Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:33:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà lao cây dừa  (Đọc 54536 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #90 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 08:12:26 pm »

Và Hàm Ninh, và An Thới nữa. Được sự trợ giúp của lực lượng võ trang huyện, những người tù đã kề vai sát cánh cùng các chiến sĩ du kích; các bà má, các chị, các em cơ sở trong ấp không ngừng mở ra những trận diệt ác gây thối động hàng ngũ địch. Hồng, Sơn... Những người tù vượt ngục đã khiến cho đám quân cảnh phải kính nể năm xưa, giờ đây đang hết mình cho một cuộc chiến đấu mới không kém phần ác liệt gay go tại đặc khu An Thới. Với khả năng trinh sát của mình họ đã dẫn đường cho đại đội chủ lực của huyện đánh một trận sát ngay hàng rào nhà lao diệt một trung đội quân cảnh đang áp tải đi vào rừng, giải phóng thêm được hàng chục tù binh.

Bác sĩ Ba Châu, cùng với y sĩ Sơn chuyển về trạm xá ở căn cứ Khu Tượng. Tại đây người thầy thuốc mát tay này đã trở thành niềm tin cậy khôn cùng với các tay súng ngày đêm xông pha tại trận tiền. Có anh rồi, người lính không còn thấp thỏm những lo lắng không đâu. Hãy mạnh dạn nhào vô, chẳng may bị thương, ông bác sĩ quê Bắc này sẽ chữa trị cho anh đàng hoàng. "Chỉ cần đưa về được đến phẫu ông Ba là coi như sống rồi!" họ bảo nhau như thế!

Chính người bác sĩ này, vào những đợt địch càn gắt gao, không kiếm được thuốc, đã phải cầm lòng dùng nước cất tiêm để yên lòng bộ đội. Đã phải sử dụng những phương tiện thô sơ nhất để tiến hành những cuộc giải phẫu công phu thành công mà ngay ở những quân y viện hiện đại nhất cũng nhiều khi phải bó tay. Có một thời, chỉ với một ngọn đèn măng xông, mấy cấy đèn pin, nồi nước sôi và trái tim tràn ngập yêu thương, những người thầy thuốc trong rừng đầy bom đạn đã làm nên những sự tích khoa học lạ kỳ.

Cuối những năm bảy mươi, kẻ thù bị đánh tan tác ở mọi nơi trên đảo. Chúng đã nghĩ ra cách sử dụng những toán biệt kích gián điệp, luồn vào căn cứ những ống thuốc độc màu trắng, màu cá kho, màu canh chua... Những sắc màu quen thuộc cho mọi bữa ăn ở rừng để hòng tiêu hao lực lượng ta. Những chiến sĩ an ninh của anh Hai Ngáng, Ba Lạc kết hợp với phân đội biệt động đã khám phá ra vụ này. Một mặt ngăn chặn, tìm diệt từ xa; một mặt đưa những chất nước kỳ dị đó lên nhờ bác sĩ Dư phân tích. Bằng cách thử nghiệm thông thường cho chó ăn, người bác sĩ này đã tìm ra những độc tố nằm lẫn trong giếng, cây cỏ, góp phần đáng kể đánh bại thủ đoạn vi sinh học lẩn lút của chúng.

Cuộc chiến đấu của quân và dân Phú Quốc đã làm tan rã ý định "Bình định cấp tốc" của đối phương, đưa tình thế kháng chiến sang một thời kỳ mới hết sức vẻ vang và sôi động. Cũng như trong lịch sử chiến tranh nhân dân, Phú Quốc đã cùng cả nước đập tan chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chiến lược Chiến tranh cục bộ và bây giờ là chiến lược Việt Nam hóa Chiến tranh của đế quốc Mỹ. Kẻ thù có thể nảy sinh ra đủ các thứ học thuyết, chủ nghĩa, chiến lược, chiến thuật to tát nọ kia nhưng người Phú Quốc chỉ có một chiến thuật duy nhất - Chiến lược quyết không chịu mất đảo, quyết không chịu làm nô lệ - Chiến lược phát ra từ tấm lòng và trái tim của vị lãnh tụ anh minh không còn nữa.

Từ Mậu Thân 1968 đến Hiệp định Pari năm 1973, Phú Quốc đã tiến hành đánh địch hàng trăm trận lớn nhỏ, đã diệt của chúng hàng ngàn tên cùng với phương tiện, vũ khí, kho tàng, cứ điểm hiện đại. Trong thắng lợi rộn ràng đó, đất đai Phú Quốc, lòng dân Phú Quốc không thể không ghi tạc công lao, xương máu của những người tù vượt trại ra.

Lạ kỳ sao! Sau thời xuân "sáu tám", phong trào các mạng ở hầu hết mọi nơi đều tạm lắng xuống, có nơi lắng hẳn nhưng nơi đây, như một nghịch lý hào hùng, phong trào đánh địch lại dâng cao chưa từng thấy. Cái nghịch lý đó biểu hiện gì? Phải chăng hòn đảo cô đơn nhưng không cô độc này đã biết cách tự đứng vũng trong bất cứ hoàn cảnh nào, nó đã luôn luôn hòa vào cái chung nhưng một khi cần thiết, nó lại hoàn toàn biết mang một tính cách riêng, tính cách tự lực tự cường.

Anh em tù vẫn tiếp tục ra. Một số về đất liền, một số chuyển sang chiến đấu, số nữa lại tản về các xã, các ban ngành... Nhà tù cung cấp nhân lực cho đảo. Đảo lại cung cấp nhân lực, tài lực cho đất liền. Chu trình luân chuyển đó diễn ra không thôi, hết ngày này sang ngày khác, hết năm này sang năm kia, như một dòng chảy của bản giao hưởng trùng khơi vùng lên trong khói lửa.

Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #91 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 08:51:26 pm »

Bốn trăm người ra, 239 người đến đích. Gần một nửa nằm xuống dọc đường. Trong số những người nằm xuống đó, bà con Phú Quốc còn kể lại những mẩu chuyện đau lòng.

Một tốp ba người đã lang thang đói khát ở trong rừng nhiều ngày. Đến ngày thứ tám, họ may mắn gặp một ông già người tàu ở ngoài rẫy, ông này lôi cơm, lôi nước trong bọc ra cho họ ăn rồi bảo cứ ngồi chờ, ông sẽ về kêu cách mạng ra. Mừng đến chảy nước mắt, ba anh em tìm nơi kín đáo nằm thiu thiu ngủ... Lát sau, trước mắt họ hiện ra không phải những người cách mạng mà là một tiểu đội quân cảnh lăm lăm tay súng. Uất quá một người đã ném mạnh nắm cơm đang ăn dở vào giữa mặt lão già phản trắc đó, nguyền rủa: "Rồi lão sẽ chết thối thây không thấy mặt con cháu, không một nén hương cắm lên mộ...". Ba người tù ấy bị giải trở lại trại không rõ sống chết ra sao, nhưng người ta nói lão già ấy vẫn còn sống. Chỉ có điều con cháu lão đã bỏ lão mà đi hết cả, ngày ngày người ta chỉ thấy lão lủi thủi ra vào một mình, thỉnh thoảng lại ngồi rũ ra bên cạnh con chó già lở tróc.

Một tốp khác chỉ có hai người. Bài học đau đớn về tốp ba người mấy tháng trước đã khiến họ hết sức đề phòng. Ngày thứ năm, họ lại vào một nhà dân. Trong nhà chỉ có một bà má già. Bà má cũng cho họ ăn uống rồi bảo chờ để đi gọi người đàng mình. Bà còn để lại cho hai anh em chiếc đài để nghe cho đỡ sốt ruột. Khả nghi quá! Hai người quyết định bỏ đi, không mang theo bất cứ một cái gì kể cả cái đài quý giá có thể được không ít gạo, muối trong cuộc hành trình lên Bắc đảo. Oan nghiệt thay, họ không hề biết rằng bà má đó là một cơ sở cách mạng trung kiên của xã Hàm Ninh, khi bà dẫn theo hai du kích trở lại thì căn nhà đã trống không.

Từ đó bà má ấy cũng như mọi người dân Phú Quốc không còn nghe được tin tức gì của hai người tù trẻ tuổi kia. Thời gian trôi qua. Những trận đánh trôi qua... Những vinh quang tủi nhục và đau thương trôi qua. Ba năm sau, bỗng một hôm một người lên rừng đốn củi đã tìm thấy hai bộ xương người nằm còng queo trong một hốc đá trên phần đảo phía Bắc. Bộ xương thứ nhất nằm kín đáo hơn, chân tay duỗi thẳng, đầu kê trên một phiến đá nhỏ. Bộ xương thứ hai nằm ở ngoài hang, chân tay vẹo vọ, xương đầu, xương cổ ngặt sang một bên. Người có khiếu đoán sẽ nhận ra ngay rằng, người thứ nhất đã chết trước, người thứ hai ráng sức dọn dẹp cho bạn một chỗ nằm ngay ngắn rồi mới bò ra cửa hang chết sau. Chết vì đói, vì bệnh tật, vì dã thú hay vì biệt kích mò vào? Điều ấy chưa ai có thể kết luận được nhưng chắc chắn rằng đó là bộ xương của hai người tù năm xưa đã một lần ghé qua nhà bà má ở xã Hàm Ninh. Một trong hai người còn để lại một mẩu thư nhỏ gói ni lông trong túi ái nát mủn: "... Mẹ ơi, ngày mai con sẽ ra khỏi nhà tù. Nếu trời phật phù hộ thì ba tháng sau con sẽ có mặt ở bên mẹ. Mẹ hãy chuẩn bị cho con năm đôi gà trống thiến để con lấy vợ...".

Tình thế cách mạng đã mở ra một hiệp định Hòa bình tại Pari 1973. Trước ngày ký kết hiệp định, Trung ương cục miền Nam có lệnh rút tất cả anh em tù binh đang sống và chiến đấu ở Phú Quốc về đất liền để củng cố lực lượng, chuẩn bị bước sang thời kỳ mới. Từ trung úy trở lên rút về R. Từ thiếu úy trở xuống rút về Long Châu Hà. Phúc Quốc thời điểm này lại thuộc Long Châu Hà.

Hôn một trăm con người đã quen hơi quen đất, bỗng chốc có lệnh rời đi cả. Phú Quốc nhỏ hẹp không thể không cảm thấy bịn rịn và trống vắng. Sự ra đi này có sức hút của một thỏi năm châm cực lớn. Đất liền bao giờ cũng là mơ ước và khát vọng của những người lính muốn được thỏa sức vẫy vùng. Những người tù ra đi, dù không muốn, mặc nhiên cũng thu hút một trung đội của Phú Quốc đi theo. Lịch sử chiến tranh sẽ châm chước cho sự ra đinh chính đáng nhưng lại không thấu tình này.

Cũng như lịch sử chiến tranh Phú Quốc sẽ ghi nhận sự thành tâm của những người tù sau khi Trung ương cục gọi về R một thời gian lại tình nguyện xin trở lại Phú Quốc tiếp tục cầm súng như anh Ba Toản, Hai Hội, Ba Lửa, Tư Thẳng, Bảy Tẻng, Ba Đại ở Cửa Vạn, Vũ Tấn Quát ở Hàm Ninh...

Phân đội đặc công ở huyện đảo vẫn được duy trì. Cùng với toàn đảo, họ lại mở ra những trận đánh ở Đồn Nùng, ở bộ chỉ huy cảnh sát dã chiến làm hệ thống phòng thủ của địch tan rã thêm từng mảng. Năm "bảy ba" đáng ghi nhớ này, anh Tư Tâm đã lên làm huyện đội, Hai Sửu từ Dương Tơ cũng lên huyện đội. Bí thư huyện lúc này là anh Mười Việt ở ngoài tỉnh mới bổ sung về.

Thời cơ giải phóng toàn bộ nhà lao Cây Dừa đã đến. Trên đưa một số cán bộ trong đó có cả một tổ đặc công thủy xuống Phú Quốc nắm tình hình, trinh sát thực địa và chuẩn bị chỗ cho đội hình một sư đoàn mạnh tới đứng chân. Lòng vui như trẩy hội. Ở hòn đảo xa xôi này đã bao giờ có sự hiện diện của một sư đoàn chủ lực? Phen này không còn nghi ngờ gì nữa, ngày toàn thắng dứt khoát đã đến gần, bốn mươi ngàn tù binh nhất định sẽ được giải phóng.

Nhưng công việc chuẩn bị chưa đâu vào đâu thì Hiệp định Hòa bình đã có hiệu lực, hai bên được phép trao trả tù binh. Tại nhà lao Cây Dừa. Số chiêu hồi, ác ôn được chúng bí mật đem đi, số cố thủ đáng gờm cũng được chúng đem đi đâu không biết, số còn lại được chính thức trao trả tại Lộc Ninh và Thạch Hãn.

Thế là sau hai mươi năm tồn tại - Nhà lao giam giữ tù binh lớn nhất Đông Nam Á đã không còn. Sự cáo chung của con quái vật cuồng sát này là tất yếu. Với oan khí ngất trời không trước thì sau, nó cũng không tránh khỏi số phận bị hủy diệt.
Logged
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #92 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2011, 09:09:16 pm »

Năm 1973, lực lượng địch ở nhà lao sạch bóng nhưng cuộc chiến đấu bên ngoài vẫn tiếp tục diễn ra gian khổ, ác liệt hơn. Tổ đặc công thủy không còn chức năng giải phóng nhà tù, họ chuyển sang mục tiêu đánh tàu, đánh đường ống dẫn dầu của hải đoàn An Thới.

Quân và dân Phú Quốc tiếp tục tựa lưng vào thắng lợi đã đạt được, tựa lưng vào tinh thần hiệp định Pari, hiệp định đã đổi bằng máu và nước mắt của cả dân tộc để lấn địch thêm từng bước, không ngừng diệt ác trừ gian kết hợp với những trận đánh tập trung để mở mảng mở vùng. Vùng giải phóng loang rộng ra, tạo thành thế cài răng lược với kẻ thù ở bất cứ nơi nào, ở ngay trong sào huyệt của chúng nó.

Phú Quốc gần mà xa, xa mà gần... Phú Quốc là chiến hạm nồi canh giữ bờ biển phía Nam của Tổ Quốc. Phú Quốc tự lực tự cường, Phú Quốc nhiều khổ đau nhưng cũng chất ngất vinh quang. Hùng khí Phú Quốc đã thổi dạt thế lực đối phương có lúc tăng cường đến một ngàn lần hơn trong thế tương quan nghiệt ngã. Phú Quốc, cái nôi ấm áp của nhà lao Cây Dừa. Số tù binh trong lao có lúc đông hơn số dân mười lần nhưng lòng dân vẫn mở ra che chở bao la.

Thời gian tiếp tục trôi qua trên hòn đảo hình lưỡi mác. Năm "bảy năm" đang chuyển động đến gần. Vẫn không nhiều phương tiện thông tin, điện báo, vẫn vắng thiếu những chỉ thị, những mệnh lệnh tức thì, vẫn bằng radio và tấm lòng cách mạng vẹn tròn, Phú Quốc đã nổi dậy kịp thời cùng với cả nước mở chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng. Xa đất liền 115 cây số, hòn đảo này được giải phóng hoàn toàn chỉ sau Sài Gòn đúng bốn giờ đồng hồ. Thật là một điều kỳ diệu về mệnh lệnh hiệp đồng trong chiến tranh. Thứ mệnh lệnh hợp đồng vang lên từ nhịp đập con tim khát vọng chủ quyền...

Đảng bộ Phú Quốc thở phào! Quân và dân Phú Quốc cũng thở phào nhẹ nhõm! Trường kỳ chiến đấu, một chặng đường vô cùng gian khổ, ác liệt và cô đơn đã vượt qua. Phú Quốc một vùng đảo hình lưỡi mác tiếp tục vươn lên, chồm lên đầu sóng phía tây nam Tổ quốc càng đạm nét và hào hùng hơn.

Chỉ có điều, bóng dáng nhà lao Cây Dừa giam giữ 40 ngàn tù binh sẽ vẫn còn đó, khu nghĩa trang bốn ngàn tử sĩ vẫn còn đó... Mãi mãi tượng trưng cho một thời đau thương oanh liệt mà thế hệ mai sau không thể quên. Không được quên.

Cũng như chị ấy, người bạn của vợ tôi ấy, biết khi nào mới có thể quên đi được người chồng đã mất tích mà chuyến đi này tôi đã bất lực, không làm yên lòng chị được, và còn có bao nhiêu những người vợ, người mẹ không yên lòng như chị nữa? Bao nhiêu?

Cũng như cả nhân loại làm sao quên được rằng chỉ còn hai ngày nữa, chiến tranh tầm cỡ nửa nhân loại rất có thể sẽ nổ ra ở vùng sa mạc xa xôi. Cơn bão sa mạc đó liệu ảnh hưởng gì đến hành tinh này? Đến những con người đang khát thèm cuộc đời yên ả trên thế giới này?

Không thể quên được!

Bà má Kiên Giang đã được chôn bên bãi biển nhìn hướng về đảo xa. Bà mẹ Việt Nam vẫn đêm ngày khôn nguôi nhớ đến những đứa con đã nằm xuống âm thầm trên nghĩa trang đảo hiu hắt ấy.

Tượng đài cho nhà tù 40 ngàn tù binh, cho 4 ngàn hài cốt; cho toàn bộ đất đảo đau thương và anh hùng phải chăng nên bắt đầu từ đây, từ tấm lòng mẹ giằng xé và bao dung này.

Xuân 1991

Chu Lai
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM