Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:54:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cầu con rồng,Chi ka ren,Siêm riệp,những năm từ 1985 đến 1989  (Đọc 284980 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #460 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 10:17:12 am »

Tại phần các bác xui xẻo thôi, còn yta262 tìm lại người xưa cách đây 30 năm (chính xác 32 năm), cô ta vẫn tươi tắn xinh xắn như ngày nào, lại còn tham gia họp mặt với các CCB F5, F302 đều đều, cả quân sử ai ai cũng công nhận, vui ra phết  Grin  Grin  Grin.

Cô nàng này thì khỏi phải nói rồi Grin Hát hay, lịch thiệp, vui tính lại tốt với bạn bè, hì. Nhưng cô là phụ nữ Việt chứ không phải phụ nữ K, khi về nước còn được tướng tư lệnh phó mặt trận đưa xe về đến tận nhà.
À nhỉ, yta262 quên cô ta là người mình mà, coi như yta262 pha trò thôi nhé. Dư luận thật là khắt khe với các phụ nữ có chồng hay bạn trai ngoại quốc, hình như có một tâm lý cuả mọi sắc dân trên thế giới là hễ thấy phụ nữ lấy chồng hay có bồ không cùng 1 sắc dân thì bị xem thường, còn đàn ông lấy ngoại quốc thì không sao hết, lạ thật! Có bác nào giải thích được tâm lý kỳ thị lạ lùng này không? Tuy nhiên cái gì cũng có ngoại lệ, Yta262 có quen bạn Đài Loan, cô ta có chồng Úc, còn anh cô ta có vợ Việt. Yta262 tìm hiểu thì biết người Đài Loan không có quan niệm khinh thường phụ nữ lấy chồng ngoại quốc! Tính này cuả người Đài Loan đáng được thế giới trân trọng đấy. Trong câu chuyện cuả cô Navi của ducthao, yta262 thấy đúng ra Navi phải được trân trọng mới phải, hình như phong tục cuả K. là nếu cô chị mất thì anh rễ được phép ưu tiên hỏi cưới cô em vợ để tiếp tục nuôi dưỡng cháu ruột cuả mình. Hồi E262 còn đóng quân ở Prey Chiruc năm 1979, có trường hợp 1 gia đình nhà ở ngay lộ 6, dân tổ chức đám tang cho một anh bị vợ mất và mấy ngày sau thì họ tổ chức ngay đám cưới cho anh ta lấy cô em vợ chưa chồng, cô này cũng khá xinh đẹp. Coi như đám ma cửa trước, đám cưới cửa sau, 2 đám nhập làm một, mà họ làm tiệc đãi đằng rất lớn, trang trí hoa hòe hoa sói đẹp lắm, nghi lễ cưới xin đàng hoàng, cái này VN mình làm không được rồi đó! Đây là một nét phong tục của người K., không biết các chú đội VN và K. và cả ducthao nhà ta nữa, có nghĩ đến phong tục vô cùng hợp tình hợp lý "em vợ thương cháu như con", "hoa đẹp thì cho đánh cả cụm" này không nhỉ?
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tư, 2011, 01:33:20 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #461 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 12:05:29 pm »

Tại phần các bác xui xẻo thôi, còn yta262 tìm lại người xưa cách đây 30 năm (chính xác 32 năm), cô ta vẫn tươi tắn xinh xắn như ngày nào, lại còn tham gia họp mặt với các CCB F5, F302 đều đều, cả quân sử ai ai cũng công nhận, vui ra phết  Grin  Grin  Grin.

Cô nàng này thì khỏi phải nói rồi Grin Hát hay, lịch thiệp, vui tính lại tốt với bạn bè, hì. Nhưng cô là phụ nữ Việt chứ không phải phụ nữ K, khi về nước còn được tướng tư lệnh phó mặt trận đưa xe về đến tận nhà.
À nhỉ, yta262 quên cô ta là người mình mà, coi như yta262 pha trò thôi nhé. Dư luận thật là khắt khe với các phụ nữ có
chồng hay bạn trai ngoại quốc, hình như có một tâm lý cuả mọi sắc dân trên thế giới là hễ thấy phụ nữ lấy chồng hay có
bồ không cùng 1 sắc dân thì bị xem thường, còn đàn ông lấy ngoại quốc thì không sao hết, lạ thật! Có bác nào giải thích được tâm lý kỳ thị lạ lùng này không? Tuy nhiên cái gì cũng có ngoại lệ, Yta262 có quen bạn Đài Loan, cô ta có chồng Úc, còn anh cô ta có vợ Việt. Yta262 tìm hiểu thì biết người Đài Loan không có quan niệm khinh thường phụ nữ lấy chồng ngoại quốc! Tính này cuả người Đài Loan đáng được thế giới trân trọng đấy. Trong câu chuyện cuả cô Navi của ducthao, yta262 thấy đúng ra Navi phải được trân trọng mới phải, hình như phong tục cuả K. là nếu cô chị mất thì anh rễ được phép ưu tiên hỏi cưới cô em vợ để tiếp tục nuôi dưỡng cháu ruột cuả mình. Hồi E262 còn đóng quân ở Prey Chiruc năm 1979, có trường hợp 1 gia đình nhà ở ngay lộ 6, dân tổ chức đám tang cho một anh bị vợ mất và mấy ngày sau thì họ tổ chức ngay đám cưới cho anh ta lấy cô em vợ chưa chồng, cô này cũng khá xinh đẹp. Coi như đám ma cửa trước, đám cưới cửa sau, 2 đám nhập làm một, mà họ làm tiệc đãi đằng rất lớn, trang trí hoa hòe hoa sói đẹp lắm, nghi lễ cưới xin đang hoàng, cái này VN mình làm không được rồi đó! Đây là một nét phong tục của người K., không biết các chú đội VN và K. và cả ducthao nhà ta nữa, có nghĩ đến phong tục vô cùng hợp tình hợp lý "em vợ thương cháu như con", "hoa đẹp thì cho đánh cả cụm" này không nhỉ?
cụm từ " hoa đẹp thì đánh cho cả cụm " chứ không không phải là cho đánh thì đúng hơn, câu cụm từ này cũng từ ông cha ta truyền lại bằng lối truyền truyền thống, mà lối truyền thống đó được rèn dũa kỷ càng và cẩn thận lắm, do đó hoàn toàn nhất trí 02 tay 02 chân luôn ủng hộ cho phong tục tập quán này
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #462 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 01:22:49 pm »

hehe mấy bác khôn quá đã áp dụng phong tục tập quán thì hoa nào cũng phải đánh chứ sao chọn lựa hoa đẹp hoa xấu  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #463 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 01:42:49 pm »

hehe mấy bác khôn quá đã áp dụng phong tục tập quán thì hoa nào cũng phải đánh chứ sao chọn lựa hoa đẹp hoa xấu  Grin
Có lẽ "hoa xấu đánh cả cụm" là phong tục ... nước khác. Ông cha ta dạy sao thì cứ làm vậy đi cho nó lành, cãi làm gì, đúng là thầy cãi mà. Muốn cãi thì cứ việc đi mà cãi, có hối thì đã muộn màng  Grin.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #464 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 02:01:40 pm »

. Hồi E262 còn đóng quân ở Prey Chiruc năm 1979, có trường hợp 1 gia đình nhà ở ngay lộ 6, dân tổ chức đám tang cho một anh bị vợ mất và mấy ngày sau thì họ tổ chức ngay đám cưới cho anh ta lấy cô em vợ chưa chồng, cô này cũng khá xinh đẹp. Coi như đám ma cửa trước, đám cưới cửa sau, 2 đám nhập làm một, mà họ làm tiệc đãi đằng rất lớn, trang trí hoa hòe hoa sói đẹp lắm, nghi lễ cưới xin đang hoàng, cái này VN mình làm không được rồi đó! Đây là một nét phong tục của người K., không biết các chú đội VN và K. và cả ducthao nhà ta nữa, có nghĩ đến phong tục vô cùng hợp tình hợp lý "em vợ thương cháu như con", "hoa đẹp thì cho đánh cả cụm" này không nhỉ?
[/quote]
   Phong tục chị chết lấy em mà anh Yta 262 đề cập đến hình như thuộc những khu vực người Chăm theo đạo hồi ở Cam pu chia thì phải,còn ở vùng duc thao đóng quân không thấy tập tục nầy.Chỉ thấy có thêm cái trò kiếp sau ,kiếp trước.Tự nhiên 1 hôm có 1 thằng bé độ chừng 15,16 tuổi đột ngột lên đồng,cho rằng trước đây mình là chồng của 1 bà sồn sồn có khi đến 50 tuổi ở một phum khác.Sau những trò tiếp xúc,đối chứng không biết đúng sai thế nào,một đám cưới lộn kiếp lập tức xảy ra,chú rể nhí được cô dâu già rước về cùng chung sống.Suốt quảng thời gian ở cùng dân thuộc vùng nầy,duc thao đả từng chứng kiến đến 5,6 lần đám cưới như vậy.Tội nghiệp mấy thằng nhỏ không biết gì,còn các bà vợ thì chắc là sung sướng lắm.
   Ngoài ra,dân K còn có thêm cái tập tục không được nắm tay thiếu nử nửa.Còn nhớ ngày đó khi mới về vùng nầy dân chúng còn giử tập tục nầy dử lắm,anh nào dù có vô ý mà nắm tay các thiếu nử mới lớn trong phum sẻ bị thưa kiện ngay,dân họ xem như những thiếu nử cho đàn ông nắm tay giống như là đồng ý cho người đàn ông nầy ngủ chung vậy.Sau nầy dần dần ý thức họ bắt đầu thoáng hơn,động tác nầy không còn được xem là phạm lổi nửa.
    Ngày thường là vậy,nhưng những ngày Chô'xa năm Thơ mây(ngày tết)của họ thì sự va chạm nam nử hình như lại không có hạn chế bó buộc nào.Cái tết đầu tiên đ/v duc thao mới về vùng nầy nhớ lại thật buồn cười,cứ nghỉ như đầu năm mới của mình,nhà nhà nấu nướng đải đằng ăn mát mỏ.Ai dè đi khắp phum không thấy nhà nào giết gà nấu nướng ăn mừng gì,mà trong phum lại vắng hoe hơn mọi bửa nửa.Tất cả mọi người dân đều tập trung tại chùa,địa điểm trung tâm gần như khu vực nào cũng có để ăn chơi nhảy múa.Thế là bánh trái gì đều mang hết đến chổ nầy,trước là để các thầy chứng giám,làm phép,sau là đải ngộ cùng nhau,đa phần là các loại bánh trái chứ không thấy món mặn.Riêng bộ đội ta thì được ủng hộ có lúc đến hàng xe bò bánh tét các cở,ăn không hết.
    Ngày đêm gì trong những ngày nầy cứ bước ra chùa sẻ thấy người dân diện lên những bộ trang phục rất là sặc sở và mới nhất,chơi suốt sáng thâu đêm.Phum nào khá thì tổ chức múa rôm,còn sâu sâu trong trục đường thì cũng chơi những trò chơi dân gian được truyền tụng lại.Cũng đến vài cái tết của bạn duc thao cùng tham gia ở vùng đất nầy,nhưng thú thật chỉ đứng xa xa nhìn họ chơi chứ không bao giờ tham dự,vì thấy tính cách các trò chơi nó dung tục làm sao ấy.
    Như trò múa rôm,không biết những vùng khác thế nào,chổ duc thao thì người dân tổ chức như một trò mang tính kinh tế và khá tục.Có ban tổ chức,có các ông bầu.Vủ nử thì được tuyển chọn ở các phum tập trung về thành đội múa.Thông thường chổ nhảy rôm được ghép bởi những tấm ván được đóng trên sạp cao,có nơi đến gần 2 mét.,đường kính khoảng tầm 10 mét,đủ để mười cặp vừa vủ nử,vửa những người đàn ông mua vé nhảy nhót bên trên.Khi đến giờ,đội nhạc bắt đầu gióng lên,tiếng trống,tiếng kèn nghe rất dậm giựt,làm đám thanh niên choai choai trong phum như ngồi trên đống lửa,vào ra xin tiền mua vé để lên nhảy cho được 1 vòng.Ngày đó gạo ngon 1 kg 3 đồng,thì vé cho 1 lượt nhảy đến 5 đồng chứ không hề rẻ.Và 1 điều nửa là hội rôm chỉ bắt đầu vào lúc ban đêm,khi trời đả bắt đầu tối hẳn,mặc dù tình hình an ninh lúc đó khá mất an toàn,nên dân thì rất vui,còn lính ta thì méo mặt do phải bung ra để bảo vệ.
   Dù đẹp hay xấu,còn trẻ hay đả sồn sồn,thú thật hấp dẩn nhất vẩn là cặp mông của người vủ nử,đây cũng là 1 trong những tiêu chuẩn để được tuyển chọn vào cái nghề nầy.Những cặp mông đầy đặn bó sát trong chiếc xà rông,cứ liên tục tưng lên theo từng bước nhảy,khiến những người đàn ông đứng gần sân khấu ngước nhìn lên không khỏi phấn khích,tay chân cứ dậm giựt chờ đến lượt của mình.Và đó là những yếu tố thu hút khách mua vé bước lên ,tạo ra nguồn thu nhập cho cả đội múa.
   Đầu tiên là số trai trẻ trong phum lên nhảy trước,đội hình cứ vừa đi vừa nhảy vòng vòng theo nhịp và theo vòng xoay của bước nhảy,cứ vài ba vòng lại xoay hướng ngược lại 1 lần.Trong những vòng đầu nầy thì chỉ mạnh ai nấy nhảy,không được động chạm lẩn nhau,ai phạm luật sẻ có người lên mời xuống,coi như mất tiền.Đến còn khoảng vài vòng sau cùng,tiếng nhạc bổng vang lên thật nhanh,trên sân khấu cánh đàn ông bắt đầu bổng dậm dựt hẳn lên.Vòng cuối cùng họ bắt đầu tranh thủ bóc hốt,nhưng những người vủ nử cũng không vừa,vốn được tập luyện thường xuyên những chiêu thế phản công,họ liền dùng tay gạt phắt những bàn tay đang nhắm vào những chổ nhạy cảm trên thân thể họ.Tiếng chan chát cứ liên tục vang lên,cho đến khi tiếng nhạc chấm dứt,trong khoảng 5 phút đồng hồ.Tất cả những cảnh nầy cứ lặp đi lập lại mổi vòng rôm,ngay trước cặp mắt cả trăm người dân tham gia gồm cả nam phụ lảo ấu.
    Cường độ của nó được đẩy cao gấp nhiều lần lúc về khuya,khi những người đàn ông đả có gia đình,sau một chầu nhậu tưng tưng bắt đầu tham dự.Mọi hỉ,nộ ,ái ,ố lúc nầy mới thật cao trào,và mọi kinh nghiệm từng trải của những người đàn ông lúc nầy mới toát lên bẳng hết.Những chú choai choai lúc đầu chỉ như là tập tành chuyện người lớn,dù sao cũng không được dạn dỉ  và mức độ e dè cũng còn cao,nên động tác như khiều khiều vào chổ trống.Còn bây giờ tình hình khác đi nhiều.Nhưng người xem chớ vội tưởng tượng ra những điều không mấy đẹp.Thật ra các động tác của số đàn ông từng trải nầy là cả 1 nghệ thuật,như một sự vượt qua thách đố vậy.Nếu dẹp qua những gì dung tục qua 1 bên,ta sẻ thấy những động tác sờ mó,chống đở giửa 2 bên là cả 1 nghệ thuật được đúc kết từ bao nhiêu lâu truyền lại,nó vừa hư hư ,vừa thực thực.Có lúc họ như đang tập luyện 1 đòn thế nào.Và cứ mổi lần có 1 người đàn ông chộp trúng,tất cả đều ré lên cười,ngay cả người vợ mua vé cho chồng lên nhảy cũng vậy.
    Mặc dù lính nhà ta được ưu tiên mời vào tham gia nhảy.Có 2 hình thức mời gọi tham gia cho cuộc vui nầy,một là toàn bộ lính ta nhảy trước 1 vòng,hai là xen kẻ nhảy vào các vòng nhảy,mổi lần 1 đến 2 đ/c.Riêng chỉ huy như duc thao thì thường được ưu tiên,nhưng cái cảm giác xấu hổ cứ dậy lên trong lòng khiến duc thao không bao giờ có thể lên tham gia nhảy được.Ngay cả lúc ngồi ở vị trí khách mời để tham quan,việc bị bố trí ngồi gần sát 1 em khá đẹp,sát đến nổi 1 bên mông  của em chảy tràn lên đùi của duc thao đả khiến duc thao không thể ngồi lâu,vừa kết thúc vòng 1 xong đả vội tạm biệt đứng dậy để ra về rồi,nói chi cùng lên nhảy.
    Còn thông thường phum nào không có điều kiện tổ chức rôm thì các trò chơi dân gian cũng không kém cạnh.Ngoài 1 số hình thức cờ bạc như ở ta,các trò chơi dân gian cũng nhiều,nhưng có 2 trò chơi mà duc thao thấy cũng bao hàm nhiều tính chất xả láng của bạn.Trò thứ nhất thì gần giống như ném còn của ta,chia làm 2 bên nam nử.Người bên nào chụp được trái còn,sẻ được ưu tiên dùng 1 cái gối quất vào mông đối phương do mình lựa chọn.Trong cặp mắt lính nhà ta,việc 1 cô thiếu nử dùng gối quất vào mông 1 thanh niên thấy cũng bình thường.Nhưng sự việc ngược lại thì vô cùng hấp dẩn.Những cô thiếu nử mới lớn có cặp mông đầy đặn và nở tròn xoe qua các động tác lao động,cứ giương lên khiêu khích. Lập tức các chàng thanh niên dùng gối quất cật lực vào nghe vang lên tếng bốp,đứng ngoài nhìn còn thấy đả tay.Có lúc họ lại cùng nhau thay đổi quy ước,không dùng gối mà dùng 1 vật cứng buộc vào khăn quật vào đầu gối,nhiều đ/c lính ta vào chơi,bị vài lần trở về nhà bằng tư thế đi cà nhắc.
    Suồng sả vào bậc nhất theo duc thao có lẻ là trò chơi kéo co giửa lính ta và các bà giá.Cứ bên nào thua phải đứng yên cho bên kia ôm chầm lấy.Trong quá trình tranh tối tranh sáng đó không biết có những động tác nào vô tình hay cố ý xảy ra.Nhưng các bạn chớ vội lầm cho rằng chơi như vậy đàn ông như lính ta lời to và sung sướng nhất.Không biết có bao nhiêu ae ta đả từng tiếp xúc nhiều với đối tượng nầy,1 đối tượng rất khỏe mạnh và rất dạn dỉ.Lính ta nếu cứ 1/1 kéo co gần như lần nào cũng thua,và nhiều đ/c không có kinh nghiệm cứ đứng yên chờ họ chạy tới ôm chầm thế nào cũng bị 1 động tác gây ảnh hưởng tới phần dưới đến nổi buộc miệng la làng luôn.Cứ thế suốt mấy ngày trời tiếng bồm bộp do đập gối cứ liên tục vang đến bên tai.Nhiều khi đi ngang qua những góc khuất vắng vẻ vào lúc ban đêm,nghe những âm thanh là lạ phát ra đâu đó ở chổ chỉ có 2 con người đang say nhau biết được,đó là mối quan hệ chờ nhau đả lâu ngày,nhân dịp nầy mới tìm cách trả nợ nhớ thương.
   Vậy mà chỉ sau ít ngày qua tết,mọi thứ lại trở về quy củ,không còn cảnh dung tục của đêm hội nhảy rôm.Trai gái trong phum gặp nhau lại bắt đầu giử kẻ,như vài ngày trước đây chưa hề đập gối vào mông nhau,chỉ có 1 số cặp vội ấn định ngày kết hôn để giải quyết hậu quả.
    Giờ chợt nghe ngày tết của bạn,ấn tượng ngày nào bổng như khơi dậy trong tâm tư.Không biết trải qua bao thăng trầm giờ đây những ngày tết của họ có gì khác.Nhưng dù thế nào cầu mong cho dân tộc họ mãi mãi bình an,để những đêm rôm vẩn ngập tràn những niềm vui tìm được.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tư, 2011, 02:30:35 pm gửi bởi ducthao » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #465 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 04:11:42 pm »

hehe mấy bác khôn quá đã áp dụng phong tục tập quán thì hoa nào cũng phải đánh chứ sao chọn lựa hoa đẹp hoa xấu  Grin
Có lẽ "hoa xấu đánh cả cụm" là phong tục ... nước khác. Ông cha ta dạy sao thì cứ làm vậy đi cho nó lành, cãi làm gì, đúng là thầy cãi mà. Muốn cãi thì cứ việc đi mà cãi, có hối thì đã muộn màng  Grin.
hehe vậy thì về nhanh lên không thôi ông sapaco bứng cả cụm luôn à  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #466 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 06:53:56 pm »

 - Những tục lệ mà Đức Thao kể thì mình thấy "Đám cưới lộn kiếp" là một hủ tục, có thể gọi là tảo hôn, cần phải dẹp bỏ. Nhưng việc thằng nhỏ lên đồng thì rất hiếm khi xảy ra. Sao ducthao có thể thấy 5-6 trường hợp được ? Biết đâu mấy thằng đó nổi hứng thích một bà giá nào đó rồi bày đặt lên đồng ?
Còn những tục kia cũng hấp dẫn, không có gì là xấu xa lắm, mình nghĩ nên duy trì cho nó vui Grin Grin

- Năm rồi du lịch sang K, nghe HDV người K kể tục lệ ngày xưa gái đã có chồng thì treo trước nhà tấm vải màu xanh, chưa chồng thì màu vàng và treo mãi đến già ( nếu vẫn chưa có chồng ).
Không biết bây giờ còn tục đó không ?
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #467 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 06:55:36 pm »

 Nếu mình nhớ không lầm thì ngày rằm âm lịch này là tết cổ truyền của dân K rồi ( chôl chsa năm thmây ) . Anh em mình có ai qua bển ăn tết cho mình chia vui với .
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #468 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 07:20:29 pm »

Nếu mình nhớ không lầm thì ngày rằm âm lịch này là tết cổ truyền của dân K rồi ( chôl chsa năm thmây ) . Anh em mình có ai qua bển ăn tết cho mình chia vui với .
Tết chô sa nam tha mây của K không tính bằng ngày âm lịch đâu!mà tính bằng ngày dương lịch.Năm nào cũng đúng ngày 13/04.Hôm nay là đúng tết Chô sa nam tha mây đó Hai Ruộng à!
Hiện nay có Mỹ Đen và Dũng tây đang ở Si xê pon để ăn tết K .
Ở K hình như có rất nhiều cái tết chứ không phải một như ở xứ mình đâu.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #469 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2011, 07:29:20 pm »

 HỌ không tính theo âm lịch , mà cũng không tính theo dương lịch đâu Dạ Thảo ơi ! Họ có lịch riêng của dân tộc họ , nhưng mình nhớ năm nào đêm  tết giao thừa của họ cũng có trăng sáng . Như vậy họ tết rồi mà mình không hay !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM