Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:51:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cầu con rồng,Chi ka ren,Siêm riệp,những năm từ 1985 đến 1989  (Đọc 284942 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #280 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 10:53:43 am »

Em xin phép gởi hình trái gùi, bác Hai Ruộng xem thử phải hông nghe!
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2011, 11:02:17 am gửi bởi Quân khí viên » Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #281 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 06:59:13 pm »

 Năm rồi tôi du lịch sang Xiêm Riệp,Phom Phênh cũng qua cầu Con Rồng. Nghe nói dân K có tục đốt xác,đi cả nghìn Km mà chẳng thấy ngôi mộ nào. Thời chiến tranh, chết nhiều thì đốt sao hết ? và đốt bằng củi thì biết chừng nào sẽ cháy hết ?  nhất là quả tim thì khó mà cháy ra tro được.
Bác Đưcthao, Hairuong hay bác nào ở lâu bên đó tường thuật lại một đám tang và một cái đám cưới cho anh em nghe được không ?
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #282 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 07:49:20 pm »

   Lão quyenkh vào đây mà xem chỗ bác Hai Ruộng phục kích cho đở thèm nè, ha ha.

  Thì cũng giống như Lão Quyenkh vậy thôi , chỉ nghe được tiếng ....  và nhìn thấy bọn con gái K nó đứng lên sang số thôi , khi ngồi xuống xà rong nó xòe tròn ra trùm kín hết có thấy được cái gì đâu ?
Nếu ngày ấy bác Hai thấy được"ấy" Thì bác được giải ngũ ngay vì...ha ha ha.Có khi nghe tiếng lại hay hơn được thấy bác ơi
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #283 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 08:02:08 pm »

Năm rồi tôi du lịch sang Xiêm Riệp,Phom Phênh cũng qua cầu Con Rồng. Nghe nói dân K có tục đốt xác,đi cả nghìn Km mà chẳng thấy ngôi mộ nào. Thời chiến tranh, chết nhiều thì đốt sao hết ? và đốt bằng củi thì biết chừng nào sẽ cháy hết ?  nhất là quả tim thì khó mà cháy ra tro được.
Bác Đưcthao, Hairuong hay bác nào ở lâu bên đó tường thuật lại một đám tang và một cái đám cưới cho anh em nghe được không ?
Lính em chỉ đóng biên chả biết dân  là gì tội nghiệp không hả bác, nhưng thấy lính K thiêu xác trên chốt khi tử trận.Mỗi xác được thiêu riêng ,mỗi xác được chất lên khoảng 15 sites(khoảng 10 khối ) củi đốt đến tàn tro  xong lấy tro gửi về gia đình.Em chỉ biết vậy còn bác nào biết kể cho ae biết với.
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #284 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 08:37:51 pm »

Trích dẫn
_Anh Trung Trực diển tả đúng là loại súng hỏa lực đó rồi.Đường đạn nó chính xác lắm,tầm 3,400m ban đêm mà nó bắn lọt cửa sổ lính ta chỉ đốt đèn dầu,không biết đ/v anh có lấy được và sử dụng loại kính ngắm quang học của nó không.
Về khẩu B62 (chỗ bác DucThao có thể gọi là B94) thì anh em bộ binh của F chỗ tui thu được cũng kha khá, nhưng không thu được kính quang học. Tui có mượn xem thử không thấy chỗ nào ghi số 62 hay 94, có lẽ anh em Bộ đội nhà mình đặt cho nó một cái tên gọi cho dễ phân biệt! Có lẽ tụi Pốt ngắm theo ánh đèn mà bắn như mình bắn AK bài ban đêm . . .
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #285 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 09:24:15 pm »

 Nhà Đức Thảo đang xôm tụ , nên mình xin phép chủ nhà cho mình xử Lamson 1 ly :
 Về tục ma chai cúng kiến của dân K thì theo mình mình thấy có nhiều điểm rất tiến bộ , có lợi cho tài nguyên đất và môi trường . Khi trong làng có người chết , việc đầu tiên là cũng chôn cất như dân ta , tuy nhiên có vùng , họ dựng nhà mồ bằng tranh , cạnh bên , có nhà chòi nho nhỏ đựng nồi niêu chén bát ( hình như họ để cho người đã chết , chứ không phải chia gia tài trâu bò gì đâu ) . Trong làng ( phum ) họ đợi khi nào số mộ người chết được nhiều ( 9 hoặc 10 người ) kết hợp với mùa màng vừa xong , kinh tế năm đó khá giả V.v... Thế là họ tổ chức THuơ Boonh , chính là lễ cải táng , nhưng họ đào xác lên cho vào một quan tài khác rồi tập trung lại đem thiu . Mỗi lần thuơ boonh như vậy họ tập trung con cháu cã làng treo cờ , treo lộng , cất trại ở trong sân rộng giữa phum , tập trung hết tất cã quan tài lại , rồi có nhạc cụ , đờn ca múa hát , có cã múa lâm thôl , có khi đông gia đình họ rước cã đoàn hát về . Rồi sư sải tụng kinh cầu siêu , nếu phum nào khá giả có khi họ làm cã tuần , tiệc tùng đình đám , chấm dứt lễ thuơ boonh là họ thiu tất cã quan tài cải táng đó rồi lấy tro cốt còn sót lại , cho vào mỗi hài cốt một cái lọ . Họ đưa cái lọ hài cốt đó cất ở một cái tháp ở xung quanh chùa . Cái hay của dân K là họ không có ngày giỗ ông bà hay cha mẹ theo ngày chết của từng thân nhân . Mà ngày giổ của họ chính là ngày Đôl ta ( tức là giổ tổ tiên ) , toàn dân cã nước đều cúng giổ ông bà tổ tiên đúng vào ngày truyền thống đó (khoảng tháng 10 âl của ta gì đó ) . Trong ngày giổ tổ này tất cã mọi người , khắp nơi trong đất nước đều nấu nướng linh đình , nhưng có cái hay là họ tập trung cã làng mang nồi gạo thịt cá vào chùa để nấu rồi dâng lên nhà sư để nhà sư tụng kinh cúng bái tổ tiên rồi sau đó là buổi liên hoan tập thể thật linh đình ngay tại sân chùa , cùng nhau cã làng say sưa đến hết thôi . Mình thấy tập tục nầy rất hay , rất gọn , bao nhiêu người thân đã khuất trong gia đình bao nhiêu đời cũng giỗ cùng một ngày , Đông vui mang tính tập thể cao , cã nước cùng một ngày giổ  không bỏ sót ai cã . Chứ còn dân VN mình có gia đình một năm gần 10 cái giổ , gia đình nào khốn khó è cổ ra lo mà lại không vui bằng .
 Trong đám cưới thì con gái cưới con trai , cô dâu chú rể trong ngày lại tổ tiên phải biết múa theo điệu múa truyền thống , khi rước rể về nhà cô dâu , cũng phải có đoàn người vừa đi vừa múa dọc theo đường , còn ăn uống say sưa linh đình cũng giống như Việt Nam ta . Còn một điều đặc biệt nữa ( chuyện nầy là mấy em chiến sỹ mình nó rình và kễ lại cho mình nghe nhé ! Chứ mình không thấy ) mấy em mình bảo " Anh Hai Ruộng ơi ! Đêm động phòng cô dâu chú rể ôm nhau lăn qua lăn lại trên sàn chứ không giống như Việt Nam mình " ha ! ha!
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2011, 09:29:33 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #286 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 09:58:53 pm »

Em xin phép gởi hình trái gùi, bác Hai Ruộng xem thử phải hông nghe!
 Ủa QUANKHIVIEN được mấy tấm hình trái gùi ở đâu mà lẹ vậy ! Hơn 30 năm rồi thấy nó là thèm chảy nước miếng . Lúc nầy bắt đầu có gùi chín lai rai rồi đó . Ngày xưa không chỉ ăn của rừng rưng rưng nước mắt không đâu Đức Thảo ơi ! Mà có cả máu nữa đó . Đơn vị mình cũng có vài em vì vào hái trái gùi ven đường hành quân mà bị dính mìn KP2 rồi đó , Pốt nó gài dước gốc dây gùi . Trước khi vào hái cũng phải dò xét cẩn thận rồi mới vào .
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #287 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 10:14:27 pm »

Ở XẢ LÔ VÊNH XÂY(TT).
   Ngoài chuyện tác chiến của 1 đ/v bộ binh,nhiều khi các c của D duc thao lại phải tham gia nhều mặt công tác nghe chừng không tên không tuổi nửa.
   Như lúc mới về đứng chân ở khu vực nầy,cả bch và ae trong đ/v hay nghe kể về 1 tên E trưởng của pot phụ trách vùng nầy có tên là Muôn.Theo lời nhân dân trong khu vực kể lại,đó là 1 tên rất to khỏe,mình mang đầy thương tích,dấu ấn của những lần chạm trán với các đ/v của Việt Nam mà không chết.Tên nầy có biệt tài là bắn DKZ 82 rất giỏi,nên lúc nào cũng vác khư khư khẩu DKZ82 ở trên vai,và chỉ huy đ/v tổ chức những trận đánh gây cho ta rất nhiều thiệt hại,từ địa bàn huyên Chi ka ren,Siêm riệp nầy cho đến các huyện tiếp giáp thuộc tỉnh Kong pong thom.Có lần hắn bị 1 E cùa F9 ta tổ chức vây đánh,1 mình ,1 súng hắn chạy khơi khơi ở ngoài đồng,phía sau là các đ/v ta dí theo truy đuổi quyết liệt.Đạn nổ điều trời về phía hắn,vậy mà hắn chạy 1 hồi thì thoát mất.Nói chung tên nầy được dân và cả chính quyền ,thậm chí các lực lượng vủ trang của bạn lúc đó rất tôn sùng,thêu dệt đủ thứ chuyện xung quanh,kiểu như là liệt sỉ Đồng Đen của ta thời đánh Mỹ vậy,bởi những hành động xuất quỷ nhập thần của hắn.
   Đặc điểm dể phân biệt của hắn là chổ có con mắt chột,ấy vậy mà hỏi chột bên nào,trái hay phải dân cũng người nói kiểu nầy,người nói kiểu khác.
   Khi duc thao về đến c3 khoảng 1 tuần,vào một buổi trưa bổng thấy dân tình ở khu vực ngả ba nhốn nháo,tới chừng hỏi ra họ mới nói "Tà Muôn" vừa mới xuất hiện xong,đi xe đạp từ hướng phum Lô vênh rư xây thuôc c2 đến ngả ba thì dừng lại hỏi han gì đó với bộ đội ta đang đứng trên đường,rồi theo trục lộ chạy về hướng P'rây T'tưng mất dạng.
   Thật tình lúc đó lính ta đâu có biết,mà nếu đúng như vậy thì tên nầy cũng khá bản lỉnh và có phần hơi liều.Khi biết được tin nầy,ae lính ta rất tức giận,vậy là lúc đó từ c2 đến c3,chẳng cần phân biệt tuổi tác,cứ hể thấy tên nào chột mắt là lính ta bắt trói và đều cho 1 trận nhừ đòn,sau đó xác minh lại không phải thì thả.Mà không hiểu sao lúc đó trong địa bàn có nhiều tên chột thế,đến 7,8 tên.Nhiều tên sau khi được thả,do sợ quá hay do để dể phân biệt,bèn cạo đầu trọc hết,cứ gặp lính ta,là sắc mặt đổi màu liền.
   Mặc dù chưa biết mặt mủi hắn ra sao,chỉ biết gia đình hắn cũng ở cuối phum Tà ông,gần đám nhà tên phó chủ tịch xả Sáp.Nhưng với chút tính háo thắng thanh niên,công với ý đồ tìm cách răn đe,tiêu diệt hắn,nên vào 1 buổi tối trời đổ mưa lất phất,duc thao liền tổ chức 1 lực lượng 6 đ/c(tính luôn duc thao),toàn cở cán bộ a,b cứng cáp,bí mật vận động xuống Tà ông phục kích hắn(vì có tin tối đó hắn về thăm nhà).Đến chốt Tà ông ta liền để lại 3 đ/c sẳn sàng vận động hổ trợ,còn duc thao và 2 đ/c mang 3 khẩu AK,vận động khoảng 500m về cuối phum bí mật tiềm nhập áp sát nhà hắn từ 3 hướng nằm chờ.
   Mưa cứ rơi lất phất rất lạnh,đả vậy muổi cứ bu quanh,nhưng chúng tôi cứ rán chịu đựng,hy vọng đêm nay hắn sẻ về nhà để tiêu diệt vì có căn nhà kề bên đèn đóm sáng chang và tiếng người lao xao không dứt.Do chốt Tà ông khá xa,mà ban đêm ae không bao giờ rời chốt xuống đến khu vực nầy,nên không biết trước đó ở dưới nầy ban đêm họ sinh hoạt ra sao,nhưng nằm kề khung cảnh sôi động nầy,như họ đang chuẩn bị đón tiếp ai khiến ae chúng tôi ngày càng hy vọng lắm,quyết tâm chịu đựng càng cao.
    Đến tầm hơn 10 giờ,bổng trên nhà có tiếng thét lớn của 1 người phụ nử,rồi nhiều tiếng phụ nử lao xao.Các nhà xung quanh bắt đầu lên đèn,tiểng hỏi vọng ra khắp nơi.Rồi vài tiếng mở cửa,ánh đèn bắt đầu rọi ra ngoài,làm ánh sáng lọt đến tận chổ duc thao đang nằm."Không lẻ bị lộ..."duc thao thầm nghỉ trong lo ngại.
   Tiếng la hét ngày càng trở nên lớn hơn,tiếng la hét phụ họa cũng lớn hơn,kéo dài cả hơn nửa tiếng đồng hồ,một đ/c lính ta không chịu đựng được nửa liền chỉa súng lên trời bắn ngay 1 loạt.Một chùm đạn lửa sáng rực kèm theo những tiếng nổ chát chúa vang động màn đêm cất lên.
    Đột nhiên chúng tôi nghe tiếng "Oe...oe..."trog căn nhà vang lên.Thì ra bên trong căn nhà nầy có người đang chuyển dạ.Cơn đau kéo dài mà không sanh được khiến người phụ nử cất lên tiếng rên ra thảm thiết đến như vậy.Những người trong nhà thấy vậy mới lên tiếng động viên ,nên tiếng động càng ồn ào,nhưng vẩn chưa sanh được.
    Đến chừng lính ta bất ngờ nổ súng,sản phụ giật mình nên sanh em bé ra luôn.Thật không biết nên khóc hay cười,đêm đó chúng tôi rút về đ/v mà cứ buồn cười không ngủ được.Còn tên Muôn sau sự kiện nầy chắc hắn cũng biết ta bắt đầu tuyên chiến trựctiếp với hắn,việc ngang nhiên về thăm gia đình của hắn đả không còn dể dàng,nếu chủ quan sơ sẩy,hắn sẻ trả giá bằng chính sinh mạng của mình ngay.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2011, 07:56:02 am gửi bởi ducthao » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #288 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2011, 11:26:16 pm »

Năm rồi tôi du lịch sang Xiêm Riệp,Phom Phênh cũng qua cầu Con Rồng. Nghe nói dân K có tục đốt xác,đi cả nghìn Km mà chẳng thấy ngôi mộ nào. Thời chiến tranh, chết nhiều thì đốt sao hết ? và đốt bằng củi thì biết chừng nào sẽ cháy hết ?  nhất là quả tim thì khó mà cháy ra tro được.
Bác Đưcthao, Hairuong hay bác nào ở lâu bên đó tường thuật lại một đám tang và một cái đám cưới cho anh em nghe được không ?
Lính em chỉ đóng biên chả biết dân  là gì tội nghiệp không hả bác, nhưng thấy lính K thiêu xác trên chốt khi tử trận.Mỗi xác được thiêu riêng ,mỗi xác được chất lên khoảng 15 sites(khoảng 10 khối ) củi đốt đến tàn tro  xong lấy tro gửi về gia đình.Em chỉ biết vậy còn bác nào biết kể cho ae biết với.
Nhà Đức Thảo đang xôm tụ , nên mình xin phép chủ nhà cho mình xử Lamson 1 ly :
 Về tục ma chai cúng kiến của dân K thì theo mình mình thấy có nhiều điểm rất tiến bộ , có lợi cho tài nguyên đất và môi trường . Khi trong làng có người chết , việc đầu tiên là cũng chôn cất như dân ta , tuy nhiên có vùng , họ dựng nhà mồ bằng tranh , cạnh bên , có nhà chòi nho nhỏ đựng nồi niêu chén bát ( hình như họ để cho người đã chết , chứ không phải chia gia tài trâu bò gì đâu ) . Trong làng ( phum ) họ đợi khi nào số mộ người chết được nhiều ( 9 hoặc 10 người ) kết hợp với mùa màng vừa xong , kinh tế năm đó khá giả V.v... Thế là họ tổ chức THuơ Boonh , chính là lễ cải táng , nhưng họ đào xác lên cho vào một quan tài khác rồi tập trung lại đem thiu . Mỗi lần thuơ boonh như vậy họ tập trung con cháu cã làng treo cờ , treo lộng , cất trại ở trong sân rộng giữa phum , tập trung hết tất cã quan tài lại , rồi có nhạc cụ , đờn ca múa hát , có cã múa lâm thôl , có khi đông gia đình họ rước cã đoàn hát về . Rồi sư sải tụng kinh cầu siêu , nếu phum nào khá giả có khi họ làm cã tuần , tiệc tùng đình đám , chấm dứt lễ thuơ boonh là họ thiu tất cã quan tài cải táng đó rồi lấy tro cốt còn sót lại , cho vào mỗi hài cốt một cái lọ . Họ đưa cái lọ hài cốt đó cất ở một cái tháp ở xung quanh chùa . Cái hay của dân K là họ không có ngày giỗ ông bà hay cha mẹ theo ngày chết của từng thân nhân . Mà ngày giổ của họ chính là ngày Đôl ta ( tức là giổ tổ tiên ) , toàn dân cã nước đều cúng giổ ông bà tổ tiên đúng vào ngày truyền thống đó (khoảng tháng 10 âl của ta gì đó ) . Trong ngày giổ tổ này tất cã mọi người , khắp nơi trong đất nước đều nấu nướng linh đình , nhưng có cái hay là họ tập trung cã làng mang nồi gạo thịt cá vào chùa để nấu rồi dâng lên nhà sư để nhà sư tụng kinh cúng bái tổ tiên rồi sau đó là buổi liên hoan tập thể thật linh đình ngay tại sân chùa , cùng nhau cã làng say sưa đến hết thôi . Mình thấy tập tục nầy rất hay , rất gọn , bao nhiêu người thân đã khuất trong gia đình bao nhiêu đời cũng giỗ cùng một ngày , Đông vui mang tính tập thể cao , cã nước cùng một ngày giổ  không bỏ sót ai cã . Chứ còn dân VN mình có gia đình một năm gần 10 cái giổ , gia đình nào khốn khó è cổ ra lo mà lại không vui bằng .
 Trong đám cưới thì con gái cưới con trai , cô dâu chú rể trong ngày lại tổ tiên phải biết múa theo điệu múa truyền thống , khi rước rể về nhà cô dâu , cũng phải có đoàn người vừa đi vừa múa dọc theo đường , còn ăn uống say sưa linh đình cũng giống như Việt Nam ta . Còn một điều đặc biệt nữa ( chuyện nầy là mấy em chiến sỹ mình nó rình và kễ lại cho mình nghe nhé ! Chứ mình không thấy ) mấy em mình bảo " Anh Hai Ruộng ơi ! Đêm động phòng cô dâu chú rể ôm nhau lăn qua lăn lại trên sàn chứ không giống như Việt Nam mình " ha ! ha!
   Sau nầy D lại phục hồi lại c hỏa lực(cối 82,DKZ82,12ly7),duc thao lại về làm c trưởng c nầy,đứng chân cùng tiểu đoàn,đông phum S'piên th'nốt.Do địa hình bố trí,bch làm nhà gần chổ thiêu người của phum.Dân ở đây sau khi chết thì làm ma chay rồi thiêu luôn.Người đến viếng cũng góp tiền ,khó quá thì vài lon gạo,chủ nhà cũng đải ăn.Nhưng để mời được thầy đến tụng niệm,1 người trong nhà,không phân biệt tuổi tác,phải xuống tóc rồi đến chùa mời,thì thầy mới đến.Lúc động quan,họ để quan tài trên xe bò chở đi ra bải,kèn trống cũng ò í đi theo.Sau khi đọc kinh làm lể 1 chặp nửa,tất cả ra về,chỉ còn 1 số đàn ông ở lại làm công tác thiêu xác.Cứ cháy tới đâu,họ lấy cuốc bửa xác bùm bụp tới đó cho dể cháy và xác đừng bị giật,nhìn rất dả man.Xong rồi hốt tro đem về nhà cho gia đình.Cứ mổi lần có thiêu xác,sáng sớm họ mang thức ăn đến cho bch để lấy lòng,còn duc thao thì tìm đường đi chổ khác,vì khói thiêu mùi rất khó chịu.
   Còn giổ của họ thì cũng khác chổ anh Hai Ruộng,là khi có tiền là giổ.Ai khó khăn mấy năm giổ một lần cũng được.Nếu có tiền một năm giổ mấy lần cũng xong,không nhất thiết phải đúng ngày người đó chết như ở Việt Nam của ta.Việc nầy như một sự cạnh tranh về đẳng cấp,phân biệt giàu nghèo rất rỏ nét.
   Còn đám cưới như anh Hai Ruộng nêu lên cũng tương đối giống vậy.Riêng khoản đải đằng thì theo giá bàn,như đi 5 đồng vào bàn 5 đồng,đi 20 vào bàn 20,rồi 50 hoặc hơn cũng vậy,thường thì chủ nhà khi đi mời họ sẻ thông báo bàn cao nhất họ đải giá bao nhiêu,để khách đi không bị hố(thí dụ bàn cao nhất chỉ 50 mà đi 100 là hố,còn thông báo đến 50 thì giàu cở nào cũng chỉ đi 50 thôi).Nghèo giàu gì cũng tham gia được,nhưng tiền đi cở nào thì ăn theo cở đó,mà không ai tự ái,so đo.
   Riêng dàn sỉ quan như duc thao và số ae lính thân thiết với gia đình,thì họ cũng khá lịch sự,có đi cở nào,họ cũng mời vào bàn giá cao nhất.Nhưng lính ta thường cũng tự ái và chịu chơi lắm,cũng rán vay mượn ae để bỏ phong bì cho xôm xôm.Riêng chỉ huy cấp c như duc thao,nhiều khi dân mời nhiều quá,mấy ông chủ tịch hay mấy tay làm ăn kha khá phải ủng hộ dùm(lương tháng 27 đồng mà 1 lần đi đám hết 50 đồng).
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2011, 08:01:04 am gửi bởi ducthao » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #289 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2011, 11:07:35 am »

  Khi duc thao về đến c3 khoảng 1 tuần,vào một buổi trưa bổng thấy dân tình ở khu vực ngả ba nhốn nháo,tới chừng hỏi ra họ mới nói "Tà Muôn" vừa mới xuất hiện xong,đi xe đạp từ hướng phum Lô vênh rư xây thuôc c2 đến ngả ba thì dừng lại hỏi han gì đó với bộ đội ta đang đứng trên đường,rồi theo trục lộ chạy về hướng P'rây T'tưng mất dạng.
  Kiểu giả dạng thường dân như thê nầy thì cấp chỉ huy Pốt hay áp dụng nhiều , vừa để thăm dò trinh sát nắm bắt tình hình ta , vừa tỏ ra bản lỉnh đối với quân lính của chúng . Lúc E 747 sau cả tháng trời truy đuổi tàn quân Sư 515 ( sư thép phnpm pênh , quân số còn trên 1000 tên , bọn tập kích vào D6 ) . khi truy đuổi về đến phum KRay ya thì E747 đóng quân tại phum nầy , bọn chúng đóng cách phum 2- 3 km ,hai bên đang ra sức trinh sát lẫn nhau , tên lục thum ( sư trưởng )của chúng cùng với hai tên cận vệ giả dạng làm dân ở tại căn nhà đối diện với căn nhà của ban chỉ huy E 747 , khi chúng bỏ đi rồi thì dân mới dám báo cho BCH E biết . Nhưng sau đó bọn nầy cũng bị D7 của mình hành quân thẳng vào giữa đội hình đóng quân của chúng đánh một trận giáp lá cà  nở hoa trong lòng địch , máu đỏ cã đoạn suối dài  một trăm mét .
  Khi lên núi Hồng cũng vậy , bọn Pốt chạy xuống núi , còn tên sư phó hậu cần ở lại giả dạng làm nhà sư , đầu cạo trọc lóc , tên hộ vệ cũng cạo trọc đầu giả làm đệ tử , hai thầy trò ở lại nhà dân tại phum thmay một ngày , lính ta thấy nhưng không dánm xét hỏi vì ngại chạm đến nhà sư của dân bạn , sau đó hai thầy trò xuống núi qua chốt gác của B mình phụ trách , khi đi ngang chốt gác một tay chấp lên vừa lâm râm niệm phật vừa đi, tay phải thò tay vào trong bình bát . Mình cũng không dám xét hỏi . Mừoi phút sau , mặt trận điện lên bảo bắt ngay tên nhà sư giả dạng đó thì hắn đã đi mất vào rừng , mình dẫn theo hai em chạy theo truy đuổi mà không thấy nữa .  Về nghĩ lại mới thấy mình ngu , một tay hắn cho vào bình bát có lẽ là hắn cầm vào khẩu súng ngắn đã lên cò , nhưng nếu điện của Mặt Trận sớm hơn tý nữa là ba anh em mình tóm gọn hai thầy trò hắn rồi . Lúc đó công tác dân vận cũng khó khăn lắm , không phải như lúc mới qua mình muốn xét hỏi ai là xét , mà bộ đội ta chỉ được bắt khi rỏ ràng họ cầm súng chống lại ta , còn muốn xét hỏi thì phải bộ đội K mới có quyền xét dân họ nếu thấy nghi ngờ .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM