Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:32:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cầu con rồng,Chi ka ren,Siêm riệp,những năm từ 1985 đến 1989  (Đọc 285261 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #430 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 10:18:42 pm »

chuyện biên chế hay học nghiệp vụ các loại hỏa lực tôi thấy Haanh phát biểu hơi liều.Có mấy điểm như thế này:
Biên chế mỗi đơn vị mỗi khu vực tác chiến có thể có sự khác biệt đôi chút(do quân số , mức độ trang bị vũ khí, khí tài )
còn huấn luyện nghiệp vụ các loại hỏa lực cho hạ sĩ quan binh sĩ có thể vận hành thao tác bắn chuẩn xác thì không dể tý nào.Cụ thể cứ sau mỗi đợt huấn luyện thi con số % học viên đạt yêu cầu(đúng nghĩa) Huh.Có những ae hết 3 năm lính vẫn chưa thể độc lập tác chiến được đấy bạn ơi.Có những sĩ quan tốt nghiệp từ trường pháo binh của bộ đàng hoàng nhưng chưa chỉ huy bắn được(có thật nhưng không tiện nêu tên ).
Riêng tôi là lính lác  cũng bắn được chút chút ,có lần cũng tưởng ra tòa án binh đó bạn(nhờ không thiệt hại về người và do khâu nhận truyền lệnh của các chỉ huy).Nói thật khi học càng nhiều thì càng lo cho cái sự hiểu biết của mình không là gì so với kiến thức.
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #431 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 10:44:34 pm »

Tôi cũng đồng ý với ý kiến của H3Hung!
Trong bài viết của các ae trên diển đàn có gì thắc mắc mình nên thật tình mà hỏi rồi trao đổi thân tình với nhau thì mọi sự sẻ dể dàng hơn tránh được những rắc rối không đáng có.
Để viết một bài viết lên đây thật sự cũng khá là công sức vì đa phần ae mình không phải chuyên nghề viết lách.Gỏ chử đã không nhanh và phải còn suy nghỉ nhớ lại mọi việc đã trải qua một thời gian khá lâu(trên dưới 30 năm),rồi còn phải chắp nối sự kiện,thời gian ,địa điểm...cứ lộn tùng phèo,nói chung là khá mệt!!!
Tất cả ae chúng ta viết lên đây chỉ với mục đích cùng nhau nhớ lại,viết lại những gì mình đã trãi qua.Mổi người một đv có những hoàn cảnh chiến đấu khác nhau rất khó để so sánh nên mong rằng ae bình tỉnh và cân nhắc kỷ trước khi thảo luận để chúng ta có cái nhìn nhận chung đúng nhất ,nhanh nhất,gọn  nhất mà không mất hòa khí.
Vài hàng chân tình gửi đến các ae .
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #432 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 10:56:23 pm »

 Các bác ơi ! Bánh thốt nốt họ làm từ trái thốt nốt già chín , lúc đó hạt thốt nốt cứng như đá không ăn được nữa , mà lấy lớp vỏ bên ngoài , lúc đó nó mềm và có màu vàng tươi , khi ta vắt lớp vỏ thì chảy ra nước có màu vàng như nước trái cam , có vị ngọt và thơm như đường thốt nốt , họ lấy nước nầy đem xây chung với bột gạo hay nếp , rồi hấp bánh như bánh bò , nhưng ăn thì có mùi thơm của thốt nốt , còn làm sưng sa thì giống như Đức Thảo nói  . Còn trái non vừa ăn thì lại ăn hạt , cầm dao bổ hạt ra trong có cơm như cơm dừa của ta vậy , nó giống như cơm của trái dừa nước của ta . Còn trái non nữa thì sắt mỏng nhuyển nấu canh thín ăn ngon vô cùng , giống như canh cổ hủ dừa . Cây thốt nốt già họ có thể xẻ ra làm ván , làm cầu khỉ bắt qua suối . Cây thốt nốt nào to  già thì đẻo làm thuyền độc mọc . Lá thốt nốt thì chằm để lợp nhà , đan nón , đan chiếu . Khi cất nhà người dân K có khi không cần đóng đinh mà họ chẻ từ bẹ thốt nốt ra để làm dây lạc cột liên kết các cây lại với nhau chắc chắn như là đóng đinh .
 Lúc mới qua mình có lần chơi dạy ,hơi làm phách tý . Vì lúc nhỏ giữ trâu quen trèo dừa nên thấy dân K leo cây thốt nốt phải dùng cây tre chặt nhánh còn chừa hai ngạnh làm thang . Mình biểu diển trèo lên ngọn thốt nốt không cần cây tre cho họ lé mắt , lúc lên thì dùng chân đạp mạnh vào thân cây trèo như con mèo , nhưng khi tuột xuống thì mới thấy khổ . Vì vỏ cây thốt nốt lâu năm nó không mềm và láng như cây dừa , mà nó bị mưa tróc hết lớp vỏ ngoài còn lại những sớ bén như gai , lúc đó mình đã đuối sức do cây quá cao , nên ôm vào thân cây mà tuột xuống , khi đến gốc cây thì hởi ôi ! Ngực và hai bên đùi áo quần mòn rách hết , còn da thì tróc chảy máu đỏ như bị té xe cài xuống đường nhựa
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2011, 11:13:34 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #433 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2011, 11:00:18 pm »

@Lethao : hehe chổ em nó vậy đó bác ơi , có thời gian rảnh thì B TS tự tập luyện xem bản đồ , la bàn , cắt đường , TT thì tập thu phát tin còn B HL thì tập các thao tác bắn DK 82 , cối 8 . Cán bộ B tất cả là HSQ đứng ra huấn luyện cho anh em trong B và mục đích huấn luyện để cho anh em nâng cao kỹ năng chuyên môn , thao tác nhanh và chính xác chứ không phải là dạy anh em cách sử dụng ( phần dạy cách sử dụng chỉ dành cho tân binh ).
Còn trong tác chiến anh em có bắn chính xác hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chứ không phải cứ làm đúng bài bản là bắn chính xác . Ví dụ như vừa bắn vừa vận động thì không ai có đủ thời giờ cân bọt nước , đánh biển hồ vác DK trên vai đứng trên xuồng thì làm sao giá chân để bắn chính xác được ...
Ở cấp C chỉ có 1 cây cối 6 không chân không đế không kính ngắm chỉ có chiếc dép râu làm đế thì khỏi cần huấn luyện luôn , xạ thủ cối chỉ cần thuộc không liều , liều 1 liều 2 ..bắn xa bao nhiêu nổ súng cứ tự ước lượng cự ly mà phang , tầm thì cứ bắn vài lần tự động biết chỉnh . Thực tế chiến đấu nó vô cùng lắm bác ạ không thể nào áp dụng hết khuôn mẫu được  Grin.
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #434 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 11:05:09 am »

KHUM S'PIÊN TH'NỐT(TT).
   Xen kẻ trong các đợt huấn luyện,và dù là ưu tiên do mới thành lập,ae c4 chúng tôi vẩn phải tổ chức hoặc tham gia từng đợt công tác với các đ/v trong D khi có lệnh trên giao.Thật ra mọi điều chỉ có bch c chúng tôi là mới,còn lại các b hỏa lực vốn dỉ đả nằm trong địa bàn từ trước đây rồi.Việc ổn định như xây dựng nhà cửa,công sự cũng như về biên chế gần như không thay đổi gì.Trước đây còn thuộc BCH D trực tiếp chỉ huy,các b hơi phân tán theo từng nhiệm vụ của mình.Còn bây giờ gom về đầu mối đại đội,tính chất nhiệm vụ có khắn kết hơn.
    Nếu phải hoạt động lùng sục,phục kích trong địa bàn đảm nhiệm,trong tầm hỏa lực trực tiếp chi viện,bộ phận hoạt động sẻ được trang bị như 1 đ/v bộ binh,hỏa lực chỉ toàn AK,B40,RPD,và thỉnh thoảng mang theo 1 cối 60 bắn ứng dụng nếu quân số trên 15 đ/c.Nhưng thời gian nầy tình hình địch xung quanh địa bàn khá ổn định,hầu như các hoạt động gần trong tầm 3 đến 5 km không đụng địch như lúc ban đầu.Vả lại lực lượng dân quân ở đây còn có vẻ mạnh hơn các xả lân cận khác.Còn nhớ xả đội trưởng xả nầy có tên là Sa ri,một người đàn ông trung niên tướng rất chắc khỏe,một mẩu người dân K thuần chủng với nước da đen giòn,cặp mắt sáng,tính tình cương nghị và miệng thì rất hay cười.Vị xả trưởng nầy cũng khá rành tiếng Việt,nhưng khi tranh cải cùng lính ta vấn đề gì,thì chỉ toàn phát biểu bằng tiếng K.Người dân trong phum rất sợ tay xả trưởng nầy,đặc biệt là phụ nử.Những hành động của họ khi tiếp xúc với lính ta mà quá lộ liểu và xuồng sả,lập tức sẻ bị nhắc nhở ngay.Ngày đó qua hỏi han,tìm hiểu dân trong phum,họ giải thích lung tung nên duc thao cũng chưa hiểu hết,nhưng đại loại là ông xả đội trưởng nầy có dây mơ rể má bà con gì đó với rất nhiều người dân trong phum,nên ai cũng phải nể sợ.
    Dù vậy anh ta rất nhiệt tình và thân thiết với lính ta,đi đâu về ai cho con cá ngon đang cầm trên tay,gặp lính ta xin là anh cho liền không suy nghỉ.Quan trọng nhất là tinh thần chiến đấu.Trong 1 lần kết hợp cùng dân quân của xả đội trưởng Mon ở Th'no ken đánh vào Th'no lục lúc 21 giờ đêm,chính anh xả đội trưởng nầy đả nổ súng quyết liệt ngăn chặn,tạo thế cho anh Mon nhảy lên nhà bắn chết 2 tên địch,thu 2 súng.
    Chúng tôi cũng ít tiếp xúc với nhau suốt thời gian nầy do công việc,nhưng mổi lần gặp nhau thì vẩn chào hỏi vui vẻ với nhau.Hàng ngày anh ta vẩn thường dắt đám dân quân của mình đi đâu đó ra khỏi phum,rồi bất ngờ quay về rồi giải tán.Có lúc đội quân nầy đi xa về hướng biển hồ đến 2,3 ngày.Nói chung là thời kỳ đó không biết về phía tiểu đoàn,việc nắm bắt lực lượng vủ trang xả nầy như thế nào,phía bch c4 chúng tôi thì không được sát lắm.Dần dần hoạt động của c hỏa lực chúng tôi gần đội hình gần như chuyển qua trinh sát thực địa để xác định địa hình và tầm hướng khi cần chi viện hỏa lực là chủ yếu,lúc nầy có lúc chỉ chừa ở nhà 1 bộ phận 1 cán bộ trực chiến,còn toàn bộ cán bộ các cấp đều tham gia để nắm bắt nhiệm vụ của mình,được phổ biến và ghi chép ngay tại thực địa.Các tình huống,phương án tác chiến ,chi viện được đặt ra, điểm chuẩn và các trận địa cơ động dự bị chi viện cho các hướng cũng được chúng tôi xác định xong trong 1 thời gian ngắn.
    Nói qua một chút về phân bố hỏa lực lúc nầy để ae vào đọc dể hình dung.Hướng 12 ly 7,tây nam hồ nước đoạn cua quẹo đi về hướng P'rây T'tưng > Th'no,cách bch c4 về hướng đông 700m,bố trí 1 khẩu 12 ly 7,khống chế trục lộ 6 và hướng Chòm bọ qua.Bắc lộ 6,đối diện hướng bch đi về hướng phum Ô phơ long > Tà bưa là b DKZ, cách bch là 400m,có 1 khẩu DKZ 82 nằm ở đó.Ngay bch là 1 khẩu cối 82 do đ/c Tâm,c phó phụ trách,chi viện ra xung quanh khi có tình huống tác chiến xảy ra.Còn dưới b cối 82,cách bch 300m về hướng nam được bố trí 1 khẩu cối 82 và 1 khẩu cối 60,dùng để cơ động khi có công tác.
   Lúc nầy về phía BCH D chúng tôi lại có một số thay đổi,đ/c đại úy Lạng, tốt nghiệp trường sỉ quan biên phòng từ bên nước được điều qua nắm D trưởng(kế hoạch b do kế hoạch a chờ đ/v rút về nước bị thay đổi,chuyện duc thao chỉ biết được sau nầy).Việc nầy có 2 vấn đề giờ qua tìm hiểu ,duc thao mới nghiệm ra.Thứ nhất có lẻ do bị thủ trưởng Tư Thuận có ấn tượng trong 1 lần đi chỉ huy tác chiến thời Pôi pet,đ/c Tạo do mặc quần rin bị đ/c nầy đuổi về,từ đó rất khó lên D trưởng,mặc dù chức danh nầy để ngỏ trong một thời gian khá dài,hay do đ/c  Lạng đả được chỉ định từ trước,nằm chờ đ/v rút về chốt giử đồn biên phòng đả được chuẩn bị bên nước(kế hoạch A).Nhưng do giờ cuối kế hoạch thay đổi,nên đ/c nầy theo quyết định phải qua để nắm chỉ huy tiểu đoàn được sát nhập vào E7,chốt giử khu vực nầy theo lệnh trên(kế hoạch B).Nhưng dù thế nào,việc mất hy vọng lên chức D trưởng cũng làm đ/c Tạo tỏ ra bất mản,nên thường xuyên bỏ đ/v lên c1 lúc nầy đang đóng quân ở Chi ka ren chơi.
   Sự việc nầy không ảnh hưởng gì nhiều,do thường chỉ huy tác chiến là đ/c Tấm D phó quân sự đảm nhiệm,mà anh thì dù trình độ khá hạn chế,nhưng bản tính kỷ lưởng và nhận định tình hình chính xác,kết hợp tinh thần chỉ huy rất dũng cảm nên ae lính tráng rất an tâm.
   Chiến tranh có nhiều điều sắp đặt nhiều khi không hợp lý nhưng nó cứ xảy ra,làm ảnh hưởng bao nhiêu là số phận con người xoay theo nó.
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #435 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 12:35:23 pm »


 Lúc mới qua mình có lần chơi dạy ,hơi làm phách tý . Vì lúc nhỏ giữ trâu quen trèo dừa nên thấy dân K leo cây thốt nốt phải dùng cây tre chặt nhánh còn chừa hai ngạnh làm thang . Mình biểu diển trèo lên ngọn thốt nốt không cần cây tre cho họ lé mắt , lúc lên thì dùng chân đạp mạnh vào thân cây trèo như con mèo , nhưng khi tuột xuống thì mới thấy khổ . Vì vỏ cây thốt nốt lâu năm nó không mềm và láng như cây dừa , mà nó bị mưa tróc hết lớp vỏ ngoài còn lại những sớ bén như gai , lúc đó mình đã đuối sức do cây quá cao , nên ôm vào thân cây mà tuột xuống , khi đến gốc cây thì hởi ôi ! Ngực và hai bên đùi áo quần mòn rách hết , còn da thì tróc chảy máu đỏ như bị té xe cài xuống đường nhựa
[/quote]
khi mình chuyền về D 5 B ( xây dựng chính quyền )là cán bộ khung từ D 4 qua, được bổ sung lính 1979 (lính đeo bồng ) cũng có một anh như bác Hai ruộng, anh dũng leo dừa, leo lên rất tốt và khi xuống, không biết làm sao xuống, đành nhắm mắt ôm cây dừa tuột xuống, như bác Hai ruộng còn ngon, chứ như ông lính mình thì sau khi tuột xuống thì giải ngũ luôn vì khi tuột giữa chừng thì rớt đài luôn ( bị chấn thương cột sống ) về vườn luôn, cũng vì chuyện đó mình được BCH K cho uống cà phê không đường hết mấy ngày
Logged
trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #436 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 05:35:24 pm »

@Lethao : hehe chổ em nó vậy đó bác ơi , có thời gian rảnh thì B TS tự tập luyện xem bản đồ , la bàn , cắt đường , TT thì tập thu phát tin còn B HL thì tập các thao tác bắn DK 82 , cối 8 . Cán bộ B tất cả là HSQ đứng ra huấn luyện cho anh em trong B và mục đích huấn luyện để cho anh em nâng cao kỹ năng chuyên môn , thao tác nhanh và chính xác chứ không phải là dạy anh em cách sử dụng ( phần dạy cách sử dụng chỉ dành cho tân binh ).
Còn trong tác chiến anh em có bắn chính xác hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chứ không phải cứ làm đúng bài bản là bắn chính xác . Ví dụ như vừa bắn vừa vận động thì không ai có đủ thời giờ cân bọt nước , đánh biển hồ vác DK trên vai đứng trên xuồng thì làm sao giá chân để bắn chính xác được ...
Ở cấp C chỉ có 1 cây cối 6 không chân không đế không kính ngắm chỉ có chiếc dép râu làm đế thì khỏi cần huấn luyện luôn , xạ thủ cối chỉ cần thuộc không liều , liều 1 liều 2 ..bắn xa bao nhiêu nổ súng cứ tự ước lượng cự ly mà phang , tầm thì cứ bắn vài lần tự động biết chỉnh . Thực tế chiến đấu nó vô cùng lắm bác ạ không thể nào áp dụng hết khuôn mẫu được  Grin.
 
Thời gian ở Kongpongthom mình ở vị trí 1 của DK82 ( là nhắm bắn..), khi còn ở bên nước thì học là DK75, nhưng khi qua K. thì đổi 82 cho dễ cơ động...thú thật mình cũng chưa bao giờ nhắm bắn theo bài bản vì không có thời gian..thông thường DK sử dụng tốt ở nơi trống trải, mà những nơi như thế thì đạn ì đùng chung quanh mình, đạn nhọn thì búng đất chung quanh người như ..pháo hoa..  thế nên cứ canh rồi .." bùng " lại di chuyển..hic...chỉ dựa vào bản năng là chính..!!!
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #437 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2011, 11:09:31 pm »

Thời gian ở Kongpongthom mình ở vị trí 1 của DK82 ( là nhắm bắn..), khi còn ở bên nước thì học là DK75, nhưng khi qua K. thì đổi 82 cho dễ cơ động...thú thật mình cũng chưa bao giờ nhắm bắn theo bài bản vì không có thời gian..thông thường DK sử dụng tốt ở nơi trống trải, mà những nơi như thế thì đạn ì đùng chung quanh mình, đạn nhọn thì búng đất chung quanh người như ..pháo hoa..  thế nên cứ canh rồi .." bùng " lại di chuyển..hic...chỉ dựa vào bản năng là chính..!!!
[/quote]
Trung đoan Gia đinh.
   Bắn DKZ đả qua trường lớp rồi mà bắn như vậy thì khác gì bắn B đâu bạn,một chiến sỉ bộ binh cũng có thể ghé vai vào bắn,cần gì phải là 1 xạ thủ DKZ làm chi.Mà hỏa lực không chế áp được mục tiêu thì dỉ nhiên sẻ bị nó khống chế ngay lập tức.Bởi vậy người lính hỏa lực phải chấp nhận yếu tố tinh thần nầy khi đối diện với địch.
   Bạn cứ thử tưởng tượng xem,nếu đứng trước đạn nhọn mà mình còn khiếp sợ như thế,thì thằng địch đứng trước họng súng DKZ của bạn đang nhắm thẳng về phía nó,nổi khiếp sợ của nó sẻ như thế nào.Đặc điểm của hỏa lực DKZ là vừa bắn trực xạ,vừa có thể bắn chi viện cầu vòng.Nếu mình cứ thao tác như thế,thì khi phải bắn chi viện cầu vòng,bạn sẻ bắn ra sao cho chính xác.
   Thường thì nếu đội hình có DKZ theo tham chiến,phải từ cấp c cộng trở lên.Cho nên xung quanh khẩu DKZ còn có rất nhiều hỏa khí hổ trợ,địch cũng không dể gì tập trung bắn về hướng khẩu đội nầy.Nên thiết nghỉ,ta không cần phải bắn khẩn trương như thế.Mười quả đạn bắn đi không chính xác không thể nào bì với chỉ một quả trúng mục tiêu.Việc 1 khẩu DKZ chạm địch trong điều kiện trảng trống quan sát được là cũng hiếm thời 86 về sau nầy.Rất tiếc cho bạn là không thể phát huy hỏa lực để tiêu diệt chúng.Đúng là DKZ 82 có thể vác bắn trực xạ trên vai,nhưng thường xạ thủ bắn trực tiếp sẻ sử dụng kính ngắm quang học đưa về vị trí 10_00 để ngắm bắn.Còn chỉ ngắm qua nòng thì xác suất chạm mục tiêu không thể cao.
    C hính vì vậy,người xạ thủ phải cần nắm được các nguyên tắc và yếu lỉnh khi sử dụng pháo,và phải hiểu rằng nguyên tắc là an toàn,yếu lỉnh là hiệu quả.Những nguyên tắc và yếu lỉnh cơ bản nầy khi thuộc nằm lòng,người xạ thủ sẻ biết dựa vào đó để phát huy toàn bộ sức mạnh của loại hỏa lực mình đang sử dụng,nâng xác suất tiêu diệt địch lên cao.Nhưng đúng là chiến trường ngày đó ae ta rất xem nhẹ phần nầy,mới có vụ hỏa lực mà đi sợ đạn nhọn như bạn nêu.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tư, 2011, 11:45:14 pm gửi bởi ducthao » Logged
trungdoangiadinh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373


« Trả lời #438 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2011, 01:53:06 pm »

 Hi..chào anh ducthao
 Anh hiểu ý sai của em rồi..cái gì là khiếp sợ đạn nhọn cơ chứ..ý em là so sánh nói về những tình huống cấp bách, còn nếu sợ , thì em đã đào ngủ về rồi, hoặc là các thủ trưởng đá..đít cho đi vác đạn rồi  Grin và đơn vị của em là D1 của EGiadinh cũng thuộc D cơ động cho E, và trảng trống nếu anh đã từng hoạt động xung quanh lộ 6, thì chắc anh thừa biết con đê rất lớn xung quanh nó trống như thế nào rồi..
 Còn nói về tính hiệu quả,..hi.. em không dám lạm bàn, vì E của em cũng khá nhiều ..bạn bè biết đến..!!! Grin
 Em  nói thế vì khi Haanh nói về đơn vị của Haanh cách sử dụng vũ khí hỏa lực mà có bác thắc mắc có vẻ không đúng bài bản, nên em nói ra để chứng minh là mỗi đơn vị đều có cách sử dụng của riêng mình tùy theo thực tế của họ..chứ tự nhiên bác ghép em vào là nói hỏa lực sợ đạn nhọn, không khéo các thủ trưởng của em, có vào xem rồi bực mình kỷ luật em thì chết.. Grin
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2011, 03:20:25 pm gửi bởi trungdoangiadinh » Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #439 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2011, 03:29:50 pm »

@Egiadinh : hehe D cơ động của E gia định là quá dữ rồi  Grin, anh là số 1 có phải vác nòng không  ? Đánh trảng , bờ đập mà có DK là quá lý tưởng chỉ thương chú số 1 sau khi bắn xong phải vác cái nòng nặng bà cố lặt lè  chạy theo sau lưng bộ binh  Grin ( không chạy ở lại ăn đạn cuối tầm  cũng đủ chết rồi chứ đừng nói đến địch phản pháo )
Chổ em địch nó ngán DK của mình lắm , chỉ cần DK lên tiếng là tụi nó chuẩn bị bỏ chạy rồi , lính mình thì thấy có DK là phấn khởi lắm cứ xin bắn nhiều nhưng mấy xếp keo kiệt sợ hết đạn lúc quay về nên chỉ cho bắn vài trái trấn áp tinh thần địch còn bộ binh cứ phải miệt mài chạy lên chiếm bờ đập . Ấm ức nhất là mấy thằng vác đạn bọn em , 1 thằng vác 2 trái DK 82 cứ tranh nhau nhảy vào năn nỉ anh số 1 : anh bắn đạn của em đi  .. vậy mà vẫn phải vác đạn về  Grin
Những trận đánh trảng vừa sợ vừa vui , đánh riết đâm ghiền  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM