Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:50:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký không tên  (Đọc 85303 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #90 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 02:51:15 pm »

Từ Mỹ trở về ông Thiệu và cánh tay mặt của ông Hoàng Đức Nhã - hiểu rằng tình thế đã hoàn toàn thay đổi. Thái độ của Washington đối với ông Thiệu và đối với chế độ VNCH đã đổi khác. Đó là nói về thời kỳ sau Hiệp Định Paris, còn trước đó các năm 1971-1972, sau khi tái đắc cử, Nguyễn Văn Thiệu củng cố quyền lực của mình mạnh mẽ nhất. Trong suốt tám năm cầm quyền của mình, đây là thời điểm quyền lực của Thiệu được tập trung nhất. Nhiệm kỳ tổng thống 1967-1971 của ông còn bị buộc một chân vào... đối thủ khó chịu Nguyễn Cao Kỳ - giữ cương vị phó tổng thống. Còn từ năm 1971, sau cuộc đắc cử thứ hai, với một phó tổng thống Trần Văn Hương - vâng lời ông hoàn toàn - tổng thống Thiệu nắm trọn quyền lực trong tay. Thiệu tiến hành kiểm soát báo chí, trấn áp phe đối lập, bắt bớ sinh viên chống đối và các trí thức bị nghi ngờ có quan hệ với cộng sản...

…Trong những ngày tháng khủng hoảng, không thấy đâu là tương lai cho tình hình miền Nam và giải pháp cho chính mình, một hôm tôi có bàn với anh Dương Văn Ba, lúc này không còn là dân biểu: “Hay là tụi mình ra vùng giải phóng theo MTDTGPMN?”. Ý nghĩ đến bất chợt nhưng không hề là bốc đồng. Bản thân tôi chưa có dịp nào tiếp xúc với ai đó đại diện chính thức của Mặt Trận, nhưng từ khi ông Thiệu tái đắc cử bằng độc diễn bất kể dư luận phản đối trong nước và ngoài nước, tôi nhận ra rằng tình hình miền Nam nói riêng và đất nước nói chung không còn hi vọng thay đổi bằng tiến trình đấu tranh dân chủ. Suy nghĩ của tôi lúc ấy, lực lượng duy nhất có thể đảo lộn tình thế là MTDTGPMN. Dứt khoát phải đấu tranh cả bằng vũ trang. Tôi nghĩ đi ra vùng giải phóng là một chọn lựa có thể giải quyết được các bế tắc và đáp ứng được các nguyện vọng của mình. Nhưng cả hai chúng tôi, anh Ba và tôi đành bỏ ý định ra vùng giải phóng vì ngoài lý do không biết phải “móc nối” với ai, còn có một lý do riêng: mỗi người chúng tôi đều có năm đứa con, đứa lớn nhất mới 11-12 tuổi. Đi vào rừng, ở nhà người vợ một mình xoay xở ra sao đây?

Đúng là tôi chưa từng tiếp xúc chính thức một nhân vật cộng sản nào trước 1975 nhưng lịch sử của người cộng sản trong đấu tranh giành độc lập và đánh ngoại xâm từ thời chống Pháp là một minh chứng về tinh thần yêu nước của họ. Bi kịch của những người như tôi là đã quá thất vọng với chế độ mình đang sống, cố gắng đấu tranh để góp phần thay đổi nó nhưng mỗi ngày thấy càng bất lực, muốn có một chọn lựa khác nhưng điều đó cuối cùng lại cũng không làm được. Cho nên có lúc tôi đã tự nhận mình là “Người Việt cô đơn” và tự nguyện làm người phát ngôn cho những người cùng tâm trạng, cùng hoàn cảnh với mình, trên báo Tiếng Nói Dân Tộc, là vì thế! Từ tâm trạng và hoàn cảnh chính trị cá nhân, có lúc tôi chọn lập trường: đứng giữa (báo Tiếng Nói Dân Tộc là tờ báo của “những Người Việt đứng giữa”?). “Đứng giữa” là một khái niệm còn khá mơ hồ, chỉ sau này khi đã có Hiệp định Paris, “đứng giữa” mới được khoác một sắc thái chính trị cụ thể và được gọi là “thành phần thứ ba”.

Sau ngày 30-4-1975, tôi phát hiện xung quanh mình, trong tờ báo, trong nhóm, trong bạn bè và ngay tại nhà mình, đâu đâu cũng có “Việt cộng”. Thế mà tôi không được một ai móc nối. Tại không ai trong Mặt trận được tự động tiết lộ và móc nối? Hay tại cái bề ngoài trí thức tiểu tư sản của tôi - từ cách ăn mặc đến môi trường sinh hoạt - trông không đáng tin cậy với họ chăng?

Về chuyện trí thức tiểu tư sản đi theo cách mạng, tôi nhớ mãi trường hợp của bác sĩ Nguyễn Văn Thủ được chính ông kể lại cho tôi nghe. Sau 1975, lúc tôi làm tổng thư ký tòa soạn nhật báo Tin Sáng do anh Ngô Công Đức làm chủ nhiệm và anh Hồ Ngọc Nhuận làm chủ bút, tôi được tờ báo cử đi Hà Nội cùng anh Minh Đỗ dự phiên họp đầu tiên của Quốc Hội thời kỳ đất nước thống nhất. Khi trở về Sài Gòn, trên máy bay tôi ngồi gần một người lớn tuổi ăn mặc rất lịch lãm, com lê, cà vạt hẳn hòi và rất... Tây, như một người sống nước ngoài vừa trở về quê hương. Tôi tìm cách bắt chuyện với người này do sự tò mò nghề nghiệp. Và tôi được biết ông không phải từ nước ngoài trở về mà ở trong rừng cả chục năm qua. Đó là Bác sĩ Nguyên Văn Thủ đang là đại biểu quốc hội. Biết tôi là một trí thức sống ở miền Nam trước 1975, ông vui vẻ kể chuyện: thời trẻ cách đây 30 năm ông du học ở Pháp. Ông rất thích khiêu vũ và đánh tennis rất giỏi và đẹp, không ít thiếu nữ Pháp rất mê chàng trai Việt Nam này. “Khi tôi đánh banh luôn có hai ba cô đầm ngồi ngoài sân chờ!” - bác sĩ nhắc lại thời trẻ của mình. Không ai ở Paris quen biết bác sĩ Thủ lại nghĩ rằng chàng thanh niên sống phong lưu ở thủ đô ánh Sáng lại có thể bỏ tất cả để đi theo cách mạng. Bác sĩ Thủ nói: “Lúc đó bạn bè của tôi ở Pháp bảo với nhau rằng thằng Thủ mà về nước theo cách mạng là coi như chiến tranh sắp kết thúc rồi. Ý của tụi bạn: tôi đâu phải là người có thể chịu cực lâu dài, cho nên khi tôi đã chọn lựa như thế là... chắc ăn rồi. Thật lòng mà nói bản thân tôi cũng nghĩ có lẽ chỉ phải chịu cực vài năm thôi, đâu dè đi suốt một mạch... 30 năm!”. Chàng thanh niên phong lưu ở Paris ấy đã chấp nhận mọi gian nguy khổ cực và không hề bỏ cuộc suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ.

Bác sĩ Thủ là một điển hình trí thức tiểu tư sản yêu nước. Về Sài Gòn, ông được giao đứng đầu tổ chức Chữ Thập Đỏ ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuộc gặp lần đầu trên máy bay, chúng tôi có hẹn gặp lại nhau tại sân quần vợt. Trận đầu tiên ông đánh với tôi trên sân 30-4 (đường Lê Quẩn). Lần đó dù đã hàng chục năm không cầm vợt ông vẫn giữ được những nét đẹp kỹ thuật các cú đánh của một đấu thủ từng có hạng ở Pháp. Ông đã mất vì bệnh, để lại nhiều thương tiếc cho bạn bè cũ mới.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #91 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 02:51:56 pm »

Trở lại chuyện của tôi trước 1975, cũng có rất ít người tin rằng tôi sẽ kiên trì với hướng đi của mình. Sau khi đất nước hòa bình, tôi có hỏi nhà báo Huỳnh Bá Thành, một trong những người gần gũi với tôi trước năm 1975, vì sao anh không “móc nối” tôi vào Mặt Trận, anh cười cười nói “Các hoạt động của anh như thế trong lòng địch đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng đối với một trí thức tiến bộ. Đưa anh vào tổ chức cũng thế thôi, nhưng có nguy cơ anh bị bắt và chịu không nổi tra tấn sẽ đổ bể tùm lum...”. Câu nói nửa chơi nửa thật của Huỳnh Bá Thành chứa đựng phần nào sự thật trong đó. Tôi vẫn nghĩ mình sẽ không chịu đựng nổi các đòn tra tấn của cảnh sát. Tôi thật sự cảm phục và kính trọng những người làm cách mạng khi bị bắt không chịu khuất phục trước sự tra tấn ác liệt và dã man. Có lẽ do tôi không có một quan hệ chính thức nào với người cộng sản nên chính quyền Thiệu không coi tôi là một phần tử chính trị nguy hiểm. Tình báo Mỹ cũng nắm rất sát hoạt động của các trí thức và những người đối lập tại miền Nam. Một số trí thức miền Nam bị bắt vì có quan hệ cộng sản là do sự phát hiện của tình báo Mỹ. Có dư luận cho rằng vụ dân biểu Trần Ngọc Châu bị bắt, bề ngoài tưởng như xuất phát từ cuộc xung đột giữa tổng thống Thiệu với Trần Ngọc Châu, nhưng bên trong là do áp lực của CIA. Một phe CIA bênh vực Châu nhưng phe CIA khác đang có thực quyền tại miền Nam lại chủ trương “dứt” Châu. Người đưa ra lập luận này nhấn mạnh rằng Nguyễn Văn Thiệu và Trần Ngọc Châu là bạn rất thân nhau. Nghe nói sau năm 1975, khi ông Thiệu từ nước Anh chuyển sang định cư ở Mỹ, ông Thiệu đã đến nhà Trần Ngọc Châu và ở lại chơi một ngày. Thực hư chuyện này thế nào, tôi không có điều kiện để phối kiểm.

Cái “may mắn” của tôi là hình như tôi không có tên trong bản danh sách đen (black list) của CIA. Tình báo Mỹ cũng dư sức thẩm định tôi có phải là người của Pháp không. Cuối cùng có lẽ họ đã kết luận cái anh chàng này hoạt động hoàn toàn... đơn độc. Thực tế thì những trí thức kiểu... “vô hại” như thế này lại góp phần cô lập Nguyễn Văn Thiệu và đường lối chiến tranh của ông khiến ông đã nổi điên. Tại cuộc nói chuyện với khóa huấn luyện cán bộ xã ấp ở Vũng Tàu, tổng thống Thiệu tố cáo “một số trí thức mỗi ngày uống bốn ly whisky và ăn toàn cơm Tây, được học rộng nhưng lại làm nô lệ cho cộng sản”. Ông kết luận “Các anh còn yêu nước hơn cả mấy người trí thức ấy”. “Các anh” đây là các cán bộ xã ấp. Bài nói chuyện này mở đầu cho đợt đàn áp trí thức tiến bộ, đầu tiên là bắt chủ nhiệm tờ báo tiếng Anh Sai gon Dai ly News,ông Nguyễn Lâu và 26 nhân vật trí thức khác, trong đó có bác sĩ, dược sĩ v.v… Đại sứ Mỹ Bunker khen bài nói chuyện ở Vũng Tàu là một trong những diễn văn hay nhất của ông Thiệu!

Nhà báo Mỹ Zalin Grant, trong quyển ‘Facing the Phoenix’ đã mô tả, trong con mắt của ông, những đặc điểm của một số trí thức Sài Gòn vào những năm 1965-1970 như sau: “Giới trí thức (Sài Gòn) kể cả những người có bằng cấp cao, thường tốt nghiệp tại Pháp và ngày càng nhiều tại Mỹ, đều là những người theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, khinh miệt người Mỹ, đầu óc không tưởng và chống chiến tranh. Họ muốn có hòa bình nhưng không có kế hoạch để đạt tới. Họ bác bỏ chủ nghĩa cộng sản nhưng lại chấp nhận những người cộng sản. Họ coi thường quân đội của họ mà chính họ và con cái họ thấy không xứng đáng để phục vụ. Ngồi bên tách cà phê phin hay ly rượu Remy Martin, họ tố cáo một cách hùng hồn chính phủ Thiệu đã chà đạp như thế nào các quyền tự do cá nhân và đẩy tuổi trẻ của đất nước đến sự chống đối. Mặc dù phần nhiều những điều họ nói là đúng nhưng họ vẫn không phải là những người gây được niềm tin và thiện cảm...”

Đúng như nhận xét của Zalin Grant, “những trí thức nói chuyện chính trị bên ly rượu Remy Martin” không giành được uy tín trong quần chúng, nhưng sự từ chối hợp tác của họ với chính phủ Nguyễn Văn Thiệu rõ ràng hết sức bất lợi cho chính quyền Sài Gòn. Hơn nữa không phải tất cả trí thức đều chống Thiệu bên ly rượu Remy Martin. Nhiều người trong số họ xuống đường, chấp nhận dấn thân trước nhiều thứ hiểm nguy khác cho tính mạng và sự nghiệp cá nhân họ.

Để đối phó lại “những cuộc nói chuyện bên ly cà phê hoặc ly rượu Remy Martin” mà nhà báo Zalin Grant đã đề cập, tướng Nguyễn Khắc Bình, đứng đầu ngành cảnh sát và trung ương tình báo Sài Gòn đã cho người thường xuyên có mặt tại nhà hàng Givral, ở đường Tự Do, đối diện với trụ sở Hạ viện. Người được giao nhiệm vụ “nghe lén” các cuộc trao đổi trong nhà hàng là tên T., quen biết nhiều nhà báo trong và ngoài nước. Givral cũng là nơi có nhiều dân biểu cùng bạn bè trí thức của họ lui tới. Theo một người gần gũi ông T. và trung ương tình báo của Thiệu thì T. luôn thủ trong người một cái máy ghi âm để thu các cuộc nói chuyện. Thỉnh thoảng T. phải vào… “toa lét” để thay pin hoặc thay băng (máy móc thời đó chưa hiện đại). Dần dần người phụ trách công việc này của Nguyễn Khắc Bình thấy cách ghi băng này quá bất tiện nên tính tới phương án đặt máy thâu thường trực ở một chỗ nào đó trong nhà hàng. Nhưng Givral là một nhà hàng tư nhân, làm sao đặt máy mà giữ được sự bí mật. Chỉ có cách là người của trung ương tình báo mua lại một phần nhà hàng. Cuối cùng hãng sữa Foremost nhảy vào, với người của tình báo đứng phía sau. Thế là họ có quyền hợp pháp tiến hành sửa chữa và trong khi sửa chữa... có thể bí mật đặt máy ghi âm. Những vụ Watergate như thế ở Sài Gòn, chính quyền Thiệu thoải mái làm mà chẳng gặp một sự phiền hà nào!

Sau khi “đầu hàng” áp lực của Mỹ và chịu ký Hiệp định Paris, Thiệu phải đối đầu thêm một thứ... “nội thù” khác: thành phần thứ ba, tức những người Việt đứng giữa. Những người trí thức chống Thiệu và chống Mỹ nhưng chưa có điều kiện tiếp xúc với Mặt Trận, cùng các thành phần đối lập hoạt động cho hòa giải hòa hợp dân tộc, đưa vào Hiệp định Paris, trực tiếp hoặc gián tiếp tự nhận mình thuộc thành phần thứ ba. Dù không trưng ra được bằng chứng nào, tổng thống Thiệu cũng công khai nói với báo chí nước ngoài rằng “thành phần thứ ba là sản phẩm của Tòa đại sứ Pháp”. Đây là hành động chụp mũ của chính quyền Thiệu nhằm hạ uy tín những người đối lập hoạt động vì hòa bình. Cơ sở để đưa ra lời tố cáo này là mối quan hệ giữa một số nhà ngoại giao trong đại sứ quán Pháp với một số trí thức đối lập. Một trong những nhà ngoại giao đó là Pierre Brochand, cố vấn chính trị tòa đại sứ Pháp. Trong những người ông Thiệu nhắm đến là tôi vì lúc này tôi hoạt động tích cực trong thành phần thứ ba và có quan hệ khá mật thiết với ông Pierre Brochand.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #92 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 02:52:55 pm »

Thật sự quan hệ giữa tôi và Pierre Brochand chủ yếu là bạn bè hơn là móc nối chính trị. Cùng tuổi với nhau (sinh năm 1940) và có nhiều điểm hợp nhau, nên tôi và Pierre Brochand dễ thân nhau. Chưa bao giờ Pierre Brochand đề cập chính thức với tôi chuyện thành phần thứ ba hay thăm dò, một gợi ý nào liên quan chuyện này. Trong quan hệ với các nhà báo nước ngoài, tôi có khá nhiều người bạn và trong giới ngoại giao cũng thế. Sau 1975, khi Pierre Brochand đã trở thành một nhân vật cao cấp, đại diện chính phủ Pháp sang ký kết một hiệp định hợp tác văn hóa với chính phủ Việt Nam, anh đã vào TP. Hồ Chí Minh và thăm tôi tại nhà. Người tiền nhiệm của Pierre Brochand tại tòa đại sứ Pháp trước 1975, ông Loic Hennekinne, cũng duy trì những quan hệ bạn bè với tôi đến tòa đại sứ Sài Gòn, Loic Hennekinne nhận nhiệm sở mới ở Santiago (Chi Lê) thời tổng thống Allende. Tôi còn nhớ một hôm tôi nhận được một lá thư của ông từ thủ đô Santiago, trong đó ông hết lời ca ngợi chế độ Allende và cho rằng mình đang chứng kiến một kinh nghiệm chính trị mà người Việt Nam như tôi rất đáng tìm hiểu. Dĩ nhiên Loic Hennekinne đã phải rời Chi Lê sau khi tướng Pinochett lật đổ tổng thống Allende.

Loic Hennekinne là một trong những nhà ngoại giao Pháp đầu tiên trở lại Sài Gòn sau 1975 với tư cách một người du lịch. Anh rất yêu đất nước Việt Nam. Chuyến đi đó Loic Hennekinne thực hiện khi ông đang là đại sứ Pháp tại Tokyo (Nhật). Thế là tôi có dịp gặp lại ông tại tòa lãnh sự Pháp trong một buổi tiệc tối. Tôi nhớ hôm đó ngoài tôi và anh Ngô Công Đức còn có cựu đại sứ Võ Văn Sung cũng là một người bạn của Loic Hennekinne. Cũng trong năm đó (có lẽ năm 1992) tôi có dịp sang Tokyo theo lời mời của Hội nhà báo Nhật (cùng đi có chị Phương Minh, tổng biên tập báo Phụ Nữ Việt Nam). Hay tin tôi sang, Loic Hennekinne đến tận khách sạn đón tôi về tòa đại sứ dùng cơm tối. Đầu tháng 4-2002 tôi có dịp sang châu Âu thăm con và ghé lại Pháp thăm Loic. Lúc này Loic Hennekinne đang là tổng thư ký tại Bộ Ngoại giao Pháp - Nhân vật thứ hai ở điện Quai D Orsay. Loic hẹn tôi gặp ông tại bộ Ngoại giao và ăn trưa. Tôi cứ tưởng hẹn nhau tại đó rồi sẽ cùng đi ăn một nơi nào khác ở Paris. Thật bất ngờ Loic đã tiếp tôi ngay tại phòng đãi khách của Bộ trưởng. Buổi ăn trưa tại Quai D Orsay chỉ có hai người, Loic và tôi. Tôi không thể không xúc động về tình cảm bạn bè đặc biệt mà Loic Hennekinne đã dành cho tôi.

... Trở lại sự tố cáo của ông Thiệu về thành phần thứ ba mà ông cho rằng do đại sứ Pháp Jean Marie Mérillon “nặn” lên, tôi liền phản công và lợi dụng cơ hội này để tuyên truyền công khai cho thành phần thứ ba. Tôi bàn với nghị sĩ Vũ Văn Mẫu để xin phép chùa ấn Quang cho Lực lượng Hòa giải Dân tộc đứng ra tổ chức cuộc hội thảo về Hiệp định Paris tại chùa. Sau đó tôi liên lạc với các nhà báo nước ngoài thuộc loại tin cậy, trong đó có truyền hình CBS, mời họ chứng kiến cuộc hội thảo. Tôi không mời báo chí trong nước vì mỗi ngày số phóng viên “dởm” là nhân viên tình báo trá hình càng trà trộn rất nhiều vào hàng ngũ nhà báo thật. Cuộc hội thảo sẽ bị lộ và cảnh sát sẽ ra tay phá ngay.

Trong khi chuẩn bị cuộc hội thảo, tôi có tiếp xúc với “Tổ Chức Đòi Thi Hành Hiệp Định Paris do luật sư Trần Ngọc Liễng đứng đầu và mới anh tham dự để tăng khí thế. Những người chính yếu trong tổ chức ngoài luật sư Liễng có các anh Triệu Quốc Mạnh, linh mục Nguyễn Ngọc Lan, anh Thế Nguyên (tạp chí Trình Bày...) linh mục Lan đặt điều kiện: để tham dự cuộc hội thảo anh phải được xem trước bài thuyết trình của tôi. Tôi đồng ý và trao cho linh mục bản thuyết trình với ý kiến: Tôi phải sửa lại đoạn nói về “chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn”. Theo ông đây không phải là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn, người Việt giết người Việt, mà là cuộc chiến giữa một bên là người Việt yêu nước và một bên là người Mỹ xâm lược cùng những người Việt Nam theo họ. Cha Lan nói với tôi Tổ Chức Dòi Thi hành Hiệp định Paris chỉ dự buổi hội thảo nếu tôi đồng ý sửa lại ý này. Tôi chẳng những chấp nhận sửa lại mà từ đó lấy quan điểm này làm quan điểm của chính mình.

Buổi thuyết trình tại chùa ấn Quang diễn tiến đúng như dự kiến. Sau buổi thuyết trình, linh mục Lan mời tôi đi ăn phở Tương Lai trên đường Nguyễn Tri Phương, cách chùa Ấn Quang không xa. Cùng đi ăn phở còn có, dân biểu Kiều Mộng Thu. Bình thường đi đâu tôi cũng bị bốn anh cảnh sát chìm trang bị máy bộ đàm đi theo. Chị Thu cũng có bốn anh theo dõi và cha Lan cũng thế. Do đó khi ba chúng tôi cùng nhau đi ăn phở, phía sau chúng tôi có cái đuôi khá dài: 12 chiếc xe máy của cảnh sát chìm rú lên inh ỏi! Cảnh tượng cũng vui mắt nhưng điều áy náy là mình ngồi ăn trong khi mấy anh cảnh sát vẫn phải đứng xa canh chừng. Có hôm ở nhà, từ tầng hai, vợ tôi nhìn qua bên kia đường Nguyễn Tri phương thấy bốn anh cảnh sát ngồi canh tôi giữa cái nắng chang chang, động lòng vợ tôi cho chị giúp việc mang nước mang ly sang mời các anh giải khát. Nhưng các anh cảnh sát dứt khoát từ chối, có anh còn hăm dọa ngược lại: “Chị định đùa với bọn tôi à? Mang nước về nhà ngay”. Lúc đầu Tổng nha cảnh sát chỉ cử hai cảnh sát đi trên hai xe gắn máy theo dõi tôi. Tôi đi đâu họ đi đó. Họ có trách nhiệm báo cáo trong ngày tôi đi đâu gặp ai và nếu phát hiện tôi sắp tổ chức họp báo hay xuống đường thì họ gọi ngay về Tổng nha kịp thời đối phó.Biết rõ như thế nên khi sắp sửa có một hoạt động chống chính quyền, trước tiên tôi phải “cắt đuôi”. Cách làm khá đơn giản: tôi bảo tài xế lái ô tô đến chợ Bến Thành, cho xe đậu lại, thí dụ ở cửa Tây, tôi đi vào lòng vòng trong chợ một lúc rồi đi ra cửa... Bắc lên xe tại đến chỗ hẹn. Các anh “bạn dân” chờ mút mùa không thấy tôi ra mặc dù chiếc ô tô của tôi vẫn nằm yên ở chỗ cũ!
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #93 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 02:53:42 pm »

Sau vài lần bị lừa, Tổng nha bố trí bốn cảnh sát theo tôi trên hai xe. Khi tôi bước ra khỏi ô tô đi bộ, thì một anh cảnh sát cũng nhảy xuống đi bộ theo. Tôi vào chợ, anh ta cũng vào chợ. Với thời gian, dần dần việc canh giữ bớt căng thẳng. Cảnh sát theo dõi tôi tìm cách làm quen với hai anh cảnh sát cũng được Tổng nha đặc cách đi bảo vệ cho tôi. Hai anh cảnh sát cận vệ của tôi thuộc một bộ phận khác: Phòng bảo vệ yếu nhân. Một hôm anh Trường, cảnh sát cận vệ, nói với tôi “Thưa ông, mấy đứa theo dõi ông đến yêu cầu em nếu hôm nào ông không có đi đâu cho tụi nó biết để tụi nó chuồn về nghỉ sớm. Theo ông từ sáng sớm đến khuya, tụi nó than chịu không xiết”. Thế là từ hôm đó giữa hai anh cận vệ của tôi và những cảnh sát được giao nhiệm vụ theo dõi tôi có một quan hệ... thân thiện và hợp tác. Hôm nào tôi làm việc tại nhà, không đi đâu, tôi nói anh Trường ra bảo họ về nghỉ sớm, trong báo cáo cứ viết: Hôm nay ông Chung ở nhà suốt ngày. Những hôm tôi đánh quần vợt trong Xẹc Tây cả ngày tôi cũng cho cận vệ báo với họ để họ yên tâm đi... chơi hoặc về với vợ. Kể khi thỉnh thoảng đi nhảy ở vũ trường để bớt căng thẳng, tôi cũng báo cho họ về sớm. Những lần không báo, đi khiêu vũ ra gặp họ vẫn... đứng chờ tôi thấy bứt rứt làm sao. Canh mình đi họp hay một cuộc tiếp xúc với ai đó không nói làm gì, đàng này canh mình đi... nhảy đầm thì... !
Nhưng khi tôi chẳng nói gì thì họ cũng đoán biết hôm nay không phải là một ngày... yên lành cho họ. Cuộc đấu trí thường không nghiêng phần thắng về phía họ. Thí dụ tôi muốn thoát khỏi sự canh giữ của họ, tôi chỉ cần vào Xẹc Tây... đánh quần vợt, nhưng vào lúc nào đó tôi chui hàng rào ra ngoài, khi thì qua bên sân Tao Đàn, khi thì trổ ra đường Huyền Trân Công Chúa. Mỗi lần sự canh giữ thất bại, hôm sau báo đăng ảnh tôi xuất hiện trong cuộc xuống đường hay cuộc họp báo nào đó, dĩ nhiên họ bị “cạo” sát ván, có khi còn bị đổi... Gặp lại hai cận vệ của tôi, họ chỉ còn biết than “Ông thầy của mấy anh chơi tụi này một cú ẹo xương sống”. Nhưng hai cận vệ của tôi cũng cho họ biết rằng các anh cũng mù tịt tôi đã đi đâu và làm gì (thường khi hoạt động chống chính quyền tôi luôn để hai anh cận vệ ở lại nhà). Vào tháng 4-1975, khi thời tiết chính trị hoàn toàn đổi khác, các cảnh sát theo dõi tôi cũng, “ngửi” thấy gió sắp sửa thay chiều, họ không ngại ngùng đề nghị với hai cận vệ của tôi:

“Mấy anh làm ơn nói giùm ông thầy các anh khi ổng lên làm bộ trưởng ổng nhận tụi này đi theo bảo vệ cho ổng. Dù sao tụi này cũng quen công việc... đi theo ổng rồi”. Thật ra tôi cũng có ý định dùng họ nhưng rất tiếc thời gian tôi làm tổng trưởng thông tin trong chính phủ Dương Văn Minh chỉ kéo dài trong... 48 tiếng đồng hồ!

... Sau cuộc thuyết trình về thành phần thứ ba khá suôn sẻ tại chùa Ấn Quang, một cuộc hội thảo khác cũng được tổ chức tại đây suýt nữa gây tai họa cho tôi và nhiều người khác trong Lực lượng Hòa giải Dân tộc. Cuộc hội thảo này do các vị lãnh đạo Phật giáo Ấn Quang chủ trì nhằm ủng hộ Hiệp định Paris đồng thời kêu gọi tổng thống Thiệu từ chức. Rất có thể do cuộc hội thảo trước về thành phần thứ ba không kịp ngăn chặn nên cuộc hội thảo này ngay từ đầu đã được cảnh sát rằn ri dàn quân rất kỹ. Chúng cô lập cả khu vực, nhưng không hoàn toàn ngăn chặn những người tham dự cuộc hội thảo vào chùa nếu có giấy mời. Khi mới đến chùa tôi đã đoán trước thế nào chúng cũng mở cuộc tấn công vào bất cứ lúc nào. Mọi người cũng biết như thế, nhưng không ai lo sợ và quay bước trở ra. Hơn phân nửa những người dự cuộc hội thảo là phụ nữ, trong đó có nhiều bà cụ tuổi trên 60!
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #94 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 02:54:20 pm »

Khi khách mời vào hết và thượng tọa Viện trưởng Thích Thiện Hoa phát biểu khai mạc thì cổng chùa cũng bị cảnh sát dã chiến bế chặt. Ngoại bất nhập, nội bất xuất. Đến khi thấy Viện trưởng Thích Thiện Hoa vừa nói xong lời khai mạc thì lệnh tấn công từ ngoài được phát động. Hàng trăm phi tiễn hơi cay, lựu đạn gây ói được bắn như mưa vào chùa. Cảnh hỗn loạn xảy ra. Những ai muốn rời khỏi chùa không tìm được ngõ thoát. Cửa chính bị cảnh sát dã chiến án ngữ và chính từ cổng ra vào duy nhứt này, họ đã nã phi tiễn vào chùa. Khói mịt mù, mắt mọi người sưng húp, không còn oxy để thở. Có nhiều phụ nữ lớn tuổi ngất xỉu. Hàng trăm con người không biết thoát thân ngả nào, xô đẩy nhau chạy xà quần như bầy chuột kẹt trong rọ. Tôi cũng bị đám đông từ phía sau lấn tới. Mọi người tìm cách lên tầng một của chùa để vào phòng có máy điều hòa của thầy Thiện Hoa... lánh nạn. Trên tầng một, chùa đang sửa chữa, bao lơn trước phòng thầy Thiện Hoa chưa xây xong, không có lan can. Khi đám đông đẩy tôi lên tận trên đó, tôi không có cách nào lùi lại, cuối cùng bị hất từ tầng một xuống sân chùa. Tôi chuẩn bị cú... rơi tự do ấy như một vận động viên nhảy dù tập tiếp cận với đất từ trên cao, hai chân nhún xuống khi vừa chạm đất. Dù thế, sức chấn động cũng làm hai chân tôi tê dại, lưng cụp lại tưởng như gãy làm đôi. Tôi ngồi bẹp dưới sân khoảng năm phút mới cố gắng đứng dậy. Phải cố gắng đứng dậy và bằng mọi giá thoát ra khỏi chùa, tôi không còn sức chịu đựng lâu hơn nữa khói cay, hơi ngạt và loại lựu đạn gây ói mửa. Tôi thử đi ra hướng sau chùa, tấm vách tường ngăn cách chùa với khu xóm lao động cao không gần ba mét. Bên trên lại có những cây sắt nhọn chĩa lên. Lúc đó tôi không biết mình lấy sức lực ở đâu mà có thể nhảy lên dùng hai tay chụp lấy hai cây sắt trên đầu tường rồi đu lên và nhảy xuống sân của một nhà bên cạnh chùa. Khi nhảy xuống, tôi quên hẳn chân mình đã bị chấn thương lúc rơi từ tầng một của chùa xuống đất. Hầu như tôi không thể di chuyển được nữa, còn mắt thì quá cay không còn thấy gì. Thật may có một phụ nữ bước ra dìu tôi vào nhà và cho tôi một khăn ướt để lau mắt. Cùng lúc có một anh thương binh xuất hiện với hai cây nạng gỗ. Anh chia cho tôi... một cây, nhờ thế tôi cà nhắc ra khỏi khu Ấn Quang, đón taxi về nhà. Vào thời điểm này, phần đông thương phế binh ở Sài Gòn đều bất mãn và chống Thiệu. Sự nổi loạn của những người từng cầm súng luôn là dấu hiệu báo trước sự sụp đổ của một chế độ!

Ngày hôm sau Hạ viện họp phiên khoáng đại. Có tin các dân biểu đối lập lại tổ chức biểu tình nên cả khu trung tâm thành phố bị cô lập. Chiếc ô tô chở tôi đi họp bị chận lại trên đường Tự Do, ở ngã tư Lê Thánh Tôn. Tôi không thèm đôi co với toán cảnh sát chốt ở ngã tư này, tôi bước xuống xe với hai cây nạng kẹp hai bên người (vợ tôi đã mua cho tôi cặp nạng này), đi bộ đến Hạ viện. Đây cũng là một cách tố giác cảnh sát Thiệu đàn áp cuộc hội thảo hôm qua tại chùa Ấn Quang. Dĩ nhiên truyền hình nước ngoài đã không bỏ lỡ dịp ghi hình một dân biểu đi họp với hai cây nạng...

Từ khi Hiệp định Paris được ký kết, tôi trở lại dự các phiên họp của Hạ viện. Nhiều người ở Sài Gòn biết được một phần nội dung của tối hậu thư do tổng thống Nixon đưa ra buộc tổng thống Thiệu ký Hiệp định Paris. Sự rò rỉ của nội dung này càng làm cho cái thế của tổng thống Thiệu suy yếu. Trong quyển sách của Larry Berman có thuật lại rằng, Nixon đã nói với Thiệu: “Ngài phải quyết định ngay nếu ngài muốn duy trì sự liên minh của chúng ta, hoặc là ngài muốn tôi tìm kiếm một cuộc dàn xếp với kẻ thù để phục vụ riêng lẻ quyền lợi của nước Mỹ...”. Ông Thiệu và người anh em bà con “cứng đầu” của mình là Hoàng Đức Nhã đành bó tay. Sau này, nới về giai đoạn ông Thiệu bị buộc ký Hiệp định Paris, Hoàng Đức Nhã mô tả tình cảnh của ông Thiệu và chính đương sự như “mấy con ếch nằm dưới đáy giếng tối đen”. Sài Gòn chẳng hiểu gì các ý định và toan tính của Henry Kissinger (theo nhà báo Larry Berman trong “No Peace No Honor”). Nhà báo Stanley Karnow, đặc phái viên của tờ New Republic tại Paris, đã điện về tòa soạn của mình nhận định rằng Hiệp định Paris “có thể chỉ là một thời kỳ tạm dừng trước khi cuộc chiến Đông Dương thứ ba bắt đầu”. Thực tế sẽ không có cuộc chiến Đông Dương thứ ba nào cả nhưng Hiệp định Paris là cái mốc đánh dấu sự bắt đầu sụp đổ của chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #95 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 02:55:03 pm »

Chương 18

Đi tìm một chân trời mới

Người trí thức không còn là mình và đánh mất sự hiện diện của mình trong xã hội sẽ trở nên vô nghĩa và thậm chí đáng bị lên án nếu sự có mặt của mình chỉ để chấp nhận những gì đã có sẵn và thụ động trước một trật tự đã được thiết lập. Người trí thức phải biết và dám thúc đẩy sự thay đổi tiến lên trong lãnh vực mình hoạt động, và xa hơn nữa tự trao cho mình sứ mạng và trách nhiệm với lời giải đáp cho các bế tắc xã hội. Sự tìm kiếm đó có thể thành công hay thất bại, nhưng cái chính là sự dấn thân. Hồi tôi còn nhỏ, mỗi khi nghe cha tôi kể chuyện ông từng đi nghe nhà báo Nguyễn An Ninh diễn thuyết hô hào lòng yêu nước, chống Tây, chống chính quyền tay sai - không hiểu sao thắng bé 10-12 tuổi ở tôi lúc đó rất hào hứng và ngưỡng mộ. Dù rằng ở tuổi đó tôi không thể nào hiểu nổi thế nào là thái độ dấn thân của một trí thức bất kể sự dấn thân đó sẽ dẫn tới nhà tù Côn Đảo và bỏ xác ngoài đó.

… Ý thức rằng chính quyền của ông Thiệu là một cản trở cho hòa bình và thống nhất đất nước mặc dù Hiệp định Paris đã được ký hàng loạt hoạt động ủng hộ Hiệp định, tấn công nhằm lật đổ tổng thống Thiệu được các thành phần đối lập đồng loạt tiến hành. Lực lượng Hòa giải Dân tộc cùng một số nhân vật chống Thiệu tổ chức một chuyến đi miền Trung, đến Huế, Đà Nẵng... vận động quần chúng gây áp lực chính quyền thi hành Hiệp định Paris. Người tổ chức chuyến đi Huế là giáo sư Bùi Tường Huân, đang dạy tại Đại học Huế, còn người tổ chức cuộc thuyết trình cho anh em tại Đà Nẵng là dân biểu Phan Xuân Huy.

Cuộc đi ra miền Trung đột ngột khiến chính quyền Thiệu không kịp trở tay. Nhưng Huế là đất của Phật giáo, cho dù chính quyền địa phương có nhận lệnh của Sài Gòn đàn áp đoàn người chúng tôi, họ cũng không dám làm thẳng tay. Bởi các buổi thuyết trình của Lực lượng HGDT đều tổ chức trong khuôn viên chùa. Tấn công vào khuôn viên chùa có nguy cơ bị quần chúng tố cáo đàn áp Phật giáo. Tại Huế, cuộc thuyết trình được tổ chức ở sân sau chùa Từ Đàm vào lúc trời sụp tối. Máy phóng thanh đặt ở sân chùa, hướng qua bên kia sông An Cựu, để người dân nào sợ sự theo dõi của cảnh sát chìm vẫn có thể nghe mà không cần vào chùa. Sân chùa tắt hết đèn, chỉ có một đèn chụp nhỏ đặt trên bàn dành cho người thuyết trình đọc tài liệu của mình. Cuộc thuyết trình diễn ra trong cảnh tối đen như thế! Theo trí nhớ của tôi, những người thực hiện phần thuyết trình gồm anh Hồ Ngọc Nhuận, linh mục Nguyễn Ngọc Lan và tôi. Sự hưởng ứng của dân Huế rất tích cực. Trước đó vào buổi sáng, anh Nhuận và chị Kiều Mộng Thu tổ chức báo nói tại chợ Đông Ba. Hình thức này quá mới lạ đối với cảnh sát địa phương, họ chỉ can thiệp khi ‘‘buổi phát thanh’‘ của anh Nhuận kết thúc. Họ cô lập các anh chị ngay chợ Đông Ba, lập xong biên bản vi phạm mới cho ô tô đi. Dĩ nhiên kể từ lúc đó chiếc ô tô chúng tôi sử dụng luôn bị cảnh sát bám theo. Đêm, chúng tôi theo giáo sư Bùi Tường Huân vào trường đại học nghỉ.

Đến Đà Nẵng cũng thế, buổi thuyết trình được tổ chức trong sân chùa Tỉnh Hội và diễn tiến trong bóng đêm. Chỉ có một cây đèn chụp đặt trên bàn của ban chủ tọa và thuyết trình viên. Có lẽ không có một nơi nào trên thế giới, diễn thuyết chính trị lại được tổ chức trong bóng tối hoàn toàn như thế. Đây là sáng kiến độc đáo của Phật tử đấu tranh và các nhà chùa miền Trung.

Sau các buổi nói chuyện ở Huế và Đà Nẵng, riêng tôi, sáng hôm sau được anh em địa phương đưa vào Quảng Ngãi tổ chức thêm một cuộc thuyết trình tại đây, cũng tại một ngôi chùa. Cuộc thuyết trình diễn ra lúc 14 giờ, kết thúc vào lúc 16 giờ. Khi mới đến tôi được cho biết sẽ ở lại đêm như chương trình dự kiến của ban tổ chức. Nhưng khi kết thúc cuộc thuyết trình tôi thấy không khí xung quanh chùa rất căng thẳng, cảnh sát chìm lượn qua lượn lại như đang chuẩn bị một âm mưu gì. Nếu tôi ở lại đêm, chắc chắn sẽ có chuyện không lành. Tôi hỏi người bạn từ Đà Nẵng vào cùng tôi: “Giờ này còn xe trở ra Đà Nẵng không?”. Người bạn trả lời: “Còn chuyến cuối cùng”. Tôi chỉ kịp chào thầy trụ trì chùa, rồi tức tốc ra đón xe về Đà Nẵng. Chiếc xe khách nghẹt người, không còn một chỗ trống nào. Tôi chỉ có một cách duy nhất: đeo bám toòng teng ở cửa sau, như một anh lơ xe. Sau này tôi được biết, đúng như tôi dự đoán, an ninh địa phương đã có kế hoạch tối đó tấn công vào chỗ tôi nếu tôi ở lại đêm tại Quảng Ngãi.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #96 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 02:55:46 pm »

… Sau khi tổng thống Thiệu và Hoàng Đức Nhã chịu tay trước Nixon và Kissinger đặt bút ký Hiệp định Paris thì các lực lượng chống Thiệu cũng nổi lên đồng loạt. Trước khi ký Hiệp định, Kissinger thuyết phục Thiệu bằng cách bảo rằng chắc chắn Nixon sẽ được tái cử và nếu cộng sản Bắc Việt vi phạm Hiệp định thì “chúng tôi sẽ mở một cuộc hành quân ra miền Bắc”. Thiệu hỏi lại “Tấn công ở đâu?”. Kissinger trả lời: “Từ trên không hoặc tấn công qua vĩ tuyến 17”. Thật sự đó chỉ là một lời hứa cuội. Hơn ai hết, Thiệu hiểu điều đó. Không ai có thể dự đoán rằng khi năm người xâm nhập vào tổng hành dinh của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ tại cao ốc Watergate ở Washington (bị bắt ngày 17-6-1972) sự kiện này lại dẫn tới sự từ chức của tổng thống Nixon ngày 9-8-1974. Sau vụ Watergate, Nixon như con hổ bị rứt hết móng. Ông ta lo cho thân mình không xong nói chi chuyện bao biện cho ông Thiệu và chính quyền Sài Gòn. Có dư luận cho rằng Watergate đã làm cho chính sách của Mỹ ở Việt Nam sau Hiệp định Paris suy sụp. Nhưng một lập luận khác về sự sụp đổ của chính quyền Thiệu, theo tôi, đã bóc trần vấn đề, do nhà báo Stanley Karnow đưa ra trong quyển Vietnam - A History: Người ta cho rằng vụ xì-can-đan Watergate hại uy tín của Nixon, làm cho ngành hành pháp yếu đi, nhân dân Mỹ càng ác cảm với vấn đề Việt Nam khiến cho chính phủ Mỹ không thể giữ lời hứa để ra tay cứu chính quyền Thiệu. Nhưng cái chính là Thiệu và chính quyền của ông ta vừa không có năng lực lại tham nhũng, không thể đối phó các cuộc tấn công, nhất là khi không còn người Mỹ.
Ông Thiệu hoàn toàn mất tinh thần khi hay tin ngày 9-8-1974 Nixon từ chức và phó tổng thống Gerald Ford thay thế. Chỗ dựa quan trọng nhất của Thiệu không còn nữa. Trước khi từ chức, Nixon đã có một quyết định cuối cùng nhằm hỗ trợ ông Thiệu bằng cách ký một dự luật viện trợ quân sự cho miền Nam tối đa là một tỷ đô la trong vòng 11 tháng tới. Nhưng chỉ ít ngày sau khi Nixon rời Nhà Trắng, Hạ viện Mỹ biểu quyết một con số thấp hơn rất nhiều: 700 triệu đô la. Tuy tổng thống Ford gửi một thư riêng cho ông Thiệu xác nhận “sự yểm trợ của chúng tôi sẽ thích ứng”, nhưng một bản nghiên cứu của Lầu Năm Góc sau này tiết lộ chỉ có 215 của 700 triệu đô la đến tay chính phủ Thiệu, số còn lại dưới hình thức trang bị quân sự chờ xuống tàu hoặc vì lý do nào đó chẳng bao giờ đến tay chính quyền Sài Gòn. Nhà báo Stanley Karnow đã miêu tả tình hình miền Nam vào mùa hè 1974 như sau: do sự suy sụp của kinh tế, tinh thần quân đội cũng bị xói mòn. Một cuộc thăm dò dư luận thực hiện vào mùa thu 1974 bởi phái bộ Mỹ tại Sài Gòn phát hiện 90% người lính VNCH không nhận đủ tiền lương và các trợ cấp để nuôi gia đình. Tình hình lạm phát chỉ là một nguyên nhân. Tham nhũng vượt mọi giới hạn, các chỉ huy quân sự ăn xén tiền lương của lính và ăn cắp mọi thứ có thể ăn cắp. Sĩ quan hậu cần đòi phải có tiền đút lót mới cấp gạo và các thứ tiếp tế khác cho các đơn vị quân đội, thậm chí đòi được đút lót tiền mặt để cung cấp đạn dược, xăng dầu và các thứ cần thiết khác cho lính chiến đấu. Sĩ quan quân đội thường ép dân làng đóng góp tiền cho chúng và không từ chối “làm ăn” bí mật với cộng sản. Bản điều tra của phái bộ Mỹ cho rằng tình hình tệ hại này có thể ngưng lại “nếu quân đội Sài Gon được coi là một sức mạnh có thể đứng vững”. Đại sứ Martin bác bỏ sự báo động này bằng cách đưa ra một hình ảnh biện hộ tệ hại như sau: “Một chút tham nhũng như đổ dầu vào máy móc”. Vợ ông Thiệu và các bà vợ của bạn bè thân gia đình ông Thiệu, bất kể nguy cơ đang chực chờ vẫn làm giàu trong các hoạt động bất động sản và các loại kinh doanh bất hợp pháp khác, tạo thành gương xấu cho cả guồng máy chính quyền. Nhà báo Stanley Karnow kết luận thực trạng đó bằng một câu ngạn ngữ Việt Nam: “Nhà dột từ nóc”.

Sau khi cái “nóc” che chắn cho chế độ Thiệu bị sập ngày 9-8-1974 (Nixon từ chức) và trước các áp lực chống đối càng lúc càng mạnh mẽ tại miền Nam, tổng thống Thiệu nêu một thách thức trước dư luận trong một buổi xuất hiện trên màn ảnh truyền hình: ông đặt vấn đề “những ai muốn tôi từ chức thì cứ lên tiếng”. Thật khó biết thâm ý của ông Thiệu là gì? Ông quá tự tin sự vững vàng trong cương vị của mình hay đây là một thăm dò để chuẩn bị sự rút lui? Theo tôi giả thuyết thứ hai có lý hơn bởi lúc này thế lực của ông Thiệu suy yếu rõ rệt.

Giới đối lập đáp lại sự thách thức của ông Thiệu qua một số bài báo và các phát biểu từ diễn đàn quốc hội. Nhiều tiếng nói của nhiều giới vang lên đòi tổng thống Thiệu từ chức. Một số nhân sĩ, trí thức, đại biểu dân cử... cũng có một bản “kiến nghị” đòi hỏi tổng thống Thiệu từ chức. Cuộc họp báo công bố kiến nghị này được tổ chức tại nhà tôi. Tôi trình bày với báo chí Việt ngữ, còn kỹ sư Châu Tâm Luân giới thiệu với báo chí Mỹ. Hình như có dân biểu Nguyễn Hữu Chung và luật sư Trần Ngọc Liễng cùng dự. Về bản kiến nghị này tôi còn nhớ một chuyện bên lề liên quan tới anh Huỳnh Bá Thành, tức họa sĩ Ớt. Anh Thành trong những ngày này thường lui tới nhà tôi và được tôi cho xem bản kiến nghị trước khi công bố với báo chí. Lúc đầu trong số những người ký tên dưới bản kiến nghị có sinh viên Nguyễn Hữu Thái đang trốn ở tầng ba nhà tôi. Anh Thành góp ý với tôi nên để tên của anh Thái ra ngoài. Anh Thái chẳng có lợi gì khi có tên trong bản kiến nghị, ngược lại việc này tạo ra cái có cho cảnh sát của Thiệu có lý do tấn công vào nhà tôi để tìm bắt anh Thái. Anh Huỳnh Bá Thành nói “Cần bảo vệ địa chỉ nhà ông an toàn. Đáng lý phải đời chỗ ẩn núp của Nguyễn Hữu Thái qua nơi khác”. Anh Huỳnh Bá Thành còn có một góp ý khác với tôi: “Ông nên cố gắng thu lượm chữ ký của nhiều người bình thường như công chức, nhà giáo hay quân nhân. Những người bình thường này mà dám đòi ông Thiệu từ chức thì mới gây một ảnh hưởng lớn trong dư luận. Còn những tên tuổi chống Thiệu quá quen thuộc như ông, Kiều Mộng Thu, ni sư Huỳnh Liên, Hồ Nhuận, Trần Ngọc Liễng, Nguyễn Hữu Chung, Lý Chánh Trung, Vũ Văn Mẫu, linh mục Nguyễn Ngọc Lan v.v... thì được coi là đương nhiên, không còn gây tác động lớn trong dư luận”.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #97 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 02:56:30 pm »

Chính từ những ý kiến như thế này của anh Huỳnh Bá Thành, tôi có những căn cứ đầu tiên để nghi ngờ anh là người của MTDTGPMN. Gợi ý của anh không đứng trên cương vị của những người hoạt động chính trị bình thường ở Sài Gòn.

Đúng là phản ứng của các giới chống đối chế độ như chúng tôi từng được nhiều người biết đến chỉ có một tác động hạn chế. Chính khi các quân nhân, những người từng chiến đấu bảo vệ chế độ và những công chức bình thướng dám đứng ra đòi hỏi tổng thống Thiệu từ chức thì mới gây sốc lớn và hậu quả là không đo lường được.

Đầu tiên là trung sĩ thông dịch viên Đào Vũ Đạt. Một hôm đầu tháng 11-1974, một nghị viên Hội đồng Đô thành thuộc lớp trẻ đến gặp tôi tại nhà. Anh cho tôi biết anh có một người thân là trung sĩ quân đội, sẵn sàng lên tiếng yêu cầu tổng thống Thiệu từ chức. Anh nghĩ rằng tôi là người có thể giúp cho trung sĩ này đạt mục đích của mình. Đây là một sự kiện chưa bao giờ có trước đây. Tôi thấy trước sẽ là một đòn chính trị rất nặng đối với chế độ Thiệu.

Nhưng lúc đầu tôi e ngại đây là một cái bẫy của phe chính quyền giăng ra để đẩy tôi vào thế kẹt. Tôi không quen thân anh nghị viên Hội đồng Đô thành. Anh lại là người Bắc mà lúc đó phần đông người làm chính trị gốc Bắc di cư đều chống cộng và thân chính quyền. Tuy nhiên trường hợp đưa đến quá đặc biệt, không thể bỏ qua mà không xem xét cụ thể thế nào. Tôi đề nghị đưa người trung sĩ có tên Đào Vũ Đạt đến để tôi gặp trực tiếp rồi mới quyết định được.

Trung sĩ Đạt cao khoảng 1,75 m, chừng 27-28, đẹp trai và thông minh. Anh rất bình tĩnh, nói rõ ý đồ của mình: “Tôi muốn đấu tranh cho hòa bình đất nước. Tổng thống Thiệu với chính sách hiếu chiến là một cản trở để đi đến hòa bình…” Cuộc trao đổi ngắn đủ làm tôi tin ý đồ của anh Đạt. Lúc đầu anh Đạt và anh nghị viện Hội đồng Đô thành đề nghị tôi thảo bản kiến nghị gửi tổng thống Thiệu rồi anh Đạt sẽ ký. Nhưng tôi từ chối. Lý do: Nếu Đạt “phản phé” vì một lý do nào đó, đương sự không thể tố giác tôi là người chủ mưu, là người đã thảo bản kiến nghị. Hơn nữa để cho anh thảo kiến nghị cũng là một cách hiểu thêm phần nào động cơ thật sự hành động của anh.

Bản kiến nghị do anh Đạt thảo được tôi điều chỉnh một vài chi tiết để làm rõ hơn mục tiêu đấu tranh của anh. Kịch bản anh xuất hiện trước báo chí nước ngoài tại trụ sở Hạ viện được tôi chuẩn bị riêng với anh, không có người thứ ba nào biết. Tài liệu phát cho báo chí bản kiến nghị là được quay roneo do tôi đích thân mang ra Hạ viện, phòng trường hợp anh Đạt trên đường di chuyển bị cảnh sát chặn lại lúc soát. Tôi chuẩn bị cho anh Đạt một một tấm carton (giấy cứng) gấp lại làm hai như một bìa tập đựng hồ sơ, bên trong có hàng chữ to: “Tôi - trung sĩ Đào Vũ Đạt bất tín nhiệm tổng thống Thiệu”, khi đứng trước giới báo chí anh sẽ lật ngược tấm carton để lộ ra hàng chữ này.

Tôi đến Hạ viện trên ô tô riêng, còn anh Đạt đi taxi xuống xe ở đường Nguyễn Huệ rồi từ đó đi bộ lại trụ sở Hạ viện. Ngày hôm trước tôi đã cho một số đặc phái viên báo nước ngoài đáng tin cậy và truyền hình CBS hay tin sẽ có một sự kiện đặc biệt xảy ra tại Hạ viện. Tôi dặn họ từ 8 giờ sáng chờ sẵn bên salon-café Caravelle, từ đây họ có thể nhìn sang tiền đình Hạ Viện. Họ phải theo dõi để khi nào tôi đứng trên bậc thềm Hạ viện đưa tay lên ra hiệu thì họ kéo qua ngay.

Đúng giờ hẹn anh Đạt xuất hiện ở góc đường Nguyễn Huệ như dự kiến, chậm rãi bước qua công viên có bức tượng khổng lồ hai lính Thủy quân lúc chiến chĩa súng vào Hạ viện. Cảnh sát rằn ri chỉ được bố trí sát hàng rào trước cổng Hạ viện. Cùng đứng với tôi chờ anh Đạt trên thềm Hạ viện có dân biểu Nguyễn Hữu Chung. Khi anh Đạt từ bên công viên bước xuống lề đường, băng qua đường Tự Do, tôi liền ra cổng Hạ viện đón anh như đón một người khách bình thường của mình. Cảnh sát rằn ri không gây trở ngại nào vì họ không làm sao đoán trước chuyện sẽ xảy ra. Bước lên hết các bậc thềm trước cửa chính của Hạ viện, tôi bảo anh Đạt dừng lại. Tôi đưa tay lên hướng về phía salon-café Caravelle ra hiệu cho báo chí nước ngoài. Tức khắc họ tràn sang. Anh Đạt đứng giữa, anh Chung Nguyễn đứng một bên và tôi đứng một bên. Tôi nói với báo chí: “Sau khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố trên đài truyền hình rằng những ai muốn ông từ chức cứ lên tiếng, thì hôm nay trung sĩ Đào Vũ Đạt, thông dịch viên quân đội, ra trước Hạ viện phát biểu nguyện vọng của mình. Tôi xin nhấn mạnh anh Đạt là người sức khỏe hoàn toàn bình thường; anh không hề bị ai ép buộc khi ra đây. Anh sẽ trình bày với báo chí và trực tiếp trả lời các câu hỏi”. Đúng lúc đó trung sĩ Đạt bật ngược tấm carton ra và đặt trước ngực anh: “Tôi trung sĩ Đào Vũ Đạt bất tín nhiệm tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”. Sau khi trình bày gọn gàng bằng tiếng Việt, trung sĩ Đạt nói trực tiếp tiếng Mỹ với báo chí nước ngoài.

Đến lúc này cảnh sát canh chừng khu vực Hạ nghị viện mới rõ chuyện gì xảy ra. Không đầy 10 phút sau, tiếng còi của các xe cảnh sát đến tiếp viện vang lên inh ỏi, nhưng họ chưa được lệnh xâm nhập vào bên trong. Chúng tôi đưa trung sĩ Đạt lên lầu một Hạ viện và và “tạm trú” trong văn phòng của chủ tịch Hạ viện. Chúng tôi không biết phải đối phó với áp lực cảnh sát bên ngoài như thế nào. Một đại tá quân cảnh vào gặp chủ tịch Hạ viện đòi giao nộp trung sĩ Đạt cho họ. Chúng tôi nhất định từ chối. Nhưng chẳng lẽ cứ giữ anh Đạt trong phòng chủ tịch? Lúc ấy có ai đó trong phe dân biểu thân tướng Nguyễn Cao Kỳ nêu lên ý kiến: hãy đưa trung sĩ Đạt vào trại Phi Long ở Tân Sơn Nhất thuộc lãnh địa của tay chân của ông Kỳ. Nghe có lý, vả lại cũng không còn giải pháp nào khác, chúng tôi đưa trung sĩ Đạt lên ô tô ở cổng sau Hạ viện và cho xe chạy ào ra đường Hai Bà Trưng trực chỉ Tân Sơn Nhất. Xe cảnh sát và quân đội hàng chục chiếc ào áo rượt theo, còi khẩn cấp rú lên inh tai.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #98 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 02:57:07 pm »

Đến đường Ngô Đình Khôi (bây giờ là Pasteur), các xe cảnh sát và quân đội vẫn theo sau bởi chưa biết chiếc xe trở trung sĩ Đạt định đưa anh đi đâu. Nhưng khi xe hướng đến cổng Phi Long Tân Sơn Nhất thì họ trở nên hết sức quyết liệt, cho xe ép thẳng thừng xe của Hạ viện vào sát lề, sẵn sàng gây tai nạn nếu xe chở trung sĩ Đạt không chịu dừng lại. Lúc đó xe trở anh Đạt đã đến sát cổng, chỉ thêm 50 m thì lọt vào bên trong. Thế là toan tính đưa trung sĩ Đạt vào…lánh nạn trong trại Phi Long coi như thất bại. Quân cảnh lôi trung sĩ Đạt ra khỏi xe và đẩy anh lên xe của họ rồi rú còi chạy mất hút trước sự bất lực của chúng tôi.
Sáng hôm sau tôi chờ đợi đọc báo với dự đoán sẽ có sự tố cáo của chính quyền nhắm vào tôi và biết đâu có cả lời… “phản phé” của trung sĩ Đào Vũ Đạt cho rằng anh đã bị tôi xúi giục và lợi dụng... Nhưng không. Chỉ có những dòng tin vắn tắt với một cầu vu vơ “một quân nhân ra trước Hạ viện bày tỏ nguyện vọng…”. Một vài hôm sau tôi được anh Cung Văn đang là phóng viên của Việt Tấn Xã cho biết anh đã có dịp tiếp xúc trực tiếp trung sĩ Đạt tại nơi anh bị giam giữ. Là phóng viên của hãng thông tấn cả nước, anh Cung Văn có giấy phép đặc biệt gặp anh Đạt. Anh nói với tôi: “Anh yên tâm. Trung sĩ Đạt nói anh ấy nhất định không đính chính những gì anh viết và tuyên bố. Đặc biệt dù được gợi ý, gây áp lực anh vẫn không chịu khai ông là người tổ chức và xúi giục”. Sau này thỉnh thoảng nhớ lại sự kiện này, tôi vẫn thắc mắc động cơ nào đã thúc đẩy trung sĩ Đạt dũng cảm hành động như thế? Nhưng rồi tôi lại mỉm cười: thế còn mình thì sao? Động cơ nào thúc đẩy mình hợp tác với trung sĩ Đạt? Xét về hoàn cảnh khác nhau giữa Đạt và tôi, hành động của anh Đạt đáng ca ngợi gấp bội. Với anh Đạt tôi có một điều hối hận: sau 1975 khi anh Đạt đến tìm gặp tôi ở báo Tin Sáng và tỏ ý xin việc làm tại đây, tôi đã không thuyết phục được ban lãnh đạo cho anh vào làm việc. Cái thế của tôi sau 1975 không giúp được anh, dù rằng với những gì anh đã làm trước 1975 rất đáng được đối xử một cách công bằng hơn. Có một chi tiết cần nhắc lại: anh Đạt là một thanh niên thuộc gia đình người Bắc di cư. Nghĩa là không phải tất cả người Bắc di cư đều ủng hộ chính quyền Sài Gòn như ta vẫn nghĩ lúc đó.

Sau trung sĩ Đào Vũ Đạt, có hai quân nhân cũng ra trước Hạ viện đòi tổng thống Thiệu từ chức trong tháng 11-1974. Đó là binh nhì không quân Hồ Vương Tuấn và thiếu tá Nguyễn Văn Thình. Binh nhì Tuấn, cũng như trung sĩ Đạt, giữ vững lập trường của mình từ đầu đến cuối. Chỉ có trường hợp thiếu tá Thình là “phản phé”, sau đó có lời tố cáo ngược lại những dân biểu đã “lợi dụng” ông, đăng trên báo Tiền Tuyến của quân đội Sài Gòn ra ngày l-12-1974, nhắm vào tấn công dân biểu Hồ Ngọc Nhuận. “Hơn 30 tuổi đầu vẫn ngu xuẩn để cho bọn con buôn chính trị lợi dụng”, và một tựa nhỏ: “Thiếu tá Thình đã cực lực phản đối dân biểu Nhuận lợi dụng sự ngây thơ chân thật của ông vào âm mưu chính trị đen tối”.

Về sự kiện này anh Nhuận có nói thêm rằng việc móc nối và tổ chức cho thiếu tá Thình do nhiều người, dân biểu có, nghị viên có, chứ không chỉ một mình anh: “Có khi anh em móc trước rồi bàn giao cho tôi sau, nhưng tôi không nhớ chính xác gồm có ai…”

Những hình thức chống chế độ Thiệu rất đa dạng. Ngoài xuống đường, làm báo nói, tổ chức người ra trước quốc hội bất tín nhiệm tổng thống Thiệu, tôi và anh Nhuận còn hợp tác làm báo lậu, tức là báo in ra và phát hành chui không có giấy phép. Đó là tờ có tên ‘‘Tin Sáng - Tiếng Nói Dân Tộc”, kết hợp hai tờ báo đều bị chính quyền Thiệu đóng cửa. Tờ báo này do anh Nhuận đảm trách in và phát hành... lậu!
Từ thái độ chính trị ban đầu là đối lập xây dựng, vẫn tự coi mình là một thành phần của chế độ đang cầm quyền tại miền Nam, thái độ chính trị của tôi sau cuộc “độc diễn” của ông Thiệu là dứt khoát bác bỏ chế độ Sài Gòn, mỗi ngày xích lại gần hơn MTDGPMN về lập trường hòa bình. Vào giữa năm 1974 trở về sau, không nói ra công khai nhưng nhiều anh em trong nhóm Dương Văn Minh luôn chờ đợi những tin tức quân sự hàng ngày thuận lợi của MTDTGPMN. Áp lực quân sự từ MTDTGPMN càng mạnh thì tại Sài Gòn chính quyền Thiệu càng suy yếu về chính trị, không đám mạnh tay đàn áp các thành phần chống đối. Tình thế đó tự nhiên đã hình thành một liên minh không chính thức và công khai giữa các lực lượng không cộng sản chống đối Thiệu với MTDTGPMN. Với sự ký kết Hiệp định Paris dần dần thành một thành phần của liên minh này tự định hình là thành phần thứ ba, rồi chọn con đường liên kết, hòa nhập hẳn với MTDTGPM. Lập trường chính trị của nhóm Dương Văn Minh cũng diễn tiến như thế.

Về phần mình, từ năm 1973, tôi dứt khoát đi tìm một chân trời mới. Tôi đã quyết định tách khỏi bến bờ cũ mà tôi mất hết niềm tin cho tương lai của đất nước và cả cho cuộc sống của mình. Nhưng bến bờ mới vẫn còn xa và lạ, chỉ mới là một vừng sáng ửng lên ở cuối chân trời...
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #99 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 02:34:09 pm »

Chương 19

Mục tiêu số 1: Lật đổ cái cũ

Vào thời điểm 1973 và sau đó, không riêng ở Sài Gòn mà tại Mỹ, Pháp…, đâu đâu cũng có những cá nhân tự xưng mình thuộc thành phần thứ ba. Theo tiết lộ của nhà báo Mỹ Larry Berman, trong một cuộc phỏng vấn sau 1975 tại Mỹ, ông Hoàng Đức Nhã, cố vấn của tổng thống Thiệu, kể rằng đại sứ Pháp tại Sài Gòn Jean Marie khi tiếp xúc ông Nhã để thuyết phục ông vận động tổng thống Thiệu từ chức - cuối 1974 - cũng đã gợi ý đưa ông Nhã vào danh sách... thành phần thứ ba của chính phủ ba thành phần (trong thành phần thứ ba thì không biết sẽ chọn lựa như thế nào!) nhưng ông Nhã bảo rằng ông chẳng thiết tha gì với đề nghị này. Không rõ chuyện kể của Berman thật hư thế nào. Có lẽ đây chỉ là một đề nghị nhằm hứa hẹn với Nhã một bảo đảm chính trị nào đó khi không còn ông còn ông Thiệu ở bên cạnh, thế thôi!

Nhưng thật khó để tin rằng Hiệp định Paris làm ra sẽ được thực thi. Kinh nghiệm của Hiệp định Genève vẫn còn đó. Hà Nội dư biết Washington nhắm gì ở hiệp định. Mỹ tìm một lý do chính đáng và danh dự để rút quân khỏi cuộc chiến mà họ đang sa lầy. Còn sau đó chuyện gì sẽ xảy ở đất nước đau khổ này là điều không quan trọng, kể cả số phận của những người gọi là đồng minh của họ.

Để thấy rõ hơn tình hình chính trị ở miền Nam một năm sau Hiệp định Paris được ký kết, có thể tham khảo một đoạn bài nói chuyện của ông Dương Văn Minh, nhân kỷ niệm một năm Hiệp định này, được đọc ở buổi họp mặt Tất niên Quý Sửu (ngày 16-1-1974) tại Đinh Hoa Lan như sau:

‘‘Năm ngoái, cũng ngày 24 tháng Chạp âm lịch này, chúng ta đã đón nhận với nhau hi vọng bản Hiệp định Parls như là một căn bản thực tế để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình.

‘‘…Nhưng trong năm qua, tiếng súng chưa im một ngày nào.

“Và hôm nay trước thềm năm Giáp Dần, thay vì được ăn cái Tết thanh bình đầu tiên sau gần 30 năm khói lửa, nhân dân miền Nam lại phải vừa gánh chịu một cuộc chiến tranh kéo dài, vừa đương đầu với những khó khăn cơ cực do sự suy sụp trầm trọng của nền kinh tế bấy lâu nay chỉ biết bám vào ngoại viện để cung phụng chiến tranh”.


Như thế sau một năm ký kết Hiệp định Paris, tình hình chưa có gì sáng sủa, những gì diễn ra sắp tới vẫn còn rất mù mờ, nhưng tôi chắc rằng dù bất cứ một đổi thay nào cũng tốt hơn hiện tại. Hiện tại của miền Nam Việt Nam không có cách nào khác là phải phá đổ. Nhóm ông Minh hoạt động tích cực cho mục tiêu này. Để cô lập chính quyền Thiệu, nhóm ông Minh ít ra phải giành được hậu thuẫn của hai lực lượng tiến bộ và có uy tín tôn giáo trong Phật giáo và Công giáo.

Về phía Công giáo, một trong những nhân vật tiêu biểu, luật sư Nguyễn Văn Huyền, chủ tịch Thượng nghị viện, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Minh và cũng đã có những cuộc vận động với Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM