Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:08:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký không tên  (Đọc 85459 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #110 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 02:44:49 pm »

Hãng thông tấn Pháp AFP trong bản tin ngày 31-3-1975 đã kể lại câu chuyện sau đây của một nhân chứng người Pháp rời Đà Nẵng đúng lúc quân giải phóng bắt đầu vào thành phố. Người Pháp này tên Alain Pottier là giáo viên tại trường trung học Pháp ở Đà Nẵng:

“…Vào lúc 11 giờ, một trực thăng của hãng Air America bay trên thành phố để tìm ông Al Francis, tổng lãnh sự Mỹ. Viên phi công trông thấy cờ Pháp trên tòa nhà trung tâm Văn hóa Pháp, nên khi bay ngang qua đã gọi xuống yêu cầu các người Pháp hãy chạy ra bãi trực thăng. Nhưng khoảng 60 người Pháp chạy ra chỗ hẹn đã phải thối lui vì binh sĩ VNCH nổ súng cấm họ ra bãi trực thăng. Trở về trung tâm, ông Pottier đã bám được vào chân đáp trực thăng khi phi công cho máy bay sà xuống cách mặt đất 2 thước. Ông Pottier cưỡi lên một chân đáp và được trực thăng tha đi khoảng 10 cây số rồi mới được kéo vào trong máy bay. Ở chân máy bay kia, một thanh niên Pháp lai khác cũng cưỡi chân đáp mà thoát thân như ông.


Nhân chứng kể thêm rằng trong mấy tiếng đồng hồ bay trên thành phố Đà Nẵng, nhiều lần trực thăng bị các quân nhân VNCH bắn lên. Tại phi trường, hàng trăm xác chết nằm ngổn ngang trên phi đạo, một số chết vì đạn pháo kích, một số chết vì bị các quân nhân VNCH ngăn cản không cho lên phi cơ, để dành chỗ cho gia đình của chính họ. Sau hai lần cố tìm cách lấy thêm người tị nạn nhưng viên phi công nhận thấy đáp xuống tha không khác nào tự sát, nên đành bỏ cuộc bay về Nha Trang. Theo AFP có 3 người Pháp tình nguyện ở lại Đà Nẵng sau khi thị xã này thất thủ với 65 người quốc tịch Pháp và con cái. Đó là các ông Xavier Dillmann, phó tổng lãnh sự Pháp, ông Andre Aubac, giám đốc Trung tâm Văn hóa và Jacques Joly, một giáo sư.

Trong khi đó, hãng tin AP đã tường thuật ngày đầu cuộc di tản bằng cầu không vận Đà Nẵng - Nha Trang được báo Điện Tín ra ngày thứ bảy 29-3-1975 trích dịch như sau:

(AP-27-3) Cuộc không vận lớn nhất trong cuộc chiến Việt Nam đã khởi sự hôm thứ Năm và đã có 190 dân tị nạn được chở trong chuyến máy bay đầu tiên từ Đà Nẵng đến Nha Trang. Nhưng trong khi tại phi trường Đà Nẵng hàng vạn người tranh giành đánh nhau để được lên máy bay thì khi đến Nha Trang những người tị nạn lại ngơ ngác, chán nản. Có người muốn quay về điểm khởi hành với thân nhân chưa đi được.

Một thiếu phụ dẫn hai con đi ngược lên cầu thang. Bà phân trần ‘‘Tôi có bảo đưa đến đây đâu. Cho tôi trở lại với chồng tôi tại Đà Nẵng”. Dĩ nhiên không ai nghe lời phân trần có vẻ hữu lý này. Phần lớn số hành khách trên chuyến bay ân huệ nói trên là đàn bà và trẻ nít, thân nhân của các quân nhân không quân VNCH làm việc ở Đà Nẵng.

Chiếc máy bay đầu tiên trên đây của chương trình không vận dân tị nạn Đà Nẵng là chiếc Boeing 727 của hãng World Airways do cơ quan USAID thuê bao. Nội trong ngày thứ Năm, chiếc này đã bay 4 chuyến khứ hồi Đà Nẵng - Nha Trang. Người ta không hiểu là các nỗ lực giúp đỡ và di dân sẽ có kết quả đến mức nào. Có điều là ở Đà Nẵng trong hiện tại, gánh nặng cơ hồ không giải quyết nổi.


Hai ngày sau (29-3), hãng tin của Mỹ UPI đã mô tả “thảm cảnh về một chuyến bay từ Đà Nẵng về đến Sài Gòn” được báo Điện Tíntrích dịch như sau:

“Khoảng hơn một ngàn người sáng hôm thứ Bảy đã tràn vào phl đạo, đánh đập, dày xéo, bắn nhau để cố leo lên chiếc Boeing 727 của hãng World Airways do USAID thuê bao. Nhưng cuối cùng “chuyến bay địa ngục” - nói theo văn từ của viên phi công trưởng - vẫn cố lắc lư hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Tất cả 400 người trên máy bay đều an toàn, kể cả một số người ngồi nép mình ở hầm hành lý dưới lườn máy bay, ngoại trừ một người chết nhẹp vì bị bánh máy bay rút vào ép sát. Sau đây là bài tường thuật chi tiết của phóng viên UPI Paul Vogen đi theo chuyến bay này:

Chiếc Boeing lăn bánh để cất cánh. Nhưng nhiều người dưới đất vẫn nhào ra một cách tuyệt vọng trước lằn bánh máy bay di chuyển. Một số binh sĩ dùng cả đại liên bắn theo máy bay.

Khi chúng tôi đáp xuống Tân Sơn Nhất, xác một binh sĩ, khẩu M16 vẫn còn trên vai, đang lắc lư dưới lườn chiếc phản lực. Tôi đã ở Việt Nam hơn 18 năm và cảnh tượng ở Đà Nẵng hôm thứ Bảy là cảnh thê thảm nhất tôi đã chứng kiến trong đời. Viên hoa tiêu nói với tôi là ông ta đã bay 75 chuyến không vận Nam Vang từ mấy tuần qua, nhưng “thà tiếp tục bay thêm 300 chuyến như vậy còn hơn là bay thêm một chuyến ra Đà Nẵng”.

Trên chuyến bay, những người dân duy nhất là hai phụ nữ và một em bé. Còn lại tất cả là quân nhân. Sô quân nhân đã bị quân cảnh bắt giữ ngay khi xuống phi trường TSN. Hầu hết trong số này thuộc đơn vị Hắc Báo được coi là tình nhuệ nhất của Sư đoàn 1 bộ binh.

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #111 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 02:46:27 pm »

Phóng viên của đài truyền hình CBS cũng đi trên chuyến bay World Airways đó và có thu hình. Bài tường thuật của phóng viên Paul Vogen của hãng thông tấn UPI cùng hình ảnh người lính chết thòng chân ở máy bay đã được đăng nơi trang nhất các báo Mỹ ra ngày chủ nhật Lễ Phục Sinh 30-3. Tổng thống Ford khi xem cảnh đó đã nói “Đã đến lúc rút dây. Việt Nam mất rồi!”.

Nhà báo Vũ Thụy Hoàng (trong quyển hồi ký Sài Gòn tuyết trắng) đã tường thuật sự rút khỏi Đà Nẵng của tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn, người mà ông Hoàng gọi là “một trong những tướng lãnh xuất sắc của quân đội VNCH”, trong những điều kiện như sau:

Trong lúc chuẩn bị di chuyển, tôi (trung tá Nguyễn Văn Phán, chỉ huy trưởng căn cứ Non Nước) nghe lính la lên “có tàu ở ngoài khơi đang đi vào”? Trời hãy còn mờ mờ. Lúc ấy khoảng 5 giờ sáng. Tôi nhìn ra biển, thấy một chiếc tàu đi vào, sau thấy một chiếc nữa, rồi một chiếc nữa. Anh em mừng quá. Chúng tôi được lệnh rút ra tàu.

“Chỗ này không có bến tàu, chỉ có bãi biển. Tàu không vào bãi được. Bãi nông, sợ mắc cạn, tàu phải đậu ở ngoài khơi. Anh em túa ra biển. Lội, bơi ra tàu. Có người dùng vỏ xe hơi làm phao để bơi ra.
“Một số xe thiết giáp cũng nhào xuống bãi, theo Thủy quân lúc chiến để ra tàu. Họ cho xe chạy xuống nước, định dùng xe dùng cầu để đi ra, nhưng đâu có được. Xe ra xa bị chìm mất tiêu. Vài binh sĩ thiết giáp không đi được, nổi giận quay súng bắn về phía tàu. Khi thấy bị bắn, tàu lại lui ra xa hơn.

“Tôi cởi bỏ quần áo. Chỉ mặc quần xà lỏn, giữ lại áo chắn đạn làm phao cho dễ nổi. Tôi cùng tướng Trưởng (tức Ngô Quang Trưởng) bơi ra tàu. Tàu đậu trông tưởng gần, nhưng bơi mãi không tới. Tướng Trưởng hơi đuối sức. Tôi dìu ông ở nách bên trái. Ông Trí (đại tá Nguyễn Thành Trí, tư lệnh phó Thủy quân lúc chiến) xốc nách ông ở bên phải. Mãi rồi chúng tôi cũng đến nơi, lên được chiến hạm HQ 404. Tướng Trưởng được đưa vào phòng hạm trưởng nghỉ ngơi. Ông dặn không tiếp ai hết”.


… Ngày 3-4 tại Washington, tổng thống Ford vẫn cố gắng thuyết phục Quốc hội Mỹ viện trợ bổ sung “để cứu miền Nam”, trong khi đó báo chí Mỹ lại nêu lên với Ford sự cần thiết phải “vứt bỏ” (jettison) ông Thiệu. Nhưng Ford từ chối, viện lý do: “Tôi không tin rằng tôi có thẩm quyền để nói với người đứng đầu một quốc gia - được dân chúng của họ bầu - là phải rời khỏi chức vụ của ông ta”.

Uy tín của chế độ Thiệu càng sút giảm trầm trọng với vụ nhà báo Pháp Paul Leandri, phó văn phòng AFP tại Sài Gòn bị một sĩ quan cảnh sát bắn chết ngay tại trụ sở Tổng nha cảnh sát sau khi Ban Mê Thuật bị thất thủ. Nội vụ này diễn tiến như sau: tường thuật sự thất thủ của quân đội VNCH tại Ban Mê Thuật, AFP đưa tin có sự tham gia của lực lượng FULRO, một phong trào ly khai của người Thượng mà chính quyền Thiệu đã từng tuyên truyền đã về với “chính nghĩa quốc gia” từ ngày l-2-1969. Chính quyền Thiệu phủ nhận tin này và buộc AFP phải nói ra xuất xứ nguồn tin. Tác giả bản tin - Paul Leandri - bị Tổng nha cảnh sát mời lên để chất vấn. Paul Leandri nhất định bảo mật nguồn tin của mình, cuộc cãi vã xảy ra trong phòng của viên sĩ quan cảnh sát được giao điều tra. Đến một lúc nhà báo Pháp đòi ra về và dù viên cảnh sát ra lệnh anh không được rời phòng, anh vẫn bước ra khỏi phòng. Thế là viên cảnh sát nổ súng. Paul Leandri chết ngay tại chỗ. Đoán trước sẽ rất rắc rối về cái chết này, Tổng nha cảnh sát liền ngụy trang lại hiện trường: đặt Paul Leandri lên ô tô của anh rồi cho xe đụng vào cổng ra vào của Tổng nha, cuối cùng dùng súng - đã được sử dụng - bắn vào xe của Paul Leandri từ phía sau như thể do ô tô của Paul Leandri vượt cổng nên cảnh sát đã nổ súng.

Cái chết của Paul Leandri gây nên sự bất mãn càng dữ dội đối với chế độ Sài Gòn đang suy yếu. Tại Paris, chiều thứ ba 18-3-1975, nghiệp đoàn ký giả toàn quốc Pháp tập hợp hơn 300 nhà báo tụ họp trước trụ sở của AFP rồi từ đây diễu hành yên lặng đến tòa đại sứ VNCH. Nghiệp đoàn cũng kêu gọi các phân bộ địa phương tổ chức những cuốc biểu tình tương tự đến các tòa tổng lãnh sự VNCH ở Pháp.

Vụ bắn chết nhà báo Pháp không chỉ là một “tai nạn”. Nó còn phản ánh một giai đoạn quan hệ căng thẳng giữa Paris - Sài Gòn: liên tục trước đó xảy ra những vụ người Pháp bày tỏ sự thiếu thiện cảm và ra mặt chống đối chính quyền Sài Gòn. Khi Hội nghị Paris vừa khai diễn thì một công dân Pháp leo lên đỉnh tháp chuông cao nhất của Nhà thờ Notre Dame ở Paris và treo trên đó lá cờ MTDTGPMN buộc chính quyền thành phố Paris phải dùng đến trực thăng để hạ cờ xuống; đến năm 1970 là vụ hai giáo viên người Pháp tại Sài Gòn – André Menras và Jean Pierre Debris - trèo lên tượng Thủy quân lúc chiến cao khoảng 10 mét đặt trước Hạ nghị viện phất cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, khiến cho chính quyền Thiệu phải huy động hàng chục cảnh sát chìm dùng vũ lực đàn áp họ, lôi họ từ trên tượng rơi xuống đất trước sự chứng kiến của hàng trăm người.

Sau đó, trong thời gian bị giam ở khám Chí Hòa, hai giáo viên người Pháp này tỏ ra rất “cứng đầu”. Họ nhất định không chấp hành các kỷ luật trong trại giam và còn hô những khẩu hiệu ủng hộ MTDTGPMN khiến cho sự can thiệp của sứ quán Pháp nhằm trả tự do cho họ càng khó khăn. Sau 1975, tôi có gặp một trong hai giáo viên đó - anh Jean Pierre Debris - tại Hà Nội. Anh này đã ở lại Hà Nội một thời gian sau tháng 4-1975 và cộng tác với đài phát thanh Việt Nam phiên dịch những bản tin tiếng Pháp.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #112 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 07:31:44 pm »

Chương 22

Ông Dương Văn Minh lên thay Thiệu

Tuần lễ đầu tháng 4 – 1975, trung tướng Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông quyết định chính thức công bố ý định thay thế tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước đó, nhóm ông Minh đã họp bàn tại Dinh Hoa Lan. Có người nhắc lại rằng thay thế vị trí của tổng thống Thiệu lúc này thì khả năng lớn nhất chỉ thay Thiệu để đầu hàng mà thôi. Sẽ không còn hy vọng cho bất cứ một giải pháp chính trị nào.

Nhận định này được nhiều người có mặt chia sẻ nhưng không một ai đưa ra đề nghị rút lui. Chúng tôi đặt thẳng vấn đề với nhau để những ai còn ý định tiếp tục gắn bó với nhau đi tới thì không mập mờ gì về sự lựa chọn của nhóm, đó là: sẵn sàng thay Thiệu dù chỉ để cầm cờ đầu hàng. Thật sự ông Minh chẳng có ảo tưởng gì về cái ghế tổng thống vào lúc này. Nó không còn là quyền lực và địa vị. Nhưng nó vẫn còn có tác dụng nhất định để góp phần đưa miền Nam đi đến một kết thúc bớt được những đổ máu vô ích. Cuộc công bố chính thức với báo chí của ông Minh về quyết định sẵn sàng thay tổng thống Thiệu được tổ chức tại Đường Sơn Quán, một nhà hàng đặc sản của cựu trung tướng Mai Hữu Xuân nằm giữa một đồn điền cao su trên Xa lộ Đại Hàn. Các nhà báo nước ngoài được mời dự gồm: Peter Ross Range, trưởng văn phòng tuần báo Mỹ Times Magazine; Francois Nivelon phóng viên báo Pháp France Soir; Carl Robinson phóng viên nhiếp ảnh của AP; Jean Louis Arnaud, trưởng văn phòng hãng tin AFP... Về phía nhóm ông Minh có luật sư Trần Ngọc Liễng, bác sĩ Hồ Văn Minh, trung tướng Mai Hữu Xuân, giáo sư Tôn Thất Thiện, luất sư Bùi Chánh Thời, các dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba và tôi. Anh Ba vì đang bị chính quyền Thiệu truy nã nên không xuất hiện công khai. Từ Sài Gòn lên Đường Sơn Quán, anh Ba ngồi ô tô chung với ông Dương Văn Minh để tránh bị cảnh sát chận bắt dọc đường.

Sau cuộc họp báo tại Đường Sơn Quán, ngày 17-4 ông Minh tiếp đại sứ Pháp Jean Marie Mérillon theo yêu cầu của tòa đại sứ Pháp. Lý do chính thức: đến để tìm hiểu thêm tuyên bố mới nhất của ông Minh tại Đường Sơn Quán. Đại sứ Pháp đến Dinh Hoa Lan trên chiếc DS có cắm cờ “xanh trắng đỏ” của nước Pháp, đúng ra chi sử dụng trong những quan hệ ngoại giao chính thức giữa đại sứ Pháp với chính quyền nước sở tại. Báo chí lúc đó cho rằng đây là sự cố tình vi phạm nguyên tắc ngoại giao của đại sứ Pháp nhằm công khai hóa lập trường của Pháp đối với tình hình chính trị tại miền Nam. Một cách ủng hộ và nhìn nhận vai trò sắp tới của ông Dương Văn Minh và đồng thời hạ thấp vai trò của tổng thống Thiệu. Đi cùng đại sứ Pháp có cố vấn chính trị tòa đại sứ Pháp là Pierre Brochand. Về phía ông Minh có tôi. Sau khi nghe ông Minh trình bày dự định cùng lập trường hòa bình của mình, đại sứ Pháp hứa sẽ ủng hộ ông Minh. Pháp là quốc gia duy nhất lúc đó có tòa đại sứ đồng thời tại Sài Gòn và cả Hà Nội, một thế ngoại giao rất thuận lợi để đóng vai trò trung gian trong kết thúc chiến tranh Việt Nam. Không kể họ còn là chủ nhà của Hội nghị Paris.

Theo nhà báo Larry Berman, người rất gần với CIA, trong quyển sách của ông về Việt Nam No Peace No Honor, thì ngày 2-4-1975 người đứng đầu CIA tại Sài Gòn là Thomas Polgar có gởi một bức điện về tổng hành dinh CIA ở Washington đề xuất lật đổ tổng thống Thiệu để đưa Big Minh, tức tướng Dương Văn Minh lên thay, dọn đường cho sự thành lập chính phủ liên hiệp “với hy vọng chính phủ này có khả năng làm chậm lại cuộc xâm lược của Bắc Việt”(!). Polgar giải thích trong bức điện của mình rằng ông ta đã nghe trưởng đoàn Hungary trong ủy ban kiểm soát bốn bên nói rằng “nếu tổng thống Thiệu bị loại thì Bắc Việt sẵn sàng thương thuyết”. Cũng trong quyển No Peace No Honor của Larry Berman có kể chi tiết trong thời gian này tại Sài Gòn, tướng Kỳ đã tiếp xúc với đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng với mục đích tổ chức cuộc đảo chính Thiệu. Nhưng Cao VănViên không dám quyết định khi chưa thăm dò ý kiến của đại tướng Trần Thiện Khiêm, người vừa rời ghế thủ tướng cách đó 6 tháng. Liền đó đến phiên tướng Trần Thiện Khiêm chạy đi hỏi ý kiến tướng Mỹ về hưu Timmes, một nhân vật hoạt động tình báo kỳ cựu ở Việt Nam và vẫn có vai trò quan trọng với tòa đại sứ Mỹ. Ông Thiệu luốn coi Timmes là “Bố già” của tướng Khiêm và thừa biết rằng Khiêm chỉ hành động nếu được CIA bật đèn xanh. Thomas Polgar, đứng đầu CIA tại Sài Gòn biết được tin này nổi khùng lên vì nếu cuộc đảo chính xảy ra sẽ đi ngược lại tính toán riêng của ông ta đã đề xuất với tổng hành dinh CIA ở Washington. Thomas Plogar không muốn vào lúc này Kỳ, Viên, Khiêm lại đứng lên thay Thiệu nên ra lệnh cho Timmes ngăn chặn ý đồ của Nguyễn Cao Kỳ. Tướng Khiêm biết được chủ trương của CIA không ủng hộ tướng Kỳ lật đổ Thiệu qua thái độ của tướng Timmes liền trở cờ, dùng việc này để tâng công với Thiệu: Ông đi kể cho Thiệu nghe kế hoạch đảo chính của Nguyễn Cao Kỳ. Khi nhắc lai sự kiện các tướng lãnh định đảo chính ông Thiệu rồi lại phản thùng với nhau, Hoàng Đức Nhã bình luận với Larry Berman: “Nói lại chuyện này cũng giống như nói chuyện danh dự giữa những kẻ cướp”.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #113 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 07:33:06 pm »

Nói thêm về tướng về hưu Charles Timmes, một nhân vật kỳ cựu trong ngành tình báo Mỹ ở Việt Nam, đã ông có mặt tại Ấp Bắc (tháng 1-1963) ngay sau khi Mỹ bị thất bại lần đầu tiên trong chiến lược “trực thăng vận”. Charles Timmes trở lại miền Nam đo mối quan hệ bạn bè rất thân với giám đốc CIA William Coiby. Timmes sang thay một nhân vật tình báo khác đã từng được coi là đạo diễn chính của vụ lật đổ hai anh em Diệm- Nhu: Lucien Conein. Phong cách của hai nhân vật này hoàn toàn khác nhau: Trong khi Conein tiếp cận các tướng lãnh Sài Gòn bằng những buổi nhậu nhẹt kéo dài lê thê thì Timmes lại chọn sân quần vợt để nghe những lời thổ lộ của họ. Trong những ngày căng thẳng đầu tháng 4-1975, Timmes đã phát biểu: “Các sĩ quan Việt Nam biết rằng Quốc hội Mỹ cắt viện trợ cho Sài Gòn. Các chỉ huy quân sự đều bàn chuyện đó. Họ bảo với nhau: “Tại sao chúng ta tiếp tục ra trận và đổ máu một cách vô ích?”. Họ nghĩ rằng Mỹ không giữ những lời cam kết của mình”. Nhà báo Larry Engelmann trong quyển Tears Before the Rain có ghi lại một thú nhận của chuẩn tướng Lý Tòng Bá, tư lệnh sư đoàn 25 Bộ binh, như sau: “Khi trận đánh trở nên gay go, họ không muốn chiến đấu nữa. Họ muốn dựa vào Mỹ. Khi không có Mỹ giúp, họ bỏ chạy. Đó là cái bệnh mà quân đội VNCH mắc phải”.

...Để ngăn chặn ý đồ của tướng Kỳ, trước hết Timmes gặp các tướng lãnh đã được Kỳ tiếp xúc và thuyết phục họ không nghe theo lời rủ ren của Kỳ. Việc này không khó lắm như đã thấy trong cách phản thùng nhanh chóng của cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Còn trực tiếp với Nguyễn Cao Kỳ, Charles Timmes dùng kế hoãn binh. Timmes lấy chiếc xe “con bọ” Volkswagen cũ kỹ của ông chở đại sứ Graham Martin tới nhà Kỳ và hai người đóng màn kịch làm cho Kỳ nghĩ rằng sắp tới phiên Kỳ sẽ được chọn làm lãnh đạo miền Nam thay Thiệu, do đó ông Kỳ cần phải kiên nhẫn, không nên có hành động chống Thiệu. Về chuyện này, trong hồi ký của mình (Buddha s Child), Nguyễn Cao Kỳ kể lại như sau:

“Tháng 4, Mỹ thấy vai trò của Thiệu đã hết. Trung tướng Charles Timmes, người có rất nhiều người bạn trong giới quân sự Việt Nam, bắt đầu hành động như một sĩ quan liên lạc giữa tôi và tòa đại sứ Mỹ. Timmes từng là CIA, tuần nào cũng đến nhà tôi tóm lược cho tôi tình hình quân sự. Một hôm ông ta gọi điện cho tôi nói rằng ông ta muốn gặp tôi vào buổi chiều. Khi tôi trả lời đồng ý thì ông ta lại có thêm một yêu cầu: ông ta muốn đem theo “một người bạn”?

“Người bạn” ấy là đại sứ Mỹ Graham Martin (...). Khi tôi mở cánh cửa văn phòng và nhận ra ông ta, Martin nói: ‘‘Tôi nghĩ ông ngạc nhiên khi thấy tôi đến đây”.

“Không đâu”? Tôi nói: ‘‘Tại sao tôi lại ngạc nhiên? Tôi chờ đợi ông đến và tôi cũng biết tại sao ông đến”.
Thật sự tôi hơi khó chịu bởi Martin có ảo tưởng tự coi mình là vĩ đại. Ông ta không phải là đại sứ Mỹ đầu tiên viếng nhà tôi và bất cứ người nào tôi gặp cũng thế chl là một sứ giả thực hiện những chỉ thị của chính phủ họ. Nước Mỹ không phải là Đế chế La Mã và Martin không phải là một quan thái thú. Henry Cabot Lodge và Averell Harriman, thuộc loại người rất khác, mỗi người đều tế nhị hiểu điều đó, nhưng Martin té ra rất tự mãn như thể ông ta là Thượng đế, một hiện thân của Đức Phật, lạc vào trong đám người tầm thường. Đáng lý ông phải ngạc nhiên rằng tôi đồng ý tiếp ông.

Ông ta ngồi xuống và hỏi: “Nếu ông trở thành thủ tướng lần nữa trong hoàn cảnh hiện nay, ông sẽ làm gì?”
Đầu tiên chúng ta phải chận đứng sự tiến quân của kẻ thù? Tôi nói tiếp: “Chận đứng họ, rồi từ đó chúng ta có thể thương lượng, đưa ra những nhân nhượng hoặc những thích nghi. Nhưng dù thế nào phải chận đứng họ trước đã. Nhưng nếu sự tan rã này tiếp tục thì chẳng còn gì để bàn cãi”.

“Ông sẽ làm gì với Thiệu?”. Martin hỏi.

“Tôi không có thời giờ để nghĩ đến ông Thiệu hay ai khác. Tôi cũng không quan tâm nếu ông ta ở lại hay ra đi” .

Vừa chào tôi ra về, Martin quay đầu lại và nói: “Tôi rất hài lòng về câu trả lời của ông. Ông hãy cho tôi ít ngày để đẩy Thiệu đi!”.

Ba ngày sau, tướng Timmes trở lại một mình. ‘‘Có đúng là ông và một số sĩ quan đang tìm cách hành động chống lại Big Minh (cách gọi thân mật tướng Dương Văn Minh)?”, ông ta hỏi.

“Không, tôi trả lời. “Nhưng tại sao lại đề cập đến Big Minh. Tôi hành động chống ông ấy để làm gì?”

Tôi rất hài lòng được nghe như thế”, ông nói tiếp mà không trả lời câu hỏi của tôi. “Vì rằng bất cứ chuyện gì xảy mà chống lại Big Minh, Washington và Hà Nội sẽ lên án ông”

“À. Bây giờ tôi hiểu” tôi nói. Sau Thiệu bị bỏ rơi, Minh đóng vai trò một người tiếp nhận sự phá sản (bankruptcy): ký giấy tờ và giao tài sản. “Nếu Big Minh trớ thành lãnh đạo miền Nam, cộng sản sẽ vào Sài Gòn trong 24 tiếng đồng hồ”, tôi nói với Timmes.


Thật sự không bao giờ Nguyễn Cao Kỳ có cảm tình với các tướng lãnh thuộc thế hệ trước, trong đó có tướng Dương Văn Minh. Ông Kỳ kể trong hồi ký của mình rằng khi tướng Mỹ Westmoreland đến Việt Nam lần đầu năm 1965 và hỏi Kỳ có cách nào để củng cố quân đội VNCH thì Kỳ trả lời “Ông cần giải ngũ hoặc cho về hưu tất cả các tướng già, từng người một”. Westmoreland chẳng hỏi gì thêm ‘‘nhìn tôi chòng chọc như thể tôi là người mất trí”. Kỳ cho rằng các tướng già đều thuộc thời thực dân:‘‘Pháp không căn cứ vào sự dũng cảm hay có sáng kiến để thăng chức họ mà chi dựa vào sự trung thành của những kẻ làm bù nhìn (...) Phần đông ăn diện và cư xử như sĩ quan Pháp. Khi người Pháp về nước, họ trở thành những tướng lãnh hề - cải lương: Những tay nhậu khủng khiếp, những tay nhảy đầm hào hoa phong nhã, những tay săn gái bậc thầy. Họ nói một thứ tiếng Pháp hoàn hảo, trong đó có một số nói tiếng Việt không rành, một số khác không có khái niệm thế nào là một chiến sĩ. Và họ còn là những kẻ tham nhũng. Thiệu từ trong nhóm người này mà ra và cầm đầu hàng triệu binh lính...”
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #114 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 07:33:44 pm »

Nói về cách nói tiếng Việt không rành, Kỳ ám chỉ trung tướng Trần Văn Đôn, người bạn thân của tướng Dương Văn Minh. Tướng Đôn sử dụng thông Pháp trôi chảy hơn tiếng Việt.

Ông Kỳ nhìn những tướng tá thế hệ trước như thế nhưng bản thân ông Kỳ cũng không được các nhân vật chính trị và báo chí Mỹ đánh giá cao. William Bundy, phụ tá bộ trưởng ngoại giao Mỹ thời tổng thống Johnson, kết luận về con người Nguyễn Cao Kỳ bằng câu: ‘‘Ông ta là cái đáy của cái thùng, sự chọn lựa cuối cùng và tệ hại nhất của một quân đội tuyệt vọng”. Còn nhà văn, nhà báo Frances Fitzgerald, đoạt giải Pulitzer với quyển Fire on the Lake cho rằng Kỳ là ‘‘kẻ lừa bịp, một công cụ của các chỉ huy quân đoàn và sư đoàn, một tướng lãnh mà họ mất tin tưởng, không có khả năng nắm quyền bính”. Nhà báo Stanley Karnow, cũng đoạt giải Pulitzer với quyển VietNam-A History,thì mô tả ông Kỳ ‘‘giống như một tay thổi kèn saxophone trong một hộp đêm hạng hai”.

Không biết sau này ông Kỳ có khám phá ra rằng tướng Mỹ Timmes và đại sứ Martin mà Kỳ ghét cay ghét đắng đã gạt Kỳ một cách trắng trợn hay không.

Mặt khác lúc đó tôi cũng không biết rõ ông Minh có được CIA, thông qua tướng Timmes, khuyến khích ra thay Thiệu vào giờ chót không. Trong tháng 4-1975, tướng Timmes đến Dinh Hoa Lan thường xuyên hơn. Rất có thể Timmes biết ý định của ông Minh, từ đó thúc đẩy và hỗ trợ thêm.

Nếu có một thế lực nước ngoài gây ảnh hưởng đến ông Dương Văn Minh vào lúc này không phải là Mỹ mà là Pháp.

Qua đại sứ Pháp Jean Marie Merillon, ông Minh nghĩ rằng Paris có thể đóng một vai trò trung gian với Hà Nội để thương thuyết một giải pháp chính trị nếu ông thay thế tổng thống Thiệu. Chính người Pháp lúc này cũng tin rằng mình có thể làm điều đó. Sau này người ta được biết có sự khác nhau về đánh giá tình hình giữa đại sứ Pháp tại Hà Nội Philippe Richer và đại sứ Pháp tại Sài Gòn Jean Marie Mérillon vào những ngày giữa tháng Tư - 1975. Trong khi đại sứ Pháp tại Sài Gòn cho rằng Hà Nội sẵn sàng chấp nhận đối thoại với một chính phủ do ông Dương Văn Minh đứng đầu thì đại sứ Phá tại Hà Nội gửi báo cáo về Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định ngược lại:sẽ không có thương lượng chính trị mà kết thúc bằng chiến thắng quân sự của người cộng sản. Nhưng báo cáo từ tòa đại sứ Pháp ở Hà Nội không được Quai D’Orsay coi trọng bằng những nhận định từ tòa đại sứ tại Sài Gòn.

Sáng 8-4-1975, trung úy phi công Nguyễn Thành Trung điều khiển chiến đấu cơ Northrop F-5E Tiger II, xuất phát từ sân bay Biên Hòa, ném bom xuống Dinh Độc Lập rồi bay thẳng về căn cứ giải phóng Phước Long gia nhập hàng ngũ của MTDTGPMN. Trung úy Nguyễn Thành Trung được cộng sản “cài” vào quân đội Sài Gòn từ lâu. Ông Thiệu và gia đình thoát chết trong cuộc tấn công bất ngờ này. Nhưng với dân chúng Sài Gòn, cuộc ném bom có ý nghĩa báo trước sự sụp đổ không thể tránh của chế độ Thiệu. Tinh thần của Thiệu và những người thân cận của ông xuống thấp hơn bao giờ hết. Thiệu không phải con người liều lĩnh như Kỳ. Phó tổng thống Trần Văn Hương từng nói với vài dân biểu thân ông - dĩ nhiên là sau lưng Thiệu - rằng ông Thiệu “C’est un type sans couille”, một cách nói của người Pháp để ám chỉ những người đàn ông không có khí thái.

Sự hư hại của Dinh Độc Lập sau vụ ném bom lần này không nhiều như thời Ngô Đình Diệm đã từng bị hai phi công khác, cũng của không lực VNCH ném bom. Đó là ngày 27-2-l962, hai phi công lái chiếc A -1 Skyraider cất cánh từ sân bay từ sân bay Tân Sơn Nhất trong một phi vụ tấn công các mục tiêu Việt Cộng, đã đổi hướng trở vào Sài Gòn và ném bom xuống Dinh Độc Lập. Hai sĩ quan phi công ấy là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc đã hành động độc lập, không nằm trong một âm mưu đảo chính nào. Cử thoát được, sang tị nạn chính trị ở Campuchia, còn chiến đấu cơ của Quốc bị súng phòng không từ một chiếc tàu chiến trên sông Sài Gòn bắn hạ và bị bắt sống. Số phận của Quốc và Cử sau này rất khác nhau. Quốc chết mất xác khi chiếc Skyraider của anh bị bắn hạ trong một chuyến oanh tạc miền Bắc, còn Cử từ Campuchia trở về hoạt động chính trị và lần lượt trúng cử dân biểu rồi nghị sĩ quốc hội. Hiện Cử sống tại San Jose (California- Mỹ).

Dinh Độc Lập vào lúc bị ném bom lần đầu năm 1962 có kiến trúc thời Pháp đô hộ như các kiến trúc mà chúng ta còn thấy ở trụ sở ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Huệ). Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh (đường Lý Tự Trọng) hay Tòa án TP. Hồ Chí Minh (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)... Do sự hư hại khá nặng, ông Diệm cho xây dựng lai một dinh tổng thống mới. Được giao nhiệm vụ thiết kế dinh mới trên vị trí cũ là kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, từng đoạt giải thưởng lớn kiến trúc tại Rome (Grand Prix De Rome). Với nhiều người như tôi đã từng nhận thấy Dinh Độc Lập xưa, từ cái thời nó còn mang tên Dinh Norodom, vẫn có một so sánh giữa cái cũ và cái mới. Riêng tôi vẫn nghiêng về lối kiến trúc xưa.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #115 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 07:34:19 pm »

…Trở lại tình hình nguy ngập của Sài Gòn vào giữa tháng 4-l975, người Mỹ nhận định rằng mình không còn chủ động tình hình miền Nam được nữa và thời gian còn lại cho mình không còn bao nhiêu, đại sứ Graham Martin và trùm CIA Thomas Polgar dựa vào đại sứ Pháp và các nỗ lực của Paris để hi vọng kéo dài sự tồn tại chính quyền Sài Gòn hầu có thêm thời gian để đưa người Mỹ và những người Việt Nam đã từng hợp tác với họ kịp rời khỏi miền Nam. Chính vì vậy, tòa đại sứ Mỹ và CIA lúc này chủ trương lất đổ Thiệu và hỗ trợ giải pháp Dương Văn Minh đang được Paris tích cực ủng hộ.

Đầu tháng 4-1975, đang lúc tình hình của chính quyền Sài Gòn cực kỳ rối rắm thì có tin cựu phụ tá đặc biệt của Thiệu là Nguyễn Văn Ngân bị bắt. Lúc đó ít ai biết được lý do. Sau này, người thân cận của Ngân tiết lộ rằng Ngân đã đứng đằng sau cuộc biểu quyết ở Thượng Viện ngày 3-4-l975 đòi Thiệu từ chức. Cần nhắc lại sau khi bị thất sủng (mất chức phụ tá tại phủ tổng thống sau khi thay phụ tá Nguyễn Cao Thăng chết vì bệnh ung thư) không còn được Thiệu tin cậy, Ngân đã sang Canada sống. Người đẩy Ngân ra khỏi vai trò phụ tá phủ tổng thống đầy quyền lực là thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Từ Canada (lưu vong ở Vancover được bốn tháng), Ngân nhận thấy tình hình thuận lợi để mình trở về nước hoạt động trở lại. Lợi dụng những quan hệ cũ trong quốc hội khi ông làm phụ tá đặc biệt phụ trách liên lạc quốc hội cho tổng thống Thiệu, Ngân có ý định vừa trả thù thủ tướng Khiêm vừa tạo thế chính trị cho mình bằng cách vận động Thượng viện bất tín nhiệm Khiêm. Nhưng cuộc vận động của Ngân lại trùng vào thời điểm quốc hội muốn Thiệu từ chức chứ không chỉ riêng Khiêm, thế là tuyên cáo được Thượng viện biểu quyết ngày 3-4-1975 đã nhắm vào chính ông Thiệu. Tối ngày 3-4-l975, Ngân bị bắt. Hôm sau chính phủ Thiệu loan báo vừa phá vỡ một âm mưu đảo chính.

Nhắc lại nhân vật Nguyễn Văn Ngân, có khá nhiều điều để nói. Ngân là một học sinh miền Bắc vượt tuyến, vào miền Nam khoảng năm 1955. Sau khi tốt nghiệp trường Luật, đại học Huế, Ngân vào Sài Gòn. Khởi đầu sự nghiệp dưới cái bóng của phụ tá đặc biệt tại phủ tổng thống là Nguyễn Cao Thăng, chủ nhân hãng bào chế dược OPV, như một chuyên viên liên lạc với quốc hội. Lúc đó Ngân còn khá mờ nhạt. Ông chỉ giành được một vai trò thật sự trong guồng máy của chính quyền Thiệu sau khi dược sĩ Thăng qua đời. Như chúng tôi có đề cập, Ngân là đạo diễn chính của đạo luật bầu cử tổng thống 1971 dẫn tới cuộc độc diễn của ông Thiệu. Điều mà ít ai biết: Ngân cũng là người đã thúc đẩy và tiến hành cuộc san bằng “vương quốc” ngân hàng của Nguyễn Tấn Đời.

Không được học hành nhiều, không bằng cấp, một nhân vật thành đạt theo kiểu người Mỹ gọi là “self made man”, Nguyễn Tấn Đời bắt đầu kinh doanh trong ngành sản xuất gạch bông hiệu Đời Tân. Sau đó, ông Đời lợi dụng sự xâm nhập ồ ạt của người Mỹ vào miền Nam, phất lên trong ngành khách sạn và cho thuê mướn nhà, trở thành “vua Building”. Từ “vua Building”, ông Đời tiến lên làm “vua Ngân hàng”. Ông có thân hình mập mạp, nước da ngăm đen - có dư luận cho rằng ông có máu Ấn Độ - luôn mặc những bộ côm-lê màu sặc sỡ như màu cam, màu xanh dương. Ông ăn nói hơi bình dân nhưng đầy tự tin, có lẽ do sự thành đạt trong kinh doanh. Trong một thời gian không dài, ông thiết lập được mạng lưới ngân hàng của mình - Ngân hàng Tín Nghĩa - với 32 chi nhánh tỏa ra khắp miền Nam. Một hiện tượng chưa từng xảy ra trong ngành ngân hàng ở miền Nam trước đó. Ngân hàng Tín Nghĩa có số ký thác lên đến 30 tỷ, trong khi tất cả các ngân hàng tư khác cộng lai chỉ có số ký thác 18 tỷ (theo Hồi ký của Nguyễn Tấn Đời). Nói không quá đáng, ông Đời đã làm một cuộc cách mạng trong hoạt động ngân hàng ở miền Nam bấy giờ. Trước đây, ngân hàng không đến với khách hàng của mình. Ai cần thì đến với nó. Nó tiếp khách hàng lạnh lùng và quan liêu. Ngân hàng trước đó coi việc quảng cáo, tiếp thị là tự hạ mình, là mất “phẩm cách” đối với ngân hàng. Nhưng với chủ tịch hội đồng quản trị kiêm trong giám đốc ngân hàng Nguyễn Tấn Đời, không hề qua một khóa đào tạo nghiệp vụ nào về ngân hàng, thì ngân hàng chẳng qua cũng là một doanh nghiệp như bao nhiêu doanh nghiệp khác, cũng cần được quảng cáo, phải có những chiến lược cạnh tranh để giành lấy khách hàng và một trong những thay đổi phải có là thay đổi thái độ phục vụ, đưa ngân hàng đến khách hàng, đến trong quận huyện khu phố, mời mọc khách hàng đến với ngân hàng. Chính ông Nguyễn Tấn Đời đã một lần trình bày bởi tôi về quan niệm kinh doanh ngân hàng của ông như thế. Chính phủ và Ngân hàng quốc gia lúc đầu chống lại việc ông Đời làm tổng giám đốc vì cho rằng ông không có bằng cấp chuyên môn nhưng ông quyết liệt chống lại, với lập luận về mặt chuyên môn ông đã có những chuyến viên cao cấp về ngân hàng làm trợ lý. Thực tế, trong hàng ngũ phụ tá và cố vấn của ông có không thiếu những chuyên viên đã từng là bộ trưởng kinh tế, tổng giám đốc ngân hàng v.v…

Nhiều người cho rằng tổng thống Thiệu nghe lời ông Ngân san bằng giang san ngân hàng của Nguyễn Tấn Đời vì thấy thế lực của ông Đời ngày càng bành trướng và nghi ngờ ông Đời có tham vọng ra ứng cử tổng thống cạnh tranh với Thiệu.

Để mở rộng ảnh hưởng chính trị của mình, ông Đời tìm sự ủng hộ trong quốc hội, mà ông cũng là một dân biểu (đơn vị Kiên Giang), bằng cách dễ dãi cho tất cả dân biểu, nghị sĩ vay tiền ở ngân hàng Tín Nghĩa không tính lãi. “Chiêu” này của ông Đời có khả năng vô hiệu hóa quyền lực của phụ tá Ngân đối với các dân biểu nghị sĩ “gia nô”. Ông Ngân cũng dùng tiền để mua chuộc các cuộc bỏ phiếu. Thật ra trước mắt ông Đời chỉ có ý định nắm chức vụ chủ tịch Ủy ban ngân sách tài chính ở Hạ nghị viện, tức kiểm soát hầu bao của chính phủ Thiệu.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #116 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 07:35:27 pm »

Do đó để giữ độc quyền nắm quốc hội, phụ tá Ngân quyết định tìm cách “dứt” ông Đời và hệ thống ngân hàng của Đời. Người giúp Ngân tích cực trong kế hoạch này là thống đốc Ngân hàng quốc gia Lê Quang Uyển, người phát hiện ra những sơ hở và vi phạm của Ngân hàng Tín Nghĩa. Khi tổng thống Thiệu vừa từ Mỹ trở về sau cuộc gặp tổng thống Nixon ở San Clemente, Ngân trình kế hoạch đánh sập Ngân hàng Tín Nghĩa và cá nhân Nguyễn Tấn Đời. Thiệu chấp thuận. Một cuộc họp lấy quyết định chính thức được Thiệu triệu tập với sự có mặt của thống đốc Ngân hàng quốc gia Lê Quang Uyển, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, tổng trưởng tài chánh Hà Xuân Trừng, thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, tổng giám đốc cảnh sát quốc gia và phụ tá Ngân. Cuộc họp giao cho phụ tá Ngân tiến hành kế hoạch. Ngày 21-3-1973 các cơ sở của Ngân hàng Tin Nghĩa ở toàn miền Nam bị khám xét và niêm phong, lúc đó ông Đời và vợ đang ở Đà Nẵng. Cho đến cuối đời mình, Đời thù tận xương Thiệu và Ngân. Cuốn hồi ký của Nguyễn Tấn Đời được viết ra chủ yếu để tấn công và xỉ vả ông Thiệu!

Về nhân vật Ngân, một người thân cận của ông - nhà báo Vũ Thụy Hoàng - còn tiết lộ Ngân là “kiến trúc sư” chính của sự thành lập và tổ chức đảng Dân Chủ của Thiệu và là người dựng lên tờ báo của chính quyền - tờ Dân Chủ. Một nguồn tin khác cho rằng trước khi bị bắt lần đầu và tạm lưu vong ở Canada, Ngân đã từng đề nghị với ông Thiệu và Hoàng Đức Nhã nên tiến hành việc móc nối với MTDTGPMN. Theo lập luận của Ngân, cộng sản sẽ bị chóa mắt khi tiếp cận với xã hội tiêu dùng miền Nam và chế độ Sài Gon có khả năng “hủ hóa” cộng sản. Nhưng đề nghị của Ngân bị Nhã bác bỏ. Do đó khi Ngân bị bắt, có tin đồn Ngân bị bắt vì liên lạc với Mặt Trận. Cho đến nay chưa biết được thật hư của dư luận này ra sao.

…Sau tuyên cáo của Thượng viện đòi Thiệu từ chức ngay thì xảy ra vụ phó văn phòng AFP tại Sài Gòn, Paul Leandri, bị cảnh sát Tổng nha bắn chết tại trụ sở Tồng nha. Vụ này làm bùng lên dư luận quốc tế lên án chế độ Thiệu, càng khiến cho ông Thiệu bị cô lập và mất tinh thần với Mỹ, thời gian quá cấp bách để cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn. Chẳng hạn kéo dài sự tồn tại chế độ Sài Gòn thêm một thời gian nữa để người Mỹ rút chân ra khỏi miền Nam an toàn hơn. Ngày 19-4-1975, đại sứ Martin gặp tổng thống Thiệu và nói thẳng với ông ta phải từ chức để sớm kiếm một khả năng thương thuyết với quân giải phóng. Theo nhà báo Mỹ Zalin Grant thì trong cuộc gặp này Martin đã cùng Thiệu duyệt qua tình hình quân sự không còn có thể cứu vãn. Martin nói với Thiệu: “Tình hình quân sự rất tồi tệ và dân chúng qui trách nhiệm vào ngài”.

Ông Thiệu không chịu từ chức ngay. CIA quyết định ra tay và lại nghĩ tới hai tướng Cao Văn Viên và Trần Thiện Khiêm để thực hiện kế hoạch lật đổ Thiệu, bởi họ hiểu rõ trước đó cả hai có ý định lật đổ Thiệu. Ngày 19-4-1975, Hoàng Đức Nhã đang đi công tác ở Singapore. Tại đây thủ tướng Lý Quang Diệu đã nói thẳng với Nhã, người bạn vong niên mà ông có nhiều cảm tình: “Anh hãy cảnh báo ông anh của anh về khả năng xảy ra đảo chính. Còn anh nên ở lại đây. Không nên trở về Sài Gòn. Tôi sẽ tìm cách đưa gia đình anh rời khỏi Việt Nam. Anh biết không, người Mỹ đã chọn xong nơi ông Thiệu sẽ lưu vong”. Biết được tin sắp có đảo chính do Mỹ thúc đẩy, Nhã liền điện về cho ông Thiệu từ Singapore: “Tổng thống không nên chờ bị lật đổ hoặc truất quyền. Hãy hành động trước”. Khi trở về Sài Gòn, Nhã liền điện vào Dinh Độc Lập. Một trợ lý của ông Thiệu nói với Nhã hãy gọi lại sau vì tổng thống đang chuẩn bị một diễn văn quan trọng.

CIA đã có kế hoạch lật đổ tổng thống Thiệu vào ngày 23-4-1975 nhưng trước đó hai hôm, ngày 21-4-1975, Thiệu đã chính thức từ chức. Điều mỉa mai là tòa đại sứ Mỹ chỉ biết được quyết định từ chức của ông Thiệu ít tiếng đồng hồ trước khi ông lên truyền hình phát biểu. Phải chăng Thiệu hành động theo lời khuyên của Hoàng Đức Nhã? Hoặc Thiệu đã nắm được tin đảo chính mình? Nhưng cũng có thể do tình hình quân sự tuyệt vọng sau khi quân đội VNCH mất tuyến phòng thủ cuối cùng ở Xuân Lộc, Thiệu thấy rõ không còn hy vọng bảo vệ cái ghế tổng thống của mình nữa.

Trước khi từ chức, Thiệu đọc một bài diễn văn nảy lửa trên truyền hình, tấn công thẳng vào Mỹ, cho rằng Mỹ ép Nam Việt Nam phải ký Hiệp định Paris và sau đó lại bội hứa không ủng hộ VNCH trước cuộc tấn công của Bắc Việt. Thiệu cho rằng Mỹ không đáng tín nhiệm, vô nhân đạo. Có cả nước mắt trong bài diễn văn đó. Có đoạn ông Thiệu nói rằng người Mỹ muốn ông làm cái điều mà chính người Mỹ không thể làm được với nửa triệu quân lính trang bị hùng mạnh. Giờ đây người Mỹ đã tìm ra lối thoát danh dự cho mình lại đòi hỏi quân đội Sài Gòn thiếu vũ khí, đạn dược, trực thăng máy bay chiến đấu và B-52 làm cái điều bất khả thi như thể lấy đá lấp biển.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #117 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 07:36:02 pm »

Nhưng bài diễn văn của ông không hề gây xúc động trong dư luận người dân miền Nam. Trái lại làm rõ ra thêm bi kịch của một tổng thống bù nhìn, quyền lực một thời chỉ dựa vào ngoại bang. Ông Thiệu đã từng được Mỹ ủng hộ nhưng chưa lúc nào ông có được sự hậu thuẫn của người dân miền Nam. Để rồi hôm nay người ta chứng kiến cảnh tượng chế độ đó giẫy chết trước sự dửng dưng gần như của mọi người. Ngay với những người Việt Nam chống cộng, ông Thiệu chưa bao giờ được coi là một người yêu nước. Một sự kiện rất tiêu biểu nói lên sự cô lập của chế độ Thiệu nói riêng và chế độ Sài Gòn nói chung: Khi Nam Việt Nam mất Ban Mê Thuật, Thiệu cho ban hành Luật tổng động viên để tăng cường tiềm lực chiến đấu của quân đội VNCH nhưng luật này đã bị toàn thể các giới và dân chúng phản đối. Đau nhất cho Thiệu là sự chống đối mạnh mẽ nhất lại đến giới công giáo cực hữu. Tại cuộc họp báo tại nhà thờ Tân Chí Linh ngày 17-3-1975, linh mục Trần Hữu Thanh, chủ tịch Phong trào nhân dân chống tham nhũng, một tổ chức của người công giáo chống cộng, phản đối Luật tổng động viên bằng cách tố cáo rằng “trong số một triệu mốt binh sĩ chỉ có 700 ngàn quân, còn bao nhiêu là lính ma lính kiểng”. Linh mục Thanh nói: “Thực ra không cần động binh cho bằng biết sử dụng binh, không cần động viên nhân số cho bằng động viên tinh thần”. Cũng vào thời điểm này, sinh viên công giáo gồm ba đoàn thể (Phong trào thanh niên công giáo Đại học Việt Nam, Liên đoàn sinh viên công giáo Sài Gòn, Liên đoàn SV công giáo Minh Đức) kêu gọi toàn thể sinh viên học sinh, bất kể lớp tuổi, bất kể màu sắc chính trị, tôn giáo, liên kết bày tỏ thái độ tích cực, hành động cụ thể và cấp thời đối với luật tổng động viên mới đây của chính phủ VNCH. Sinh viên công giáo cho rằng “biện pháp đôn quân, bắt lính của chính phủ không phải là biện pháp trực tiếp và hữu hiệu để chấm dứt chiến tranh, không phải là con đường thực sự đưa đến hòa bình dân tộc trong khi miền Nam còn đầy rẫy bất công, tham nhũng... Con ông cháu cha ăn chơi phè phỡn, thi đua xuất ngoại...”

…Phản ứng của Washington đối với bài diễn văn chống Mỹ muộn màng của ông Thiệu ra sao? Trong quyển hồi ký Ending The Vietnam War của Henry Kissinger đã viết: “Thiệu có tất cả lý do để phẫn uất sự cư xử của nước Mỹ (...) Nếu tôi nghĩ rằng quốc hội sẽ cắt viện trợ, như đã xảy ra, với một đồng minh đang bị bao vây, tôi đã không gây áp lực để có hiệp định như tôi đã hành động ở những cuộc thương lượng cuối cùng năm 1972”.

(Thiệu had every reason to resent America s conduct... Had I thought it possible that Congress would, in effect, cut off aid to a beleaguered ally, I would not have pressed for an agreement as I did in the final negotiations in 1972).

Tôi không thấy trong những lời lẽ này của Kissinger một sự thành thật về những cảm nghĩ của ông dành cho cá nhân ông Thiệu. Cái chính là Kissinger muốn đổ trách nhiệm về một kết thúc thảm hại của chế độ Sài Gòn và chính sách của Mỹ ở Việt Nam sang quốc hội Mỹ. Giọng đầy thương cảm của Kissinger không đánh lừa được bất cứ ai đã từng theo dõi diễn tiến cuộc chiến ở Việt Nam.

Đồng thời với sự công bố từ chức, ông Thiệu nói căn cứ theo Hiến pháp VNCH, người thay ông là phó tổng thống Trần Văn Hương, 71 tuổi (người có ảo tưởng tự cho mình là “một Charles De Gaulle của miền Nam” theo nhà báo Mỹ Zalin Grant). Nhưng lúc này ai cũng đoán biết người thật sự thay Thiệu chính là ông Dương Văn Minh, còn ông Hương chỉ ở vai trò chuyển tiếp ngắn.

Đại sứ Pháp Mérillon và đại sứ Mỹ Martin tăng cường áp lực với quyền tổng thống Hương nhằm đưa ông Minh vào chức vụ tổng thống với hi vọng “được Hà Nội chấp nhận đối thoại”. Để giành tối đa thời gian ít ỏi còn lại, Martin và Merillon gặp trực tiếp ông Hương và thuyết phục ông rút lui nhường quyền lãnh đạo cho ông Dương Văn Minh. Nhưng... quyền tổng thống Trần Văn Hương nhất định từ chối, viện lẽ chính ông cũng có thể đứng ra thương thuyết với cộng sản và chắc gì ông Minh được công sản chấp nhận.

Trước áp lực của hai đại sứ Pháp và Mỹ, ông Hương nhất định không nhân nhượng và tuyên bố thẳng thừng rằng ông chỉ rời Dinh Độc Lập theo đúng Hiến pháp, tiếc có một cuộc biểu quyết của lưỡng viện quốc hội.

Thế là các nỗ lực của những người muốn đẩy ông Hương ra khỏi chức vụ tổng thống quay sang quốc hội. Cần triệu tập một phiên họp quốc hội lưỡng viện, có nghĩa có đủ mặt đại biểu và nghị sĩ, để truất phế quyền tổng thống Trần Văn Hương và bầu ông Dương Văn Minh vào chức vụ tổng thống.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #118 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 07:37:46 pm »

Chương 23

Cuộc trốn chạy của Nguyễn Văn Thiệu


Không khí tại Dinh Hoa Lan rộn rịp lên sau tuyên bố từ chức của ông Thiệu.

Cựu trung tướng Trần Văn Đôn, nghị sĩ quốc hội, thất bại trong toan tính tự giới thiệu mình với Pháp như một ứng cử thay Thiệu, giờ chót quyết định ủng hộ người bạn xưa của ông là cựu trung tướng Dương Văn Minh. Tướng Đôn trước đây hầu như không thấy xuất hiện ở Dinh Hoa Lan, bây giờ vô ra thường xuyên. Tuy Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn cùng tham gia cuộc lật đổ hai anh em Diệm-Nhu và đều xuất là những sĩ quan quân đội Pháp nhưng ngoài đời hai người rất ít quan hệ với nhau vì tánh tình rất khác nhau. Ông Minh thích thể thao từ nhỏ, đã từng là thủ môn của đội bóng Thủ Dầu Một những năm 40, một đấu thủ quần vợt có hạng và mãi sau này ông vẫn cầm vợt ra sân tuần ba buổi tại câu lạc bộ CSS. Khác với phần đông các tướng lãnh Sài Gòn đều mê gái, ông Minh có một cuộc sống gia đình rất gương mẫu. Tướng Đôn ngược hẳn: ông như nhân vật Don Juan, các phụ nữ đẹp trong giới thượng lưu Sài Gòn khó thoát khỏi tay ông nếu lọt vào tầm ngắm của ông. Dù không hợp nhau nhưng Minh và Đôn vẫn tôn trọng nhau.

Người ta cũng thấy xuất hiện một số tướng về hưu như trung tướng Nguyễn Hữu Có, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh... Thẳng thắn mà nói số tướng tá chung quanh ông Minh lúc này không có nhiều và cũng ít có gương mặt nổi bật. Các tướng tá đương quyền, thuộc thế hệ sau, đều phò Thiệu hoặc Kỳ. Nếu xảy ra một cuộc đối đầu quyền lực với Nguyễn Cao Kỳ, chắc chắn nhóm ông Minh sẽ gặp khó khăn. Lực lượng của ông Minh quá mỏng. Do lâu ngày tách khỏi quân đội, ông Minh không còn tay chân thân tình của mình trong hàng tướng tá. Trong các buổi họp hàng tuần của nhóm ông Minh chỉ thấy mặt hai nhân vật quân sự thuộc thế hệ đã qua: đó là cựu trung tướng Mai Hữu Xuân và cựu trung tướng Lê Văn Nghiêm, đều không còn ảnh hưởng trong quân đội.

Khi nhân vật tình báo Mỹ Charles Timmes gián tiếp nói cho Kỳ biết đại sứ Mỹ Martin ủng hộ giải pháp Dương Văn Minh và không ủng hộ cá nhân ông, Kỳ không giấu giếm lập trường của ông là sẽ chống ông Minh không khác chống cộng sản. Tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ vẫn nuôi tham vọng tại chính trường.

Ngay sau khi Thiệu ra lệnh rút khỏi Ban Mê Thuột, từ Khánh Dương trên Cao Nguyên - nơi ông có một nông trại - Kỳ đáp máy bay trực thăng về Sài Gòn nhờ tướng Cao Văn Viên, đang là tổng tham mưu trưởng, thuyết phục Thiệu giao quân cho Kỳ đi ngăn chặn sự tiến quân của quân giải phóng và bảo vệ Sài Gòn. Trong hồi ký của mình (Budda’s Child), Kỳ kể đã gặp Cao Văn Viên.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #119 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 07:39:15 pm »

Kỳ hỏi: “Tình hình Ban Mê Thuột thế nào rồi?”.

Viên đáp: “Rất khó khăn. Chúng ta không có thừa quân vì phải bảo vệ Sài Gòn”.

Kỳ: ‘‘Tôi không cần nhiều quân. Cho tôi vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến hoặc dù, và chừng 20 đến 25 chiến xạ, tôi sẽ tìm cách phá vỡ sự bao vây. Tôi sẽ trực diện với quân địch và chiến đấu”.

Dừng một lúc, Kỳ hỏi Viên: “Anh có nghĩ tôi sẽ thành công”

Viên trả lời: “Nếu anh chỉ huy lực lượng đó, tôi nghĩ là thành công”.

Kỳ: ‘‘Vậy thì hãy để tôi hành động”.

Viên: “Đáng tiếc tôi không ở vào vị trí có thể lấy một quyết định như thế. Quyết định này thuộc thẩm
quyền của tổng thống Thiệu”.

Kỳ: ‘‘Ô kê, hãy gọi Thiệu, báo cho ông ta tôi đang ở đây và nói với ông ta biết đề nghị của tôi…”

Viên gọi điện cho Thiệu, nhưng tổng tham mưu trưởng không nói chuyện được với vị tổng chỉ huy của mình.
Thông qua một tùy viên của Thiệu, Viên để lại một báo cáo. Nhưng sau đó, viên trợ lý này gọi lại tướng
Viên và cho biết:

“Tổng thống cảm ơn tướng Kỳ rất nhiều về đề nghị của ông nhưng tổng thống cần có thời gian để suy nghĩ về đề nghị của ông”.

27 năm có đủ lâu để suy nghĩ cho một quyết định như thế? Tôi vẫn chờ câu trả lời của Thiệu. Có lẽ ông ta sợ tôi sẽ làm gì đó tại Sài Gòn với đơn vị xe tăng hơn là sợ đối phương có thể làm gì với quốc gia”.


Thật sự đây chỉ là canh bạc xì phé mà Kỳ tung ra với Thiệu. Cả Cao Văn Viên và Nguyễn Văn Thiệu không ai tin rằng Kỳ sẽ cầm quân ra mặt trận vào lúc đó sinh mạng sống của mình để bảo vệ cái ghế của Thiệu. Điều mà cả hai nghĩ là có quân trong tay Kỳ sẽ tính tới lật đổ Thiệu và giành lấy quyền bính mà ông ta đã để lọt ra khỏi tay hồi năm 1967. Tự cho mình quá hiểu Kỳ, Thiệu đương nhiên gạt qua một bên “đề nghị viển vông” ấy.

Vào lúc CIA có ý định lật đổ Thiệu, ông Kỳ lại được nhà báo Mỹ Robert Shaplen của báo New Yorker tích cực vận động để quay trở lại chính quyền. Từ đầu Shaplen luôn ủng hộ Kỳ. Shaplen có ảnh hưởng khá lớn đối với tòa đại sứ Mỹ, nhưng cuộc vận động này nếu quân giải phóng chưa vào Sài Gòn, ngày 30-4-1975, chắc chắn Kỳ cũng sẽ tìm cách đảo chính ông Minh.

Ngày 25-4-1975, ông Thiệu rời Sài Gòn một cách bí mật; địa chỉ đến là Đài Loan. Trước đó quyền tổng thống Trần Văn Hương thúc hối đại sứ Martin phải áp lực ông Thiệu rời Việt Nam sớm bởi “sự hiện diện hiện diện của ông Thiệu gây khó khăn cho ông”! Từ ngày 21-4 sau khi tuyên bố từ chức, ông Thiệu và gia đình vẫn ở trong Dinh Độc Lập. Ông Thiệu rời Dinh Độc Lập vào lúc 7 giờ 30 tối. Cùng đi với ông Thiệu có tướng Trần Thiện Khiêm, cựu thủ tướng và là bạn thân của Thiệu. Bà Thiệu và bà Khiêm đã rời Sài Gòn trước đó vài ngày. Bà Khiêm mang theo cả người giúp việc. Theo sự tố giác của linh mục Đinh Bình Định, người rất gần gũi với linh mục Trần Hữu Thanh, thì trong quân đội vào đầu tháng 3 có nhen nhúm một kế hoạch kết hợp Thiệu và Khiêm thành một liên danh tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 3 vào cuối năm 1975, nếu chế độ Sài Gòn còn kéo dài. Chính Thiệu cũng từng tiết lộ kế hoạch này với đại sứ Martin và cho rằng nếu ông làm tổng thống một nhiệm kỳ nữa thì ông sẽ có điều kiện để mở rộng dân chủ!

Chi tiết về cuộc “trốn chạy” của ông Thiệu – vâng phải gọi đó là một cuộc trốn chạy – được các tài liệu
CIA sau này tiết lộ như sau:

Ngày 25-4-1975, đại sứ Martin điện cho Kissinger báo rằng ông đã nghĩ ra cách đưa Thiệu và Khiêm rời khỏi miền Nam một cách bí mật. Martin cho tướng Mỹ Timmes tổ chức cuộc ra đi của Thiệu.

Timmes điện cho Thiệu và cho biết ông ta có thể dùng một chiếc trực thăng để đưa Thiệu từ Dinh Độc Lập đến phi trường Tân Sơn Nhất. Nhưng ông Thiệu trả lời rằng ông ta muốn đi ô tô để ghé tổng tham mưu trước và “uống một ly rượu với 22 tướng tá” đến chào từ biệt ông ta tại đây. Hình như nơi Thiệu và Khiêm ghé lại là nhà riêng của ông Khiêm. Từ tổng tham mưu, chính nhân viên, chính nhân viên CIA Frank Snepp và tướng Timmes đưa Thiệu và Khiêm ra sân bay. Timmes giới thiệu Snepp với Thiệu: “Đây là một chuyên viên phân tích cừ khôi của tòa đại sứ, hơn nữa anh còn là một tài xế đẳng cấp”. Khi ô tô đi vào sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, Timmes khuyên ông Thiệu cúi người xuống “như thế an toàn cho tổng thống”.
Timmes sợ lính gác nhận ra tổng thống của họ chạy ra nước ngoài và biết đâu sẽ manh động. Timmes hỏi thăm bà Thiệu và con gái, ông Thiệu trả lời: “Họ đang shopping ở London mua đồ cổ”. Đại sứ Martin đứng chờ sẵn ông Thiệu bên cạnh chiếc máy bay C-118. Trước khi lên máy bay ông Thiệu vỗ vai cảm ơn Frank Snepp. Trong bài viết riêng của mình liên quan đến phút giây này trong quyển The Vietnam War rememberd from all sides của Christian G. Appy, Frank Snepp có kể rằng ông Thiệu bắt tay Snepp và nói “tiếng Anh bằng giọng Pháp” với Snepp rằng: “Cảm ơn, cảm ơn tất cả mọi chuyện”. Nhưng sau đó Snepp lại tự hỏi ông Thiệu cảm ơn chuyện gì? “Tôi nghĩ chúng ta (tức người Mỹ) đã mất 58.000 thanh niên tại đây – ông Thiệu cảm ơn chuyện đó? Hay đơn giản cảm ơn vì bản thân mình chuồn đi được?”. Đại sứ Martin theo Thiệu vào tận bên trong máy bay. Ông ta nói với Thiệu “Chúc may mắn” rồi mới bước bước trở xuống lên ô tô của mình. Chuyến bay của Thiệu mang số 231 đi Đài Loan vào lúc 9 giờ 20. Có tin đồn Thiệu mang theo 16 tấn vàng của ngân khố Sài Gòn. Thật sự số vàng vẫn ở lại miền Nam. Nhưng theo Kỳ thì “Thiệu mang theo tấn hành lý và nhiều triệu đô la tiền mặt. Ông ta không chuồn với số vàng của ngân khố quốc gia”.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM