Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:26:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bản án tản thất quận dụng  (Đọc 46105 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:04:09 pm »

Câu nói vừa thốt ra, Hùng nhận ra vẻ mặt của viên sĩ quan điều tra dãn ra hài lòng. Mới biết ai cũng thích tâng bốc, người càng cao càng thích. Hùng nói tiếp:
- Tôi đâu dám giấu, cha tôi có tham gia kháng chiến chống xâm lược, ông bị mất tích, tôi là con, thương cha, làm thơ giải buồn, còn má tôi, người mẹ tôi tôn thờ suốt đời ...
- Còn hai người anh vì sao thiếu úy giấu?
- Thưa thiếu tá, anh em sau chiến tranh mỗi người một nơi, tôi chỉ nghe nhưng không biết cụ thể, chứ không giấu.
- Không giấu, chắc không?
- Thưa thiếu tá cái gì biết tôi đều nói, tôi thích làm phi công, thích lái máy bay... dù sao cũng đỡ chết hơn bộ binh.
- Anh có biết, khai man, giấu lí lịch là trọng tội?
- Tôi không biết, tôi chỉ thích làm phi công và tôi đã làm tròn nhiệm vụ.
Suốt hai ngày liền sáng và đêm liên tục, cuộc thẩm vấn xoay quanh về gia đình và nguồn gốc. Điều căng thẳng, chính là những câu hỏi lặp đi, lặp lại vào những giờ mệt mỏi làm cho thần kinh rã rời để nói sai hoặc buông trôi. Hùng biết, chỉ cần anh lơi lỏng là sẽ trả lời sai, mà sai là rất nguy hiểm có thể bị biệt giam và tra tấn. Hùng đã nghe dặn dò, chỉ cần khai sai là bị tra tấn, có khi đến chết. Trường hợp của anh, nếu khai sai, mâu thuẫn, trước sau không thống nhất, sẽ dẫn đến thảm khốc. Điều đó đại úy Phiên trước khi Hùng ra máy bay đã nói ... Và, bao giờ cũng vậy, chỉ trừ ban đêm anh không thấy, còn tất cả các buổi bọn chúng gọi đi thẩm vấn ban ngày trở về, Hùng đều có cảm giác chỗ nằm của anh, đồ đạc, đặc biệt là những cuốn sách kiếm hiệp anh mang theo để giải trí bị đảo lộn, bị xem xét, bị xoi mói. Đêm thứ ba, vẫn thiếu tá Lâm, vẫn tên trung úy đứng ở phía sau bàn như bức tượng không động đậy, cặp mắt chẳng bao giờ rời khỏi Hùng, có lẽ, đó là một tên bảo vệ, nhìn dáng đứng, bắp tay săn, chắc hắn là một võ sư hoặc một sĩ quan có nghề chuyên đi bảo vệ cho cấp trên:
- Ông thiếu úy, ông có biết ai tên là Phạm Văn Đắng.
- Thưa thiếu tá, tôi không biết.
- Nhớ lại đi.
- Tôi không quen, bà con tôi không có ai tên Đắng, bạn bè cũng không.
- Anh nên thành thật, nếu không sẽ không có thì giờ để ân hận ...
Hùng chau mày, trong óc anh lướt qua tất cả các mối quan hệ, chẳng có ai tên là Đắng. Không, không có, anh yên tâm có thể họ bắt đầu một trò mới.
- Thưa thiếu tá, tôi không quen.
- Ông về suy nghĩ, tháng tư năm 1969 gặp ông ta ở đâu?
Liên tiếp hai đêm nữa, những câu hỏi dồn dập, có bài bản, nhắc đi, nhắc lại:
- Tháng tư năm 1969 ông vào vùng Việt Cộng ở Quảng Nam?
- Thưa vào thời gian đó tôi không hề đi đâu cả khi đó tôi đang học ở trường sinh ngữ không quân do người Mĩ dạy tại Sài Gòn.
- Đừng có ngoan cố, anh có biết anh đang ở đâu không?
- Thưa thiếu tá, ngài có thể kiểm tra tại trường, ngày nào cũng điểm danh, tôi tin người ta còn lưu hồ sơ ở trường.
Thiếu tá Lâm thấy vẻ cứng cỏi, trả lời tự tin của Hùng nên xuống giọng:
- Ông Đắng đã nhận ra anh, ráng mà nhớ lại.
*
Ngoài cửa sổ xà lim, duy nhất có một khung cửa sổ hình vuông, có song sắt cũng hình vuông ở tít bên trên, rất cao những tia nắng mặt trời yếu ớt lọt vào xà lim một thứ ánh sáng vàng vọt, nửa tối, nửa sáng. Còn bên dưới nơi chỗ nằm dù giữa trưa vẫn một màu đen ma quái. Hùng gối đầu lên cánh tay, mắt nhìn lên trần nhà, hình ảnh ở ngoài bức tường ập vào choáng ngợp. Hồi đó sau khi rời Qui Nhơn vào Sài Gòn rồi đi học ở Mĩ. Ngày trở về qua Lan, anh biết Trúc đang học ở trường Đại học Y khoa. Đôi lần Hùng đến cổng trường giờ tan học mong gặp lại hình bóng người xưa, ngày phép cuối cùng sắp bước qua, buổi chiều Hùng đến gần cổng trường chờ từ rất sớm. Con đường rộng trước cổng trường có những cây cao thẳng tắp. Trường thuốc nép mình trong hàng rào, những nhà cao ba bốn tầng bố trí hoa văn trên tường như những con đường ngoằn ngoèo, có lẽ người thiết kế muốn rằng hành nghề y như đi trên trăm ngàn con đường khó khăn để rồi đi đến con đường mang lại hạnh phúc cho con người. Giờ tan học, hàng trăm sinh viên ùa ra, hầu hết họ là những người có tiền, những nhà giầu, những người có thế lực mới có thể vào học ở trường này, hồi xưa người ta gọi là trường thuốc... Hùng ở bên kia trên dẫy phân cách hai con đường đi ngược chiều nhau, những thảm cỏ phân cách rộng, những cây nhỏ, Hùng đứng một góc độ có thể quan sát, anh chỉ nhìn ở cổng ra và chỉ nhìn những cô gái nào có dáng dấp giống Trúc. Đôi mắt rất sáng của Hùng lướt qua rất nhanh những người con trai, họ chẳng để lại gì trong mắt của Hùng, họ thật hạnh phúc, ăn mặc đẹp, nền nã, mỗi người dắt theo một chiếc xe gắn máy, có lẽ chỉ có vài người đi xe đạp. Lẫn trong dòng người rời cổng trường hai cánh cổng bằng sắt mở toang, như đàn chim rời tổ vừa bước xuống lòng đường với chiếc xe Hon-đa, áo dài trắng, Hùng nhận ra ... Trúc. Ôi, Trúc vẫn như xưa, xinh đẹp và trưởng thành. Hùng ào xuống lòng đường gần như chạy, Trúc đã ngồi lên xe, nàng đâu có ngờ ...
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:13:43 pm »

- Trúc.
Nghe tiếng gọi quen thuộc, nàng nhìn về phía có tiếng gọi tên mình Trúc nhận ra Hùng trẻ trung và rắn rỏi. Từ lồng ngực nàng bật lên:
- Anh Hùng.
Hùng đã đến bên Trúc, những người bạn tò mò nhìn anh, nhiều bạn gái tinh nghịch mỉm cười, nháy mắt. Từ lâu, họ biết một sinh viên xinh đẹp có tên là Trúc, nàng lặng lẽ, ít cười, đến lớp đúng giờ, ra về là đi thẳng, không la cà, không chơi bời, Nhiều chàng trai ngỏ lời đều nhận được nụ cười xã giao. Bạn bè chỉ biết Trúc là con gái viên chỉ huy cảnh sát Qui Nhơn, cho nên cũng e ngại ... Bây giờ bỗng dưng xuất hiện một sĩ quan không quân rất trẻ, đẹp trai. Bạn học của Trúc bây giờ mới biết lòng nàng chôn chặt một bóng hình này. Họ liếc nhìn, gật đầu, mỉm cười, đôi bạn tinh nghịch chọc ghẹo rồi lên xe. Hùng và Trúc đi dọc theo đường Hồng Bàng họ rẽ vào một quán nước ven đường, Hùng sốt ruột:
- Trúc, em có khỏe không?
Trúc liếc nhìn Hùng âu yếm, những năm tháng gần gũi ở Qui Nhơn ùa về, sống động, Trúc không thể nào quên nổi, nàng thỏ thẻ:
- Em vẫn khỏe, còn anh?
- Em thấy đấy, anh như thế này.
Trúc biết rõ từng thớ thịt săn chắc của Hùng. Bây giờ, dường như Hùng khỏe hơn, nhưng điều nàng quan tâm lại là chuyện khác:
- Anh Hùng, sao anh lại đi lính?
- Em coi, bây giờ anh không đi lính thì làm gì.
Trúc thắc mắc:
- Hồi trước anh là Việt Cộng mà.
Hùng nhìn Trúc, anh biết nàng thất vọng, có lẽ bộ quần áo trên người, làm cho một con người bên trong bộ quần áo đó đã từng làm cho Trúc kính trọng và yêu thương, bây giờ ... Quả thật, ánh mắt của Trúc hết nhìn bông mai trên ve cổ áo, lại nhìn dòng chữ trên ngực viết tên người mà nàng thật lòng đặt hết niềm tin, dù bị cha cấm liên hệ, dù sống trong gia đình cha làm cảnh sát, Nhưng, Trúc biết, chế độ mà cha nàng trung thành không phải là một chế độ tốt đẹp, nó chẳng tồn tại lâu nữa. Vậy mà, người nàng tin yêu, kính trọng lại... Hùng thấy rõ những biến đổi trên nét mặt của Trúc, khi vừa gặp Hùng, nàng tha thiết bao nhiêu, bây giờ nàng hờ hững bấy nhiêu. Hùng gợi:
- Trúc, có phải em ghét anh?
- Không, em nghĩ anh vẫn như xưa, em đâu ngờ.
- Em không ngờ điều gì?
- Anh thay đổi, ...
- Đừng nói vậy em, anh nghĩ rằng trên đời này em là người hiểu anh nhất?
- Chính vì em hiểu anh cho nên, ...
- Trúc, em cần phải tin ở anh.
- Dạ, em tin anh sẽ, ... thôi em về, dì Bảy mong.
- Dì Bảy ở đâu?
- Anh hỏi làm gì. Chào anh Hùng, em mong anh mạnh khỏe, đi đúng đường. Trúc đứng dậy, móc túi trả tiền uống nước, dù Hùng cố giành trả. Có lẽ, nàng muốn một sự sòng phẳng ...
Chiếc xe chở Trúc vọt về hướng Sài Gòn, Hùng đứng lặng, anh ngắm mãi cho đến khi chiếc Hon-đa lẫn vào dòng người cuốn trôi Trúc trên con đường Hồng Bàng, là tên hiệu tồn tại hơn 2000 năm của triều đại mở đầu thời kì dựng nước 4000 năm của tổ tiên. Hùng nói một mình "Trúc, ngày em đi đường Hồng Bàng, về em đi đường Hồng Bàng, lòng em trong sáng như một bông sen trong các đầm lầy đầy bùn đen, nước đọng"
*
Cuộc điều tra của an ninh không quân và những nhân chứng tố cáo Hùng trái ngược nhau. Tại trường sinh ngữ không quân, trong ba tháng, tháng ba, tháng tư và tháng năm năm 1969, sổ điểm danh mỗi ngày đều có đánh dấu thập, người phụ trách lớp học cho biết Hùng đi học đều và những bài kiểm tra có ghi điểm vào sổ điểm theo dõi kết quả học tập rất tốt và đầy đủ. Còn nhân chứng ở tiểu khu Quảng Nam, Hội An thì khẳng định hắn đã từng gặp Hùng ở vùng Việt Cộng. Từ sự trái ngược trong hồ sơ, cục an ninh không quân phải giải giao Hùng cho an ninh quân đội và mấy ngày sau, cuộc nhận diện tại Hội An diễn ra. Phạm Văn Đắng khẳng định với viên thiếu tá quân cảnh điều tra:
- Thưa ngài thiếu tá, tôi đã gặp người này ở xã Cẩm Nam hồi tháng tư năm 1969. Viên sĩ quan an ninh hỏi lại:
- Anh có chắc không?
Đắng lớn tiếng:
- Chắc, anh ta nói chuyện với bí thư huyện Duy Xuyên.
- Anh có nhầm không?
- Không.
- Cả ngày, tháng, năm nữa chứ?
- Không thể nhầm được.
Hùng bình tĩnh ôn hoà:
- Ông Đắng, tháng tư năm 1969 tôi đang học Anh ngữ tại trường Anh ngữ phi hành ở Sài Gòn.
- Tôi nhớ không sai
- Ông Đắng ơi, ông thiếu tá của chúng ta đây chỉ cần một cú phôn cho trường sinh ngữ phi hành, mười lăm phút sau người ta sẽ cho chúng ta biết ai nói dối.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #42 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:14:06 pm »

Hùng thấy viên thiếu tá khẽ gật đầu và nhìn tên chỉ điểm với ánh mắt rất lạ, vừa coi thường một kẻ chiêu hồi, vừa khinh thường một tên nói dối, làm mất nhiều thời gian của hắn. Hùng hiểu lắm, một con người chân chính chẳng bao giờ lại đê tiện đến độ bán mình để mưu cầu lợi ích cá nhân huống hồ là phản bội. Chiêu hồi đồng nghĩa với phản bội, nhưng đã là chiêu hồi thì phải tỏ rõ sự trung thành với chủ mới, phải lập công bằng mọi giá và phải giở mọi thủ đoạn, kể cả đê tiện nhất để có được lòng tin. Và thái độ của ông Đắng cũng là điều dễ hiểu. Có điều, vì sao với phương tiện điều tra hiện đại, người Mĩ lại phải mất công mang anh ra đây để đối chứng mà không cần dẫn anh đến trường sinh ngữ đang ở rất gần, chỉ hai mươi phút xe chạy. Điều thắc mắc đó theo đuổi anh suốt trên chiếc máy bay quân sự C47 kéo dài hơn hai giờ từ Tân Sơn Nhất ra đến Đà nẵng, thoạt đầu bọn chúng giam anh ở phòng an ninh sư đoàn I không quân, hai ngày sau mới đưa sang phòng an ninh quân đội tiểu khu Quảng Nam. Câu hỏi rất dễ tìm lời giải đáp lại vòng vo rồi đối chứng. Vì sao? Đến bây giờ Hùng chưa bị tra tấn, chính là vì bọn an ninh chỉ mới nghi ngờ. Những lời khai không có chỗ nào sơ hở. Tất cả đều được bọn chúng xác minh. Có lẽ, đây là con bài cuối cùng? Hùng thấy tên Đắng im lặng, anh nói tiếp:
- Từ ngày đi lính vào tháng tám năm 1968 đến nay tôi chưa nghỉ phép ngày nào, làm sao mà anh gặp tôi được, phải không?
Đắng cố nói:
- Ai mà tin anh.
- Tôi đâu có nói ông phải tin tôi. Có điều, ...
Tên thiếu tá và Đắng cùng hướng về phía Hùng, anh nói tiếp:
- Có điều, tôi rất thất vọng.
Đắng xen ngang:
- Mày thất vọng hả? Nói đi em.
Hùng lợm giọng, kẻ đã bán cả linh hồn cho quỉ còn mở miệng gọi anh bằng "em". Dù nhỏ tuổi hơn, nhưng Hùng vẫn có lòng tự trọng, có lòng tin và điều quan trọng nhất chính là danh dự. Đến giờ phút này anh có thể tự hào đã giữ trọn danh dự người chiến sĩ, đối mặt với mọi thử thách một cách ung dung, tự tin. Hùng chững chạc:
- Tôi thất vọng, vì chúng ta có đủ các phương tiện hiện đại, có hệ thống thông tin hoàn chỉnh, chỉ vài chục phút là tìm ra sự thật, lại đi nghe một tên nói dối và vu cáo.
Đắng đứng lên, mặt tái xanh, mắt trừng, nghiến răng, quai hàm nổi lên dữ tợn, bị vạch mặt, hắn nhào tới định đấm vào mặt Hùng, nhưng viên thiếu úy phòng an ninh tiểu khu Quảng Nam đã gạt tay ra ngăn lại. Viên thiếu tá điều tra thấy rõ Đắng chỉ là một tên du côn, bèn đứng lên:
- Thôi, dẹp cái trò lưu manh đi.
Hắn ra lệnh cho Đắng:
- Về.
Phạm Văn Đắng quay gót, nhìn hắn bước những bước chậm, đầu cúi về phía trước, lưng đã còng, dáng mệt mỏi. Hùng hiểu, tên chiêu hồi đã không còn được trọng dung, có thể lắm, biết đâu hắn bị chính ông chủ của hắn kết liễu cuộc đời làm tay sai. Số phận của những tên phản bội nếu không bị giết thì suốt cuộc đời của hắn cũng bị lương tâm dày vò, loài người phỉ nhổ, sống cũng như chết.
Phòng giam số 13, thuộc cục an ninh quân đội nằm ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vậy là Hùng lại quay về nơi cũ, chỉ có điều mới là anh "được" chuyển từ an ninh không quân sang an ninh quân đội và phòng giam cũ bây giờ ở cách xa chừng hơn một trăm mét. Hàng ngày khu biệt giam vẫn rất nghiêm ngặt đến mức phạm nhân chỉ ra ngoài 30 phút để vệ sinh cá nhân. Nhưng đối với Hùng, có lẽ không đến mức căng thẳng như khi mới bị bắt, hai chân bị xiềng. Phòng giam số 13 có diện tích chừng hơn chục mét vuông, nền xi-măng, gần một cây cổ thụ có lẽ đã trồng gần nửa thế kỉ, cây cao, to, phủ bóng, thân thẳng. Đêm về, Hùng nhìn ra cánh cửa thông gió duy nhất, thi thoảng những chiếc lá rơi chòng chành chao qua, chao lại rồi rớt xuống đất, hôm nào gặp cơn gió mạnh chiếc lá mắc vào chấn song sắt, hôm đó là ngày hội. Hùng cố tìm cách lấy cho bằng được, nó là nguồn vui duy nhất, là sự sống dù chiếc lá đã rời khỏi cành.
Ngày hôm sau, Hùng được ra ngoài phòng giam, cơn mưa rào ập đến, thượng sĩ Tú trú mưa ngay cửa phòng giam số 13, anh ta hỏi:
- Ông Hùng, ở đây ông thấy thế nào?
- Cảm ơn anh, so với bên không quân đỡ hơn.
Anh ta liếc nhìn Hùng vẻ tò mò hỏi:
- Ông Hùng, đêm qua ông ngủ có ngon không?
- Cảm ơn anh, tôi ngủ tốt lắm.
- Vậy mà, ...
Hùng hết sức ngạc nhiên hỏi:
- Vậy mà, sao?
- Tôi nói điều người ta đồn ...
- Người ta đồn thế nào?
Vẻ đắn đo hiện rõ trên nét mặt của thượng sĩ Tú. Anh ta có một điều gì đó rất hệ trọng, giữ ý tứ. Hùng hỏi dồn:
- Người ta đồn về tôi phải không?
- Không, không phải, người ta đồn về một người khác, đã chết.
- Ai vậy?
- Thưa, tôi không dám nói.
- Vì sao người đó chết?
- Bị đánh.
- Ai đánh?
Thượng sĩ Tú nhìn xung quanh, không thấy ai, anh ta hạ giọng:
- Bị quân cảnh điều tra, đại úy đội trưởng đánh chết.
- Ai.
- Thưa, ...
Hùng gạn hỏi:
- Người ta đồn thế nào?
Thượng sĩ Tú vẻ quan trọng:
- Ở đây, trong đội canh tù của tôi ai cũng thấy.
- Thấy gì?
- Thấy người đó, ... người đó mặc đồ trắng, đi đi, lại lại trong phòng số 13. Đêm nào cũng vậy. Người đó đi chân không chạm đất, ra vô phòng không cần mở cửa.
- Thật à?
- Thật, tôi cũng đã thấy.
Hùng liếc nhìn trở vào phòng số 13, đêm qua anh thức đến hơn mười giờ mới ngủ đâu có thấy gì. Có lẽ, Hùng không tin có ma. Anh tin kẻ gây ác sợ sự trừng phạt, hoảng sợ người chết trả thù, mà thường khi người ta quá sợ, người ta tưởng tượng ra, thì cái gì cũng có. Hùng khéo lựa lời, anh muốn biết người chết là ai, bèn dợm:
- Phòng 13, phương Tây không ưa số 13, vậy, ...
Thượng sĩ Tú nói:
- Ông nói đúng lắm, ai xui mới vô phòng đó, trước sau gì,...
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #43 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:14:34 pm »

Anh ta kịp dừng câu. Trời mưa ngày càng nặng hạt, thượng sĩ Tú dường như đã mỏi chân, anh ta ngồi xuống ở hành lang. Hùng giữ ý ngồi cách xa Tú chừng một mét, gió đổi chiều thổi vào hành lang. Hùng mở cửa phòng, đứng lui vào bên trong thượng sĩ Tú buộc phải bước vào phòng. Anh ta có nhiệm vụ khóa cửa tù, nhưng mưa to anh ta ngại vô phòng tù, chỉ dợm bước tới ngang cửa rồi dừng lại. Gió thổi mạnh, mưa tạt thẳng vào hành lang, anh ta đành bước chân vào bên trong phòng số 13. Có lẽ, do ám ảnh ma nên anh ta nhìn xung quanh, nhìn trên rồi nhìn vào góc phòng nơi có chiếc la-va-bô, không ghìm được, Tú nói:
- Đó, chiếc la-va-bô họ phải tháo ra vì không thể nào rửa sạch.
- Cái gì không rửa sạch?
- Máu, người ta đánh ông ấy bể đầu gục vào chiếc la-va-bô đó.
Hùng nhìn kĩ, trên mặt chiếc la-va-bô đã cũ có nhiều vết nhăn, một vết màu nâu bám vào, chẳng hiểu sao lại rửa không sạch. Đang nghĩ miên man, viên thượng sĩ nói tiếp:
- Họ sai tù rửa liên tiếp ba ngày liền cũng không sao sạch được, đành phải tháo ra để đó, không dám mang đi.
Hùng hỏi:
- Sao vậy?
- Đó là máu của ông ấy, ông ấy linh lắm.
- Linh thế nào?
- Ông ấy chỉ hiện ra và giở nắm đấm với sĩ quan, còn lính và vợ lính thì không, có bữa anh em thấy ông ấy khóc. Chắc là vì chết oan.
- Sao lại oan?
- Vì, nghe đâu ông ấy không có tội.
- Ông ấy chết năm nào?
- Năm 1965.
- Không có tội sao bị đánh chết?
- Bởi vì, vì ông ấy là sĩ quan cao cấp, nghe đâu ông ấy không nói câu nào, ông ấy là ... Việt Cộng ...
Mười phần Hùng đã đoán được sáu, bảy. Rất có thể, nếu vậy thì hạnh phúc biết chừng nào, "ta chỉ là một thanh niên, sánh sao nổi". Hùng động viên:
- Anh Tú, tôi đã đoán ra.
- Ông đoán ai vậy?
- Đại tá Phạm Ngọc Thảo, đúng không?
- Trời, quả thật chính là ông ấy. "Cầu Chúa cho ông ấy đi về nước Chúa. Cầu Chúa ban phước lành, cho con được bình an".
Anh ta làm dấu, anh ta là người theo đạo thiên chúa. Hùng hết sức biết ơn anh ta. Nhờ trời, nhờ trận mưa mà anh biết được một sự kiện đi vào lịch sử dân tộc như một nét son. Trời ngưng cơn mưa, cửa phòng bị khóa chặt. Hùng trở vào nằm trên chiếc giường nơi hơn 5 năm về trước một người anh hùng, người đồng chí của anh. Đại tá Phạm Ngọc Thảo, nhà tình báo huyền thoại đã ở đây và đi vào cõi vĩnh hằng. Hùng nhìn gian phòng bây giờ thật sự ấm cúng, anh thấy đại tá như ở đâu đây, ông đang giơ hai bàn tay thần tượng dẫn dắt anh đi qua những ngày tháng cực kì khó khăn, nguy hiểm. Anh tin ở mình, tin ở tương lai ... Đêm, gần như Hùng thức trọn, anh mong gặp đại tá nếu quả thật ông ấy hiện về...
Ngày 30 tháng 7 năm 1971, tại KBC.4002 đại tướng Cao Văn Viên Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam cộng hòa kí nghị định số 624 /TTM/ND sa thải ra khỏi quân đội thiếu úy Hồ Duy Hùng số quân 68/601.534 thuộc phi đoàn 215 sư đoàn 2 Không quân với lí do:
- Có nhiều thân nhân hoạt động cho Cộng sản.
- Có tư tưởng thiên cộng (ca ngợi chiến tích của Cộng sản, hô hào ý chí đấu tranh chống ngoại xâm theo đường hướng Cộng sản ).
Và, Hùng lập tức được giải giao sang Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia, bị giam trong xà lim ở Tổng nha một tháng. Tại đây bọn cảnh sát được huấn luyện ở Mĩ đã thẩm vấn với những thủ đoạn cực kì tinh vi. Nhờ kinh nghiệm năm tháng bị giam ở các trại lao của an ninh không quân và quân đội, Hùng đã đối phó rất thành công. Đầu tháng 11 năm 1971 từ xà lim ở Tổng nha, Hùng bị đưa về giam ở bót Ngô Quyền.
*
Những cơn mưa cuối mùa rất lạ, buổi chiều, cơn giông ập đến,một trận mưa liên tục suốt hai giờ liền, ngoài đường ngập nước, xe nước mía ở bên kia đường mặc dù đậu trong mái che vẫn phải lấy vải mưa che lại. Trời tối rất nhanh, ở trước cổng trại giam, Trúc mặc chiếc áo mưa màu xanh, một túi xách bên trong đựng một ít đồ dùng cho vệ sinh cá nhân, bàn chải, thuốc đánh răng, xà bông thơm, một chiếc khăn mặt, một gói kẹo sữa mà Hùng thích và có một chiếc phong bì thư. Nàng nói chuyện với người gác cổng
- Cho tôi thăm Hồ Duy Hùng thiếu úy, phi công trực thăng.
Viên gác cổng gắt:
- Hết giờ, không được vào.
Trúc lấy từ trong ví ra một tờ giấy đưa cho tên lính:
- Tôi có tờ giấy này mời ông xem.
Trúc có một tờ giấy cho phép vào thăm của Tổng nha theo thư của cha nàng là cảnh sát trưởng Qui Nhơn, nhờ một người bạn Tổng nha giúp đỡ. Tan học, nàng vội vã đến trại giam thì đã hết giờ. Tên gác cổng xuống giọng:
- Thưa cô, giấy phép này chúng tôi phải thi hành, nhưng lệnh trên chỉ cho thăm trong giờ, ngoài giờ ba lần cổng đều khóa chặt, người giữ chìa khóa sáng mai mới đến, cô cảm phiền.
- Ông có thể cho tôi gởi đồ cho Hồ Duy Hùng, được không?
- Dạ, được, nhưng sáng mai tôi mới mang vô được.
- Cũng được.
Trúc quay đi, nàng bước những bước dài. Đột ngột Trúc quay trở lại, lấy ra tờ 500 đồng trao cho tên lính gác:
- Có chút này biếu anh, anh chuyển giúp lá thư cho Hồ Duy Hùng.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #44 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:14:58 pm »

Tên lính gác nhe hàm răng cười gượng gạo:
- Dạ, dạ, xin cảm ơn cô
- Thưa, ông có thể cho biết Hồ Duy Hùng tội gì mà bị giam ở đây?
Tên lính gác xởi lởi:
- Ổng là phi công, nhưng lại là Việt Cộng nằm vùng.
- Chắc tội ông Hùng nặng lắm.
Tên lính gác nói:
- Cô biết đấy, Việt Cộng là kẻ thù của quốc gia nhưng nghe nói ông phi công này nguy hiển hơn vì đã ở trong lòng quốc gia, được quốc gia cho đi học ở Mĩ...Vậy là, ...
- Tôi hiểu rồi, cảm ơn ông, nhờ ông chuyển cho Hồ Duy Hùng quà và thư của tôi.
- Dạ, dạ, cảm ơn cô.
Ngày hôm sau, trước khi giao ca, tên lính gác xách bọc ni lông khá to toàn bộ quà của Trúc gửi cho Hùng. Anh hết sức sửng sốt, những tưởng vì cái vỏ là bộ quần áo sĩ quan mà Trúc coi khinh Hùng. Bây giờ ...
Hùng ngước nhìn bầu trời xanh, những đám mây trắng tự do đang bay theo chiều của gió mà gió ở trên không chẳng bao giờ cùng chiều, cùng một khoảng trời có khi ở dưới thấy gió đông, vài ngàn mét gió đã chuyển thành hướng đông nam, rồi chuyển thành hướng tây nam ở độ cao trên dưới tám ki-lô-mét. Đời người có tấm lòng yêu tự do và chiến đấu cho độc lập thì dù bão táp, gió xoáy cuồn cuộn vẫn cảm thất tự do và sung sướng. Hùng biết lắm, cuộc đời của anh và Trúc có một thế lực ngăn cản không dễ gì vượt qua, như bức màn ngăn gió của từng độ cao ở trên không, dễ gì đi đến sự hòa hợp trong tình yêu. Nhưng, tình yêu dù cho không đến được bằng thực thể thì cũng sẽ đến được bằng tấm lòng. Hùng mở phong bì, những dòng chữ quen thuộc hiện ra:
"Anh, Em đến thăm anh, chỉ mong gặp anh để xin lỗi vì sự xốc nổi của em. Ba biết anh bị bắt và cho em đi thăm anh. Em mong anh vững lòng, em mong anh sớm được tự do. Còn đây là bài thơ vụng em gởi tới anh:
"Anh Hùng ơi, phương trời em thầm gọi
Biết bao lần em gọi tên anh
Ân ái mây bay, duyên kiếp không thành
Tình ngang trái, nên suốt đời là mộng ảo!
Chừ cô đơn em, xuôi nửa vòng tay
Đau đớn quá, tấm hình hài bé nhỏ
...
Em cầu mong anh tha thứ cho em
Em chờ ngày anh trở lại
Em - Trúc
Vài ngày sau, Trúc vào thăm thì Hùng đã được trả tự do, buộc cư trú ở Hội An, hàng tuần phải ra trình diện ở Ti an ninh Gia Long Đà nẵng. Nàng vội vã điện cho Lan đi thăm. Nhưng, Hùng đã trở lại Sài Gòn, bắt liên lạc với T4, tiếp tục cuộc chiến đấu trong điều kiện mới.
 
9
Trung tá Nguyễn Ngọc Phan cuộn mình trong căn phòng này đã hơn sáu tháng. Ở bên ngoài, thành phố Nha Trang đang nhộn nhịp, mùa nghỉ hè, hàng ngàn người đổ ra biển. Hắn tưởng tượng, giờ này ở mép biển là những chiếc dù nhiều màu sặc sỡ, bên dưới là những chiếc ghế bố và ở đó có rất nhiều người đàn ông và đàn bà, mỗi người một vẻ, họ làm đẹp thêm bờ biển Nha Trang. Chỉ riêng quần áo của phụ nữ đã làm rộn mắt, trên người họ là những đài hoa đủ màu sắc sặc sỡ thật là đẹp. Có ai dám bảo chỉ vải thôi đã là một thực thể trưng bày các loại hàng cao cấp. Ngọc Phan nhớ lại, những thứ đó, có lần hắn gặp ở dọc đường Trần Quốc Toản, người bán đồ cũ dồn tới hai đống khá to nhưng sao hắn dửng dưng, chẳng mảy may xao động. Ở bãi biển Vũng Tàu hoặc Nha Trang cũng những thứ đó được mặc lên. Quả thật những bộ quần áo nhỏ ấy sinh động hẳn. Hóa ra sản phẩm làm ra nhưng nó phải được con người sử dụng mới là điều quan trọng. Người sử dụng đẹp nó sẽ đẹp, người xấu dù mặc đẹp cũng vô ích mà thôi. Nhiều lần chỉ ngắm nó từ trên người Bạch Yến đã làm cho hắn mê hồn.
Sáng nay, qua một đêm ngủ ngon, hắn cảm thấy rất khỏe khoắn, khác hẳn với hàng chục đêm mất ngủ, không phải vì hắn không muốn ngủ mà vì hắn không ngủ được. Cuộc đời binh nghiệp thênh thang, dù chưa làm nên công trạng gì to lớn nhưng hắn đã tự mình vươn lên tới cấp trung tá, phi đoàn trưởng. Chiếc UH-1 hắn bị mất không phải số phận rủi ro dính vào hắn, thì cũng ai đó ... Âu cũng là số, cái số của hắn vốn nặng. Nghe đâu chỉ cách có bốn ngày trước đó thằng Hùng đã mò lên chiếc trực thăng chở tư lệnh vùng II, nó đã trèo lên nhìn đồng hồ xăng, thấy ít quá không đủ bay về vùng căn cứ Việt Cộng, cho nên ông ấy được nó "tha mạng", còn nếu không, chắc chắn ông ấy đã lãnh đủ chứ không phải là hắn. Rồi chính từ cái máu hiệp sĩ, giang hồ, làm cho hắn bị giam mình ở đây. Nếu không hắn đã không mất vợ, biết đâu hắn đã làm nên công trạng gì đó ở vùng II này ... Hắn nhớ lại, hôm đó, rời phòng hành quân mặt trời vừa vạch nước lú lên, một khối tròn đỏ. Nai nịt gọn gàng, chiếc áo giáp bên ngoài bộ đồ bay, áo liền quần, màu xám đen, giây kéo từ thắt lưng lên đến cổ, chiếc áo bay nhiều túi ...
Khẩu súng P38 Xuýt Oét-xơn (Swith Wesson) đeo ngang hông, cao ráo, đẹp trai, hắn chưa cần phô trương, nhiều cô gái đã chết mê, chết mệt. Hắn nện gót đôi giầy bay bước đến chiếc trực thăng số 60139 đang đậu trong khu vực dành cho phi đoàn 215, bên trong căn cứ Phi Long.
Trời chưa sáng, bên trong căn cứ đã náo nhiệt, dường như sự náo nhiệt của những chiếc phi cơ nổ máy ầm ĩ chuẩn bị cho bay huấn luyện đánh thức thành phố Nha Trang, vốn là nơi tắm biển đẹp nhất Việt Nam. Trung tá Nguyễn Ngọc Phan biết rất rõ, căn cứ này là một trung tâm đào tạo sĩ quan không quân, hàng trăm phi vụ được tổ chức cất cánh và hạ cánh ở đây mỗi ngày. Căn cứ này còn là đại bản doanh của Bộ tư lệnh sư đoàn 2 không quân. Ngoài nhiệm vụ tác chiến, ở đây còn là trung tâm huấn luyện bay cho phi công, bởi Nha Trang nằm ở vùng địa lí đặc biệt, khí tượng tốt quanh năm, kể cả mùa mưa cũng chỉ vài giờ trời xấu...
Chiếc máy bay huấn luyện đầu tiên vừa vút qua đầu, Nguyễn Ngọc Phan ra lệnh cho thiếu tá Huỳnh Văn Thu leo lên máy bay, trung sĩ nhất xạ thủ đại liên M60 ngồi bên hông, nòng súng gục xuống mặt đường băng.
Tiếng động cơ nổ giòn, cánh quạt chém vào không khí từng đường như những thanh gươm tạo thành một vòng tròn, một mặt tròn quanh chiếc UH-1. Trung tá Phan chỉ trên tấmbản đồ bay một điểm cách tiểu khu Phú Bổn vài trăm mét, dặn dò:
- Thiếu tá, đây là điểm đóng quân của phi đội 2, nó là một sân vận động.
- Thưa trung tá, tôi đã biết chỗ đó.
- Còn đây là điểm phi đội 1, ở ngay phi trường dã chiến Quảng Đức.
- Thưa, chúng ta đi đến nơi nào trước.
- Giao cho thiếu tá, ông lưu ý tránh khu vực kiểm soát của Việt Cộng.
- Dạ.
Thiếu tá Huỳnh Văn Thu là một phi công cừ khôi, Thu có thể nhớ địa hình trên mặt đất như trong lòng bàn tay. Nhưng, khi đi những chuyến quan trọng Thu rất thận trọng ... Trung tá Phan nhìn động tác của thiếu tá, cây thước tính các yếu tố bay gần giống như cây thước lô-ga-rít của các nhà toán học, chỉ khác nó cấu tạo bằng loại nhựa trong suốt, có thể nhìn xuyên qua cây thước xuống tấm bản đồ. Thu đặt tấm bản đồ bay trên đùi, làn bút chì khéo léo vạch một đường màu đen từ căn cứ Phi Long ở Nha Trang đến Quảng Đức rồi từ Quảng Đức vòng qua đỉnh núi cao 648 mét, tiến đến Phú Bổn. Trên đường đi có qua ba khu vực Việt Cộng kiểm soát. Thiếu tá Thu dùng vòng tròn được khoét sẵn trên cây thước khoanh ba vòng tròn đỏ, vị trí các điểm kiểm tra trên địa hình được đánh dấu và ghi chép cẩn thận. Thu báo cáo:
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #45 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:15:29 pm »

- Thưa trung tá, ta có thể cất cánh.
- Được.
Thu liền ấn nút phát, xin phép đài chỉ huy.
- 139 gọi Phi long.
- Trả lời.
- 139 xin phép cất cánh.
- OK.
Trung tá Ngọc Phan rất yên tâm khi bay với thiếu tá. Thu là một phi công có khả năng xử lí tình huống rất giỏi, được học bài bản, thông minh, với cánh bay lắt léo, chiếc UH-1 đã vượt qua khu vực nguy hiểm rất an toàn, đến đúng địa điểm dự định. Những phi công biệt phái rất hả hê khi đoàn kiểm tra do chính phi đoàn trưởng dẫn đầu đến thăm và động viên họ làm cho Phan hân hoan. Nhìn Thu điều khiển sau khi thực hiện hoàn hảo công vụ kiểm tra hai phi đội, trung tá phấn chấn lạ thường, trong cuộc đời binh nghiệp những lúc hắn làm việc tốt cho cấp dưới, cũng là để nhắc nhở cấp trên về hai bông mai vàng trên ve áo của hắn đã tới hạn. Việc trực tiếp đi chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ, bộ máy theo dõi của sư đoàn 2 không quân và Bộ tư lệnh không quân , ngay chiều nay sẽ có tên hắn trong bảng lập công quân vụ. Chắc chắn bông mai thứ ba không lâu sẽ đáp trên ve áo, điều mà hắn mong nó như một điều rất hệ trọng trong cuộc đời, hắn vẫn biết muốn thêm một bông mai cũng như cây trái phải tới mùa, tới tháng. Điều hắn lo sợ chính là nó tới mà do sơ xuất hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, nó lại vuột qua, phải tái tạo một chu kì mới... Khác hẳn với lúc ra đi biết bao hiểm họa đang rình rập và bất ngờ sẽ xuất hiện. Hắn lo lắng và hết sức thận trọng, còn bây giờ lòng hắn lâng lâng, tự nhiên cơn bốc đồng bất chợt đến, hắn nhìn bên phải, rừng xanh xen lẫn những dòng suối cạn, xa xa ở phía dưới trên đường bay về rất nhiều mây, loại "mây cu" trắng như bông từng đám lãng đãng như những con thỏ trắng trên nền cỏ xanh. Trung tá bóp mi-crô liên lạc nội bộ, vừa nói hắn vừa đưa bàn tay trái nắm lại, chỉ có ngón cái giơ lên cao:
- Nè, thiếu tá, khá lắm, ông rất giỏi, tôi sẽ thưởng cho ông và trung sĩ. Các ông muốn gì?
Trung sĩ nhất nhanh nhẩu:
- Thưa trung tá, em mới cưới vợ, nhớ quá, trung tá cho em về 30 phút ở Đà Lạt.
Thiếu tá Thu vẫn nhìn phía trước hỏi:
- Trung sĩ ở đường nào?
- Dạ, ở đường Tăng bạt Hổ.
Trung tá Phan nheo mắt, quay ra phía sau nơi trung sĩ Mẫn đang giữ khẩu súng:
- Nè, 30 phút có kịp không?
- Dạ, ...kịp.
Phan cười to:
- Được, nhưng ...
- Thưa, sao?
Trung sĩ lo lắng sợ trung tá đổi ý. Còn Phan nghĩ khác. Trong đời hắn tất cả các cuộc vui chơi, trai gái, hắn chẳng bao giờ vội vã, đối với hắn vội vã đồng nghĩa với thất bại, phí sức mà chẳng được gì. Đang nghĩ sai luồng, từ trên không mà phân tán rất nguy hiểm, hắn hỏi Thu:
- Chỉ có 30 phút làm sao kịp?
- Trung tá lo gì. Thanh niên bây giờ chỉ cần mười phút là đủ.
Cả hai cùng ngẩng mặt cười to, hai câu nói bóng gió của Phan và Thu, trung sĩ Mẫn hiểu ngay, anh ta nhìn ra ngoài khoảng không, chiếc UH-1 đang tiến vào vùng có mây, trên cao mặt trời chói chang, từng cụm mây trắng chạy vụt ra phía sau thật là đẹp mắt, tiếng cười của hai sĩ quan còn đọng lại ở trên môi, trung tá quay lại:
- Trung sĩ, nhớ là chỉ 30 phút thôi kể từ khi hạ cánh.
- Dạ, em hiểu.
Phan tiếp tục:
- Nè, liệu sức, chớ có hấp tấp, trung sĩ có biết cất cánh khẩn cấp, động cơ mau hư không?
 - Dạ, em biết, em cảm ơn trung tá.
Phan quay sang Thu:
- Còn thiếu tá, ông cần gì?
- Tôi? tối nay mời trung tá cùng đến bar Hoàng Lan.
Phan quay lại nói với Mẫn và Thu:
- OK. Nè, tăng năm phút, qua chợ mua la-gim về chiều nay,... ta chỉ ở Đà Lạt 35 phút
- Dạ.
Thiếu tá kéo cần hướng sang phải, thành phố Đà Lạt hiện ra ngày một rõ dần. Thu nhìn sang bên trái, hồ Xuân Hương lờ mờ, to bằng cái chén ăn cơm. Tay trái đẩy cần điều khiển cho chiếc UH-1 xuống thấp, nó ngoan ngoãn hạ cánh xuống bãi cỏ ven hồ. Cả ba cùng xuống, sau khi gài cột cánh quạt vào đuôi, họ rời trực thăng ra đường ... Trong lúc trung sĩ Trần Văn Mẫn nhanh chóng kêu xe ôm về ngay nhà thăm vợ. Trung tá Phan và thiếu tá Thu vào nhà hàng Mê - Kông ...
*
Như một giấc mơ dài, mới đó mà đã trên sáu tháng. Trên tóc trung tá có nhiều sợi bạc, mắt đã mờ khi cầm quyển sách. Mới sáu tháng mà sức khỏe hắn giảm sút, gương mặt tròn, đẹp trai, đôi chút kiêu kì trước đây, bây giờ đuôi mắt đã có nếp nhăn, khóe miệng đã có những lằn sâu khổ hạnh ... Ngày hôm qua Bạch Yến vừa vào thăm. Bây giơ, việc săn sóc Phan hầu hết thời gian là bà vú, bà ấy dường như biết câu chuyện bất hòa giữa trung tá và bà nhà. Cho nên bà vú không dám gợi chuyện, chỉ lặng lẽ làm công việc của mình, xong là về, bà quay lại trung tá cúi đầu:
- Thưa ông, con về.
Phan ôn tồn:
- Bà Hai, tôi đáng tuổi em, bà đừng xưng con, được không?
- Thưa, không dám.
- Từ nay bà xưng tôi, tôi thích như vậy.
- Dạ.
- Nè, bà Hai, Bạch Yến có mạnh không?
- Thưa, bà ấy buồn lắm.
- Bả? Buồn gì?
- Nghe đâu, ông giận.
Phan thở ra.
- A ... bà ấy có nói gì không?
- Thưa không, tôi chỉ nghe bà ấy la lớn trên điện thoại.
- La với ai?
- Tôi không biết, chỉ nghe nói, anh là con người hay thú, thú còn không nỡ giết con.
Phan đau đớn:
- Tôi hiểu rồi ...Bà Hai, bà thấy tôi nên thế nào?
Bà vú là một người chân chất, không bao giờ gây ác với ai, không tham lam, bà là một con người tận tụy với công việc, điều quan trọng ở phẩm chất của bà là sự trung thành, nhân hậu, Bà có đôi mắt sâu, chất phát, chiếc áo bà ba màu nâu có chấm trắng, đã ngoài năm mươi tuổi nhưng khỏe mạnh, bà vú nghe trung tá hỏi, tay vê tà áo, câu chuyện có thể còn lâu, bà ngồi trên thành cửa ra vào, ngước nhìn Phan như để xác minh ông ta muốn gì, bà hỏi:
- Thưa ông, có phải ông muốn tôi có lời khuyên?
- Phải, bà cứ nói, tôi muốn nghe.
- Nhưng,...
- Không sao, bà là người ở trong nhà.
- Đành vậy, nhưng phận tôi.
- Tôi hiểu, bà vẫn biết tính tôi.
- Thưa ông, tôi đội ơn ông.
- Bà đừng nói vậy, thế nào rồi mọi việc trong nhà bà cũng biết hết. Bà như chị của tôi.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #46 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:15:54 pm »

- Thưa ông, xin cảm ơn ông đã tin tôi.
- Bây giờ, thế này.
Phan đắn đo, hắn tìm từ ngữ hay là lục tìm mối quan hệ giữa người chủ và người làm công sao cho có ngăn, có nắp. Phan biết, bà vú không muốn lôi thôi, bà chỉ lo chu toàn công việc, nếu được lòng ông, chưa chắc bà đã hài lòng. Trong nhà người chủ không vừa ý, có thể rắc rối, Phan hiểu điều đó, hắn lựa lời:
- Chắc bà đã biết câu chuyện, ...
- Thưa ông, quả thực là tôi không biết.
- Chẳng lẽ, ...
- Nếu nói về ... A, không, cặp mắt đàn bà của tôi thì, ...
Phan động viên:
- Bà cứ nói, nếu không phải bây giờ ... thì mai mốt bà cũng...
- Thưa ông, tôi đã có tới hai đứa con, ...
- Vâng, ...
- Vì vậy, người phụ nữ có chuyện gì khác, ai cũng biết.
- Sao vậy?
- Thưa ông, trời sanh ra đàn bà có bốn điều không thể giấu. Đó là yêu thương và thất vọng, có thai và có con.
- Dạ, nhưng ...
- Ông biết đấy, có lẽ Đức Chúa Trời nặn người đàn bà từ chiếc xương sườn của người đàn ông, cho nên ông Trời dành cho người đàn bà nỗi chua cay khi làm điều không phải, và ... người đàn bà cùng với người đàn ông, nhưng bao giờ người đàn bà cũng phải gánh tất cả, gánh nỗi nhục cho người đàn ông.
- Điều đó tôi biết.
- Thưa ông, chính vì cơ thể người đàn bà chứa chất trong đó bao điều kì diệu mà người đàn ông không sao có được và, ... vì điều kì diệu đó mà khi, ... thì ai cũng biết.
 - Vậy à.
- Thưa ông, tôi là đàn bà, phận đàn bà với nhau, tôi biết và tôi thông cảm.
Phan hỏi:
- Tôi không hiểu.
- Thưa ông đàn bà mà không có con thì, ... ông thử tưởng tượng mà xem, nhiều khi cuộc đời đơn giản là ... Vậy mà biết bao người không sao có được.
Con, đối với người đàn bà là hạnh phúc tuyệt đối, nhiều khi, đến đỗi, họ không cần có người đàn ông bên cạnh.
- Thật à?
Trời! Phan không sao hiểu nổi, nghe bà vú nói hắn như đi vào chốn hoang vu của thế giới đàn bà, thế mà hắn cứ tưởng rằng hắn biết tất cả, thực ra,... từ trước đến giờ hắn luôn nghĩ rằng chỗ dựa của người đàn bà chính là người đàn ông. Hóa ra, người đàn bà cần có con, như cuộc sống cần có khí trời. Nhiều khi, quả thật, người đàn bà sống vững vàng mà không cần có người đàn ông bên cạnh, nhưng không có con, họ không sao chịu nổi. Hóa ra, cuộc sống thực khác xa những điều người ta nghĩ.
- Thưa ông, khi bà mới cấn thai tôi đã biết dù bà không nói. Nhưng, bà thương ông lắm, đôi khi,...
- Hả? sao? bà nói đi
- Suốt bốn tháng nay, mỗi chiều bà đều lấy tập ảnh của ông ra xem rồi thẫn thờ.
- ...
Bà vú muốn nói với trung tá, với một người đàn ông về điều hệ trọng đối với phụ nữ. Bà hiểu rõ đàn bà bởi chính bà là một người đàn bà. Bà biết, cơ thể người phụ nữ nào cũng giống nhau, sự ham muốn cũng như nhau. Chỉ có môi trường khác nhau, sự suy nghĩ khác nhau, tính cách khác nhau và nhất là mức độ kiềm chế, sự tự tôn và tự trọng khác nhau sẽ đẫn đến hành vi khác nhau. Ngay những bậc mẫu nghi, những đức đại phu nhân, những bà thái thượng, những nữ học giả, nữ tu đều ham muốn, đều có những giây phút không kiềm chế nổi, đã buông theo những dục vọng nhất thời ... để rồi, nếu có thể được, họ chôn chặt vào lòng quyết không lao vào những cuộc phiêu lưu để sống bình an suốt đời. Có người sống theo bản năng, có người vượt qua được những ham muốn bồng bềnh, có người bình tĩnh, có người xốc nổi, có người chẳng quan tâm đến điều tiếng thị phi, nhưng cũng lắm người chỉ vì hoàn cảnh. Bà trung tá ở vào một hoàn cảnh éo le, chỉ vì thương chồng, chỉ vì ... Bà vú cân đo:
- Xin ông cho phép tôi nói thật lòng.
- Bà cứ nói, tôi nghe bà.
- Thưa ông, bà nhà là một người vừa cổ, vừa kim.
- Tôi không hiểu.
- Tôi nghĩ, bà nhà cũng là một phụ nữ bình thường, thương chồng nhưng bà ấy sống trong hoàn cảnh mới, bà ấy sống với ông.
- Ý bà là tại tôi?
- Tôi không nói tại ông, nhưng nếu ông không sống như ông đang sống, nếu như ông không khuyến khích bà ấy sống hiện đại, nếu không có chuyện ông nằm ở đây, thì, ... với lại ...
- Sao, bà nói đi.
- Bà ấy ham có con, bà ấy cần có đứa con, bà ấy ở với ông năm năm rồi, tới giờ bà ấy vẫn thương ông.
Ngọc Phan hoàn toàn bất ngờ, bà vú không phải là một người làm công bình thường, bà ta là một phụ nữ từng trải. Ẩn tàng sau vẻ khù khờ, là một người đàn bà sắc sảo về lí lẽ, đa cảm và nhân hậu. Bà vú không nhìn hắn, vẫn nói nhỏ nhẹ như tâm tình, như nói với chính mình:
- Ông nghĩ coi, nếu bà ấy là loại người dối trá, muốn che dấu ông, muốn tiếp tục dấn sâu vào con đường tình dục, muốn tìm những người đàn ông lạ để thỏa mãn những cảm xúc lạ... thì bà ấy đâu cần giữ cái thai. Nếu bà ấy đến bệnh viện hút bỏ rồi về lại thương yêu ông, ông đâu có biết. Phụ nữ đã giấu thì có cạy miệng họ cũng không nói, phụ nữ đã quyết cái gì họ làm cho bằng được, họ đã giữ thì chẳng ai lấy được ... bà ấy không phải loại người đó. Bà ấy chỉ muốn có con. Tôi là đàn bà tôi hiểu ...
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #47 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:16:24 pm »

- Bà Hai, theo bà tôi nên làm gì?
- Tôi không dám, nhưng nếu tôi có lời khuyên với ông, xin ông cho phép.
Càng nói chuyện trực tiếp, bà vú càng có những suy nghĩ và cung cách ứng xử kì lạ. Ngọc Phan chưa từng thấy ở một người làm công nào sâu sắc và lễ độ như bà Hai. Hắn chợt nghĩ, hóa ra con người có văn hóa đâu cứ phải có bằng cấp cao, đâu phải ăn mặc đẹp, đâu cứ phải có nhiều tiền ... Nhiều khi vì hoàn cảnh, con người ta chịu sự sắp xếp của Trời, đất hoặc bắt buộc phải ở vào vị trí của người làm công. Nhưng, tính cách, tư duy củ con người chẳng ai có thể lấy tiền mà mua được. Trong những ngày rớt vào vùng bi thảm, chịu những đau khổ tận cùng, hắn nhận ra sự kì lạ ở con người. Thường ngày hắn là ông chủ, hắn đối xử với bà vú bằng số tiền công hắn bỏ ra, hắn coi bà là một người hoàn toàn lệ thuộc vào hắn, cơm ăn, áo mặc, chỗ ngủ. Thậm chí những điều suy nghĩ của bà, hắn cũng có thể điều khiển bằng những đồng tiền của hắn. Hắn thỏa lòng khi hắn về gọi cửa, bà vú mở cửa, cúi đầu. Hắn gọi bà ấy thưa ... Bây giờ, hắn cảm nhận điều khác lạ ở một người đàn bà mà hắn vốn coi dưới mắt. Phan dịu giọng
- Được.
- Nếu tôi là ông, tôi tha thứ, bà ấy căm ghét kẻ khốn nạn đó, nếu bây giờ ông không thương yêu bà, chắc chắn bà ấy sẽ đau lắm, bà ấy sẽ rất cô đơn. Ông ơi! người đàn bà cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì hậu quả khôn lường.
- Tôi hiểu rồi, bây giờ tôi phải ...
- Bà ấy thương ông, đứa bé ra đời sẽ sống với ông bà, nó không có tội gì, bây giờ chính ông là người cứu mẹ con bà ấy, như ông đã từng cứu hai người bạn của ông.
- Sao bà biết?
- Bà ấy nói với tôi, bằng tất cả niềm tự hào về ông rằng, nếu ông như người ta thì việc qui tội cho người khác dễ như trở bàn tay. Ông tốt lắm, ông cao thượng. Chính vì thương ông, bà ấy quyết cứu ông bằng mọi gia, kể cả, ...
- Trời!
Phan đã từng biết tất cả, biết hết. Vậy mà, chẳng hiểu sao hắn không hệ thống lại được, hắn không bao giờ chịu nghe bất kì ai. Hắn không thể hiểu nổi trong những ngày bị giam mình mới đây, Bạch Yến đã lo toan, đã chạy chọt. Thân đàn bà, cặm bẫy, giềng mối rối như tơ. Vậy mà ta lại trách.
- Thưa ông, bây giờ bà ấy ngại gặp ông, suốt ngày đóng cửa phòng, người đàn bà cô đơn và tuyệt vọng, tôi lo lắm lỡ có bề gì ...
Phan ngồi chồm dậy, vẻ mặt lo lắng:
- Bà Hai, bà về đi, tìm cách lựa lời khuyên giải cô ấy. Bà nói cô ấy vào đây tôi muốn nói chuyên.
Bà vú mừng rỡ.
- Xin đội ơn ông, lát nữa bà ấy vào gặp ông.
*
- Thưa trung tá, mời ngài.
Ngọc Phan giật mình, hai sĩ quan quân pháp điều tra súng đeo ở thắt lưng, mặt lạnh lùng. Hắn chợt nghĩ, chẳng lẽ cuộc đời hắn lại kết thúc nhanh chóng đến như vậy. Mặt hơi tái Phan hỏi:
- Tôi đi đâu?
- Chúng tôi được lệnh mời ông đi đến phòng cảnh sát điều tra.
- Tôi có mang theo đồ đạc?
- Người khác sẽ mang cho ông, mời trung tá.
Cửa phòng quân cảnh điều tra dường như đã mở từ lâu, bên trong đã có nhiều người. Nguyễn Ngọc Phan bước vào, hắn liếc nhìn, có đủ những người đã trực tiếp điều tra. Đại úy Phương ngồi ở góc bên trái liếc nhìn hắn vẻ nghiêm trang, đại úy Phiên phó phòng an ninh, đại tá Thương ở vùng II, đặc biệt có đại tá Nguyên trưởng phòng 2 Bộ tư lệnh không quân ngồi ở ghế dự kháng. Khi Phan bước vào hắn liếc nhìn rồi cúi đầu, giả đò như đang đọc ... liếc thấy đại tá Nguyên, Phan khựng lại, tự nhiên tay phải kéo lên ngang thắt lưng. Cử chỉ đó không thoát ra ngoài cặp mắt dù cúi xuống đọc "tài liệu" của Nguyên, hắn hiểu, gáy hắn lạnh rồi cả xương sống cũng lạnh, hai chân lạnh buốt. Đại tá Nguyên thừa biết, đó là bản năng phản xạ gặp kẻ thù và nếu có súng, chắc chắn trung tá chẳng run tay chĩa về phía hắn kéo cò. Mắt long lên, đỏ ngầu, chân bước nặng như chì, Phan ngồi vào hàng ghế dành riêng cho tội phạm, bên cạnh Phan là hai sĩ quan quân pháp. Đại tá Thương mở đầu:
- Kính thưa đại tá trưởng phòng 2 Bộ tư lệnh không quân . Hôm nay, ...
Phan nắm chặt tay bóp mạnh vào thành chiếc ghế hắn đang ngồi, hóa ra người quan trọng nhất là Nguyên, nghĩa là hắn phải trả lời những câu hỏi của kẻ thù, kẻ đã phá hoại hạnh phúc của hắn. Chiếc áo sĩ quan dù được ủi phẳng, trên ve áo không có ngôi sao nào, dù chưa ai tước quân hàm nhưng hắn thấy mình không thể mang quân hàm trong khi đang là phạm nhân. Phan ngồi nghiêng một góc để tránh ánh nhìn vào mặt tên khốn kiếp. Vậy mà, chẳng hiểu sao dường như tạo hóa ban cho loài người giác quan cảm nhận, nhiều khi đúng đến tuyệt đối. Rõ ràng hắn đang thấy tên đại tá cao, to, cắt tóc ngắn, mái đầu nghiêng thỉnh thoảng nhìn hắn. Trong khi chuẩn bị để trả lời trước cơ quan điều tra, Phan đang chuẩn bị cho mình một số trường hợp sẽ trả lời với tên khốn đó. May sao điều hắn lo ngại lại không xảy ra. Người ta gọi hắn tới để xác nhận một số kết luận của quân pháp điều tra về hành vi để mất chiếc trực thăng, hắn phải kí vào bộ hồ sơ đã hoàn chỉnh để chuyển về Bộ tư lệnh không quân .
Chiếc xe gíp chở trung tá Nguyễn Ngọc Phan rẽ vào khu nhà tạm giam, Phan chợt thấy chiếc Phi-át của Bạch Yến vừa ra khỏi cổng. Vậy là nàng đã đến, có lẽ chờ lâu và bây giờ Bạch Yến đã về tới nhà. Nhưng, đại tá Nguyên đang có mặt ở Nha Trang, linh tính như có điều gì đó sẽ xảy ra làm cho hắn bất an, nôn nao, khó chịu. Xuống xe, bước vào nhà, món nem chua Thủ Đức bày sẵn trên chiếc đĩa to, sáu chai bia con cọp xếp thành hình ngôi sao, ở giữa có một chai, ở năm góc có năm chai. Kiểu bày trí này chỉ có Bạch Yến làm, mỗi khi có tin vui. Món nem hắn mê từ những ngày còn ở Sài Gòn, mỗi lần hắn về nhà là có sẵn. Một món ăn dân tộc được chế tạo rất tinh vi định vị từ thịt sống với một ít gia vị bó lại rồi nhờ thời gian và nhiệt độ khí trời, thịt sẽ chua và điều kì diệu, chính là nó không còn chút nào vị sống mà là gần chín ăn rất ngon. Đặc biệt nem Thủ Đức uống với bia con cọp có lẽ khó có món ăn nào sánh nổi. Hắn bước tới, bước lui, một thói quen khi suy nghĩ, chợt Ngọc Phan nhớ lại, có lẽ bà vú về nói lại hắn tha thứ là tin vui đối với nàng.
Hắn ngồi xuống chiếc ghế xa-lông đã cũ, mắt dõi ra phía cổng, lòng nôn nao bất lực bởi hắn đã trở thành kẻ thua cuộc, một con người thừa, điều mà hắn không thể nào chịu nổi. Bây giờ đây hắn đang bị giam, ở bên ngoài rào, thằng khốn đó đang giở trò gì ...
Bạch Yến ngồi trên chiếc xe khá lâu, nàng dừng lại bên vệ đường. Biển xanh ngắt, gió nhẹ, ngoài khơi đã có những con sóng to, bạc đầu dồn dập đổ vào bờ biển, lúc này đang đông khách. Từng đôi, nằm trên chiếc ghế bố, bên trên là cây dù ... Nàng ao ước được hòa vào khối người đang cười, vui, chạy, nhảy. Bạch Yến đang thả hồn vào cõi lạ, nàng nghe bà vú nói "ông muốn gặp bà", vội vã, mừng húm, chẳng kịp trang điểm, chỉ khoác lên vai cái túi xách, chiếc áo khóac ... Thậm chí nàng còn mặc chiếc quần ngủ ở nhà loại quần gọn, màu xanh nhạt có đốm đen bắt mắt, nhăn nheo. Điều quan trọng là Phan, có lẽ Phan sẽ tha thứ, Phan chấp nhận cho nàng có con, nàng sẽ cảm ơn Phan, nàng sẽ trung thành ... Chiếc xe gíp nhà binh lách vào đậu trước xe Bạch Yến. Đại tá Nguyên xuống xe, ông ta vẫy tay, chiếc xe vọt đi, Nguyên vòng phía cửa xe mở, đon đả:
- Bạch Yến sao em ở đây?
Bạch Yến hững hờ:
- Em nghỉ ngơi một chút, anh đi đi.
- Bạch Yến, sao em nỡ đuổi anh.
Bạch Yến uể oải không nhìn lại
- Anh có gì đáng để được tôn trọng?
- Ít ra, chúng ta cũng có thể nói chuyện với nhau trên tình bạn chứ?
- Tôi không có loại bạn như anh.
- Sao em lại cố chấp? sao em không dành cho anh một cơ hội?
Bạch Yến hỏi
- Cơ hội gì?
Nguyên lấy lòng:
- Chuộc lại lỗi lầm.
- Anh có lỗi gì?
- Thôi mà em, anh từ Sài Gòn ra đây là để gặp em, anh đến nhà bà vú nói em vừa đi, hóa ra ...
- Anh để tôi yên, được không?
- Anh muốn nói chuyện nhiều với em, ở đây không tiện, anh đề nghị,...
- Về khách sạn, phòng 105, như cũ.
Bạch Yến thẳng thừng:
- Không, anh tôn trọng em, chúng ta cần nói chuyện thẳng thắn. Em thấy đó, câu chuyện của trung tá, của anh, của em đâu có đơn giản chút nào.
Bạch Yến giật mình:
- Chuyện anh Phan?
- Phải.
Bạch Yến hỏi dồn:
- Anh Phan ra sao?
Bạch Yến chưa biết chuyện gì xảy ra đối với Phan. Bà vú về nói Phan gọi nàng vội vã. Ra đến nơi anh ấy đã đi. Chẳng lẽ người ta giết anh ấy? Thấy Bạch Yến lo lắng, nhìn cung cách ăn mặc, chiếc áo ngủ sát nách, chiếc quần quá đầu gối, chỉ có chiếc áo khoác lông màu trắng là ... Nguyên hỏi:
- Bộ em đi chợ?
- Không.
- Sao em ăn mặc quần áo ở nhà?
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #48 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:16:51 pm »

- Ăn mặc thế nào, có liên quan gì đến anh?
- Có, em đang vội vã, chuyện gì vậy?
- Ai bắt anh Phan, anh ấy bây giờ ở đâu?
Nguồn gốc của sự vội vã, căn nguyên của mọi rắc rối, chính là từ trung tá. Rõ ràng Bạch Yến dù trao thân, dù đang có thai với Nguyên nhưng nàng vẫn không yêu hắn. Hắn hiểu điều đó rõ hơn ai hết. Vốn xuất thân từ một sĩ quan quân báo, hắn nhanh chóng nhận định đúng tình thế. Lập tức hắn có ngay biện pháp xử lícó lợi cho hắn:
- Trung tá được mời lên cục an ninh để hoàn tất hồ sơ, bây giờ chắc ông ấy đã về.
Nghe Nguyên nói, nét mặt Bạch Yến rạng rỡ hẳn. Từ vẻ dửng dưng, căm ghét, bây giờ ánh mắt của nàng đã có chút thiện cảm dù vẫn còn hờ hững, Nguyên không để lỡ cơ hội:
- Bạch Yến, lâu quá rồi chúng ta chưa có dịp trò chuyện, anh rất nhớ em, dù sao ...
- Em mệt, anh để em yên
Nguyên nhìn xuống, chiếc áo nàng mặc bên dưới đã có một vòng tròn, dù còn nhỏ, nhưng cái vòng tròn đó bây giờ đang lớn rất nhanh. Vẻ kiêu sa, ẩn chứa một sự nhẫn nhục, chịu đựng còn hằn lên đôi mắt vốn rất đẹp của nàng. Nguyên năn nỉ:
- Bạch Yến, cho anh ngồi lên xe, chúng ta nói chuyện cũng được.
Bạch Yến liếc nhìn bên trái, chiếc vô lăng bên trên, phía dưới chiếc ghế còn để trống, nàng đã ngồi sang bên tay phải khi mới dừng xe, mở cửa để ngắm bờ biển trải dài. Nguyên mở cửa ngồi sau tay lái:
- Bạch Yến, có bao giờ anh chối bỏ con đâu?
- Không chối sao đòi giết?
- Anh chỉ sợ khó khăn cho em, trung tá sẽ giết em, dư luận không buông tha em.
- Ngụy biện, tất cả những điều anh nói, chẳng lẽ em không biết?
- Nếu vậy thì hay quá. Em, ...
- Em, em gì? Lại giở trò, bọn đàn ông các anh.
Nguyên bông đùa:
- Tất cả đàn ông do đàn bà đẻ ra, người đẻ ra phải có trách nhiệm dạy bảo ...
Bạch Yến phì cười nhưng nén lại được ngay, mặt lạnh:
- Bọn đàn ông, tất cả, là kẻ thù nguy hiểm của đàn bà.
- Vậy mà, không có đàn ông, thế giới này mất đi những công trình vĩ đại, những suy nghĩ táo bạo và loài ngươi sẽ, ...
- Loài người sẽ không có chiến tranh.
Nguyên vỗ tay:
- Giỏi, em thật là tuyệt, đúng như vậy. Chẳng hiểu sao, tất cả mọi cuộc chiến tranh đều do đàn ông gây nên.
Bạch Yến mỉa mai:
- Và mọi thảm họa trong đời sống, xã hội cũng do đàn ông tạo ra.
Nguyên lấy lòng:
- Điều đó cũng đúng - Nguyên choàng tay sau lưng. Bạch Yến để yên. Bây giờ bọn người gây thảm họa cầu xin bà chúa của từ bi hãy ban cho một cơ hội để sám hối.
Bạch Yến quay lại, nhìn vẻ mặt nhăn nhó của đại tá Nguyên nói:
- Bộ mặt nhăn như khỉ đột.
- Người có bộ mặt như khỉ đột, cầu xin tiên nữ hãy cởi vòng kim cô.
- Đừng hòng.
- Vậy thì, ...
Nguyên mở khóa, chiếc xe chồm trên đường, lăn bánh về phòng 105, khách sạn Hoa lan ở ngay trên con đường này cách nơi xe dừng chừng một ki-lô-mét. Bạch Yến giẫy nẩy:
- Anh lái đi đâu vậy?
- Đến nơi cần cho cục cưng của anh nghỉ ngơi và dưỡng sức.
Xe chạy với tốc độ khá nhanh, giằng co sẽ rất nguy hiểm. Bạch Yến biết rõ điều đó, nàng vụt nghĩ rồi nhìn cánh tay săn cuồn cuộn để trên vô lăng, có lẽ chẳng có gã đàn ông nào trên đời này có sức khỏe và có xung lực dồi dào như người ngồi bên cạnh nàng, "ta chỉ coi anh ta là một thứ công cụ", "ta đang cô đơn, ta chỉ cần một thoáng ..."chiếc xe chạy vun vút, hàng cây, những dãy nhà lướt qua. Lí trí, xác thịt đan xen "Dù sao ... cũng chẳng mất gì", "chẳng qua ..." lòng ta vẫn thuộc về Phan "anh ấy làm sao mà biết được?" " Chỉ có lần này" " Đây là lần chót..." Xe vòng xuống bãi đậu trong khách sạn, Nguyên mở cửa, hắn vội vã chạy qua đầu xe mở cửa cho Bạch Yến. Thái độ lăng xăng, lịch sự làm cho Bạch Yến vui vui, lòng tự ái được vuốt ve. Nàng theo đại tá như cái xác lập lờ.
*
Mĩ tiếp tục viện trợ, những chiếc trực thăng cũ được thay thế phụ tùng, hàng loạt những công-ten-nơ quân cụ cho không quân, đổ dồn về cảng Đà Nẵng và cảng Sài Gòn. Bộ phận thay thế các phụ tùng được bố trí rải rác khắp các sân bay quân sự. Chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ" sau hiệp định Pa-ri bị ngăn chặn, làn sóng rút lui các căn cứ để tập trung cố thủ, chiến dịch giành dân, lấn đất liên tiếp bị thất bại, các vị trí của quân lực nhiều nơi chỉ trong một đêm đã có những thay đổi ghê gớm. Đợt tổng kiểm tra lí lịch chẳng những không làm giảm đà suy sụp, củng cố lại tinh thần chiến đấu mà còn làm cho nội bộ hoang mang hơn, chẳng ai còn tin ai, sự nghi ngờ lan khắp các đơn vị.
*
Trong khi Hồ Duy Hùng và Nguyễn Tường Long trên đường trở về miền Nam thì tại căn cứ Phi Long ở Nha Trang nhộn nhịp lạ thường. Quân cảnh điều tra đã lập xong hồ sơ, đang hoàn chỉnh bước cuối cùng. Tại buổi tường trình toàn bộ sự việc của quân cảnh điều tra sư đoàn 2 không quân để báo cáo lên Bộ tư lệnh không quân , đại tá Nguyên, người có trách nhiệm nghe toàn bộ bản án, đã thu thập đủ chứng cứ, nghe quân phạm trực tiếp thừa nhận và kí tên vào bản cáo trạng. Hắn là người thừa ủy nhiệm của Bộ tư lệnh không quân tham gia luận tội ... Hắn giật mình, hắn nhớ, bàn tay phải của trung tá Phan bất ngờ kéo lên thắt lưng ngay nơi đeo khẩu súng ngắn làm cho hắn lạnh gáy. Đối với hắn chỉ có hai con đường, hoặc là thủ tiêu, giết chết trung tá Phan để trừ mọi hậu họa cho hắn về sau hoặc là hắn không bao giờ được xuất hiện tại các buổi xử án trung tá. Chỉ cần biết hắn có chân trong ban chuyên án, dù cho án xử thật nhẹ, Phan cũng có thể nói rằng đó là bản án do kẻ thù đặt mức án cao nhất cho ông ta.
Dù sao, hắn ở Nha Trang ba ngày, ngày nào cũng ngập tràn hạnh phúc, dẫu thái độ của Bạch Yến lúc thì căm ghét hắn, lúc thì bất cần. Lần nào cũng vậy, cuối cùng rồi Yến vẫn cùng với hắn ... và, khi mắt nàng nhắm lại, mọi bão tố không còn đáng ghét, dù cho cơn lốc có tàn phá nhưng nàng vẫn mở rộng vòng tay đón cơn lốc như đón một cái gì đó, khó mà nói cho hết được, đôi khi sự tàn phá đó hết sức cần thiết đối với nàng, nàng chấp nhận một cách tự nguyện, nàng khao khát ... mở lòng ...
 
10
Hùng đạp thắng, chiếc xe đang bon chạy trên con đường đất đỏ dừng lại, bụi dồn ra phía đầu xe tối sầm, Tường Long sửng sốt:
- Cái gì vậy Hùng?
- Anh Hai San.
- Hai San nào?
- Người quen với Hai Thắm, người chỉ huy của tôi ở nội thành.
- Đâu?
- Bụi quá chờ chút.
Đám bụi không có gió cứ quanh quẩn ở đầu xe, bóng dáng người đi đường mất hút trong bụi. Một lúc sau, Hùng quan sát, ở phía sau xe, một người đàn ông dắt chiếc xe đạp. Hùng nhảy ra khỏi xe.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #49 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 03:17:19 pm »

- Anh Hai, có phải Hai San?
- Phải, ai đấy?
- Hùng, Hồ Duy Hùng.
Người đàn ông quay xe lại, anh ta mặc chiếc áo bà ba đen rộng thùng thình, dáng nhanh nhẹn, dép râu, quần đen, đầu đội mũ tai bèo, chiếc khăn rằn đen trắng cột ở cổ, reo lên:
- Trời, Hùng, tao tưởng.
- Anh tưởng tôi tiêu rồi chớ gì?
- Không, các anh nắm chắc mày lắm, mày làm sao mà tiêu được, thấy mày khỏe mạnh, tao mừng quá.
Không kìm lòng nổi Hùng bật ra:
- Anh Hai, Hai Thắm thế nào?
Hai San cười mỉm:
- Mê nó rồi phải không?
- Dạ, chưa.
- Chưa có nghĩa là sắp mê chứ gì?
Hùng bẽn lẽn, gặng hỏi:
- Anh Hai, Hai Thắm có mạnh không?
- Nó hả? Nó đang ở Sài Gòn, hình như nó chuẩn bị vô cứ học.
- Anh đi đâu vậy? chừng nào Hai Thắm vô cứ.
- Đi về cứ, khoảng hai tháng nữa nó vô.
- Anh ở lại ăn cơm với tụi em được không?
Tường Long hưởng ứng:
- Mời anh Hai, chúng ta vào trong kia.
Hùng lái xe cho vào tán cây, Tường Long khéo léo nhóm lửa, phút chốc nồi cơm sôi, anh cào than đặt hộp thịt lên trên đống than hồng. Hùng trổ tài nấu nồi chè sữa với đậu xanh. Bữa cơm dã chiến thật ngon. Trời tối dần, bây giờ chỉ còn bọn ngụy, thi thoảng mới có máy bay. Quân ta đi giữa ban ngày và cả ban đêm. Đêm nay được sự đồng ý của Tường Long, Hùng và Hai San mắc võng ngủ cạnh nhau ở ngay bên cạnh chiếc xe. Hai San hỏi:
- Mày ở miền Bắc mới về tới đây phải không?
- Dạ, phải.
- Tao tưởng.
 - Anh tưởng gì?
- Tao tưởng mày ở luôn ngoài đó.
Hùng sững sờ:
- Sao vậy, anh?
Hai San cười, hàm răng vừa rụng mấy chiếc trông thật ngộ nghĩnh, rổn rảng:
- Thì, mê gái Hà Nội. Chà nghe nói ở ngoài Bắc khí hậu sao đó mà con gái đức nào cũng có nước da trắng, môi đỏ, xinh lắm. Lính ở chiến trường ra ít có thằng trở vào nổi ...
Hùng cười:
- Gì dữ vậy, ở đâu cũng, ...
- Thôi đi, mấy cha của mình ra ngoài ấy có vào nổi đâu, như ...
Hùng sôi nổi:
- Anh Hai, còn Thắm ...
- Nó mừng lắm, gặp ai nó cũng hỏi mày
Hai San gối đầu lên cánh tay, điếu thuốc rê bập bùng lúc lòe lên rồi tắt dần, khói trắng thành sợi bay lên lượn theo chiều gió nhẹ dưới gốc cây rừng. Hùng nhìn bầu trời đầy sao, nôn nao khôn tả.
- Hôm đó, đúng ngày hẹn gặp lại Thắm, tôi phải bay đi tiếp tế ở phía tây Quảng Đức, bốn giờ chiều về đến nhà là bị bắt. Bọn chúng giam ở nhà lao, cục an ninh không quân, an ninh quân đội và Tổng nha ... Không tìm được chứng cớ, bọn chúng sa thải và bắt tôi phải trình diện hàng tuấn ở Hội An, lần đầu đến trễ, lại bị giam ba ngày. Tôi trình diện hai, ba lần rồi bỏ vào Sài Gòn chưa bắt được liên lạc với tổ chức. Bọn chúng lùng ráo riết. Gia đình khuyên nên lánh một thời gian. Tôi không chịu ... Một bữa nọ, trên đường về nhà bà dì ở đường Cô Giang - Phú Nhuận, phát hiện bị theo dõi, tôi lên Đà Lạt đốt than, chờ đợi ...
- Mày mà đốt than?
- Thiệt mà anh.
- Kể nghe coi.
- Dạ.
Hùng ngước nhìn, tàn lá cây giao nhau, bên trên nữa là mây xanh, cuộc đời xoay vần như dòng đẳng áp của khí quyển (tất cả các khu vực trên một vùng có áp suất giống nhau, nối chúng lại gọi là đường đẳng áp), ở vùng áp cao không khí chạy xuôi theo chiều kim đồng hồ, còn ở vùng áp thấp không khí chạy ngược lại. Con người cũng như vậy, có lúc chạy xuôi nhiều khi phải đi ngược lại. Đời người đâu phải lúc nào cũng ở vùng cao hoặc vùng thấp. Biết bao nhiêu người sống ở vùng giao nhau, lúc thì chịu đựng áp suất không khí tăng rất khó chịu, có lúc lại sống ở vùng áp suất không khí thấp cũng không dễ chịu gì hơn. Sự giao nhau của hai khối không khí là sự thử thách khắc nghiệt đối với cơ thể con người. Đời người ta sướng khổ là một qui luật, chẳng ai có thể quyết định số phận của mình, chỉ có dựa vào qui luật khắc phục nó. Trong chiến tranh nhiều khi mình không thể chủ động hoàn toàn, phải biết tấn công, có lúc lại phải biết phòng tránh. Tránh cũng là một nghệ thuật, tránh chứ không phải cầu an, bảo mạng. Hùng phấn chấn:
- Chưa bắt được liên lạc với tổ chức, mật vụ bám riết, dựa vào nguồn tin của bạn bè tôi biết địch đang bủa vây để bắt tôi. Tôi lên Đà Lạt rồi xuống Phan Rang làm nghề đốt than để tạm lánh.
 Hai San gật gù, trời tối dần, những vì sao lấp lánh như những bóng đèn pin nhỏ xíu trên bầu trời. Anh đã từng làm nghề đốt than nên rất thích thú khi nhắc lại những kỉ niệm:
- Nè Hùng, có lẽ nghề đốt than cũng là một nghề lạ và lắm công phu.
- Dạ, anh biết trong nghề làm than cực nhất lúc nào không?
- Nói nghe coi.
- Nghe nói, anh là thợ đốt lò than phải không?
- Ai nói với Hùng?
- Hai Thắm.
- Cha, con nhỏ, cái gì nó cũng nói với Hùng, lạ thật.
- Có gì đâu anh, đó là một nghề cao thượng ...
- Đúng vậy, người ta tự tìm nguyên liệu, chế biến rồi tự tiêu thụ, lao động và sống .
- Anh Hai, hồi đó, mới vô nghề, vào rừng, đốn cây, cưa gỗ tôi sợ nhất là vác gỗ, mỗi khúc từ năm tấc đến một mét, đường kính phải trên hai tấc, vác đi trong rừng, nặng và đau vai lắm, cứ mỗi lần bỏ khúc gỗ xuống đi vào rừng để vác khúc khác, người như nhẹ hẳn, khoan khoái vô kể.
- Nè, Hùng, có lẽ đốt than cũng là một loại kĩ thuật chẳng kém gì luyện gang, nếu để cháy quá hoặc cháy chưa tới coi như mất giá. Đặc biệt là đốt than coi vậy mà là y như một công trình khoa học, phải xếp củi khô ở dưới đáy, chất gỗ lên theo lớp có nhiều khe để không khí vào, đúng không?
- Anh giỏi quá, đúng là phải chất có nhiều khe, cao thấp tùy ý rồi đắp đất, chừa hai lỗ, một lỗ đốt ở hướng gió và một lỗ thoát khói. Có lẽ cuộc đời người thợ đốt than hạnh phúc nhất là lúc dỡ than, người có kinh nghiệm đốt không để cháy thành tro mà cũng không để than sống:
- Trời, Hùng, mày là thợ đốt than thật rồi, tao biết chẳng có gì cực bằng, có điều khi giở lò được cục than nặng, đen, có giá là mừng lắm.
Hùng thấy như sống lại những ngày thật sự cực khổ, lao động hết mình để tạm lánh, tìm cơ hội trở lại tiếp tục cuộc chiến đấu. Hùng xúc động:
- Anh Hai, có lẽ tôi không bao giờ quên thời gian tôi đi làm than ở Phan Rang, thấm thía nỗi cực khổ của người lao động. Anh biết đấy, chỉ việc canh cho lò đừng bị nứt đã là một kì công, khi đã quyết định bít cả miệng lò và ống khói thì việc coi sóc lò là hết sức công phu, nếu không trét kịp thời những vết nứt không khí lọt vào, than sẽ cháy hết thành tro, uổng công.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM