Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:52:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bản án tản thất quận dụng  (Đọc 46197 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #50 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:17:55 pm »

Hai San muốn hỏi tiếp thời kì làm than, ở bên kia chiếc xe, Tường Long xen vào:
- Nè, Hùng, kể chuyện Hai Thắm đi, nghe nhắc hoài chắc là, ...
Hai San chen vào:
- Hai Thắm gan dạ, mưu trí, xinh đẹp nhưng dại trai quá, ...
Hùng thắc mắc:
- Vậy hả? Dại ai?
Hai San nói vui:
- Nó dại mày, nghe nói sau cuộc hẹn hò không gặp, lại nghe tin bị bắt, nó như người mất hồn, suốt ngày thẫn thờ.
Hùng sửng sốt:
- Thật hả, anh Hai?
- Thì tao nói xạo làm gì, nghe tin mày bị bắt, nó như điên, như dại, suốt ngày anh Hùng, cụm trưởng của nó báo cáo sốt ruột, tao phải đưa vào cứ.
- Vậy là tình thương yêu đồng đội, sao lại là dại trai.
- Vậy chớ mày bảo dại trai là nghĩa làm sao?
- Chà, ...
Hùng bí nhưng nhanh trí nói tiếp:
- Anh Hai, dại trai là những cô gái mê trai đến mức không tự chủ được mình, bất chấp tất cả.
- Sai rồi, dại là trái với khôn, mà ở đời, trai gái mê nhau làm sao mà khôn cho được. Nhưng dại trai bao giờ cũng dẫn đến hậu quả, thằng con trai nào cũng tận dụng tối đa những lúc các cô gái khùng khùng như vậy.
Tường Long xen vào:
- Chà, hai ông triết lí quá. Tôi không bênh ai, đàn bà cũng lắm bà trời ơi lắm, còn đàn ông cũng lắm thằng ma-cà-bông. Ở đời mà, trong một cần xé trứng thế nào cũng có quả trứng hư, dại khôn cũng tùy từng người, tùy hoàn cảnh.
Hai San hưởng ứng:
- Đúng vậy, có người rất thông minh, hoạt bát. Vậy mà, ở vào hoàn cảnh túng quẫn, trí khôn tự nhiên trốn đi đâu mất. Bởi vậy, trong triệu triệu con người mới chỉ có vài người xuất chúng, bất kì hoàn cảnh nào cũng minh mẫn, đứng đầu thiên hạ.
Hùng nhỏn nhoẻn, hạ giọng:
- Anh Hai, tôi rất muốn gặp Hai Thắm, tôi nghĩ rằng cô ấy không như anh nghĩ.
- Ý chú là, có phải, ...
- Đúng vậy.
Hai San nhìn sang võng bên kia, Hùng nằm ngửa nhìn trời, anh cảm nhận người phi công gan dạ nhưng nhân hậu này thật sự có trái tim nhận rõ chân, giả, bèn nói:
- Hai Thắm là một chiến sĩ dũng cảm, nhưng nó cũng là một người con gái bình thường, nó cũng biết yêu, có le, ... hình bóng của chú mày đã choán hết đầu óc của nó rồi.
- Dạ.
Tiếng "dạ" của Hùng như vô cảm, anh bỗng nhớ tới Trúc, cô gái nhỏ, sinh viên Y khoa đang trên con đường khẳng định tài năng của mình. Hùng biết rõ, nàng không thể nào đến với anh, bởi cha nàng dù có thương yêu nàng. Nhưng, ý thức hệ, mục đích và lí tưởng tôn thờ của cha nàng khó mà dung hòa trong tình hình hai bên đều còn cầm súng. Hùng ngẩn ngơ mối tình đầu, những va chạm ban đầu, những cảm xúc đầu tiên, dù cho có phủ lên hàng tấn bụi của thời gian, nó vẫn là những viên ngọc sáng óng ánh chẳng sao quên được.
Hai San ngồi dậy xé giấy, anh ta kéo trong bọc ni lông ra một gói như cái ví của phụ nữ, rồi cho ngón cái, ngón trỏ kéo những sợi thuốc rê đặt lên tờ giấy quyến, được cắt dài ra để cuộn thuốc là. Điều hấp dẫn kì lạ chính là tài nghệ quấn thuốc, anh ta kéo sợi thuốc rải đều theo tờ giấy, lấy hai ngón cái, vừa ép, vừa xoay, loáng đã tròn, điếu thuốc được chiếc lưỡi rê dọc theo mép tờ giấy, thấm nước cuộn lại, ... bập vài cái, điếu thuốc cháy bùng, Hai San hỏi:
- Cái vụ làm than? Thôi, tao muốn biết mày lấy chiếc trực thăng như thế nào?
- Dài lắm, anh chịu khó nghe, khi nào ngủ, nói, tôi dừng lại...
- Chuyện này, dễ gì ngủ, tao đang háo hức đây.
Hùng tiếp tục câu chuyện, thực tình anh vẫn nghĩ, đó là chuyện thường tình của người lính nhưng bây giờ anh lại hăng hái kể, chính là anh muốn Hai San sẽ kể lại cho Thắm. Đối với anh Hai Thắm vừa là người giao liên, vừa là người bạn rất thân thiết. Hùng muốn cho Thắm biết, nhắn tới Thắm, dù trong hoàn cảnh nào cũng không quên nhiệm vụ, điều mà Hùng và Thắm đã hứa với nhau trong lần gặp cuối cùng ...
*
Hồi đó, vào khoảng tháng tư năm 1973, được mẹ nhắn tin, Hùng rời Song Pha, bỏ nghề đốt than, lên Đà Lạt, vọt về Sài Gòn, ra Củ Chi định về đơn vị ( lúc này là bộ phận E6 và E1 nhập lại thành H2 (quân báo ) thuộc khu Sài Gòn - Gia định (tức là T4 ). Đến tháng tám Hùng mới về đến đơn vị cũ. Hùng ngồi dậy hỏi Hai San điều thắc mắc.
- Anh Hai, trước khi kể câu chuyện lấy chiếc UH-1 tôi có một thắc mắc.
Hai San trở mình nhìn Hùng:
- Thắc mắc gì, nói đi Hùng.
- Tôi về căn cứ của Thành đoàn, đòi về đơn vị các anh ở Thành đoàn giữ tôi lại, có chuyện gì vậy?
- Đâu có chuyện gì, chỉ là cuộc đổi chác.
- Đổi chác, đổi gì?
- Chú mày quan trọng, trẻ, đẹp trai, bà Tám Khiết không cho đi.
- Sao vậy?
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #51 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:18:21 pm »

- Thì, ...
Hùng sốt ruột:
- Nói đi anh Hai.
- Bà Tám Khiết, lúc đó nắm sinh mạng chú mày, bà ấy muốn,...
- Muốn... Giữ tôi lại làm bảo vệ, hay là...
- Không phải chuyện đó.
- Vậy, bả muốn gì?
- Bả muốn có khẩu súng ngắn.
- Thì cấp cho bả? Sao lại giữ tôi?
- Bả muốn đổi.
- Lấy tôi ra để đổi súng?
- Ừ, thế mới nói, bà ấy độc thiệt.
Hùng thấy vui vui bèn hỏi tới:
- Rồi sao anh?
- Tao lên báo cáo với anh Hai tư lệnh, mày biết ổng nói sao không?
- Dạ, chắc là ông ừ chứ gì?
- Không, ông ngửa mặt lên trời, cười ha hả rồi nói "Nè chú, anh Hai chỉ có một khẩu phòng thân. Nhiệm vụ quan trọng, đổi sáng nó mới được về hả? Được, chú mày lấy súng đang đeo trên lưng đổi đi ". Tao đang chần chừ ổng nói luôn, tỉnh queo "Sau này kiếm lại, đổi đi, đem thằng Hùng về".
- Anh có đổi không?
- Có, tao lấy khẩu súng của tao đưa cho bả, thời gian sau đó, tao phải vác các-bin, mãi gần đây mới kiếm được khẩu súng khác.
Hùng mỉm cười:
- Anh quí tôi quá, cái mạng của tôi kể cũng đáng giá.
- Vậy chớ sao?
- Anh Hai, anh có nhớ "thời chiến quốc" bên Tàu, Bách Lí Hề tài giỏi là thế, làm đến tướng quốc nước Tần, lúc hàn vi ông đã được đổi chỉ có năm bộ da dê.
Hai San gạt ngang:
- Tào lao, kể chuyện lấy máy bay đi, tao đang nóng ruột ...
Hùng với tay lấy chiếc bi đông đựng nước, uống một hớp:
- Mới đó mà đã trên sáu tháng, sau khi về T4, tôi trình bày, nên lấy một chiếc trực thăng ra vùng giải phóng để kêu gọi không quân ngụy phản chiến và tập kích địch từ trên không, coi như biệt động trên không.
- Ờ Tư Chu có bàn với tao và Năm Hà. Rồi sao?
- Dạ, anh Tư Chu, tham mưu trưởng T4 hỏi kĩ lắm, anh hỏi " tình hình không quân ngụy". Tôi trả lời " Tôi chỉ biết phi đoàn 215 có hơn ba mươi trực thăng UH-1, tôi cũng biết tổ chức của sư đoàn 2 không quân, nó có nhiệm vụ chi viện chiến thuật cho vùng 2" anh Tư hỏi tiếp "tính năng, tác dụng, điều kiện hoạt động của UH-1".Tôi trả lời " UH-1 có thể bay trong điều kiện khí tượng tốt và trung bình, tốc độ hơn 150 ki-lô-mét trên giờ, trang bị rốc-két, súng."
- Rồi? ...
- Anh Tư giao cho anh Năm Hà là phó ban Hai tổ chức cho tôi đi "chôm" một chiếc. Anh Tư quyết định điểm hạ cánh là Bầu Cà Tông ở Bến Cát, liên lạc theo một tần số FM từ trên máy bay với căn cứ.
Ngày 27 tháng 10 năm 1973, trời vừa ngưng cơn mưa sớm, cây rừng được rửa sạch như xanh hơn, hai bên đường cỏ vẫn còn đọng lại những giọt mưa, bầu trời sáng rỡ, Năm Hà bước từng bước chậm rãi nắm bàn tay Hùng bóp mạnh:
- Việc rất quan trọng, em đi có một mình, phải linh hoạt, thông minh trong xử lí tình huống.
- Dạ, anh yên tâm.
- Này, Hùng, em không nên ở lại Sài Gòn, Tổng nha cảnh sát đang có lệnh bắt, em không được liều lĩnh
- Dạ.
- Thôi em đi, nhớ liên lạc về, anh và anh Tư mong em hoàn thành nhiệm vụ.
- Dạ, ...
Hùng bước đi chầm chậm rồi đột ngột quay lại, Năm Hà vẫn đứng đó, dường như thấy Hùng dừng lại, anh bước đến, bước thấp, bước cao. Hùng nhìn mãi, ánh mắt anh dù một bên mắt có một làn trắng nhưng rất sáng, thiết tha ... Năm Hà đến sát bên Hùng, anh nắm lấy hai bàn tay Hùng bóp mạnh:
- Hùng à, cuộc chiến đấu nào cũng có thắng, có thua. Người lính luôn tin ở mình, dũng cảm, khéo léo, hành động kiên quyết, chủ động, sáng suốt, linh hoạt bao giờ cũng là người chiến thắng. Anh tin ở Hùng.
Hùng cảm động:
- Dạ, em xin hứa.
Ngồi trên chiếc xe lam trở lại Sài Gòn, Hùng sực nhớ đến một việc hết sức quan trọng mà anh quên khi nói chuyện với Năm Hà. Đó là giấy tờ tùy thân, trong người anh bây giờ chỉ có một thẻ căn cước và một tờ biên lai hẹn làm mới thẻ "cựu quân nhân" do nha động viên cấp đã hết hạn. Phải có thẻ "cựu quân nhân" để chứng nhận đã từng tham gia quân lực Việt Nam cộng hòa, là một loại thẻ để bảo đảm tình trạng hợp lệ quân dịch. Nếu không có, coi như trốn quân dịch và sẽ bị bắt lính ngay. Hùng hết sức bối rối vì Năm Hà đã dặn không được ở Sài Gòn, rất nguy hiểm. Nhưng nếu không đủ giấy tờ tùy thân, còn nguy hiểm hơn. Phải làm sao? Nếu ở lại coi như trái với lời dặn. Còn không ở lại điều gì sẽ xẩy ra? Năm Hà đã dặn "người chiến sĩ phải luôn tin ở mình, sáng suốt, linh hoạt ..." Hùng chọn nguy hiểm cho bản thân nhưng sẽ hoàn thành được nhiệm vụ. Hùng quyết định đến tiểu khu Gia Định nơi nhận hồ sơ để làm thẻ cho anh. Họ trả lời "chờ quá lâu không thấy đến nhận nên đã chuyển về chi khu Tân Bình" nơi anh đăng kí thường trú. Vọt về Tân Bình anh lẫn vào dòng người vào chi khu, đưa vào cửa tờ biên lai cho một cô gái, Hùng nhận được thẻ "cựu quân nhân".
*
Đường Công Lí nối sân bay Tân Sơn Nhất đến tận nhánh sông Sài Gòn, đường rộng, xe chạy nhiều và nhanh. Những kiểu xe sang trọng vun vút, hàng cột điện thẳng tắp, nhiều dây chằng chịt. Buổi sáng mặt trời vừa lên khỏi ngọn cây ... Có một người đang tránh sự ồn ào, anh ta đứng lẫn trong những người đứng đợi ở viện Pa-xtơ (Pasteur). Người lái xe ôm đã nhìn thấy anh ta từ xa, lái xe ép đến sát lề, nơi người thanh niên đang kín đáo đứng chờ:
- Ông có đi xe ôm.
Hùng giật mình nhận ra Dũng cậu em con người dì ruột đến rất đúng hẹn ... Chiếc xe hon đa lách đoàn người ở ngã tư Hiền Vương (Võ thị Sáu ), Công Lí (Nam Kì Khởi Nghĩa ) rẽ qua Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ ) vọt qua Văn Thánh tiến ra xa lộ đón xe đi Đà Lạt. Hùng nhìn cậu em:
- Anh đón xe đi Lâm Đồng rồi ra cứ luôn.
Dũng hỏi:
- Chừng nào anh trở lại.
- Có lẽ anh đi luôn, khi nào trở lại anh liên lạc với em.
Dũng ngước nhìn Hùng, anh đưa cho Hùng một gói tiền:
- Má em gởi cho anh, thôi anh đi.
Chiếc xe đò tốc hành bon bon trên con đường tráng nhựa phẳng lì, càng đi về phía Bắc, núi rừng trải dài một màu xanh vô tận. Chiếc xe lách mình qua những khúc quanh rất nguy hiểm, phía trước không nhìn thấy, bên phải là vực sâu. Dù sao đến đây Hùng cảm nhận sự an toàn, rừng núi che chở cho anh ... Mới hôm qua, sau khi lấy được thẻ "cựu quân nhân" Hùng không phiêu lưu, anh vào rạp xem phim cho đến tối, những bộ phim Tàu, kiếm hiệp "Anh hùng xạ điêu" "Đường sơn đại huynh" thật sự lôi cuốn làm cho thời gian trôi đi thật nhanh.
 Bây giờ, anh đang trên đường thực thi một nhiệm vụ có lẽ chưa ở đâu trên thế giới này làm, Hùng chưa hình dung sẽ phải lấy chiếc trực thăng như thế nào, vấn đề là phải bình tĩnh và quyết tâm, chọn thời cơ và chớp lấy thời cơ cho chính xác, có lẽ chỉ có một lần, nếu không thành công, chẳng bao giờ có cơ hội cho lần thứ hai.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #52 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:18:50 pm »

Hùng ngồi ở bên phải, gần phía sau xe, rất thuận lợi cho việc quan sát. Chiếc xe đò vẫn chạy với tốc độ khá lớn, dường như người lái xe thuộc đường còn hơn trong lòng bàn tay anh ta. Hùng vừa thấy ở trước mũi xe vách đá chắn ngang đường, chiếc xe vòng qua bên phải, lập tức anh ta kéo vô lăng, chiếc xe cua gấp qua bên trái vừa đúng chiếc xe đi ngược chiều trờ tới, bánh xe chỉ cách bờ vực chừng một mét. Cũng ở góc cua này, có rất nhiều những chiếc miếu nhỏ ở ven đường. Nghe đâu đó là nơi cúng người chết vì tai nạn, người ta vẫn thắp nhang cho linh hồn người chết đừng kéo thêm những chiếc xe xuống vực. Hùng ngồi co người vào vách xe, chiếc xe đò lao xuống, vượt qua chiếc cầu, vòng sang bên phải, gần như mũi xe chạy song song với đoạn đường trước khi xuống dốc.. Trời đã mát, ở vách núi bên kia bờ vực những cây rừng cao, to đã mờ trong sương nhẹ của núi bốc lên. Sắp đến Đà Lạt, khí hậu bắt đầu khác hẳn, những cây thông với những cành lá như những cây kim thành chùm, thân thẳng tắp, chúng sống ở triền núi vươn mình lên cao xanh thẳm.
Hùng bước vào một ngôi nhà nằm ở đường Phan Đình Phùng, hỏi:
- Thưa cô, con có thể vào nhà được không?
Người phụ nữ tuổi ngoài sáu mươi, nét phúc hậu quay lại mừng rỡ:
- Hùng, con mới lên hả? Vô nhà đi con.
Hùng nói lớn:
- Thưa cô, con lên kiếm chuyện làm ăn.
- Vậy hả?
- Cô, anh Gia còn ở đây không?
- Còn, nhà nó ở kế đây.
Nói rồi cô nhìn Hùng:
- Hùng, con ăn cơm chưa?
- Dạ, chưa.
- Con coi, cơm vừa nấu, con xuống bếp dọn ăn đi.
- Dạ, để chút nữa. Con có việc muốn thưa với cô.
- Gì vậy con, má con có mạnh không?
- Dạ mạnh. Con bị sa thải khỏi quân đội chắc cô đã biết?
- Ơ, biết.
- Bây giờ họ muốn bắt con, cho nên con phải lên đây để lánh.
- Chuyện đó, cô đã biết, con cứ ở đây với cô, nhưng phải cẩn thận, con đừng đi đốt than nữa cực lắm.
- Con chỉ lánh thời gian ngắn, ... con xin biết ơn cô.
- Ơn nghĩa gì con, con làm việc nghĩa cô mừng.
Cô và Hùng chẳng ai nói, nhưng dường như cô hiểu việc "nghĩa" nó quan trọng và đầy nguy hiểm, đến nỗi đầu năm Hùng phải đi lánh nạn rồi đi đốt than, lúc đó cô biết Hùng làm việc cực lắm, đốt than, vác cây, chẻ củi đem ra đường cái để bán, người ốm nhom, đen thui...Cô Thông nhìn Hùng ánh mắt chứa chan:
- Con à, ở với cô, không phải lo gì hết, đi chơi ít thôi.
- Dạ, khi nào con đi chơi, con nói với cô.
- Ờ, thôi đi ăn cơm đi con.
*
Chiếc UH-1 hạ dần độ cao rồi hạ cánh xuống bãi cỏ, trước đầu có số II thật to, chiếc trực thăng dành riêng cho tư lệnh vùng II, chỉ khi nào có viên tư lệnh ngồi, chiếc UH-1 mới được cất cánh. Như vậy, đây là chiếc rất tốt về mặt kĩ thuật, bởi nó được bảo dưỡng định kì thường xuyên và việc kiểm tra nó phải đạt chất lượng cao nhất vùng II. Lòng mừng rộn rã, thời cơ đã đến. Hùng vội vã phóng xe, phía sau là một cô gái đẹp, nàng hỏi:
- Sao lại phóng nhanh vậy anh?
- Chạy nhanh đến hồ, coi có ai quen trên chiếc trực thăng kia không?
- Chi vậy?
- Để anh đi nhờ về Nha Trang.
- Bộ, anh...
Nàng tên là Thơm, Chín Thơm, tóc rễ tre, đen nhánh, cặp chân mày vòng cung rậm được tỉa công phu, cơ thể gọn gàng, xinh xắn, nàng là con gái một chủ tiệm cơm nổi tiếng ở Đà Lạt. Tiệm cơm ở bên chợ, ban ngày bán cơm cho du khách, đêm về, sau bảy giờ tối có thêm sữa đậu nành nóng ... Hùng như một khách du lịch, áo pa-đờ-xuy khoác ngoài, đi bộ quanh hồ nơi có bãi cỏ đất cứng. Những chiếc trực thăng đi làm nhiệm vụ ở phía tây trước khi về Nha Trang gần như lâu lâu những nhân vật quan trọng đi trên những chiếc UH-1, có một chiếc hạ cánh ở hồ Xuân Hương để ... đi chợ. Từ hôm lên Đà Lạt, ngày nào cũng vậy, sau chín giờ, Hùng đi dạo quanh hồ, anh thường đến chơi và ăn cơm trưa ở đây, tối mới về nhà cô Thông ăn bữa cơm tối. Có hôm anh ở lại tiệm cô Thơm uống sữa đậu nành nóng ... Trời Đà Lạt về đêm khá lạnh, li sữa đậu nành nóng uống vào sảng khoái, một thứ giải khát rất hợp với thời tiết ở đây. Hùng làm quen với cô gái trong một bữa có đông khách, những người phục vụ mang cơm cho mọi người,. Còn anh thì họ quên. Hùng ngồi chờ, kiên nhẫn, thi thoảng uống một hớp nước trà dành cho những người ăn cơm. Cô gái đi chơi về, nhìn thấy, nàng gật đầu chào, đi vào cất chiếc túi xách. Người ăn cơm đi, tốp khác lại đến, nàng vẫn thấy Hùng ngồi đó, bèn đến gần:
- Anh ăn cơm chưa?
- Chưa.
- Anh ăn gì?
- Tôi kêu rồi, chờ lâu lắm không thấy ai mang, chắc là nhà hàng bận lắm, tôi đợi được, không sao.
- Trời, anh thật là ...
Nàng không nói hết câu, vội vã dọn cơm, nàng ngồi nói chuyện với Hùng ... Những ngày sau, Chín Thơm đều ăn cơm trưa với anh. Cô gái coi Hùng là một anh chàng quá đỗi hiền lành, dễ thương. Còn Hùng, việc làm quen rồi đi chơi với cô gái thuận lợi cho công việc của anh ...
Chiếc cánh quạt chậm dần rồi ngừng hẳn, Hùng vội vã, Chín Thơm nhắc lại:
- Bộ anh về thật hả?
- Đâu có, anh chỉ ra xem có ai quen thôi.
- Sao hồi nãy anh nói "đi nhờ về Nha Trang"?
- Vậy hả? Chắc là anh nói lộn. Anh còn ở đây lâu lắm. Mà, Thơm em coi xe anh chạy ào vào rồi ra ngay.
Hùng thọc hai tay vào túi áo, bước khoan thai, đảo mắt quan sát, xung quanh chiếc trực thăng không có ai, tất cả bọn sĩ quan đi trên chiếc UH-1 đều vào nhà hàng rồi lên xe đi ra chợ. Hùng bước dọc theo bờ hồ, cách một quãng khá xa như người đi dạo. Bất ngờ anh tiến sát chiếc trực thăng, nhảy lên buồng lái kiểm tra đồng hồ nhiên liệu, nó chỉ còn đủ bay về đến Nha Trang, tiếc ngẩn ngơ, Hùng nhanh chóng rời chiếc trực thăng ... Chín Thơm thấy Hùng trở ra hỏi dồn:
- Có gặp ai không anh?
- Có.
- Người quen?
- Chẳng ai quen, về đi em.
- Dạ.
Hùng lái chiếc Vespa, Chín Thơm ở phía sau, họ đi một vòng quanh hồ, buổi trưa, mặt trời chiếu xuống cao nguyên làm cho không khí ấm hơn. Chín Thơm đâu có biết trong lòng người con trai ở phía trước đang nung nấu thực hiện một nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm, chỉ có thắng, không được để thua.
*
Sáng sớm ngày 7 tháng 11 năm 1973, trời Đà Lạt đầy mây, những đám mây thấp là đà ở sườn núi, trời mưa, đường phố vắng ngắt, thi thoảng có những chiếc xe chạy vội vã. Hùng khoác áo mưa, bên trong mặc bộ quần liền áo gọn gàng ngồi trên chiếc Hon-đa của dì Thông cho mượn. Anh đi vội vã, cố tìm vài địa điểm để thay đổi chỗ ở, Hùng nhớ hôm tiễn, Năm Hà dặn "cố gắng phục hai tháng, lấy cho bằng được máy bay ". Anh lo ở lâu một chỗ, sợ lộ ...
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #53 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:19:22 pm »

Nhìn trời, vẫn một màu đen, chưa có triệu chứng gì trời tốt được. Vùng cao nguyên, núi cao, mây thấp, không phù hợp cho loại máy bay chỉ bay bằng mắt thường. Nghĩa là, không thể có chiếc UH-1 hạ cánh nổi trong trường hợp thời tiết rất xấu hôm nay.
10 giờ, trời sáng dần, linh tính như báo có một cái gì đó sẽ xuất hiện trong ngày. Hùng vội vã trở về nhà cô Thông trả xe, nhưng anh không thể nào tưởng tượng nổi bầu trời lại nhanh chóng vỡ ra, mây cao hơn, các mỏm núi xung quanh thành phố đã nhìn thấy rất rõ ... ngay lúc đó, Hùng nghe tiếng động cơ trực thăng. Mừng quá, anh vội vã chạy vụt qua đường. Cô Thông thấy lạ gọi:
- Hùng, có việc gì?
Hùng hấp tấp:
- Thưa cô, con đi.
- Đi đâu?
Hùng chỉ lên trời nói nhỏ:
- Con đi lấy chiếc máy bay, cô đừng nói với ai.
- Máy bay nào?
- Máy bay của Mĩ.
Dường như cô Thông hiểu đôi phần công việc, làm cho Hùng có hành động vội vàng, cô nắm tay Hùng:
- Con cần bình tĩnh, cẩn thận, nghe con.
- Dạ, thưa cô, con đi.
- Ờ, đi... đi, con.
Chiếc xe ôm chở Hùng xuống chợ Đà Lạt, anh ung dung như người đi dạo xọc hai tay vào túi chiếc áo khoác, trên đầu chiếc mũ nỉ màu xanh đậm, Hùng đi bộ đến gần nơi chiếc trực thăng đang đậu. Một cậu bé tò mò đứng ngắm chiếc UH-1 từ trên đường. Ở phía trong, nhà hàng Thủy Tạ giờ này khá đông người, Hùng quan sát, chẳng thấy bọn phi công ngụy. Hùng giả đò chất vấn:
- Nè, em bé, em nhìn cái gì vậy?
- Cháu nhìn chiếc máy bay. Chú ơi, làm sao nó bay được?
Hùng muốn quan sát bên trong, bèn nói:
- Nó bay được là nhờ hai chiếc chong chóng, chiếc trên lưng kéo lên và đẩy đi, chiếc sau lưng giữ hướng không cho nó xoay tròn.
Cậu bé thích quá muốn lại gần hơn. Hùng can, anh sợ lộ, nếu bọn phi công ở trong nhà hàng chợt nhìn thấy có người đến gần máy bay, bọn chúng ào ra, vừa hỏng kế hoạch, vừa nguy hiểm.
- Cháu bé, không được lại gần, mấy ông trong đó bắn chết.
Hùng chỉ về phía nhà hàng. Không ngờ cậu bé cười rổn rảng:
- Các ông ấy tới ba người, một người đi trước, lâu rồi. Vừa rồi hai người lên xe ra hướng chợ, họ vừa đi xong, em mới ra đây ...
Đang nói dở dang, cậu bé giật mình vì cách ăn mặc của Hùng. Đôi mắt tròn xoe hỏi:
- Chú là phi công hả?
- Không, chú chỉ là lính bảo vệ thôi.
- Bảo vệ là, ...
- Lính canh gác ấy mà.
- Dạ, cháu hiểu rồi, chú gác máy bay.
- Ừ.
Dù sao cũng không nên để chú bé nghi ngờ, biết đâu, ... Hùng nhìn chú bé, đôi mắt đã sáng hơn, có lẽ chú đã tin. Ánh mắt láu liêng, vẻ tò mò hiện lên rất rõ:
- Chú, cho cháu xem máy bay với.
Hùng ngăn lại:
- Để chút nữa, chú cho xem.
- Chừng nào?
- Chú ra máy bay coi có chuyện gì không, khi nào chú vẫy, chạy vô.
- Dạ, ...
- Cháu tên gì?
- Dạ, tên Sơn.
- Nhà Sơn ở đâu?
- Ở kia kìa.
Bé Sơn chỉ một ngôi nhà ở trên ngọn đồi, nhỏ xíu. Hùng chỉ nhìn thoáng qua, bây giờ toàn bộ tinh lực anh tập trung vào chiếc UH-1 và bọn phi công, bé Sơn ngoan ngoãn ngồi ở chỗ cũ, cạnh mép nước bên hồ mang tên Xuân Hương có nghĩa là hương thơm mùa xuân. Một cái tên Pháp Le parfum de printemp do một người Pháp đặt. Đó là một hồ nước đẹp nằm giữa thành phố du lịch.
Phía bên trong không có gì khả nghi. Hùng rảo bước ung dung, quan sát lần nữa, rồi quyết định tiến đến chiếc máy bay. Anh nhón chân lên bậc thang, nhìn vào khung cửa sổ để kiểm tra đồng hồ báo nhiên liệu. Chiếc đồng hồ ở bảng đồng hồ trước mặt ghế ngồi của phi công, bên góc dưới. Hùng nhìn chiếc kim màu vàng nằm yên ở con số 950. Như vậy lượng dầu còn tới 950 pounds (Pao - cân bảng Anh bằng 0,454 kilôgam ). Hùng nhẩm tính, một giờ UH-1 bay tốn nhiên liệu khoảng 550-600 pounds. Thời gian bay từ Đà Lạt về Bến Cát mất một giờ hai mươi phút. Với số dầu còn lại trên máy bay có thể đủ về căn cứ. Hùng quyết định lấy chiếc trực thăng này.
Hồ Duy Hùng quan sát hướng nhà hàng Thủy Tạ. Trong nhà hàng khách khá đông, người đi lại nhộn nhịp. Bên phải có bóng vài người, hình như là phụ nữ, có lẽ họ đang nhìn Hùng. Không để lỡ cơ hội, anh vòng qua phía bên kia. Chiếc trực thăng đậu song song với mặt hồ, mũi hướng về phía tây. Ở bên này, từ nhà hàng không thể thấy hành động của Hùng, còn bọn phi công? Hùng biết rất rõ, đã đi vào chợ không thể nào trở lại ngay được. Dù cho trở lại cũng phải vào nhà hàng, từ nhà hàng mới có thể ra máy bay. Ở phía hồ nước vừa kín đáo, vừa có thể quan sát dễ dàng. Hùng thấy, cần phải kiểm tra điện. Anh mở cửa, nơi vị trí ngồi của lái chính, nhảy lên buồng lái, mở công tắc kiểm tra bình ắc-qui trên máy bay.
Công tắc vừa mở, anh giật mình, đồng hồ điện chỉ ngay vạch 23 volt, vậy là,... Hùng hết sức lo lắng, mức điện thế này, trong hàng không gọi là dòng điện yếu, nếu mở máy, cánh quạt không quay nổi, như vậy có nghĩa là ... máy sẽ nổ nửa chừng, cánh quay chỉ xoay nhẹ rồi dừng. Không được liều lĩnh, lời dặn của cô Thông mới đây "... bình tĩnh, cẩn thận, nghe con" còn văng vẳng. Hùng nắm thật mạnh công tắc, anh vặn tắt rồi bật lại thật mạnh, chiếc kim đen vọt lên 27 volt, cố định. Như vậy, dòng điện đã đủ, nghĩa là điện thế đủ mạnh để có thể mở máy (UH-1 được phép mở máy khi hiệu điện thế 24- 28 volt).
Mừng quá, Hùng lập tức leo xuống quan sát xung quanh, không có gì đặc biệt, chỉ có bé Sơn đang chăm chú nhìn chiếc trực thăng, cậu bé thật là ngoan ... Anh men theo thân máy bay ra phía sau đuôi, tháo dây buộc cánh quạt. Hùng nghĩ rất nhanh, dù ham chơi, động tác của một phi công trực thăng bọn này vẫn nhớ ... nếu không buộc cánh quạt, gió mạnh có thể làm hư toàn bộ trục máy bay (dây buộc cánh quạt chính vào đuôi máy bay, phòng khi gió mạnh, cánh quay không đập làm hỏng trục chính. Khi buộc cánh quạt chính, cánh quạt đuôi cũng không quay được) ... Bé Sơn thấy Hùng tháo dây cột, tưởng anh vẫy tay kêu chú bé có thể lại gần để xem, bé Sơn vội vã chạy lại:
- Chú, ... cho cháu xem với.
- Chờ một chút, chú đang coi lại, đừng lại gần.
- Chú nhớ nghen, ...
- Ừ, ngoan, chú yêu.
Bé Sơn lui lại ngồi ở chỗ cũ. Hùng quan sát thật kĩ, hành động thật nhanh, tháo dây cột cánh quạt, quyết định...
Bây giờ mọi hành động thành công hay thất bại tùy thuộc vào động tác mở máy và cất cánh. Hùng biết, chần chừ sẽ dẫn đến hậu quả không thể lường hết được và có thể nguy hiểm đến tính mạng, còn bỏ qua thứ tự các động tác có thể dẫn đến mở máy không thành công, điều đó cũng có nghĩa là không bao giờ lấy được chiếc máy bay nào nữa.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #54 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:19:43 pm »

Ngồi vào ghế lái chính, hai chân đặt vào bàn đạp, Hùng nhìn phía nhà hàng Thủy Tạ và đảo mắt quan sát xung quanh. Công tắc điện đã nối, đồng hồ đo điện thế chiếc kim đen vẫn nằm cố định ngay số 27, anh bật nút mở máy khẩn cấp, nhanh chóng tăng ga. Hùng đã quen với trạng thái mở máy bình thường, bàn tay vừa nhích ga, cánh quạt đã rùng mình chuyển động. Anh tập trung sự chú ý vào đồng hồ đo nhiệt độ, kim chỉ nhiệt độ động cơ tăng dần cánh quạt đã quay nhanh, tay ga tiếp tục xoay đến mức cao nhất cánh quạt quay tít, chiếc UH-1 lắc lư. Hùng liếc nhìn đồng hồ giờ trên máy bay, đã ba mươi giây, nhiệt độ ở mức cho phép, cánh quạt sắp đủ vòng cho chuyển động cất cánh. Đảo mắt thật nhanh, trong lòng vô cùng sốt ruột nhưng không thể bỏ qua bất kì giai đoạn nào. Anh nhớ rất rõ, đã có lần một phi công của phi đoàn 215 vừa bật công tắc điện, tay ga đã ở mức tối đa, cánh quạt khật khừ, chỉ chuyển động mà không quay được, cả phi đoàn hết sức ngạc nhiên chỉ đến khi kĩ sư chính kiểm tra mới phát hiện còn thiếu bật một công tắc. Hùng hiểu, không thể nào đốt giai đoạn, nếu mở máy bình thường trên loại máy bay này, kể từ khi xe điện khởi động, phải sau hai phút các thông số kĩ thuật về tốc độ vòng quay mới đủ để cánh quạt nâng chiếc UH-1 lên trời, ... còn mở máy khẩn cấp, lượng dầu vào nhiều, nhiệt độ có thể vượt qua mức giới hạn làm cháy động cơ. Hùng hết sức chú ý đồng hồ nhiệt độ ... nó vẫn ở mức cho phép, vòng quay đã đủ.
Kim giây chiếc đồng hồ giờ đã chỉ 39 rồi 40 giây. Hùng tăng ga tối đa, tay trái kéo cần, chiếc trực thăng rùng mình nhấc lên khỏi mặt đất. Giật mình, do khẩn trương anh quên đeo dây an toàn, chưa đội mũ bay. Nhưng, không còn kịp, Hùng quay chiếc UH-1 nửa vòng tròn hướng ra bãi trống... cửa sổ xoay theo chiếc máy bay, Hùng nhận ra bé Sơn che mắt nhìn lên. Anh gật đầu chào chú bé, quyết định đẩy mũi máy bay xuống thấp, lợi dụng mặt hồ, tăng tốc độ để đủ lực nâng, kéo máy bay lên cao hướng mũi chiếc UH-1 về căn cứ ...
Cánh quay chém rất mạnh vào khoảng không, động cơ nổ giòn, chiếc UH-1 bay trên mặt hồ, lướt qua chợ Đà Lạt, Hùng kịp nhìn, nhiều người ùa ra, ngước mắt lên chiếc trực thăng vừa vút qua. Anh biết chắc chắn, trong số đó có ba tên sĩ quan không quân vừa hạ xuống hồ Xuân Hương trên chiếc trực thăng này ...
Thời tiết vùng Đà Lạt rất xấu, lại không bay quá lâu, động tác bị quên khá nhiều. Chiếc UH-1 đã chui vào mây nhưng dường như các đồng hồ chỉ trạng thái trên máy bay không hoạt động. Hùng liếc nhìn đồng hồ chân trời, quả cầu nằm bên trong bị kẹt cứng trong tư thế chéo, Hùng kiểm tra, hai chân thăng bằng, cần kéo ga bên tay trái đang ở vị trí hướng lên trên, máy bay đang bay lên, lẽ ra đồng hồ phải chỉ trái cầu âm, để báo hiệu cho anh biết máy bay đang lên, nó không có vẻ gì đang làm việc. Anh liếc nhìn đồng hồ độ cao, nó không hoạt động một cách kì lạ.
Bây giờ Hùng chỉ còn tin vào trạng thái của cơ bắp, chiếc UH-1 bay hoàn toàn trong mây, xung quanh một màu trắng đục, cảm giác lơ lửng như người say. Anh liếc nhìn bảng đồng hồ và các công tắc, Hùng bỗng phát hiện một số đang ở vị trí OFF. " Trời, chưa mở công tắc hệ thống điện xoay chiều, hèn gì ..." Công tắc vừa chuyển qua vị trí ON, bảng đồng hồ như thức dậy, cảm giác cô đơn không còn nữa. Hùng hết sức sung sướng, anh liếc nhìn đồng hồ chân trời lung linh chuyển động, đồng hồ độ cao chiếc kim đen có rãnh ở giữa sơn vàng chỉ con số 6.000. Như vậy độ cao đang bay đã trên 6.000 bộ ( mỗi bộ 33 xăng-ti-mét ), chiếc UH-1 đã bay trên tất cả các ngọn núi vùng Đà Lạt...
Mũi chiếc UH-1 bay theo hướng đã chuẩn bị trước. Vừa rồi loáng thoáng nhìn thấy mặt đất, hình như phi trường Liên Khương. Hùng kiểm tra, đối chiếu. Vậy là anh đã bay được mười lăm phút, mới bay được mười lăm kilô mét, đồng hồ báo nhiên liệu đã tiêu hao hết 150 pounds. Hùng giật mình, nhưng anh hiểu ra, do máy bay bay lên, tốc độ không thể đạt được theo lí thuyết. Như vậy, rất có thể thiếu xăng, phải bay tiết kiệm. Ra khỏi Liên Khương, nhiều khu vực mây vỡ ra nhìn thấy mặt đất, Hùng ấn mũi máy bay chui xuống dưới mây, tốc độ tăng lên rất nhanh. Một cảm giác lạ lẫm, dù chưa có một sai lầm nào. Tay, chân dường như cử động thiếu nhịp nhàng, đôi lúc chiếc UH-1 như bị giật cục mỗi khi có lực tác động của cánh tay vào hệ thống điều khiển. "Phải hết sức thận trọng", ý nghĩ ấy vừa đến, Hùng nhận ra những cảm giác sai xuất hiện, đã bỏ bay trên ba năm, không thể coi thường. "Phải tĩnh trí, đầu óc phải tập trung, chỉ có như vậy mới khắc phục những cảm giác sai vừa xuất hiện."Anh biết rất rõ, ở trên không, cảm giác sai đồng nghĩa với trạng thái máy bay ngược lại với nhận thức. Ở trong trạng thái đó, đang bay bằng tự nhiên phi công cho rằng máy bay của mình đang bay lên, anh ta vội ấn xuống. Máy bay cắm xuống, người lái máy bay cho là đang bay bằng hệ thống thần kinh thật là dễ chịu. Khi đó, phi công hoàn toàn nghi ngờ hệ thống đồng hồ, cho đến khi đâm máy bay xuống đất, tan xác, ... "Cần phải chú ý kiểm tra hệ thống đồng hồ trên máy bay", "cần phải tin tưởng hệ thống chỉ trạng thái máy bay..."Hùng giật mình, anh đang ngồi chênh vênh, chưa kịp đeo dây an toàn, chưa kịp đội mũ bay. Do cất cánh vội vã, tình huống thật khẩn trương ...Bây giờ, chỉ cần một chút chạm chao của đối lưu không khí, bị hất ra khỏi máy bay, mạng sống khó giữ, huống hồ, anh bay một mình, không có chỉ huy, không ai giúp đỡ ...
Chiếc UH-1 lướt trên cánh đồng Bảo Lộc, những đồi chè xanh rì, thẳng tắp trải dài, hướng mũi máy bay sang phải, Hùng bay về hướng Bến Cát ... chiếc trực thăng bay rất thấp, càng xuôi về phía Nam, đồi núi thấp dần, những rừng cao su bạt ngàn xuất hiện, Hùng liếc nhìn, đồng hồ giờ cho biết đã bay được một giờ mười lăm phút. Như vậy, ở đây là vùng giải phóng. Cánh quạt vẫn quay đều, anh cho máy bay nghiêng qua bên trái, xuất hiện những con đường đất đỏ, ... bỗng đèn báo hiệu sắp hết xăng bật sáng. Hùng tiếp tục lượn vòng, phía trước có một bãi trống, anh hạ cánh ...
*
Chiếc võng chéo ở bên kia, Hai San liên tục rít những hơi dài, khói thuốc nhả ra từ miệng lan tỏa, mùi khói thuốc tràn qua làm cho không khí đêm nay ở cuối dãy Trường Sơn ấm áp lạ thường. Hùng dừng nói, với tay lấy chiếc bi-đông nước cho lên miệng. Làn nước ngọt lịm tràn vào cổ họng, anh nhấm nháp thưởng thức loại nước lấy từ nước suối trong suốt, uống tới đâu, biết tới đó. Không thấy Hùng nói tiếp, Hai San nhắc:
- Kể tiếp đi Hùng, nghe nói, ...
- Dạ, thật là may, chiếc UH-1 hạ cánh đúng vào khu vực đại đội vận tải đoàn hậu cần 235 thuộc B2 ...
Đại đội vận tải phấn chấn vì trong số khí tài của đại đội, nay có thêm chiếc máy bay. Anh em dù được dặn và lần lượt cử người canh gác cẩn mật vẫn đầy vẻ tò mò. Họ đến gần ngắm chiếc trực thăng, trầm trồ. Hồ Duy Hùng được chăm sóc rất đặc biệt, các chiến sĩ thán phục anh, họ nhìn người phi công bằng cặp mắt ngưỡng mộ, thần tượng. Chiếc UH-1 được thay lá ngụy trang hàng ngày, lúc nào nó cũng được che đậy kĩ lưỡng.
Một hôm anh Tư Chu, tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự T4 gọi, hỏi:
- Nè, Hùng, máy bay tốt chứ?
- Dạ, tôi và anh Sáu Lễ đã kiểm tra tình trạng kĩ thuật, rất tốt, chỉ cần ắc-qui mạnh là được.
Tư Chu rất hài lòng, việc lấy được chiếc trực thăng là một cống hiến rất lớn, ông khen ngợi:
- Hùng rất giỏi đã đề nghị lên trên thưởng huân chương chiến công cho Hùng.
- Cảm ơn anh Tư.
Tư Chu đăm chiêu, bất ngờ hỏi:
- Ắc-qui trên máy bay và ắc-qui xe hơi có giống nhau?
- Khác, nhưng xài chung được, miễn là đủ cường độ dòng điện.
- Còn xăng?
- UH-1 có thể sử dụng dầu lửa bình thường trong một thời gian, hậu cần T4 có thể cung cấp được.
- Trời, dễ vậy à?
Tư Chu nghĩ rằng, xăng máy bay là loại rất đặc biệt, chỉ có những nơi đặc biệt cung cấp. Hóa ra, nhiều khi sự việc đơn giản hơn những điều ta tưởng tượng. Tư Chu tiếp tục hỏi:
- Hùng, dùng máy bay trực thăng ném bom được không?
Bị hỏi bất ngờ, từ khi được anh Năm Nghị (đồng chí Phạm Chánh Trực) cán bộ Thành đoàn giao nhiệm vụ vào không quân ngụy và đi học ở Mĩ. Hùng chỉ biết UH-1 sử dụng súng đại liên sáu nòng và rốc-két. Anh chưa nghe nói mang bom bao giờ ... Thấy Hùng lưỡng lự, Tư Chu nói ý định của mình:
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #55 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:20:24 pm »

- Theo tin ta nắm được. Vào lúc chín giờ sáng ngày mồng 1 tháng 1 năm 1974. Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống ngụy quyền Sài Gòn sẽ tổ chức lễ đón mừng năm mới tại dinh Độc lập, ta sẽ ném bom vào lúc đó. Vấn đề là ném bom như thế nào?
Hùng phấn chấn, được mang bom trút vào sào huyệt của ngụy quyền, dù hi sinh cũng hả dạ:
- Thưa anh Tư, ném được. Có hai cách, treo bom dưới bụng, bấm nút thả. Làm việc này chỉ cần một thợ điện giỏi.
Tư Chu hỏi:
- Được, còn cách thứ hai.
- Cách thứ hai, làm rãnh, lăn bom bằng tay, đẩy ra khỏi máy bay.
Tư Chu hỏi tiếp:
- Làm cách nào để ném trúng mục tiêu?
Hùng quả quyết:
- Tôi sẽ bay thẳng đến nơi, dừng máy bay theo lối treo trên không, để bom rời máy bay ngay trên nóc dinh Độc lập hoặc ở tại buổi lễ.
Tư Chu băn khoăn:
- Như vậy có nguy hiểm không?
- Rất nguy hiểm vì sức ép của bom, mảnh bom có thể làm cho máy bay rơi, nhưng tôi sẽ thoát thật nhanh, anh đừng lo.
Thật ra, Hùng biết rất rõ, vùng bom nổ rất rộng, bán kính sát thương gấp hai lần độ cao bay. Đối với máy bay chiến đấu người ta tính rất kĩ. Còn chiếc UH-1, để ném bom trúng đích phải dừng máy bay ngay trên mục tiêu. Độ cao ném bom để bom nổ ít nhất phải trên một trăm mét. Như vậy, vùng sát thương phải trên hai trăm mét. Thời gian bom rơi gần mười giây, máy bay từ vận tốc bằng không, đạt được tốc độ lớn nhất 180 ki-lô-mét trên giờ, hai trăm mét phải bay gần hai mươi giây, rõ ràng khi bom nổ, chiếc trực thăng còn nằm trong vùng sát thương... Nhưng mang bom đánh đúng vào ngày Thiệu tổ chức tết Tây, chắc chắn có bọn Mĩ... như một chiến sĩ đặc công, có gì đâu phải suy nghĩ. Hùng quyết tâm:
- Anh Tư, anh ra lệnh đi, chỉ cần có bom, tôi sẽ ném trúng.
Tư Chu bóp chặt tay Hồ Duy Hùng:
- Đồng ý.
Tham mưu trưởng T4 hăng hái, anh biết, đánh vào dinh Độc Lập nhân ngày lễ, sẽ có ý nghĩa rất lớn. Một mặt Tư Chu cho làm bom, thiết kế giá treo bom, một mặt cho Sáu Lễ gấp rút lên bộ tham mưu B2 xin ý kiến chỉ đạo ... Nhiều ngày đêm, Hùng cùng với thợ cơ giới ô tô chọn cách có lợi và dễ sử dụng, tìm được cách có hiệu quả để lắp bom lên máy bay. Công việc xúc tiến rất khẩn trương, bom sắp đem về, công việc phối hợp kĩ thuật để gắn bom đã hoàn thành thì Sáu Lễ về, mang theo mệnh lệnh " đưa chiếc UH-1 ra Bắc gấp" ...
Mấy hôm sau, chiếc UH-1 được Nguyễn Tường Long và Hồ Duy Hùng tháo ra, đưa lên ba chiếc xe tải lớn. Ngày 26 tháng 3 năm 1974 Sáu Đức, cán bộ đại diện Bộ chỉ huy Miền đến dặn dò "Bộ chỉ huy Miền rất tự hào về chiến công của Hồ Duy Hùng lấy được chiếc trực thăng về cho cách mạng. Theo lệnh của Bộ, chúng ta phải đưa máy bay ra miền Bắc để huấn luyện cho phi công ta, chuẩn bị cho lâu dài ..."
Đoàn xe chuẩn bị lên đường. Trời nắng, nóng, bên bờ suối, bữa cơm liên hoan tiễn đưa có thêm đĩa rau càng cua trộn dấm, thịt hộp kho. 15 giờ, Sáu Đức đến bên Tường Long và Hồ Duy Hùng:
- Anh Long và Hùng theo xe, bằng bất cứ gía nào cũng phải đưa cho được chiếc trực thăng ra Bắc nguyên vẹn và bay được
11
Những sự kiện dồn dập làm cho Ngọc Phan vô cùng lo lắng. Bạch Yến gần hai tuần nay không thấy vào thăm. Kể từ hôm đó, ... chẳng lẽ mọi người đều xa lánh hắn. Thiếu tá Thu, trung sĩ nhất Trần Xuân Mẫn, những người mang ơn hắn cũng không xuất hiện. Bà vú vài ngày một lần vào lấy quần áo rồi về ngay, vội vã ...
 Tờ lịch trên tường chỉ con số 6, con số của ngày hôm qua hắn cố tình không gỡ. Tháng nào cũng vậy, hắn để cho con số 7 qua đi, lúc đó hắn lấy ngón tay cái cào mép tờ lịch xé luôn hai tờ, con số 8 hiện ra, có khi lỡ tay đến tờ số 9 cũng được. Hắn căm thù con số 7, hắn cho rằng cuộc đời hắn mất sạch cũng chỉ vì con số đó.
Hôm đó, ngày 7 tháng 11 năm 1973, Ngọc Phan nhớ rất rõ. Tại Phú Bổn, chiếc UH-1 vừa hạ cánh, đại tá Quang, tham mưu phó hành quân của tiểu khu đón hắn ở sân vận động, kéo vào góc sân nói như khóc:
- Phan, chắc là tao bỏ xác ở đây, nhờ mày một việc ...
- Sao đại tá bi quan như vậy? Hình như, ...
- Phải, tao vừa lên đại tá, nhưng một bông mai so với tính mạng của tao thì nó chẳng có ý nghĩa gì.
Đại tá Quang và Phan cùng học thời mới nhập ngũ, cùng quê, Quang lên cấp đại tá sớm một năm vì có công giữ tiền đồn không bị thất thủ mà còn tái chiếm được nhiều vùng ở xung quanh sau hiệp định Pa-ri. Quang được tổng thống đích thân khích lệ, đài Sài Gòn liên tục nhắc đến trong sáu buổi phát thanh. Hắn là người hùng của quân lực, sao bỗng dưng ... Phan thắc mắc:
- Đại tá có chuyện gì không vui?
- Vui sao được, tình hình rất gay go.
- Xin đại tá cứ nói.
- Phan, tôi với anh là bạn, anh may mắn hơn tôi ...
- Không hẳn như vậy đâu, tôi ...
- Anh là phi công, bay ở trên trời, còn tôi ...
- Vậy mà anh lên đại tá trước thời hạn, biết đâu chỉ năm nữa với chiến tích, anh được thay bông mai bằng ngôi sao vàng.
- Anh mà còn đùa được. Tôi lo mà còn sợ nữa.
- Anh sợ gì?
- Việt Cộng.
- Họ vẫn vậy, có gì đâu mà sợ. Vấn đề là, ...
- Đúng như vậy, vấn đề là hai bên đều có súng. Nhưng, người cầm súng, hơn thế, người chỉ huy, người lãnh đạo quốc gia mới là...
- Thưa đại tá, theo ngài thì.
- Anh biết đấy, tôi là người chỉ huy, tôi biết rõ thế và lực ở đây, mới hôm qua, viên đại tá chỉ huy phó tiểu khu bị pháo kích chết. Tình hình ở vùng II hết sức căng thẳng, người ta tuyên truyền đủ thứ, đài Sài Gòn còn lên giọng ... nhưng tôi biết rất rõ.
- Có phải ý đại tá là ...
Đại tá Quang chen ngang không cho Phan nói:
- Mới hôm qua, bên kia con lộ anh vừa bay qua để hạ cánh xuống đây, còn là vùng an toàn của quân lực Việt Nam cộng hòa. Hôm nay nó đang là vùng tranh chấp. Việt Cộng mỗi ngày một lấn sâu thêm. Tôi đã quá mệt mỏi.
- Tôi hiểu, những lúc tình hình đòi hỏi, người lãnh đạo quốc gia cần phải, ...
- Đúng, đúng hoàn toàn, những người lãnh đạo quốc gia của chúng ta là những kẻ bất tài, không biết xoay chuyển tình thế, họ chỉ lo tranh giành ... chỉ có những thằng lính như tôi và anh.
Phan ngồi phệt xuống đất bó gối nhìn trời, nhìn bạn, hỏi
- Anh định nhờ tôi cái gì vậy?
Đại tá Quang không quên, anh ta rút một gói trong túi áo có đề sẵn địa chỉ:
- Đây là sợi dây chuyền và chiếc nhẫn của tôi, anh mang về đưa giúp cho vợ tôi, nói rằng...
- Anh nói đi, tôi sẽ,...
- ...
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #56 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:20:51 pm »

Phan sờ vào túi áo, gói giấy còn nằm trong đó. Hắn chưa bao giờ rời nó, lời hứa với người bạn ... Hôm đó, sau khi kiểm tra phi đội biệt phái, trước khi về đại tá còn nắm tay hắn nói rất nhiều. Phan biết đại tá đã hoang mang, một người hùng mà quay gót thì có Trời cũng không cứu vãn nổi. Nhưng rồi hắn tự an ủi, chẳng ai cưỡng lại nổi số phận, biết đâu có thể từ một cái rủi, lại có cái mầm của sự may mắn. Ngọc Phan vốn có cách an ủi để tự động viên mỉnh. Và chính cái cá tính kì quặc ấy, trên đường trở về khiến hắn bốc đồng, cho hạ cánh tại hồ Xuân Hương rồi hắn cùng thiếu tá Thu chọn quán Kì Nam, một cái quán cũng kì lạ không kém. Người ta đồn rằng cô chủ quán tuy có bộ ngực lép, nhưng bù lại tất cả đều phát triển, khiến cô trở thành hấp dẫn. Sự hấp dẫn không chỉ bởi cái sởi lởi dễ thương, mà còn ở ánh mắt và nụ cười đẹp mê hồn làm say đắm biết bao gã đàn ông. Cái đặc biệt ... chính vì lời đồn đại đó mà hắn và thiếu tá không bỏ lỡ cơ hội đến quán để thưởng thức loại nước trái cây đã uống rồi phải đến. Quả thật, dù đã gần trưa, quán Kì Nam rất đông khách. Hắn và thiếu tá Thu vừa nhấc li, chưa kịp đưa lên miệng, bên tai rộ lên tiếng động cơ nổ bên hồ, hình như tiếng nổ của trực thăng ..., đang nghĩ ngợi hắn thấy nhiều người ùa ra sân, hắn vội đặt li chạy bổ ra khoảng trống, chưa kịp xác định phương hướng, chiếc UH-1 đã vụt qua đầu. Hắn thét lên:
- Trời, chết tao rồi.
Phản ứng của bản năng, hắn rút khẩu P38 chĩa lên chiếc máy bay "pằng, pằng, pằng ..." hắn quên rằng P38 chỉ là khẩu súng tự vệ, cự li bắn chỉ vài chục mét. Mặc, hắn bóp cò liên tục cho đến hết băng đạn, mắt trợn trừng dậm chân:
- Trời, thằng nào, chết tao rồi.
Thiếu tá Thu quay lại:
- Thưa trung tá, có phải chiếc máy bay của ta? Hay là, ...
- Ờ, đi ngay.
Trung tá Phan và thiếu tá Thu lạch bạch chạy ra phía hồ, trong lòng nghĩ rằng "biết đâu đó là chiếc máy bay khác". Nhưng, con đường qua hồ hiện ra, mặt hồ ở trước mặt, nhà hàng Thủy Tạ ở kia, trên bãi, chiếc UH-1 của hắn chẳng còn. Chỉ có vài người đang đứng ở phía kia, gần chiếc trực thăng đậu khi nãy. Hắn đến gần một cậu bé hất hàm:
- Ê, mày thấy thằng nào lấy chiếc máy bay của tao?
Bé Sơn, tưởng là người của họ, bèn trả lời:
- Chú ấy là người của mấy ông mà.
Trung tá Phan hoảng loạn, hắn đã biết, lệnh cấm đậu trực thăng ở hồ Xuân Hương được phát từ Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia. Tất cả các cấp trong Quân lực đều được phổ biến. Tư lệnh vùng II, tư lệnh sư đoàn 2 không quân có bưu điệp đến tận đơn vị cơ sở, giọng run run:
- Thiếu tá, hay là bọn an ninh của tư lệnh sư đoàn 2 không quân?
- Không thể, bởi vì người đi lấy máy bay thuộc sư đoàn, họ đều biết chiếc máy bay này của trung tá. Họ không dám.
Phan thất sắc:
- Vậy là ai?
- Có thể của Bộ tư lệnh không quân
- Thế thì, chết mẹ rồi, tao chỉ sợ ...
- Trung tá sợ gì?
- Tao chỉ sợ Việt Cộng. Nhưng, nếu Bộ tư lệnh không quân cũng chết. Đằng nào cũng tiêu.
Trung tá Phan hoảng sợ, thiếu tá Thu thất thần. Họ đều biết hành động vi phạm kỉ luật quân sự, để mất vũ khí tội đã nặng. Để mất chiếc máy bay tội còn nặng hơn. Thiếu tá Thu đến gần cậu bé, hỏi:
- Nè, tên gì?
- Dạ, Sơn.
- Thằng cha ấy ra sao?
Bé Sơn nheo mắt, nhìn viên thiếu tá rồi nhìn ra hồ, chậm rãi:
- Ông ấy cao bằng ông, ốm, mặt tròn, mắt to, nói giọng miền Trung nhẹ, dễ thương. Ổng nói bay một lát rồi quay lại ...
- Họ có mấy người.
- Có một hà.
Dường như bé Sơn còn định nói gì đó. Thiếu tá Thu động viên:
- Còn gì nữa? em.
- Ông ấy xoay chiếc máy bay ở đây, chúi đầu máy bay xuống, cháu tưởng rớt xuống hồ, đến giữa hồ, cất lên cao rồi bay về hướng đó.
Bé Sơn chỉ hướng chợ Đà Lạt. Trong khi trung tá Phan tái mặt, hắn ngồi phệt xuống đất, đầu gục lên trên hai chiếc đầu gối, một thói quen khi bị xốc nặng, thiếu tá Thu hết nhìn hướng chợ Đà Lạt, lại nhìn xuống hồ... ước gì có một phép thần nào đó khiến chiếc UH-1 quay trở lại.
Thiếu tá Thu xăm xoi đứa bé, nhân chứng duy nhất có mặt tại đây, anh ta đâu biết ở phía nhà hàng còn có người nhìn thấy ...
- Thưa trung tá, ...
Phan và Thu giật mình, hắn quên mất một người nữa có mặt trên chiếc trực thăng hạ cánh xuống đây. Thu hỏi:
- Trung sĩ vừa đến.
- Dạ, thiếu ta, dường như ...
Thiếu tá Thu bực mình:
- Dường như gì nữa, mất rồi.
- Ai lấy, thưa thiếu tá?
- Biết được còn nói làm gì.
Trung sĩ Mẫn đến trước mặt trung tá Phan, nghiêm trang:
- Thưa trung tá, em chịu. Dù sao cũng tại em.
Phan uể oải:
- Thôi, ta sẽ chịu. Nếu ta không cho hạ cánh, nếu ta cử người gác máy bay, nếu ta chấp hành đúng bưu điệp... Thì đâu có chuyện, bây giờ ...
Thiếu tá Thu gợi ý:
- Thưa trung tá, chúng ta phải về căn cứ. Nếu như vậy, phải thuê xe đi ngay. Hay là, ...
Phan giật giọng:
- Có phải ý của thiếu tá ... chúng ta trốn luôn, phải không?
- Dạ, ...
- Không được, tôi còn vợ ở Nha Trang. Thiếu tá cũng vậy. Thà mình chết, đừng để họ liên lụy...
Thu hỏi Phan, cũng là câu hỏi cho cả phi hành đoàn:
- Phen này, mình trả lời sao với thượng cấp, với an ninh quân đội?
Thu vừa cất lên "thượng cấp", "an ninh" ... dường như cấp sĩ quan như Ngọc Phan rất nhạy cảm với những từ ngữ đó, nó đồng nghĩa với một quyền lực vô hình ai cũng phải sợ. Hắn hiểu, cuộc đời binh nghiệp của hắn, tương lai, tiền đồ của hắn coi như kết thúc... Ruột gan rối bời, tim như ngừng đập, mặt nóng bừng. Phan có cảm giác như bị rơi lơ lửng giữa không trung và ngột ngạt dưới địa ngục. Hắn biết rõ, trong quân lực, trong không quân, đây là lần đầu, một chiếc trực thăng bị mất giữa ban ngày, trên một lãnh địa được xem là an toàn nhất.Tại một nơi đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Như vậy, chỉ riêng về chính trị, là một cái tát thật đau đối với chế độ ... Tổng thống sẽ không tha thứ cho quân lực. Chắc chắn Bộ tổng tham mưu sẽ trừng phạt Bộ tư lệnh không quân và người bị tổng cộng sức nặng của sự trừng trị chính là hắn. Chỉ việc hạ cánh xuống đây, trái với lệnh cấm đã là một điều không thể tha thứ, bây giờ lại bị mất máy bay. Trời, chiếc máy bay gần một tấn, kềnh càng, vậy mà đã bốc hơi, "Ai mà gan động trời vậy?" "Ai?" "Ai?"...
*
Trên chiếc ta-xi, ra khỏi vùng rừng núi, bầu trời như rộng ra. Lẽ ra, bình thường là cảm giác dễ chịu. Nhưng, dường như Phan lo sợ, hắn muốn chiếc taxi chạy chậm lại để không khí tự do kéo dài thêm chừng nào hay chừng đó. Hắn và phi hành đoàn vô cùng bối rối. Hắn căm thù kẻ đã làm cho hắn lâm vào hoàn cảnh cực kì khó khăn và nguy hiểm. Hắn biết rõ, mất vũ khí hình phạt của quân luật có thể bị án tù chung thân. Mất vũ khí quan trọng có thể bị tử hình. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, tòa án binh có thể xử ngay mà không cần phải qua các trình tự thủ tục.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #57 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:21:22 pm »

"Thằng nào?" Thằng nào đã cướp chiếc máy bay. Hắn lục trong trí nhớ, ai căm ghét? Những đồng nghiệp, ai căm thù hắn? Có, có thể ba, bốn sĩ quan đồng cấp vốn ghét hắn ... bởi sự giàu có, chỉ riêng gia đình vợ, cha mẹ có xe hơi riêng, em vợ đi học có xe hơi đưa đón. Vợ hắn có chiếc Phi-át màu đỏ, là loại xe sang trọng nhất, trong số các sĩ quan trong sư đoàn lúc bấy giờ. Nhưng, ai? Thằng nào trả thù hắn? Thật sự hắn không nghĩ ra. Còn phía bên kia? " ... Không lẽ nó? nó đã ra khỏi quân lực, đã dừng bay trên ba năm, làm sao có thể bay trong điều kiện khí tượng phức tạp?"
Hắn tự khẳng định một cách chắc chắn rằng "nó" là phi công mới, chưa đến 200 giờ bay. Không, nó không thể nào bay được. Chỉ cần một tháng gián đoạn bay, đã phải học, đã phải bay kèm. Ba năm, làm sao "nó" dám cất cánh? Hắn là phi công, hắn biết rõ, hắn không thể nào tin được, một thiếu úy, dù được đào tạo lái UH-1 ở Hoa Kì, chỉ có một năm, dù bay giỏi UH-1 không có phương tiện bay trong mây, chắc chắn không thể nào bay được.
Vậy là, chỉ có, ... Trung tá Phan chỉ còn chọn đến tiểu khu Tuyến Đức (Đà Lạt) trình báo và bây giờ ...
*
Chiếc ta-xi dừng ở cổng căn cứ Phi Long. Phi hành đoàn chiếc UH-1 bước xuống xe trong bộ quần áo bay nhàu nát, dơ bẩn, vẻ mệt mỏi ... bước vào cổng. Lập tức tiểu đội quân cảnh do một thiếu úy dẫn đầu, chờ sẵn, viên sĩ quan bước tới giơ tay chào. Trung tá Phan chưa kịp đáp lễ, đã có hai cảnh binh áp sát, thiếu úy đọc lệnh bắt giam ba quân nhân:
- Thưa trung tá, ngài đã mất tự do. Mời trung tá, thiếu tá, trung sĩ nhất về phòng 2.
- Được, tôi chấp hành.
Phan biết rõ, hành vi khôn ngoan là chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Hắn chấp nhận không trốn, trở về, là chấp nhận sự trừng phạt. Vì vợ con và gia đình, hắn không muốn họ phải chịu liên lụy, có thể dẫn đến nguy hiểm. Viên thiếu úy xẵng giọng:
- Mời trung tá.
Lần đầu tiên kể từ khi nhập ngũ, hắn bị người khác dẫn đi trong tư thế mất tự do. Sáng hôm sau, ba quân nhân để mất chiếc UH-1, bị phòng 2 sư đoàn 2 không quân giao sang đại đội 24 quân cảnh điều tra tư pháp. Lí do giải giao được ghi trong phiếu chuyển số 01/ 235 đề ngày 8 tháng 11 năm 1973 "để tiến hành điều tra hoàn chỉnh hồ sơ quân pháp vụ tản thất quân dụng"
Phan nghe tiếng xe quen thuộc, đã hai tuần, hắn mừng rỡ, lồm cồm ngồi dậy, nhìn ra khung cửa sổ hình vuông. Chiếc Phi-át vừa dừng, từ trên xe Bạch Yến bước xuống, dáng đã nặng nề, dù nàng mặc chiếc áo bầu màu vàng đến tận bắp chân, khoác chiếc áo lông trắng, môi hồng, má ửng, làn sáp xanh phía trên và hai lằn chì ở sát bờ mi. nàng vẫn đẹp, dường như tất cả cơ thể đều phát triển, đôi cánh tay mập và trắng ... Ngọc Phan liếc nhìn, không như hắn đã từng ngắm thỏa thích trước đây. Trong ánh mắt của hắn bây giờ, nàng đẹp hơn nhưng xa xôi, có cái gì đó ngăn cách, dù nay hắn muốn gần, cũng khó mà với tới. Bạch Yến bước vào nhếch mép làm lành:
- Anh có khỏe không?
- Hai tuần nay em đi đâu?
- Em bị thẩm vấn
- Ai thẩm vấn?
- Tổng nha.
- Họ thẩm vấn gì?
- Họ điều tra về anh, có phải chỉ vì vô kỉ luật để mất chiếc máy bay hay là có thông đồng với Việt Cộng. Gần như ngày nào họ cũng gọi em, cho nên,... anh thông cảm. Kể cả bà vú cũng bị hỏi, bà ấy sợ lắm.
Ngọc Phan hoang mang, chẳng lẽ sự việc lại trở nên nghiêm trọng như vậy? Bạch Yến đâu có dính dáng gì đến chuyện này, bà vú càng không biết gì. Phan nhìn Bạch Yến, tự nhiên lòng trắc ẩn trỗi dậy, hắn trào dâng lòng thương, người phụ nữ này sinh ra chỉ để yêu thương, nàng không phải là đối tượng để cho bất kì ai chà đạp và dày vò. Vậy mà, hắn đã làm khổ nàng, đã nghi ngờ hai tuần nay nàng theo và say đắm với đại tá Nguyên. Bạch Yến thấy ánh nhìn của Phan đã dịu, nàng bèn ngồi xuống bên cạnh, hỏi:
- Hôm đó, em chờ mãi, họ bắt anh đi đâu?
- Họ lấy chữ kí lời khai để hoàn tất hồ sơ vụ án ...
Lỗ mũi Phan phảng phất mùi đặc trưng trên thân thể của Bạch Yến. Hắn như say, nàng có sức cuốn hút ngoài sắc đẹp trời cho, cơ thể quyến rũ, nàng có mùi riêng, chỉ một mình nàng có một mùi thật kì lạ. Phan chưa từng biết Dương Quí Phi có mùi thơm làm say đắm Đường triều đến mức nào mà lịch sử Trung quốc liệt bà vào tứ đại giai nhân. Hắn chỉ biết mùi của Bạch Yến lạ lắm, thoảng của mùi hoa chanh, hoa bưởi dịu mà say... Trước đây mỗi khi từ phi đoàn trở về hắn vùi đầu vào cổ, vào ngực nàng hít lấy mùi đó, tự nhiên bao lo âu, vất vả, mệt nhọc biến mất. Còn lại là sự thanh bình, êm ái, hạnh phúc.
Bạch Yến sửa soạn đồ đạc cho Ngọc Phan, trái cây nàng để trên bàn, quần áo mới móc lên giá, thức ăn khô nàng xếp gọn trên đĩa và những chai bia con cọp trên bàn ăn nhỏ. Bạch Yến khom người sắp xếp mọi thứ cho ngăn nắp, nàng vốn cẩn thận, bàn tay nhỏ, xinh, khéo léo làm việc không sao qua nổi ánh nhìn thân thương của Phan, hắn dịch lại gần với Bạch Yến ngượng ngập, hắn muốn ôm nàng nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu. Tuy rằng nàng là vợ hắn, nhưng từ mấy tháng nay hắn coi nàng như một thứ đàn bà hư hỏng, hắn không bao giờ chấp nhận uống nước chung li ... Vì vậy, hắn ... nhưng, ... bây giờ dường như hắn muốn quên hết. Bạch Yến tinh tế nhận thấy Phan thay đổi, lòng nàng mừng lắm, nàng biết rằng đây là giai đoạn hết sức nhạy cảm, nàng chờ đợi và hi vọng. Quả nhiên, Phan nắm lấy bàn tay Bạch Yến, nàng quay lại nhìn hắn rất lâu, nàng có cảm giác như không tin điều đang xảy ra, dường như cái điều mong đợi đến quá đột ngột, nàng xúc động làm cho đôi mắt chuyển màu hồng rất nhanh, những làn nước long lanh chẳng biết từ đâu chảy vòng quanh rồi nhè nhẹ dồn lại ở khóe, chảy dài xuống cạnh sống mũi. Bạch Yến thảng thốt chới với, hai chân mất chỗ bấu víu, nàng dúi đầu vào ngực hắn khóc ròng, cả cơ thể nàng nằm gọn trong vòng tay của hắn. Phan nâng mặt nàng, chùi nhẹ những giọt nước mắt bằng bàn tay chai sần của hắn. Bạch Yến vô cùng hạnh phúc nàng ôm hắn run run.
Ngọc Phan kéo Bạch Yến sát hơn, hai tay nâng mặt nàng, đôi môi của hắn gần chạm vào môi, nàng Bạch Yến không còn gì sung sướng hơn, nàng ghì sát Phan chờ đợi ..., bỗng dưng hắn đứng dậy, bụng hắn chạm vào bụng Bạch Yến, trong khi ngực nàng chưa chạm vào ngực hắn. Một cảm giác quen thuộc chưa xuất hiện, cảm xúc lạ khác lại đến trước. Hắn bàng hoàng nhận ra một điều hết sức con người, trước khi tình cảm hồi sinh và nẩy lộc, có lẽ lí trí phải được tắm rửa và chăm bón làm cho lí trí thật sự áp đảo mới có thể rung động và cuộc sống mới có cơ bền vững. Bạch Yến sững sờ nàng chờ đợi giây phút trở về với những con đường bình an nhưng đột ngột có một trở lực ghê gớm chắn ngang, nàng hiểu, chính là cái mầm sống mà nàng mong đợi lại là trở lực của sự trở về hội tụ của những tình cảm "nghĩa" và "tình" của nàng. Ngọc Phan như bừng tỉnh, hắn ra đứng tựa ở cửa ra vào, nhìn xa xôi. Hắn biết rõ, đôi mắt hắn nhìn trời, nhìn mây nhưng thị lực của hắn lại ở phía sau lưng, đôi mắt hắn không qua được chính là cái mầm sống đó... chẳng lẽ hắn không vượt qua được chính mình, cái mầm sống vô tội, nó có biết gì đâu, nó... nhưng rồi Phan lại vặn lòng mà không giải đáp nổi, người tạo nên cái mầm đó hắn biết rõ, hắn căm thù tên khốn kiếp đó, không biết sau này sống chung, hắn có chịu nổi hay không? Bạch Yến đến phía sau lưng:
- Anh, hai tuần nay em quá mệt mỏi, em phải đối phó, phải tranh đấu, chẳng lẽ anh không thương em?
- ...
- Em biết, anh khó xử giữa lí trí và tình cảm.
- ...
Bạch Yến chợt nghĩ, có lẽ đối với Phan mọi việc phải rõ ràng, cái gì đã qua không tái tạo, phải hứa và giữ lời hứa. Có điều lạ, chẳng hiểu sao trước đại tá Nguyên đã ba lần nàng không cưỡng lại được những dục vọng. Ngàn lần kiểm chứng, nàng không yêu con người đó, nhưng... chỉ nghĩ đến cánh tay, bờ vai và những gì con người đó mang lại cho nàng trong những phút giây huyền ảo, bởi nghệ thuật tuyệt vời thì nàng lại ao ước thèm khát... Cần phải vượt qua chính mình, chân thật với mình và có lẽ điều quan trọng tuyệt đối là chẳng bao giờ tạo môi trường, tạo cơ hội... Có như vậy mới bình an trong lòng. Nàng đến sau lưng Phan:
- Anh, em trót dại, từ nay...
Phan quay lại:
- Từ nay, từ nay, từ nay thế nào?
- Em hứa không bao giờ gặp hắn, em thề có trời làm chứng, anh...
- Thôi, anh muốn biết hắn,...
- Đừng nói con người đó nữa anh. Nếu anh tha thứ cho em, suốt đời em mang ơn anh. Đời em khổ đã từng, nhục đang đến... không có anh thương, làm sao em sống.
- Nhưng, hắn còn đó...
- Lòng em, em biết, con người đó đã không còn gì trong lòng em, chưa bao giờ em yêu con người đó, em tưởng...
- Em tưởng con người đó có quyền quyết định cuộc đời anh chứ gì?
- Dạ,...
- Vừa rồi, cách đây hai tuần hắn lại có mặt ở đây, ở Nha Trang.
Bạch Yến chột dạ, nàng đã lỡ lần đó nữa với con người đó. Lẽ ra, nàng có thể chiến thắng, nếu không có chuyện nàng buồn vì không gặp Phan, ở bãi biển... Bạch Yến im lặng, hắn nói tiếp:
- Thằng khốn đó có mặt trong buổi hỏi cung anh và hắn đã run sợ, anh biết rõ điều đó.
- Vậy là hay lắm, nếu là em, em sẽ đấm vào mặt tên cướp biển ấy.
Bạch Yến hăng hái. Phan đã nguôi. Hắn chẳng bao giờ biết được, sau hôm đó, Nguyên đánh xe đến nhà và Bạch Yến lại ra đi. Bờ biển, đêm trăng, sóng vỗ, bàn tay đan vào nhau và Bạch Yến lại có một đêm huyền diệu với Nguyên. Phan chưa bao giờ biết rằng người đàn bà nói rồi quên, chỉ cần một khoảnh khắc... còn Bạch Yến hiểu hơn ai hết, nàng biết cơ thể người đàn bà. Người đàn bà Trời sinh ra để yêu, tai để nghe lời ngon ngọt, mắt để sáng rồi mù quáng mà không sao giải thích nổi. Mới đó, đầu óc rất sáng suốt, suy nghĩ rất chín chắn nhưng ngay sau đó tai lại sẵn sàng nghe những lời dụ dỗ, ngon ngọt, lập tức đầu óc lại hành động theo bản năng. Đàn bà là một sinh vật dễ thương, dễ nghe, dễ dụ và cũng rất dễ mù quáng. Nàng hiểu, đàn bà là loại người kì lạ, có lẽ, cần phải có người cầm lái, cần phải có người điều khiển. Nhưng, ai cầm lái, ai điều khiển mới là điều quan trọng. Người đàn ông không có bản lãnh chẳng bao giờ điều khiển được đàn bà. Những người đàn ông không có sức mạnh của tinh thần và nội lực chẳng bao giờ lái con thuyền gia đình đi đến nơi, về đến chốn. Bạch Yến đến bên Phan:
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #58 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:21:53 pm »

- Anh, anh có thương em không?
- Không.
Bạch Yến quen thuộc Phan đến từng nết ăn, nết ngủ đến những tràng hắt hơi dài sau mỗi lần "lao động" nặng nhọc. Nàng quen từng nếp nghĩ, biết rõ lúc nào thì có thể và lúc nào không thể. Nàng biết rõ dù trả lời " không" nhưng trong giọng nói đầy trách móc chứ không căm thù và đây là cơ hội cho nàng:
- Anh, nếu anh không còn thương em nữa, em chẳng còn thiết gì trên đời này. Thôi em về.
Bạch Yến đứng dậy, quay lưng, Phan nắm tay Bạch Yến kéo lại, hắn nhớ tới lời bà vú đã nói với hắn "người đàn bà khi đã tuyệt vọng có thể làm bất kì điều gì", hắn vội vã giật mạnh cánh tay làm Bạch Yến ngã trên chiếc giường, đầu va mạnh vào thành cửa sổ đau điếng, nàng la "ái", ôm đầu mắt nhắm lại.
Phan hoảng sợ. Hắn ôm ngang bụng Bạch Yến, một tay đỡ đầu xoay người nàng nằm dọc theo chiếc giường. Bạch Yến cảm nhận bàn tay hắn để lên ngang bụng như một sự che chở, nàng vô cùng sung sướng. Còn Phan, có lẽ đến bây giờ, khi đã bốn mươi, chưa một lần làm cha, hắn không ngờ bụng Bạch Yến cứng, tròn, gọn ... nhưng hắn không có thời gian để nghĩ xa xôi cái mầm sống đó là của ai, hắn không có thời gian để đối xử với người mang cái mầm sống ra sao. Việc khẩn cấp coi Bạch Yến có sao không ... hắn úp mặt vào khe giữa hai bờ cao nơi có trái tim và buồng phổi. Lạ thay, hơi nóng, mùi của da thịt nàng, nhịp tim nhỏ..., hắn phải úp mặt và một sự vô tình khi lỗ tai nghe được tiếng tim rộn ràng thì lỗ mũi hắn chạm vào vách cao ở bên kia, còn chiếc cằm mơ hồ chạm vào cái mầm sống, dường như hắn cảm nhận nó lay động ... Tất cả những động thái của Ngọc Phan, Bạch Yến nhận biết, hắn rất thương nàng ... Có lẽ, từ khi bước những bước chân lạc lối, nàng tưởng rằng mình đã đi vào vùng đất lạ đầy quyến rũ, những đam mê của dục vọng hấp dẫn, những lời tán tỉnh, bộ vó, cái mã bên ngoài của những gã có biệt tài chinh phục làm cho nàng quên mất lối đi quen thuộc. Nó là nền tảng bền vững, là con đường của sự bình an mà suy cho cùng loài người cần yên ổn hơn là những bước phiêu lưu. Còn Phan, lâu lắm rồi hắn mới có điều kiện ngắm nhìn trực tiếp Bạch Yến, nàng xinh đẹp và chịu đựng, những tai họa chụp xuống, khiến nàng vừa như chùm rễ non bám được đất màu, nó cảm nhận cái bền vững của đất, nhưng chồi lá còn quá non dễ bị nắng, gió và những ánh màu rực rỡ làm cho phai sắc. Nhìn đôi mắt nàng nhắm nghiền, hàng mi cong tuyệt đẹp, lỗ mũi thẳng phập phồng nhè nhẹ. Không kiềm chế được lòng mình, Phan áp đôi môi khô cằn của hắn lên đôi môi mọng nước, mềm mại của Bạch Yến. Nàng mở mắt, chớp chớp, rồi nhắm lại tận hưởng ...
*
Đến tháng 7 năm 1974, tình hình chiến sự hết sức khẩn trương, các tiền đồn dồn dập báo về vùng II chiến thuật. Bộ Tư lệnh sư đoàn II không quân nhận được những tin tức "Việt Cộng có thể đánh phá kho xăng dầu căn cứ Phi Long", tình hình tại sư đoàn 2 hết sức hỗn loạn. Dư luận về trận tấn công phi trường Biên Hòa (ngày 5 tháng 11 năm 1973 ) là nơi được canh gác cẩn mật so với căn cứ Phi Long và phi trường Nha Trang, được đồn đại làm tăng tính hiếu kì và phức tạp của tình hình các đơn vị. Cách đây mấy hôm các cứ điểm Tru Mang, Đắc Tô, Bến Hét, Đắc Cơ, Plây-me thất thủ. Tổng thống ra lệnh sử dụng không quân ném bom ác liệt các khu vừa bị chiếm. Tình hình ngày càng khó khăn hơn, hỏa lực của không lực Mĩ không còn nữa, không lực Việt Nam cộng hòa 200 máy bay không đủ chi viện cho các sư đoàn nói gì các chi khu, tiểu khu ở khắp miền Nam. Phi đoàn 215 đặc cách yểm trợ cho tiểu khu Quảng Đức, Phú Bổn hai phi đội gần đây UH -1 liên tiếp bị bắn hạ, chỉ trong vòng một tuần lễ ba chiếc bị bắn rơi, nhiều chiếc bị thương.
Vụ UH-1 bị mất cắp càng ngày càng có tác động xấu đến tinh thần chiến đấu của phi công. Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia phối hợp với cục an ninh quân đội đã chủ trì một buổi họp. Tại buổi tường trình này. Quân cảnh điều tra sư đoàn 2 không quân và vùng II đã báo cáo lên Bộ tư lệnh không quân .
" Ngày 7 tháng 11 năm 1973, trung tá Nguyễn Ngọc Phan, phi đoàn trưởng trực thăng 215, thuộc sư đoàn 2 không quân, cùng hai thuộc cấp tùy tùng, thực hiện phi vụ giám sát và động viên hai phi đội đang yểm trợ cho tiểu khu Phú Bổn và Quảng Đức. Trên đường về đã hạ cánh xuống khu vực bờ hồ Xuân Hương, bất chấp quân lệnh cấm theo bưu điệp, công điện mật khẩn của Tổng nha cảnh sát quốc gia gởi Bộ tổng tham mưu. Phòng 2 Bộ tổng tham mưu gởi Bộ tư lệnh không quân. Bộ tư lệnh không quân gởi sư đoàn 2 không quân và phòng 2 sư đoàn 2 không quân gởi các đơn vị trưởng trực thuộc.
Tại Đà Lạt, quân cảnh điều tra tư pháp, đã liên hệ với tiểu khu Tuyên Đức. Ti cảnh sát quốc gia Tuyên Đức đã trực tiếp thu thập một số nhân chứng nhìn thấy vụ cướp máy bay xảy ra hồi 10 giờ trưa như sau:
Một cậu bé trai tên là Từ Đức Sơn nhìn thấy người lấy chiếc trực thăng, mô tả đối tượng khoảng 25- 26 tuổi, nói giọng miền Trung, mặt tròn, đi từ chợ Đà Lạt đến.
Con gái bà bán thuốc lá tại nhà hàng Thủy Tạ, tên là Trần Thị Liên, nữ sinh lớp đệ tứ trường Bùi Thị Xuân nhìn thấy một thanh niên ở khoảng cách 150 mét, mặc áo pa-đờ-xuy màu xám đen, đầu đội nón nỉ, leo lên trực thăng, khởi động máy bay rồi cất cánh bay về hướng Công Tum. Cô gái không biết người lấy chiếc UH-1 là ai, nhưng qua đặc điểm và mô tả, cô ta có cảm tình với kẻ gian.
Đài kiểm báo đặt tại Buôn Mê Thuột, phát hiện chiếc UH-1 ở độ cao 4000 bộ bay lên đến độ cao 7000 bộ, hướng bay đến đồn điền cao su Dầu Tiếng. Đài này đã điện báo cho Bộ tổng tham mưu. Sài Gòn đã ra lệnh báo động, sau đó mất mục tiêu. Như vậy, nguồn tin cô gái chỉ chiếc UH-1 bay về hướng Công Tum, có lẽ do kẻ gian lấy hướng để cất cánh mà thôi.
Các nguồn thu nắm được, trong quân lực có một phi công tên là Hồ Duy Hùng bị sa thải theo nghị định số 624/TTM/VD ngày 31 tháng 7 năm 1971 do đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam cộng hòa kí với lí do có nhiều thân nhân hoạt động cho Cộng sản, có tư tưởng thiên cộng, ca ngợi chiến tích của Cộng sản và hô hào ý chí đấu tranh chống ngoại xâm theo đường hướng của Cộng sản. Hồ Duy Hùng bị an ninh quân đội bắt giam tại đề lao Nha Trang, sau đó giải giao về cục an ninh quân đội ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm 5 tháng. Tổng nha bắt giam ba tháng ở bót Ngô Quyền Sài Gòn. Vì không có chứng cứ phải thả và sa thải. Hiện nay đối tượng cư ngụ ở đâu, không ai biết".
Tổng thống có văn thơ cho Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia yêu cầu giao cho vùng II mở phiên tòa xét xử nội bộ ... Ngáy 12 tháng 7 năm 1974, tòa án quân sự Nha Trang do đại tá Từ Dương làm chánh án xét xử vụ án để mất chiếc UH-1 với tội danh "tản thất quân dụng" và kết án trung tá Nguyễn Ngọc Phan 8 tháng tù giam. Như vậy Phan đã thụ án xong. Hắn không bị giáng cấp. Ngay sau phiên tòa, Bạch Yến lái chiếc Phi-át chờ sẵn ở cổng, Phan đến bên nàng:
- Vậy là xong, anh được tự do.
Bạch Yến sung sướng nhoẻn miệng:
- Lên xe đi anh, chúng ta về nhà.
- Ừ.
Phan ngồi bên phải, chiếc xe lướt qua những con đường, những hàng cây quen thuộc, nó chạy dọc theo bờ biển, ngang qua khách sạn Hoa Lan, Bạch Yến cố không nhìn để không làm cho Phan nổi giận. Nhưng đôi mắt nàng dù cho nhìn thẳng thì thần giao của nhãn tử vẫn cứ in rõ những khoảnh khắc nàng cùng với đại tá Nguyên ở phòng 105, nàng quen thuộc nó mà không cần phải lục trong trí nhớ, nó hiển hiện với đầy đủ, sống động. Còn Phan, hắn ngoái cổ nhìn vào cái nơi hắn căm ghét, bây giờ... dù hắn đã là con người tự do, nhưng các dấu ấn mà hắn phải đeo cho đến suốt cuộc đời như một món nợ, có lẽ nó là một thử thách cho sức mạnh của lí trí, là thử thách bản lĩnh của người đàn ông đòi hỏi hắn phải vượt qua.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #59 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:22:20 pm »

Tháng ba năm 1975, tin đồn công khai xuất hiện trong sư đoàn 2 không quân về tình hình chiến trường quân lực Việt Nam cộng hòa liên tiếp thua trận, phi đoàn không còn có khả năng chi viện cho bộ binh ở Tây nguyên, hai phi đội biệt phái đã rút về căn cứ. Tình trạng máy bay thiếu phụ tùng thay thế cho định kì, bảo dưỡng, xuất hiện. Chưa bao giờ khó khăn về vật chất lại nghiêm trọng đến như vậy. Trong khi, tinh thần chiến đấu đã xuống đến mức thấp nhất. Cả phi đoàn bao trùm không khí hoang mang. Hàng ngày Phan vẫn đều đặn đến phòng hành quân, vẫn ra lệnh chiến đấu, bộ quân phục vẫn được bà vú ủi thẳng nếp, lịch sự, oai phong. Chỉ có điều khác, hắn ra lệnh cho bộ phận kĩ thuật máy bay phải chuẩn bị thật tốt chiếc UH-1 của hắn, dầu nhiều nhất, đạn dược đầy đủ... để hắn tỏ rõ sự trung thành với chế độ. Thực ra, Phan biết rõ tình thế trên chiến trường không thể nào đảo ngược, chiếc máy bay là phương tiện để hắn tháo chạy dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Sáng 20 tháng 3 năm 1975, gần như tất cả sĩ quan cấp tá đều biết bức điện Tổng thống gửi tư lệnh quân đoàn I - vùng I chiến thuật: "Vì eo hẹp về phương tiện không quân và hải quân, chỉ cho phép yểm trợ được một enclave (chốt). Vậy hãy mener (tiến hành) trì hoãn chiếu về tuyến Hải Vân". Vậy là bỏ đất, mái nhà Đông Dương đã rơi vào tay Việt Cộng. Bây giờ có khả năng mất vùng I. Đặc biệt lan truyền về cuộc đối thoại giữa Ngô quang Trưởng tư lệnh vùng I và Cao Văn Viên tổng tham mưu trưởng về việc Thiệu rút lữ đoàn không quân số I vào Sài Gòn. Ngô Quang Trưởng hỏi Cao Văn Viên "yêu cầu Viên giải thích, nếu không có lữ đoàn I không quân thì giữ bằng cách nào?"Viên trả lời "Quân đoàn I triển khai lực lượng để phòng thủ Đà Nẵng mà thôi". Trưởng hỏi "Lữ đoàn I vì sao phải vào Sài Gòn?" Viên trả lời "Xin ông hỏi Tổng thống".
*
Phi đoàn 215 rã rời, chẳng ai quan tâm gì đến chiến đấu, một vài phi đội xuất kích cho có lệ rồi về, chuẩn bị quân trang và đồ dùng cá nhân. Mấy ngày liền lệnh cấm trại. Bạch Yến hết sức lo lắng, đứa con gái vừa sanh được bảy tháng bụ bẫm, nàng rất hạnh phúc vì tiếng khóc và cả nụ cười mụ cho của bé, bây giờ phải giải quyết gia đình, bảo vệ cái mầm non như thế nào. Tiếng đồn về thất thủ Huế, nghe tin Đà Nẵng chuẩn bị mất, cảnh tượng diễn ra hàng ngày, quân lính thất trận ở các nơi phía bắc và phía tây dồn về gây nên hỗn loạn, cướp phá, làm cho xã hội vốn nóng ran trở nên hỗn loạn. Bạch Yến liều mạng đánh xe vào phi đoàn, Ngọc Phan hết sức mừng rỡ
- Bạch Yến, anh đây.
Bạch Yến vội vã:
- Tình hình quá lộn xộn, anh tính sao?
Phan nói nhỏ:
- Anh sẽ "đi" bằng trực thăng.
- Còn em?
- Em đánh xe về nhà ở với ba. Đừng đi đâu.
- Lỡ, ba cũng "đi" thì sao?
Phan chau mày, nói nhanh:
- Em cứ ở nhà ba, anh sẽ đến đón. Ờ, em, trên nóc nhà ba trực thăng có hạ cánh được không?
- Em không biết. Hình như, ...
- Chỉ cần em có tấm vải đỏ hoặc sơn đỏ trên đó là được. Nhưng, có đường lên nóc nhà không?
- Em có lên lần nào đâu mà biết.
- Thôi được rồi, em lái xe đưa cả nhà về gấp đi, mang đồ đạc theo, cái gì quí thôi, thế nào anh cũng đón em đi ...
Bạch Yến lăn xe, phóng rất nhanh vượt qua tất cả những đoàn người gần như đổ dồn về phía Sài Gòn. Đến nhà, cha nàng đã đi từ lâu, chẳng ai rõ đi đâu, chỉ còn người giúp việc, Bạch Yến hỏi:
- Ba tôi đâu?
Người đàn bà giúp việc bình tĩnh:
- Thưa cô, ông đi công tác Đài-loan từ tuần trước.
- Chừng nào ba tôi về?
- Chắc là, ...
Người giúp việc biết rõ, ông nghị cùng với người vợ bé mang theo ba chiếc va-li tiền, vàng và tất cả những sổ trương mục mở ở ngân hàng Thụy-sĩ, lên chiếc máy bay của hãng Air Việt Nam đi Hồng-công. Trước khi đi ông ấy dặn bà giúp việc giúp đỡ Bạch Yến và cho bà một xấp tiền gần trăm ngàn đồng tiền ngân hàng. Bà vú đã đem mua vàng để phòng thân... vốn mang ơn ông chủ, bà ta nói thêm:
- Ông dặn cô về, cứ ở nhà, ông sẽ điện về, mời cô vô nhà đã.
- Dạ.
Bà vú bồng đứa bé, Bạch Yến lúi húi ở trong xe, đẩy những thứ mang theo xuống đất. Bà vú đưa đứa bé ra xa hơn, bà ngắm, nựng, cô bé chẳng lạ ai, nhoẻn miệng cười, nhe bốn chiếc răng sữa trắng nõn và hai nướu hồng thật dễ thương. Bỗng, chiếc xe gíp dừng lại, đại tá Nguyên bấm chuông. Bà vú thấy người quen mở cửa, Nguyên bước đến bên Bạch Yến:
- Bạch Yến, em về hồi nào vậy?
Đã gần chín tháng, con người nàng cố quên bỗng xuất hiện, nàng lãnh đạm:
- Dạ, tôi mới về.
Nguyên liếc nhìn đứa bé:
- Con đó hả em?
- Dạ, đó là con gái của tôi.
- Cho anh ngắm một chút.
Bạch Yến gay gắt:
- Không được, bà Hai, bồng cháu vào nhà.
Bà Hai bước vào đến cửa còn quay lại, bà chưa hiểu chuyện gì xẩy ra với con gái ông chủ. Tò mò bà đứng trong phòng, bên trong cửa sổ, quan sát. Nguyên đến bên Bạch Yến:
- Con giống anh quá, miệng của nó ...
- Ông nên quên đi, nó không phải là con của ông.
Nguyên đến bên, giã lã:
- Bạch Yến, dù sao ...
- Tôi không muốn nghe một lời nào của ông, ông hãy đi, đi ngay, nếu không tôi la.
- Kìa, sao em nỡ đối xử với anh như vậy? anh muốn nói chuyện với em.
- Không đời nào.
- Em biết rồi đấy, chế độ này sẽ sụp đổ, anh muốn đón em đi Mĩ với anh
- Thôi, ông hãy buông tha tôi ra, ông đi đi, đi ngay ...
- Em, ...
- Đi ngay, bà vú ra đóng cửa.
Bà vú bước ra, đứa bé ở trong phòng khách khóc thét lên, Bạch Yến hoảng loạn chạy vào trong phòng ôm con. Đại tá Nguyên tần ngần rồi ra khỏi cổng. Cánh cổng sắt vừa khép lại, từ cửa sổ Bạch Yến thoáng thấy Nguyên đứng hồi lâu, vẻ mặt đau đớn, nàng muốn,... nhưng dằn lòng, nàng biết ro, chỉ cần,... là sợi dây vô hình lại cột, và rồi lại tiếp tục những cuộc phiêu lưu, những bước đi lạc lối. Bạch Yến hiểu nàng hơn ai hết, cái cơ thể tràn đầy nhựa sống, chỉ cần có môi trường, có những phút bồng bềnh là không gì có thể giữ nổi.
Nàng đi từ Nha Trang vào đến Biên Hòa, cầu Rạch Chiếc, cầu Sài Gòn. Nàng biết, chế độ này chỉ còn tính từng ngày, nàng không còn bụng dạ nào để đánh lừa cuộc đời mình. Phan đã lặng le, chịu đựng. Cuộc sống gia đình dù có những phút lạnh lòng nhưng sóng gió đã qua. Cần phải giữ những cái gì đáng giữ. Nàng biết, bây giờ trong lòng thành phố và cả miền Nam đang diễn ra một cái gì đó thật là ghê gớm, chắc chắn Nguyên sẽ đi di tản, hắn đến gặp nàng trong bộ quần áo thường phục, lẽ ra giờ phút này, người lính phải mặc quân phục và cầm súng, đại tá Nguyên đã buông súng... Chắc chắn Phan cũng đang tính nước đi của một con cờ trên bàn cờ tàn, nhiều khi chỉ với một nước đi... dù sao nàng tin Phan, Phan sẽ đến đón nàng...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM