. Chuyện này tôi đã viết với tiêu đề "Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ" trong topic "Những Chuyện Không Thể Quên - Cười Ra Nước Mắt".
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #198 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 12:09:38 pm »

Bác TichTuongNhuLe !
 Trong chiến dịch Giải phóng tp Huế 3.1975 mũi tiến công của Quân giải phóng từ phía Nam tp Huế đánh hất ngược về hướng Bắc , E101 đã tiến trên dọc đường QL1 và về ngang đồn Truồi nằm bên bờ Bắc sông Truồi , 1 người lính quân giải phóng nào đó của E101 đã bắn quả đạn B41 hay B40 gì đó vào đồn Truồi của lính VNCH , vết tích còn để lại đến ngày hôm nay .
 Bác TichTuongNhuLe có biết là ai đã bắn phát đạn B đó không ? Người lính đó hiện nay còn sống không , hiện nay làm gì ? Quê anh ấy ở đâu ?
 Nhiều người dân vùng quê xã Lộc An và cả Lộc Điền huyện Phú Lộc vẫn hay nhắc lại hình ảnh người chiến sỹ giải phóng trong buổi sáng hôm đó .

 Hiện nay cả khu vực đồn Truồi đã trở thành cái chợ của xã Lộc An sau khi được tháo dỡ hàng đống mìn cùng hàng rào dây thép gai , xưa kia nơi đây địch đã tra tấn và sát hại rất nhiều chiến sỹ Cách mạng trong vùng .

 Cầu Truồi trước giải phóng là cái cầu bằng gỗ tạm do lính Mỹ xây dựng , năm 1976 đã được nhà nước xây dựng lại bằng bê tông chắc chắn , chiếc cầu sắt của đường sắt trong chiến tranh đã từng bị đánh sập và đã được sửa chữa lại như hôm nay


     Cái lô cốt đầu cầu Truồi nằm ở bắc cầu. Hiện nay là chợ Lộc An.
     
     Bức ảnh dưới đây tháy toàn bộ Bạch Mã, dãy Lưỡi Cái, mom Kim Sắc, căn cứ Lương Điền, cầu Truồi đường sắt và đường bộ, lô cốt đầu cầu.

     Ai bắn lủng lô cốt thì không rõ, chăc phải truy tìm qua các đồng đội thôi.
Logged

TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #199 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 04:06:33 pm »

Góp sức với bác 6971 nhé  Grin:
Trích dẫn
17h30’ ngày 26/4 chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc trường chinh 30 năm khai hỏa. Đơn vị tôi thuộc cánh Đông, dưới sự chỉ huy của đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN có nhiệm vụ đánh vào Long Thành, qua Nhơn Trạch, Tuy Hạ rồi vượt phà Cát Lái để tiến vào Sài Gòn. Đây cũng là một trong những lớp vỏ cứng cuối cùng mà chúng ta phải vượt qua. Tuy nhiên, cũng như từ Đà Nẵng vào đến đây sau hơn một giờ, căn cứ Long Thành đã bị đơn vị tôi san phẳng.

     Ngày 27/4 chúng tôi đánh chiếm Nhơn Trạch và từ đây toàn bộ thành phố Sài Gòn đã nằm gọn trong tầm bắn của pháo bình cánh Đông. 18h ngày 28/4 chúng tôi đánh chiếm thành Tuy Hạ và đến 2h sáng ngày 29/4 đã có mặt ở bến phà Cát Lái. Đo trên bản đồ, từ Cát Lái đến dinh Độc lập chỉ còn độ 3 cây số nữa. Các đơn vị bộ binh của sư đoàn 325 sôi sục đòi vượt sông để vào dinh Độc lập vì đây là sư đoàn đã cắm cờ ở Ban Mê Thuột và ở Huế vừa rồi. Tuy nhiên, khi một chiếc xe thiết giáp vừa ra đến giữa sông thì trúng đạn địch ở bờ bên kia bị chìm nên đồng chí Lê Trọng Tấn lệnh cho dừng lại, chờ công binh của trên đế chi viện.

     Không thể nói hết sự sốt ruột của tất cả chúng tôi ở bờ bắc sông Cát Lái. Cũng trong sáng 29/4 dọc sông Sài Gòn lũ lượt máy bay trực thăng của Mỹ bay vào và bay ra. Chúng tôi được lệnh tuyệt đối không được bắn máy bay trực thăng, trừ khi nó tấn công vào đội hình của ta. Thực ra, lúc đó chúng tôi nhất nhất thực hiện theo mệnh lệnh nhưng không hiểu tại sao. Sau này ra Học viện tôi mới biết đó là chiến dịch di tản nhân viên Mỹ và những người làm việc cho Mỹ ở Sài Gòn. Vậy là câu chuyện của Lê Lợi, Nguyên Trãi ở thành Đông Đô hồi thế kỷ XV đã được lặp lại ở Sài Gòn năm 1975.

     Với sự giúp đỡ của công binh mặt trận và hoạt động chiến đấu của các đơn vị biệt động ở bờ nam, đến  9h30 ngày 30/4 chúng tôi đã vượt qua phà Cát Lái và bắt đầu hướng về dinh Độc lập thẳng tiên.

     Theo quy định của Bộ Chỉ huy mặt trận, dinh Độc lập là đích đến của cả 5 cánh quân với yêu cầu nếu đến đó đã có đơn vị khác đánh chiếm rồi thì lập tức quay về mục tiêu được phân công. Với mệnh lệnh này, đơn vị chúng tôi đến Dinh Độc Lập lúc 11h45', lúc ấy trong dinh đã rực rỡ cờ hoa nên cả đơn vị lập tức quay trở lại đánh chiếm và trấn giữ Tân Cảng.

nguồn: http://truongchinhtrina.gov.vn/DNews.aspx?NewsID=307.

     Bài viết trên của bác Lê Văn Minh về cơ bản là đúng các sự kiện. Tuy nhiên có nhầm lẫn về thời gian một chút. Bác ấy phải sửa lại thời gian lùi thêm một ngày. Ta nhớ rằng, Mỹ đã rút từ ngày 28/4/75. Lúc đó sân bay Tân Sơn Nhất vẫn sử dụng được. Đêm 28/4 mới giải phóng được Nhơn Trạch và sáng sớm 29/4 pháo 130 của ta mới bắn vào sân bay, làm cho sân bay không còn sử dụng được và Mỹ cùng với di tản của VNCH mới phải sử dụng trực thăng trên nóc tòa đại sứ và các nơi khác để di tản.

     Về ngày giờ thì nhiều bác bây giờ nhớ không chính xác. Trí nhớ của tôi trùng với những tư liệu của "Đại Thắng Mùa Xuân" của đại tướng Văn Tiến Dũng. Chuyện này tôi đã viết với tiêu đề "Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ" trong topic "Những Chuyện Không Thể Quên - Cười Ra Nước Mắt".

Chào các bác, tôi xin góp vài lời "biết đâu tâu đấy", nếu theo đoạn kể trên thì cánh Đông của 325 đánh căn cứ Long Thành dễ quá, rồi
tiến quân đến bến phà Cát Lái nhanh quá, đơn vị nào của cánh quân này vào đến Dinh ĐL lúc 11g45' 30/4 nhỉ ?
Về thời gian, nếu là nhớ lại đôi khi có thể không chính xác nhưng về sự kiện và vụ việc, là người trong cuộc chúng ta có lúc, có thể vô tình nói quá, cường điệu và văn học quá.

Những ngày này, tôi có ghi chép như sau, xin trích để tham khảo:

26/4:...Hôm nay mở màn Chiến dịch HCM. Thủ trưởng Ban 2 nói vậy. Khoảng 17g, hướng SĐ bắt dầu cấp tập pháo đánh quận lỵ Long Thành...
27/4: ...Mũi TS anh Chiêm (C phó C20 SĐ) bám địch hướng Bà rịa-Vũng Tàu từ sáng 22/4 ( chạm đánh địch trên đường 2) nay đã trở về do nhận thông tin chuyển hướng chậm. A12 TSKT có 1 nhóm gồm aVinh, Hùng và Định được cử đi với mũi TS tiền tiêu. Đêm ta và địch đanh nhau dữ dội tại Quận lỵ Long Thành.
28/4: Sáng lên đường, tiến qua Quận lỵ LT, dừng lại tại xã Phước Lộc, ria đường 25.  Ở gần làng này quân ta vẫn đang truy kích tàn quân ngoan cố chống cự. A 12 theo a Kim trợ lý Ban 2 tiến lên phía trước, a Luyến TB và a Tỉnh TL và 1 tổ  A 12 gồm Công, Thảo và tôi đi sau.
Giải phóng Long Thành không đễ dàng như Phan Rang, Phan Thiết....
29/4: Tổ TSKT tiếp tục nắm tin tức địch phục vụ tin tức tại chỗ cho Thủ trưởng Ban 2. 13g lên đường. Dừng lại ở Long Tân. Khoảng 16.30-15.00g địch rút chạytrên sông Đồng Nai bắn loạn xạ vào làng, ban đầu tưởng bị tàn quân tập kích, bộ đội triển khai ra rìa làng, vào các vườn bắn trả xối xả ra sông...
Làm tin TSKT từ 18g-21g thi lên đường. xe tăng, pháo binh, bộ binh rầm rập trên đường qua Nhơn Trạch. Dân gồng gánh, bồng bế, xe cộ nườm nượp trên đường trở về nhà, đường ùn tắc, bộ đội tiến quân bị chậm lại. Tảng sáng dừng lại tại bến phà Cát Lái.
30/4: ...Trinh sát SĐ tổ chức toán vượt sông có du kích địa phương chuẩn bị sẵn thuyền đưa đường. Trới sáng hẳn, bộ đội ùn lên tại đây đông như hội. Lúc này trên sông khu vực bến phà và bên kia sông khu căn cứ Hải quân Cát Lái vẫn còn địch chông cự, khoảng 06.30g súng nổ loạn xạ một hồi, hơn cả chiều qua tại Long Tân. Khoảng 8-9g với áp lực của pháo ta đặt gần rìa sông bắn thẳng, mấy tàu địch trên sông bị trúng đạn, địch trong căn cứ Hải quân Cát Lái rút chạy, ta làm chủ hoàn toàn bến phà.Các đơn vị đi sau giờ đã tới cả, ùn ả cả một đoạn đường ngắn ra tới tận cầu phà. Tất cả náo nức chờ tàu phà bên kia sang để qua sông.
Lúc này khung cảnh ở đây đã trở nên tĩnh lặng nhưng lại đầy vẻ dữ dội. Măt nước sông Đồng Nai đục ngầu, cuốn theo gỗ, ván, rác và quần áo lính lập lờ trôi. Gần bờ bên kia mấy chiếc tàu bị pháo ta bắn trúng vẫn đang cháy nghi ngút những cột khói. Xa xa phía xa lộ Biên Hòa-SG lửa khói cũng còn đang u ám một vùng trời....

( Bác TTNL : về thời gian tôi nghĩ bác nhớ khớp với ghi chép của tôi )
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2011, 04:19:40 pm gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM