Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:22:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận Ia Drang và Playme, Sa Thầy  (Đọc 124720 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2009, 12:32:05 pm »

Tài liệu mình có thông tin gì về quân số lúc đầu của d9 và d7 không nhỉ? Theo cái bài đã biến mất trên QĐND về trận Hướng Hóa thì d7/e66B năm 68 quân số tới 700 người?

Vẫn còn nguyên đấy chứ: http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.xuan2009.skncxuan09.50380.qdnd

Theo H. Moore thì tướng Nguyễn Hữu An nói mỗi tiểu đoàn của trung đoàn 66 có 40 cán bộ và 515 chiến sĩ. Sau khi vào chiến trường, ổn định lại thì toàn trung đoàn có khoảng 1.600 người.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Hai, 2009, 12:35:59 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
saruman
Thành viên
*
Bài viết: 540



« Trả lời #41 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2009, 12:38:47 pm »


Kết quả

Trong trận đánh Ia đrăng (bãi đáp Xray và Albany), quân Mỹ có tổng cộng 234 chết và 242 bị thương. Theo tài liệu Mỹ, QĐNDVN có 2.352 người chết.

Theo tài liệu VN, trung đoàn 66 có 157 hy sinh và 239 bị thương. Không rõ tổn thất của tiểu đoàn 1 trung đoàn 33.
Bác lấy số liệu 2352 ở đâu bảo em với.
Em thì thấy các tài liệu khác đều không cao như thế. Theo Moore, trận X-Ray "đếm" được 643 (lúc đầu ông này định báo cáo 843 nhưng suy nghĩ lại thấy vô lí qua nên giảm bớt), Albany là 403, tổng là 1046. Thêm các trận đụng độ lẻ tẻ khác, Mĩ tuyên bố là đã giết thêm được hơn 450 nữa, tổng là 1503 (Wiki), và Mĩ mất thêm 71 lính nữa, tổng là 305 chết. Nhưng tựu trung thì những con số này vẫn là phóng đại quá lớn, vì tổng quân số ta đâu quá 2000. Và giữa nơi bom đận mịt mù thì làm sao Moore đếm nổi số KIA của đối phương, nên con số báo cáo chỉ là ước lượng theo kiểu "cứ 1 xác địch bỏ lại thì chắc phải có 5 xác đã chuyển đi" Tongue?
Mà hình như có sự lệch pha về thời gian. Ta thì cho rằng kết thúc là ngày 18, Mĩ lại tính đến 20
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2009, 05:30:22 pm »

Để khỏi lệch pha thì ta cứ tạm thời thống nhất giới hạn phạm vi trận Ia đrăng thế này:

- Bãi đáp Xray: từ 14/11 - 16/11/1965, gồm 3 diễn biến chính là trận tiến công của d9 suốt cả ngày 14/11, trận tập kích của d7 (-) sáng 15/11 và trận tập kích của c3/d7 sáng 16/11.

- Bãi đáp Albany: 17/11/1965.

Những diễn biến trước và sau đó không tính (trận Falcon của e33 cũng vậy, vì nhà em không có tài liệu Grin)


Về lực lượng:

- Mỹ:

Tại bãi đáp Xray, lực lượng chính của quân Mỹ là tiểu đoàn 1/7 gồm 4 đại đội (A, B, C, D), quân số 431 người (20 sĩ quan và 411 lính), thiếu 3 sĩ quan và 199 lính so với biên chế do ốm đau và 1 số lớn hết hạn nghĩa vụ được về Mỹ (số đỏ). Chiều 14/11 được tăng cường đại đội B tiểu đoàn 2/7 thành 5 đại đội. Sáng 15/11 được tăng cường đại đội A tiểu đoàn 2/7 thành 6 đại đội. Từ trưa 15/11 được tăng cường toàn bộ tiểu đoàn 2/5 (4 đại đội), nâng tổng số quân lên 10 đại đội. Trong quá trình chiến đấu được trực thăng vũ trang, không quân và pháo binh yểm trợ (riêng trận địa pháo Falcon đã bắn hơn 10.000 quả 105mm).

Tại bãi đáp Albany, lực lượng chính của quân Mỹ là tiểu đoàn 2/7 thiếu đại đội B và 1 trung đội của đại đội A, được tăng cường đại đội A tiểu đoàn 1/5 (coi như 4 đại đội). Chiều 17/11 lần lượt được tăng cường đại đội B tiểu đoàn 1/5 và đại đội B tiểu đoàn 2/7, nâng tổng số quân lên 6 đại đội thiếu. Trong quá trình chiến đấu được trực thăng vũ trang, không quân và pháo binh yểm trợ.

- Ta:

Ở Xray sáng 14/11 có d9/e66, từ sáng 15/11 có thêm d7(-)/e66 và đến sáng 16/11 có đủ quân của d7 và d9, nhưng đến thời điểm này không còn đánh lớn nữa.

Ở Albany ngày 17/11 có d8/e66 và d1(-)/e33 (có tài liệu nói là 1c) và khoảng 2b thuộc e320.

Theo H. Moore phỏng vấn các tướng lĩnh ta thì:
+ e66 gồm e bộ và 3 d (7, 8, 9), mỗi d có 40 cán bộ và 515 chiến sĩ. Sau khi vào chiến trường, ổn định xong thì toàn e có 1.600 người.
+ e33 sau khi rút khỏi Pleime + bị quân Mỹ tập kích liên tục nên tổn thất nhiều, sau khi củng cố lại (trước trận Ia đrăng) quân số có khoảng 900 người.
+ dH15 của tỉnh đội Gia Lai (Moore nhầm là chủ lực Miền) có quân số 600 người. Moore cho rằng dH15 có tham gia ở Xray, ta thì nói dH15 chiến đấu ở hướng phối hợp quốc lộ 14, không liên quan gì đến Ia đrăng.


Về con số thương vong:

- Mỹ:

Phía Mỹ công bố, ở Xray (14-16/11) có 79 chết, 121 bị thương. Ở Albany (17/11) có 155 chết, 121 bị thương. Tổng cộng 234 chết, 242 bị thương.

- Ta:

Theo ta công bố (BTL QĐ2, Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng-T5, NXB QĐND, 1996): trận Ia đrăng e66 có 157 hy sinh, 239 bị thương. Không rõ về d1/e33.
Ngoài ra theo hồi ký tướng Đ.V.Hiệp (Ký ức Tây Nguyên, NXB QĐND, 2002) thì từ 19/10 đến 26/11 e66 có 208 hy sinh, 146 bị thương (có thể một số thương binh trong trận Ia đrăng tử vong), e33 có 170 hy sinh, 232 bị thương (tính cả những trận trước và sau Ia đrăng).

Theo Mỹ tuyên bố (báo cáo chiến dịch Pleime):

Ở Xray: 634 chết ("đếm xác") + 1.215 chết (ước tính) + bị thương không tính được + 6 tù binh. Vũ khí thu được là 57 AK, 54 SKS, 17 RPD, 5 RPG, 4 đại liên, 2 súng ngắn, 2 cối 82mm. Vũ khí bị phá hủy là 100 súng bộ binh, 9 RPG,, 300-400 lựu đạn, 7.000 viên đạn, 100-150 xẻng cuốc cá nhân...

Ở Albany: 403 chết ("đếm xác") + 100 chết (ước tính) + bị thương không tính được. Vũ khí thu được là 112 AK và SKS, 33 RPD, 3 đại liên, 4 RPG, 4 nòng cối 82mm, 5 chân cối 82mm... Vũ khí bị phá hủy là 106 súng bộ binh, 4 RPG, 2 cối 82mm.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2009, 10:35:16 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2009, 05:54:46 pm »

 Theo tài liệu ta thì riêng d7/e66 trong hai trận tập kích X-ray từ 14 đến 16/11/1965 hy sinh 51 người.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #44 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 09:36:07 pm »

Mấy con số của ta các bác giúp hộ phần ghi nguồn để mấy hôm nữa còn mang lên wiki với nhá.

Các bác có đầy đủ tên tuổi cấp bậc các chỉ huy các cấp của ta, từ Mặt trận tới tiểu đoàn (đại đội càng tốt) không ạ?

Hồi trước bên TTVN có bác đăng lại bài hồi ký kể chuyện cụ Chu Huy Mân sau trận đánh khen e66 xong còn thêm một ý là "lần này là lần đầu, cho phép các đồng chí 1 đổi một 1, từ sau này trở đi là không được thế, chỉ được đổi 1 lấy X" (X khoảng từ 3 đến 7, lâu ngày quên mất rồi). Nếu đúng thế thì chứng tỏ cụ Mân rút ra bài học là không coi hỏa lực Mỹ ra cái đinh gì. May còn có cụ Thanh phát động phương châm túm thắt lưng.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2009, 09:49:41 pm gửi bởi altus » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 10:42:58 pm »

Phim truyền hình Mỹ quay ngay sau trận X-Ray (không có tiếng)

http://www.youtube.com/watch?v=CEB5YiCpyFY
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #46 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 11:14:11 pm »

Cụ An và Moore thăm lại XRay năm 1993




Nếu xếp hạng các cựu sỹ quan Mỹ từng chỉ huy các trận đánh lớn tại VN theo thứ tự "tiến bộ", thì chắc cụ Moore xứng đáng đứng đầu sổ. (Cụ Kerry với cụ McCain công to, nhưng hồi ý chỉ là sỹ quan hạng tép thôi).

Cụ Moore kể lại đợt giao lưu với cụ An khá cảm động, cùng thăm chiến trường, cùng tưởng niệm tử sỹ hai bên, cụ Hảo (?) còn làm thơ tặng khách Mỹ, cụ Moore tặng cụ An cái đồng hồ, cụ An tặng lại cái mũ ba sao. Sau này cụ Moore sang thăm lại gia đình cụ An sau khi cụ An qua đời, còn thấy cái đồng hồ được để lên bàn thờ bên cạnh các huân huy chương.

Nói chung đọc sách cụ Moore thấy cụ cũng có trình độ và thiện chí (tất nhiên nhiều chỗ vẫn không qua được "thân phận"). Chứ cái lão chỉ huy trận Ripcord cũng sang Việt Nam, cũng đi tìm lại các chỉ huy VN, mà viết quyển sách láo khoét không thể tả. Bao giờ luận đến trận Ripcord, tôi sẽ bốt các bác xem.  Angry


Trích dẫn
My unending thirst for peace and unity drove me to return to the "Valley of Death" in 1993. Some of my men accompanied me to meet with the man, along with a few of his soldiers, who had once endeavored to kill us all. Lt. Gen. Nguyen Huu An and I came face-to-face. Instead of charging one another with bayonets, we mutually offered open arms. I invited all to form a circle with arms extended around each other's shoulders and bowed our heads. With prayer and tears, we shared our painful memories. Although we did not understand each other's language, we quickly saw that the soul requires no interpreter.

Gen. An and I then walked toward each other and shook hands. He kissed me on both cheeks! A communion of friendship was established that far outweighed past bloody memories. Later, Gen. An and I walked part of the battlefield. Together we surveyed the once blood-soaked terrain. Foxholes dug long ago were adorned with blooming wildflowers. No thunder of war filled the air. Instead, birds sang with a most beautiful "noise." Ever so gently, Gen. An placed his arm in mine. We had made a very long journey from war to peace. This was sealed through the reverent affection of one arm in the other.

Col. Tran Minh Hao, one of An's soldiers, accompanied us during the battlefield visit. As we dined that night in Pleiku, he beautifully expressed the unity we all felt in the circle earlier that day.

"We have come to you this afternoon … feeling the loss of each of you … we come to span a bridge … untroubled by ancient rifts … we look together towards the future … we leave old hates for new friendships … forever in peace and harmony."

Spontaneous gestures of respect and friendship followed Hao's poem. I took off my wristwatch and offered it as a gift to Gen. An. Gladly, he accepted the gift. Then, he picked up his much-prized three-star helmet and offered it to me. Stunned, I accepted his most personal gift. Our eyes locked, as the door to our hearts had been fully opened to each other.

Lt. Gen. An died on April 9, 1995. I later visited his family in Hanoi to pay my respects. The wristwatch I had given him was displayed in a viewing case as a part of the family shrine in Gen. An's home.

Resting in my den, our dueling helmets duel no more! To the casual observer, they might just be old war souvenirs. But to me they are examples of a greater peace and unity between once warring nations.
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #47 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2009, 07:49:39 am »

Hồi trước bên TTVN có bác đăng lại bài hồi ký kể chuyện cụ Chu Huy Mân sau trận đánh khen e66 xong còn thêm một ý là "lần này là lần đầu, cho phép các đồng chí 1 đổi một 1, từ sau này trở đi là không được thế, chỉ được đổi 1 lấy X" (X khoảng từ 3 đến 7, lâu ngày quên mất rồi). Nếu đúng thế thì chứng tỏ cụ Mân rút ra bài học là không coi hỏa lực Mỹ ra cái đinh gì. May còn có cụ Thanh phát động phương châm túm thắt lưng.

Cái vụ này là của anh tín già, bài frog of war và bài báo của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2009, 05:21:31 pm »

cụ Hảo (?) còn làm thơ tặng khách Mỹ,
-------------------------------
 Hì, cái cụ ấy tên là Hào, đứng ngay sau cụ An và tướng Moore trong bức ảnh đầu tiên, cụ ấy và em khá là thân (chả biết có thể đánh giá 2 người cách nhau cả thế hệ là thân không nhỉ? Grin)
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
mig21q
Thành viên
*
Bài viết: 95



« Trả lời #49 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2009, 05:46:24 pm »


Trong trận đánh Ia đrăng (bãi đáp Xray và Albany), quân Mỹ có tổng cộng 234 chết và 242 bị thương. Theo tài liệu Mỹ, QĐNDVN có 2.352 người chết.

Theo tài liệu VN, trung đoàn 66 có 157 hy sinh và 239 bị thương. Không rõ tổn thất của tiểu đoàn 1 trung đoàn 33.

hehe, trong bộ phim "Cuộc chiến 10 nghìn ngày" chính bọn Mỹ cũng đưa ra nhận xét mỉa mai rằng: tỉ lệ tử thương luôn là 1:10 trong tất cả các báo cáo. Grin.

Theo em, đúng là QĐND VN thương vong nhiều nhưng chủ yếu là do hỏa lực ở vòng ngoài chứ còn "trực tiếp tiếp xúc" thì cùng lắm là tương đương nhau thôi.
Chính vì thế các cuộc chiến sau này mà Mỹ tham gia đều nhấn mạnh việc tránh "trực tiếp tiếp xúc".
Có số liệu nữa là phía VN hi sinh 814 chiến sỹ nhưng là trên ANTG, em chả tin bọn này từ lâu rồi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM