Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:59:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Ia Drang và Playme, Sa Thầy  (Đọc 124586 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ChimViet
Thành viên
*
Bài viết: 58


« vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 01:22:23 am »

Toi rat quan tam den nhung ytan doi dau chu luc giua quan tinh nhue My va chu luc "Bac Viet" o Tay Nguyen.
Ai co So do nhung tran danh nay thi post len voi.

Đề nghị bạn viết tiếng Việt có dấu và gọi đúng danh xưng của các bên
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2009, 11:23:30 am gửi bởi Tunguska » Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #1 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2008, 07:55:19 pm »

Có bài này em lượm được ở đâu không nhớ về Trận Iadrang. Có gì sai sót các bác cho ý kiến

Trận Ia đrăng diễn ra trong thời gian từ sáng 14-11-1965 đến tối 17-11-1965:
- Trận thứ nhất: sáng ngày 14-11-1965, tiểu đoàn 1 thuộc lữ 3 cùng 12 pháo 105mm được trực thăng đổ xuống. Lực lượng này tấn công vào sở chỉ huy tiểu đoàn 9 TĐ66, bị lực lượng công binh, thông tin, vận tải, anh nuôi tại chỗ dựa vào công sự đánh trả khá mạnh. Khi thấy sở chỉ huy bị tấn công, 2 đại đội của tiểu đoàn 9 với 1 cối 82mm đã hành quân đến phản công bằng lưỡi lê, lựu đạn. Theo tiểu đoàn 9, 1 đại đội Mĩ bị diệt. Quân Mĩ rút lui.
- Trận thứ 2: 5h sáng 15-11-1965, tiểu đoàn 7 dùng 2 đại đội + 2 cối 82mm tập kích vị trí trú quân của Mĩ. Bộ đội VN dùng 1 trung đội đột kích với 3 B-40, 6 RPD, 3 thượng liên, 13 AK vào diệt điện đài và đánh giáp lá cà với quân Mĩ. Đến 5h45, bộ đội VN rút lui. Tiểu đoàn 7 báo cáo diệt 1 đại đội và 4 trực thăng, 1 AD-6. Sau đó Mĩ đổ 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 2 lữ 3. 2 trực thăng bị trúng đạn của bộ đội VN.
- Trận thứ 3: đêm 15 rạng ngày 16-11, tiểu đoàn 7 dùng đại đội còn lại với 3 cối 82mm tiếp tục tập kích quân Mĩ. Trận đánh kéo dài đến trưa 16-11. Quân Mĩ bị thiệt hại 1 đại đội. Đến thời điểm này, toàn bộ quân Mĩ còn lại khoảng 400 bỏ lại xác rút lui (sau đó ném bom napal huỷ xác). Chính trong trận này, Mĩ đã dùng B-52 chi viện chiến thuật cho bộ binh.
- Trận thứ 4 : Trung đoàn 66 điều tiểu đoàn 8 còn hoàn toàn sung sức tiếp tục truy kích quân Mĩ. 12 giờ trưa 17-11 lực lượng này đụng quân Mĩ và đã diễn ra trận đánh lớn nhất ở thung lũng Ia Đrăng. Tiểu đoàn 8 cùng 1 đại đội của tiểu đoàn 1 TĐ33 tới chi viện xông vào đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê, dao găm, lựu đạn. Cả 2 bên đều chịu nhiều tổn thất, phía VN có cả tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó hy sinh. Trận đánh kết thúc vào chiều tối, hầu hết quân Mĩ bị tiêu diệt, chỉ còn một số chạy thoát.

Trận đánh đầu tiên giữa chủ lực Việt Nam và lục quân Mỹ đã diễn ra vào giữa tháng 11 năm 1965. Trận đánh được biết đến với tên gọi là trận đánh sông Drang hay Chư Prong. Bài viết dưới đây được tổng hợp từ "Sự lừa dối hào nhoáng" của Neil Sheehan từ trang 679 - 691
Chỉ huy lực lượng Mỹ là Trung tá Harold "Hal" Moore, một chỉ huy tiểu đoàn giỏi nhất dưới quyền đại tá Thomas "Tim" Brown. Brown, chỉ huy lữ đoàn 3 của Air Cay, được cử đi cao nguyên trong tháng 11 để tìm dấu tích của hai trung đoàn quân đội Bắc Việt Nam đang có âm mưu tiến công một trại Lực lượng đặc biệt cách Pleyme khoảng 36 cây số về phía nam. Brown nhận được tin có một cơ sở bí mật của Bắc Việt nằm ở Chư Prong, một khu vực trải rộng khoảng 10 cây số từ sông Drang phía tây trại Plei me về phía biên giới Campuchia. Trung tá Harold "Hal" Moore nhận lệnh đưa một tiểu đoàn đột nhập bằng không vận vào khu vực. Trong lúc một tiểu đoàn khác được đổ xuống gần đó để ứng chiến.
Sáng chủ nhật 14/11/1965, ba mươi lăm phút sau cuộc đổ bộ an toàn, một trung đội của Moore bắt được một lính Bắc Việt đào ngũ. Người này không mang vũ khí, chỉ có một chiếc bình rỗng. Anh ta khai rằng có những lực lượng quan trọng Bắc Việt trong vùng. Chỉ vào Chư Prong, kẻ đào ngũ cho biết trong đó có 3 tiểu đoàn đang nóng lòng diệt Mỹ. Moore gấp rút cho tiến hành chuẩn bị phòng thủ. Chiều rộng của vùng tiểu đoàn chiếm đóng chỉ ba trăm mét và vùng máy bay lên thẳng hạ cánh còn bé hơn. Trong vùng sẽ phủ đầy xác lính Mỹ nếu Hal Moore không phải là một người chiến đấu giỏi, dũng cảm và mưu mẹo, được tôi luyện trong chiến tranh Triều Tiên. Trực giác cho ông thấy kẻ đào ngũ đã không nói dối. Ngoài ra một chiếc máy bay lên thẳng đã dò ra một dây điện thoại mắc dọc con đường phía bắc bìa rừng.
Quân đội Bắc Việt Nam thực ra chỉ trang bị tồi về điện đài và dùng điện thoại trên cánh đồng. Moore hiểu ngay nếu quân Bắc Việt dùng làn sóng người tiến công từ chỏm núi xuống bìa rừng, họ có thể ngăn cản những máy bay lên thẳng khác hạ cánh và tàn sát lính Mỹ. Phải tuyệt đối ngăn quân địch đến gần cho đến khi ông có thể đưa đến toàn bộ các lực lượng yểm trợ.Không thụ động chờ đợi, Moore cho quân leo lên sườn núi vừa đúng lúc. Ba tiểu đoàn Bắc Việt ở Chư Prong có khoảng 1.700 người. Moore có trong tay 450 quân nhưng được yểm trợ đầy đủ bằng pháo binh từ căn cứ chính, và nhất là không quân theo yêu cầu. Tiểu đoàn đầu tiên của Bắc Việt cũng đã vận động tới bìa rừng, thế là hai đối thủ đụng đầu nhau dưới tán cây.
Một cuộc chiến quyết liệt xảy ra. Người Việt Nam và Mỹ giết nhau, chỉ cách nhau mấy mét. Người Việt Nam xung phong tiếp cận nhưng hoàn toàn không phải là hành động nướng quân kiểu biển người. Họ tính toán một cách khôn ngoan khi cho rằng khoảng cách áp sát sẽ làm mất lợi thế của hoả lực tối tân Mỹ. Không lực và trọng pháo Mỹ sẽ không thể hỗ trợ nhiều cho bộ binh Mỹ nếu họ đến gần lực lượng này. Chiến thuật của họ được gọi là "nắm chặt thắt lưng địch mà đánh". Một chiến thuật tỉnh táo và khôn ngoan. Nếu lính của Moore không được trang bị loại súng liên thanh M-16 và súng phóng lựu đạn M-79, sử dụng đơn giản như một khẩu súng săn bình thường thì một số lớn hơn nhiều trong bọn họ đã bị tiêu diệt.
Nhưng thiệt hại của bộ binh Mỹ vẫn rất nặng nề. Một trung đội Mỹ rơi vào một cái bẫy cổ truyền của Việt Nam, anh ta xua quân đuổi theo một tiểu đội địch có vẻ vừa đánh vừa rút lui, và rốt cuộc cả trung đội đã bị bao vây tại một vị trí cô lập trên chỏm núi, cách ly với những toán quân khác.Moore dự kiến quân địch sẽ bao vây đại đội đầu tiên của mình vì ở địa vị họ ông cũng sẽ làm như thế. Ngay khi máy bay lên thẳng đưa lực lượng yểm trợ tới, ông bố trí họ áp sườn đại đội đầu ở lòng suối cạn dưới chân núi. Đại đội ba cũng được bố trí áp sườn đại đội hai. Như vậy Moore bỏ trống phía sau bìa rừng, nhưng ông đúng khi dự kiến rằng chỉ huy lính Bắc Việt sẽ không mạo hiểm đưa quân vượt qua đồng trống để tiến công phía sau lính của ông. Những chiếc máy bay, trọng pháo đã làm việc hiệu quả khi một toán quân Bắc Việt thử làm việc này. Moore cử đại đội đầu và thứ hai lên chỏm núi cố cứu trung đội bị vây.
Cả hai đại đội bị chặn đứng ngay và thiệt hại nặng. Thiếu uý Walter Marm được nhận huân chương vì một mình đã vô hiệu hoá một đại liên VN và giết chết tám lính sử dụng nó trước khi bị một viên đạn vào mặt. Moore mất trọn vẹn một phần ba quân số trong ngày đầu tiên. Đại tá Brown gửi đến cho Moore một đại đội của tiểu đoàn khác vào xế chiều chủ nhật lúc cuộc chiến tạm lắng và máy bay lên thẳng có thể hạ cánh được. Moore tập hợp quân lính lại để qua đêm.
Sáng thứ hai, "Tia X", mật danh Moore sử dụng để chỉ vùng hạ cánh cho máy bay, là một hòn đảo ở giữa biểm bom napalm màu da cam hơi đỏ và những vụ nổ bom và trọng pháo. Peter Arnett và tôi (Neil Sheehan) nhìn từ độ cao tám trăm mét, kinh hoàng với ý nghĩ hạ cánh. Arnet và tôi nhảy xuống đất, chạy lại ngồi xổm sau một tổ kiến đồ sộ, là nơi Moore dùng làm trạm chỉ huy tiểu đoàn. Moore tỏ vẻ vui sướng vì tiểu đoàn của mình đã bẻ gãy cuộc tấn công của tiểu đoàn đầu tiên của Bắc Việt trong ngày chủ nhật, dù lính của ông vẫn đang tiếp tục bị giết chết lẻ tẻ bởi những tay súng bắn tỉa Bắc Việt nằm ẩn trong đám cỏ khổng lồ hoặc những ngọn cây xung quanh.
Ngay từ bình minh ngày thứ hai, chính đại đội thứ ba, "C" phải chịu thử lửa. Đại đội này đã giữ được quân lính VN ở một cự ly đủ để không thiệt hại suốt ngày chủ nhật, kiểm soát phía nam và tây nam của trận địa phòng thủ, và được yểm hộ tối đa nhờ hoả lực phi pháo và máy bay. Chỉ huy không đề nghị tình nguyện chiếm giữ tiền đồn trong đêm vì cây cối rậm rạp che khuất trước mặt. Bình minh lên, Moore ra lệnh mỗi đại đội cho người đi thám báo, một sự cẩn thận hợp lý. Chỉ huy đại đội C lệnh các trung đội trưởng cử đi một tiểu đội. Họ giáp mặt với tiểu đoàn thứ hai của Bắc Việt mới vận động tới. Những người lính vừa bắn vừa bỏ chạy, chết trong cây cỏ um tùm. Những người khác bị bắn chết khi tới cứu các bạn.
Quân Việt Nam tiến công mạnh đại đội C, hy vọng tiêu diệt địch để tạo một lỗ hổng ở chu vi bố phòng tiểu đoàn của Moore. Chỉ huy đại đội đề nghị Moore bổ sung cho trung đội thám báo, Moore từ chối. Ông phải giữ người cho lúc cần thiết cuối cùng. Trong trận chiến lẫn lộn ông không thể biết đại đội C đang bị toàn lực tấn công hay lính Bắc Việt chỉ đang đánh lạc hướng để rồi tấn công một đại đội khác. Đại đội trưởng C trúng đạn vào lưng, bị thương nặng lúc ông đứng dậy ném lựu đạn vào hai lính Bắc Việt. Moore buộc phải lấy một trung đội của đại đội khác đến tiếp viện. Thất bại. Họ không đến được chỗ đại đội C và bị tổn thất 4 người, chết hai , bị thương hai.
Trong khi đó, những người Việt Nam nã đạn vào chu vi bố phòng với lưới lửa dồn dập, khá thấp để trúng người đang bò. Chẳng bao lâu tất cả các sỹ quan và phần lớn hạ sỹ quan của đại đội C đều bị chết hoặc bị thương nặng như chỉ huy của họ. Trong khi đó, các đại đội bên cạnh cũng bị tấn công mạnh. Những đợt tấn công bằng máy bay và trọng pháo hình như không có kết quả. Người Việt Nam vẫn tiến sát và tấn công dồn dập bất chấp lưới lửa do napalm và trọng pháo gây ra. Thất vọng, trung tá Moore qua điện đài kêu gọi các đơn vị ngừng ném lựu đạn khói và đề nghị một hàng rào bảo vệ ở giới hạn chu vi bố phòng. Nhiều viên đạn súng cối yểm trợ do đó bắn nhầm vào bên trong trận địa và máy bay ném bom F-105 thả hai quả bom napalm gần ngay tổ kiến, nơi đặt đài chỉ huy của Moore, thiêu chết nhiều người của ông, làm nổ một lô đạn M-16 và suýt đốt cháy một chỗ dự trữ lựu đạn.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #2 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2008, 07:56:31 pm »

Chiến thuật tiến công dũng cảm của người Việt Nam đã phát huy hiệu quả chết người của nó. Cuối cùng, Moore phải cử trung đội thám báo đi cứu đại đội kia. Trong lúc đó, lính Bắc Việt tiến hành một đợt tấn công vào phía thứ ba của trận địa. Moore vội tập hợp quân dự trữ khẩn cấp, lấy một trung đội ở khu vực chưa bị đe doạ và đề nghị đại tá Brown khẩn cấp cho quân tăng viện khi tiểu đoàn Bắc Việt cuối cùng cũng tỏ ra kiệt sức, các loạt bắn giảm bớt. Sau hai giờ chiến đấu, đại đội C không tồn tại nữa. Trong hàng trăm người lính của tiểu đoàn nhìn thấy ánh sáng đầu tiên ban ngày hôm thứ hai này, có hơn sáu chục đã chết và bị thương, chu vi bố phòng bị hổng nhiều chỗ.
Số lượng quân Bắc Việt đột nhập trận địa không nhiều lắm để thực sự đe doạ vị trí của tiểu đoàn. Những người lính của đại đội C trước khi chết đã cố gắng diệt địch. Một thiếu uý bị bắn hạ trong một hầm súng liên thanh, xung quanh là 5 xác người Việt. Trong đám cỏ khổng lồ, một người Mỹ và một người Việt gục chết bên nhau, người Mỹ bị lưỡi lê xuyên qua trong khi đôi tay còn bóp chặt cổ người Việt. Giữa buổi sáng thứ hai, lúc Arnett và tôi (Neil Sheehan) đến trận địa của Moore, trọng pháo và máy bay bỏ bom liên tiếp vì Moore sợ tiểu đoàn thứ ba của Bắc Việt Nam, như kẻ đào ngũ cho biết, chuyển sang tấn công. Trong 24 giờ, trọng pháo đã bắn gần 4000 loạt đạn và máy bay ném bom thực hiện 300 phi vụ (bình quân 5 phút một đợt ném bom). Những người sống sót của trung đội đơn độc trên chỏm núi cuối cùng cũng được cứu vào đầu buổi chiều, khi tiểu đoàn 2 của đoàn Kỵ binh bay thứ 7 đến tiếp ứng cho tiểu đoàn của Moore sau đợt hành quân bộ từ điểm hạ cánh khác cách đó 3 cây số.
Ba đại đội tiến dần lên khu vực ấy, coi thường những người Việt Nam bắn lẻ. Một đại uý trúng đạn vào ngực. Trong số 27 người của trung đội hôm trước bị vây thì chỉ còn có 7 người trở về bìa rừng lành lặn. Thiếu uý Walter hăng hái nằm trong số tám người chết được chuyển về. Những người còn lại đã được cứu sống nhờ tài năng của tiểu đội trưởng, trung sỹ Clyde Savage, 21 tuổi. Anh là hạ sỹ quan duy nhất nguyên vẹn, khi người điều chỉnh tầm bắn trọng pháo yểm trợ bị một viên đạn vào họng, Savage chộp lấy điện đài. Anh điều khiển trọng pháo bắn gần hơn, dựng lên một bức tường bằng tạc đạn và pháo nổ chỉ cách chu vi bố phòng nhỏ hẹp của toán quân bị vây có 25 mét, mà không quá đạn nào bắn nhầm vào bên trong. Nhờ sự giúp đỡ ấy, những người sống sót đã có thể thoát được 3 đợt tấn công liên tiếp trong đêm, và rồi trong lúc hỗn loạn, dường như quân đội Bắc Việt Nam đã quên trung đội cô lập ấy.
Đợt tấn công thứ ba Moore dự kiến, tiến hành trước bình minh ngày thứ ba, ít quyết liệt hơn. Chỉ có hai đại đội Bắc Việt tấn công vào phía nam và tây nam. Đại đội C đã được một đơn vị khác đến thay thế, trang bị hoàn hảo. Lần này, những kẻ tấn công đã bị phát hiện sớm, bị chặn lại bởi lửa đạn của bom và trọng pháo, và lính bộ binh thanh toán nốt những kẻ đến gần bằng lựu đạn và những loạt đạn M-16. Buổi chiều, Moore được tăng cường một tiểu đoàn khác thay thế, từ chối ra đi không có ba trung sỹ của đại đội C mất tích hôm trước trong vùng cỏ cao. Trọng pháo và máy bay tấn công đã ngừng lại chốc lát để máy bay lên thẳng dễ lui tới. Một trong những chỉ huy của tiểu đoàn thay thế sợ quân Bắc Việt lợi dụng đợt yên tĩnh tạm thời này để bắn súng cối từ Chư Prong. Ông ta muốn đi gấp nhưng Moore từ chối.
Moore đã không ngủ 48 tiếng, tiểu đoàn của ông bị xoá xổ đến hơn hai phần ba với hai đại đội bị tiêu diệt cộng thêm nhiều lính tăng cường, nhưng ông là người chiến thắng. Hàng trăm xác lính Bắc Việt nằm trên sườn núi và trước những vị trí Mỹ ở đáy thung lũng. Họ chết nhiều như vậy vì tấn công mà không có vũ khí hạng nặng hỗ trợ, một điều gần như thật khó tưởng tượng khi phải đối mặt với ưu thế vượt trội của hoả lực Mỹ. Nhưng thiệt hại của họ đã được đền đáp bằng mạng sống quân lính của Moore. Bây giờ cuộc chiến đã kết thúc, có thể xác định được cái giá phải trả. Có 200 người Mỹ đã bị thương vong, trong đó có 79 người chết và khoảng 121 bị thương. Cuối cùng, người ta xác minh được rằng xác của ba trung sỹ đã được tìm thấy và chuyển đi mà Moore không được thông báo.
Moore không chịu đựng được ý nghĩ bỏ rơi thân thể họ trong chốn thê thảm này: "Tôi không đi mà không có các hạ sỹ quan của tôi" - ông kêu lên vừa khóc vừa vung vẩy súng và ra lệnh tiếp tục tìm kiếm. Trận đánh đã kết thúc với tiểu đoàn của Moore nhưng một bi kịch nặng nề hơn đang chờ đón Tiểu đoàn 2 của đoàn Kỵ binh bay thứ 7 đến tăng cường cho Moore. Ngày hôm sau, tiểu đoàn 2 của đoàn Kỵ binh bay thứ 7 rơi vào một cuộc phục kích và bị tiêu diệt khi trở lên vùng thung lũng cách địa điểm "tia X" bốn cây số về hướng bắc. Chỉ huy tiểu đoàn này không thận trọng như Moore, sai lầm khi cho rằng lính Bắc Việt đã bị chặn lại và nhụt chí trong 3 ngày kịch chiến liên tiếp, đã cho quân tiến theo hàng, cũng không bảo vệ sườn.
Một bộ phận của một tiểu đoàn Bắc Việt Nam tham gia cuộc tấn công hôm trước bố trí nhanh một cuộc phục kích hình chữ U, trong đó hai đại đội của tiểu đoàn 2 đi đầu lao vào; một bộ phận khác của họ đánh vào đại đội thứ ba đang rải rác trong cỏ cao. Binh lính tiểu đoàn 2 chống cự lại dũng cảm, nhiều lính Việt Nam bị giết trong cuộc giáp lá cà kéo dài gần suốt buổi chiều. Nhưng thiệt hại là nặng nề. Hai đại đội đi đầu bị thiệt hại nghiêm trọng, và đại đội thứ ba thì thực sự bị tàn sát. Có tổng số 279 người Mỹ thương vong, trong đó có 151 bị giết, 124 bị thương và 4 mất tích chỉ trong ít giờ giao chiến. Lính Bắc Việt đã gỡ lại vốn của họ ở trận này sau trận kịch chiến với tiểu đoàn của Moore.
Trong bốn ngày giao chiến, chỉ với lực lượng bộ binh trang bị nhẹ, "trận đánh sông Drang" của chủ lực Việt Nam đã loại khỏi biên chế Mỹ 476 người, trong đó có 230 sinh mạng bị lấy đi và 4 người mất tích bị coi là đã chết. Họ bị thiệt hại nhiều hơn, đặc biệt trong các đợt tấn công trận địa của Moore vì hoả lực oanh tạc không ngừng nghỉ của trọng pháo và máy bay, nhưng bị thiệt hại không đáng kể trong trận tao ngộ chiến phục kích tiểu đoàn 2. Trận đánh gây ra một ảnh hưởng sâu rộng về quan điểm chiến tranh của người Mỹ. Ngay tuần lễ sau đó Westmoreland đã đề nghị cho ông thêm 41.500 lính Mỹ với lý do lực lượng Bắc Việt đã thâm nhập vào miền Nam. Những đề nghị này không ngừng tăng lên kể từ tháng 7, và đề nghị mới này đưa số quân Mỹ đến VN lên đến 375.000 người. Bộ trưởng Mac  namara phải bỏ dở ngay một hội nghị của OTAN ở Paris, khẩn cấp sang Sài Gòn một thời gian 30 giờ để đánh giá lại cuộc chiến. Mac Namara tuyên bố gửi cho ông ta 400.000 quân "không đảm bảo thắng lợi" - "Lính Mỹ trong những cuộc hành quân mỗi tháng bị chết có đến hơn 1000" và cơ may vào đầu năm 1967 phải "một mức độ cao hơn". Lần đầu tiên Mac Namara nói đến việc Chính phủ có thể "thử cách thương lượng theo giải pháp hoà giải" đồng thời vẫn gửi quân tăng cường "ở một mức độ tối thiểu". Rõ ràng trận đụng độ đầu tiên với lực lượng chủ lực Bắc Việt đã làm những người đứng đầu quân đội Mỹ tại Việt Nam thay đổi cách nhìn lạc quan về triển vọng chiến thắng dễ dàng vỗn vẫn được duy trì hồi tháng 7.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #3 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2008, 07:58:36 pm »

1. Về mục tiêu trận đánh:
- Tài liệu của Mỹ (Sheehan) cho thấy, về phía Mỹ, các tiểu đoàn 1,2,3 kỵ binh bay số 7 được tung ra nhằm: Tìm diệt lực lượng chủ lực của VC đang hoạt động đe doạ một trại của Lực lượng đặt biệt cách Playme khoảng vài chục cây số
- Về phía Việt Nam, theo tài liệu của VN (Hồi ký thượng tướng Nguyễn Hữu An, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp) cho thấy trung đoàn 66 được giao mục tiêu thí điểm tìm Mỹ để đọ sức.Vậy là hai bên gặp nhau tại Ia Drang sau khi Mỹ đổ quân xuống Chư Prong để tìm kiếm chủ lực VC.
2. Về lực lượng tham chiến:
Phía Việt Nam: Tài liệu của Mỹ (Sheehan) cho rằng Việt Cộng có 3 tiểu đoàn tham chiến. Tài liệu của Việt Nam (Hồi Ký các Thượng tướng Nguyễn Hữu An, Đặng Vũ Hiệp) cho biết có 3 tiểu đoàn 7, 8, 9 của trung đoàn 66 tham chiến, và một đại đội (lưu ý là đại đội) của tiểu đoàn 1, trung đoàn 33 tham gia chiến đấu vào ngày thứ 4 (trong trận tao ngộ chiến hỗ trợ tiểu đoàn 8 tiêu diệt tiểu đoàn 2 kỵ binh bay Mỹ). Như vậy đối chiếu hai nguồn tài liệu cho phép kết luận: Lực lượng Việt Nam tham chiến có 3 tiểu đoàn và một đại đội, gồm toàn lực lượng bộ binh trang bị nhẹ.
Về phía Mỹ:  Tài liệu của Sheehan cho thấy có hai tiểu đoàn 1 và 2 kỵ binh bay tham chiến, ngoài ra, trong quá trình chiến đấu, tiểu đoàn 1 được tăng cường thêm hai đại đội của tiểu đoàn 3 kỵ binh bay. Tài liệu của Việt Nam (hồi ký tướng An, Hiệp) cho rằng phía Mỹ có hai tiểu đoàn 1,2 và một bộ phận của tiểu đoàn 3. Ngoài ra, như đã nói, không thể không tính đến lực lượng không quân và pháo binh Mỹ trực tiếp tham chiến. Tài liệu của Sheehan cho biết pháo binh Mỹ bắn 4000 loạt/ ngày, không quân xuất kích 300 phi vụ/ngày, từ đó cho phép ước lượng: Pháo binh Mỹ tham chiến ít nhất 1 tiểu đoàn, không quân Mỹ tham chiến ít nhất 3 tiểu đoàn. So sánh đối chiếu hai nguồn tài liệu của phía VN, và phía Mỹ, cho phép kết luận: Phía Mỹ tham gia trận đánh có ít nhất 6 tiểu đoàn rưỡi gồm hai tiểu đoàn rưỡi bộ binh, ít nhất 1 tiểu đoàn pháo binh, ít nhất 3 tiểu đoàn không quân.

3. Về thiệt hại đôi bên:
Tài liệu của Sheehan và hồi ký các tướng lĩnh Việt Nam cho thấy, chính lực lượng Việt Nam mới là lực lượng tấn công, mặc dù lực lượng của Mỹ được sử dụng nhằm truy kích. Rõ ràng tiểu đoàn 1, kỵ binh bay của Moore thì bị bao vây (chứ không phải Moore tấn công) và tiểu đoàn 2 kỵ binh bay thì bị tiêu diệt trong tao ngộ chiến phục kích. Từ hai nguồn tài liệu của cả VN và Mỹ cho phép kết luận: trong trận chiến này, phía VN với 3 tiểu đoàn và một đại đội bộ binh thuần túy trang bị nhẹ, là lực lượng tấn công. Phía Mỹ với ít nhất 6 tiểu đoàn rưỡi, gồm đủ bộ binh, không quân, pháo binh là lực lượng phòng thủ. Kết quả: Tài liệu của Mỹ (Sheehan) cho thấy phía Mỹ tổn thất tổng cộng 479 người, trong đó có 234 chết.
Cũng tài liệu của Mỹ (nguồn khác trích dẫn) cho biết phía Việt Nam tử trận khoảng 1037 người, số bị thương thì không rõ, chắc lớn hơn??? Hơi lạ, bởi theo tài liệu của Mỹ, toàn bộ lực lượng VN tham chiến có 1700 người (Sheehan), mà đã chết mất hơn 1037, thì chắc chắn số bị thương phải lớn gấp đôi số chết, như vậy phải bị thương khoảng 2000 là ít, tổng số chết và bị thương, chưa cộng số còn sống nguyên vẹn, cho thấy quân số Bắc Việt phải khoảng 3000 người là ít??? Mà điều này thì mâu thuẫn với tài liệu của Mỹ, khi kết luận phía Việt Nam chỉ có 3 tiểu đoàn với quân số tổng cộng 1700 người, không hiểu phải đào đâu ra số lính còn thiếu cho đủ số bị thương và đã chết???
Từ dữ liệu lịch sử cho thấy tiểu đoàn của Moore bị vây rất chặt, trên một phạm vi hẹp dài rộng 300 mét (Sheehan), không quân và pháo binh phải liên tục dội bom và bắn pháo xung quanh để tạo bức "fire wall" ngăn Bắc Việt tấn công, trong bối cảnh khói bom mù mịt như thế, không biết Moore đếm bằng cách nào, do đó, có thể nghi ngờ một cách có lý về thông số ước lượng đơn phương của Moore về số thương vong của đối phương. Ngoài ra phải lưu ý là lực lượng của Moore trong ba ngày kể từ lúc bị vây đến lúc rút quân, chỉ bị hai tiểu đoàn 7 và 9 tấn công, mà tổng quân số hai tiểu đoàn này chỉ vào khoảng 1133 người (tài liệu của Mỹ cho biết 3 tiểu đoàn Bắc Việt có tổng cộng 1700 người--> 2 tiểu đoàn có 1133 người), tiểu đoàn 8 nguyên vẹn hành quân đến sau đó kịch chiến và tiêu diệt tiểu đoàn hai kỵ binh bay ngày thứ 4). Thế mà tổng kết của Moore cho thấy, riêng tiểu đoàn Moore đã diệt và làm bị thương được 1215 người, vượt quá cả quân số của hai tiểu đoàn 7 và 9 cộng lại.
Điều này cho phép kết luận, tiểu đoàn của Moore đã diệt sạch hai tiểu đoàn bao vây tấn công và thừa thắng diệt thêm được khoảng gần 100 người không rõ quốc tịch (1215 - 1133 = 82 người), và sau này tình tiết các tiểu đoàn 7, 9 mừng công, tặng huân chương các dũng sỹ diệt Mỹ ở các tiểu đoàn đều là bịa đặt.

Nhưng rõ ràng là các tiểu đoàn 7 và 9 vẫn tồn tại một số khá đông sau trận đánh, điều này cho phép kết luận người của Moore đã diệt được một số lượng người không rõ quốc tịch lớn hơn, cho phù hợp logic toán học, chứ nếu không không hiểu người lấy ở đâu ra. Thôi, có thể tạm coi đây là sự nhầm lẫn thường có trong chiến tranh. Tài liệu của Việt Nam (hồi ký các tướng An, Hiệp) cho biết, phía Việt Nam hy sinh khoảng 500 người, và bị thương khoảng 600 người, tổng số thương vong khoảng 1100 người. Tài liệu phía VN cho rằng thiệt hại của Mỹ lớn hơn con số Mỹ thừa nhận. Từ hai nguồn tài liệu cho phép kết luận: Cả hai con số thương vong các bên liệt kê đều có sự lệch so với nhận định của hai bên. Xét về quan điểm logic, phía Việt Nam có 1700 quân, sau trận đánh, chắc ít ra cũng phải còn độ 500 người lành mạnh, vậy số chết và bị thương sẽ vào khoảng 1200 người. Cứ cho là chết và bị thương tương đương nhau, suy ra Việt Nam chết 600 và bị thương 600. So sánh với số bị chết của Mỹ: 600/305 = 1,95. Vậy kết luận trận này 2 Việt đổi 1 Mỹ.

4. Về ảnh hưởng chính trị, ngoại giao của trận đánh.- Trước trận đánh này Việt Nam vẫn quyết tâm đánh Mỹ, và sau trận đánh này thì càng quyết tâm đánh Mỹ. Điều đó cho phép kết luận, với phía Việt Nam, trận Ia Drang, trận đầu tiên đụng độ quân đội Mỹ của chủ lực Việt Nam đã củng cố và cổ vũ quyết tâm chiến tranh của Việt Nam. (Nguồn tài liệu: Hồi ký tướng An, tướng Hiệp)- Về phía Mỹ, trước trận Ia Drang, tâm lý hội đồng chiến tranh Mỹ là thắng lợi dễ dàng (Báo cáo đại tướng Westmoreland hồi tháng 7). Sau trận Ia Drang một tuần, Westmolend đòi tăng quân 41.000 người do Bắc Việt tăng cường thâm nhập bất ngờ, và cuối năm đòi nâng tổng quân lên 400.000 người (và tự kết luận vẫn là chưa đủ thắng) (nguồn tài liệu: Sheehan, hồi ký Mac. Namara), và đặc biệt, phía Mỹ bắt đầu nghĩ đến chuyện thương lượng thoả hiệp với chính phủ Việt Nam. Từ những dữ kiện này cho phép kết luận, trận Ia Drang làm nhụt bớt ý chí chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.
Logged
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #4 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2008, 08:02:33 pm »

Vài đoạn hồi kí của tướng Đặng Vũ Hiệp để hiểu thêm tinh thần của QĐNDVN trong trận đánh:
"...Anh Lã Ngọc Châu [chính ủy trung đoàn 66] kể lại: trên đường xuống tiểu đoàn 9 tôi gặp hơn 20 anh em thương binh, người băng kín đầu, người băng ngực, băng cánh tay, có người chống gậy đi khập khiễng nhưng họ đều đem theo vũ khí của mình. Có người còn mang thêm cả những khẩu súng AR-15 và M-79 thu được của Mĩ. Khi được hỏi về tình hình địch anh em sôi nổi: "Lính Mĩ rất đông, có cả da đen và da trắng. Lúc đầu chúng rất hung hăng, dàn hàng ngang tiến lên. Nhưng khi bị ta nổ súng đánh trả, rồi anh em ta giương lê lao vào chúng vô cùng hoảng sợ, dẫm đạp lên nhau mà chạy". Có anh em lại nói: "Lính Mĩ lười đào công sự, khi chạm súng với ta nhiều tên cúi mắt bắn lên trời". Số đông anh em cho rằng: "Lính Mĩ chẳng có gì đáng sợ, nó to cồng kềnh xuyên rừng khó hơn ta, bắn nó dễ trúng, nó xoay xoả chậm hơn anh em mình nên chúng rất sợ ta đánh gần".
Khi được hỏi về hoả lực phi pháo của Mĩ nhiều người tỏ ra rất ngại. Một số anh em kêu lên: "Sao tụi Mĩ nhiều bom lắm pháo thế. Tuy vậy nhiều anh em lạc quan: "Nếu cấp trên kiềm đưọc phi pháo của chúng, một mình em chấp 3 thằng Mĩ".
Trận ngày 15-11: "...Anh em ta lao thẳng vào quân Mĩ đánh chúng bằng lựu đạn và AK. Nhiều đồng chí dùng lưỡi lê, dao găm diệt địch. Đại đội trưởng đại đội 2 Lê Văn Tam [được tặng huân chương chiến công hạng nhì và danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ cấp 3], tiểu đội phó Hà Huy Trọng [quê Thanh Hoá], Phạm Văn Tiết [quê Thanh Hoá], Cao Thái Thưởng [quê Thanh Hoá], trần Minh Duyên [quê Ninh Bình], Đỗ Văn Vinh [quê Thanh Hoá] là những chiến sĩ diệt từ 5-7 tên Mĩ, đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ. Riêng đồng chí Lê Văn Tam dùng lê diệt 7 tên Mĩ. Trận đánh kéo dài đến 5h45, tiểu đoàn 7 diệt gọn 1 đại đội Mĩ...
Trên đường lui quân là cuộc chiến đấu quyết liệt với máy bay Mĩ. Chiến sĩ ta trên vai mang vác thương binh, tử sĩ, chiến lợi phẩm nhưng vẫn phải đánh trả quyết liệt máy bay địch. Nguyễn Hữu Tài trung đội 1 đại đội 1 ba lần lấy thân mình làm giá súng để đồng đội bắn rơi 1 máy bay AD-6 của địch. Trong trận này tiểu đoàn 7 còn bắn rơi 4 trực thăng Mĩ. Tôi đã gặp các chiến sĩ tiểu đoàn 7. Anh em kể lại: "Khi đánh nhau lính Mĩ không có gì đáng gờm cả. Tụi nó cúi đầu giơ súng bóp cò lia lịa hoặc vác súng ngược đằng sau vừa tháo chạy vừa bắn. Quân ta truy sát còn cách 20 đến 30m ngắm thẳng vào đầu và lưng từng đứa mà bắn thật dễ dàng..."
Trận ngày 17-11: "...Anh em ta theo dõi từng bước của chúng chờ đến khi phần đông đội hình địch lọt vào trong tầm đạn AK và lựu đạn, chỉ huy tiểu đoàn 8 mới ra lệnh cho súng cối 82 ly bắn cấp tập vào đội hình địch. Cùng lúc chiến sĩ thượng liên Lê Khắc Nga nã loạt đạn chính xác bắn gục 20 tên Mĩ, đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú đầu tiên của chiến trường. Trung đội 3 đại đội 6 cũng đồng loạt nổ súng chính xác vào đội hình quân Mĩ. Bị đòn bất ngờ, quân Mĩ vô cùng hoảng loạn. Anh em ta xông lên dùng AK và lưỡi lê diệt địch. Trận đánh kéo dài chưa đầy 10 phút, đại đội 6 đã diệt gọn 2 trung đội Mĩ đi đầu... Quân Mĩ bị ta giáng trả quyết liệt phải bật trở lại. Hơn chục tên nhảy xuống một hố bom cạnh con suối cạn ngoan cố chống cự. Trung đội trưởng trung đội 2 đại đội 6 Phạm Minh Tâm liền lệnh cho cối 60 ly bắn. Lê Xuân Phôi [tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8] chạy lên nhắc:
- Đồng chí Tâm, không cần dùng cối, cho anh em dùng lựu đạn tiêu diệt địch.
Tâm giao nhiệm vụ tiêu diệt quân Mĩ cho tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Giao [quê Thanh Hoá] và Nguyễn Văn Khuyến [quê Hà Tây]. Cả 2 còn rất trẻ, tuổi đời chưa quá đôi mươi. Sau 4 tiếng nổ liên tiếp đanh gọn, hơn chục tên lính kị binh không một tên sống sót... chiến sĩ ta hình thành từng tổ, từng mũi bám sát, yểm hộ cho nhau lao lên đánh giáp lá cà quyết liệt với quân Mĩ. Chiến sĩ Cao Đình Thơ bằng một đường lê chính xác và quả cảm đâm chết 1 tên Mĩ, cứu được đồng đội đang ôm vật với lính Mĩ. Chính trị viên phó đại đội 6 Đinh Văn Đế [quê Quảng Ngãi] 3 lần bị thương vẫn dồn hết sức lực còn lại đuổi địch bắn chết 5 tên Mĩ. Khi hết đạn anh dùng dao găm đâm chết 3 tên Mĩ. Trung uý Vũ Đình Dự chính trị viên đại đội 8 [quê Kiến An], trung úy Đoàn Ngọc Đảnh đại đội trưởng đại đội 7[quê Bến Tre], thiếu úy Nguyễn Xuân Ngạnh trung đội trưởng [quê Vĩnh Phúc], thiếu úy Vũ Đức Thắng trung đội trưởng [quê Ninh Bình], chiến sĩ trẻ Lê Văn Quỳnh (18 tuổi) [quê Hà Tây]...người diệt ít nhất 5 tên, có người diệt đến hai chục tên Mĩ, đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú...
...Chúng tôi đi kiểm tra trận địa sau khi ta làm chủ chiến trường, địa hình hàng chục ki-lô mét vuông bị đảo lộn, cây gãy đổ ngổn ngang, không còn đường còn lối. Địch chết thành đống, có chỗ năm, ba tên; xen lẫn vào đó là xác chiến sĩ ta. Nhiều đồng chí nằm đè lên xác lính Mĩ, lưỡi lê còn cắm vào ngực tên địch. Có đồng chí hy sinh tay vẫn nắm chặt quả lựu đạn bên sườn. Có tổ ba ba hy sinh mà phía trước và phía sau các anh có hàng chục xác Mĩ. Có đồng chí hy sinh trên vai còn vác thi thể đồng đội. Nhìn vào trạng thái địch ta như trên không những thấy rõ được tính chất quyết liệt một cách cụ thể, đồng thời thấy được sự hy sinh dũng cảm tuyệt vời của cán bộ, chiến sĩ ta. Về mặt chiến thuật càng thấy rõ nét hoạt động của tổ ba ba, thậm chí của những bộ phận một, hai đồng chí có rất nhiều tác dung trong việc đột nhập sâu vào đội hình tung thâm của địch. Hầu hết anh em ta hy sinh trong phạm vi 1 ki-lô mét vuông nhưng tư thế đều hướng vào giữa, hình thành các mũi bao vây kín rất rõ. Ngay trong chỉ huy sở của địch, cạnh đài 15W, cạnh 1 lô cốt nắp sắt cũng có thi hài của anh em ta..."
Bản thân trung đoàn 66 trong trận này thiệt hại cũng không nhỏ: 208 hy sinh, 146 bị thương. TĐ đã được tặng thưởng một lúc 2 huân chương quân công hạng nhất, vì theo lời đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ta không có huân chương nào cao hơn, vì vậy tặng một lúc 2 huân chương để thưởng công cho thành tích tuyệt vời của TĐ66.

Bọn Wiki thì bốc quân số của ta lên tới 4000, và do đó con số 1509 KIA tỏ ra vô cùng hợp lí. Đọc xong cười vỡ cả bụng. Xem We are Soliders còn thấy tức cười xen lẫn...buồn nôn
Logged
ChimViet
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2008, 11:24:16 am »

Cảm ơn anh SARUMAN
Playme làchiến dich không lớn, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì là cuộc thử sức đầu tiên giữa 2 đội tinh nhuệ của Mỹ và Bắc Việt.
Đây là đòn cảnh cáo đầu tiên với các anh cả Mỹ. Sau đó, mỗi năm có một chiến dịch (Sa Thầy 1966, Đắc Tô 1 1967, sau này còn Abia 1969-khi Mỹ bắt đầu rút), là những trận đối đầu ác liệt,đánh bại chiến lựơc "tìm diệt" ("search and Destroy")
Nhìn vào tương quan lực lượng một cách vật lý, ta đánh trên thế rất yếu, trừ một yếu tố (quan trọng) là địa hình rừng núi. Mỹ có ưu thế siêu tuyệt đối về FirePower + Mobility. Trên cơ sở kinh nghiệm Iadrang, ta đã hiểu được quy luật địch. Cái hơn của ta (ngoài tinh thần chiến đấu), là Nghệ thuật chỉ huy chiến dịch, lừa địch vào bẫy.
Trận điển hình là Đắc Tô 1, hay nhất là trận điểm cao 875. Bạn đã đọc NHAn và HMThảo chưa?
Tôi đã gặp chú Đồng Thoại (tham mưu cz) kể lại chuyện 875.
Báo chí sử liệu viết quá ít về những trận đối đầu này.
Tôi tạm goi là "Elite Confrontation" có được ko?
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 10:56:59 pm »

Trận vận động tiến công ở thung lũng Ia đrăng của trung đoàn bộ binh 66 và tiểu đoàn 1 trung đoàn bộ binh 33   

Từ ngày 14 đến 17 tháng 11 năm 1965 

Là một trận đánh nằm trong chiến dịch tiến công Plây Me, đối tượng tác chiến là quân Mỹ thuộc lực lượng sư đoàn ky binh bay số 1, sư đoàn lục quân đầu tiên của Mỹ đổ bộ vào miền Nam. Quân Mỹ đổ quân xuống Chư Pông vừa đúng lúc trung đoàn 66 vào đến chiến trường, mặc dù vừa vượt qua chặng đường dài, hành quân bộ, sức khỏe giảm sút nhưng trung đoàn đã bước vào trận đánh với phương châm: "Tìm Mỹ mà diệt” trải qua bốn ngày đêm chiến đấu dũng cảm ngoan cường, cùng với một tiểu đoàn của đơn vị bạn, trung đoàn 66 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tiêu diệt tiểu đoàn 2, dành thiệt hại nặng tiểu đoàn 1 thuộc lữ 3, sư đoàn ky binh bay số 1 Mỹ. 30 năm đã trôi qua, nhưng thắng lợi và kinh nghiệm của trận đánh vẫn có giá trì đối với việc giáo dục huấn luyện bộ đội thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

I. Tình hình chung 

A. Địa hình 


Ia đrăng là thung lũng nằm trong khu vực tứ giác Plây Me - Bầu Cạn - Đức Cơ - Plây Thê, rộng chừng 12 km2, nằm ở tây nam thị xã Plây Cu 45km.  Khu vực này độ cao trung bình từ 400 đến 500 mét. Phía nam Iađrăng có dãy núi Chư Pông cao đột xuất (732m) nằm vắt ngang giữa đường biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, phía tây đường số 21 có điểm Chư Ré (725m) rất tiện cho ta bố trí đài quan sát ra khu vực từ ngã ba Phú Mỹ đến Bầu Cạn và Thanh An. Rừng ở khu vực này có hai dạng: dạng rừng rậm vừa, kín đáo, loại thứ 2 là rừng thộp tha, trống tri chạy dài hai_ bên bờ sông Iađrăng, có những bãi cỏ cao ngập đầu ngời, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội ta tiếp cận, bám sát địch mà đánh.   

Sông ngòi: Trong khu vực tác chiến ở phía bắc có sông Iađrăng chảy từ đông sang tây, sông rộng có chỗ tới 100m, khi ta tác chiến đã vào mùa khô nên nhiều chỗ lội qua dễ dàng. Không gây trở ngại nhiều cho việc cơ động.

Tóm lại: Khu vực tác chiến chạy ngay dới phân núi Chư Pông, có nhiều suối nhỏ và rừng cây rậm rạp, nơi này xa các căn cứ hậu phương của địch nên chúng khó triển khai các trận địa pháo để chi viện cho lực lượng bộ binh tiến công.

Đối với ta Iađrăng sát vùng căn cứ và dường hành lang chiến lược thuận tiện cho cơ động, vận chuyển, bộ đội có thể phát huy sở trường đánh vận động. Nhìn chung việc lựa chọn khu vực này để tổ chức các trận đánh trong chiến dịch ta có nhiều thuận lợi nhưng có một vấn đề khó khăn là địch có nhiều máy bay trực thăng có thể đổ quân xuống nhiều vị trí, hình thành các chốt cứng gây khó khăn cho ta.   


B. Tình hình địch   

Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng ở cao nguyên miền Trung, sư đoàn ky binh số 1 Mỹ sau khi đổ bộ vào Quy Nhơn đã được chuyển lên An Khê, đồng thời địch cũng vận chuyển lên Plây Cu hàng ngàn tấn vật chất ky thuật, tại Plây Ku có sân bay quân sự (sân bay Aréa) để trực tiếp chi viện cho các cuộc hành quân vào sâu trong hậu cứ của ta.   Bằng chiến thuật "trực thăng vận" ngày 14 tháng 11 tiểu đoàn 1 lữ đoàn 3 ky binh không vận Mỹ nhay xuống khu vực phía bắc Chư Pông 3km? đồng thời chúng đổ xuống tây nam Quynh Kia và đông nam Iađrăng hai trận địa pháo và tiểu đoàn 2. Tiểu đoàn 3 làm lực lượng dự bị.   

Nhìn chung địch mới xuống có lực lượng đông, cơ động rất nhanh, có thể đổ bộ xuống cùng một lúc tới hai đại đội đầy đủ trang bị, có thể chiến đấu ngay được. Nhưng địch tác chiến xa hậu phương chi viện đầy đủ kịp thời cho những đơn vị ky thuật là rất khó khăn, vì vậy máy bay hoạt động cũng có phần hạn chế. Tinh thần binh lính tác chiến sâu trong các địa hình mới lạ phức tạp nên hoang mang, sợ cách đánh du kích của ta.   


C. Tình hình ta   

Căn cứ vào tình hình địch đã đổ bộ xuống một số nơi và đang nằm lại sâu trong hậu phương của ta, đây là cơhội rất tốt để tiêu diệt địch. Đảng ủy và bộ tư lệnh B3 chu trương tạm thời đình chỉ các trận đánh ở khu vực khác, trước mát tập trung đánh bọn Mỹ đã ra với mục đích tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đánh bại một bước chiến thuật đổ bộ trực thăng nhảy cóc của sư đoàn không vận số 1.   

Tình hình hết sức khẩn trương, trung đoàn 66 vừa vào đến nơi, một bộ phận cán bộ đã đi trước chuẩn bị chiến trường, đơn vị vào sau chưa ổn đình vị trí trú quân, tình hình địch chưa rõ, đạn, gạo, muối chưa được bổ sung đầy đủ, sức khoẻ của bộ đội qua hành quân đường dài giảm sút chưa được nghỉ ngơi. 

Lực lượng cụ thể: Trung đoàn gồm có ba tiểu đoàn 7, 8, 9, quân số nhìn chung các đơn vị đều bảo đảm 80% so với biên chế. Vị trí trú quân của trung đoàn trước khi bước vào chiến đấu rất rộng, trung đoàn chỉ nắm được tiểu đoàn 7, còn tiểu đoàn 8 và 9 không chỉ huy được. Cụ thể chỉ huy sở trung đoàn ở phía bắc Làng Tung 1, tiểu đoàn 7 ở bắc Làng Tung 2 (phía đông Chư Pông) tiểu đoàn 8 ở Ba Bỉ, tiểu đoàn 9 ở đông bắc Chư Pông (02-91). 

Cư dân trong vùng phần lớn là đồng bào dân tộc Gia Lai sống tập trung ở các buôn làng ven đường, ven sông, ở vùng sâu có một số đồng bào sống trong các rừng kín, trong vùng không eo lực lượng vũ trang địa phương. 

Bạn có liên quan: Cùng chiến đấu với trung đoàn ở đây có trung đoàn 33 đã hoạt động lâu ngày ở chiến trường, thông thuộc địa hình, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, ngoài ra còn có các lực lượng của mặt trận Tây Nguyên. Các đơn vị chiến đấu độc lập cấp trung đoàn là chính nhưng đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên.   


II. Tổ chức, chuẩn bị chiến đấu 

A. Ý định chiến đấu cấp trên
 

Bộ tư lệnh mặt trận chủ chương tiếp tục châm ngòi Plây Me, nhử quân Mỹ vào sâu để tiêu diệt một bộ phận sinh lực của chúng. Khi địch ra tương đối đúng với ý định của ta, mặt trận lệnh cho các đơn vị phải nhanh chóng tiến công ngay thời gian dứt điểm trong vài ba ngày, không nên kéo dài địch tăng viện, ta sẽ gặp khó khăn.   


B. Nhiệm vụ của trung đoàn 66 

Ngày 11 tháng 11 năm 1965, trung đoàn nhận nhiệm vụ của Bộ tư lệnh mặt trận.   Nhiệm vụ trước mất tiêu diệt địch ở khu vực (08-96) . Sau đó nếu địch tiếp tục đổ bộ xuống xung quanh khu vực trên thì kiên quyết tiêu diệt, trung đoàn để lại một tiểu đoàn ở khu vực Ia Dao sẵn sàng tiêu diệt quân địch đổ bộ trực thăng sâu vào hậu phương ta. Trung đoàn phi tổ chức từ 10 đếnn 12 tổ săn máy bay (mỗi tổ 3 đến 5 ngời) hình thành một mạng lưới săn máy bay để diệt nhiều máy bay địch, trung đoàn bắt liên lạc với tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 ở phía bắc Chư Pông để bàn phối hợp chiến đấu.   


C. Quyết tâm của trung đoàn 66   

Căn cứ vào nhiệm vụ của cấp trên, chi huy trung đoàn họp và quyết định dùng phương án như sau: Tiểu đoàn 8 (K8) tăng cường 1 đại đội 12,7mm tập kích vào quân địch ở tọa độ (0896) còn toàn bộ trung đoàn ở khu vực đông bắc Chư Pông đê đánh địch phản ứng sau khi tiểu đoàn 8 đánh.   
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2008, 11:00:45 pm »

III. Diễn biến chiến đấu, kết quả, ý nghĩa   

A. Sơ lược tình hình hoạt động của trung đoàn trước chiến đấu


Ngày 12 tháng 11 sau khi nhận nhiệm vụ, trung đoàn quyết tâm cho tiểu đoàn 8 đánh địch vào chiều 13 hoặc sáng  ngày 14 tháng 11. Đêm 12 làm xong công tác chuẩn bị, sáng 13 tiểu đoàn 8 và 9 bắt đầu hành quân lên khu vực đông bắc Chư Pông, đồng thời trinh sát ở khu vực (08-96). 11 giờ ngày 13 trinh sát báo cáo địch đã rút khỏi khu vực (08-96) trung đoàn quyết định cho tiểu đoàn 8 tạm dừng ở đông bắc Chư Pông để báo cáo lên cấp trên.   

Ngày 13 tháng 11 trung đoàn 33 vẫn ở đông bắc Chư Pông nên hai trung đoàn ở chen vào nhau.   

Ngày 14 trung đoàn đang điều chỉnh lại vị trí trú quân và nhận nhiệm vụ mới, tiểu đoàn 8 đang hành quân bên Ba Bỉ, tiểu đoàn 9 tiếp tục chuyển gạo lên khu vực (02-96) tiểu đoàn 7 và trung đoàn bộ có bộ phận đang đi lấy gạo và đang đứng chân ở phía bắc Làng Tung 1 và Tung 2 . 


B. Diễn biến chiến đấu   

1. Trận phản kích ngày 14 tháng 11 của tiểu đoàn 9


Sáng 14 tháng 11 , pháo binh địch ở phía Ia me Plây Nso (04-08) bắn về đông bắc dãy Chư Pông, máy bay trinh sát L19 và trực thăng bay thấp bắn phá. 10 giờ, địch đổ tiểu đoàn 1 (thiếu) thuộc trung đoàn 7 lữ 3 sư đoàn không vận xuống khu vực (02  90 9) đông báo Chư Pông. Một bộ phận đổ xuống gần tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 9 tổ chức một mũi đánh vào đại đội 11 (tiểu đoàn 9) ở phía bạc. Từ khi chúng đổ quân và tiến vào, tiểu đoàn 9 không hề biết, mãi tới khì chúng vào gần, bắn chết đồng chí trinh sát cảnh giới phía trước của tiểu đoàn, lúc đó ta mới biết bị địch tập kích.   

Tình hình tiểu đoàn 9: tiểu đoàn trưởng đang đi gặp trung đoàn trưởng để nhận nhiệm vụ. Tham mưu trưởng tiểu đoàn cung đang đi chuẩn bị chiến trường ở Ban Mê Thuộ1, chính trị  viên phó cũng đang ở sở chỉ huy trung đoàn, chính trị viên trưởng đang ở chỗ đại đội 12. Chi huy cao nhất lúc bấy giờ có đồng chí trợ lý tác huấn tiểu đoàn . 

Vì chưa ổn định nên tiểu đoàn bộ bố trí đội hình thành hàng dọc theo bờ suối ở đông bắc Chư Pông, khi địch vào ta bị lúng túng. Nhưng với tinh thần tích cực chiến đấu, linh hoạt, đồng chí trợ lý tác huấn đã ra lệnh cho cán bộ phận gồm y tá, anh nuôi, liên lạc v.v. . . chiếm lĩnh công sự kiên quyết chặn đánh quân địch. Ngay sau khi nổ súng được vài phút, đại đội 13 ở phía nam nghe súng nổ đã kịp thời vận  động xuống phối hợp, đại đội 1 cũng huy động toàn bộ lực lượng xuất kích đánh vào quân địch từ hướng tây bắc xuống. Đến khoảng 11 giờ, tiểu đoàn trương chạy về đến chỗ đại đội 11 nắm được đại đội 11 và một bộ phận của đại đội 12, một khẩu súng cối 82mm tiếp tục tổ chức đánh vào quân địch, trước sức tiến công mạnh của các cánh quân của ta, cả hai mũi xung phong cuả địch đều bị bẽ gãy chúng phải lui về cụm lại cách tiểu đoàn 9 hơn 1km về phla đông để chống lại ta. 17 gìờ địch dùng phi pháo đánh liên tục vào đội hình ta, các đại đội tự động rút khỏi vị trí (đại đội 11, 12, 15 rút về phla tây bắc suối Khôn Chưa, đại đội 13 rút về hướng tiểu đoàn 7) tiểu đoàn trưởng không nắm được quân. Kết qu tiểu đoàn 9 đa đánh bại cuộc tập kích cua địch diệt khong 150 tên, bn ri một máy bay chiến đấu.   

Đại đội 13 trên đường rút về hướng tiểu đoàn 7 gặp đồng chí chính ủy đang trên đường đi đến sở chỉ huy để gặp đồng chí trung đoàn trưởng. Đồng chí chinh ủy biết được tình hình chiến đấu cua tiểu đoàn 9 và địch đã cụm lại, thấy đây là thời cơ tốt cho nên đã lệnh cho đại đội 13 dùng một trung đội ở lại bám địch còn đồng chí quay về báo cáo với cấp trên và điều tiểu đoàn 7 ra tập kích quân địch.   


2 Trận tập kích lần thứ nhất của tiểu đoàn 7 đêm 14 rạng ngày 15 tháng 11    

Tiểu đoàn 7 đã nhích đội hình vào phía bắc Làng Tung 2 (thiếu đại đội 3 đi lấy gạo chưa về kịp).   

Tình hình địch: Sau khi bị tiểu đoàn 9 đánh thiệt hại nặng, chúng cụm lại thành hình vòng, ban đêm dùng máy bay thả dèn dù, dùng pháo binh bắn chặn xung quanh đề phòng tập kích.   

21 giờ 30 phút tiểu đoàn 7 nhận lệnh tổ chức tập kích ngay vào quân địch ở khu vực phía đông tiểu đoàn 9. Lực lượng sử dụng gồm lại đội 1 và 2 có hai khẩu súng cối 82mm cua đại đội 15. 22 giờ 50 phút, chuẩn bị xong bắt đầu xuất phát, các đại đội vừa đi vừa phổ biến nhiệm vụ, động viên và tổ chức bộ đội (các đại đội vẫn có một số anh em đi lấy gạo chưa về và một số đồng chí bị ốm).   

Lệnh của trung đoàn là đúng 2 giờ ngày 15 phải nổ súng nhưng vì chiến sĩ dẫn đường bị lạc, pháo bắn chặn và cây cối đổ ngổn ngang nên mãi 5 giờ mới phát hiện được địch. Tiểu đoàn triển khai cách địch khoảng 150m, dùng hai khẩu cối 82mm bắn 14 qua sau đó lệnh cho đại đội 1 và 2 xung phong. Trung đội 2 đại đội 2 được tăng cường mạnh nên ngay lúc đầu đã nhanh chóng thọc thẳng vào vị tri chỉ huy của địch, diệt bọn điện đài thông tin làm cho chúng chạy tan tác, chỉ sau khoang 1 0 phút chiến đấu đại đội 1 và 2 đã cơbn chiếm được trận địa cua địch, sau 25 phút lùng sục thu dọn chiến trường đến 5 giờ 4(5 phút, ta rời khom trận địa. Trước khi rút, tiểu đoàn lệnh đại đội 1 để lại một trung đội và hai khẩu súng cối để phục kích nếu trực thăng địch xuống lấy xác thì đánh. Trên đường rút, bị máy bay và pháo binh đánh  chặn các đại đội của tiểu đoàn 7 dùng súng bắn rơi tại chỗ 4 chiếc trực thăng.   

Suốt ngày 15 địch cho nhiều lần máy bay hạ cánh xuống lấy xác nhưng đều bị cối ta bắn chúng không dám đỗ xuống. 17 giờ 30 phút ngày 15 tháng 11, địch đổ hai đại đội xuống để chiếm lại trận địa và thu dọn xác chết, ta dùng cối bắn cháy hai chiếc trực thăng địch xuống cụm lại thành ba cụm ở phía bắc trận địa cũ.   


3. Trận tập kích lần thứ 2 của tiểu đoàn 7 đêm 15 rạng ngày 16 tháng 11   

Tiểu đoàn 7 còn đại đội 3 và hai khẩu súng cối 82mm chưa tham gia chiến đấu. Căn cứ vào tình hình địch cụm lại, cấp trên quyết định dùng lực lượng này và tăng cường thêm trung đội 1 của đại đội 1 (đánh bám địch) và hai khẩu súng cối 82mm tổ chức trận tập kích ngay trong đêm 15.   

20 giờ, đại đội 3 nhận lệnh chuẩn bị chiến đấu, 22 giờ, đại đội hành quân ngay với sự dẫn đường của đồng chí tác huấn tiểu đoàn và một số chiến sĩ của trung đội 1 đại đội 1 về đón. Trên đường hành quân cán bộ đại đội phân công nhau xuống trung đội, tiểu đội để phổ biến nhiệm vụ và động viên anh em chiến đấu.   

2 giờ 15 phút, đại đội 3 gặp trung đội 1 của đại đội 1 đang bám địch, sau khi nghe đồng chí đội trưởng báo cáo lại tình hình. Đại đội trưởng triển khai ngay đội hình chiến đấu, sau đó đồng chí lên quan sát nhưng không thấy địch nên không cho đại đội nổ súng (địch đã lui vào trong, không ở vị trí ban ngày) bộ đội tiếp tục tiến, sau 10 phút thì phát hiện địch. Tiểu đoàn nhận được điện của đại đội 3 xin phép nổ súng, tiểu đoàn trưởng cho phép bắn 21 quả đạn cối và lệnh cho đại đội 3 xung phong đánh ngay vào cụm 1, trung đội 1 (đại đội 1) đánh vào cụm 2. Sau 10 phút trung đội 1 đã đánh vào trận địa súng cối, phá được ba khẩu và đánh vào một phần của cụm 2, có tác dụng chi viện bên sườn cho đại đội 3 đánh vào cụm 1. Đại đội 3 trong khi tiến, trung đội 3 bị lạc, nhưng khi nổ súng trung đội này đã vận động vòng trở lại hiệp đồng với dại đội tiêu diệt cụm 1 của địch (có sở chỉ huy tiểu đoàn địch) sau khi chiếm cụm 1 đại đội tiếp tục vận động sang chiếm cụm 2 và 3, nhưng bị hỏa lực chặn lại. Căn cứ vào tình hình tiểu đoàn cho phép đại đội 3 rút lui.   

Đêm 16 tháng 11, trung đoàn định tiếp tục tập kích vào quân địch nhưng nghiên cứu lại thấy lực lượng còn ít, đạn dược chưa được bổ sung nên quyết định thôi không đánh mà cho lực lượng vào làm công tác thương binh tử sĩ. Bộ phận này vào bị lộ, địch bắn loạn xạ, các cụm địch bắn nhầm vào nhau làm chúng bị thương vong thêm một số. 

Kết quả hai trận tập kích của tiểu đoàn 7 đã diệt được 250 tên, bắn rơi 6 máy bay trực thăng. 


4. Trận tao ngộ chiến ngày 17 tháng 11 của tiểu đoàn 8 trung đoàn 66 và tiểu đoàn 1 trung đoàn 33   

Tình hình địch: Do bị ta đánh liên tục từ khi chúng mới đặt chân xuống đất đã bị thiệt hại nặng nề, để tránh khu vực ta đang uy hiếp và rút lui an toàn, địch trong khu vực còn lại khoảng 400 tên đã rời chỗ cũ sang bãi trống ở ngã ba Làng Tung và Làng Sinh. Trên đường đi khi qua suối, chúng bắt được hai chiến sĩ của đại dội 1, tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 đi  săn máy bay, ba chiến sĩ cùng tổ nhanh chóng chạy về báo cáo với tiểu đoàn.   

Tình hình ta: Từ ngày 14 đến 16 tháng 11, tiểu đoàn 9 (trừ đại đội 13) ở tây bắc suối Kun Dra làm công tác thương binh tử sĩ. Tiểu đoàn 8 vẫn ở Ba Bi. Trung đoàn có ý định tập trung toàn bộ lực lượng để tiêu diệt quân địch còn lại cho nên đã phái hai tổ truyền đạt đến hai tiểu đoàn đa mệnh lệnh chiến đấu: Tiểu đoàn 9 nhanh chóng cho bộ đội về Làng Tung đi theo đường làng Sinh, trạm 5. Tiểu đoàn 8 nhanh chóng cơ động xuống nhận nhiệm vụ mới (trên đường đi san sàng chiến đấu vì có thể gặp địch). Tiểu đoàn 8 nhận được lệnh, chiều ngày 16 đã cho bộ đội hành quân ngay về vị trí sở chi huy trung đoàn. Quyết tâm của tiểu đoàn là tìm địch mà đánh, địch lớn nhỏ cũng đánh, không đánh được toàn bộ thì đánh từng bộ phận .   

Lực lượng tiểu đoàn 8 có ba đại đội bộ binh và một đại đội trợ chiến (đại đội 10) ngoài ra còn được tăng cường một đại đội 12,7 mm (6 khẩu, đạn đầy đủ). Đội hình hành quân theo đội hình chiến dấu tao ngộ sắn sàng chiến đấu cao, dặc biệt khi đi đến ngã ba đường Làng Tung và làng Sinh.   

Chiều 16 tháng 11 tiểu đoàn xuất phát, trên đường về do phi pháo địch bắn nhiều nên đội hình bị đứt quãng. Sau khi vượt qua cầu Ba Bi tiểu đoàn tạm dừng lại điều chỉnh đội hình, nấu cơm ăn đến 5 giờ ngày 17 hành quân tiếp. Khoảng 12 giờ, đại đội 8 đi đầu đã đến ngã ba không thấy địch, đại đội 6 đến suối cầu gặp đại đội 1 tiểu đoàn 1, anh em ở dây cho biết phía trước có hai trung đội địch đang tiến về hướng ta, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 Lê Xuân Phôi cho tất cả dừng lại triển khai đội hình chuẩn bị chiến đấu, đồng thời cho liên lạc báo cho đại đội 8 biết tình  hình. Tiểu đoàn tổ chức thành hai thê đội: Thê đội 1 gồm đại đội 6 (thiếu trung đội 3) . Thê đội 2 gồm đại  đội 7 và trung đội 3 đại đội 6. Trong vài phút, đại đội 6 đã bí mật triển khai xong thì phát hiện địch đang đi về hướng ta. Khi chúng vào gần cách ta khong 200m, chúng đột ngột nổ súng, đại đội trưởng đại đội 6 thấy địch còn ở xa nên không cho đại đội nổ súng đợi chúng vào gần hn. Khi còn cách 40 đến 50 mét đại đội trưởng lệnh cho đại liên bắn, trung đội 1 và 2 cũng bắn mạnh vào đội hình địch và xung phong. Chỉ trong khoảng 5 phút hai trung đội Mỹ đã bị tiêu diệt hoàn toàn. 12 giờ 7 phút, đội hình chính của chúng ta tới cách ta khong 300m, chúng hốt hoảng bắn vào đội hình của ta. Lực lượng địch đông, nhưng đại đội 6 chiếm địa hình có lợi nên nắm được thế chủ động, đại đội 8 khi nghe tiếng súng cũng cho bộ đội quay lại đánh vào bên sờn quân địch. Tiểu đoàn trưởng Lê Xuân Phôi bình tĩnh  chỉ huy đơn vị tiến công vào giữa đội hình quân Mỹ, làm chúng bị rối loạn và bị cắt rời. Cùng lúc đó đồng chí Luân tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 đang chỉ huy bộ đội lùng địch ở hướng khác nghe súng nổ liền dẫn đơn vị đến phối hợp. Địch bị các lực lượng ta khép vòng vây giữa thung lũng Iađrăng. Ở trên không, máy bay lên thẳng, máy bay phản lực quần lợn nhưng không có cách nào cứu nguy được cho đồng bọn vì bộ đội ta áp sát, đánh gần. Trận đánh đang tiếp diễn thì đồng chí tiểu đoàn trưởng Lê Xuân Phôi hy sinh, chính trị viên phó tiểu đoàn cũng bị thương nặng phải đưa ra khỏi trận địa. Đồng chí Luân tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 chỉ huy luôn cả hai đơn vị.   

Quân địch bị đánh tan tác, mạnh tên nào tên đó chạy. Các chiến sĩ ta giữ vững được đội hình, hình thành tổ yểm hộ cho nhau diệt địch. Trận đánh giáp lá cà quyết liệt bằng lưỡi lê, báng súng kéo dài cho đến gần tối. Chiến sĩ Cao Đình Thơ bằng một đường lê chính xác đã đâm chết một  tên Mỹ cứu được đồng đội đang ôm vật nhau với chúng  giữa bãi cỏ. Chính trị viên phó đại đội Đinh Văn Đế ba lần bị thương vẫn dồn hết sức còn lại đuổi theo bắn chết năm tên Mỹ. Khi hết đau anh dùng dao đâm chết ba tên khác. Khoảng 16 giờ, tiểu đoàn phó Luân hy sinh, cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 8 và tiểu đoàn 1 tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Lê Khắc Nga, Lê Văn Điều xông xáo thọc vào đội hình địch mỗi người diệt hơn 20 tên Mỹ, đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú đầu tiên ở chiến trường.   

Trận quyết chiến ở thung lung Iađrăng diễn ra suốt tám giờ đồng hồ, tiểu đoàn 2 ky binh vận Mỹ chỉ còn 12 tên sống sót chạy về căn cứ (chỗ này không chính xác, hoặc in nhầm thế nào đấy).   


C. Kết quả chiến đấu   

1. Địch


Từ ngày 14 đến 17, lữ đoàn 3 bị diệt 300 tên, bị thương 246 (tổng cộng thương vong: 546 tên).   

2. Ta

Trung đoàn 66 hy sinh 157, bị thương 239 (tổng cộng thương vong 396)
Logged
ChimViet
Thành viên
*
Bài viết: 58


« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 11:34:48 am »

Cảm ơn các bác Saruman và Tunguska. Bác nào có bản đồ khu vực cho xin, với cả thành phần BCH mặt trận lúc đó, BCH chiến dịch và các đơn vị.
Theo tôi biết:
Mặt trận B3:  CHMân TL kiêm CU, PTL NHAn, CNCT Đặng Vũ Hiệp, TMT: Bùi Nam Hà 
E66 : Chính uỷ Lã Ngọc Châu, E trưởng ?
       d8 Lê Xuân Phôi   d7: ?...
E33: ?
E320: Phùng Bá Thường, Võ Tuấn Nam
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2008, 11:41:33 am »

http://www.wtj.com/articles/xray/xray_02a.swf
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2008, 12:14:50 pm gửi bởi tuaans » Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM