Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:34:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bản án tản thất quận dụng  (Đọc 46107 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #10 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 07:42:38 am »

nhờ thể dục, thể thao, bà là một phụ nữ tuyệt vời mà tôi đã gặp.
- Ngài quá khen. Bạch Yến trả lời như một cái máy, trước câu khen ngợi đúng lúc, nàng lâng lâng trong lòng, ý tưởng trở thành một phụ nữ hiện đại là ước mơ từ lâu, Bạch Yến không ngờ đại tá, một sĩ quan cao cấp có lời khen ngợi quí báu dành cho nàng, điều mà trước nay, kể cả chồng nàng chưa có lời âu yếm đó. Bạch Yến liếc nhìn đại tá Nguyên, ông ta có một thân hình mà bất kì người phụ nữ nào cũng thèm khát. Cơ thể của người đàn ông khỏe mạnh, nở nang, rắn chắc có sức quyến rũ đặc biệt đối với phụ nữ. Nàng ao ước một người đàn ông có cơ thể như của đại tá, nàng tưởng tượng bên trong cơ thể đó là một xung lực mạnh mẽ, sẽ làm thoả mãn những khát khao mà người phụ nữ như nàng đang mong đợi. Bạch Yến và đại tá Nguyên đi song song dọc theo mép nước biển, thi thoảng ông ta liếc ngang, Bạch Yến như nàng tiên cá, chiếc áo trắng, hòn đảo xanh xa xa trộn cùng với hai hòn đảo trắng bên cạnh thật gần, tạo nên một khung cảnh hấp dẫn lạ thường. Vượt qua hàng các dãy ghế bố hai người đi đến một bãi có phao nằm. Đại tá Nguyên ngỏ lời:
- Mời Bạch Yến, chúng ta ngồi ở đây uống cà-phê ngắm mặt trời lên. Tôi rất mê cảnh mặt trời mọc trong khung cảnh bình yên êm đềm. Bạch Yến sửng sốt, trả lời:
- Da, ... sao đại tá biết tên em? Bãi phao nằm, được một người sành đời tạo nên trong khu vực bãi dương, nó là những chiếc phao bằng cao su đen có thể đẩy xuống mép nước để nằm trên mặt nước bập bềnh sóng vỗ, nhè nhẹ ... Đại tá Nguyên nằm, đầu kề lên mép phao. Bạch Yến thoạt đầu ngồi khép hai chân bẽn lẽn. Một lúc sau, hòa nhập với không khí chung của cả bãi, nàng nằm nghiêng, đầu gối lên cánh tay trần trên mép phao hướng về phía người nói chuyện...
- Có gì đâu, một người đẹp như Bạch Yến, tôi không biết tên mới là kì lạ. - Nhưng ... Đại tá Nguyên nhón thử:
- Tôi bị Bạch Yến thu hút, đêm qua tôi dò hỏi, không ngờ tên em đẹp quá. Bạch Yến mắc cỡ, sung sướng thoái thác:
- Chẳng phải vậy đâu, tên đó ba em đặt để kỉ niệm một quãng đời của ông.
- Có phải với một người tình?
- Không hẳn như vậy, nhưng đó là một kỉ niệm.
- Bạch Yến có thể kể cho tôi nghe, được không?
- Dạ, được... Đại tá chắc biết chuyện con chim yến màu trắng.
- Không, tôi chỉ biết con chim yến màu trắng là một con chim rất đẹp và lùn báo tin lành cho dân chài.
- Thưa, đúng vậy đó, hồi xửa, hồi xưa, khi nghề chài lưới mới bắt đầu, có một cặp vợ chồng nghèo mò cua biển ở các khe đá. Hồi đó nhiều cua lắm, đến độ chỉ một chút xíu hai vợ chồng nọ đã bắt được đầy một rọ. Một bữa nọ, ... Đại tá Nguyên chăm chú, ông ta nhìn Bạch Yến nói, chiếc miệng xinh xinh, thi thoảng hàm răng trắng như ngọc nhoẻn ra, đẹp lấp loáng giữa hai làn môi hồng. Ông ta liếc nhanh đôi chân và vòng số một bên dưới chiếc cổ đầy đặn, bàn tay trần của Bạch Yến cách bàn tay ông ta khá gần ...
Bạch Yến chậm rãi:
- Một bữa nọ đang bắt cua, cơn sóng thần ập đến cuốn phăng đôi vợ chồng nghèo. Họ chết không có một mảnh vải trên người. Một bà già nghèo thấy hai xác tấp vô, bèn đem chôn ở một góc trên bãi cát trắng. Ba ngày sau, bà cụ ra thăm bỗng thấy một đôi chim lông trắng như tuyết đậu trên hai ngôi mộ, thấy bà cụ hai con chim cất cánh lượn quanh rồi đậu trên đôi vai gầy của bà. Bà nói " hai con chim sống khôn thác thiêng phù hộ cho dân đi biển" nói rồi bà giơ hai tay, hai con chim bèn đậu trên đôi tay của bà, nó bay vút ra biển, bà đặt tên bạch yến ... từ đó, khi có giông bão, những con chim yến trắng lượn đảo trên cácthuyền lưới ... dân chài thấy bạch yến, biết có sóng dữ, tìm nơi ẩn nấp ... Còn ba em, hồi đảo chánh ông Diệm bất thành, trốn ra vùng này, nhờ một bà già nghèo cưu mang. Nhớ ơn, ông nghĩ bà như là người chôn hai vợ chồng người bắt cua, cho nên má em sanh, ông đặt tên em là con chim yến trắng. Bạch Yến kể chuyện say sưa, bàn tay của đại tá Nguyên thừa lúc nằm gọn bàn tay nàng. Bạch Yến rụt rè kéo gỡ ra. Nhưng, dường như bàn tay ấm áp của đại tá dính chặt vào bàn tay của nàng, hơi ấm truyền qua nhanh chóng, đánh thức những tế bào lạc lối ngủ quên. Bạch Yến cảm thấy nóng bừng ở mặt ... nàng nói trong vô thức:
- Thưa đại tá cho em đi tắm rồi về còn kịp đi chợ.
- Ủa, sao em phải đi chợ?
- Dạ, chỉ có em mới biết món ăn mà anh Phan thích. Nguyên thèm thuồng bộc lộ:
- Trời, trung tá hạnh phúc quá, tôi ao ước mãi ...
- Thưa đại tá, còn chị ...
Đại tá Nguyên cởi áo, chiếc quần soọc vừa tụt ra, cả thân hình lồ lộ những đường gấp khúc bên trong chiếc quần tắm kiểu mới bó sát làm cho Bạch Yến thảng thốt, lâng lâng. Nàng cởi áo, chiếc quần thun xếp gọn trên chiếc phao, đứng thẳng chẳng e thẹn, nắm tay Nguyên nhào xuống nước: - Bạch Yến, cùng tôi bơi ra ngoài kia, được không? - Thưa, em chỉ biết bơi trong bờ.
- Thì, bơi trong bờ. Nào, chúng ta cùng bơi. Bạch Yến đứng dưới lớp cát mịn, sóng biển vỗ nhè nhẹ lên ngực một cảm giác dễ chịu, nàng ngắm nhìn đại tá Nguyên sải tay, hai chân đập đều trên nước như chiếc chân vịt của chiếc tầu cao tốc, cả người trườn về phía trước với tốc độ khá nhanh cả thân hình nằm ngang, hai chân, hai tay cuồn cuộn, những thớ thịt săn chắc. Bạch Yến muốn được ngắm thân thể cường tráng của đại tá hơn là tự mình bơi đi. Phút chốc Nguyên đã quay trở lại. Nàng mắc cỡ, đã nhìn trộm người đàn ông với những suy nghĩ tự do, cởi mở. Thấy đại tá Nguyên sắp đến nàng nghiêng người giả đò bơi, nhưng chỉ nổi nửa người phía trên, hai tay cố vươn nhưng chẳng đi được bao xa.
- Sao em không bơi?
- Em bơi dở lắm, đại tá bơi giỏi quá, như con cá kình.
- Em quá khen.
- Thiệt mà, đại tá dạy em bơi với. Nguyên chỉ chờ có vậy, nói ngay:
- Bây giờ, em nằm ngang trên mặt nước hai chân đạp nhẹ để nổi mình lên, hai tay xuôi về phía trước, kéo mạnh ra phía sau, nín thở ... Bạch Yến chẳng những không nổi hai chân mà hai tay vụng về, đưa tay về phía trước thì đầu cũng chúi xuống. Đại tá Nguyên biết Bạch Yến muốn ông giúp đỡ bèn nói:
- Hay là, em nằm trên bàn tay của tôi. Bạch Yến mừng rỡ.
- Dạ. Nguyên điệu đàng đặt một tay dưới bụng, còn tay kia nâng hai chân Bạch Yến lên ngang mặt nước, hai chân nàng đạp mạnh, nước bắn tung tóe. Hai bàn tay Nguyên nâng bụng Bạch Yến nhẹ nhàng, lướt ngang. Một cảm giác bay bổng, lạ lẫm, ngây ngất, nàng tụt khỏi bàn tay của đại tá với một tâm trạng vừa giải thoát, vừa tội lỗi, bên tai nóng bừng tiếng của Nguyên hòa lẫn trong sóng ngày một lớn dần.
- Bạch Yến, chúng ta vào khách sạn ăn sáng rồi tôi đưa em đi chợ. Không thể từ chối, đầu óc Bạch Yến như bị thôi miên, nàng im lặng bước ra khỏi nước biển, đi tiếp trên vùng cát cứng rồi bãi cát xốp như bông, mặt trời vừa trồi lên khỏi mặt biển, trên tay chiếc áo thun chưa kịp mặc, bước theo người đàn ông cách đây chỉ một giờ còn là một người thật xa lạ ...
*
Đại tá Thiều Nguyên chỉ chiếc ghế phía trước bàn: - Mời ngồi. Viên trung úy giập gót, giơ tay chào: - Thưa đại tá, trung úy Hoa, phi công UH-1, phi đoàn 215 có mặt.
- Trung úy có biết tôi gọi về việc gì?
- Thưa, không biết.
- Vậy hãy trả lời những câu hỏi của tôi.
- Dạ. - Nên nhớ, phải trả lời chính xác, không được bao che, không nói sai sự thật.
- Dạ, đó là trách nhiệm và danh dư sĩ quan.
- Tốt, nghe đây. Anh có biết thiếu úy Hồ Duy Hùng? Người sĩ quan tái mặt, nghe nói Hồ Duy Hùng là Việt Cộng, bị bắt rồi trốn, nhiều tin đồn đại xung quanh câu chuyện về người phi công tài hoa này. Nào là anh ta được tung vào hàng ngũ quân lực Việt Nam cộng hòa do một quan chức cao cấp của Việt Cộng cài vào, nào là Hùng có tài bắn súng bằng cả hai tay, tay phải chỉ đâu bắn trúng đó, còn tay trái có thể bắn trúng cả đồng xu quăng lên trời. Rằng Hùng có tai mắt ở đây, anh ta liếc nhìn người đối diện, suy luận biết đâu viên đại tá này là người của Việt Cộng:
- Thưa đại tá, tôi có biết Hồ Duy Hùng.
- Kể đi.
- Thưa bắt đầu từ đâu?
- Từ khi biết. Trung úy Hoa, anh nhìn lên mái nhà, Hồ Duy Hùng là người cùng quê với anh ta, nhiều lần khi còn ở chung một phi đoàn, Hoa và Hùng vẫn nói chuyện với nhau. Nhưng, nếu nói biết rõ không khéo vạ lây, tốt nhất là ...
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #11 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 07:48:24 am »

- Thưa, tôi biết anh ta từ khi cùng được tuyển vào học Anh ngữ khóa 3/69, ngày 24 tháng 3 năm 1969 tại trường sinh ngữ Quân đội.
- Anh ta có điều gì nghi vấn?
- Thưa tôi không để ý.
- Vậy thì ...?
- A, anh ta ưa đánh cờ, dường như chưa thua ai bao giờ.
- Cờ thì có gì nghi vấn?
- Thưa, anh ta hay đi nước pháo gánh, phòng ngự kín đáo, bất ngờ sử dụng con mã phục kích giết xe đối phương, chẳng ai thoát khỏi nước mã quì của anh ta, mỗi khi con mã ăn con cờ đối phương Hùng thường nói UH-1 xuất trận, có lẽ anh ta ôm ấp ...
- Chi tiết đó rất đáng chú ý, có điều nó ngớ ngẩn, anh hiểu chứ?
- Dạ, nhưng, anh ta hay cười, dáng điệu cấc lấc nhưng hành động thì hết sức thận trọng, tôi còn biết anh ta hay đọc sách, đọc báo, đôi lúc khen chê khó hiểu.
- Nói cụ thể đi.
- Thưa đại tá, có lần anh ta nói ông Hồ Chí Minh, ...
- Nó nói sao?
- Thưa, Hùng nói ông Hồ Chí Minh là người yêu nước, lần khác lại nói Việt Nam mình có nhiều bậc đại trí...
- Sau đó?
- Thưa đại tá, Hùng nhắc đến Nguyễn Trãi rồi so sánh với cụ Hồ. Anh ta nói đó là hai bậc đại trí. Đại tá Nguyên uốn nắn:
- Không được gọi cụ Hồ.
- Sao vậy, thưa đại tá.
- Chúng ta chỉ gọi ông Hồ, cụ là tiếng kêu, tiếng gọi của Việt Cộng.
 - Dạ, ...
- Ai là người thân thiết với thiếu úy Hùng?
- Thưa, anh ta ít chơi thân với ai, nghỉ là đi chơi một mình. Từ ngày chúng tôi được chuyển về đại đội hành dinh không quân để tiếp tục học Anh ngữ cuối tháng tư năm 1969 thì Hùng ở trung đội khác. Đại tá có thể hỏi trung úy Hào.

*
Nhiệm vụ của đại tá Nguyên ở sư đoàn 2 sắp hết, trung úy Hào bây giờ đang ở đại đội hành dinh thuộc sự quản lí của Bộ tư lệnh không quân , ông ta sắp phải rời Nha Trang mà chẳng thu thập gì thêm, mọi tin tức về Hồ Duy Hùng và hồ sơ vụ án đang nằm trong tay một quân nhân mang quân hàm đại úy, tên là Phương. Tất cả những tin tức về vụ án có liên quan đến trung tá Ngọc Phan đều được Bạch Yến cung cấp cho đại tá đến từng chi tiết. Vấn đề là làm sao để nắm. Ông ta không có nhiệm vụ điều tra phản gián, nhiệm vụ của ông ta là thu thập tin tức về đối phương qua không ảnh. Các căn cứ của Việt Cộng và tất cả những chi tiết có liên quan đến vụ oanh kích của không quân, các cuộc hành quân chi viện cho bộ binh, cấp cứu, tải thương trinh sát và vận chuyển vũ khí. Để mất chiếc UH-1 hắn có trách nhiệm vì nó nằm trong không quân, hắn lại không biết gì. Nhưng, điều mà hắn lo lắng chính là bảng thông báo kết quả trận oanh kích phá hủy chiếc trực thăng bị lấy cắp do hắn dựng hiện trường. Nếu chiếc trực thăng vẫn còn bay được ở đâu đó thì cuộc đời binh nghiệp của hắn đi đứt. Hắn bực dọc, đi tới, đi lui trong căn phòng ngủ một khách sạn nằm ở sát bờ biển. Sáng hôm qua, hắn đã đưa được Bạch Yến vào đây nhưng rồi nàng vội vã ra đi, lúc hắn nhắc tới chồng nàng, có lẽ điều đó làm cho nàng tỉnh ngộ, hắn đã để nàng tuột khỏi vòng tay chỉ vì một cử chỉ ra oai không đúng lúc. Chuyến công vụ tới sư đoàn 2 không quân được hắn báo cáo với tư lệnh không quân là kiểm tra, nhắc nhở thực hiện bưu điệp của Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia, không được để xẩy ra trùng tội. Thực ra, chuyến đi của Nguyên được trù tính rất kĩ, hắn kiểm tra tất cả nguồn để nhận định về khả năng của chiếc trực thăng còn hay bị hư hỏng và trình độ bay của Hồ Duy Hùng, đặc biệt kiểm tra giờ bay thực hiện và đã định kì bao nhiêu giờ. Trong không quân hắn biết rõ những qui định về hàng không cho bay, đặc biệt là khí tài bay, bất kì loại máy bay nào cũng phải có định kì bảo dưỡng, kiểm tra cơ giới, kiểm tra hệ thống đặc thiết tức là các thiết bị đặc biệt quan trọng bậc nhất cho khí tài bay như hệ thống đồng hồ đo các số liệu khí động, tốc độ, độ cao, độ nghiêng, độ lên cao và xuống thấp, các thiết bị liên lạc với mặt đất. Còn phải kiểm tra độ bền, độ nứt của thân, của cánh. Chiếc UH-1 của trung tá Phan sắp hết giờ bay, chuẩn bị đi đại tu thì bị mất. Như vậy nó chỉ có thể bay được vài giờ nữa mà thôi. Hắn kiểm tra lí lịch gốc chiếc trực thăng bị mất, nó đã bay trên hai trăm giờ, còn lí lịch bay nằm trong ổ đuôi ghi chi tiết hơn thì chẳng bao giờ có thể xem được. Bỗng, chuông điện thoại reo, đầu dây bên kia giọng người đàn ông:
- Thưa ông, bà Bạch Yến muốn, ... Nguyên vội vã không chờ người tiếp tân nói xong:
- Mời bà ấy lên. Thôi để tôi xuống đón. Đại tá Nguyên mừng lắm, có lẽ đây là cơ hội cuối cùng. Hắn suy nghĩ rất nhanh, phải chấp nhận thực tế, phải đặt thẳng vấn đề của trung tá Phan. Hôm qua, điều đó cũng không phải là quá đáng khi phải nhắc đến chồng nàng, không nên né tránh một sự thật, tất cả phải rõ ràng, chỉ có vậy, chỉ có như vậy ...
- Ôi Bạch Yến, tôi rất sung sướng được gặp em hôm nay.
- Thưa đại tá, hình như hôm nay đại tá rời Nha Trang. Nguyên lúng túng, chẳng hiểu vì sao Bạch Yến biết được lịch trình của hắn, có phải vì vậy mà nàng đến để chào.
- Hôm nay tôi sẽ rời Nha Trang trên chiếc trực thăng của tôi vào buổi chiều. Mời Bạch Yến lên phòng, hay chúng ta ngồi nói chuyện ở đây? Một câu hỏi được đặt ra làm cho Bạch Yến hết sức lúng túng. Rõ ràng đại tá chẳng thích gì nàng hay là cách xử sự cao thượng? Lòng tự ái xen lẫn ý muốn chinh phục, Bạch Yến thăm dò:
- Em muốn có một chỗ yên tĩnh để nói chuyện, đại tá chọn ở đâu cũng được. Đại tá Nguyên tưởng rằng hắn đặt Bạch Yến trứơc việc phải tự mình chọn lựa, ngờ đâu Bạch Yến giao việc gặp cho hắn, có thể Bạch Yến đã hiểu thấu ruột gan của hắn, nàng nói tiếp:
- Em đến để chào đại tá, chỉ sợ em không tiễn được lúc đại tá lên đường.
- Tôi xin cảm ơn Bạch Yến. Chúng ta đi. Phòng ngủ của đại tá ở ngay lầu 1, nhìn ra biển một màu xanh nhạt, sáng nay hắn ra biển, dõi mắt suốt chiều dài ven biển để tìm Bạch Yến, hắn vừa trở về khách sạn, đang định trở lại nơi trung tá Phan bị giam để có thể gặp nàng lần cuối cùng cho chuyến công cán này. Cửa phòng mở, mùi nước hoa xịt phòng thoát ra dễ chịu. Bạch Yến bước vào, nàng ngồi xuống chiếc ghế xa-lông để ngay cạnh cửa sổ. Người ta bố trí chỗ ngồi vừa có thể nói chuyện, vừa có thể nhìn biển thật tuyệt vời:
 - Thưa đại tá, thật tình em muốn cảm ơn vì đại tá đã hiểu trường hợp phạm tội của anh Phan, mong đại tá và Bộ tư lệnh không quân khoan hồng.
- Bạch Yến không nên nói như vậy ... Hắn dừng đột ngột, Bạch Yến cứ ngờ rằng đại tá phải có quyền hơn đại úy Phương. Nàng hoàn toàn không hiểu nhiệm vụ của Nguyên trên bàn cờ quyền lực và lí do hắn có mặt ở Nha Trang cũng như hắn đến gặp chồng nàng để làm gì. Bạch Yến khẩn khoản:
- Em rất mong đại tá hiểu cho ... Nguyên rời ghế đến đằng sau Bạch Yến. Hai tay hắn để trên vai nàng, một cử chỉ thân thiện, hắn nước đôi:
- Bạch Yến không phải lo lắng gì hết, lúc nào tôi cũng mong muốn Bạch Yến trẻ trung, xinh đẹp. Lo lắng quá không nên.
- Nhưng ở vào hoàn cảnh của em. Bàn tay của Nguyên vuốt dọc bờ vai xuống cánh tay, hai tay của hắn xoa cánh tay của Bạch Yến. Nàng ngước lên, đôi mắt đã chuyển màu, long lanh như có ngấn nước. Nguyên biết rõ đôi mắt đó không phải ngấn nước chực rơi lệ vì đau buồn mà vì cảm giác rung động sinh học. Hắn tán tỉnh:
- Bạch Yến em đẹp lắm, không có gì nghiêm trọng, em yên tâm.... ước gì tôi được nói
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #12 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 07:51:54 am »

chuyện mỗi ngày. Bạch Yến xúc động, hai tay bắt chéo trước ngực, nắm lấy hai bàn tay của Nguyên đang đặt trên vai. Nàng có cảm giác lâng lâng, ngước nhìn đại tá Nguyên trong bộ đồ thể thao trắng rất đẹp, chiếc áo ngắn tay, quần soọc, đôi chân nở nang, bắp tay săn cuồn cuộn những thớ thịt rắn chắc, chiếc áo vừa sát để lộ ra hai bả vai, vòm ngực to lớn tràn đầy sinh lực, nàng muốn áp mặt mình vào bộ ngực của đại tá, nàng khát khao, mong đợi. Đại tá Nguyên biết rõ diễn biến trên nét mặt của Bạch Yến, hắn nâng nàng đứng dậy bước đến bên chiếc giường đôi sạch sẽ...   
3.
Sự bối rối lên đến cực điểm khi chiếc vệ tinh quân sự Mĩ tới chu kì bay trên vùng trời Bắc Việt Nam chụp được ảnh chiếc UH-1 đang đậu tại một phi trường ở phía tây Hà Nội chừng 30 ki-lô-mét. Trung tâm không ảnh không quân ở phi trường Tân Sơn Nhất nhận một lúc hai bức ảnh, một tấm trực tiếp chụp được từ vệ tinh và một tấm do trung tâm truyền ảnh quân sự Mĩ tại Hô-nô-lu-lu gởi sang cho Bộ tư lệnh không quân. Đại úy Trần Công Danh lập tức gọi điện cho đại tá Nguyên:
- Thưa đại tá, chiếc UH-1 xuất hiện. Đại tá Nguyên hoảng hốt:
- Hả, ở đâu?
- Thưa, ở một phi trường phía tây Hà Nội.
- Không được tiết lộ. Đem ngay ảnh cho tôi. Mười phút sau, tấm ảnh cỡ 20x30 nằm trên bàn của trưởng phòng 2. Tấm ảnh chụp trực tiếp và nhận được từ Hô-nô-lu-lu đều rất rõ ràng. Chiếc UH-1 đậu cùng với những chiếc  trực thăng của Nga Xô. Trời! Không thể lẫn vào đâu được, chiếc UH-1 hình dáng như con nòng nọc, chỉ có hai cánh quạt đối xứng rõ ràng, trực thăng của Nga ba cánh quạt cũng rất rõ. Bây giờ làm sao? Lỡ nói dối, lỡ tạo hiện trường giả, lỡ ra thông báo, lỡ ...
*

Trong khi sự hoảng loạn của đại tá Nguyên về sự xuất hiện của chiếc trực thăng UH-1 tại một phi trường Bắc Việt Nam, hắn đang tìm cách đối phó với chính cấp trên của hắn thì ở một góc sân bay, Hồ Duy Hùng, Nguyễn Tường Long, Tạ Quốc Sử đang xem xét toàn bộ hệ thống điều khiển, trục quay, vá lại những vết đạn bị quân ta bắn khi Hùng lái chiếc trực thăng trở về căn cứ. 15 giờ ngày 8 tháng 5 năm 1974, Nguyễn Tường Long xoa tay: Rồi, ngon lành. Hùng phấn chấn: - Mở máy thử được không anh? Long trả lời:
- Được. Hùng ngồi vào ghế bên trái, Tường Long ghế bên phải. Chiếc trực thăng rùng mình lắc nhẹ theo cánh quay. Hùng và Tường Long gần như cùng nhìn vào những chiếc kim vàng, kim đen, trên bảng đồng hồ trước mặt được mở ra cùng một lúc với thao tác mở hệ thống điện xoay chiều. Hệ thống vô tuyến chỉ không lưu hoạt động bình thường. Hùng đạp bàn đạp, cử động hệ thống ga, hệ thống điều khiển, các thông số đều cho phép. Độ rung của cánh quay chính cho phép ... Hùng tắt máy, anh bước ra khỏi máy bay, ánh nắng chiếu xéo góc xuyên qua khe của dãy Tản Viên những lằn ngang xanh, vàng tuyệt đẹp. Bầu trời trong xanh, anh vô cùng sung sướng tận hưởng không khí tự do. Hùng liếc nhìn cánh quạt chính trên đầu những vòng quay còn xoay chậm ... Hồ Duy Hùng không thể tưởng tượng nổi con đường anh và Tường Long đi qua trên ba chiếc xe tải rất lớn, mang chiếc UH-1 từ vùng rừng miền Đông Nam bộ, theo một tuyến đặc biệt, vượt ổ gà, ổ trâu, ổ voi trên tuyến đường máu Trường Sơn để đưa ra Bắc chiếc UH-1 theo chỉ thị của Sáu Đức, đại diện bộ chỉ huy Miền hôm tiễn Hùng và Tường Long ra Bắc. "Anh Long và anh Hùng theo xe, bằng bất cứ giá nào cũng phải đưa cho được chiếc trực thăng ra Bắc nguyên vẹn và bay được."
*

Hùng vẫn không sao quên được hôm anh và Tường Long cùng ba chiếc xe tải chở chiếc UH-1 tiến vào vùng đất nổi tiếng với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh thời vua Hùng dựng nước. Hơn ba mươi ngày đi đường, nhiều đoạn đường hiểm trở, có ngày đi được trên dưới 10 ki-lô-mét, vừa đi, vừa chặt cây cản đường, cản xe. Có đoạn phải dùng cả thuốc nổ phá những thân cây khổng lồ che ngang đường. Vượt ngầm, vượt đèo, ngày nghỉ, đêm đi, tránh máy bay Mĩ, máy bay ngụy luôn nhòm ngó ... nhưng, có lẽ hình ảnh đập vào mắt Hồ Duy Hùng mạnh mẽ nhất chính là sân bay Hòa Lạc, sân bay ngổn ngang với hàng trăm tấm ghi sắt bị máy bay Mĩ ném bom cong queo, có cái vồng lên như hình cây cung bị vặn đi thật kì lạ. Các chiến sĩ công binh đã phải rất vất vả để tháo và đem chất nó ở đầu tây. Những tấm ghi sắt lót sân bay, do người Pháp làm để những chiếc máy bay cánh quạt cất cánh và hạ cánh. Trong chiến đấu với không quân Mĩ, không quân ta cũng từ sân bay này cất cánh. Và, cũng tại đây phi công Ngô Đức Mai mới có hơn hai trăm giờ bay đã bắn rơi phi công Mĩ Noóc-man Ga-đi-xơ có tới 4500 giờ bay. Cuối năm 1972, trong đêm 18 tháng 12, bọn Mĩ cho máy bay F111A là loại máy bay có thể bay rất thấp, tự động lên cao hoặc xuống thấp theo địa hình đã bay sát mặt đất đồng loạt ném bom vào tất cả các sân bay chiến đấu và cả sân bay dân sự ở miền Bắc. Sân bay Hòa Lạc là nơi loạt bom Mĩ đầu tiên ném xuống trong chiến dịch 12 ngày đêm người Mĩ sử dụng B52 đánh Hà Nội - Hải Phòng. Hồ Duy Hùng nhìn cuối sân bay, đống ghi sắt khổng lồ, ở phía tây hai ngọn núi Tản Viên sừng sững. Anh đã đặt chân lên miền Bắc. Ở đâu đây, người cha, người anh cả của anh đang sống, gần hai mươi năm xa cách, anh rất muốn gặp. Nhưng, công việc của anh hết sức nặng nề. Chiếc UH-1 đã ráp lại hoàn chỉnh bằng những phương tiện chuyên dùng của Liên Xô. Bây giờ anh phải chờ, chờ đến sáng mai... anh sẽ cất cánh bay thử. Hồ Duy Hùng biết rất rõ, để có được chiếc trực thăng đứng sừng sững trên sân bay như hôm nay, anh đã đi một quãng đường rất dài. Hồi đó, Hồ Duy Hùng bảy tuổi, cha đi tập kết, bé Hùng vừa chăn bò, vừa đi học, 14 tuổi vào học tại trường Trần Cao Vân, Tam Kì, Tỉnh Quảng Nam. Tại đây cùng với bạn bè hoạt động trong phong trào học sinh chống Mĩ ngụy. Năm 1967, tròn hai mươi tuổi, đang học đệ thất thì bị lộ. Bọn Quốc dân Đảng ở Hội An giết người rất dã man lùng sục ráo riết. Hồ Duy Hùng phải rời quê vào Qui Nhơn ở nhờ nhà người chú học tiếp tú tài 2. Cuộc sống vất vả, gia đình li tán, người anh cả theo cha ra miền Bắc, gia đình bị khủng bố buộc phải phân tán, anh em của Hùng mỗi người một nơi, ở nhờ nhà người bà con đi học, đi dạy kèm nhưng chẳng ai trong gia đình nản chí. Ảnh hưởng của cha bao trùm toàn bộ đời sống của gia đình, được mẹ hun đúc, anh chị em trong nhà dù hoàn cảnh nào cũng tin vào ngày đoàn tụ ... Bây giờ, anh đang ở miền Bắc, Hồ Duy Hùng nôn nóng, đại gia đình của anh chưa đoàn tụ, còn anh?
*

Nguyễn Tường Long lúc nào cũng gọn gàng, chiếc áo nằm trong quần, dáng dấp thư sinh, nhỏ con, trán cao, đôi mắt màu hạt dẻ, thông minh, đứng ở đầu chiếc UH-1 khoan khoái:
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #13 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 07:56:30 am »

- Nè, Hùng. Ngày mai bay thử cho ngon, nghen.
- Dạ, anh Long, mình ra Bắc được mấy ngày rồi?
- 10 ngày, nóng ruột hả? Nhớ bồ phải không?
- Anh Long, em muốn gặp ba em.
- Ổng ở đâu?
- Ở miền Bắc, ba đi tập kết hồi năm 1954.
- Ổng tên gì? Làm việc ở đâu?
- Ba em tên Hồ Duy Từ. Ở miền Bắc ông làm gì em không biết.
- Vậy thì ... nè, quá trình ông hoạt động cách mạng ra sao? Tao hỏi cho.
- Thật không? Hùng hớn hở, anh biết rõ cha qua lời kể của ông nội, nhất là của mẹ vào những đêm đốt lửa sưởi ấm cả gia đình. Những đứa con chỉ còn có mẹ lo toan, bảo vệ, nuôi dạy. Anh em Hồ Duy Hùng như rót vào tai những lời mẹ kể về người cha mà cả cuộc đời bà tôn thờ. Hồ Duy Hùng coi cha như một thần tượng, tuyệt đối không có bất kì sức mạnh nào chia sẻ nổi. Hùng tỏ rõ nguyên vọng, được Nguyễn Tường Long thông cảm, chia sẻ.
- Thật, dù sao cũng ở Hà Nội tám năm, tao biết rõ đầu mối, biết đâu ... Giọng Hùng nhỏ nhẹ, chậm rãi, tha thiết:
- Thật ra quê em ở Quỳnh Đôi Nghệ An. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông Tiền Hiền theo nhà Hồ, không hợp tác với giặc, chạy vào ở làng Cấm Sơn xã Duy Tụng, huyện Duy Xuyên. Đến đời ông nội em là đời thứ 12, ông là người giàu có, nhiều ruộng và làm thêm nghề dệt lụa.
- Vậy chắc là ông già của Hùng ...?
- Vâng, ba em được ăn học đàng hoàng, giỏi tiếng Pháp, sớm tham gia cách mạng. Năm 20 tuổi, trước năm 1927 ba gia nhập Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1929 vào Đảng cộng sản. Năm 1930 ba em là huyện ủy viên Duy Xuyên. Sau đó bị Pháp bắt đến năm 1936, phong trào bình dân Pháp nắm chính quyền ba em được trả tự do. Ba em tiếp tục hoạt động tham gia cướp chính quyền tháng tám năm 1945. Năm 1954 đi ra Bắc tập kết với anh cả em, anh ấy tên là Hồ Duy Diệm. Em muốn gặp ba em quá, ba đối với em là tất cả. Nếu được, anh thử hỏi, em lần đầu ra Bắc bỡ ngỡ quá. - Được rồi, nhiệm vụ của chúng ta là bay thử chiếc UH-1 thật tốt. Nhiệm vụ anh Sáu Đức, anh Tư Chu giao cho anh em mình cũng là nhiệm vụ của tổ quốc. Hùng chân thật:
- Em hiểu, anh Long, em thật vô tình quá.
- Cái gì vậy? - Lẽ ra nên có quà cho cháu. Tường Long sửng sốt:
- Cháu nào? Cháu của ai? Hùng bất ngờ cũng không kém, kể từ khi gặp nhau ở Bến Cát, công việc cuốn hút chưa có điều kiện hỏi thăm gia đình, Hùng cứ ngỡ:
- Con của anh, chị công tác ở đâu?
Tường Long nhìn vẻ mặt thồn thộn của Hồ Duy Hùng, anh rất thương người bạn trẻ lúng ta lúng túng. Tường Long phá lên cười thật to rồi đột ngột ngưng:
- Trời ạ, mình đã có vợ đâu mà có con? Hùng ngạc nhiên:
- Anh Long, vì sao đến bây giờ anh chưa có vợ?
- Dài lắm, dài như sông Cửu Long vậy ... Tường Long bá vai Hùng, gió chiều đã chuyển hướng đông, những làn gió nóng đầu mùa từ hướng tây còn yếu đã phải nhường cho làn gió đông mang hơi ấm, mát của biển tràn đến cánh đồng mấp mô xen lẫn ruộng và đồi. Họ ngồi xuống lưng tựa vào một bờ đất đồi màu nâu, loại đất có màu sắc đặc biệt của vùng thổ nhưỡng nằm dưới chân núi Tản Viên, có thời là bãi chiến trường của cuộc chiến đấu giữa hai nhân vật huyền thoại thời vua Hùng dựng nước. Sơn Tinh ra sức đắp đất, Thủy Tinh ra sức dâng nước, nước tới đâu, đá và đất dâng tới đó cao dần và các tướng của Thủy Tinh, những con thuồng luồng, rùa, cua đã moi đất, phá đập làm ra những vùng đồi cao thấp khác nhau, có màu sắc cũng đặc biệt. Chỉ cách đây vài chục ki-lô-mét, đất sét vàng thì ở gần núi Tản Viên, đất màu nâu xẫm do cuộc chiến đấu của Thủy Tinh tàn phá. Đất đập của Sơn Tinh bị cào ra. Ông huy động hàng vạn người, lấy đất ở các nơi, có ở đâu lấy ở đó đắp lên. Và, chính vì vậy mà...
- Anh có thể kể chuyện đời anh được không? Ở đây chỉ có anh và em.
- Ừ, đời mình... Tường Long nhìn xa xa, giọng nhỏ nhe, dễ thương. Anh bắt đầu bằng câu chuyện kể ở Pháp:
" Năm 1945, mình đang là sinh viên trường đại học kĩ thuật Pa-ri, chỉ còn năm cuối cùng mình sẽ có trong tay bằng kĩ sư bách khoa (École Polytechnique), mình có một cuộc sống bình yên, giàu có bên cạnh nàng Béc-na-đét (Bernadette) xinh đẹp ..." Tường Long nhìn xa xôi, chẳng hiểu từ lúc nào Hồ Duy Hùng và Nguyễn Tường Long cùng nằm trên bãi cỏ, đầu gối lên bờ đất tạo thành những khoanh đât hình bậc thang, trông xa xa như bức tranh thật hoành tráng, ở đằng sau những chiếc trực thăng họ Mi, Bên cạnh chiếc UH-1. Quá khứ hiện tại luôn đan xen, sống động, làm cho Tường Long choáng ngợp. Anh nhìn bầu trời buổi chiều, những đám mây trôi trên nền trời xanh, trôi mãi chẳng biết chúng đi về đâu. Biết đâu, chúng có thể đi đến nơi người tình đầu đời, nàng Béc-na-đét xinh đẹp của anh. Hồ Duy Hùng xoay người nhìn sang. Tường Long vẫn không sao quên nổi những năm tháng hồn nhiên, những ngày nắng đẹp bên thung lũng xanh. " Mình và Béc-na-đét là bạn học thời còn học tiểu học, vừa là người hàng xóm. Hai đứa là bạn bè, chơi với nhau rất thân. Đến những năm học trung học, cô bé bạn học khẳng khiu ngày nào bỗng phổng phao xinh đẹp, mỗi ngày gặp nhau tự nhiên thấy Béc-na-đét khác hẳn, đẹp hơn. Có cái gì toát ra từ bên trong cơ thể của nàng, lạ lắm. Thoạt đầu là đôi mắt lúng liếng, long lanh. Hôm khác, đôi má, bầu bĩnh đẹp hẳn. Cặp chân mày như có ai vẽ, chỉ mới tuần trước nó xếp còn lộn xộn, vậy mà, chỉ một đêm tất cả những sợi tơ bỗng trở nên cứng cáp và xếp hàng cong vút theo một đường như kẻ, đẹp tuyệt vời. Cổ, vai của nàng, đặc biệt là vùng hông tự nhiên trở nên mềm mại, quyến rũ lạ kì. Mình ngắm nàng mỗi khi tan học ... Một bữa nọ, thi tốt nghiệp tú tài, lòng tràn ngập niềm vui Béc-na-đét đón mình ở cổng trường, hai đứa đi vào một cánh từng thông. Mùa khô những trái thông rụng xuống đất cùng với lớp lá thông kết dày như tấm nệm ... lần đầu nàng nằm trên cánh tay mình, mái tóc màu hạt dẻ rất dầy của nàng lùa vào cổ mình ... ngây ngất ... cũng lần đầu mình và Béc-na-đét hôn nhau. Đôi môi nàng ấm, nóng áp vào môi mình, đến bây giờ dù đã trải qua trên hai mươi năm vẫn còn hơi nóng ấy đọng trên môi ... nụ hôn ấy không thể nào quên nổi". Hùng quên mình đang nằm trên cỏ giữa một vùng bán trung du, mới đây nhìn về phía tây là núi, là rừng trùng điệp, nhìn về phía nam nửa núi, nửa đồi, còn ở phía đông chắc là đồng bằng mênh mông, chẳng thấy ngọn núi nào. Tường Long quả thật là một con người kì lạ. Hùng nhìn vào mặt anh ta. Dường như bầu trời tư do bao trùm tất cả mọi góc cạnh quan sát của mắt anh. Tường Long thỏa mãn, anh đã chọn đúng hướng đi cho cuộc đời mình, kể cả phải hi sinh sự xa cách, kể cả mất vĩnh viễn Béc-na-đét. Bây giờ có thể lắm, bà ấy đã trở thành bà nội, bà ngoại ... Hùng hỏi bâng quơ:
- Anh có tin tức của Béc-na-đét?
- Có, hồi năm 1947. Lúc đó mình ở công binh xưởng quân khu 9. Tình cờ, một người bạn với em gái mình, đáp lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc đã rời Pháp về kháng chiến.
- Ai vậy?
- Nguyễn Ngọc Nhựt, kĩ sư, phó chủ tịch Cao Đài 12 phái thống nhất.
- Ông ấy nói sao?
- Trong một lần đi công tác ở Đồng Tháp, Nguyễn Ngọc Nhựt chống xuồng bon bon trên đám bồn bồn ngập đầu, mình đang nhổ bồn bồn về làm dưa, ông ấy lướt qua, chợt la lên: "Est ce que êtes Monsieur Long." (Có phải anh Long). Mình ngạc nhiên vì có người nói bằng tiếng Pháp giữa Đồng Tháp Mười, quay lại gặp ông Nhựt mừng quá, mình nói ngay: "Qui, Coment alles vous (Vâng, anh khỏe chứ). "Ca va"(Khỏe). Nguyễn Ngọc Nhựt tấp xuồng vào, mình nhảy lên xuồng, cả người chỉ có một chiếc quần đùi ướt mẹp. Nhựt vui lắm, ông ấy kể cho mình đủ chuyện nhưng mình chỉ tập trung chuyện của nàng Béc-na-đét. Nhựt nói:
- Anh đi rồi, Béc-na-đét buồn quá, âu sầu trên nét mặt, nàng đến gặp em gái anh để hỏi thăm tin tức về anh liên tục, tội nghiệp.
- Rồi sau đó.
- Vẫn vậy, Béc-na-đét hình như rất yêu anh, có lẽ anh là người yêu đầu tiên của cô ấy? - Đúng vậy đó anh, tôi và cô ấy quen biết nhau từ nhỏ, đến đỗi gần như mỗi ngày chúng tôi đều gặp nhau và tôi cũng yêu cô ấy lần đầu. Mình và Ngọc Nhựt nói chuyện lâu lắm, bọn mình chia tay. Cuối năm bọn Pháp nhảy dù xuống Đồng Tháp Mười, bắt được Nguyễn Ngọc Nhựt, bọn chúng dụ dỗ không được, người vợ từ Pháp sang thuyết phục Nhựt đồng ý để cô ấy lãnh ra, Nhựt không chịu. Bọn Pháp đến thánh thất Bến Tre, nơi đặt trụ sở của ban chỉnh đạo, một phái có uy tín trong 12 phái đạo Cao Đài yêu cầu đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tường là cha ruột của Nguyễn Ngọc Nhựt khuyên Nhựt trở về Pháp, ông trả lời: "Nó là con của tôi, nhưng nó có sứ mạng của nó ..." Không lay chuyển được Nguyễn Ngọc Nhựt, bọn Pháp đã chích thuốc cho Nhựt điên, đem giam ở nhà thương Biên Hòa, một năm sau anh chết đau đớn, giữa tuổi ba mươi. Tường Long rơm rớm. Hồ Duy Hùng biết, Long kể chuyện Nhựt là để trấn an, lấy gương của bạn để khẳng định con đường đi đúng đắn của mình. Như mạch sông tuôn chảy, Tường Long kể tiếp:
- Sau này, cuộc chiến đấu ác liệt, binh công xưởng rời xuống miền Tây, mình không còn nhận tin gì của Béc-na-đét. Hồi đó, cuộc kháng chiến cực kì gian khổ, đã có lúc mình muốn trở về Pa-ri, tiếp tục học những năm cuối cùng để lấy bằng kĩ sư Ecole Politechnique Supèricure, để được có Béc-na-đét, nhưng hình ảnh người cha kham khổ, héo hắt vì mất nước, ông đã nói: "Nếu còn trẻ ba sẽ về Việt Nam tìm Nguyễn Ái Quốc". Và, thật tình cờ mình chứng kiến một trận chiến đấu vào đêm 22 rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, Pháp
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #14 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 02:51:36 pm »

được quân Anh giúp đỡ xua quân chiếm Ủy ban nhân dân Nam bộ. Quốc gia tự vệ cuộc, đài phát thanh, bưu điện, nhà đèn, khám lớn ... và đẩy lùi quân ta ra ngoại thành. Nhưng, những chiến sĩ cảm tử giữ cột cờ Thủ ngữ, trên đó phần phật lá cờ của Tổ quốc. Họ quyết bảo vệ, không cho bất kì kẻ nào xúc phạm.
Tường Long dõi đôi mắt xa xăm, anh như thấy lại những chiến sĩ quyết tử năm xưa, lòng khâm phục và tự hào:
- Mình đứng ở góc đường đối diện với cột cờ Thủ ngữ tận mắt chứng kiến ... Một đại đội lính Anh buộc chiến sĩ ta hạ lá cờ đỏ sao vàng trên cột cờ xuống để treo lên đó lá cờ tam tài của Pháp. Các chiến sĩ giữ cột cờ kiên quyết giữ cờ, cũng là giữ lòng tự trọng của một quốc gia, là giữ danh dự của quốc thể. Cuộc thương lượng đã được trả lời bằng loạt súng của quân Anh và quân Pháp, Những chiến sĩ ta chỉ với tầm vông vạt nhọn, vài trái lựu đạn, vài khẩu súng "Mút" đã bắn trả, một đại đội lính Anh và gần hai đại đội lính lê dương của Pháp nã tiểu liên và đạn Tromblon vào cột cờ, nhưng không sao tiến vào được. Tiểu đội quyết tử đã tử thủ cho đến người cuối cùng.
Hồ Duy Hùng nhìn Tường Long đang che đôi mắt, trong khóe cuối mắt Duy Hùng thấy những giọt lệ lăn ra. Giây phút xúc động, Hùng không muốn khuấy động. Nhưng, câu chuyện chưa kết thúc, Hùng vội vã:
- Anh Long, sau đó?
Nguyễn Tường Long nghẹn ngào:
- Đại đội lính Anh khiêng xác những người lính Việt Nam xếp thành hàng dưới chân cột cờ Thủ ngữ. Bon Pháp xốc lưỡi lê định đâm tiếp vào xác những người chiến sĩ Việt Minh. Nhưng, người chỉ huy quân Anh ngăn lại. Ông ta trừng mắt, bọn Pháp phải lùi ra xa ... dũng khí của những chiến sĩ bảo vệ cột cờ tổ quốc khiến quân Anh nể phục. Cả đại đội lính Anh xếp hàng, đứng nghiêm, bồng súng chào các chiến sĩ Việt Nam. Người chỉ huy quân Anh ngẩng mặt hô to: " Chào cờ, chào!", họ chào lá cờ đỏ sao vàng mà xác các chiến sĩ đang ở dưới chân cột cờ hi sinh mạng sống của mình để bảo vệ ... Sau đó, những người lính Anh mới hạ cờ của chúng ta xuống, treo lá cờ của Pháp lên và cho xe chở xác quân ta đi ... Lúc đó bất chấp bọn lính kín, mình đứng nghiêm cúi đầu chào các liệt sĩ đầu tiên hi sinh cho tổ quốc ...
Tường Long vụt ngồi dậy:
- Nguyễn Ái Quốc, nguyện vọng của người cha và chứng kiến sự hi sinh của tiểu đội cảm tử bảo vệ cột cờ Thủ ngữ đã dứt khoát con đường đi của mình. Mình quyết định trở thành người lính cụ Hồ ngay từ hôm đó.
Hồ Duy Hùng chồm dậy. Bóng chiều bao trùm, những tia vàng lóa trên bầu trời phía tây nhạt dần, gió từ hướng đông thổi tới nhè nhe, anh hỏi:
- Như vậy, anh nhập ngũ năm 1945.
- Ừ, mình có nghề, các anh ấy đưa mình về công binh xưởng từ đó.
- Chẳng lẽ, ...
- Đúng vậy, cuộc đời người lính nay đây, mai đó. Chiến đấu liên tục, dù là lính công binh xưởng, nhưng thời đó việc sử dụng vũ khí hiện đại không phải ai cũng biết. Bọn mình phải ra tận nơi trực tiếp chiến đấu. Rồi Hòa Bình, đi tập kết.
- Anh ở miền Bắc Hòa Bình khá lâu ...
- Thế rồi, mình được đi học ở Trung quốc. Hồi đó, dù chúng ta đã có không quân nhưng mới chỉ mấy chiếc máy bay cánh quạt làm nhiệm vụ vận chuyển trong nước. Phi công và thợ máy đều phải nhờ người nước ngoài. Bác Hồ và quân đội cử cán bộ đi học tất cả các ngành. Mình thuộc về lớp cơ giới máy bay đầu tiên học ở Trung quốc. Ở sân bay mình học, có một huấn luyện viên thể dục nữ, tuổi mới 19, đẹp như tiên giáng trần, da phấn, má hồng, môi son, mặt hoa, chiếc mũi thẳng duyên dáng, đặc biệt là ... đôi mắt, có lẽ nàng lai giữa Hoa và Trung Đông nên đôi mắt đẹp lạ lùng, vừa long lanh, vừa thấm sâu như ẩn chứa một điều gì đó thuộc về tâm linh. Nàng tên là Vương Việt La. Thoạt đầu, chỉ những lời nói xã giao vừa mang tính chất luyện tập tiếng Hoa. Giọng nói lọng ngọng của mình làm cho Việt La thích thú, nàng dạy mình phát âm, dạy chữ, dạy viết. Chẳng biết từ lúc nào tình bạn đã chuyển thành tình yêu. Nàng yêu mình bằng mối tình đầu, còn mình yêu nàng bằng sự đồng cảm, chia sẻ của nàng đối với những khó khăn, thiếu thốn của mình. Nàng tốt quá, có lẽ chưa có ai thương mình bằng nàng. Dù Việt Là là con gái duy nhất của đại tá phó tư lệnh sân bay, mình chỉ là thằng lính trơn, chính điều đó ...
Hồ Duy Hùng chen vào:
- Tình yêu mà anh, nó có màu sắc riêng, góc cạnh riêng. Tình yêu không hề có bóng dáng của môn đăng hộ đối, không có địa vị, không có tuổi, không có tiền bạc nào đổi được, thậm chí ông Trời dù có lệnh cho thiên lôi với lưỡi tầm sét ghê gớm làm cho mọi người run sợ cũng không ngăn được tình yêu của tiên nữ và anh nông dân ...
Tường Long trầm ngâm:
- Nàng yêu mình đến độ muốn cùng đi với mình về Việt Nam, cha nàng chỉ lo Việt La không đủ sức, mẹ nàng băn khoăn ngôn ngữ bất đồng. Nàng lại cho tất cả những cái đó nàng sẽ vượt qua được ... Nhưng, chính mình mới là kẻ không dám vượt qua. Cái vượt đầu tiên chính là sự ác liệt của chiến tranh, mình lo Việt La cô đơn, lo mình không nuôi nổi Việt La, lo cho cuộc sống ... Và, mình cắn răng xa nàng trong lúc tình yêu đang nồng thắm.
Tường Long nhìn ráng nắng yếu ớt cuối cùng của bầu trời ... Trên nền phía tây một dải mây như khúc lụa chui ra từ đám mây to hình lưỡi búa, dải lụa như chiếc khăn choàng cổ Việt La choàng cho anh khi anh bước lên tàu trở về tổ quốc. Anh mở ví:
- Đây, chiếc ảnh duy nhất nàng tặng, lúc nào mình cũng để ở túi áo bên trái, Hùng xem đi rồi biết ...
Hồ Duy Hùng đỡ tấm ảnh, một thiếu nữ thật xinh, hai bím tóc đuôi sam buông trước ngực, trẻ trung, duyên dáng. Anh đưa trả tấm ảnh, xuýt xoa:
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #15 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 02:52:14 pm »

- Có phải hai mối tình đẹp đã qua, cho đến bây giờ chưa có ai thay thế nổi?
- Không hẳn như vậy, nhưng sao mình không rung động.
- Rung động?
- Phải, mình không rung động, không thể.
Hùng còn trẻ, thuở sinh viên mải lo học tập, bị khủng bố, gia đình phân tán, anh chưa hiểu thế nào là rung động, bèn hỏi:
- Cái gì rung động anh Long?
Tường Long sững người, hồi ở Pháp anh đọc "Người lưng gù ở nhà thờ Dức Bà", " Những người khốn khổ", "Đêm mờ sương", "Tiếng sét" đặc tả tình yêu tuyệt vời đến từ hai phía trong buổi đầu gặp gỡ. Khi ấy anh còn trẻ, anh chỉ biết ... Tường Long ôm vai Hùng:
- Hùng biết đấy, các nhà văn, nhà thơ thường mô tả tình yêu bắt đầu từ trái tim rung động. Mình nghĩ khác.
- Anh nghĩ sao?
- Thực ra trái tim trong cơ thể con người, nó là vật vô tri ...
- Ý nghĩ của anh rất hay.
- Tình yêu bắt đầu từ sự giao hòa của trí tuệ, là sự giao thoa của đôi mắt.
Nói cho cùng đôi mắt cũng được hệ thần kinh điều khiển và chi phối.
- Hay quá.
Giữa trời đất, nơi trận chiến vĩ đại giữa hai nhân vật huyền thoại bắt nguồn từ cái cớ tình yêu. Sơn Tinh và Thủy Tinh đều yêu Mị nương. Nhưng, công chúa chỉ có thể làm vợ cho một người đàn ông. Cả hai ông đều ngang sức cân tài, chẳng ai chịu ai và cuộc chiến khốc liệt giữa hai nhân vật vĩ đại chính là danh dự và tình yêu.
- Anh Long, theo anh sự rung động bắt đầu từ chỗ nào?
- Đó, cái chính là ở chỗ đó. Tình yêu rung động bằng sự giao hòa của trí tuệ. Tiếng sét trái tim được mô tả như một cái gì đó thiêng liêng. Các nhà văn còn cho hai trái tim đập cùng một nhịp nữa. Thật ra tình yêu bắt đầu từ đôi mắt rồi hệ thần kinh chấp thuận hay loại ra đều có một nguyên cớ nữa.
- Trời, anh Long giỏi quá.
- Không đâu, nếu giỏi mình đã lấy vợ rồi.
- Vậy thì, ...
- Con người ta là một thực thể tuyệt vời, tình yêu, thực ra là sự lựa chọn của tế bào não, mỗi người chỉ có một số tế bào phù hợp, nó biểu hiện ra nỗi nhớ nhung rồi nhu cầu phải gặp nhau. Khi đó đôi mắt đóng vai trò của hưởng thụ trực tiếp. Vì vậy, hoàn toàn không sai khi nói trái tim biểu hiện cho tình yêu cũng đúng. Cậu sẽ thấy, khi nào chờ đợi, những cuộc hẹn hò bao giờ cũng hồi hộp, trái tim đập rất mạnh, thực ra bộ não mới là biểu hiện thực sự của tình yêu, ...
- Thế, sao ...
Hùng định hỏi về chuyện...
- Vâng, vì sao anh không lấy vợ?
- Có gì đâu, cuộc đời mình có lẽ đã dâng hiến toàn bộ cho tổ quốc rồi. Hùng coi, đời mình còn lo không xong, nay đây, mai đó, làm sao mình lo nổi cho vợ, cho con. Nàng Vương Việt La dứt bỏ tất cả để về Việt Nam. Chỉ cần mình gật đầu. Vậy mà trí tuệ của mình lại mách bảo rằng "Ta không nuôi nổi Việt La". "Lấy ta Việt La sẽ khổ, chi bằng một mình ta khổ". Chắc rồi mình sẽ sống một mình. Dường như đó là số phận dành cho mình.
Tường Long thở dài, bộ phim cuộc đời lật nhanh, cảnh nọ tiếp cảnh kia, lúc tối tăm, lúc sáng rỡ, lúc êm đềm, lúc sóng to, gió lớn nhưng dù gì Tường Long vẫn đứng thẳng. Anh xoay sang Hùng:
- Tối nay, mình sẽ điện nhờ hỏi tin về ông già của Hùng. Bây giờ, bọn mình chuẩn bị cho bay thử chiếc UH-1 vào ngày mai.
*
Tám giờ sáng ngày 10 tháng 5 năm 1974. Sân bay Hòa Lạc trời đầy mây, những đám mây "tằng" che kín bầu trời một màu sáng đục. Tầm nhìn xa rất tốt, mây cao trên 1000 mét, xa xa về phía đông những tia nắng yếu ớt chọc mây xuyên xuống những tia màu sáng như ánh sáng chiếc đèn pin trong đêm.
Hồ Duy Hùng ngồi vào buồng lái chuẩn bị cho chuyến bay thử đầu tiên kể từ,... Anh hiểu, bay thử một chiếc máy bay không đơn giản. Ở các nước công nghiệp, người ta gọi là những phi công thí nghiệm. Thí nghiệm hay bay thử đều có nhân tố không an toàn rất cao. Phi công bay thử được bảo hiểm tai nạn với hệ số cao nhất ... Trong qui trình sản xuất máy bay, cho đến khi đưa ra bay thử đều được kiểm tra nghiêm ngặt. Máy bay được bảo quản trong điều kiện gần như tuyệt đối về các thông số kĩ thuật, không được có vết trầy, sứt hay móp. Các phương tiện lắp ráp tại chỗ, hiện đại với độ chính xác rất cao ... chưa nói đến yếu tố môi trường và thời tiết ...Còn chiếc UH-1 Hồ Duy Hùng đang ngồi chuẩn bị cho cất cánh bay thử được tháo ra bằng dụng cụ sửa chữa ô tô, nghĩa là bằng cờ lê, mỏ lết và.... bằng tay. Nó còn được chở trên chiếc ô tô, vượt trên ngàn ki-lô-mét qua đủ các loại địa hình, dù cho có chèn, có cột thì chỉ độ rung, độ xốc thôi cũng không đủ tiêu chuẩn an toàn tối thiểu cho bay. Hùng biết rõ, dù được sự giúp đỡ của các đơn vị không quân ở miền Bắc. Nhưng UH-1 là của Mĩ, nó hoàn toàn khác với những chiếc họ Mi của Liên Xô. Cho nên, chỉ dựa vào cảm giác để xác định các tham số. Những chiếc máy kiểm tra định kì, bảo dưỡng cho trực thăng họ Mi hoàn toàn không thể sử dụng cho chiếc UH-1. Hùng biết lắm, do vận chuyển đường dài, cánh quạt trên lưng, người ta cấu tạo để nâng và kéo chiếc trực thăng bay, nếu nứt ở đâu đó, nó chỉ thực sự gẫy khi đã lên đến độ cao nào đó ... Khi đó, chiếc UH-1 như một cục sắt rơi ... và như vậy, sẽ không có sinh vật nào sống nổi. Chiếc UH-1 ẩn chứa bên trong nó nhiều nhân tố không an toàn khi bay. Rõ ràng, Hồ Duy Hùng phải cất cánh với tinh thần của Nguyễn Văn Trỗi ...
Hùng ấn nút khởi động, chiếc trực thăng rùng mình, cánh quạt chính bắt đầu chuyển động, nó quay từ từ theo một qui trình của nhà chế tạo, khác hẳn với lúc mở máy khẩn cấp, vội vã, dồn dập. Sau khi cột dây an toàn, kiểm tra toàn bộ hệ thống đồng hồ, anh tập trung vào nó, bởi vì tất cả các tham số của máy bay, tính năng kĩ thuật đều tập trung vào hệ thống đồng hồ, nhờ đó anh biết máy móc vận hành có tốt hay trục trặc. Những chiếc đồng hồ tròn, to, nhỏ khác nhau, kim vàng, kim đen, chữ số màu xanh bắt đầu chuyển động, đồng hồ nhiệt độ vọt lên rất nhanh, tốc độ vòng quay đã đủ. Hồ Duy Hùng liếc mắt sang phải, Nguyễn Tường Long ngồi ở ghế lái phụ. Dù không phải là người bay nhưng Tường Long hết sức quan trọng, anh dõi mắt nhìn bảng đồng hồ, tai nghe những tiếng lạ của động cơ và chính Tường Long với cặp mắt tinh tường của người thợ, anh như một bác sĩ của những chiếc máy bay ... Mọi việc đều tốt, Tường Long gật đầu Hùng bóp mi-crô:
- 20 xin phép rời đất.
- Được phép, 20.
Người có nhiệm vụ xem chiếc UH-1 bay thử đã đủ. Thiếu tướng Hoàng Phương, chíng ủy phòng không - không quân có mặt rất sớm, ông đã bắt tay động viên và chúc chuyến bay thành công. Hùng liếc nhìn, bây giờ tại khu vực sân bay, người xem có đến trên trăm. Bao ánh mắt trầm trồ, lạ lẫm đổ dồn vào chiếc trực thăng Mĩ với tiếng nổ rất lạ của động cơ, chiếc cánh quay chỉ có hai lá chém vào không khí tạo thành tiếng kêu "phạch, phạch" ngắt quãng, dưới bụng là hai thành đỡ, nó hoàn toàn khác với trực thăng họ Mi của Liên Xô. Hùng tăng ga cánh quay xoay vút. Đã có lực nâng, anh kéo nhẹ cần nâng, Chiếc UH-1 rời đất, treo ở độ cao trên dưới một mét khá lâu, Hùng làm những động tác lắc, bay ngược, bay nghiêng tại chỗ. Chiếc UH-1 ngoan ngoãn theo sự điều khiển của anh. Vùng gió xoáy bên dưới làm cho xung quanh chiếc trực thăng như cơn lốc cực kì mạnh xô dạt những đám cỏ nằm rạp thành vòng tròn, những người có mặt vội vã quay mặt xuôi theo chiều gió. Chiếc UH-1 treo khá tốt, ổn định anh cho nó tiếp đất, hai càng đặt ổn định, giảm tốc độ vòng quay. Hùng bóp mi-crô:
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #16 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 02:52:46 pm »

- Máy bay tốt, 20 xin phép cất cánh.
- 20, kiểm tra kĩ, được phép cất cánh.
Hùng kéo cần, chiếc UH-1 nhổm mình, nhấc lên khá nhanh, anh đẩy cần lái, chiếc trực thăng chúc đầu lao về phía trước rồi bốc lên. Những người ở mặt đất trầm trồ:
- Tính năng thật là tuyệt vời.
- Nhỏ nhắn, tốc độ, linh hoạt, hạ cánh mọi địa hình. Đó là những ưu điểm của UH-1 so với Mi.
- Mi khỏe, chuyên chở nhiều, chắc chắn ...
Những bình luận về hai chiếc máy bay trực thăng có tính năng khác nhau là điều dễ hiểu. Ai cũng muốn chứng minh ý kiến của mình đúng. Trong khi Hùng bay một vòng xung quanh sân bay tại vòng lượn phía tây, Hùng kiểm tra các thông số, tất cả đều bình thường, anh quyết định làm động tác không vực, chiếc UH-1 được kéo lên, lao xuống, lượn vòng gấp. Tính năng điều khiển tuyệt vời. Mọi động tác đã xong, anh cắt chéo đường băng, bay về nơi cất cánh. Người chỉ huy bấm máy:
- Ba Vì gọi 20.
- 20 nghe rất tốt.
- Anh có thấy ruộng lúa bên trái sân bay?
- 20 thấy rất rõ.
- 20 hạ cánh trên bờ ruộng, chú ý lượng xuống và giữ vòng quay để đủ lực nâng, khi nào máy bay thăng bằng mới được giảm vòng quay.
- 20 nghe rất rõ.
Hùng nghĩ rất nhanh, người chỉ huy muốn kiểm tra tính năng hạ cánh trên bờ mẫu. Bởi vì, trong chiến đấu có thể rất cần mà máy bay họ Mi do thiết kế ba bánh xe, không thể nào thực hiện nổi, UH-1 hoàn toàn có thể làm được. Nhưng, bờ mẫu chỉ có nửa mét, nếu đặt càng không chuẩn, máy bay sẽ bị lật. Động tác hạ cánh bờ ruộng, phải là những phi công có trình độ rất cao. Hùng đã tập bay. Nhưng, anh đã không bay trên ba năm, việc ngắm và đặt càng máy bay chính xác trên bờ mẫu, bây giờ, là điều rất khó khăn. Tin ở bản thân. Hùng cho chiếc trực thăng hạ cánh trên bờ ruộng chính xác. Sau khi kiểm tra độ thăng bằng, anh quyết định giảm dần vòng quay rồi ngưng hẳn. Chiếc UH-1 đậu chông chênh nhưng chắc chắn trên bờ ruộng dưới sự chứng kiến của thiếu tướng chính ủy quân chủng và những phi công họ Mi. Mọi người ùa tới chúc mừng. Hùng lại nổ máy, đưa máy bay về bãi ... Cuộc bay thử đầy ấn tượng kết thúc. Thiếu tướng Hoàng Phương chỉ thị:
- Ngay bây giờ, chọn một tổ gồm những phi công giỏi, đồng chí Hùng huấn luyện gấp để chuẩn bị cho kế hoạch sắp tới. Tình hình miền Nam phát triển rất nhanh chóng. Ông quay sang Hồ Duy Hùng:
- Thay mặt Bộ tư lệnh quân chủng, tôi xin cảm ơn đồng chí.
Hùng nhìn thấy đôi mắt ông long lanh, ông đến gần đặt một tay lên vai anh, hỏi:
- Đồng chí bao nhiêu tuổi?
- Dạ, 26.
- Đồng chí có vợ chưa?
- Dạ, chưa.
- Vậy thì, giải phóng miền Nam xong hãy cưới vợ.
Ông ngửa mặt lên trời cười lớn, chiếc kính cận trắng như có những ánh sao phản chiếu mặt trời, miệng mở rộng. Hùng mỉm cười:
- Da, cảm ơn chính ủy, tôi xin cố gắng.
Chính ủy quay đi, cái ót tròn, tóc cắt cao, ngắn, trông ông vừa có dáng một nhà sư phạm, vừa có bóng của một võ sư. Câu nói bóng gió "giải phóng miền Nam xong hãy cưới vợ", rõ ràng ám chỉ một quyết tâm giải phóng miền Nam trong thời gian không xa nữa. Hùng chộn rộn khôn tả. Tự nhiên, anh nhìn theo thiếu tướng, ông bước lên chiếc Mi rồi bay về hướng đông, Hùng nhìn theo cho đến khi chiếc Mi chỉ còn là một chấm đen. Dường như có một cái gì đó trên nền trời, bây giờ mây đã tan, mặt trời đã chiếu những khoảng vàng xuống cánh đồng xanh mởn và chiếc máy bay Mi đã mang đi một điều gì đó phi thường mà cả cuộc đời của Hùng đã đi theo, sinh mạng bị đe dọa cũng không nao lòng. Phải rồi, mặt trời đã hiện ra, ánh sáng đã lan tỏa và hoa đã nở trên con đường vạn dậm.
Thời gian rất gấp, Hồ Duy Hùng cùng với một số phi công được chọn. Chỉ sau mười giờ tập bay chuyển loại, với nhiệt tâm truyền kĩ thuật bay, giáo trình đơn giản nhưng hiệu quả, số phi công chuyển loại đã bay đơn (bay không có giáo viên). Hùng và Tường Long chuẩn bị trở lại chiến trường.
4
Cơn mưa đầu mùa thật là khó khăn, trời vần vũ chuyển động, từng đám mây to lớn chạy vun vút về hướng tây rồi đột ngột dừng lại. Dường như có một sức mạnh vô hình to lớn kéo mây chạy ngược về hướng nam. Bầu trời như một trận giao chiến vĩ đại của những sức mạnh đối chọi nhau, lúc bên này thắng, lúc bên kia thắng. Những cuộc xô đẩy không làm cho những hạt mưa rơi xuống. Phút chốc mây tan, cơn gió nhẹ thổi đến từ hướng đông mát dịu, Hồ Duy Hùng cảm thấy thật dễ chịu. Dù mới cuối tháng năm, ban ngày gió tây thổi đến mang hơi nóng từ vùng núi và những cánh đồng đất nâu ở phía bên kia dãy Trường Sơn tràn vào gặp núi ở Sơn Tây phối hợp làm cho cái nóng dường như tăng lên. Bây giờ làn gió đông thổi đến làm cho da thịt như được tắm mát, sảng khoái. Tường Long đã đi về Hà Nội từ sáng, anh đi tìm đầu mối về người cha của Hồ Duy Hùng. Còn Hùng đến bốn giờ chiều anh còn bay chuyến cuối cùng cho bài bay xạ kích.
Trời tối dần, ánh trăng non như chiếc lưỡi liềm vàng nhọn ở hai đầu, xa xa phía trên một ngôi sao rất sáng, Hồ Duy Hùng khoác áo ven theo đường chân đồi, đứng ở đầu một con đường nhựa chạy thẳng ra quốc lộ số 2 ... lòng bồn chồn. Anh mong Tường Long trở về. Đã bốn ngày liền Tường Long đi tìm tin người cha của anh, ba ngày liền Long trở về buồn bã vì không có tin. Hôm nay Tường Long ra đi từ bảy giờ sáng, thời gian so với mọi ngày đã gấp đôi. Đến bây giờ vẫn bặt tin. Chiều mai anh và Tường Long đã trở về miền Nam ... Bất giác Hùng như bị một vật có màu đen như con nòng nọc thu hút tâm trí anh rất mạnh. Hùng không cưỡng được sức mạnh của chiếc UH-1, anh bước những bước dài đến gần hơn, căng mắt ... bóng chiếc trực thăng lờ mờ trong đêm được ánh trăng non chiếu xuống trông thật oai phong ...
Hùng bỗng nhớ ... cũng một đêm như thế này, ánh trăng non chiếu xuống căn nhà ngủ của người chú ở Qui Nhơn, là nơi Hồ Duy Hùng tránh bọn giặc lùng sục ở quê nhà Hội An, tạm lánh để đi học tiếp, anh gặp người em họ là Lê Quang Sơn. Tại đây Lê Quang Sơn cho anh biết, Sơn đang học đại học ở Sài Gòn, tham gia hoạt động phong trào sinh viên Sài Gòn - Gia định do Phạm Chánh Trực trực tiếp lãnh đạo. Lê Quang Sơn sôi nổi, trẻ trung đã cuốn hút Hùng. Và, Hùng đã gia nhập phong trào do Lê Quang Sơn giới thiệu.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #17 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 02:53:27 pm »

Năm 1968, theo sự chỉ đạo của tổ chức, Hồ Duy Hùng gia nhập quân đội ngụy ngay cuối năm, anh được tuyển đi học sĩ quan bộ binh. Nhưng, sau đó, do có khả năng, có kiến thức, Hùng lọt vào những sinh viên sĩ quan được chọn học Anh ngữ phi hành và cuối năm 1969 sau khi tốt nghiệp sinh ngữ từ trường sinh ngữ quân đội Hùng được quân ngụy chọn đi học lái trực thăng ở Mĩ...
Tường Long đứng sau lưng từ lúc nào, với dáng dấp nhỏ nhắn, anh với tay đặt lên vai Hùng:
- Hùng, mình về trễ vì cố gắng tìm ông cụ, mai anh em mình trở về Nam rồi.
- Tìm được không anh?
- Được.
Hùng quính quáng, như đứa trẻ, anh vồ lấy Tường Long:
- Ba em ở đâu? Ba có khỏe không?
-....
- Anh Long, nói đi.
Linh tính như có việc gì đó rất nghiêm trọng, nhìn Tường Long đắn đo, Hùng đoán ra được đôi phần.
- Anh Long, có phải ba em, ...
- Ừ, ông cụ mất rồi.
-...
Hùng như rơi vào vùng không có trọng lực, lơ lửng giữa một khoảng không đông đặc sương mù, đôi vai lạnh, xương sống tê dại, dường như tất cả sức lực tràn trề sức trai đã bị một đòn choáng váng, đau, ... đau hơn tất cả mọi sự đau nhất trên đời. Cha là thần tượng, là nguồn sinh lực giúp cho gia đình anh vượt qua bao khổ hạnh để đứng vững, để chống chọi với kẻ thù và với cả cuộc sống. Trời, Hùng bỗng nghĩ về mẹ, mẹ anh đau đáu chờ chồng, chờ con. Bà đương đầu với hàng trăm, hàng ngàn thử thách nghiệt ngã tưởng chừng như không thể nào vượt qua nổi để chờ chồng, để nuôi con và dạy các con đi theo lí tưởng, đi theo hoài bão của cha. Vậy mà,...
- Mình chia buồn với gia đình Hùng, mình không ngờ ...
- Anh Long, em muốn nghe ...
- Sáng nay, sau khi rời Ban tổ chức trung ương với những mẩu tin về cơ quan ông cụ, họ nói ông cụ thuộc diện Trung ương quản lí, ông cụ đã mất năm 1958 muốn biết chính xác chôn ở đâu đến Ban thống nhất trung ương. Mọi người rất nhiệt tình. Mình tìm được địa chỉ người anh của Hùng, anh Hồ Duy Diệm kĩ sư xây dựng đang công tác ở Bộ, mình đã gặp và anh Diệm muốn gặp Hùng.
- Sao anh không dẫn về?
- Không được.
- Sao vậy?
- Mình ra đây rất bí mật, mai đã trở về với nhiệm vụ rất quan trọng.
- Dạ, em hiểu.
- Hùng thông cảm cho mình, cấp trên chưa cho phép chúng ta công khai, nguyên tắc tổ chức cậu hiểu chứ?
- Dạ.
- Việc chôn cất, cơ quan và Trung ương lo chu đáo, ông cụ bị bệnh qua đời đột ngột. Trước khi nhắm mắt ông cụ nhắc bà và anh chị em Hùng ở miền Nam nhiều lắm.
Hùng rớm lệ, anh vẫn biết cái chết khó tránh, ai cũng phải chết, cha anh cũng vậy. Nhưng, cả nhà anh chưa được gặp cha, những kỉ niệm về người cha lúc nào cũng sống động, ngọt ngào. Hùng không thể nào tin nổi cha anh đã mất ... Tường Long đỡ Hùng ngồi xuống một bờ đất, anh an ủi:
- Thằng con trai nào cũng yêu mẹ, mẹ là máu thịt, là sự dịu dàng, lắng đọng, là cả cuộc đời của mình. Nhưng cha là sức sống, là chỗ dựa, là sức mạnh, là thần tượng của cuộc đời. Mình biết lắm, mất cha là một tổn thất rất lớn lao khó có cái gì có thể bù đắp được. Chúng ta là những thằng con trai, chúng ta lại có sức mạnh riêng, đó là sự cứng rắn, biết nén lòng, cắn răng chịu đựng để ngẩng mặt mà đi ...
Hùng quay sang ôm Tường Long, gục đầu vào đôi vai nhỏ của người bạn lớn tuổi để cho những giọt nước mắt chảy tràn. Tường Long ngồi im, tiếng rung nhè nhẹ lên đôi vai, anh cảm nhận những xao động trong cái nấc nhưng gượng kìm của Hùng, những giọt nước mắt làm ướt vai ... Tường Long biết, Hùng đang xả bớt đau khổ lên đôi vai của anh. Anh muốn chia sẻ, nhưng lời lẽ lúc này không còn phù hợp. Chỉ có những ánh sao của bầu trời nhấp nháy, thi thoảng ở phía Nam, ngôi sao sáng lóa vạch thành những đường trắng trên nền trời. Tường Long khẽ khàng:
- Hùng xem kìa, ngôi sao băng ở phương nam.
Hùng dụi vội những giọt lệ, bừng tỉnh:
- Ở đâu anh?
- Kìa, ở bên trái chiếc UH-1.
Hùng thấy rất rõ, đúng là ngôi sao băng ở hướng nam, chắc là ở đó xa lắm, không biết mẹ mình có nhìn thấy không? Nếu mẹ đứng ở ngoài sân, chắc chắn mẹ sẽ thấy " Ôi mất cha, ta còn có mẹ. Cầu trời cho mẹ được bình an".
*
Chiếc xe vận tải cỡ lớn đưa Hùng và Tường Long trở về miền Nam. Có điều lạ là trên xe có một hòm bằng tôn khá lớn và rất nặng. Có lẽ bên trong lớp tôn bình thường là một thùng bằng sắt. Chiếc hòm để sát thành buồng lái. Nó được đưa đến vào sáng sớm, vào lúc mọi người còn đang ngủ. Chỉ có Tường Long được gọi đến và nhận bàn giao. Cũng chỉ có Tường Long biết trong chiếc thùng sắt rất nặng ấy đựng thứ gì ...
14 giờ Hùng và Tường Long lên xe. Trời nắng, nóng, chiếc xe theo đường số 6 ra Hòa Bình. Trời tối, đoàn xe dừng ở một bờ suối, đêm cuối cùng được ngủ. Từ đêm mai, ngày ngủ, đêm đi. Sau khi ăn cơm và tắm rửa Hùng nhanh chóng mắc võng. Rừng già gió thổi xào xạc ở trên ngọn, ở dưới gốc thi thoảng những ngọn gió lẻ loi thổi chìm mát rượi. Long mắc võng dưới gầm xe. Đoàn quân gần một trung đội nằm rải rác ven rừng. Trời vừa sáng, đã lên đường. Ngày hôm sau, buổi chiều, mặt trời vừa xuống dưới ngọn núi Hùng đang xếp võng vào ba lô, Tường Long đã ngồi vào ca-bin chuẩn bị lên đường. Bỗng một đoàn cán bộ và thanh niên có nhiều phụ nữ ào tới bên Hùng:
- Anh bộ đội, cho chúng em đi nhờ đến binh trạm 20.
Hùng cẩn thận:
- Để tôi hỏi, tôi...
- Chúng em chỉ ngồi ở thùng xe.
- Không được lên, để tôi hỏi.
-...
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #18 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 02:54:00 pm »

Hùng chỉ biết trên xe chở một món hàng quan trọng nhưng không rõ là loại hàng gì bèn hỏi:
- Anh Long ơi, các đồng chí thanh niên xung phong xin đi nhờ xe.
- Không được.
- Họ chỉ xin ngồi trên thùng.
Tường Long thấy một số người vạch bạt nhìn vào thùng xe trống, chỉ có một thùng nhỏ bằng tôn ... Anh thấy nếu không nói rõ cho Hùng, món hàng đặc biệt, được vải che bao kín cả thùng xe thì khó lòng giữ được bí mật và an toàn. Long bèn nói tiếng Pháp:
- Nhiệm vụ của chúng ta rất nặng.
Hùng hết sức bất ngờ, gần hai tháng anh và Tường Long ở bên nhau, chưa bao giờ Long sử dụng tiếng Pháp, dù Hùng biết rõ, anh ấy sinh ra và học đại học tại Pháp. Rõ ràng có liên quan đến chiếc xe này, Long không thể nói cho ai biết. Hùng trả lời Long cũng bằng tiếng Pháp:
- Tôi hiểu.
- Transporteronr. Chúng ta chở một thùng vàng khoảng 300 kilôgam về miền Nam.
Hùng vội vã trả lời:
- Dạ.
Tường Long nói chậm, rõ ràng:
- Không được để lộ cho ai biết, chúng ta phải có trách nhiệm đưa đầy đủ số vàng về miền Nam. Đây là nhiệm vụ phải được hoàn thành.
- Tôi hiểu.
Hùng đã rõ, bây giờ nhiệm vụ của anh phải ngăn họ lại ... Tình huống thật bất ngờ, ở chiến trường chẳng bao giờ có chuyện từ chối giúp đỡ đồng đội, anh phải nói sao cho họ không giận:
- Các đồng chí ơi, xe này qua cổng trời là chở hàng vào chiến trường, các đồng chí thông cảm.
- Hàng gì vậy, anh bộ đội?
- Chúng tôi chỉ là lính lái xe thôi, trên lệnh thế nào, chấp hành nghiêm chỉnh vậy thôi, có biết gì đâu.
Biết không thể đi nhờ, họ tin Hùng nhưng vẫn ghẹo:
- Đẹp trai, trắng trẻo, vậy mà ...
Trong số những cô gái trẻ vây quanh chiếc xe của Hùng và Tường Long, có một cô gái mảnh mai, đứng xa hẳn, dường như có vẻ gì đó bẽn lẽn, chỉ mỉm cười, nàng có đôi mắt giống người học trò mà thày Hùng có thời đã dạy kèm ở Qui Nhơn ...
Đó là vào năm 1967, một buổi chiều mưa dầm, Hùng từ quê chạy vào Qui Nhơn vì bị lộ trong phong trào học sinh ở Hội An, sợ bị bắt, đang ở nhà người chú, chưa kịp thay quần áo, bé Lan con chú đấm cửa:
- Anh Hùng, mở cửa.
- Gì vậy em?
- Có bạn em đến chơi, anh ra đây chơi với em, vui lắm.
- Ừ anh ra ngay.
Hùng bước ra phòng khách, chú thím đi vắng, chỉ có một mình bé Lan và có thêm một thiếu nữ đang vén vạt áo dài ngồi xuống chiếc ghế xa-lông đơn màu xanh đậm. Lan đon đả:
- Anh Hùng, đây là Trúc bạn em, học cùng lớp.
Lan quay sang Hùng:
- Trúc đây là anh Hùng, con bác ruột mình.
Hùng chìa tay, Trúc chồm người bắt tay anh. Hùng có dịp quan sát, cô em gái. Anh vẫn gọi là bé Lan bây giờ đã là thiếu nữ còn cô gái ngồi bên cạnh tên là Trúc thì ... một cô gái mảnh mai, xinh xắn, tóc chấm vai, môi đỏ hồng, mũi thẳng, mày cong đen nhánh, đặc biệt nàng có đôi mắt màu hạt dẻ tuyệt đẹp. Hùng bắt chuyện:
- Chào hai em, anh rất vui khi được đến Qui Nhơn, lại gặp hai em.
Lan nhanh nhảu:
- Gặp Trúc thì có, em thì anh còn lạ gì?
Bị chọc đúng tim:
- Vừa thôi, Lan, chọc quê anh đó hả?
Cô bạn của Lan e thẹn, hai tay vê, xoa tà áo dài màu hồng. Không biết có phải tà áo ánh lên mặt hay má nàng ửng đỏ làm cho Hùng bâng khuâng,...
Chẳng biết từ lúc nào, Hùng yêu Trúc tự nhiên hay là do đứa em gái nói: "Con Trúc nó thương anh lắm ..." mà anh đã để ý và rồi có những buổi đi chơi lên gành Ráng Qui Nhơn ngắm biển ... Chỉ biết, một lần, Hùng không thể nào quên nổi, hai đứa đi vào khu bãi Trứng, đó là một bãi tắm đặc trưng, suốt chiều dài gần ngàn mét là những hòn đá được mài tròn nhỏ như quả trứng cút, trứng gà nằm lẫn trong cát đi êm ái lạ thường. Buổi chiều, những cây dừa nghiêng bóng, rặng phi lao xanh đẹp như tiên cảnh ... Rồi Hùng nắm tay Trúc theo con đường nhỏ lên thăm mộ Hàn Mặc Tử, một thi sĩ tài hoa và bạc mệnh:
- Anh Hùng, Hàn Mặc Tử có yêu ai không?
- Anh cũng không biết, chắc là có. Bởi vì, ...
- Bởi vì?
- Nhà thơ nào mà chẳng lãng mạn.
- Sao vậy?
- Họ sống bằng trí tưởng tượng bồng bềnh, lơ lửng, đôi khi trác táng.
- Chẳng lẽ nhà thơ nào cũng vậy?
- Không đâu, em đọc thơ Tố Hữu chưa?
- Có, em thích bài "Dậy mà đi", nhờ nó mà em trở lại trường học.
- Sao vậy?
- Hồi học lớp 9, em học kém, chán, định thôi học ở nhà. Nhờ nó...
- Ai đưa cho em?
- Một bạn chép tay. Bài ấy đã kích thích em chiến thắng bệnh lười học ...
- Thơ Tố Hữu là thơ hành động, ông ấy nói bằng thơ, còn mấy ông thi sĩ ...
- Em biết anh định nói gì rồi.
- Anh định nói gì?
- Anh định nói họ là những người "man man", họ bị hư dây thần kinh thứ 13 chứ gì?
- Chẳng những hư mà còn ... lộn xộn.
- Vậy mà em thích thơ ...
- Vậy hả? Thôi, đi lên thăm mộ nhà thơ đi.
 Hùng lảng tránh, anh không muốn tranh luận về những nhà thơ. Thật ra, họ cũng có những ý thơ hay hấp dẫn sáng tạo. Anh biết, thơ cũng là văn chương nhưng sao anh vẫn không thích, có cái gì đó anh có thành kiến với những nhà thơ hư hỏng lợi dụng thơ để trác táng, trụy lạc. Coi mình đứng trên cộng đồng, là một siêu nhân, là tầng lớp đặc biệt ...
Hùng đang suy nghĩ miên man, Trúc kéo tay:
- Ngồi nghỉ đi anh, em mệt.
- Ừ.
Trúc chọn một nơi bằng phẳng, bên dưới rặng phi lao nhìn ra biển nhấp nhô những chiếc thuyền đánh cá, lúc nổi lên cao, lúc như bị nhận chìm. Gió xào xạc, cành phi lao vun vút. Hùng và Trúc ngồi rất lâu, họ im lặng ... biển hùng vĩ quá, màu xanh dương như chạy dài bất tận ... Tự nhiên Trúc ngả đầu vào vai Hùng, gió thổi, tóc lùa vào cổ anh. Hùng muốn vòng tay ôm bờ vai Trúc nhưng sợ ...
Đêm về, nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ, bên ngoài là những cây cau, vầng trăng soi bóng. Hình ảnh Trúc choáng ngợp, êm ái, hạnh phúc. Nhưng, bóng dáng oai vệ của ba nàng xuất hiện trong đầu. Hùng lắc đầu bừng tỉnh Trúc là con gái viên cảnh sát Qui Nhơn, ông ta lúc nào cũng có khẩu súng bên hông, sáng có xe đón, chiều có xe cảnh sát đưa về. Còn gia đình Hùng là một gia đình Việt Cộng, Hùng đến Qui Nhơn để lánh nạn, anh đang làm thày của Trúc. Có điều Hùng không thể nào quên được. Trúc xinh đẹp, dễ thương, tình cảm mà nàng dành cho anh chắc chắn chưa có ai sánh nổi, một tình yêu ban đầu, tuổi học trò ngây thơ mà say đắm. Trúc đã nói cho anh tất cả về người cha của nàng, một viên cảnh sát lớn, khét tiếng nhưng ông ấy yêu nàng. Ông ta cưng nàng, chiều chuộng nàng và gần như làm theo tất cả mọi ý muốn của nàng. Và, chính vì ông ta là cảnh sát mà Hùng đắn đo ... chắc gì cha nàng cho nàng yêu kẻ thù của ông ta. Nhưng, sức hút của Trúc mạnh đến mức, nếu một ngày nàng không đến học, một ngày không được nói chuyện, không gặp là Hùng xốn xang, chộn rộn.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #19 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2008, 02:54:42 pm »

Những ngày sau đó là những cuộc hẹn hò, dường như bóng dáng của viên cảnh sát có khẩu súng lắp đầy đạn không làm cho Hùng run sợ. Mỗi chiều, sau giờ học Hùng và Trúc, những bước chân sáo có mặt ở khu đá nhảy và họ ở đó cho tới không thấy rõ mặt người mới bước ra đường về nhà. Sự việc tiếp diễn làm cho gia đình Trúc bất an. Ba Trúc là trung tá Thái đang trực ở ti cảnh sát nhận được điện thoại của bà Thi vợ ông ta:
- Đến giờ này vẫn không thấy con Trúc về đến nhà.
Trung tá Thái hoảng hốt:
- Nó đi đâu?
- Em cũng không biết, nó học thêm ở nhà con Lan khóm ba.
- Em hỏi con Lan chưa?
- Em hỏi rồi.
- Nó nói sao?
- Nó nói con Trúc về nhà từ hồi bốn giờ chiều.
Trung tá Thái dường như suy nghĩ rồi bất ngờ nói:
- Dạo này nó hay về trễ, nó có bồ phải không?
Bà Thi bình tĩnh:
- Em không biết, nhưng người ta nói nó hay đi chơi với một cậu bé đẹp trai, lớn hơn nó chừng năm tuổi.
- Thằng đó ở đâu?
- Em không biết.
- Được rồi, để đo, chỉ vài hôm anh sẽ biết.
Trung tá Thái buông điện thoại, hắn gọi viên sĩ quan trực tác chiến của cảnh sát giao nhiệm vụ:
- Ông cho người bám sát con gái tôi xem nó đi đâu? Đi với ai? Lai lịch, địa chỉ.
- Dạ, tôi hiểu, thưa trung tá, còn hành động?
Trung tá Thái cẩn thận nhắc lại:
- Chỉ theo dõi, biết rõ nó đi đâu? Đi với ai? Về báo cáo lại cho tôi. Không được có bất kì hành động nào.
- Dạ, thưa, có cần chụp ảnh?
- Cần chụp người đi với nó. Nhưng phải kín đáo đừng để lộ.
- Thưa trung tá. Việc đó đàn em của em giỏi, rất giỏi. Tụi nó được trang bị máy chụp ảnh không có đèn. Trung tá yên tâm.
Ba ngày sau trung tá Thái có trong tay hình ảnh Hùng và Trúc đi chơi khu bãi trứng, đang dắt tay nhau trên đường lên mộ Hàn Mặc Tử ... kèm theo địa chỉ của người con trai cùng đi chơi với Trúc. Hắn hết sức ngạc nhiên, hóa ra là thày dạy con gái hắn ...
- Trúc, con yêu ai vậy?
Trúc bất ngờ trước câu hỏi của ba. Nàng vội vã:
- Đâu có, ba.
Lần đầu tiên thấy rõ sự lúng túng và con gái hắn nói dối. Hắn rất thương con, hắn không muốn kéo dài sự lo sợ của con, trung tá Thái đưa ra ba tấm ảnh. Trong đó một tấm người con trai đang ngồi, nhìn xa xăm còn Trúc tựa đầu vào vai chàng trai.
- Đừng có giấu ba, ai đây?
Trúc hơi tái mặt, từ nhỏ ba nàng chưa một lần đánh, ba cưng, chiều ... Nhưng ba rất nghiêm khắc. Nàng tìm cách:
- Thưa ba, đây là thày giáo của con, con ... thương anh ấy.
- Nó con cái nhà ai? Nói cho ba biết.
- Thưa ba, con mới quen, độ vài tháng nay, con chỉ biết là anh con bác ruột con Lan. Còn ...
- Thôi được, con hỏi anh ta rồi tối mai nói cho ba biết.
Ngày hôm sau, Hùng mong giờ học kết thúc, anh đã chuẩn bị thức ăn khô, nước trái cây và chiếc áo mưa để kê ngồi trên ngọn núi nhìn ra biển ...
- Trúc, Lan. Chúng ta kết thúc giờ học ở đây. Mai học tiếp.
Lan hỏi:
- Sao sớm quá vậy?
Hùng trả lời:
- Anh và Trúc còn phải đi xa. Sợ tối.
Trúc thảng thốt:
- Không đi được nữa rồi. Em cần nói chuyện với anh ở đây.
- Sao vậy?
Lan nhìn mặt bạn, Trúc lo âu, chới với, như đang cầu cứu. Trúc vừa tha thiết, vừa lo lắng cho Hùng, Dù Hùng không nói ra, nhưng nàng biết Hùng đang lánh nạn, nạn gì thì nàng chỉ đoán ... có thể là hoạt động có liên quan đến phía bên kia. Nếu anh Hùng là Việt Cộng thì Việt Cộng đáng yêu biết chừng nào. Lan đứng dậy, nàng muốn để cho Hùng và Trúc nói chuyện:
- Trúc nói chuyện với anh Hùng mình đi tắm ...
- Ngồi lại Lan.
Thật lòng, Trúc muốn áp mình vào trong lòng Hùng, có anh dường như Trúc chẳng còn nghĩ điều gì được nữa. Nhưng, đôi mắt nghiêm khắc của ba. Và, lời hứa của nàng kể về lai lịch của Hùng cho ông biết. Trúc rất biết ơn Lan đã đi ...
Lâu lắm, cắn vào môi không biết bao nhiêu lần, vậy mà Trúc không nói ra được điều cần nói. Nàng cúi xuống nhìn vào đầu gối của mình đang co hai chân lên chiếc xa-lông đang ngồi, đầu gục xuống rồi lại ngẩng lên, liếc mắt nhìn vào đôi mắt của Hùng đang chờ đợi. Trúc biết, nếu nói ra điều nàng đang định phải nói, có thể nàng phải xa vĩnh viễn Hùng, lòng nàng không bao giờ muốn. Tình cảm sâu nặng, những phút gặp gỡ, những buổi tối chỉ có hai đứa bên nhau ở ngoài biển, nhiều lần nàng nghe rõ tiếng đập dồn dập của trái tim Hùng từ vòm ngực to lớn của anh. Khi đó, vầng trăng trôi qua mái tóc của anh lúc mờ, lúc tỏ, dù không một áng mây che.
Hùng biết Trúc khó nói, tuy chưa biết cụ thể điều gì xẩy ra ... Nhưng, trong linh tính của một người lánh nạn yêu con một sĩ quan cảnh sát. Anh đã dự cảm:
- Trúc, có chuyện gì phải không?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM