Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:00:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Việt Nam thời Tây Sơn-Lịch sử nội chiến 1771-1802  (Đọc 85552 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #40 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 08:44:49 pm »



Có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử dân ta mới gặp một chính quyền cố thi hành hiệu nghiệm chính sách đến mức tối đa bằng cách bắt dân mang thẻ “tín bài”. Đó là một tấm thẻ giữa in 4 chữ triện “Thiên hạ đại tín” chung quanh viết tên họ quê quán của người có thẻ và có đánh dấu một ngón tay bên trái làm bằng. Thẻ phải đeo luôn trong mình phòng khi xét hỏi. Không có là dân lậu phải sung quân và xã trưởng, tổng trưởng của họ phải phạt tội1. Để coi sóc công việc, bộ máy hành chánh trong nước phần lớn nằm trong tay các võ tướng. Tự trên triều đình, những chức Tam không, Tam thiếu, Đại chủng tể, Đại tư đồ, Đại tư mã, Đại tư không, Đại tư cối...2 mang vết tích của tổ chức Trung Hoa thời xưa đầy hùng khí rất thích hợp cho tính cách quân chính triều Tây Sơn. Ở các trấn, trấn thủ là quan võ và quan văn chỉ là “hiệp” trấn. Mỗi huyện có Võ phân suất và Văn phân tri hợp với Tả Hữu quản lý coi sóc. Cách tổ chức cho ưu thế về võ quan này có thể coi như lấy ý của Nguyễn Thiếp, nhưng chính Thiếp cũng căn cứ trên thực tế để khuyên Quang Trung “chọn trong các bầy tôi lấy một viên thanh, cần, nhân, dũng để làm chánh trấn, một viên sẵn có văn học để làm hiệp tá”3. Đặc điểm này được phái đoàn Macartney (1793) ghi nhận đúng: “Giai cấp quân sự đứng đầu hết trong xứ rồi sau đó là các quan toà”4.

Vì lẽ đó ta không lấy làm lạ khi thấy chánh sách chung là nhằm vào việc thành lập một đạo quân hùng mạnh. Tuy không nhận Lưỡng Quảng thuộc vào địa bàn cũ của người Việt trung châu Nhị Hà, ta cũng không thể phủ nhận ý định chiếm đất này của Quang Trung5, ý định mở mang bằng việc dâng sớ đòi lại 6 châu ở Hưng Hoá và 3 động ở Tuyên Quang6, xúi giục các thuyền Tề Ngôi cướp phá ven biển Trung Hoa, rồi tiếp đến việc sứ bộ cầu hôn, xin đất do Vũ Văn Dũng lãnh đạo (1792).

Xét nguyên nhân hiếu chiến, có người7 đã thấy tính chất Napoléon của chế độ Quang Trung: dùng chiến thắng quân sự bên ngoài để đánh bạt sức phản động của cựu chế, để bịt miệng những phản kháng bên trong do sự thoả hiệp của chính quyền với một phần các lực lượng cũ khiến quần chúng cách mạng không bằng lòng. Sự so sánh đó quá thô sơ đã quên mất những thực tế sống động, dồi dào, riêng biệt của một trường hợp cụ thể. Chúng ta có thể tìm ra những nguyên nhân chính yếu, xác đáng hơn, tương hợp hơn với hoàn cảnh đương thời.

Chiến thắng tương đối dễ dàng với quân Thanh sau những chiến thắng liên tiếp ở các chiến trường khác là nguyên nhân tâm lý8 khiến Tây Sơn hướng về Lưỡng Quảng. Trận Đống Đa làm e dè bọn biên thần nhà Thanh, mở đường cho những văn thư ngoại giao trao đổi, đưa đến việc Thanh đế nhận Quang Trung làm An Nam Quốc vương, quên mất tham vọng thừa nước đục thả câu chiếm lĩnh phương Nam. Một bên là Phúc Khang An và Hoà Khôn, một bên là Ngô Thì Nhậm có Nguyễn Quang Hiển, cháu Quang Trung, đến “gõ cửa thành”, việc hoà hiếu được mau lẹ tiến hành đầy vinh quang cho Tây Sơn. Tiếp theo việc phong vương và việc ban nhân sâm cho mẹ Quang Trung là việc sứ bộ Giả vương9 sang chầu lễ thọ bát tuần của Càn Long (tháng 8 Canh Tuất 1790). Sứ bộ gồm Nguyễn Quang Thuỳ, Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phạm Công Trị và các văn quan Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn... với hai thớt voi tiến cống tượng trưng “cái đinh” của quân lực Tây Sơn. Cuối năm 1790 sứ bộ về nước sau khi hưởng được những ưu đãi đặc biệt hơn những sứ bộ trước10. Thái độ đó làm khoái trá, khiếp phục được các văn quan như Phan Huy Ích, nhưng tất đã làm tăng uy thế của Tây Sơn và thêm phần kiêu hãnh cho đám võ tướng.

Trong nước lại bất an do các di thần cố Lê gây ra: Lê Duy Chỉ ở Cao Bằng, Trần Quang Châu ở Bắc Ninh, Trần Phương Bỉnh ở Nghệ An... Nguyễn Ánh lại là mối lo lớn nhất của Quang Trung cho đến khi nhắm mắt11, tuy rằng ông chưa phải thử sức trực tiếp với Gia Định trung hưng. Tất cả buộc Tây Sơn phải lo củng cố quân lực và theo biến chuyển tự nhiên, họ bành trướng thế lực để bảo vệ thế lực sẵn có.

Lực lượng họ như thế nào? Sử quan ghi vào khoảng tháng 3 Nhâm Tý (1792), Quang Trung tính đem 2-30 vạn quân đánh Gia Định (nghĩa là quân số còn có thể hơn thế nữa)12. Theo lối kiểm soát dân số đã nói và việc lấy 3 suất đinh một lính, một khách ngoại quốc thấy là “số người trong quân ngũ rất đông”. Riêng ở Huế đã có 30.000 người luyện tập hàng ngày. Họ võ trang bằng dao găm, giáo mác, súng điểu thương, rất nhiều súng ngắn có miệng loe ra kiểu thế kỷ XVI của Tây phương (có lẽ mua lại) và súng bắn phải mồi lửa do họ tự chế (hoả hổ?). Người Anh đi lạc trong thành Quảng Nam không thấy có một khẩu đại bác nào, nhưng chúng ta biết họ cũng có súng lớn - và có nhiều là khác khi chiếm được của Nguyễn, Trịnh, của quân Thanh - hàng 2-3.000 khẩu13.

Lực lượng chủ chốt của bộ binh là đám chiến tượng tập luyện hàng ngày mà các võ tướng rất tin cậy ở khả năng chiến thắng và Tôn Sĩ Nghị phải lo đề phòng trước. Gia Định cũng e dè số lượng 300 con voi ồ ạt dày xéo trên đường tấn công14. Tượng quân quý báu ở tính chất đa hiệu của nó: voi là lực lượng vận tải không những quân lương, binh sĩ mà còn là vũ khí nặng nữa; voi là lực lượng tấn công kiến hiệu - như một thứ thiết giáp binh có đại bác hỗ trợ.

Mọi chi phí gìn giữ quân lực này rõ ra là rất lớn. Thế mà như ta đã biết, vùng Tây Sơn trong cấp thời lại với lề lối khai thác nông nghiệp cổ điển trên đất đai đã tận dụng, không thể nào sản xuất đủ để cung cấp như Nguyễn Thiếp đã trần tình: “Nghệ An đất xấu, dân nghèo. Về trước chỉ chịu xuất binh chứ không phải chịu tiền gạo, nay thì binh, lương đều phải xuất. Số lính ngày một tăng bội. Kẻ cày cấy thì ít mà kẻ đợi ăn thì nhiều...”. Trong ý nghĩa đất đai kiệt lực đó, ta hiểu được danh từ phong thuỷ ngày xưa chỉ về một vùng đất “mất hết vượng khí” như chữ dùng trong văn thư ngoại giao Tây Sơn - Thanh để chỉ đất Thăng Long15. Đòi đất Lưỡng Quảng là tìm đất mới thay đất cũ đã kiệt lực, là tìm cách giải quyết những khó khăn gặp phải trong thời kỳ xây dựng vậy. Cho nên, việc đánh chiếm kinh đô Vạn Tượng vào năm 1791 của bọn Trần Quang Diệu, ngoài ý nghĩa phá mối lo bị đánh tập hậu, quân Tây Sơn còn tìm của cải ngựa voi, nghĩa là những thứ nuôi dưỡng, tăng gia binh lực mà Ai Lao đáng lẽ hàng kỳ hạn phải nạp với thể lệ triều cống16.
______________________________________
1. Hoàng Lê, t. 270.
2. Liệt truyện q30, 40b.
3. La Sơn phu tử, sđd. t. 141, 142.
4. V. Imbert, Le séjour... sđd, t. 28.
5. Quang Trung... sđd, t. 310-315, t. 320-329 trích thư đòi 6 châu, biểu cầu hôn, chiếu sai Vũ Văn Dũng đi sứ. Sứ bộ Macartney cũng nói Nguyên Huệ “có nhiều mộng lớn mà một là chiếm lấy một phần nước Trung Hoa và ông không ngần ngại tìm đủ mọi cách để thành công” (sđd, t. 17). Hoàng Lê, t. 271.
6. Hoa Bằng nói đòi 6 châu nhưng tờ sớ dâng Càn Long có trích trong sách Quang Trung... lại kể đến 7 châu. Ông Lý Vân Hùng lại nói đến 16 châu (Sử Địa, số 13, t. 135-142) và cho rằng sở dĩ nhà Thanh trả đất là vì Quang Trung chịu lập đền thờ Sầm Nghi Đống (nhưng ông không cho biết ở đâu nói như vậy).
7. Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, Liên hiệp, 1950. t.102-105.
8. Hoàng Lê, t. 256.
9. Việc Giả vương là ai thì còn mù mờ. Tây Sơn thuật lược (bản dịch ở Sử Địa số 7-8, t. 161) cho là Đô đốc Nguyễn Hữu Chẩn, một tên hết sức xa lạ. Hoàng Lê cho biết Ngô Thì Nhậm chọn được Nguyễn Quang Trị làm quần hiệu (?), người làng Mộ Điền, huyện Nam Đàng, Nghệ An. Liệt truyện q30, 39a chỉ đích xác Phạm Công Trị người có mặt ở Gia Định năm 1783. Rắc rối là trong sứ bộ qua Thanh năm 1790 lại có tên Phạm Công Trị đã đến Quảng Tây mà vì Nguyễn Quang Thuỳ bị bệnh phải theo hộ tống trở về. Càn Long cũng được thông báo việc này (Đại Việt quốc thư, Bộ QGGD, t. 270).
10. Hoàng Lê, t. 262-265. Liệt truyện q30, 35b-39a.
11. Liệt truyện q30, 42b. Hoàng Lê, t. 267-271.
12. Thực lục q6, 3a.
13. V. Imbert. Le séjour de l’ambassade... sđd, t. 23-25, t. 40. Hoàng Lê, t. 270. Trước đó, khi ra Bắc chuyến đầu, Nguyễn Huệ đã biết tìm cách thu dụng giới tiểu công nghệ để góp sức vào việc chế tạo vũ khí, gia tăng tiềm năng quân sự. Hoàng Lê, t. 100, nói việc Huệ “sai tìm thợ sắt”. Xem thêm Sử Địa số 9-10, t. 225.
14. Thư Lelabousse ở Gia Định, 13-12-1970 (A. Launay, III, t. 278).
15. Hoa Bằng, Quang Trung... sđd, t. 222, 224, 226.
16. Liệt truyện q33, 27a, 28b. Hoàng Lê, t. 269.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #41 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 08:46:23 pm »


Một con đường khác có thể mở ra cho họ là giao thương với bên ngoài. Thế mà tình trạng giao thương ở miền Bắc Đại Việt lúc bấy giờ như thế nào? Chúng ta đã thấy nơi khác những biến cố khiến thương nhân Trung Hoa và Tây phương xa lánh Tây Sơn. Tình trạng đó vẫn chưa kịp xoá bỏ. Tuy Quang Trung đã mở được các chợ ở ải Bình Thuỷ (Cao Bằng), Du Thôn (Lạng Sơn) và nhà hàng ở Nam Ninh (Quảng Tây) để buôn bán với Trung Hoa “khiến hàng hoá không ngưng đọng, lợi cho dân dùng”1, nhưng vấn đề không phải chỉ là giao thương với Trung Hoa trong lục địa mà là sử dụng các hải cảng trong nước, gần từng địa phương một hơn để mong thừa hưởng chút tiến bộ kỹ thuật Tây phương.

Phái đoàn Macartney tới nhận thấy ở Tourane có những ghe thuyền Trung Hoa, những thuyền đi dọc biển của Macao theo kiểu Tây phương nhưng nhỏ bé và không võ trang. Ở đây người Bồ nắm hết việc buôn bán còn sót lại, mà cũng chỉ mua vét các chợ ở Quảng Châu đem bán lại thôi. Cho nên khi Macartney tới, viên trấn thủ ở Quảng Nam nài nỉ người Anh bán khí giới và đạn dược, lộ cho họ thấy rằng Tây Sơn cần được giúp với bất cứ giá nào!2.

Quang Trung trước khi chết cũng tính gởi giáo sĩ Labartette đi Macao mời gọi người Tây phương tới buôn bán. Giữa khi người Âu còn e ngại với Tây Sơn thì Gia Định mở rộng cửa buôn bán, lôi cuốn các tàu tấp nập ghé bến Đồng Nai, chỉ còn sót những chiếc tàu bất mãn với Nguyễn Ánh mới quay ra giao thiệp với Phú Xuân thôi: cũng Labartette cho biết có một tàu Macao, một tàu Manille đem bán cho Quang Trung 100.000 cân lưu hoàng3. Vì vậy cho nên đường cát rất nhiều và rất rẻ ở Quảng Nam mà không trở thành một món hàng xuất cảng như ở Biên Hoà trong khi trước nội chiến, Tourane nườm nượp những ghe trọng tải từ 40-150 tô-nô đến chở cau, đường mà riêng thứ sau mỗi chuyến đem đi hàng 40 ngàn tô-nô4.

Kết quả là hiệu năng vũ khí kém đi với những khẩu súng nhồi bằng thuốc đạn Trung Hoa không bắn xa bằng thứ cùng loại ở Gia Định nhồi bằng thuốc đạn Tây phương. Lực lượng quân sự phía mặt biển yếu thấy rõ. Tây Sơn phải tìm cách bù đắp. Bọn cướp biển Tề Ngôi bổ túc vào sự thiếu sót đó.

Thực ra sau khi làm chìm chiếc tàu Macao tịch thu được của người Bồ bị bão dạt vào Quy Nhơn, Tây Sơn cũng cố gắng phát triển thuỷ quân. Nguyễn Huệ đã cho đóng những chiếc “đại-hiệu-thuyền” có thể chở nổi con voi5. Có lẽ đó là những chiếc tàu mà người Anh đi lạc vào thành Quảng Nam chuyến tháp tùng phái bộ Macartney đã nhìn thấy và ước lượng đến 150 tấn trọng tải và chắc cũng là loại tàu Định quốc mà Vũ Văn đem án ngữ ở cửa Thi Nại trong trận thuỷ chiến 1801. Nhưng chúng ta hãy nghĩ tới những chiếc tàu bọc vỏ đồng của Nguyễn Ánh rõ là có sức chịu đựng hơn nhiều. Cho nên các thuyền Tề Ngôi vừa giữ nhiệm vụ tiếp tế cho nội địa vừa chính là một bộ phận của thuỷ quân Tây Sơn để quân bình yếu kém vậy6.

Tề Ngôi hải phỉ là gì? Có khi gọi là Ô Tàu hải phỉ, danh từ được thấy ở Thực lục7 chỉ rõ đám cướp biển Đông gồm có hai nhóm: giặc Tàu Ô ở vùng Lưỡng Quảng và Thiên Địa hội ở Tứ Xuyên (nên nhớ Hà Hỉ Văn thuộc Thiên Địa hội đã hoạt động ở vịnh Xiêm). Các đầu mục được Quang Trung phong chức Tổng binh (hay Thống binh) cho đi cướp phá khắp nơi. Thực lụcLiệt truyện cho ta biết một số tên các người này như: Dương Thất Nguyên, Ngô Tam Đồng, Phiền Văn Tài... Và đặc biệt là người cầm đầu xưng Đông hải vương Mạc Quần Phù8.

Là quan Tây Sơn nên sào huyệt họ ở ngay trên đất liền, khi Nguyễn Ánh tiến đánh thì họ bỏ thuyền chạy bộ để bị bắt sống. Phạm vi hoạt động của họ lan xa đến nỗi Nguyễn Ánh lần đầu bắt được thuyền Tề Ngôi vội vã sai sứ đem cho Xiêm để tuyên dương uy thế của mình. Kỹ thuật thuỷ chiến tinh vi nên Tây Sơn dùng họ chống đánh thuỷ quân Nguyễn Ánh. Ngay từ trước khi Nguyễn Huệ chết, hơn 40 thuyền Tề Ngôi men theo ven biển Bình Khang, Bình Thuận vào khuấy rối. Trận đánh cuối cùng dữ dội nhất ở Trấn Ninh (1802), thuỷ quân Tây Sơn gồm toàn các thuyền Tề Ngôi. Đó chỉ vì chiến tranh càng kéo dài ra, thuỷ quân Tây Sơn hoặc phải đồng hoá các đơn vị Tề Ngôi, hoặc phải tổ chức như họ. Cho nên, trong trận Đà Nẵng, Võ Tánh bắt được hơn 20 Tàu Ô và tướng của họ không phải Tổng binh mà là Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ.

Vai trò bổ túc của họ quan trọng như thế nên không phải chỉ vùng Nguyễn Huệ mới có Tề Ngôi thuyền. Nguyễn Nhạc cũng phải cho phụ trách kiểm soát vùng biển Quy Nhơn: thuyền Tề Ngôi Nguyễn Ánh bắt được đem khoe với Rama I là ngoài khơi Thi Nại của Nguyễn Nhạc.

Giữa lúc Tây Sơn miền Bắc dựa vào trung châu Nhĩ Hà cùng vài khu vực cằn cỗi khác để nỗ lực phát triển trong những điều kiện khó khăn thì Nguyễn Ánh cũng vội vã lo củng cố thế lực ở vùng đất chưa được tận dụng hết khả năng: đồng bằng miền Nam.

Trong khoảng 1789-1792, gặp lúc Tây Sơn không đủ sức nhìn về phương Nam nữa, ông có được thời cơ để lo tổ chức Gia Định. Thêm nữa, ông còn có sẵn sự ủng hộ bền dai của các cựu thần, sự đóng góp kỹ thuật của đám phiêu lưu thương nhân và giáo sĩ Tây phương, cùng một lề lối ý thức tổ chức xưa cũ có thể không thành công với những vùng thâu nhận ảnh hưởng Việt lâu đời, nhưng lại rất có hiệu lực ở những vùng mới mẻ.

Chế độ đồn điền đã từng được áp dụng từ đầu Lê để khai thác lãnh thổ theo tính cách tập thể, quân sự hoá, bây giờ được Nguyễn Ánh tiếp tục với sự đóng góp của đám trí thức Gia Định mới về đầu. Là sĩ phu cố giữ tiết tháo trong thời loạn, noi gương theo xử sĩ Võ Trường Toản, thấm nhuần Khổng giáo trong cả những ý nghĩa tích cực nhất, một khi ra làm việc, họ là những tay hăng hái nhiệt thành nhất. Ý thức hệ Khổng giáo gắn liền với một lề lối tổ chức kinh tế nông nghiệp, một khuôn mẫu tổ chức binh đội lấy sức mạnh ở nông dân nên mỗi lần bàn đến việc khai đất tuyển binh là Nguyễn Ánh viện đến “Chu Đường cố sự”, đến quan niệm “tứ dân chi trung duy nông vi bản”9.

Hành động đầu tiên là vào tháng 6 Kỷ Dậu (1789) - thángHoàng tử Cảnh về - Nguyễn Ánh bổ nhiệm Điền tuấn quan. Mười hai người trong số có Trịnh Hoài Đức, Ngô Tòng Châu, Lê Quang Định, Hoàng Minh Khánh, chia nhau đi 4 doanh Phiên Trấn, Trấn Biên, Vĩnh Trấn, Trấn Định khuyến dụ dân chúng từ phủ binh tới dân cùng cố cứ theo sổ bạ mà bắt làm ruộng, dân không có nghề nông thì bắt phủ binh thế. Đến mùa lúa chín, đạp ra, quan khám thu mỗi người, ruộng đồng lấy 100 cơ lúa (một cơ bằng 40 bát), ruộng núi lấy 70 cơ. Phủ binh nạp trên số đó được miễn một năm tòng chinh, dân trơn được miễn một năm lao dịch làm xâu. Nếu không đủ số không được chuẩn miễn.

Ai mộ được dân ngoài sổ bộ lập thành các đội điền tốt, Điền tuấn quan sẽ cấp ruộng hoang cho. Nếu trâu cày điền khí không đủ, quan cho mượn, đến mùa nạp lúa thế10. Tiếp tục thúc đẩy chính sách, tháng 8 năm sau (1790), lại có lời dụ khuyến nông, cũng bấy nhiêu nội dung tổ chức ấy. Việc nông trang được chăm sóc kỹ vì một lẽ nữa là năm này lúa cao, dân đói. Ánh bắt các nha văn võ phải đi mộ các đội đồn điền, mỗi năm mỗi người phải nộp 6 đấu lúa. Dân gian, ai mộ được 10 người trở lên thì được làm Cai trại, rút khỏi sổ thôn.
________________________________________
1. Hoa Bằng, Quang Trung... sđd, 308, dẫn lời Ngô Thì Nhậm ghi trong Bang giao hảo thoại của ông.
2. V. Imbert. Le séjour de l’ambassade... sđd, i. 15, 16, 17.
3. Thư gởi cho Letondal 6-10-1797 (A. Launay. III, t. 244).
4. V. Imbert. Le séjour de l’mbassade... sđd, t. 22, 23, 27.
5. Hoàng Lê. sđd, t. 269. Thực lục q4, 14b.
6. Ông Hoàng Xuân Hãn (Sử Địa, số 9-10, t. 3-8, t. 245-263) dịch Càn Long chinh vũ An Nam ký của Nguỵ Nguyên và phụ thêm Gia Khánh Đông Nam Tĩnh Hải ký, xác nhận cho những ý kiến chúng tôi vừa nói trên năm 1968:
      “Cha con Nguyễn Quang Bình dùng binh cướp nước. Của trong nước hư hao. Thuyền buôn không đến. Bèn sai hơn 100 chiếc Tàu ô, 12 viên Tổng binh lấy tiếng là tìm mua quân lương, đi chiêu tập nhiều tụi vong mạng dọc bờ biển Trung Quốc. Lấy quan tước làm mồi nhử, cấp cho thuyền và khí giới, sai đưa đường cướp Mân, Việt, Giang, Chiết” (Càn Long...)
      “Đến đầu đời Gia Khánh (1796) mới có cướp thuyền quấy rối. Cướp thuyền này bắt đầu từ khi cha con Nguyễn Quang Bình ở An Nam, quân mỏi, lương hết bèn vời bọn vong mạng dọc bể cấp cho binh thuyền, nhử bằng quan tước, sai cướp các thuyền buôn ở bể gần để biện lương thực (Gia Khánh...).
Chính chúng tôi nhấn mạnh.
7. Thực lục q6, 7b, 9a; q10, 3a, 6ab, 38b... Ô Tàu hải phỉ là tên gọi từ Liệt truyện q30, 41b. Ngoài ra ở q7, 13b, q11, 4b... vẫn gọi là Tề Ngôi hai phỉ.
8. Nguỵ Nguyên gọi là Mạc Phù Quan. Sách Tĩnh hải ký kể trên cũng gọi Mạc Phù Quan, còn cho biết thêm tên Trần Thiên Bảo có sắc ấn Tổng binh An Nam và thêm Báu Ngọc hầu, Luân Quý Lợi với 4 Tổng binh khác.
9. Lời dụ khuyến nông khai khẩn đất: “Gia Định phì nhiêu mà lương chưa chứa đủ” (Thực lục q6, 4ab).
10. Thực lục q4, 16ab, 17b, 23a; q5, 18a: “Cho dân các doanh trưng đất ruộng hoang”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #42 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 08:49:41 pm »


Lính ở các nơi trấn đóng cũng không được ở không. Nơi luỹ Vàm Cỏ ở Gia Định, các quan văn bắt lính ra làm ruộng lấy tên Đồn điền trại. Lúa giống, trâu cày, dụng cụ làm ruộng đều được quan cấp. Lúa thu thành đem bỏ vào kho (tên là kho Tích Trữ sau cải là kho Đồn Điền). Biện pháp này đến tháng tư Tân Hợi (1891) thì được áp dụng lan đến vùng Bà Rịa, Đồng Môn. Lính ở đó phải tìm đất làm đồn điền để “tự thực kỳ lực”1.

Chính sách lan cả đến dân thiểu số. Dân Hoa ngụ cư - Đường nhân - ở Long Xuyên nếu tự nguyện làm đồn điền mà thiếu dụng cụ sẽ được cho mượn. Mỗi người mỗi năm nộp 8 hộc lúa thì được miễn giao dịch. Ai không làm ruộng sẽ phải sung quân. Dân Miên ở Ba Thắc, Trà Vinh cũng không thoát: họ bị buộc khẩn đất, nộp mỗi người 15 đấu lúa (sau giảm còn 5)2.

Nói tóm lại, chính sách đồn điền nhắm vào việc khai phá đất đai làm ruộng bằng cách bắt mọi người không đừng được, phải tham gia với sự đôn đốc, kiểm soát, trợ giúp của chính phủ. Đó là một chính sách nông nghiệp cưỡng ép, tận dụng nhân công, có từ xưa nhưng bây giờ lại được áp dụng trên một quy mô rộng lớn, khiến vùng Gia Định trở nên phồn thịnh, sản xuất dồi dào quyến rũ được đám dân nghèo đói Bình Thuận, Phú Yên... bỏ xứ chạy vào làm tăng dân số, uy tín nội bộ cho Nguyễn Ánh3, để dư gạo giúp Xiêm đói, giúp Thanh đánh Tây Sơn4 và cuối cùng, để đủ binh lương cho quân lính dùng những khi tràn ra phía bắc đánh đám người kiệt thiệt đã làm ông khốn đốn khi xưa.

Công cuộc khai thác ruộng lúa, đối với thương nhân Tây Phương không quan trọng mấy cho việc buôn bán của họ. De Guignes, viên lãnh sự Pháp ở Quảng Châu có tiếc rằng Vua đã không làm chủ được “những tỉnh giàu có hơn ở miền Bắc” mà chỉ chiếm một vùng “không tốt” vì “sản xuất có lúa mà thôi”5. Nhưng nếu ta lưu ý đến công việc buôn bán với người Xiêm, Chà-và, Trung Hoa... và các thương nhân Tây phương thực hiện các chuyến tải hàng trong địa phương - le commerce d’Inde en Inde của họ - thì rõ ràng lúa gạo cũng còn là một sản phẩm trao đổi được để từ đó làm giàu cho quốc khố6. Vả lại, tuy sử quan nói toàn chuyện cày ruộng, thu lúa, nhưng ta vẫn thoáng thấy có những canh tác khác. Các vườn cau mọc lên nhiều để cung cấp một sản phẩm cần thiết cho phong tục địa phương(7. Sản phẩm quan hệ nhất là đường cát. Nguyễn Ánh đã nhắc đi nhắc lại cho dinh Trấn Biên biết rằng đường cát cần thiết dùng để đổi binh khí Tây phương nên phải có chính sách riêng. Một mặt nhà nước ép dân sản xuất, hạn định mỗi năm phải nạp 100.000 cân (6.000KG), một mặt phát tiền cho dân có vốn làm ăn, đến mùa tính theo giá chợ mà nhà nước mua lại. Chính sách có vẻ có hiệu quả vì số lượng sản xuất tăng lên, giá thị trường hạ xuống trong mấy năm thi hành: cuối năm 1789, nhà nước phát trước 10 quan cho mỗi 100 cân còn hẹn đến mùa theo giá chợ phát thêm mà đến gần cuối năm 1796, nhà nước chỉ phát 9 quan cho 100 cân thôi8.

Nguyễn Ánh cũng chú ý đến việc tìm các lâm sản. Người trong các đội Hoàng Lạp mỗi năm nếu nạp 10 cân sáp vàng thì được miễn giao dịch, thuế má, tòng quân. Trầm hương, kỳ nam lấy ở dân Chàm Bình Thuận, đậu khấu, sa nhân cùng với các sản phẩm Cao Miên thì theo đường nước của sông Tiền, sông Hậu chuyển xuống9. Nhưng khi chế độ sản xuất được đôn đốc kỹ lưỡng thì chế độ thương mại cũng phải theo một sự kiểm soát gắt gao. Những thương thuyền ngoại quốc đến buôn bán không được lén chở lúa gạo, kỳ nam, trầm hương, ngà voi, sừng tê. Ai thông đồng buôn bán riêng tư thì phải tội 100 roi, làm phu 3 năm, tài sản bị tịch thu. Người kiểm soát cũng không được lơ là nhiệm vụ: thất thoát, tội cũng như vậy, ai tố cáo được thưởng 300 quan tiền!10. Sở dĩ có sự kiểm soát gắt gao như vậy vì chính quyền muốn giữ các quý vật ấy làm món hàng trao đổi binh khí, đạn dược cần thiết cho binh dụng. Việc mua bán với bên ngoài thực hiện do các tư nhân hoặc chính tay chân Nguyễn Ánh.11. Từ trước khi Cảnh về đã có một chính sách mời gọi các thuyền Thanh đến buôn bán. Nếu họ chở tới sắt, gang, chì đen (?), lưu hoàng thì phải bán cho quan để quan tuỳ theo ít nhiều cho miễn thuế bến đổi gạo mang về nước. Cứ thuyền có các thứ ấy trên 10 vạn cân thì miễn thuế cho chở 30 vạn cân gạo đi, thuyền có 6 vạn cân, chở 22 vạn cân gạo, 4 vạn cân chở 15 vạn cân gạo, đều miễn thuế. Những thuyền ít hơn thì cứ mỗi 100 cân đổi 300 cân gạo về, nộp thuế y lệ định12. Sau đó vào khoảng năm 1791 (tháng hai Tân Hợi), có người Bồ tên là Chu-di-nô-di (?) đến buôn bán, Ánh mới đưa thư cho quốc trưởng (chắc toàn quyền Goa hay Macao) để mua một số lớn binh khí: súng điểu thương 1 vạn cây, súng gang lớn 2.000 cỗ (mỗi cỗ 100 cân), hoả tâm đạn 2.000 viên13.

Về việc người đi buôn thì tay chân Ánh phái đi tuy chắc mang tính cách bầy tôi ăn lương chúa nhưng hẳn cũng có thể kiếm ăn riêng được. Các quan lớn cũng có phương tiện chuyên chở riêng: năm 1800 một ông Chưởng dinh Hữu quân (Nguyễn Huỳnh Đức?) đã bán cho Despiau một chiếc thuyền lớn để ông này đi buôn. Despiau cũng nằm trong sự đãi ngộ chung của Nguyễn Ánh đối với người Tây phương dưới quyền: họ vừa làm cho Ánh vừa kiếm lợi riêng. Những khu vực họ thường lui tới nhất là ở phía Tây: để mua binh khí, Nội viện Trần Vũ Khách đã đi Giang-lưu-ba (Batavia), Cai đội Ô-li-vi, Đội trưởng Ba-la-di đi Goa, Mã-la-kha (Malacca). Tài liệu Tây phương cho biết L. Barizy còn trương hiệu kỳ của chúa Nguyễn buôn bán với thương nhân Đan Mạch, Hanop và Stevenson, trung lập trong chiến tranh Anh - Pháp, làm đại lý cho Ánh ở Tranquebar (Ấn Độ)14. Có lẽ chính vì việc buôn bán hướng về phía Ấn Độ, Mã Lai, nơi người Anh đang phát triển thế lực, danh tiếng vang dội trên mặt biển lúc bấy giờ, nên có việc sử quan ghi rằng Ô-li-vi đi Hồng-mao mua binh khí, có thuyền Hồng-mao đến buôn bán và L. Barizy là dân Hồng-mao15.

Tất cả những hoạt động nông nghiệp, thương mại đó có chủ đích tạo lập một lực lượng khả dĩ chống đối được Tây Sơn, tràn ra Bắc chiếm lại cố đô. Ta đã kiểm xét đám người Tây phương trợ giúp Gia Định. Nhưng điều quan trọng vẫn là việc kết hợp được một lực lượng quân sự gồm những người trong nước, điều hoà được việc binh với sự cần thiết sản xuất16.
_________________________________________
1. Thực lục q5, 6b, 7a, 21b. Về việc cấp lúa giống, Thực lục q5, 22a ghi đã phát đến 1 vạn đấu cho nông dân.
2. Thực lục q5, 15a.
3. Thực lụcq4, 12a: “Sai 4 doanh công đường quan nhóm lưu dân gốc từ Bình Thuận trở ra, biên danh tánh, niên quán để miễn thuế”. Cùng quyển, 17ab ở Ba Thắc: “Bọn phiên dân mới về, vận gạo 500 vuông cho vay để canh tác”. Quyển 6, 2a: “Dân Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận khổ vì giặc tàn bạo, dắt díu vợ con vào Bà Rịa. Sài Gòn, vua khiến cấp đất làm ăn” (Xuân 1792).
4. Thực lục q4, 10b: “Xiêm hạn hán, (Vua) cho 8.800 vuông gạo”. Xem thêm q6, 37b; q5, 2a: “Từ mùa hạ 1789, nghe quân Thanh đánh Tây Sơn, (Vua) sai Phạm Văn Trọng đem thư đi Quảng Đông và lấy 50 vạn cân gạo giúp. Ghe bị chìm”.
5. Thư ngày 29-12-1791. G. Taboulet, La geste française, sđd, t. 242, 243.
6. Thực lục q4, 24b: “Nước Tà-nê (Chà-và) sai sứ hiến phương vật”. Cùng quyển, 28b: “Nước Tam-hoạt sai sứ thần Giáp-tất-đơn, Điền-hoà tới cho binh khí (Vua) tặng lại quốc trưởng họ một chiếc lọng vàng và một vạn cân gạo”. Lưu ý rằng tuế cống, triều cống theo kiểu tương tự là một hình thức buôn bán chính thức ở Đông phương (Jacques Lacour Gayet. Histoire du commerce, t. II, phần về thương mại Trung Hoa: phát triển thương mại và chính sách triều cống, t. 358, 359. Sách Thực lục cũng đầy rẫy các chuyện ta cho Xiêm gạo, kỳ nam, sáp, đường, Xiêm cho lại diêm tiêu, súng ống, voi. Ý nghĩa buôn bán thực quá rõ ràng.
7. Barrow (BSEI, 1926, t. 208) có ghi chuyện Gia Long để phát triển các vườn trầu lấy phẩm vật xuất cảng. Đây chắc là Thập bát Phù Viên, 18 thôn Vườn Trầu ở Hốc Môn mà Trịnh Hoài Đức cũng có nhắc tới.
8. Thực lục q4, 25b; q8, 29a. Xin xem lại tình hình thị trường đường cát ở Quảng Nam đã nói về vùng Tây Sơn để so sánh.
9. Thực lục q4, 18a, 19a; q5, 6a, 17b.
10. Thực lục q4, 11a.
11. “Nội viên Thuyền chủ Huấn Đức hầu là tôi tâm trường. Vả lại gia tư ấy lai khứ tiện thông...” (Phụ lục, thư chữ Nôm số 11).
12. Thực lục q4, 12b. Tỷ lệ đổi chác 3/1 là ở hai đầu tối đa và tối thiểu, còn các mốc ở giữa thì tỷ lệ cao hơn: 3, 6/1 (22/6. 3, 7/1 (15/4). Chắc người ta cũng sợ hết gạo!
13. Thực lục q5, 18a. Điểu thương chắc là loại arquebuse, súng lớn 60kg chắc là loại đại bác di động mà L. Barizy có nói tới trong trận Đông Cây Cầy 1801 sau này. Hoả tâm đạn chắc là đạn nổ mảnh.
14. Suzanne Kapelès. “Un cas de droit maritime international en 1797”. BSEI, XXIII, t 126-131.
15. Thực lục q7, 26a, q9, 3a, 8a.
16. Thực lục q4, 36a.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #43 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 09:05:50 pm »





Những kỳ kiểm tra liên tiếp vào sổ bộ đám dân Việt gồm dân sở tại, dân đói rách lưu vong từ ngoài vào, tăng ni, đạo đồng, lính Tây Sơn tan rã trốn nấp vào đám người thiểu số người Tàu, Miên, Chàm, Thượng, khiến chính quyền biết rõ được dân số để tận dụng họ1.

số Gia Định bao nhiêu, sử quan không đếm được, John Barrow người đi theo sứ bộ Macartney, lấy tài liệu của L. Barizy để ghi quân số Gia Định vào đầu thế kỷ XIX như sau:
Bộ binh:
24 đội kỵ binh                                            6.000 người
16 đại đội tượng quân (200 voi)                    8.000 người
30 đại đội pháo binh                                  15.000 người
25 liên đội (mỗi đơn vị 1.200 người)
võ trang súng tay                                     30.000 người
Khinh binh võ trang gươm giáo và súng mồi    42.000 người
Cận vệ tập luyện chiến thuật Tây phương     12.000 người
______________________________________________________
Cộng:                                                    113.000 người

Thuỷ binh:
Lính làm thuốc đạn của xưởng đóng tàu      8.000 người
Thuỷ binh trên các tàu trong cửa biển        8.000 người
Thuỷ binh trên các tàu đóng kiểu Âu          1.200 người
Thuỷ binh trên các ghe bầu                      1.600 người
Thuỷ binh trên các thuyền chiến có chèo    8.000 người
_______________________________________________________
Cộng:                                                 26.800 người
Tổng số quân lực là                             139.800 người2.

Danh xưng chỉ các ngành quân đội và các thuật ngữ về chiến cụ của John Barrow dùng tuy có khác với sử quan nhưng so sánh để soát xét lại ta vẫn thấy dấu vết của sự thực, tuy phức tạp hơn nhiều. Nên nhớ thêm rằng bảng tổng kết này làm bằng những tài liệu có lẽ thu lượm 1, 2 năm cuối thế kỷ XVIII, nghĩa là trong lúc binh Gia Định đã phát triển mạnh, thu thêm vào hàng ngũ của mình đám hàng binh Tây Sơn cùng chiến cụ, chiến tượng của họ.

Xét sách Thực lục, ta thấy có các danh từ: lạc tòng quân, chiến tâm quân, hương binh, phủ binh, tinh binh, thần sách quân, cấm vệ binh3. Không có xác nhận rõ rệt, ta chỉ căn cứ vào ý nghĩa danh xưng cùng hoạt động của các đội đó mà giải thích tổ chức thôi. Lạc Tòng quân rõ là đám dân tình nguyện, nhưng vì việc lập ra đạo quân này sau thời kỳ vây đánh Quy Nhơn (1793), nên phải hiểu dè dạt chữ “tình nguyện” vì đó chính là binh tướng Tây Sơn đầu hàng vậy. Chiến Tâm quân là các binh cảm tử. Nguyễn Ánh sai các dinh tuyển chọn, lọc lừa trong các binh đội lấy người để lập thành đội ngũ nhập vào ước thúc của dinh Trung quân. Xung trận, họ phải liều mình tiến trước, nếu lùi lại phải chịu quân pháp, trốn đi cha mẹ, anh em họ phải chịu tội thay. Hương binh, Phủ binh là lính làng, lính địa phương, trong khi Tinh binh là lính túc trực, lính chính quy: ta thấy khi dẹp xong Phạm Văn Sâm, Nguyễn Ánh cho phủ binh về làm ruộng, chỉ giữ lại tinh binh. Chuyện xảy ra ở Phiên Trấn nên có thể là tinh binh chỉ ở Gia Định, còn các dinh khác (Vĩnh Trấn, Trấn Định) thì phải tuyển phủ binh để dùng4. Cấm vệ binh, đã nói rồi, được hưởng quyền lợi rất lớn, nhưng quân số chắc ít ỏi. Thần Sách quân - quân ở Kinh - được nhắc tới nhiều chính là đám cận vệ 12 ngàn người tập luyện theo chiến thuật Tây phương mà Barrow đã ghi nhận vì có Olivier là một kẻ điều khiển với chức Vệ uý. Sau này, trùng hợp với lúc Olivier đi, danh từ Thần Sách quân ít được sử quan nói tới và thay bằng đội Ngự Lâm quân tuyển toàn dân Quy Nhơn, giao cho các hàng tướng Tây Sơn trông coi vì sự hăng hái, gan dạ của họ, tướng cũng như quân.

Đáng lưu ý là sự đổi thay kỹ thuật chiến đấu do người Âu đem lại hay gián tiếp qua các sách dịch của Pigneau: J. Barrow có nói đến pháo binh, đến các đội kỵ binh di chuyển bằng trâu. Nếu ta nhớ rằng Pigneau khi bàn bạc việc viện trợ cho Nguyễn Ánh với các tướng lãnh Pháp có nghĩ cách dùng trâu kéo súng lớn và ta ghép lời xưng tụng công đức Bá-đa-lộc: “chế hoả xa, bầy trái phá...”5 thì ta thấy quân đội Nguyễn Ánh có súng nặng lưu động dễ dàng trên bộ như chứng tỏ trong trận Đập Đá tháng 7 âm lịch (1793) với “hoả xa đại bác”6.

Khí giới ngoài các thứ mua cũng được chế tạo tại chỗ. Qua lời xưng tụng quá đáng của J. Barrow, ta cũng lược qua được sự thực. Ông nói Nguyễn Ánh đã làm một nhà máy chế diêm tiêu ở Phiên Trấn, khai một mỏ sắt, xây các lò đúc chế hàng ngàn súng mồi lửa, các súng đại bác đủ cỡ7. Sử quan xác nhận điều này khi cho biết việc phân phiên làm việc của các Cục tượng: thợ đúc, thợ rèn, thợ súng, thợ bạc8. Trịnh Hoài Đức9 cũng nói về chế tạo cục trong thành Gia Định, ghi rõ “có 3 gian nhà ngói đối mặt nhau”, dãy trại đặt súng bên tả phía trước. Chế tạo cục có 15 gian lợp ngói, lát ván, đặt đồ phụ tùng súng, bên trong sắp các khẩu đại bác đồng, sắt, hoả xa, trụ súng, đều có xe chở. Bên hữu là một dãy trại lá vừa là nơi trú ngụ cho các thợ tạo tác, vừa là nơi thu chứa thổ sản hoá vật. Ngoài ra, còn có 12 gian mái ngói, tường gạch chứa thuốc súng dồn trong những thùng gỗ đặt trên sàn. Bên ngoài cửa Khôn Minh 2 dặm là nơi chế tạo thuốc súng, 4 phía rào gai, có đủ khí cụ cối chày để nghiền thuốc.

Việc tổ chức phòng thủ cũng được thực hiện đồng thời với việc huấn luyện binh sĩ. Nguyễn Ánh đã lo củng cố công sự phòng thủ nhiều đến nỗi các giáo sĩ phải lên tiếng công kích thái độ mà họ gọi là “lẩn tránh chiến tranh”. Phần lớn các luỹ đắp bằng đất. Một số luỹ là để ngăn chặn đề phòng những nhóm Miên nổi dậy như luỹ Trấn Di (cái tên tỏ rõ được công dụng) ở sông Ba Thắc, luỹ Thanh Sơn ở Ba Lai. Cũng có những luỹ như các tiền đồn hướng về phía Tây Sơn: luỹ Đồng Chàm ở Trấn Biên, luỹ Bà Rịa10.
_______________________________________
1. Thực lục q4, 11a, 29b; q5, 4a, 18b; q8, 7b.
2. G. Taboulet, La geste française, sđđ, t. 256.
3. Thực lục q4. 8b, 9b, 17b; q6, 32b, 33b.
4. Phủ binh là chế độ binh vụ có từ đời Bắc Chu sang Tuỳ, Đường, bắt dân trong sổ bộ làm lính, miễn cho các thứ thuế tô, dung, điệu, phải chịu huấn luyện trong những khi rảnh việc nông, phải tự lực sản xuất. Gia Định tổ chức theo chế độ Hán, Đường chắc cũng đã sử dụng phủ binh theo ý nghĩa này.
5. BAVH, 1936. t. 111, 112. Xem thêm Trịnh Hoài Đức tả trại súng kể sau.
6. Thực lục q6. 25a.
7. G. Taboulet trích lại trong La geste française, sđd t. 270. “Quelques notes sur Gia Long par un contemporain”, BSEI 1926. t. 208. Chữ dùng của Barrow: Fentan.
8. Thực lục q4, 5a.
9. Trịnh Hoài Đức, Thành trì chí đã dẫn, Đại học, 12-1961. t. 30-40.
10. Thực lục q4, 17a chuyện tháng 6 Kỷ Dậu (1789); 22a, chuyện tháng 9, 26a chuyện tháng 12 cùng năm; q5, 10b, chuyện tháng 12 Canh Tuất (1790).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #44 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 09:07:22 pm »


Nhưng công sự làm cho Ánh hãnh diện nhất và công trình xây cất cũng trải qua nhiều khốn đốn nhất là thành Gia Định. Thực lục chép rằng ngày Kỷ Sửu tháng 3 Canh Tuất (1790) bắt đầu xây thành bằng đá Biên Hoà vì luỹ ở làng Tân Khai không đủ dùng cho binh vụ1. Trịnh Hoài Đức ghi ngày 4 tháng 2 và tả thành theo khuôn mẫu Á đông: thành có hình bát quái, các cửa chính theo phương vị càn tốn, cấn đoài... Thành giống hình hoa sen nở, 8 cửa, ngang dọc có 8 đường, từ Đông qua Tây rộng 131 trượng 2 thước, từ Nam qua Bắc cũng vậy cao 13 thước, chân thành dày 7 trượng 5 thước day mặt ra hướng tốn (Đông Nam).

Việc xây thành này, các tài liệu Tây phương cho biết là do Le Brun và Olivier de Puynamel theo lời yêu cầu của Nguyễn Ánh. Hoạ đồ phố xá hình như của Le Brun gồm có 40 con đường rộng từ 15 đến 20 thước cắt nhau theo hình thước thợ và dự án này không được thực hiện. Nhưng Le Brun còn ở đến đầu năm 1792 và rõ ràng việc thiết kế đô thị chịu ảnh hưởng hoạ đồ ông rất nhiều. Ta hãy nghe Trịnh Hoài Đức so sánh nơi đó trước kia “nhà ở lộn xộn, đường lối cong quẹo, để dân tuỳ tiện, chưa rảnh sắp đặt (!)” với quang cảnh sau khi xây thành “phố xá chợ búa, hàng lối dọc ngang đều có thứ tự”... “quan lộ... gặp những khúc quanh co đều chăng dây sửa lại cho thẳng, rộng 6 tầm... bằng phẳng như đá mài” thì đủ công nhận xác quyết trên. Thư của giáo sĩ Boisserand (2-1792) cho biết có pháo đài, hào, điếu kiều, đường mở ra đất trống trước thành và luỹ vòng cung... Nguyễn Ánh muốn làm tức khắc tuy cần phải đợi thời cơ thuận tiện hơn. Người ta phải phá nhà cửa, bắt đến 30 ngàn dân làm việc. Loạn nổi lên, dân chúng và quan binh đổ riết cho Olivier và Le Brun gây nên tội muốn bắt giết làm hai ông này phải chạy trốn, nhờ Bá-đa-lộc che chở. Bình yên trở lại, Nguyễn Ánh cho lính về và dân rảnh rang cày cấy2. Chi tiết sau phù hợp với việc sử quan ghi tới hai lần xây cất thành mà không nói lý do ngưng nghỉ: một lần vào tháng 3 Canh Tuất như đã nói và lần “sửa sang lại” vào tháng chạp năm đó.

Qua những chứng dẫn trên ta biết thành xây theo kiểu phòng thủ Tây phương nhưng cố uốn nắn theo quan niệm phong thuỷ Đông phương (bát quái). Tuy nhiên hiệu quả phòng thủ của nó vẫn không thay đổi. Từ đấy Tây Sơn không vào Gia Định lần nào để nó được thử thách nhưng đứa em sinh sau nó, thành Diên Khánh, đã chứng tỏ hiệu lực trước đám quân Trần Quang Diệu thiếu vũ khí công phá tương xứng.

Nhưng người ta còn phải nghĩ tới việc tấn công nữa. Ta đã nói tới nỗi lo âu của Gia Định về sức mạnh của đám tượng quân Tây Sơn, sức mạnh chứng tỏ trong cuộc tấn công Vạn Tượng “làm rung động Miến Điện, Xiêm La và khiến cho Đồng Nai sửa soạn chạy trốn”. Tự nhiên, với phản ứng bắt chước, Nguyễn Ánh cũng phải lo củng cố tượng quân. Từ sau vụ phá thuỷ quân Tây Sơn ở cửa Thi Nại, Nguyễn Ánh sai người đến các vùng Đồng Nai, Bà Rịa bắt voi về nạp3. Số voi tăng cường nhờ trao đổi với các nước Chân Lạp, Xiêm, nhờ cống phẩm của dân thiểu số Chàm, nhờ bắt được của Tây Sơn. Theo với tiến triển của tình thế chiến tranh và với sự rút lui của người Tây phương, lực lượng tượng quản sẽ tăng mạnh hợp sát với thực tế địa phương và để cố gắng quân bình với thuỷ quân.

Bởi vì Nguyễn Ánh đã có một đội thuỷ quân hùng mạnh. Bầy tôi của Ánh và chính Ánh cũng thấy rõ điều đó. “Thuỷ chiến là sở trường của ta”4, Đặng Đức Siêu thực đã tri bỉ, tri kỷ vậy. Nhờ ưu thế đó mà Nguyễn Ánh thắng trận thuỷ chiến Thi Nại 1792 làm ưu uất Quang Trung. Trong cuộc tiến quân ra, thuỷ quân bao giờ cũng đi mau và đi xa vào đất địch hơn bộ binh. J.M. Dayot phục vụ Nguyễn Ánh trong những năm 1790-1795 đã nhân dịp điều khiển các tàu Tây trong chuyến xuất quân vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 dương lịch để mà lập cả một chương trình vẽ các hải cảng, đi dò đáy nông sâu. Chính đội này dắt theo sau cả hàng ngàn thuyền mang lương thực cho binh lính - cả lính bộ - có khi phải ghé lại một bến đến vài ngày để chờ bộ binh tới lãnh lương5. Nhận biết thuỷ binh là quan trọng ở một xứ đầy sông rạch như Gia Định này, nên từ tháng 5 Kỷ Dậu (1789) ta thấy giá bắt lính đào ngũ có cách biệt rõ rệt: quân bắt được lính bộ thưởng 30 quan, còn được thuỷ binh thì được hưởng tới 40 quan!6

Cấu tạo lực lượng đó như thế nào thì tài liệu để lại của sử quan cũng còn lờ mờ. Họ cùng với Trịnh Hoài Đức có nói đến Chu Sư xưởng lập tháng 12 Canh Tuất (đầu 1791), dọc từ bờ sông Tân Bình đến sông Bình Trị, chứa những dụng cụ thuỷ chiến và các loại ghe tàu. Lelabousse vừa tả các xưởng này vừa tâng bốc: “Các xưởng thuỷ quân và quân cảng của ông làm người ngoại quốc ngạc nhiên và chắc sẽ khiến cả Âu châu thán phục nếu Âu châu có thể chứng giám. Một bên người ta thấy các thứ súng tay, súng lớn đủ mọi cỡ, dụng cụ, giá súng, đạn... phần lớn đẹp đẽ chỉ nhường kiểu mới nhất thôi. Một bên, vô số các thuyền chiến (galère), các chiến hạm đủ mọi cỡ, mọi hình thức, rất chắc chắn. Tất cả những cái đó là công trình của ông hoàng ưa hoạt động cũng như chăm chỉ này, được các sĩ quan người Pháp luôn luôn giúp đỡ vì nghệ thuật và công nghệ đó ở xứ này còn xa mới đuổi kịp Âu châu”. Ở mục nói về Chu Sư xưởng, sử quan cũng như Trịnh Hoài Đức có tả rõ các thứ thuyền. Theo họ, thuyền Hải đạo là tàu thuỷ chiến hay nhất, chiến hạm là thuyền buôn không buồm mà nhỏ (chú này sử quan ghi cho thuyền Hải đạo), ghe Ô, ghe Chu là các ghe đánh giặc thân lớn, dài, ghe Lê có chạm vẽ ở mũi thuyền và lái. Ngoài ra, ở những chỗ khác, sử quan ghi thêm các thuyền hiệu (5 thuyền hiệu tạo tháng giêng năm Nhâm Tý 1792: Hoàng Long, Xích Nhạn, Thanh Tước, Bạch Yến, Huề Hạc), các Ô sai thuyền (chắc là ghe Ô), Đại hiệu thuyền và Tây dương dạng thuyền7.

Tài liệu của người Pháp giúp việc Nguyễn Ánh để lại hay nói đến các chiến ghe rõ là các thứ ghe Ô, Chu, Lê. Có lẽ từ ngữ này cũng chỉ các thứ ghe mà L. Barizy gọi bằng các tên galère, chaloupe canonière, demi canonière... khác nhau từ lớn tới nhỏ. Còn Tây dương dạng thuyền hẳn là các “vaisseaux construits à l’européenne” mà Barrow nói tới, J. Liot tả rõ, một loạt frégate có phía sau và buồm dạng của Trung Hoa trong khi phần còn lại mang dạng Tây, có 6 đại bác mỗi bên, mỗi cái mỗi đầu8. Đó là các Thao (tàu) Thoại Phụng của Barizy điều khiển, Loan Phi của Chaigneau, Bằng Phi của De Forçan, Phượng Phi của Vannier...

Tuy nhiên, trước đó khi chưa lập Chu Sư xưởng, Nguyễn Ánh cũng thuê được các tàu Bồ đi buôn (10 chiếc) võ trang thành chiến hạm. Chiếc “tàu đồng” do Dayot chỉ huy tiến vào cửa Thi Nại (1792) là một kinh ngạc lớn cho Tây Sơn.9. Rồi sau đó Nguyễn Ánh mới bắt chước theo các tàu Tây mà đóng tàu vỏ đồng nhờ số kim loại dồi dào trong các cuộc trao đổi thương mại. Còn các ghe thì đóng toàn bằng gỗ ván lấy trên các vùng nguồn Băng Bót, Quang Hoá trên đất ta, Sơn Phụ, Sơn Bốc, Sơn Trung trên đất Miên.10

Tóm lại, đặc sắc của thuỷ quân Gia Định là sự dồi dào vũ khí, hiệu suất cao của chúng, là các tàu bọc vỏ đồng chắc chắn cùng chiến thuật mới của các sĩ quan Tây Phương đưa vào. Lực lượng này là kết quả của công cuộc khai thác đất Gia Định mở rộng trao đổi với bên ngoài. Nó trở thành nòng cốt của lực lượng thống nhất một khi Tây Sơn trên bộ chưa tìm được cách phát triển hơn thì lại phải đối phó với sự tan rã nội bộ ở trung tâm Phú Xuân nữa. Biển cả thênh thang ở phía đông với đội hải thuyền lớn mạnh của Gia Định biết uốn nắn theo quy luật gió mùa sẽ mang đầy đủ ý nghĩa của một yếu tố kết liền hơn là một yếu tố ngăn cách vậy.
_____________________________________
1. L. Malleret. “Eléments d’une monographie des anciennes fortifications et citadelles de Saigon”. BSEI, 1935, t. 5-108. Thực lục q4. 31a; q5, 10b. Bản hoạ đồ thâu hẹp thành phố Sài Gòn xây năm 1790 do Cai đội V. Olivier, trong Iconographie historique de l’Indochine française, fig. 40, pl. XXI.
2. G. Taboulet dẫn trong La geste française... sđd, t. 242.
3. Thực lục q6, 9b.
4. Liệt truyện q10, 6b.
5. G. Taboulet, La geste française, sđd, t. 250. Thư Dayot đã dẫn.
6. Thực lục q4, 12a.
7. Theo thứ tự, Thực lục q4, 21a, tháng 8 âl. 1789; q6, 1a, 6a, 12a, tháng 1 âl. 1793; q10, 2b, tháng 2 âl. 1798.
8. Thư của J.Liot ở Tân Triệu, 18-7-1792, BEFEO. 1912, t. 28.
9. Thư của L.M.J. de Jésus Maria cho L.M Trưởng tỉnh. Chợ Quán, 4-3-1790, BSEI, 1940, t. 101, 102.
10. Thực lục q4, 30b, tháng 3 âl. 1790; q5, 21b, tháng 3 âl. 1791.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #45 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 09:10:52 pm »


________________________________________________________Tiết 14

DÂN ĐẠI VIỆT Ở CUỐI THẾ KỶ XVIII

Các sắc dân trong tiến trình tiếp xúc * Đời sống vật chất thường nhật * Đời sống với ảnh hưởng của chiến tranh * Đời sông tinh thần.



Trên con đường phát triển của đôi bên Tây Sơn và Nguyễn dần dần đưa tới chỗ biến đổi thế quân bình có lợi cho Gia Định, chúng ta đã phân tích ảnh hưởng bên ngoài cùng thái độ, công việc của lớp người cầm quyền. Nhưng ta cũng không quên rằng thấp thoáng sau những sự kiện chứng dẫn vẫn có bóng quyền uy, mồ hôi nước mắt của đám dân chúng đã đưa Quang Trung đến trận Đống Đa, mời gọi Nguyễn Ánh về Gia Định, nghĩa là thúc đẩy lịch sử đi theo bước tiến của nó mà chính họ, họ cũng không hay biết gì. Trước khi bước gấp tới để nhìn đôi bên thanh toán nhau, chúng ta hãy dừng lại sống cuộc sống không tên không tuổi của người xưa vào thời đó qua những tài liệu quá hiếm hoi, quá vắn tắt đã để lại.

Bản đồ nhân chủng Đại Việt vào hậu bán thế kỷ XVIII có khác với bây giờ, nhất là ở miền Nam Hà. Trên con đường tràn về Nam, đám nông dân đồng bằng tiếp xúc với những nhóm thiểu số hoặc từ đời nào vẫn có cuộc sống bộ lạc dời đổi như các sắc dân phía Tây, hoặc đã từng là phần tử của những quốc gia hào hùng trong quá khứ như Chiêm Thành, Chân Lạp, hoặc là những kẻ từ phương xa tới, những con chim đi tìm đất lành như Tiêm, Trung Hoa... Chúng ta đã thấy sức mạnh của Nam Hà dựa trên sự kết hợp này như thế nào rồi. Tuy nhiên các phần tử không phải đã được nhất hoá - cũng như ở Bắc Hà - các nhóm sẽ hướng về trung ương mà dần dần biến đổi.

Trước nhất là dân Chiêm Thành. Khoảng 1773-1774, chúng ta gặp họ tụ đoàn xa nhất về hướng Bắc là Thạch Thành ở Phú Yên. Nữ chúa Thị Hoả của họ đã hưởng ứng với Tây Sơn và bị Tống Phúc Hợp giết. Nhóm thứ hai quan trọng hơn, ở Bình Thuận, được Nguyễn đặt riêng là Thuận Thành trấn, từ Kế-bà-tử đến Chưởng cơ Tá vẫn thế tập kế truyền.

Từ năm 1782, Tây Sơn vào, Tá đem vàng bạc ra hàng. Năm 1788, Nguyễn Ánh về, Tá đem quân lên núi giết quân Ánh biến thành một tiền đồn quan trọng của Tây Sơn. Khi quân Nguyễn ra đến Phan Rí, Nguyễn Văn Hào dẫn bắt giết Tá. Từ đó mới chấm dứt vương hiệu. Ánh phong cho Nguyễn Văn Chiêu làm Chưởng cơ, Nguyễn Văn Hào, Nguyễn Văn Chấn làm Cai cơ coi trấn Thuận Thành. Các tên đó vốn là Nguyễn-hoá rồi chứ thật ra Chiêu tên Môn-lai-phù-tử, Hào tên Thôn-ba-hú, Chấn tên Bô-kha-đáo. Sau Chiêu được phong Tán lý theo quân Nguyễn Ánh đánh giặc trở thành một viên quan triều, còn Hào lên thế coi sóc Chử Chân, Tiểu Trà Dương, Đại Trà Dương1 có Chấn phụ tá.

Đầu năm 1793, lại thêm 3 sóc về hàng là Phố Châm và Ba Phủ2, Nguyễn Ánh lo tổ chức cai trị trấn Thuận Thành, đặt Lịnh-sử-ti 10 người coi xét công việc trong trấn. Sưu dịch họ phải làm ngoài binh vụ là bắt voi nạp, vào tổ chức An tượng cơ để dạy voi cho thuần, dùng trong chiến tranh. Thuế Gia Định đánh vào họ là trầm hương, kỳ nam, thuế lúa nạp thay tiền. Ruộng ở đó thường bị khô cháy, không cày cấy được miễn thuế. Ruộng Trà Nương ở xứ Long Hương3, Phan Rí, Phố Hài là lộc ăn của vua Chàm cũng theo quy chế trên, nghĩa là chỉ chịu thuế những khoảng nào có người cày thôi.

Các trận chiến qua lại trên trấn Thuận Thành khiến cho hơn 36 sóc người Thượng phải bỏ xuống phía nam nơi các vùng Đồng Môn, Phước Hưng, La Bôn4 xin trú ngụ và phụ thuộc vào dinh Trấn Biên. Chiến tranh gây sách nhiễu cho lớp người thiểu số này nên có sóc như sóc Ba Phủ đã nổi loạn suốt mấy năm 1796, 1797, 1798, 1799 đến nỗi Nguyễn Văn Thành phải kêu lên: “Ba Phủ là mối lo tâm phúc của ta”. Chính loạn Ba Phủ lúc dừng, lúc phát, lúc ẩn náu trong rừng sâu, lúc ồ ạt ngoài đồng nội đã làm ngăn trở ít nhiều những cuộc tiến quân ra Bắc5.

Một điều đáng chú ý là sự quy phục càng ngày càng đông của những người Thượng về phía Gia Định. Rải rác đây đó, Thực lục ghi việc tháng 4 âm lịch 1791 dân Thượng Bình Khang đánh Tây Sơn, việc Ánh kêu gọi các tù trưởng Phố Châm, Ba Phủ kêu gọi đồng bào họ về hàng để ngăn giặc, việc dân Thượng Đồng Hương ở Bình Khang (1793), Thuỷ Xá ở Phú Yên (1794) ra hàng được cấp vải vóc, tiền bạc, chiêng cồng. Các việc này cũng như việc Hà Công Thái tù trưởng Mường ở Thanh Hoá đưa thư vào Gia Định xin đánh giặc chứng tỏ thái độ bất phục tùng của đám dân phía Tây đối với Tây Sơn. Hành động này có thể do uy danh của Nguyễn Ánh lan rộng ra, nhưng đằng khác cũng bắt nguồn từ việc Tây Sơn không có đủ để trao đổi với họ gạo lúa, vải vóc, sắt đồng... nghĩa là những thứ họ cần dùng trong khi Gia Định rộng rãi hơn6.

Người trung gian quan trọng giữa Gia Định và các sắc tộc miền Cao Nguyên là Nguyễn Long, bộ tướng của Châu Văn Tiếp từ lúc chiếm cứ núi Chà Rang với dân Thượng Phú Yên. Chức Thượng đạo Tướng quân mà ông giữ suốt cả thời gian từ lúc về Gia Định đến khi thống nhất, chứng tỏ Nguyễn Ánh đã biết dùng uy tín của ông để chiêu dụ họ. Tên tuổi ông có vẻ lấp sau các chiến tướng đánh Tây Sơn, nhưng nội một vai trò giữ yên miền Thượng cũng đủ là cả một đại công rồi.

Xa nữa về phía Nam cũng có những vấn đề phức tạp về chủng tộc phải đặt ra. Ở đây, sử quan gọi người Việt là Hán nhân, người Hoa đến ở là Thanh nhân, Đường nhân, người Miên là Lạp dân hay Phiên dân. Chính sách tự trị, phân biệt được thực hiện trong một chừng mực có lợi cho quốc gia. Một người Thanh làm Chưởng cơ tên Trần Công Dẫn được phái trông coi làm sổ bộ cho những người Đường cũ và mới ở các tỉnh, kể cả binh lính. Có lẽ Lư Việt Quan làm Tổng phủ ở Trà Vinh coi Đường nhân, trưng quan thuế, là một người Hoa; cũng có lẽ người Hoa là Tường Vĩnh Quan làm Đồng khấu coi ruộng muối, Lâm Ngũ Quan Tổng phủ Ba Thắc.

Về phía người Miên, tháng 1 âm lịch 1791, Ốc-nha La làm An phủ ở Ba Thắc trông coi các phiên liêu, bộ lạc7. Chính sách tự trị này là kết quả của những bước dò dẫm. Ban đầu dẹp xong Phạm Văn Sâm, giết được Ốc-nha Ốc, Ánh thấy không cai trị trực tiếp được họ nên phải để cho một viên “phiên liêu về hàng” là Gia-tri-giáp coi phủ Ba Thắc. Triều đình trông chừng bằng cách lập luỹ Trấn Di kiềm chế.

Thế nhưng chính sách tự trị quá rộng rãi này lại không được hiệu quả. Thổ dân vẫn hướng về Chân Lạp nên khi Gia-tri-giáp được rút về Nam Vang thì viên tù trưởng mới lại đánh phá luỹ Trấn Di khiến Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Trương phải đến thay thế Trương Phúc Khoa mới dẹp an được. Số lượng quân chinh phạt lên đến 8.000 người và kết quả là đồng ruộng bị đốt cháy, bọn nổi loạn chắc bị giết hết nếu không có Bá-đa-lộc can kịp8. Nguyễn Ánh rút bớt quyền các tù trưởng, để Ốc-nha Kê dưới quyền đạo Trấn Di đi thu mối lợi lớn là thuế hoa chi của Đường nhân, còn các chức việc Miên (phiên liêu) thì dưới quyền một An phủ như ta đã thấy.
______________________________________
1. Vùng Trà Dương hay Tà Dương thuộc quận An Phước (Ninh Thuận), giáp giới Bình Thuận, vùng nội địa của Cà Ná.
2. Phố Châm chắc là vùng gần Tánh Linh mà Aymonier (“Notes sur l’Annam Le Binh thuận”, Excursions et Reconnaissances, 1885, t. 210) gọi là Patjam chiếm 2, 3 xóm Chàm và 2, 3 xóm Thượng Chrou (hay Ka-hơ). Ba Phủ chắc là dân Đê (Thượng) Ba-vô của ĐNNTC, tỉnh Bình Thuận, mục núi Phố Châm (Bộ QGGD, t. 28) vì ở đây có nhắc đến cuộc loạn năm 1797 của bộ lạc này. Ba Phủ hay Ba Vô cùng gần như nhau về chuyển âm cũng như về chữ viết (nếu dùng chữ phủ = thủ + vô).
3. Vùng quận lỵ Tuy Phong, Bình Thuận. hiện gọi là Liên Hương.
4. Lá Buông? Vùng rừng Lá bây giờ?
5. Thực lục q5, 4b, 6a, chuyện tháng 10 âl. 1790; q6, 10b, 19b, tháng 12 âl. đầu 1792; q7, 2ab, 12a, tháng 2 âl. 1794; q8, 11a, tháng 11 âl. 1795; q9, 5ab, 8a, 12ab, 34ab, 35ab, 37ab chuyện tháng 11 âl. 1796, tháng 12 âl, cùng năm, tháng 2 âl. 1797, tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 12 âl. cùng năm.
6. Thực lục q5, 21b; q6, 10b, 31b; nhất là q7, 2a, 12b, 13a; chuyện Hà Công Thái: Thực lục q7, 4a, Liệt truyện q28, 4b.
7. Thực lục q4, 35a, q5, 17a
8. Thư Lelabousse cho một người trông coi Chủng viện các Phái đoàn Truyền giáo 13-12-1790 (A. Launay, III, t. 290).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #46 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 09:11:49 pm »


Việc Ba Thắc lôi thôi cũng vì Chiêu-thuỳ Biện, viên phụ chính ở Nam Vang. Ông này luôn luôn tìm cách gây hiềm khích giữa Gia Định và Vọng Các bằng cách báo rằng Nguyễn Ánh đúc súng đạn để xâm chiếm Xiêm khiến Ánh phải sai sứ sang phân trần. Việc Biện muốn chiếm lại Ba Thắc có lúc đã được Rama I nghe theo nên khiến sứ qua Gia Định điều đình về việc đó nhân tiện muốn lan rộng ảnh hưởng đến vùng Hà Tiên bằng cách xin cho Mạc Công Bính giữ Long Xuyên, Kiên Giang. Ánh từ chối khéo: “Vì cớ Chiêu-thuỳ Biện chớ riêng người Xiêm thì đâu có tiếc”. Cho đến tháng 9 âm lịch 1794, Biện chạy về Battambang, Gia Định nhân đó đòi Nặc-ấn từ lâu ở Xiêm, Nguyễn Ánh mới thoát được một kẻ làm rầy rà, nhất là khi thực lực ông đã lớn mạnh hẳn1. Người Việt tới, người Miên cũng không tránh khỏi nạn bị giành đất. Nguyễn Ánh phải ra sắc bắt dân chúng phàm xứ nào ruộng đất canh tác thành ruộng rồi thì cứ trông coi, ai làm chủ nấy, dư ra chia đều mà không được tranh tụng gì cả. Về phần người Hoa ngụ cư, như có đất hoang được quan chứng cho khai phá thì được cấp làm.

Phân định rõ ràng quyền lợi, người Miên trở thành một phần tử trong một quốc gia. Cho nên, Nguyễn Ánh cũng không quên nguồn nhân lực này. Ta đã nói tới đội binh Miên của Nguyễn Văn Tồn, người dịch đình nô (mõ làng) sau này vào năm 1795 cùng với 1.500 binh và chánh, phó chi binh Miên là Ốc-nha Diệp, Ốc-nha Oa đi trấn Bà Rịa2. Chúng ta cũng nghe đến đoàn quân Miên 5.000 người cùng 10 voi do Cao-la-hâm-sâm cầm đầu có mặt ở Quy Nhơn trong trận phá vây cho Võ Tánh. Tất cả vừa đủ để chứng minh sự tham gia của họ vào chiến tranh. Điều đáng lưu ý là theo với thời gian lối sinh sống của họ cũng như của những đám dân thiểu số khác dần dần Việt hoá đi. Lịch sử Đại Việt có họ thêm dồi dào, phức tạp, thêm yếu tố thúc đẩy năng lực tiến thủ cần thiết cho bất cứ một tập thể nào muốn sinh tồn và lớn mạnh.

Những sự kiện trên nhìn xét trong giao tiếp của từng khối người trên bình diện quốc gia, không làm cho chúng ta quên người dân trong sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta còn thấy họ khi chúng ta về thăm lại những làng, sóc miền quê, khi nhìn lại chung quanh ta. Điều ấy xác quyết được vì sự tiến bộ bao hàm đổi thay cũng có ý nghĩa cái gì được giữ lại. Tuy nhiên không vì lẽ đó mà chúng ta lẫn lộn hiện tại với quá khứ, nhất là khi quá khứ có chứng tỏ đã quan sát vào lúc đương thời của nó.

Sinh hoạt thường ngày3 khác nhau tuỳ theo cách khai thác sản vật. Trên miền núi hay bìa rừng người ta sống với lề lối lượm hái, săn bắn có khi có tổ chức khá cao. Ở Nghệ An dân tổng Hữu Đạo, huyện Thượng Du phải đi lấy vỏ quế và sáp ong vàng để dâng lên Vua4. Việc lấy sáp vàng thấy có khắp nơi trên đất Việt (hoàng lạp nậu ở Gia Định), nhưng quế là đặc biệt ở vùng Thanh, Nghệ, Quảng cũng như trầm hương, kỳ nam thấy nhiều ở phía nam, nghề nghiệp của dân Thượng Bình Khang, dân Chàm... Dân Thượng len lỏi hái trầu, măng le, cây trái chuyển qua các nguồn. Ngoài ra ngà voi, sừng tê cũng là những sản phẩm có danh ngoài xứ.

Người dân miền núi dữ dằn, đen điu thì người dân đồng vẻ mặt trông nhẹ nhõm hơn, nước da ít sậm hơn, lễ phép, đáng yêu, lành và giản dị. Nông phu, theo nhận xét của người ngoại quốc, có dáng lanh lẹ và thông minh. Đàn bà nhiều hơn đàn ông và cũng làm việc đồng áng nhiều hơn. Ruộng thì có ruộng núi nhờ nước trời mưa và ruộng đồng. Ở vùng quê Quảng Nam ruộng cắt thành từng mảnh nhỏ hai bên những bờ đất nhỏ. Các rạch dẫn nước từ sông vào. Ruộng nào nước không tới thì người ta tưới bằng vò. Tuy nhiên có hệ thống dẫn thuỷ nhập điền được trông nom chu đáo bằng những công cụ khá tinh xảo như các xe nước ở bắc Bình Định và Quảng Ngãi. Cày có hai trâu kéo. Cái cày toàn bằng gỗ. Thực lục có dẫn việc cấp ngưu canh điền khí cho những người ở đồn điền trại, dẫn việc trâu bò của Kiến Hoà phải chết dịch nhiều.

Người dân chài có khi sống cả năm trên các ghe mui cong. Muốn cho những đứa bé rủi có lọt xuống sông khỏi chết trôi, người ta cột những chiếc phao to vào cổ chúng. Chiếc ghe giản dị nhất thì bằng tre đan rồi quét vôi lên. Nhưng cũng có những thuyền gỗ thường dùng, làm bằng 5 tấm ván ghép chung với nhau không có sườn nâng đỡ. Chúng được uốn cong bằng lửa rồi nối bằng các then nhỏ và lạt tre cột lại. Chính dân chài tự đóng thuyền lấy và họ sử dụng nhiều đến các ngón chân phụ giúp các bàn tay khiến chúng cứng khều như bàn chân vậy.

Việc buôn bán những thổ sản đối với các nghề nông, chài thật đã đem lại nhiều mối lợi lớn hơn. Chúng ta đã thấy Nguyễn Nhạc buôn trầu (hiểu theo nghĩa buôn qua các nguồn: lâm sản đi xuống, cá, muối, kim khí đi lên) nên “nhà khá giả”. Chúng ta cũng biết đến đám các lái ở Bắc Hà đồng bạn với thân sinh Nguyễn Hữu Chỉnh, vận chuyển bằng ghe thuyền. Xứ Đồng Nai dưới quyền Nguyễn Ánh việc mua bán phát đạt tới nỗi sứ bộ Cao Miên Ốc-nha Tha-la-ma, Ốc-nha Sa-thi nhân đi cống đem theo 14 thuyền, 140 người có dư để đi buôn khiến cho dinh Vĩnh Trấn phải náo động5. Sự giao tiếp với người ngoại quốc sinh ra một hạng đàn bà làm áp phe, làm vợ bé, dùng việc này để được việc kia đến có khi được chồng đồng ý cho phóng túng. Tang thương ngẫu lục6 có chép chuyện sinh một đứa con lai, chắc là kết quả của cuộc sống chung đụng theo kiểu đó.

Kỹ thuật dựa trên kinh nghiệm cũng đến mức được người Anh khen. Họ ngạc nhiên về việc người dân Quảng Nam biết dùng bẹ chuối đắp lên một lớp mỏng đường đen để rút mật còn lại một thứ đường mỏng tinh khiết. Đồ gốm làm ra rất sạch sẽ. Còn về nghề nấu quặng, họ đã lấy được sắt tốt đúc súng mồi lửa (hoả hổ), lao phóng và các thứ khí giới khác. Điều ghi nhận này làm ta nhớ đến các cục tượng của Nguyễn Ánh ở Gia Định. Thành Chà Bàn ngày nay có một làng dân chuyên nghề lò rèn. Chắc đó là hậu duệ của đám dân chế võ khí cho Nguyễn Nhạc, Quang Toàn vậy. Quan sát viên không thấy ở Quảng Nam dấu vết của hoạ phẩm, điêu khắc phẩm. Lelabousse có nhắc tới một người ở Gia Định không học gì hết mà có thể làm được các đồ vật bằng ngà7.

Cơm ăn thường ngày lẫn với một ít gia vị, mỡ súc vật. Bữa cơm của viên trấn thủ Tourane đãi phái đoàn Macartney khá thịnh soạn. Có những đĩa đựng thịt heo, thịt bò xắt miếng chấm nước rất ngon (nước mắm?). Có những đĩa đựng cá, thịt gà hấp (luộc?) và rất nhiều trái, mứt. Số đĩa dàn ra ba hàng đến hơn 100 cái. Trước mặt các thực khách bày ra các bát cơm và hai lông nhím để xiên thịt. Cái thìa bằng sứ như bây giờ còn thấy ở các nhà sang. Sau bữa ăn người ta mời uống giáp vòng các ly rượu đế nhỏ. Không thấy Tổng trấn mời người Anh thưởng thức những chén trà tàu mà Phạm Đình Hổ thèm tiếc8.

Khách ngoại quốc ngạc nhiên sao ta không biết dùng rượu vang tuy dây nho mọc đầy núi. Thuộc vào hàng chất say, họ chú ý tới trầu cau. Người ta đựng trong một túi lụa có nhiều ngăn treo nơi lưng quần. Người giàu có đầy tớ mang ống điếu hầu. Nhưng chính họ tự mang trầu cau trong một túi nhỏ bỏ vào ruột tượng quàng từ trên vai xuống dây lưng. Gói trầu là một trong những vật kể vào đồ mặc chính. Ở Quảng Nam có rất nhiều bông vải. Trẻ con lột lấy múi bông rồi đàn bà kéo sợi, dệt vải, thường đem nhuộm chàm đi. Dân chúng cả đàn ông lẫn đàn bà đều mặc những cái áo dài thật rộng, cổ chật, trước ngực nhiều lằn xếp, cánh dài phủ cả bàn tay. Người quý phái mặc áo trùng, cập đôi, cập ba. Áo thứ nhất dài chấm đất, chiếc ngoài cụt hơn một chút. Cứ như vậy nếu có cập nhiều màu thì ta thấy có hình dạng cầu vồng sặc sỡ. Đồ lót gồm có một áo cánh lụa hay vải và không quần cụt. Quần dài cùng thứ vải với áo.

Phạm Đình Hổ cho biết9 người ở quê mặc áo vải trắng thô, học trò hay người thường lúc việc công mặc áo xanh lam (thanh cát) hoặc sẫm, hoặc lợt, hoặc sừng lúc có quốc tang, lúc thường mặc áo thâm. Đàn bà miền Bắc vẫn mặc váy10.

Đàn bà đội nón, không đội mũ. Đàn ông hoặc lấy khăn chít đầu, hoặc đội các thứ nón tu lờ của nhà sư (cư diện), nón sọ nhỏ (xuân lôi tiểu), nón vỏ bứa (toan bì)11, nón mo cau của lính Tây Sơn bắt chước người dân lúc đội đi đường12. Tất cả đều đi chân đất. Nhưng ta thấy người sang di chuyển bằng ngựa, bằng cáng như lúc Tây Sơn khởi loạn, bằng võng mành mành cánh sáo13.
_____________________________________
1. Thực lục q5, 9a, 32b; q6, 2b, 3ab; q7, 12ab.
2. Thực lục q7, 24ab.
3. Những bằng chứng về sinh hoạt kể ở đây, nếu không chú rõ xuất xứ, thì đều lấy từ những điều mà nhân viên phái bộ Macartney quan sát ở Tourane.
4. Tờ sức về việc thu thuế lâm sản ngày 9-4-1790 đã dẫn. Tự Do, số 1757, 19-1-1963.
5. Thực lục q5, 17b, tháng 5 âl. 1791.
6. Bộ Quốc gia Giáo dục VNCH xuất bản, 1962, t. 89.
7. Thư ngày 3-12-1790 (A. Launay III, sđd, t. 280).
8. Tuyết Trang Trần Văn Ngoạn dịch trong “Tồn cổ lục”, Nam Phong, V, t. 137.
9. “Vũ trung tuỳ bút”, Nam Phong, XXI, t. 462, 463 hay “Tồn cổ lục, IV, t. 206.
10. Hoàng Lê. t. 36.
11. Các số Nam Phong trên IV, t. 205, XXI, t. 461, 462, Phạm Đình Hổ kể các thứ nón riêng cho từng hạng người: ở kinh kỳ (nón cổ chầu), trẻ (tiểu liên diệp), lính (trạo lạp), người hầu hạ, vợ con (viên đấu sư), có tang (xuân lôi đại) … nhưng trước đó soạn giả có nói tới việc thay đổi ăn mặc, giao tiếp dưới đời Trịnh Sâm.
12. Thực lục, q10 37b.
13. Chuyện trộm cắp của “Vũ trung tuỳ bút”, Nam Phong, XXI, t. 561.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #47 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 09:13:43 pm »




Trên một bức hoạ của J. Barrow để lại1 chúng ta thấy một nhóm người ngồi chơi ngoài trời. Ở mặt tiền bên phải một người có vẻ lính vì có giáo dài, có tấm khiên đánh giặc, đầu vấn khăn, quần cụt, ở trần lộ ra những bắp thịt rắn chắc. Trước mặt anh ta là một bàn cờ tướng. Phía sau anh và ngồi nhìn nghiêng mặt là một người đàn bà tóc vấn ở trần hở ngực, nét mặt thanh tú, nhẹ nhõm như Barrow đã công nhận. Những người bên trái hoặc phía sau nữa có vẻ sang hơn: một ông già áo quần rộng thùng thình, đội khăn phủ vai, có người đội nón lá chóp đã tơi, che thêm cái dù và có người đội nón thượng. Tất cả đều có vẻ thư thả thung dung trong một khung cảnh nhàn tản như túp lều với hàng cau, dãy núi làm nền cho bức vẽ.

Đám quân lính thì có điều đặc biệt hơn. Quân Tây Sơn mang giáo rất dài trang trí bằng một cục tua nhuộm đỏ và màu đỏ này không ai được mang ở áo quần cũng như vật dụng và chỉ dành riêng cho quân đội thôi (họ vẫn giữ gìn được mối quyến rũ của lá cờ đỏ những ngày mới nổi dậy!). J. Barrow tả lính Gia Định không đồng phục về màu sắc cũng như về kiểu mẫu. Thường ra, một chiếc khăn quấn đầu đôi khi trùm khắp, một chiếc áo cánh hay áo chẽn xuề xoà với một quần cụt là trang phục của lính. Nhưng khi triều đình có việc thì họ mặc đặc biệt hơn, đội mũ giấy bìa cứng treo đuôi bò màu đỏ loét. Các áo chiến choàng ngoài và các vạt áo lấm chấm thì hoàn toàn theo kiểu cách Trung Hoa2.

Đời sống thường nhật đó không phải lúc nào cũng êm đềm trôi qua. Trong giai đoạn chiến tranh này, dân chúng đã trải qua những tai hoạ khủng khiếp. Ta đã nói tới những thảm cảnh đói ở Thuận Hoá năm 1775, đã tưởng tượng trận dịch tể làm hao mòn một nửa quân Trịnh ở nơi đó rồi. Hãy nghĩ thêm những khi lính tráng đắc thế như lúc loạn Kiêu binh. Họ phá nhà Huy quận công Hoàng Đình Bảo “không còn mảnh ngói”, phá cả nhà “những quan thị mọi ngày có tánh khắc khổ mà họ vẫn ghét. Họ còn lùng những người đó mà giết nữa là khác”. Trịnh Tông chém một người để thị oai thì việc phá nhà tạm dừng, nhưng việc bắt người vẫn chưa thôi hẳn3. Dân chúng ở Quảng Nam, Thuận Hoá cũng phải chịu áp lực của những người có chút chức vị và bọn lính tráng tàn ngược. Ở Gia Định, lính và cả quan cũng đi trộm cướp, có người có chức khá lớn như Cai cơ Nguyễn Văn Triệu, Ngô Công Thành, Nguyễn Văn Đại ở dinh Vĩnh Trấn. Cấm vệ binh của Nguyễn Ánh được ưu đãi, quyền lớn nên có kẻ giả mạo để đi ăn cướp khỏi bị tội khiến Ánh phải lập thẻ lính để kiểm soát. Lính ngang tàng đến nỗi dân Bắc Hà phải gọi là “cha”!

Cho nên, khi tình thế đảo ngược có dịp trả thù là dân chúng không từ nan. Quân Trịnh đóng ở Huế khi bị Nguyễn Huệ phá vỡ chạy ra ngoài thành đều bị dân chúng giết chết. Kiêu binh ở tứ trấn khi Nguyễn Khản ủng hộ Trịnh Khải chống họ, họ trốn đi qua các làng xóm buột miệng nói lộ ra tiếng Thanh Nghệ đều bị dân quê bắt giết, đành phải giả người câm đi ăn xin cùng đường. Một hoạt cảnh mà Hoàng Lê kể lại nói lên đầy đủ thái độ dân đối với quan và lính trong thời loạn:

“Khi Tây Sơn vào Thăng Long, Kiêu binh chạy ra các làng bị dân quê kể tội kiêu lộng ngày trước không chứa chấp và làm nhục nhã đủ đường. Có người cởi trần trùng trục hốt hoảng ở phía trong thành chạy ra khi qua cửa ô bị dân ở đó trông thấy và chỉ mặt nói:

“Thằng bụng phệ kia có lẽ là lính Nhưng kiện, lôi cổ nó lại mà đánh chết đi.
“Người ấy vội đáp:
“ - Không phải, ta là quan Huyện uý huyện Thọ Xương đây.
“Mọi người cùng cười:
“ - Người ta vẫn bảo “ông huyện to bụng” thật không sai.
“Người ấy cũng cười rồi đi”4.

Ở những nơi không có đánh nhau họ vẫn phải chịu ảnh hưởng nặng nề khi các đối phương thấy rằng muốn thắng được địch quân phải tận dụng sức lực tài năng dân chúng. Ta đã thấy điều đó ở vùng Tây Sơn. Nguyễn Ánh cũng không thể nào làm khác hơn. Thiếu lương mễ, thuế má, dân góp. Thiếu gỗ ván làm thuyền vận lương, dân đóng mỗi người mạnh hơn 3 quan, già yếu bệnh tật một nửa. Thiếu áo cho lính mặc, dân phải nạp vải. Đến đi lính cũng không tránh được đóng góp. Để dự bị đánh Tây Sơn vào giữa năm 1789, Ánh bắt thu lương riêng của quan quân. Đánh giặc nửa chừng (tháng 4 âm lịch 1795), Ánh kêu Cảnh ở Gia Định bắt bọn phủ binh, thuộc binh, lạc tòng quân không đi đánh giặc mỗi người nộp hai vuông gạo. Quân đến vùng nào thì ở đó cung cấp quân nhu. Thuế năm nay không đủ chi dụng thì bắt dân góp trước thuế năm sau! Cho nên dân phải trốn tránh. Đến dân đồn điền càng không sung sướng gì hơn. Họ trốn nhiều đến nỗi Bộ Hộ phải ra lệnh bắt Cai trại mộ người bổ sung, hạn 15 người là đủ số trong tháng không xong thì phải đi lính5.

Tuy nhiên qua đói kém, chiến trận, người dân lại cày cấy, cất lại nhà thờ khiến các giáo sĩ phải ngạc nhiên về năng lực xây dựng của họ. Rồi những lúc rảnh rỗi, họ cũng biết tìm cách giải trí.

Phái đoàn Macartney ngạc nhiên về một đám 7-8 người chuyền nhau đá kiện không cho rớt xuống đất. Trái kiện làm bằng một miếng da thuộc khô, có dây cuốn lại. Ba chiếc lông dài cắm vào trong miếng da, toả ra phía trên nhưng đằng dưới túm lại, chui qua cái lỗ cách nhau nửa phân của một đồng tiền. Có hai, ba đồng tiền như vậy để làm đằm cái kiện.

Khi rảnh rang người ta đi coi hát. Người Anh không biết họ diễn hài kịch gì (có lẽ là bữa hát chèo, bài chòi), nhưng thấy một người già làm ra vẻ tức giận và một thằng hề chọc cười đáng gọi là có tài. Người đi xem vây quanh rạp, có người leo lên cây nhìn vào đám hát, vào khán giả. Macartney được mời đi xem một vở tuồng hát bội vào bữa 4-6, có kèn trống hợp tấu, diễn từ cũng nhịp nhàng “như sân khấu Ý”. Đám đàn ca hát rất đúng nhịp và cả tay chân thân mình uốn éo cũng rất uyển chuyển, đều đặn như bức hình còn ghi lại cho ta thấy thêm6. Ca nhi cũng nhiều ở Gia Định, nhưng Nguyễn Ánh lại tìm cách ngăn cấm không cho lẫn lộn trong quan quân. Ngoài ra, ở vùng này, các trò đá gà, đá cá, đánh bạc cũng là những món giải trí thông thường7.

Sống vui buồn lẫn lộn như vậy, dân chúng còn để ý đến những hiện tượng siêu hình. Các lễ tiết, tin tưởng mà chúng ta còn thấy quen thuộc vừa là dịp cho họ cầu mong thần thánh giúp đỡ họ qua cơn nguy khốn như trường hợp người dân chài ở Tourane lên bộ cầu xin gia đình yên ổn, chuyến ra khơi đầy lưới. Trên các cành cây to hay trên các nơi cao khác, họ dựng trang thờ, đặt vào đó cơm, đường và các thức ăn rồi đốt trầm lên khấn khứa.

Một nhân chứng đã viết những điều mắt thấy tai nghe về một tu viện vùng thiểu số Mường: “Tôi được đến thăm một tăng viện mà họ gọi là Cả Đễ. Có hai “Chậu húa” hay thầy tăng với 6 hay 8 người “sơ tu”(…). Họ mặc áo đỏ, không làm gì cả, không cưới vợ, nhưng nghe đâu họ cũng rất phóng túng. Làng của Cả Đễ đó nuôi tất cả những người ở trong tăng viện không để ai phải mất công làm bếp. Khi có một người đến thăm họ theo tục lệ, trước nhất phải bái tượng đặt tại một góc phòng sau đó quỳ dưới chân “Chậu hùa” để chào ông ta và để thưởng công cho khách, ông ta đưa tay cho hôn. Trong khi đó thì “Chậu hùa” ngồi nghiêm. Họ chỉ ăn có hai lần một ngày. Những ai ham ăn thường viện cớ cúng để giữ lại hai phần cơm sáng hay trưa để đến tối ăn.

Tăng viện hay Cả Đễ ở trên núi cao nhất vì theo sách dạy, họ tin rằng họ ở nơi cao bao nhiêu, khi chết họ càng dễ lên trời bấy nhiêu vì họ cho rằng trời chỉ cách núi cao nhất có 20 dặm...”8.

Trong dân gian đầy phù thuỷ, ông đồng, bà bóng mà Nguyễn Ánh bắt ngăn cấm, không thì đánh roi, phạt xay lúa, giã gạo. Tục lệ bị khinh khi, nhưng thực ra nó bắt nguồn từ tin tưởng của rất đông dân chúng nên ảnh hưởng rất to tát. Chúng ta lưu ý rằng tin tưởng đồng bóng đã được thể chế hoá ở vùng Trịnh bằng đạo Nội. Chuyển về Nam, màu đỏ của phái đạo đó - màu tượng trưng cho phương Nam - đã trở nên một khích động linh hồn quân tướng Tây Sơn nơi lá cờ, nơi sắc áo lính tráng. Tất nhiên không khí thần bí đó gặp mảnh đất tốt của sinh hoạt bộ lạc, của tư tưởng Chiêm Thành, của các hội kín Minh dân lưu vong lại càng nồng nàn thêm khiến kết thành một phong trào quấy đảo dữ dội, khiến Nguyễn Ánh thù ghét các ông đồng, bà bóng cứ tưởng mình vô tội vạ.

Tuy nhiên, tục thờ cúng ông bà - lạy xác - trên khắp nước vẫn được chính quyền bênh vực coi như là nền tảng đạo đức của dân tộc. Các giáo sĩ phần lớn cũng công nhận ý nghĩa luân lý, không mê tín của tục này nhưng vẫn theo lệnh Roma để gây ra xung đột khiến ý thức Tây phương đi vào với một số đông người đã hiện diện ở Đại Việt rồi mà phải lùi bước lại đợi một cuộc can thiệp mạnh mẽ hơn vào nửa thế kỷ sau.
_______________________________________
1. P. Boudet và A. Masson. Iconographie historique de l’Indochine française, ang VIII, hình 11.
2. Dẫn của G. Taboulet. La geste française... sđd, t. 257.
3. Hoàng Lê, t. 30.
4. Hoàng Lê, t. 76.
5. Thực lục q4, 1b, 14a; q6, 12b; q7, 30b; q8, 7a, 13b; q10, 14a.
6. Iconographie historique.... sđd, bảng VII, hình 10.
7. Thực lục q8, 28b mục tháng 8 âl 1796: “Văn võ thần... ăn thua cả hàng trên ngàn”.
8. Thư ông Guérand gởi ông Blandin, 20-7-1796 (Sử Địa số 9-10. t.159, 160).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #48 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 03:52:35 pm »


________________________________________________________Tiết 15

CHIẾN TRANH VỚI NGUYỄN NHẠC

Phản ứng của Quy Nhơn * Cuộc tiến quân dò dẫm của Lê Văn Quân * Những chuẩn bị trong khó khăn và trận thuỷ chiến ở Thi Nại 1792 * Chiến tranh ở thành Quy Nhơn.



Ta đã thấy sự sôi sục phát triển của Gia Định và Phú Xuân. Trong khi đó Quy Nhơn vẫn im lìm. Vẫn biết có khi biến cố vẫn xảy ra mà tài liệu không nói tới để cho sử gia phải cam bó tay nhưng cũng có khi biến cố thật không xảy ra nhiều vì địa phương, thời đại, tập đoàn ở đó gặp phải những điều kiện ghìm bước tiến. Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc ở vào trường hợp này.

Nơi vùng Tây Sơn, trong khi em ông cai trị trên hai cựu đô Nam, Bắc có đủ nhân vật tài lực để làm thế trưởng thành thì Nguyễn Nhạc phải bằng lòng với một phần lớn xứ Chiêm Thành cũ từ Quảng Ngãi vào đến Bình Thuận. Cũng như chúng ta choáng mắt trước bước tiến ồ ạt của Tây Sơn, lầm tưởng họ có một hậu thuẫn kinh tế dồi dào, phái bộ Macartney nhìn thấy “bằng mắt trần” xứ Tsiompa có dáng của một cánh đồng xinh tốt, chập chùng thành từng bực cấp từ bờ biển tới bên trong và chen lẫn một cách kỳ diệu những nội cỏ và đồng áng. Nhưng bằng viễn kính thì cái cảnh giàu có ấy tan biến đi, nhường cho cảnh một vùng mênh mông những cát vàng nhạt, chen vào đó rải rác những dãy núi, đỉnh nhọn vút lên cao1. Vì vậy ta không lấy làm lạ rằng vùng Bình Thuận, Bình Khang không là cái đích tranh giành của Tây Sơn và Nguyễn. “Đất Bình Thuận chiếm dễ giữ khó”2. Nguyễn Văn Thành đã nói như vậy bởi vì quân Tây Sơn không giữ được mảnh đất khô cằn này thì đổi về tay Gia Định mới trung hưng, khó khăn nào có giảm bớt đâu.

Thất bại trong chiến tranh nồi da xáo thịt gây một xúc động tâm lý cho viên tướng đa mưu mà tuổi đã về chiều khiến cho Nguyễn Huệ phải chê trách. Nhưng thực ra Thái Đức Hoàng đế cũng không thể làm hơn được. Trên căn bản nông nghiệp, ông cũng biết cố gắng khuyến khích dân chúng canh tác bằng cách công nhận ích lợi của những cơ sở sẵn có như cho các tay thợ gìn giữ các xe nước ở Quảng Ngãi được miễn sưu dịch, cấp bằng cho người trông coi3. Đám Tề Ngôi cũng có lảng vảng che chở bờ biển cho ông và trước sự phát triển của Gia Định làm dân, binh Tây Sơn phải kinh hồn, chính ông cũng cố gắng cho đóng nhiều thuyền bè mong chận trước cuộc tấn công 1792. Nhưng kết quả thực là ít ỏi. Sự hiện diện của ông khiến Phú Xuân cách biệt Gia Định chỉ có hiệu quả là làm cho Gia Định qua những bước khó khăn ban đầu thôi.

Tháng 4 Canh Tuất (1790), thu thập được năng lực mới mẻ, Nguyễn Ánh bàn chuyện đánh Bình Thuận. Nguyễn Văn Thành bác đi nhưng Ánh vừa nhận thấy được ích lợi do giao thương đưa lại nên muốn mở rộng đất để “xuất nhập thông thương” để “nhờ cậy cái lợi cá muối” (của Bình Thuận) cần yếu cho binh lính, dân chúng.

Dưới quyền của Tiết chế Lê Văn Quân có 6.000 quân. Tiên phong là Võ Tánh; Nguyễn Văn Thành được làm phó với dụng ý làm hoà giải mối bất đồng giữa viên tướng cướp mới về làm Phò mã và viên phụ tá của Châu Văn Tiếp cục mịch, thô lỗ nhưng vẫn rõ ra là can đảm, có tài. Bình Thuận là đất Chàm, nhờ dịp Tây Sơn nới lỏng, viên cầm quyền ở đó tên Tá hưởng được một quyền tự trị khá rộng rãi nên đứng về phe Quy Nhơn. Nguyễn Ánh cũng khôn ngoan cho đi theo quân một người Chàm là Hàn lâm Nguyễn Văn Chiêu làm Khâm sai Tán lý.

Nguyễn Văn Thành tiến quân đến Hốc Trâm chận đường về khiến Đô đốc Tây Sơn là Đào Văn Hổ phải nhờ Chưởng cơ Tá dẫn theo thượng đạo rút lui. Tá bị bội phản chết và quân Gia Định chiếm được Phan Rí. Lê Văn Quân muốn nhân dịp này thừa thắng tiến lấy Diên Khánh. Nhưng quân tướng Gia Định với xuất xứ lẫn lộn chưa tín nhiệm nhau. Nguyễn Văn Thành không đồng ý việc tiến quân. Võ Tánh không đồng ý với Quân đã đành mà Tổng nhung Cai cơ Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Dực còn ám thông với Tây Sơn nữa. Lê Văn Quân mặc thuộc tướng, để Nguyễn Văn Thành giữ chợ Mai (Mai Thị), Võ Tánh giữ Phan Rí rồi tự dẫn binh chia giữ Nha Phân và Mai Nương4 trên ba luỹ mới đắp. Nhưng Tây Sơn đã tiến quân đánh trước.

Tháng 6 năm đó, Đô đốc Hồ Văn Tự, Nguyễn Công Thái, Tham tá Từ Văn Tú từ Diên Khánh đem 9.000 quân vào tấn công. Thuỷ binh họ cũng đồng thời đổ bộ lên cửa Phan Rang. Binh Nguyễn chết nhiều, Quân lui về giữ Ỷ Na5 đưa thư cầu cứu. Lúc bấy giờ Nguyễn Văn Thành và Võ Tánh đã được chiếu triệu về nhưng Tánh cứ đi luôn mặc Thành một mình quay lại.

Nguyễn Ánh một mặt sai Phạm Văn Nhân tiếp, một mặt tự dẫn binh thuỷ ra cửa Tắc Khái. Lúc bấy giờ Quân, Thành đã lui được về Phan Rí. Quân Tây Sơn lại tới vây. Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương, Võ Văn Lượng đem binh tiếp viện khiến Tây Sơn lui về Phan Rang. Ánh cũng nhân mùa gió bấc sắp tới, bất lợi cho cuộc hành quân nên để Nguyễn Văn Tính giữ Phan Rí, triệu Lê Văn Quân về đóng Phước Hưng6.

Trận chiến kéo dài khoảng 4 tháng là lần thử sức đầu tiên của Gia Định và Quy Nhơn.
__________________________________________
1. V. Imbert. Le séjour de l’ambassade... sđd, t. 11, 12.
2. Thực lục q4, 32a, mục tháng 4 âl 1790. Lời can lúc Nguyễn Ánh muốn đánh Bình Thuận (xem sau).
3. A. Laborde. “La province de Quang ngai”, BAVH, Juil-Sept 1924. Trong bài có chụp phía ngoài tờ sắc của Nguyễn Nhạc, giữa có 3 chữ thảo “Thính chấp bằng” (giấp cho giữ làm cớ), chữ đỏ, hàng bên phải một cột chữ: “Thự Thục lang Vũ Văn Lợi, Hà Nghĩa phủ, Mộ Hoa huyện, Tứ chính tư đô vạn”. Bên trái: “Thái Đức thập nhị niên, tam nguyệt, nhị thập ngũ nhật (20-4-1789). Ta biết tỉnh Quảng Ngãi lấy nước vào ruộng bằng xe nước. Theo P. Guillemet (“Une industrie annamite: les noria du Quảng Ngãi”, BAVH, Avr- Juin 1926, phụ lục), ở nhà Lão Diệm làng Bồ Để, huyện Mộ Đức còn giữ ngoài những tờ ghi niên hiệu Cảnh Thịnh, Minh Mạng, Tự Đức có một tờ đơn (số 6 trong phụ lục) của dân 2 xã thôn Thiện Đề, An Mỹ, huyện Mộ Hoa, phủ Hoà Nghĩa xin cho được miễn sưu dịch. Đơn đề ngày 2-12 Thái Đức thứ 12 (16-1-1790).
4. Một chợ ở Phan Rang tên Chàm là Dac niên.
5. Cà Ná?
6. Liệt truyện q27, 4a, 5b. Thực lục q4, 32a, 34a, 35b, 38ab; q5, 1ab. Phước Hưng, chữ của Thực lục là Hưng Phúc vùng cửa Xích Ram.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #49 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 03:55:33 pm »


Dù có tên Phạm Văn Nhân, người theo hầu Hoàng tử Cảnh và dù tháng 3-1790 ở Gia Định đã có độ 10 thuyền buôn Bồ và một tàu Pháp như L.M J. de Jésus Maria cho biết, chúng ta không nghĩ rằng người Tây đã tham gia chiến trận, vì họ phải theo Nguyễn Ánh mà Ánh thì chưa đến Phan Rí. Dù sao, rõ là lực lượng Gia Định tuy đánh bại Phạm Văn Sâm nhưng chưa đủ sức tiến ra. Và Ánh phải chờ đợi.

Trong khoảng thời gian đó Ánh lo chỉnh đốn nội bộ, phát triển thế lực. Cũng chính lúc này người Tây phương dồn dập tới. Ánh mua tàu đồng của ông Gombra, sai Dayot đi buôn ở Macao, Manille. Nhưng đồng thời Gia Định cũng gặp nhiều khó khăn do phát triển gây ra. Ánh nuôi binh, dân đói. Ánh lo xây công sự phỏng thủ bắt sưu dịch nhiều, dân oán, ngóng về Tây Sơn. Ánh thận trọng lo việc mở mang, chần chờ không ra quân làm bọn phiêu lưu Tây phương, kiêu ngạo có sẵn, ồ ạt đã quen, mong muốn có chiến tranh để kiếm lợi, đâm ra sốt ruột, chán nản. Ngày đầu tháng 5-1791, Ánh thấy Dayot đi buôn tiêu nhiều quá, phát ghét đòi đuổi cả bọn từ lính tới sĩ quan. Phần Bá-đa-lộc lại nghĩ rằng do thái độ thiếu cả quyết của Ánh mà Tây Sơn bớt lo sợ và cho rằng “trong tình thế này nếu họ có gan đến đánh thì thực là khó ngăn cản họ”1.

Thực ra Bá-đa-lộc còn có dụng ý khác khi hối thúc Ánh ra quân. Quá tin cậy vào lực lượng một nhóm người phiêu lưu, Pigneau định chắc ông sẽ thắng được Tây Sơn. Ông muốn ra Bắc Hà làm phép cho các L.M ở đấy mà từ lâu ông không được gặp. Ông hỏi thúc Ánh cất binh. Ánh không chịu, ông đòi bỏ đi tới 2 lần2. Ngón đòn doạ già này sau đó Nguyễn Ánh sẽ bắt chước để buộc ông ở lại.

Tuy nhiên việc đánh Tây Sơn cũng vẫn được tiến hành. Tháng giêng Nhâm Tý, Nguyễn Ánh bày ra kế hoạch mà sau này người ta sẽ gọi là những trận giặc mùa. Ông bảo đợi tiết gió nam thổi thì ra quân, gió ngược thì trở về. Khi đánh thì tụ tập binh lính lại, khi về thì cho đi cày ruộng, binh không mệt, không ngồi ăn không trong lúc Tây Sơn chạy ứng cứu đầu này đầu nọ không rảnh tý nào3.

Nhưng đến khoảng tháng 5-1792 thì Gia Định nhốn nháo về tin Tây Sơn sắp tràn vào. Không phải của Nhạc mà là của Huệ mới đáng sợ. Tin nghe ngóng ở đây thì nói Tây Sơn có độ 300.000 người tràn vào đánh tốc thẳng xuống Cao Man4. Sử quan thì cho biết Xiêm đưa thư xin Ánh giúp binh ở đường thượng vì Tây Sơn đánh mạnh ở Vạn Tượng. Thư trả lời của Nguyễn Ánh cho biết rõ Gia Định có thám báo kỹ càng. Theo đó, Nguyễn Huệ tuyển binh Bắc Hà có đến 2-30 vạn muốn đem vào tấn công. Bộ binh đánh các đạo miền thượng phá đến Nam Vang, chuyển đánh sau lưng Sài Gòn. Thuỷ binh sẽ vào Côn Lôn, phá Hà Tiên, theo Long Xuyên, Kiên Giang ập lên chiếm Sài Gòn mặt trước. Thắng xong họ sẽ tính tới Xiêm. Điều này chắc là Ánh doạ Xiêm để đề nghị một cuộc hợp tác: Xiêm ở phía sau trên bộ, Nguyễn Ánh phía trước mặt đường thuỷ cùng hai mặt đánh Nghệ An, Phú Xuân, phá trước kế của Tây Sơn5.

Kế hoạch đánh Gia Định có vẻ thực vì toan tính to lớn, hung bạo hợp với thói quen của Nguyễn Huệ. Và sau đó quả có 40 thuyền Tề Ngôi của Quang Trung lần mò vào đánh phá ở Bình Thuận. Không biết vì sao kế hoạch không thành. Sử quan không cần nhắc lại nếu sự việc không xảy ra để cho họ ghi. Lelabousse đưa hai giả thuyết: hoặc Tây Sơn sợ những chiếc tàu Âu lúc này đến buôn bán rất nhiều ở Gia Định, hoặc quân họ đã gặp hai đạo quân Xiêm đưa lên ngăn họ vào Miên. Rốt cục họ đã rút lui. Sự thực, như đã nói, Nguyễn Huệ thật khó mà hi vọng thắng khi đưa quân đi vòng tránh đất Vua Anh để đến đánh. Còn đường bộ thì núi rừng chập chùng, quân Lào, Xiêm, Miên sẵn sàng tiêu hao, đánh tập hậu; đường nước thì gió bấc đã dứt và gió nam đang thổi mạnh. Cuộc viễn chinh chỉ chậm lại nếu không có bất ngờ xảy ra cho Nguyễn Huệ.

Trong lúc Nguyễn Ánh bấn loạn thì Pigneau đòi đi lần thứ hai. Người ta nhốn nháo lên vì ông này bỏ đi tức là lôi theo cả bọn phiêu lưu đang giúp binh. Nguyễn Ánh cũng còn non tay không biết rằng khoảng đó năm trước Bá-đa-lộc muốn đi nhưng không dám vì sợ hại cho công cuộc truyền giáo. Ánh vội vã tới xin Pigneau ở lại. Một người lẻn nghe trộm cuộc hội kiến thuật lại rằng Pigneau trách Ánh không chịu nghe lời, không đi đánh Tây Sơn6.

Rốt lại Bá-đa-lộc thắng. Ông không đi nhưng Nguyễn Ánh phong Olivier làm Vệ uý Thần Sách quân và đem súng lớn, lương thực ra ngoài biển tổ chức một cuộc tập trận lớn gồm khoảng 128 chiếc vừa đại hiệu thuyền vừa ô thuyền. Chiến dịch bắt đầu.

Thuỷ quân tràn đến vũng Diên bắt được thuyền tuần Tây Sơn biết họ không chuẩn bị phòng thủ, Nguyễn Ánh sai Tôn Thất Huy cắt đặt tướng sĩ, Nguyễn Văn Thành làm Tiên phong, Phạm Văn Nhân tiếp theo sau. Nguyễn Văn Trương theo Trung quân hộ vệ và Nguyễn Kế Nhuận đi sau rốt.

Đến Thi Nại, Nguyễn Ánh cho binh giỏi lên bộ đốt huỷ trại Tây Sơn, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành lấy thuyền Long, Phụng xông thẳng vào7. Nhưng theo người Tây, kẻ mở đường lại là Dayot trên chiến “tàu đồng”. Quân Tây Sơn giữ thành tưởng là tàu buôn định khám tàu nhưng khi thấy theo sau đó là cả thuỷ quân của Nguyễn Ánh nên chận lại. Họ bắn 5-6 tiếng đại bác. Dayot theo thói quen Tây phương cho kéo cờ lên, bắn trả hết loạt. Rồi chiếc tàu nghiêng lại để bắn nốt phía bên kia. Tây Sơn tiếp tục bắn nhưng tới lần thứ hai thì cả hệ thống phòng thủ đã bị chiếm8.

Đô đốc Tây Sơn tên Thành bỏ chạy. Quân Gia Định lấy được 5 đại hiệu thuyền, 30 ghe đi biển và 40 ghe sai rồi lại tìm bắt được 3 ghe Tề Ngôi nữa. Hai ngày ở chợ Thi Nại, Nguyễn Ánh vỗ về, phủ dụ dân chúng. Quân lại kéo về Gia Định, khứ hồi chỉ hơn 10 ngày.

Đó là chiến thắng đầu tiên chứng tỏ sức mạnh của đội thuỷ quân mới. Nguyễn Ánh lại còn vui mừng hơn khi biết chắc rằng đến lúc này Nhạc, Huệ cũng vẫn chưa hoà nhau. Nức lòng, ông cho sửa soạn ngay cuộc tấn công mùa sau: cho quân nghỉ, cho sứ đi Xiêm báo tiệp, bắt voi làm tượng binh, tạo thêm đại hiệu thuyền, tăng thuỷ binh.
__________________________________________
1. Các thư của Pigneau 26-5-1791, 1-8-1791, 14-9-1791, của J. Liot 17-12-1791, của Lavoué ở Lái Thiêu 16-6-1792 (A. Launay, III, t. 297).
2. Thư của Pigneau gởi cho ông Boiret 20-6-1792 (A. Launay, III, t. 297).
3. Thực lục q6, 1b, chú, sử quan ghi những lời mà ta tin chắc là của Nguyễn Ánh, vì đối với họ lời vua là trọng nên không được sơ sót bỏ qua.
4. Thư ngày 16-6-1792 (A. Launay, III, t. 223).
5. Thực lục, q6, 2b, 3ab. Chính nhân dịp này Xiêm đòi cho Mạc Công Bính giữ luôn Long Xuyên, Kiên Giang và cho Chiêu-thuỳ Biện đất Ba Thắc nhưng Ánh từ chối.
6. Thư Lelabousse cho ông Letondal, 17-6-1792 (A. Launay, III, t. 297).
7. Thực lục q6, 6ab, 7ab.
8. Thư của L.M Jean de Jesus Maria kể chuyện Thi Nại tháng 8-1792. La révolte et la guerre des Tay son..., bđd, t. 102.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM